V. Phẩm
Ngu
1. Nhà Vua
và Người Nghèo Có Vợ Ðẹp
Ðêm
dài cho kẻ thức...
Ðức Phật dạy câu này khi ngụ tại Kỳ Viên,
liên quan đến vua Ba-tư-nặc ở Kosala
và một người.
Và một dịp lễ, vua Ba-tư-nặc ở
Kosala cưỡi voi trắng
Pundarika trang hoàng lộng lẫy
diễu hành khắp thành. Ðến lúc sắp giải tán, dân chúng bị ném đất loạn xạ,
đập bằng gậỵ lung tung, nhưng vẫn nghễnh cổ nhìn xem. Nhà vua được phước
báo nhu thế do bố thí, giữ giới và làm nhiều công đức.
Trên tầng lầu chót một tòa nhà bảy tầng có
thiếu phụ vợ một người nghèo, mở cửa sổ nhìn vua, xong lui vào. Cô ta hiện
ra trước mắt nhà vua như vầng trăng rằm rồi lẫn vào đám mây. Quá say đắm,
nhà vua suýt té nhào khỏi lưng voi. Kết thúc thật nhanh cuộc diễu hành,
vua trở về hoàng cung hỏi viên quan thân tín có thấy thiếu phụ hay không,
và ra lệnh dòi ông chồng. Ông ta hiểu ngay mạng sống bị đe dọa là vì cô
vợ, nhưng không dám cãi lệnh. Ông ta dến hầu vua, và bị sung vào đội lính
hầu. ông ta từ chối, xin trả tiền sưu nhưng không được.
Nhà vua muốn kết tội và giết ông ta để đoạt
cô vợ. Phần ông ta vì sợ chết, cũng hết lòng phục vụ nhà vua. Lửa ái nơi
vua càng lúc càng tăng. Vì không tìm thấy chút lỗi nào, vua bèn sai ông ta
tìm cho được đất đỏ với bông súng màu đỏ và màu xanh, nếu không có mang về
kịp giờ vua tắm sẽ bị tội chết.
Ông ta hốt hoảng về nhà, hối vợ cơm nước.
Không kịp chờ cơm chín, ông vội múc đại gạo vừa mới sôi, lỏng bỏng như
cháo, thêm một ít cà-ri vào giỏ, vội vàng lên đường. Khi ông vội vàng đi
như thế thì cơm cũng về chín tới. Ông để riêng một phần cơm ngon và bắt
đầu ăn. Kịp có khách ông ta mời ăn luôn phần đã để dành. Ăn xong ông ta
vứt một nắm cơm xuống hồ, súc miệng và lớn tiếng khấn nguyện long thần hồ
này xin cho ngàn phước báo do bố thí thức ăn cho người khách và trăm phước
báo do bố thí cơm gạo cho cá dưới hồ, tất cả đều hồi hướng đến long thần,
và hãy mang đến cho ông đất đỏ với bông súng màu trắng và xanh. Ông lặp
lại lời khẩn cầu đến ba lần.
Long vương ở đó nghe hết lời khấn, hóa thành
ông lão đến gặp người lính hầu, hỏi lại kỹ. Sau khi nghe người lính hầu
nói lại ba lần hồi hướng hết công đức bố thí, long vương bèn mang đất đỏ
với bông súng đến.
Nhà vua sợ người lính hầu hoàn thành sứ
mạng, nên đã ra lệnh đóng cửa và niêm phong rất sớm. Do đó tuy người lính
đến kịp lúc, vẫn không thể dâng vua đất và hoa được, dù đã xin lính gác mở
cửa. Ông thất vọng, lòng ngổn ngang không biết tính sao.
Cuối cùng ông đặt tảng đất đỏ nơi ngạch cửa
và treo bông súng lên cánh cửa, la to:
- Hỡi mọi người trong thành, xin làm chứng
tôi đã hoàn thành sứ mạng vua giao phó. Vua đang tìm hết cách hại tôi một
cách vô cớ.
Người lính hầu la lên ba lần như thế, bối
rối không biết đi đâu ẩn trú; nghĩ đến chư Tăng giàu lòng nhân từ, liền
đến tinh xá ngủ lại.
Nhà vua suốt đêm không thể nào chợp mắt được
vì lửa ái thiêu đốt tâm can. Vua chờ trời hé sáng để giết người chồng và
mang người vợ về cung. Ðang trằn trọc vua nghe được bốn âm thanh. Nguyên
do là có bốn người bị đọa vào địa ngục rộng đến sáu chục dặm, bị nấu sôi
sục như hạt gạo nấu hầm trong nồi nung suốt ba chục năm, xuống tận đáy địa
ngục và sau ba chục năm nữa trồi lên miệng địa ngục, nhìn lẫn nhau, muốn
đọc một câu kệ cũng không nỗi, chỉ bập bẹ vài chữ, rồi lại rơi tõm vào địa
ngục trở lại.
Vua nghe những âm thanh trên sau nửa đêm.
Hốt hoảng và sợ hãi, vua hoang mang không hiểu có phải mình đã tới số, hay
chánh hậu tận mạng, hay vương quốc tận diệt, và thức luôn đến sáng. Trời
sáng rồi, vua cho mời vị tư tế đến hỏi xem đó là điềm báo gì qua bốn âm
thanh đã nghe là "Du, Sa, Na, So". Vị Bà-la-môn tư tế hoàn toàn không biết
gì về ý nghĩa, nhưng sợ lộ ra sự ngu dốt của mình sẽ mất hết lợi danh, nên
đáp càn:
- Ồ! Trầm trọng lắm, tâu bệ hạ.
Vua hỏi dồn:
- Xin thầy nói rành mạch hơn!
- Có nghĩa là bệ hạ sắp lìa đời.
Vua càng kinh hãi, ú ớ hỏi tiếp:
- Không có cách nào ngăn được sao?
- Tâu bệ hạ, có. Xin Ngài đừng sợ. Trong ba
bộ Vệ-đà chỉ rằng phải tế lễ nhiều sinh vật thì có thể cứu mạng bệ hạ.
- Ta phải tìm thứ gì?
- Một trăm voi, một trăm ngựa, một trăm bò
đực, một trăm bò cái, một trăm dê, một trăm lừa, một trăm ngựa giống, một
trăm cừu, một trăm gà, một trăm heo, một trăm con trai, một trăm con gái.
Sở dĩ vị Bà-la-môn đòi nhiều thứ như thế, vì
chỉ nói tên thú rừng không, sẽ mang tiếng là muốn ăn thịt, do đó ông ta
cần thêm voi, ngựa và người. Vua muốn cứu mạng mình với bất kì giá nào nên
ưng thuận. (Theo Tương Ưng bộ kinh, mỗi loài lên đến năm trăm.Dân chúng
xót thương la khóc nghe như tiếng trái đất nứt vỡ).
Hoàng hậu Mạt-lợi (Mallika)
nghe tiếng kêu khóc inh ỏi, hỏi vua:
- Ðại vương, làm sao mà các căn của Ngài hỗn
loạn và mệt mỏi thế?
- Mạt-lợi! Bà không biết một con rắn độc lọt
vào tai ta sao?
Và vua kể lại mọi sự. Hoàng hậu bảo thẳng
với vua:
- Bệ hạ quả là kẻ thiếu trí. Trong kho không
thiếu chi các món ngon vật lạ, bệ hạ cai trị cả hai vương quốc, nhưng thật
sự bệ hạ lại là kẻ thiếu trí.
Vua ngạc nhiên hỏi lại, và được hoàng hậu
giải thích:
- Có bao giờ bệ hạ nghe rằng phải hi sinh
mạng người khác để cứu sống mình không? Chỉ vì người Bà-la-môn ngu xuẩn
kia đã nói xằng mà xuýt chút nữa bệ hạ đẩy dân chúng vào bể khổ. Ðức Ðạo
sư đang ngụ trong tinh xá gần đây, bậc Thầy của trời và người, bậc Thắng
tri của tam thế. Bệ hạ hãy đến thỉnh cầu Ngài chỉ giáo.
Nhà vua và hoàng hậu đến tinh xá gặp Phật.
Ðược Phật hỏi vì việc gì mà đến muộn, nhà vua vẫn còn ám ảnh về nỗi sợ
chết không thốt nên lời, chỉ đảnh lễ rồi đứng im đó, hoàng hậu Mạt-lợi
thay lời trình bày và được Phật dạy:
- Âm thanh vua nghe được là tiếng rên siết
của kẻ xấu ác bị khổ hình.
Vua tò mò hỏi:
- Bạch Thế Tôn, họ đã tạo nghiệp gì?
Phật kể lại:
Chuyện quá khứ - Lò Ðịa
Ngục
Vào thời xưa khi con người sống đến hai chục
ngàn tuổi, Phật Ca-diếp xuất hiện. Trên đường du hóa với hai mươi ngàn
Tỳ-kheo lậu tận, Phật đến thành Ba-la-nại. Dân trong thành từng nhóm hai,
ba người hoặc đông hơn, cúng dường thức ăn. Lúc đó có bốn người con của
một thương buôn giàu có, sản nghiệp mỗi người lên đến bốn trăm triệu, và
rất hòa thuận với nhau. Một hôm họ bàn với nhau sao không cúng dường, tạo
công đức, giữ giới hạnh vì một vị Phật đang du hóa. Nhưng không ai tán
đồng. Kẻ thì ưa chè chén say sưa, người thì đắm say trong cơm thịt béo bở
hoặc của ngon món lạ nấu nướng cầu kỳ. Có tên còn đòi tung tiền mua chuộc
vợ người và cướp đoạt để tiêu khiển. Cả bọn tán đồng ý kiến này và làm
theo. Cứ như thế họ phạm tội tà dâm suốt hai chục ngàn năm, đến lúc mạng
chung bị đọa vào địa ngục A-tỳ, bị khổ hình đau đớn trong thời kỳ giữa hai
vị Phật ra đời. Vì quả báo ác nghiệp chưa tiêu, tái sanh, họ lại bị đọa
vào Thiết địa ngục lớn sáu mươi dặm. Sau khi chìm xuống tận đáy địa ngục
ba chục ngàn năm, họ bị trồi lên cũng ba chục ngàn năm. Mỗi người đều mong
muốn đọc lên một câu kệ, nhưng chỉ thốt được một vần đầu, rồi lại rơi vào
Thiết địa ngục.
(Hết
Chuyện quá khứ)
Phật hỏi nhà vua:
- Bệ hạ nghe được chữ gì?
- Bạch Thế Tôn, chữ "Du".
Phật liền đọc hết câu kệ mà kẻ chịu tội muốn
thốt lên. Sau đó, Ngài bảo vua nói tiếp các chữ còn lại, và bổ túc thành
bốn bài kệ như sau:
Du: Tạo ác nghiệp một
đời,
Có của chẳng thi ân,
Tài sản dù ức triệu,
Không cứu nổi mạng thân.
Sa: Sáu chục ngàn năm
dài,
Tạo tác bao nghiệp ác,
Ðịa ngục nung nấu sôi,
Biết bao giờ được thoát?
Na: Chẳng có ngày được
thoát,
Thoát từ đâu có được?
Do xa xưa mình đã,
Gây bao điều ô trược.
So: Xin hứa chắc từ đây,
Nếu tái sanh làm người,
Quyết bố thí trì giới,
Làm việc thiện đời đời.
Thế Tôn đọc và giải thích từng câu kệ. Vua
nghe qua chuyển động cả tâm can. Hiểu rằng tội tà dâm quả thật là nghiêm
trọng, sẽ bị đọa địa ngục trong thời kỳ giữa hai đức Phật, rồi qua Thiết
địa ngục chịu khổ hình thêm sáu chục ngàn năm chưa chắc đã mãn. Nhớ lại
mình cũng sắp phạm tội, vua tự hứa từ đây dứt hết lòng tham dục vợ người,
và thưa với Phật:
- Bạch Thế Tôn, hôm nay con mới biết đêm dài
đối với kẻ thức.
Người lính hầu của vua ngồi gần đó cũng
thưa:
- Bạch Thế Tôn, hôm qua con mới biết đường
dài cho kẻ mệt.
Thế Tôn nối kết hai câu trên vào Pháp Cú:
(60)
Ðêm dài cho kẻ thức,
Ðường dài cho kẻ mệt,
Luân hồi dài, kẻ ngu,
Không biết chơn diệu pháp.
Vua đảnh lễ Thế Tôn xong, trở về ra lệnh thả
hết người và vật tế lễ. Họ được rưới nước trên đầu, trở về nhà và đồng
thanh tán thán hoàng hậu Mạt-lợi, chúc bà được khang an trường thọ.
Buổi chiều chúng Tăng tụ họp trong Pháp
đường bàn tán về trí tuệ của Mạt-lợi. Ðức Phật đang ở trong hương thất
nghe được liền vào Pháp đường ngồi tòa báu Như Lai và kể:
Chuyện quá khứ
Vua Ba-La-Nại Và Hoàng
Hậu Dinnà
Xưa kia một hoàng tử đến khấn với vị thần
cây đa, nếu được thần phù hộ lên ngôi báu sẽ lấy máu của một trăm vua và
hoàng hậu xứ Diêm-phù-đề này tế thần. Khi vua cha băng hà, hoàng tử giữ
lời hứa chinh phục các vua khác, từng người một đủ một trăm vua và hoàng
hậu, đem đến gốc cây nọ định sẽ bắt uống thuốc độc cho chết, riêng hoàng
hậu Dinnà của vị vua trẻ
tuổi nhất được tha mạng vì đang có mang.
Thần cây sợ các hoàng tộc xứ Diêm-phù-đề bị
tiêu diệt, và rễ cây đa bị ô nhiễm do lòng tin mù quáng của hoàng tử. Tự
nghĩ sức mình không đủ, thần cây liền cầu cứu các vị thần khác, nhưng đều
bị từ chối. Thần đến trời Cakkavàla,
rồi Tứ thiên vương cũng không nhận lời. Cuối cùng đến trời Ðế Thích, thần
mạnh miệng quy cho Ðế Thích chịu trách nhiệm về dòng máu hoàng tộc, do đó
được Ðế Thích, tuy không trực tiếp ngăn chặn hành động của hoàng tử, nhưng
bày mưu cho thần. Thần sẽ khoác áo choàng đêm, ra khỏi cây, giả bộ cho vua
thấy là muốn đi xa để vua cầm giữ lại. Lúc đó thần sẽ ra điều kiện cho vua
là phải có mặt hoàng hậu Dinnà
của vua Uggasena mới đúng
với lời hứa khi trước. Và bà ta sẽ dạy giáo pháp cho nhà vua, đồng thời sẽ
cứu mạng cho các vua và hoàng hậu này.
Thế là hoàng hậu
Dinnà được đưa đến. Bà chỉ
tiến tới trước chồng mình, vua
Uggasena, đảnh lễ, dù rằng ông này đang ngồi ở vòng ngoài của
một trăm vua thua trận. Vua Ba-la-nại bị xúc phạm, tỏ thái độ bất bình. Bà
bèn nói:
- Tôi có bổn phận với bệ hạ không? Vị vua
của tôi đây là người ban quyền lực cho tôi. Tại sao tôi có thể bỏ ông ta
để đảnh lễ bệ hạ?
Thần cây hoan hô bà, tung hoa trước mắt đám
đông tụ họp:
- Hoàng hậu thật khéo nói!
Vua Ba-la-nại bảo:
- Bà không đảnh lễ ta cũng được. Nhưng sao
không đảnh lễ thần cây đây? Ông ta có quyền lực nhiệm mầu, đã ban cho ta
quyền thống trị và uy lực của một vị vua.
- Tâu bệ hạ, bệ hạ đã chinh phục các vua này
bằng tài sức của chính mình. Thần cây chẳng hề đánh bại họ rồi đưa về cho
bệ hạ.
Bà nói tiếp:
- Bệ hạ bảo thần cây có quyền lực nhiệm mầu,
thế bên trái của thần có một cây đang bốc cháy, sao thần không dùng phép
tắt lửa đi!
Thần cây lại tung hô bà như trước:
- Hoàng hậu thật khéo nói!
Hoàng hậu vừa nói vừa khóc và cười. Vua cho
bà mất trí.
Nhơn đó bà kể lại:
Chuyện quá khứ
Người Ðàn Bà Giết Con Cừu
Thuở xưa tôi sinh vào một gia đình gia giáo.
Bạn của chồng đến chơi, tôi nhờ nữ tỳ mua thịt về nấu cơm đãi khách. Cô ta
tìm khắp chợ không có. Vì thấy một con cừu nằm gần nhà, tôi cắt cổ làm
thịt. Do ác nghiệp đó tôi chết đi bị đày vào địa ngục. Sau bao khổ hình,
do quả báo chưa hết, đầu tôi bị cắt nhiều lần bằng số lông cừu. Nếu vua
giết hết những người này để tế thần thì biết bao giờ mới hết khổ đau? Tôi
đã khóc vì nhớ đến nỗi khổ trước kia.
Bà đọc kệ:
Do tội cắt cổ cừu,
Ðầu tôi phải rơi đổ,
Nhiều lần bằng số lông,
Của chú cừu khốn khổ.
Nếu vua định giết chết,
Chừng ấy số sinh linh,
Biết làm sao lường hết,
Nỗi thống khổ điêu linh.
Bà đã cười vì vui mừng thoát được khổ ách
đó.
Thần cây lại tán thán bà. Vua giật mình vì
suýt nữa đã phạm tội ác không biết bao giờ mời rửa sạch được. Vua ra lệnh
thả hết các vua, đảnh lễ những người lớn tuổi và chào kính những người trẻ
hơn mình, xin mọi người tha thứ cho mình, và cho họ trở về xứ sở.
(Hết
Chuyện Quá Khứ)
Phật kể chuyện xong bảo chúng Tăng không
phải bây giờ Mạt-lợi cứu mạng nhiều người mà trong kiếp trước bà cũng đã
làm như thế. Lúc đó vua Ba-la-nại là vua Ba-tư-nặc, hoàng hậu
Dinnà là Mạt-lợi, và thần cây
là Thế Tôn. Phật dayï tiếp rằng đoạt mạng sống của chúng sanh là không bao
giờ đúng pháp mà con chịu khổ ách lâu dài. Ngài đọc kệ:
Người nếu biết khổ đau,
Bắt nguồn từ sự sống,
Không còn đoạt mạng sống
Của người, để chịu phiền.
2. Một Tăng
Sinh Khó Dạy
Tìm
không được bạn đường...
Ðức Phật dạy câu này tại Xá-vệ, liên quan
đến đệ tử của Trưởng lão Ðại Ca-diếp.
Trưởng lão lúc đó ngụ tại hang
Pipphali, có hai đệ tử theo
hầu. Một người làm tròn bổn phận, người kia luôn lẫn tránh công việc, thậm
chí còn dành công trạng của bạn đồng môn. Tức là khi bạn mình đã chuẩn bị
nước tắm cho thầy xong, anh ta vội báo cho thầy để lập công. Anh bạn thấy
thế liền chơi khăm một vố. Khi bạn lười di ngủ sau giờ cơm trưa, anh đun
nước tắm cho thầy xong đổ vào vại dựng ở nhà sau, chỉ chừa lại một ít
trong nồi đun.Thức dậy, bạn lười thấy nồi đun bốc hơi, đinh ninh nước đã
đun xong và mang vào phòng tắm liền chạy đi báo thầy như mọi lần.
Trưởng lão bước vào phòng tắm, chẳng thấy
nước, chỉ cho bạn lười. Hoảng hồn, anh vào nhà bếp cầm vá quậy trong nồi
hơi thấy cạn queo. Anh bực mình mắng bạn là đồ đểu, và lúng ta lúng túng
đến chỗ tắm ngoài sông múc nước. Ðã thế trở về còn bị Trưởng lão gọi đến
dạy bảo:
- Một Tỳ-kheo không được nói mình làm xong
khi không phải chính mình làm. Khi ta bước vào thấy không có nước ngươi
lại bực mình cầm bình đi, một vị tăng không được hành động như thế.
Tăng sinh lười đó rất mực giận dữ, cho rằng
chỉ vì mấy giọt nước mà thầy la mắng mình như thế. Ngày hôm sau anh không
thèm theo thầy đi khất thực nữa. Trưởng lão phải đi với tăng sinh kia. Khi
cả hai đi xa, tăng sinh man trá đi đến nhà cư sĩ hay hộ cho Trưởng lão,
bảo rằng ngài khó ở, không đi bát được, và xin cúng dường thức ăn. Cư sĩ
làm theo, anh ta nhận lấy và ăn hết một mình trên đường về tinh xá.
Hôm sau, Trưởng lão đến nhà cư sĩ, ông ta
vui mừng thấy Ngài bình phục và còn bảo là thức ăn do ông ta cúng dường.
Trưởng lão không thốt một lời, về tinh xá răn đe anh đệ tử man trá:
- Ta biết hành động của ngươi hôm qua. Hạnh
xấu này không phù hợp với một người đã từ bỏ thế gian. Ngươi không được ăn
thực phẩm do gợi ý.
Tăng sinh lười bừng lên ác cảm đối với thầy
mình. Anh nghĩ rằng chỉ vì mấy giọt nước thầy mắng mình là nói dối, bây
giờ chỉ một nắm cơm của tín thí thầy cấm không cho ăn vì cho là mình đã
gợi ý mưu toan, thầy còn cho huynh kia một bộ y; quả là thầy đối xử với
mình quá tệ bạc, mình phải trả thù mới được. Thế rồi hôm sau trong khi
Trưởng lão di khất thực, ở lại tinh xá một mình, anh ta lấy gậy đập hết đồ
dùng để ăn uống, nổi lửa đốt lều cỏ của Trưởng lão, sau đó dùng búa đập
nát tan những gì không cháy hết. Mạng chung anh ta đọa vào địa ngục A-Tỳ.
Dân chúng đều bàn tán chuyện trên. Có một vị
tăng rời Vương-xá đến Kỳ Viên viếng Phật, được Phật hỏi thăm sức khỏe
trưởng lão Ðại Ca-diếp liền thuật lại tự sự. Phật giải thích không phải
lần đầu anh ta nổi giận vì bị khiển trách, mà trong tiền kiếp anh ta cũng
đã từng làm như thế, và Phật kể:
Chuyện quá khứ
Con Khỉ Và Chim
Singila
Thời xưa khi Phạm-ma-đạt cai trị Ba-la-nại,
một con chim Sigila làm tổ
trên vùng Hy-mã-lạp-sơn. Một hôm, vào mùa mưa, một con khỉ đến đó run rẩy
vì lạnh. Chim thấy vậy bèn đọc kệ:
Như người, này anh khỉ!
Anh có đầu, tay chân,
Lý do gì bào chữa,
Không làm nhà che thân?
Khỉ nhận đúng như thế, nhưng biết không đủ
trí khôn để cất nhà, bèn nói:
Này chim Singila,
Ðầu và tay chân ta,
Tuy là giống người thật,
Nhưng người thông minh thật,
Còn ta tìm không ra.
Chim nghe qua hiểu ngay kẻ như thế không thể
nào ở trong nhà, đáp với giọng khinh bỉ:
Kẻ nào không kiên định,
Bộp chộp và gian dối,
Không giữ được giới hạnh,
Sẽ không được phúc lành.
Này anh bạn khỉ ơi,
Hãy cố gắng tới nơi,
Cố hết sức mình để
Từ bỏ những thói xưa,
Xây một lều cho khỏi
Run lạnh vì gió mưa.
Khỉ bị mắng nhiếc, bừng giận, phen này quyết
ra tay cho chim biết hạnh phúc là gì. Nó phá tan nát tổ chim tung ra gió.
Chim thoát được bay mất khỉ tóm lấy tổ.
Rồi Thế Tôn hợp nhất những nhân vật trong
Bổn Sanh:
- Khỉ lúc đó là Sa-di đốt nhà, chim
Singila là Ðại Ca-diếp. Này
các Tỳ-kheo, đây không phải là lần đầu Sa-di đốt nhà vì bất bình khi bị
khiển trách, trong tiền kiếp cũng đã làm như thế. Ca-diếp, đệ tử Ta, nên
sống một mình hơn là với kẻ cuồng dại.
Và Thế Tôn nói với Pháp Cú:
(61)
Tìm không được bạn đường,
Hơn mình hay bằng mình,
Thà quyết sống một mình,
Không bè bạn kẻ ngu.
3. Kẻ Vận
Rủi Trong Nhà
Con
tôi, tài sản tôi...
Thế Tôn đã dạy câu trên khi ở Xá-vệ, liên
quan đến chưởng khố A-nan.
3A. Chưởng Khố Keo Kiệt
Chưởng khố A-nan ở Xá-vệ, gia sản lên đến
tám trăm triệu, nhưng lại là nhà đại keo kiệt, cứ mỗi nửa tháng, ông triệu
tập thân tộc và dạy con trai là
Mulasiri ba điều:
- Ðừng tưởng rằng tám trăm triệu là món tiền
lớn.
- Có được của chớ bao giờ cho ai.
- Luôn luôn ráng kiếm thêm nhiều nữa. Nếu hơ
hỏng tiền bạc để lọt qua kẽ tay, tuy từng chút những chắc chắn, của cải sẽ
bay mất.
Và kết luận:
Xem kìa hương sắc phai
dần,
Kiến tha về tổ, chuyên cần làm sao!
Ong kia hút mật siêng năng,
Người khôn chăm sóc kỉ cang gia đình.
Sau đó ít lâu, ông chỉ chỗ năm kho của cải
cho con trai rồi qua đời, bị ô danh vì tính keo kiệt. Ông đầu thai vào một
trong số ngàn nhà Chiên-đà-la tại một ngôi làng kế Xá-vệ.
Vua hay tin phong cho con trai thừa kế ông
làm chưởng khố.
3B. Kẻ Vận Rủi Trong Nhà
Ngàn gia đình này làm thuê kiếm sống. Nhưng
kể từ ngày bà mẹ mang thai ông, họ không kiếm ra nổi, một đồng bạc cũng
như một mẻo gạo để nuôi thân. Họ xì xào với nhau:
- Còn đang làm lụng mà đào ra không nổi một
hột cơm, chắc phải có một tên vận đen trong chúng ta.
Họ chia ra hai nhóm, điều tra cặn kẽ, lòi ra
tên xấu số đó, và đuổi mẹ ông đi. Từ lúc mang thai ông, bà phải vất vả lắm
mới sống lây lất qua ngày, cuối cùng cũng sinh được bé trai. Tay, chân,
mặt, mũi, miệng cậu bé không nằm đúng chỗ nên trông cậu bé thật quái dị, y
như một tên quỷ đen đủi gớm ghiếc. Tuy vậy bà mẹ vẫn không bỏ rơi đứa con
mang nặng đẻ đau, tình mẹ bao la. Bà rất chật vật để nuôi con, nếu mang
theo ra đường thì chẳng nhận được gì, nếu để ở nhà thì còn được chút ít.
Cậu bé lớn lên, và khi đến tuổi xin ăn được, bà đặt một miếng sành vào tay
bảo:
- Mẹ con ta thật khốn đốn, cùng quẫn, mẹ
không thể nuôi nổi con nữa. Con hãy đi xin, trong thành người ta bố thí
cho người nghèo và du sĩ.
Cậu bé đi xin từng nhà. Cuối cùng đến nhà mà
trong kiếp trước cậu là trưởng khố A-nan. Nhớ lại tiền kiếp, cậu bước
thẳng vào trong, qua hết ba phòng mà chẳng ai trông thấy. Ðến phòng thứ tư
mấy đứa con nhỏ của trưởng khố
Mulasiri hoảng sợ bật khóc. Ðám gia nhân rượt đẩy cậu ta, đánh
đuổi đi:
- Cút đi! Quái vật hết nước nói!
Rồi xô cậu vào đống rác.
Lúc bấy giờ Thế Tôn đi khất thực với Trưởng
lão A-nan, và đến đúng nhà ấy. Ðể trả lời câu hỏi của Trưởng lão, Thế Tôn
kể sự tình. Trưởng lão gọi Mulasiri
đến, thế là đám đông tụ tập quanh.
Mulasiri không nhìn ra ai khi
Thế Tôn chỉ tên ăn mày. Thế Tôn bảo:
- Ðó là cha ngươi.
Mulasiri
không tin. Phật bảo tên ăn mày, tức chưởng khố A-nan, chỉ chỗ năm kho của
cải. Cậu ta chỉ đúng. Mulasiri
tin chắc và qui y Phật. Thế Tôn nói Pháp Cú cho đúng:
(62)
Con tôi, tài sản tôi,
Người ngu sanh ưu não,
Tự ta, ta không có,
Con đâu,tài sản đâu?
4. Kẻ Móc
Túi
Người
ngu nghĩ mình ngu ...
Thế Tôn dạy câu này ở Kỳ Viên, do chuyện hai
tên trộm không còn thân thiết với nhau nữa.
Họ vốn thân nhau từ lâu, một hôm cùng với
đám đông đến Kỳ Viên nghe pháp. Một người chú tâm nghe Phật thuyết và
chứng quả Dự lưu. Người kia rình cơ hội để giở trò, thấy một món đồ đáng
giá năm farthing (1
farthing bằng 1/4 xu) trong
chéo áo một thính chúng, liền bợ ngay. Như vậy tên trộm chuyên nghiệp vẫn
có được bữa ăn nấu thường ngày trong nhà, còn người cải tà quy chánh thì
bếp lạnh nồi không, lại còn bị vợ chồng tên trộm kia nhạo báng chê cười:
- Anh khôn ngoan quá, đến nỗi không còn tiền
để nấu cơm mà ăn!
Biết rằng bạn đồng nghiệp cũ của mình là kẻ
ngu, không phải là người trí, anh ta cùng quyến thuộc đến Kỳ Viên, gặp Thế
Tôn kể chuyện.
Phật dạy anh Pháp Cú:
(63)
Người ngu nghĩ mình ngu,
Nhờ vậy thành có trí.
Người ngu tưởng có trí,
Thật xứng gọi trí ngu.
5. Trí Ngu
Người
ngu, dù trọn đời...
Thế Tôn đã dạy như thế tại Kỳ Viên, do
chuyện Trưởng lão Udàyi.
Khi các Ðại Trưởng lão rời Pháp đường,
Udàyi thường ngồi vào chỗ của
các vị ấy. Một hôm có vài khách tăng đến, thấy như thế cứ tưởng
Udàyi là một Ðại Trưởng lão.
Họ hỏi ông vài câu về ngũ uẩn, và vài vấn đề khác. Vỡ lẽ ra ông chẳng biết
gì, họ khinh bỉ bảo nhau:
- Tỳ-kheo này là ai mà cùng sống trong tinh
xá với Phật, nhưng lại không biết đến cả ngũ uẩn, tứ đại và căn trần?
Rồi họ thưa với Phật, Thế Tôn bèn dạy Pháp
Cú:
(64)
Người ngu dù trọn đời,
Thân cận người có trí,
Không biết được chánh pháp,
Như muỗng với vị canh.
6. Từ Trụy
Lạc Tới Ðức Hạnh
Người
trí, dầu một khắc...
Ðức Phật dạy câu này tại Kỳ Viên về ba mươi
Tỳ-kheo Pàtheyyaka.
Thế Tôn đã thuyết pháp lần đầu tiên cho họ
trong rừng Kappàsika, khi
họ đang đi tìm người nữ.
Họ đều vâng theo lời của Phật: "Hãy đến, các
Tỳ-kheo!" và nhận được y bát từ thần thông. Ai cũng giữ được Mười ba phạm
hạnh, và sau một thời gian dài, họ trở về gặp Phật, nghe Phật thuyết về vô
sanh. Trước khi rời chỗ ngồi, họ chứng A-la-hán.
Các Tỳ-kheo bàn tán trong Pháp đường:
- Chẳng bao lâu mà các vị này đã đắc pháp!
Phật nghe được liền dạy:
- Các Tỳ-kheo! Ðây không phải là lần đầu ba
mươi người bạn này phạm tội, mà trong tiền kiếp đã có. Nhưng khi nghe
Maha Tundila thuyết pháp trong
Bổn Sanh Tundila, họ được
Pháp nhãn thanh tịnh và tuân giữ Ngũ giới. Chỉ có công đức này mà họ chứng
A-la-hán ngay tại chỗ ngồi.
Và Phật nói Pháp Cú:
(65)
Người trí, dầu một khắc,
Thân cận người có trí,
Biết ngay chân diệu pháp,
Như lưỡi với vị canh.
7. Một Người
Cùi Bị Thử Thách Phủ Nhận Niềm Tin
Người
ngu si thiếu trí...
Thế Tôn đã dạy như thế tại Trúc Lâm do
chuyện người cùi Suppabuddha.
Truyện này được kể trong kinh Udàna.
Người cùi
Supabuddha ngồi vòng ngoài hội
chúng nghe pháp và đắc quả Dự lưu. Anh ta muốn trình với Thế Tôn pháp lạc
của mình, nhưng không dám bước vào giữa hội chúng. Ðợi đến lúc mọi người
đảnh lễ Phật xong, đi theo Phật một quãng ngắn và quay về, anh mới trở lại
tịnh xá.
Trời Ðế Thích thấy vậy muốn thử anh, liền
bay đến, lơ lửng trên không, bảo anh:
-
Suppabuddha, anh nghèo hèn, khốn khổ. Ta sẽ cho anh vô số của
cải nếu anh chịu nói "Phật không phải là Phật, Pháp không phải là Pháp,
Tăng không phải là Tăng. Ta đã chán ngấy Pháp, chán ngấy Tăng".
Anh cùi hỏi lại:
- Ông là ai?
- Ta là Ðế Thích.
- Ðồ ngu, không biết xấu hổ, ông không xứng
đáng nói chuyện với ta. Ông bảo ta nghèo túng và khổ sở. Trái lại ta được
an lạc với tài sản to lớn: Tín tài, giới tài, tấn tài, tàm quý tài, văn
tài, xả tài, định huệ tài, cả bảy kho báu này là của ta.
Ai có kho báu này,
Dù là nam hay nữ,
Không thể gọi nghèo khổ,
Ðời họ chẳng rỗng suông.
Ðó là bảy kho báu đáng quý, người có được
thì đối với chư Phật và Phật Ðộc Giác không phải là nghèo.
Ðế Thích nghe xong, đến kể lại cho Thế Tôn,
và được Phật dạy là dù tiền muôn bạc ức cũng không thể thuyết phục người
cùi phủ nhận niềm tin nơi Phật, Pháp, Tăng.
Và người cùi
Suppabuddha đến chỗ Phật, được
Ngài đón tiếp thân tình. Anh trình với Phật pháp lạc có được, dứng lên rồi
đi ra. Ði được một quãng, anh bị con bê cái húc chết. Con bê này nguyên là
Dạ-xoa tái sanh làm bò trong một trăm kiếp, đã giết bốn chàng trai trẻ:
người quyền thế Pukkusati, Bahiya
daruciriya, tên trộm ngoài vòng pháp luật
Tambadathika, và người cùi
Suppabuddha.
Chuyện quá khứ:
7A. Bốn Chàng Trai Và Cô
Kỹ Nữ
Trong một tiền kiếp, bốn chàng trai này là
con của một thương gia giàu có, và Dạ-xoa là một cô kĩ nữ tuyệt đẹp. Một
hôm nọ dẫn cô đến vườn giải trí, hưởng lạc xong chiều đến, nghĩ rằng không
ai ở đây ngoài họ, họ bàn nhau lấy lại một ngàn tiền đã trả, lột hết vàng
giết cô ta rồi bỏ đi. Cô kĩ nữ nghe được, và khi bị giết, cô thề sau này
sẽ thành Dạ-xoa, sẽ giết hại họ như họ đã giết hại cô. Và quả báo hiện ra
y như thế.
Các Tỳ-kheo báo tin cho Phật về cái chết của
người cùi, và hỏi Phật kiếp sau anh ta sẽ như thế nào, vì sao anh ta bị
bệnh cùi. Phật cho biết anh ta đã chứng quả Dự lưu và sanh trên cõi trời
ba mươi ba và Phật kể:
Chuyện quá khứ:
7B.
Chàng Trai Láo Xược
Trong một tiền kiếp, gặp vị Phật Ðộc Giác
Tagarasikhi, anh cùi đã nhổ
nước miếng vào ngài vì cống cao ngã mạn. Anh ta phải chịu khổ não rất lâu
ở địa ngục, nhưng quả báo chưa hết anh tái sanh làm người cùi.
Phật giảng tiếp cho các Tỳ-kheo:
- Này các Tỳ-kheo! Mọi chúng sanh trên thế
gian dều bị quả báo ác nghiệt do hành nghiệp xấu ác.
Và Phật dạy thêm Pháp cú:
(66)
Người ngu si thiếu trí,
Tự ngã thành kẻ thù,
Làm các nghiệp không thiện,
Phải chịu quả đắng cay.
8. Một Nông
Dân Bị Kết Tội Oan
Nghiệp làm không chánh thiện....
Câu này đức Phật dạy tại Kỳ Viên, liên quan
đến một nông dân.
Anh nông dân đang cày trên miếng ruộng gần
thành Xá-vệ. Thấy Thế Tôn và Trưởng lão A-nan làm thị giả đi ngang, anh
đảnh lễ và tiếp tục cày. Thế Tôn không nói gì cả, Ngài đến chỗ túi tiền
rơi - trước đó. Ngài quan sát thế gian thấy rõ túi tiền và mọi chuyện -
chỉ cho A-nan và bảo:
- Hãy xem, A-nan, một con rắn độc!
A-nan thưa:
- Bạch Thế Tôn, con đã thấy, một con rắn độc
chết người!
Anh nông dân nghe được, liền đến chỗ rắn,
khi Phật và A-nan bỏ đi, định sẽ giết rắn. Nhưng đến nơi thấy túi tiền,
anh chợt hiểu chắc Thế Tôn ám chỉ túi tiền là con rắn độc. Không cần biết
đích xác những gì bên trong, anh đặt túi qua một bên, phủ đất lên và tiếp
tục cày.
Trời sáng, nhà kia khám phá bị mất trộm,
liền đuổi theo dấu bọn trộm, đến cánh đồng nơi chôn túi tiền, và thấy dấu
chân anh nông dân. Ðào đất, nhặt túi tiền lên xong, họ mắng nhiếc anh:
- Anh đã trộm nhà người và giờ đây anh làm
bộ cày bừa, phải không?
Sau khi nện anh ta một trận đích đáng rồi,
họ bắt dẫn anh lên kiện vua. Nghe qua sự tình vua ra lệnh xử tử. Quân lính
trói thúc ké anh, kéo ra pháp trường, dọc đường còn đánh đập. Anh nông dân
chỉ một bề lặp đi lặp lại:
- Hãy xem, A-nan, một con rắn độc!
- Bạch Thế Tôn, con đã thấy, một con rắn độc
chết người!
Quân lính ngạc nhiên, hỏi anh ý nghĩa ra
sao? Anh bảo sẽ giải thích nếu gặp được vua. Và anh được như ý. Trước mặt
vua, anh kể lại mọi sự và xác nhận mình không phải kẻ trộm. Vua ngẫm nghĩ
anh ta đã nêu danh Thế Tôn, bậc cao tột trong thế gian làm chứng, thì thật
không đúng nếu kết tội, và vua quyết định dẫn anh đến gặp Phật để làm sáng
tỏ vụ này.
Sau khi bạch Phật, dược Phật xác nhận câu
chuyện xảy ra, cùng lời lẽ Phật đã thốt quả y như lời anh nông dân, vua
hiểu hết tự sự. Chẳng qua là bọn trộm biết được một lối vào thành xuyên
qua một suối nước bí mật. Họ đã đào một đường hầm đến nhà người giàu kia,
trộm một số lớn tiền và vàng, rồi chạy thoát ra ngoài bằng con suối. Sau
khi đánh lừa đồng bọn, một tên dấu riêng một túi tiền một ngàn đồng vào
áo. Hắn cũng cùng đồng bọn đến cánh đồng để chia của. Xong xuôi bọn chúng
giải tán, và túi tiền đó rớt lại mà hắn không hề hay biết. Vua bèn kết
luận:
Bạch Thế Tôn, nếu anh nông dân không nói tên
một bậc như ngài để làm chứng, chắc không khỏi chết. Anh đã tự cứu mạng do
lặp lại lời của Phật.
Ðại vương, Ta đã nói như thế đến khi đó. Một
người trí sẽ không hành động để phải hối hận.
Rồi Phật đọc Pháp Cú:
(67)
Nghiệp làm không chánh thiện,
Làm rồi sanh ăn năn,
Mặt nhuốm lệ, khóc than,
Lãnh chịu quả di thục.
9.
Sumana - Người Làm Vườn
Và
nghiệp làm chánh thiện...
Phật dạy câu này ở Trúc Lâm về người làm
vườn Sumana. Mỗi ngày sáng
sớm, người làm vườn Sumana
hay dâng lên vua Bình-sa vương tám bó hoa nhài và nhận tám tiền mỗi bó.
Nhưng hôm đó, trên đường mang hoa vào thành, anh thấy Ðức Phật đang khất
thực với chúng Tỳ-kheo đông đảo, phóng hào quang sáu màu, đầy hùng lực của
một vị Phật. Anh nhận thấy thân Phật như một khối ngọc quý, một khối vàng
ròng, với ba mươi hai tướng tốt và tám mươi vẻ đẹp của bậc đại nhân. Lòng
phân vân không biết làm sao phục vụ, chợt thấy bó hoa, liền muốn dâng cúng
Phật. Tuy biết rằng nhà vua có thể cầm tù, giết hay trục xuất khỏi nước
nếu không dâng hoa cho vua, anh vẫn muốn cúng cho Phật. Anh nghĩ tiếp nếu
dâng hoa cho vua đi nữa, bất quá chỉ nhận tiền đủ kéo dài mạng sống trong
kiếp này, trong khi dâng cúng Thế Tôn sẽ được an lạc, được cứu độ hằng
triệu kiếp không kể xiết. Do đó, anh làm vườn dâng mạng sống của mình cho
Phật.
Niềm tin kiên cố và lòng hoan hỷ, anh ta
tung hoa lên. Ban đầu hai bó lơ lửng trên đầu Phật như một bảo cái, hai bó
tiếp bên phải, rồi phía sau, rồi bên trái, rủ xuống như một tấm màn. Như
vậy tám bó hoa vây bọc Thế Tôn bốn phía, cuống hoa hướng ra ngoài và cánh
hoa hướng vào trong, trước mặt Phật như có cổng chào, và chung quanh như
những phiến bạc. Hoa tuy là loài vô tình, nhưng cư xử như có trí khôn,
không dạt về một bên, không rơi xuống, đi theo khi Phật cử động, đứng yên
khi Phật dừng lại. Hào quang tỏa ra hàng trăm tia từ thân Phật, trước và
sau, phải và trái, và từ đỉnh đầu sáng rực. Không ai gặp Ngài mà bỏ đi. Họ
nhiễu bên phải ba vòng quanh Ngài, tu hội đông như đám cây cọ chạy trước
mặt Ngài. Cả thành náo động, chín mươi triệu dân bên trong với chín mươi
triệu dân bên ngoài, không một người nào, dù đàn ông hay đàn bà không đến
lễ với đồ cúng dường. Rống lên tiếng rống sư tử và vẫy lên hàng ngàn mảnh
vải, đám đông khổng lồ đã diễn hành trước mặt Thế Tôn.
Ðể biểu dương hành động đáng quý của anh làm
vườn, Thế Tôn tiếp tục đi qua thành một khoảng đường ba dặm theo nhịp
trống định âm. Toàn thân anh ta tràn ngập năm điều hoan hỷ. Theo Thế Tôn
một khúc đường, anh lọt vào vùng hào quang của Phật như thể lao vào biển
son, xưng tán Phật, đảnh lễ Ngài, và xách giỏ không về nhà.
Anh ta kể chuyện cho vợ nghe. Vợ anh ta quá
ngu si không tin sự mầu nhiệm như thế, tru tréo lên mắng nhiếc chồng:
- Vua chúa thì cay nghiệt và tàn bạo. Bị
chọc giận thế nào cũng ra lệnh chặt tay, chặt chân hay xử hình phạt khác.
Ông làm như thế thì bao nhiêu trừng phạt sẽ trút xuống cho tôi!
Rồi mang con đến hoàng cung, cô gặp vua kể
lể việc làm của chồng, và tuyên bố cho cô biết là cô bỏ chồng.
Vua Bình-Sa vương là thánh đệ tử của Phật.
Ngay lần đầu gặp Phật vua đã chứng quả Dự lưu, niềm tin kiên cố và tâm an
bình. Vua hiểu người này quá ngu si, làm sao có thể tin một việc làm công
đức như thế và ông giả vờ giận dữ quát lên:
- Mụ kia! Hắn đã dâng hoa của ta cho Thế Tôn
à! Mụ bỏ hắn là phải. Ta sẽ xử sự với hắn. Dám cả gan dâng hoa của ta cho
Thế Tôn. Nhờ nói thế, vua đuổi được cô ta về, rồi dến gặp Phật ngay, đảnh
lễ Ngài và cùng đi. Phật biết tâm vua đang an bình, nên đi tiếp vào thành,
kinh hành qua đường phố theo nhịp trống định âm, và dừng trước cổng hoàng
cung. Vua đỡ bình bát và thỉnh Phật vào. Phật tỏ ý ngồi trên sân hoàng
cung, vua liền ra lệnh dựng cấp tốc một lều che và Phật ngự giữa lều với
chúng Tỳ-kheo chung quanh.
Tại sao Phật làm như thế? Vì nếu vào hoàng
cung, dân chúng sẽ không thấy được Phật, do đó sẽ không biết được hành
động thiện của người làm vườn (bởi vì chỉ chư Phật mới tuyên dương rộng
rãi đức hạnh của người tốt. Còn người tầm thường có kể lại cái tốt của
người cũng chỉ để lộ lòng đố kị).
Bốn cụm hoa vẫn còn lơ lửng bốn phía. Dân
chúng phụng sự Phật, còn nhà vua dâng lên Phật và Tăng đoàn món ăn thượng
vị. Thọ thực xong, Phật hồi hướng công đức và với bốn cụm hoa bao quanh
như trước đây, Phật và đám đông hân hoan reo hò cùng về Tinh xá.
Vua tiễn Phật một đoạn đường rồi quay về gặp
anh làm vườn. Hỏi thăm và được anh kể lại lời đã nói với Phật khi xưng tán
Ngài rằng vua có thể giết hay đuổi anh ra khỏi nước, vua khen anh là một
bậc đại nhân và thưởng tám voi, tám ngựa và tám gia nhân, tám nữ tỳ và tám
bộ châu báu lộng lẫy, tám ngàn đồng tiền, tám cung nữ trong hậu cung trang
điểm đầy đồ trang sức, và tám làng chọn lọc.
Trưởng lão A-nan nghe tiếng reo hò hân hoan
suốt ngày từ sáng sớm, thắc mắc không biết anh làm vườn được phước báo gì,
hỏi Phật và được Phật đáp:
- Này A-nan! Hành động của người làm vườn
không phải là việc nhỏ. Anh ta đã giao mang sống cho Ta và xưng tán Ta. Vì
đặt niềm tin nơi Phật, anh ta sẽ không rơi vào đường khổ suốt trăm ngàn
kiếp, mà còn được quả phúc ở cõi trời và cõi người, và sẽ thành vị Phật
Ðộc Giác tên Sumana.
Khi Thế Tôn về đến Tinh xá, bước vào hương
thất, hoa của Sumana rơi
trên tường cổng.
Buổi chiều, các Tỳ-kheo bàn tán tại Pháp
đường về anh làm vườn. Phật từ hương thất tiến đến, vào Pháp đường bằng
một trong ba ngõ, ngồi vào tòa Như Lai, hỏi các Tỳ-kheo, nghe họ kể xong.
Phật bảo:
- Ðúng vậy, các Tỳ-kheo! Chỉ nên làm việc gì
đừng ân hận về sau, mỗi khi nhớ lại chỉ thấy hoan hỷ.
Và Phật nói Pháp Cú:
(68)
Và nghiệp làm chánh thiện,
Làm rồi không ăn năn,
Hoan hỷ ý đẹp lòng,
Hưởng thọ quả dị thục.
10.
Upplavannà Bị Cưỡng Bức
Người
ngu nghĩ là ngọt...
Nhân chuyện
Uppalavannà, Thế Tôn đã dạy
như trên tại Kỳ Viên.
Uppalavanà,
đã lập nguyện với Phật Padumuttara,
sau khi tạo công đức suốt một trăm ngàn kiếp từ loài trời đến loài người,
mạng chung ở cõi trời vào thời Phật hiện tại, và tái sinh tại Xá-vệ là con
gái một thương gia giàu có. Nước da cô như màu đài sen xanh nên có tên là
Uppalavannà, tức Liên Hoa
Sắc. Ðến tuổi cập kê, tất cả các vương tôn công tử nước Diêm-phù-đề đến
cầu hôn. Ông thương gia không biết giải quyết cách nào bèn bảo con gái đi
tu. Dây là kiếp chót của cô trước khi chứng Niết-bàn nên lời của ông cha,
như dầu đã được tinh chế trăm năm, rưới lên đầu cô. Do đó cô bằng lòng.
Ông chuẩn bị những món quà đắt giá cho cô, và dẫn cô đến Ni đoàn, cô được
nhận.
Chẳng bao lâu, cô được giao việc mở và đóng
Bồ-tát đường. Thắp đèn và quét dọn xong, cô chăm chú nhìn ngọn đèn, chú
tâm vào yếu tố của lửa, nhập định. Xuất định, cô chứng A-la-hán và đắc
thần thông.
Sau đó cô hành hương khất thực trong xứ, trở
về cô phải qua một khu rừng rậm. Thời đó các ni cô không bị cấm ở trong
rừng. Họ dựng cho cô căn lều, đặt một giường và treo màn chung quanh. Ra
khỏi rừng, cô đến Xá-vệ khất thực rối trở về lều của mình. Lúc đó, một
người Bà-la-môn bà con với cô tên
Ananda, đã đem lòng yêu cô từ khi cô còn ở thế gian, nghe cô đi
khất thực, liền vaò rừng trước cô, trốn dưới trong lều.
Trở về lều, đóng cửa lại, cô lên gường ngồi,
không thấy gì trong tối vì cô mới ở ngoài sáng vào. Cô vừa mới lên giường
thì tên trẻ tuổi từ dưới gầm chun ra và leo lên. Cô la:
- Ðồ điên! Chớ hại ta!
Nhưng tên kia, dù bị kháng cự, đã cưỡng bức
cô, và bỏ đi. Không thể chịu nổi sự đồi bại của hắn, đất nứt ra nuốt hắn
và hắn bị đọa vào địa ngục A-tỳ.
Cô kể cho các ni cô việc đã xảy ra. Các
Tỳ-kheo nghe ni cô kể lại bạch với Phật, và được Phật dạy:
- Này các Tỳ-kheo! Kẻ ngu có thể là bất cứ
ai, Tỳ-kheo hay Tỳ-kheo ni, cư sĩ nam hay nữ, phạm tội ác thấy vui thích,
sung sướng hay khoái lạc khi phạm tội, như thể được ăn mật, đường hay vị
ngọt nào khác.
Và Phật đọc Pháp Cú:
(69)
Người ngu nghĩ là ngọt,
Khi ác chưa chín muồi,
Ác nghiệp chín muồi rồi,
Người ngu chịu khổ đau.
Sau đó các Tỳ-kheo bàn tán trong Pháp đường:
- Ngay cả người đã thoát khỏi dục lạc rồi
vẫn ưa thích khoái lạc tình ái và thỏa mãn dục vọng. Tại sao không? Họ đâu
phải là cây Kolàpa hay ụ
kiến, mà là con người bằng xương bằng thịt.
Phật nghe bèn dạy rằng:
- Này các Tỳ-kheo! Người đã giải thoát khỏi
dục vọng, không ưa thích khoái lạc tình ái cũng không thỏa mãn dục vọng.
Như một giọt nước rơi xuống lá sen, không thấm vào lá, cũng không đọng
trên lá, nhưng lăn đi và rơi xuống, như hạt cải không bám vào đầu mũi kim,
cũng không ở lại đó, mà lăn đi và rơi xuống. Cũng vậy, tình yêu đôi lứa
không vướng bận tim người đã giải thoát khỏi dục lạc thế gian.
Và Phật đọc Pháp Cú trong phẩm Bà-la-môn:
(401)
Như nước trên lá sen,
Như hạt cải đầu kim,
Người không nhiễm ái dục,
Ta gọi Bà-la-môn.
Bấy giờ Phật mời vua Ba-tư-nặc đến bảo:
- Ðại vương, trong giáo đoàn của Ta, thanh
nữ và thanh niên gia giáo rời bỏ quyến thuộc và tài sản, từ bỏ thế gian,
vào ngụ trong rừng. Ðối với giới nữ trong rừng có thể có những người tâm
địa xấu, bị lưả dục nung nấu, vô lễ và ngạo mạn với họ, cưỡng bức họ, làm
uổng phí đời tu của họ. Như thế cần xây dựng chỗ cư trú cho Ni chúng trong
thành.
Vua tuân hành. Từ đó chư ni chỉ được ở trong
thành.
14. Ðạo Sĩ
Lõa Thể Jambuka
Tháng
tháng với ngọn cỏ...
Phật dạy như thế tại Trúc Lâm liên quan đến
đạo sĩ lõa thể Jambuka.
Chuyện quá khứ
11A. Vị Tăng Ganh Tỵ
Xa xưa, thời Phật Ca Diếp, một cư sĩ tại
làng nọ cất thất cho một trưởng lão tu và cung cấp tứ vật dụng suốt thời
gian này, Trưởng lão đều đặn đến thọ thực tại nhà cư sĩ. Bấy giờ có một
Tỳ-kheo đã dứt hết dục lậu, đi khất thực dừng trước nhà cư sĩ. Anh ta vui
mừng mời vào, và cung kính dâng Ngài thức ăn hảo hạng và một chiếc y rộng:
- Thưa Tôn giả, xin Ngài nhuộm y này và đắp
làm hạ y.
Rồi nói thêm:
- Tóc Ngài mọc dài, con sẽ tìm thợ cắt tóc
cho Ngài, lúc trở về sẽ mua cho Ngài một cái giường.
Vị khách tăng trước thấy cư sĩ niềm nở đón
tiếp vị mới đến, lòng bất mãn, ganh ghét. Không chịu nổi sự ưu ái của vị
cư sĩ đối với vị mới, buổi chiều, ông lại ngay chổ Trưởng lão nằm trên
giường, nhiếc móc và lăng mạ bốn điều:
- Này khách huynh! Huynh nên ăn phân hơn là
phần cơm trong nhà cư sĩ này. Huynh nên nhổ tóc mình với cái lược bằng cây
thốt nốt hơn là để thợ cạo do cư sĩ mời về. Huynh đừng mặc quần áo thì tốt
hơn là đắp hạ y do cư sĩ cúng. Huynh nằm dưới đất tốt hơn là nằm trên
giường của cư sĩ cúng.
Trưởng lão không để ý đến lời lăng mạ, thầm
mong người bạn ngu si này không bị tổn hại, và Ngài dậy sáng sớm đi nơi
khác tùy thích.
Vị tăng đến trước cũng dậy sáng sớm, dọn dẹp
thất như thường lệ rồi đi khất thực. Nghĩ rằng Trưởng lão vẫn còn ngủ, ông
đánh thức bằng cách gõ chuông bằng móng tay, rồi đi vào làng.
Cư sĩ chuẩn bị xong thức ăn đợi hai vị tăng
đến. Chỉ thấy vị trước, anh ta hỏi:
- Thưa Tôn giả, Trưởng lão đến đâu rồi?
Vị tăng cũng ngạc nhiên hỏi lại:
- Ðạo hữu hỏi chi lạ? Trưởng lão đến nhà anh
hôm qua đó, ngay khi về thất đã vào phòng trong nằm ngủ. Dù tôi dậy rất
sớm, ông ta cũng chẳng nghe thấy chổi quét, tiếng súc rửa bình nước uống
và tiếng gõ chuông của tôi.
Cư sĩ không thể tin một vị Trưởng lão khả
kính, thái độ trang nghiêm lại có thể ngủ đến giờ này, nghĩ rằng chắc vị
tăng trước thấy mình quan tâm đến vi Trưởng lão nên đã nói gì với Ngài
rồi. Cư sĩ, rất khôn khéo, vẫn một mực cung kính phục vụ vị tăng, dâng
thức ăn. Xong bữa anh cẩn thận rửa bát rồi đựng đầy thức ăn ngon với nước
súp thượng vị, nhờ vị tăng chuyển cúng dường giùm Trưởng lão nếu có gặp
Ngài. Vị tăng nhận bình bát nghĩ rằng Trưỡng lão dùng thức ăn ngon như thế
sẽ thích ở đây luôn, nên dọc đường ông ta ném bỏ thức ăn hết. Ông ta cũng
đến chỗ ngủ Trưởng lão nhưng không thấy Ngài.
Vì phạm hành động xấu, định lực tu tập suốt
hai mươi ngàn năm mất hiệu quả bảo vệ, nên ông mạng chung bị đọa xuống
ngục A-tỳ, chịu đau khổ cùng cực trong thời kỳ giữa hai đức Phật. Vào thời
Phật hiện tại, ông tái sanh tại Vương Xá trong một gia đình thức ăn uống
sung túc.
Chuyện hiện tại
11B. Ðạo Sĩ Lõa Thể
Jambuka
Từ khi biết cậu bé không chịu nằm giường,
không ăn thức ăn mà chỉ ăn phân của mình, cha mẹ cậu nghĩ rằng chắc còn
nhỏ quá nên không biết gì. Nhưmg lớn lên, cậu cũng không chịu mặc quần áo,
nằm dưới đất và ăn phân của mình. Cha mẹ biết cậu không quen sống trong
nhà, có lẽ hợp với các đạo sĩ lõa thể
Ajivakas, nên mang cậu đến xin họ thu nhận vào giáo đoàn. Họ
đồng ý, đặt cậu xuống một cái hố lút sâu tận cổ, kê ván qua xương đòn gánh
của cậu rồi ngồi trên đó nhổ tóc cậu với lược thốt nốt.
Hôm sau, theo lời mời của cha mẹ cậu, các
đạo sĩ Ajìvakas vào làng
bảo cậu đi theo, nhưng cậu từ chối. Năm lần bảy lượt thúc giục, cậu vẫn từ
chối. Các đạo sĩ gởi thức ăn về, cậu cũng từ chối không ăn. Ngày qua ngày
cậu vẫn không nghe lời họ. Một hôm, khi các đạo sĩ vào làng, hai đạo sĩ
trong nhóm giả vờ đi theo rồi quay lại núp rình và bắt gặp cậu xuống hố xí
lượm phân nặn từng cục bốc ăn. Các đạo sĩ nghe kể lại kinh quá bảo nhau:
- Trời đất việc làm của hắn quả là sĩ nhục!
Nếu đệ tử của Sa-môn Cồ-đàm biết được, sẽ đồn xấu là các đạo sĩ
Ajìvakas tu tập bằng cách ăn
phân. Người này không thể ở với chúng ta được.
Rồi họ đuổi
Jambuka khỏi giáo đoàn. Ban
dêm cậu đến hố xí công cộng, chỗ lõm của một tảng đá phẳng, ăn phân. Dân
chúng đi cầu thấy cậu đứng lò cò trên tảng đá, co một chân đặt trên đầu
gối, mở miệng rộng, mặt xoay về hướng gió, ngạc nhiên hỏi. Cậu đáp:
- Ta là người hớp gió không ăn gì hết.
- Nhưng sao Ngài lại đứng một chân?
- Ta nghiêm trì khổ hạnh, nếu đứng hai chân
mặt đất sẽ rúng động. Ta đứng một chân co một chân đặt trên đầu gối cả
đời, không bao giờ nằm.
Hầu như ai cũng tin lời cậu. Dân hai nước
Anga và
Magadha rất cảm động và thán
phục, họ mang vô số thức ăn đến cho cậu, nhưng cậu không muốn nhận bất cứ
thứ gì, và bảo họ:
Ta chỉ ăn gió, không ăn món khác. Nếu không,
khổ hạnh của ta sẽ chấm dứt.
Dân làng một mực khẩn khoản cậu nhận, nhiều
lần từ chối không được, cậu phải để vào đầu lưỡi một chút ngọn cỏ
Kusa chấm với mật, bơ. mật
mía, rồi đuổi họ đi:
- Rồi đó, các người hãy đi đi! Các người đã
được hạnh phúc và cứu độ theo đúng nguyện vọng.
Cứ thế
Jambuka sống năm mươi lăm năm, lõa thể, ăn phân, nhổ tóc và nằm
dưới đất.
Phật quan sát thế gian thấy
Jambuka đủ duyên lành chứng
A-la-hán cùng các thần thông, tám mươi tư ngàn chúng sanh sẽ dược Pháp
nhãn thanh tịnh và số đông khác sẽ được cứu độ. Do đó hôm sau Phật vào
Vương Xá khất thực và chiều đến thăm
Jambuka. Các vị trời biết được, dùng thần lực làm mưa xuống rửa
sạch nơi Jambuka đang ở.
Tất cả năm trận mưa khác nhau rơi trên tảng đá ấy.
Ðến nơi Phật gây một tiếng động nhẹ và gọi:
-
Jambuka!
Ðạo sĩ cứ nghĩ một tên xấu ác nào gọi mình
nên hỏi lại cộc lốc:
- Ai đó?
Phật đáp:
- Một Tỳ-kheo.
- Ngài muốn gì, Ðại Sa-môn?
- Cho ta ở lại đây chỉ một đêm.
- Ðây không chỗ nào ở được, Ðại Sa-môn!
-
Jambuka, đừng nói thế. Cho Ta ở chỉ một đêm thôi! - Sa-môn tìm
đoàn thể Sa-môn, người tìm đoàn thể người, thú vật tìm đoàn thể thú vật.
- Nhưng Ngài là một Sa-môn?
- Vậy thì bình đựng nước, muỗng gỗ, pháp cụ
của Ngài đâu?
- Mọi thứ này Ta đều thường dùng, nhưng vì
cồng kềnh khó đem theo từ chỗ này đến chỗ nọ, nên Ta sẽ lấy tại đây và đem
theo khi rời nơi đây.
Jambuka
bực dọc, hỏi gằn lại:
- Vậy khi rời đây, Ngài định đem theo à?
- Ðừng lo,
Jambuka! Hãy chỉ cho Ta chỗ
nào ở được.
Jambuka
vẫn một mực:
- Dạ không chỗ nào ở được, Ðại Sa-môn!
Thấy một hang núi rất gần, Phật hướng về đó
hỏi:
- Có ai ở trong đó không?
- Thưa không, Ðại Sa-môn.
- Vậy Ta ở đó.
- Dạ hợp với Ngài, Ðại Sa-môn.
Và Phật soạn tòa nằm trong hang núi và nằm
nghỉ. Canh một Tứ Thiên Vương đến hầu hạ Phật, chiếu ánh sáng rực rỡ tứ
phía. Jambuka trông thấy
ngạc nhiên không hiểu ánh sáng gì. Canh hai vua trời Ðế Thích phục vụ Thế
Tôn. Jambuka thắc mắc không
biết là ai. Canh ba và canh cuối là đại phạm thiên, với một ngón tay chiếu
sáng một Cakkavàla, hai
ngón tay chiếu sáng hai Cakkavàla,
và mười ngón tay chiếu sáng toàn thể khu rừng.
Jambuka không biết là ai.
Sáng sớm hôm sau, cậu đến gặp Phật, chào
thân thiện, cung kính đứng một bên và hỏi về những vị đã trông thấy khi
đêm. Ðược biết đó là những vị trời đến hầu hạ Phật, và Phật là bậc tối
thượng hơn họ, Jambuka bèn
thốt lên:
- Ngài là một bậc tuyệt diệu, Ðại Sa-môn!
Tôi ở đây suốt năm mươi lăm năm mà không một ai đến hầu hạ tôi, thời gian
này tôi sống nhờ gió, đứng ròng rã mà không ai đến phục vụ mình.
Thế Tôn bảo:
-
Jambuka, ngươi đã liên tiếp lừa dối đám đông ngu ngốc ở thế
gian này, và bây giờ cố lừa dối Ta. Trong năm mươi lăm năm, thật sự có
phải ngươi ăn phân, lõa thể, ngủ dưới đất và nhổ tóc với lược thốt nốt
không? Nhưng ngươi đã gạt gẫm thế gian bảo rằng hớp gió, đứng một chân,
không ngồi, không nằm. Bây giờ lại đang láo khoét với Ta. Ðó là vì tư kiến
thấp hèn, sai lầm mà ngươi đã chấp nhặt trong tiền kiếp, khiến mấy chục
năm ngươi đã ăn phân, nằm dưới đất, lõa thể, nhổ tóc với cây lược thốt
nốt. Chính đến bây giờ ngươi cũng còn chấp vào tư kiến thấp hèn sai lầm.
- Nhưng, Ðại Sa-môn, tôi đã làm gì trong
tiền kiếp?
Trong khi Thế Tôn kể lại chuyện xấu ác kiếp
trước, Jambuka rất xúc động
và lòng cảm thấy khiêm hạ, sợ hãi tội lỗi to tát, cậu phủ phục trên đất.
Thế Tôn ném một lá y để cho cậu khoát vào mình. Cậu chào Thế Tôn và kính
cẩn ngồi một bên. Kể xong chuyện tiền kiếp, Phật thuyết pháp, và cuối bài
pháp cậu chứng A-la-hán cùng với thần thông. Cậu rời chỗ ngồi, đảnh lễ Thế
Tôn và xin được nhận vào Tăng đoàn.
Trước đây do nhục mạ một Trưởng lão đã chứng
A-la-hán với bốn điều, Jambuka
bị đọa địa ngục A-tỳ, đau khổ cùng tột, cho đến khi đại địa nâng cao
một dặm ba phần tư. Nhưng quả báo của hành vi xấu ác chưa hết nên phải
sống tủi nhục suốt năm mươi lăm năm. Bây giờ quả báo ác chấm dứt thì phước
báo do công phu thiền định suốt hai mươi ngàn năm phục hồi, do đó Phật đã
dang tay về phía Jambuka
nói:
- Hãy đến, Tỳ-kheo! Hãy sống đời phạm hạnh!
Ngay đó tánh tướng một cư sĩ biến mất, ông
đường đường là một Trưởng lão sau mươi tuổi, đầy đủ tám món cần dùng.
Ngày đó dân chúng hai nước
Anga và Magadha đến cúng dường
Trưởng lão Jambuka nhiều
phẩm vật. Thấy Thế Tôn họ so sánh với
Jambuka, và thắc mắc không biết ai lớn hơn. Phật đoán biết ý
nghĩ của họ liền bảo Jambuka
giải nghĩa giùm. Trưởng lão thưa:
- Bạch Thế Tôn! Ðây là việc con cần làm
nhất.
Lập tức ông nhập Tứ thiền rồi xuất. Bay trên
không cao bằng một cây thốt nốt, ông la lên:
- Bạch Thế Tôn, đấng Vô Thượng là Ðạo sư của
con, con là đệ tử của Ngài.
Rồi ông xuống đất đảnh lễ Thế Tôn, xong lại
bay lên cao bằng hai cây thốt nốt, bằng ba cây, cho đến bảy cây thốt nốt,
xác nhận mình là đệ tử của Thế Tôn rồi đáp xuống.
Ðám đông thấy thế hết sức ca ngợi thần lực
của chư Phật. Thế Tôn bảo họ rằng:
- Hàng chục năm ẩn sĩ này đã sống ở đây, để
trên đầu lưỡi mút ngọn cỏ Kusa
với thức ăn do các người mang đến, bảo rằng mình đã làm tròn bổn phận một
ẩn sĩ khổ hạnh. Nhưng dù cho bây giờ ông kiêng ăn để tỏ lòng ăn năn hối
hận, công phu khổ hạnh này không bằng một phần mười sáu ý tưởng đáng khen
đã thúc đẩy ông ăn kiêng.
Vài Ngài đọc Pháp Cú:
(70)
Tháng tháng với ngọn cỏ,
Người ngu có ăn uống,
Không bằng phần mười sáu,
Người hiểu pháp hữu vi.
12. Quỷ Rắn
Và Quỷ Quạ
Nghiệp ác đã được làm..
Thế Tôn dạy câu trên tại Trúc Lâm về chuyện
một quỷ rắn.
Một ngày nọ, giữa hàng ngàn ẩn sĩ bện tóc,
Tôn giả Trưởng lão Lakkhana
và Tôn giả Trưởng lão Ðại Mục-kiền-liên từ đỉnh núi Linh Thứu xuống thành
Vương Xá định khất thực. Thấy một con quỷ rắn, Trưởng lão Mục-kiền-liên
mỉm cười. Trưởng lão Lakkhana
ngạc nhiên hỏi, và được Ngài đáp chờ đến trước Thế Tôn sẽ trả lời. Ðến
lúc đó Ngài mới cho biết là thấy một con quỷ rắn, đầu giống đầu người,
khúc dưới giống rắn, nên gọi là quỷ rắn. Thân nó dài hai mươi lăm dặm. Lửa
bốc từ đầu đến đuôi, từ đuôi đến đầu. Lửa từ đầu đốt hai bên thân, lửa từ
hai bên thân đốt cả người. Nguời ta nói có hai con quỷ thân dài hai mươi
lăm dặm, còn các quỷ khác thân chỉ dài ba phần tư dặm. Hai con quỷ này Tôn
giả Mục-kiền-liên đều thấy.
Một lần khác, Ngài Mục-kiền-liên thấy con
quỷ quạ chịu khổ sở trên đỉnh ngọn Linh Thứu, Ngài hỏi hành động quá khứ
của nó:
Lưỡi mi dài năm dặm,
Ðầu chín, thân hai lăm.
Mi đã làm những gì,
Ðể chịu khổ dường ấy?
Quỷ đáp:
Tôn giả Mục-kiền-liên,
Tôi luôn luôn chực sẵn,
Trong thời Phật-Ca-diếp,
Ðoạt thức ăn chúng Tăng.
Chuyện quá khứ
12A. Con Quỷ Quạ
Thưa Tôn giả, thời Phật-Ca-diếp, dân làng
thấy một nhóm Tỳ-kheo vào làng khất thực, đón tiếp ân cần, dâng chỗ ngồi
trong nhà nghỉ, cúng cháo, thức ăn cứng, rửa chân và xức dầu cho các
Tỳ-kheo. Trong khi chờ đến giờ sớt bát, họ ngồi nghe pháp. Hết thời pháp,
họ sớt nhiều thức ăn ngon từ nhiều nhà đem đến, trao lại cho chúng Tăng.
Lúc đó, tôi là một con quạ đậu trên đòn dông
nhà nghỉ, thấy thế, tôi ngậm ba miếng thức ăn trong bình bát của một dân
làng và ăn hết. Thức ăn đó không thuộc về chúng Tăng, không cúng và trao
đến chúng Tăng, chỉ đơn thuần là phần chúng Tăng ăn còn dư mà dân làng
mang về nhà để ăn. Ðó là tội lỗi của tôi ở kiếp trước. Quả báo là khi mạng
chung tôi bị đọa vào địa ngục A-tỳ, và sau đó vì quả báo chưa hết, tôi tái
sanh lên đỉnh Linh Thứu làm quỷ quạ.
(Hết
Chuyện Quỷ Quạ)
Trưởng lão lặp lại:
- Tôi mỉm cười vì thấy con quỷ rắn.
Ðức Phật liền rời tòa đứng lên xác nhận lời
của Trưởng lão Mục-kiền-liên là đúng. Chính Phật cũng gặp con quỷ ấy vào
ngày Thành Ðạo, nhưng vì lòng từ bi đối với người khác, Phật không nói ra
bởi lẽ không tin lời Phật họ sẽ bị bất lợi. Các Tỳ-kheo nghe thế, xin Phật
kể lại chuyện của quỷ ở kiếp trước.
Chuyện quá khứ
12B.
Quỷ Rắn
Xa xưa, dân chúng dựng một lều cỏ bên bờ
sông Ba-la-nại cho vị Phật Ðộc Giác. Ngài thường vào thành khất thực, và
dân trong thành thì sáng và chiều mang hương hoa đến hầu Ngài. Họ hay giẫm
lên đám ruộng của một nông dân. Anh ta cố ngăn cản họ, nhiều lần không
được, và nghĩ rằng chỉ tại vì có lều của Phật Ðộc Giác, nên anh ta đập bể
vò đựng thức ăn, nước uống, xong nổi lửa đốt lều cỏ, khi Ngài đã vào thành
khất thực.
Trở về thấy lều ra tro, Ngài ra đi tùy
thích. Dân trong thành mang hương hoa đến cúng như thường lệ, thấy lều đã
cháy, thắc mắc không biết tôn sư của họ đi đâu. Anh nông dân, cũng đứng
trong đám đông, thú nhận là mình đã đốt lều cỏ. Ðám đông la lên bắt anh
ta. Tất cả chỉ vì tên ác ôn này mà họ mất đi đặc ân được gặp một vị Phật
Ðộc Giác. Do đó họ lấy gậy đánh đập anh, lượm đá ném anh đến chết và anh
bị đọa vào địa ngục A tỳ. Ðến khi đại địa nâng cao một dặm, anh ra khỏi
ngục, nhưng vì ác báo chưa hết, anh sanh làm quỷ rắn ở đỉnh Linh Thứu.
(Hết
Chuyện Quỷ Rắn)
Từ chuyện đó, Thế Tôn dạy:
- Này các Tỳ-kheo, hành động xấu ác giống
như sữa. Sữa không thể đông ngay khi vừa mới chảy ra, thì hành động xấu ác
cũng không thể chín muồi ngay lập tức. Nhưng một khi đã chín muồi thì khổ
đau như thế đấy.
Và Ngài đọc Pháp Cú:
(71)
Nghiệp ác đã được làm,
Như sữa, không đông ngay,
Cháy ngầm theo kẻ ngu,
Như lửa tro che đậy.
13. Quỷ Búa
Tạ
Tự nó
chịu bất hạnh...
Nhân chuyện quỷ búa tạ, Thế Tôn đã dạy câu
trên tại Trúc Lâm.
Giống như truyện trước, Trưởng lão
Mục-kiền-liên, từ đỉnh núi Linh Thứu xuống, sau khi đã đến chào Thế Tôn và
cung kính ngồi một bên, mới cho Trưởng lão
Lakkhana biết tại sao Ngài mỉm
cười:
- Này huynh, tôi thấy một con quỷ cao ba
phần tư dặm. Có sáu mươi ngàn búa tạ cháy đỏ nóng rực vung lên và giáng
xuống liên tục trên đỉnh đầu nó. Chặt xong đầu này thì mọc đầu khác. Tôi
mỉm cười vì trong kiếp này chưa hề thấy một chúng sanh như thế.
Trong
Petavatthu có một bài kệ, cùng với các bài kệ khác, nói về con
quỷ này:
Sáu mươi ngàn búa tạ,
Khắp mọi phương mọi nơi,
Nhắm ngay đầu ngươi chặt,
Lìa cổ, đầu liền rơi.
Thế Tôn nghe chuyện, bảo:
- Các Tỳ-kheo! Ta cũng thấy chúng sanh đó
khi ngồi trên tòa Chánh Giác, nhưng vì lòng từ bi đối với người khác, Ta
không nói ra, bởi lẽ không tin lời Ta họ sẽ bị bất lợi.
Các Tỳ-kheo nghe thế, xin Phật kể chuyện làm
của quỷ ở kiếp trước.
Chuyện quá khứ
Người Ném Ðá Và Ðệ Tử
Ngày xưa, có một người què thạo nghề ném đá
sống ở Ba-la-nại. Ông thường ngồi trước cổng thành dưới gốc cây đa, ném đá
vào lá cây cắt thành nhiều hình ngộ nghĩnh. Trẻ con trong thành thích ông
làm cho chúng voi, ngựa. Bù lại chúng thưởng cho ông thức ăn cứng và mềm.
Một hôm nhà vua đi đến vườn giải trí, ngang qua cây đa. Bọn trẻ bỏ chạy
hết, để một mình ông què giữa đám chồi cây. Vua dừng chân lúc mặt trời
đứng bóng và bước đi giữa đám rễ cây, mình vua phủ đầy bóng râm từng lằn
sọc dọc sọc ngang. Vua ngạc nhiên, nhìn lên, thấy lá cây đa bị cắt theo
hình voi, ngựa. Ðược biết đó là công trình của ông què, vua gọi ông đến
bảo:
- Ta có một viên Tư tế ba hoa quá chừng.
Chuyện không có gì hắn cũng bô lô ba la thật mệt. Ngươi có thể ném một hũ
phân dê vào mồm hắn không?
Ông què thưa:
- Tôi làm được, đại vương! Xin cho phân dê,
còn đại vương thì ngồi trước màn với ông Tư tế. Tôi ngồi sau và biết phải
làm thế nào.
Nhà vua làm theo ý ông: dùng mũi dao khoét
lỗ trên bức màn, và bất cứ lúc nào vị Tư tế mở miệng, ông đều ném vào một
viên phân dê xuyên qua lỗ khoét. Hết hũ phân dê, ông què lay màn ra hiệu
cho vua. Vị Tư tế Bà-la-môn được vua khuyến cáo là đã nuốt hết nguyên hũ
phân dê, nên từ đó về sau không dám mở miệng nói với vua. Nhờ tài khéo mà
ông què được vua ban cho tám món quà và bốn ngôi làng to đẹp ở Ðông, Tây,
Nam, Bắc thành. Quan đại thần của vua, cố vấn về triều chính và thần thánh
cho vua, biết được bèn làm kệ:
Khéo léo, tuyệt diệu
thật!
Nhưng tốt hay là xấu,
Hãy xem, người què ném
Ðược làng ở bốn bên.
Quan đại thần lúc đó chính là Thế Tôn.
Thấy người què thành công và thịnh vượng như
thế, một tên kia đến xin học nghề. Ban đầu ông què từ chối. Tên kia vẫn
quyết tâm theo đuổi, nên chịu khó lau rửa chân tay cho người què thời gian
lâu để lấy lòng. Quả vậy, người què truyền nghề cho hắn. Dạy xong ông hỏi
hắn định làm gì. Hắn thành thật cho biết sẽ đánh một con bò hay một người
nào đó rồi giết đi. Ông què lưu ý hắn về tiền phạt, một trăm tiền đối với
con bò và một ngàn tiền đối với mạng người. Và ông khuyên hắn nên tìm ai
không có cha mẹ để khỏi nộp phạt.
Hắn vâng lời, lên đường với túm đá trong nếp
áo. Thấy một con bò cái, biết là nó có chồng nên hắn không bắn. Thấy một
người, hiểu anh ta có cha mẹ nên cũng bỏ qua. Rồi hắn gặp một vị Phật Ðộc
Giác tên Sunetta đang đi
vào thành khất thực và biết rằng người này không cha không mẹ, hắn thử tài
khéo của mình bằng cách bắn vào tai của vị Phật Ðộc Giác. Hòn đá xuyên qua
tai trái khiến Ngài đau nhức không thể đi khất thực tiếp tục. Do đó Ngài
bay lên trời trở về lều cỏ gần thành và nhập Niết-bàn. Dân làng không thấy
Ngài liền đến lều cỏ và than khóc trước nhục thân của Ngài. Tên ném đá
cũng nhập bọn với dân làng, thấy thế liền thú nhận là chính mình đã bắn
Ngài. Dân làng hô lên bắt tên ác nhân và đánh hắn chết ngay tại đó. Hắn bị
đọa vào địa ngục A tỳ cho đến khi đại đia dâng cao một dặm. Vì nghiệp xấu
ác chưa hết nên sau đó hắn tái sanh làm quỷ búa tạ trên đỉnh Linh Thứu.
Thế Tôn kể chuyện xong liền dạy:
- Này các Tỳ-kheo! Nếu một người ngu có tài
khéo hay quyền lực sẽ rất tai hại, vì chính hắn làm khổ hắn.
Và Phật đọc Pháp Cú:
(72)
Tự nó chịu bất hạnh,
Khi danh đền kẻ ngu.
Vận may bị tổn hại,
Ðầu nó bị nát tan.
14.
Citta Và
Sudhamma
Ưa
danh không tương xứng...
Ở Kỳ Viên, Thế Tôn đã dạy câu trên liên quan
đến Trưởng lão Sudhamma.
Truyện bắt đầu từ Macchikàsanda
và kết thúc tại Xá-vệ.
Trưởng giả
Citta ở thành
Macchikàsanda, hài lòng vì
cung cách của Trưởng lão Mahànàma
trong nhóm năm vị Tỳ-kheo đang đi khất thực, nên nhận bình bát
và mời Ngài vào nhà dâng cúng thức ăn. Cuối bữa ăn ông nghe pháp và chứng
quả Dự lưu. Có niềm tin vững chắc, ông xối nước vào tay phải của vị Trưởng
lão, dâng cúng cả khu rừng Ambatàka
với vườn giải trí trong đó, làm tinh xá cho Tăng đoàn. Ngay khi ông nói
"Giáo đoàn của Phật được thành lập vững chắc", đại địa chấn động đến mé
biển. Sau đó tinh xá mới được xây dựng thật nguy nga, mở rộng cửa đón tiếp
các Tỳ-kheo từ bốn phương.
Hai Ðại đệ tử của Phật nghe đồn đức tính của
Citta nên đến
Macchikàsanda để tỏ lòng quý
trọng ông. Citta nghe tin
liền đi nửa dặm đường chào đón, đưa hai Ngài về tinh xá, mời vào, làm tròn
bổn phận với khách, và xin vị "Thống soái của niềm tin" cho ông nghe pháp.
Tuy hành trình mệt nhọc, Ngài cũng nhận thuyết bài kinh ngắn, và
Citta chứng Nhị quả. Ông đảnh
lễ hai vị Ðại đệ tử và mời ngày hôm sau đến nhà thọ thực với một ngàn
Tỳ-kheo đi theo. Xong ông đến mời vị tăng thường trú tại
Macchikàsanda là Trưởng lão
Sudhamma. Bất bình vì bị mời
sau, Trưởng lão từ chối dù Citta
cố nài nỉ. Sáng sớm hôm sau, trong lúc gia chủ
Citta chuẩn bị phẩm vật tốt
lành thì Trưởng Lão cũng khoát y ôm bát đến, không phải làm thực khách mà
để xem gia chủ cúng dường ra sao. Dù gia chủ hết lòng mời ngồi, Trưởng lão
vẫn đứng yên, bảo sắp sửa đi khất thực. Quan sát hết phẩm vật chuẩn bị cho
hai Ðại đệ tử, Trưởng lão tìm cách quấy rối gia chủ, nói rằng:
- Này gia chủ, món ăn của ông tuyệt diệu
đấy, nhưng còn thiếu một món.
- Món gì, thưa Tôn giả?
- Bánh mè!
Gia chủ nổi nóng khiển trách khiến Trưởng
lão cũng nổi giận:
- Ðây là chỗ ở của ông, tôi sẽ đi.
Ba lần gia chủ cố thuyết phục ông ở lại,
nhưng Trưởng lão quyết tâm ra đi, và đến Thế Tôn thuật lại lời lẽ của
Citta và của ông.
Phật bảo:
- Ông là người thấp hèn, đã lăng mạ một
thiện tín.
Thế Tôn chỉ quy lỗi về phía Trưởng lão và
bắt ông đến gia chủ xin lỗi. Ông vâng lời, trở lại nhà gia chủ xin lỗi,
nhung gia chủ không chịu tha thứ. Bất mãn vì thất bại, Trưởng lão trở về
chỗ Thế Tôn. Phật biết rằng thế nào gia chủ cũng tha thứ, nhưng vì hiểu
tính Trưởng lão rất bướng bỉnh và kiêu căng, nên Ngài không nói ra, cứ để
ông đi ba mươi dặm mà xin lỗi. Trưởng lão trở về, lòng kiêu căng giảm
xuống. Rồi Phật mới cho một Tỳ-kheo cùng đi xin lỗi gia chủ, dạy rằng:
- Người tu không nên nhượng bộ tính kiêu
căng và tật xấu của mình, khi cho rằng "Chỗ ở này của ta, tu viện này của
ta, cư sĩ nam này của ta, cư sĩ nữ này của ta". Nếu nghĩ thế, tật xấu,
tính kiêu mạn và tham dục khác sẽ tăng trưởng.
Và Phật đọc Pháp Cú:
(73)
Ưa danh không tương xứng,
Muốn ngồi trước Tỳ-kheo,
Ưa quyền tại tinh xá,
Muốn mọi người lễ kính.
(74)
"Mong cả hai tăng tục,
Nghĩ rằng chính ta làm,
Trong mọi việc lớn nhỏ,
Phải theo mệnh lệnh ta".
Người ngu nghĩ như vậy,
Dục và mạn tăng trưởng.
Nghe Phật quở, Trưởng lão
Sudhamma cúi lạy Thế Tôn, từ
chỗ ngồi đứng lên, đi nhiễu bên phải, và cùng đi tới vị Tăng đồng hành đến
nhà gia chủ. Gia chủ Citta
tha thứ cho ông và đến lượt mình xin tha thứ. Trưởng lão miên mật tuân giữ
lời khiển trách của Phật, và chỉ trong vài ngày chứng A-la-hán cùng các
thần thông.
Cư sĩ
Citta nghĩ rằng chưa gặp Thế Tôn đã chứng quả Dự lưu, rồi Nhị
quả, vì vậy ông muốn đến gặp Thế Tôn. Ông ra lệnh thắng yên cương năm trăm
xe bò chất đầy mè, gạo, mật, đường, y phục, ngọa cụ và những phẩm vật
khác. Ðồng thời nhắn với Tăng chúng. Ni chúng, cư sĩ nam, cư sĩ nữ, ai
muốn gặp Phật hãy đến, sẽ không thiếu thứ chi cho mọi người, dù thức ăn
hay bất cứ món gì. Tăng, ni và nam nữ cư sĩ, mỗi nhóm năm trăm người. Họ
và đoàn tùy tùng của riêng ông có ba ngàn người tất cả, không ai thiếu
nước xúp, gạo hay thứ gì khác suốt cuộc hành trình ba mươi dặm, vì
Citta chuẩn bị lương thực dư
giả. Các vị trời biết ông lên đường, đặt tại mỗi dặm đường trạm phục vụ
đại chúng, có cháo, thức ăn cứng, nước uống và những nhu cầu khác, không
thiếu bất cứ món gì. Ði với tốc độ một dặm một ngày, được chư thiên phục
vụ, Citta và đoàn đến Xá-vệ
trong một tháng. Với năm trăm xe bò đầy ắp như đã kể, chư thiên và người
đều mang quà tặng đến, và ông chia sẻ.
Thế Tôn biết trước nên bảo A-nan:
- A-nan, khi bóng chiều ngã xuống, Trưởng
giả Citta sẽ đến với năm
trăm xe bò và đảnh lễ Ta.
- Bạch Thế Tôn, có phép mầu nào xảy ra
không?
- Hoa trời sẽ rơi xuống như mưa, liên tục
cho đến khi phủ ngập đến gối một vùng đất rộng tám
karìsas.
Dân chúng trong thành truyền miệng nhau tin
này. Họ dành chỗ đứng ở hai bên đường để không mất đặt ân được thấy công
đức của Citta.
Gần đến tinh xá, năm trăm Tỳ-kheo, đi trước
dẫn đường. Riêng các nữ cư sĩ tiếng tăm được Trưởng giả mới đi phía sau,
còn ông với năm trăm cư sĩ nam đi trước. Trưởng giả
Citta đi vào con đường của chư
Phật, nhìn nơi nào thì nơi đó rúng động. Dân chúng xì xào chắc đó là
Trưởng giả Citta. Ông lọt
vào vùng hào quang sáu màu của Phật, đến gần, gieo mình xuống sát mắt cá
chân Phật và đảnh lễ Ngài. Ngay lúc đó, một trận mưa hoa rơi xuống đúng
theo dự đoán của Thế Tôn, giữa muôn ngàn tiếng hoan hô vang dội.
Citta
ở lại với Thế Tôn một tháng. Ông dâng chỗ ngồi cho Tăng chúng trong tinh
xá và nhiều tặng phẩm, lo chỗ ở và chăm sóc những vị đã cùng đi với ông.
Không có một ngày nào ông đụng đến những thứ trong xe bò của mình, vì mọi
thứ cúng dường đều lấy từ quà của trời, người mang đến. Cuối cùng ông phải
thưa chuyện với Thế Tôn làm sao trút hết tặng phẩm trong xe bò ra để ông
trở về nhà lấy phẩm vật của mình dâng cúng. Phật bảo A-nan dọn chỗ trống
giao cho ông. Thế là ông hớn hở trở về nhà với năm trăm xe bò không, cùng
ba ngàn người đi theo, trời người đứng lên đồng thanh cất tiếng:
- Tôn ông lại lên đường với xe không!
Nhưng dứt câu họ liền chất đầy bảy báu lên
xe. Như vậy khi Citta trở
về, ông lo cho mọi người cũng chỉ với tặng phẩm trời người dành cho ông.
Trưởng lão A-nan thắc mắc hỏi Phật:
- Bạch Thế Tôn! Trưởng giả
Citta đi suốt một tháng trường
từ nhà đến tinh xá, ở lại tinh xá một tháng, trong thời gian đó mọi thời
cúng dường chỉ dùng phẩm vật trời người dành cho ông. Nay lên đường về nhà
với xe không, trời người lại chất đầy quả, và ông lo cho mọi người cũng
chỉ với tặng phẩm đó. Như vậy có phải chỉ vì ông đến viếng Thế Tôn mà ông
được tôn trọng như thế? Hay bất cứ nơi nào khác cũng thế?
Phật đáp:
- Này A-nan! Dù đến viếng Ta hay nơi nào
khác ông đều nhận được như thế. Vì cư sĩ này đủ niềm tin và giới hạnh, nên
ở đâu cũng được quý trọng.
Và Ngài nói kệ sau, trong phẩm Tạp Lục:
(303)
Tín tâm, sống giới hạnh
Ðủ danh xưng, tài sản,
Chỗ nào người ấy đến,
Chỗ ấy được cung kính.
Chuyện quá khứ
14A. Việc Làm Của
Citta Ở Kiếp Trước.
Và Phật kể tiếp:
Citta
đã từng phát nguyện dưới chân đức Phật
Padumuttara. Trải qua một trăm
ngàn kiếp luân hồi giữa trời và người, ông tái sanh làm thợ săn thời đức
Phật-Ca-diếp. Một ngày mưa, khi đã lớn khôn, ông đi săn trong rừng với
ngọn giáo. Thấy một Tỳ-kheo ngồi trong hang với thượng y kéo trùm đầu,
nghĩ rằng Ngài đang hành thiền và cần thức ăn, ông chạy về nhà lấy cơm
dâng cúng. Gặp vài Tỳ-kheo khác đang khất thực, ông cũng sớt bát. Trên
đường trở lại hang, ông hái thêm nhiều loại hoa chất vào giỏ mang đến vị
Tỳ-kheo đang ngồi, thưa:
- Bạch Tôn giả! Xin ban ơn cho con!
Ông lấy bình bát, sớt đầy thức ăn rồi đặt
vào tay Ngài, xong dâng hoa lễ kính và phát nguyện:
- Với thức ăn chọn lọc và hoa thơm này, lòng
con rất đỗi vui mừng. Xin cho con cũng được vui mừng như vậy bất cứ chỗ
nào tái sanh sau này, với nhiều quà tặng và mưa năm thứ hoa trên đầu.
Ông đã làm nhiều việc công đức trong đời,
sau khi chết sanh lên cõi trời, chỗ của ông hoa trời mưa xuống ngập đỉnh
gối. Kiếp hiện tại, ngày ông sanh ra và ngày ông đến đây, mưa hoa rơi
xuống ông với nhiều tặng phẩm, bảy báu thì chất đầy xe. Ðó là do phước báo
việc làm trong tiền kiếp.
15. Sa Di
Bảy Tuổi Ðược Lòng Mọi Người
Khác
thay duyên thế lợi ...
Thế Tôn đã dạy như thế ở Kỳ Viên do chuyện
Trưởng lão Vanavàsi Tissa.
Chuyện quá khứ
15A. Bà-La-Môn Nghèo
Chuyện bắt đầu tại Vương Xá, nơi sinh sống
của Bà-la-môn Mahàsena, bạn
của Bà-la-môn Vangata (cha
của Ngài Xá-lợi-phất). Trưởng lão Xá-lợi-phất một hôm đi khất thực, thương
hại Mahàsena nên dừng chân
trước cửa nhà ông. Ông biết Ngài đến khất thực, nhưng vì nghèo túng, không
có gì để cho, ông lánh mặt. Ngày khác, Trưởng lão lại đến, ông cũng trốn,
chỉ mong có được món chi cúng cho Ngài. Chẳng bao lâu ông được toại
nguyện.
Số là, trong một buổi tụng đọc, ông nhận
được một bát cháo và một mảnh vải nhỏ. Nhớ đến Trưởng lão, ông muốn cúng
cho Ngài. Trưởng lão đang thiền định, xả thiền và thấy Bà-la-môn, bèn
khoác y ôm bát, đến nhà thì thấy ông đang đứng đó. Ông Bà-la-môn hài lòng,
tiến đến đảnh lễ, chào mừng thân mật, mời vào trong nhà rồi lấy bát cháo
của mình trút vào bát của Trưởng lão. Ngài chỉ nhận phân nửa cháo và lấy
tay che bát lại. Nhưng ông khẩn khoản:
- Tôn giả! Ðây là một chút cháo, hãy ban cho
tôi phước lại đời sau chớ không phải đời này. Tôi muốn cúng hết, không
chừa lại.
Trưởng lão nhận hết cháo, ăn ngay tại chỗ.
Ðợi Ngài dùng xong, Bà-la-môn dâng miếng vải nói:
- Tôn giả! Tôi cũng xin đạt được chân pháp
như Ngài.
Trưởng lão hứa khả:
- Sẽ được vậy, Bà-la-môn!
Rồi Ngài đứng lên, trở về Kỳ Viên. Trường
hợp người Bà-la-môn đúng y như câu "Cúng dường dù đang nghèo túng đều làm
tâm người an vui vượt bậc". Sau đó ông cảm thấy rất đỗi hoan hỷ, đầy ân
tình với Trưởng lão.
Chuyện hiện tại
15B. Sa-Di
Tissa
Chỉ vì cảm tình với Trưởng lão, chết đi ông
Bà-la-môn đầu thai vào bụng vợ một thí chủ của Trưởng lão sống ở Xá-vệ.
Ngày khi biết mình mang thai, bà vợ cho chồng biết, và được săn sóc chu
đáo, tránh những thức ăn quá nóng, quá lạnh hay quá chua. Bà ước được mời
đến nhà năm trăm Tỳ-kheo do Trưởng lão Xá-lợi-phất dẫn đầu, dâng chỗ ngồi,
cúng cháo sữa và cơm liên tục; ngoài ra chính bà sẽ được khoác y vàng, ôm
bát vàng, ngồi vòng ngoài hội chúng, và được chia ăn phần cơm dư thừa của
số đông Tỳ-kheo như thế. (Ðó là dấu hiệu con bà sinh ra sẽ thành Tỳ-kheo
trong Tăng đoàn dưới sự lãnh đạo của Phật).
Bà được như ý. Sau mười tháng bà sinh một bé
trai. Trước và sau khi sanh, thỉnh thoảng bà lại chiêu đãi năm trăm
Tỳ-kheo do ngài Xá-lợi-phất dẫn đầu với cháo mật, sữa và cơm. (Có lẽ vì
kiếp trước đứa bé là Bà-la-môn cúng dường cháo).
Buổi chiêu đãi vào ngày sanh nhật đứa bé,
gia đình mặc cho nó y phục đẹp đẽ sau khi tắm nó từ sáng sớm, đặt nó vào
giường thật lộng lẫy và đắp lên mình chiếc mền trị giá một trăm ngàn đồng.
Thấy Trưởng lão, đứa bé bảo là thầy mình,
nhờ thầy mà được vinh dự như thế này. Và khi người ta ẵm nó lên đi thọ
giới, nó lôi theo chiếc mền, ý muốn dâng cúng Trưởng lão. Mọi người không
hiểu, kéo tay nó ra, nó khóc thét, họ đành để yên. Khi cúi lạy Trưởng lão
nó mới chịu buông tay cho mền rớt xuống chân Ngài. Gia đình hiểu ý thưa:
- Tôn giả! Xin nhận quà dâng của đứa bé và
truyền giới cho tôi tớ Ngài, kẻ đã lễ kính Ngài với chiếc mền đáng giá một
trăm ngàn đồng.
Trưởng lão hỏi:
- Ðứa bé tên gì?
- Xin lấy phần sau tên của Ngài.
- Vậy nó tên
Tissa.
Upatissa
chính là tên của Trưởng lão thuở xưa còn ở nhà.
Mẹ cậu bé quyết định không xen vào ước
nguyện của con. Vào những ngày lễ tiếp theo, như ngày chia phần ăn, xỏ lỗ
tai, nhận y phục và cạo tóc, mẹ cậu vẫn tiếp tục chiêu đãi năm trăm
Tỳ-kheo do Xá-lợi-phất cầm đầu, với cháo mật, sữa và gạo.
Ðược bảy tuổi, cậu bé bảo mẹ muốn đi tu với
Trưởng lão. Bà mẹ hoan hỷ, mời Ngài đến nhà thưa ý định của cậu bé và xin
phép dẫn cậu bé đến tinh xá chiều hôm đó. Và bà đã đến tinh xá với nhiều
phẩm vật dâng cúng, rồi giao con trai cho Trưởng lão. Ngài dạy câu:
- Tissa,
đời tu sĩ là một đời gian nan, muốn ấm thì bị lạnh, muốn mát thì bị nóng,
ai đi tu cũng phải nhọc nhằn, còn con thì mảnh khảnh.
- Bạch Tôn giả! Con có thể làm bất cứ việc
gì Ngài sai bảo.
- Tốt lắm!
Ngài dạy cậu thiền quán về năm yếu tố đầu
của thân, chú tâm vào sự bất tịnh của thân, và cho cậu xuất gia.
(Nguyên pháp thiền quán gồm sự tự học thuộc
ba mươi hai yếu tố của thân, ai không thuộc nổi thì học năm yếu tố đầu.
Chư Phật hành trì đủ pháp quán không thay đổi, nhưng có rất nhiều Tỳ-kheo,
ni và cư sĩ nam, cư sĩ nữ đã chứng A-la-hán khi chỉ thiền quán về tóc và
các phần tử khác. Những Tỳ-kheo chưa có kinh nghiệm thường làm cho các vị
thú hướng A-la-hán không đắc được quả vị A-la-hán. Vì lý do đó Trưởng lão
chỉ dạy cậu bé một phần của pháp thiền quán trước khi thu nhận vào tăng
đoàn, và sau đó truyền mười giới cho cậu).
Ðể mừng con được kết nạp vào Tăng đoàn, cha
mẹ Tissa ở lại tinh xá bảy
ngày và dâng cúng tăng chúng chỉ cháo mật, sữa và gạo, không món nào khác.
Các Tỳ-kheo xầm xì không thể nào ăn hoài mỗi thứ cháo mật, sữa và gạo.
Chiều thứ bảy cha mẹ Tissa
ra về, và ngày thứ tám cậu tân Sa-di đi theo các Tỳ-kheo khất thực.
Dân trong thành Xá-vệ biết tin, chờ Sa-di để
dâng cúng. Họ lấy năm trăm miếng vải may nệm lót bát và sớt năm trăm bát
cúng dường khi gặp Sa-di trên đường. Ngày hôm sau họ đến khuôn viên tinh
xá cũng cúng dường giống như thế. Vậy là Sa-di nhận một ngàn bình bát với
nệm lót, chú dâng tất cả lên Tăng chúng. (Ðây là phước báo do kiếp trước
chú Bà-la-môn cúng mảnh vải). Vì vậy các Tỳ-kheo gọi chú là
Pindapàtadàyaka Tissa, tức thí
chủ của Tissa.
Lại một hôm, trời lạnh, chú đi quanh tinh
xá, thấy các Tỳ-kheo đang sưởi ấm chỗ này, chỗ nọ, cả trong phòng giữ lửa.
Chú ngạc nhiên hỏi thăm sao không quấn mền mà phải sưởi như thế. Các
Tỳ-kheo cho biết Tissa
nhiều công đức có thể kiếm ra mền, còn họ thì không. Chú bèn cho loan tin
khắp tinh xá ai cần mền thì đi theo chú để nhận, cũng chẳng cần suy nghĩ
lấy mền ở đâu ra cho các Tỳ-kheo. Một ngàn vị đã theo chú đi từng nhà
ngoại thành, và nhận được năm trăm mền. Vào thành người ta mang mền vải
cho chú từ bốn phía. Một chủ tiệm có năm trăm mền trải trước mặt, một
người đi ngang thấy bèn khuyên ông giấu đi. Chủ tiệm hỏi kỹ lại:
- Chú Sa-di nhận mền ra sao? Như quà tặng
hay thế nào?
- Như quà tặng.
- Nếu thế thì tôi muốn cho thì cho, còn
không thì thôi. Anh đi đi.
Người kia đi rồi, chủ tiệm vẫn không hết băn
khoăn: "Có của để ngay tầm mắt người, nếu không cho cũng đáng hổ thẹn,
nhưng nếu cất đi chắc cũng không bị trách móc. Trong năm trăm mền này có
hai cái trị giá một trăm ngàn đồng đáng cho ta giấu cất". Thế là chủ tiệm
xếp giấu cất. Chú Sa-di dẫn một ngàn Tỳ-kheo đến ngay tiệm. Ông chủ thấy
chú sanh lòng quý mến, thầm nhủ "Ta cho cả trái tim ta còn được, huống hồ
mấy cái mền". Thế là ông lôi luôn hai cái mền tốt để hết dưới chân chú,
đảnh lễ và thưa:
- Tôn giả! Xin cho tôi được chia phần chân
pháp mà Ngài đã thấy.
Sa-di
Tissa hứa khả cho ông.
Vậy là chú nhận tất cả một ngàn chiếc mền và
giao hết cho Tăng đoàn. Do đó các Tỳ-kheo gọi chú là
Kambaladàyaka Tissa, người
tặng mền.
(Ngày đặt tên, chú bé tặng Trưởng lão một
cái mền, lên bảy tuổi thành Sa-di nhận được một ngàn cái. Chỉ có Tăng đoàn
của Phật mới từ một món cúng dường nhỏ đưa đến quả phúc lớn như thế).
Ở Kỳ Viên họ hàng của
Tissa thường đến thăm hỏi. Chú
thấy mình khó tu, nên đảnh lễ Thế Tôn xin đề tài thiền quán, rồi lấy y bát
rời tinh xá, đi xa khoảng hai mươi dặm.
Dọc đường
Tissa gặp một ông lão tại cổng
làng, nhờ ông chỉ đường, chú đến trú tại một tu viện dành cho tăng sĩ ẩn
cư trong rừng. Ông lão, vì mến mộ chú, dặn ngày mai vào làng khất thực,
rồi quay về báo cho dân làng biết, họ gọi chú là
Vanavàsika Tissa, tức người ở
rừng. Tissa vào làng được
dân chúng mang phẩm vật tới cúng dường và đảnh lễ, ai cũng đứng lại mãi
ngắm chú không muốn về. Họ cúi lạy dưới chân chú thỉnh cầu ở lại trong ba
tháng, họ sẽ quy y Tam bảo, giữ năm giới và thực hành bổn phận Tám ngày
chay. Chú nhận lời, chúc họ hạnh phúc và hết phiền não. Chú đều đặn đến đó
khất thực, qua hai tháng chú chứng A-la-hán cùng các thần thông.
Bây giờ Giới sư của chú là Trưởng lão
Xá-lợi-phất sau mùa nhập hạ vừa làm lễ Tự tứ xong, đảnh lễ Thế Tôn và xin
đi thăm Tissa. Phật chuẩn
y. Tôn giả cho Trưởng lão Mục-kiền-liên hay. Thế là cả hai, mỗi vị dẫn đầu
năm trăm Tỳ-kheo cùng lên đường. Tất cả các vị Ðại đệ tử khác như Ðại
Ca-diếp, A-na-luật, Ưu-ba-li, Phú-lâu-na.., mỗi vị dẫn năm trăm Tỳ-kheo
cùng đi theo, tổng cộng tất cả là bốn mươi ngàn Tỳ-kheo.
Họ đến ngay ngôi làng đó, hỏi thăm. Một cư
sĩ nhìn ra tám mươi vị Ðại đệ tử, đầu tiên là vị "Thống soái của niềm tin"
là Ngài Xá-lợi-phất. Họ vui mừng bảo nhau mang nào giường, ghế, ngọa cụ,
đèn và dầu. Rồi xếp hàng sau các Trưởng lão, họ cùng vào tu viện ẩn cư.
Sa-di Tissa nhận ra Tăng
đoàn, đỡ lấy y bát của vài vị Ðại trưởng lão và làm bổn phận thường lệ với
các Ngài.
Xếp đặt chỗ cho các Trưởng lão và cất y bát
xong thì trời tối. Xá-lợi-phất bảo các cư sĩ về nghỉ. Họ xin được nghe
pháp vì từ lâu không nghe. Trưởng lão bảo
Tissa thuyết. Họ đồng thanh
bảo Tissa không biết nói gì
trừ hai câu cầu "Cầu quý vị được hạnh phúc! Cầu quý vị hết phiền não!"
Trưởng lão bèn hỏi lại chú:
- Sa-di! Làm thế nào người ta có thể được
hạnh phúc? Có thể hết phiền não? Hãy giải thích.
Chú thưa:
- Dạ, vâng!
Rồi càm quạt đủ màu, chú lên pháp tòa thuyết
giảng nghĩa lý kinh điển từ cạn đến sâu, là con đường đưa đến mức tối cao
là quả vị A-la-hán, như cơn mưa rào rơi xuống không ngớt trên bốn châu,
giảng rõ ý nghĩa của các bài kinh trong năm bộ A Hàm, và phân tích những
thuộc tánh của con người như đức Phật đã trình bày, đó là Năm uẩn, Tứ đại,
Căn và Trần. Chú nói tiếp:
- Chư Tôn giả! Hành như thế sẽ trở thành
A-la-hán được hạnh phúc! Hành như thế sẽ trở thành A-la-hán hết phiền não.
Ai không thoát khỏi phiền não sẽ hệ lụy với những thứ khác, đau khổ ở địa
ngục và ở chỗ khác.
Trưởng lão khen ngợi:
- Tốt lắm, Sa-di! Ông đã giải thích kinh
điển rất hay, giờ hãy ca ngâm!
Sa-di vâng lời.
Bình minh hôm sau, các thí chủ của Sa-di
chia ra hai nhóm. Kẻ thì chê bai:
- Thật chưa thấy ai xử tệ như ông này. Làm
sao mà ông ta thuyết pháp được như thế, khi ở tu viện đây đã lâu như ở với
cha mẹ mà chẳng đọc một câu pháp nào cho thính chúng có mặt nơi đây.
Người thì khen tặng:
- Chúng ta quả có phước, tuy chưa biết phân
biệt giữa thiện và ác, nhưng biết phục vụ một vị thánh thiện như thế, để
bây giờ nghe được pháp từ kim khẩu của Ngài.
Thế Tôn quan sát thế gian thấy thí chủ của
Trưởng lão Vanavàsì Tissa
chia thành hai nhóm bực bội và hoan hỷ như thế, người bực bội sẽ bị đọa
địa ngục, nên Ngài muốn đến đó để họ hòa thuận với đệ tử của Phật, và như
thế sẽ thoát khỏi phiền não.
Dân làng trước đó đã dựng một lều, chuẩn bị
xúp, gạo.., xếp chỗ ngồi và chờ Tăng chúng nơi
Tissa đến khất thực.
Ðến giờ đi khất thực, chư Tỳ-kheo hỏi
Tissa có đi cùng không.
Tissa xin đi sau, khi đến giờ
thích hợp. Ðoàn Tỳ-kheo liền đắp y, mang bát lên đường vào làng. Ðức Thế
Tôn đắp y tại Kỳ Viên và trong chớp mắt xuất hiện, dẫn đầu trước Tăng
chúng. Dân làng mừng rỡ reo lớn khi thấy đức Phật xuất hiện. Họ sung sướng
dâng tòa ngồi cho Tăng chúng với Phật ngồi ở trước và cúng dường xúp với
thức ăn cứng. Sa-di vào làng trước khi Phật cùng Tăng đoàn dùng bữa xong.
Họ cung kính dâng thức ăn. Sa-di lấy đủ phần cần dùng rồi đến Thế Tôn dâng
bình bát, Phật nhận bình bát đưa qua Trưởng lão Xá-lợi-phất, bảo:
- Hãy xem, Xá-lợi-phất, đây là bình bát của
Sa-di ông.
Trưởng lão nhận bình bát, trao trả Sa-di
bảo:
- Hãy ngồi vào chỗ thường lệ và thọ thực đi!
Dân làng hầu hạ Phật với Tăng chúng xong,
Phật hồi hướng theo lời họ thỉnh cầu:
- Phước may cho các ngươi, vì Sa-di đến nhà
mà các ngươi được đặc ân gặp Xá-lợi-phất, Mục-kiền-liên, Ca-diếp.. tám
mươi Ðại đệ tử. Cũng chỉ vì Sa-di này mà Ta đến đây. Các ngươi thật đại
phước đã trông thấy Phật!
Dân làng cũng nhận thấy họ thật may mắn được
hân hạnh thấy một Sa-di được chư Phật và chúng Tăng chiếu cố đến thế, được
cúng dường vị Sa-di ấy như thế. Do đó, những người trước đây bực bội liền
sanh tâm hoan hỷ, những người đã hoan hỷ thì càng hoan hỷ hơn. Cuối lời
hồi hướng nhiều người chứng quả Dự lưu, Nhị quả và Tam quả. Rồi Thế Tôn từ
chỗ ngồi đứng lên, ra về. Dân làng tiễn Phật một đoạn đường.
Dọc đường, đi bên cạnh Sa-di, Thế Tôn hỏi
tên những nơi trước đây ông già cư sĩ chỉ cho chú. Sau cùng, mọi người đến
chỗ chú đã ở. Phật leo lên đỉnh một ngọn núi và nhìn thấy đại dương, liền
hỏi chú:
- Tissa!
Khi chú đứng trên đỉnh núi và nhìn theo hướng này, chú thấy gì?
- Bạch Thế Tôn, con thấy đại dương.
- Chú nghĩ gì khi nhìn đại dương?
- Bạch Thế Tôn con nghĩ rằng, nước mắt con
đã khóc vì phiền muộn còn nhiều hơn nước bốn đại dương.
- Khéo nói lắm,
Tissa! Ðúng thế, nước mắt chú
đã khóc khi phiền muộn còn nhiều hơn nước bốn đại dương.
Nói xong Thế Tôn đọc kệ:
Nước bốn biển vẫn còn ít
ỏi,
So lệ người muôn thuở đổ tuôn,
Vì buồn rầu, đau khổ điên cuồng,
Sao thế bạn, buông lung chi mãi?
Và Ngài hỏi tiếp:
- Tissa, chú ở đâu?
- Trong hang núi này, bạch Thế Tôn.
- Chú nghĩ gì khi ở đây?
- Bạch Thế Tôn, con nghĩ rằng, không biết
bao nhiêu lần con đã chết và xác nằm trên đất này.
- Hay lắm! Hay lắm!
Tissa, đúng vậy. Không có chỗ
nào mà không có chúng sanh nằm xuống và chết đi.
Rồi Thế Tôn đọc chuyện Bổn Sanh
Upasalhaka, trong quyển hai
như sau:
Mười bốn ngàn xác thiêu
ở đây,
Của thổ dân Upasàlhakas,
Không chỗ nào, không có người chết.
Ở đâu có đạo pháp chánh chơn,
Thì chúng sanh không bị não hại,
Người người tự tri túc, điều phục,
Chỗ thánh nhân vui sống an nhàn,
Cõi bất tử, vắng mặt thần chết.
(Thường tình ai cũng chết. Vì chỗ nào cũng
có người chết, nên không ai chết rồi mà nằm chỗ chưa có người đã chết cả.
Chỉ có Trưởng lão A-nan là trường hợp đặc biệt. Khi Ngài được một trăm hai
mươi tuổi, quan sát thọ mạng của mình, thấy giờ xả thân sắp đến, Ngài
tuyên bố: "Bảy ngày nữa ta sẽ chết". Dân cư hai bờ sông
Rohinì, người bờ bên này, kẻ
bờ bên kia đều giành bờ của mình cho Trưởng lão tịch. Muốn tránh sự gây gổ
giữa hai bên vì mình, Ngài xác nhận dân hai bờ đều là ân nhân của Ngài.
Ðúng ngày, Ngài ngồi kiết già khoảng giữa sông, cao hơn mặt nước bảy cây
thốt nốt, thuyết pháp cho dân hai bên bờ nghe xong bảo họ rằng thân Ngài
sẽ tách ra làm hai, một nửa rơi trên bờ này, nửa kia rơi trên bờ kia. Rồi
Ngài nhận định trên yếu tố lửa. Lập tức những ngọn lửa từ thân Ngài bùng
cháy, tách thân ra làm hai mỗi nửa rơi một bên bờ. Tiếng khóc than của dân
chúng như đại địa nứt ra. Họ đau xót còn hơn lúc Phật nhập diệt. Suốt bốn
tháng họ than tiếc: "Chừng nào vị từng mang y bát đức Ðạo sư hãy còn, ta
tưởng chừng như đức Ðạo sư cũng còn. Nhưng nay Ngài đã ra đi!" ).
Phật lại hỏi sa-di tiếp:
- Tissa,
nghe tiếng cọp beo hay dã thú khác, chú có sợ không?
- Con không sợ, bạch Thế Tôn! Trái lại, nghe
tiếng dã thú, tình yêu núi rừng trỗi dậy trong con.
Và chú đọc sáu mươi bài kệ về rừng.
Thế Tôn sắp đi, hỏi chú muốn đi theo hay
quay lại. Chú trả lời tùy theo ý thầy của chú. Ngài Xá-lợi-phất hiểu ý đệ
tử, bảo chú hãy ở lại nếu muốn. Sa-di bèn đảnh lễ Thế Tôn, Tăng đoàn và
quay gót. Thế Tôn trở về Kỳ Viên.
Tại Pháp đường có tiếng bàn tán về Sa-di
Tissa, từ khi sanh ra, chiêu
đãi cúng dường, đi tu rồi nhận thức ăn, bát với nệm lót, mền. Ở đây nhiều
lợi dưỡng, nhưng chú từ bỏ hết, vào rừng, chẳng đem theo bất cứ món ăn nào
được mang đến. Tissa thật
đã làm một điều khó khăn! Thế Tôn đến, nghe thế bèn dạy:
- Ðúng vậy, các Tỳ-kheo! Có một con đường
dẫn đến lợi dưỡng, một con đường dẫn đến Niết-bàn. Có bốn hình phạt mở cửa
cho Tỳ-kheo nào sống trong rừng và hành những phạm hạnh khác cốt để được
lợi dưỡng. Những Tỳ-kheo nào đi trên đường dẫn đến Niết-bàn, bỏ hết danh
tiếng và lợi dưỡng có được, vào rừng phấn đấu, tu tập sẽ chứng quả
A-la-hán.
Và Phật đọc Pháp Cú:
(75)
Khác thay duyên thế lợi,
Khác thay đường Niết bàn.
Tỳ-kheo, đệ tử Phật,
Hãy như vậy thắng tri.
Chớ ưa thích cung kính,
Hãy tu hạnh viễn ly.
--- o0o ---
Mục lục
| |
1
|
2
| 3
|
4
| 5
|
6 |
7 |
8 | 9
|
10
11
|
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
20
21
|
22 |
23 |
24 |
25 |
26
--- o0o ---
Nguồn: quangduc.com