Theravada (pronounced — more or less — "terra-VAH-dah"), the "Doctrine of the Elders," is the school of Buddhism that draws its scriptural inspiration from the Tipitaka, or Pali canon, which scholars generally agree contains the earliest surviving record of the Buddha's teachings.1 For many centuries, Theravada has been the predominant religion of continental Southeast Asia (Thailand, Myanmar/Burma, Cambodia, and Laos) and Sri Lanka. Today Theravada Buddhists number well over 100 million worldwide.2 In recent decades Theravada has begun to take root in the West.

 

Theravada (đọc như là tê-rê-va-đa), Học thuyết cuả các Trưởng lão, là một trường phái Phật giáo tiếp nhận giáo lý kinh điển từ Tipitaka,, hay là kho tàng Thánh Điển Pali, mà theo như các học giả thường đồng ý với nhau rằng còn lưu lại được những ghi chép các giaó lý ban đầu cuả Đức Phật còn tồn tại với thời gian. 1 Trong nhiều thế kỷ, Therevada đã là tôn giáo thống ngự tại lục điạ Đông Nam Á (Thái lan, Myanmar hay Burma, Cambodia, và Lào) và Srilanka.. Ngày nay số Phật tử Phật giáo Therevada lên đến con số trên 100 triệu trên toàn thế giới. 2 Trong những thập kỷ gần đây Therevada bắt đầu bám rễ ở Phương Tây.

Many Buddhisms, One Dhamma-vinaya

Nhiều tông phái Phật Giáo, Một Giáo Pháp và Giới Luật

The Buddha — the "Awakened One" — called the religion he founded Dhamma-vinaya — "the doctrine and discipline." To provide a social structure supportive of the practice of Dhamma-vinaya (or Dhamma for short [Sanskrit: Dharma]), and to preserve these teachings for posterity, the Buddha established the order of bhikkhus (monks) and bhikkhunis (nuns) — the Sangha — which continues to this day to pass his teachings on to subsequent generations of laypeople and monastics, alike.


Đức Phật – Đấng Giác Ngộ – gọi tôn giáo mà ngài thành lập là Giáo Pháp-và giới luật – học thuyết và giới luật. Nhằm cung cấp sư hỗ trợ cơ cấu xã hội để thực hành Giáo Pháp và Giới Luật (hay là nói gọn là Dhamma: Pháp) [ tiếng sankrit:Dharma), và cũng nhằm giữ gìn những giáo lý này cho hậu thế, Đức Phật đã thành lập tăng chúng gồm Tỳ kheo (nam tu sĩ) và tỳ kheo ni (nữ tu sĩ) -Sangha : Tăng chúng) - còn tồn tại đến ngày nay để lưu truyền giáo lý cuả ngài cho các thế hệ mai sau kể cả các cư sĩ cũng như các tu viện.

As the Dhamma continued its spread across India after the Buddha's passing, differing interpretations of the original teachings arose, which led to schisms within the Sangha and the emergence of as many as eighteen distinct sects of Buddhism.3 One of these schools eventually gave rise to a reform movement that called itself Mahayana (the "Greater Vehicle")4 and that referred to the other schools disparagingly as Hinayana (the "Lesser Vehicle"). What we call Theravada today is the sole survivor of those early non-Mahayana schools.5 To avoid the pejorative tone implied by the terms Hinayana and Mahayana, it is common today to use more neutral language to distinguish between these two main branches of Buddhism. Because Theravada historically dominated southern Asia, it is sometimes called "Southern" Buddhism, while Mahayana, which migrated northwards from India into China, Tibet, Japan, and Korea, is known as "Northern" Buddhism.6

Khi Phật Pháp tiếp tục phát triển khắp Ấn độ sau khi Đức Phật viên tịch, nhiều cách hiểu khác nhau về giáo lý nguyên thuỷ phát sinh , dẫn đến sự chia rẻ trong nội bộ tăng chúng và xuất hiện có đến 18 phái Phật giáo khác nhau. 3 Một trong những trường phái này cuối cùng đã dấy lên phong trào cải cách và tư xưng là Mahayana (Đại thưà :Cỗ xe lớn hơn).4 Và điều đó viện dần đến một trường phái khác kém quan trọng hơn là Hinayana (Tiểu thưà). Mà chúng ta gọi là Therevada ngày nay là sự tồn tại duy nhất cuả những trường phái phi-đại thừa xưa kia. 5 Để tránh ngụ ý thiếu tôn trọng không hay khi dùng hai thuật ngữ Hinayana và Mahayana, ngày nay người ta dùng từ ngữ có tính trung lập hơn để chỉ hai hệ phái chính cuả Phật giáo. Bởi vì Therevada về mặt lịch sử thống ngự nam Á, nên thường được gọi là Phật giáo Nam Tông, trong khi Mahayana, truyền nhập về phương bắc từ Ấn độ vào Trung Quốc, Tây Tạng, và Triều Tiên, nên gọi là Phật giáo Bắc Tông.6

Pali: The Language of Theravada Buddhism

Pali: Ngôn ngữ của Phật Giáo Nguyên Thủy

The language of the Theravada canonical texts is Pali (lit., "text"), which is based on a dialect of Middle Indo-Aryan that was probably spoken in central India during the Buddha's time.7 Ven. Ananda, the Buddha's cousin and close personal attendant, committed the Buddha's sermons (suttas) to memory and thus became a living repository of these teachings.8 Shortly after the Buddha's death (ca. 480 BCE), five hundred of the most senior monks — including Ananda — convened to recite and verify all the sermons they had heard during the Buddha's forty-five year teaching career.9 Most of these sermons therefore begin with the disclaimer, "Evam me sutam" — "Thus have I heard."

Ngôn ngữ cuả các văn bản kinh điển Therevada là tiếng Pali (văn bản) căn cứ vào phương ngôn Trung Ấn-Aryan, có lẽ được sử dụng ở vùng Trung Ấn thời Đức Phật. 7 Đai Đức Ananda, người em họ và người hầu cận cuả Đức Phật ghi nhớ các bài thuyết pháp (suttas) cuả Đức Phật và do đó là kho lưu trữ sống cuả các giáo lý này.8 Không lâu sau khi Đức Phật viên tịch (ca.480 trước CN), 500 trưởng lão - trong đó cả Ngài Ananda - kết tập tất cả các bài pháp mà các Ngài đã nghe trong suốt 45 năm hành đạo cuả Đức Phật. 9 Do đó hầu hết các bài pháp đều bắt đầu với lời dẫn, Như vầy tôi nghe (Evam me sutam)

After the Buddha's death the teachings continued to be passed down orally within the monastic community, in keeping with an Indian oral tradition that long predated the Buddha.10 By 250 BCE the Sangha had systematically arranged and compiled these teachings into three divisions: the Vinaya Pitaka (the "basket of discipline" — the texts concerning the rules and customs of the Sangha), the Sutta Pitaka (the "basket of discourses" — the sermons and utterances by the Buddha and his close disciples), and the Abhidhamma Pitaka (the "basket of special/higher doctrine" — a detailed psycho-philosophical analysis of the Dhamma). Together these three are known as the Tipitaka, the "three baskets." In the third century BCE Sri Lankan monks began compiling a series of exhaustive commentaries to the Tipitaka; these were subsequently collated and translated into Pali beginning in the fifth century CE. The Tipitaka plus the post-canonical texts (commentaries, chronicles, etc.) together constitute the complete body of classical Theravada literature.

Sau khi Đức Phật viên tịch, giáo lý cuả ngài tiếp tục được truyền miệng trong cộng đồng tăng lữ, giữ theo truyền thống truyền miệng có từ lâu trước thời Đức Phật. 10 Vào khoảng 250 trước CN , tăng chúng đã sắp xếp hệ thống và biên soạn những giáo lý này thành ba phần: Tạng Luật - Vinaya Pitaka - Tạng Luât (rổ giới luật - các bản văn liên quan đến tập tục và qui luật cuả tăng chúng), Sutta Pitaka - Tạng Kinh (rỗ các bài giảng - các bài thuyết pháp, lời khuyên dậy cuả Đức Phật cho các Đại đệ tử cuả ngài), và Tạng Vi Diệu Pháp - Abhidhamma Pitaka - Tạng Vi Diệu Pháp (rổ học thuyết đặc biêt (A Tỳ Đàm)/ cao hơn) - một phân tích tâm lý - triết học cuả Giáo Pháp). Cả ba gộp lại được gọi là Tam Tạng Thánh Điển- Tipitaka, ba cái rổ - Tam Tạng. Vào thế kỷ thứ 3 trướcCN, các vị sư Tích lan (Sri Lanka) bắt đầu thực hiện biên soạn hàng loạt các bản chú giải về Tam Tạng; những bản chú giải này được tập hợp và dịch sang tiếng Pali bắt đầu từ thế kỷ thứ 5 trước CN.. Tam Tạng cùng với các Ngoài Chánh Tạng (các bản chú giải, biên niên v.v) tất cả hợp thành toàn bộ kho tàng giáo lý Nguyên Thủy - Therevada.

 

Pali was originally a spoken language with no alphabet of its own. It wasn't until about 100 BCE that the Tipitaka was first fixed in writing, by Sri Lankan scribe-monks,11 who wrote the Pali phonetically in a form of early Brahmi script.12 Since then the Tipitaka has been transliterated into many different scripts (Devanagari, Thai, Burmese, Roman, Cyrillic, to name a few). Although English translations of the most popular Tipitaka texts abound, many students of Theravada find that learning the Pali language — even just a little bit here and there — greatly deepens their understanding and appreciation of the Buddha's teachings.

Tiếng Pali khởi nguyên là ngôn ngữ không có hệ thống mẫu tự riêng. Mãi cho đến khoảng năm 100 trước CN thì Thánh Điển Tam Tạng được đầu tiên bằng chữ viêt bởi những tăng sĩ Tích Lan11 mới được cố định bằng chữ viết lần đầu tiên, do các vị Tăng sĩ luật học đã viết chữ Pali bằng cách dùng các mẫu tự Sinhala cuả họ. 12 Từ đó, Thánh Điển Tam Tạng đã được chuyển ngữ sang nhiều loại chữ viết ( như Devanagari, Thai, Burmese, Roman, Cyrillic, chỉ kể sơ một số). Mặc dù các bản dịch tiếng Anh tràn ngập, nhiều người nghiên cứu Phật Giáo Nguyên Thủy - Therevada thấy rằng việc học ngôn ngữ Pali - cho dù chỉ lỏm bỏm đôi chút - cũng làm cho sự thấu hiểu và ngoạn thưởng cuả họ về giáo lý cuả Đức Phật được sâu hơn rất nhều.

 

No one can prove that the Tipitaka contains any of the words actually uttered by the historical Buddha. Practicing Buddhists have never found this problematic. Unlike the scriptures of many of the world's great religions, the Tipitaka is not regarded as gospel, as an unassailable statement of divine truth, revealed by a prophet, to be accepted purely on faith. Instead, its teachings are meant to be assessed firsthand, to be put into practice in one's life so that one can find out for oneself if they do, in fact, yield the promised results. It is the truth towards which the words in the Tipitaka point that ultimately matters, not the words themselves. Although scholars will continue to debate the authorship of passages from the Tipitaka for years to come (and thus miss the point of these teachings entirely), the Tipitaka will quietly continue to serve — as it has for centuries — as an indispensable guide for millions of followers in their quest for Awakening.

Không ai có thể minh chứng rằng Thánh Điển Tam Tạng có chứa bất cứ một từ nào thật sư thốt ra từ kim khẩu cuả Đức Phật trong lịch sử. Các Phật tử tu học Phật không hề cho đây là vấn đề. Không giống như kinh điển cuả các tôn giáo lớn trên thế giới, Tam Tạng không được coi là thánh kinh, như là sự khẳng định không sai lầm về chân lý thiêng liêng, do một đấng tiên tri khải ngộ, phải được chấp nhận bằng đức tin thuần tuý. Còn giáo lý của Đức Phật nhắm tới sự được thẩm định trước tiên, được thực hành trong cuộc sống cuả mình cho nên người ta phải tự phát hiện xem các giáo lý ấy, thực ra, có đem lại các kết quả mong đợi không. Chính chân lý mà ngôn ngữ trong Tam Tạng Kinh Điển chỉ dậy mới là tối quan trọng, chứ không phải chính bản thân ngôn ngữ. Dù rằng các học giả sẽ tiếp tục bàn cải về nguốn gốc cuả những phần trong Tam Tạng Kinh Điển trong nhiều năm sắp tới (và như vậy hoàn toàn đánh mất cốt lõi cuả giáo lý), Tam Tạng Kinh Điển sẽ âm thầm tiếp tục phục vụ - như chúng đã từng trong bao thế kỷ - như là sự hướng đạo không thể thiếu được cho hằng triệu tín đồ trong việc mưu cầu Giác ngộ.

 

A Brief Summary of the Buddha's Teachings

The Four Noble Truths

Tóm tắt Giáo Pháp cuả Đức Phật

Tứ Thánh Đế

Shortly after his Awakening, the Buddha delivered his first sermon, in which he laid out the essential framework upon which all his later teachings were based. This framework consists of the Four Noble Truths, four fundamental principles of nature (Dhamma) that emerged from the Buddha's radically honest and penetrating assessment of the human condition. He taught these truths not as metaphysical theories or as articles of faith, but as categories by which we should frame our direct experience in a way that conduces to Awakening:

  1. Dukkha: suffering, unsatisfactoriness, discontent, stress;
  2. The cause of dukkha: the cause of this dissatisfaction is craving (tanha) for sensuality, for states of becoming, and states of no becoming;
  3. The cessation of dukkha: the relinquishment of that craving;
  4. The path of practice leading to the cessation of dukkha: the Noble Eightfold Path of right view, right resolve, right speech, right action, right livelihood, right effort, right mindfulness, and right concentration.

 

Không sau khi Giác Ngộ,, Đức Phật giảng bài pháp đầu tiên, trong đó ngài trình bày cơ cấu chủ yếu làm cơ sở cho các giáo lý cuả ngài về sau. Cơ cấu đó bao gồm Bốn Chân Lý Cao thượng, bốn nguyên tắc nền tảng cuả bản chất Pháp (Pháp-Dhamma) phát sinh từ sự đánh giá thấu đạt và chân thật tận cùng cội rễ điều kiện cuả con người. Ngài dạy các chân lý này không phải với tư cách các lý thuyết siêu hình hoặc như là những bài luận về đức tin, mà là các phạm trù mà theo đó chúng ta phải khuôn dẫn thể nghiệm trực tiếp cuả chúng ta theo cách hỗ trợ cho sự Giác ngộ:
1. Khổ Thánh Đế: khổ, sư không hài lòng, không thoả mãn, áp lưc căng thẳng (stress)
2. Tập Khổ Thánh Đế: nguyên nhân cuả sự không thoả mãn này là sự ham muốn (tanha) nhục cảm, muốn trở thành, muốn không trở thành;
3. Diệt Khổ Thánh Đế: từ bỏ ham muốn;
4. Đạo diệt khổ thánh đế: Bát chánh đạo: chánh kiến chánh tư duy, chánh ngữ chánh nghiệp, Chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định

Because of our ignorance (avijja) of these Noble Truths, because of our inexperience in framing the world in their terms, we remain bound to samsara, the wearisome cycle of birth, aging, illness, death, and rebirth. Craving propels this process onward, from one moment to the next and over the course of countless lifetimes, in accordance with kamma (Skt. karma), the universal law of cause and effect. According to this immutable law, every action that one performs in the present moment — whether by body, speech, or mind itself — eventually bears fruit according to its skillfulness: act in unskillful and harmful ways and unhappiness is bound to follow; act skillfully and happiness will ultimately ensue.13 As long as one remains ignorant of this principle, one is doomed to an aimless existence: happy one moment, in despair the next; enjoying one lifetime in heaven, the next in hell.

 

Bởi vì vô minh (avijja) - không biết được Tứ Thánh Đế, bởi vì không hiểu đối với thế giới quan đúng đắn, chúng ta mãi bị buộc ràng vào vòng luân hồi-samsara, với sinh, lão, bệnh, tử, và tái sinh. Tham dục là đông cơ thúc đẩy tiến trình này tiến lên, từ sát na này tới sát na khác và qua chu trình cuả vô vàn sinh mệnh, tuỳ theo nghiệp, kamma (Skt. karma), qui luật phổ quát cuả nhân quả. Theo qui luật bất biến này, mỗi hành động mà người ta làm ở phút giây hiện tại - dù là do thân, khẩu hay ý - cuối cùng sẽ kết quả tuỳ theo sự khôn khéo cuả nó: bất thiện nghiệp cho quả khổ đau, thiện nghiệp đưa đến quả an vui. 13 Mãi khi nào ta còn không biết đến qui luật này, ta nhất định sống lông bông vô phương hướng: lúc thì hạnh phúc, lúc lại khổ đau; một đời trên thiên đàng, kiếp sau lại rơi vào điạ ngục.

 

The Buddha discovered that gaining release from samsara requires assigning to each of the Noble Truths a specific task: the first Noble Truth is to be comprehended; the second, abandoned; the third, realized; the fourth, developed. The full realization of the third Noble Truth paves the way for Awakening: the end of ignorance, craving, suffering, and kamma itself; the direct penetration to the transcendent freedom and supreme happiness that stands as the final goal of all the Buddha's teachings; the Unconditioned, the Deathless, Unbinding — Nibbana (Skt. Nirvana).

 

Đức Phật phát hiện ra rằng việc thoát khỏi luân hồi cần được giao cho mỗi Thánh Đế một nhiệm vụ cụ thể: Thánh đế thứ nhất phải được thấu hiểu, thứ hai: xả bỏ, thứ ba: thực hiện, thứ tư: phát triển. Thực hiện viên mãn Thánh Đế thứ ba dọn đường cho sự Giác ngộ: chấm dứt vô minh, tham, khổ, và nghiệp; trực nhập vào tự do tuyệt diệu và hạnh phúc siêu phàm như là đích cuối cùng cho mọi giáo ly' cuả Đức Phật:Tự do, Tự tại, Bất tử, - - Niết bàn - Nibbaa (Skt. Nirvana).

 

The Eightfold Path and the Practice of Dhamma

Because the roots of ignorance are so intimately entwined with the fabric of the psyche, the unawakened mind is capable of deceiving itself with breathtaking ingenuity. The solution therefore requires more than simply being kind, loving, and mindful in the present moment. The practitioner must equip him- or herself with the expertise to use a range of tools to outwit, outlast, and eventually uproot the mind's unskillful tendencies. For example, the practice of generosity (dana) erodes the heart's habitual tendencies towards craving and teaches valuable lessons about the motivations behind, and the results of, skillful action. The practice of virtue (sila) guards one against straying wildly off-course and into harm's way. The cultivation of goodwill (metta) helps to undermine anger's seductive grasp. The ten recollections offer ways to alleviate doubt, bear physical pain with composure, maintain a healthy sense of self-respect, overcome laziness and complacency, and restrain oneself from unbridled lust. And there are many more skills to learn.

The good qualities that emerge and mature from these practices not only smooth the way for the journey to Nibbana; over time they have the effect of transforming the practitioner into a more generous, loving, compassionate, peaceful, and clear-headed member of society. The individual's sincere pursuit of Awakening is thus a priceless and timely gift to a world in desperate need of help.

Bát chánh đạo và Thực hành Pháp

Bởi vì cội rễ cuả vô minh xoắn xuýt mật thiết với mạng tâm lý chằn chịt, tâm vô minh có thể tự đánh lưà mình với sự khéo léo đáng kinh ngạc. Do đó mà giải pháp cần hơn là tử tế, quan tâm, yêu thượng đơn thuần ở giây phút hiện tại. Hành giả phải tự trang bị cho mình kỹ năng cần thiết để sử dụng đa dạng các công cụ để có thể khôn ngoan hơn, bền bĩ hơn và cuối cùng bứng gốc các xu hướng bất thiện cuả tâm. Chẳng hạn như thực hành bố thí (generosity) (dana).lần lần gột bỏ thói quen cuả tâm hướng về sự tham lam và dạy những bài học vô giá về các động cơ bên trong, và kết quả của hành động thiện. Thực hành giới luật (virtue) (sila) giữ cho ta khỏi lạc đường và rơi vào đường quấy. Nuôi dưỡng tâm từ (goodwill (metta thiện ý (tâm từ) (metta) giúp phá tan sự quyến dụ cuả sân hận. Mười pháp tùy niệm gíup ta các cách giảm bớt nghi tình, cam chiụ khổ đau xác thịt, duy trì lòng tự trọng, khắc phục sự lười biếng, tự mãn, giữ mình khỏi tham dục không kềm chế. Và còn biết bao nhiêu kỹ năng khác cần học.

Các phẫm hạnh tốt đẹp xuất hiện và chín muì từ những công phu này không những làm cho con đường đến Niết bàn cuả hành giả được phẳng phiu; mà qua thời gian chúng còn có ảnh hưởng chuyển hoá hành giả thành một thành viên rộng lượng, giàu lòng yêu thương, hỉ xả, trầm tĩnh, và có đầu óc trong sáng hơn cuả xã hội. Sự theo đuổi Giác ngộ do đó là món quà vô giá và đúng lúc cho một thế giới khát khao sự cứu giúp.

Discernment (pañña)

The Eightfold Path is best understood as a collection of personal qualities to be developed, rather than as a sequence of steps along a linear path. The development of right view and right resolve (the factors classically identified with wisdom and discernment) facilitates the development of right speech, action, and livelihood (the factors identified with virtue). As virtue develops so do the factors identified with concentration (right effort, mindfulness, and concentration). Likewise, as concentration matures, discernment evolves to a still deeper level. And so the process unfolds: development of one factor fosters development of the next, lifting the practitioner in an upward spiral of spiritual maturity that eventually culminates in Awakening.

 

Trí huệ (panna)

Bát chánh đạo tốt nhất được hiểu như là một tập hợp các phẩm chất cá nhân cần tu dưỡng, phát triển, hơn là một chuỗi các bước xếp thứ tự tuyến tính. Sư phát triển chánh kiến, và chánh tư duy (các yếu tố được xác định đồng nhất với trí huệ và sự chiếu kiến) tạo điều kiện cho sự phát triển cuả chánh ngữ, chánh nghiệp, và chánh mạng (các yếu tố đạo đức). Khi đức hạnh phát triển thì các yếu tố đồng nhất với định (chánh tinh tấn, chánh nệm, và chánh định). Cũng như thế khi chánh định viên mãn, trí huệ tiến hoá vào mức càng sâu hơn. Và như thế tiền trình mở ra: sự phát triển cuả một yếu tố thúc đẩy sự phát triển cuả yếu tố tiếp theo, nâng hành giả cao lên trên con đường xoáy trôn óc cuả sự viên mãn tinh thần và cuối cùng đạt đến đỉnh cao Giác ngộ.

The long journey to Awakening begins in earnest with the first tentative stirrings of right view — the discernment by which one recognizes the validity of the four Noble Truths and the principle of kamma. One begins to see that one's future well-being is neither predestined by fate, nor left to the whims of a divine being or random chance. The responsibility for one's happiness rests squarely on one's own shoulders. Seeing this, one's spiritual aims become suddenly clear: to relinquish the habitual unskillful tendencies of the mind in favor of skillful ones. As this right resolve grows stronger, so does the heartfelt desire to live a morally upright life, to choose one's actions with care.

 

Con đường tỉnh thức dẫn đến Giác ngộ bắt đầu với nỗ lực thứ nhất là hành động trong chánh kiến - nhận thức giúp minh định được giá trị cuả Tứ Thánh Đế và và nguyên lý cuả nghiệp. Con người bắt đầu nhận ra rằng hạnh phúc tương lai cuả mình không phải do số phận tiền định, mà cũng không phải phó mặc cho đấng thiêng liêng hay may ruỉ. Trách nhiệm cho hạnh phúc cuả con người nằm trên chính đôi vai cuả họ. Biết được điều này, các xu hướng cuả tâm sẽ nghiêng về các xu hướng khôn ngoan. Khi quyết định đúng đắn này phát triển mạnh hơn lên, thì ước muốn rõ mười mươi muốn sống cuộc sống công chính, lưạ chọn các hành động với sự cẩn trọng cũng phát triển.

At this point many followers make the inward commitment to take the Buddha's teachings to heart, to become "Buddhist" through the act of taking refuge in the Triple Gem: the Buddha (both the historical Buddha and one's own innate potential for Awakening), the Dhamma (both the Buddha's teachings and the ultimate Truth towards which they point), and the Sangha (both the unbroken monastic lineage that has preserved the teachings since the Buddha's day, and all those who have achieved at least some degree of Awakening). With one's feet thus planted on solid ground, and with the help of an admirable friend or teacher (kalyanamitta) to guide the way, one is now well-equipped to proceed down the Path, following in the footsteps left by the Buddha himself.

 

Vào điểm này,các tín đồ tự tâm phát nguyện nhập tâm giáo lý cuả Phật, trở thành Phật tử bằng việc qui y Tam Bảo (Triple Gem) : PHẬT (Buddha)( cả Đức Phật trong lịch sử lẫn Phật tiềm năng nội tại cuả sự Giác ngộ), PHÁP (Dhamma) (cả giáo lý cuả Đức Phật và Chân lý tối thượng mà giáo lý hướng đến), và TĂNG (Sangha) (cả chư tổ sư truyền đời không gián đoạn đã giữ gìn giáo lý từ thời Đức Phật, và cả chư tăng đã đạt được sự Giác ngộ ở chừng mực nào đó). Với đôi chân trụ vững trên nền chắc chắn, với sư giúp đỡ cuả các thiện hưũ hoặc các bậc thầy đáng kính (kalyanamitta) hướng đạo, hành giả giờ đây đã được trang bị đầy đủ để tinh tấn trên đường Đạo, dõi theo bước chân cuả chính Đức Phật.

Virtue (sila)

Right view and right resolve continue to mature through the development of the path factors associated with sila, or virtue — namely, right speech, right action, and right livelihood. These are condensed into a very practical form in the five precepts, the basic code of ethical conduct to which every practicing Buddhist subscribes: refraining from killing, stealing, sexual misconduct, lying, and using intoxicants. Even the monks' complex code of 227 rules and the nuns' 311 ultimately have these five basic precepts at their core.

 

Giới luật (sila)

Chánh kiến, chánh tư duy tiếp tục chín muồi qua sự phát triển các nhân tố cuả con đường liên quan đến giới luật (sila), đức hạnh - cụ thể là, chánh ngữ, chánh nghiệp và chánh mạng. Tất cả những điều này súc tích dưới hình thức rất cụ thể, thực tiễn là ngũ giới, qui định nền tảng ứng xử đạo đức mà mỗi Phật tử tu Phật phải tuân giữ: không sát sinh, trôm cắp, tà dâm, nói dối và sử dụng chất độc hại (rượu, ma tuý). Ngay cả giới luật phức tạp cuả nam tu sĩ gồm 227 giới và nữ tu sĩ 311 giới cũng tưụ trung có năm giới cơ bản này làm nòng cốt.

Concentration (samadhi)

Having gained a foothold in the purification of one's outward behavior through the practice of sila, the essential groundwork has been laid for delving into the most subtle and transformative aspect of the path: meditation and the development of samadhi, or concentration. This is spelled out in detail in the final three path factors: right effort, by which one learns how to favor skillful qualities of mind over unskillful ones; right mindfulness, by which one learns to keep one's attention continually grounded in the present moment of experience; and right concentration, by which one learns to immerse the mind so thoroughly and unwaveringly in its meditation object that it enters jhana, a series of progressively deeper states of mental and physical tranquillity.

 

Định (samadhi)

Đã trụ vững trong sự thanh lọc cuả các hành vi hướng ngoại thông qua việc giữ gìn giới luật, nền móng thiết yếu đã được đặt cho việc tiến sâu vào các khiá cạnh tế vi, chuyển hoá cuả đạo: thiền định và sự phát triển cuả samadhi, hoặc định. Điều này được chi tiết hoá thành ba yếu tố cuối cùng cuả đạo: chánh tinh tấn, theo đó hành giả học được cách ưu tiên cho các phẩm chất tinh nhuệ hơn là các phẩm chất vụng về; chánh niệm, theo đó hành giả học cách giữ cho sự chú ý cuả mình liên tục bám vào thể nghiệm phút giây hiện tại; và chánh định, theo đó hành giả học cách hoà tâm trọn vẹn và không xao động trong mục tiêu thiền định cuả mình để đi vào các cảnh thiền jhana, một loạt các trạng thái tiến dần sâu hơn cuả sự tịch tịnh thân tâm.

 

Right mindfulness and right concentration are developed in tandem through satipatthana ("frames of reference" or "foundations of mindfulness"), a systematic approach to meditation practice that embraces a wide range of skills and techniques. Of these practices, mindfulness of the body (especially mindfulness of breathing) is particularly effective at bringing into balance the twin qualities of tranquillity (samatha) and insight (vipassana), or clear-seeing. Through persistent practice, the meditator becomes more adept at bringing the combined powers of samatha-vipassana to bear in an exploration of the fundamental nature of mind and body.14 As the meditator masters the ability to frame his immediate experience in terms of anicca (inconstancy), dukkha, and anatta (not-self), even the subtlest manifestations of these three characteristics of experience are brought into exquisitely sharp focus. At the same time, the root cause of dukkha — craving — is relentlessly exposed to the light of awareness. Eventually craving is left with no place to hide, the entire karmic process that fabricates dukkha unravels, the eightfold path reaches its noble climax, and the meditator gains, at long last, his or her first unmistakable glimpse of the Unconditioned — Nibbana.

 

Chánh niệm và chánh định được phát triển nối đuôi thông qua niệm xứ - satipatthana (trạng thái của sự minh sát hay là nền tảng cuả định), một phương pháp có tính hệ thống để thực hành thiền quán xuyến các kỹ năng và kỹ thuật đa dạng. Trong số các luyện tập này, niệm thân - mindfulness of the body (đặc biệt là (especially tức niệm (niệm hơi thở) - mindfulness of breathing đặc biệt có hiệu quả trong việc mang lại sự quân bình cuả hai phẩm chất song sinh là tịch tịnh (samatha) và quán chiếu (vipassana), hay là minh kiến thông qua việc luyện tập kiên trì, hành giả trở nên thuần thục trong việc kết hợp công lực cuà samatha -vipassana để thực hiện khám phá bản chất cuả tâm và thân. 14Khi hành giả làm chủ được khả năng khuôn dẫn sự thể nghiệm tức thì cuả mình về anicca (vô thường), dukkha (khổ) và anata (vô ngã), ngay cả sự thể hiện tế vi nhất cuả ba đặc điểm thể nghiệm này cũng mang lại sự tập trung sắc bén vô song. Đồng thời, nguồn gốc cuả khổ (dukkha) - tham - bị phơi bày không thương tiếc dưới ánh sáng cuả sự thức tỉnh. Cuối cùng tham không còn nơi ẩn náu, toàn bộ tiến trình nghiệp thêu dệt nên khổ bị tháo tung, bát chánh đạo đạt điểm đỉnh, và hành giả đạt, vĩnh viễn, ánh sáng bất chợt cuả cái không bị qui định buộc ràng - Niết bàn - Nibbana

 

Awakening

This first enlightenment experience, known as stream-entry (sotapatti), is the first of four progressive stages of Awakening, each of which entails the irreversible shedding or weakening of several fetters (samyojana), the manifestations of ignorance that bind a person to the cycle of birth and death. Stream-entry marks an unprecedented and radical turning point both in the practitioner's current life and in the entirety of his or her long journey in samsara. For it is at this point that any lingering doubts about the truth of the Buddha's teachings disappear; it is at this point that any belief in the purifying efficacy of rites and rituals evaporates; and it is at this point that the long-cherished notion of an abiding personal "self" falls away. The stream-enterer is said to be assured of no more than seven future rebirths (all of them favorable) before eventually attaining full Awakening.

 

Giác ngộ

Sự thể nghiệm bừng sáng đầu tiên này, được biết đến như là đắc quả vị nhập lưu - stream-entry (sotapatti), (sotapatti), là một trong bốn giai đoạn tuần tự cuả Giác ngộ, mỗi giai đoạn kéo theo sự cổi bỏ hay làm yếu đi các ách phược - fetters -(samyojana) , sự thể hiện cuả vô minh ràng buộc con người trong vòng luân hồi sinh tử. Nhập lưu đánh dấu một bước ngoặt bất ngờ và triệt để trong kiếp sống hiện tại cuả hành giả và trong toàn bộ cuộc hành trình đằng đẳng trong luân hồi của mình. Vì chính vào thời điểm này bất cứ nghi tình còn vương vấn nào về chân lý cuả giaó lý cuả Phật đều biến mất; chính vào thời điểm này bất cứ niềm tin nào vào hiệu quả thanh lọc cuả các nghi thức lễ nghi cũng tan biến; và chính vào lúc này những khái niệm từng được ấp yêu về cái tôi chuá đựng cá thể tiêu tan. Người đắc quả vị nhập -lưu cho là được bảo đảm không còn rơi vào vòng tái sinh bảy lần trong tương lai (tất cả chúng tan biến) trưóc khi Viên Ngộ.

 

But full Awakening is still a long way off. As the practitioner presses on with renewed diligence, he or she passes through two more significant landmarks: once-returning (sakadagati), which is accompanied by the weakening of the fetters of sensual desire and ill-will, and non-returning (agati), in which these two fetters are uprooted altogether. The final stage of Awakening — arahatta — occurs when even the most refined and subtle levels of craving and conceit are irrevocably extinguished. At this point the practitioner — now an arahant, or "worthy one" — arrives at the end-point of the Buddha's teaching. With ignorance, suffering, stress, and rebirth having all come to their end, the arahant at last can utter the victory cry first proclaimed by the Buddha upon his Awakening:

"Birth is ended, the holy life fulfilled, the task done! There is nothing further for the sake of this world."

MN 36

The arahant lives out the remainder of his or her life inwardly enjoying the bliss of Nibbana, secure at last from the possibility of any future rebirth. When the arahant's aeons-long trail of past kamma eventually unwinds to its end, the arahant dies and he or she enters into parinibbana — total Unbinding. Although language utterly fails at describing this extraordinary event, the Buddha likened it to what happens when a fire finally burns up all its fuel.

Nhưng Giác ngộ viên mãn vẫn là con đường dài phiá trước. Khi hành giả dấn bước mới lòng kiên định mới, hành giả vượt qua hai cột móc có ý nghiã hơn: quả vị Nhất Lai (sakadagati), được kèm theo sự suy yếu các triền phươc ham muốn cảm quan và tà ý, và quả vị Bất Lai, không tái sanh (agati), theo đó các triên phược đều bị bứng tận gốc rễ. Giai đoạn cuối cũng cuả Giác ngộ - quả vị a-la-hán - xuất hiện khi ngay cả các mức độ tham dục và bản ngã tinh tế nhất bị quét sạch không bao giờ trở lại. Vào lúc này, hành giả - bây giờ đã là một bậc a-la-hán, hay là người-xứng-đáng - đi đến điểm cuối cuả giáo lý cuả Đức Phật. Với vô minh, khổ, áp lực căng thẳng (stress), và tái sinh tất cả đều chấm dứt, vị a-la-hán bây giờ có thể phát lên tiếng kêu chiến thắng mà Đức Phật đã công bố khi Giác ngộ:

Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những gì nên làm đã làm, sau đời này sẽ không có đời sống khác nữa.
[Trung Bộ Kinh MN 36 - Đại kinh Saccaka]

Vị a-la-hán sống nốt quảng đời còn lại tự tại hưởng ân sủng cuả Niết Bàn, bảo đảm vĩnh viễn không còn tái sinh. Khi dòng nghiệp vô tận trong quá khứ cuả a-la-hán cuối cùng chấm dưt, a-la-hán lâm chung và vào cõi Niết Bàn (patinibbana) – cõi hoàn toàn Không buộc ràng. Dù rằng ngôn ngữ bất lực trong việc diễn tả sự kiện phi thường này, Đức Phật so sánh nó với điều xảy ra khi ngọn lưả cuối cùng đã tiêu thụ hết nhiên liệu cuả nó.

"The serious pursuit of happiness"

Buddhism is sometimes naïvely criticized as a "negative" or "pessimistic" religion and philosophy. Surely life is not all misery and disappointment: it offers many kinds of happiness and sublime joy. Why then this dreary Buddhist obsession with unsatisfactoriness and suffering?

The Buddha based his teachings on a frank assessment of our plight as humans: there is unsatisfactoriness and suffering in the world. No one can argue this fact. Dukkha lurks behind even the highest forms of worldly pleasure and joy, for, sooner or later, as surely as night follows day, that happiness must come to an end. Were the Buddha's teachings to stop there, we might indeed regard them as pessimistic and life as utterly hopeless. But, like a doctor who prescribes a remedy for an illness, the Buddha offers both a hope (the third Noble Truth) and a cure (the fourth). The Buddha's teachings thus give cause for unparalleled optimism and joy. The teachings offer as their reward the noblest, truest kind of happiness, and give profound value and meaning to an otherwise grim existence. One modern teacher summed it up well: "Buddhism is the serious pursuit of happiness."

 

Thật sự mưu tìm hạnh phúc

Đạo Phật đôi khi bị phê phán một cách thẳng thắn là một tôn giáo và triết học tiêu cực hoặc bi quan. Quả thật cuộc đời không chỉ là khổ đau hay bất mãn: đời mang lại nhiều hạnh phúc và niềm vui cao cả. Thế thì tại sao người Phật tử ủ dột lại bị ám ảnh bởi với những bất mãn và khổ?
Đức Phật đặt nền tảng giáo lý cuả ngài trên sự đánh giá thẳng thắn cảnh ngộ cuả con người chúng ta: có sự bất mãn và khổ trên thế gian. Không ai có thể cãi lại sự thật này. Khổ ẩn náu đàng sau ngay cả những hình thức cao nhất cuả những hoan lạc trần thế, bởi vì, sớm hay muộn, chắc chắn sau ngày là đêm, hạnh phúc ấy phải chấm dứt. Nếu như giáo lý cuả Đức Phật kết thúc ngay tại chỗ ấy, thì chúng ta có thể cho chúng thật sự là bi quan và cuộc sống vì thế là tuyệt vọng. Nhưng, như một bác sĩ ra toa phương thuốc điều trị cho một bệnh nhân, Đức Phật đưa ra cả niềm hy vọng (Thánh Đế thứ ba – third Noble Truth và cách điều tri (Thánh Đế thứ tư – fourth). Giáo lý cuả Phật do đó đem lại niềm lạc quan, hoan hỉ vô song. Giáo lý đem lại như là phần thưởng hạnh phúc chân thật nhất, cao cả nhất, và đem lại giá trị và ý nghiã sâu xa cho một sinh linh hữu hạn khổ đau nếu như không có giáo lý. Một bậc thầy hiện đại đã tóm tắt rất hay:
Phật giaó là thật sự mưu tìm hạnh phúc.

 

Theravada Comes West

Until the late 19th century, the teachings of Theravada were little known outside of southern Asia, where they had flourished for some two and one-half millennia. In the past century, however, the West has begun to take notice of Theravada's unique spiritual legacy in its teachings of Awakening. In recent decades this interest has swelled, with the monastic Sangha from various schools within Theravada establishing dozens of monasteries across Europe and North America. Increasing numbers of lay meditation centers, founded and operated independently of the monastic Sangha, strain to meet the demands of lay men and women — Buddhist and otherwise — seeking to learn selected aspects of the Buddha's teachings.

 

Therevada phát triển tại Phương Tây

Cho đến cuối thế kỷ 19th , giáo lý Phật giáo Nguyên Thủy – Therevada ít được biết đến bên ngoài miền nam Á Châu, nơi mà chúng đã thịnh hành khoảng hai thiên niên kỷ rưởi. Tuy nhiên trong thế kỷ qua, phương Tây đã bắt đầu chú ý đến di sản tinh thần độc đáo trong giáo lý Giác ngộ cuả nó. Trong những thập niên gần đây sự quan tâm này đã lớn mạnh với Tăng chúng thuộc các tu viện cuả các trường phái khác nhau thuộc phái Phật giáo Nguyên Thủy – Therevada thiết lập hàng chục tu viện khắp Châu Âu và Bắc Mỹ. Số lượng ngày càng tăng cuả các trung tâm thiền cuả các cư sĩ, được thành lập và hoạt động độc lập với Tăng chúng tu viện, phấn đấu đáp ứng nhu cầu cuả các nam, nữ cư sĩ – tín đồ Phật giáo và không Phật giáo – tìm tòi học hỏi các khiá cạnh chọn lọc cuả giáo lý Phật-đà.

 

The turn of the 21st century presents both opportunities and dangers for Theravada in the West: Will the Buddha's teachings be patiently studied and put into practice, and allowed to establish deep roots in Western soil, for the benefit of many generations to come? Will the current popular Western climate of "openness" and cross-fertilization between spiritual traditions lead to the emergence of a strong new form of Buddhist practice unique to the modern era, or will it simply lead to confusion and the dilution of these priceless teachings? These are open questions; only time will tell.

 

Bước sang thế kỷ 21 đưa ra cả cơ hội lẫn nguy cơ cho Phật Giáo Nguyên Thủy – Therevada ở Phương Tây: Liệu giáo lý cuả Đức Phật sẽ được kiên trì tu học và hành, và được cho phép bám rễ sâu xa trên đất Phương Tây, vì lợi lạc cho nhiều thế hệ sắp đến? Liệu bầu không khí cởi mở phổ biến hiện nay và sự giao lưu giưã các truyền thống tinh thần có dẫn đến sự xuất hiện cuả một hình thức mới mạnh mẽ cuả việc thực hành đạo Phật độc đáo đối với kỷ nguyên hiện đại, hay nó chỉ dẫn đến sư lộn xộn và sự suy yếu đi những giáo lý vô giá này? Chỉ có thời gian mới đem lại giải đáp cho những câu hỏi còn để ngỏ này.

 

Spiritual teachings of every description inundate the media and the marketplace today. Many of today's popular spiritual teachings borrow liberally from the Buddha, though only rarely do they place the Buddha's words in their true context. Earnest seekers of truth are therefore often faced with the unsavory task of wading through fragmentary teachings of dubious accuracy. How are we to make sense of it all?

 

Các giáo lý tinh thần đủ mọi màu sắc tràn ngập trên phương tiện thông tin đại chúng và trên các thị trường ngày nay. Nhiều giáo lý tinh thần phổ biến hiện nay vay mượn tùy tiện từ Đức Phật, cho dù họ chỉ thay thế lời Đức Phật trong văn cảnh thật cuả họ. Những người tìm kiềm chân lý nhiệt thành do đó thường đối đầu với nhiệm vụ đáng phiền là phải vất vả vượt qua những mảnh vụn giaó lý cuả sự chính xác đáng ngờ. Chúng ta phải hiểu điều đó như thế nào?

 

Fortunately the Buddha left us with some simple guidelines to help us navigate through this bewildering flood. Whenever you find yourself questioning the authenticity of a particular teaching, heed well the Buddha's advice to his stepmother:

[The teachings that promote] the qualities of which you may know, 'These qualities lead to passion, not to dispassion; to being fettered, not to being unfettered; to accumulating, not to shedding; to self-aggrandizement, not to modesty; to discontent, not to contentment; to entanglement, not to seclusion; to laziness, not to aroused persistence; to being burdensome, not to being unburdensome': You may categorically hold, 'This is not the Dhamma, this is not the Vinaya, this is not the Teacher's instruction.'

[As for the teachings that promote] the qualities of which you may know, 'These qualities lead to dispassion, not to passion; to being unfettered, not to being fettered; to shedding, not to accumulating; to modesty, not to self-aggrandizement; to contentment, not to discontent; to seclusion, not to entanglement; to aroused persistence, not to laziness; to being unburdensome, not to being burdensome': You may categorically hold, 'This is the Dhamma, this is the Vinaya, this is the Teacher's instruction.'

AN 8.53

The truest test of these teachings, of course, is whether they yield the promised results in the crucible of your own heart. The Buddha presents the challenge; the rest is up to you.

 

May thay Đức Phật đã để lại cho chúng ta một số hướng dẫn đơn giản giúp chúng ta vượt qua cơn lũ bối rối này. Bất cứ khi nào bạn tự thấy mình phải tra vấn về tính chính thống cuả bất cứ giáo lý nào, hãy lắng nghe kỹ lời khuyên cuả Đức Phật với kế mẫu cuả mình:
[Giáo lý mà làm tăng tiến] Và này Gotamì, những pháp nào bà biết : “Những pháp này đưa đến tham dục, không phải ly tham ; đưa đến hệ phược, không đưa đến ly hệ phược ; đưa đến tích tập, không đưa đến không tích tập ; đưa đến dục lớn, không đưa đến ít dục ; đưa đến không biết đủ, không đưa đến biết đủ ; đưa đến tụ hội, không đưa đến nhàn tịnh ; đưa đến biếng nhác, không đưa đến tinh tấn ; đưa đến khó nuôi dưỡng, không đưa đến dễ nuôi dưỡng”. Này Gotamì, hãy thọ trì nhứt hướng rằng : “Đó là không phải Pháp, đó là không phải Luật, đó là không phải lời dạy của bậc Đạo sư”.
[Giáo lý mà làm tăng tiến] Và này Gotamì, những pháp nào bà biết : Những pháp đưa đến ly tham, không đưa đến tham dục ; đưa đến ly hệ phược, không đưa đến hệ phược ; đưa đến không tích tập, không đưa đến tích tập ; đưa đến ít dục, không đưa đến dục lớn ; đưa đến biết đủ, không đưa đến không biết đủ ; đưa đến nhàn tịnh, không đưa đến tụ hội ; đưa đến tinh tấn, không đưa đến biếng nhác ; đưa đến dễ nuôi dưỡng, không đưa đến khó nuôi dưỡng. Này Gotamì, hãy thọ trì nhứt hướng rằng : “Đó là phải Pháp, đó là phải Luật, đó là lời dạy của bậc Đạo sư”.
[Tăng Chi bộ Kinh AN VIII.53 - Kinh Gotami]

Sự kiểm tra chân thật nhất cuả những giáo lý này, dĩ nhiên, là liệu chúng có tạo ra những kết quả mong đợi thông qua sự kiểm tra nghiêm ngặt trong chính lòng bạn. Phật trình bày thử thách; phần còn lại là tuỳ bạn.

 

Notes

1.
Buddhist Religions: A Historical Introduction (fifth edition) by R.H. Robinson, W.L. Johnson, and Thanissaro Bhikkhu (Belmont, California: Wadsworth, 2005), p. 46.
2.
This estimate is based on data appearing in CIA World Factbook 2004. South Asia's largest Theravada Buddhist populations are found in Thailand (61 million Theravadans), Myanmar (38 million), Sri Lanka (13 million), and Cambodia (12 million).
3.
Buddhist Religions, p. 46.
4.
Mahayana today includes Zen, Ch'an, Nichiren, Tendai, and Pure Land Buddhism.
5.
Guide Through The Abhidhamma Pitaka by Nyanatiloka Mahathera (Kandy: Buddhist Publication Society, 1971), pp. 60ff.
6.
A third major branch of Buddhism emerged much later (ca. 8th century CE) in India:Vajrayana, the "Diamond Vehicle." Vajrayana's elaborate system of esoteric initiations, tantric rituals, and mantra recitations eventually spread north into central and east Asia, leaving a particularly strong imprint on Tibetan Buddhism. See Buddhist Religions, pp. 124ff. and chapter 11.
7.
Modern scholarship suggests that Pali was probably never spoken by the Buddha himself. In the centuries after the Buddha's death, as Buddhism spread across India into regions of different dialects, Buddhist monks increasingly depended on a common tongue for their Dhamma discussions and recitations of memorized texts. It was out of this necessity that the language we now know as Pali emerged. See Bhikkhu Bodhi's Introduction in Numerical Discourses of the Buddha (Walnut Creek, CA: Altamira Press, 1999), pp. 1ff, and n. 1 (p. 275) and "The Pali Language and Literature" by the Pali Text Society (http://www.palitext.com/subpages/lan_lite.htm; 15 April 2002).
8.
Great Disciples of the Buddha by Nyanaponika Thera and Hellmuth Hecker (Somerville: Wisdom Publications, 1997), pp. 140, 150.
9.
Buddhist Religions, p. 48.
10.
The Hindu Vedas, for example, predate the Buddha by at least a millennium (Buddhist Religions, p. 2).
11.
Buddhist Religions, p. 77.
12.
Anandajoti Bhikkhu, personal communication.
13.
See Dhp 1-2.
14.

This description of the unified role of samatha and vipassana is based upon the Buddha's meditation teachings as presented in the suttas (see "One Tool Among Many" by Thanissaro Bhikkhu). The Abhidhamma and the Commentaries, by contrast, state that samatha and vipassana are two distinct meditation paths (see, for example, The Jhanas in Theravada Buddhist Meditation by H. Gunaratana, ch. 5).

It is impossible to reconcile these divergent views from studying the texts alone; any doubts about the roles of samatha and vipassana are best resolved through the actual practice of meditation.

 

Chú Thích

1
. Buddhist Religions: A Historical Introduction (fifth edition) by R.H. Robinson, W.L. Johnson, and Thanissaro Bhikkhu (Belmont, California: Wadsworth, 2005), p. 46.
2
.
2. Sự ước tính này dựa trên tài liệu trong » CIA World Factbook 2004. Tại miền Nam Á Châu dân số theo Phật giáo Nguyên Thủy rất đông, tại Thái Lan 61 triệu Phật tử phái Nguyên Thủy, Miến Điện 38 triệu, Tích Lan 13 triệu và Cambodia 12 triệu.
3.

. Buddhist Religions, p. 46
4
. Phật Giáo Đại Thừa ngày hôm nay gồm có thiền Zen, Ch’an, Nichiren, Tendai, and Pure Land Buddhism.
5. Guide Through The Abhidhamma Pitaka by Nyanatiloka Mahathera (Kandy: Buddhist Publication Society, 1971), pp. 60ff.
6 A third major branch of Buddhism emerged much later (ca. 8th century CE) in India: Vajrayana, the “Diamond Vehicle.” Vajrayana’s elaborate system of esoteric initiations, tantric rituals, and mantra recitations eventually spread north into central and east Asia, leaving a particularly strong imprint on Tibetan Buddhism. See Buddhist Religions, pp. 124ff. and chapter 11.
7. .. Những nhà học giả hiện đại cho rằng ngôn ngữ Pali không phải là ngôn ngữ của Đức Phật. Trong nhiều thế kỷ sau khi Đức Phật nhập diệt, Đạo Phật phát triển xuyên qua Ấn Độ bằng nhiều thứ tiếng, số lượng Tăng sĩ tăng thêm tùy thuộc vào cách thuyết pháp và những chủ đề được học thuộc lòng. Không cần thiết cho rằng ngôn ngữ chúng ta biết bây giờ là Pali. Coi phần giới thiệu cuả Ngài Bhikkhu Bodhi trong Numerical Discourses of the Buddha (Walnut Creek, CA: Altamira Press, 1999), pp. 1ff, and n. 1 (p. 275) and “The Pali Language and Literature” by the Pali Text Society (» http://www.palitext.com/subpages/lan_lite.htm; 15 April 2002).
8. Great Disciples of the Buddha by Nyanaponika Thera and Hellmuth Hecker (Somerville: Wisdom Publications, 1997), pp. 140, 150.
9. Buddhist Religions, p. 48.
10. The Hindu Vedas, for example, predate the Buddha by at least a millennium (Buddhist Religions, p. 2).
11. Buddhist Religions, p. 77
13. See Dhp 1-2.
1
14. Sự diễn tả này của vai trò thống nhất của thiền định (samatha) và thiền quán (vipassana) thì dựa trên sự giảng dậy của Đức Phật về thiền như đã giảng dậy trong những kinh điển (coi “One Tool Among Many” by Thanissaro Bhikkhu). Tạng Vi Diệu Pháp và những bản Chú Giải, bởi sự tương phản, tình trạng của thiền định và thiền quán là hai đường đi khác biệt (coi, thí dụ, The Jhanas in Theravada Buddhist Meditation by H. Gunaratana, ch. 5). Nó thì khó mà hòa hợp hai quan điểm nếu chỉ từ sự nghiên cứu trong những bản văn, bất cứ sự nghi ngờ còn lại và sự liên quan tới vai trò của thiền định và thiền quán là sự quyết tâm thực tập thiền

Terms of use: You may copy, reformat, reprint, republish, and redistribute this work in any medium whatsoever, provided that: (1) you only make such copies, etc. available free of charge; (2) you clearly indicate that any derivatives of this work (including translations) are derived from this source document; and (3) you include the full text of this license in any copies or derivatives of this work. Otherwise, all rights reserved. For additional information about this license, see the FAQ

 

 

Tất cả bài pháp trong trang web này có thể tái bản, lập lại qui cách, in lại và phân phối lại trong bất cứ phương tiện nào. Đó là sự mong ước của các tác giả, tuy nhiên, những sự tái bản và tái phân phối khi đưa ra công chúng thì không được tính tiền. Sự dịch thuật và những việc liên qua đến sự phân phối nên rõ ràng như bản chính.

 

 Chủ biên và điều hành: TT Thích Giác Đẳng.

  Những đóng góp dịch thuật xin gửi về TT Thích Giác Đẳng tại phamdang0308@gmail.com
Cập nhập ngày: Thứ Sáu 08-11-2006

Webmasters: Minh Hạnh & Thiện Pháp, Thủy Tú & Phạm Cương

 | | trở về đầu trang | Home page |