Chữ Tipitaka (Pali ti, "ba" + pitaka, "giỏ", hay là Thánh Điển Pali, là bộ Thánh Điển được sưu tầm từ cổ ngữ Pali là nền tảng Phật học của Phật Giáo Nguyên Thủy. Thánh Điển Tam Tạng và paracanonical text (commentaries, chronicles, etc.) được tổng hợp để tạo thành toàn bộ Thánh Điển cổ ngữ của Phật Giáo Nguyên Thủy.

Thánh Điển Pali là kho tàng văn học: Những bài pháp được dịch sang Anh ngữ và cộng thêm hàng ngàn cuốn sách đã được xuất bản. Phần lớn (không phải là tất cả) những kinh điển đã được xuất bản bằng Anh ngữ từ nhiều năm. Mặc dù chỉ là một số nhỏ các bài pháp được đưa vào trang web này, nhưng những bài sưu tầm này có thể là khởi đầu tốt.

Tam Tạng Thánh Điển được chia làm ba bộ như sau:

Tạng Luật: (Vinaya Pitaka)
Là những bài sưu tầm về giới luật của Tỳ KheoTỳ Kheo Ni - Không phải chỉ là đơn thuần về giới luật mà bộ Tạng Luật còn có những câu chuyện kèm theo sau mỗi giới luật, được diễn tả chi tiết những lời giảng giải của Đức Phật về mỗi trường hợp như thế nào cho hoà thuận trong nhiều cộng đồng Tăng chúng
Tạng Kinh (Sutta Pitaka)
Những sưu tập của kinh điển, hoặc những bài thuyết giảng, do Đức Phật thuyết giảng và những vị đại đệ tử của Ngài, chứa đựng tất cả những thuyết giảng của hệ phái Phật Giáo Nguyên Thủy, (Trên 900 bài kinh đã được chuyển dịch ở trong trang web này.) Những bộ kinh được chia thành 5 bộ.
Tạng Vi Diệu Pháp - (Abhidhamma Pitaka)
Vi Diệu Pháp là một Tạng Kinh với nội dung về học thuyết cơ bản những nguyên ly' thể hiện trong Kinh Điển đã được chỉnh đốn lại vào trong những khuôn khổ để có thể ứng dụng trong việc theo dõi quan sát những tiến trình của tâm.

Những bài đọc thêm