The brahma-viharas, or "sublime attitudes," are the Buddha's primary heart teachings — the ones that connect most directly with our desire for true happiness. The term brahma-vihara literally means "dwelling place of brahmas." Brahmas are gods who live in the higher heavens, dwelling in an attitude of unlimited goodwill, unlimited compassion, unlimited empathetic joy, and unlimited equanimity. These unlimited attitudes can be developed from the more limited versions of these emotions that we experience in the human heart.

Phạm Trú (brahma-viharas-Nơi thường trú tối thượng của từ, bi, hỷ, xả,) hay "pháp thượng nhân " là căn bản của Phật Pháp -- những giáo pháp liên hệ trực tiếp tới sự mong muốn về hạnh phúc thật sự của chúng ta. Cụm từ phạm trú theo nghĩa đúng là "nơi cư trú của Phạm Thiên." Phạm Thiên là những vị trời sống ở các tầng thiên giới cao, cư trú trong trạng thái của tâm từ vô lượng, tâm bi vô lượng, tâm hỉ vô lượng và tâm xả vô lượng. Những trạng thái vô lượng này có thể phát triển từ nhiều cách diễn tả về những mối xúc cảm hạn chế hơn mà chúng ta cảm nhận trong trái tim của loài người.

Of these four emotions, goodwill (metta) is the most fundamental. It's the wish for true happiness, a wish you can direct to yourself or to others. Goodwill was the underlying motivation that led the Buddha to search for awakening and to teach the path to awakening to others after he had found it.

Nằm trong bốn mối xúc cảm, tâm từ (metta) là cơ bản lớn nhất. Đó là mong muốn có hạnh phúc thật sự, một sự mong muốn trực tiếp đến bản thân và đến những người khác. Tâm từ là động lực tiềm ẩn đã dẫn Đức Phật tìm thấy sự giác ngộ và đã giảng dạy con đường giác ngộ cho chúng sanh sau khi Ngài khám phá ra nó.

The next two emotions in the list are essentially applications of goodwill. Compassion (karuna) is what goodwill feels when it encounters suffering: It wants the suffering to stop. Empathetic joy (mudita) is what goodwill feels when it encounters happiness: It wants the happiness to continue. Equanimity (upekkha) is a different emotion, in that it acts as an aid to and a check on the other three. When you encounter suffering that you can't stop no matter how hard you try, you need equanimity to avoid creating additional suffering and to channel your energies to areas where you can be of help. In this way, equanimity isn't cold hearted or indifferent. It simply makes your goodwill more focused and effective.

Hai mối cảm xúc kế tiếp trong danh sách là sự ứng dụng cơ bản của tâm từ. Tâm bi (karuna) là những gì tâm từ cảm nhận khi gặp cảnh đau khổ: Nó muốn cảnh khổ đó ngừng lại. Tâm hỉ (mudita) là tâm từ cảm nhận khi gặp cảnh hạnh phúc: Nó muốn cảnh hạnh phúc đó tiếp tục. Tâm xả (upekkha) là một cảm xúc khác, ở trong đó nó hành động như một sự trợ giúp và kiểm soát ba cảm xúc kia. Khi bạn gặp cảnh đau khổ mà bạn không thể nào làm nó dừng lại cho dù bạn cố gắng thế nào, bạn cần sự bình tâm để tránh tạo thêm sự đau khổ và chuyển nghị lực của bạn vào phạm vi nơi bạn có thể giúp đỡ. Theo cách này, tâm xả không phải là tấm lòng lạnh lùng hay dửng dưng. Nó chỉ đơn giản là làm cho tâm từ của bạn tâm trung hơn và có hiệu quả

Making these attitudes limitless requires work. It's easy to feel goodwill, compassion, and empathetic joy for people you like and love, but there are bound to be people you dislike — often for very good reasons. Similarly, there are many people for whom it's easy to feel equanimity: people you don't know or don't really care about. But it's hard to feel equanimity when people you love are suffering. Yet if you want to develop the brahma-viharas, you have to include all of these people within the scope of your awareness so that you can apply the proper attitude no matter where or when. This is where your heart needs the help of your head.

Cần phải có nổ lực để tạo ra trạng thái vô lượng này. Thật dễ dàng để cảm xúc tâm từ, tâm bi và tâm hỉ đối với người bạn thích và yêu mến, nhưng không dễ dàng đối với những người bạn không ưa -- thường thì phải có các lý do rất chính đáng. Tương tự như vậy, có nhiều người dễ có tâm xả: những người mà bạn không biết hoặc không thực sự quan tâm. Nhưng khó để có tâm xả khi người bạn yêu đau khổ. Tuy vậy nếu bạn muốn phát triển các tính cao thượng, bạn cần phải bao gồm tất cả những người này trong phạm vi nhận thức của bạn để bạn có thể áp dụng các thái độ thích hợp bất cứ ở đâu và khi nào. Đây là điểm mà tấm lòng của bạn cần đến trí tuệ của bạn.

All too often, meditators believe that if they can simply add a little more heart juice, a little more emotional oomph, to their brahma-vihara practice, their attitudes can become limitless. But if something inside you keeps churning up reasons for liking this person or hating that one, your practice starts feeling hypocritical. You wonder who you're trying to fool. Or, after a month devoted to the practice, you still find yourself thinking black thoughts about people who cut you off in traffic — to say nothing of people who've done the world serious harm.

Thường xuyên hơn nữa, những thiền sinh tin rằng nếu họ có thể chỉ đơn giản thêm vào một chút hăng hái, một chút xúc cảm nồng nhiệt, trong việc thực tập pháp thượng nhân, thì thái độ của họ có thể trở thành vô lượng. Nhưng nếu có một điều gì đó bên trong bạn cứ khuấy động lên những lý do thích người này hoặt ghét người kia, sự thực tập của bạn bắt đầu cảm thấy không chân thật. Bạn tự hỏi ai là người mà bạn đang cố gắng che dấu. Hoặc, sau một tháng tận tụy thực tập, bạn vẫn cứ bực tức nghĩ hoài đến những người lái xe cắt ngang trước đầu xe bạn - không cần nói gì đến những người đã gây tổn hại nghiêm trọng cho thế giới.

This is where the head comes in. If we think of the heart as the side of the mind that wants happiness, the head is the side that understands how cause and effect actually work. If your head and heart can learn to cooperate — that is, if your head can give priority to finding the causes for true happiness, and your heart can learn to embrace those causes — then the training of the mind can go far.

Việc này cần đến trí tuệ. Nếu chúng ta nghĩ về tấm lòng (tâm) là phía của trí tuệ muốn có hạnh phúc, thì sự suy nghĩ (trí) là phía biết nhân quả thật sự diễn ra như thế nào. Nếu bạn có thể tìm được cách để cho tâm và trí hoà hợp như thế nào--hay nói cách khác, nếu trí của bạn có thể dành ưu tiên cho việc tìm kiếm những nguyên nhân cho hạnh phúc thật sự thì sự đào tạo có một trí tuệ sáng suốt có thể tiến xa

This is why the Buddha taught the brahma-viharas in a context of head teachings: the principle of causality as it plays out in (1) karma and (2) the process of fabrication that shapes emotions within the body and mind. The more we can get our heads around these teachings, the easier it will be to put our whole heart into developing attitudes that truly are sublime. An understanding of karma helps to explain what we're doing as we develop the brahma-viharas and why we might want to do so in the first place. An understanding of fabrication helps to explain how we can take our human heart and convert it into a place where brahmas could dwell.

Đây là lý do tại sao Đức Phật đã dậy các pháp thượng nhân trong bài giảng giáo pháp về trí tuệ: nguyên tắc nhân quả được diễn giải trong nghiệp và trong tiến trình hình thành của những cảm xúc trong thân và tâm. Càng suy nghĩ nhiều đến lời giảng dạy này chúng ta càng có nhiều lòng tin vào sự phát triển những hành xử cao cả. Sự hiểu biết về nghiệp giúp giải thích những gì chúng ta đang thực hiện để phát triển pháp thượng nhân và giúp giải thích tại sao khởi đầu chúng ta làm như thế. Sự hiểu biết về việc hình thành giúp giải thích bằng cách nào mà chúng ta có thể dùng trái tim con người để biến thành nơi cư trú của Phạm Thiên.

 

The teaching on karma starts with the principle that people experience happiness and sorrow based on a combination of their past and present intentions. If we act with unskillful intentions either for ourselves or for others, we're going to suffer. If we act with skillful intentions, we'll experience happiness. So if we want to be happy, we have to train our intentions to always be skillful. This is the first reason for developing the brahma-viharas: so that we can make our intentions more trustworthy.

Việc giảng dạy về nghiệp bắt đầu với các nguyên tắc là con người trải qua hạnh phúc và phiền muộn dựa trên sự kết hợp chủ ý trong quá khứ và hiện tại của họ. Nếu chúng ta hành động với chủ ý bất thiện hoặc cho bản thân hoặc cho người khác, chúng ta sẽ bị khổ đau. Nếu chúng ta hành động với chủ ý thiện, chúng ta sẽ đạt được sự hạnh phúc. Vì vậy, nếu chúng ta muốn được hạnh phúc, chúng ta phải luôn luôn giữ tâm ý trong các thiện pháp. Đây là lý do đầu tiên để phát triển các pháp thượng nhân: như vậy chúng ta có thể thực hiện ý nguyện của chúng ta với đầy niềm tin.

 

Some people say that unlimited goodwill comes naturally to us, that our Buddha- nature is intrinsically compassionate. But the Buddha never said anything about Buddha-nature. What he did say is that the mind is even more variegated than the animal world. We're capable of anything. So what are we going to do with this capability?

Một số người nói rằng từ tâm vô lượng đến với chúng ta một cách tự nhiên, rằng Phật tánh của chúng ta -- thật sự là từ bi. Nhưng Đức Phật Ngài không bao giờ nói gì về Phật tánh. Cái mà Ngài đã nói là các tâm trí của con người thì dao động hơn là thế giới của các loài động vật. Chúng ta có khả năng làm bất cứ điều gì. Vậy thì chúng ta sẽ làm gì với khả năng này?

 

We could do — and have done — almost anything, but the one thing the Buddha does assume across the board is that deep down inside we want to take this capability and devote it to happiness. So the first lesson of karma is that if you really want to be happy, you can't trust that deep down you know the right thing to do, because that would simply foster complacency. Unskillful intentions would take over and you wouldn't even know it. Instead, you have to be heedful to recognize unskillful intentions for what they are, and to act only on skillful ones. The way to ensure that you'll stay heedful is to take your desire for happiness and spread it around.

Chúng ta có thể làm -- và chúng ta đã từng làm -- hầu hết mọi thứ, nhưng một điều mà Đức Phật thừa nhận tổng quát là tận trong thâm tâm của chúng ta, chúng ta muốn dùng trọn vẹn khả năng này để tạo ra hạnh phúc Vì vậy, bài học đầu tiên của nghiệp là nếu bạn thật sự muốn hạnh phúc bạn không thể tin rằng trong thâm tâm của bạn biết việc nào đúng để làm, vì việc này nó sẽ tạo ra tánh tự mãn. Chủ ý bất thiện sẽ tràn ngập, và ngay cả bạn cũng không nhận ra nó. Thay vào đó, bạn có thể lưu ý để nhận ra ý định bất thiện đang có, và chỉ hành xử những thiện pháp mà thôi. Phương cách để bảo đảm rằng bạn sẽ tỉnh thức là mang ước muốn của bạn truyền bá khắp nơi

 

The second lesson of karma is that just as you're the primary architect of your own happiness and suffering, other people are the primary architects of theirs. If you really want them to be happy, you don't just treat them nicely. You also want them to learn how to create the causes for happiness. If you can, you want to show them how to do that. This is why the gift of dharma — lessons in how to give rise to true happiness — is the greatest gift.

Bài học thứ hai của nghiệp là cũng giống như bạn là kiến trúc sư sáng tạo ra hạnh phúc và đau khổ của riêng bạn, và những người khác là kiến trúc sư của chính họ. Nếu bạn thực sự muốn họ được hạnh phúc, bạn không chỉ đối xử họ tế nhị. Mà bạn cũng cần họ học cách tạo những nhân gây ra hạnh phúc. Nếu bạn có thể, bạn cần chỉ dẫn họ cách thế nào để làm điều đó. Điều này là tại sao bố thí pháp -- bài học làm thế nào để làm tăng trưởng hạnh phúc thật sự - là sự bố thí lớn nhất.

 

In the Buddha's most famous example of how to express an attitude of unlimited good will, he doesn't just express the following wish for universal happiness:

Happy, at rest,

may all beings be happy at heart.

Whatever beings there may be,

weak or strong, without exception,

long, large,

middling, short,

subtle, blatant,

seen & unseen,

near & far,

born & seeking birth:

May all beings be happy at heart.

He immediately adds a wish that all beings avoid the causes that would lead them to unhappiness:

Let no one deceive another

or despise anyone anywhere,

or through anger or irritation

wish for another to suffer.

Sn 1.8

 

Trong ví dụ nổi tiếng nhất Ðức Phật Ngài như thế nào để thể hiện trạng thái tâm từ vô lượng, Ngài không những chỉ thể hiện sự mong muốn sau đây cho hạnh phúc chung:

Mong tất cả những ai,

Hữu tình có mạng sống,

Kẻ yếu hay kẻ mạnh,

Không bỏ sót một ai,

Kẻ dài hay kẻ lớn,

Trung, thấp,

loài lớn, nhỏ.

Loài được thấy, không thấy,

Loài sống xa, không xa,

Các loài hiện đang sống,

Các loài sẽ được sanh,

Mong mọi loài chúng sanh

Sống hạnh phúc an lạc.

Ngài đã cho biết thêm một mong muốn rằng tất cả chúng sanh không thể hiện những nguyên nhân đó sẽ dẫn chúng vào bất hạnh:

Mong rằng không có ai, Lường gạt lừa dối ai,

Không có ai khinh mạn, Tại bất cứ chỗ nào.

Không vì giận hờn nhau, Không vì tưởng chống đối.

Lại có người mong muốn, Làm đau khổ cho nhau.

Sn 1.8

So if you're using visualization as part of your goodwill practice, don't visualize people simply as smiling, surrounded willy-nilly by wealth and sensual pleasures. Visualize them acting, speaking, and thinking skillfully. If they're currently acting on unskillful intentions, visualize them changing their ways. Then act to realize those visualizations if you can.

 

Vì vậy, nếu bạn dùng trí tưởng tượng là một phần của sự thực tập tâm từ của bạn, đừng hình dung con người một cách đơn giản qua nụ cười, qua sự giàu sang và qua sự vồn vã chung quanh. Hãy hình dung họ qua cách hành xử, qua lời nói, và qua các thiện ý của họ. Nếu hiện tại họ đang hành xử theo ý đồ bất thiện, hãy hình dung rằng họ đang sửa đổi cách thức. Rồi bạn hãy cư xử thuận theo sự tưởng tượng này nếu có thể.

 

A similar principle applies to compassion and empathetic joy. Learn to feel compassion not only for people who are already suffering, but also for those who are engaging in unskillful actions that will lead to future suffering. This means, if possible, trying to stop them from doing those things. And learn to feel empathetic joy not only for those who are already happy, but also for those whose actions will lead to future happiness. If you have the opportunity, give them encouragement.

 

Nguyên tắc tương tự được áp dụng với tâm bi và tâm hỉ. Tìm hiểu để cảm thấy tâm bi không chỉ cho những người đã đau khổ, mà còn cho những ai đang có các hành động bất thiện pháp sẽ dẫn đến đau khổ trong tương lai. Điều này có nghĩa, nếu có thể, cố gắng ngăn cản họ làm những điều đó. Và tìm hiểu để cảm thấy tâm hỉ không chỉ cho những người đã được hạnh phúc, mà còn cho những ai có hành động thiện sẽ dẫn đến hạnh phúc trong tương lai. Nếu bạn có cơ hội, khuyến khích cho họ như vậy.

 

But you also have to realize that no matter how unlimited the scope of these positive emotions, their effect is going to run into limits. In other words, regardless of how strong your goodwill or compassion may be, there are bound to be people whose past actions are unskillful and who cannot or will not change their ways in the present. This is why you need equanimity as your reality check. When you encounter areas where you can't be of help, you learn not to get upset. Think about the universality of the principle of karma: it applies to everyone regardless of whether you like them or not. That puts you in a position where you can see more clearly what can be changed, where you can be of help. In other words, equanimity isn't a blanket acceptance of things as they are. It's a tool for helping you to develop discernment as to which kinds of suffering you have to accept and which ones you don't.

 

Nhưng bạn cũng phải nhận ra rằng không cần biết là phạm vi của những cảm xúc vui tươi này vô lượng như thế nào, nhưng hiệu quả của nó rồi cũng sẽ tiến đến giới hạn. Nói cách khác, bất kể tâm từ hay tâm bi của bạn có thể mạnh như thế nào, nhưng cũng có những ranh giới dành cho những người có hành động bất thiện trong quá khứ và những người không thể hoặc sẽ không thay đổi cách hành xử của họ trong hiện tại. Ðây là lý do tại sao bạn cần sự bình tâm để kiểm điểm lại thực chất của bạn. Khi bạn va chạm phải các trường hợp khó khăn mà bạn không thể được trợ giúp, bạn hãy tập sao cho không buồn bực. Hãy suy nghĩ về tính chất chung cơ bản của nghiệp: nó được áp dụng cho tất cả mọi người bất kể bạn thích chúng hay không. Ðiều đó đặt bạn vào một vị trí nơi bạn có thể nhìn thấy rõ hơn những gì có thể thay đổi, ở đâu bạn có thể được trợ giúp. Nói cách khác, tâm xả không phải là một sự chấp nhận bao trùm mọi thứ. Đó là một công cụ để giúp bạn phát triển để phân biệt các loại đau khổ nào bạn phải chấp nhận và cái nào bạn không chấp nhận.

 

For example, someone in your family may be suffering from Alzheimer's. If you get upset about the fact of the disease, you're limiting your ability to be genuinely helpful. To be more effective, you have to use equanimity as a means of letting go of what you want to change and focusing more on what can be changed in the present.

 

Thí dụ, trong gia đình của bạn có người nào có thể bị bịnh nhũng não (Alzheimer là một chứng bịnh óc làm mất trí nhớ, thường xảy ra ở những người lớn tuổi) Nếu bạn buồn bực về sự kiện của bệnh, là bạn đang hạn chế khả năng giúp đỡ chân thật. Để có hiệu quả hơn, bạn phải hành xử trầm tỉnh như là phương cách buông bỏ những gì bạn muốn thay đổi và tập trung hơn vào những gì có thể thay đổi ngay trong hiện tại

 

A third lesson from the principle of karma is that developing the brahma-viharas can also help mitigate the results of your past bad actions. The Buddha explains this point with an analogy: If you put a lump of salt into a glass of water, you can't drink the water in the glass. But if you put that lump of salt into a river, you could then drink the water in the river, because the river contains so much more water than salt. When you develop the four brahma-viharas, your mind is like the river. The skillful karma of developing these attitudes in the present is so expansive that whatever results of past bad actions may arise, you hardly notice them.

 

Bài học thứ ba từ nguyên tắc của nghiệp là phát triển các pháp thượng nhân cũng có thể giúp giảm thiểu các kết quả của những hành động xấu trong quá khứ của bạn. Ðức Phật giải thích điểm này bằng cách so sánh: Nếu bạn bỏ một cục muối vào một ly nước, bạn không thể uống nước trong ly đó. Nhưng nếu bạn bỏ cục muối đó xuống sông, sau đó bạn có thể uống nước ở sông, bởi vì con sông này chứa rất nhiều nước hơn số lượng muối đó. Một khi bạn phát triển bốn phạm trú, tâm trí của bạn cũng giống như giòng sông. Sự phát triển những hành vi thiện này trong hiện tại được phát huy rộng đến nỗi tất cả những quả của các hành động xấu trong quá khứ xuất hiện, bạn hầu như không nhận biết chúng

 

A proper understanding of karma also helps to correct the false idea that if people are suffering they deserve to suffer, so you might as well just leave them alone. When you catch yourself thinking in those terms, you have to keep four principles in mind.

 

Sự hiểu biết đúng đắn về nghiệp cũng giúp để điều chỉnh ý tưởng sai lầm rằng nếu người ta đang đau khổ là họ đáng bị đau khổ, do vậy thì không cần để ý tới. Khi bạn bắt gặp mình suy nghĩ trong những ý nghĩ đó, bạn phải giữ bốn nguyên tắc trong tâm trí.

 

First, remember that when you look at people, you can't see all the karmic seeds from their past actions. They may be experiencing the results of past bad actions, but you don't know when those seeds will stop sprouting. Also, you have no idea what other seeds, whatever wonderful latent potentials, will sprout in their place.

 

Trước tiên, hãy nhớ rằng khi bạn nhìn vào một người, bạn không thể thấy tất cả các chủng tử của nghiệp từ những hành động quá khứ của họ. Họ có thể gặp những quả của những hành động xấu trong quá khứ, nhưng bạn không biết khi nào các chủng tử đó sẽ ngừng nảy mầm. Cũng vậy, bạn không có khái niệm gì về những chủng tử khác, nhưng bất cứ khả năng tiềm ẩn kỳ diệu nào, rồi cũng sẽ đâm chồi nẩy lộc

 

There's a saying in some Buddhist circles that if you want to see a person's past actions, you look at his present condition; if you want to see his future condition, you look at his present actions. This principle, however, is based on a basic misperception: that we each have a single karmic account, and what we see in the present is the current running balance in each person's account. Actually, no one's karmic history is a single account. It's composed of the many different seeds planted in many places through the many different actions we've done in the past, each seed maturing at its own rate. Some of these seeds have already sprouted and disappeared; some are sprouting now; some will sprout in the future. This means that a person's present condition reflects only a small portion of his or her past actions. As for the other seeds, you can't see them at all.

 

Có một câu Phật ngôn truyền tụng trong một số giới Phật tử rằng nếu bạn muốn xem những gì một người đã hành động trong quá khứ, bạn hãy nhìn vào tình trạng hiện tại của hắn; nếu bạn muốn xem tình trạng tương lai của anh ta, bạn nhìn vào các hành động hiện tại của hắn. Đây là yếu tố cơ bản, tuy nhiên, dựa trên một sự nhận thức sai lầm cơ bản: rằng mỗi chúng ta từng có một tài khoản nghiệp, và những gì chúng ta nhìn thấy trong hiện tại là dòng lưu chảy cân bằng trong tài khoản của mỗi người. Trên thực tế, lịch sử nghiệp của con người không có một tài khoản đơn độc. Nó bao gồm những chủng tử khác nhau đã tạo ở nhiều nơi thông qua các hành động khác nhau mà chúng ta đã thực hiện trong quá khứ, mỗi chủng tử chín mùi ở mức riêng của mình. Một số các chủng tử đã nảy mầm và biến mất, một số đang mọc bây giờ, một số sẽ gặt trong tương lai. Điều này có nghĩa là hiện trạng của một người phản ánh chỉ một phần nhỏ của những hành động quá khứ của mình. Đối với các chủng tử khác, bạn không thể nhìn thấy tất cả chúng.

 

This reflection helps you when developing compassion, for it reminds you that you never know when the possibility to help somebody can have an effect. The seeds of the other person's past bad actions may be flowering right now, but they could die at any time. You may happen to be the person who's there to help when that person is ready to receive help.

 

Điều phản ảnh này giúp bạn khi phát triển tâm bi, vì nó nhắc nhở bạn rằng bạn không bao giờ biết khi nào có khả năng giúp ai có thể có hiệu lực. Hạt giống của hành động xấu trong quá khứ của người khác có thể là trổ ra ngay bây giờ, nhưng chúng có thể tan biến bất kỳ lúc nào. Cũng có thể bạn sẽ là người xuất hiện để giúp đỡ khi người kia sẵn sàng đón nhận sự trợ giúp.

 

The same pattern applies to empathetic joy. Suppose that your neighbor is wealthier than you are. You may resist feeling empathetic joy for him because you think, "He's already well-off, while I'm still struggling. Why should I wish him to be even happier than he is?" If you find yourself thinking in those terms, remind yourself that you don't know what your karmic seeds are; you don't know what his karmic seeds are. Maybe his good karmic seeds are about to die. Do you want them to die any faster? Does his happiness diminish yours? What kind of attitude is that? It's useful to think in these ways.

 

Cùng một khuôn mẫu áp dụng cho tâm hỉ. Giả sử rằng người hàng xóm của bạn giàu có hơn bạn. Bạn có thể không có cảm xúc tâm hỉ cho anh ta vì bạn nghĩ rằng, Ông ấy đã khá giả, trong khi tôi vẫn đang gặp khó khăn. Tại sao tôi lại muốn ông ấy được hạnh phúc hơn nữa?" Nếu bạn thấy mình suy nghĩ trong những điều đó, hãy tự nhắc nhở mình rằng bạn không biết những chủng tử nghiệp của bạn đang có, bạn không biết những chủng tử nghiệp gì ông ta đang có. Có lẽ những chủng tử tốt của ông ta sắp tàn. Bạn có muốn chúng bị tàn bất kỳ nhanh hơn? Liệu hạnh phúc của ông ta có làm giảm cái hạnh phúc của bạn? Những loại thái độ đó là gì? Nó rất hữu ích để suy nghĩ trong những cách này

 

The second principle to keep in mind is that, in the Buddha's teaching, there's no question of a person's "deserving" happiness or "deserving" pain. The Buddha simply says that there are actions leading to pleasure and actions leading to pain. Karma is not a respecter of persons; it's simply an issue of actions and results. Good people may have some bad actions squirreled away in their past. People who seem horrible may have done some wonderful things. You never know. So there's no question of a person's deserving or not deserving pleasure or pain. There's simply the principle that actions have results and that your present experience of pleasure or pain is the combined result of past and present actions. You may have some very unskillful actions in your past, but if you learn to think skillfully when those actions bear fruit in the present, you don't have to suffer.

 

Nguyên tắc thứ hai cần lưu ý là, trong việc giảng dạy của Đức Phật, không có câu hỏi về "đáng" hạnh phúc hoặc "đáng" đau khổ của con người. Đức Phật chỉ đơn giản nói rằng có những hành động dẫn đến niềm vui và hành động dẫn đến khổ đau. Nghiệp không thiên vị người nào; nó chỉ đơn giản là một vấn đề của những hành động và kết quả. Người tốt cũng có thể có một số hành động xấu đã trôi qua trong quá khứ. Người đáng ghê tởm cũng có thể đã làm được những điều đáng ca tụng. Bạn không bao giờ biết được. Vì vậy, không có câu hỏi về một người là xứng đáng hay không xứng đáng được hạnh phúc hoặc khổ đau. Đó đơn giản là nguyên tắc hành động có kết quả và và rằng cái bạn trải qua trong hiện tại hạnh phúc và khổ đau là kết quả kết hợp của những hành động quá khứ và hiện tại. Bạn có thể có một số hành động bất thiện trong quá khứ của bạn, nhưng nếu bạn học tập sự suy nghĩ với tâm thiện khi có những hành động mang quả trong hiện tại, bạn không phải gánh chịu sự đau khổ.

 

A third principle applies to the question of whether the person who's suffering "deserves" your compassion. You sometimes hear that everyone deserves your compassion because they all have Buddha-nature. But this ignores the primary reason for developing compassion as a brahma-vihara in the first place: You need to make your compassion universal so that you can trust your intentions. If you regard your compassion as so precious that only Buddhas deserve it, you won't be able to trust yourself when encountering people whose actions are consistently evil.

 

Nguyên tắc thứ ba áp dụng cho các câu hỏi liệu những người đau khổ có "xứng đáng" với lòng từ bi của bạn không. Đôi khi bạn được nghe rằng tất cả mọi người xứng đáng lòng từ bi của bạn bởi vì họ đều có Phật-tánh. Nhưng điều này bác bỏ các lý do chính để phát triển lòng từ bi như một phạm trú trong nhiệm vụ đầu tiên: Bạn cần phải phát huy tâm bi đến mọi vật để bạn có thể vững tin vào mục đích của bạn. Nếu bạn coi tâm bi của bạn quý giá đến nỗi chỉ có Đức Phật mới xứng đáng với nó, bạn sẽ mất lòng tin khi gặp phải những người luôn luôn có hành động ác.

 

At the same time, you have to remember that no human being has a totally pure karmic past, so you can't make a person's purity the basis for your compassion. Some people resist the idea that, say, children born into a warzone, suffering from brutality and starvation, are there for a karmic reason. It seems heartless, they say, to attribute these sufferings to karma from past lives. The only heartlessness here, though, is the insistence that people are worthy of compassion only if they are innocent of any wrongdoing. Remember that you don't have to like or admire someone to feel compassion for that person. All you have to do is wish for that person to be happy. The more you can develop this attitude toward people you know have misbehaved, the more you'll be able to trust your intentions in any situation.

 

Đồng thời, bạn phải nhớ rằng con người không ai có một nghiệp quá khứ hoàn toàn trong sạch, nên bạn không thể dùng sự tinh khiết của một người làm căn bản cho tâm bi của bạn. Một số người chống lại ý tưởng rằng, họ nói, trẻ em sinh ra trong vùng chiến tranh, chịu sự đau khổ từ những sự tàn bạo và bị bỏ đói, là do cái nghiệp. Nó có vẻ vô tâm, họ quy tội cho nghiệp từ những đời sống trong quá khứ. Hãy suy nghĩ rằng, chỉ vô tâm ở đây, là sự khẳng định giàu lòng bi mẫn bất kỳ người ta vô tội trong bất kỳ việc làm sai trái nào. Hãy nhớ rằng bạn không cần phải thích hoặc ngưỡng mộ một ai đó để có lòng bi mẫn cho người đó. Tất cả bạn phải làm là muốn cho người đó để được hạnh phúc. Bạn càng có thể phát triển thái độ này hướng tới những người bạn biết có sự cư xử không tốt, bạn càng có thể tin tưởng mục đích của bạn trong mọi tình huống.

 

The Buddha illustrates this point with a graphic analogy: Even if bandits attack you and saw off your limbs with a two-handled saw, you have to feel goodwill starting with them and then spreading to include the entire world. If you keep this analogy in mind, it helps to protect you from acting in unskillful ways, no matter how badly provoked.

 

Ðức Phật minh hoạ điểm này với một hình ảnh tương tự: Ngay cả khi kẻ cướp tấn công bạn và cưa tay chân của bạn với cái cưa hai đầu nắm , bạn hãy có cảm giác tâm từ bắt đầu với họ và sau đó lan rộng để bao gồm toàn thế giới. Nếu bạn giữ sự suy diễn này trong tâm trí, nó giúp bảo vệ bạn tránh khỏi những hành động bất thiện, cho dù có bị khiêu khích đến thế nào đi nữa.

 

The fourth principle to remember concerns the karma you're creating right now in reaction to other people's pleasure and pain. If you're resentful of somebody else's happiness, someday when you get happy there's going to be somebody resentful of yours. Do you want that? Or if you're hard-hearted toward somebody who's suffering right now, someday you may face the same sort of suffering. Do you want people to be hard-hearted toward you? Always remember that your reactions are a form of karma, so be mindful to create the kind of karma that gives the results you'd like to see.

 

Nguyên tắc thứ tư để nhớ mối quan tâm đến nghiệp chướng bạn đang tạo ngay bây giờ trong sự phản ứng với niềm vui và nỗi khổ đau của người khác. Nếu bạn bực bội với hạnh phúc của người khác, một ngày nào đó khi bạn nhận được hạnh phúc sẽ có ai đó bực bội với hạnh phúc của bạn. Bạn có muốn điều đó không? Hoặc bây giờ nếu bạn không biết thương xót những người đau khổ, một ngày nào đó bạn có thể phải đối mặt với cùng một loại đau khổ. Bạn có muốn mọi người nhẫn tâm với bạn không? Hãy luôn nhớ rằng những phản ứng của bạn là một hình thức của nghiệp chướng, do đó phải chú ý để tạo các loại nghiệp cho những quả mà bạn mong muốn.

 

When you think in these ways you see that it really is in your interest to develop the brahma-viharas in all situations. So the question is, how do you do that? This is where another aspect of the Buddha's teachings on causality plays a role: his teaching on fabrication, or the way you shape your experience.

 

Khi bạn nghĩ trong những cách đó bạn thấy rằng nó thực sự là bạn quan tâm đến việc phát triển các pháp thượng nhân trong mọi tình huống. Vì vậy, câu hỏi là, làm thế nào để bạn làm điều đó? Đây là một khía cạnh khác của lời Phật dạy về vai trò của nhân quả: Lời giảng của Ngài về cách tôi luyện, hoặc cách thức bạn tạo thành kinh nghiệm.

 

Fabrication is of three kinds: bodily, verbal, and mental. Bodily fabrication is the way you breathe. Verbal fabrications are thoughts and mental comments on things — your internal speech. In Pali, these thoughts and comments are called vitakka — directed thought, and vicara, evaluation. Mental fabrications are perceptions and feelings: the mental labels you apply to things, and the feelings of pleasure, pain, or neither pleasure nor pain you feel about them.

 

Sự tạo nghiệp gồm có ba loại: thân, khẩu, và ý. Thân tạo ra do sự biểu lộ qua hơi thở. Khẩu tạo ra do những suy nghĩ và những phán xét đối với các sự vật--lời nói trong tâm của bạn. Trong Pali, những sự suy diễn hay lời diễn giải được gọi là giác -- sự suy nghĩ trực tiếp, và giác, sự ước lượng. Ý tạo ra là nhận thức và cảm xúc: ý giúp bạn phân loại trong việc ứng dụng cho những sự vật, và những cảm xúc về sự hài lòng, khổ đau, hoặc không hài lòng cũng không khổ đau mà bạn cảm giác về chúng.

 

Any desire or emotion is made up of these three types of fabrication. It starts with thoughts and perceptions, and then it gets into your body through the way you breathe. This is why emotions seem so real, so insistent, so genuinely "you." But as the Buddha points out, you identify with these things because you fabricate them in ignorance: you don't know what you're doing, and you suffer as a result. But if you can fabricate your emotions with knowledge, they can form a path to the end of suffering. And the breath is a good place to start.

 

Bất kỳ mong muốn hay cảm xúc được tạo thành ba loại của sự tạo nên. Nó bắt đầu với những suy nghĩ và sự nhận thức, và sau đó nó được đưa vào thân của bạn thông qua cách bạn biểu lộ, Đây là lý do tại sao những cảm xúc có vẻ như "bạn" rất thực tế, rất khẳng định, rất chân thật. Tuy nhiên, như Đức Phật điểm ra rằng, bạn đồng hóa với những điều này bởi vì bạn tạo ra chúng trong vô minh: bạn không biết những gì bạn đang làm, và bạn bị quả khổ đau. Nhưng nếu bạn có thể tạo những cảm xúc của bạn với những kiến thức, chúng có thể là hình thức một con đường đạo để diệt khổ đau. Và hơi thở là một nơi tốt để bắt đầu.

 

If, for example, you're feeling anger toward someone, ask yourself, "How am I breathing right now? How can I change the way I breathe so that my body can feel more comfortable?" Anger often engenders a sense of discomfort in the body, and you feel you've got to get rid of it. The common ways of getting rid of it are two, and they're both unskillful: either you bottle it up, or you try to get it out of your system by letting it out in your words and deeds.

 

Ví dụ, nếu bạn đang cảm thấy tức giận về ai đó, hãy tự hỏi, Tôi thở như thế nào ngay bây giờ? Làm thế nào tôi có thể thay đổi cách biểu lộ để cơ thể của tôi có thể cảm thấy thoải mái hơn? Sự tức giận thường gây ra cảm giác khó chịu trong cơ thể, và bạn cảm thấy bạn phải thoát ra khỏi nó. Những cách phổ biến của các loại bỏ nó có hai, và cả hai đều là bất thiện pháp: hoặc là bạn kềm chế nó, hoặc bạn cố gắng để bộc phát nó ra khỏi cơ thể của bạn bằng cách bộc lộ ra bằng lời và bằng hành động của bạn.

 

So the Buddha provides a third, more skillful alternative: Breathe through your discomfort and dissolve it away. Let the breath create physical feelings of ease and fullness, and allow those feelings to saturate your whole body. This physical ease helps put the mind at ease as well. When you're operating from a sense of ease, it's easier to fabricate skillful perceptions as you evaluate your response to the issue with which you're faced.

 

Vì vậy, Đức Phật cung cấp cách thứ ba, con đường thiện pháp hơn: Hít thở xuyên qua sự khó chịu của bạn và hòa tan nó đi. Hãy để hơi thở tạo cảm giác thân thể thanh thản và sung mãn, và cho phép những cảm xúc đó thấm vào trong toàn bộ cơ thể của bạn. Điều này giúp dễ dàng làm tâm thoải mái với tư cách tốt. Khi bạn điều hành từ một cảm giác thoải mái, nó dễ dàng hơn để nhận thức thiện pháp như bạn đánh giá phản ứng của mình vào vấn đề mà bạn đang phải đối mặt.

 

Here the analogy of the lump of salt is an important perception to keep in mind, as it reminds you to perceive the situation in terms of your need for your own goodwill to protect yourself from bad karma. Part of this protection is to look for the good points of the person you're angry at. And to help with this perception, the Buddha provides an even more graphic analogy to remind you of why this approach is not mere sentimentality: If you see someone who's been really nasty to you in his words and deeds but has moments of honesty and goodwill, it's as if you're walking through a desert — hot, trembling, thirsty — and you come across a cow footprint with a little bit of water in it. Now what do you do? You can't scoop the water up with your hand because that would muddy it. Instead you get down on your hands and knees, and very carefully slurp it up.

 

Ở đây là sự tương tự của một cục muối là một nhận thức quan trọng để giữ trong tâm trí, vì nó nhắc nhở bạn nhận thấy tình hình về nhu cầu của bạn cho tâm từ của riêng bạn để bảo vệ chính bạn thoát khỏi nghiệp xấu. Một phần của sự bảo vệ này là tìm những điểm tốt của người bạn đang giận dữ. Và để giúp đỡ với sự nhận thức này, Ðức Phật quy định một đồ họa tương tự thậm chí nhiều hơn để nhắc bạn về lý do tại sao phương pháp tiếp cận này không phải chỉ là tính giàu tình cảm: Nếu bạn thấy một người đối với bạn bằng ngôn ngữ và hành động thô lỗ của ông, nhưng ngay trong khoảnh khắc của tánh lương thiện và tâm từ, nó như là bạn đang đi bộ xuyên qua sa mạc--nóng nực, rung sợ, khát nước--và bạn đi ngang qua một dấu chân bò với một ít nước trong nó. Bây giờ bạn phải làm gì? Bạn không thể múc nước với bàn tay của bạn bởi vì rằng nó sẽ có lẫn sình. Thay vào đó bạn sẽ khum xuống trên bàn tay và đầu gối của bạn, và rất cẩn thận húp nước.

 

Notice your position in this image. It may seem demeaning to have your mouth to the ground like this, but remember: You're trembling with thirst. You need water. If you focus just on the bad points of other people, you're going to feel even more oppressed with the heat and the thirst. You'll get bitter about the human race and see no need to treat it well. But if you can see the good in other people, you'll find it easier to treat them skillfully. Their good points are like water for your heart. You need to focus on them to nourish your own goodness now and in the future.

 

Nhận xét về vị trí của bạn trong hình ảnh này. Nó có vẻ làm mất phẩm giá về việc miệng bạn ở sát đất như thế này, nhưng hãy nhớ: Bạn đang rung lên vì khát nước. Bạn cần nước. Nếu bạn chỉ tập trung vào những điểm xấu của người khác, bạn sẽ cảm thấy bị áp bức nhiều hơn với cái nóng và sự khát. Bạn sẽ nhận lấy sự đắng cay về nhân loại và thấy không cần phải đối xử nó tốt.. Nhưng nếu bạn có thể thấy sự tốt đẹp trong những người khác, bạn sẽ tìm thấy nó dễ dàng hơn để đối xử họ trong thiện pháp. Điểm tốt của họ giống như nước cho trái tim của bạn. Bạn cần phải tập trung vào chúng để nuôi dưỡng lòng tốt của riêng bạn bây giờ và trong tương lai.

 

If, however, the person you're angry about has no good qualities at all, then the Buddha recommends another perception: Think of that person as a sick stranger you've found on the side of the road, far away from any help. You have to feel compassion for him and do whatever you can to get him to the safety of skillful thoughts, words, and deeds.

 

Tuy nhiên, nếu người bạn đang tức giận về phẩm chất không tốt ở tất cả, thì Đức Phật khuyên những nhận thức khác: Hãy nghĩ rằng người đó như là một người lạ bị bệnh mà bạn đã tìm thấy ở bên đường, không có sự giúp đỡ nào. Bạn phải có tâm bi cho anh ta và làm bất cứ điều gì bạn để có thể đưa anh ta đến sự an toàn của những tư tưởng thiện, lời nói và hành động.

.

What you've done here is to use skillful verbal fabrication — thinking about and evaluating the breath — to turn the breath into a skillful bodily fabrication. This in turn creates a healthy mental fabrication — the feeling of ease — that makes it easier to mentally fabricate perceptions that can deconstruct your unskillful reaction and construct a skillful emotion in its place.

 

Những gì bạn đã thực hiện ở đây là dùng lời nói thiện--suy nghĩ và lượng giá về hơi thở--để biến hơi thở thành một cơ chế thiện pháp. Điều này lại tạo ra một trí tuệ lành mạnh--cảm giác thoải mái--điều đó làm cho nó dễ dàng hơn để trong ý nghĩ nhận thức rằng có thể phá hủy hành vi bất thiện pháp và xây dựng mối xúc cảm của thiện pháp ở trong đó.

 

This is how we use our knowledge of karma and fabrication to shape our emotions in the direction we want — which is why head teachings are needed even in matters of the heart. At the same time, because we've sensitized ourselves to the role that the breath plays in shaping emotion, we can make a genuine change in how we physically feel about these matters. We're not playing make believe. Our change of heart becomes fully embodied, genuinely felt.

 

Đây là cách chúng ta sử dụng kiến thức của chúng ta về nghiệp và cấu tạo để hình thành những cảm xúc của chúng ta theo hướng chúng ta muốn--đó là lý do tại sao giáo pháp trí tuệ thật cần thiết ngay cả trong các vấn đề tình cảm. Đồng thời, bởi vì chúng ta quá nhạy cảm trong việc để hơi thở giữ vai trò chế ngự cảm xúc, chúng ta có thể thực hiện một sự thay đổi chân thực trong cơ thể chúng ta cảm giác như thế nào về vấn đề này. Chúng ta không giả vờ. Thay đổi của tâm chúng ta trở nên hoàn toàn thể hiện, thực sự cảm thấy.

 

This helps undercut the feeling of hypocrisy that can sometimes envelop the practice of the brahma-viharas. Instead of denying our original feelings of anger or distress in any given situation, smothering them with a mass of cotton candy or marshmallow cream, we actually get more closely in touch with them and learn to skillfully reshape them.

 

Điều này giúp làm giảm cảm giác đạo đức giả mà đôi khi có thể bao phủ sự rèn luyện các phạm trú. Thay vì từ chối cảm xúc ban đầu của chúng ta về sự tức giận hoặc căng thẳng trong bất kỳ hoàn cảnh nào, bưng bít chúng với một khối lượng của cái gì hấp dẫn nhưng hư huyễn, chúng ta thực sự có được chặt chẽ hơn trong việc liên lạc với họ và học cách khéo léo phục hồi tình trạng chúng.

 

All too often we think that getting in touch with our emotions is a means of tapping into who we really are — that we've been divorced from our true nature, and that by getting back in touch with our emotions we'll reconnect with our true identity. But your emotions are not your true nature; they're just as fabricated as anything else. Because they're fabricated, the real issue is to learn how to fabricate them skillfully, so they don't lead to trouble and can instead lead to a trustworthy happiness.

 

Thông thường chúng ta nghĩ rằng tìm đến những cảm xúc của chúng ta là một phương tiện để nhận chân chúng ta thực sự là người như thế nào.--mà chúng ta đã từ bỏ bản chất thật sự của chúng ta, và rằng bằng cách tìm lại những cảm xúc của chúng ta, chúng ta sẽ kết nối lại với danh tính thực sự của chúng ta. Nhưng những cảm xúc của bạn không phải là bản chất thật sự của bạn; Chúng cũng chỉ được chế tạo như bất cứ điều gì khác. Bởi vì chúng được chế tạo, nên vấn đề thực sự là tìm hiểu cách chế tạo chúng sao cho khéo léo, để chúng không dẫn đến trở ngại và thay vào đó có thể dẫn đến sự vui vẻ đáng tin.

 

Remember that emotions cause you to act. They're paths leading to good or bad karma. When you see them as paths, you can transform them into a path you can trust. As you learn how to deconstruct emotions of ill will, hard-heartedness, resentment, and distress, and reconstruct the brahma-viharas in their place, you don't simply attain an unlimited heart. You gain practice in mastering the processes of fabrication. As the Buddha says, that mastery leads first to strong and blissful states of concentration. From there it can fabricate all the factors of the path leading to the goal of all the Buddha's teachings, whether for head or for heart: the total happiness of nirvana, unconditionally true.

 

Hãy nhớ rằng những cảm xúc làm cho ta phản ứng. Chúng là con đường dẫn đến nghiệp tốt hay xấu. Khi bạn nhìn chúng như là con đường, bạn có thể biến chúng thành một con đường bạn có thể tin tưởng. Khi bạn đã biết cách tiêu hủy các cảm xúc sân hận, nhẫn tâm, oán giận, và tuyệt vọng, và tái tạo lại phạm trú ở vị trí của chúng, bạn không chỉ đơn giản là đạt được một trái tim vô lượng. Bạn đạt tới mức chuyên nghiệp trong việc thực hành các tiến trình chế tạo. Như Ðức Phật nói, sự tinh thông đó đầu tiên dẫn tới tình trạng tập trung vững chắc và an lạc. Từ đó nó có thể đặt ra tất cả các yếu tố của con đường dẫn đến các mục tiêu do Đức Phật dạy, dù là cho trí tuệ hoặc cho tấm lòng: hạnh phúc toàn bộ của niết bàn, sự thật tuyệt đối.

 

Which simply goes to show that if you get your head and your heart to respect each other, they can take each other far. Your heart needs the help of your head to generate and act on more skillful emotions. Your head needs your heart to remind you that what's really important in life is putting an end to suffering. When they learn how to work together, they can make your human mind into an unlimited brahma-mind. And more: They can master the causes of happiness to the point where they transcend themselves, touching an uncaused dimension that the head can't encompass, and a happiness so true that the heart has no further need for desire.

 

 

Cái mà đơn giản là cho thấy rằng nếu bạn để trí tuệ của bạn và tấm lòng của bạn hòa hợp lẫn nhau, chúng có thể hỗ trợ nhau để tiến lên thật xa. Trái tim của bạn cần sự trợ giúp của trí tuệ của bạn để phát sinh và hành xử trên nhiều cảm xúc thiện. Trí của bạn cần trái tim của bạn để nhắc nhở bạn những gì thực sự quan trọng trong cuộc sống là chấm dứt đau khổ. Khi chúng thuần thục trong cách làm việc cùng nhau, chúng có thể làm cho tâm trí con người của bạn thành một phạm thiên vô lượng tâm. Và nhiều hơn nữa: Họ có thể nắm vững các nguyên nhân tạo hạnh phúc cho tới điểm chung vượt qua chính mình, đạt đến một chiều hướng vô nguyên mà đầu óc không thể nào nghĩ đến được, và đạt đến một hạnh phúc thật đến nỗi trái tim không còn có nhu cầu mong muốn nữa.

 

 

 Chủ biên và điều hành: TT Thích Giác Đẳng.

  Những đóng góp dịch thuật xin gửi về TT Thích Giác Đẳng tại giacdang@phapluan.com
Cập nhập ngày: Thứ Sáu ngày 1-10-2009

Kỹ thuật trình bày: Minh Hạnh & Thiện Pháp

 | | trở về đầu trang | Home page |