......... .

VÒNG LUÂN HỒI
"THE WHEEL OF BIRTH AND DEATH"

Nguyên tác Bhikkh Khantipalo (1970)
Việt dịch Phạm Kim Khánh dịch (1994)
---o0o---

Chương 2


 

THE HISTORY OF THE WHEEL

Dependent Arising is explained many times and in many different connections in the Discourses of Lord Buddha, but He has not compared it to a wheel. This simile is found in the Visuddhimagga ("The Path of Purification") and in the other commentarial literature. Although Theravada tradition has many references to this simile, it does not seem to have been depicted at all. But in Northern India and especially in Kashmir, the Sarvastivada school2 was strongly established and besides producing a vast literature upon Discipline and the Further Dhamma (Vinaya and Abhidhamma), they produced also a way of depicting a great many important Buddhist teachings by this picture of the Wheel which is the subject of the present essay.
In Pali it is the bhava-cakka or Samsara-cakka, which is variously rendered in English as the Wheel of Life, the Wheel of Becoming or the Wheel of Rebirth.
In their collections of stories about Lord Buddha and his disciples (known as Avadana), there is one which opens with the story of this wheel. Readers will observe that the story refers to Lord Buddha's lifetime and says that He has authorized the painting of this picture, as well as laying down its contents. It is certain that in the Buddha-time painting was well known (it is mentioned several times in the Discourses and the Discipline) while the other facts given in this short introductory story are quite in accord with the spirit of the Pali Discourses. Even the collection of stories in which this account is contained was compiled, according to some scholars, before the Christian era. So if one does not believe that this painting was ordained by Lord Buddha, still it has an age of two thousand years, a venerable tradition indeed. Of all "teaching-aids" this expression of Buddhist skillful-means (upaya-kosalla), must surely be the oldest. Now let us turn to the story.

LỊCH SỬ CỦA BÁNH XE LUÂN HỒI

Pháp "Phát-Sanh-Tùy-Thuộc" hay Thập Nhị Nhân Duyên được giải thích nhiều lần và được ghi chép ở nhiều nơi trong những bài thuyết giảng của Đức Phật, nhưng Ngài không so sánh với bánh xe. Sự so sánh này được thấy trong sách Visudhimagga (Thanh Tịnh Đạo) và các bản chú giải khác. Mặc dầu kinh điển theo truyền thống Theravàda (Nguyên Thủy) có nhiều đoạn nhắc đến, nhưng hình như pháp này không được mô tả như một bánh xe. Nhưng ở miền Bắc Ấn Độ, và đặc biệt ở Kashmir, trường phái Sarvàstivàda (¹) (Thuyết nhất thiết hữu bộ, hay thường gọi tắt là Hữu bộ) đã được thiết lập vững chắc, ngoài ra nhiều kinh sách về Giới Luật và Vi Diệu Pháp (Vinaya và Abhidhamma) cũng có một lối vẽ theo hình bánh xe để mô tả giáo lý rất quan trọng của pháp Thập Nhị Nhân Duyên. Bánh xe ấy là đề tài của bản khái luận này.
Danh từ Pàli Bhava-cakka hay Samsàra-cakka, có khi được phiên dịch là Bánh Xe của Đời Sống, có lúc cũng được gọi là Bánh Xe của sự Trở Thành (Bhava, Hữu) hay Bánh Xe của Vòng Quanh Sanh Tử (Samsàra, Luân Hồi).
Bộ kinh Avadàna, thuật lại các tích truyện về Đức Phật và các đệ tử, có một quyển mở đầu bằng tích truyện về bánh xe này. Người đọc thấy rằng tích truyện về bánh xe nhắc lại thời Đức Phật còn tại thế, và có ghi nhận rằng Ngài đã có cho vẽ hình bánh xe và cũng có lời chỉ bảo về nội dung của bánh xe. Chắc chắn là vào thời ấy người ta đã biết xử dụng bộ môn hội họa (đã có nhiều lần được ghi nhận trong Giáo Pháp và Giới Luật). Ngoài ra, các sự kiện khác được nêu lên trong lời mở đầu ngắn ngủi ấy đều thích hợp với tinh thần kinh điển Pàli. Theo vài học giả, bộ kinh này đã được kết tập trước thời có Dương lịch. Vậy, nếu ta không tin rằng Đức Phật đã chỉ bảo lối vẽ bánh xe ấy thì ít ra, bánh xe này cũng được vẽ ra vào khoảng hai ngàn năm nay. Hai ngàn tuổi đầu âu cũng là một tập tục khả kính vậy! Về những gì có tác dụng giúp ta thấu hiểu giáo lý, lối diễn đạt những phương tiện lành (upàya-kosalla) này chắc chắn là lâu đời nhất. [^]

 

THE TRANSLATION

"Lord Buddha was staying at Rajagaha,3 in the Bamboo Grove, at the Squirrels' Feeding-place. Now, it was the practice of Venerable Mahamoggallana to frequent the hells for a certain time, then the animal-kingdom, also to visit the ghosts, the gods and men. Having seen all the sufferings to be found in the hells which beings there experience as they arise and pass away, such as maiming, dismembering and so forth; having witnessed how animals kill and devour others, how ghosts are tormented by hunger and thirst, how the gods lose (their heavenly state), fall (from it), are spoiled and come to their ruin, and how men crave and come to naught but thwarted desires, — having seen all this he returned to Jambudipa (India) and reported this to the four assemblies. Whatever (venerable one) had a fellow-bhikkhu or a bhikkhu-pupil leading the holy life with dissatisfaction, he would take him to Venerable Mahamoggallana (thinking): 'The Venerable Mahamoggallana will exhort and teach him well'. And (truly) the Venerable Mahamoggallana would exhort and teach him well. Such (dissatisfied bhikkhus) would again lead the holy life with keen interest, even distinguishing themselves with the higher attainments since they had been taught and exhorted so well by the Venerable Mahamoggallana.
"At that time (when the Lord stayed at Rajagaha), the Venerable Mahamoggallana was surrounded by the four assemblies consisting of bhikkhus, bhikkhunis, pious laymen and women.
"Now the illustrious Enlightened Ones who Know, (also) ask questions. Thus Lord Buddha asked the Venerable Ananda (why the second of his foremost disciples was surrounded by the four assemblies). Venerable Ananda then related Venerable Mahamoggallana's experiences and said that he instructed discontented bhikkhus with success.
"(The Lord replied:) 'The Elder Moggallana or a bhikkhu like him cannot be at many places (at the same time for teaching people). Therefore, in the (monastery) gateways a wheel having five sections should be made.'
"Thus the Lord laid down that a wheel with five sections should be made (whereupon it was remarked:) 'But the bhikkhus do not know what sort of wheel should be made'.
"The Lord explained: 'The five bourns should be represented — the hellish bourn, that of the animal kingdom, of ghosts, of men, and the bourn of the gods. In the lower portion (of the wheel), the hells are to be shown, together, with the animal-kingdom and the realm of the ghosts, while in the upper portion gods and men should be represented. The four continents should also be depicted, namely, Pubbavideha, Aparagoyana, Uttarakuru and Jambudipa.4 In the middle, greed, aversion and delusion must be shown, a dove symbolizing greed,5 a snake symbolizing aversion, and a hog, delusion. Furthermore, the Buddhas are to be painted (surrounded by their) halos pointing out (the way to) Nibbana. Ordinary beings should be shown as by the contrivance of a water-wheel they sink (to lower states) and rise up again. The space around the rim should be filled with (scenes teaching) the twelve links of Dependent Arising in the forward and reversed order. (The picture of the Wheel) must show clearly that everything, all the time, is swallowed by impermanence and the following two verses should be added as an inscription:

Make a start, leave behind (the wandering-on)
firmly concentrate upon the Buddha's Teaching.
As He, Leader like an elephant, did Nalagiri rout,
so should you rout and defeat the hosts of Death.
Whoever in this Dhamma-Vinaya will go his way
ever vigilant and always striving hard,
Can make an end of dukkha here
and leave behind Samsara's wheel of birth and death.
"Thus, at the instance of the bhikkhus, it was laid down by the Lord that the Wheel of Wandering-on (in birth and death) with five sections should be made in the gateways (of monasteries).
"Now brahmans and householders would come and ask: 'Reverend Sir, what is this painting about?'
"Bhikkhus would reply: 'We also do not know!'
"Thereupon the Lord advised: 'A bhikkhu should be appointed (to receive) visitors in the gateway and to show them (the mural).'
"Bhikkhus were appointed without due consideration (to be guest-receiver), foolish, erring, confused persons without merit. (At this, it was objected:) 'They themselves do not know, so how will they explain (the Wheel-picture) to visiting brahmans and householders?'
"The Lord said: 'A competent bhikkhu should be appointed.'"6

BẢN DỊCH

"Thủa ấy Đức Thế Tôn ngự tại thành Ràjagaha (Vương Xá), trong vùng Trúc Lâm, chỗ nuôi sóc. Lúc bấy giờ Đức Mahàmoggallàna (Mục Kiền Liên) thường đi viếng địa ngục trong một lúc rồi viếng các cảnh thú và ngạ quỷ, chư Thiên và nhân loại. Đã nhận thấy tất cả những đau khổ mà chúng sanh trong cảnh địa ngục phải chịu, những hoàn cảnh sanh rồi diệt, những cảnh tàn phế, què tay, cụt chân v.v…, đã chứng kiến cảnh những con thú này sát hại và cấu xé những con khác, đã mục kích cảnh ngạ quỷ bị đói khát dày vò và cảnh chư Thiên bị sa đọa, phải rời cảnh Trời, phải chịu hư hỏng và sụp đổ, và cảnh con người tham ái chỉ đi đến bất toại nguyện và tuyệt vọng…, khi đã nhìn thấy các điều ấy, Ngài Moggallàna (Mục Kiền Liên) trở về Jambudìpa (Ấn Độ), kể lại cho hàng tứ chúng. Vị đại đức nào có một người bạn đồng tu, hay một môn đệ bất mãn với đời sống thánh thiện thiêng liêng cũng đem đến Ngài, bụng nghĩ rằng: "Ngài Mục Kiền Liên sẽ khuyên nhủ và dạy dỗ người ấy đầy đủ." Và đúng như vậy, Đại Đức Moggallàna khuyên nhủ và dạy dỗ người ấy đầy đủ. Thiêng Liêng một cách hoan hỷ và tinh tấn. Những người lỗi lạc trong mấy nhóm ấy cũng chứng đắc các đạo quả cao thượng nhờ Ngài Moggallàna khuyên nhủ và dạy dỗ một cách đầy đủ.
Lúc bấy giờ, Đức Thế Tôn đang ngự tại Ràjagaha, có đông đảo hàng tứ chúng gồm chư tỳ khưu, tỳ khưu ni, thiện nam và tín nữ ở quanh Ngài Moggallàna.
Đức Chánh Đẳng Chánh Giác, Chánh Biến Tri cũng nêu lên những câu hỏi. Ngài hỏi Đức Ànanda (A Nan Đà) vì sao hàng tứ chúng bao vây vị Đại Đệ Tử bậc nhì của Ngài. Đức Ànanda thuật lại những kinh nghiệm của Ngài Moggallàna và bạch rằng Đức Moggallàna đã thành công trong việc khuyên dạy các tỳ khưu bất mãn. Đức Thế Tôn dạy: "Vị cao tăng Moggallàna (Mục Kiền Liên) hay một vị tỳ khưu khác, cũng cao tăng như vậy, không thể ở khắp mọi nơi cùng một lúc để dạy dỗ đại chúng. Vậy, nơi trước cổng chùa phải vẽ một bánh xe chia làm năm phần. "
Vậy, Đức Thế Tôn dạy phải vẽ một bánh xe chia làm năm phần. Đến đây có sự ghi nhận rằng: "nhưng các vị tỳ khưu không biết vẽ loại bánh xe nào".
Chừng đó, Đức Thế Tôn giải thích: "Năm cảnh giới phải được diễn đạt – cảnh địa ngục, cảnh thú, cảnh ngạ quỷ, cảnh người, cảnh chư Thiên. Những cảnh địa ngục, thú và ngạ quỷ phải được diễn tả ở phần dưới (của bánh xe), phần trên vẽ cảnh người và cảnh chư Thiên, Bốn lục địa cũng phải được mô tả là Pubbavideha, Aparagoyàna, Uttrakuru, và Jambudìpa.(²) Ngay trung tâm vòng bánh xe, tham, sân, si phải được tiêu biểu. Một con bồ câu (³) tượng trưng tâm tham, con rắn tượng trưng tâm sân, và con heo tượng trưng tâm si. Hơn nữa, phải vẽ hình tượng trưng chư Phật, có hào quang, chỉ (con đường đến) Niết Bàn. Hạng chúng sanh tầm thường phải được mô tả như bị chìm đắm (xuống những trạng thái thấp hơn) và trồi lên trở lại. Chung quanh rìa là (phần giáo huấn) mười hai khoen của Thập Nhị Nhân Duyên, theo chiều xuôi và chiều ngược.
Hình của bánh xe phải cho thấy rõ ràng rằng mọi vật, mọi thời kỳ, đều bị lý vô thường nuốt mất và sau đó phải thêm hai câu thơ:
"Hãy khởi hành, bỏ lại phía sau cuộc đi vô định.
Hãy gom tâm chăm chú vào Giáo Huấn của Đức Phật.
Làm như Ngài, bậc Lãnh Đạo, như voi, voi chúa Nàlàgiri vững bước như thế nào
Hãy làm như thế ấy, và hãy chiến thắng Tử Thần.
Người nào, trong Giáo Pháp và Giới Luật, đi con đường của mình,
Luôn luôn giác tỉnh, luôn luôn kiên trì cố gắng.
Người ấy có thể chấm dứt đau khổ ở đây, Và bỏ lại sau lưng bánh xe của vòng sanh tử luân hồi"
Như vậy, theo lời thỉnh cầu của chư vị tỳ khưu, Đức Phật truyền lịnh cho vẽ bánh xe luân hồi của vòng sanh tử triền miên chia làm năm phần trên các cổng chùa.
Bấy giờ có những vị Bà la môn và những vị cư sĩ đến hỏi: "Kính Bạch Đại Đức, hình vẽ ấy có ý nghĩa gì?"
Chư vị tỳ khưu trả lời: "Sư cũng không biết!"
Nhân cơ hội đó, Đức Phật khuyên dạy: "Phải để một thầy tỳ khưu ở trước cổng chùa, chịu trách nhiệm tiếp đón khách và giải thích hình vẽ".
Có những vị tỳ khưu được phân công (để tiếp khách) mà không được chọn trước, những vị cuồng si, lơ đễnh, không thông hiểu rõ ràng và không tạo công đức. Do đó có lời phản đối: "Chính các thầy ấy cũng không thông hiểu, làm sao các thầy ấy có thể chỉ dẫn được những người khách Bà la môn và cư sĩ (xem hình vẽ)? "
Đức Thế Tôn truyền dạy: "Phải đặt trước cổng chùa một thầy tỳ khưu có đủ tư cách." (4) . [^]

___________

Ghi chú:

(9) ^^^^^

-oOo-

01 | 02 | 03 |04 | 05 | 06 || Ðầu trang

Trang trước    Trang kế 

--- o0o ---

Trình bày: Minh Hạnh & Thiện Pháp

Cập nhật ngày: 03-03-2006

 

--- o0o ---

y' kiến đóng góp xin gửi đến TT Giác Đẳng qua địa chỉ:
Email:giacdang@phapluan.com

Cập nhật ngày: 03-03-2006