www.dieuphap.com   
Trang Pháp Đàm 
A Ty` Đàm 
Bài Giảng   2
Bài Giảng   2.1
Bài   2.1.1
Bài   2.1.2
Bài   2.1.3
Thảo Luận  1
Thảo Luận  2
Thảo Luận  3
Thảo Luận  4
Thảo Luận  5
Bài Giảng   2.2
Bài   2.2.1
Bài   2.2.2
Thảo Luận  6
Bài   2.3A
Bài   2.3.1
Bài   2.3.2
Thảo Luận  7
Bài   2.3B
Bài   2.3.3
Thảo Luận  8
Thảo Luận  9
Thảo Luận  10



A Tỳ Đàm
Ging Giải và Tho Luận

Chân Đế Tục Đế - Bốn Thắng Pháp 

A Tỳ Đàm, Bài 2.3A  Ngày 03 tháng 04 năm 2004


Minh Hạnh biên soạn &Cô Tu Nữ Diệu Tịnh hiệu đính

Bốn Pháp Bản Thể.

Tỳ khưu Giác Đẳng


3.1   Pháp chân đế - paramattha là bản thể của các pháp. Khi nói ông A, bà B, vua Kiệt, vua Trụ đó là tên gọi theo quan niệm thường thức. Nhưng khi nói đến năm uẩn là thành tố của sự hiện hữu thì đó là bản thể (sabhava). Tương tự như cách nói về cấu trúc DNA của khoa học ngày nay. Ði vào thế giới của bản thể pháp cho chúng ta một cảm giác hoàn toàn khác. Ðây là khởi điểm đi vào thế giới đặc thù của Tạng Diệu Pháp. Các bậc A xà lê sau nầy không ngần ngại khẳng định rằng: A Tỳ Ðàm đặc sắc về sự trình bày bản thể chư pháp (Abhidhamma sabhava gambhiro). Ngài Tịnh Sự từ ý niệm nầy đã dịch chữ paramattha là "siêu lý" để nói lên tính ưu việt của A Tỳ Ðàm khi đề cập đến "sự thật của sự thật" hay chân đế.

3.2  Có bốn pháp được xem là bản thể của vạn pháp là Tâm (citta), thuộc tánh của tâm (cetasika), vật chất (Rùpa), Níp Bàn (Nibbàna). Cách nói ở đây phải hiểu là toàn triệt. Không có pháp nào khác ngoài 4 pháp nầy được gọi là bản thể, Ngoài tâm thể, vật thể thì A Tỳ Ðàm còn xác nhận một thực thể khác là pháp vô vi hay Niết Bàn. Có thể nói sự khẳng định bốn pháp bản thể không hơn không kém là một điểm nổi bật của A tỳ đàm và đây cũng là điểm gặp gỡ của thiền quán (vipassana) và Vi Diệu Pháp. Kinh tạng cũng chia sẻ những ý niệm căn bản như thế khi nói về năm uẩn nhưng chính A Tỳ Ðàm đã xác định rõ ràng lằn ranh giữa những gì mang tính ước lệ và những gì được gọi là bản thể.

TT Giác Đẳng giảng  



3.3   Tâm (citta) được định nghĩa là sự biết cảnh hay tri giác. Ðây là đề tài lớn nhất của Tạng A Tỳ Ðàm. Tâm chuyên chở sự hoạt dụng của nhân quả, và do vậy, là phần quan trọng nhất của sự hiện hữu. Sự tồn tại bền bỉ của tâm thức vượt ngoài hạn cuộc của không gian có thể nói là tâm điểm cho bất cứ chủ đề nào về nhân sinh quan và vủ trụ quan. Ngài Nànaponika, một danh tăng người Ðức, đã khẳng định rằng không có bất cứ một ngành học nào trong kho tàng trí tuệ của nhân loại có những trình bày chi tiết, khúc chiết về tâm thức hơn là tạng A Tỳ Ðàm. Tuy vậy không có một cơ sở lý luận nào đủ để mô tả A Tỳ Ðàm của Tạng Pàli ủng hộ cho khái niệm "duy thức" cũng như đủ yếu tố để nói A Tỳ Ðàm là một môn "pháp tướng tông" như một số luận sư sau nầy đã đưa ra. Nói một cách khác, mặc dù tâm (citta) có một vị trí quan trọng nhưng không phải là tất cả.

TT Hoằng Pháp giảng  



Thảo luận 7: Những chữ Pháp Tướng Tông, Duy Thức và chữ Luận, những chữ đó có một chữ nào khi dung đến mà cảm thấy thoải mái, để xem tương đương với ngành A Tỳ Đàm không?


TT Giác Đẳng & TT Trí Siêu thảo luận  



Minh Hạnh Biên Soạn