|
A Tỳ Đàm Chân Đế Tục Đế - Bốn Thắng Pháp Minh Hạnh biên soạn &Cô Tu Nữ Diệu Tịnh hiệu đính Sự Thật Tương Đối và Sự Thật Tuyệt Đối. TT Trí Siêu: Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, con kính đảnh lễ Sư Trưởng, kính chào tất cả Chư Tăng hiện đang có mặt trong room, và chào tất cả quí vị Phật tử đã đến với room Diệu Pháp. Trong bài giảng hôm nay chúng ta sẽ học về môn A Ty` Đàm tức là môn Vi Diệu Pháp, một trong ba tạng kinh điển của Phật Giáo, và trong thời gian này chúng ta cũng vẫn co`n đang học về phần khởi đầu của Vi Diệu Pháp A Tỳ Đàm chứ chúng ta chưa có đi vào chi tiết. Chúng ta đã ti`m hiểu về chữ Pháp định nghĩa theo A Tỳ Đàm và giáo ly' phổ thông là kinh điển, kinh tạng. Hôm nay chúng ta vẫn co`n trong phần Pháp, nhưng chúng ta chia một chút, tức là chúng ta sẽ nói đến hai sự thật, sự thật thứ nhất là nói đến chân đế và sự thật thứ hai gọi là tục đế.
TT Thích Hoàng Pháp: Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, kính bạch Chư Tăng, kính thưa quí Phật tử, như quí vị đã biết môn A Tỳ Ðàm là môn tuyệt học của tôi, tôi đã đeo đuổi mấy chục năm rồi, nếu lời tôi giảng giải quí vị sẽ cho là một y' kiến riêng của mi`nh, do đó hôm nay theo lời yêu cầu của TT Trí Siêu, tôi xin chích một đoạn đọc rồi sau đó tôi xin có y' kiến trong vấn đề giữa hai pháp chân đế và tục đế, và gần đây chắc quí vị cũng thấy đó là việc ti`m hiểu pháp hành về thiền tuệ của ÐÐ Hộ Pháp, trong bộ này ÐÐ Hộ Pháp đã có triết một đoạn dậy rất hay. Trong đoạn này để cho chúng ta thấy rõ y' và sự lợi ích của hai pháp chân đế và tục đế, phần tái bản lần sau trang 100 trong đề mục thuyết pháp (Desanà)
Thảo luận 6: Pháp Chân Ðế có thể coi là không thay ðổi hay không ? TT Giác Đẳng & TT Trí Siêu thảo luận Minh Hạnh Biên Soạn |