TT. Thích Giác Đẳng Tu Tập Tứ Vô Lượng Tâm - Bài 8: Tu Tập Tâm Từ - Sáu hạng người không nên nghĩ đến Chánh Hạnh chuyển biên
(Xin
lưu ý: những bài chuyển biên này chúng tôi hoan hỷ với những ai tải về
trang web nhà, để tôn trọng Giảng Sư xin giữ y bản chính, xin đừng sửa
chữa. Và xin đề rõ tên người chuyển biên) Chơi thân với người bạn nào nếu muốn biết họ xấu hay tốt để ý ba điều: Cảm giác về đức tin tôn giáo là một cảm giác rất thiêng liêng trong lòng mỗi người. Từ nhỏ chúng ta rất tin cuộc đời, chúng ta nghĩ rằng cuộc đời cao đẹp. Nhưng nếu một người lợi dụng niềm tin của mình, họ đã làm một lần cho chúng ta chuốc lấy sự phủ phàng trong cuộc sống này thì về sau chúng ta đâm ra nghi ngờ và chúng ta mang ấn tượng đó cho đến lúc chết đi. Có đôi lúc chúng ta rất cần niềm tin tôn giáo để đi tới nhưng nếu chúng ta không cẩn thận với nó thì chúng ta trả một giá rất đắt. Đắt ở chỗ một lúc nào đó khi mình tìm được đạo chân thật rồi không còn đủ sức nũa để lên đường, để bắt tay tự tu tập. Vì lòng nhiệt huyết đã nguội lạnh không còn cho chúng ta một cảm giác mạnh mẽ của một người trọn tin trong lòng. Có những người không xem nặng đức tin của mình bằng cách nếu có ai hứa hẹn cho họ một ân huệ nào đó thì họ sẵn sàng theo đạo. Hoặc giả vì một hoàn cảnh nào đó họ thay đổi đạo. Trong những hoàn cảnh như vậy họ làm trì trệ cuộc sống rất nhiều. Bài học cho chúng ta thấy những dân tộc Nam mỹ, ngày xưa họ là bộ tộc da đỏ. Khi ngừoi Tây Ban Nha đến xâm lăng dân tộc này, họ bị cưỡng bách theo đạo Thiên Chúa và đã giết họ rất nhiều, thậm chí giết họ để cho chó ăn thịt. Vì như vậy họ theo đạo hết, nhưng đó là một chuyện theo đạo cưỡng cầu, miện cưỡng thôi. Nhưng dân tộc đó đã trải qua bao nhiêu năm nền văn hoá vẫn trì trệ không tiến được. Tại vì sao? Vì họ đã đón nhận tôn giáo bằng sự bắt buộc, dân tộc đó không tiến hoá như những dân tộc khác ở trong điều kiện tự nguyện vì có một vết hằn trong tâm tư. Vết hằn trong tâm tư của ông, của bà, của cha, của mẹ truyền đến con cháu đời sau làm cho tâm hồn họ trở nên cằn cỗi. Quý vị nào đã sang thăm viếng Mễ-Tây-Cơ, Brazil, Achentina, Panama, hay ở Á châu có dân tộc Philipin, quý vị sẽ thấy rằng tình tự của dân tộc không thoải mái giống như chúng ta đến với tôn giáo một cách tự nguyện. Đây là một điểm rất đáng buồn. Nhưng có một người nào đó họ xem đức tin tôn giáo chỉ là một cuộc đổi chác, thì đó là một điều đáng buồn, vì có một lúc nào đó họ sẽ tuyệt vọng và nếu họ trở về với tôn giáo để mong cầu cứu rỗi thì họ sẽ không tìm thấy được cứu rỗi. Bởi vì đức tin tôn giáo đối với họ chỉ là một vật để trao đổi. Nên một người hỏi rằng, “ làm sao để lựa chọn tôn giáo”. Thật ra đó là một câu hỏi lớn cả một đời người. Giống như quý vị hỏi chúng tôi, “ Làm sao để chọn một người bạn đời tốt” Không ai trả lời cho quý vị được cả, đó là một chuyện rất riêng tư mà mỗi người tự chọn lấy. Cha mẹ thương con nhiều lắm thỉ chỉ nói một vài lời nói, “Bạn nào nên kết giao và người nào nên thương”. Chỉ vậy thôi chứ không ai lựa chọn. Trong kinh nói rằng, đi vào cuộc đời mỗi chúng ta là một người cô đơn, sự lựa chọn quan trọng nhất là sự lựa chọn rất riêng tư và khi nắp quan tài đậy lại chúng ta sẽ đi vào cuộc đời cô đơn. Hiểu được tình huống đó mọi người trong cuộc đời nên sống như thế nào để trưởng thành với chính mình. Mình không thể trông cậy vào cha mẹ, cha mẹ chỉ cho chúng ta một số di sản tinh thần nào đó. Nhưng những lựa chọn quan trọng nhất trong đời phải do mình quyết định lấy. Nói như vậy không có nghĩa là cha mẹ không cho chúng ta được gì hết nhưng một người thực sự hiểu cuộc sống thì người đó phải có tinh thần tự lập rất cao. Họ phải thấy rằng trong lằn tên mũi đạn, sống gió cuộc đời mình phải chịu trách nhiệm trước những lựa chọn của chính mình và sự lựa chọn đó là sự lựa chọn thiêng liêng nhất. Đôi lúc chúng ta cũng nghĩ rằng có quyền lựa chọn như vậy là cũng tốt lắm rồi. Chuyện tu thiền giống như một người đi học vậy. Học đến một mức độ nào thành thạo rồi họ sẽ biết rằng cái nào họ yếu và cái nào họ mạnh, họ biết họ ở trong giai đoạn nào. Một người chưa tự biết lấy chính mình, người đó chưa gọi là đắc thiền. Một người đắc thiền biết mình rất thành thạo. Cũng giống như một người viết văn làm thơ. Thể thơ nào hợp với họ, họ nên làm và thể thơ nào không nên làm. Giống như nếu quý vị yêu cầu chúng tôi ca, chúng ta không biết ca như thế nào. Nhưng nếu quý vị ca đã giỏi rồi, quý vị sẽ biết rằng có loại nhạc nào quý vị nên ca và loại nhạc nào quý vị không nên ca. Khi mình đạt đến mứcđộ chững chạc trong lãnh vực nào đó mình sẽ hiểu những gì mính phải làm.Tuy nhiên một cách căn bản người tu thiền muốn gìn giữ những tầng thiền của họ. Trước nhất họ phải trọng sự tu tập của họ trên tất cả mọi thứ. Thậm chí có thể bỏ công ăn việc làm đi vào rừng sâu, thậm chí có những hy sinh rất lớn. Một người tu thiền muốn giữ tầng thiền của họ là người phải tu tập rất thường xuyên. Sơ thiền cũng có nhiều tầng lớp, có những tầng lớp rất là thiền có những tầng lớp chỉ là phôi thai mới. Nên như những kỹ sư ra trường có những người tương đối có kinh nghiệm, có những người tương đối thiếu kinh nghiệm. Quý vị thấy rằng thời xưa khi người ta tu tập. họ tu càng lâu thì họ càng có khả năng sống một mình. Như quý vị học càng giỏi càng có khả năng tự học. Còn khi nào chưa có khả năng tự học, lúc đó mình chưa có căn bản. Câu hỏi: Người Tây phương thử rất nhiều phương pháp họ làm chúng ta lệ thuộc rất nhiều bên ngoài . 2/Hoặc giả người ta cho quý vị mặc một bộ áo nào đó, bộ áo đó làm cho nhiệt độ trong và ngoài thân quý vị giống nhau, quý vị không cảm thấy sự khác biệt, không giống như quý vị mặc đồ ở đây nhiệt độ trong thân và ngoài thân có sự khác biệt. Do vậy quý vị không cảm thấy như một người mặc bộ đồ đặc biệt đó, họ thả chúng ta vào trong một bồn nước có pha một dung dịch làm cho chúng ta nổi lềnh bềnh, như vậy mình không còn cảm thấy sức hút của trái đất, giống như chúng ta lơ lửng trong không gian. Họ mở cho chúng ta nghe một điệu nhạc, làm cho chúng ta quên đi tất cả mọi thứ. Chúng ta chỉ cần trả 35 Mỹ kim. Một giờ quý vị ở trong bồn đó, nhiều người cảm thấy như được tiêu diêu cõi phược, cảm thấy thần kinh của mình rất thoải mái. Trạng thái đó có giống trạng thái đắc thiền hay không. Không phải là trạng thái đắc thiền.Tại vì trạng thái đó vay mượn từ bên ngoài, tự nội tâm chúng ta chưa đạt đến. Tại Hoa Kỳ có làm một hệ thống gọi là multi media, họ cho quý vị đeo vào con mắt. quý vị mở mắt ra thấy một thế giới hoàn toàn khác, mắt đó để vào lổ tai quý vị nghe một âm thanh hoàn toàn khác. Quý vị trùm vào đầu, nó có rất nhiều dĩa khác nhau giống như compact disc. Các dĩa đó cho những hình ảnh và âm thanh tuỳ vào ý thích của mình muốn. Quý vị muốn nó sôi động lên thì nó sẽ sôi động lên. Muốn cho nó nhẹ nhàng thì nó sẽ nhẹ nhàng. Muốn cho nó điên cuống thì nó sẽ điến cuồng. Điều đó có tốt hay không ? Không tốt. Nó giống như cần sa ma tuý. Lúc chúng ta học chương trình phylosophi họ đưa ra rất nhiều cái test, trong những test đó tất cả đều chỉ sử dụng một phương pháp rất cổ điển giống như phương pháp chúng ta gọi là uống thuốc an thần, nó chỉ dùng một chất thuốc hay một loại âm thanh ánh sáng hay kích thích tố nào đó hay một môi trường nào đó làm cho chúng ta trở nên cảm thấy rất là thư giản, rất thoải mái. Nhưng không có cái đó, chúng ta sẽ buồn chán. Như vậy nó tạo cho chúng ta một cái ghiền mới. Sau khi quý vị quen với cái đó rồi không có quý vị cảm thấy rất bối rối thần kinh. Do đó nếu tu được tậht sự nội tâm mình thật sự tiến bộ, trưởng thành được thì tu còn nếu không tu được bình thường có vui có buồn. Trong cuộc đời này nếu mình sống trở thành một người không bị lệ thuộc một thứ gì và không cảm thấy rằng có một cái gì quá sâu đậm thì mình an lạc. Thậm chí khi quý vị đi coi văn nghệ, một ca sĩ ca rất hay, có đôi khi một số vị mơ ước trở thành một ca sĩ nổi tiếng. Làm ca sĩ thật là hào nhoáng, họ vừa đẹp cùng với ánh đèn sân khấu, tiếng vỗ tay của khán giả hấp dẫn quá. Nhưng quý vị nên biết một điều rằng, trong một sân khấu, một hội trường , lớn như vậy người hạnh phúc là người coi văn nghệ chứ không phải người biểu diễn. Không biết quý vị có đến những phim trường, những tài tử cine quý vị thấy nổi tiếng, quý vị nghĩ rằng họ đẹp đời sống họ huy hoàng, khi đóng phim đạo diễn chưởi bới họ, quý vị không thể tưởng tượng. Có đôi lúc giống như một con chó đang được dạy, khổ lắm. Lúc nhỏ chúng tôi mơ ước lớn lên trở thành nhà văn nổi tiếng viết tiểu thuyết nhưng khi đọc đời sống các nhà văn chúng tôi sợ quá. Xin được đọc sách thôi chứ đừng viết sách. Câu hỏi: Nếu quý vị tu, phát nguyện không sát sanh, không trộm cắp, không hành phi phạm hạnh, không nói dối, không uống rượu, không ăn phi thời v.v… nếu nguyện suốt cuộc đời mình làm chuyện đó quý vị không dám làm vì thấy mệt quá, dài quá, lê thê quá, mênh mông quá nhưng nếu mình phát nguyện rằng mình chỉ làm những điều này trong một ngày nào đó cố định thì chúng ta có thể làm được. Có xá gì 24 tiếng đồng hồ. Chúng ta làm trong 24 giờ đồng hồ đó sẽ để lại cho chúng ta bao nhiêu điều tốt đẹp về sau này. Chonên người xưa họ gọi đó là đánh cuộc với thời gian, thời gian làm chúng ta mòn mỏi, nhưng nếu chúng ta khéo làm một trò chơi với thời gian thì chúng ta sẽ thắng được thời gian. Do vậy tất cả các tôn giáo đều có những ngày trai giới. Ngày trai là ngày cố định nào đó trong một tháng, người ta nên làm một việc nào đó . Để làm gì? Để chúng ta xem ngày đó đặc biệt hơn mọi ngày và nhờ nó đặc biệt hơn mọi ngày nên người ta chí thành hơn mọi ngày. Nếu quý vị ngày nào cũng nhớ đến ngày Đức Phật ra đời, riết rồi chúng ta sẽ quên Đức Phật. Nhưng một năm có ngày Phật Đản thì dễ dàng cho chúng ta nhớ đến Đức Phật. Tại sao chúng ta cần có ngày báo hiếu. Ngày nào cũng báo hiếu được mà, nhưng nếu ngày nào chúng ta cũng báo hiếu thì không có ngày để nhớ. Chúng ta quen và lờn. Do vậy chúng ta nên có ngày đặc biệt. Bên Hoa Kỳ có một ngày trong năm họ cho là ngày bảo vệ môi sinh, ngày đó họ phát động phong trào khắp nơi trên đất nước để nói về môi trường. Tại sao họ không tổ chức suốt cả năm mà chỉ có một ngày, vì trọn cả năm chúng ta không có thì giờ và không nhớ dễ quên lãng đi. Như vậy chữ Trai là gì? Trong kinh Phật là chữ uposatha là dùng một ngày cố định để làm khởi niệm một sự tinh tấn nào. Chữ Quan Trai nghĩa là gì? Chữ Quan có nghĩa là ghi nhận, chúng ta thực hành một ngày Trai gọi là quan trai. Quý vị có đọc “ Câu chuyện dòng sông” khi Tất đạt gặp một nàng kỹ nữ là Kiều Lan, Kiều Lan mới hỏi, “ Anh xuất thân từ một đời sống tu sĩ sa-môn, nghệ thuật sống có gì, anh có thể nói cho em biết” Tất Đạt mới nói với Kiều Lan như vầy, “ Tôi có ba thứ, một là yên lặng, hai là nhịn đói, ba là chờ đợi” đó là bí quyết của an lạc Khi quý vị nhịn đói quý vị ăn mới thấy ngon, khi quý vị im lặng lâu ngày đời sống có rất nhiều lý thú. Do vậy tiết chế sẽ đem lại sung mãn nội lực của đời sống. Tâm lực của con người bây giờ rất kém, vì họ trang trải quá nhiều, nói, ăn, xem TV, xem cine, tâm lực có 10 phần họ trải ra trăm chỗ do vậy không có cái nào mạnh. Đời sống người xưa ít buồn ít phiền, ít bận rộn, nhờ nhhư vậy tinh thần họ sung mãn. Nội cái chuyện đọc báo, dọc bằng mắt mệt quá hễ mệt mắt thì phóng tâm, lái xe nhiều mà thân kinh căng thẳng về nhà sự kiên nhẫn của quý vị bớt đi, vền nhà ai đụng tới chúng ta dễ gây gỗ. Vì nội lực không còn nữa, chúng ta không cảm thông được, tinh thần không sung mãn. Một người có tinh thần sung mãn là người dễ thương yêu, dễ tha thứ, rất kham nhẫn và tế nhị. Nhưng người tinh thần càng lúc càng cạn dần thì dễ cau có dễ gắt gỏng, dễ nổi quạu và rất hẹp hòi. Chúng ta là sản phẩm của thời đại, đôi lúc chúng ta đừng ngạc nhiên tại sao mình bực mình chuyện không đáng bực mình, gây gỗ nhựng chuyện không đáng gây gỗ. tại vì tinh thần chúng ta không có sung mãn. Có bao giờ quý vị đói bụng, hay gặp chuyện lo âu phiền não mà quý vị rộng lòng không, có bao giờ bao dung không, không có! Lúc đóquý vị cũng nên đừng trách mình. Bởi vì mình mệt quá không còn sức, không còn tinh thần để chiu đựng. Ai đụng đến mình, chúng ta nổi quạu đó là chuyện bình thường. Có nhiều lúc mình nghĩ đó là lỗi tại mình hay lỗi tại người, thật ra đó là lỗi tại cuộc đời thôi. Cuộc đời làm cho chúng ta không còn sức mạnh của kham nhẫn nữa. Như vậy Bát quan trai nghĩa là gì? Có ba ý nghĩa tại đây, Mình nên đặt vấn đề rất thường thức, mình nói Phật tâm là tâm thiện, tâm giác ngộ, biết sống tỉnh thức, biết những nhân quả. Con người mình có tốt hay không, thứ nhất là do mình có bạn tốt hay không. Nên giao thiệp với người nào mình thấy có thêm tâm thiện. Thứ hai là con người nên lấy đau khổ làm cảm hứng cho cuộc đời. Ít có vị giáo chủ nào giống như Đức Phật. Ngài cho rằng đau khổ là điểm tựa cho sự tiến bộ tu tập, nên nghĩ nhiều đến sự đau khổ của mình và nên nghĩ đến đau khổ của chúng sanh bên ngoài. Nghĩ đến đau khổ của mình thì mình cảm thấy ý chí tu tập, nghĩ đến đau khổ của con người thì mình dễ có lòng bi mẫn. Đó là Phật tâm lấy đau khổ làm đề mục. Cuộc sống bình thường quá mình ít có tu được. Khi mình khổ nhiều đó là cơ hội rất tốt để mình tu, lúc đó mình dễ phát tâm. Mình nên chu toàn bổn phận căn bản của nguời Phật tử. Người Phật tử là người biết lễ bái Tam bảo, biết đi chùa, biết nghe pháp, biết tham dự đạo tràng. Cứ làm những việc đó, tuần tự chúng ta sẽ có tiến bộ. Người ta thường nói rằng có những phương pháp đi ngang về tắt có thể làm cho mình tu tập dễ hơn. Nhưng thật ra phương pháp cổ điển là phương pháp tốt nhất. Ông bà theo phương pháp đó thì quý vị cứ theo phương pháp đó. Mình là người Phật tử hãy sống một cách rất bình thường như những người Phật tử khác. Cổ điển là gì? Cổ điển là phương pháp từ xưa đến giờ. Ví dụ như ăn cơm thì có món canh món xào, giao thiệp thì có qua có lại, đó là phương pháp ừ xưa đến giờ ai cũng làm. Phương pháp là ví dụ như người Phật tử thì có quy y, lễ Phật. Người ta tu tập bày vẽ rất nhiều thứ. Trogn giai đoạn ban đầu, một vài hình thức nào đó giúp cho quý vị nhiều nhưng người tu nên hiểu rằng đừng câu nệ nhiều quá cuộc sống càng tự nhiên càng tốt, kiểu cách quá thì không có lợi. Do vậy cái gì cũng ở mức độ vừa phải thì chúng ta có lợi ích trong sự tu tập. Do lời yêu cầu của cô Tịnh Nguyên, chúng tôi sẽ giới thiệu cho quý vị một phương pháp tu thiền. Con người chúng ta không ai giống ai hết. Có những người buổi sáng thức dậy tự nhiên tinh thần họ rất dễ tập trung, buổi sáng thức dậy họ hăng hái làm việc này việc kia. Khi chiều về uể oải không muốn làm gì hết. Có những người buổi sáng không tập trung được, tinh thần của họ rất thản nhiên trước mọi vệc nhưng càng về chiều trí óc họ trở nên sắc bén. Có những người buổi sáng và buổi chiều không được như buổi trưa họ rất tỉnh táo. Quý vị nên hiểu sự khác biệt đó, do vậy quý vị đừng hỏi ngồi thiền giờ nào tốt. Không có một giờ nào tốt cho tất cả mọi người, mà nó tuỳ vào cơ thể của mỗi người, Khi quý vị đạt tứ vô lượng tâm có hai giai đoạn. Một giai đoạn là tập thiền, một giai đoạn là trụ thiền hay nhập thiền. Trong giai đoạn tập thiền quý vị nên ưu tiên với nó một chút, nên cẩn thận với nó một chút. Giống như một cây còn non, chúng ta phảichịu khó gìn giữ. Bởi vậy người tu thiền có tiến hay không là có ý chí trong đời sống hằng ngày của mình. Có những khi cơ thể cần những tư thế khiến mình cảm thấy đang tự chủ được. Nhưng có những lúc chúng ta ở trong những tư thế hoàn toàn bình thản. Ví dụ như người Nhật Bản họ có tư thế ngồi quỳ, hai bàn chân phía sau họ gát lên nhau. Tư thế ngồi này là tư thế ngồi để làm chủ lấy chính bản thân mình, một lúc nào đó quý vị cần vận dụng tư tưởng thì quý vị có thể ngồi như vậy, ngồi cho đến khi nào quý vị muốn. Trường hợp nào quý vị cần ngồi, lúc quý vị rất mệt mỏi hay lúc tinh thần mình đang xuống. Tinh thần đang xuống mình cần mang tinh thần lên một chút, thì nên ngồi như vậy. Thế ngồi này làm cho quý vị cảm thấy rằng phải cố gắng một chút. Quý vị nên hiểu lúc nào mình nên ngồi thoải mái. Có ba thế ngồi, Trong giai đoạn đầu ngồi thiền, quý vị không nên ngồi trên cái gì quá êm, êm đến nỗi quý vị ngồi không cảm thấy đau, như vậy không có lợi nên ngồi trên cái gì cảm thấy rắn chắc và tốt nhất nên có một cái gối hơi cứng để giữ phần xương sống phía sau của quý vị. Quý vị ngồi thẳng lưng nhưng làm sao có cảm giác thăng bằng. Để ý hai bàn tay của mình, nếu quý vị là người bị thấp khớp hay bị phong thấp, bàn tay hay ra mồ hôi nên để tay hai bên đầu gối. Nếu không trở ngại về phong thấp để hai bàn tay đan lại với nhau, hai đầu ngón tay cái giao lại với nhau. Người ngồi thiền nên cố gắng để ý, Namo Buddhaya (Hết băng giảng 6)
|
Muc Luc trang 01 | 02 | 03 | 04 | 05 | 06 | 07 | 08 | 09 |