Trang chinh  | Chia Khoa Học Phật  | Tu Học  | Video  | Lin hệ  
 
 



 

ĐỀ ÁN TRONG THÁNG

HÀNH HƯƠNG

Tháng Tám, 2009

KHÓA TU MÙA ĐÔNG

Kính mời qúi Phật tử tham gia khóa tu học mùa đông do Chùa Pháp Luân tổ chức bắt đầu từ ngày 30 tháng 11 năm 2009 đến ngày 16 tháng 12 năm 2009 trong chuyến đi chiêm bái Phật tích Ấn Độ. Phái đoàn sẽ chiêm bái 10 thánh tích quan trọng liên quan đến cuộc đời của Đức Phật và 3 ngày tu tập tại thánh địa Bồ Đề Đạo Tràng.

Kinh Đại Bát Niết Bàn - Maha-parinibbàna Sutta

16 - Này Ananda, có bốn Thánh tích kẻ thiện tín cần phải chiêm ngưõng và tôn kính. Thế nào là bốn?

17. "Đây là chỗ Như Lai đản sanh" Này Ananda, đó là thánh tích, kẻ thiện tín cần phải chiêm ngưỡng và tôn kính.

18. "Đây là chỗ Như Lai chứng ngộ vô thượng Chánh Đẳng Giác", này Ananda, đó là Thánh Tích, kẻ thiện tín cần phải chiêm ngưỡng và tôn kính.

19. "Đây là chỗ Như Lai chuyển Pháp Luân vô thượng", này Ananda, đó là Thánh Tích, kẻ thiện tín cần phải chiêm ngưỡng và tôn kính.

20. "Đây là chỗ Như Lai diệt độ, nhập Vô dư y Niết-bàn", này Ananda, đó là Thánh Tích, kẻ thiện tín cần phải chiêm ngưỡng và tôn kính.

21. Này Ananda, đó là bốn Thánh Tích, kẻ thiện tín cư sĩ cần phải chiêm ngưỡng và tôn kính. Này Ananda, các thiện tín Tỷ kheo, Tỷ kheo ni, cư sĩ nam, cư sĩ nữ sẽ đến với niềm suy tư: "Đây là chỗ Như Lai đản sanh", Đây là chỗ Như Lai chứng ngộ vô thượng Chánh Đẳng Chánh Giác", "Đây là chỗ Như Lai chuyển Pháp Luân vô thượng", "Đây là chỗ Như Lai diệt độ, Nhập Vô dư y Niết-bàn".

22. Này Ananda, và những ai, trong khi chiêm bái những Thánh tích mà từ trần với tâm thâm tín hoan hỷ, thời những vị ấy, sau khi thân hoại mạng chung sẽ được cõi thiện thú, cảnh giới chư thiên.


Xem tiếp: Kinh Đại Bát Niết Bàn - Maha-parinibbàna Sutta

Ư nghĩa Phật Tử Chiêm Bái 4 Thánh Tích
(TT Giác Đẳng giảng)

Ði hành hương là một sự trở về với quê hương tâm linh của mình, và điều này có ý nghĩa rất đặc biệt cho những người Phật tử. Có thể nói rằng hầu hết những người Phật tử rất ơ hờ với lịch sử, nhất là Phật tử Việt Nam chúng ta đã có nhiều câu chuyện lịch sử mơ hồ gần như huyền thoại về Ðức Phật. Nhưng nói chung, đối với tín đồ các tôn giáo thì đi hành hương là một cái gì rất cụ thể khả thi được trong đời sống hiện tại của chúng ta, để chúng ta có thể tắm gội trong sự thiêng liêng, mà vị Giáo Chủ, Ðức Bổn Sư của chúng ta để lại. Phải nói rằng đặt chân đến Ấn Ðộ, những nơi Ðức Thế Tôn đản sanh, thành đạo, chuyển pháp luân, Niết bàn, chúng ta khi ra về sẽ mang tâm tư hoàn toàn khác hơn trước khi chúng ta đặt chân đến những thánh điạ. Trong kinh Ðại Bát Niết Bàn, nói rằng trước khi Ðức Phật Ngài viên tịch, Ngài dạy rằng: những ai mà đem lòng tịnh tín đến để chiêm bái bốn nơi thánh tích, như nơi Như Lai đản sanh, thành đạo, chuyển pháp luân, Niết bàn, thì với tâm hoan hỷ sau khi thân hoại mạng chung người đó sẽ được sanh vào cõi an lạc...

Xem tiếp: Ư nghĩ Chiêm Bái Thánh Tích............

Nơi Cư Trú Mới

Tạp chí Porabola phỏng vấn Ngài Tara Tulku Rinpoche về đi hành hương như thế nào để được hưởng phước báu

Minh Hạnh Việt dịch

Ngài Tara Tulku, Rinpoche sanh tại Khams, miền đông nước Tây Tạng, năm 1927, khi một tuổi, Ngài được công nhận là vị trụ trì của tu viện Sendru Monastery tái sanh. Khi Ngài 3 tuổi thì được tu tập tại tu viện Sendru. Vào năm 1940 Ngài được nhận vào tu viện Drepung Monastery, một tu viện lớn nhất của Tây Tang, với 10 ngàn tu sĩ tu học tại đây. Tại đây Ngài được công nhận là cử nhân của cả 5 lãnh vực Phật học vào tuổi 29--với tuổi này thì Ngài còn quá trẻ để đạt được. Ngài được huấn luyện cao cấp của tu viện Gywoto Tantric Monastery, Ngài ở đây cho đến khi cộng sản Trung Hoa xâm chiếm--Ngài là vị tu sĩ cuối cùng được đào tạo hoàn tất tại đất nước của mình

.


Xem tiếp: Nơi Cư Trú Mới

Người Hành Hương và Người Đi Tiên Phong

by Richard R. Niebuhr - Porapola Magazine

Nguyễn Văn Hoà Việt dịch

Một điều hay trước khi thực hiện cuộc hành trình về Châu Á, Thomas Merton đã viết rằng chúng ta nên tìm hiểu để chấp nhận những sự xuất hiện; "Chúng có một giá trị không tả được."

Chúng có thể là phương tiện truyền thông có dụng ý làm chúng ta e sợ sự có mặt của Thượng Đế trên thế giới. Cái mặt nạ mà mỗi con người đeo có thể cũng là một sự che đậy không chỉ cho cái ngã nội tâm của người đó mà cho Thượng Đế, đi lang thang trong cõi do chính Ngài sáng tạo như một người hành hương và bị đày ải.

Những điều mà Merton nói về những xuất hiện đã gây ấn tượng sâu sắc và quan trọng. Những gì ông nói về Thượng Đế lởn vởn trong đầu óc chúng ta như là một kẻ hành hương và bị đày ải vẫn còn gây ấn tượng sâu sắc. Trong sáu hay bảy năm tôi đã đọc tài liệu về những cuộc hành hương, và điều này đã gây ảnh hưởng đến tôi. Trước đó tôi nghĩ nhiều về những người đi tiên phong, những người đến trước trong một vài vùng, và tôi đã dành thời gian tìm kiếm những dấu vết của họ trên văn bản và trên các địa danh. Bây giờ thì có hai loại lữ hành (hành hương) hiện ra trong tâm trí tôi phản ảnh nhau, và những gì sau đó là những mảnh vụn từ phản ảnh cá nhân tôi trên những người lạc lối và sự đi lang thang của họ. Tuy nhiên, phần lớn trong bài này, tôi đề cập đến những người đó đơn giản như là những người hành hương.



Xem tiếp: Người Hành Hương và Người đi tiên phong

Tứ Động Tâm - Lumbini- Nơi Đức Phật Đản Sanh

Minh Hạnh sưu tầm và Việt dịch

Vườn Lâm Tì Ni (Lumbini) là nơi Đức Phật đản sanh đã trở thành địa danh hành hương của Phật giáo nằm trong quận Kapilavastu của nước Nepal. Nước Nepal là một thung lũng nằm giữa những núi đồi của vùng Hy-mã-lạp Sơn, giáp biên giới vùng Đông Bắc Ấn Độ. Về phía Bắc, Nepal giáp Tây Tạng, về phía Đông giáp Sikkim; phía Nam giáp Bengal và Uttar Pradesh; phía Tây giáp Kumaon. Nơi biên giới vùng Bắc Nepal, có rất nhiều đỉnh núi cao nằm trong dãy Hy-mã-lạp Sơn: Dhawalagiri (26.837 ft), Machapuchar, Gaurishankicr và Yasa (24.000 ft), Gosain than (26,313 ft), đỉnh Everest (29.002 ft), Kinchinjunga (28.146 ft) v.v...

 

 

Xem tiếp: Lumbini

Tứ Động Tâm - Bồ Đề Đạo Tràng

Minh Hạnh trích dịch

Bodh Gaya hay Bodhgaya,hay Bồ Đề Đạo Tràng nằm trong tiểu bang Bihar, quận Gaya, được liệt kê là trung tâm hành hương quan trọng nhất của Phật giáo, là nơi Đức Phật Sakyamuni (Đức Phật Gautama) nhập thiền định sau khi nhận được ra nỗi khổ đau của nhân loại. Cây Bồ Đề thiêng mà chúng ta thấy ngày hôm nay được tin tưởng đã lớn lên từ cây Bồ Đề nguyên thủy. Cây Bồ Đề nguyên thủy là điểm thu hút nhất tại Bồ Đề Đạo Tràng được tồn tại mãi cho đến cuối thế kỷ XIX, bị khô và cuối cùng chết đi. Sau đó đã mọc lên một nhánh của cội bồ đề, tức là cây Bồ Đề hiện nay. Tại nơi dưới gốc cây Bồ Đề nguyên thủy trên một nền đắp nổi, Thái Tử Siđdharth đã ngồi nhập định và cuối cùng Ngài đạt Niết-Bàn


Xem tiếp: Bồ Đề Đạo Tràng

TứĐộng Tâm - Sarnath - Vườn Lộc Uyển

Minh Hạnh Việt dịch

Sarnath(cũng là Mrigadava, Migadàya, Rishipattana, Isipatana)Vườn Lộc Giả - Sarnath còn gọi là vườn nai nơi Đức Phật giảng pháp lần đầu tiên cho anh em Kiều Trần Như, và cũng là nơi Tăng Già Phật Giáo ra đời xuyên qua sự giác ngộ của Kondanna (Kiều Trần Như) vị đệ tử cao niên nhất trong năm vị, thấu triệt Giáo Pháp và đắc Quả Tu Đà Hườn, tầng đầu tiên trong bốn tầng Thánh. Sarnath toạ lạc 13 km về phía đông bắc của thành Varanasi. Sarnath được Đức Phật đề cập là một trong bốn thánh tích hành hương.



Xem tiếp: Vườn Lộc Uyển............

TứĐộng Tâm - Kushinagar - Nơi Đức Phật Nhập Diệt

Minh Hạnh Việt dịch

Kusinagar còn được viết là Kusinara, là một địa danh hành hương của Phật Giáo. Trong thời cổ xưa, nó được biết như là Kushavati (Jatakas). Trong thời gian của Đức Phật, thành phố Kushinagar là thủ đô của vương quốc Mallas của Ấn Độ cổ xưa, và là nơi Đức Phật nhập diệt. Là một trong bốn thánh tích của Phật giáo. Tại địa điểm này, gần sông Hiranyavati, Đức Phật Gautama nhập diệt sau khi ăn bữa ăn "Sukaramađdava" (Theo Bản Chú Giải, đó là thịt một con heo rừng không già lắm và không nhỏ lắm nhưng không phải cố ý giết nó để dâng lên Đức Phật (pavattamamsa). Có chỗ nói rằng đó là tên của một loại nấm. Cũng có chỗ cho rằng đó là tên một món ăn rất ngon) do Cunda dâng.

 

 


Xem tiếp: Kushinagar ...........

Nhật Tân, Nhật Tân Hữu Nhật Tân

TT Giác Đẳng giảng

Ngày 16 tháng 6 năm 2009. Trong chuyến đến thăm đảo Phillip Island Úc Châu, nơi có những đàn chim cánh cụt (penguin) về bãi mỗi buổi chiều. Nhìn cảnh sinh hoạt của loài chim, chúng bảo vệ lẫn nhau, săn sóc nhau diễn ra ngay trước mặt mình, mọi người đã vô cùng xúc động, niềm xúc cảm tràn dâng, không ai muốn ra về mà chỉ muốn được ở mãi nơi thế giới bình an này. Có lẽ Thầy cũng cảm nhận được sự xúc động của mọi người trong phái đoàn, do vậy khi xe quay về thành phố Sydney Thầy đã nhắn nhủ trong một bài thuyết pháp thật là cảm động:

 


Xem tiếp: Nhật Tân Nhật Tân Hữu Nhật Tân

Hành Trình Về Úc Châu và Tân Tây Lan

Ký Sự

Năm nay Phật tử chùa Pháp Luân được TT Giác Đẳng hướng dẫn tu học qua một cuộc hành trình đến Úc Châu bao gồm nước Úc Đại Lợi và nước Tân Tây Lan. Cuộc hành trình bắt đầu từ thứ Tư ngày 10 tháng 6 năm 2009 đến ngày thứ Tư ngày 24 tháng 6 năm 2009 cho một tuần lễ viếng thăm Úc Đại Lợi và một tuần lễ viếng thăm Tân Tây Lan. Kể từ chuyến hành hương trước, tôi đã mong ước mình có sức khỏe và điều kiện để được theo bước chân Thầy trên những chuyến hành hương tu học bởi vì những lần đi như vậy tôi đã học hỏi được rất nhiều, từ lòng từ bi, sự kiên nhẫn, sự vị tha tôi đã học được qua Thầy, qua những người bạn đồng hành, và học được những phong tục tập quán của những người dân địa phương những nơi chúng tôi đã đi qua, như câu nói "Đi một đàng học một sàn khôn." của các vị Cổ Đức.


Xem tiếp: Hành Trình về Úc Châu và Tân Tây Lan

13 Năm Cõng Mẹ Hành Hương

Nguồn: dantri.com.vn

Anh Kailesh Giri, 32 tuổi, được dân làng nhiều nơi trên đất nước Ấn Độ xem như một vị thánh khi ròng rã nhiều năm trời gánh người mẹ già mù lòa hành hương để thỏa tâm nguyện cả đời của cụ: Được cầu nguyện ở những chốn linh thiêng nhất.

“Khởi hành” cách đây 8 năm tại ngôi làng Piparia (gần Jabalpur, miền Bắc Madhya Pradesh), Kailesh Giri đã đi được hơn 6.000km, hành hương qua nhiều “miền đất thánh” của Ấn Độ như Madhya Pradesh, Uttar Pradesh, Maharashtra, Andhra Pradesh và Karnataka… mỗi ngày đi 3 - 4 km, có ngày đặc biệt đi được đến 20 km, tất cả phụ thuộc sức khỏe hai mẹ con. Mệt quá họ sẽ dừng chân 1 -2 ngày tại một ngôi miếu hoặc trường học trên đường.

 


Xem tiếp: Cõng Mẹ hành hương


 

 


 




 

 

Ban Biên Tập dieuphap.comHoan hỉ đón nhận những ư kiến, tài liệu cũng như bài viết. Mọi lin lạc xin gởi về email: minhhanh49@yahoo.com

 

 

 

 

. Đề ÁN THÁNG TRƯỚC

LƯU TRỮ

free counters

Trinh Bay:Minh Hạnh và Nguyễn Văn Ḥa

Trở về Trang chinh

Đầu trang