dieuphap.com

  

jpg (8936 bytes)


...... ... .

Người hành hương và người đi tiên phong

Pilgrims and Pioneers
Tác giả Richard R. Niebuhr - Tạp chí Parabola

Nguyễn Văn Hoà Việt dịch

Một điều hay trước khi thực hiện cuộc hành trình về Châu Á, Thomas Merton đã viết rằng chúng ta nên tìm hiểu để chấp nhận những sự xuất hiện; "Chúng có một giá trị không tả được."

Chúng có thể là phương tiện truyền thông có dụng ý làm chúng ta e sợ sự có mặt của Thượng Đế trên thế giới. Cái mặt nạ mà mỗi con người đeo có thể cũng là một sự che đậy không chỉ cho cái ngã nội tâm của người đó mà cho Thượng Đế, đi lang thang trong cõi do chính Ngài sáng tạo như một người hành hương và bị đày ải.

Những điều mà Merton nói về những xuất hiện đã gây ấn tượng sâu sắc và quan trọng. Những gì ông nói về Thượng Đế lởn vởn trong đầu óc chúng ta như là một kẻ hành hương và bị đày ải vẫn còn gây ấn tượng sâu sắc. Trong sáu hay bảy năm tôi đã đọc tài liệu về những cuộc hành hương, và điều này đã gây ảnh hưởng đến tôi. Trước đó tôi nghĩ nhiều về những người đi tiên phong, những người đến trước trong một vài vùng, và tôi đã dành thời gian tìm kiếm những dấu vết của họ trên văn bản và trên các địa danh. Bây giờ thì có hai loại lữ hành (hành hương) hiện ra trong tâm trí tôi phản ảnh nhau, và những gì sau đó là những mảnh vụn từ phản ảnh cá nhân tôi trên những người lạc lối và sự đi lang thang của họ. Tuy nhiên, phần lớn trong bài này, tôi đề cập đến những người đó đơn giản như là những người hành hương.

Những con đường hành hương mà thế giới biết tại nhiều trung tâm: Canterbury, Santiago de Compostella, Rome, Jerusalem, đồng bằng Arafat, Mexico City, Mount Koya, và quần đảo Shikoku. Những con đường khác dẫn đến những nơi không được đánh dấu trên bản đồ, và những người hành hương đến đó khi rời khỏi mà không còn ghi nhớ. Một số cuộc hành hương thì đơn độc, và một số thì theo từng nhóm và theo tôn giáo; một số chỉ xảy ra một lần, và những số khác thì diễn ra liên tục, theo chu kỳ của mặt trời và các ngôi sao.

Có rất nhiều cơ bản để chúng ta có thể dùng để phân loại các cuộc hành hương. Tuy nhiên, những người hành hương tự mình luôn luôn kỹ lưỡng và vì thế cũng có nhiều thứ khác nhau để lựa chọn vào trong định nghĩa phổ thông ngắn gọn. Nhưng chúng ta bắt đầu từ nơi nào, do vậy để chúng tôi bắt đầu giữa các chi tiết và phổ thông với một tổng hợp sự mô tả đặc điểm:

Người đi hành hương là người di chuyển--không đi qua lãnh thổ của họ--tìm kiếm cái gì mà chúng ta có thể hoàn thành cuộc gọi, hoặc có thể rõ ràng là sẽ làm tốt, một mục tiêu chỉ là về tinh thần.

Cũng có lúc chúng ta trở thành người hành hương, mặc dù là chúng ta không tự gọi chúng ta là kẻ hành hương. Lời nói và ý nghĩa mang đầy sức sống của giòng năng lượng, mà không ai trong chúng ta kiểm soát nổi. Một vài từ ngữ dường như phi lý và xa lạ với sự suy nghĩ của chúng ta, giống như một loài chim đà điểu xa xôi đang bay tít trên không gian. Sau đó, trong một thời điểm bất ngờ, một cánh chim tấn công chúng ta, mặc dù chúng ta chỉ có thể phỏng đoán tại sao và từ đâu nó đến và nơi đâu nó hướng đi. Từ ngữ hành hương (pilgrim) làm chúng ta thành kẻ hành hương theo đường hướng này. Chúng ta không kiếm được nó. Vào một ngày nó trôi dạt vào lãnh vực tưởng tượng của chúng ta khi chúng ta đang nghe một mẫu chuyện, đang thưởng thức một vần thơ, đang đọc qua trang sử của một vài xứ Magellan hay Marco Polo, và không hỏi tới sự chấp nhận của chúng ta nó áp đặt khả năng huyền diệu lên chúng ta, mời gọi chúng ta lên đường. Lý do ngẫu nhiên có thể là ngay cả việc đọc báo hàng ngày của chúng ta. (nhà bình luận Anthony Lewis của tờ New York Times thường xuyên đặt tựa những mẫu chuyện của ông ta là "Tại nhà ở nước ngoài - At Home Abroad" hay là "Nước ngoài tại nhà - Abroad at Home.") Dư ảnh luôn tồn tại trong chúng ta và đầy quyến rủ trong cuộc sống thơ mộng của chúng ta; nó thúc đẩy chúng ta để làm đôi giày không thấm nước, để tìm lại cái lều vải cất đi từ hồi hè năm ngoái, để bỏ tấm bản đồ trong túi áo. Chờ đúng hoàn cảnh, cảm giác thôi thúc đánh thức chúng ta tại thời điểm bất ngờ, thực tế là "Mỗi ngày là một cuộc hành trình và cuộc hành trình tự nó lại là nhà." Trong một thời điểm lâu dài của những nhận thức này, một thi sĩ hành hương người Nhật vào thế kỷ thứ 17, Matsuo Bashò, so sánh mình với "một cặp da rách nát vì hành trình" một thân xác da bọc xương còm cõi vì nắng, mưa, gió, bụi đến nỗi phải qụy ngã dọc đường, bất lực như mây bay lờ lững ngang trời.

Không ngờ vực gì, mỗi người chúng ta giữ trong ký ức hình ảnh thân yêu của một người hoặc một đoàn lữ hành đặc biệt. Có lẽ đó là Abraham và Sarah đã có lần cắm trại bên các cây sồi trên đồng bằng Mamre trong cuộc hành trình trọn đời để kế thừa lời hứa Thiên Chúa; có lẽ đó là Ruth nói với Naomi, "Hãy tin là tôi không rời bỏ anh hoặc quay lại không theo anh; vì nơi nào anh đi tôi sẽ đi, và nơi nào anh nghỉ chân tôi sẽ nghỉ chân." Hoặc có lẽ đó là William Bradford đứng ngoài bãi biển Cape Cod vào tháng 11 năm 1620 và ngắm nhìn những vùng hoang vu ảm đạm của lục địa, hay có lẽ đó là một số tiền nhân khác của chúng ta đi lánh nạn đã thành lập gia đình nơi đây. Có lẽ đó là Lewis và Clark đi theo Sacajawea vượt qua rặng núi Bitter Root Mountains, hay là một trong những người may mắn của họ đã xuyên qua những vùng đồng bằng và núi non của miền tây trong một toa xe che bạt để tới El Dorado trên bờ biển Thái Bình Dương. Hoặc có thể đó là một số nhân vật trong văn chương của chúng ta, chẳng hạn như Jim và Huckleberry Finn đã xuôi theo dòng Mississippi để tìm tự do. Tất cả chúng ta là hậu nhân của đoàn lữ hành tiên phong này hay của đoàn lữ hành khác và chúng ta là con cháu trong các câu chuyện của họ.

Cơ thể chúng ta là những chuyến xe di chuyển, và do vậy tạo ra những cuộc du hành là vận dụng năng động bẩm sinh của chúng ta. Chính trong khuynh hướng năng động tự nhiên này mà tương lai của chúng ta là những lữ khách đã được thành hình. Nhưng để kiểm chứng sự thật này cho rõ ràng, trước hết chúng ta phải dựa theo một đặc tính nhân sinh căn bản khác, đó là một cảm xúc lâng lâng nhưng xác đáng, cảm xúc này là một phương hướng căn bản đi đôi với tất cả những dòng nhạc trong hoạt cảnh của chúng ta. Tôi sẽ gọi phương hướng căn bản này là bản phụ lục về nơi chốn. Chúng ta có thể nhận ra bản phụ lục này trong những người khác vì nó được hiện diện trong bản thân chúng ta, luôn luôn chờ đợi để được nhắc đến. Điều này chúng ta tìm được khi ngắm nhìn những trẻ nhỏ và hồi tưởng rằng chúng ta cũng từng là những trẻ thơ trong chòm xóm vui đùa dưới mưa và ngẩng mặt đón nhận những hạt mưa mùa hè cho đến khi nước chảy xuống cổ. Chúng ta thích thú những cơn gió cuối tháng ba và giang rộng đôi cánh tay trước gió cho đến khi lạnh cóng; chúng ta nheo mắt nhìn vào mặt trời cho đến khi tất cả các màu sắc bắt đầu nhảy múa. Xúc giác và tất cả các giác quan khác của chúng ta ghi nhận những ấn tượng mà các yếu tố về địa điểm đã lưu lại trong chúng ta; chúng ta coi những dấu hiệu và ký hiệu như là những thông điệp của chào đón, của mời gọi và chúc tụng: những lời mời được chấp nhận. Những cảm giác sâu đậm và nhiều thứ khác--mùi thơm của căn nhà và của cỏ cây quanh vườn, sự mát mẻ của sàn nhà, giốc đứng của những bậc thang--kết hợp thành một mạng lưới chặt chẽ ràng buộc chúng ta vào nơi mà chúng ta sống và kéo giữ chúng ta lại, biến nơi đó thành mái nhà của chúng ta. Những ấn tượng sâu xa như vậy không bao giờ tan biến hơn nữa nó còn được lưu lại trong các áng văn và thơ phú của những năm sau: "Tôi nhớ, tôi nhớ,/ Căn nhà tôi đã sanh ra.... Tôi nhớ, tôi nhớ/ Cây sung xanh đậm và cao lớn."

Điều giải thích này dựa vào căn bản của không gian cũng tiến hành giống như hệ thống trao đổi giữa não bộ –vật thể, hệ thống này phối hợp chúng ta với hình ảnh như đất nước lửa khí. Những triết gia, xưa và nay, đã viết rất nhiều về sự tương quan của tâm với các sự vật, của tâm với sự việc bắt nguồn từ ngoài tâm, và đã đưa ra nhiều dẫn chứng về các hành động tiềm ẩn mà từ đó chúng ta chuyển đổi các cảm giác cụ thể thành những ý tưởng tinh thần. Nhưng bây giờ phải đáp ứng nhu cầu đơn giản để gọi việc đó là hành động do tưởng tượng về vật chất của chúng ta. Sự gắn bó về vật chất trong tưởng tượng của chúng ta hòa nhập chúng ta vào trong thời tiết và trong lúc của thế giới, và --bởi định luật chuyển động ngược chiều--xúi dục chúng ta thu nhập những thứ này để biến thành của riêng.

Chúng ta kề cận cái vô thường nếu không phải là thân thuộc với thế giới của chúng ta và với vùng khí quyển; nhưng khi lớn lên chúng ta hiểu được rằng phải dùng giác quan của chúng ta thật cận trọng để duy trì mối quan hệ này. Tuy nhiên, một khi chúng ta chấp nhận đường hướng này, dường như chúng ta không thể nghỉ ngơi cho đến khi đã dấn thân vào các địa hạt của thế giới; du lịch bằng đường biển, trèo núi, hít thở những luồng gió mạnh, hành trình qua vùng cát nóng.

Do vậy, chúng ta nhìn từ đáy thung lũng êm dịu, với dòng nuớc chảy ra từ một con rạch, nhìn lên hàng dương liễu và hàng thông còn đẫm ướt, nhìn đến cây tùng uốn thân vì khô cằn , nhìn vào những tảng đá và mõm đất của ngọn núi nơi những con chim đại bàng bay lượn như để quan sát tận chân trời, và sau đó một lần nữa hạ thấp cánh để vươn mình bay xa hơn. Quyền công dân đầy đủ của chúng ta trong vũ trụ khoa học không thể hoàn tất cho đến khi chính chúng ta trở thành một phần của mọi lãnh vực này.

Sự tưởng tượng về vật chất của chúng ta sau đó ràng buộc chúng ta với những nơi đặc biệt được gọi là gia đình, trong khi cùng một lúc sự tưởng tượng đó dẫn chúng ta từ nơi này tới nơi kia để khám phá được nhiều vật thể khác biệt mà chúng ta cất giữ. Hai nhu cầu đối ngược nhau đang xung đột trong chúng ta: Một sức mạnh kêu gọi phải tuân thủ và một sức mạnh kêu gọi nên vượt thoát ra ngoài. Cái nhu cầu đầu tiên phát sinh ra do sự gắn bó tự nhiên với nơi ăn chốn ở; cái thứ hai mang hình thức truy tìm với phân nửa là tự nguyện. Cùng một sức mạnh gắn bó chúng ta với không gian đã khơi dậy trong tâm chúng ta một nhu cầu tinh thần về sự thay đổi của thời tiết, một quyến rũ mạnh mẽ mà chính chúng ta gặt hái được không phải chỉ là tuân thủ, nhưng còn là sự di chuyển từ miền này đến miền kia. Vì vậy, trong sự mong muốn hạnh phúc tận cùng của chúng ta, một mong ước ràng buộc chúng ta với nơi ăn chốn ở, sự sắp xếp đầu tiên của chúng ta về một cuộc hành trình được xuất hiện. Sự sắp xếp cho cuộc hành trình này tự giải thích trong một thứ gì giống như cách thức sau đây.

"Mỗi con người đều làm một điều." Con người chúng ta trải qua những chuyến đi--bằng đôi chân, trên lưng ngựa, trong thuyền bè.” Mặc dù chúng ta sinh ra trong gia đình, tất cả chúng ta đều phải trở thành cái mà Melville Ishmeal gọi là người cô độc, người trên đảo, và qua đó những sinh vật này liên tục tìm kiếm những con đường hứa hẹn sẽ dẫn đến một bờ biển khác--một bờ biển sẽ làm chúng ta mãn nguyện. Chúng ta đã từng đi qua các sông rạch từ New Bedford tới Nantucker, từ Manhattan tới Brooklyn, từ San Francisco tới bán đảo Marin, từ Dover tới Calais. Hành trình đưa chúng ta không chỉ trên mặt nước nhưng cũng xuyên qua nhiều ngõ ngách: những khe sâu trong vùng núi đồi, những miệng hang trong lòng đất, những nhánh sông hùng vĩ trong miền hoang dã, những con đường thênh thang trong các thành phố, những cửa nẻo đi vào các rạp hát và thư viện. Những chuyến đi thật sự xuyên qua nhiều nẻo đường có thể in sâu vào tâm khảm chúng ta, không phải chỉ có trong cảm giác thật sự mà thôi mà còn cả trong cảm giác tinh thần của chúng ta nữa, để đến nơi mà chúng ta lãnh hội được từ bên ngoài trở thành một phần địa danh tiềm ẩn lâu dài trong tâm hồn chúng ta. Kẻ lữ hành trong chúng ta bắt đầu thức giấc.

Khi sự thức tỉnh như vậy bắt đầu, người lữ hành trở nên thận trọng hơn bao giờ, sự thận trọng không phải chỉ dành cho những sai sót nhưng còn dành cho những lúc thay đổi để hội nhập vào một thế giới lớn hơn so với thế giới thường lệ. Trong đời sống hàng ngày của chúng ta, chúng ta không bận tâm tới của những gì xảy ra cho chúng ta và trong chúng ta. Nhưng rồi lại xuất hiện một thay đổi không thể chối cãi được. Chúng ta đi xuyên qua các cổng của cổ thành Acropolis, chiều cao vời vợi của cổ thành (mà nghệ thuật và khoa học vẫn còn đang nghiên cứu) và ánh sáng mà chúng ta nghĩ là chúng ta đã thấu hiểu (ánh sáng bây giờ vẫn còn đang phản chiếu từ các thạch trụ) hiện đang thay đổi rất rõ ràng. Do đó chúng ta tùy thuộc vào ánh sáng dó, chúng ta sẽ không bao giờ lo lắng tới khả năng vô tận của ánh sáng nữa. Hoặc chúng ta bước vào hành lang âm u của một ngôi chùa Phật giáo Nhật, đi ngang qua cái chuông đồng lớn, và chúng ta vào trong một khu vườn có tường sáng vây quanh, nơi có mười lăm tảng đá, đứng thành năm nhóm, dường như mọc ra từ cái sân đá sỏi trắng. Những hình ảnh này gợi lên sự chú ý của chúng ta. Cùng trong khoảng thời gian này những tảng đá đó làm chúng ta nghĩ đến những hòn đảo xa xăm nằm giữa đại dương, và nghĩ đến những đỉnh núi cao vượt khỏi tầng mây, và trong lòng chúng ta nảy sinh một cảm giác mới làm chúng ta tưởng như đang lệ thuộc vào ngọn thủy triều triền miên và lệ thuộc vào những ngọn đồi trên mặt đất. Những khu vườn làm băng đá tảng trở thành một "nơi vô giá của thế giới" và cũng là một biểu tượng của chính chúng ta.

Trong những lúc như vậy chúng ta tạo ra những mối tương quan mật thiết với các chúng sinh khác, kể cả động vật và thực vật. Những nhận thức mới về chi tiết phong cảnh và về bầu khí quyển trở thành những biểu tượng—những ý tưởng chứa đựng nội dung sắc bén mà dự đoán còn nhiều hơn nữa--vẫn còn nhiều thay đổi sẽ tới. "Một Biểu Tượng," một triết gia của chúng ta đã viết, "Là một định luật, một trạng thái đều đều của tương lai không rõ ràng.....Những định luật nhất thiết phải thấm nhuần trong một cá nhân nào đó. Khách lữ hành nhìn thấy biểu tượng ở khắp mọi nơi. Mỗi sự việc đặc thù gợi cho lữ khách một biểu tượng khả hữu nào đó và tiên đoán những gì sắp đến. Trên cuộc hành trình đến Do Thái, Saul Bellow mô tả không khí và ánh sáng ở Jerusalem như là một liều thuốc "bồi dưỡng tư tưởng," như là biểu tượng của vũ trụ và của tương lai. Chúng tôi bước vào đường phố," ông ta viết, và bạn tôi...hít một hơi thở thật sâu và khuyên tôi làm giống như vậy. Không khí, chính không khí, là cái bồi dưỡng lý tưởng trong Jerusalem, chính các nhà hiền triết nói như vậy. Tôi sẵn sàng tin tưởng điều đó. Tôi biết rằng nó phải có những tính chất đặc biệt. Sự thanh tao của ánh sáng cũng ảnh hưởng đến tôi. Tôi nhìn xuống về phía Dead Sea, trên những tảng đá nức nẻ và những ngôi nhà nhỏ...Màu sắc của những thứ này là mầu đất của chính nó, và về việc chết chóc lạ lùng này không khí tan ra đè nặng lên với hầu hết trọng lượng của con người. Một điều gì đó dễ hiểu, một điều gì đó trừu tượng đều được truyền đạt bằng các màu sắc này. Vũ trụ tự nó làm sáng tỏ trước mắt bạn với sự mở rộng của thung lũng ngổn ngang đá và bị ngăn lại trong vùng nước đọng. Ở nơi khác bạn chết và tan rã. Ở đây bạn chết và quyện lẫn vào... "Khí quyển này làm cho không gian của người Mỹ hãnh diện với thế giới này" đủ thành thật cho linh hồn bạn bắt đầu.
.
Cái nhìn của Bellow về không khí như áp đặt và tan biến trên thung lũng và biển cả và các màu sắc lung linh trong ánh sáng là một cái nhìn mà người lữ hành sẽ hiểu. Nhưng yếu tố bất chợt hiện ra như vậy là một sản phẩm do sự quan sát của mgười lữ hành, quan sát vũ trụ tự nó được giải thích, như Bellow nói; và tự nó giải thích trong cái nhìn của ông ta, vũ trụ cũng giải thích cho ông-- và với ông, giải thích cho chúng ta tới mức độ mà chúng ta cho phép--đoán trước rằng chúng ta không phân hóa nhưng hòa hợp. Ở đâu đó ông ta để ý rằng sa mạc Judean xuất hiện không phải là một phong cảnh “hùng vĩ” như nó hiện ra và rằng ông không chỉ nhìn thấy nhưng còn nghe núi Zion. Bellow là một nhân chứng cho sự thật : là người lữ hành chúng ta đúc nặn không khí, đất và nước của những địa điểm nhứt định làm thành những biểu tượng của tương lai bất định, làm thành những biểu tượng hoàn tất trong đời sống riêng tư không hoàn hảo của chúng ta. Việc tạo thành khuôn khổ này là công việc do trí tưởng tượng của người lữ hành—nhờ vào sự may rủi hoặc ơn huệ.

Không có ranh giới rõ ràng nào phân cách người ngắm cảnh (hoặc du khách) với người lữ hành. Nhưng chúng ta có thể phân biệt giữa những người du lịch thuần túy với những lữ khách vượt quá mức chịu đựng khi nhận thức được những nhu cầu cần phải thay đổi. Người đi du lịch thuần túy chỉ muốn tìm thấy cái gì mới để xem, để nghe, để tiếp xúc, mà không có quá nhiều suy tư thắc thỏm đến nỗi chính họ có thể bị thay đổi. Người lữ hành cũng có cùng một cảm giác như người đi tham quan. Sự tiếp xúc, trong cá biệt, là một hành động thường xuyên của người lữ hành: hôn lên các tảng đá thánh, hoặc lề đường hoặc đất cát; dùng ngón tay lần theo các đường chạm trỗ trên một tác phẩm điêu khắc; thu nhặt cát bụi từ một dấu chân trên đá do Đức Phật Gautama luu lại. Mắt cũng là một giác quan để tiếp xúc: con mắt của người đi tham quan rất thích hợp để làm chủ hoặc để phản chiếu, mắt của người lữ hành cũng được trân trọng với sự tôn quí. Sự khác biệt giữa hai loại cảm xúc qua giác quan (hoặc phương thức khác của nhận thức) nằm ở mức độ chuẩn bị. Người đi du lịch bình thường thì không chuẩn bị hoặc không thể phối hợp cái cũ với cái mới, cái bình thường với cái bất thường, quen thuộc với vẻ phong nhã trong sự tráng lệ hầu như lố bịch; trong khi những người lữ hành có một biểu tượng để thấy trước một sự hoà hợp phức tạp hơn. Phản ứng của một du khách là kinh sợ bất ngờ tạo ra thái độ trung dung hoặc nhường bước; trong khi phản ứng của lữ khách là kinh ngạc tạo ra lãnh hội mới. Trong sách, Anglo-American Landscapes, ông Chiristopher Mulvey diễn tả người ngắm cảnh quay trở lại sau các phản ứng của một số du khách Anh của thế kỷ thứ 19 đến bờ sông Mississippi, đối với người da đỏ họ là "Cha của sông nước", và nhìn chằm chằm trên giòng nước bùn lầy, tuyên bố nó là một "cống rãnh tồi tệ". Dấu hiệu này phản ảnh sự mê muội của những du khách khác trên các lục địa, chẳng hạn như những người đến ở thánh địa Ganges cho rằng nơi đó "bẩn thỉu không thể chịu nổi" và "quá ghê tởm."

Matsuo Bashò, Một vị lữ hành thi sĩ thời hiện đại của Nhật mà tôi đã giới thiệu ở gần phần đầu, đã tư vấn chúng ta rằng; chúng ta sẽ không bao giờ thành công trong việc giữ lại trong trái tim chúng ta, trừ khi chính chúng ta nhìn thấy hoặc nghe sự vật kỳ lạ hoặc những sự việc đó. Trong tạp chí Châu Á của ông Thomas Merton cho chúng ta thấy, trong sự đối chiếu làm nổi bậc những điểm khác nhau tới những người du lịch này chỉ được nói đến, đó là những gì để lại trong tâm. Trong bài tường thuật của chuyến viếng thăm của ông ta tới thành phố cổ Polonnaruwa trong nước Tích Lan, nơi có những tôn tượng Phật đứng và nằm bằng đá to lớn, Merton cho chúng ta biết rằng người bạn của ông ta muốn dừng lại nơi này và không muốn đi vào vùng lân cận nơi có những tượng thần tà giáo. Sau đó thì ông ta tiếp tục:

Tôi có thể đến gần bàn chân của Đức Phật mà không bị làm phiền, đôi chân tôi trong cỏ và cát ướt. Sau đó đối diện với sự yên lặng lạ thường. Với nụ cười tuyệt vời. Vĩ đại nhưng mà huyền ảo. Đầy năng lực, không có một thắc mắc , nhận thức mọi việc và không từ chối điều gì, sự thanh thản không phải là sự chối bỏ cảm xúc , nhưng là.....của tính chất rỗng không.

Tinh thần cố chấp, Merton nhận xét, tâm thường xuyên cần có những định nghĩa và giáo điều, thì thích hợp nhất để tìm kiếm những sự bình an và sự yên lặng tuyệt đối. Tuy nhiên, Merton tiếp tục:

Tôi đã ngạc nhiên hết sức với sự thanh thản và lòng biết ơn về sự tinh khiết của các tôn tượng, trong sáng và trạng thái thư giãn của hình dạng và đường nét....nhìn vào những tôn tượng thình lình tôi gần như sững sờ, giật nảy người khác hẳn với thói thường, sự dính mắc các sự vật nửa vời, và một nội tâm trong sáng, rõ ràng, như những tảng đá bị nổ tung, trở nên hiển nhiên và rõ ràng..... Tảng đá, tất cả các vấn đề, tất cả các đời sống, đều là pháp thân

Suy ngẫm đoạn này, ông ta kết luận, "không ngờ gì nữa, với những thành phố cổ như Mahabalipuram và Polonnaruwa cuộc hành hương Châu Á của tôi đã trở nên rõ ràng và thanh khiết. Ý của tôi là, tôi đã biết và đã thấy được những gì bị che khuất mà tôi đang tìm kiếm . "

Tiếng nói của Merton ở đây hòa nhịp với tiếng nói của những người lữ hành (người hành hương) khác trong nhiều thế kỷ và tại ngay phần đất này của địa cầu. Cụm từ "giật nảy người khác hẳn thói thường, sự dính mắc các sự vật nửa vời" có thể được coi như là bản tóm tắt về kinh nghiệm chung của người hành hương. Hơn nữa, sự lặp lại các từ ngữ rõ ràng và sáng sủa của ông để biểu thị hiệu quả những khuôn mặt của Đức Phật được khắc chạm nhắc nhở chúng ta, một lần nữa, mục tiêu của nhiều cuộc hành hương. Sự trong sáng mà Merton giảng pháp còn sáng sủa hơn sự trong sáng của ánh mắt; đó là sự trong sáng của trái tim, sự trong sáng phát sinh từ sự mở rộng cõi lòng và từ một lòng trắc ẩn mà nó mang lại một ý nghĩa tùy thuộc vào mọi vấn đề, tùy thuộc vào mọi đời sống, tùy thuộc vào mọi chúng sanh. Những tựơng Phật đá cao lớn đã trở thành những đồng hành của ông thúc đẩy ông bước vào một cộng đồng không biên giới.

Chuyến hành hương định nghĩa lại danh từ "kinh nghiệm" cho chúng ta, một từ ngữ đã trở thành phát ngấy và yếu ớt trong cách sử dụng của chúng ta, và được phục hồi lại ý nghĩa vững mạnh của nó. Trong hình thức yếu kém, kinh nghiệm có nghĩa đơn thuần là sự liên tục của những giây phút khó có thể phân biệt nhau – những giây phút trong cuộc sống hàng ngày. Nó có nghĩa là đem vào tâm chúng ta những hình ảnh và chúng sanh mà trước đó chúng ta không quen thuộc và theo đó mở rộng tâm trí chúng ta. Với những sự tăng trưởng này về sự hiện hữu của chúng ta, chúng ta trở thành người mới, trở nên thân thích hơn với mảnh đất quanh ta, với những hình ảnh và con người của nó. Kinh nghiệm lữ hành là kinh nghiệm căn bản dấn thân--cho chúng ta đối diện với nỗi gian nan và hiểm hoạ, tạo ra những chuyến đi đầy nguy biến từ một thế giới trưởng thành với tiện nghi và được chăm sóc tận tình đi đến một thế giới bao la mà chúng ta đã chỉ mập mờ phỏng đoán. Kinh nghiệm hành hương đưa chúng ta rời khỏi nhà, đưa chúng ta đến một vùng trời xa lạ, đi vào một thực tế cho đến nay không thể tưởng tượng được
Thi sĩ và người hành hương thì giống nhau. Cả hai là người sáng tạo, hổ trợ đem lại thế giới mới cho nhân loại. Người hành hương là một thi sĩ là người sáng tạo do sự đảm đương gánh vác cuộc hành trình. Cả hai là người tiên phong. Của chính họ khi họ có thể nói những gì Coleridge's Ancient Mariner tuyên bố:

Chúng ta là người đầu tiên thâm nhập khuấy động vào vùng biển lặng yên

Trong sự im lặng này tất cả sự xuất hiện mang một sự khác biệt bề ngoài. Mọi thứ đều là xa lạ; mọi thứ thì mới và tình yêu của mọi loài có thể được thích hợp thêm một lần nữa. Linh hồn không còn lởn vởn phía trên vật được sáng tạo ra nhưng là chìm sâu trong vấn đề và chính nó được tồn tại. "Hãy hướng dẫn thế giới của bạn," Lời khuyên của Bashò, "luôn luôn mang trong tâm trí bản chất thật (có nghĩa là, Phật tính) trạng thái tự nhiên của tất cả sự tạo thành--núi và sông và cây cỏ, và loài người." Nghe lời khuyên này, chúng ta gợi nhớ lại lời thiền của Merton rằng là chính vì chúng ta mà Thượng đế đã lang thang cũng như người lữ hành.


 

Trình bày: Minh Hạnh và Nguyễn Văn Hòa

Trở về Trang Đề Án Trong Tháng Tám

Đầu trang