ĐỀ ÁN
THÁNG 1 -2012
Ý
Thức Tiên Khởi
|
Ý
Thức Tiên Khởi
- TT Giác Đẳng
Bài thứ
nhất ở đây nói về
"ý thức tiên khởi,"
trong bài "ý thức tiên khởi"
này gợi cho chúng ta một ý
thức quan trọng, là tất
cả cuộc hành trình tốt
đẹp đều có một ý
thức bắt đầu hết
sức tốt đẹp. Ý
thức đó là một ý thức
quan trạng, một ý thức
tỉnh táo, một ý thức cho chúng
ta biết là mình phải đặt
đúng vấn đề, đặt
đúng chỗ. Đôi khi người
ta rất dễ dàng để
đưa ra ý kiến này và ý
kiến khác. Nhưng đặt ý
kiến chính xác để có
được một câu trả
lời chính xác, và từ đó
khởi đi một hành trình chân
thực, điều đó không
phải dễ dàng. Chúng ta có hàng
trăm ngàn thứ băng khoăn
trong đời sống, nhưng
đa phần những thứ băng
khoăn đó nó vốn không có cái
giá trị, mà nó chỉ là một
mảnh rời của cuộc
sống, và từ từ nó tan
biến vào hư không mà nó không
kết nối lại trở thành
một cái gì đáng giá. Bởi vì
nó đã không đến từ ý
thức tiên khởi chân thật.
Do vậy điều đầu tiên
mà ông Woodward đã làm
đó là ông trích một đoạn
ở trong kinh Thánh Cầu,
Đức Thế Tôn Ngài đã
dạy các vị tỳ kheo là Ngài
đã từng sống trong những
ngày tháng nhung lụa êm ấm
của cung vàng điện ngọc,
và cái nhìn nào, ý nghĩ nào
khiến cho Ngài lên đường
, sự lên đường đó là
một sự lên đường
đi mà không có trở lại,
một sự lên đường
dẫn đến công thành thoả
mãn. Và đời sống
của vị Chánh Đẳng Chánh
Giác như Đức Phật đã
cho chúng ta rất nhiều điều
để chiêm nghiệm, tất
cả đều bắt đầu
từ "ý thức tiên khởi"
đó.
Xem
Tiếp
|
|
Kinh Niệm Xứ - Quán
Tâm
- TT Giác Đẳng giảng
Nói về
Tâm Quán Niệm Xứ thì chúng ta nên
hiểu mấu chốt đầu
tiên: Tâm là đối tượng
để quán, mà cũng dùng tâm cũng
để quán, tâm còn gọi là năng
và là sở.
Đôi khi
chúng ta thấy khó như con mắt
thì không thể nhìn con mắt
được, nhưng riêng về
tâm thì có thể nhìn tâm được
nhưng với cái nhìn ở
trạng thái gọi là "tưởng
tri". Tưởng tri tức là chúng
ta nhìn lại cái gì vừa xảy
ra. Ở trong văn phạm
tiếng Anh có một từ gọi
là "quá khứ hoàn thành" hay
là "quá khứ tiếp diễn".
Tức là việc đó mới
xảy ra, vừa xảy ra thôi,
họ dùng cái thời khác.
Chuyện vừa mới xảy ra mà
chúng ta nhìn nó thì giống như chúng
ta đang nhìn nó nhưng thật
sự khi chúng ta nhìn thì cái nhìn
đó là nhìn sự việc đã
đi qua rồi mặc dầu
chỉ trong tích tắc mà thôi.
Ở đây
nói cho chúng ta hai khía cạnh:
- Khía
cạnh thứ nhất là chúng ta
phải đặc biệt bén
nhạy với tâm của mình.
- Khía
cạnh thứ hai là người Quán
Tâm Niệm Xứ thì chánh niệm
phải tương đối cao.
Cao có nghĩa là trước khi
chuyện đó đi quá xa và đã
chìm vào quên lãng rồi thì người
này nhanh chóng nhận ra được
điều đó. Rất ít người
đang giận mà đủ sự
tỉnh táo để nhìn ra mình
đang giận. Hay mình đang vui nhìn
ra mình đang vui.
Xem
Tiếp
|
|
Kinh Niệm Xứ - Quán
Pháp - TT Giác
Đẳng giảng
Chúng ta nên lưu ý
một điều, chữ Pháp trong
kinh Phật là một chữ dùng
rất rộng rãi, được
sài nhiều nghĩa khác nhau và
ở mỗi một nơi thì chúng
ta phải có một định nghĩa
rõ rệt.
- Lấy ví dụ
"Pháp Quán Niệm Xứ"
ở đây chúng ta có chữ "Pháp"
thì chữ "Pháp" thường
có thể định nghĩa là
lời dạy của Đức
Phật, như "Phật, Pháp, Tăng"
thì chữ "Pháp" là lời
dạy của Đức Phật.
- Hay chữ Pháp có nghĩa
là cảnh pháp. Cảnh pháp thì không
thuộc về năm cảnh ngũ.
Năm cảnh mà chúng ta thường
biết là sắc, hương, khí,
vị, xúc. Cảnh thứ sáu là
cảnh pháp, thì cảnh pháp là
cảnh của ý thức không liên
hệ đến năm ngoại
cảnh ở bên ngoài.
- Chúng ta cũng có
định nghĩa "Pháp" như
là những gì có tự tánh.
Trong bài học này chúng
ta nên hiểu chữ "Pháp" là
gì?
Pháp ở đây là
những đề tài đã
được Đức Thế Tôn
giảng dạy như là Năm
Triền Cái, Sáu Nội Xứ, Sáu
Ngoại Xứ, Thất Giác Chi,
Tứ Diệu Đế. Những
pháp này nói cho rõ hơn là những
đề tài Đức Thế Tôn
đã thuyết và những pháp
đó có thể được quán
chiếu trong lúc chúng ta thực hành.
Dĩ nhiên là Đức Phật
dạy rất nhiều pháp nhưng
những pháp này liên quan đến
sự thực hành và chúng ta có
thể tìm thấy trong đời
sống.
Xem
Tiếp
|
|
Kinh Niệm Xứ - Quán
Thất Giác Chi và Tứ Đế
- TT Tuệ Siêu
Trong
phần thứ tư của Pháp Quán
Niệm Xứ Đức Phật Ngài
nói về một vị hành giả
tu tập Pháp Quán Niệm Xứ qua
đề tài Bảy Giác Chi.
Bảy Giác Chi ở đây là
bảy chi phần để
đưa đến sự giác
ngộ gọi là Bojjhaṅga,
bảy chi phần này là: Niệm giác-chi,
Trạch-pháp-giác-chi, Cần giác-chi,
Hỷ giác-chi, Tịnh giác-chi, Ðịnh
giác-chi, Xả giác-chi.
Khi vị hành
giả tu tập Pháp Quán Niệm
Xứ với đề tài suy quán
về Bảy Giác Chi. Trước
hết vị hành giả phải
nhớ từng chi pháp với ý nghĩa
của chi pháp: Niệm trạch-pháp,
Cần, Hỉ, Tịnh, Định
và Xả.
Khi nhớ biết được như
vậy rồi thì vị hành
giả bắt đầu lắng tâm
chánh niệm ghi nhận. Niệm giác-chi
tức là sự chánh niệm
nhớ biết rõ ràng không bị
thất niệm.
Khi vị hành giả nhận ra chánh
niệm đang có mặt, chánh
niệm này bén nhạy và liên
tục thì vị hành giả
mới tuệ tri tức là biết
rõ ta có Niệm giác-chi.
Còn nếu như khi vị hành
giả lắng nghe mà không cảm
thấy được chánh
niệm đang sanh thì vị ấy
biết rõ là nội tâm không có
Niệm Giác Chi, vị ấy
tuệ tri như vậy.
Không phải chỉ dừng lại
ở đó mà sau khi biết rõ
nội tâm có hay là không có Niệm
Giác Chi, vị ấy mới ghi
nhận thêm rằng Niệm Giác Chi
có tức là hồi trước chưa
sanh nay sanh khởi vị ấy cũng
ghi nhận ở mức độ
đó, và ghi nhận thêm rằng
Niệm Giác Chi trước đã
sanh, nay sanh khởi, nay đã
được tu tập viên mãn,
vị ấy biết rõ như
vậy.
Xem
Tiếp
|
|
Phục
Vụ Tha Nhân
- TT Giác Đẳng
Trong câu
kệ đầu tiên của kinh Pháp
cú, kệ ngôn số 166 cho chúng ta
thấy một điều người
ta thường nghĩ rằng
phục vụ là một điều
tốt, hễ phục vụ có nghĩa
là đã quá đủ không cần
phải nói thêm gì. Tuy nhiên chúng ta
phải cẩn thận, bởi vì
không biết mà phục vụ không
đúng chỗ, không đúng
thời, không đúng cách, chẳng
những chúng ta không phục vụ
được nhiều mà còn đánh
mất đi lợi ích cho mình và
người khác.
Lấy ví
dụ một thanh niên trẻ đang
đi học và học trong điều
kiện rất tốt nhưng
muốn bỏ học giữa
chừng để đi làm và
nghỉ rằng, “ Mình đi làm như
vậy để cải thiện
kinh tế gia đình”. Ý nghĩ
đó không phải là ý nghĩ
quấy mà đó là sự lựa
chọn của nhiều người.
Thậm chí có những người
dấn thân vào nhữngcon đường
sa đoạ với ý nghĩ để
cứu lấy gia đình trong
một hoàn cảnh nào đó.
Một hoàn cảnh riêng, chúng ta không
phê phán. Tuy nhiên khi đã quyết
định điều gì chúng ta
phải nghĩ có quá khứ, có
hiện tại, có tương lai,
chúng ta phải nghĩ đến
những ảnh hưởng về
lâu về dài. Giả sử một
sinh viên đang đi học mà
bỏ học, học hành dang
dở nghĩ rằng sẽ đi làm
để phụ thêm cho gia đình
tiền bạc. Chúng ta không nói
đó là điều sai lầm nhưng
nếu nguời này kiên trì và gia
đình chịu khó đầu tư
nhiều hơn để cho vị
này khả dĩ có thể có thì
giờ chịu khó học thêm vài
ba năm nữa. Thực ra sau vài ba
năm đó, vị này tốt
nghiệp ra trường chắc
chắn sẽ phục vụ gia
đình tốt hơn.
Xem
Tiếp
|
|
Những yếu tố làm cho căng thẳng Nguyễn Văn Hoà Việt dịch
Sự căng thẳng
làm cho chúng ta luôn luôn bận
rộn không rỏ nguyên do. Sự căng
thẳng được tạo ra
bởi tuân thủ theo những tiêu
chuẩn và cơ cấu xã hội.
Tuy vậy, nếu chúng ta không tuân
thủ, chúng ta sẽ bị coi là
phần tử xấu.
Vì vậy, chúng ta cảm thấy
rằng chúng ta phải làm thế này
và chúng ta phải làm thế nọ,
nếu không chúng ta có thể
gặp rắc rối. Rất
nhiều những loại cấu trúc
xã hội và cấu trúc theo
truyền thống có thể làm chúng
ta rất nhức đầu.
Điều này không có nghĩa là
giáo pháp Phật giáo không có
cấu trúc, truyền thống,
hoặc văn hóa. Cũng có
một mẫu mực, nhưng nó
chỉ hiện diện để
cho phép những người đã
gắn bó chặt chẻ có cái gì
để họ dựa vào. Giáo pháp
Phật giáo đề cập đến
chân lý phổ quát, đến
giảng dạy thực tiển.
Xem
Tiếp
|
|
Thiền cải thiện đặc tính của đời sống Nguyễn văn Hoà dịch
Thiền
tỉnh thức, một phần
thiết yếu trong truyền
thống Phật giáo và Yoga Ấn
Độ, hiện nay đang bước
vào giai đọan được
mọi người công nhận do
hiệu quả của thiền trong
việc chống lại sự căng
thẳng và trong việc cải
thiện phẩm chất của
đời sống.
Theo tài
liệu nghiên cứu của Britta
Holzel, thiền tỉnh thức có
thể mang lại lợi ích cho
sức khỏe và hiệu năng làm
việc, bao gồm cải thiện
chức năng miễn dịch
của cơ thể, giảm áp
huyết, và tăng cường
chức năng nhận thức.
Xem
Tiếp
|
|

|
|
Ban
Biên Tập dieuphap.com Hoan
hỉ đón nhận
những ý kiến, tài
liệu cũng như bài
viết. Mọi liên lạc
xin gởi về email:
minhhanh49@yahoo.com
|
|

|
|

|
|

|

|

|
.
Đề ÁN THÁNG TRƯỚC
LƯU
TRỮ

|
|
|
|