|
A Tỳ Đàm Tâm và Sự Phân Loại Minh Hạnh biên soạn & Cô Tu Nữ Diệu Tịnh hiệu đính Điểm chính trong
bài học: 1) Định
nghĩa chữ tâm (citta) 1.1 Tâm được
định nghĩa là sự biết cảnh. Tâm biết
cảnh sắc gọi là nhãn thức hay thị giác; tâm
biết cảnh thinh là nhĩ thức hay thính giác; tâm
biết cảnh khí gọi là tỷ thức hay khứu giác;
tâm biết cảnh vị là thiệt thức hay vị giác;
tâm biết cảnh xúc gọi là thân thức hay xúc giác. Năm
cảnh vừa kể thường được gọi
tắt là cảnh ngũ. Năm
thức vừa trên gọi là ngũ
song thức vì mỗi thứ là một cặp: quả
thiện hay quả bất thiện (tức cảnh tốt
hay cảnh xấu). Ngoài cảnh ngũ
gọi là cảnh pháp. Tâm biết cảnh pháp
gọi là ý thức. 1.2 Tâm hiện hữu liên
tục, bền bỉ. Hầu như hoàn toàn không thể
chận đứng dòng tâm thức trừ khi do thiền
định như vị thánh tam quả hay tứ quả
nhập diệt thọ tưởng định, hoặc
quả của tứ thiền vô tưởng. Nói như vậy có nghĩa là ngay trong giấc
ngủ cũng có tâm thức. Cho dù không
nằm một thì cũng có cảnh của tâm. Nói một cách khác dòng tâm thức vẫn liên
tục tiếp diễn. 1.3 Tiến trình tâm
thức gồm những sát na sanh
diệt nối tiếp nhau. Có hằng triệu triệu sát
na trong một giây. Vì
vậy sự hoạt dụng của tâm vượt xa
bất cứ cơ năng nào của vật chất
được biết đến. Dù nhiều sát na sanh diệt trong một khoảnh khắc
nhưng liên tục kết nối nhau. Ở mỗi chúng
sanh chỉ có một sát na tâm sanh trong
một thời điểm cực vi. Và
mỗi lần chỉ biết một cảnh. Ty`
Khưu Giác Đẳng TT Giác
Đẳng: Kính bạch TT Trí Siêu, kính thưa quí vị,
ngày hôm qua chúng ta được nghe Chư Tăng bàn về
bốn pháp Chân Đế hay bốn pháp Bản Thể, trong
đó có tâm, thuộc tánh của tâm, sắc pháp và Niết
bàn. Mở đầu
chương tri`nh này có lẽ quí vị
cảm thấy hi`nh như có một sự trùng lập,
lập đi lập lại, khi trong bài một chúng ta
đề cập đến pháp chân đế và hầu
như khái niệm về chân đế được
nhắc lại ba lần. Riêng khái niệm về tâm hôm qua quí vị nghĩ
rằng chúng ta định nghĩa tâm trong bốn pháp
bản thể, tại sao ngày hôm nay chúng ta lại có
định nghĩa thêm về tâm nữa, chính thật ra
thi` ở đây có hai dụng y'. Dụng y' thứ
nhất là khi chúng ta học A Ty` Đàm, nếu chúng ta có
sự lập đi lập lại một số khái
niệm để nó ăn chặt vào
đầu thi` chúng ta sẽ dễ dàng hơn. A Ty` Đàm là
môn học có khái niệm rất mới, nếu chúng ta
vừa học vừa vật lộn với môn học này
thi` chúng ta sẽ rất mệt mỏi, thêm vào đó thi`
đầu tiên có lẽ cần thiết cho chúng ta là chỉ
ghi nhận, ví dụ như tâm A Ty` Đàm của Pali nói
như vậy, ví dụ như vấn đề duyên A Ty`
Đàm của Pali nói như vậy, cho đến một
lúc nào đó khi những khái niệm này đã quen thuộc
rồi, chúng ta mới có thể làm một cái tỷ dạo.
Và đầu tiên thi` chúng ta lắng nghe, đó là một
việc hết sức quan trọng để chúng ta có
thể đi sâu vào nội dung của môn học. Điểm thứ hai, cách học
A Ty` Đàm gọi là qui nạp và chiếc chung, tức là
chúng ta học một cái nhi`n toàn diện, hoặc giả chúng
ta học từng chi tiết, ngày hôm qua chúng ta học, chúng
ta cố gắng có cái nhi`n toàn diện về bốn pháp
bản thể, tuy vậy hôm nay chúng ta sẽ đi vào trong
đề tài chính của pháp bản thể đầu tiên
đó là tâm. Tâm là đề tài
lớn ở trong Đạo Phật và dĩ nhiên tâm là
đề tài lớn của A Tỳ Đàm, có một
số luật liên quan đến hoạt dụng cũng
giống như sự hiện hữu của tâm, lát nữa
chúng ta sẽ được nghe TT Trí Siêu giảng ở
trong bài này. Chúng tôi xin tất
cả quí vị hoan hỷ chú y' một điểm là
những khái niệm A Tỳ Đàm tương đối mới
mẻ, nhưng nếu một khi chúng ta đã quen thuộc
rồi, thi` quí vị sẽ ti`m thấy ở đó rất
nhiều lợi ích, thay vi` có những quan niệm nghĩ
rằng đồng dị khác biệt v.v... thi` chúng ta
cố gắng để ti`m hiểu thử xem đề
tài này A Ty` Đàm nói như thế nào, và đặc biệt
ngày hôm nay đề tài về tâm chúng ta sẽ thấy
rằng A Ty` Đàm cho chúng ta một vài y' niệm rất mới
mẻ. Thay mặt cho đại chúng, xin kính thỉnh TT Trí
Siêu mở đầu cho chương tri`nh
ngày hôm nay. Nam Mô
Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. TT Trí Siêu: Nam Mô Bổn Sư
Thích Ca Mâu Ni Phật, kính bạch TT Giác Đẳng, kính
thưa quí Phật tử. trước
nhất tri ân TT Giác Đẳng trong mỗi buổi học
về môn Vi Diệu Pháp thi` chúng tôi có yêu cầu TT Giác
Đẳng dẫn nhập cho đề tài của bài
học, và sau đó chúng tôi sẽ thuyết giảng. Đúng
như lời TT Giác Đẳng đã nói, chúng ta học Vi
Diệu Pháp mà chúng ta vật lộn với những y'
nghĩa nhiều chừng nào thi` tốt chừng đó,
chúng ta sẽ nhớ, chúng ta sẽ nắm bắt
được nội dung của chi pháp, cho nên chúng ta
sẽ không ngạc nhiên khi ngày hôm qua và những ngày
trước chúng ta cũng đã từng nhắc đi
nhắc lại về phần tâm, nhưng ngày hôm nay chúng ta
tiếp tục xoáy sâu vào phần tâm nữa, trong những
ngày qua chúng ta học về tâm là chúng ta chỉ định
nghĩa về trạng thái tổng quát chức năng, vai
tro` của tâm mà thôi, chúng ta chưa có sự phân loại và
ngày hôm nay thi` chúng ta sẽ học phân loại về tâm. Nói
đến sự phân loại của tâm trong chương
tri`nh học A Ty` Đàm, thi` có nhiều cách, chúng ta có
thể phân loại tâm theo nhóm, hay là theo
lãnh vực, hoặc là chúng ta phân loại tâm theo
thức. Phân
loại tâm theo nhóm như trong bản Nêu, Ngài Tịnh Sự
phân loại thi` nhóm tâm tham, nhóm tâm sân, nhóm tâm si, nhóm tâm
quả bất thiện, nhóm tâm quả thiện vô nhân, nhóm
tâm tố vô nhân, nhóm tâm thiện dục giới, nhóm tâm dục
giới hữu nhân, nhóm tố dục giới vô nhân, nhóm tâm
thiện sắc giới, nhóm tâm quả sắc giới, nhóm
tâm tố sắc giới, nhóm tâm thiện vô sắc
giới, nhóm tâm quả vô sắc giới, nhóm tâm tố vô
sắc giới, nhóm tâm đạo và nhóm tâm quả, nhóm tâm
sơ đạo, nhị đạo, nhóm tam đạo, nhóm
tâm tứ đạo, nhóm tâm sơ quả, nhóm tâm nhị
quả, nhóm tâm tam quả, nhóm tâm tứ quả. Đó là chúng ta phân 23 nhóm tâm,
học theo cách đó cũng
được. Và
nếu chúng ta phân loại tâm theo lãnh
vực hay gọi là avacara thường dịch là cõi hay
địa vực thi` ở đây gồm có bốn nhóm tâm
dục giới, nhóm tâm sắc giới, nhóm tâm vô sắc
giới, nhóm tâm siêu thế. Chúng ta phân loại
cách nào cũng được. Nhưng
ở đây có lẽ chúng ta nên phân loại nhóm tâm theo cảnh, theo cảnh sở tri như
vậy thi` chúng ta sẽ thấy rõ ràng hơn, nắm
bắt được dễ dàng hơn. Phân
loại theo thức thi` chúng ta cũng
biết tâm năng chi cảnh, và chúng ta có đến sáu
thức hay sáu thứ tâm cảnh.
Tâm biết cảnh thinh (saddàramman.a) gọi tâm nhĩ
thức, hay tâm biết cảnh vị là vị thức hay
vị giác, tâm biết cảnh xúc gọi là thân thức hay
là xúc giác, ngoài năm cảnh này ra tức là ngoài năm
cảnh hiện tại, chúng ta gọi là cảnh pháp thi` tâm
biết cảnh pháp chúng ta gọi là y' thức. Tuy nhiên trong vấn đề này y'
thức cũng chưa hẳn là những tâm chỉ
biết cảnh pháp, mà đối với tâm dục
giới y' thức thuộc về dục giới, những
tâm đó có đôi lúc sanh nương nơi ngũ môn,
tức là nhãn môn, nhĩ môn, tỷ môn, thiệt môn, thân môn
thi` lúc đó là biết cảnh ngũ, tức là cảnh
sắc, cảnh thinh, cảnh khí, cảnh vị, cảnh
xúc. Co`n khi nương nơi y' môn thi` biết cảnh pháp
như vậy y' thức, tâm y' thức thi` nó biết
tới 6 cảnh như vậy. Với
phân loại tâm và y' nghĩa của từng loại tâm phân
theo cách này thi` phải nói một điều chúng ta có
thể hiểu, tuy nhiên cũng xin nói trước là chúng ta
học Vi Diệu Pháp, thoạt đầu trong phần
định nghĩa sơ khởi thi` có thể là chúng ta
nắm bắt được, nhưng mà dần dần
chúng ta đi sâu vào nội dung chi tiết của môn học
A Ty` Đàm thi` phải nói là chúng ta sẽ có nhiều sự
khó khăn, có nhiều sự rắc rối. Chúng tôi sẽ hết sức
cố gắng để tri`nh bày cho quí vị và hy vọng
rằng với những bài giảng này và những phần
thảo luận do chúng tôi với
TT Giác Đẳng và với Sư Trưởng sẽ
phối hợp nhau để bàn luận thi` sẽ giúp cho
quí vị có thể hiểu bài, thuộc bài. Trước
hết chúng ta nói về phần nhãn thức, tâm nhãn
thức, trong 121 tâm thật ra thi` chỉ có 6 thức thôi: Nhãn thức chỉ có hai tâm, chúng ta
thường gọi là đôi nhãn thức. Như vậy nhãn thức là gi`, là cái
biết của mắt, tâm nhãn thức là cái biết của
mắt, nó thấy cảnh sắc. Tâm
nhãn thức biết cảnh sắc, nương nơi nhãn
môn, trú ở nhãn vật, chỉ bấy nhiêu từ đó
thôi. Chúng ta phải dừng lại ở
đây để chúng ta nói rõ thêm, nhãn môn là gi`, nhãn vật là
gi`, cảnh sắc là gi`, rồi sau đó chúng ta mới phân
chi tiết thêm về phần tâm nhãn thức. Tất cả những loại tâm
khác như là nhĩ thức, tỷ
thức v.v... tạm thời ngay bây
giờ chúng ta hãy gác qua một bên, chúng ta đừng có phân
tâm nó, chúng ta chưa nói về vấn đề đó, chúng
ta hãy xoáy sâu vào tâm nhãn thức thôi. Gọi là tâm tức là sự biết cảnh,
chỉ đơn giản là sự biết cảnh. Nhưng dựa
trên cảnh mà tâm biết nên mới đặc tên cho tâm
đó, tâm nhãn thức cũng chỉ là trạng thái tâm
biết cảnh, nhưng vi` loại tâm này biết cảnh
sắc, cảnh sắc ở đây tức là cái gi` con
mắt có thể thấy được, có thể nhi`n
được và khi con mắt nhi`n cảnh sắc,
thấy cảnh sắc thi` một loại tâm có nhiệm
vụ để biết cảnh sắc đó, biết
một cách thuần túy chưa phân biệt theo khía cạnh
qui ướt, khái niệm là cảnh sắc quen hay lạ,
màu xanh hay màu đỏ, màu trắng, màu vàng hoặc nhi`n một người biết
được ông A ông B v.v...
điều đó không phải là cái biết của tâm
nhãn thức, tâm nhãn thức đơn thuần chỉ là
một thứ tâm biết cảnh chân đế, tức là
biết cảnh sắc, chỉ biết đó là cảnh
sắc thôi, co`n khi nào có những tâm khách quan khác liên tục
biết sau tâm nhãn thức sanh khởi và có những phần
lộ tâm, lộ y', nó góp với lộ nhãn môn, thi` lúc
bấy giờ những tâm y' thức sau đó nó sẽ
biết cảnh sắc một cách toàn hảo, một cách
viên mãn, khi chúng ta nhi`n thấy một cảnh sắc, lúc
bấy giờ nó phải hội đủ những
điều kiện, những yếu tố nó mới phát
sanh lên được tâm nhãn thức. - 1)Trước
nhất phải có cảnh sắc, - 2) Thứ hai phải có nhãn
vật tức là con mắt, thần kinh nhãn của chúng ta
là mắt tốt, thần kinh nhãn co`n hoạt động
tốt đẹp không bị hư, nghĩa là không bị
mù không, thi` như vậy nhãn vật đó mới có thể
làm công tác chỗ nương cho tâm nhãn thức sanh khởi
ở khía cạnh sắc hay yếu tố. - 3) Yếu
tố thứ ba nữa tức là phải có ánh sáng, cho dù con
mắt chúng ta tốt, chúng ta nhi`n
cảnh sắc trong đêm tối thi` hoàn toàn chúng ta không
thấy gi` cả vi` thiếu ánh sang, do vậy cho nên nhãn
thức cũng không sanh khởi.
Ánh sáng ở đây là có thể hiển hiện ra
cảnh sắc trước mặt, chúng ta phải nói rõ
như vậy, chứ ánh sáng này không đo`i hỏi, không
cần thiết phải là ánh sáng trắng rõ ràng như ban
ngày, khi chúng ta nhi`n trong đêm tối với bầu
trời đầy những sao, chúng ta có thể thấy
lờ mờ những ngọn cây, hay chúng ta thấy lờ
mờ con đường cát trắng ở phía
trước, thi` sự lờ mờ đó dù là lờ
mờ không phân biệt rõ ràng nhưng cũng
được xem như là cảnh sắc. Và con mắt
chúng ta có thể nhận diện được cảnh
sắc lờ mờ đó cũng bằng tâm nhãn
thức. Thật
là tế nhị thưa quí vị, nghĩa là chúng ta học
Vi Diệu Pháp thi` phải nói là thiên nan, vạn nan, đây là
một triết học tâm linh và một môn tâm ly' học
phân tích một cách hết sức cặn kẽ, những
điều đó chúng ta cũng cần phải lưu y',
sau này chúng tôi sẽ nói đến tại sao chúng ta học
giáo pháp của Đức Phật, học A Ty` Đàm
cần phải phân tích làm chi cho kỹ lưỡng, cho
chặc chẽ như vậy, điều đó chúng ta
sẽ thấy tác dụng về sau này, bây giờ thi` qúi
vị đừng vội có những hoài nghi, đừng
vội có những thắc mắc, đừng vội có
những sự chán nản hay phủ nhận giá trị
của việc học này, cũng xin báo trước
với qúi vị là bây giờ chúng ta đang trong giai
đoạn hết sức cam go khi chúng ta muốn hiểu tường
tận về Vi Diệu Pháp dậy những gi` rồi sau đó
chúng ta mới trở lại với trí tuệ sắc bén
của mi`nh, với tri kiến của mi`nh, bén nhạy trong
Vi Diệu Pháp sẽ giúp cho chúng ta khả năng tu tập
về thiền định như thế nào thi`
điều đó sau này có thể là chúng ta sẽ có dịp
được nhắc đến, chắc chắn là
như vậy. Trở
lại vấn đề thưa qúi vị, - 4) Yếu
tố thứ tư giúp cho tâm nhãn thức chú y', mở
mắt nhi`n về phía trước và trước mắt
đang có cảnh sắc, ánh sáng rõ ràng như ban ngày
nhưng lúc đó tâm tư của chúng ta đang suy nghĩ
một điều gi` mà tác y' hướng sang cảnh khác,
thi` dầu cho cảnh ở trước mặt đi
nữa nhãn thức cũng không sanh khởi được
để mà biết đó là cảnh sắc, trường
hợp này chúng ta có thể trắc nghiệm qua đời
sống hàng ngày của chúng ta. Khi chúng ta không
chú y' vào cảnh sắc đó thi` tất nhiên tâm nhãn
thức lúc bấy giờ nó không sanh khởi. Tâm nhãn thức được
gọi là một trạng thái tâm biết cảnh sắc do
nương nhãn vật, nhãn vật tức là thần kinh
nhãn hay là con mắt thuộc về sắc pháp mà chúng ta
sẽ học sau này về 5 sắc thần kinh Pan~capasàda
thi` chúng ta sẽ được nhắc lại nữa
chớ không phải chỉ học trong ngày hôm nay thôi. Bây
giờ chúng ta lại bước qua một danh từ khác
mà tôi nghĩ rằng khi tôi đã phân tích về môn vật,
về cảnh đã giải nghĩa như vậy rồi
thi` sau này qua đến phần nhĩ thức thi` tỷ
thức, thân thức, y' thức, thi` chúng tôi sẽ dễ
dàng hơn. - I) Bây giờ chúng ta đề
cập đến nhãn môn (cakkhudvàra), nhãn môn tức là
một cửa ngõ của con mắt, con mắt là cửa
ngõ, một cửa ngõ để cho lộ tri`nh
tâm pháp biết cảnh sắc nó hiện vào đó, nó sanh khởi
ở đó. Thực ra nhãn môn
chính là nhãn vật nhưng gọi như thế là để
phân biệt khác nhau ở điểm
nhãn vật chỉ là chỗ trú của tâm nhãn thức thôi,
nhưng toàn bộ lộ tri`nh tâm
những tâm khách quan biết cảnh sắc đều
phải nương vào nhãn môn cả. Thí
dụ như bây giờ khi chúng ta nói "ông A
sống trong căn nhà đó, và mọi người vợ
con của ông A cũng sống trong căn nhà đó".
Chúng ta nói như vậy có nghĩa là ông A và những
người thân như vợ con của ông ta trú ở trong
căn nhà đó, trú một cách thường xuyên. Nhưng không
phải ngôi nhà đó chỉ có mi`nh ông A và vợ con của
ông ta xuất hiện, mà trong hàng ngày sinh hoạt liên hệ
giao tiếp bạn bè thân hữu, họ có thể đi
đến thăm viếng,
cũng có thể đi đến trong những dịp
tiệc tùng v.v... Nhưng đối với
những người khách này hiện đang ngồi trong
nhà ông A để dự tiệc hoặc thăm viếng, chúng
ta không thể nói rằng ngôi nhà của ông A là nơi cư
trú của họ, mà họ chỉ tạm thời ghé qua nhà
đó thôi. Cũng
đối với tâm nhãn thức thi` chỗ trú của nó là
y' vật là thần kinh nhãn, nhưng tất cả những
tâm khách quan, trong đó có những tâm thuộc về y'
thức giới liên quan đến phận sự thu cảnh
sắc, thi` những tâm đó nó cũng dựa vào con
mắt mà sanh khởi, nhưng lúc bấy giờ
người ta gọi là nhãn môn chớ không gọi là nhãn
vật. Bởi
vi` những tâm y' thức giới sanh theo tâm nhãn thức, nó
chỉ trú ở y' vật chứ không trú ở nhãn vật
tức là con mắt, nhưng nó sanh khởi diễn
tiếng ngang qua nhãn môn cũng như bè bạn của ông A
không phải là trú xứ trong ngôi nhà đó, mà chỉ ghé qua
viếng thăm ngôi nhà đó thôi, cho nên chúng ta
cần phải phân biệt giữa trạng thái nhãn môn và
nhãn vật như thế. Khi chúng ta nói đến ti`nh
trạng tâm trú nhãn vật, có hai tâm nhãn thức, mà tâm
nương nhãn môn để sanh khởi biết cảnh
sắc thi` có tất cả là 46 tâm, chúng ta sẽ học
về sau này, điều này là một sự kiện mà
người học Vi Diệu Pháp không thể nào không
biết được, nếu chúng ta bỏ qua
điều đó chúng ta không nhắc đến thi` sau này
chúng ta không nắm bắt được chúng ta sẽ
mất đi căn bản, do vậy chúng tôi cũng xin
lưu y' với quí vị điểm đó, - II) Thứ hai là chúng ta nói
đến loại tâm nhĩ thức, tâm nhĩ thức
được định nghĩa là thứ tâm biết
cảnh, cảnh thinh ở đây tức là tất cả
âm thanh, dầu âm thanh đo' nó hi`nh thành một loại ngôn
ngữ hay âm thanh đó chỉ là một tiếng
động cũng gọi là âm thanh, và âm thanh lúc bấy
giờ nó sẽ được nhận diện, nó sẽ được
nhận ra bởi từ nơi tai mà chúng ta gọi là nhĩ
vật. Điều
kiện phát sanh nhĩ thức cũng tương tựa như
tâm nhãn thức, có nghĩa là phải có cảnh thinh, tức
phải có âm thanh, phải có nhĩ vật tức là màn nhĩ
của chúng ta không hư, rồi phải có khoảng trống,
làn sóng âm thanh mới có thể di động, di chuyển vào
tai được, chứ nếu ngăn bít, hoàn toàn biệt
lập, như một tủ kính, không thể nào âm thanh có thể
vào trong đó được, bởi vi` nó bị chặng
không có khoảng không để xuyên
qua. Và phải
có sự tác y’, điều này cũng như trước đây
tôi đã giảng về vấn đề nhãn thức vậy,
đang suy nghĩ cái gi` đó hay đang nhi`n ngắm cái gi` đó,
ai đứng bên cạnh và họ nói chuyện với chúng
ta, chúng ta không chú y’ thi` chúng ta sẽ hoàn toàn không biết được,
chúng ta không nghe được lời họ nói. Một đứa bé đang chú tâm
chơi với tro` chơi của nó một cách say sưa và
bố nó gọi, nó không hay biết, không phải nó coi thường
cha mẹ nhưng có điều trong lúc nó đang chú tâm ở
một cảnh khác thi` lúc bấy giờ nhĩ thức không
hoạt động, bởi vi` thiếu sự tác y’. Và ở đây khi chúng ta nói, chúng
ta cũng chú y’ đến hai từ gọi là nhĩ vật
và nhĩ môn, điều này chúng tôi tri`nh
bày ở phần nhãn môn, nhãn vật thi` quí vị cũng nên
hiểu. Tâm nhãn thức chú y’ của
nó nhĩ vật là thần kinh nhĩ nhưng
những tâm khách sanh khởi tiếp theo sau tâm nhĩ thức
để có sự vật sanh khởi lên để biết
cảnh thinh thi` lúc bấy giờ những tâm đó nương
nơi nhĩ môn. - III) Phần
thứ ba gọi là tỷ thức, tâm tỷ thức này biết
cảnh khí, cảnh khí gandhàramman.a có nhiều sự tranh luận,
bởi vi` chữ gandhah có nghĩa là mùi hôi và cũng có nghĩa
là mùi thơm nữa khi chúng ta nói đến năm dục
trưởng dưỡng Pan~cakàmagun.a thi` chúng ta đề
cập đến đối tượng hay cảnh thi` chúng
ta gọi là hương trần hay cảnh hương mùi
thơm, mùi thơm đó có thể hấp dẫn làm tâm tham
sanh khởi được, nhưng theo A Ty` Đàm thi` chỗ
này chúng ta phải dịch là khí, khí là hơi, mùi, gọi
chung là mùi thơm, mui` hôi cũng được. Bởi vi` mũi của chúng ta khi ngửi mùi, tỷ
thức sanh khởi có thể bắt cảnh hơi, mùi thơm
hoặc cảnh khí hôi, mùi hôi.
Thơm hay hôi gi` tỷ thức cũng có thể biết
được, quả thiện hay quả bất thiện
thôi, chút nữa chúng tôi sẽ tóm tắt vấn đề này,
cho nên ở đây khi chúng ta nói đến đối tượng
của khứu giác thi` chúng ta phải nói luôn cả về mùi
thơm và mùi hôi, chúng ta gom chung lại gọi là gandha nếu
chúng ta gọi cho cảnh khí. Khi
chúng ta muốn phân biệt đó là mùi thơm hay mùi hôi, thi`
chúng ta phải thêm một tiếp đầu ngữ ở
phía trước là gandho, là xúc khí tức là cảnh xấu,
mùi xấu là mùi hôi, và chữ sugandha, chữ “su” có nghĩa là
mùi tốt, mùi tốt ở đây tức là mùi thơm, chúng
ta phải dùng đến hai tiền trí từ để chúng ta ghép vào trong chữ gandha chúng
ta mới hiểu được, thi` ở đây chúng ta nói
qua phần yếu tố điều kiện phát sanh lên tỷ
thức nó cũng có bốn. 1)
là có mùi hơi. 2) Thần kinh tỷ phải
tốt nhạy bén chứ nếu khi chúng ta bị nghẹt
mũi, lúc bấy giờ chúng ta sẽ ngửi không được,
bởi vi` soăn mũi của chúng ta đang có vấ n đề,
bị viêm chẳng hạn, nó bị xưng lên và che bít, làm
hơi thở ra hơi thở vào khó do vậy chúng ta khó nhận
biết được mùi. 3) Được gọi là
chất gió, chính hơi thở này, hơi thở ra hơi thở
vào sẽ đưa hơi mùi vào nơi soăn mũi và lúc đó
tỷ thức mới sanh khởi lên nhận biết được,
đây là mùi thơm mùi hôi v.v… co`n nếu như chúng ta bị
nghẹt mũi, hơi gió không ra, không vào tức là không có hơi
thở , thi` bây giờ không nhận được
mùi, đó là điều mà chúng ta phải chú y’. 4) yếu tố thứ tư
để phát sanh lên tỷ thức, là phải có sự tác
y’ cũng tương tựa như trên, có nghĩa là nếu
chúng ta không có sự tác y’ thi` sẽ không bao giờ chúng ta biết
được hơi mùi, tỷ thức chúng ta phải nhận
định rằng tâm tỷ thức nó trú vào trong tỷ vật
tức là thần kinh tỷ hay mũi phần bên trong chứ
không phải hi`nh dáng ở bên ngoài, bên trong soăn mũi của
chúng ta có thần kinh tỷ để mà có cảnh khí. Co`n tỷ môn thi` ở đây tức
là cửa ngõ xuyên qua mũi, cửa ngõ này tất cả những
tâm nào có liên quan đến tâm tỷ thức và những ý thức
giới đó cũng là một sự biết của khí
thi` lúc bấy giờ nó cũng nương vào tỷ môn. IV) Bây
giờ chúng ta nói đến thiệt thức, tâm thiệt
thức tức trạng thái tâm biết cảnh vị nương
nơi nhĩ môn, nhĩ vật, nương nơi thiệt
môn, thiệt vật, tức là cái lưỡi hay thần
kinh thiệt và tên thiệt thức cũng như thế, có
bốn: a) Là có cảnh vị, tức là
một vị chất nào dầu mặn, dầu lạt, dầu
đắng vị nào cũng được, miễn là có một
vị để lưỡi nếm, mà khi lưỡi nếm
thi` lưỡi đó phải là thần kinh thiệt hoạt
động tốt. b) Lúc bấy giờ yếu tố
thứ hai phải cần có thần kinh thiệt, mới có
thể bắt lấy cảnh vị được và yếu
tố làm cho thần kinh thiệt sanh khởi. c) yếu tố thứ ba là phải
có chất nước, chất ẩm ướt của lưỡi,
khi chúng ta nếm vật gi` đó, sở dĩ vị chất
nó lan toả ra trong lưỡi là do lưỡi chúng ta ươn
ướt, nếu lưỡi không có ươn ướt,
thi` không thể nào nhận thức được cảnh
vị mặn, hay lạt, cay hay ngọt, đắng hay ngọt. Trong vấn đề
này cũng là một vấn đề để chúng tôi phân
tích cho quí vị. d) Bây giờ chúng ta nói đến
thiệt vật, thiệt môn ở thiệt vật mà thôi và
cũng nương nơi thiệt môn, tuy nhiên những tâm dục
giới, thuộc về ý thức giới liên quan đến
thiệt thức, lúc bấy giờ nó sanh khởi là nương
nơi thiệt môn. V) Loại thứ năm gọi là thân
thức, tức là cái biết của thân, biết cảnh xúc
của thân, chúng ta lại có thêm một danh từ nữa gọi
là thân kàya,
chữ kàya là thân ở đây nó có rất nhiều nghĩa,
chẳng hạn như khi người ta nói đến ngũ
uẩn thi` người ta chỉ chung cho ngũ uẩn này gọi
là kàyàyatana là thân hay gọi cách
khác là có thân danh và thân sắc gọi là rùpa kàyàyatana thân danh và
thân sắc. Thần kinh thân là một vị trí để
bắt cảnh xúc, thần kinh thân tức là các tế bào sống
của da thịt của chúng ta, các tế bào sống đó
lúc bấy giờ mới nhận thức được cảnh
xúc.
Nếu một thân bị hư hoại, như bị
tê liệt, bán thân bất toại chẳng hạn, thi` lúc bấy
giờ chỗ tê đó nó không có cảm giác khi tiếp chạm
với cảnh xúc, chúng ta loại trừ cảnh đó ra
chỗ này không gọi là thần kinh thân, thần kinh thân thi` vị trí của nó nằm ở khắc trong thân.
Ngay cả tro`ng con mắt, hoặc
lưỡi, hoặc mũi trong đó cũng là thần kinh
thân nữa , quí vị đừng ngạc nhiên. Bây giờ chúng ta nói như thế này để
chúng ta hiểu, là nếu đơn thuần con mắt nhận
thức được cảnh sắc một cách thoải
mái, thi` như vậy lúc bấy giờ là chức năng của
thần kinh nhãn tức là đồng tử hay con ngươi. Nhưng khi con
mắt của chúng ta chạm phải một vật gi` xốn
xang đau nhức như bị rơi bụi vào trong đó
hoặc bị va chạm bởi vật gi` đâm phải
thi` lúc bấy giờ cái sự xốn xang khó chịu đó,
cái cảm giác đau đớn đó nó thuộc về thần
kinh thân rồi chứ không phải là thần kinh nhãn nữa
đâu. Tai của chúng ta khi chúng ta lấy ráy tai chúng ta lỡ
phạm nhằm màn nhĩ khiến cho chúng ta đau đớn
vô cùng, thi` trạng thái đau đớn trong lỗ tai đó
lúc bấy giờ nó thuộc về phận sự của
thân thức và chức năng của
thần kinh thân đó, chúng ta cần phải phân biệt như
vậy. Mũi
của chúng ta cũng tương tựa như vậy, chỉ
khi nào để ngửi, biết được cảnh,
biết được mùi thơm hay mùi hôi thi` lúc bấy giờ
mới là chức năng của thiệt thức, co`n khi mũi
của chúng ta nghẹt mũi trạng thái khó chịu, hoặc
khi chúng ta bị viêm mũi lúc bấy giờ trạng thái nó
đau, chúng ta có cảm giác mũi nó ươn ướt,
nó chảy ra làm chúng ta khó chịu, thi` như vậy những
cảm giác đó chúng ta gọi là thân thức chứ không phải
là tỷ thức nữa. Đối
với thiệt thức, khi nào chúng ta nếm vị mặn,
vị ngọt hay vị lạt của vật thực, của
bất cứ thứ gi` đưa vào lưỡi cái đó
gọi là chức năng của thiệt thức, co`n khi chúng
ta ăn ớt quá cay lúc bấy giờ trạng thái cay đó,
danh từ cay để chúng ta chỉ cho sự nóng của
lưỡi thi` bây giờ lưỡi nó trở thành thân thức,
nó trở thành thần kinh thân rồi, tế bào lưỡi
nó trở thành thần kinh thân.
Do vậy
ở đây chúng ta cần phải phân tích, cần phải
hiểu rõ như thế đó, điều này thưa quí vị
sở dĩ mà nói rõ như thế nó có lợi cho chúng ta
trong tương lai, tu tập thiền định chứ
không phải là đơn giản cho nên khi chúng ta học, chúng
ta phải làm sao, chúng ta đi vào đây không học Phật
Pháp mà đi phân tích về điểm này, bởi vi` từ
trước đến giờ khi chúng ta học, chúng ta lấy một
khái niệm về giả lập, về tục đế,
chúng ta chỉ nói những chuyện này chuyện kia, chúng ta
nói những chi pháp này, chi pháp kia, những cái gi` đang sanh,
đang diệt ở đây, và nó có trạng thái thực tính
như thế nào ta không phân biệt Cho nên khi chúng ta bưóc
qua thiền quán thi` phải nói là sự chánh niệm. Bởi vậy học Vi Diệu
Pháp để giúp cho chúng ta có được một tri kiến
nhạy bén, để chúng ta có được sự chánh
niệm tỉnh giác tuyệt hảo, chúng ta phải nhớ
như vậy, chớ không phải chúng tôi mấy thời
gian để vào đây nói chuyện trên trời dưới
đất và cũng không phải để làm cho quí vị
bỏ thời gian vào đây để nghe những chuyện
không đâu những pháp này, những đặc tánh này rất
có lợi cho chúng ta. Bây
giờ chúng ta nói đến những yếu tố sanh ra thân
thức, phải có cảnh xúc, cảnh xúc ở đây tức
là đối tượng bị đụng chạm, mà đối
tượng bị đụng chạm ở đây nó khác hơn
cảnh sắc, cảnh thinh, cảnh khí, cảnh vị, mà
đối tượng đụng chạm ở đây phải
thuộc về sắc đại hiển tức là ba trong
bốn sắc tứ đại, trạng thái đất, tức
là cứng hoặc mềm, cảnh xúc ở đây tức là
cứng hoặc mềm, cái gi` nó thuộc tính cứng hoặc
mềm thi` cái đó gọi là cảnh xúc, lại nữa cái
gi` thuộc tính nóng hoặc lạnh nó cũng là cảnh xúc,
thân thức mới biết được nghĩa là tế
bào thân của chúng ta khi chạm phải lửa nóng hay chạm
phải nước đá lạnh thi` chúng ta biết rõ. Cảnh
xúc tức là cái gi` thuộc tính di động, chuyển động
như chất gió, những lúc nào bị đứng gió, những
lúc nào hơi thở vào chúng ta không có hoặc tế nhị
mà chúng ta không chú y’, thi` chúng ta không phát sanh lên thân thức,
co`n lúc nào chúng ta chú ý thi` cái gió đi vào, đi ngang trên tế
bào thân thi` lúc bấy giờ chúng ta.
Ờ đây thi` vô cùng tế nhị, cảnh
xúc ở đây tức là thuộc tính của đất lửa
gió, bởi vi` nước không phải là một thuộc tính
thuộc về cảnh xúc, điều này chúng tôi sẽ có
dịp để giải thích sau. Và một điều nữa tức là cảnh
xúc ở đây có rồi, thi` phải có thần kinh thân là tế
bào thân của chúng ta phải được nhạy bén chớ
không phải bị tê liệt, nếu như da bị tê thi`
lúc bấy giờ sẽ không có cảm giác. Cho nên cũng cần thiết cho yếu tố
thứ hai là phải có tế bào thân co`n sống, thứ ba
nữa tức là phải có chất ngại, chất ngại
ở đây nghĩa là khi thân chạm được cái gi`
đó để nhận thức được thi` tế
bào thân này nó cũng phải có cảm giác, nó cũng phải
là chất rắn, chất cứng thân của chúng ta nếu
như không có được chất rắn, chất cứng
đó thi` nó không bắt được cảnh xúc, hơi
gió đưa cảnh khí vào mũi thôi, cái khoảng không nó
chỉ đưa cảnh thinh tai thôi, ánh sáng nó chỉ đưa
vào mắt thôi. Nhưng
đối với thân thức thi` lúc bấy giờ phải
là chất rắn, cái chất cứng hoặc mềm ở
thân nó sẽ giúp cho nhận diện được cảnh
xúc, cũng như khi chúng ta muốn có một tiếng chuông
ngân, lúc bấy giờ cái dùi chuông đó phải là loại cây
gổ, phải là loại cây cứng thi` khi cây cứng nó phản
chạm lại với cái chuông thi` lúc bấy giờ mới
phát sanh lên những âm thanh, nếu chúng ta chỉ thổi
thi` nó không phát sanh lên tiếng động, chúng ta phải gõ
bằng ngón tay của chúng ta hay bằng một cái dùi chuông
lúc bấy giờ mới phát sanh được. Và đồng
thời chúng ta phải biết rằng yếu tố thứ
tư là tác y’ chắc chắn điều đó như vậy,
khi chúng ta đang cầm nắm vật gi` đó, chúng ta đang
để tay, ty` tay lên một cái gi` đó mà chúng ta không chịu
chú y’, lúc bấy giờ chúng ta không phát hiện cái trạng
cứng hoặc mềm của vật mà chúng ta chạm chỉ
khi nào chúng ta có tác y’ thi` chúng ta mới phát hiện đuợc Chẳng
hạn như lúc bây giờ khi chúng tôi đang nói chuyện,
chúng tôi đang tập trú tư tưởng vào những y’
nghĩa bài giảng thi` lúc bây giờ chúng tôi đang ngồi
trên ghế, chúng tôi không có cảm giác nhận diện được
là ghế nệm đó nó mềm ở mức độ như
thế nào chúng tôi không nhận biết được, chỉ
khi nào nhắc đến như thế này chúng tôi chú y’, có tác
y’ đến thi` lúc bấy giờ chúng tôi mới nhận
thức được chỗ tế bào thân ở dưới
bàn toạ nó chạm phải mặt nệm của cái ghế,
lúc bấy giờ mới nhận thức được mà
thôi. Và
khi chúng ta đề cập đến vấn đề thân
thức, chúng ta cũng nói qua vấn đề thân vật và
thân môn, cũng tương tựa như vậy, thân thức
trú ở thân vật, mà thân vật ở đây tức là toàn
thân, tế bào toàn thân. Thân môn là chỗ nương
cho thân thức đồng thời cũng là chỗ nương
sanh của tất cả những tâm dục giới, thuộc
về y’ giới nào có liên hệ đến thân thức và
khía cảnh xúc. VI) Loại tâm thứ sáu tâm y’. Tam
thời hôm nay chúng ta học 5 loại thôi đó là thân thức,
nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức,
co`n vấn đề y’ thức thi` rất tế nhị do
đó cho nên chúng tôi sẽ cùng với TT Giác Đẳng tiếp
tục để phân tích . Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu
Ni Phật. |