"I ask the kinsman of the Sun, the great seer,
about seclusion & the state of peace.
Seeing in what way is a monk unbound,
clinging to nothing in the world?"
"He should put an entire stop
to the root of complication-classifications:
	'I am the thinker.'1
He should train, always mindful,
to subdue any craving inside him.
Whatever truth he may know,
	within or without,
he shouldn't get entrenched
in connection with it,
	for that isn't called
	Unbinding by the good.
He shouldn't, because of it, think himself
	better,
			lower, or
		equal.
Touched by contact in various ways,
he shouldn't keep conjuring self.
Stilled right within,
a monk shouldn't seek peace from another
			from anything else.
For one stilled right within,
there's nothing embraced,
	so how rejected?
	Nothing that's self,
		so from whence would there be
		against-self?2

As in the middle of the sea
	it is still,
with no waves upwelling,
so the monk — unperturbed, still — 
should not swell himself
		anywhere."

"He whose eyes are open has described
the Dhamma he's witnessed,
subduing danger.
Now tell us, sir, the practice:
the code of discipline & concentration."

"One shouldn't be careless with his eyes,
should close his ears to village-talk,
shouldn't hunger for flavors,
or view anything in the world
	as mine.
When touched by contact
he shouldn't lament,
shouldn't covet anywhere any
	states of becoming,
or tremble at terrors.
When gaining food & drink,
		staples & cloth,
	he should not make a hoard.
Nor should he be upset
when receiving no gains.
Absorbed, not 	foot-loose,
he should refrain	from restlessness,
shouldn't be		heedless,
should live 		in a noise-less abode.
Not making much of sleep,
ardent, given to wakefulness,
he should abandon sloth, deception,
	laughter, sports,
	fornication, & all that goes with it;
should not practice charms,
	interpret physical marks, dreams,
	the stars, animal cries;
should not be devoted to
	practicing medicine or inducing fertility.

A monk shouldn't tremble at blame
or grow haughty with praise;
should thrust aside selfishness, greed,
divisive speech, anger;
shouldn't buy or sell
or revile anyone anywhere;
shouldn't linger in villages,
or flatter people in hopes of gains.

A monk shouldn't boast
or speak with ulterior motive,
shouldn't train in insolence
or speak quarrelsome words;
shouldn't engage in deception
or knowingly cheat;
shouldn't despise others for their
	life,
	discernment,
	precepts,
	or practices.
Provoked with many words
from contemplatives
or ordinary people,
he shouldn't respond harshly,
for those who retaliate
	aren't calm.

Knowing this teaching,
a monk inquiring
should always
train in it mindfully.
Knowing Unbinding as peace,
he shouldn't be heedless
of Gotama's message — 
for he, the Conqueror unconquered,
witnessed the Dhamma,
	not by hearsay,
	but directly, himself.
So, heedful, you
should always train
in line with that Blessed One's message,"

					the Blessed One said.

Người hỏi:

Con hỏi bậc Ðại tiên,
Bậc bà con mặt trời,
Con đường đến viễn ly, 
Con đường đến an tịnh,
Tỷ-kheo sau khi thấy,
Làm thế nào mát lạnh,
Không có sự chấp thủ,
Một vật gì ở đời?

Thế Tôn:

Thế Tôn đáp như sau:
Hãy chặt đứt hoàn toàn,
Gốc rễ các hý luận,
Mọi tư tưởng "tôi là ",
Tất cả phải chấm dứt,
Phàm có nội ái nào,
Sau khi nhiếp phục chúng,
Thường chánh niệm học tập.

Phàm có loại pháp gì,
Ðược thắng tri hoàn toàn,
Hoặc thuộc về nội pháp,
Hay thuộc về ngoại pháp,
Chớ có làm kiên trì,
Bất cứ một pháp nào,
Trạng thái ấy không gọi,
Sự mát lạnh của tịnh.

Chớ có nghĩ như sau:
Cái kia là tốt hơn,
Ðây là hạ liệt hơn,
Hay đây là ngang bằng,
Do phải bị xúc chạm,
Với các sắc sai biệt,
Hãy chớ để tự mình,
An trú trên vọng tưởng.

Hãy giữ được an tịnh,
Về phía tự nội tâm,
Tỷ-kheo không cầu tìm,
An tịnh từ chỗ khác,
Với người được an tịnh,
Từ phía tự nội tâm,
Ðã không có tự ngã,
Từ đâu có vô ngã.

Như chính giữa trung ương,
Của biển cả đại dương,
Sóng biển không có sanh,
Biển hoàn toàn đứng lặng,
Cũng vậy, này Tỷ-kheo
Hãy đứng lặng không động,
Không tạo nên bồng bột,
Ðối sự gì ở đời.

Người hỏi:

Vị có mắt rộng mở
Ðã tuyên bố rõ ràng,
Pháp có thể chế ngự,
Mọi nguy hiểm khó khăn,
Bậc Hiền thiện mong Ngài,
Tuyên bố rõ con đường,
Hay về biệt giải thoát,
Hoặc về pháp thiền định?

Thế Tôn:

Chớ có những con mắt,
Ðầy dẫy những tham đắm!
Hãy chận đứng lỗ tai,
Nghe câu chuyện của làng.
Lại chớ nên đắm say,
Các mùi vị ngon lành,
Chớ xem là của ta,
Mọi sự vật ở đời!

Trong khi được cảm giác,
Với các loại cảm xúc,
Tỷ-kheo không than van,
Bất cứ một điều gì.
Vị ấy không cầu mong,
Dầu lại sanh hữu nào,
Và không có run sợ,
Rơi vào các kinh hoàng.

Các đồ ăn thâu được,
Cùng với các đồ uống,
Các món ăn nhai được,
Các đồ vải mặc được,
Chớ có cất chứa chúng,
Những đồ vật nhận được,
Chớ có quá lo âu,
Nếu không thâu được chúng.

Hãy tu tập thiền định
Chớ làm kẻ lang thang,
Chớ ưa thích trạo cử,
Ðừng rơi vào phóng dật,
Ðối với các chỗ ngồi,
Cùng với các chỗ nằm,
Tỷ-kheo hãy an trú,
Những chỗ không tiếng động.

Ngủ nghỉ có chừng mực,
Chớ có ngủ quá nhiều,
Hãy luôn luôn tỉnh thức,
Nỗ lực và nhiệt tâm,
Hãy từ bỏ biếng nhác,
Man trá, cười, chơi đùa,
Hãy từ bỏ dâm dục,
Bỏ ưa thích trang điểm.

Chớ có dùng bùa chú,
A-thar-va Vệ-đà,
Chớ tổ chức đoán mộng,
Coi tướng và xem sao,
Mong rằng đệ tử Ta,
Không đoán tiếng thú kêu,
Không chữa bệnh không sanh,
Không hành nghề lang băm.

Tỷ-kheo không run sợ,
Khi bị người chỉ trích,
Cũng không có cống cao,
Khi được khen tán thán,
Hãy từ bỏ tham ái,
Cùng với tánh xan tham,
Kể luôn cả phẫn nộ,
Cùng với nói hai lưỡi.

Tỷ-kheo không an trú,
Trong nghề nghiệp bán buôn,
Lại không có chỉ trích,
Bất cứ tại chỗ nào,
Khi ở tại thôn làng,
Không tức giận một ai,
Chớ có vì lợi dưỡng,
Nói chuyện với quần chúng.

Tỷ-kheo không nên nói,
Khoa trương quá mức độ,
Và cũng không nói lời
Có dụng ý lợi dưỡng.
Chớ có học tập theo,
Lối sỗ sàng trâng tráo,
Chớ có thốt ra lời
Khiêu khích xung đột ai!

Chớ có bị dắt dẫn,
Rơi vào lời nói láo,
Không cố ý làm nên,
Ðiều man trá giả dối,
Chớ có khinh người khác,
Về vấn đề sinh mạng,
Về vấn đề trí tuệ,
Và vấn đề giới hạnh.

Sau khi phẫn uất nghe
Nhiều ngôn từ lời lẽ
Của các vị Sa-môn,
Hay những kẻ phàm phu,
Chớ có phản ứng họ,
Với những lời thô ác,
Bậc hiền lành an tịnh,
Không phản pháo một ai.

Sau khi rõ biết được
Pháp này là như vậy,
Tỷ-kheo hãy học tập,
Sáng suốt và chánh niệm,
Rõ biết sự mát lạnh,
Ðược gọi bậc "an tịnh ",
Chớ có sống phóng dật,
Trong lời dạy Cù-đàm.

Bậc đã được chiến thắng,
Không ai chiến thắng nổi
Tự mình thấy được pháp,
Không nghe theo tin đồn,
Do vậy hãy học tập
Luôn luôn không phóng dật,
Với tâm tư cung kính,
Lời dạy đức Thế Tôn,
Thế Tôn nói như vậy.

 

Notes

1. On complication-classifications and their role in leading to conflict, see Sn 4.11 and the introduction to MN 18. The perception, "I am the thinker" lies at the root of these classifications in that it reads into the immediate present a set of distinctions — I/not-I; being/not-being; thinker/thought; identity/non-identity — that then can proliferate into mental and physical conflict. The conceit inherent in this perception thus forms a fetter on the mind. To become unbound, one must learn to examine these distinctions — which we all take for granted — to see that they are simply assumptions that are not inherent in experience, and that we would be better off to be able to drop them.

2. "Embraced/rejected, self/against-self" — a pun on the pair of Pali words, atta/nirattam.

See also: DN 2; AN 4.37.

^^^^^^

 Chủ biên và điều hành: TT Thích Giác Đẳng.

 Những đóng góp dịch thuật xin gửi về TT Thích Giác Đẳng tại giacdang@phapluan.com
Cập nhập ngày: Thứ Sáu 08-11-2006

Kỹ thuật trình bày: Minh Hạnh & Thiện Pháp

 | trở về đầu trang | Home page |