Kệ Ngôn 92 Bậc giải thoát thì không vướng mắc |
Giảng Sư: ĐĐ Chánh Định
Không tích tập tài sản Yesa.m sannicayo natthi Minh Hạnh chuyển biên: Tôn giả Belatthisìsa không muốn đi khất thực mỗi ngày vì thay phiền toái cho sự tu tập. nên vị nầy lúc đi khất thực thì đi hai lần và phơi khô thực phẩm để dùng mấy ngày sau. Chư tỳ kheo biết chuyện này mới trách móc trưởng lão và mách lại với Đức Thế Tôn. Đức Thế Tôn nhân cơ hội này Ngài đã ban hành điều học cấm là chư tỳ khưu từ nay trở đi không được phép cất giữ vật thực quá thời hạn của mình, nhưng Ngài cũng giải thích rằng là trưởng lão vì hành theo hạnh thiểu dục trong khi các học giới chưa được ban hành thì vị trưởng lão này không phạm tội, cũng như vị tỳ kheo phạm đầu tiên thì không phạm tội theo luật là như vậy. Sau đó Đức Thế Tôn Ngài mới thuyết giảng câu này. Yesa.m sannicayo natthi Không tích tập tài sản Thì kính thưa qúi vị đối với Đạo Phật thì chúng ta tu với mục đích duy nhất đó là chấm dứt sự ái luyến, và ái luyến trú xứ cũng là một tâm tham. Vì vậy các bậc đệ tử của Như Lai, các bậc thinh văn đệ tử, các bậc Alahán, đối với các Ngài thì tham ái cảnh trần không còn huống chi là trú xứ. Chẳng hạn như trường hợp của Ngài Mahà Kasapa thì Đức Thế Tôn Ngài ví rằng cũng giống như là con Thiên Nga rời ao bỏ sau lưng Với điều luật Đức Phật Ngài ban hành là để chúng ta đừng dính mắc chất chứa, ăn uống liễu tri tức là phải tiết độ, "không, vô tướng, giải thoát." Đó là hình ảnh của một vị tỳ kheo không vướng bận gì cả như chim giữa hư không, khi chúng bay trên hư không thì không để lại dấu vết. "Như chim trên tầng không, hướng đi khó tìm." Đức Phật Ngài ám chỉ cho một vị thánh một vị tỳ kheo đang hành phạm hạnh để hướng về giải thoát, Ngài muốn dạy rằng là đối với tài sản chúng ta không nên chấp chứa và ăn uống thì chúng ta nên biết tri túc tức là liễu tri thì chúng ta sẽ được tự tại trong đời sống tu tập của mình tức là vô tướng giải thoát như chim giữa hư không hướng đi khó tìm, con chim bay theo hướng nào mình rất là khó biết. Thì cũng vậy đối với vị thánh đời như câu "không lai sơ trúc bất lưu thanh, vạn hoá hàn đàm vô lưu ảnh," có nghĩa là ngọn gió đến với ngọn trúc thưa thì không gây tiếng động và con chim bay qua hồ nước không để lại hình ảnh. Đối với một vị thánh Alahán các Ngài đến với thế gian này sống một đời sống không chấp chứa tài sản, và biết tri túc biết đủ, và gọi là tri túc ở trong âm thực các Ngài tự tại thì cũng giống như con chim giữa hư không hướng đi khó tìm./. Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. |
Trinh Bay:Minh Hạnh, Thiện Phap,Chanh Hanh |