Kệ Ngôn 53 |
Giảng Sư: TT Trí Siêu Như từ một đống hoa
(Việt dịch Tỳ Khưu Giác Đẳng) Chánh Hạnh chuyển biên
TT Trí Siêu: Như từ một đống hoa, Văn xuôi của bài kệ, từ đống hoa người ta nhặt từng cành hoa kết thành tràng hoa. Cũng như thế ấy chúng sanh phải thâu nhặt nhiều lần những hành động tốt. Bài kệ này được Đức Thế Tôn thuyết nhân lễ khánh thành một ngôi chùa do bà Visakha một vị đại thí chủ lừng danh thời Đức Phật xây dựng. Khi đó bà rất hoan hỷ cùng các con cháu đi vòng quanh chùa hát bài kệ tỏ sự thỏa thích. Do sự kiện này Đức Thế Tôn thuyết bài kệ trên Trong bài kệ đã minh họa một hình ảnh từ một đống hoa người ta nhặt những bông hoa đẹp kết thành nhiều tràng hoa. Cũng vậy với thân sanh tử cần phải làm nhiều thiện sự. Danh từ thân sanh tử jātena maccena, chỉ cho đời sống của chúng ta hay nói cách khác đối với thân tứ đại giả hợp, luôn luôn có sự biến đổi vô thường, sanh, già, bệnh, chết. Tuy nhiên nếu biết tận dụng sắc thân này, kiếp sống này làm nhiều thiện sự thì điều đó sẽ đưa đến nhiều lợi ích. Như thế nào gọi là nhiều thiện sự kusalaṃ bahuṃ, Thiện sự tức là những phước báu, những hành động do thân, do khẩu, do ý, là nguyên nhân dẫn đến quả hạnh phúc an vui trong đời sau. Lại nữa danh từ thiện có năm nghĩa, Nghĩa thứ hai khéo léo gọi là thiện, vì tâm thiện được phối hợp bởi những tâm sở khéo léo là những tâm sở tịnh hảo như tín, niệm, tàm, quý, vô tham, vô sân, hành xả, tịnh thân, tịnh tâm, nhu thân, nhu tâm, thích thân, thích tâm, thuần thân, thuần tâm, chánh thân, chánh tâm, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, bi, tùy hỷ, trí tuệ v.v… Như vậy được xem như những trạng thái pháp tô điểm cho tâm thiện hành động xử sự một cách khéo léo không có sự vụng về như tâm bất thiện. Điều này chúng ta nên hiểu rằng khi một người hành động hay nói hoặc suy nghĩ với tâm bất thiện thì người đó sẽ nói vụng về, làm một cách thô tháo, suy nghĩ một cách hư hỏng. Ngược lại khi sống bằng tâm thiện, tư tưởng trong sáng khiến cho cử chỉ hành động của chúng ta có sự khôn khéo không gây đau khổ, phiền toái cho chúng sanh khác. Chính lời nói thiện là lời nói khéo léo như khi tiếp xúc với người khác, chúng ta nói với tâm thiện có nghĩa là nói bằng lời chân thật, ái ngữ, hòa hợp, lợi ích, hợp thời. Lại nữa, tâm thiện là một trạng thái tâm không bệnh hoạn. Quả thật khi khởi lên tâm bất thiện, một chúng sanh luôn luôn có trạng thái phiền muộn, đau khổ như một kẻ bệnh hoạn. Do tư tưởng bệnh hoạn tham, hoặc sân, hoặc si mê nên hành động và lời nói của người đó như một kẻ bệnh hoạn. Hành động, lời nói không có sự nhiệt tình, không tốt, không có tác dụng hữu ích. Cho nên người sống với tâm bất thiện gọi là người bệnh hoạn. Ngược lại khi sống bằng tâm thiện, chúng ta sống với trạng thái tâm không bệnh hoạn, hành động và lời nói không có sự mâu thuẫn, yếu đuối. Lại nữa, thiện tức là những gì không có lỗi lầm. Một người hành động với tâm thiện luôn có hành động, lời nói tốt đẹp, cho nên không có lỗi lầm. Còn khi hành động hay nói bằng những tư tưởng bất thiện thì mỗi hành động, lời nói sanh khởi đều mang lỗi lầm. Có một vị Tỳ kheo, với lòng từ bi khi trông thấy một con thú đang bị mắc bẫy của người thợ săn, vị ấy động lòng trắc ẩn, khởi tâm bi mẫn tháo gỡ cho nó thoát thân. Với hành động này vị Tỳ kheo áy náy không biết mình có phạm lỗi lầm theo luật Đức Thế Tôn đã chế định hay không. Lại nữa tâm thiện là nhân lành đưa đến quả vui, Đức Phật dạy, Khi hiểu được thiện nghiệp, thiện pháp tốt đẹp như vậy, chúng ta cũng nên biết rằng tất cả chúng sanh trong đời này kammaṃ satte vibhajati yadidaṃ hīnappanītāyāti nghiệp phân chia chúng sanh thành ưu thắng và hạ liệt và nếu chúng sanh nào tạo nhiều thiện nghiệp thì hằng được sự an vui trong đời sống hiện tại , trong đời sống tương lai và người ấy do nhân duyên tạo thiện nghiệp đạt đến sự giải thoát. Bởi thế trong bài kệ Đức Phật Ngài khuyên chúng ta hãy cố gắng lợi dụng thân sanh tử để làm nhiều thiện sự. Bài kệ này Đức Thế Tôn thuyết trong Tăng chi bộ kinh. Người Phật tử tu tập phải nhận xét được giá trị của cuộc sống. Cuộc sống này ai cũng như ai đều mang thân sanh tử, sanh, già, bệnh và chết, kiếp sống này rất mỏng manh, tạm bợ do đó tất cả mọi người đều có cuộc sống với thân sanh tử không lợi ích. Tuy nhiên nếu biết cách tu tập, biết cách tạo phước và tạo nhiều thiện sự, chúng ta sẽ có đời sống hữu ích, có giá trị. Cũng giống như người thợ làm tràng hoa, lựa chọn góp nhặt những bông hoa từ đống hoa để kết thành những tràng hoa đẹp, có lợi ích, người ta có thể mua, có thể dùng trang điểm cho chính mình. Cũng như vậy nếu chúng ta chỉ kéo dài đời sống với cách sống phóng túng buông lung, chạy theo những dục vọng, những thị hiếu, những mong muốn xấu xa đê tiện, thì cuộc sống của chúng ta không có giá trị gì cả. Còn nếu như chúng ta biết và tranh thủ thời gian sống còn của sanh mạng này để làm nhiều công đức phước báu, như vậy mạng sống này rất có giá trị. Chúng ta không cần sống lâu mà chỉ nên sống nhiều. Sống lâu có nghĩa là sống với tuổi thọ cao 80, 90, hoặc 100 tuổi. Sống nhiều có nghĩa là sống đem lại nhiều lợi lạc cho mình và cho người. Khi sống với những điều thiện, làm những công đức phước báu như bố thí, trì giới, tu thiền, cung kỉnh, phục vụ, thính pháp, thuyết pháp, hồi hướng phước, tùy hỷ phước và cải chánh kiến thức. Chúng ta tích cực nổ lực làm mười điều thiện như vậy được gọi là sống nhiều. Đức Phật Ngài cũng dạy rằng, Trong đời sống của người tu tập chúng ta cần phải thấy được lợi ích của phước báu. Tất cả chúng sanh sau khi thân hoại mạng chung, tái sanh về cảnh giới khác, đến chừng đó mới biết chúng sanh nào có sự khôn ngoan và những chúng sanh nào không có sự khôn ngoan. Những chúng sanh nào biết lợi dụng thân sanh tử hiện tại để làm nhiều phước báu sau khi mạng chung được sanh về những cảnh giới an lạc, nhàn cảnh như cõi người, cõi trời, cõi Phạm Thiên thì những chúng sanh đó mới gọi là khôn ngoan. Còn những chúng sanh nào trong đời sống này chỉ biết ăn chơi, vui đùa cho thỏa thê theo thị hiếu thị dục của mình, không làm các công đức phước báu, sau khi thân hoại mang chung bị sanh vào bốn khổ cảnh như địa ngục, súc sanh, ngạ quỷ, A-tu-la. Đó là những người sống không có sự khôn khéo. Người Phật tử cần rút kinh nghiệm cho bản thân từ bài học Pháp cú này. Sống trong đời này chúng ta không thể nào so sánh hơn thua nhau về tài sản, về học vị hay giai cấp xã hội. Sự cao quý giữa chúng sanh và chúng sanh không tùy thuộc vào giai cấp, tài sản hay địa vị mà tùy thuộc vào sở hành ngay trong hiện tại. Với người an trú trong thiện pháp, sống và làm trong thiện pháp, luôn làm lợi ích cho mình và cho người khác, hành động những hành động, nói những lời nói, tư duy những tư tưởng không lỗi lầm. Đó là người cao quý ở trong đời này. Trong Trường bộ kinh có bài kinh trong đó khi giảng cho những người đức Thế Tôn Ngài cũng khẳng định những điều đó. Đức Thế tôn hỏi rằng, Khi hiểu được điều này, chúng ta nhận thức được rằng trong cuộc sống mình cần phải tích lũy nhiều thiện sự hơn, làm nhiều phước báu hơn. Với thân sanh tử dầu cho chúng ta có ăn sung mặc sướng, có đầy đủ tiện nghi, thọ hưởng đầy đủ các dục lạc nhưng rồi cũng phải chết. Thà rằng chúng ta lợi dụng thân sanh tử này để làm các thiện sự. Có một vấn đề Sư xin nói thêm, theo Vi-diệu-pháp (A-tỳ-đàm) giải thích Pháp được gọi là priyāpanna dhamma tức là pháp lệ thuộc luân hồi hay pháp làm nhân dẫn đến luân hồi chỉ cho tâm bất thiện và tâm thiện hiệp thế. Vì rằng tâm bất thiện và tâm thiện hiệp thế là nghiệp để tạo ra chủng tử tái sanh. Thế thì chúng ta nghĩ rằng cho dù mình có tích cực làm điều thiện đi nữa cũng tái sanh luân hồi, như vậy có ích lợi gì khi làm việc thiện. Nhưng những thiện pháp đó chỉ tạm thời tạo nên những chủng tử kiết sanh thức để tái sanh luân hồi. Đối với bất thiện, với ác nghiệp không bao giờ có điểm chung kết, có kết cuộc sanh tử luân hồi nhưng ngược lại với hành động thiện được ghi nhận có sự kết cuộc của kiếp sống. Nếu làm thiện với tâm muội lược, hoặc với cảnh phiền não thì vẫn còn có sự tái sanh, vẫn còn dẫn đi luân hồi sanh tử. Tuy nhiên một ngày kia ở những kiếp sau sau nữa khi làm thiện đã quá nhiều, quá thuần thục thì lúc bấy giờ thiện nghiệp đó có điểm kết thúc bởi chính thiện nghiệp này hổ trợ cho việc chứng đắc đạo quả A-la-hán. Những thiện nghiệp đó có điểm kết thúc, có điểm chung cuộc của kiếp sống sanh tử luân hồi. Chính vì vậy hằng ngày chúng ta phải rèn luyện thân khẩu ý làm điều thiện vì điều thiện là những phương pháp giúp cho chúng ta bào mòn những ác bất pháp và những phiền não sanh khởi. Nếu trong một ngày luôn sống với tâm thiện, chúng ta giảm trừ rất nhiều phiền não như tham lam sân hận si mê. Khi mỗi mỗi ngày chúng ta sống với tâm thiện và phiền não ít phát sanh như vậy, nó bị bào mòn, bị muội lược đi thì một ngày nào đó tất cả phiền não sẽ được đoạn trừ. Cũng giống như cỏ dại luôn làm hại cây cối trong một khu vườn. Chúng ta làm sạch cỏ chỗ này cỏ phát triển chỗ khác, chỗ kia làm sạch cỏ rồi sau một thời gian cỏ lại mọc nữa. Tuy vậy chúng ta đừng nản lòng, nếu bỏ hoang phế cỏ sẽ càng lúc càng phát triển nhưng nếu chịu khó dọn quang đãng sạch sẽ và mỗi ngày đều gọt tỉa. Lúc đầu chặt thân cỏ, rồi đến sát gốc cỏ và cuối cùng đào sâu đến gốc rễ của nó. Một thời gian sau khu vườn sẽ không còn cỏ mọc. Ví như một con đường mòn, hai bên đường cỏ mọc đầy, còn trên con đường do hằng ngày lúc nào cũng đều có người dẫm đạp lên nên cỏ không bao giờ mọc lên được. Cũng như thế đó đời sống của chúng ta, ban đầu làm các điều thiện chúng ta còn bị chi phối bởi những phiền não. Ví dụ những người bố thì trì giới có đôi lúc tâm tư của họ khởi lên sự tham đắm quả phước, mong được sanh về cõi trời, được sanh làm người hay được tài sản lớn lao v.v…Nhưng vì làm phước làm thiện nhiều ngày, nhiều tháng, nhiều năm, nhiều đời, nhiều kiếp lâu ngày các ác bất thiện pháp, các phiền não đó sẽ bị muội lược, suy yếu .Cuối cùng trong giây phút nào đó họ khởi lên tuệ quán, thấu được chân tướng của vạn pháp, đạo quả phát sanh, chấm dứt sanh tử luân hồi. Do vậy thiện pháp cũng giống như chiếc bè, chúng ta sử dụng chiếc bè để qua sông. Khi đã sang bên kia sông chúng ta bỏ chiếc bè lại. Tất cả những thiện pháp thuộc về hiệp thế, thiện dục giới, thiện sắc giới và thiện vô sắc giới là nhân sanh tử luân hồi chũng giống như nghiệp bất thiện. Nhưng thiện pháp dần dần sẽ có điểm kết thúc, có chung cuộc nên chúng ta hãy cố gắng làm để cuộc sống được an vui. Chúng ta chưa đặt vấn đề là giải thoát trong tương lai hay không, nhưng khi chúng sanh tạo những thiện nghiệp, trong kiếp sống sanh tử luân hồi chính do phước báu này nâng đỡ người ấy sẽ được an vui, tránh được những điều phiền lụy. Chính do phước báu nâng đỡ trong những kiếp luân hồi khi còn là kẻ phàm phu với tâm hướng bồ-tát tạo Ba-la-mật thì vị ấy có cuộc sống được an lành yên ổn và có đầy đủ nhu cầu cần thiết cho cuộc sống, vị ấy mới yên tâm tu tập tạo phước báu khác nữa. Có câu “Có thực mới vực được đạo”, trong cuộc sống nếu thiếu phước, chúng ta sống không tài sản, không cơm ăn áo mặc, liệu trong cảnh sống đó chúng ta có dễ dàng tu tập hay không. Thường những người yên tâm tu tập khi họ không phải bận rộn lo âu cái ăn cái mặc, chỗ ở của họ không bị sợ hãi vì chiến tranh, hỏa hoạn hay nước lụt, Khi an cư lập nghiệp như vậy do nhờ phước báu lúc bấy giờ họ mới yên tâm tu tập. Trong lúc bị bệnh chúng ta phải uống thuốc cho dù biết thuốc là con dao hai lưỡi, khi uống nhiều cho dù là thuốc bổ đi chăng nữa cũng sanh ra những phản ứng của cơ thể. Nhưng vì uống thuốc nhiều chúng ta mới giữ được mạng sống này, giải trừ được những chứng bệnh hiểm nghèo. Cũng như vậy thiện pháp rất cần thiết cho chúng ta. Dầu nói như thế nào đi nữa thiện pháp vẫn có lợi ích hơn là không làm. Khi tạo thiện nghiệp ngay trong kiếp sống này được an lạc và trong kiếp tương lai do phước báu nâng đỡ được sanh về cảnh giới an lạc và cuối cùng chính do thiện pháp đó hổ trợ cho trí ruệ chúng ta thành tựu viên mãn về đạo quả niết-bàn và chấm dứt sanh tử luân hồi. Bởi thế lợi dụng thân sanh tử này để làm nhiều thiện sự. Đó là cách sống theo lời dạy của Đức Phật, đó là cách sống của các bậc thiện trí thức ngày xưa. Đức Phật dạy rằng , “ Như Lai khi còn là một vị bồ-tát, chưa thành bậc Chánh Đẳng Chánh Giác, Như Lai có hai điểm nổi bật gọi là hành trạng của bồ-tát và chính nhờ hai hành trạng này mà Như Lai thành tựu được Chánh Đẳng Chánh Giác ngay trong kiếp hiện tại.” Hai điểm đó là: Quả thật cho đến khi nào chúng ta tu tập, thuần phục trong thiện pháp, đến mức độ không bao giờ chúng ta thấy làm phước như vậy là đủ rồi, lúc đó chúng ta có sự tiến bộ. Còn những người làm phước mà nghĩ rằng, “Ta làm phước như thế này là đủ rồi, làm thiện như thế này quá nhiều rồi”. Nghĩ như vậy là chúng ta còn bị thối thất. Bởi vì khi nào chưa chấm dứt sanh tử luân hồi, khi ấy việc nên làm chúng ta cần phải làm, gánh nặng chưa đặt xuống, do đó cần phải làm nhiều thiện sự. Khi đã đắc đạo quả, lúc bấy giờ mới được xem như phước báu viên mãn, việc nên làm đã làm, gánh nặng đã đặt xuống vì sau đời sống này không còn đời sống khác. Còn bây giờ chúng ta phải luôn luôn tập thấy đói, thấy khát trong thiện pháp, phước báu, mới khiến chúng ta tạo thiện nghiệp không biết mệt mỏi. Hành trạng thứ hai của bồ-tát là bất thối chuyển trong tinh cần. Là một người tu tập lúc nào chúng ta cũng phải có sự tinh tấn nổ lực. Tuy niên có một số người có tâm yếu kém, không có đại hùng đại lực nên làm những thiện sự, phước báu một thời gian rồi thối thất. chỉ tu tạp được một thời gian. Trường hợp này Đức Phật Ngài dạy giống như người nổi lên trên mặt nước rồi chìm trở xuống. Còn có những hạng người chỉ chuyên tâm suốt đời liên tục làm thiện, không tiến hóa hơn nữa. Những người này ví như nổi trên mặt nước rồi đứng đó vậy. Đối với Đức bồ-tát Ngài cũng giống như người nổi trên mặt nước, rồi tìm hướng để lội sang bờ bên kia. Dầu đang mệt mỏi nhưng với người đang chơ vơ giữa dòng sông, cảm nhận được bao nhiêu sự nguy hiểm đang rình rập, những cá dữ kình ngư, những cơn sóng mạnh, những tảng đá ngầm đang chực chờ. Do vậy họ không dám dễ duôi, buông thả dừng lại đó. Họ nổ lực lội sát vào bờ, leo lên bờ và đi một cách an toàn. Cũng như thế đó đối với vị bồ-tát, một khi đã tinh cần tinh tấn thì không bao giờ thối chuyển. Thường tại các chùa có vài Phật tử giàu có sung túc cúng dường Chư Tăng dồi dào. Nhưng họ chỉ cúng dường tùy hứng, một thời gian sau đó họ bỏ cuộc, không làm nữa. Thật sự đối với những người này nếu chư Tăng tín cẩn giao phó cho họ công việc gì để làm rường cột cho sự sinh hoạt Phật Pháp thì không nên giao cho họ vì tâm của họ không kiên trì. Còn những người mặc dầu cúng dường ít nhưng rất bền chí tu tập bất kể trời nắng hay mưa, nói cách khác trong mọi hoàn cảnh họ đều quyết tâm tu tập, cho dù cuộc đời có nghiệt ngả có ngang trái họ cũng không thối chuyển trong việc tu tập. Như vậy mới gọi là người cao quý và đáng tín nhiệm. Sư nhắc đến hai hành trạng của vị bồ-tát để gợi ý cho quý vị trong cuộc sống chúng ta lợi dụng thân sanh tử này để làm nhiều thiện sự nhưng nếu chúng ta không chuẩn bị cho mình những yếu tố là hành trạng của vị bồ-tát tức là không bao giờ biết no trong thiện pháp, không thối chuyển trong sự tinh tấn thì chúng ta chỉ cao hứng làm thiện một thời gian rồi bỏ cuộc. Không có nghĩa là những việc thiện chúng ta đã làm không có lợi ích, nhưng những quả báo đó chỉ có hạn định chứ không được dồi dào sung mãn. Đó là ý nghĩa bài kệ Pháp cú số 53. Bài giảng hôm tương đối dài, Sư muốn trình bày đầy đủ ý nghĩa và chi pháp cho Phật tử nghe hoan hỷ hiểu biết tu tập Sư xin dừng lời tại đây Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
|