|
Phẩm 26: Đại Thừa Chân Nghĩa - Phẩm Phạm Chí (Brahmana-Vagga) - Kệ ngôn 400 |
|
Tỳ khưu Giác Đẳng |
|
|
|
Bậc Hoàn Toàn Giải Thoát
Bậc giới đức, vô cầu Tự hoá, không sanh hữu Ta gọi là Phạm chí
|
|
Bản Phạm Văn Palì và thích nghĩa
|
|
Akkodhana.m vatavanta.m siilavanta.m
anussuta.m |
|
Bản Anh văn của Phra
Khantipàlo |
|
|
|
He who is not
wrathful, but is dutiful,
|
|
Bản Hán
Văn của Pháp Sư Thường Bàn Ðại Ðịnh |
|
Nhược kiến xâm khi, Ðãn niệm thủ giới. Ðoan thân tự điểu, Thị vị Phạm-chí. |
|
DUYÊN SỰ |
|
Tôn giả Xá Lợi Phất dẫn một đám đông tỳ khưu đi khất thực ngang nhà thân mẫu của Ngài. Bà cụ biết được mời tất cả vào nhà dọn chỗ ngồi và thức ăn tiếp đãi. Nhìn đứa con thân yêu của mình trong chiếc y bần hàn cùng với một số tỳ khưu sống bằng thực phẩm khất thực, bà cụ mủi lòng, bực dọc nặng nhẹ với con bà là Tôn giả Xá Lợi Phất. Tôn giả điềm nhiên nhận thực phẩm không chút phản ứng. Lát sau bà cụ quay sang thống trách chư tăng như là vì chư tăng mà con bà phải sống đời cơ cực như thế. Khi trở về tịnh xá, ngài Rahula đã bạch Phật những gì xẩy ra. Các tỳ khưu khác nói với nhau về sự chịu đựng của Tôn giả Xá Lợi Phất. Nhân đó Đức Phật đã dạy rằng một người đã làm những gì cần làm thì không có gì để phiền giận. |
|
THẢO LUẬN |
|
1. Một bậc thánh với tâm hoàn toàn giải thoát có cần tới những thiện pháp như trì giới, tự chế ... để thể hiện đức nhẫn nại không? 2. Cha mẹ là bậc có ân lớn với con nếu đánh đập, chửi mắng con thì có tạo nghiệp bất thiện chăng? 3. Chữ bà la môn hay phạm chí trong trường hợp nầy (Đức Phật nói với chư tỳ khưu) mang hàm nghĩa thế nào?
|
|
Ý CHÍNH |
|
Một bậc đã làm những gì cần phải làm đúng nghĩa là một Phạm chí. |
________________________________________________________________________________________
|
1. Bản Phạn Ngữ, Anh Ngữ lấy từ website Budsas.org của Dr. Bình Anson 2. Bản chữ Hán và Kinh Thơ do Phật tử Như Khanh thực hiện
|
|
|