Phẩm 26: Đại Thừa Chân Nghĩa - Phẩm Phạm Chí (Brahmana-Vagga)  - Kệ ngôn 383

  Tỳ khưu Giác Đẳng
   
   
 

Vấn Đề Nằm Chỗ Nào

 

Tinh cần đoạn dòng ái

Phạm chí, hãy ly dục

Biết hữu vi hữu hoại

Hãy liễu ngộ vô vi
 

 

Bản Phạm Văn Palì và thích nghĩa
 

Chinda sota.m parakkamma
kaame panuda braahma.na
Sa'nkhaaraana.m khaya.m ~natvaa
akata~n~nuu-si braahma.na.
 


Bản Anh văn của Phra Khantipàlo


Strive and cleave the stream.
Discard, O braahma.na, sense-desires.
Knowing the destruction of conditioned things,
be, O braahma.na, a knower
of the Unmade (Nibbaana).

 

  Bản Hán Văn của Thường Bàn Đại Định
 
 

Tiệt lưu nhi độ,

Vô-dục như phạm.

Tri hành dĩ tận, 

Thị vi phạm-chí.

 
 

  DUYÊN SỰ
 
  Bà la môn Pasàdabahula đối với chư tỳ khưu đệ tử Phật luôn trọn lòng quí kính. Niềm vui lớn nhất của ông là được thỉnh các tỳ khưu đến nhà cúng dường mỗi ngày. Mỗi lần chư Tăng đến ông ấy rất đỗi vui mừng thường đãnh lễ và mời thỉnh với câu: "bạch chư vị A La Hán". Những tỳ khưu chưa chứng thánh quả lấy làm hổ thẹn dần dà không ai đến nhà vị Bà la môn ấy nữa. Điều nầy khiến Pasàdabalula buồn vô cùng nên đến bạch Phật. Đức Thế Tôn gọi chư tỳ khưu lên hỏi duyên cớ rồi Ngài dạy rằng: Tấm lòng của vị Bà la môn ấy thật vô bờ. Các thầy thay vì né tránh hãy tiếp tục đến nhà ông ấy đồng thời cố gắng tu tập để chứng quả A La Hán. Rồi Đức Từ Phụ dạy kệ ngôn trên.
  THẢO LUẬN
  1. Một người đối với chư Tăng với một mực quí kính, nhưng chư tăng vẫn còn phiền não thì chư tăng có tổn đức chăng?

2. Tại sao gọi các vị đoạn tận phiền não là Ứng Cúng (A La Hán)?

3. Tại sao trong kệ ngôn nầy Đức Phật gọi chư tỳ khưu là Phạm Chí hay Bà La Môn?

 

 

Ý CHÍNH

 

Thay vì tránh né vì nghĩ rằng mình không xứng đáng thì bậc thiện trí sẽ sống thế nào cho xứng đáng.

________________________________________________________________________________________

 

1. Bản Phạn Ngữ, Anh Ngữ lấy từ website Budsas.org của Dr. Bình Anson

2. Bản chữ Hán và Kinh Thơ do Phật tử Như Khanh thực hiện

 

   
1 1 1 1 1 1 1 1