Bản Phạm Văn

 

Phẩm 11: Nhân Sinh Quan - Phẩm Thế Gian (Loka Vagga)  - Kệ ngôn 172

   Tỳ khưu Giác Đẳng
   
  Con Ðường Từ Chỗ Tối Ðến Chỗ Sáng
   
   
 

Người trước sống phóng dật
Sau một dạ tinh cần
Sáng chói cả trần gian
Như trăng thoát mây mờ

 

 

Bản Phạm Văn Palì và thích nghĩa

 

Yo ca pubbe pamajjitvaa
pacchaa so nappamajjati
So ima.m loka.m pabhaaseti
abbhaa mutto-va candimaa.
 

Yo: ai, người nào;
pubbe: trước đây;
pamajjitvà:sống phóng dật;
ca so: vị ấy;
pacchà: sau nầy;
nappamajjati: không buông lung, tinh cần;
so vị ấy; abbhà mutto: thoát khỏi mây ám;
cadimà iva: như mặt trăng;
imam lokam: cuộc đời nầy;
illumines: chói sáng.

   

Bản Anh văn của Phra Khantipàlo
 

Whoso was heedless formerly
but later lives with heedfulness
illuminates all this world
as moon when free of clouds.

 

  Bản Hán Văn của Pháp Sư Thường Bàn Ðại Ðịnh
 

Nhân tiền vi quá,
Hậu chỉ bất phạm.
Thị chiếu thế gian,
Như nguyệt vân tiêu.

  DUYÊN SỰ
 
  Tỳ khưu Sammùnjani hết sức siêng năng quét dọn liêu cốc, chùa chiền. Cả ngày trên tay thường cầm cây chổi quét dọn. Ngày kia trưởng lão Revata muốn vị nầy tiến xa hơn trên đường tu tập nên mời vị nầy ngồi và khuyên nên tu tập thiền định thay vì lúc nào cũng bận rộn với việc quét dọn. Lãnh hội điều nầy thầy Sammùnjani chuyên tâm tu tập không lâu chứng thánh quả vô sanh. Các tỳ khưu khác thấy vị nầy lúc sao không còn quét dọn cả ngày như trước nên thắc mắc. Ngài Sammùnjani trả lời rằng trưóc kia thiếu tinh cần nên làm thế bây giờ không phóng dật nên thay đổi rồi. Câu chuyện được đưa đến Ðức Phật, Ngài xác chứng rằng vị tỳ khưu ấy đã viên mãn phạm hạnh và Ðức Thiện Thệ dạy kệ ngôn trên.

 

  THẢO LUẬN
 

1. Sự siêng năng của thế tục khác với chánh tinh tấn thế nào?

2.Có phải tất cả thiện chí đều tốt không?

3.Có phải một người đi trên đường đạo là không còn tha thiết gì công việc của trần gian nầy

 
 

Ý CHÍNH

  Sống tinh cần là nỗ lực có hướng đi chân thực. Ai làm được như vậy không chôn vùi cuộc sống của mình.

________________________________________________________________________________________

 

1. Bản Phạn Ngữ, Anh Ngữ lấy từ website Budsas.org của Dr. Bình Anson

2. Bản chữ Hán và Kinh Thơ do Phật tử Như Khanh thực hiện

 

   
1 1 1 1