......... .

Những giai đọan tiến triển của Thiền Minh Sát
"The Progress of Insight"

Tác giả The Venerable Mahasi Sayadaw
Việt dịch Phạm Kim Khánh
---o0o---

Phần ÌI


 

IV. PURIFICATION BY OVERCOMING DOUBT

2. Knowledge by Discerning Conditionality

When purification of view has come to maturity, the conditions necessary for the bodily and mental processes observed will also become evident. Firstly, the consciousness that is the condition of the (respective) bodily process will be evident. How? For instance, when bending the arms or legs, the consciousness intending to bend these limbs is evident. So the meditator first notices that consciousness, and next he notices the act of bending, and so on. Then he understands by direct experience: "When there is consciousness intending to bend a limb, the bodily process of bending arises; when there is consciousness intending to stretch a limb, the bodily process of stretching arises." And in the same way he understands other instances too by direct experience.

IV. ĐOẠN NGHI TỊNH

2. Tuệ Phân Biện Nhân Duyên

Khi quan kiến Thanh Tịnh của hành giả trở nên thuần thục, nhân duyên cần thiết để cho tiến trình danh-sắc được ghi nhận cũng trở thành hiển nhiên. Trước tiên, cái tâm tạo duyên (điều kiện) cho tiến trình sắc khởi phát trở thành hiển nhiên. Bằng cách nào? Thí dụ, khi co tay vào hoặc co chân vào, cái tâm muốn co tay hoặc chân vào là hiển nhiên. Vậy hành giả bắt đầu ghi nhận cái tâm ấy, và kế đó ghi nhận tác động co vào v.v... Chừng đó, do kinh nghiệm trực tiếp, hành giả hiểu biết: "Khi tâm có ý muốn co tay vào, tiến trình co tay vào của thân khởi diễn; khi tâm có ý muốn duỗi tay ra, tiến trình duỗi tay ra của thân khởi diễn." Và cùng một thế ấy hành giả cũng hiểu biết những trường hợp khác, bằng cách trực tiếp kinh nghiệm.

 

Again, he also understands by direct experience the condition for the mental process, in the following manner: "In the case of consciousness desirous of running off the track, there arises first a corresponding consciousness giving initial attention (to the distracting object). If that consciousness is not noticed (with mindfulness), then there arises a consciousness that runs off the track. But if the consciousness of initial attention to the distracting object is noticed and known, no stray thought will arise. It is similar in the case of other (types of consciousness, for instance when taking delight or being angry, greedy, etc.). When both the sense door of the eye and a visual object are present, there arises visual consciousness; otherwise visual consciousness will not arise; and so it is in the case of the other sense doors. If there is a noticeable or recognizable object, then there arises consciousness engaged in noticing or thinking or reasoning or understanding, as the case may be; otherwise no such consciousness arises. Similarly he understands what occurs in every other instance (of mind-door cognition).

Cũng do kinh nghiệm trực tiếp, hành giả hiểu biết nhân duyên làm cho tiến trình tâm linh phát sanh như sau: "Trong trường hợp tâm muốn phóng ra khỏi đề mục, trước tiên có loại tâm tương ứng hướng sự chú tâm sơ khởi về đối tượng ngoài đề mục. Nếu không được ghi nhận (với chánh niệm) tâm nầy sẽ chạy ra khỏi đề mục. Nhưng nếu sự chú tâm sơ khởi có khuynh hướng vượt ra ngoài đề mục được ghi nhận và hay biết kịp thời ắt tâm phóng dật không phát sanh. Trong trường hợp các loại tâm khác như thỏa thích, sân hận, khát vọng v.v... cũng dường thế ấy. Khi cả hai, nhãn căn và nhãn trần hiện diện tức có nhãn thức. Nếu không, ắt không có nhãn thức phát sanh. Trường hợp các căn kia như nhĩ, tỷ, thiệt, thân và ý cũng phải được hiểu cùng một thế ấy. Khi có đối tượng có thể được ghi nhận hoặc hay biết, ắt có tâm ghi nhận, hoặc suy tư, hoặc lý luận, hoặc hiểu biết, tùy trường hợp. Nếu không có đối tượng ắt không có loại tâm như vậy phát sanh. Hành giả cũng hiểu biết, cùng thế ấy, tất cả các trường hợp xảy diễn ở các căn khác.

 

At that time, the meditator will generally experience many different painful feelings arising in his body. Now, while one of these feelings is being noticed (but without concern), another feeling will arise elsewhere; and while that is being noticed, again another will appear elsewhere. Thus the meditator follows each feeling as it arises and notices it. But though he is engaged in noticing these feelings as they arise, he will only perceive their initial phase of "arising" and not their final phase of "dissolution."

Lúc bấy giờ, thông thường hành giả cảm nghe đau nhức hay khó chịu ở nơi nào trong thân. Khi một trong những thọ khổ ấy được ghi nhận (mà không có lo âu hay bận rộn vì nó) một thọ cảm khác sẽ phát sanh ở một nơi khác; và khi cảm giác nầy được ghi nhận lại có cảm giác khác nữa phát sanh ở một nơi khác. Và cứ thế hành giả theo dõi và ghi nhận mỗi thọ cảm phát sanh. Tuy nhiên, mặc dầu gia công ghi nhận những thọ cảm ấy khi nó phát sanh, hành giả chỉ tri giác giai đoạn "sanh" sơ khởi mà không hay biết giai đoạn "tan biến".

 

Also many mental images of various shapes will then appear. The shape of a dagoba, a monk, a man, a house, a tree, a park, a heavenly mansion, a cloud, and many other such images will appear. Here, too, while the meditator is still engaged in noticing one of these mental images, another will show itself; while still noticing that, yet another will appear. Following thus the mental images as they arise, he goes on noticing them. But though he is engaged in noticing them, he will perceive only their initial phase, not the final phase.

Lúc ấy có thể cũng có những hình ảnh khác nhau phát hiện trong tâm hành giả: chùa, tháp, sư, người, nhà, huê viên, lâu đài ở cảnh Trời, mây, và nhiều loại hình ảnh khác nhau phát hiện. ở đây cũng vậy, khi hành giả còn đang ghi nhận một hình ảnh nào trong tâm thì một hình ảnh khác xuất hiện và khi ghi nhận hình ảnh kia thì một cái khác nữa lại phát hiện. Hành giả tiếp tục theo dõi và ghi nhận những hình ảnh nầy mỗi khi nó phát sanh, nhưng mặc dầu vậy, chỉ tri giác giai đoạn sơ khởi phát sanh mà không hay biết giai đoạn hoại diệt của nó.

 

He now understands: "Consciousness arises in accordance with each object that becomes evident. If there is an object, there arises consciousness; if there is no object, no consciousness arises."

Bây giờ vị hành giả hiểu biết: tâm thức phát sanh tùy hợp theo đối tượng nào trở nên hiển nhiên. Nếu có một đối tượng thì tâm thức phát sanh; nếu không có đối tượng ắt tâm thức không phát sanh.

 

Between sequences of noticing he also, by considering inferentially, comes to know thus: "It is due to the presence of such causes and conditions as ignorance, craving, kamma, etc., that body-and-mind continue."
Such discernment through direct experience and through inference as described, when noticing body-and-mind with their conditions, is called "knowledge of discerning conditionality."
When that knowledge has come to maturity, the meditator perceives only body-and-mind processes occurring in strict accordance with their particular and appropriate conditions and he comes to the conclusion: "Here is only a conditioning body-and-mind process and a conditioned body-and-mind process. Apart from these, there is no person who performs the bending of the limbs, etc., or who experiences feelings of pain, etc." This is called purification (of insight) by overcoming doubt.

Giữa những giai đoạn ghi nhận như vậy hành giả suy diễn và hiểu rằng: "Vì có những nguyên nhân và những điều kiện -- nhân và duyên, như vô minh, ái dục, nghiệp v.v... -- nên danh và sắc tiếp tục diễn tiến." Sự phân tích và biện giải tương tợ, do kinh nghiệm trực tiếp và suy diễn như trên trong khi ghi nhận danh và sắc cùng với những nhân duyên của nó, được gọi là "Tuệ Phân Biện Nhân Duyên".
Khi tuệ nầy trở nên thuần thục hành giả sẽ thấu hiểu rằng chỉ có tiến trình danh và sắc phát sanh, hoàn toàn tùy hợp theo nhân và duyên cá biệt thích ứng, và hành giả đi đến kết luận: "Đây chỉ là một tiến trình danh-sắc tạo nhân duyên và một tiến trình danh-sắc do nhân duyên tạo nên. Ngoài ra không có người làm ra tác động co tay vào v.v... hay người kinh nghiệm thọ khổ v.v...
Đó được gọi là "Đoạn Nghi Tịnh".

 

3. KNOWLEDGE OF COMPREHENSION

When this "purification (of insight) by overcoming doubt" has reached maturity, the meditator will discern distinctly the initial, middle, and final phases of any object noticed by him. Then, in the case of various objects noticed, he will discern distinctly that only after each earlier process has ceased, does there arise a subsequent process. For instance, only when the rising movement of the abdomen has come to an end, does there arise the falling movement; only when that has ended, is there again a rising movement. So also in the case of walking: only when the lifting of the foot has come to an end, does there arise the carrying forward of the foot; only when that has been completed, does there follow the placing of the foot on the ground.

3. TUỆ THẤU ĐẠT

Khi Tuệ Phân Biện Nhân Duyên được trau giồi đến mức thuần thục hành giả sẽ phân biện rành mạch các giai đoạn sanh, trụ và diệt của đối tượng được ghi nhận. Đến đây, trong trường hợp những đối tượng khác nhau được ghi nhận, hành giả phân biện rõ ràng rằng chỉ sau khi một tiến trình trước chấm dứt tiến trình kế sau đó mới phát sanh. Thí dụ như khi di động phồng lên ở bụng chấm dứt, di động xẹp xuống mới khởi phát; chỉ khi nào di động xẹp xuống chấm dứt bụng mới phồng lên trở lại. Trong trường hợp thiền hành cũng vậy, chỉ khi nào dơ chân lên xong mới đưa chân tới; chỉ khi đưa chân tới xong mới đặt chân xuống.

 

In the case of painful feelings, only after each single feeling occurring at its particular place has ceased, will another new feeling arise at another place. On noticing the respective painful feeling repeatedly, twice, thrice or more, the meditator will see that it gradually grows less, and at last ceases entirely.

Trường hợp những cảm giác đau khổ cũng vậy, chỉ sau khi đã phát sanh ở một nơi nhất định và đã chấm dứt, cảm giác khác mới bắt đầu khởi phát ở một nơi khác. Trong khi tiếp tục theo dõi hết cảm giác nầy đến cảm giác khác như vậy, hai lần, ba lần, hoặc nhiều hơn nữa, hành giả sẽ nhận thức rằng những cảm giác ấy sẽ giảm suy dần dần và rốt cùng hoàn toàn chấm dứt.

 

In the case of the variously shaped images that enter the mind's field, it is only after each single image noticed has vanished, that another new object will come into the mind's focus. On noticing them attentively twice, thrice or more, he will see well that these mental objects which are being noticed move from one place to another, or they become gradually smaller and less distinct, until at last they disappear entirely. The meditator, however, does not perceive anything that is permanent and lasting, or free from destruction and disappearance.

Trường hợp các hình thể khác nhau phát hiện trong tâm, chỉ sau khi một hình ảnh được ghi nhận biến dạng rồi một đối tượng khác mới bắt đầu phát hiện. Khi chăm chú ghi nhận một lần, hai lần, ba lần hoặc nhiều lần hơn nữa hành giả sẽ thấy rõ rằng những đối tượng của tâm mà đã được ghi nhận liên tục di chuyển từ nơi nầy sang nơi khác và dần dần trở nên nhỏ hơn và lu mờ hơn cho đến khi cuối cùng, hoàn toàn tan biến. Hành giả không tri giác được bất luận gì thường còn, tồn tại lâu dài hoặc không hoại diệt và tan biến.

 

Seeing how each object, even while being noticed, comes to destruction and disappearance, the meditator comprehends it as impermanent in the sense of undergoing destruction. He further comprehends it as suffering (painful) in the sense of breaking up after each arising. Having seen how various painful feelings arise in continuous succession — how if one painful feeling ceases, another arises, and when that has ceased, again another arises — having seen that, he comprehends the respective objects as just a conglomeration of suffering. Further, he comprehends the object as consisting of mere impersonal phenomena without a master, in the sense of not arising of (or by) themselves, but arising subject to conditions and then breaking up.

Nhận thấy mọi sự vật đều hoại diệt và tan biến như thế nào -- ngay trong lúc được ghi nhận -- hành giả thấu hiểu rõ ràng tính chất vô thường của nó, trong ý nghĩa là nó phải chịu biến đổi và hoại diệt. Hơn nữa, hành giả thấu hiểu đặc tánh đau khổ dính liền với nó, trong ý nghĩa là nó phải tan rã sau khi phát sanh. Đã nhận thấy những cảm giác đau khổ khác nhau liên tục phát sanh như thế nào: một thọ khổ chấm dứt thì có một thọ khổ khác nối tiếp phát sanh, và sau khi thọ khổ nầy chấm dứt thì lại có cái khác nữa phát sanh liền tiếp theo, đã nhận thấy như vậy, hành giả thấu triệt rằng những sự vật được ghi nhận riêng rẽ ấy chỉ hợp thành một nhóm đau khổ. Sau nữa hành giả thấu đạt rằng sự vật chỉ là những hiện tượng vô ngã, không có người làm chủ, trong ý nghĩa là không phải tự nó có khả năng phát sanh mà chỉ phát sanh tùy thuộc nhân duyên rồi tan biến.

 

This comprehension of an object noticed, as being impermanent, painful, and without a self (impersonal), through knowing its nature of impermanency, etc., by means of simply noticing, without reflecting and reasoning, is called "knowledge by comprehension through direct experience."

Nhận thức một đối tượng được ghi nhận là vô thường, khổ, và vô ngã bằng cách hiểu biết bản chất vô thường v.v... và chỉ do nhờ ghi nhận mà không có suy tư hay lý luận, sự thấu hiểu như vậy được gọi là "Tuệ Hiểu Biết Sự Vật Do Kinh Nghiệm Trực tiếp".

 

Having thus seen the three characteristics once or several times by direct experience, the meditator, by inference from the direct experience of those objects noticed, comprehends all bodily and mental processes of the past, present, and future, and the whole world, by coming to the conclusion: "They, too, are in the same way impermanent, painful, and without a self." This is called "knowledge of comprehension by inference."

Đã nhận thấy ba đặc tướng vô thường, khổ, vô ngã, một lần, hoặc nhiều lần, bằng cách trực tiếp kinh nghiệm, hành giả dựa trên kinh nghiệm trực tiếp ấy mà suy diễn và thấu hiểu tất cả những tiến trình danh và sắc trong quá khứ, trong hiện tại và trong tương lai, trong toàn thể thế gian, rồi đi đến kết luận:
"Tất cả đều như vậy: vô thường, khổ, và vô ngã." Đó là Tuệ Hiểu Biết Sự Vật Do Suy Diễn".

 

Alluding to this very knowledge, it is said in the Patisambhidamagga: "Whatever there is of materiality, past, present or future, internal or external, coarse or fine, inferior or superior, far or near, all materiality he defines as impermanent. That is one kind of comprehension," and so on.

ám chỉ tuệ giác nầy, sách Patisambhidà Magga có lời dạy:
"Bất luận sắc nào ở thời quá khứ, hiện tại, hay vị lai, bên trong hay bên ngoài, thô kịch hay vi tế, thấp hèn hay cao thượng, xa hay gần -- tất cả các sắc ấy là vô thường. Đó là một loại hiểu biết sáng suốt ..."

 

Also in the Commentary to the Kathavatthu it is said:
"Even if the impermanence of only a single formation (conditioned phenomenon) is known, there may be consideration of the rest by induction thus: 'All formations are impermanent.' "
The words "All formations are impermanent" refer to an understanding by induction, and not to an understanding by perceiving a (co-present) object at the same moment. (This passage is the authority for the usage of the term "inductive insight.")
Also in the Commentary to the Majjhima Nikaya25 it is said:
"Because in the case of the realm of neither-perception-nor-non-perception, the insight into the sequence of mental factors belongs to the Buddhas alone and not to the disciples, he (the Buddha) said thus thereby indicating the insight by groups._" (This passage is the authority for the usage of the term "comprehension by groups.")26

Bản Chú Giải bộ Kathavatthu (Thuyết Sự, một trong bảy bộ của Tạng Luận), cũng có lời dạy:
"Dầu chỉ có một hành (sankhàra, pháp hữu vi, hay vật được cấu tạo) được nhận thức là vô thường bằng cách quy nạp, ta có thể nhận thức rằng: tất cả các pháp hữu vi đều vô thường."
Những danh từ "tất cả các pháp hữu vi đều vô thường" hàm ý rằng đây là do phương pháp quy nạp (tức là rút kinh nghiệm trong những sự việc xảy ra ở nhiều nơi và nhiều lúc mà kết quả giống nhau để đạt thành một luật chung), chớ không phải hiểu biết nhờ tri giác các đối tượng (đồng thời hiện hữu) cùng một lúc (Đoạn chú giải nầy giải thích vì sao dùng danh từ "Minh Sát Quy Nạp").
Lại nữa, trong Bản Chú Giải của bộ Majjhima Nikàya, Trung A Hàm [25], có lời dạy:
"Bởi vì trong trường hợp cảnh giới Phi Tưởng Phi Phi Tưởng chỉ có chư Phật mới có khả năng Minh Sát quán chiếu vào những diễn tiến nối tiếp của các trạng thái tâm -- chớ chư vị đệ tử của Ngài thì không có -- nên Đức Phật dạy như vậy, hàm ý Minh Sát Từng Nhóm ..." Đoạn nầy giải thích vì sao dùng danh từ "Thấu Đạt Từng Nhóm"). [26]

 

4. KNOWLEDGE OF ARISING AND PASSING AWAY:

The Ten Corruptions of Insight27

When the meditator, in the exercise of noticing, is able to keep exclusively to the present body-and-mind process, without looking back to past processes or ahead to future ones, then, as a result of insight, (the mental vision of) a brilliant light will appear to him. To one it will appear like the light of a lamp, to others like a flash of lightning, or like the radiance of the moon or the sun, and so on. With one it may last for just one moment, with others it may last longer.

4. TUỆ SANH DIỆT

Mười Ô Nhiễm Của Tuệ Minh Sát [27]

Trong khi gia công thực tập ghi nhận, đến một lúc nào, hành giả có thể cột tâm chuyên chú vào tiến trình danh và sắc hiện tại mà không nhìn trở lại quá khứ hay hướng đến tương lai. Chừng ấy, do năng lực của tuệ minh sát, một vừng ánh sáng sẽ phát hiện trong tâm hành giả. Vài người thấy như ánh sáng một ngọn đèn, người khác như trời chớp, cũng có người thấy như ánh sáng mặt trăng hay mặt trời v.v... Đối với vài người, ánh sáng ấy chỉ thoáng qua, còn vài người khác thì thấy lâu hơn.

 

There will also arise in him strong mindfulness pertaining to insight. As a result, all the successive arisings of bodily and mental processes will present themselves to the consciousness engaged in noticing, as if coming to it of themselves; and mindfulness too seems as if alighting on the processes of itself. Therefore the meditator then believes: "There is no body-and-mind process in which mindfulness fails to engage."

Vào lúc bấy giờ cũng phát sanh đến hành giả tâm chú niệm dõng mãnh trong chiều hướng minh sát. Do đó, tất cả những tiến trình danh và sắc liên tục nối tiếp sẽ phát hiện không thiếu sót trước tâm niệm của hành giả một cách dễ dàng, làm như tự nó đến; và tâm niệm ấy hình như cũng diễn tiến nhẹ nhàng, thanh thoảng. Hành giả tin rằng, "không có tiến trình danh và sắc nào mà tâm ghi nhận mình không hay biết."

 

His knowledge consisting in insight, here called "noticing," will be likewise keen, strong, and lucid. Consequently, he will discern clearly and in separate forms all the bodily and mental processes noticed, as if cutting to pieces a bamboo sprout with a well-sharpened knife. Therefore the meditator then believes: "There is no body-and-mind process that cannot be noticed." When examining the characteristics of impermanence, etc., or other aspects of reality, he understands everything quite clearly and at once, and he believes it to be the knowledge derived from direct experience.

Sự hay biết trong chiều hướng minh sát, ở đây gọi là "sự ghi nhận", cũng sẽ trở nên bén nhọn, dõng mãnh và trong sáng. Do đó hành giả sẽ phân biện rõ ràng và rành mạch các hình thể khác nhau của tất cả những tiến trình danh và sắc được ghi nhận, cũng như khi dùng dao bén xắc một mục măng non ra từng mảnh vụn và phân biện, nhìn rõ từng miếng nhỏ. Hành giả tin rằng: "Không có tiến trình danh và sắc nào mà ta không ghi nhận." Khi quán chiếu vào những đặc tánh vô thường v.v... hoặc vào sắc thái thực tiễn nào khác, hành giả thấu hiểu tức khắc và rõ ràng tất cả mọi sự vật, và tin tưởng rằng đó là thấu đạt sự vật bằng cách trực tiếp chứng nghiệm.

 

Further, strong faith pertaining to insight arises in him. Under its influence, the meditator's mind, when engaged in noticing or thinking, is serene and without any disturbance; and when he is engaged in recollecting the virtues of the Buddha, the Dhamma, and the Sangha, his mind quite easily gives itself over to them. There arise in him the wish to proclaim the Buddha's Teaching, joyous confidence in the virtues of those engaged in meditation, the desire to advise dear friends and relatives to practice meditation, grateful remembrance of the help received from his meditation master, his spiritual mentor, etc. These and many other similar mental processes will occur.

Lại nữa, hành giả có niềm tin mãnh liệt nơi tuệ minh sát. Do ảnh hưởng của đức tin nầy tâm hành giả trở nên tinh khiết, tĩnh lặng và không chút chao động mỗi khi ghi nhận hay suy tư, và khi hành giả quán tưởng đến các ân đức của Phật, Pháp, Tăng tâm dễ dàng an trụ vào đề mục. Lúc bấy giờ phát sanh đến hành giả "ý muốn hoằng dương Giáo Huấn do Đức Phật ban truyền"; trạng thái thỏa thích tin tưởng nơi đức hạnh của những ai gia công hành thiền; ý muốn khuyên nhủ bạn bè và quyến thuộc nên hành thiền; hồi nhớ với lòng tri ân sâu xa các vị thầy tổ đã dạy mình hành thiền -- những tiến trình tâm tương tợ sẽ phát sanh đến hành giả.

 

There arises also rapture in its five grades, beginning with minor rapture.28 When purification of mind is gained, that rapture begins to appear by causing "goose-flesh," tremor in the limbs, etc.; and now it produces a sublime feeling of happiness and exhilaration, filling the whole body with an exceedingly sweet and subtle thrill. Under its influence, he feels as if the whole body had risen up and remained in the air without touching the ground, or as if it were seated on an air cushion, or as if it were floating up and down.

Cũng phát sanh đến hành giả năm loại phỉ lạc [28] bắt đầu bằng phỉ lạc nhỏ. Khi tâm thanh tịnh dần dần tiến triển, ấn chứng phỉ lạc có thể bắt đầu khởi hiện như làm nổi da gà (rỡn óc), rung rẩy tay chân v.v..., và sau đó tạo nên cảm giác an lạc cao nhã thơ thới lạ thường, thấm nhuần toàn thể châu thân một luồng phấn khởi dịu dàng và tế nhị. Do ảnh hưởng của những cảm giác an lạc như vậy hành giả tưởng chừng như cơ thể mình nhẹ nhàng hỏng lên khỏi mặt đất, hay là mình đang ngồi trên một cái gối hơi, hoặc nữa mình nhẹ nhàng di động lên xuống.

 

There arises tranquillity of mind with the characteristic of quietening the disturbances of consciousness and its mental concomitants; and along with it appear mental agility, etc.29 When walking, standing, sitting, or reclining there is, under the influence of these mental qualities, no disturbance of consciousness and its mental concomitants, nor heaviness, rigidity, unwieldiness, sickness, or crookedness.30 Rather, his consciousness and its mental concomitants are tranquil through having reached the supreme relief in non-action.31 They are agile in always functioning swiftly; they are pliant in being able to attend to any object desired; they are wieldy, in being able to attend to an object for any length of time desired; they are quite lucid through their proficiency, that is, through the ease with which insight penetrates the object; they are also straight through being directed, inclined, and turned only towards wholesome activities.

Rồi phát sanh đến hành giả trạng thái tâm an tĩnh có đặc tánh làm lắng dịu những khuấy động của tâm và các tâm sở của nó, và tiếp theo là tâm nhẹ nhàng thơ thới v.v... [29] Trong khi đi, đứng, nằm, ngồi, dưới ảnh hưởng của những trạng thái tâm an tĩnh ấy không có loại tâm và những tâm sở khuấy động hoặc trạng thái nặng nề, thô cứng, không thích ứng, ương yếu, hoặc quanh co. [30]
Thay vì bị những loại bất thiện pháp ấy làm chao động, tâm và các tâm sở của hành giả lúc bấy giờ an tĩnh, yên lặng, nhờ đã đạt đến mức tự tại tuyệt đỉnh cao thượng và nhất tâm chú niệm mà không có sinh hoạt nào khác [31]. Các loại tâm ấy nhẹ nhàng (an khinh) vì luôn luôn sinh hoạt nhanh chóng; nhu thuận, vì lúc nào cũng có thể hướng về đối tượng; thích ứng, vì nó có thể theo dõi đề mục, bao lâu cũng được. Các loại tâm ấy cũng rất minh mẫn sáng suốt vì đã tinh luyện, trong ý nghĩa làm cho tuệ minh sát dễ dàng quán chiếu xuyên thấu đề mục; không quanh co, vì được hướng về, thiên về, và đi thẳng vào những sinh hoạt nào có tánh cách thiện mà thôi

 

There also arises a very sublime feeling of happiness suffusing all his body. Under its influence he becomes exceedingly joyous and he believes: "Now I am happy all the time," or "Now, indeed, I have found happiness never felt before," and he wants to tell others of his extraordinary experience. With reference to that rapture and happiness, which are aided by the factors of tranquillity, etc., it was said:

Superhuman is the bliss of a monk
Who, with mind at peace,
Having entered a secluded place,
Wins insight into Dhamma.
When he fully comprehends
The five groups' rise and fall,
He wins to rapture and to joy —
The Deathless this, for those who understand.
Dhammapada vv. 373-374

Lúc ấy cũng phát sanh đến hành giả một cảm giác hạnh phúc vô cùng an lạc, tỏa khắp châu thân và làm cho hành giả thỏa thích không sao xiết kể, tin rằng, "giờ đây, ta mãi mãi hạnh phúc!" hoặc, "quả thật vậy, giờ đây ta đã tìm ra trạng thái an lạc mà trước kia chưa từng bao giờ có!" Rồi hành giả phát tâm muốn nói lên cho người khác biết kinh nghiệm của mình. Khi nhắc đến tình trạng phỉ lạc ấy, có lời dạy:

"Thầy tỳ khưu đã rút vào ẩn dật
đơn độc nơi vắng vẻ tĩnh mịch,
đã giữ tâm thanh bình an lạc,
đã thấu triệt Giáo Pháp,
vị ấy chứng nghiệm phỉ lạc siêu phàm"
"Mỗi khi suy niệm về pháp sanh-diệt của các uẩn,
người ấy thành đạt phỉ và lạc.
Đối với những ai thấu hiểu,
đó là trạng thái Bất Diệt."
(Dhammapada, Pháp Cú Kinh, 373, 374)

 

There arises in him energy that is neither too lax nor too tense but is vigorous and acts evenly. For formerly his energy was sometimes lax, and so he was overpowered by sloth and torpor; hence he could not notice keenly and continuously the objects as they became evident, and his understanding, too, was not clear. And at other times his energy was too tense, and so he was overpowered by agitation, with the same result of being unable to notice keenly, etc. But now his energy is neither too lax nor too tense, but is vigorous and acts evenly; and so, overcoming these shortcomings of sloth, torpor, and agitation, he is able to notice the objects present keenly and continuously, and his understanding is quite clear, too.

Đức hạnh tinh tấn cũng phát sanh. Hành giả không quá dể duôi chểnh mảng, cũng không quá căng thẳng, mà luôn luôn trì chí, đều đặn chuyên cần. Trước kia, đôi khi hành giả còn bê trể buông lơi và bị hôn trầm, thụy miên, gây trở ngại, không thể ghi nhận một cách sắc bén và liên tục đề mục đã trở nên hiển nhiên và vì đó, không hiểu biết rõ ràng. Vào những lúc khác, vì tinh tấn quá dõng mãnh, hành giả bị lo âu và phóng dật làm chướng ngại, không thể ghi nhận đề mục một cách bén nhạy. Nhưng giờ đây thì mức độ tinh tấn của hành giả đã trở nên điều hòa, vừa phải, không quá chểnh mảng cũng không quá căng thẳng mà luôn luôn đều đặn và dõng mãnh. Hành giả đã vượt qua khỏi những chướng ngại tinh thần (pháp triền cái) hôn trầm, thụy miên và lo âu, phóng dật mà có thể ghi nhận đề mục hiện hữu một cách liên tục và sắc bén, và thấu hiểu rõ ràng.

 

There also arises in him strong equanimity associated with insight, which is neutral towards all formations. Under its influence he regards with neutrality even his examination of the nature of these formations with respect to their being impermanent, etc.; and he is able to notice keenly and continuously the bodily and mental processes arising at the time. Then his activity of noticing is carried on without effort, and proceeds, as it were, of itself. Also in adverting to the objects, there arises in him strong equanimity, by virtue of which his mind enters, as it were, quickly into the objects of advertence.32

Cũng phát sanh đến hành giả tâm xả vững chắc, liên hợp với trí tuệ. Tâm luôn luôn thản nhiên và quân bình, không chao động trước các pháp hữu vi (sankhàra). Dưới ảnh hưởng của tâm xả mạnh mẽ nầy hành giả thản nhiên quán chiếu bản chất vô thường v.v... của vạn hữu mà không chao động, và có thể ghi nhận một cách liên tục và sắc bén các tiến trình danh và sắc phát sanh vào lúc ấy. Chừng ấy công trình ghi nhận của hành giả được thực hiện dễ dàng và tự nó hồn nhiên tiến hành, không cần phải cố gắng. Khi hướng về đề mục với tâm xả mạnh mẽ như vậy tâm cũng nhanh chóng tiến vào đề mục. [32]

 

There arises further a subtle attachment of a calm nature that enjoys the insight graced with the "brilliant light" and the other qualities here described. The meditator, however, is not able to discern it as a corruption but believes it to be just the very bliss of meditation. So meditators speak in praise of it thus: "Only now do I find full delight in meditation!"

Rồi phát sanh đến hành giả một sự luyến ái vi tế, bám níu vào bản chất an tĩnh vắng lặng và thanh thoảng thỏa thích trong các ấn chứng phỉ lạc như ánh sáng v.v... Mặc dầu vậy, hành giả không thể phân biện rõ ràng những thỏa thích ấy là tùy phiền não, những ô nhiễm đeo đuổi theo làm chướng ngại tuệ minh sát, mà chỉ tin tưởng rằng đó chính là hạnh phúc phát sanh do pháp hành thiền. Vì lẽ ấy, có những vị hành giả vui mừng, "Chí đến bây giờ ta mới trọn vẹn thỏa thích đầy đủ trong pháp hành!"

 

Having felt such rapture and happiness accompanied by the "brilliant light" and enjoying the very act of perfect noticing, which is ably functioning with ease and rapidity, the meditator now believes: "Surely I must have attained to the supramundane path and fruition!33 Now I have finished the task of meditation." This is mistaking what is not the path for the path, and it is a corruption of insight which usually takes place in the manner just described. But even if the meditator does not take the "brilliant light" and the other corruptions as an indication of the path and fruition, still he feels delight in them. This is likewise a corruption of insight. Therefore, the knowledge consisting in noticing, even if quick in its functioning, is called "the early stage of (or 'weak') knowledge of arising and passing away," if it is beset and corrupted by those corruptions. For the same reason the meditator is at that time not in a position to discern quite distinctly the arising and passing away of bodily and mental processes.

Đã hưởng được phỉ lạc an vui khi nhìn thấy "ánh sáng" và thỏa thích trong chính sự ghi nhận toàn hảo giúp mình triến triển dễ dàng và nhanh chóng, lúc bấy giờ hành giả tin rằng, "Chắc chắn là ta đã thành đạt Thánh Đạo và Thánh Quả [33]! Bây giờ ta đã làm xong nhiệm vụ hành thiền." Đó là hiểu biết sai lầm, ngỡ là Thánh Đạo và Thánh Quả trong khi thật sự không phải là vậy, và đó là ô nhiễm làm chướng ngại cho con đường khai triển tuệ minh sát. Do đó tuệ giác bao hàm sự ghi nhận, dầu sinh hoạt rất nhanh chóng, được gọi là "giai đoạn sơ cơ (hay yếu ớt) của Tuệ Sanh Diệt", nếu còn bị các tùy phiền não ấy vướng víu và thâm nhiễm. Cũng chính vì lẽ ấy mà lúc bấy giờ hành giả không ở được trong cương vị có thể phân biện rành mạch tiến trình sanh và diệt của danh và sắc.

 

V. PURIFICATION BY KNOWLEDGE AND VISION
OF WHAT IS PATH AND NOT-PATH

While engaged in noticing, the meditator either by himself or through instructions from someone else, comes to this decision: "The brilliant light, and the other things experienced by me, are not the path. Delight in them is merely a corruption of insight. The practice of continuously noticing the object as it becomes evident — that alone is the way of insight. I must go on with just the work of noticing." This decision is called purification by knowledge and vision of what is path and not-path.

V. ĐẠO PHI ĐẠO TRI KIẾN TỊNH

Trong khi gia công ghi nhận, hoặc tự mình nhận thức hoặc nhờ người khác chỉ dạy, hành giả đạt đến quyết định, "ánh sáng và những ấn chứng khác mà ta đã chứng nghiệm không phải là Con Đường (Đạo). Thỏa thích trong những hiện tượng ấy chỉ là ô nhiễm và chỉ làm trở ngại tuệ minh sát. Thực hành pháp liên tục ghi nhận đề mục khi nó trở thành hiển nhiên quả thật là đường lối duy nhất để đạt đến tuệ minh sát. Ta phải tiếp tục chỉ tập trung nỗ lực vào công trình ghi nhận nầy." Quyết định như vậy được gọi là "Đạo Phi Đạo Tri Kiến Tịnh", trạng thái trong sạch do sự thấu hiểu và nhận thấy rõ ràng cái nào là con đường và cái nào là không-phải-con-đường.

 

VI. PURIFICATION BY KNOWLEDGE AND VISION
OF THE COURSE OF PRACTICE

After noticing these manifestations of brilliant light and the others, or after leaving them unheeded, he goes on continuously as before with the act of noticing the bodily and mental processes as they become evident at the six sense doors. While thus engaged in noticing, he gets over the corruptions relating to brilliant light, rapture, tranquillity, happiness, attachment, etc., and his knowledge remains concerned exclusively with the arising and passing away of the processes noticed. For then, at each act of noticing, he sees: "The noticed object, having arisen, disappears instantly." It also becomes clear to him that each object disappears just where it arises; it does not move on to another place.
In that way he understands by direct experience how bodily and mental processes arise and break up from moment to moment. It is such knowledge and understanding resulting from the continuous noticing of bodily and mental processes as they arise and dissolve moment after moment, and the discernment, in separate sections, of the arising and passing away of each of them, while being free from the corruptions, that is called "final knowledge of contemplation of arising and passing away." This is the beginning of "purification by knowledge and vision of the course of practice," which starts from this insight and extends to adaptation knowledge (No.13).

VI. Đạo Tri Kiến Tịnh

Sau khi ghi nhận sự phát hiện ánh sáng và nhiều ấn chứng khác, hoặc sau khi đã tách lìa, không quan tâm đến các ấn chứng ấy nữa hành giả liên tục ghi nhận tiếp theo như trước kia, những tiến trình danh và sắc khi nó trở thành hiển nhiên ở sáu cửa (mắt, tai, mũi, lưỡi v.v...). Trong khi gia công ghi nhận như vậy, vị hành giả đã vượt qua các tùy phiền não như ánh sáng, phỉ lạc, an tĩnh, hạnh phúc, luyến ái v.v... vốn gây chướng ngại cho con đường đưa đến tuệ minh sát và sự hay biết của hành giả chỉ chăm chú vào tiến trình sanh và diệt của danh và sắc mà mình ghi nhận. Bởi vì lúc bấy giờ mỗi khi ghi nhận hành giả thấy: "Đề mục được ghi nhận vừa phát sanh liền hoại diệt tức khắc", và hành giả cũng nhận thấy rõ ràng rằng mọi sự vật đều tan biến tức khắc vừa lúc mới phát sanh; nó không di chuyển đi nơi nào khác. Theo đường lối ấy hành giả thấu hiểu, bằng cách trực giác chứng nghiệm, rằng những tiến trình danh và sắc sanh khởi và tan biến trong từng khoảnh khắc. Hay biết và thấu hiểu như vậy do nhờ công trình liên tục ghi nhận những tiến trình danh và sắc phát sanh và hoại diệt trong từng khoảnh khắc và phân biện từng giai đoạn riêng biệt sự phát sanh và hoại diệt của mọi tiến trình -- trong khi không bị những tùy phiền não làm trở ngại. Sự hay biết và thấu triệt ấy được gọi là "Tuệ Quán Chiếu Sanh Diệt". Đó là bước đầu của giai đoạn "Thanh Lọc Bằng Cách Thấu Hiểu Và Nhận Thấy", Đạo Tri Kiến Tịnh, trong Thanh Tịnh Đạo, khởi đầu từ tuệ nầy đến Tuệ Thuận Thứ (tuệ thứ 13).

 

5. KNOWLEDGE OF DISSOLUTIONG

Noticing the bodily and mental processes as they arise, he sees them part by part, link by link, piece by piece, fraction by fraction: "Just now it arises, just now it dissolves." When that knowledge of arising and passing away becomes mature, keen and strong, it will arise easily and proceed uninterruptedly as if borne onward of itself; also the bodily and mental processes will be easily discernible. When keen knowledge thus carries on and formations are easily discernible, then neither the arising of each bodily and mental process, nor its middle phase called "presence," nor the continuity of bodily and mental processes called "occurrence as unbroken flux" is apparent to him; nor are the shape of the hand, the foot, the face, the body, and so on, apparent to him. But what is apparent to him is only the ceasing of bodily and mental processes, called "vanishing," or "passing away," or "dissolution."

5. TUỆ DIỆT

Ghi nhận những tiến trình danh và sắc trong khi nó đang phát sanh hành giả nhận thấy danh và sắc từng phần (hết phần nầy đến phần khác), từng đoạn, từng mảnh, từng phân số vi tế, "Giờ đây nó phát sanh. Giờ đây nó tan biến." Khi Tuệ Sanh Diệt trở thành thuần thục, sâu sắc và dõng mãnh nó sẽ phát sanh dễ dàng và tiến triển không gián đoạn như tự nó tự nhiên đến, và chừng ấy hành giả cũng phân biện dễ dàng tiến trình danh và sắc. Khi tuệ giác của hành giả được tiếp tục duy trì và các pháp hữu vi được phân tích và biện giải dễ dàng thì sự "khởi phát của tiến trình danh và sắc" (sanh), cũng như giai đoạn giữa, gọi là "hiện hữu" (trụ) và sự liên tục trôi chảy của tiến trình danh và sắc, gọi là "biến chuyển liên tục xảy diễn" (trở thành) đều không hiển hiện trước mắt hành giả. Hình thể của tay chân, mặt, thân v.v... cũng không hiển hiện. Chỉ có trạng thái chấm dứt (diệt) của tiến trình là nổi bật và được gọi là "tan biến" hay chấm dứt.

 

For instance, while noticing the rising movement of the abdomen, neither its initial nor middle phase is apparent, but only the ceasing or vanishing, which is called the final phase, is apparent; and so it is also with the falling movement of the abdomen. Again, in the case of bending an arm or leg, while noticing the act of bending, neither the initial nor the middle phase of bending is apparent, nor is the form of the limb apparent, but only the final phase of ceasing and vanishing is apparent. It is similar in the other cases of stretching a limb, and so on.

Thí dụ, trong khi ghi nhận di động phồng lên ở bụng, không phải giai đoạn sơ khởi (lúc bụng bắt đầu phồng lên), cũng không phải giai đoạn giữa, mà chỉ giai đoạn cuối cùng, mới hiển hiện nổi bật. Và khi bụng xẹp xuống cũng vậy, hành giả chỉ thấy giai đoạn cuối cùng của di động. Cùng thế ấy, trong trường hợp co tay, hay co chân vào, trong khi ghi nhận tác động co vào, không phải giai đoạn sơ khởi hay giai đoạn giữa mà chỉ có giai đoạn hoại diệt mới hiển hiện nổi bật. Trong các trường hợp khác như duỗi tay ra hay duỗi chân ra v.v... cũng cùng thế ấy.

 

For at that time each object that is being noticed seems to him to be entirely absent or to have become non-existent. Consequently, at this stage of knowledge, it seems to him as if he were engaged in noticing something which has already become absent or non-existent by having vanished; and the consciousness engaged in noticing appears to have lost contact with the object that is being noticed. It is for that reason that a meditator may here think: "I have lost the insight"; but he should not think so.

Vào lúc bấy giờ mọi sự vật mà hành giả ghi nhận hình như hoàn toàn không có, hay đã trở thành không còn hiện hữu. Do đó, đến từng tuệ nầy, đối với hành giả hình như tự mình đang gia công ghi nhận những gì đã trở thành không còn tồn tại, hoặc đã không còn hiện hữu nữa vì đã tan biến. Cái tâm thức đang ghi nhận hình như đã mất liên lạc với đối tượng được ghi nhận. Vì lẽ ấy đến đây hành giả có thể nghĩ rằng: "Ta đã mất tuệ minh sát"; nhưng không nên nghĩ vậy.

 

For formerly his consciousness normally took delight in conceptual objects of shapes, etc.;34 and even up to the knowledge of arising and passing away, the idea of formations with their specific features35 was always apparent to him. Hence his mind took delight in a plainly distinguishable object consisting of formations, with its particular structure36 and its particular feature-idea. But now that his knowledge has developed in the way described, no such idea of the formations' features or structure appears to him, still less any other, cruder concept. At such a stage, the arising of formations, that is, the first phase of the process, is not apparent (as it is in the case of knowledge of arising and passing away), but there is apparent only the dissolution, that is, the final phase, having the nature of vanishing. Therefore the meditator's mind does not take delight in it at first, but he may be sure that soon, after becoming familiar (with that stage of the practice), his mind will delight in the cessation (of the phenomena) too, which is called their dissolution. With this assurance he should again turn to the practice of continuous noticing.

Trước kia, ở tình trạng bình thường, tâm thức của hành giả thỏa thích trong những đối tượng khái niệm về hình thể [34] v.v... và chí đến từng Tuệ Sanh Diệt, ý niệm về các pháp hữu vi (sankhàra, hành, các vật được cấu tạo) cùng với tánh chất đặc biệt của nó luôn luôn hiển hiện nổi bật trước hành giả [35]. Do đó, vào lúc ấy tâm của hành giả thỏa thích trong một đối tượng bao gồm những pháp hữu vi được phân biệt rõ ràng, cùng với hình thể đặc thù cấu thành nó [36] và ý niệm về tánh chất đặc biệt của nó. Nhưng giờ đây, tuệ giác của hành giả đã được khai triển theo đường lối như đã được trình bày ở phần trên thì ý niệm, hình thể, hay tánh chất đặc biệt của các pháp hữu vi không còn phát hiện rõ rệt đến hành giả, càng ít hơn nữa, những khái niệm thô kịch khác. Đến tầng phát triển nầy sự phát sanh của các pháp hữu vi, tức giai đoạn sơ khởi của tiến trình sanh, không hiển hiện nổi bật (như ở tầng Tuệ Sanh-Diệt), Chỉ có giai đoạn diệt, tức giai đoạn cuối cùng, hiển hiện nổi bật, do bản chất tan biến của nó. Do vậy, tâm của hành giả, trước tiên không thỏa thích, nhưng có thể chắc chắn rằng không bao lâu, sau khi trở thành quen thuộc (với giai đoạn thực hành nầy) tâm mình sẽ thỏa thích trong sự chấm dứt, cũng được gọi là trạng thái "diệt" (của các hiện tượng). Khi được bảo đảm yên tâm như vậy rồi, hành giả cố gắng quay về pháp hành liên tục ghi nhận của mình.

 

When thus engaged, he perceives that in each act of noticing there are always present two factors, an objective factor and a subjective one — the object noticed and the mental state of knowing it — which dissolve and vanish by pairs, one pair after the other. For in each single instance of a rising movement of the abdomen, there are, in fact, numerous physical processes constituting the rising movement, which are seen to dissolve serially. It is like seeing the continuous successive vanishing of a summer mirage moment by moment; or it is like the quick and continuous bursting of bubbles produced in a heavy shower by thick rain drops falling on a water surface; or it is like the quick, successive extinction of oil-lamps or candles, blown out by the wind, as these lights are being offered at a shrine by devotees. Similar to that appears the dissolving and vanishing, moment by moment, of the bodily processes noticed. And the dissolution of consciousness noticing those bodily processes is apparent to him along with the dissolution of the bodily processes. Also while he is noticing other bodily and mental processes, their dissolution, too, will be apparent to him in the same manner. Consequently, the knowledge will come to him that whatever part of the whole body is noticed, that object ceases first, and after it the consciousness engaged in noticing that object follows in its wake. From that the meditator will understand very clearly in the case of each successive pair the dissolution of any object whatsoever and the dissolution of the consciousness noticing that very object. (It should be borne in mind that this refers only to understanding arrived at through direct experience by one engaged in noticing only; it is not an opinion derived from mere reasoning.)
It is the perfectly clear understanding of the dissolution of the two things, pair by pair — that is, (1) of the visual or other object appearing at any of the six sense doors, and (2) of the consciousness noticing that very object — that is called "knowledge of dissolution."

Khi gia công thực hành như vậy hành giả nhận thấy rằng mỗi lần ghi nhận, có hai yếu tố hiện hữu, một có tánh cách khách quan: đối tượng được ghi nhận, và một chủ quan: trạng thái tâm hiểu biết đối tượng. Và hai yếu tố nầy hoại diệt và tan biến từng cặp, hết cặp nầy đến cặp khác. Bởi vì thật sự, trong mỗi tác động của bụng khi phồng lên có vô số những tiến trình vật chất liên tục nối tiếp để tạo thành cử động phồng lên. Và hành giả nhận thấy các tiến trình vật chất ấy nối tiếp nhau tan biến. Cũng dường như ta thấy ảo cảnh ở mùa Hè kế tiếp nhau tan biến trong từng khoảnh khắc, hay cũng như trong một trận mưa to, ta đứng bên bờ hồ nhìn những cái bong bóng trên mặt nước mau chóng và liên tục kế tiếp nhau tan vỡ, hoặc nữa, cũng giống như những ngọn nến hay những ngọn đèn dầu mà chư thiện tín trong chùa dâng cúng trên bàn Phật, bị một luồng gió mạnh thổi qua, nhanh chóng kế tiếp nhau tắt rụi. Cũng dường thế ấy, trước mắt hành giả các tiến trình của thân được ghi nhận cũng hiển hiện hoại diệt và biến tan trong từng khoảnh khắc.
Trạng thái hoại diệt và tan biến trong từng khoảnh khắc của tiến trình thân được ghi nhận cũng phát hiện cùng thế ấy. Và trạng thái tan biến của tâm ghi nhận những tiến trình thân ấy cũng phát hiện đến hành giả, cùng lúc với tiến trình tan biến của thân. Lại nữa, trong khi ghi nhận các tiến trình danh-sắc khác, trạng thái hoại diệt và tan biến của nó cũng hiển hiện cùng thế ấy. Do đó tuệ giác phát sanh đến hành giả rằng bất luận phần nào trong toàn thể châu thân mà được ghi nhận thì đối tượng được ghi nhận ấy tan biến trước, và tức khắc liền sau đó cái tâm ghi nhận đối tượng ấy cũng chấm dứt. Vị hành giả sẽ thấu hiểu tận tường trường hợp mỗi cặp nối tiếp tan biến của bất luận đối tượng nào và sự tan biến của tâm ghi nhận chính đối tượng ấy. (Ta nên nhận thức rằng đây chỉ là thấu đạt sự vật bằng cách trực tiếp chứng nghiệm, chỉ phát sanh đến vị hành giả đã gia công ghi nhận; không phải là ý kiến xảy đến do luận lý suông).
Đây là sự thấu triệt một cách rành mạch, tận tường và toàn hảo, trạng thái hoại diệt của hai yếu tố đi chung từng cặp -- đối tượng phát hiện ở sáu cửa (lục căn) và tâm thức ghi nhận chính đối tượng ấy. Sự thấu triệt nầy được gọi là "Tuệ Diệt".

 

6. AWARENESS OF FEARFULNESS

When that knowledge of dissolution is mature, there will gradually arise, just by seeing the dissolution of all object-and-subject-formations, awareness of fearfulness37 and other (higher) knowledges, together with their respective aspects of fear, and so on.38
Having seen how the dissolution of two things — that is, any object noticed and the insight-thought engaged in noticing it — takes place moment by moment, the meditator also understands by inference that in the past, too, every conditioned thing (formation) has broken up in the same way, that just so it will break up also in the future, and that at the present it breaks up, too. And just at the time of noticing any formations that are evident, these formations will appear to him in their aspect of fearfulness. Therefore, during the very act of noticing, the meditator will also come to understand: "These formations are indeed fearful."
Such understanding of their fearfulness is called "knowledge of the awareness of fearfulness"; it has also the name "knowledge of fear." At that time, his mind itself is gripped by fear and seems helpless.

6. TUỆ KINH SỢ

Khi Tuệ Diệt đã thuần thục chín mùi, sẽ đến lúc mà hành giả chỉ nhìn sự tan biến của tất cả các pháp hữu vi đối tượng, rồi dần dần "Sự Hay Biết Trạng Thái Kinh Sợ" [37] và các tuệ giác cao thượng khác phát sanh, cùng với những sắc thái kinh sợ của nó v.v... [38]
Đã nhận thấy tận tường trạng thái tan biến của bất luận đối tượng nào được ghi nhận và cái tâm quan sát ghi nhận đối tượng ấy -- xảy diễn trong từng khoảnh khắc -- vị hành giả suy diễn và thấu hiểu rằng trong quá khứ cũng vậy, tất cả các pháp hữu vi đều tan vỡ cùng thế ấy. Cũng cùng thế ấy các pháp hữu vi trong tương lai đều phải tan vỡ. Trong hiện tại các pháp hữu vi cũng tan vỡ. Và ngay vào lúc ghi nhận bất cứ pháp hữu vi nào hiển nhiên, các pháp hữu vi ấy sẽ phát hiện trước hành giả với những sắc thái kinh sợ. Do đó ngay trong hành vi ghi nhận, hành giả cũng sẽ thấu hiểu, "Những pháp hữu vi nầy quả thật đáng kinh sợ." Sự thấu hiểu trạng thái kinh sợ ấy được gọi là "Tuệ Hay Biết Trạng Thái Kinh Sợ", hay "Tuệ Kinh Sợ". Vào lúc bấy giờ tâm của hành giả bị kềm kẹp trong tình trạng sợ hải và hình như không có lối thoát.

 

7. KNOWLEDGE OF MISERY

When he has realized the fearfulness (of the formations) through the knowledge of fear, and keeps on noticing continuously, then the "knowledge of misery" will arise in him before long. When it has arisen, all formations everywhere — whether among the objects noticed, or among the states of consciousness engaged in noticing, or in any kind of life or existence that is brought to mind — will appear insipid, without a vitalizing factor,39 and unsatisfying. So he sees, at that time, only suffering, only unsatisfactoriness, only misery. Therefore this state is called "knowledge of misery."

7. TUỆ KHỔ

Khi, do Tuệ Kinh Sợ, hành giả nhận thức trạng thái đáng kinh sợ của các pháp hữu vi, rồi tiếp tục ghi nhận không gián đoạn thì không bao lâu sau Tuệ Khổ sẽ khởi sanh. Khi tuệ nầy phát sanh, tất cả các pháp hữu vi ở cùng khắp -- dầu trong sự vật được ghi nhận hay trong trạng thái tâm ghi nhận, hay bất luận trong cuộc sống hay kiếp sinh tồn nào mà hành giả nghĩ đến -- đều sẽ lạt lẽo, vô bổ [39] và bất toại nguyện. Do đó, lúc bấy giờ hành giả chỉ thấy có đau khổ, bất toại nguyện và khốn cùng. Vì lẽ ấy tuệ giác nầy được gọi là "Tuệ Khổ".

 

8. KNOWLEDGE OF DISGUST

Seeing thus the misery in conditioned things (formations), his mind finds no delight in those miserable things but is entirely disgusted with them. At times, his mind becomes, as it were, discontented and listless. Even so he does not give up the practice of insight, but spends his time continuously engaging in it. He therefore should know that this state of mind is not dissatisfaction with meditation, but is precisely the "knowledge of disgust" that has the aspect of being disgusted with the formations. Even if he directs his thought to the happiest sort of life and existence, or to the most pleasant and desirable objects, his mind will not take delight in them, will find no satisfaction in them. On the contrary, his mind will incline and lean and tend only towards Nibbana. Therefore the following thought will arise in him between moments of noticing: "The ceasing of all formations that are dissolving from moment to moment — that alone is happiness."

8. TUỆ CHÁN NẢN

Khi nhận thức rằng tất cả các pháp hữu vi là khổ, tâm của hành giả không tìm thấy thỏa thích trong các sự vật đầy đau khổ ấy nữa mà hoàn toàn chán nản. Đôi khi tâm của hành giả trở nên bất mãn và thờ ơ lãnh đạm. Mặc dầu vậy, hành giả không bỏ cuộc mà vẫn gia công tiếp tục thực hành Thiền Minh Sát. Như vậy, hành giả phải hiểu rằng trạng thái chán nản ấy không phải là chán hành thiền mà, một cách chính xác, đó là "Tuệ Chán Nản", biểu hiện dưới hình thức nhàm chán các pháp hữu vi. Dầu hành giả có hướng tâm về cuộc sống hay kiếp sinh tồn nào hạnh phúc nhất, hay về đối tượng nào thú vị và đáng được ưa thích nhất, tâm vẫn không thể thỏa thích, không thấy thỏa mãn trong ấy. Trái lại, tâm hành giả sẽ thiên về, dựa vào, và hướng đến Niết Bàn. Do đó, giữa những khoảnh khắc ghi nhận, ý tưởng sau đây phát sanh đến hành giả: "Chấm dứt các pháp hữu vi -- vốn đang tan vỡ trong từng khoảnh khắc -- duy có sự chấm dứt ấy là hạnh phúc."

 

9. KNOWLEDGE OF DESIRE FOR DELIVERANCE

When through this knowledge (now acquired) he feels disgust with regard to every formation noticed, there will arise in him a desire to forsake these formations or to become delivered from them. The knowledge relating to that desire is called "knowledge of desire for deliverance." At that time, usually various painful feelings arise in his body, and also an unwillingness to remain long in one particular bodily posture. Even if these states do not arise, the comfortless nature of the formations will become more evident than ever. And due to that, between moments of noticing, he feels a longing thus: "Oh, may I soon get free from that! Oh, may I reach the state where these formations cease! Oh, may I be able to give up these formations completely!" At this juncture, his consciousness engaged in noticing seems to shrink from the object noticed at each moment of noticing, and wishes to escape from it.

9. TUỆ MUỐN GIẢI THOÁT

Hành giả đã tiến đến Tuệ Chán Nản. Do tuệ nầy hành giả cảm nghe nhàm chán tất cả những pháp hữu vi được ghi nhận. Lúc bấy giờ phát sanh đến hành giả ý muốn lìa bỏ, giải thoát, vượt ra khỏi các pháp hữu vi ấy. Tuệ giác có liên quan đến lòng ham muốn nầy được gọi là "Tuệ Muốn Giải Thoát". Vào lúc ấy, thông thường hành giả có cảm giác đau đớn khó chịu trong cơ thể và bực bội, bức rức, ở không yên trong một oai nghi nào. Dầu cho những trạng thái khó chịu ấy không phát sanh đi nữa, bản chất kém tiện nghi của các pháp hữu vi cũng sẽ trở thành hiển nhiên hơn lúc nào hết. Vì lẽ ấy, trong những khoảnh khắc ghi nhận, hành giả cảm nghe có sự ham muốn từ bên trong thúc giục: "Ước gì ta có thể lẫn thoát ra khỏi trạng thái nầy! Phải chi ta có thể đạt đến trạng thái mà các pháp hữu vi nầy chấm dứt! Ngưỡng mong ta có thể hoàn toàn tách rời và bỏ lại trọn vẹn các pháp hữu vi nầy!" Đến giai đoạn nầy tâm của hành giả đang gia công ghi nhận hình như rụt rè co rút lại trước đối tượng trong mỗi khoảnh khắc mà hành giả ghi nhận, và ước muốn lẫn thoát ra khỏi đó.

 

10. KNOWLEDGE OF RE-OBSERVATION

Being thus desirous of escaping from the formations, the meditator makes stronger effort and continues the practice of noticing these very formations with the single purpose of forsaking them and escaping from them. For that reason, the knowledge arising at that time is called "knowledge of re-observation." The term "re-observation" has the same meaning as "re-noticing" or "re-contemplation." Then the nature (or characteristics) of the formations — their being impermanent, suffering, and without a self — will be clearly evident to him; and among these three, the aspect of suffering will be particularly distinct.

10. TUỆ QUÁN CHIẾU TRỞ LẠI

Hết lòng mong muốn lẫn thoát ra khỏi các pháp hữu vi, hành giả càng nỗ lực mạnh mẽ thêm trong công trình thực hành ghi nhận các pháp hữu vi ấy, với mục tiêu duy nhất là tách rời, thoát ra khỏi nó. Vì lẽ ấy, tuệ giác phát sanh vào lúc bấy giờ được gọi là "Tuệ Quán Chiếu Trở Lại". Những danh từ "quán chiếu trở lại" đồng nghĩa với "ghi nhận trở lại", hoặc "suy tư trở lại". Chừng ấy, bản chất (hay những đặc tướng) của các pháp hữu vi -- vô thường, khổ, vô ngã -- sẽ hiển nhiên sáng tỏ cho hành giả, và trong ba đặc tướng ấy, sắc thái đau khổ sẽ đặc biệt nổi bật.

 

At this stage, too, there will usually arise in his body various kinds of pains which are severe, sharp, and of growing intensity. Hence his whole bodily and mental system will seem to him like an unbearable mass of sickness or a conglomeration of suffering. And a state of restlessness will usually manifest itself, making him incapable of keeping to one particular posture for any length of time. For then he will not be able to hold any one position long, but will soon want to change it. This state, however, simply manifests the unbearable nature of the formations. Though he wants to change his bodily posture, still he should not give in easily to that wish, but should endeavor to remain motionless for a longer period in the same posture and continue to carry on the practice of noticing. By doing so he will be able to overcome his restlessness.

Đến giai đoạn nầy cũng vậy, thông thường hành giả cảm thọ những loại đau nhức buốt xương khác nhau, rất dữ dội và càng lúc càng gia tăng. Do đó cùng khắp châu thân cũng như toàn thể hệ thống tâm linh của hành giả dường như một khối bệnh tật khó thể chịu đựng, hay một nơi chồng chất khổ đau phiền lụy. Và một trạng thái băn khoăn bồn chồn thường phát hiện, làm cho hành giả bực dọc, không thể ở yên một lúc trong oai nghi nào. Ngồi rồi đứng, đứng rồi nằm, hay ngồi trở lại, rồi đi v.v... luôn luôn có sự thúc giục thay đổi oai nghi. Tuy nhiên, trạng thái ấy chỉ biểu hiện bản chất không thể chịu đựng của các pháp hữu vi. Mặc dầu hết lòng mong muốn thay đổi oai nghi nhưng hành giả không dễ dàng quy hàng mà càng nỗ lực ở yên không di động trong một oai nghi, và tiếp tục hành pháp liên tục ghi nhận. Bằng cách thực hành như vậy hành giả có thể vượt qua chướng ngại phóng dật, không còn bồn chồn hay để tâm phóng đi đầu nầy đầu kia.

 

Now his insight knowledge is quite strong and lucid, and by virtue of it even his painful feelings will at once cease as soon as they are firmly noticed. Even if a painful feeling does not cease completely, he will perceive that it is dissolving, part by part, from moment to moment. That is to say, the ceasing, vanishing, and disappearing of each single moment of feeling will become apparent separately in each corresponding act of noticing. In other words, now it will not be as it was at the time of the knowledge of comprehension, when the constant flow or continuity of feelings of the same kind was apparent as a single unit. But if, without abandoning the practice, that feeling of pain is firmly and continuously noticed, it will entirely cease before long. When it ceases in that way, it does so for good and will not arise again. Though in that way the insight knowledge may have become strong and perfectly lucid, still he is not satisfied with that much. He will even think: "My insight knowledge is not clear." He should, however, dismiss such thoughts by applying the act of noticing to them, and he should go on with his task of continuously noticing the bodily and mental formations as they occur.

Giờ đây tuệ minh sát của hành giả đã mạnh mẽ, vững chắc và trong sáng, nhờ đó những cảm giác đau đớn nhức nhối sẽ tức khắc chấm dứt khi hành giả chăm chú ghi nhận. Dầu có một cảm giác đau đớn không hoàn toàn chấm dứt, hành giả cũng sẽ tri giác rõ ràng là nó đang tan biến, từng phần nầy đến phần khác, trong từng khoảnh khắc. Điều nầy có nghĩa là sự chấm dứt -- tức trạng thái mất dần và tan biến -- của từng cảm giác trong khoảnh khắc vi tế sẽ trở thành hiển nhiên mỗi khi ghi nhận. Nói cách khác, giờ đây thì không phải như lúc còn ở giai đoạn "Tuệ Thấu Đạt" (tuệ thứ 3), khi mà luồng trôi chảy đều đặn không dứt, hay sự tiếp nối liên tục những cảm giác cùng một loại còn hiển nhiên nổi bật như một đơn vị. Tuy nhiên, nếu hành giả vẫn tiếp tục gia công thực hành, không bao lâu cảm giác đau nhức sẽ hoàn toàn chấm dứt. Và khi thọ khổ chấm dứt bằng cách nầy, nó sẽ tiêu tan luôn và không còn trở lại nữa. Tuy rằng đến đây tuệ minh sát đã trở nên rất vững mạnh và trong sáng toàn hảo, hành giả vẫn chưa thỏa mãn mà còn nghĩ rằng: "Tuệ minh sát của ta chưa đủ sáng tỏ." Hành giả nên gạt bỏ ý nghĩ tương tợ bằng cách chăm chú hướng tâm niệm mình vào nó và tiếp tục tập trung nỗ lực vào công trình liên tục ghi nhận danh pháp và sắc pháp, đúng như nó phát hiện.

 

If he perseveres thus, his noticing will become more and more clear as the time passes in minutes, hours, and days. Then he will overcome the painful feelings and the restlessness in being unable to remain long in one particular posture, and also the idea that his insight knowledge is not yet clear enough. His noticing will then function rapidly, and at every moment of noticing he will understand quite clearly any of the three characteristics of impermanence, etc.
This understanding of any of the three characteristics of impermanence, etc., through the act of noticing which functions with promptness in quick succession, is called "strong knowledge of re-observation."

Nếu hành giả kiên trì thực hành như vậy, mức độ ghi nhận sẽ trở nên càng lúc càng tỏ rạng hơn, từng phút, từng giờ, từng ngày. Chừng ấy hành giả sẽ khắc phục những cảm giác đau nhức và trạng thái phóng dật bồn chồn, có thể ở lâu trong một oai nghi và cùng lúc, cũng chế ngự ý nghĩ rằng tuệ minh sát của mình không sáng tỏ rõ ràng. Chừng ấy sự ghi nhận của hành giả sẽ bén nhạy, lanh lẹ và trong mỗi khoảnh khắc ghi nhận sẽ thấu hiểu rõ ràng bất luận đặc tướng nào trong tam tướng: vô thường, khổ, vô ngã.
Sự thấu triệt ba đặc tướng vô thường, khổ, vô ngã ấy -- do công trình ghi nhận bén nhạy, sâu sắc và liên tục tiếp nối nhanh chóng -- được gọi là Tuệ Dõng Mãnh Quán Chiếu Trở Lại, hay "Tuệ Quán Chiếu Trở Lại".

___________

Ghi chú:

(1) ^^^^^

(2) ^^^^^

--- o0o ---

Trình bày: Minh Hạnh & Thiện Pháp

Cập nhật ngày: 03-07-2006

 

--- o0o ---

Trang trước    Trang kế 

--- o0o ---

y' kiến đóng góp xin gửi đến TT Giác Đẳng qua địa chỉ:
Email:giacdang@phapluan.com

Cập nhật ngày: 03-07-2006