Introduction

Parts of this analysis of the Triple Gem were originally used to teach new monks here at the temple and have been printed twice in book form. Now that a group of people who feel that the book would be beneficial to Buddhists at large have pooled their resources and asked permission to print it a third time, I have decided to expand it into a handbook for all Buddhist adherents — i.e., for all who have declared the Buddha, Dhamma, and Sangha to be their refuge. Once we have made such a declaration, we are duty-bound to learn exactly what the Buddha, Dhamma, and Sangha are. Otherwise, we will follow our religion blindly, without realizing its aims or the benefits — called 'puñña,' or merit — that come from its practice, inasmuch as Buddhism is a religion of self-help.

Giới Thiệu

Một phần của bài nghiên cứu về Tam Bảo này vốn dĩ được dùng để dạy các vị Sadi mới đến tu ở chùa và đã được in thành sách hai lần. Hiện nay có một nhóm người cảm thấy rằng cuốn sách sẽ mang lại lợi ích cho các Phật tử nói chung nên họ đã tập họp các nguồn nhân vật lực của họ và xin phép để in nó lần thứ ba. Vì vậy tôi đã quyết định mở rộng nó thành một cuốn cẩm nang cho tất cả các Phật tử — có nghĩa là cho những ai đã thệ nguyện qui y Phật, Pháp, và Tăng. Một khi chúng ta đã thệ nguyện như vậy, chúng ta có bổn phận phải học cho biết rỏ Phật, Pháp, và Tăng là gì. Nếu không, chúng ta chỉ theo tôn giáo của mình một cách mù quáng, mà không nhận ra mục tiêu của nó hoặc các lợi ích — còn được gọi là 'puñña,' hay công đức — đến từ việc thực hành nó, giống như Phật Giáo là một tôn giáo của sự tự cứu giúp mình.

Furthermore, we as Thai people are known throughout the world as Buddhists, but my feeling is that there are very few of us who know the standards of the Buddha, Dhamma, and Sangha. Although many of us are 'Buddhist,' we are Buddhist mostly through custom, not through informed awareness.

Hơn thế nữa, người Thái chúng ta được cả thế giới biết đến như là những Phật tử, nhưng tôi có cảm tưởng rằng rất ít người trong số chúng ta biết được phẩm chất của Phật, Pháp, và Tăng. Mặc dù nhiều người trong chúng ta là 'Phật tử', chúng ta là Phật tử đa phần là qua truyền thống, không phải qua kiến thức học hỏi được.

Altogether, there are two ways of adhering to the religion: rationally and irrationally. To adhere to the religion irrationally means to adhere to it blindly, following one's teachers or companions, holding to whatever they say is good without showing any interest as to whether it really is good or not. This is like a person of no discernment who uses whatever paper money comes his way: If it turns out to be counterfeit, he'll be punished and fined in a variety of ways. This is what it means to adhere to the Buddha, Dhamma, and Sangha irrationally.

Nói chung là có hai cách tin theo tôn giáo: hợp lý và không hợp lý. Tin theo tôn giáo không hợp lý có nghĩa là tin một cách mù quáng, đi theo thầy của mình hay đồng đạo của mình, cả tin vào bất cứ điều gì họ nói là tốt mà không tìm hiểu xem nó có thật là tốt hay không. Điều này giống như một người không có suy xét chỉ biết dùng bất cứ tiền giấy nào vào tay họ : Nếu nó là giả, họ sẽ bị trừng phạt bằng nhiều cách khác nhau. Đây chính là ý nghĩa của việc tin theo Phật, Pháp, và Tăng một cách không hợp lý.

To adhere to the religion rationally means not to follow one's own prejudices or those of one's teachers or companions, but to follow the principles of the texts; holding to the Dhamma-Vinaya as one's standard, like a legal document affixed with the government seal, carrying the force of law throughout the land, making exceptions for no one. Whoever then transgresses the law can't be regarded as a good citizen. So it is with the religion: If we want to know if a practice is good or bad, right or wrong, worthy of respect or not, we should check it against the standards established by the Buddha, which are eight in number: Any behavior that —

1. leads to passion,
2. leads to the compounding of suffering,
3. leads to the accumulation of defilement,
4. leads to overweening ambition,
5. leads to discontent with what one has — i.e., having this, one wants that (greed that goes beyond moderation),
6. leads to socializing (of the wrong sort),
7. leads to laziness,
8. leads one to be burdensome to others:

Tin theo tôn giáo một cách hợp lý nghĩa là không tin theo những phán xét chủ quan của một người hay của thầy hay của đồng đạo của mình, mà hãy theo những nguyên tắc của các bản văn; hãy xem Đại Tạng Kinh như là tiêu chuẩn của một người, giống như một tài liệu pháp lý gắn liền với con dấu của chính phủ, thi hành pháp luật khắp đất nước, không miễn trừ một ai. Bất cứ ai vi phạm pháp luật thì không thể được coi là một công dân tốt. Cũng tương tự. vậy đối với tôn giáo: Nếu chúng ta muốn biết một thực hành là tốt hay xấu, đúng hay sai, có đáng được tôn trọng hay không, chúng ta phải kiểm chứng nó với những tiêu chuẩn đặt ra bởi Đức Phật, gồm có tám điều sau: Bất kỳ một hành vi nào —

1. dẫn đến dục vọng,
2. dẫn đến gia tăng đau khổ,
3. dẫn đến tích luỹ ô nhiễm (tham sân si),
4. dẫn đến tự phụ và tham vọng,
5. dẫn đến không hài lòng với những gì mình có — nghĩa là có cái này lại muốn cái khác (tham lam quá độ),
6. dẫn đến họp hành đàng đúm (như nói xấu, chê bai...),
7. dẫn đến lười biếng,
8. dẫn đến việc trở thành gánh nặng cho người khác.

None of these eight forms of behavior qualify as the doctrine or discipline of Buddhism. Once we know that these forms of behavior are not what the Buddha intended, we should abandon them completely.

Không một trong số tám loại hành vi này đủ điều kiện như là giáo lý hay giới luật của Phật giáo. Một khi chúng ta biết rằng các loại hành vi này không phải là những gì Đức Phật chấp nhận, chúng ta nên từ bỏ chúng hoàn toàn.

Thus, all of us who respect the Buddha's teachings should — instead of working at cross-purposes — join our hearts to cleanse and correct the practice of the religion. Monks, novices, lay men, and lay women should make a point of helping one another in the area of reform. Whatever is already good, we should maintain with respect. Whatever isn't, we should exert pressure to improve. We'll then meet with what's truly good, like rice: If you cook good, clean, husked white rice, you'll eat with pleasure. If you cook unhusked rice, or a potful of husks, they'll stick in your own throat. If we let any bad factions go uncorrected, they will burden the hearts of their supporters, who will become like people who cook rice husks to eat. Are we going to let one another be so stupid as to eat rice husks?

Vì vậy, tất cả chúng ta gồm những ai biết tôn kính lời Phật dậy nên — thay vì làm việc với mụch đích trái ngược nhau — cùng nhau hết lòng làm cho sạch và sửa đổi cách thực hành tín ngưỡng. Các Tăng sĩ, sa di, nam và nữ cư sĩ cần phải làm rỏ việc giúp đỡ lẫn nhau trong lĩnh vực cải cách. Cái gì đã tốt rồi, chúng ta cần phải trân trọng giữ gìn. Cái gì không tốt, chúng ta cần phải gây áp lực để cải thiện. Rồi chúng ta sẽ gặp được cái thật sự tốt, giống như gạo. Nếu quý vị nấu cơm bằng loại gạo trắng ngon, sạch, không trấu, quý vị sẽ ăn ngon miệng. Nếu quý vị nấu bằng loại gạo chưa đãi sạch hoặc là có nhiều hạt trấu, chúng sẽ vướng mắc trong cổ quý vị . Nếu chúng ta bỏ qua bất cứ bất thiện pháp nào mà không sửa đổi, nó sẽ làm phiền lòng những người hỗ trợ, và họ sẽ trở thành người nấu cơm trộn trấu. Chúng ta có thể để cho ai đó khờ dại đến độ ăn cơm trộn trấu không?

By and large, though, most lay people don't see this as their duty. As for the monks and novices, they throw the responsibility on the lay people, and so we do nothing but keep throwing it back and forth like this. When things have a bearing on all of us, we should by all means unite our hearts and accept joint responsibility. Only things that have no bearing on us should we leave to others. Unless we act in this way, what is good — the religion — will fall from our grasp. And when the religion falls from our grasp, lay men (upasaka) will become obstacles (upasak), i.e., they'll keep creating obstacles in the way of finding merit. Lay women (upasika) will become the color of crows (sika), i.e., dark and evil in their behavior. Novices will become sham novices, careless, spattered, and filthy; and monks (phra) will become goats (phae), missing out on the flavor of the Dhamma, like the nanny goat who has to go hungry because her milk has been taken and drunk by people more intelligent than she. In India, for instance, there are hardly any monks left to make merit with.

Tuy nhiên, đa số cư sĩ không nhìn thấy đây là bổn phận của họ. Còn các Tăng sĩ và sa di thì lại đẩy trách niệm qua phía cư sĩ, và do đó chúng ta không làm gì trừ việc đổ qua đổ lại như vậy. Khi sự việc được đặt để lên chúng ta, bằng mọi cách chúng ta phải đồng tâm hiệp lực nhận lấy trách nhiệm. Chỉ có những việc nào không phải là gánh nặng trên chúng ta thì chúng ta có thể để cho người khác. Trừ phi chúng ta hành động theo cách này, không thì những gì là tốt — tôn giáo — sẽ vuột ra khỏi tầm với của chúng ta. Và khi tôn giáo rơi từ tầm tay chúng ta, các thiện nam sẽ trở thành chướng ngại, nghĩa là họ sẽ luôn tạo ra trở ngại trên đường đi tìm công đức. Các tín nữ sẽ trở thành mầu của những con quạ, nghĩa là đen tối, xấu xa trong hành vi của họ. Các sa di sẽ trở thành sa di giả, cẩu thả, gây gổ , bẩn thỉu; và các vị tu sĩ sẽ trở thành những con dê, bỏ lỡ những hương vị của Pháp, giống như con dê cái phải chịu đói bởi vì sữa của nó đã bị những người thông minh hơn lấy đi và uống. Ví dụ như ở Ấn Độ,chẳng còn lại mấy vị tu sĩ để làm công đức nữa.

Monks are the important faction, because they are the front-line troops or standard-bearers in the fight with the enemy — evil. Ordinarily, soldiers have to adhere to the code of their army and to be sincere in performing their duties. As for the duties enjoined by the religion, they are two:

Các Tăng sĩ là nhóm người quan trọng, bởi vì họ là đội lính tiên phong hay là những người lính cầm cờ hiệu đi đầu trong cuộc chiến chống lại quân thù — điều bất thiện. Thường thì người lính phải tuân theo luật lệ của quân đội và nghiêm chỉnh thi hành nhiệm vụ của họ. Đối với các nhiệm vụ ràng buộc bởi tôn giáo, thì có hai việc là:

1 Gantha-dhura: studying the scriptures. Once we know the scriptures, though, we can't stop there. We have to put them into practice, because the level of study is simply knowledge on the level of plans and blueprints. If we don't follow the blueprints, we won't receive the benefits to be gained from our knowledge. And when we don't gain the benefits, we're apt to discard the texts, like a doctor who knows the formula for a medicine but doesn't use it to cure any patients. The medicine won't show any benefits, and this will cause him to go looking for a living in other ways, discarding any interest to pursue that formula further. Thus, putting the scriptures into practice is one way of preserving them, for once we have put them into practice and seen the results arising within us — i.e., our own bad qualities begin to wane — we will appreciate the value of the scriptures and try to keep them intact. This is like a doctor who is able to use a medicine to cure a fever and so will preserve the formula because of its use in making a living. Thus, the Lord Buddha set out a further duty, in the area of practice, for those who are ordained.

2 Vipassana-dhura: the practice of tranquillity and insight meditation. These two practices are our primary duties as monks and novices. If we don't devote ourselves to these two lines of practice, we'll become a fifth column within the religion, enemies of the good standards of the Dhamma and Vinaya. Monks will become political monks, war-making monks, loudspeaker monks — loudspeaker monks are those who can teach others but can't teach themselves. They can speak Dhamma, but their hearts have no Dhamma, and so they become the enemies of those who practice the Dhamma and Vinaya rightly and well.

1 Nghiên cứu kinh điển. Một khi chúng ta hiểu kinh, chúng ta không thể ngưng ở đây. Chúng ta phải đem những gì học được vào việc thực hành, bởi vì mức độ nghiên cứu chỉ đơn giản là kiến thức về mức độ của các kế họach và bản thiết kế chi tiết. Nếu chúng ta không làm theo những bản thiết kế, chúng ta sẽ không nhận được những lợi ích có được từ kiến thức của chúng ta. Và khi chúng ta không đạt được lợi ích, chúng ta có khả năng loại bỏ các văn bản, như một bác sĩ biết công thức của một toa thuốc nhưng không dùng nó để chửa trị bất cứ bệnh nhân nào. Vì thuốc này sẽ không cho thấy bất kỳ lợi ích nào, và hậu quả là nó sẽ làm cho ông phải đi mưu sinh bằng cách khác, không còn quan tâm đến việc theo đuổi công thức đó thêm nữa. Như vậy, đem lời dậy của kinh điển vô thực tập là một cách để bảo tồn kinh, vì một khi chúng ta thực tập chúng ta nhìn thấy kết quả phát sinh trong chúng ta — nghĩa là những tánh xấu của chúng ta bắt đầu suy yếu dần — chúng ta sẽ biết trân quý giá trị của kinh điển và cố gắng giữ chúng nguyên vẹn. Điều này giống như là một bác sĩ có khả năng dùng thuốc để chữa bệnh sốt rét và vì thế sẽ bảo tồn công thức đó vì ông có thể dùng nó để kiếm sống. Như thế, Đức Phật đặt ra một nhiệm vụ nữa, trong lĩnh vực thực hành, đối với những người được truyền giới.

2 Tu tập Thiền Minh Sát: thực hành thiền để giữ cho tâm hồn được bình yên và quán sát nội tâm. Hai việc tu hành này là trách nhiệm chính của Tăng sĩ và sa di chúng ta. Nếu chúng ta không cống hiến bản thân của chúng ta cho hai dòng thực hành này, chúng ta sẽ trở thành cái cột thứ năm trong tôn giáo, kẻ thù của những tiêu chuẩn tốt của Pháp và Luật Tạng. Tăng sĩ sẽ trở thành sư chính trị, sư gây chiến, sư phát thanh —sư phát thanh là những ai có thể dậy người khác nhưng không thể dậy chính họ. Họ có thể nói Pháp, nhưng trái tim của họ không có Pháp, và vì thế họ trở thành kẻ thù củ̉a những ai tu hành Pháp và Luật Tạng đúng và giỏi.

Thus I ask all Buddhists not to turn a deaf ear or a blind eye to these problems. If we hold that it's none of our business, the consequences could well flare up and spread to burn us. For this reason, I ask that we all help one another to look after the religion.

Vì vậy, tôi yêu cầu các Phật tử đừng có giả điếc hoặc giả mù đối với những vấn đề này. Nếu chúng ta cho rằng nó không phải là việc của chúng ta, hậu quả có thể sẽ bùng nổ và lan toả ra đốt cháy chúng ta. Vì lý do này, tôi kêu gọi tất cả chúng ta cùng giúp nhau để bảo vệ tôn giáo.

Actually, all human beings born need a set of customs and traditions — called religion — to which they give special respect. Otherwise, we will have no principles of good and evil or of moral virtue. Whatever religion this may be is up to the individual adherents. I ask only that they respect their religion sincerely and rightly, for the sake of true purity.

Thật ra, tất cả mọi người sinh ra cần có một tập hợp các phong tục và truyền thống — gọi là tôn giáo — mà họ bày tỏ với một lòng tôn kính đặc biệt. Nế́u không, chúng ta sẽ không có những nguyên tắc của thiện và ác hoặc của luân lý đạo đức. Nó sẽ là một tôn giáo như thế nào còn tùy thuộc vào từng tín đồ. Tôi chỉ xin họ biết tôn kính tôn giáo của họ một cách chân thành và đúng đắn, vì lợi ích của sự trong sạch thật sự.

If we were to use only worldly knowledge to keep order, it would work only in public places. In private or secret places, order wouldn't last. But as for religion, once people have studied so that they really know good and evil, they wouldn't dare do evil, either in public or in private. Religion is thus one of the important mainstays of the world. If we human beings had no moral virtue imbedded in our hearts, even the greatest power on earth would be able to keep us in line only temporarily, and even then it wouldn't be able to influence our minds the way the moral virtue that comes from religion can. For this reason, the practice of moral virtue is one way of helping the religion and the world.

Nếu chúng ta chỉ sử dụng kiến thức thế gian để giữ gìn trật tự, nó chỉ có thể làm được ở những nơi công cộng. Ở những nơi riêng tư hoặc kín đáo, trật tự sẽ không giữ được lâu. Nhưng đối với tôn giáo, một khi người ta học để thật sự hiểu rỏ thiện và ác, họ sẽ không dám làm việc ác, dù là ở nơi công cộng hay ở chỗ riêng tư. Do đó tôn giáo là một trong những trụ cột của thế gian. Nếu nhân loại chúng ta không có luân lý đạo đức trong tim chúng ta, ngay đến một quyền lực lớn nhất trên trái đất cũng chỉ có thể giữ chúng ta trong hàng lối tạm thời, và thậm chí sau đó nó chẳng có thể ảnh hưởng được lý trí của chúng ta như phương cách luân lý đạo đức đến từ tôn giáo có thể. Vì lý do này, sự thực hành luân lý đạo đức là một cách để giúp tôn giáo và thế gian.

Now, I'm not claiming to be a heavenly being or anyone special. I'm simply a person who wishes the religion well. So if anything in this book is defective — in terms of the expression or the Pali — I hope that knowledgeable people will forgive me, for it's not the case that I'm expert in a wide range of matters.

Phra Ajaan Lee Dhammadharo
Wat Paa Khlawng Kung
(The Shrimp Canal Forest Monastery)
Chanthaburi, Thailand
1953

Bây giờ, tôi không xưng mình là một người thánh thiện hoặc đặc biệt. Tôi chỉ là một người mong muốn cho tôn giáo được tốt đẹp. Vì thế, nếu có điều gì sơ sót trong quyển sách này — về cách diễn tả hay là ngôn từ Pali — tôi hi vọng là các vị thức giả sẽ thứ lỗi cho, vì tôi không phải là chuyên gia trong hàng loạt các vấn đề.

Phra Ajaan Lee Dhammadharo
Wat Paa Khlawng Kung
(Tu viện The Shrimp Canal Forest)
Chanthaburi, Thái Lan
1953

I. Buddham saranam gacchami: I go to the Buddha for refuge.

Ordinarily, for the world to experience happiness and harmony, there has to be a teaching or tradition generally respected as good. This being the case, Bodhisattvas arise — people who develop goodness on the grand scale for the sake of attaining right self-awakening. Once they have reached this goal, they are termed 'Buddhas,' Awakened Ones. For Bodhisattvas to succeed in this direction, they have to devote themselves to perfecting ten virtues —

1 Dana-parami: charity.
2 Sila-parami: morality.
3 Nekkhamma-parami: renunciation of sensuality (and of the household life).
4 Pañña-parami: the search for discernment.
5 Viriya-parami: persistence.
6 Khanti-parami: endurance, patience.
7 Sacca-parami: truthfulness.
8 Adhitthana-parami: determination.
9 Metta-parami: benevolence.
10 Upekkha-parami: equanimity (in proper cases, i.e., in areas that are beyond one's control).

I. Buddham saranam gacchami: Đệ tử qui y Phật.

Thông thường, đối với thế giới để trải nghiệm hạnh phúc và an lạc, cần phải có một giáo lý hay truyền thống nói chung được tôn trọng như là tốt. Đây là trường hợp, Bồ Tát là biểu tượng — của những người phát triển điều thiện trên quy mô lớn vì lợi ích của việc đạt được sự tự thức tỉnh chánh đáng. Một khi họ đã đạt được mục tiêu này, họ được gọi là 'Phật', Đấng Giác Ngộ. Các vị Bồ Tát để có thể thành tựu theo hướng này, họ phải hiến thân mình để hoàn thiện mười đức tính —

1 Bố Thí Ba La Mật: quảng đại giúp đỡ.
2 Trì Giới Ba La Mật: đạo đức.
3 Xuất Gia Ba La Mật: từ bỏ khoái lạc vật chất (và đời sống gia đình).
4 Trí Tuệ Ba La Mật: hiểu biết rõ ràng và đúng đắn.
5 Tinh Tấn Ba La Mật: kiên trì , bền chí.
6 Nhẫn Nại Ba La Mật: chịu đựng, kiên nhẩn.
7 Chơn Thật Ba La Mật: nói thật, giữ lời hứa.
8 Quyết Định Ba La Mật: quyết định chắc chắn (xác định).
9 Tâm Từ Ba La Mật: mong cho chúng sinh được an vui hạnh phúc.
10 Tâm Xả Ba La Mật: tâm cân bằng, không giao động (trong trường hợp thích hợp, tức là ở các lĩnh vực nằm ngoài tầm kiểm soát của một người).

These ten perfections are the factors that enable a Bodhisattva to succeed in becoming an arahant, a Pure One. Once he attains this state, three qualities — called 'actualized virtues' — arise in his heart:

Visuddhi-guna: purity.
Pañña-guna: sharp discernment.
Karunadhiguna: compassion for living beings throughout the world.

Mười đức tính này là những yếu tố làm cho một Bồ Tát thành công trên con đường trở thành một A La Hán, đấng Toàn Thiện. Một khi ngài đạt được trạng thái này, ba phẩm chất — được coi là 'những đức hạnh luôn hiện hữu' — trổi lên trong tim ngài:

Thanh Tịnh: trong sạch không cấu nhiễm.
Trí Tuệ: trí năng nhận xét bén nhạy và đúng đắn.
Từ Bi: tình thương yêu cảm thông đối với tất cả chúng sanh trên thế gian.

These qualities enable the Buddha to teach the Dhamma in a beneficial way. His conduct in this area is of three sorts: Having achieved his own purposes (attattha-cariya), he acts for the benefit of living beings throughout the world (lokattha-cariya) and teaches the Dhamma to his own circle of relatives (ñatattha-cariya).

There are three aspects to the Buddha:

1) The physical aspect — the body (elements, aggregates (khandha), and sense media), which is the external aspect of the Buddha, called 'Buddha-nimitta,' or the symbol of the Buddha. (This is like the bark of a tree.)

2) The good practices he followed — such as virtue, concentration, and discernment, which are aspects of his activity. These are called 'dhamma-nimitta' of the Buddha, symbols of his inner quality. (These are the sapwood.)

3) Vimutti — release from ignorance, craving, attachment, and kamma; attaining nibbana, the supreme quality, a quality that does not die (amata-dhamma). (This is the heartwood, or essence of the Buddha.)

Những phẩm chất này cho phép Đức Phật dậy Giáo Pháp một cách có lợi. Cách ứng xử của ngài trong lĩnh vực này gồm có ba điểm: Đạt được mục đích của mình, hành động vì lợi ích của chúng sanh trên thế gian và dậy Giáo Pháp cho những người thân của mình.

Đối với Đức Phật có ba khía cạnh cần biết:

1) Khía cạnh vật lý — cơ thể (các phần tử vật chất, các uẩn và cảm giác thọ nhận), là khía cạnh bên ngoài của Phật, gọi là 'Tướng Thân Phật,' hay là hình tướng của Phật. (Như là vỏ cây.)

2) Những phẩm hạnh tu tập mà ngài đã làm — chẳng hạn như đức hạnh, thiền định, và trí tuệ, là khía cạnh sinh hoạt của ngài. Những điều này gọi là 'Pháp Thân Phật' , biểu tượng của phẩm chất nội tại của ngài. (Như là lớp gỗ bên ngoài của cây.)

3)Giải Thoát — thoát ra khỏi vô minh, đam mê, nắm giữ, và nghiệp; đạt đến Niết Bàn, phẩm chất cao nhất, một đạo quả không bao giờ mất (Pháp Vô sanh Bất diệt). (Như là gỗ cốt lỏi, hay là bản chất của Phật.)

A person of little intelligence will use bark to build himself a home; a person of medium intelligence will use sapwood; while a person of sharp intelligence will build his home of heartwood. So it is with those of us who take refuge in the Buddha. But in any case we're better off than people without a home. Like rats or lizards who have to live in the hollows of trees and are in for trouble if people set the trees on fire: If we place our trust in our life, our bodies, or our worldly possessions, we'll have no refuge when the fires of death reach us. Or as when a boat sinks in the middle of the ocean: A person without a life-vest is in serious danger. For this reason, we should educate ourselves so as to find a refuge that will benefit us both in this life and in lives to come.

Người có trí thông minh nhỏ bé sẽ dùng vỏ cây để xây nhà cho mình; người có trí thông minh trung bình sẽ dùng loại gỗ bên ngoài của cây; trong khi đó người có trí thông minh bén nhạy sẽ xây nhà của mình bằng loại gỗ cốt lỏi rắn chắc. Nó cũng giống như vậy đối với chúng ta những ai đang qui y Phật. Nhưng cho dù thuộc vào loại nào thì chúng ta vẫn tốt hơn là những người không có nhà. Giống như chuột hay thằn lằn sống trong những hốc cây và sẽ gặp nguy hiểm nếu người ta đốt cây. Nếu chúng ta đặt niềm tin vào cuộc sống của chúng ta, cơ thể của chúng ta hoặc của cải trần thế của chúng ta, chúng ta sẽ không có nơi nương tựa khi ngọn lửa của cái chết đến với chúng ta. Hoặc như khi con thuyền bị chìm giữa đại dương. Một người không có áo phao sẽ gặp nhiều nguy hiểm. Vì lý do này, chúng ta cần phải giáo huấn chính mình để có thể tìm nương tưa ở nơi mà sẽ có lợi ích cho chúng ta ở kiếp này và những kiếp sống sau.

Another comparison: The sages of the past used the term 'Buddha-ratana,' comparing the Buddha to a jewel. Now, there are three sorts of jewels: artificial gems; gemstones, such as rubies or sapphires; and diamonds, which are held to be the highest. The aspects of the Buddha might be compared to these three sorts of jewels. To place confidence in the external aspect — the body of the Buddha or images made to represent him — is like dressing up with artificial gems. To show respect for the practices followed by the Buddha by giving rise to them within ourselves is like dressing up with rubies and sapphires. To reach the quality of deathlessness is like dressing in diamonds from head to toe.

Một so sánh khác: Các bậc thánh hiền trong quá khứ dùng danh từ 'Phật Bảo,' để so sánh Đức Phật với ngọc trang sức. Thời nay có ba loại đá quý: ngọc nhân tạo, ngọc thiên nhiên, chẳng hạn như hồng ngọc hay lam ngọc, và kim cương, được xem là quý nhất. Các khía cạnh của Phật có thể so sánh với ba loại bảo ngọc này. Đặt niềm tin vào khía cạnh bên ngoài — tướng thân Phật hay hình ảnh được thực hiện để đaị diện cho ngài — giống như mang ngọc nhân tạo. Để thể hiện sự kính trọng những phẩm hạnh tu tập mà ngài đã làm bằng cách làm phát sinh chúng trong chính chúng ta giống như là mang hồng ngọc và lam ngọc. Đạt được đạo quả vô sanh bất diệt giống như mang kim cương từ đầu đến chân.

But no matter what sort of jewels we use to dress up in, we're better off than savages who go around hanging bones from their necks, who look unkempt and — what's more — are bound to be haunted by the bones they wear. The bones, here, stand for the body, i.e., our attachment to the body as really being ours. Actually, our body comes for the most part from the bodies of other animals — the food we've eaten — so how can we seriously take it to be our own? Whoever insists on regarding the body as his or her own is like a savage or a swindler — and, as a swindler, is bound to receive punishment in proportion to the crime. Thus, we should regard the body as money borrowed for the span of a lifetime, to be used as capital. And we should search for profits so as to release ourselves from our debts, by searching for another, better form of goodness: the qualities of the Buddha that he left as teachings for all of his followers. These qualities, briefly put, are —

Nhưng cho dù chúng ta mang loại trang sức nào thì chúng ta vẫn tốt hơn những kẻ man rợ đi xung quanh với xương đeo trên cổ , trông bù xù nhếch nhác và — còn gì nữa — bị vướng mắc vô nỗi ám ảnh bởi xương họ đeo. Xương, ở đây, ám chỉ cơ thể, nghĩa là sự bám giữ của chúng ta đối với cơ thể tưởng như nó thật là của chúng ta. Thật ra, cơ thể của chúng ta phần lớn được dinh dưỡng bởi cơ thể của các loài thú vật khác — thực phẩm chúng ta ăn — vậy làm thế nào chúng ta có thể nghiêm túc xem nó là của riêng của chúng ta? Người nào cứ nhất quyết cho rằng cơ thể là của riêng mình thì họ giống như kẻ man rợ hay kẻ lừa đảo —và là kẻ lừa đảo, thì bị ràng buộc để nhận hình phạt tương xứng với tội ác. Do đó, chúng ta nên coi cơ thể là tiền vay cho khoảng thời gian một đời, được xử dụng ́ như nguồn vốn. Và chúng ta nên tìm kiếm lợi nhuận để giải thoát bản thân khỏi các khoản nợ của chúng ta, bằng cách tìm kiếm một cái khác, một hình thức tốt hơn về điều thiện: phẩm chất của Đức Phật mà ngài để lại như giáo lý cho tất cả các đệ tử cuả ngài. Những phẩm chất này, được tóm tắt lại như sau:

1 Sati: the continual mindfulness (wakefulness) found in the factors of jhana.

2 Pañña: the intuitive discernment that comes from developing mental concentration.

3 Vimutti: release from defilement

1 Chánh Niệm: sự chú tâm liên tục (thức tỉnh) được tìm thấy trong các yếu tố của thiền na (trạng thái chú tâm mạnh mẽ tập trung vào một cảm giác đơn độc (kết quả là thiền Sắc Giới) và ý niệm tinh thần (kết quả là thiền Vô Sắc Giới))

2 Tuệ: trí năng nhận xét tự trực giác đến từ việc phát triển sự tập trung tư tưởng.

3 Giải Thoát: thoát khỏi ô trược tham sân si.

These are qualities that all Buddhists should develop within themselves so as to gain Awakening, following the example of the Buddha, becoming Savaka Buddhas (Disciple Buddhas), an opportunity open — without exception and with no restrictions of time or place — to all who follow his teachings.

Buddhists who revere the Buddha in the full sense of the word should have two sorts of symbols with them, to serve as reminders of their tradition —

Đây là những phẩm chất mà tất cả các Phật tử nên phát triển trong chính họ để có thể đạt được sự Tỉnh Thức, noi theo gương của Đức Phật, trở thành Thanh Văn Giác (Đệ tử Giác ngộ của Phật), một cơ hội mở ra — không có ngoại lệ và không có giới hạn bởi thời gian hay không gian — cho những ai học theo giáo lý cuả ngài.

Phật tử tôn thờ Đức Phật trong ý nghĩa đầy đủ của từ này nên có hai loại biểu tượng với họ, dùng để nhắc nhở truyền thống của họ —

1 Buddha-nimitta: representatives of the Buddha, such as Buddha images or stupas in which relics of the Buddha are placed. This sort of reminder is like a nation's flag.

2 Buddha-guna: the qualities that form the inner symbol of the Buddha, i.e., the proper practice of his teachings. Whoever takes a stand in this manner is bound to be victorious both within and without, safe from such enemies as temptation and mortality.

1 Hình tướng Phật: vật dùng để tiêu biểu cho Đức Phật, như là hình ảnh Phật hoặc tháp trong có để xá lợi Phật. Hình thức nhắc nhở này giống như lá cờ của một quốc gia.

2 Đức hạnh Phật: những phẩm chất hình thành nên biểu tượng bên trong của Đức Phật, nghĩa là thực hành đúng lời Phật dạy. Bất cứ ai cương quyết làm theo cách này thì sẽ chiến thắng được cả trong lẫn ngoài, an toàn thoát khỏi những kẻ thù như sự cám dỗ và tử vong.

Our nation's flag and the people of our nation are two different things. Just as our flag will have value only if the people of our nation are good and preserve the fullness of the nation's qualities; so too, we Buddhists have to respect both our flag — images of the Buddha — and the qualities of the Buddha if we are to be good Buddhists. Otherwise, we will suffer from not having fulfilled our responsibilities.

Lá cờ của nước ta và dân chúng của nước ta là hai thứ khác nhau. Chỉ vì lá cờ của chúng ta chỉ có giá trị nếu người dân của nước ta là những công dân tốt và biết giữ gìn tòan vẹn các phẩm chất của quốc gia; thì cũng vậy, Phật tử chúng ta cần phải kính trọng cả lá cờ của chúng ta — hình ảnh của Đức Phật — lẫn phẩm chất của Đức Phật nếu chúng ta là những Phật tử tốt. Nếu không thì chúng ta sẽ đau khổ vì không làm tròn trách nhiệm của chúng ta.

To take an example, we Thai people, in order to be Thai in the full sense, have to possess a number of qualifications: the ability to speak and to read Thai, acquaintance with Thai customs and traditions, the ability to benefit ourselves (attattha-cariya) and to spread those benefits to help care for the needs of our parents, spouses, and children (ñatatthacariya). And not only that: If we have the ability and the energy — physical, mental, financial, or the energy of our virtues — we should expand those benefits to help our fellow human beings in general throughout the nation (lokatthacariya). This is what it means to be Thai in the full sense of the word. In the same way, we who revere the image of the Buddha and the Buddha's good qualities should have them with us at all times if we are to receive the full benefits that come from being Buddhist and to maintain the peace and well-being of Buddhists at large.

Để lấy một ví dụ, người Thái chúng ta, để có thể là người Thái trong ý nghĩa đầy đủ, phải có một số năng lực như: khả năng nói và đọc tiếng Thái, quen thuộc với tục lệ và truyền thống Thái, khả năng mang lại lợi ích cho bản thân và đem những lợi ích đó ra giúp chăm sóc cho ćac nhu cầu của cha mẹ,vợ hoặc chồng, và con chúng ta. Và không chỉ có vậy: Nếu chúng ta có khả năng và năng lượng — thể chất, tinh thần, tài chính, hoặc năng lực của những đức hạnh của chúng ta — chúng ta nên đem những lợi ích đó ra giúp mọi người dân của nước ta. Đây chính là ý nghĩa đầy đủ của danh từ người Thái. Trong cùng một cách, chúng ta những người tôn thờ hình ảnh của Đức Phật và những phẩm chất tốt đẹp của Đức Phật nên luôn giữ chúng trong tâm chúng ta nếu chúng ta muốn nhận được những lợi ích đầy đủ đến từ việc là người Phật tử và để duy trì hòa bình và hạnh phúc của người Phật tử nói chung.

II. Dhammam saranam gacchami: I go to the Dhamma for refuge.

There are three levels to the Dhamma, the teachings of the Buddha —

A. Pariyatti: studying the words of the Buddha as recorded in the Canon — the Discipline, the Discourses, and the Abhidhamma.

B. Patipatti: following the practice of moral virtue, concentration, and discernment as derived from one's study of the Canon.

C. Pativedha: Liberation.

II.Dhammam saranam gacchami: Đệ tử qui y Pháp.

Có ba cấp độ cho Giáo Pháp, những lời dạy của Đức Phật —

A. Pháp học: nghiên cứu những lời của Đức Phật được ghi trong Kinh điển — Giới luật, những bài Pháp, và A Tỳ Đàm Luận.

B. Pháp hành: thực hành đức tính đạo đức, chú tâm, và nhận thức phân biệt được xuất phát từ sự nghiên cứu Kinh điển của riêng từng cá nhân.

C. Pháp thành: Giải thoát.

A. The study of the Dhamma can be done in any of three ways —

A. Sự nghiên cứu Pháp có thể làm được bằng một trong ba cách sau —

1 Alagaddupama-pariyatti: studying like a water viper.

2 Nissaranattha-pariyatti: studying for the sake of emancipation.

3 Bhandagarika-pariyatti: studying to be a storehouse keeper.

1 Alagaddupama-pariyatti: học như con rắn nước .

2 Nissaranattha-pariyatti: học vì lợi ích của sự giải thoát.

3 Bhandagarika-pariyatti: học để trở thành người quản thủ nhà kho.

Studying like a water viper means to study the words of the Buddha without then putting them into practice, having no sense of shame at doing evil, disobeying the monastic code, making oneself like a poisonous snake-head, full of the fires of greed, anger, and delusion.

Học như một con rắn nước có nghĩa la học những lời của Đức Phật mà không đem ra thực hành, không có xấu hổ khi làm việc ác, không tuân theo luật lệ của tu viện, tự làm mình như là một cái đầu rắn độc, có đầy lửa tham, sân, và si.

Studying for the sake of emancipation means to study the Buddha's teachings out of a desire for merit and wisdom, with a sense of conviction and high regard for their worth — and then, once we have reached an understanding, bringing our thoughts, words, and deeds into line with those teachings with a high sense of reverence and respect. To try to bring the Buddha's teachings into line with ourselves is the wrong approach — because, for the most part, we are full of defilements, cravings, views, and conceits. If we act in this way we are bound to be more at fault than those who try to bring themselves into line with the teachings: Such people are very hard to find fault with.

Học vì lợi ích của sự giải thoát có nghĩa là học giáo lý của Đức Phật vì mong muốn có được công đức và trí tuệ, với một cảm giác tin tưởng và quan tâm nhiều cho giá trị của họ — và sau đó, một khi chúng ta đã đạt được sự hiểu biết, mang lại những suy nghĩ, lời noí, và hành động phù hợp với các giáo lý với một ý thức cao về niềm tôn thờ và kính trọng. Tìm cách đem lời dạy của Đức Phật sao cho phù hợp với bản thân chúng ta là cách tiếp cận sai — bởi vì, phần lớn, chúng ta có đầy đủ các ô trược, thèm muốn, quan điểm và tự phụ. Nếu chúng ta hành động theo cách này chúng ta bị ràng buộc vào lỗi lầm nhiều hơn so với những người cố gắng làm cho mình được phù hợp với giáo lý: Những người như vậy rất khó để vướng mắc lỗi lầm.

Studying to be a storehouse keeper refers to the education of people who no longer have to be trained, i.e., of arahants, the highest level of the Noble Ones. Some arahants, when they were still ordinary, run-of-the-mill people, heard the Dhamma directly from the Buddha once or twice and were able immediately to reach the highest attainment. This being the case, they lacked a wide-ranging knowledge of worldly conventions and traditions; and so, with an eye to the benefit of other Buddhists, they were willing to undergo a certain amount of further education. This way of studying the Dhamma is called 'sikkha-garavata': respect for the training.

Học để trở thành người quản thủ nhà kho đề cập đến việc giáo dục những người không cần phải huấn luyện nữa, tức là các vị A La Hán, mức cao nhất của các bậc Thánh. Vài vị A La Hán, khi họ vẫn còn là người thường, người không có gì đặc biệt, đã nghe Pháp trực tiếp từ Đức Phật một hoặc hai lần và đã có thể ngay lập tức đạt được sự giác ngộ cao nhất. Đây là trường hợp, họ thiếu một kiến thức sâu rộng về các công ước và truyền thống của thế gian; và như vậy, do vì để mắt vào lợi ích của những Phật tử khác, họ đã sẵn sàng trải qua một số huấn luyện nữa. Cách học Giáo Pháp như vậy được gọi là 'sikkha-garavata': tôn trọng việc đào tạo.

B. The practice of the Dhamma means to conduct oneself in line with the words of the Buddha as gathered under three headings:

B. Thực hành Giáo Pháp có nghĩa là ăn ở cho phù hợp với những lời dạy của Đức Phật như được sắp xếp dưới ba tiêu đề:

— Virtue: proper behavior, free from vice and harm, in terms of one's words and deeds.

— Concentration: intentness of mind, centered on one of the themes of meditation, such as the breath.

— Discernment: insight and circumspection with regard to all fashioned things, i.e., physical properties, aggregates, and sense media.

— Đức Hạnh: hành vi thích hợp, tránh thói xấu và không làm tổn hại, trên cả hai phương diện lời nói và việc làm.

— Tập trung Tư tưởng: chú tâm, tập trung vào một trong những chủ đề của thiền định, chẳng hạn như hơi thở.

— Nhận Thức - Phân Biệt: cái nhìn sâu sắc và thận trọng đối với tất cả các sự thể , ví dụ, đặc tính vật chất, các uẩn, và cảm giác thọ nhận.

To conduct oneself in this manner is termed practicing the Dhamma. By and large, though, Buddhists tend to practice the Dhamma in a variety of ways that aren't in line with the true path of practice. If we were to classify their ways of practice, there would be three:

1 Lokadhipateyya — putting the world first.
2 Attadhipateyya — putting the self first.
3 Dhammadhipateyya — putting the Dhamma first.

Để thể hiện chính mình theo cách này được gọi là thực hành Pháp. Tuy nhiên, đa số các Phật tử có xu hướng thực hành Pháp theo nhiều cách khác nhau nhưng lại không phù hợp với con đường chân chính của sự thực hành. Nếu chúng ta phân loại cách thực hành của họ, thì sẽ có ba loại:

1 Lokadhipateyya — đặt thế gian đầu tiên.
2 Attadhipateyya — đặt cá nhân mình đầu tiên.
3 Dhammadhipateyya — đặt Pháp đầu tiên.

To put the world first means to practice for the sake of such worldly rewards as prestige, material gains, praise, and sensual pleasures. When we practice this way, we are actually torturing ourselves, because undesirable things are bound to occur: Having attained prestige, we can lose it. Having acquired material gains, we can lose them. Having received praise, we can receive censure. Having experienced pleasure, we can see it disintegrate. Far from the paths, fruitions, and nibbana, we torture ourselves by clinging to these things as our own.

Đặt thế gian đầu tiên có nghĩa là thực hành vì lợi ích của sự tưởng thưởng của thế gian như uy tín, lợi ích vật chất, khen ngơị, và cảm giác hài lòng. Khi chúng ta thực tập cách này, chúng ta đang thật sự hành hạ bản thân, bởi vì những điều không mong muốn có thể xảy ra: Đạt được uy tín, chúng ta có thể mất nó. Có lợi ích vật chất, chúng ta có thể mất chúng. Nhận được lời khen ngợi, chúng ta có thể nhận được lời chỉ trích. Có được cảm giác hài lòng, chúng ta có thể thấy nó biến mất. Xa rời chánh đạo, đạo quả, và niết bàn, chúng ta hành hạ bản thân bằng cách bám vào những điều này như là của riêng của chúng ta.

To put the self first means to practice in accordance with our own opinions, acting in line with whatever those opinions may be. Most of us tend to side with ourselves, getting stuck on our own views and conceits because our study of the Dhamma hasn't reached the truth of the Dhamma, and so we take as our standard our own notions, composed of four forms of personal bias —

Đặt cá nhân mình đầu tiên có nghĩa là thực tập dưạ vào các ý kiến riêng của chúng ta, làm cho phù hợp với những gì mà các ý kiến này đề khởi. Đa số chúng ta có xu hướng dựa vào bản thân, bị kẹt trong cái nhìn và tánh tự phụ của mình bởi vì sự nghiên cứu Pháp của chúng ta chưa đạt tới sự thật của Pháp, và vì thế chúng ta lấy quan niệm riêng của chúng ta làm tiêu chuẩn, gồm có bốn hình thức của thiên kiến cá nhân —

a Chandagati: doing whatever we feel like doing.

b Bhayagati: fearing certain forms of power or authority, and thus not daring to practice the Dhamma as we truly should. (We put certain individuals first.)

c Dosagati: acting under the power of anger, defilement, craving, conceits, and views.

d Mohagati: practicing misguidedly, not studying or searching for what is truly good; assuming that we're already smart enough, or else that we're too stupid to learn; staying buried in our habits with no thought of extracting ourselves from our sensual pleasures.

a Chandagati: làm bất cứ cái gì chúng ta cảm thấy thích làm.

b Bhayagati: vì sợ một vài thế lực hoặc nhà cầm quyền nào đó, và vì vậy không dám thực hành Pháp như chúng ta thực sự cần làm. (Chúng ta đặt một số cá nhân đầu tiên.)

c Dosagati: hành động theo cơn tức giận, đồi trụy, ham muốn, tự phụ và quan điểm.

d Mohagati: thực hành theo sự chỉ dẫn sai lạc, không nghiên cứu hay tìm kiếm những gì là thật sự tốt; giả định rằng chúng ta đã đủ thông minh, không thì chúng ta quá ngu ngốc để tìm hiểu; chôn chặc vào những thói quen của chúng ta mà không nghĩ đến việc đem chúng ta ra khỏi những hài lòng của mình.

All of these ways of practice are called 'putting the self first.'

To put the Dhamma first means to follow the Noble Eightfold Path —

Tất cả những cách thực hành này được gọi là 'đặt cá nhân mình đầu tiên.'

Đặt Pháp đầu tiên có nghĩa là đi theo Bát Chánh Đạo —

a. Right View: seeing that there really is good, there really is evil, there really is stress, that stress has a cause, that it disbands, and that there is a cause for its disbanding.

b. Right Resolve: thinking of how to rid ourselves of whatever qualities we know to be wrong and immoral, i.e., seeing the harm in sensual desires in that they bring on suffering and stress.

c. Right Speech: speaking the truth; not saying anything divisive or inciteful; not saying anything coarse or vulgar in situations where such words would not be proper; not saying anything useless. Even though what we say may be worthwhile, if our listener isn't interested then our words would still count as useless.

d. Right Action: being true to our duties, not acting in ways that would be corrupt or bring harm to ourselves or others.

e. Right Livelihood: obtaining wealth in ways that are honest, searching for it in a moral way and using it in a moral way.

f. Right Effort: persisting in ridding ourselves of all that is wrong and harmful in our thoughts, words, and deeds; persisting in giving rise to what would be good and useful to ourselves and others in our thoughts, words, and deeds, without a thought for the difficulty or weariness involved; acting persistently so as to be a mainstay to others (except in cases that are beyond our control).

g. Right Mindfulness: being mindful and deliberate, making sure not to act or speak through the power of inattention or forgetfulness, making sure to be constantly mindful in our thoughts (being mindful of the four frames of reference).

h. Right Concentration: keeping the mind centered and resilient. No matter what we do or say, no matter what moods may strike the heart, the heart keeps its poise, firm and unflinching in the four levels of jhana.

a. Chánh Kiến: thấy rằng có thật sự là tốt, có thật sự là xấu, có thật sự là căng thẳng, rằng căng thẳng có nguyên nhân, rằng nó giải tán, và rằng có một nguyên nhân cho sự tan rã của nó.

b. Chánh Tu Duy: nghĩ đến việc làm thế nào để đem bản thân thóat khỏi bất cứ tư tưởng nào mà chúng ta biết là sai lầm và vô đạo đức, nghĩa là nhìn thấy tai hại trong những ham muốn nhục dục do nó đem đến khổ đau và căng thẳng.

c. Chánh Ngữ: nói sự thật; không nói điều chia rẽ hay xúi giục; không nói bất cứ điều gì lỗ mãng hay thô tục trong những tình huống mà những từ như vậy sẽ không được thích hợp; không nói bất cứ điều gì vô dụng. Mặc dù những gì chúng ta nói có thể là có giá trị, nếu người nghe không quan tâm thì lời nói của chúng ta vẫn sẽ bị coi là vô dụng.

d. Chánh Nghiệp: làm đúng với bổn phận của mình, không hành động theo những cách có thể làm hư hỏng hay gây tổn hại cho bản thân hoặc cho người khác.

e. Chánh Mạng: tạo dựng tài sản theo những cách trong sạch, tìm kiếm nó trong vòng luân lý và xử dụng nó một cách đạo đức.

f. Chánh Tinh Tấn: kiên trì trong việc giữ bản thân xa lìa tất cả những gì sai trái và có hại trong tư tưởng, lời nói và việc làm của chúng ta; kiên trì làm phát sinh những gì sẽ là tốt và hữu ích cho mình và những người khác trong tư tưởng, lời nói và việc làm mà không có một ý nghĩ gì về sự khó khăn hay mệt mỏi có thể đến; kiên trì hành động để làm một chỗ dựa chính cho người khác (ngoại trừ các trường hợp ngoài tầm kiểm soát của chúng ta).

g. Chánh Niệm: chú tâm suy nghĩ chơn chánh và thận trọng, đảm bảo không hành động hoặc nói một cách thờ ơ, quên lãng, đảm bảo liên tục chú tâm trong suy nghĩ của chúng ta (liên tục chú tâm quán tưởng đến bốn khung tham chiếu: thân, thọ, tâm và pháp).

h. Chánh Định: giữ tâm tập trung và kiên cường. Bất kể những gì chúng ta làm hoặc nói, bất kể ở trong một trạng thái nào, tâm luôn giữ tư thế đĩnh đạc, chắc chắn và không khoan nhượng trong bốn cấp độ của thiền na.

These eight factors can be reduced to three — virtue, concentration, and discernment — called the middle way, the heart of the Buddha's teachings. The 'middleness' of virtue means to be pure in thought, word, and deed, acting out of compassion, seeing that the life of others is like your own, that their possessions are like your own, feeling benevolence, loving others as much as yourself. When 'you' and 'they' are equal in this way, you are bound to be upright in your behavior, like a well-balanced burden that, when placed on your shoulders, doesn't cause you to tip to one side or the other. But even then you are still in a position of having to shoulder a burden. So you are taught to focus the mind on a single preoccupation: This can be called 'holding in your hands' — i.e., holding the mind in the middle — or concentration.

Tám yếu tố này có thể giảm xuống còn ba — đức hạnh, tập trung tư tưởng, và nhận thức phân biệt — được gọi là trung đạo, tâm điểm hoặc cốt lõi của Phật Pháp. 'Trung, ở giữa' của đức hạnh có nghĩa là tinh khiết trong tư tưởng, lời nói, và hành động, hành động do lòng từ coi cuộc sống của người khác như của chính mình, rằng vật sở hữu của họ như của mình, có lòng tốt, yêu thương người khác nhiều như mình. Khi 'bạn' và 'ho'̣ đều bình đẳng theo cách này, bạn đang bị ràng buộc để giữ cho ngay thẳng trong hành vi của bạn, giống như một gánh nặng cần phải giử thăng bằng, mà khi nó bị đặt lên vai bạn, nó không làm bạn bị nghiêng qua bên này hoặc bên kia. Nhưng ngay cả khi bạn vẩn còn ở tư thế́́ mang một gánh nặng trên vai. Đó là bạn được dạy để tập trung tâm trí vào một đề mục duy nhất: Điều này gọi là 'nắm giữ trong tay của bạn' — nghĩa là, giữ tâm trí ở ngay chính giữa — hay là tập trung tư tưởng.

The middleness of concentration means focusing on the present, not sending your thoughts into the past or future, holding fast to a single preoccupation (anapanaka-jhana, absorption in the breath).

Trung của tập trung tư tưởng có nghĩa là chú tâm vào hiện tại, không để những suy nghĩ của bạn đi vào quá khứ hoặc tương lai, bám chặc vào một đề mục duy nhất (thiền sổ tức, chú tâm vào hơi thở).

As for the middleness of discernment: No matter what preoccupations may come passing by, you are able to rid yourself of all feelings of liking or disliking, approval or rejection. You don't cling, even to the one preoccupation that has arisen as a result of your own actions. You put down what you have been holding in your hands; you don't fasten onto the past, present or future. This is release.

Còn trung của nhận thức phân biệt: Bất kể ý tưởng nào có thể đi ngang qua, bạn có đủ khả năng gạt bỏ tất cả các cảm giác thích hay không thích, chấp nhận hay từ chối. Bạn không bám giữ, thậm chí đến một ý tưởng phát sinh như là kết quả của các hành động của riêng bạn. Bạn bỏ xuống những gì mà bạn đang nắm giữ trong tay, bạn không buộc chặc vào qúa khứ, hiện tại hay tương lai. Đây là sự buông thả.

When our virtue, concentration, and discernment are all in the middle this way, we're safe. Just as a boat going down the middle of a channel, or a car that doesn't run off the side of the road, can reach its destination without beaching or running into a tree; so too, people who practice in this way are bound to reach the qualities they aspire to, culminating in the paths and fruitions leading to nibbana, which is the main point of the Buddha's teachings.

Khi đức hạnh, sự tập trung tư tưởng, và nhận thức phân biệt của chúng ta tất cả được đặt ở giữa theo cách này, chúng ta an toàn. Cũng giống như một chiếc thuyền đi ở giữa dòng sông, hoặc một chiếc xe không chạy lố qua phía bên kia con đường, nó có thể đạt được điểm đến của mình mà không bị mắc cạn hoặc tông vô cây; cũng vậy, người thực hành theo cách này có khả năng đạt được những phẩm chất mà họ mong muốn, mà đỉnh cao là đạo quả dẫn tới niết bàn, đó là điểm chính của những lời dạy của Đức Phật.

So in short, putting the Dhamma first means to search solely for purity of heart.

Vì vậy nói tóm lại, đặt Pháp đầu tiên nghĩa là để tìm kiếm chỉ duy nhất sự thanh tịnh của tâm.

C. The attainment of the Dhamma refers to the attainment of the highest quality, nibbana. If we refer to the people who reach this attainment, there are four sorts —

C. Sự thành tựu của Pháp là đề cập đến việc đạt được phẩm cao nhất, niết bàn. Nếu chúng ta muốn nói đến những người đạt được thành tựu naỳ, thì gồm có bốn loại —

1 Sukha-vipassako: those who develop just enough tranquillity and discernment to act as a basis for advancing to liberating insight and who thus attain nibbana having mastered only asavakkhaya-ñana, the knowledge that does away with the fermentation of defilement.

2 Tevijjo: those who attain the three skills.

3 Chalabhiñño: those who attain the six intuitive powers.

4 Catuppatisambhidappatto: those who attain the four forms of acumen.

1 Sukha-vipassako: những ai phát triễn vừa đủ yên tỉnh và sáng suốt để hoạt đông như một cơ sở cho việc tiến tới giải thoát nội tâm và do đó họ đạt được niết bàn, nắm vững Lậu Tận Thông, hiểu thấu việc chấm dứt dục vọng phiền não hay là cạn dòng sinh tử luân hồi.

2 Tevijjo: những ai đạt được ba kỹ năng.

3 Chalabhiñño: những ai đạt được sáu năng lực trực giác.

4 Catuppatisambhidappatto: những ai đạt được bốn loại nhận thức nhạy bén.

To explain sukha-vipassako (those who develop insight more than tranquillity): Vipassana (liberating insight) and asavakkhaya-ñana (the awareness that does away with the fermentation of defilement) differ only in name. In actuality they refer to the same thing, the only difference being that vipassana refers to the beginning stage of insight, and asavakkhaya-ñana to the final stage: clear and true comprehension of the four Noble Truths.

Để cắt nghĩa sukha-vipassako (những ai phát triễn nội tâm hơn hẳn trình độ yên tĩnh): Minh Sát Tuệ (giải thoát nội tâm) và Lậu Tận Thông (sự hiểu biết chấm dứt mọi ô trược phiền não) chỉ khác nhau ở danh từ. Trong thực tế cả hai đề cập đến cùng một điều, sự khác biệt duy nhất là Minh Sát Tuệ đề cập đến giai đoạn đầu của tâm thức, và Lậu Tận Thông là giai đoạn cuối: hiểu biết rỏ ràng và đích thực bốn Chân Lý Cao Thượng hay Tứ Diệu Đế.

To explain tevijjo: The three skills are —

a Pubbenivasanussati-ñana: the ability to remember past lives — one, two, three, four, five, ten, one hundred, one thousand, depending on one's powers of intuition. (This is a basis for proving whether death is followed by rebirth or annihilation.)

b Cutupapata-ñana: knowledge of where living beings are reborn — on refined levels or base — after they die.

c Asavakkhaya-ñana: the awareness that enables one to do away with the fermentations in one's character (sensuality, states of being, ignorance).

Để cắt nghĩa tevijjo:: Ba kỹ năng đó là —

a Pubbenivasanussati-ñana: khả năng nhớ lại những kiếp sống quá khứ — một, hai, ba, bốn, năm, mười, một trăm, một ngàn, tùy thuộc vào năng lực trực giác của một người. (Đây là một cơ sở để chứng minh liệu chết được tiếp nối bởi sự tái sanh hay hủy diệt.)

b Cutupapata-ñana: kiến thức về nơi chúng sanh sẽ được tái sinh — ở mức độ hoặc cơ sở tinh tế — sau khi họ chết.

c Asavakkhaya-ñana: sự nhận thức cho phép một người bước ra khỏi sự hủy hoại trong cá tính của mình (cảm tính, những trạng thái của hữu thể, vô minh).

To explain chalabhiñño: The six intuitive powers are —

a Iddhividhi: the ability to display miracles — becoming invisible, walking on a dry path through a body of water, levitating, going through rain without getting wet, going through fire without getting hot, making a crowd of people appear to be only a few, making a few to appear many, making oneself appear young or old as one likes, being able to use the power of the mind to influence events in various ways.

b Dibbasota: clairaudience; the ability to hear far distant sounds, beyond ordinary human powers.

c Cetopariya-ñana: the ability to know the thoughts of others.

d Pubbenivasanussati-ñana: the ability to remember previous lives.

e Dibba-cakkhu: clairvoyance; the ability to see far distant objects, beyond ordinary human powers. Some people can even see other levels of being with their clairvoyant powers (one way of proving whether death is followed by rebirth or annihilation, and whether or not there really are other levels of being).

f Asavakkhaya-ñana: the awareness that does away with the fermentation of defilement.

Để cắt nghĩa chalabhiñño: Sáu năng lực trực giác đó là —

a Iddhividhi: Thần Túc Thông; Khả năng hiển thị phép lạ — trở thành vô hình, bước đi trên một con đường khô qua sông hồ, bay lên, đi trong mưa mà không bị ướt, đi qua lửa mà không bị nóng, làm cho một nhóm đông người trông như chỉ là một số ít, làm cho một số ít xuất hiện thành nhiều, làm một người trông trẻ hoặc già như họ muốn, có thể xử dụng sức mạnh của tâm trí để ảnh hưởng đến sự kiện trong nhiều cách khác nhau.

b Dibbasota: Thiên Nhĩ Thông; khả năng nghe được những âm thanh từ rất xa, vượt quá quyền hạn của con người bình thường.

c Cetopariya-ñana: Tha Tâm Thông; khả năng đọc được tư tưởng của người khác.

d Pubbenivasanussati-ñana: Túc Mạng Thông; khả năng nhớ lại những kiếp sống trước.

e Dibba-cakkhu: Thiên Nhãn Thông; khả năng nhìn thấy những vật ở rất xa, vượt quá quyền hạn của con người bình thường. Vài người thậm chí còn có thể nhìn thấy các cấp độ khác của hữu thể với thiên nhãn thông của họ (một cách để chứng minh liệu chết được tiếp nối bởi sự tái sanh hay hủy diệt, và thật sự là có hay không có các cấp độ khác của hữu thể) .

f Asavakkhaya-ñana: Lậu Tận Thông; sự hiểu biết chấm dứt mọi ô trược phiền não.

To explain catuppatisambhidappatto: The four forms of acumen are —

a Attha-patisambhida: acumen with regard to the sense of the Doctrine and of matters in general, knowing how to explain various points in line with their proper meaning.

b Dhamma-patisambhida: acumen with regard to all mental qualities.

c Nirutti-patisambhida: acumen with regard to linguistic conventions. (This can include the ability to know the languages of living beings in general.)

d Patibhana-patisambhida: acumen in speaking on the spur of the moment, knowing how to answer any question so as to clear up the doubts of the person asking (like the Venerable Nagasena).

Để cắt nghĩa catuppatisambhidappatto: Bốn loại nhận thức nhạy bén là —

a Attha-patisambhida: nhận thức nhạy bén đối với ý nghĩa của Giáo Lý và của các vấn đề nói chung, biết làm thế nào để giải thích những điểm khác nhau phù hợp với ý nghĩa đúng đắn của chúng.

b Dhamma-patisambhida: nhận thức nhạy bén đối với tất cả những phẩm chất tinh thần.

c Nirutti-patisambhida: nhận thức nhạy bén đối với các công ước ngôn ngữ. (Điều này có thể bao gồm khả năng nhận biết các ngôn ngữ của chúng sinh nói chung.)

d Patibhana-patisambhida: nhận thức nhạy bén trong việc ứng khẩu tức khắc, biết làm thế nào để trả lời bất kỳ câu hỏi để làm sáng tỏ những nghi ngờ của người hỏi. (giống như Thượng toạ Na Tiên).

This ends the discussion of the virtues of the four classes of people — called arahants — who have reached the ultimate quality, nibbana. As for the essence of what it means to be an arahant, though, there is only one point — freedom from defilement: This is what it means to attain the Dhamma, the other virtues being simply adornment.

Đến đây là chấm dứt phần thảo luận về những đức tính của bốn hạng người — được gọi là A La Hán — họ đã đạt đến quả vị cuối cùng, niết bàn. Tuy nhiên, đối với bản chất của việc định nghĩa A La Hán là gì, thì chỉ có một điểm — đó là không còn ô nhiễm: Đây là những gì có nghĩa là đạt được Pháp, các đức tính khác chỉ đơn giản là để trang điểm.

The three levels of Dhamma we have discussed are, like the Buddha, compared to jewels: There are many kinds of jewels to choose from, depending on how much wealth — discernment — we have.

Ba cấp độ của Giáo Pháp mà chúng ta đã thảo luận, như Đức Phật, so với đồ trang sức: Có nhiều loại trang sức để lựa chọn, tùy thuộc vào bao nhiêu của cải — sự nhận thức phân biệt — chúng ta có.

All of the qualities we have mentioned so far, to put them briefly so as to be of use, come down to this: Practice so as to give rise to virtue, concentration, and discernment within yourself. Otherwise, you won't have a refuge or shelter. A person without the qualities that provide refuge and shelter is like a person without a home — a delinquent or a vagrant — who is bound to wander shiftlessly about. Such people are hollow inside, like a clock without any workings: Even though it has a face and hands, it can't tell anyone where it is, what time it is, or whether it's morning, noon, or night (i.e., such people forget that they are going to die).

Tất cả những phẩm chất mà chúng ta đã đề cập đến nay, nếu cần tóm tắt lại để xử dụng thì đưa đến điều này: Thực hành để làm gia tăng đạo đức, tập trung và sáng suốt trong chính mình. Nếu không, bạn sẽ không có nơi nương tựa hay trú ẩn. Người không có những phẩm chất để cung cấp nơi nương tựa và trú ẩn giống như người không có nhà — người trốn chạy hoặc lang thang — đang bị ràng buộc vào việc đi lang thang vô hiệu quả. Người như vậy thì trống rỗng ở bên trong, như cái đồng hồ không chạy: Mặc dù nó có mặt và kim chỉ giờ, nhưng nó lại không thể cho người ta biết đang ở đâu, mấy giờ rồi, hoặc đang là sáng, trưa hay tối (nghĩa là những người đó quên rằng họ sẽ chết).

People who aren't acquainted with the Dhamma within themselves are like people blind from birth: Even though they are born in the world of human beings, they don't know the light of the sun and moon that enables human beings to see. They get no benefit from the light of the sun and moon or the light of fire; and being blind, they then go about proclaiming to those who can see, that there is no sun, no moon, and no brightness to the world. As a result, they mislead those whose eyes are already a little bleary. In other words, some groups say that the Buddha, Dhamma, and Sangha don't exist, that they were invented to fool the gullible.

Những người không làm quen với Pháp trong chính họ thì giống như người bị mù bẩm sinh: Mặc dù họ được sinh ra trong thế giới loài người, họ không biết ánh sáng của mặt trời và mặt trăng làm cho nhân loại thấy được. Họ không nhận được lợi ích từ ánh sáng của mặt trời, mặt trăng hay ánh lửa; và vì mù, nên họ đi tuyên bố với những ai có thể thấy, rằng không có mặt trời, mặt trăng, và không có ánh sáng trên thế giới. Kết quả là, họ đánh lừa những người có đôi mắt đã bị đôi chút mờ. Nói cách khác, vài nhóm người nói rằng Phật, Pháp, và Tăng không hiện hữu, mà đó chỉ là những điều được bày ra để đánh lừa người cả tin.

Now, the Dhamma is something subtle and fine, like the fire-potential (tejas) that exists in the air or in various elements and that, if we have enough common sense, can be drawn out and put to use. But if we're fools, we can sit staring at a bamboo tube [a device for starting fire that works on the same principle as the diesel engine] from dawn to dusk without ever seeing fire at all. Anyone who believes that there is no Buddha, Dhamma, or Sangha, no series of paths or fruitions leading to nibbana, no consciousness that experiences death and rebirth, is like the fool sitting and staring at the bamboo tube.

Trở lại hiện tại, Pháp là cái gì tinh tế và tốt, giống như ngọn lửa tiềm năng tồn tại trong không khí và trong các yếu tố khác và rằng, nếu chúng ta có đủ kiến thức tổng quát, có thể lấy ra để xử dụng. Nhưng nếu chúng ta ngu si, chúng ta có thể ngồi nhìn chằm chằm vào cái ống tre [một dụng cụ dùng để bắt lửa có công năng tương tự như dầu làm cho máy chạy] từ sáng đến chiều mà không khi nào nhìn thấy lửa cháy cả. Bất cứ ai tin rằng không có Phật, Pháp, hoặc Tăng, thì sẽ không có những chuỗi đường đạo hoặc quả dẫn đến niết bàn, không có ý thức để kinh nghiệm cái chết và sự tái sanh, giống như người ngu ngôì nhìn chằm chằm vào ống tre.

Here I would like to tell a story as an allegory of those who aren't acquainted with the Dhamma. There once was a man living in the woods who, with his five sons, started growing crops in a clearing about a mile from their home village. He built a small shack at the clearing and would often take his sons to stay there. One morning he started a fire in the shack and told his sons to look after the fire, for he was going out to hunt for food in the forest. 'If the fire goes out,' he told them, 'get some fire from my bamboo tube and start it up again.' Then he set out to search for food for his sons.

Ở đây tôi muốn kể một câu chuyện như một chuyện ngụ ngôn của những người không quen với Phật Pháp. Thuở xưa cỏ một người sống trong rừng với năm con trai của ông, bắt đầu trồng trọt ở một cánh đồng cách khỏang một dặm từ làng quê của họ. Ông dựng một túp lều ở cánh đồng và thường hay đem các con trai của ông đến đó ở. Một buổi sáng ông nhóm lửa trong lều và nói con trai ông coi chừng bếp lửa, vì ông phải đi kiếm thức ăn ở trong rừng. 'Nếu lửa bị tắt', ông nói với các con, 'hảy dùng ống tre để bắt lửa lại.' Rồi ông ra đi tìm thức ăn cho các con trai ông.

After he had left, his sons got so wrapped up in their play that when they finally took a look at the fire, they found that it was completely out. So they had the first son go get some fire to start it up again. The first son walked over and tried knocking on the bamboo tube but didn't see any fire. So they had the second son get some fire from the tube: He opened it up but didn't see any fire inside. All he saw were two bamboo chips but he didn't know what to do with them. So the third son came over for a look and, since he didn't see any fire, he took a knife to cut the tube in half but still didn't see any fire. The fourth son went over and, seeing the two halves lying there, shaved them down into thin strips to find the fire in them but didn't see any fire at all.

Sau khi ông rời khỏi, các con trai của ông bận rộn chơi đùa đến nỗi sau cùng khi chúng để mắt đến bếp lửa, chúng thấy rằng nó đã bị tắt. Thế là họ để đứa con trai đầu tiên tìm cách làm cho lửa cháy lại. Người con thứ nhất đi tới lấy ống tre và tìm cách đập vào ống tre nhưng không thấy lửa gì cả. Vì vậy bọn họ để cho đứa con trai thứ hai tìm cách làm ra lửa từ ống tre. Anh ta mở nó ra nhưng không thấy ngọn lửa nào trong đó. Tất cả mà nó thấy chỉ là hai mảnh gảy của ống tre nhưng nó lại không biết làm gì với chúng. Thế rồi đứa con thứ ba đi đến coi sao, và khi nó không thấy lửa gì cả, nó lấy con dao chẻ cái ống ra làm hai nhưng vẫn không trông thấy lửa. Đứa con thứ tư đến nơi và trông thấy hai mảnh bị chẻ đôi nằm đó, liền chẻ chúng ra thành nhiều thanh tre mỏng để tìm lửa trong đó nhưng đã không thấy chút lửa nào cả.

Finally the fifth son went over to look for fire, but before he went he said to his brothers, 'What's the matter with you guys that you can't get any fire from the bamboo tube? What a bunch of fools you are! I'll go get it myself.' With that, he went to look at the bamboo tube and found it split into strips lying in pile. Realizing what his brothers had done, and thinking, 'What a bunch of hare-brains,' he reached for a mortar and pestle and ground up the bamboo strips to find the fire in them. By the time he ran out of strength, he had ground them into a powder, but he still hadn't found any fire. So he snuck off to play by himself.

Cuối cùng đứa con trai thứ năm đi đến để tìm lửa, nhưng trước khi nó đi nó nói với mấy em trai của nó, 'Có vấn đề gì với tụi bay mà sao tụi bay không thể lấy được tí lửa nào từ ống tre vậy? Đúng là một lũ ngu! Tao sẽ tự mình đi lấy lửa.' Rồi nó đi đến coi ống tre và tìm thấy là ống đã bị chẻ ra làm nhiều mảnh nhỏ nằm chất đống. Hiểu rỏ những gì mà mấy em của nó đã làm, nó nghĩ, "Đúng là một lũ đần độn', anh ta đi lấy cái cối và cái chày và giã nhỏ những thanh tre để tìm lửa trong đó. Đến khi nó đã không còn sức lực nào nữa, nó đã giã nát những mảnh tre vụn thành bột, nhưng nó vẫn không tìm thấy tí lửa nào. Vì vậy anh ta lẻn ra ngoài để tự chơi một mình.

Eventually, toward noon, the father returned from the forest and found that the fire had gone out. So he asked his sons about it, and they told him how they had looked for fire in the bamboo tube without finding any. 'Idiots,' he thought, 'they've taken my fire-starter and pounded it to bits. For that, I won't fix them any food. Let 'em starve!' As a result, the boys didn't get anything to eat the entire day.

Sau cùng, khoảng gần trưa, người cha trở về từ khu rừng và thấy lửa đã bị tắt. Thế là ông hỏi ćac con trai của ông về chuyện này, và chúng đã kể cho ông nghe làm thế nào để tim̀ lửa trong ống tre mà không tìm thấy gì cả. 'Đồ ngu,' ông ta nghĩ, 'tụi nó lấy đồ châm lửa của mình và đập nát thành những mảnh vụn. Vậy thì ta sẽ không cho chúng ăn gì cả. Hảy để cho chúng nó đói! Hậu quả là lũ trẻ đã không được ăn gì nguyên ngày.

Those of us who aren't acquainted with the brightness of the Dhamma — 'Dhammo padipo' — lying within us, who don't believe that the Dhamma has value for ourselves and others, are lacking in discernment, like the boys looking for fire in the bamboo tube. Thus we bring about our own ruin in various ways, wasting our lives: born in darkness, living in darkness, dying in darkness, and then reborn in more darkness all over again. Even though the Dhamma lies within us, we can't get any use from it and thus will suffer for a long time to come, like the boys who ruined their father's fire-starter and so had to go without food.

Những người trong chúng ta không quen với ánh sáng của Pháp — 'Dhammo padipo' — nằm bên trong chúng ta, những người không tin rằng Pháp có giá trị cho bản thân và những người khác, đang thiếu sáng suốt, giống như những đứa con trai tìm lửa trong ống tre. Do đó chúng ta mang đến sự hủy hoại của chính bản thân mình theo nhiều cách khác nhau, lãng phí cuộc sống của chúng ta, sinh ra trong bóng tối, sống trong bóng tối, chết trong bóng tối, và sau đó lại tái sinh trong nhiều bóng tối hơn. Mặc dù Pháp nằm bên trong chúng ta, chúng ta không thể xử dụng được gì từ nó và vì thế sẽ đau khổ trong một thời gian dài sắp tới, giống như là những đứa con trai làm hỏng đồ châm lửa của cha chúng và phải nhịn đói.

The Dhamma lies within us, but we don't look for it. If we hope for goodness, whether on a low or a high level, we'll have to look here, inside, if we are to find what is truly good. But before we can know ourselves in this way, we first have to know — through study and practice — the principles taught by the Buddha.

Pháp nằm bên trong chúng ta, nhưng chúng ta không tìm nó. Nếu chúng ta hy vọng cho sự tốt lành, cho dù ở mức độ thấp hoặc cao, chúng ta sẽ phải tìm nó ở đây, bên trong, nếu chúng ta muốn tìm những gì thật sự tốt. Nhưng trước khi chúng ta có thể biết chính mình trong cách này, trước hết chúng ta phải biết — qua nghiên cứu và thực hành — những nguyên tắc được dạy bởi Đức Phật.

Recorded Dhamma (pariyatti dhamma) is simply one of the symbols of the Buddha's teachings. The important point is to actualize the Dhamma through the complete practice of virtue, concentration, and discernment. This is an essential part of the religion, the part that forms the inner symbol of all those who practice rightly and well. Whether the religion will be good or bad, whether it will prosper or decline, depends on our practice, not on the recorded doctrine, because the recorded doctrine is merely a symbol. So if we aim at goodness, we should focus on developing our inner quality through the Dhamma of practice (patipatti dhamma). As for the main point of Buddhism, that's the Dhamma of attainment (pativedha dhamma), the transcendent quality: nibbana.

Pháp được ghi chép (pariyatti dhamma - Pháp học) chỉ là một trong những biểu tượng của những lời dạy của Đức Phật. Điểm quan trọng là để hiện thực hoá Pháp qua việc thực hành đầy đủ đức hạnh, tập trung tư tưởng và nhận thức phân biệt. Đây là phần thiết yếu của tôn giáo, phần hình thành biểu tượng bên trong của tất cả những ai thực hành đúng và giỏi. Cho dù tôn giáo sẽ là tốt hay xấu, cho dù nó sẽ thịnh hay suy, phụ thuộc vào sự thực hành của chúng ta, không phải trên giáo lý ghi lại, vì giáo ĺy ghi lại chỉ là một biểu tượng. Vì vậy nếu chúng ta muốn hướng tới sự tốt lành, chúng ta nên tập trung vào việc phát triển phẩm chất bên trong của chúng ta qua Pháp của sự thực hành (patipatti dhamma - Pháp hành). Còn về điểm chính của Phật giáo, đó là Pháp của sự thành tựu (pativedha dhamma - Pháp thành), phẩm chất siêu việt: Niết Bàn.

 Chủ biên và điều hành: TT Thích Giác Đẳng.

  Những đóng góp dịch thuật xin gửi về TT Thích Giác Đẳng tại phamdang0308@gmail.com
Cập nhập ngày: Thứ Sáu 04-6-2015

Kỹ thuật trình bày: Minh Hạnh & Thiện Pháp

 | Trang Kế| trở về đầu trang | Home page |