A life-affirming Buddhism that teaches us to find happiness by opening to the richness of our everyday lives.

Một đạo Phật tin thuận cuộc đời, dạy ta tìm hạnh phúc bằng cách mở lòng ra đón nhận hương hoa của đời sống hằng ngày.

That's what we want — or so we're told by the people who try to sell us a mainstreamlined Buddhism. But is it what we need? And is it Buddhism?

Đó là điều chúng ta muốn – hoặc được người ta bảo vậy khi rao giảng cho mình một thứ đạo Phật thuận theo dòng chảy cuộc đời. Nhưng đó có phải là điều mình cần chăng? Và đó có phải là đạo Phật?

Think back for a moment on the story of the young Prince Siddhartha and his first encounters with aging, illness, death, and a wandering contemplative. It's one of the most accessible chapters in the Buddhist tradition, largely because of the direct, true-to-the-heart quality of the young prince's emotions. He saw aging, illness, and death as an absolute terror, and pinned all his hopes on the contemplative forest life as his only escape. As Asvaghosa, the great Buddhist poet, depicts the story, the young prince had no lack of friends and family members who tried to talk him out of those perceptions, and Asvaghosa was wise enough to show their life-affirming advice in a very appealing light. Still, the prince realized that if he were to give in to their advice, he would be betraying his heart. Only by remaining true to his honest emotions was he able to embark on the path that led away from the ordinary values of his society and toward an unsurpassed Awakening into the Deathless.

Ta hãy chiêm nghiệm lại câu chuyện của Thái Tử Siddhartha và cuộc chạm mặt đầu tiên của Ngài với cái già, bệnh, chết, và với một sa môn du hành. Đây là một trong những đề tài gần gũi, thân thương nhất trong truyền thống Phật giáo, phần lớn bởi tính chất chân thành, thẳng thắn trong cảm xúc của vị hoàng tử trẻ. Chàng xem già, bệnh, chết như một đe doạ nghiệt ngã, và đã dồn tất cả hy vọng của mình vào đời sống thiền định ở rừng, xem đó là lối thoát duy nhất. Như đại thi hào Phật giáo Mã Minh (Asvaghosa) vẽ lại câu chuyện, vị hoàng tử trẻ có không ít thân nhân, bạn bè tìm các thuyết phục chàng từ bỏ những tư tưởng ấy. Mã Minh đã rất khôn ngoan viện dẫn lời khuyên tin chịu cuộc đời của họ dưới một ánh sáng hết sức thuyết phục. Thế nhưng, thái tử nhận ra rằng nếu theo lời khuyên của họ, chàng sẽ phản bội trái tim mình. Chỉ có chân thành với cảm xúc chân thật của mình, chàng mới có thể dấn thân vào con đường lìa xa những giá trị thường tình của xã hội, và hướng đến sự Giác Ngộ vô thượng đi vào Bất Diệt Vô Sinh.

This is hardly a life-affirming story in the ordinary sense of the term, but it does affirm something more important than life: the truth of the heart when it aspires to a happiness absolutely pure. The power of this aspiration depends on two emotions, called in Pali samvega and pasada. Very few of us have heard of them, but they're the emotions most basic to the Buddhist tradition. Not only did they inspire the young prince in his quest for Awakening, but even after he became the Buddha he advised his followers to cultivate them on a daily basis. In fact, the way he handled these emotions is so distinctive that it may be one of the most important contributions his teachings have to offer to American culture today.

Đây khó có thể là một câu chuyện khẳng định (tín thuận) cuộc đời, nhưng nó khẳng định một điều khác quan trọng hơn cuộc đời: sự thật của trái tim khi trái tim khao khát một hạnh phúc tinh ròng, tuyệt đối. Sức mạnh của ước nguyện này tùy thuộc vào hai xúc cảm mà tiếng Pali gọi là samvegapasada. Rất ít người trong chúng ta được nghe tới chúng, nhưng chúng là những cảm xúc làm nền tảng ban đầu cho truyền thống của đức Phật. Hai cảm xúc này đã gây cảm hứng cho vị hoàng tử trẻ đi tìm sự Giác Ngộ, không những vậy, sau khi đã thành Phật, Ngài còn khuyên đệ tử của mình mỗi ngày đều phải nuôi dưỡng và vun bồi chúng. Cách Ngài chăm sóc và đối xử với hai cảm xúc này thật đặc thù, cho đến nỗi ta có thể xem đó là một trong những đóng góp quan trọng nhất mà giáo lý đức Phật đã cống hiến cho văn hoá Mỹ hôm nay.

Samvega was what the young Prince Siddhartha felt on his first exposure to aging, illness, and death. It's a hard word to translate because it covers such a complex range — at least three clusters of feelings at once: the oppressive sense of shock, dismay, and alienation that come with realizing the futility and meaninglessness of life as it's normally lived; a chastening sense of our own complacency and foolishness in having let ourselves live so blindly; and an anxious sense of urgency in trying to find a way out of the meaningless cycle. This is a cluster of feelings we've all experienced at one time or another in the process of growing up, but I don't know of a single English term that adequately covers all three. It would be useful to have such a term, and maybe that's reason enough for simply adopting the word samvega into our language.

Samvega là cảm xúc mà Thái Tử Siddhartha đã cảm nhận khi lần đầu tiếp xúc với già, bệnh, và chết. Đây là một từ khó dịch vì nó bao hàm nhiều mức độ phức tạp của cảm xúc – ít nhất có ba tâm trạng trong cùng một lúc: cảm giác đè nặng do choáng sốc, vỡ mộng, và chán ngán khi nhận ra sự phù phiếm, vô nghĩa của đời sống mà người ta thường sống; cảm giác khiêm nhượng do nhận ra sự tự mãn và khờ dại của mình khi để cho mình sống một cách mù quáng; cảm giác bồn chồn khắc khoải do ý thức tính cấp bách của việc tìm cách thoát ra khỏi cái vòng quẩn quanh vô nghĩa này. Đây là tâm trạng chúng ta đều đã có lúc trải qua trong quá trình trưởng thành, nhưng tôi không tìm được một từ nào trong ngôn ngữ chúng ta có thể gói ghém đầy đủ cả ba tâm trạng. Có một từ như vậy rất ích lợi, có lẽ chúng ta nên du nhập thẳng từ samvega vào trong ngôn ngữ của mình.

But more than providing a useful term, Buddhism also offers an effective strategy for dealing with the feelings behind it — feelings that our own culture finds threatening and handles very poorly. Ours, of course, is not the only culture threatened by feelings of samvega. In the Siddhartha story, the father's reaction to the young prince's discovery stands for the way most cultures try to deal with these feelings: He tried to convince the prince that his standards for happiness were impossibly high, at the same time trying to distract him with relationships and every sensual pleasure imaginable. To put it simply, the strategy was to get the prince to lower his aims and to find satisfaction in a happiness that was less than absolute and not especially pure.

Không phải chỉ cung cấp một từ ích lợi, nhiều hơn thế, đạo Phật còn cống hiến một biện pháp hữu hiệu để đối phó với những cảm xúc đằng sau từ này - những cảm xúc mà văn hoá chúng ta cảm thấy sợ hãi, đe doạ và lúng túng không biết đối phó. Dĩ nhiên, không phải chỉ có văn hoá chúng ta mới bị đe doạ bởi cảm xúc samvega. Trong truyện của Siddhartha, phản ứng của vua cha trước khám phá của ông hoàng trẻ đại diện cho cách mà hầu hết các văn hoá dùng để đối phó với các tình cảm này: Nhà vua đã tìm cách thuyết phục thái tử rằng tiêu chuẩn hạnh phúc của thái tử là quá đáng, không thể nào với tới, đồng thời vua cũng tìm cách làm xao lãng tâm trí của thái tử bằng các liên hệ tình cảm, và đủ mọi thứ dục lạc trên đời. Nói đơn giản, biện pháp của vua là làm cho hoàng tử hạ thấp mục tiêu của mình và tìm sự thoả mãn nơi một hạnh phúc ít hơn là tuyệt đối, và không mấy gì tinh thuần.

If the young prince were living in America today, the father would have other tools for dealing with the prince's dissatisfaction, but the basic strategy would be essentially the same. We can easily imagine him taking the prince to a religious counselor who would teach him to believe that God's creation is basically good and not to focus on any aspects of life that would cast doubt on that belief. Or he might take him to a psychotherapist who would treat feelings of samvega as an inability to accept reality. If talking therapies didn't get results, the therapist would probably prescribe mood-altering drugs to dull the feeling out of the young man's system so that he could become a productive, well-adjusted member of society.

Nếu chàng hoàng tử trẻ sống ở Hoa Kỳ thời bây giờ, người cha sẽ có những phương tiện khác để đối phó với sự không thoả mãn của chàng, nhưng biện pháp về bản chất vẫn giống hệt. Chúng ta có thể dễ dàng tưởng tượng người cha đưa chàng đến một cố vấn tôn giáo, người này sẽ dạy hoàng tử tin tưởng rằng những gì Thượng-đế tạo ra trên cơ bản đều tốt cả, và đừng chú trọng đến những khía cạnh của đời sống có thể gieo rắc nghi ngờ lên niềm tin ấy. Hoặc người cha đưa hoàng tử đến một nhà tâm lý trị liệu, người này sẽ đối xử với các xúc cảm samvega như chứng bệnh không có khả năng chấp nhận thực tại. Nếu các liệu pháp không có kết quả, nhà tâm lý trị liệu có thể sẽ kê đơn cho hoàng tử những loại thuốc có ma túy làm biến đổi tâm trạng để làm tê liệt cảm xúc này nơi chàng, khiến chàng có thể trở thành một thành viên hữu hiệu, dễ thích nghi của xã hội.

 

If the father were really up on current trends, he might find a Dharma teacher who would counsel the prince to find happiness in life's little miraculous pleasures — a cup of tea, a walk in the woods, social activism, easing another person's pain. Never mind that these forms of happiness would still be cut short by aging, illness, and death, he would be told. The present moment is all we have, so we should try to appreciate the bittersweet opportunity of relishing but not holding on to brief joys as they pass.

Nếu người cha là người cấp tiến, ông có thể sẽ tìm một vị giáo thọ hay Pháp sư, người sẽ khuyên hoàng tử tìm hạnh phúc trong những niềm vui mầu nhiệm nho nhỏ của đời sống - một tách trà, một buổi đi bộ trong rừng, chủ nghĩa hoạt động xã hội, xoa dịu nỗi đau của người khác. Chàng sẽ được bảo chớ bao giờ bận tâm rằng các hạnh phúc kia sẽ bị rút ngắn vì già, bệnh, và chết. Giây phút hiện tại là tất cả những gì chúng ta có, vậy chúng ta cần phải làm sao để thưởng thức cái vị ngọt pha lẫn chất đắng mà mình được nếm, và đừng tìm cách níu lại những niềm vui ngắn ngủi khi chúng qua đi.

 

It's unlikely that the lion-hearted prince we know from the story would take to any of this well-meant advice. He'd see it as propaganda for a life of quiet desperation, asking him to be a traitor to his heart. But if he found no solace from these sources, where in our society would he go? Unlike the India of his time, we don't have any well-established, socially accepted alternatives to being economically productive members of society. Even our contemplative religious orders are prized for their ability to provide bread, honey, and wine for the marketplace. So the prince would probably find no alternative but to join the drifters and dropouts, the radicals and revolutionaries, the subsistence hunters and survivalists consigned to the social fringe.

Ông hoàng dũng cảm mà chúng ta được biết trong câu chuyện chắc chắn sẽ không chấp nhận bất kỳ một lời khuyên nào theo kiểu tốt bụng ấy. Chàng xem đó là sự tuyên truyền cho một đời sống âm thầm tuyệt vọng, kêu gọi chàng phản bội trái tim mình. Nhưng nếu không tìm được sự khuây khoả nào trong những nguồn yên ủi ấy, chàng sẽ đi đâu trong xã hội của chúng ta? Không giống Ấn Độ thời đức Phật, chúng ta không có con đường nào khác - được định rõ và được xã hội chấp nhận – ngoài con đường trở thành những thành viên sản xuất kinh tế cho xã hội. Thậm chí các dòng tu cũng được đánh giá cao vì khả năng cung cấp bánh mì, mật ong, và rượu vang cho thị trường. Và hoàng tử có lẽ sẽ không có con đường nào khác ngoài con đường gia nhập vào hàng ngũ những người lang thang và thoát ly, những người cấp tiến và cách mạng, những người sống bên lề xã hội.

 

He'd discover many fine minds and sensitive spirits in these groups, but no accumulated body of proven and profound alternative wisdom to draw on. Someone might give him a book by Thoreau or Muir, but their writings would offer him no satisfactory analysis of aging, illness, and death, and no recommendations for how to go beyond them. And because there's hardly any safety net for people on the fringe, he'd find himself putting an inordinate amount of his energy into issues of basic survival, with little time or energy left over to find his own solution to the problem of samvega. He would end up disappearing, his Buddhahood aborted — perhaps in the Utah canyon country, perhaps in a Yukon forest — without trace.

Hoàng tử sẽ khám phá ra nhiều tâm hồn đẹp và nhạy cảm trong những nhóm người này, nhưng không có một khối tích tập những tuệ giác uyên áo, đã được kiểm chứng để chàng tham khảo. Có người sẽ đưa cho chàng một quyển sách của Thoreau[1] hay Muir[2], nhưng những điều họ viết chẳng mang lại cho chàng một phân tích thoả đáng nào về già, bệnh, chết, và cũng không mang lại bất kỳ một lời khuyên nào để vượt thoát chúng. Và bởi vì không có một mạng lưới an toàn nào cho những người sống bên lề xã hội, chàng thấy mình phải bỏ quá nhiều năng lượng vào các vấn đề cơm áo, và còn quá ít thời giờ hay năng lượng để tìm giải pháp riêng mình cho vấn đề samvega. Chàng sẽ biến mất không còn tăm tích, dở dang sự nghiệp giác ngộ - có thể trong vùng núi Utah, hay trong một khu rừng Yukon nào đó.

 

Fortunately for us, however, the prince was born in a society that did provide support and respect for its dropouts. This was what gave him the opportunity to find a solution to the problem of samvega that did justice to the truths of his heart.

 

May mắn thay cho chúng ta, hoàng tử được sinh ra trong một xã hội có sự yểm trợ và tôn trọng cho những người sống thoát ly. Điều này đã cho chàng cơ hội để tìm giải pháp cho vấn đề samvega, mang lại công bằng cho sự thật trong trái tim chàng.

 

The first step in that solution is symbolized in the Siddhartha story by the prince's reaction to the fourth person he saw on his travels outside of the palace: the wandering forest contemplative. The emotion he felt at this point is termed pasada, another complex set of feelings usually translated as "clarity and serene confidence." It's what keeps samvega from turning into despair. In the prince's case, he gained a clear sense of his predicament and of the way out of it, leading to something beyond aging, illness, and death, at the same time feeling confident that the way would work.

 

Bước đầu tiên trong giải pháp này được biểu trưng trong câu chuyện Siddhartha qua phản ứng của thái tử với người thứ tư mà chàng gặp khi du hành ngoài cung điện: vị sa môn du hành. Tâm trạng lúc này của chàng có tên là pasada, một loại cảm xúc đa chiều khác, thường được dịch là ‘niềm tin trong sáng và trầm tĩnh’ (‘niềm tin thanh tịnh’ hay ‘tâm tịnh tín.’) Đây là cảm xúc giữ không cho samvega biến thành tuyệt vọng. Trong trường hợp của thái tử, chàng đã ý thức rõ tình trạng hiểm nguy của mình, và ý thức về con đường thoát khỏi tình trạng ấy, đưa đến chỗ vượt ra ngoài già, bệnh, chết, đồng thời tin tưởng rằng con đường này sẽ thành công.

 

As the early Buddhist teachings freely admit, the predicament is that the cycle of birth, aging, and death is meaningless. They don't try to deny this fact and so don't ask us to be dishonest with ourselves or to close our eyes to reality. As one teacher has put it, the Buddhist recognition of the reality of suffering — so important that suffering is honored as the first noble truth — is a gift, in that it confirms our most sensitive and direct experience of things, an experience that many other traditions try to deny.

 

Như các giáo lý ban đầu của Phật giáo công khai thừa nhận, tình trạng hiểm nguy của chúng ta chính là cái vòng sinh, già, bệnh, chết hết sức vô nghĩa. Các giáo lý này không hề chối bỏ sự thật này, và cũng không bắt chúng ta phải lừa dối chính mình hay nhắm mắt trước thực tại. Như một vị thầy đã nói: sự công nhận thực tại khổ đau của đạo Phật – quan trọng đến độ đặt khổ vào vị trí của thánh đế thứ nhất – là một món quà, bởi vì nó thừa nhận kinh nghiệm trực tiếp và nhạy cảm nhất của chúng ta, một kinh nghiệm mà rất nhiều truyền thống khác tìm cách chối bỏ.

 

From there, the early teachings ask us to become even more sensitive, to the point where we see that the true cause of suffering is not out there — in society or some outside being — but in here, in the craving present in each individual mind. They then confirm that there is an end to suffering, a release from the cycle. And they show the way to that release, through developing noble qualities already latent in the mind to the point where they cast craving aside and open onto Deathlessness. Thus the predicament has a practical solution, a solution within the powers of every human being.

 

Từ chỗ này, các giáo lý nguyên thỉ bảo ta hãy trở nên nhạy cảm hơn nữa, cho đến mức nhận ra nguyên nhân đích thực của khổ đau không phải nằm ở ngoài kia – nơi xã hội hay nơi kẻ khác – mà nằm ở trong này, nơi sự thèm khát (ái) có mặt trong tâm mỗi người. Các giáo lý này cũng xác nhận rằng có sự kết thúc của khổ, sự giải thoát khỏi vòng sinh tử. Và chúng chỉ ra con đường đưa đến sự giải thoát ấy, qua việc tu tập phát triển các phẩm chất cao quý tiềm ẩn trong tâm cho đến mức loại trừ được sự thèm khát (ái) và mở ra cửa ngõ Vô Sinh. Tóm lại, tình trạng hiểm nghèo của chúng ta có một giải pháp thiết thực, nằm trong khả năng của mỗi con người.

 

It's also a solution open to critical scrutiny and testing — an indication of how confident the Buddha was in the solution he found to the problem of samvega. This is one of the aspects of authentic Buddhism that most attracts people who are tired of being told that they should try to deny the insights that inspired their sense of samvega in the first place.

 

Giải pháp này cũng là một thứ vàng không sợ lửa, sẵn sàng đương đầu với mọi săm soi, thử nghiệm - một dấu hiệu chứng tỏ sự tự tin của đức Phật nơi giải pháp mà Ngài đã tìm ra cho vấn đề samvega. Đây là một trong những khía cạnh của đạo Phật chân chính có sức thu hút mạnh nhất đối với những người đã chán bị khuyên can hãy chối bỏ những tuệ giác tạo nên cảm xúc samvega nơi họ lúc ban đầu.

 

In fact, early Buddhism is not only confident that it can handle feelings of samvega but it's also one of the few religions that actively cultivates them to a radical extent. Its solution to the problems of life demand so much dedicated effort that only strong samvega will keep the practicing Buddhist from slipping back into his or her old ways. Hence the recommendation that all Buddhists, both men and women, lay or ordained, should reflect daily on the facts of aging, illness, separation, and death — to develop feelings of samvega — and on the power of one's own actions, to take samvega one step further, to pasada.

 

Trên thực tế, đạo Phật nguyên thỉ không phải chỉ tự tin rằng nó có thể đối phó những cảm xúc samvega, nó còn là một trong số rất ít tôn giáo chủ động nuôi dưỡng và vun bồi những cảm xúc này đến mức cực độ. Giải pháp cho các vấn đề cuộc đời của đạo Phật đòi hỏi rất nhiều nỗ lực, mà chỉ có cảm xúc samvega mạnh mẽ mới giữ không cho hành giả rơi tuột trở lại con đường cũ của mình. Cho nên đức Phật đã khuyên tất cả Phật tử, dù nam hay nữ, dù tại gia hay xuất gia, mỗi ngày đều nên quán niệm về già, bệnh, chia lìa, và chết -- để phát triển những cảm xúc samvega – và quán niệm về sức mạnh của tự nghiệp (hành động của mỗi người) , để nâng samvega lên một bước nữa, đó là pasada.

 

For people whose sense of samvega is so strong that they want to abandon any social ties that prevent them from following the path to the end of suffering, Buddhism offers both a long-proven body of wisdom for them to draw from, as well as a safety net: the monastic sangha, an institution that enables them to leave lay society without having to waste time worrying about basic survival. For those who can't leave their social ties, Buddhist teaching offers a way to live in the world without being overcome by the world, following a life of generosity, virtue, and meditation to strengthen the noble qualities of the mind that will lead to the end of suffering.

 

Với những người có ý thức samvega thật mạnh mẽ, muốn cắt bỏ những ràng buộc xã hội ngăn không cho họ đi theo con đường đưa đến sự chấm dứt khổ, đạo Phật cho họ một kho tàng trí tuệ đã được chứng minh từ lâu để tham khảo, đồng thời cũng cho họ một mạng lưới an toàn: tăng thân xuất gia, một thể chế giúp họ có thể rời khỏi đời sống tại gia mà không phải lo lắng chuyện cơm áo sinh nhai. Với những người không thể từ bỏ những ràng buộc xã hội, giáo lý đức Phật cống hiến cho họ cách sống trong cuộc đời mà không bị cuộc đời chế ngự, sống một đời sống rộng rãi (thí), đức hạnh (giới), và thiền tịnh để làm mạnh thêm các phẩm chất cao quý trong tâm, những phẩm chất đưa đến sự chấm dứt khổ.

 

The symbiotic relationship designed for these two branches of the Buddhist parisa, or community, guarantees that each will benefit from contact with the other. The support of the laity guarantees that the monastics will not need to be overly concerned about food, clothing, and shelter; the gratitude that the monastics inevitably feel for the freely-offered generosity of the laity helps to keep them from turning into misfits and misanthropes. At the same time, contact with the monastics helps the laity foster the proper perspective on life that nurtures the energy of samvega and pasada they need to keep from becoming dulled and numbed by the materialistic propaganda of the mainstream economy.

 

Liên hệ hỗ tương mà đạo Phật thiết lập cho hai nhánh xuất gia và tại gia trong cộng đồng Phật giáo (parisa) bảo đảm mỗi bên đều được lợi lạc trong sự giao tiếp. Sự yểm trợ của người tại gia bảo đảm cho người xuất gia không phải quá lo lắng về thực phẩm, y phục, và chỗ ở; lòng biết ơn trước sự bố thí vô điều kiện của người tại gia sẽ giúp giữ gìn cho người xuất gia không trở nên những kẻ bất xứng hay chán ghét con người. Trong khi đó, sự tiếp xúc với người xuất gia giúp người tại gia hướng về một viễn cảnh khác trong đời sống, nuôi dưỡng năng lượng samvegapasada mà họ cần phải có để không trở nên ù lì, tê liệt bởi sự tuyên truyền duy vật của nền kinh tế hiện hành.

 

So the Buddhist attitude toward life cultivates samvega — a clear acceptance of the meaninglessness of the cycle of birth, aging, and death — and develops it into pasada: a confident path to the Deathless. That path includes not only time-proven guidance, but also a social institution that nurtures it and keeps it alive. These are all things that our society desperately needs. It's a shame that, in our current efforts at mainstreaming Buddhism, they are aspects of the Buddhist tradition usually ignored. We keep forgetting that one source of Buddhism's strength is its ability to keep one foot out of the mainstream, and that the traditional metaphor for the practice is that it crosses over the stream to the further shore. My hope is that we will begin calling these things to mind and taking them to heart, so that in our drive to find a Buddhism that sells, we don't end up selling ourselves short.

 

Thái độ của đạo Phật đối với đời sống đã trau dồi samvega – công khai thừa nhận sự vô nghĩa của vòng sinh, già, và chết – và phát triển samvega trở thành pasada: tin tưởng vào con đường đưa đến sự Vô Sinh Bất Tử. Con đường này bao gồm không chỉ sự truyền thừa, mà còn cả một thể chế xã hội (tứ chúng) giúp nó được nuôi dưỡng và bảo tồn. Đó là tất cả những gì xã hội chúng ta đang hết sức cần. Thật hổ thẹn thay, trong những nỗ lực hiện nay của đạo Phật nhập theo xu thế xã hội, samvega và pasada là những khía cạnh của truyền thống mà người ta thường xuyên lờ đi, không nói đến. Chúng ta quên rằng một trong những nguồn sức mạnh của đạo Phật là khả năng rút một chân ra khỏi dòng chảy cuộc đời, và biểu tượng truyền thống cho sự tu hành là vượt qua dòng để đến bờ bên kia. Tôi hy vọng chúng ta sẽ bắt đầu nhớ lại những điều này, đưa chúng vào trong tim óc, để trong nỗ lực đi tìm một đạo Phật dễ dàng rao giảng, chúng ta không đến nổi phải bán hết lúa giống.


(Giải Nghiêm chuyển ngữ, mùa Phật Đản 2008)

 

 

(1)Henry David Thoreau (1817-1862) tác giả người Mỹ, có nhiều tác phẩm về triết học, có nhiều tư tưởng cách mạng như bãi bỏ chế độ chủ nô, cá nhân có thể kháng cự guồng máy cai trị vì lý do đạo đức và công bình. Ông cũng viết về lịch sử và triết học tự nhiên, trong đó tiên liệu những phương pháp và tìm tòi cho ngành sinh thái học và ngành lịch sử sinh môi, hai ngành quan trọng của thuyết sinh môi hiện đại.

 

 

(2) John Muir (1838-1914) một trong những nhà bảo vệ sinh môi đầu tiên của thời hiện đại. Các bài luận văn và sách của ông kể về những cuộc thám hiểm thiên nhiên và về đời sống của loài vật nơi hoang dã, đặc biệt là cuốn Sierra Mountains of California thời ấy đã được hàng triệu người đọc và đến nay vẫn còn lưu hành rộng rãi. Những hoạt động và triết lý của ông đã ảnh hưởng mạnh đến phong trào bảo vệ môi sinh đương đại.

Terms of use: You may copy, reformat, reprint, republish, and redistribute this work in any medium whatsoever, provided that: (1) you only make such copies, etc. available free of charge; (2) you clearly indicate that any derivatives of this work (including translations) are derived from this source document; and (3) you include the full text of this license in any copies or derivatives of this work. Otherwise, all rights reserved. For additional information about this license, see the FAQ.

 

 

Tất cả bài pháp trong trang web này có thể tái bản, lập lại qui cách, in lại và phân phối lại trong bất cứ phương tiện nào. Đó là sự mong ước của các tác giả, tuy nhiên, những sự tái bản và tái phân phối khi đưa ra công chúng thì không được tính tiền. Sự dịch thuật và những việc liên qua đến sự phân phối nên rõ ràng như bản chính.

 

 Chủ biên và điều hành: TT Thích Giác Đẳng.

  Những đóng góp dịch thuật xin gửi về TT Thích Giác Đẳng tại giacdang@phapluan.com
Cập nhập ngày: Thứ Ba 13-10-2009

Kỹ thuật trình bày: Minh Hạnh & Thiện Pháp

| trở về đầu trang | Home page |