h

"Just as if there were a pool of water in a mountain glen — clear, limpid, and unsullied — where a man with good eyes standing on the bank could see shells, gravel, and pebbles, and also shoals of fish swimming about and resting, and it would occur to him, 'This pool of water is clear, limpid, and unsullied. Here are these shells, gravel, and pebbles, and also these shoals of fish swimming about and resting;' so too, the monk discerns as it actually is, that 'This is stress... This is the origin of stress... This is the stopping of stress... This is the way leading to the stopping of stress... These are mental effluents... This is the origin of mental effluents... This is the stopping of mental effluents... This is the way leading to the stopping of mental effluents.' His heart, thus knowing, thus seeing, is released from the effluent of sensuality, released from the effluent of becoming, released from the effluent of unawareness. With release, there is the knowledge, 'Released.' He discerns that, 'Birth is no more, the holy life is fulfilled, the task done. There is nothing further for this world.'

"This, great king, is a reward of the contemplative life, visible here and now, more excellent than the previous ones and more sublime. And as for another visible reward of the contemplative life, higher and more sublime than this, there is none."

— Samaññaphala Sutta, Digha Nikaya

Này Đại vương, ví như tại dãy núi lớn, có một hồ nước, thuần tịnh, trong sáng, không cấu nhiễm. Một người có mắt, đứng trên bờ sẽ thấy con hến ,con sò, những hòn đá, hòn sạn, những đàn cá bơi qua lại hay đứng một chỗ. Vị ấy nghĩ: "Đây là hồ nước thuận tịnh, trong sáng, không cấu nhiễm. Đây là những con hến, con sò, những hòn đá, hòn sạn, những đàn cá đang bơi qua lại hay đứng yên một chỗ." Cũng vậy, này Đại vương, với tâm định tĩnh, thuần tịnh, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyễn dễ sử dụng, vững chắc bình thản như vậy. Tỳ kheo dẫn tâm, hướng tâm đến lậu tận trí. Vị ấy biết như thật: "Đây là khổ," biết như thật "đây là nguyên nhân của khổ," biết như thật "đây là khổ diệt," biết như thật "đây là con đường đưa đến khổ diệt," biết như thật "đây là những lậu hoặc," biết như thật "đây là nguyên nhân của lậu hoặc," biết như thật "đây là sự diệt trừ các lậu hoặc," biết như thật "đây là con đường đưa đến sự diệt trừ các lậu hoặc." Nhờ hiểu biết như vậy, nhờ nhận thức như vậy, tâm của vị ấy thoát khỏi dục lậu, thoát khỏi hữu lậu, thoát khỏi vô minh lậu. Đối với tự thân đã giải thoát, vị ấy biết: Sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, những việc cần làm đã làm; sau đời hiện tại, không còn đời sống nào khác nữa.

Này Đại vương, đó là quả thiết thực hiện tại của hạnh sa-môn, còn vi diệu thù thắng hơn những quả thiết thực hiện tại của hạnh sa-môn trước. Này Đại vương, không có một quả thiết thực hiện tại của hạnh sa-môn nào vi diệu và thù thắng hơn quả thiết thực hiện tại của hạnh sa-môn này.

— Samaññaphala Sutta, Digha Nikaya - Kinh Sa Môn Quả, dịch từ Pali bởi HT Thích Minh Châu

Contents

Mục Lục

Introduction  

These talks — except for the first — were originally given extemporaneously to the monks at Venerable Acariya Maha Boowa's monastery, Wat Pa Baan Taad, in Udorn Thani Province, Thailand. As might be expected, they deal in part with issues particular to the life of Buddist monks, but they also contain much that is of more general interest. Since the monks who had assembled to listen to these talks were at different stages in their practice, each talk deals with a number of issues on a wide variety of levels. Thus there should be something of use in these pages for every reader interested in the training of the mind.

The title of this collection is taken from a Pali term that, directly or indirectly, forms the theme of a number of the talks: yatha-bhuta-ñana-dassana — knowledge and vision of things as they are. My hope is that these talks will aid and encourage the reader in his or her own efforts to taste the liberation that comes with the reality to which this term refers.

Thanissaro Bhikkhu
Rayong
January, 1988

   In these talks, as in Thai usage in general, the words 'heart' and 'mind' are used interchangebly.

Giới Thiệu  

Các bài thuyết pháp này — ngoại trừ bài đầu tiên — vốn được giảng dạy tức thì cho chư tăng tại tu viện của Hòa thượng Acariya Maha Boowa ở Wat Pa Baan Taad thuộc tỉnh Udorn Thani, Thái Lan. Như dự đoán, các bài pháp này nói về những vấn đề liên quan đến đời sống của các tu sĩ Phật giáo, nhưng chúng cũng có nhiều điều đáng chú ý cho đại đa số quần chúng. Bởi vì chư tăng tham dự các buổi thuyết pháp này có trình độ tu tập khác nhau, mỗi bài giảng liên quan đến một số vấn đề trên nhiều cấp độ. Vì vậy chắc phải có vài điều dùng được trong những trang này cho mọi độc giả quan tâm đến việc rèn luyện tâm.

Tựa đề của tuyển tập này được lấy từ một từ ngữ Pali mà, trực tiếp hay gián tiếp, tạo nên chủ đề của một số bài thuyết pháp: yatha-bhuta-ñana-dassana — kiến thức và cái nhìn thấu triệt về thật tánh của vạn vật. Hy vọng của tôi là các bài giảng này sẽ trợ giúp và khuyến khích độc giả trong nỗ lực của riêng mỗi người để nếm hương vị giải thoát đi cùng với sự thật mà từ ngữ này đề cập.

Thanissaro Bhikkhu
Rayong
January, 1988

   Trong các bài này, cũng như trong việc sử dụng Thái ngữ nói chung, chữ 'tim' và 'tâm' được dùng thay đổi lẫn nhau.


From Ignorance to Emptiness  

March 27, 1964

Today I'd like to take the opportunity to tell you some of my own ignorance and doubts, with the thought that we all come from the land of ignorance and doubt inasmuch as our parents and their ancestors before them were people with the defilements (kilesa) that led them to ignorance as well. Even all of us here: There's probably not a one of us who slipped through to be born in the land of intelligence and freedom from doubt. This being the case, we all must be subject to doubts. So today I'd like to take the opportunity to resolve some of the issues that are on your minds by giving a talk instead of answering the questions you have asked from the standpoint of your various doubts, ranging from the most basic to the highest levels — which I'm not sure I can answer or not. But the questions you have asked seem to follow so well on one another that they can provide the framework for a talk instead of a question-and-answer session.

Each of us, before starting the practice and in the beginning stages of the practice, is sure to suffer from ignorance and doubt, as these are the qualities that lead to the states of becoming and birth into which all living beings are born. When we lay the groundwork for the beginning of the practice, we don't have enough starting capital for intelligence to take the lead in every situation, and so ignorance is sure to find an opening to take the lead. And as for this ignorance: If we have never trained our intelligence to show us the way, the ignorance that holds the upper hand in the heart is sure to drag us in the wrong direction as a matter of course.


Từ Vô Minh đến Tánh Không  

Ngày 27 tháng 3, năm 1964

Hôm nay tôi muốn nhân cơ hội này để nói cho quý vị nghe về sự thiếu hiểu biết và những nghi ngờ của tôi, với suy nghĩ rằng tất cả chúng ta đều đến từ vùng đất của vô minh và nghi ngờ nhiều như cha mẹ chúng ta và tổ tiên của họ trước khi họ là người với những phiền não ô trược (kilesa) mà cũng đã dẫn họ đến vô minh. Thậm chí tất cả chúng ta ở đây: Có lẽ không một ai trong chúng ta trượt qua để được sinh ra trong vùng đất của trí tuệ và thoát khỏi sự nghi ngờ. Vì thế, tất cả chúng ta phải đối đầu với nghi ngờ. Do đó hôm nay tôi muốn lấy cơ hội để giái quyết một số vấn đề nằm trong tâm của quý vị bằng cách thuyết pháp thay vì trả lời những câu hỏi mà quý vị yêu cầu đến từ quan điểm về những nghi ngờ khác nhau của quý vị, từ đơn giản đến mức cao nhấṭ — mà tôi không chắc là tôi có thể trả lời được hay không. Nhưng những câu hỏi mà chư vị hỏi dường như theo nhau một cách trôi chảy đến độ chúng có thể cung cấp khuôn khổ cho một cuộc nói chuyện thay vì vấn đáp.

Mỗi người trong chúng ta, trước khi bắt đầu tập luyện và trong giai đoạn đầu của việc thực hành, chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng từ sự thiếu hiểu biết và nghi ngờ, vì đây là những tính chất dẫn đến các trạng thái sinh thành mà trong đó tất cả mọi chúng sinh được sinh ra. Khi chúng ta đặt nền móng cho sự khởi đầu của việc tập luyện, chúng ta không có đủ vốn liếng để cho trí khôn đi tiên phong trong mọi tình huống, và vì vậy chắc chắn là vô minh sẽ tìm ra một khe hở để dẫn đầu. Và đối với sự thiếu hiểu biết hay vô minh này: Nếu chúng ta chưa bao giờ huấn luyện trí khôn của chúng ta để chỉ cho chúng ta con đường, vô minh nắm thế thượng phong trong tim chắc chắn sẽ kéo chúng ta theo hướng sai lầm như là một điều tất yếu.

In the beginning of my own training, I felt doubts about whether the teachings of the Buddha — both the practices to be followed and the results to be obtained — were as complete as he said they were. This was an uncertainty that ran deep in my heart during the period in which I was debating whether or not to practice for the really high levels of Dhamma — or, to put it bluntly, for the sake of nibbana. Before I had considered practicing for the sake of nibbana, these doubts hardly ever occurred to me, probably because I hadn't yet aimed my compass in this direction. But after I had ordained and studied the Dhamma — and especially the life of the Buddha, which was the story of his great renunciation leading to his Awakening to the paths (magga), fruitions (phala), and nibbana; and then the lives of the Noble Disciples who, having heard the Dhamma from the Buddha, went off to practice in various places until they too gained Awakening, becoming witnesses to the truth of the Buddha and his teachings — when I had studied to this point, I felt a sense of faith and conviction, and wanted to train myself to be like them.

But the training that would make me be like them: How was I to follow it? The Dhamma — in other words, the practice that would lead the heart to awaken to the higher levels of Dhamma like the Buddha and his disciples: Would it still produce the same sorts of results or would it be fruitless and simply lead to pointless hardship for those who practiced it? Or would it still give the full results in line with the well-taught teachings (svakkhata-dhamma)? This was my primary doubt. But as for believing in the Buddha's Awakening and that of his disciples, of this I was fully convinced in my way as an ordinary run-of-the-mill person. The thing that formed a stumbling block to me in the beginning stages was the doubt as to whether or not the path of practice I would take, following the Buddha and his disciples, would lead to the same point they had reached. Was it now all overgrown with brambles and thorns? Had it changed into something other than the Dhamma that leads away from suffering (niyyanika-dhamma), even though the Buddha and his disciples had all followed this very same path to the land of peace and security? This was my doubt concerning the causes in the practice. As for the results of the practice, I wondered whether the paths, fruitions, and nibbana still existed as they had in the time of the Buddha. These doubts, which ran deep in my heart, I couldn't tell to anyone else because I felt there was no one who could resolve them for me and dispel them from my heart.

Vào lúc bắt đầu huấn luyện, tôi cảm thấy nghi ngờ rằng liệu giáo lý của Đức Phật — cả những tu tập cần phải noi theo và kết quả thu được — có hoàn chỉnh như ngài nói chăng. Đây là một nỗi nghi ngờ đã đi sâu vào trái tim của tôi trong giai đoạn mà tôi đang suy tính xem liệu có tu tập đến những cấp độ thật cao của Pháp hay không — hoặc nói thẳng thừng, vì lợi ích của niết bàn. Trước khi tôi lưu tâm đến việc tu tập vì lợi ích của niết bàn, những nghi ngờ này hầu như không bao giờ xảy ra với tôi, có lẽ vì lúc đó tôi vẫn chưa nhắm lộ trình của mình theo hướng này. Nhưng sau khi tôi đã xuất gia và nghiên cứu Phật Pháp — và đặc biệt là cuộc đời của Đức Phật, đó là câu chuyện về sự từ bỏ tuyệt vời dẫn đến Giác Ngộ của ngài về con đường (magga), đạo quả (phala),niết bàn; và sau đó là cuộc đời của các vị Đại Đệ Tử, những người nghe Pháp từ Đức Phật, đã đi tu tập ở nhiều nơi khác nhau cho đến khi họ cũng đạt được Giác Ngộ, trở thành nhân chứng cho chân lý của Đức Phật và giáo lý của ngài — khi tôi nghiên cứu đến điểm này, tôi cảm thấy có một niềm tin vững chắc, và muốn rèn luyện mình để được như họ.

Nhưng việc huấn luyện để cho tôi được như họ: Tôi làm theo như thế nào? Pháp — nói cách khác, việc tu tập mà sẽ làm cho tim giác ngộ đến những cấp độ cao hơn của Pháp giống như Đức Phật và các đệ tử của ngài: Liệu nó vẫn sẽ tạo ra cùng loại kết quả hay nó sẽ không đem lại kết quả và chỉ dẫn đến khó nhăn vô nghĩa cho những ai thực hành nó? Hoặc nó sẽ vẫn cho kết quả đầy đủ phù hợp với giáo lý vi diệu (svakkhata-dhamma)? Đây là nghi ngờ chính của tôi. Nhưng đối với niềm tin vào sự Giác Ngộ của Đức Phật và của các đệ tử của ngài, điều này tôi tín thọ hoàn toàn trong cách sống như một người bình thường của tôi. Điều mà đã tạo ra trở ngại cho tôi trong giai đoạn đầu là nỗi nghi ngờ rằng liệu con đường tu tập mà tôi chọn, noi theo gương của Đức Phật và các đệ tử của ngài, sẽ dẫn đến cùng một điểm mà các ngài đã đạt được chăng. Có phải bây giờ nó đã mọc lên những bụi cây dại đầy gai? Liệu nó trở thành cái gì đó không phải là Pháp dẫn ra khỏi đau khổ (niyyanika-dhamma), mặc dù rằng Đức Phật và các đệ tử của ngài đã cùng đi theo chính con đường này đến vùng đất của hòa bình và an toàn? Đây là nghi vấn của tôi liên quan đến các nguyên nhân trong sự tu tập. Còn về kết quả của việc tu tập, tôi tự nghĩ liệu con đường, đạo quả, và niết bàn vẫn còn tồn tại như chúng đã có trong thời của Đức Phật chăng. Những nghi ngờ này, đã đi sâu vào trong trái tim của tôi, tôi không thể nào nói cho ai biết bởi vì tôi cảm thấy rằng không có ai có thể giải quyết được cho tôi và đẩy chúng ra khỏi trái tim tôi.

This is why I had my hopes constantly set on meeting Ven. Acariya Mun. Even though I had never met him before, I had heard his reputation, which had been spreading from Chieng Mai for quite some time, that he was a monk of distinction. By and large, the people who would tell me about him wouldn't speak of him in terms of the ordinary levels of noble attainments. They'd all speak of his arahantship. This had me convinced that when I had finished my studies in line with the vow I had made, I'd have to make the effort to go out to practice and live under his guidance so as to cut away the doubts running deep in my heart at that time.

The vow I had made to myself was that I would complete the third grade of Pali studies. As for Dhamma studies, whether or not I would pass the examinations was of no concern to me. As soon as I had passed the third-level Pali exams, I'd go out to do nothing but practice. I'd absolutely refuse to study or take the exams for the higher levels. This was the vow I had made. So the aim of my education was the third level of Pali studies. Whether it was my good or bad fortune, though, I can't say, but I failed the Pali exams for two years, and passed only on the third year. As for the three levels of Dhamma studies, I ended up passing them all, because I was studying and taking the examinations for both subjects together.

When I went up to Chieng Mai, it so happened that Ven. Acariya Mun had been invited by Ven. Chao Khun Dhammachedi of Udorn Thani to spend the Rains Retreat (vassa) in Udorn, and so he had left his seclusion and come to stay at Wat Chedi Luang in Chieng Mai at just about the time of my arrival. As soon as I learned that he was staying there, I was overwhelmed with joy. The next morning, when I returned from my alms round, I learned from one of the other monks that earlier that morning Ven. Acariya Mun had left for alms on that path and had returned by the very same path. This made me even more eager to see him. Even if I couldn't meet him face to face, I'd be content just to have a glimpse of him before he left for Udorn Thani.

Đây là lý do tại sao tôi luôn đặt hi vọng vào việc gặp gỡ Hoà thượng Acariya Mun. Mặc dù tôi chưa bao giờ gặp ngài trước đó, tôi đã nghe đồn về danh tiếng của ngài, được lan truyền từ Chieng Mai trong một thời gian khá lâu, rằng ngài là một vị sư lỗi lạc. Đa số, nếu như người nào nói cho tôi biết về ngài thì sẽ không nói về ngài ở mức độ bình thường của những thành tựu cao quý. Họ đều sẽ nói về quả vị A-la-hán của ngài. Điều này làm tôi tin chắc rằng khi tôi hoàn tất việc học của mình theo như những gì tôi đã thệ nguyện, tôi sẻ phải nỗ lực ra đi để tu tập và sống dưới sự hướng dẫn của ngài để cắt bỏ những nghi ngờ nằm sâu trong tim tôi vào lúc đó.

Lời nguyện của tôi là tôi sẽ hoàn tất lớp học Pali cấp ba. Còn đối với nghiên cứu Phật Pháp thì việc liệu tôi có thi đậu các kỳ thi chăng không phải là điều tôi quan tâm. Ngay sau khi vượt qua các kỳ thi Pali cấp ba, tôi sẽ không làm gì ngoại trừ việc tu tập. Chắc chắn tôi sẽ từ chối nghiên cứu hay dự thi các cấp cao hơn. Đây là thệ nguyện của tôi. Vì vậy mục tiêu của việc giáo dục của tôi là cấp ba của nghiên cứu Pali. Tuy nhiên, liệu nó có phải là điều may mắn hay bất hạnh của tôi chăng, tôi không thể biết, nhưng tôi đã thi rớt các kỳ khảo hạch Pali trong hai năm, và chỉ thi đậu vào năm thứ ba. Còn đối với ba cấp học của Pháp, tôi lại thi đậu hết tất cả, bởi vì tôi đã nghiên cứu và thi cả hai môn học cùng lúc.

Khi tôi đi lên Chieng Mai, tình cờ là vào dịp Hòa thượng Acariya Mun được Hòa thượng Chao Khun Dhammachedi của Udorn Thani mời đến An cư Kiết hạ (vassa) ở Udorn, vì thế ngài đã rời nơi ẩn dật và đến ở tại chùa Wat Chedi Luang ở Chieng Mai vào cùng khoảng thời gian tôi đến đó. Ngay khi biết là ngài đang ở đó, tôi đã rất vui mừng. Sáng hôm sau, khi tôi đi khất thực trở về, tôi nghe một vị sư nói rằng Hòa thượng Acariya Mun đã đi khất thực từ sáng sớm trên con đường đó và sẽ trở về cùng một con đường. Điều này làm tôi càng háo hức muốn trông thấy ngài. Thậm chí nếu tôi không thể trực tiếp gặp ngài, tôi cũng sẽ hài lòng nếu chỉ được thoáng thấy ngài trước khi ngài rời đó để đi đến Udorn Thani.

The next morning before Ven. Acariya Mun went on his alms round, I hurried out early for alms and then returned to my quarters. There I kept watch along the path by which he would return, as I had been told by the other monks, and before long I saw him coming. I hurried to my quarters and peeked out of my hiding to catch a glimpse of him, with the hunger that had come from having wanted to see him for such a long time. And then I actually saw him. The moment I saw him, a feeling of complete faith in him arose within me. I hadn't wasted my birth as a human being, I thought, because I now had seen an arahant. Even though no one had told me that he was an arahant, my heart became firmly convinced the moment I saw him that that was what he was. At the same time, a feeling of sudden ecstasy hard to describe came over me, making my hair stand on end — even though he hadn't yet seen me with his physical eyes.

Not too many days after that, he left Wat Chedi Luang to head for Udorn Thani together with his students. As for me, I stayed on to study there at Wat Chedi Luang. When I had passed my Pali exams, I returned to Bangkok with the intention of heading out to practice meditation in line with my vow, but when I reached Bangkok a senior monk who out of his kindness wanted to help me further my Pali studies told me to stay on. I tried to find some way to slip away, in keeping with my intentions and my vow, because I felt that the conditions of my vow had been met the moment I had passed my Pali exams. Under no terms could I study for or take the next level of Pali exams.

Sáng hôm sau trước khi Hoà thượng Acariya Mun đi khất thực, tôi vội vã đi khất thực từ sớm và sau đó trở về nơi cư ngụ của tôi. Ở đó tôi luôn dòm chừng dọc theo con đường mà ngài sẽ trở về, như đã được các nhà sư khác nói cho biết, và ngay khi tôi trông thấy ngài đi đến, tôi vội vã chạy về phòng mình và lén nhìn để có thể trông thấy ngài, với nỗi niềm mong muốn được thấy ngài đã từ lâu. Và rồi tôi đã thật sự trông thấy ngài. Ngay giây phút tôi nhìn thấy ngài, một cảm giác hoàn toàn tin tưởng nơi ngài đã nảy sinh trong tôi. Tôi nghĩ rằng tôi đã không lãng phí sự sinh ra đời của mình như một con người, bởi vì giờ đây tôi đã nhìn thấy một vị A-la-hán. Mặc dù không ai nói với tôi rằng ngài là một vị A-la-hán, trái tim của tôi đã trở nên quả quyết vào giây phút tôi trông thấy ngài rằng đó chính là quả vị của ngài. Đồng thời, một cảm giác ngất ngây khó tả chợt đến với tôi, làm cho tôi dựng tóc gáy — mặc dù ngài vẫn chưa nhìn thấy tôi với đôi mắt trần tục của ngài.

Chỉ vài ngày sau đó, ngài rời Wat Chedi Luang để đi Udorn Thani cùng với các đệ tử của ngài. Về phần mình, tôi ở lại để tiếp tục việc học ở Wat Chedi Luang. Khi tôi thi đậu các kỳ thi Pali, tôi trở lại Bankok với ý định bắt đầu thực tập thiền định như ý nguyện của tôi, nhưng khi tôi đến Bankok, một vị sư cao niên có tấm lòng tốt muốn giúp tôi tiếp tục nghiên cứu Pali đã bảo tôi ở lại. Tôi cố gắng tìm cách ra đi để giữ ý định và thệ nguyện của tôi, bởi vì tôi cảm thấy rằng điều kiện để thể hiện lời thề của tôi đã đến vào giây phút mà tôi thi đậu các kỳ thi Pali của mình. Không có điều nào có thể làm cho tôi tiếp tục nghiên cứu hay lấy thêm các kỳ thi Pali ở cấp độ cao hơn.

It's a trait with me to value truthfulness. Once I've made a vow, I won't break it. Even life I don't value as much as a vow. So now I had to try to find some way or another to go out to practice. It so happened during that period that the senior monk who was my teacher was invited out to the provinces, so I got the chance to leave Bangkok. Had he been there, it would have been difficult for me to get away, because I was indebted to him in many ways and probably would have felt such deference for him that I would have had difficulty leaving. But as soon as I saw my chance, I decided to make a vow that night, asking for an omen from the Dhamma that would reinforce my determination in going out this time.

After I had finished my chants, I made my vow, the gist of which was that if my going out to meditate in line with my earlier vow would go smoothly and fulfill my aspirations, I wanted an unusual vision to appear to me, either in my meditation or in a dream. But if I wouldn't get to go out to practice, or if having gone out I'd meet with disappointment, I asked that the vision show the reason why I'd be disappointed and dissatisfied. But if my going out was to fulfill my aspirations, I asked that the vision be extraordinarily strange and amazing. With that, I sat in meditation, but no visions appeared during the long period I sat meditating, so I stopped to rest.

Tôi có đặc tính là tôn trọng sự chân thật. Một khi tôi đã thệ nguyện điều gì thì tôi sẽ không phá vỡ nó. Ngay cả cuộc sống tôi cũng không coi trọng bằng lời thề. Vì vậy bây giờ tôi phải tìm mọi cách để ra đi tu tập. Tình cờ là vào lúc đó vị sư huynh mà cũng là thầy của tôi được mời đi xa, vì thế tôi có cơ hội để rời Bankok. Nếu ông còn ở đó thì khó cho tôi ra đi bởi vì tôi nợ ông rất nhiều và có thể cảm thấy sự nể trọng của tôi đối với ông sẽ làm cho tôi khó rời đi. Nhưng ngay khi nhìn thấy cơ hội tôi quyết định thề nguyện tối đó, cầu xin cho một điềm báo từ Pháp mà sẽ củng cố sự quyết tâm của tôi trong việc ra đi lần này.

Sau khi tụng niệm xong tôi đã thề, điểm chính của lời thề là nếu việc tôi ra đi hành thiền phù hợp với lời thề trước của tôi thì mọi chuyện sẽ trôi chảy và làm tròn nguyện vọng của tôi, tôi muốn có một linh ảnh khác thường xuất hiện cho tôi thấy trong thiền định của tôi hay trong một giấc mơ. Nhưng nếu tôi không thể ra đi tu tập, hay nếu khi ra đi tôi sẽ gặp thất vọng, tôi cầu xin linh ảnh cho thấy lý do tại sao tôi sẽ bị thất vọng và không hài lòng. Trái lại nếu việc tôi ra đi là để đáp ứng nguyện vọng của tôi, tôi cầu xin cho linh ảnh được cực kỳ lạ và tuyệt vời. Với ước nguyện đó, tôi đã ngồi thiền, nhưng không có linh ảnh nào xuất hiện trong khoảng thời gian dài tôi ngồi thiền, vì vậy tôi ngừng để nghỉ ngơi.

As soon as I fell asleep, though, I dreamed that I was floating high in the sky above a large metropolis. It wasn't Bangkok, but I don't know what metropolis it was. It stretched as far as the eye could see and was very impressive. I floated three times around the metropolis and then returned to earth. As soon as I returned to earth, I woke up. It was four a.m. I quickly got up with a feeling of fullness and contentment in my heart, because while I had been floating around the metropolis, I had seen many strange and amazing things that I can't describe to you in detail. When I woke up, I felt happy, cheerful, and very pleased with my vision, at the same time thinking to myself that my hopes were sure to be fulfilled, because never before had I seen such an amazing vision — and at the same time, it had coincided with my vow. So that night I really marveled at my vision. The next morning, after my meal, I went to take leave of the senior monk who was in charge of the monastery, and he willingly gave permission for me to go.

From there I set out for Nakhorn Ratchasima Province, where I spent the rains in Cakkaraad District. I started practicing concentration (samadhi) and was amazed at how my mind developed stillness and calm step by step. I could clearly see my heart settle down in peace. After that the senior monk who was my Pali teacher asked me to return to Bangkok to continue my studies. He even had the kindness to come after me, and then continued further out into the provinces. On the way back he was going to have me accompany him to Bangkok. I really felt in a bind, so I headed for Udorn Thani in order to find Ven. Acariya Mun. The progress I had been making in concentration practice, though, disappeared at my home village of Baan Taad. The reason it disappeared was simply because I made a single klod. [1] I hadn't even spent a full month at Baan Taad when I began to feel that my mind wasn't settling down in concentration as snugly as it had before. Sometimes I could get it to settle down, sometimes not. Seeing that things didn't look promising and that I could only lose by staying on, I quickly left.

Tuy nhiên ngay sau khi tôi ngủ thiếp đi, tôi mơ thấy mình đang bay bỗng trên bầu trời của một đô thị lớn. Nó không phải là Bankok, nhưng tôi không biết thành phố đó là gì. Nó trãi dài xa tít tầm mắt và trông rất ấn tượng. Tôi bay ba vòng quanh thành phố và rồi trở về lại trái đất. Ngay khi tôi trở về trái đất thì tôi thức tỉnh. Lúc đó là bốn giờ sáng. Tôi nhanh chóng đứng dậy với một cảm giác sung mãn và an lạc trong tim tôi, bởi vì trong khi tôi đang bay vòng quanh đô thị, tôi đã nhìn thấy nhiều điều kỳ lạ và tuyệt vời mà tôi không thể diễn tả cho quí vị nghe một cách chi tiết. Khi tôi thức tỉnh, tôi cảm thấy hạnh phúc, vui sướng và rất hài lòng với linh ảnh của tôi, đồng thời tự nghĩ rằng hi vọng của tôi chắc chắn sẽ thực hiện được, bởi vì tôi chưa bao giờ nhìn thấy một linh ảnh kỳ diệu như vậy — và đồng thời, nó trùng hợp với thệ nguyện của tôi. Vì vậy đêm hôm đó tôi rất ngạc nhiên thích thú với linh ảnh của mình. Sáng hôm sau, sau bữa ăn sáng, tôi đi đến chào xin phép giã biệt sư thầy trụ trì tu viện, và ông sẵn sàng cho phép tôi đi.

Từ đó, tôi đi về hướng tỉnh Nakhorn Ratchasima, nơi tôi đã trải qua những mùa mưa ở quận Cakkaraad. Tôi bắt đầu thực tập định (samadhi) và rất ngạc nhiên về việc tâm của tôi phát triễn sự tĩnh lặng và bình an từng bước một. Tôi có thể thấy rõ ràng trái tim của tôi lắng đọng trong bình an. Sau đó vị sư niên trưởng vốn là thầy dạy Pali của tôi yêu cầu tôi trở về Bankok để tiếp tục việc học. Thậm chí ông còn vui lòng đuổi theo để gặp tôi, và sau đó tiếp tục đi theo đến các tỉnh thành. Trên đường về ông muốn tôi đi cùng ông đến Bankok. Tôi thật sự cảm thấy bị ràng buộc, vì vậy tôi đi về hướng Udorn Thani để tìm Hòa thượng Acariya Mun. Tuy nhiên, sự tiến bộ mà tôi đã làm được trong việc thực tập định đã biến mất ở làng Baan Taad nơi tôi cư ngụ . Lý do nó biến mất đơn giản là vì tôi chỉ nhập thất (klod [1]) một lần duy nhất. Tôi thậm chí đã không ở nguyên một tháng tại Baan Taad khi tôi bắt đầu cảm thấy rằng tâm của tôi không an trú trong định một cách thoải mái như trước đó. Đôi khi tôi có thể làm cho nó lắng đọng, đôi khi không. Nhìn thấy mọi sự không có vẻ hứa hẹn tốt và tôi chỉ có thể mất thêm nếu ở lại, nên tôi nhanh chóng rời đi.

In coming from Nakhorn Ratchasima to Udorn Thani, my purpose had been to catch up with Ven. Acariya Mun, who had spent the rains at Wat Noan Nives, Udorn Thani. I didn't reach him in time, though, because he had been invited to Sakon Nakhorn before my arrival, so I went on to stay at Wat Thung Sawaang in Nong Khai for a little more than three months.

In May of that year, 1942, I left Nong Khai for the town of Sakon Nakhorn, and from there went on to the monastery where Ven. Acariya Mun was staying in Baan Khoak, Tong Khoam Township, Muang District, Sakon Nakhorn Province. When I reached the monastery, I found him doing walking meditation in the late evening dusk. 'Who's that?' he asked, so I told him who I was. He then left his meditation path and went to the meeting hall — he was staying in a room there in the meeting hall — and conversed with me, showing a great deal of kindness and compassion for the incredibly ignorant person who had come to seek him out. He gave me a sermon that first evening, the gist of which I'll relate to you as far as I can remember it. It's a message that remains close to my heart to this day.

Mục đích của tôi khi đi từ Nakhorn Ratchasima đến Udorn Thani là để gặp Hòa thượng Acariya Mun, vì ngài ở Wat Noan Nives, Udorn Thani vào mùa mưa. Tuy nhiên, tôi đã lỡ cơ hội gặp ngài vì ngài đã được mời đi Sakon Nakhorn trước khi tôi đến, vì vậy tôi tiếp tục đi đến Wat Thung Sawaang ở Nong Khai và ở lại đó khoảng hơn ba tháng.

Vào tháng 5 năm đó, 1942, tôi rời Nong Khai để đi đến thị trấn Sakon Nakhorn, và từ đó tiếp tục đi đến tu viện nơi Hòa thượng Acariya Mun cư ngụ ở Baan Khoak, thị xã Tong Khoam, quận Muang, tỉnh Sakon Nakhorn. Khi vừa đến tu viện, tôi trông thấy ngài đang đi hành thiền trong buổi hòang hôn. Ngài hỏi, "Ai đó?", tôi bèn nói cho ngài biết mình là ai. Ngài bèn rời con đường hành thiền và đi vào dảy nhà khách — ngài ở trong một phòng trong khu nhà khách — và trò chuyện với tôi, biểu lộ tấm lòng từ bi bao la cho một người vô cùng ngu dốt đến để truy cầu sự giúp đỡ của sư. Ngài cho tôi một bài giảng buổi tối đầu tiên đó, tôi sẽ cho quý vị biết nội dung của nó đến mức mà tôi có thể nhớ được. Đó là một thông điệp vẫn luôn nằm trong tâm khảm tôi cho đến ngày nay.

'You've already studied a good deal,' he told me, 'at least enough to earn the title of "Maha." Now I'm going to tell you something that I want you take and think over. Don't go thinking that I underrate the Dhamma of the Lord Buddha, but at the present moment no matter how much of the Dhamma you've studied, it will serve no purpose in keeping with your status as a scholar other than simply being an obstacle to your meditation, because you won't be able to resist dwelling on it and using it to take the measure of things when you're trying to calm your heart. So for the sake of convenience when fostering stillness in your heart, I want you to take the Dhamma you've studied and put it away for the time being. When the time comes for it to benefit you, it will all come streaming in to blend perfectly with your practice. At the same time, it will serve as a standard to which you should make the heart conform. But for the time being, I don't want you to concern yourself with the Dhamma you've studied at all. Whatever way you make the mind still or use discernment (pañña) to investigate the khandhas, I want you first to restrict yourself to the sphere of the body, because all of the Dhamma in the texts points to the body and mind, but the mind doesn't yet have any firm evidence and so can't take the Dhamma learned from the texts and put it to good use. The Dhamma will simply become allusions and labels leading you to speculate elsewhere to the point where you become a person with no foundations, because the mind is fixated on theory in a manner that isn't the way of the Lord Buddha. So I want you to take what I've said and think it over. If you set your mind on the practice without retreating, the day will come when these words of mine will impress themselves on your heart.' Of what I can remember him saying that day, this is all I'll ask to tell for now.

I felt an immediate sense of faith and conviction in him as soon as I saw him face to face that night, both because of my conviction in the Dhamma he was so kind to teach me, and because of the assistance he gave in letting me stay under his guidance. I stayed with him with a sense of contentment hard to describe — but also with a stupidity on my own part hard to describe as well. He himself was very kind, helping me with the Dhamma every time I went to see him.

'Con đã học nhiều rồi,' ngài nói với tôi, 'ít nhất là đủ để có danh hiệu "Maha." Bây giờ thầy sẽ nói cho con biết điều mà thầy muốn con giữ lấy và suy tưởng. Đừng có nghĩ rằng thầy đánh giá thấp Pháp của Đức Phật, nhưng vào giây phút hiện tại bất kể Pháp mà con đã học nhiều như thế nào, nó sẽ không phục vụ cho mục tiêu trong việc giữ địa vị của con như là một học giả mà chỉ là một chướng ngại cho việc thiền định của con, bởi vì con không thể cưởng lại việc bám trụ lấy nó và dùng nó để đo lường mọi sự khi con đang cố gắng làm an tâm mình. Thế nên, vì lợi ích của sự thuận tiện khi vun bồi sự tĩnh lặng trong trái tim của con, bây giờ thầy muốn con lấy Pháp mà con đã học ra và để nó qua một bên. Đến khi mà nó có thể giúp ích cho con, nó sẽ tuôn ra tất cả để pha trộn hoàn hảo với sự thực hành của con. Đồng thời, nó sẽ phục vụ như một chuẩn mực để con làm cho trái tim được bình an. Nhưng trong thời gian này, thầy không muốn con quan tâm đến Pháp mà con đã học chút nào. Bất cứ cách nào mà con sử dụng để làm cho tâm lắng đọng hay vận dụng trí tuệ (pañña) để tìm hiểu các uẩn, thầy muốn con trước hết hảy giới hạn mình trong lĩnh vực của thân, bởi vì tất cả mọi Pháp trong sách vở đều chỉ vào thân và tâm, nhưng tâm vẫn chưa có bằng chứng vững chắc nào và vì vậy không thể lấy Pháp học từ sách vở và mang nó vào việc sử dụng tốt. Pháp sẽ chỉ trở nên những gợi ý và nhản hiệu hay khái niệm dẫn con đi suy đóan ở nơi nào khác đến điểm mà con trở nên một người không có nền tảng, bởi vì tâm chuyên chú vào lý thuyết theo cách mà không phải là con đường của Đức Phật. Vì vậy thầy muốn con nhớ những gì thầy nói và suy nghĩ cho kỹ. Nếu con đặt tâm mình vào việc thực hành không ngừng nghỉ, ngày đó sẽ đến khi những lời nói của thầy sẽ gây ấn tượng vào tim của con.' Những gì tôi có thể nhớ ngài nói ngày hôm đó, là tất cả mà tôi nói bây giờ.

Tôi ngay lập tức cảm thấy một niềm tín ngưỡng và tin tưởng vững chắc với ngài ngay khi tôi đối diện với ngài buổi tối hôm đó, cả vì niềm tin vững chắc của tôi vào Pháp mà ngài đã hết lòng giảng dạy cho tôi, và vì sự hỗ trợ bằng cách để tôi ở lại dưới sự hướng dẫn của ngài. Tôi đã ở lại với ngài với một cảm giác hài lòng khó tả — nhưng cùng với một sự ngu ngốc của riêng phần tôi mà cũng khó tả. Ngài đã rất tử tế, giúp đỡ tôi về Phật Pháp mỗi lần tôi đến gặp ngài.

My practice when I first went to stay with him was a matter of progress and regress within the heart. My heart hardly ever settled down firmly for a long period of time. The first rains I spent with him was my ninth rains, in as much as I had spent my first seven rains in study, and one rains in Nakhorn Ratchasima after starting to practice. During that first rains with Ven. Acariya Mun, there was nothing but progress and regress in the area of my concentration. After the rains, I went up to stay on a mountain for more than two months and then returned to be with him, my mind still progressing and regressing in the same way. I couldn't figure out why it kept regressing even though I was intent on practicing to the full extent of my ability. Some nights I was unable to sleep all night long out of fear that the mind would regress, and yet it would still manage to regress. And especially when the mind was beginning to settle down in stillness, I'd accelerate my efforts even more, out of fear that it would regress as it had before — and even then it would regress on me. After a while it would progress again and then regress again. When it had progressed, it would stay at that level for only three days and then regress right before my eyes. This disturbed me and made me wonder: Why was it able to regress? Was it because I had let go of my meditation word? Perhaps my mindfulness (sati) had lapsed at that point. So I made a note of this and promised myself that no matter what, I would have to keep the meditation word in charge of my mind at all times. Regardless of where I would go, and regardless of whether I was in our out of concentration — even when I was sweeping the monastery compound or doing any of my chores — I wouldn't allow my mind to slip away from buddho, the word I liked to repeat in my meditation.

At this point, when the mind would settle down into stillness, if it could continue to think of the meditation word buddho in that stillness, I wouldn't let go of it. If the mind was going to regress in any way, this was where I would have to know.

Việc thực hành của tôi khi tôi mới đến ở với ngài là một vấn đề của sự tiến bộ và suy thoái trong tim. Trái tim của tôi thật khó mà lắng đọng vững chắc cho một khoảng thời gian dài. Mùa mưa đầu tiên tôi trải qua với ngài là mùa mưa thứ chín của tôi, bảy mùa mưa đầu tôi để thì giờ vào việc học, và mùa mưa kế đó là ở Nakhorn Ratchasima sau khi bắt đầu thực tập. Trong suốt mùa mưa đầu ở với Hòa thượng Acariya Mun, đã không có gì ngoại trừ sự tiến bộ và suy thoái trong lĩnh vực tập trung của tôi. Sau mùa mưa, tôi đi lên ở trên một ngọn núi cho hai tháng và sau đó trở về với ngài, tâm của tôi vẫn tiến thoái tương tự như vậy. Tôi không thể hiểu tại sao nó tiếp tục suy thoái mặc dù tôi đã kiên quyết trong việc thực hành cho đến hết khả năng của mình. Có những đêm tôi không thể ngủ suốt đêm vì sợ rằng tâm sẽ suy thoái, thế mà nó vẫn cứ tìm mọi cách thoái lui. Và đặc biệt là khi tâm bắt đầu lắng đọng vào sự tĩnh lặng, tôi gia tăng nỗ lực nhiều hơn vì sợ rằng nó sẽ suy thoái như trước — thế mà nó lại vẫn suy thoái. Sau một lúc nó tiến bộ trở lại và rồi suy thoái trở lại. Khi nó tiến bộ, nó đứng ở mức độ đó chỉ ba ngày và sau đó suy thoái ngay trước mắt tôi. Điều này làm tôi buồn phiền và tự hỏi: Tại sao nó có thể suy thoái? Có phải là vì tôi đã buông rơi quán niệm của mình? Có lẽ chánh niệm của tôi (satti) đã mất hiệu lực vào lúc đó. Vì vậy tôi ghi nhớ điều này và tự hứa rằng cho dù có vấn đề gì, tôi phải giữ quán niệm làm chủ tâm của tôi khắp mọi lúc. Bất kể nơi nào tôi đi, và bất kể là tôi ở trong hay ngoài định — ngay cả khi tôi đang quét dọn tu viện hay đang làm bất cứ việc gì — tôi không cho phép tâm của mình rời khỏi bhuddho, chữ mà tôi thích lập lại trong thiền định của tôi.

Tại thời điểm này, khi tâm lắng đọng trong tĩnh lặng, nếu nó có thể tiếp tục nghĩ về chữ bhuddho trong sự tĩnh lặng đó, tôi sẽ không buông rơi nó. Nếu tâm trở nên suy thoái trong bất kỳ cách nào, đây là nơi mà tôi sẽ phải biết.

As soon as I had taken note of this point and had made my promise, I started repeating the word buddho. As I was repeating it, the mind was able to settle down quickly, much more quickly than it had before. It would let go of its meditation word only when it had settled snugly into stillness. At that moment, whether or not I would think buddho, the awareness of that stillness was already solidly 'buddho' in and of itself. It wouldn't be forming any thoughts at all. At that point I'd stop my repetition. As soon as the mind made a move to withdraw — in other words, as soon as it rippled slightly — I'd immediately start pumping the meditation word back in again as a means of keeping the mind in place. At the same time, I'd keep watch to see at what point the mind would regress. I abandoned my concern for the progress or regress of the mind. No matter how far the mind might progress or regress, I wasn't willing to let go of my meditation word. Even if the mind was going to regress, I'd let it regress, because when I had been determined that it not regress, it had still regressed in spite of my determination.

Now, though, I felt no more concern for whether the mind would progress or regress. I'd simply force it to be conscious of buddho. I'd try to be aware of progress and regress only in terms of the heart that had buddho in charge. This was where I would know. This was where I would clearly see. This was the one spot in which I'd place my confidence. I wouldn't have to concern myself with progress or regress.

As time passed, the mind that had once progressed and regressed didn't regress. This was what made me realize: The fact that the mind had kept regressing so often was because of a lapse in its meditation word; mindfulness must have slipped away at that moment for sure. So from that point on I kept my meditation word continually in place. No matter where I'd go or where I'd stay, I wouldn't let mindfulness lapse. Even if I was to be on the verge of death, I wouldn't let mindfulness slip away from buddho. If the mind was going to regress, this was the only place where I'd try to know it. I wouldn't concern myself with the matter in any other way. As a result, the mind was able to establish a foundation for itself because of the meditation word buddho.

Ngay khi tôi để ý thấy điểm này và thực hiện lời hứa của mình, tôi bắt đầu lập đi lập lại chữ buddho. Khi tôi lập lại nó, tâm đã có thể lắng đọng nhanh chóng, nhanh hơn trước kia rất nhiều. Nó chỉ buông rơi chữ quán niệm của nó khi nó đã an trú trong tĩnh lặng. Tại thời điểm đó, cho dù tôi có niệm buddho hay không, nhận thức của sự tĩnh lặng đó đã tự nắm giữ buddho một cách kiên cố. Nó không hình thành bất cứ tư tưởng nào hết cả. Vào giây phút đó tôi sẽ ngưng niệm. Ngay khi tâm mới vừa thoái lui — nói cách khác, ngay khi nó lơ là một chút — tôi ngay lập tức bắt đầu bơm chữ quán niệm trở lại nữa như một cách để giử tâm tại chỗ. Đồng thời, tôi tiếp tục canh chừng để xem tâm sẽ suy thoái ở điểm nào. Tôi từ bỏ mối quan tâm về sự tiến bộ hay suy thoái của tâm. Bất kể là tâm có thể tiến hay thoái bao xa, tôi nhất quyết không buông bỏ chữ quán niệm của mình. Thậm chí nếu tâm có bị suy thoái, tôi sẽ để cho nó thoái, bởi vì khi tôi đã quyết định rằng nó không được suy thoái, nó vẫn cứ thoái bất kể đến quyết tâm của tôi.

Tuy nhiên, bây giờ tôi không còn quan tâm đến việc liệu tâm sẽ tiến bộ hay suy thoái. Tôi chỉ đơn giản buộc nó phải ý thức chữ buddho. Tôi sẽ chỉ thử biết đến tiến và thoái trong điều kiện trái tim có buddho. làm chủ. Đây là nơi tôi sẽ biết. Đây là nơi tôi sẽ thấy rõ. Đây là điểm mà tôi đặt niềm tin của mình vào. Tôi sẽ không phải quan tâm bản thân mình với sự tiến bộ hay suy thoái.

Khi thời gian trôi qua, cái tâm mà đã có lần tiến và thoái nay đã không thoái lui. Điều này làm cho tôi nhận ra: Thực tế là tâm đã tiếp tục thoái lui thường xuyên như vậy là do một sai sót trong việc giữ chữ quán niệm của nó; chắc chắn là chánh niệm đã lơ đểnh tại thời điểm đó. Vì vậy kể từ lúc đó tôi liên tục giữ chữ quán niệm của mình tại chỗ. Bất kể nơi nào tôi đi hay nơi nào tôi ở lại, tôi sẽ không để cho chánh niệm buông xổng. Thậm chí nếu tôi ở nơi bờ vực của cái chết, tôi sẽ không để cho chánh niệm vuột khỏi buddho. Nếu tâm trở nên suy thoái, đây là nơi duy nhất mà tôi sẽ cố gắng để biết nó. Tôi sẽ không làm cho mình quan tâm đến vấn đề trong bất cứ cách nào khác. Kết quả là, tâm đã có thể thiết lập một nền tảng cho chính nó bởi vì chữ quán niệm buddho.

After that came my second Rains Retreat with Ven. Acariya Mun. Before the rains began, my mind felt still and firm in its concentration, with no regressing at all. Even then, I refused to let go of my meditation word. This kept up to the point where I was able to sit in meditation without changing to any other position from early night until dawn.

During my second rains with Ven. Acariya Mun, I held to sitting in meditation until dawn as more important than any other method in my practice. After that I gradually eased back, as I came to see the body as a tool that could wear out if I had no sense of moderation in using it. Still, I found that accelerating my efforts by means of sitting all night until dawn gave more energy to the heart than any other method.

The period in which I was sitting up all night until dawn was when I gained clear comprehension of the feelings of pain that arise from sitting in meditation for long periods of time, because the pain that arose at that time was strange and exceptional in many ways. The discernment that investigated so as to contend with the pain kept at its work without flagging, until it was able to understand the affairs of every sort of pain in the body — which was a solid mass of pain. At the same time, discernment was able to penetrate in to know the feelings of the heart. This did a great deal to strengthen my mindfulness, my discernment, and my courage in the effort of the practice. At the same time, it made me courageous and confident with regard to the future, in that the pains that would appear at the approach of death would be no different from the pains I was experiencing and investigating in the present. There would be nothing about those pains that would be so different or exceptional as to have me deceived or confused at the time of death. This was a further realization. The pain, as soon as discernment had fully comprehended it, disappeared instantaneously, and the mind settled down into total stillness.

Sau đó là đến mùa An cư Kiết hạ thứ nhì của tôi với Hòa thượng Acariya Mun. Trước khi mùa mưa bắt đầu, tâm của tôi cảm thấy tĩnh lặng và vững vàng trong định của nó và, không có mảy may suy thoái nào. Cho dù thế, tôi nhất quyết không buông rơi quán niệm của tôi. Điều này được tiếp tục đến điểm tôi đã có thể ngồi thiền mà không cần thay đổi qua vị trí nào khác từ tờ mờ tối đến rạng sáng.

Trong suốt mùa mưa thứ nhì của tôi với Hòa thượng Acariya Mun, tôi giữ việc ngồi thiền cho đến sáng và xem nó quan trọng hơn nhiều so với các phương pháp khác trong việc tu tập của tôi. Sau đó tôi dần dần nới lỏng trở lại, khi tôi thấy thân thể như một dụng cụ có thể bị hao mòn nếu tôi không biết tiết chế trong việc sử dụng nó. Nhưng tôi vẫn thấy rằng việc gia tăng nỗ lực của mình bằng cách ngồi suốt đêm cho đến rạng sáng mang lại nhiều năng lượng cho trái tim hơn bất cứ phương pháp nào khác.

Giai đoạn mà tôi ngồi thiền suốt đêm đến rạng sáng là khi tôi đạt được sự hiểu biết rõ ràng về cảm giác đau gây ra bởi ngồi thiền trong một thời gian dài, bởi vì cơn đau nổi lên vào lúc đó lạ và đặc biệt theo nhiều cách. Trí tuệ phân biệt xem xét để phấn đấu với nỗi đau trong khi thiền mà không trở nên đuối sức, cho đến khi nó có thể hiểu được công việc của mỗi loại đau trong thân thể — vốn là cả một khối đau. Đồng thời tuệ phân biệt có thể thâm nhập vào để biết cảm xúc của trái tim. Điều này giúp rất nhiều cho việc tăng cường chánh niệm, nhận thức phân biệt, và can đảm của tôi trong nỗ lực tu tập. Đồng thời, nó làm tôi can đảm và vững tin về tương lai, mà trong đó những đau đớn xuất hiện khi tiếp cận với cái chết sẽ không khác biệt gì với những đau đớn mà tôi đang trải nghiệm và xem xét trong thời hiện tại. Những đau đớn đó sẽ không có gì khác hay đặc biệt mà có thể làm cho tôi bị phỉnh gạt hay nhầm lẫn vào thời điểm chết. Đây còn là một nhận thức rõ ràng hơn nữa. Nỗi đau, ngay khi tuệ phân biệt thấu hiểu đầy đủ về nó, đã biến mất ngay lập tức, và tâm an trú trong tĩnh lặng hoàn toàn.

Now at a point like this, if you wanted to, you could say that the mind is empty, but it's empty in concentration. When it withdraws from that concentration, the emptiness disappears. From there, the mind resumes its investigations and continues with them until it gains expertise in its concentration. (Here I'll ask to condense things so as to fit them into the time we have left.) Once concentration is strong, discernment steps up its investigation of the various aspects of the body until it sees them all clearly and is able to remove its attachments concerning the body once and for all. At that point the mind begins to be empty, but it doesn't yet display a complete emptiness. There are still images appearing as pictures within it until it gains proficiency from its relentless training. The images within the heart then begin to fade day by day, until finally they are gone. No mental images appear either inside or outside the heart. This is also called an empty mind.

This kind of emptiness is the inherent emptiness of the mind that has reached its own level. It's not the emptiness of concentration, or of sitting and practicing concentration. When we sit in concentration, that's the emptiness of concentration. But when the mind has let go of the body because of the thorough comprehension that comes when its internal images are all gone, and because of the power of its mindfulness and discernment that are fully alert to these things, this is called the emptiness of the mind on its own level.

Thế thì tại một thời điểm như vậy, nếu bạn muốn, bạn có thể nói rằng tâm trống không, nhưng nó trống không trong định. Khi nó xuất ra khỏi định, tánh không biến mất. Từ đó, tâm trở lại việc xem xét của nó và tiếp tục cho đến khi nó đạt được sự tinh thông trong định của nó. (Ở đây tôi xin nói tóm gọn mọi thứ lại cho vừa với thời gian còn lại của chúng ta.) Một khi định mạnh, trí tụê gia tăng việc xem xét của nó về các khía cạnh khác nhau của thân cho đến khi nó nhìn thấy chúng rõ ràng và có thể loại bỏ những gắn bó liên quan đến thân thể một lần mà thôi. Tại điểm này tâm bắt đầu trở nên trống không, nhưng nó vẫn chưa thể hiện một tánh không hoàn toàn. Vẫn còn có những ảnh tượng xuất hiện như hình ảnh bên trong nó cho đến khi nó đạt được năng lực từ việc rèn luyện không ngừng của nó. Sau đó những ảnh tượng trong tim bắt đầu phai nhạt từng ngày, cho đến cuối cùng thì chúng mất hết. Không còn những ảnh tượng tâm linh xuất hiện bên trong hay bên ngoài tim. Đây cũng được gọi là tâm trống không.

Loại tánh không này là tánh không nội tại của tâm đã đạt đến mức độ của chính nó. Nó không phải là tánh không của định, hay của việc ngồi và thực hành định. Khi chúng ta ngồi trong định, đó là tánh không của định. Nhưng khi tâm buông xả thân thể bởi vì sự hiểu biết uyên thâm phát sinh khi các ảnh tượng bên trong của nó đều đã biến mất, và bởi vì sức mạnh của chánh niệm và tuệ phân biệt của nó được cảnh giác đầy đủ về những điều này, đây được gọi là tánh không của tâm ở mức độ của chính nó.

When this stage is reached, the mind is truly empty. Even though the body appears, there's simply a sense that the body is there. No image of the body appears in the mind at all. Emptiness of this sort is said to be empty on the level of the mind — and it's constantly empty like this at all times. If this emptiness is nibbana, it's the nibbana of that particular meditator or of that stage of the mind, but it's not yet the nibbana of the Buddha. If someone were to take the emptiness of concentration for nibbana when the mind settles down in concentration, it would simply be the nibbana of that particular meditator's concentration. Why is it that these two sorts of emptiness aren't the emptiness of the Buddha's nibbana? Because the mind empty in concentration is unavoidably satisfied with and attached to its concentration. The mind empty in line with its own level as a mind is unavoidably absorbed in and attached to that sort of emptiness. It has to take that emptiness as its object or preoccupation until it can pass beyond it. Anyone who calls this emptiness nibbana can be said to be attached to the nibbana in this emptiness without realizing it. When this is the case, how can this sort of emptiness be nibbana?

If we don't want this level of nibbana, we have to spread out feelings (vedana), labels (sañña), thought-formations (sankhara), and cognizance (viññana) for a thorough look until we see them clearly and in full detail — because the emptiness we're referring to is the emptiness of feeling, in that a feeling of pleasure fills this emptiness. The mind's labels brand it as empty. Thought-formations take this emptiness as their preoccupation. Cognizance helps be aware of it within and isn't simply aware of things outside — and so this emptiness is the emptiness of the mind's preoccupation.

Khi đạt đến giai đoạn này, tâm thật sự trống không. Cho dù thân xuất hiện, đó chỉ đơn giản là cảm giác có thân ở đó. Không có ảnh tượng của thân xuất hiện trong tâm chút nào cả. Loại tánh không này được gọi là không ở mức độ của tâm — và nó luôn trống không như vậy vào khắp mọi thời. Nếu tánh không này là niết bàn, nó là niết bàn của riêng thiền giả đó hay của giai đoạn tâm đó, nhưng chưa phải là niết bàn của Đức Phật. Nếu ai đó cho rằng tánh không của định là niết bàn khi tâm an trú trong định, nó đơn giản chỉ là niết bàn của định của riêng hành giả đó. Tại sao hai loại tánh không này không phải là tánh không của niết bàn của Đức Phật? Bởi vì tâm trống không trong định thì không thể nào không hài lòng và bám lấy định của nó. Tâm trống không phù hợp với mức độ của riêng nó như một cái tâm thì không thể nào tránh khỏi bị thẩm thấu vào và bám lấy loại tánh không ấy. Nó phải lấy tánh không đó như đối tượng hay đề mục cho đến khi nó có thể vượt qua đó. Bất cứ ai gọi tánh không này là niết bàn có thể nói là người ấy bám vào niết bàn trong tánh không này mà không hay biết. Khi đây là trường hợp, làm thế nào loại tánh không này là niết bàn được?

Nếu chúng ta không muốn mức độ niết bàn này, chúng ta phải trải rộng cảm giác (vedana - thọ uẩn), nhãn hiệu hay khái niệm (sañña - tưởng uẩn), hình thành tư tưởng (sankhara - hành uẩn), và ý thức (viññana - thức uẩn) cho một cái nhìn toàn diện cho đến khi chúng ta thấy chúng rõ ràng và đầy đủ chi tiết — bởi vì tánh không mà chúng ta đang nói đến là tánh không của cảm giác, trong đó một cảm giác hoan hỉ lấp đầy tánh không này. Các khái niệm của tâm đặt tên nó là tánh không. Tư tưởng hình thành lấy tánh không này như là đề mục của chúng. Ý thức giúp nhận biết nó ở bên trong và không phải đơn giản nhận biết được sự vật ở bên ngoài — và vì thế tánh không này là tánh không của đề mục của tâm.

If we investigate these things and this emptiness clearly as sankhara-dhammas, or fabrications, this will open the way by which we are sure some day of passing beyond them. When we investigate in this way, these four khandhas and this emptiness — which obscure the truth — will gradually unravel and reveal themselves bit by bit until they are fully apparent. The mind is then sure to find a way to shake itself free. Even the underlying basis for sankhara-dhammas that's full of these fabricated things will not be able to withstand mindfulness and discernment, because it is interrelated with these things. Mindfulness and discernment of a radical sort will slash their way in — just like a fire that burns without stopping when it meets with fuel — until they have dug up the root of these fabricated things. Only then will they stop their advance.

On this level, what are the adversaries to the nibbana of the Buddha? The things to which the mind is attached: the sense that, 'My heart is empty,' 'My heart is at ease,' 'My heart is clean and clear.' Even though we may see the heart as empty, it's paired with an un-emptiness. The heart may seem to be at ease, but it depends on stress. The heart may seem clean and clear, but it dwells with defilement — without our being aware of it. Thus emptiness, ease, and clarity are the qualities that obscure the heart because they are the signs of becoming and birth. Whoever wants to cut off becoming and birth should thus investigate so as to be wise to these things and to let them go. Don't be possessive of them, or they will turn into a fire to burn you. If your discernment digs down into these three lords of becoming as they appear, you will come to the central hub of becoming and birth, and it will be scattered from the heart the moment discernment reaches the foundation on which it is based.

Nếu chúng ta xem xét những thứ này và tánh không này rõ ràng như sankhara-dhammas, hay pháp cấu thành, nó sẽ mở ra một con đường mà một ngày nào đó chúng ta chắc chắn sẽ đi vượt qua chúng. Khi chúng ta nghiên cứu theo cách này, bốn khandha -uẩn và tánh không này — vốn che khuất sự thật — sẽ dần dần làm sáng tỏ và hé lộ chúng từng chút một cho đến khi chúng hiển lộ hoàn toàn. Sau đó tâm chắc chắn sẽ tìm thấy cách để giải thoát chính nó. Ngay cả cái nền tảng căn bản cho sankhara-dhammas mà có toàn là những pháp cấu thành này sẽ không thể chịu đựng được chánh niệm và tuệ phân biệt, bởi vì nó liên quan với những thứ này. Chánh niệm và trí tuệ phân biệt thuộc loại cấp tiến sẽ ào ạt tiến bước vào — giống như một ngọn lửa cháy bùng không dập tắt được khi nó gặp nhiên liệu — cho đến khi chúng nhổ bật gốc rễ của những pháp cấu thành này. Chỉ đến khi đó chúng mới ngừng tiến bước.

Ở mức độ này, kẻ thù của niết bàn của Đức Phật là gì? Những điều làm cho tâm cảm thấy rằng, 'Tim của tôi trống không,' 'Tim của tôi bình an,' 'Tim của tôi sạch và trong sáng.' Mặc dù chúng ta có thể thấy trái tim như trống không, nó đi kèm với một cái không trống không. Tim có vẻ như bình an, nhưng nó phụ thuộc vào sự căng thẳng. Tim có vẻ như sạch sẽ và rõ ràng, nhưng nó ở với phiền não ô trược — mà chúng ta không hay biết. Vì thế trống không, bình an, và rõ ràng là những phẩm chất làm che khuất trái tim bởi vì chúng là dấu hiệu của trở thành và sinh ra. Ai muốn cắt bỏ trạng thái trở thành và sinh ra nên nhận thức thấu đáo về những điều này và buông chúng ra. Đừng có say đắm chúng, nếu không chúng sẽ biến thành ngọn lửa thiêu rụi bạn. Nếu tuệ phân biệt của bạn đào bới sâu vào ba lãnh chúa của sự trở thành như chúng xuất hiện, bạn sẽ bước vào trung tâm của sự trở thành và sinh ra, và nó sẽ bị tiêu tan khỏi trái tim vào khoảnh khắc trí tuệ đạt đến nền tảng mà nó được đặt vào.

When these things are ended through the power of discernment, that too is a form of emptiness. No signs of any conventional reality (sammati) will appear in this emptiness at all. This is an emptiness different from the forms of emptiness we have passed through. Whether this emptiness can be called the emptiness of the Buddha, or whose emptiness it is, I'm afraid I can't say, other than that it's an emptiness that each meditator can know directly only for him or herself alone.

This emptiness has no time or season. It's akaliko — timeless — throughout time. The emptiness of concentration can change, in terms of progress and regress. The emptiness on the formless or image-less (arupa) level, which serves as our path, can change or be transcended. But this emptiness exclusively within oneself doesn't change — because there is no self within this emptiness, and no sense that this emptiness is oneself. There is simply the knowledge and vision of things as they are (yatha-bhuta-ñana-dassana) — seeing this emptiness in line with its natural principles as they actually are, and seeing all phenomena as they actually are, as they pass by and exist in general. Even virtue, concentration, and discernment — the qualities we use to straighten out the heart — are realized for what they are and let go in line with their actuality. Nothing at all remains lurking in the nature of this final stage of emptiness.

Khi những điều này bị kết thúc thông qua sức mạnh của trí tuệ, đó cũng là một hình thức của tánh không. Không có dấu hiệu của một quy ước thực tế nào (sammati) sẽ xuất hiện trong tánh không này hết cả. Đây là tánh không khác biệt với những hình thức tánh không mà chúng ta đã đi qua. Cho dù tánh không này có thể gọi là tánh không của Đức Phật, hay là tánh không của người nào khác, tôi e rằng tôi không thể nói được, ngoại trừ rằng nó là một tánh không mà mỗi thiền giả chỉ có thể trực tiếp biết cho chính họ mà thôi.

Tánh không này không có thời gian hay thời tiết. Nó akaliko — vô tận — vượt thời gian. Tánh không của định có thể thay đổi về tiến bộ và suy thoái. Tánh không ở mức độ vô hình dạng hay vô sắc (arupa), phục vụ như là con đường của chúng ta, có thể thay đổi hay siêu việt. Nhưng tánh không riêng biệt trong chính mình thì không thay đổi — bởi vì không có cái ngã bên trong tánh không này, và không có ý thức rằng tánh không này là tự ngã. Chỉ đơn giản là kiến thức và cái nhìn thấu triệt về thật tánh của vạn vật (yatha-bhuta-ñana-dassana) — nhìn thấy tánh không này phù hợp với các nguyên tắc tự nhiên của nó như chúng thật sự là, và nhìn thấy mọi hiện tượng như chúng thật sự là, như chúng đi qua và tồn tại nói chung. Ngay cả đức hạnh, định, và tuệ phân biệt — những phẩm chất chúng ta dùng để làm cho trái tim ngay thẳng lại — được nhận diện và buông ra phù hợp với thật tánh của chúng. Không còn gì ẩn núp lại trong bản chất của giai đoạn cuối của tánh không này.

I ask that we all reflect on these three kinds of emptiness and try to develop ourselves to attain them — and especially the last form of emptiness, which is an emptiness in the principles of nature, beyond the range where any other person or any conventional reality can become involved with us ever again. Our doubts, ranging from the beginning levels of the Dhamma to this ultimate emptiness, will find resolution, with our own knowledge and vision acting as judge.

So now at the end of this talk — which started out with my telling you of my own ignorance step by step and then strayed off to this final emptiness, which is a quality somewhat beyond my powers to explain any further — I'll ask to stop, as the proper time seems to have come.

May happiness and contentment be with each and every one of you.

Tôi mong rằng tất cả chúng ta quán chiếu về ba loại tánh không này và cố gắng phát triễn bản thân để đạt được chúng — và đặc biệt là hình thức tánh không cuối cùng, đó là tánh không trong các nguyên tắc tự nhiên, ngoài phạm vi mà bất cứ ai khác hay bất cứ thực tế quy ước nào có thể trở nên quan hệ với chúng ta lần nào nữa. Sự nghi ngờ của chúng ta, từ các mức độ bắt đầu của Pháp cho đến tánh không tối thượng này, sẽ tìm thấy giải pháp, với kiến thức và tầm nhìn của riêng chúng ta hành động như một thẩm phán.

Đến đây là kết thúc của buổi nói chuyện — bắt đầu với việc tôi kể cho quý vị nghe từng bước một về sự vô minh của tôi và sau đó đi lang thang đến tánh không cuối cùng này, đó là một phẩm chất phần nào nằm ngoài khả năng của tôi để giải thích thêm nữa — tôi xin dừng lại vì dường như đã hết giờ rồi.

Cầu chúc hạnh phúc và an vui đến với tất cả mọi người.


The Tracks of the Ox  

An excerpt from a talk given July 6, 1982

...Whichever theme you focus on, be earnest with it, keeping mindfulness in constant touch with the work you are doing. For example, if you're focusing on the repetition of buddho, keep constantly aware of the word buddho, buddho, as if there were nothing else left in the world for you to become two with this or three with that. There is only one thing: the word buddho blending step by step with your awareness. As the mind becomes more and more still, the buddho you are repeating will more and more blend into one with your awareness. Then the word buddho, buddho will fall silent, leaving only an awareness that's more conspicuous than before. This means that you've reached the mind. To put it in terms of following the tracks of an ox, you've reached the ox and can let go of its tracks. Here you've reached the inner buddha, which is like the ox, so now you can let go of the meditation word.

The same holds true if you focus on keeping the breath in mind. Whether the breath is heavy or refined, simply be aware of it as it normally is. Don't set up any expectations. Don't force the breath to be like this or that. Keep your awareness with the breath, because in meditating by taking the breath as your preoccupation, you're not after the breath. The breath is simply something for the mind to hold to so that you can reach the real thing, just as when you follow the tracks of an ox: You're not after the tracks of the ox. You follow its tracks because you want to reach the ox. Here you're keeping track of the breath so as to reach the real thing: awareness. If you were to start out just by holding on to awareness, you wouldn't get any results, just as you wouldn't be sure of finding the ox if you simply went around looking for it. But if you follow its tracks, you're going to find it for sure. Your meditation word has to keep moving in. This is called following the tracks of the ox step by step until you reach the ox, or what knows: namely the mind.


Dấu Vết của Trâu  

Trích đoạn từ bài thuyết pháp ngày 6 tháng 7, năm 1982

... Bất cứ chủ đề nào bạn chú tâm vào, hảy làm hết lòng, giữ chánh niệm tập trung liên tục vào công việc bạn đang làm. Ví dụ, nếu bạn chú tâm vào việc niệm chữ buddho, hảy liên tục nhận thức chữ buddho, budho, như không có cái gì khác còn lại trên đời này để cho bạn trở thành hai với cái này hoặc ba với cái nọ. Chỉ có một điều duy nhất: chữ buddho hòa hợp từng bước một với nhận thức của bạn. Khi tâm trở nên tĩnh lặng nhiều hơn, chữ buddho mà bạn tụng niệm sẽ hòa hợp nhiều hơn vào làm một với nhận thức của bạn. Sau đó chữ buddho, buddho sẽ trở nên yên lặng, chỉ còn lại một nhận thức hiển lộ rõ ràng hơn trước. Đây có nghĩa là bạn đã vào đến tâm. Đem nó ví với việc đi theo dấu vết của con trâu, bạn đã gặp trâu và có thể buông bỏ dấu vết của nó. Ớ đây bạn gặp buddha bên trong, cũng giống như con trâu, vì vậy bạn có thể buông bỏ chữ quán niệm.

Tương tự như vậy khi bạn tập trung vào việc giữ hơi thở trong tâm. Dù hơi thở nặng hay nhẹ, chỉ cần biết nó như nó thường là. Đừng đặt ra bất cứ trông mong nào. Đừng ép buộc hơi thở giống như thế này hay thế nọ. Giữ nhận thức của bạn với hơi thở, bởi vì trong việc hành thiền bằng cách lấy hơi thở làm đề mục của bạn, bạn không theo đuổi hơi thở. Hơi thở chỉ là một cái gì đó cho tâm bám vào để bạn có thể đạt được điều thật sự, giống như khi bạn đi theo dấu vết của con trâu: Bạn không phải truy tìm dấu vết của trâu. Bạn theo dõi dấu vết của nó bởi vì bạn muốn gặp trâu. Ở đây bạn đang theo dõi hơi thở để đạt được điều thật sự: nhận thức. Nếu bạn bắt đầu chỉ bằng cách bám vào nhận thức, bạn sẽ không có được kết quả nào, giống như bạn sẽ không biết chắc là tìm thấy con trâu nếu bạn chỉ đi lòng vòng tìm kiếm nó. Nhưng nếu bạn đi theo dấu vết của nó, bạn chắc chắn sẽ tìm thấy nó. Chữ quán niệm của bạn phải được liên tục lập lại. Đây gọi là theo dấu vết của trâu từng bước một cho đến khi bạn gặp trâu, hay còn gọi là gì: là tâm.

The same holds true with focusing on the breath. If it's heavy, know that it's heavy. Don't get worried or upset about it, and don't be afraid that you'll die because the breath is heavy or because you feel suffocated. When you do heavy work, you feel suffocated — don't think that you feel suffocated only when focusing on the breath. There are a lot of other things more suffocating than this. If you carry a post or lift something heavy, you feel suffocated to death all over the body, not just in the chest or in the breath. The whole body is ready to burst because of the heaviness and great pain, and yet you can take it. You even know that it's because of the heavy object, and that's the way it has to be.

While you focus on keeping the breath in mind when the breath is coarse, it's as if you were lifting something heavy. It's naturally bound to feel suffocating, so don't worry about it. Even if it's suffocating, the important point is to keep track of the breath coming in and out. Eventually the breath will become more and more refined, because mindfulness is focused on the breath and doesn't go anywhere else. When the breath goes in, be aware of it. When it goes out, be aware of it, but there's no need to follow it in and out. That would simply be creating a greater burden for yourself, and your attention might slip away. So focus right on the entry point where the breath goes in and out. In most cases, the tip of the nose is the place to focus on the breath. Keep watch right there. Keep aware right there. Don't waste your time speculating or planning on how the results will appear, or else your mind will wander away from the principle of the cause that will give rise to those results. Keep close watch on the cause — what you are doing — and the breath will become more and more refined.

When the breath becomes more refined, that shows that the mind is refined. Even if the breath becomes so refined that it disappears — at the same time that you're aware that it's disappearing — don't be afraid. The breath disappears, but your awareness doesn't disappear. You're meditating not for the sake of the breath, but for the sake of awareness, so stay with that awareness. You don't have to worry or be afraid that you'll faint or die. As long as the mind is still in charge of the body, then even if the breath disappears, you won't die. The mind will dwell with freedom, with no agitation, no worries, no fears at all. This is how you focus on the breath.

Cũng vậy đối với việc chú tâm vào hơi thở. Nếu nó nặng, biết rằng nó nặng. Đừng lo lắng hay khó chịu về nó, và đừng lo sợ rằng bạn sẽ chết bởi vì hơi thở nặng nề hay vì bạn cảm thấy ngột ngạt. Khi bạn làm việc nặng nhọc, bạn cảm thấy ngộp thở — đừng nghĩ rằng bạn cảm thấy ngộp thở chỉ khi chú tâm vào hơi thở. Có nhiều thứ còn khó thở hơn điều này. Nếu bạn khiêng một cái cột hay nâng một vật nặng lên, bạn cảm thấy ngộp thở đến chết trên khắp thân thể, không phải chỉ trong ngực hay trong hơi thở. Toàn thân sẵn sàng sụp đổ bởi vì sự nặng nề và đau đớn, thế nhưng bạn vẫn có thể chịu được. Bạn còn biết đó là bởi vì vật nặng, và đó là chuyện đương nhiên.

Lúc bạn tập trung vào việc giữ hơi thở trong tâm, khi hơi thở thô nó như thể bạn đang nâng một vật nặng. Cảm giác ngộp thở là tự nhiên thôi, vì vậy đừng lo lắng về nó. Thậm chí nếu bị ngộp thở, điều quan trọng là phải theo dõi hơi thở vào và ra. Cuối cùng hơi thở sẽ ngày càng trở nên tinh tế hơn, bởi vì chánh niệm tập trung vàp hơi thở và không đi nơi nào khác. Khi hơi thở đi vào, nhận biết nó. Khi nó đi ra, nhận biết nó, nhưng không cần phải theo nó vào và ra. Điều đó chỉ tạo ra một gánh nặng lớn hơn cho bạn, và sự chú ý của bạn có thể bị hụt hẩng. Vì vậy hảy tập trung ngay ớ điểm ban đầu nơi mà hơi thở đi vào và ra. Trong hầu hết các trường hợp, chóp mũi là nơi để chú tâm vào hơi thở. Giữ cảnh giác ngay tại đó. Giữ nhận thức ngay tại đó. Đừng lãng phí thời giờ của bạn vào suy đoán hay phác định về việc kết quả sẽ xuất hiện như thế nào, nếu không tâm của bạn sẽ đi lang thang ra khỏi căn nguyên mà sẽ làm phát sinh những kết quả đó. Tiếp tục theo dõi chặt chẽ nguyên nhân — những gì bạn đang làm — và hơi thở sẽ trở nên tinh tế hơn và hơn nữa.

Khi hơi thở trở nên tinh tế hơn, điều đó cho thấy rằng tâm tinh tế. Thậm chí nếu hơi thở trở nên tinh tế đến độ nó biến mất — và đồng thời bạn biết rằng nó đang biến mất — đừng sợ. Hơi thở biến mất, nhưng nhận thức của bạn không biến mất. Bạn hành thiền không phải vì lợi ích của hơi thở, mà vì lợi ích của nhận thức, vì vậy hảy ở lại với nhận thức đó. Bạn không cần phải lo lắng hay sợ rằng bạn sẽ ngất xỉu hay chết. Miễn là tâm vẫn còn làm chủ thân thể, thì thậm chí nếu hơi thở biến mất, bạn sẽ không chết. Tâm sẽ an trú với tự do, không bức rức, không lo âu, không sợ hãi gì cả. Đây là cách bạn tập trung vào hơi thở.


The Path of Strength  

September 30, 1962

We have gone forth from the household life and are abstainers from all things that are our own enemies and enemies of the common good. That's why we're said to have gone forth: It means that we abstain. 'Abstaining' here means refraining from the things that work to our detriment. Once we have gone forth, our duty is to abstain from things that are unwise and to develop wisdom — intelligence — as much as we can until it is enough to carry us past our obstacles: the entire mass of suffering.

At present we all know that we have gone forth. The world calls us 'people who have gone forth,' so be conscious of your status at all times and in your every movement in thought, word, and deed. You are ordained in the Buddha's religion and have his teachings as your guide. His teachings have both a fence and an open way. The fence is the Vinaya, which prescribes penalties for our errors — major, intermediate, and minor. This is the fence that blocks the wrong paths so that we won't stray down them, and that opens the right path — the Dhamma — so that we can follow it to the goal to which we aspire. The Vinaya is a fence on both sides of the path. If we go astray, it means we've gone wrong. If we go just a little astray, we've gone just a little bit wrong. If we go far astray, we've gone far wrong. If we go so far astray that we can't get back on the path, we've gone absolutely wrong. This is like a person who loses his way: If he gets just a little lost, he can quickly get back on the path. If he gets more lost, it wastes a lot of his time. If he gets really lost, he has no chance of reaching his goal. Thus the Vinaya is like a fence to prevent those who have gone forth from going wrong. This fence has various levels — in line with the differing levels of lay people and those who have ordained — for us to observe in line with our moral duties, beginning with the five precepts and going up to the eight, the ten, and the 227 precepts.


Con Đường Năng Lực  

Ngày 30 tháng 9, năm 1962

Chúng ta giã từ đời sống gia đình và là người cách ly khỏi tất cả mọi thứ là kẻ thù của riêng chúng ta và là kẻ thù của lợi ích chung. Đó là lý do tại sao chúng ta được gọi là xuất gia: Nó có nghĩa là chúng ta cách ly. 'Cách ly' ở đây có nghĩa là chế ngự những thứ làm hao tổn chúng ta. Một khi chúng ta xuất gia, nhiệm vụ của chúng ta là tránh những điều ngu si và phát triễn trí tuệ — trí thông minh — nhiều như chúng ta có thể cho đến khi đủ để đưa chúng ta vượt qua những trở ngại của mình: toàn thể đau khổ.

Hiện tại tất cả chúng ta đều biết rằng chúng ta xuất gia. Thế giới gọi chúng ta là 'người xuất gia,' vì vậy hảy ý thức về địa vị của mình ở khắp mọi thời và trong mọi động thái trong suy nghĩ, lời nói và việc làm của các ông. Các ông được truyền giới trong tôn giáo của Đức Phật và có giáo lý của ngài như là hướng dẫn của các ông. Giáo lý của ngài có cả rào cản và cửa ngỏ. Rào cản là Giới Luật, quy định hình phạt cho những sai lầm của chúng ta — nghiêm trọng, vừa phải và chút đỉnh. Đây là hàng rào chặn những con đường sai để cho chúng ta sẽ không lạc lối, và mở ra con đường đúng — Chánh Pháp — để cho chúng ta có thể đi theo nó đến mục đích mà chúng ta mong mỏi. Giới Luật là rào cản cho cả hai bên của con đường. Nếu chúng ta đi lạc, có nghĩa là chúng ta đã đi sai. Nếu chúng ta chỉ đi lạc chút đỉnh, chúng ta đã đi sai chút đỉnh. Nếu chúng ta đi lạc khá xa, chúng ta đã đi sai khá xa. Nếu chúng ta đi lạc đến độ không thể trở lại con đường, chúng ta đã đi sai hoàn toàn. Đây giống như một người bị mất lối đi. Nếu ông ta chỉ lạc lối chút đỉnh, ông có thể nhanh chóng đi trở về con đường. Nếu ông ta đi lạc nhiều hơn, nó làm mất khá nhiều thời giờ của ông. Nếu ông ta thật sự bị mất lối đi, ông ta không có cơ hội đạt đến mục đích. Do đó Giới Luật giống như rào cản để phòng ngừa những ai xuất gia đi sai đường. Rào cản này có nhiều mức độ khác nhau — phù hợp với các mức độ khác nhau của cư sĩ và của những ai đã được truyền giới — để chúng ta tuân thủ cho phù hợp với những nhiệm vụ đạo đức của chúng ta, bắt đầu với năm giới, và lên đến tám, mười, và 227 giới.

As for the Dhamma, which is the path to follow as taught by the Buddha, it has conviction as its basis — in other words, conviction in the path to be followed for good results — and persistence in making the effort to follow the path unflaggingly. Mindfulness is what guides our efforts as we follow the path. Concentration is firmness of the heart in following the path, in addition to being food for the journey — in other words, mental peace and ease along the way before we reach the goal. And discernment is circumspection in following the path step by step from beginning to end. These qualities support and encourage us to stay on the right path. When we have these five qualities — conviction, persistence, mindfulness, concentration, and discernment — constantly with us, there's no need to doubt that the results will appear as our reward, clear to the heart, in line with our strength and abilities. If we develop these five qualities so that they are powerful within our hearts, the results that the Buddha proclaimed as lying at the end of the path — release and nibbana — won't be able to elude us, because all of these qualities aim at these results.

So I ask that you as meditators nourish your conviction in the Dhamma and in your own capabilities. Make your persistence adequate to the task. Concentration will then appear as a result, so try to make it adequate, and take mindfulness and discernment as your guardians. The results will then appear to your full satisfaction. You don't have to worry about where the paths, fruitions, and nibbana lie. Try to nourish the causes I have explained here and make them adequate. Nothing will then be able to prevent the results that will arise from those causes.

Đối với Pháp, con đường để đi theo như lời dạy của Đức Phật, nó có niềm tin như là căn bản của nó — nói cách khác, niềm tin chắc vào con đường cần đi theo để có kết quả tốt — và kiên trì trong việc nỗ lực không mệt mỏi để đi theo con đường. Chánh niệm là những gì hướng dẫn nỗ lực của chúng ta khi chúng ta đi theo con đường. Định là sự kiên cố của trái tim trong việc đi theo con đường, ngoài việc là thực phẩm cho cuộc hành trình — nói cách khác, an tâm và thoải mái trên đường đi trước khi chúng ta đạt đến mục đích. Và tuệ phân biệt là sự thận trọng trong việc đi theo con đường từng bước một từ đầu đến cuối. Những phẩm chất này hỗ trợ và khuyến khích chúng ta ở lại trên con đường đúng. Khi chúng ta có năm phẩm chất này — niềm tin, kiên trì, chánh niệm, định, và tuệ phân biệt — liên tục với chúng ta, thì chắc chắn rằng kết quả sẽ xuất hiện như phần thưởng của chúng ta, rõ ràng cho trái tim, phù hợp với sức mạnh và khả năng của chúng ta. Nếu chúng ta phát triễn năm phẩm chất này để cho chúng vững mạnh trong tim chúng ta, kết quả mà Đức Phật tuyên bố là nằm ở cuối con đường — giải thoát và niết bàn — sẽ không thể trốn tránh chúng ta, bởi vì tất cả những phẩm chất này nhắm vào các kết quả đó.

Vì vậy tôi yêu cầu các ông là những thiền giả hảy nuôi dưỡng niềm tin vào Pháp và vào khả năng của các ông. Hảy làm cho sự kiên trì của các ông cân xứng với nhiệm vụ. Định sau đó sẽ xuất hiện như là kết quả, vì vậy hảy cố gắng làm nó đầy đủ, và lấy chánh niệm và tuệ phân biệt như những hướng dẫn của các ông. Kết quả rồi sẽ xuất hiện làm các ông thỏa mãn trọn vẹn. Các ông không phải lo lắng về nơi mà đạo, quả, và niết bàn nằm. Hảy cố gắng nuôi dưỡng các nguyên nhân mà tôi đã giải thích ở đây và làm chúng đầy đủ. Rồi sẽ không có gì có thể ngăn cản kết quả phát sinh từ những nguyên nhân đó.

These five qualities — principles in following the path — are called the five indriya or five bala. 'Indriya' means dominant factor. 'Bala' means strength. As for the Vinaya, it's a fence guarding both sides of the path to keep us from straying from the way to the paths, fruitions, and nibbana. The Buddha closed off both sides and then opened the way — the five strengths — for us to follow as much as we like.

Kaya-viveka: physical seclusion in your dwelling place. The place where we are staying now is fairly conducive in this respect. Citta-viveka: mental seclusion. Those of you aiming for inner seclusion in line with the levels of your concentration have already attained a fair amount. Those of you who are just beginning, who don't have any mental seclusion in your hearts, should try to nourish the five strengths to make them solid. Inner seclusion will gradually appear step by step. Those of you who have attained an adequate amount of inner seclusion should try to make it more and more refined, at the same time developing discernment or circumspection with regard to your seclusion. As for those of you at the higher stages of the practice, you should urgently gather up persistence with discernment so as to make it adequate, and it will bear fruit as upadhi-viveka — absolute seclusion from the defilements — appearing clearly to your hearts.

Năm phẩm chất này — các nguyên tắc trong việc đi theo con đường — được gọi là năm indriya hay năm bala. 'Indriya' có nghĩa là yếu tố trọng yếu. Bala' có nghĩa là năng lực. Còn Giới Luật, nó là hàng rào bảo vệ cả hai bên của con đường để giữ cho chúng ta không đi lạc khỏi con đường dẫn đến đạo, quả, và niết bàn. Đức Phật đóng cả hai bên và sau đó mở đường — năm năng lực — cho chúng ta đi theo tùy thích.

Kaya-viveka: ẩn dật thể chất ở nơi cư ngụ của các ông. Nơi mà chúng ta đang ở hiện nay là khá thuận lợi về mặt này. Citta-viveka: ẩn dật tinh thần. Những ai trong các ông nhắm đến ẩn dật nội tâm phù hợp với mức độ định của ông thì đã đạt được khá đủ. Những ai trong các ông chỉ mới bắt đầu, không có bất cứ ẩn dật tinh thần nào trong tim của ông, nên cố gắng nuôi dưỡng năm năng lực để làm chúng vững chắc. Ẩn dật nội tâm sẽ dần dần xuất hiện từng bước một. Những ai trong các ông đã đạt được khá đầy đủ ẩn dật nội tâm nên cố gắng làm cho nó tinh tế hơn, và đồng thời phát triễn tuệ phân biệt hay thận trọng liên quan đến ẩn dật của ông. Còn đối với những ai trong các ông ở giai đoạn cao hơn của việc tu tập, ông nên khẩn cấp bao gộp sự kiên trì với tuệ phân biệt để làm cho nó được cân xứng, và nó sẽ mang lại quả như upadhi-viveka — tuyệt đối cách ly khỏi phiền não ô trược — xuất hiện rõ ràng trong tim ông.

Physical seclusion means finding peace in solitary places. You don't get embroiled in external matters; you don't latch on to work to disturb the body to the point where you turn your temporary dwelling place into a factory, viewing physical work as the basis of the religion and as your occupation as a monk — as we see happening everywhere — to the point where you no longer have any interest in the inner effort of the practice that is a monk's true duty. Mental seclusion refers to the peace of mind endowed with the inner effort of the practice to keep it from running wild with the things that make contact. You rein it in so as to keep it still with watchfulness and restraint at all times. The nature of this level of mental peace is that even though external things may not be making any disturbance, there are still some enemy preoccupations lurking within the mind. This is why this level is termed simply mental seclusion, seclusion from the disturbance of external objects.

As for seclusion from the defilements, this refers to peace with regard to such external things as sights, sounds, smells, and tastes, as well as to peace with regard to internal preoccupations that are the particular enemies of the mind. In other words, you are free both from external enemies and from internal enemies. This is absolute seclusion from the defilements, without even the least thing infiltrating the heart. The heart is in this state at all times. Even though various things may come and make contact, or the khandhas may do their work in line with their duties, these things can't permeate into the heart to cause it any difficulties.

Ẩn dật thể chất có nghĩa là tìm bình an ở những nơi cô liêu. Ông không dính dáng vào những vấn đề bên ngoài, ông không bám vào công việc để quấy rầy thân thể đến một điểm mà ông biến chỗ ở tạm thời thành một cái xưởng, xem hoạt động thể chất như căn bản của tôn giáo và nghề nghiệp của ông như một tu sĩ — như chúng ta thấy xảy ra ở khắp mọi nơi — đến một điểm mà ông không còn thích để ý đến nỗ lực bên trong của việc tu tập mà vốn là nhiệm vụ thật sự của một nhà sư. Ẩn dật tinh thần đề cập đến sự bình an của tâm hỗ trợ cho nỗ lực bên trong của việc tu tập để giữ cho nó khỏi chạy theo những thứ đến tiếp xúc nó. Ông kiềm chế nó để giữ nó đự́ng yên với cảnh giác và chế ngự ở khắp mọi thời. Bản chất của mức độ bình an tinh thần này là dù rằng những thứ bên ngoài có thể không gây phiền nhiễu, nhưng vẫn có một số mối bận tâm như kẻ thù ẩn núp bên trong tâm. Đây là lý do tại sao mức độ này được gọi là ẩn dật tinh thần, tách biệt khỏi sự quấy rầy của những đối tượng bên ngoài.

Còn đối với ẩn dật khỏi những phiền não ô trược, điều này đề cập đến việc không giao động với những thứ bên ngoài như hình ảnh, âm thanh, mùi vị, và hương vị, cũng như là điềm tĩnh với những đề mục bên trong vốn là kẻ thù riêng biệt của tâm. Nói cách khác, ông không bị ràng buộc bởi kẻ thù bên ngoài lẫn kẻ thù bên trong. Đây là sự cách ly tuyệt đối khỏi phiền não ô trược, thậm chí không có mảy may điều gì xâm nhập vào tim. Trái tim ở trong trạng thái này vào khắp mọi thời. Mặc dù có nhiều thứ khác nhau có thể đến tiếp xúc, hay các uẩn có thể làm việc phù hợp với nhiệm vụ của chúng, những thứ này không thể thấm vào tim để gây bất kỳ khó khăn nào cho nó.

These are the results that come from the basis of physical and mental seclusion. These three qualities — physical seclusion, mental seclusion, and seclusion with regard to the defilements — are qualities that all of you as meditators should be capable of developing fully within yourselves. There should be nothing blocking your way. All I ask is that you don't abandon your efforts. Be courageous and enthusiastic in searching out lonely, isolated places: places where you can shed your foolishness with regard to yourselves once and for all. This is the way through which the Buddha and all his Noble Disciples passed before reaching the land of nibbana — so how could these places turn into the enemies of those of us who are following the Buddha's example? Don't be worried that you'll lose your lives in such places. If that were to be the case, the Buddha would have had to change his preliminary instructions to us after our ordination from rukkhamula-senasanam — living in the forest — to something else, in keeping with his compassion for all living beings, human and divine. If living in lonely, solitary places, making the effort in line with the Buddha's example, were to give results other than those corresponding to the Dhamma he taught, he would have had to modify his various teachings to be in keeping with the demands of time and place. The 37 wings to Awakening (bodhi-pakkhiya-dhamma) — which are like the Buddha's very heart that he gave to us so rightly — would have had to be completely altered.

But these truths are constant and unwavering. The Buddha never changed them. We as meditators should thus modify our thoughts, words, and deeds to fit in with this Dhamma. It would be highly inappropriate for us to modify the Dhamma to conform with the influence of our hearts with their defilements. If we were to do such a thing, we would become Devadatta's in our thoughts, words, and deeds, and our Teacher — the Buddha's right teachings — would be lost to us without our even realizing it.

So try to be persistent, in line with the teachings given by the Buddha. Be brave in contending with the enemies of the heart — both those that come from within and those that come from without — together with the results they bring. Always take an interest in seeing where suffering and stress come from and how they arise. Don't abandon this work or get bored with it. Try to know the causes and effects of the things that come into contact or become involved with the heart to see how they give rise to stress, until you can ultimately see the causes clearly — and in that same moment, you will clearly understand the results.

Đây là kết quả đến từ căn bản của ẩn dật thể chất và tinh thần. Ba phẩm chất này — ẩn dật thể chất, ẩn dật tinh thần, và ẩn dật đối với những phiền não ô trược — là những phẩm chất mà tất cả thiền giả các ông phải có khả năng phát triễn đầy đủ bên trong các ông. Không nên để bất cứ điều gì cản đường các ông. Tất cả những gì mà tôi yêu cầu là các ông không từ bỏ nỗ lực của mình. Hảy can đảm và nhiệt tình tìm kiếm những nơi yên tĩnh, vắng vẻ: nơi mà các ông có thể lột bỏ sự ngu xuẩn của chính mình một lần mà thôi. Đây là con đường mà Đức Phật và các Đại Đệ tử của ngài đã đi qua trước khi đến vùng đất của niết bàn — vậy thì làm thế nào những chỗ này biến thành kẻ thù của những ai trong chúng ta đang noi theo gương của Đức Phật? Đừng lo lắng rằng các ông sẽ mất mạng sống của mình ở những nơi như vậy. Nếu đó là trường hợp, Đức Phật đã phải thay đổi những hướng dẫn dự trù của ngài cho chúng ta từ việc thọ giới rukkhamula-senasanam — sống nơi sơn lâm — đến một cái gì khác, phù hợp với lòng từ bi của ngài đối với tất cả chúng sinh, người và thần thánh. Nếu việc sống đơn độc ở những nơi xa xôi hẻo lánh, nỗ lực noi theo gương Đức Phật, cho kết quả khác với những gì tương ứng với Pháp mà ngài chỉ dạy, ngài đã phải sửa đổi giáo lý của ngài cho phù hợp với nhu cầu của thời gian và không gian. 37 Yếu tố cần thiết dẫn đến Giác ngộ (bodhi-pakkhiya-dhamma) — giống như chính trái tim của Đức Phật mà ngài đã chân chánh ban cho chúng ta — có lẽ đã phài được sửa đổi hoàn toàn.

Nhưng những sự thật này không thay đổi và kiên định. Đức Phật không bao giờ thay đổi chúng. Chúng ta là những thiền giả do đó nên sửa đổi tư tưởng, lời nói, và hành động của chúng ta cho phù hợp với Chánh Pháp này. Sẽ rất là không thích đáng cho chúng ta thay đổi Chánh Pháp cho hợp với ảnh hưởng của trái tim chúng ta đối với những phiền não ô trược của chúng. Nếu chúng ta làm điều như vậy, chúng ta sẽ trở thành Devadatta trong tư tưởng, lời nói và hành động của mình, và Thầy của chúng ta — những lời dạy chân chánh của Đức Phật — sẽ biến mất trong ta mà chúng ta không hề hay biết.

Vì vậy hảy cố gắng kiên trì, phù hợp với những lời dạy của Đức Phật. Hảy dũng cảm trong việc chiến đấu với kẻ thù của trái tim — cả những điều đến từ bên trong và những điều đến từ bên ngoài — cùng với kết quả chúng mang lại. Hảy luôn chú trọng đến việc nhìn thấy đau khổ và căng thẳng đến từ đâu và làm thế nào mà chúng phát sinh. Đừng từ bỏ công việc này hay buồn chán với nó. Hảy cố gắng biết nguyên nhân và kết quả của những thứ đến tiếp xúc hay trở nên quan hệ với trái tim để xem chúng làm khởi sinh căng thẳng như thế nào, cho đến khi các ông cuối cùng có thể nhìn thấy nguyên nhân rõ ràng — và trong cùng thời điểm đó, các ông sẽ hiểu rõ kết quả.

The most important points, no matter when I teach you — and they are teachings that lie close to my heart — are mindfulness and discernment. These qualities are very important. If you lack mindfulness and discernment, the results of your practice will be erratic. The progress of your efforts will be interrupted and uneven. The techniques of your intelligence for curing defilement will be lacking, and the results — peace and ease — will be sporadic. If mindfulness and discernment are interrupted, you should know that all the efforts of your practice have been interrupted in the same instant. So I ask that each of you realize this. Every time I've given a talk, I've never omitted the topics of mindfulness and discernment. You could almost say that I give them the limelight more than any other topic, for I've considered the matter to the best of my ability, from the time I first started the practice until today, and I have never seen any qualities superior to mindfulness and discernment in being able to unravel things within or without so as to make them clear to the heart. For this reason, I teach you these two qualities so that you'll know: To put them in terms of wood, they're the heartwood or the tap root of the tree. In terms of the Dhamma, they're the root, the crucial tools for eliminating all defilements and mental effluents (asava), from the blatant to the most extremely refined levels, once and for all.

If you lack mindfulness, you can't even give rise to concentration. If you lack discernment, your concentration might turn into wrong concentration — for the word 'concentration' is a neutral term. There's no assurance as to what sort of concentration it may be. If it lacks discernment as its guardian, it's sure to turn into concentration that deviates from the principles of the Dhamma without your realizing it. There are many levels of wrong concentration — those that appear blatantly to the world, as well as intermediate and subtle levels — but here I'll discuss only those forms of wrong concentration that can occur to us in the area of the practice without our realizing it.

Điểm quan trọng nhất, bất kể khi nào tôi dạy các ông — và chúng là những lời dạy nằm sâu trong tim tôi — là chánh niệm và tuệ phân biệt. Các phẩm chất này rất quan trọng. Nếu các ông thiếu chánh niệm và nhận thức phân biệt, kết quả của việc tu tập của các ông sẽ thất thường. Sự tiến bộ của những nỗ lực của các ông sẽ bị gián đoạn và không đồng đều. Kỹ năng của trí thông minh của các ông cho việc chữa trị phiền não sẽ bị thiếu sót, và kết quả — bình an và thoải mái — sẽ bị rời rạc. Nếu chánh niệm và tuệ phân biệt bị gián đoạn, các ông nên biết rằng tất cả những nỗ lực của việc tu tập của các ông sẽ bị gián đoạn trong cùng khoảnh khắc. Vì vậy tôi yêu cầu tất cả các ông nhận ra điều này. Mỗi lần tôi thuyết pháp, tôi không bao giờ bỏ qua chủ đề chánh niệm và nhận thức phân biệt. Hầu như các ông có thể nói rằng tôi chú trọng đến chúng nhiều hơn bất cứ chủ đề nào khác, vì tôi cho vấn đề đó là tinh thông nhất trong khả năng của tôi, từ khi tôi bắt đầu tu tập cho đến ngày nay, và tôi chưa từng thấy phẩm chất nào trội hơn chánh niệm và tuệ phân biệt trong việc có thể làm sáng tỏ mọi thứ bên trong hay bên ngoài để cho trái tim thấy chúng rõ ràng. Vì lý do này, tôi dạy các ông hai phẩm chất này để cho các ông biết. Đem chúng ví với gỗ, chúng là tâm gỗ hay cội rễ của cây. Đối với Pháp, chúng là rễ, công cụ cốt yếu để loại trừ mọi phiền não ô trược và bợn nhơ của tâm (asava), từ lộ liểu cho đến mức độ cực kỳ tinh tế nhất, một lần mà thôi.

Nếu các ông thiếu chánh niệm, các ông thậm chí không thể làm phát sinh định. Nếu các ông thiếu nhận thức phân biệt, định của các ông có thể biến thành định sai lầm — vì chữ 'định' là một từ trung tính. Không bảo đảm là nó có thể là loại định nào. Nếu nó thiếu nhận thức phân biệt như hướng dẫn của nó, chắc chắn nó sẽ biến thành định sai lệch khỏi những nguyên tắc của Chánh Pháp mà các ông không nhận ra nó. Có nhiều mức độ của định sai lầm — mức độ trông lộ liểu với thế giới, và những mức độ trung cấp và tinh tế — nhưng ở đây tôi sẽ chỉ thảo luận những hình thức định sai lầm có thể xảy ra cho chúng ta trong lĩnh vực thực hành mà chúng ta không nhận ra nó.

For example, when we enter concentration, the mind may gather and rest for a long or a short time, but when we withdraw, we're still attached to that concentration and not at all interested in developing discernment. We may feel that the concentration will turn into the paths, fruitions, or nibbana; or else we are addicted to the concentration and want the mind to stay gathered that way for long periods of time or forever. Sometimes, after the mind gathers into its resting place, it then withdraws a bit, going out to know the various things that make contact, becoming attached and engrossed with its visions. Sometimes it may float out of the body to travel to the Brahma worlds, heaven, hell, or the world of the hungry shades, without a thought for what's right or wrong, as we become engrossed in our visions and abilities, taking them as our amazing paths, fruitions, and nibbana, and those of the religion as well. When this happens, then even if someone skilled and experienced in this area comes to warn us, we won't be willing to listen at all. All of these things are termed wrong concentration that we don't realize to be wrong.

So what is right concentration like, and how should you practice for the sake of rightness? This is where a few differences lie. When you sit in concentration and the mind gathers to rest — no matter what the level of concentration — how long it stays there depends on the particular strength of that level of concentration. Let the mind rest in line with its level of concentration. There's no need to force it to withdraw. Let it rest as long as it wants, and then it will withdraw on its own. Once it withdraws, try to train yourself to explore with your discernment. Whatever level of discernment corresponds to that level of concentration, use it to investigate and contemplate the physical properties (dhatu) and khandhas. Whether you investigate these things within or without is not an issue. All that is asked is that you investigate for the sake of knowing cause and effect, for the sake of curing or extricating yourself: Just this much is what's right. Use your discernment to investigate conditions of nature (sabhava dhamma) both within and without, or else exclusively within or exclusively without. Contemplate them in terms of any one of the three characteristics (ti-lakkhana) until you are experienced and astute, until you can find the openings by which you can extricate yourself step by step. When you have investigated to the point where you feel tired, and the mind wants to rest in its home of concentration, let it rest as much as it wants. Whether it rests for a long or a short time is not an issue. Let it rest until it withdraws on its own. As soon as it withdraws, continue with your investigation of such phenomena as the body, as before.

Thí dụ, khi chúng ta nhập định, tâm có thể tập trung và lắng đọng cho một thời gian dài hay ngắn, nhưng khi chúng ta xuất, chúng ta vẫn gắn bó vào định đó và không chút gì để ý đến việc phát triễn tuệ phân biệt. Chúng ta có thể cảm thấy rằng định sẽ trở thành đạo, quả, hay niết bàn; hay là chúng ta nghiện định và muốn tâm tập trung theo cách đó cho một khoảng thời gian dài hay mãi mãi. Đôi khi, sau khi tâm lắng đọng vào nơi an trú của nó, nó bèn xuất định một chút, đi ra để biết những điều khác lạ đến tiếp xúc, trở nên gắn bó và mê đắm với những linh ảnh của nó. Đôi khi nó có thể bay ra khỏi thân thể để du hành đến thế giới Brahma - Phạm thiên, thiên đàng, địa ngục, hay thế giới của loài quỷ đói, mà không suy nghĩ đến chuyện đúng hay sai, khi chúng ta trở nên mê đắm trong linh ảnh và khả năng của chúng ta, chọn chúng như là đạo, quả, và niết bàn tuyệt diệu của chúng ta, và cũng là của tôn giáo. Khi điều này xảy ra, thì thậm chí nếu ai đó tinh thông và kinh nghiệm trong lĩnh vực này đến cảnh báo chúng ta, chúng ta sẽ không muốn lắng nghe chút nào. Tất cả những thứ này được gọi là định sai lầm mà chúng ta không nhận ra là sai.

Vậy thì chánh định giống như cái gì, và các ông nên tu tập vì lợi ích của tính đúng như thế nào? Đây là nơi có một ít khác biệt. Khi các ông ngồi thiền định và tâm tập trung vào tĩnh lặng — bất kể là mức độ nào của định — nó ở lại đó bao lâu tùy thuộc vào sức mạnh riêng biệt của mức độ định đó. Hảy để tâm an trú phù hợp với mức độ định của nó. Không cần phải ép buộc nó xuất định. Hảy để nó nghĩ ngơi bao lâu tùy thích, và rồi nó sẽ tự xuất định. Một khi nó xuất, cố gắng tự rèn luyện để khám phá tuệ phân biệt của các ông. Bất cứ mức độ trí tuệ nào tương xứng với mức độ của định, dùng nó để xem xét và quán chiếu các nguyên tố vật lý (dhatu) và các uẩn (khandhas). Cho dù các ông xem xét những thứ này ở bên trong hay bên ngoài không phải là vấn đề. Chỉ yêu cầu các ông xem xét vì lợi ích của việc hiểu biết nguyên nhân và kết quả, vì lợi ích của việc chữa trị và giải thoát chính mình: Chỉ bấy nhiêu là đúng rồi. Dùng nhận thức phân biệt của các ông để xem xét các trạng thái tự nhiên (sabhava dhamma) cả trong lẫn ngoài, hay chỉ ở bên trong hay chỉ ở bên ngoài. Quán chiếu chúng theo một trong ba đặc tính (ti-lakkhana) cho đến khi các ông kinh nghiệm và tinh nhuệ, cho đến khi các ông có thể tìm thấy cửa mở mà từ đó các ông có thể thoát ra từng bước một. Khi các ông xem xét đến điểm mà ông cảm thấy mệt, và tâm muốn an trú trong căn nhà định của nó, hảy để nó nghĩ ngơi tùy thích. Dù đó là nghĩ ngơi một thời gian dài hay ngắn không phải là vấn đề. Hảy để nó an trú cho đến khi nó tự xuất định. Ngay khi nó xuất, tiếp tục với việc xem xét của ông về các hiện tượng như thân thể, giống như trước.

This is right concentration. Be aware of the fact that concentration is simply a temporary resting place. When you have investigated a great deal in the area of discernment and feel mentally tired, rest in concentration. Once the mind is strong again, it'll withdraw. If it's in shape to investigate, then continue investigating. Keep practicing this way constantly. Your concentration will go smoothly, and your discernment will always be astute. Things will go evenly, both in the area of concentration and in the area of discernment, because concentration is beneficial in one way, and discernment in another. If you let yourself follow only the path of discernment, you'll go wrong because you won't have concentration as a support. If you let yourself follow only the path of concentration, you'll go even more wrong than by simply following the path of discernment.

To summarize: These two qualities are like a right arm and a left arm, a right leg and a left leg. Wherever a person walks or whatever he does, he needs both arms and both legs. Concentration and discernment are necessary in just the same way. If you feel that concentration is better than discernment, or discernment better than concentration, then you should have only one arm or one leg, not two arms and two legs like everyone else. In other words, you don't fit in with the rest of the world. Whoever doesn't fit in with the Dhamma of the Lord Buddha — criticizing discernment and praising concentration, or criticizing concentration and praising discernment — is the same sort of person.

Đây là chánh định. Nên biết rằng định chỉ là một nơi an trú tạm thời. Khi các ông xem xét chăm chú trong lĩnh vực nhận thức phân biệt và cảm thấy tinh thần mệt mỏi, hảy nghĩ ngơi trong định. Một khi tâm mạnh trở lại, nó sẽ xuất định. Nếu nó vẫn còn muốn xem xét, thì tiếp tục xem xét. Hảy thực hành theo cách này liên tục. Định của ông sẽ diễn ra suôn sẻ, và nhận thức phân biệt của ông sẽ luôn được sắc sảo. Mọi chuyện sẽ đi đều đặn, cả trong lĩnh vực định và lĩnh vực nhận thức phân biệt, bởi vì định sẽ có lợi theo một cách, và nhận thức phân biệt có lợi theo cách khác. Nếu các ông để bản thân chỉ đi theo con đường nhận thức phân biệt, các ông sẽ đi sai bởi vì ông không có định hỗ trợ. Nếu các ông để bản thân chỉ đi theo con đường của định, ông thậm chí sẽ còn đi sai nhiều hơn so với việc chỉ đi theo con đường nhận thức phân biệt.

Nói tóm lại: Hai phẩm chất này giống như tay phải và tay trái, chân phải và chân trái. Bất cứ nơi nào một người đi hay bất cứ điều gì người ấy làm, ông ta cần cả hai tay và hai chân. Định và tuệ phân biệt là cần thiết trong cùng một cách. Nếu các ông cảm thấy định tốt hơn là tuệ phân biệt, hay tuệ phân biệt tốt hơn là định, thì ông chỉ nên có một tay và một chân, không phải hai tay và hai chân như người khác. Nói cách khác, ông không phù hợp với phần còn lại của thế giới. Bất cứ ai không phù hợp với Pháp của Đức Phật — chỉ trích tuệ phân biệt và ca ngợi định, hay chỉ trích định và ca ngợi tuệ phân biệt — là cùng một loại người.

What's right is that when you are developing concentration, you have to do your duties in terms of concentration and really see the value of concentration. When you are contemplating with discernment, you have to do your duties in terms of discernment and really see the value of discernment. Let each side rest at the right time. Don't get them mixed up together. It's the same as when you walk: When your right foot takes a step, your left foot has to stop. When your left foot takes a step, your right foot has to stop. They don't both step at the same time. Thus both concentration and discernment have their benefits. But when mindfulness and discernment develop enough strength from being trained together, concentration and discernment will then step together — it's not the case that they'll always take turns — in the same way that your right arm and left arm work together.

Here we've discussed the relationship between concentration and discernment for those who tend to develop concentration first, who are usually in danger of their concentration's going out of bounds without seeing discernment as the other side of the practice. If it's a necessary quality, you should use it at the appropriate times. As for those who tend to have discernment fostering their concentration, their minds can't settle down into stillness simply through the power of concentration practice alone. They need to use discernment to put brakes on the mind — which is restless and running wild with its various preoccupations — by keeping track of the restlessness of the heart so as to see why it is restless and what there is that encourages it to be that way. Discernment has to go ferreting out the various things the mind is labeling and interpreting until the mind surrenders to its discernment and is able to enter stillness. This sort of stillness of mind is said to be still through discernment.

Điều đúng là khi các ông phát triễn định, ông phải làm nhiệm vụ của mình liên quan đến định và thật sự nhìn thấy giá trị của định. Khi các ông quán tưởng với nhận thức phân biệt, ông phải làm nhiệm vụ của mình quan hệ đến nhận thức phân biệt và thật sự thấy giá trị của nhận thức phân biệt. Hảy để mỗi bên nghĩ ngơi đúng thời điểm. Đừng để chúng trộn lẫn với nhau. Tương tự như khi ông đi. Khi chân phải của ông cất bước, chân trái của ông phải dừng lại. Khi chân trái của ông cất bước, chân phải của ông phải dừng lại. Chúng không cất bước cùng lúc. Như vậy cả định và tuệ phân biệt có lợi ích của chúng. Nhưng khi chánh niệm và tuệ phân biệt phát triễn đủ năng lực từ việc được luyện tập chung với nhau, định và tuệ phân biệt sau đó sẽ bước cùng nhau — không phải chỉ có trường hợp chúng sẽ mãi luân phiên — cũng giống như khi tay phải và tay trái của ông làm việc chung với nhau.

Ở đây chúng ta thảo luận mối quan hệ giữa định và tuệ phân biệt cho những ai có xu hướng phát triễn định đầu tiên, họ thường có nguy cơ trong việc định của họ đi ra khỏi giới hạn mà không thấy tuệ phân biệt như là mặt bên kia của sự tu tập. Nếu nó là một phẩm chất cần thiết, các ông nên sử dụng nó vào thời điểm thích hợp. Còn đối với những ai có xu hướng dùng tuệ phân biệt để nuôi dưỡng định, tâm của họ không thể lắng đọng vào tĩnh lặng chỉ duy nhất qua sức mạnh của việc thực hành định. Họ cần sử dụng tuệ phân biệt để kiềm hãm tâm — vốn lăng xăng rượt đuổi theo các đề mục khác nhau của nó — bằng cách theo dõi sự bồn chồn của tâm để xem tại sao nó bồn chồn và cái gì khuyến khích nó trở thành như vậy. Tuệ phân biệt phải truy tìm ra những thứ khác nhau mà tâm đặt tên và giải nghĩa cho đến khi tâm đầu hàng tuệ phân biệt của nó và có thể nhập vào tĩnh lặng. Loại tĩnh lặng này của tâm được cho là tĩnh lặng qua tuệ phân biệt.

Some people, even when their minds have entered stillness, can at the same time use discernment to investigate and form thoughts without these things being an enemy to that stillness. Perhaps you may think, 'If the mind is concentrated, how can it form thoughts?' and then become doubtful about your concentration. This is called not understanding your own tendencies. These doubts are normal for those who aren't experienced and don't know — since no one has given them any directions that they can hold to as authoritative — so they may become uncertain about their practice when this sort of thing happens to them. So here I'd like to take the opportunity to explain: The mind that attains stillness through the method of using discernment as its guardian can continue having thought processes occurring on one level of concentration, but when we reach a fully refined level, no matter which way our concentration is fostered, all thought-formations will cease. No labeling of things will be left in that refined concentration; no thought-formations or cognizance of various things will appear.

To summarize: The intermediate level of concentration for those whose minds gather quickly — namely, those who start out with concentration — won't have any thought processes, because the moment thoughts forms, their minds will begin to withdraw from concentration. The concentration attained through the guardian power of discernment, though, can still form thoughts without the mind's withdrawing from concentration — and both types of concentration must have mindfulness alert as they gather inward.

Vài người, ngay cả khi tâm của họ đã nhập tĩnh lặng, có thể đồng thời sử dụng tuệ phân biệt để xem xét và hình thành những suy nghĩ mà chúng không phải là kẻ thù của sự tĩnh lặng đó. Có lẽ các ông có thể nghĩ rằng, 'Nếu tâm định, làm thế nào nó có thể hình thành tư tưởng?' và sau đó trở nên nghi ngờ về định của mình. Đây gọi là không hiểu xu hướng của riêng mình. Những nghi ngờ này là bình thường đối với những người không có kinh nghiệm và không biết — bởi vì không ai cho họ hướng dẫn nào để họ có thể giữ như cẩm nang đáng tin cậy — vì vậy họ có thể trở nên không chắc chắn về sự tu tập của họ khi những điều này xảy ra với họ. Do đó tôi muốn nhân cơ hội này để giải thích: Tâm đạt được tĩnh lặng qua phương pháp sử dụng tuệ phân biệt như hướng dẫn của nó có thể tiếp tục có tiến trình tư tưởng xảy ra trên một mức độ của định, nhưng khi chúng ta đạt đến một mức độ tinh tế hoàn toàn, bất kể định của chúng ta được nuôi dưỡng theo cách nào, tất cả những tư tưởng-hình thành sẽ ngưng. Sẽ không có khái niệm về sự vật nào còn lại trong định tinh tế đó; sẽ không có tư tưởng-hình thành hay nhận thức về nhiều điều khác nhau xuất hiện.

Nói tóm lại: Định ở mức độ trung bình cho những ai có tâm tập trung nhanh chóng — cụ thể là, những ai bắt đầu với định — sẽ không có bất cứ tiến trình tư tưởng nào, bởi vì giây phút tư tưởng hình thành, tâm của họ sẽ bắt đầu xuất định. Tuy nhiên, định đạt được qua năng lực hướng dẫn của tuệ phân biệt vẫn có thể hình thành tư tưởng mà tâm không xuất định — và cả hai loai định phải có chánh niệm cảnh giác khi chúng tập trung vào trong.

Today I've explained the differences between wrong and right concentration — enough so that you as meditators will understand and take this as a guide. I've stressed that mindfulness and discernment are very important factors. Those of you who are training mindfulness shouldn't wait to train it only when you are meditating. You must train it at all times. Wherever you go, whatever you do, be mindful. Always take your stance in the effort of the practice. Once there is mindfulness, there also has to be self-awareness (sampajañña), because self-awareness comes from established mindfulness. If mindfulness is lacking, no self-awareness appears. So try to develop your basic mindfulness until it is capable and strong enough to be the sort of mindfulness suitable for the effort of the practice within the heart. From that point it will become super-mindfulness because you have continually fostered it and kept it established.

The same holds true with discernment. Try to contemplate the things that make contact with the mind: sights, sounds, smells, tastes, tactile sensations, and the thoughts that occur exclusively within. You have to explore these things, ferreting out their causes, until you find it habitual to contemplate and think. When this level of discernment gains strength, it will advance to a higher level, and you will be able to use this higher level of discernment to investigate your doubts about the situation exclusively within the heart. You will be able to see things clearly and cut away your various doubts through the power of discernment, the discernment you have trained in this way so that it becomes super-discernment, just like super-mindfulness. I've never seen it happen anywhere that anyone who hasn't started out by training discernment in this way has suddenly gained full results through superlative discernment. Even those who are termed khippabhiñña — who have attained Awakening quickly — started out from crude discernment, advancing quickly, step by step, and gained Awakening in the Buddha's presence, as we all know from the texts. So when we train our mindfulness and discernment to follow our every movement, without any thought for whether we're meditating or not, but simply keeping this hidden sort of meditation going at all times, then no matter what, our minds will have to enter stillness, and discernment will begin to appear.

Hôm nay tôi đã giải thích sự khác biệt giữa định sai và đúng — đủ để các ông là thiền giả sẽ hiểu và coi đây là một hướng dẫn. Tôi đã nhấn mạnh rằng chánh niệm và tuệ phân biệt là những yếu tố rất quan trọng. Những ai trong các ông đang luyện tập chánh niệm không nên chờ đợi đến khi hành thiền mới luyện tâp nó. Các ông phải luyện tập nó ở khắp mọi thời. Bất cứ nơi nào ông đi, bất cứ điều gì ông làm, hảy chánh niệm. Luôn luôn kiên trì nỗ lực tu tập. Một khi có chánh niệm, thì cũng có sự tự nhận thức (sampajañña), bởi vì tự nhận thức đến từ chánh niệm vững vàng. Nếu thiếu chánh niệm, sự tự nhận thức sẽ không xuất hiện. Vì vậy hảy cố gắng phát triễn căn bản chánh niệm của các ông cho đến khi nó có khả năng và mạnh đủ để là loại chánh niệm thích hợp cho việc tu tập trong tim. Từ điểm này nó sẽ trở nên chánh niệm siêu đẳng bởi vì ông đã liên tục nuôi dưỡng nó và giữ nó vững vàng.

Tương tự như vậy đối với tuệ phân biệt. Hảy cố gắng quán chiếu những gì tiếp xúc với tâm: hình ảnh, âm thanh, mùi vị, hương vị, cảm giác xúc giác, và những suy nghĩ mà chỉ xảy ra riêng biệt bên trong. Các ông phải khám phá những điều này, truy tìm ra nguyên nhân của chúng, cho đến khi ông thấy nó quen thuộc với việc quán chiếu và suy nghĩ. Khi mức độ tuệ phân biệt này đạt được năng lực, nó sẽ tiến lên một mức độ cao hơn, và ông sẽ có khả năng để sử dụng mức độ cao hơn này của tuệ phân biệt để xem xét những nghi ngờ của ông về tình trạng riêng biệt trong tim. Các ông sẽ có thể nhìn thấy mọi thứ rõ ràng và cắt bỏ được một số nghi ngờ của mình qua năng lực của tuệ phân biệt, tuệ phân biệt mà ông đã rèn luyện theo cách này trở thành tuệ phân biệt siêu đẳng, giống như chánh niệm siêu đẳng. Tôi chưa bao giờ thấy nó xảy ra bất cứ nơi nào mà bất cứ người nào không bắt đầu bằng việc rèn luyện tuệ phân biệt theo cách này bất ngờ có được đầy đủ kết quả qua tuệ phân biệt tối thượng. Ngay cả những ai được gọi là khippabhiñña — đã đạt được Giác Ngộ nhanh chóng — bắt đầu từ tuệ phân biệt thô thiễn, tiến bộ nhanh chóng, từng bước một, và đạt được Giác Ngộ trong sự hiện diện của Đức Phật, như chúng ta đều biết từ các bản văn. Vì vậy khi chúng ta luyện tập chánh niệm và tuệ phân biệt của mình để đi theo mọi cử động của chúng ta, không có bất cứ suy nghĩ nào về việc liệu chúng ta đang hành thiền hay không, nhưng chỉ đơn giản giữ loại thiền ẩn này tiếp tục tại khắp mọi thời, rồi sau đó bất kể chuyện gì, tâm của chúng ta sẽ phải nhập tĩnh lặng, và tuệ phân biệt sẽ bắt đầu xuất hiện.

In particular — for those of us who are monks, or who are single-mindedly intent on practicing for the sake of mental peace and release from suffering and stress — mindfulness and discernment are even more necessary. Once we have trained mindfulness and discernment to become so habitual that we're constantly circumspect, then when we focus outside, we'll be intelligent. When we focus inside — on the body, feelings, mind, and phenomena — we'll become more and more astute. When we investigate body, feelings, labels, thought-formations, and cognizance, we'll develop techniques for removing defilement without break. Mindfulness is especially important. If you lack mindfulness as a protective barrier at any time, discernment will simply turn into labels without your realizing it. Thus mindfulness is the quality with a solidity that helps discernment become astute in a smooth and even way. The power of mindfulness acts like the bank of a river, keeping discernment from going out of bounds. Discernment that goes out of bounds turns into labels. If it's true discernment, it doesn't go out of bounds, because it has mindfulness in charge.

If you use discernment to focus within the body, things will catch your attention at every step. Inconstancy (anicca), stress (dukkha), and not-selfness (anatta): One or another of these three characteristics is sure to appear, because all of them are always there in the nature of the body. When mindfulness and discernment reach this level, the mind and its objects will come into the present. You should know that no Dhamma has ever appeared because of past or future affairs. It appears only because of the present. Even if you contemplate matters of the past of future, you have to bring them into the scope of the present if you hope to gain any benefit from them. For example, if you see someone die, refer it to yourself: 'I'll have to die as well.' As soon as the word 'I' appears, things come running back to you and appear in the present. Matters of past and future, if you want them to be useful, must always be brought into the present. For example, 'Yesterday that person died. Today or tomorrow I may die in the same way.' With the 'I', you immediately come into the present. External matters have to be brought inward; matters ahead and behind have to be brought into the present if they are to serve any benefit. If you always use mindfulness and discernment to contemplate the conditions of nature — such as the body — all around you, then no matter what, things won't lie beyond your grasp. You'll have to understand them clearly.

Đặc biệt — đối với nhũng ai trong chúng ta là tu sĩ, hay những ai cương quyết muốn tu tập vì lợi ích của bình an tâm hồn và giải thoát khỏi đau khổ và căng thẳng — chánh niệm và tuệ phân biệt thậm chí còn quan trọng hơn. Một khi chúng ta rèn luyện chánh niệm và tuệ phân biệt để trở thành quen thuộc đến độ chúng ta liên tục thận trọng, thì khi chúng ta chú ý đến bên ngoài, chúng ta sẽ thông minh. Khi chúng ta chú ý vào bên trong — vào thân thể, cảm giác, tâm, và hiện tượng — chúng ta sẽ trở nên sắc sảo hơn nhiều. Khi chúng ta quan sát thân thể, cảm giác, khái niệm, tư tưởng - hình thành, và nhận thức, chúng ta sẽ phát triễn kỹ năng để loại bỏ phiễn não ô trược không ngừng nghĩ. Chánh niệm đặc biệt quan trọng. Nếu quý vị thiếu chánh niệm như một hàng rào che chở bất cứ lúc nào, tuệ phân biệt sẽ đơn giản biến thành khái niệm mà quý vị không nhận ra nó. Vì thế chánh niệm là phẩm chất với tính vững chắc giúp tuệ phân biệt trở nên sắc sảo một cách suôn sẻ và đều đặn. Năng lực của chánh niệm đóng vai trò giống như bờ sông, giữ tuệ phân biệt không đi ra khỏi ranh giới. Tuệ phân biệt đi ra khỏi ranh giới sẽ biến thành khái niệm. Nếu nó là tuệ phân biệt thật sự, nó không đi ra khỏi ranh giới, bởi vì nó có chánh niệm làm chủ.

Nếu các ông dùng tuệ phân biệt để chú tâm vào trong thân thể, mọi thứ sẽ gây sự chú ý của ông tại mỗi bước. Vô thường (anicca), khổ (dukkha), và vô ngã (anatta): Một trong ba đặc tính này chắc chắn sẽ xuất hiện, bởi vì tất cả chúng đều luôn có trong bản chất của thân thể. Khi chánh niệm và tuệ phân biệt đạt đến mức độ này, tâm và đối tượng của nó sẽ đến với hiện tại. Các ông nên biết rằng Pháp không bao giờ xuất hiện vì những việc của quá khứ hay tương lai. Nó chỉ xuất hiện vì hiện tại. Thậm chí nếu ông quán tưởng những vấn đề của quá khứ hay của tương lai, ông phải mang chúng vào phạm vi của hiện tại nếu ông hy vọng có được bất cứ lợi ích nào từ chúng. Ví dụ, nếu ông nhìn thấy ai đó chết, nghĩ về điều đó cho chính mình: 'Tôi cũng sẽ chết.' Ngay khi chữ 'tôi' xuất hiện, mọi sự quay trở lại với ông và xuất hiện trong thời hiện tại. Vấn đề của quá khứ và tương lai, nếu ông muốn chúng hữu hiệu, luôn luôn phải được mang về hiện tại. Ví dụ, 'Hôm qua người đó chết. Hôm nay hay ngày mai tôi có thể chết như vậy.' Với từ 'tôi', ông ngay lập tức bước vào hiện tại. Những vấn đề bên ngoài phải được mang vào trong; những vấn đề phía trước hay phía sau phải được mang vào hiện tại nếu chúng cung cấp bất cứ lợi ích nào. Nếu các ông luôn luôn sử dụng chánh niệm và tuệ phân biệt để quán chiếu các trạng thái tự nhiên — chẳng hạn như thân thể — ở chung quanh các ông, thì bất kể chuyện gì, mọi thứ sẽ không nằm ngoài tầm tay của các ông. Các ông sẽ phải hiểu rõ chúng.

In investigating phenomena, such as the body, analyze them into their parts and aspects, and use your discernment to contemplate them until they are clear. Don't let thoughts or allusions drag you away from the phenomenon you are investigating, unless you are using thoughts as a standard for your discernment to follow when it doesn't yet have enough strength for the investigation. Keep mindfulness firmly in place as a protective fence — and you will come to understand clearly things you never understood before, because the conditions of nature are already there in full measure. You don't have to go looking anywhere for inconstancy, stress, and not-selfness. They are qualities filling your body and mind at all times. The only problem is that mindfulness and discernment haven't been able to ferret them out to make them your own wealth. But if you are set on investigating observantly day and night — thinking not about how many times you do it in a day or night, but taking the skill and agility of your discernment as your standard — keeping mindfulness as a steady flow in the present and radiating discernment all around you, then whatever makes a move in any direction, mindfulness and discernment will follow right after it. When we have trained mindfulness and discernment to be sufficient to the task like this, how will their foes be able to withstand them? After all, we haven't made it our purpose to encourage such things as restlessness and distraction. We're trying at all times to practice the Dhamma — the means for stopping such things — so as to keep abreast of the movements of the bandits always lying in wait to rob us at any moment.

We must thus force the mind to investigate in the way we've mentioned. Ferret out each part of the body so as to see it clearly, from the outside into the inside, or take just the inside and bring it out for a look. Look forwards and backwards, up and down, separating the body into pieces. You can imagine fire burning it into ashes and dust, or whatever other ways you can imagine it scattered into pieces, depending on what comes easiest to you. All count as ways in which your discernment is making itself ingenious and astute. When it's sufficiently developed, you'll be wise to all of these things, and they'll be clear to your heart without your having to ask anyone else about them at all.

Trong việc xem xét các hiện tượng, chẳng hạn như thân thể, hảy phân tích vào các phần và khía cạnh của chúng, và dùng tuệ phân biệt của các ông để quán chiếu chúng cho đến khi chúng được rõ ràng, Đừng để tư tưởng hay những gợi ý kéo ông ra khỏi hiện tượng mà ông đang xem xét, trừ khi ông đang dùng tư tưởng như một tiêu chuẩn cho tuệ phân biệt của ông đi theo khi nó vẫn chưa có đủ sức để xem xét. Giữ chánh niệm vững chắc tại chỗ như một hàng rào che chở — và ông sẽ hiểu rõ những điều mà ông chưa từng hiểu trước kia, bởi vì các trạng thái tự nhiên có sẵn đó trong đầy đủ chuẩn mực. Ông không phải đi tìm vô thường, khổ và vô ngã ở bất cứ nơi nào. Chúng là những phẩm chất chất đầy trong thân và tâm của ông tại khắp mọi thời. Trở ngại duy nhất là chánh niệm và tuệ phân biệt không có khả năng để truy tìm ra chúng để làm cho chúng là tài sản của riêng ông. Nhưng nếu ông sẵn sàng trong việc quan sát ngày và đêm — không phải suy nghĩ về vấn đề làm nó bao nhiêu lần trong một ngày hay đêm, mà là lấy kỹ năng và sự nhanh nhẹn của tuệ phân biệt của ông làm tiêu chuẩn — giữ chánh niệm như một dòng chảy đều đặn trong hiện tại và tỏa sáng tuệ phân biệt ra khắp nơi xung quanh ông, thì bất cứ cái gì di chuyển theo bất cứ hướng nào, chánh niệm và tuệ phân biệt sẽ đi theo ngay sau nó. Khi chúng ta rèn luyện chánh niệm và tuệ phân biệt được đầy đủ cho công việc như thế này, làm thế nào mà kẻ thù của chúng có thể chống cự lại chúng? Sau cùng, chúng ta đã không làm nó là mục tiêu của chúng ta để khuyến khích những thứ như bồn chồn và mất tập trung. Chúng ta đang cố gắng tại khắp mọi thời để thực tập Pháp — phương tiện để ngăn chặn những điều như vậy — để bám sát cử động của những tên trộm luôn nằm chờ để cướp chúng ta bất cứ lúc nào.

Vì thế chúng ta nên ép buộc tâm quan sát theo cách chúng ta đã đề cập. Truy tìm ra từng phần của thân thể để nhìn thấy nó rõ ràng, từ bên ngoài vào đến bên trong, hay chỉ lấy phần bên trong và mang nó ra xem. Xem phía trước và phía sau, trên và dưới, tách thân thể ra từng mảnh. Các ông có thể tưởng tượng lửa đốt nó thành tro bụi, hay bất cứ cách nào khác mà ông có thể tưởng tượng nó nằm rải rác thành từng mảnh, tùy theo cách nào dễ nhất cho ông. Tất cả được xem là cách thức mà tuệ phân biệt của ông đang làm cho chính nó được tinh nhuệ và sắc sảo. Khi nó phát triễn đầy đủ, ông sẽ tinh thông tất cả những thứ này, và chúng sẽ được rõ ràng trong trái tim của ông mà ông không cần phải hỏi người khác về chúng cả.

The more you investigate the body until you understand it clearly, the more clearly you will understand the affairs of feelings, mind, and phenomena, or feelings, labels, thought-formations, and cognizance, because all these things are whetstones for sharpening discernment step by step. It's the same as when we bail water out of a fish pond: The more water we bail out, the more clearly we'll see the fish. Or as when clearing a forest: The more vegetation we cut away, the more space we'll see. The things I've just mentioned are the factors that conceal the mind so that we can't clearly see the mental currents that flow out from the heart to its various preoccupations. When you use discernment to contemplate in this way, the currents of the heart will become plain. You'll see the rippling of the mind clearly every moment it occurs — and the heart itself will become plain, because mindfulness is strong and discernment quick. As soon as the mind ripples, mindfulness and discernment — which are there in the same place — will be able to keep track of it and resolve it in time. But be aware that in investigating the five khandhas or the four frames of reference (satipatthana), we aren't trying to take hold of these things as our paths, fruitions, and nibbana. We're trying to strip them away so as to see exactly what is the nature of the fish — namely, the heart containing all sorts of defilements.

The more you investigate... You needn't count how many times you do it in a day. Focus instead on how expert and agile you can make your mind at investigating. The more you investigate — and the more skillful you get at investigating — the more the astuteness of your discernment, which is sharp and flashing as it deals with you yourself and with conditions of nature in general, will develop until it has no limit. You'll eventually have the knowledge and ability to realize that the conditions of nature you have been investigating in stages — beginning with sights, sounds, smells, tastes, and tactile sensations throughout the cosmos, and turning inward to your own body, feelings, labels, thought-formations, and cognizance — are not defilements, cravings, or mental effluents in any way. The heart alone is what has defilements, cravings, and mental effluents with which it binds itself. Nothing else has the power to reach into the heart so as to bind it. Aside from the heart that is ignorant about itself — searching for shackles for its neck and setting the fires of delusion to burn itself to no purpose — there are no traces of enemies to the heart anywhere at all. We can compare this to a knife, which is a tool made to benefit intelligent people, but which a foolish person grabs hold of to kill himself and then accuses the knife of being his enemy. What precedent is there for making such a charge? All conditions of nature in general are like useful tools, but a stupid person grabs hold of them to bind himself and then claims that the conditions of nature throughout the world have put their heads together to abuse him. Who can decide such a case? — for the plaintiff has already killed himself. If we decide that the instrument of death loses the case to the dead plaintiff, what sort of vindication is the plaintiff going to gain to give him any satisfaction?

Ông quan sát thân thể nhiều hơn cho đến khi ông hiểu nó rõ ràng, thì ông sẽ hiểu rõ ràng hơn những vấn đề của cảm giác, tâm, và hiện tượng, hay cảm giác, khái niệm, tư tưởng hình thành, và nhận thức, bởi vì tất cả những thứ này là đá mài để mài bén tuệ phân biệt từng bước một. Nó giống như khi chúng ta tát nước ra khỏi ao cá. Chúng ta càng tát ra nhiều nước, chúng ta sẽ càng thấy rõ cá. Hay như khi dọn rừng. Chúng ta càng cắt bỏ nhiều bụi rậm, chúng ta sẽ càng nhìn thấy khoảng trống hơn. Những điều tôi vừa mới đề cập là những yếu tố che đậy tâm để cho chúng ta không thể nhìn thấy rõ dòng tư tưởng chảy ra từ trái tim đến những mối bận tâm khác nhau của nó. Khi các ông sử dụng tuệ phân biệt để quán chiếu theo cách này, dòng tư tưởng của trái tim sẽ trở nên đơn giản. Các ông sẽ thấy gợn sóng của tâm rõ ràng từng khoảnh khắc nó xảy ra — và trái tim chính nó sẽ trở nên đơn giản, bởi vì chánh niệm mạ̣nh và tuệ phân biệt nhanh. Ngay khi tâm gợn sóng, chánh niệm và tuệ phân biệt — ở đó trong cùng một nơi — sẽ có thể theo dõi nó và giải quyết nó kịp thời. Nhưng cần lưu ý rằng trong việc quan sát năm uẩn hay bốn khung tham khảo (satipatthana), chúng ta không cố gắng giữ lấy những thứ này như đạo, quả, và niết bàn của chúng ta. Chúng ta đang cố gắng lột chúng ra để thấy chính xác bản chất của cá là gì — cụ thể là, trái tim chứa đựng đủ mọi loại phiền não ô trược.

Ông quan sát nhiều hơn... Ông không cần đếm là đã làm nó bao nhiêu lần trong một ngày. Thay vào đó hảy chú ý vào việc ông có thể làm cho tâm của ông quan sát thông thạo và nhanh nhẹn như thế nào. Ông càng quan sát nhiều — và ông càng tinh thông trong việc quan sát — tuệ phân biệt của ông càng tinh nhuệ hơn, sắc bén và chiếu sáng khi nó đối phó với chính ông và với những trạng thái tự nhiên nói chung, sẽ phát triễn cho đến khi nó không có giới hạn. Cuối cùng ông sẽ có kiến thức và khả năng để nhận ra rằng những trạng thái tự nhiên mà ông đã và đang quan sát trong các giai đoạn — bắt đầu với hình ảnh, âm thanh, mùi vị, hương vị và cảm giác xúc giác trong khắp vũ trụ, và quay vào bên trong thân thể của chính ông, cảm giác, khái niệm, tư tưởng hình thành, và nhận thức — không có phiền não ô trược, ham muốn, hay bợn nhơ tinh thần trong bất cứ cách nào. — Chỉ riêng trái tim là có phiền não ô trược, ham muốn, và bợn nhơ tinh thần mà nó tự ràng buộc vào. Không có gì khác có sức mạnh vào tới trái tim để ràng buộc nó. Bên cạnh trái tim thiếu hiểu biết chính nó — tìm kiếm xiềng xích cho cái cổ của nó và châm lửa ảo tưởng để đốt cháy nó mà không có mục đích gì — không có dấu vết của kẻ thù của trái tim ở bất cứ nơi nào cả. Chúng ta có thể so sánh điều này với con dao, là dụng cụ hữu ích cho người thông minh, nhưng một kẻ ngu xuẩn lại nắm lấy nó để tự giết mình và sau đó cáo buộc dao là kẻ thù của ông ta. Lấy quyền gì để buộc tội như thế? Tất cả các trạng thái thiên nhiên nói chung thì giống như những dụng cụ hữu ích, nhưng một kẻ ngu ngốc nắm lấy chúng để trói buộc mình và sau đó tuyên bố rằng những trạng thái thiên nhiên trên toàn thế giới đã xúm lại với nhau để ngược đãi ông ta. Ai có thể phán xét một vụ án như thế — vì nguyên cáo đã tự sát. Nếu chúng ta quyết định rằng khí cụ của cái chết thua kiện nguyên cáo đã chết, loại biện hộ nào mà nguyên cáo sẽ đạt được để cho ông ta bất cứ mãn nguyện nào?

The heart that's deluded about itself and about its own affairs is in the same sort of predicament. Thus when discernment begins to penetrate in to know the conditions of nature — beginning with the body — it will also have to penetrate into the causal point. It will know clearly with its discernment the objects to which the mind tends to send its mental currents, and how strong or weak, many or few those currents are. It will come to see that the things that it used to see as enemies aren't really enemies at all. This is because of the power of discernment that has contemplated things carefully and correctly. At the same time, it will turn around to perceive the awareness inside itself as being its own enemy. This is because of the power of the discernment that sees clearly and comes in, letting go stage by stage, the things it can no longer hold to. This is why clear understanding through discernment — once it has realized that sights, sounds and so forth, on into the body, feelings, labels, thought-formations, and cognizance, are not enemies — must let them go stage by stage until they no longer remain in the heart.

And as for this knowing nature: Before, we weren't able to tell whether it was harmful or beneficial, which is why we went about branding things all over the cosmos as being good or bad, beautiful or ugly, lovable or hateful, so amazing as to make us feel like floating or so dreary as to make us miserable and unable to sleep because of the dreariness: in short, making ourselves pleased, displeased, and endlessly miserable without our realizing it. What is the cause that makes the mind like a wheel, turning in cycles around itself, generating the fires of passion, aversion, and delusion to burn itself at all times? When discernment has contemplated things until they are clear, all conditions of nature, within and without, will be seen to have the same characteristics. None of them are enemies to anyone at all. You will see — the moment discernment removes all the things concealing it — that the only fault lies with this knowing nature. At this point, when the knower moves or ripples — blip! — you'll know immediately that the inner wheel is getting into the act. This is the troublemaker, heaping up misery. It's the direct cause of suffering and stress. Aside from this knowing nature, there is no cause of suffering and stress anywhere in the world.

Trái tim mà tự lừa dối nó và những vấn đề của chính nó thì cùng là một loại hỗn độn. Vì vậy khi tuệ phân biệt bắt đầu thâm nhập vào để biết những trạng thái tự nhiên — bắt đầu với thân thể — nó sẽ cũng thâm nhập vào điểm nguyên nhân. Nó sẽ biết rõ ràng với tuệ phân biệt của nó những đối tượng mà tâm có khuynh hướng gởi dòng tư tưởng của nó đi, và mạnh hay yếu, nhiều hay ít như thế nào. Nó sẽ nhìn thấy rằng những thứ mà nó thường xem như kẻ thù thật ra không phải là kẻ thù chút nào. Đây là bởi vì năng lực của tuệ phân biệt đã quán chiếu mọi thứ cẩn thận và đúng đắn. Đồng thời, nó sẽ quay trở lại để cảm nhận được ý thức bên trong nó như là chính kẻ thù của nó. Đây là bởi vì năng lực của tuệ phân biệt nhìn thấy rõ ràng và đi vào, buông ra qua từng giai đoạn, những thứ mà nó không còn có thể nắm giữ được nữa. Đây là lý do tại sao hiểu biết rõ ràng qua tuệ phân biệt — một khi nó nhận ra rằng hình ảnh, âm thanh, v.v, cho đến thân thể, cảm giác, khái niệm, tư tưởng hình thành, và nhận thức, không phải là kẻ thù — thì phải buông chúng ra qua từng giai đoạn cho đến khi chúng không còn sót lại trong tim.

Và đối với tánh biết tự nhiên này: Trước kia, chúng ta đã không thể nói liệu nó có hại hay có lợi, đó là lý do tại sao chúng ta dán nhãn hiệu cho tất cả mọi thứ trong vũ trụ là tốt hay xấu, đẹp hay không đẹp, đáng yêu hay đáng ghét, tuyệt vời đến độ làm cho chúng ta cảm thấy như bay bỗng hay thê lương đến độ làm cho chúng ta khốn khổ và không thể ngủ được bởi vì nỗi thê lương đó: nói ngắn gọn, làm cho chúng ta hài lòng, bất mãn, và khốn khổ vô tận mà chúng ta không hay biết. Nguyên nhân gì mà làm cho tâm giống như một bánh xe, luân chuyển xunh quanh nó, phát ra lửa đam mê, sân hận, si mê để thiêu đốt nó khắp mọi lúc? Khi tuệ phân biệt quán tưởng mọi thứ cho đến khi thấy chúng rõ ràng, tất cả những trạng thái tự nhiên, bên trong hay bên ngoài, sẽ được thấy là có cùng đặc tính. Không một thứ nào trong chúng là kẻ thù của bất cứ ai hết cả. Các ông sẽ thấy — khoảnh khắc tuệ phân biệt tháo bỏ tất cả mọi thứ che đậy nó — đó là sai lầm duy nhất nằm với tánh biết tự nhiên này. Tại điểm này, khi cái biết di chuyển hay gợn sóng — blip! — các ông sẽ biết ngay lập tức rằng bánh xe bên trong đang hành động. Đây là kẻ gây rối, chồng chất những đau khổ. Nó là nguyên nhân trực tiếp của đau khổ và căng thẳng. Bên cạnh tánh biết tự nhiên này, không có nguyên nhân gây đau khổ và căng thẳng nào khác trên thế giới.

When we reach this level, only this awareness — this entire awareness — is the cause of suffering. When this fact becomes this clear to the heart through discernment, who would be willing to hold to this knower — this wheel — as his or her self? This is the subtle discernment, the automatic discernment in the principles of nature, that was trained by our forcing it in the beginning stages. The results now appear as an ingenuity and intelligence sufficient to the task. There's nothing wrong with calling it super-discernment. In addition to knowing the revolving mind that is the cause of stress, this discernment turns inward to know why that mind is a cause of stress, and how. Intent on knowing, it probes in after the reasons that reveal themselves.

But for the most part when we reach this level, if our discernment hasn't really considered things with precision and thoroughness, we're sure to get stuck on this revolving awareness, because it's the supreme cause of the cycle — so deceptive and attractive that we as meditators don't realize our attachment to it. In addition to being deluded and attached without our realizing it, we may even spread this subtle form of delusion, through our misunderstanding, to delude many other people as well.

Khi chúng ta đạt tới mức độ này, chỉ nhận thức này — toàn bộ nhận thức này — là nguyên nhân cúa đau khổ. Khi sự thật này trở nên rõ ràng như vậy đối với trái tim qua tuệ phân biệt, có ai muốn nắm giữ cái biết này — bánh xe này — như cái ngã của ông ấy hay cô ấy? Đây là tuệ phân biệt tinh tế, tuệ phân biệt tự động trong các nguyên tắc của thiên nhiên, đã được rèn luyện bởi việc chúng ta ép buộc nó ở giai đoạn đầu. Kết quả giờ đây xuất hiện như một trí sáng tạo và thông minh đầy đủ cho công việc. Không có gì sai khi gọi nó là tuệ phân biệt siêu đẳng. Bên cạnh việc nhận biết cái tâm xoay vòng này là nguyên nhân của khổ, tuệ phân biệt này quay trở vào trong để biết tại sao cái tâm đó là nguyên nhân của khổ, và bằng cách nào. Với ý định muốn biết, nó thăm dò những lý do mà tự bộc lộ chúng.

Nhưng đa phần khi chúng ta đạt đến mức độ này, nếu tuệ phân biệt của chúng ta chưa thật sự xem xét mọi thứ với sự chính xác và uyên thâm, chúng ta chắc chắn sẽ bị mắc kẹt trong cái nhận thức xoay vòng này, bởi vì nó là nguyên nhân tối cao của vòng luân hồi — phỉnh gạt và lôi cuốn đến độ chúng ta là thiền giả không nhận ra sự gắn bó của chúng ta với chúng. Bên cạnh việc bị phỉnh gạt và gắn bó mà chúng ta không hay biết, chúng ta thậm chí có thể trải rộng hình thức tinh tế của si mê này, qua sự hiểu lầm của chúng ta, để đánh lừa nhiều người khác nữa.

So to let you know: This knowing nature, in terms of it marvelousness, is more marvelous than anything else. In terms of its radiance, it's more radiant than anything else, which is why we should call it a pit of burning embers secretly lying in wait for us. But no matter what, this knowing nature can't withstand the discernment that is its match in subtlety. We are sure to learn the truth from our discernment that this knowing nature is the foremost cause of suffering and stress. When we know this, this nature won't be able to stand. It will have to disintegrate immediately, just as when people smash a solid object to pieces with an iron bar.

When this nature disintegrates after having been destroyed by discernment, a nature marvelous far above and beyond any conventional reality will appear in full measure. At the same moment, we will see the harm of what is harmful and the benefits of what is beneficial. The awareness of release will appear as dhammo padipo — the brightness of the Dhamma — in full radiance, like the sun that, when unobscured by clouds, lets the world receive the full radiance of its light. The result is that the awareness of release appears plainly to the heart of the meditator the moment unawareness has disbanded.

Vì vậy, để cho các ông biết: Tánh biết tự nhiên này, về mặt kỳ diệu của nó, thì càng kỳ diệu hơn so với bất cứ thứ nào khác. Về mặt tỏa sáng của nó, thì càng tỏa sáng hơn so với bất cứ thứ nào khác, đó là lý do tại sao chúng ta nên gọi nó là một cái hố than hồng bí mật nằm chờ chúng ta. Nhưng bất kể chuyện gì, tánh biết tự nhiên này không thể chịu đựng nổi tuệ phân biệt vốn là đối thủ tương xứng của nó trong sự tinh xảo. Chúng ta chắc chắn học được sự thật từ tuệ phân biệt của chúng ta rằng tánh biết tự nhiên này là nguyên nhân hàng đầu của đau khổ và căng thẳng. Khi chúng ta biết điều này, bản tánh này sẽ không thể đứng vững. Nó sẽ phải tan rã ngay lập tức, giống như khi người ta đập vỡ một vật cứng thành từng mảnh với một thanh sắt.

Khi tánh tự nhiên này tan rã sau khi bị phá hủy bởi tuệ phân biệt, một bản tánh kỳ diệu hơn rất nhiều và nằm ngoài bất cứ́ thực tế thông thường nào sẽ xuất hiện trong đầy đủ chuẩn mực. Đồng thời, chúng ta sẽ thấy được tác hại của những gì là có hại và lợi ích của những gì là có lợi. Nhận thức giải thoát sẽ xuất hiện như dhammo padipo — sự chiếu sáng của Pháp — rạng rỡ trọn vẹn, như mặt trời khi không bị mây che phủ, cho thế giới nhận được rạng rỡ trọn vẹn ánh sáng của nó. Kết quả là nhận thức giải thoát xuất hiện rõ ràng trong tim của thiền giả vào khoảnh khắc vô minh tan biến.

This is the result. What the causes are, I've already explained to you: conviction, persistence, mindfulness, concentration, and discernment. This is the path to follow leading right to this point. It doesn't lead anywhere else. Whether you live at home, in a monastery, or in a forest, whether you're a woman or a man, ordained or not: If you have these five qualities always with you, you're heading toward this point. In other words, we all have the same full rights in the practice and in the results we'll receive.

So I ask that all of you as meditators — and you know clearly that you are meditators and abstainers as well — I ask that you practice so as to develop your thoughts, words, and deeds, and that you fully abstain from things that are your enemies until you reach the goal — the release of nibbana — as I've already explained. None of these qualities lie beyond your mindfulness, discernment, and relentless effort. These are the teachings the Buddha gave to us as svakkhata-dhamma — the well-taught Dhamma. In other words, he rightly taught us the path to follow. He taught that the wrong path was really wrong, and the right path really right. And the results — release and nibbana — that come from following the right path were also rightly taught. The only problem is with those of us following the path: Will we really follow it rightly or not? If we follow it rightly in line with what the Buddha taught, the results are sure to appear as sammadeva asavehi vimuccati — right release from all defilements and mental effluents.

Đây là kết quả. Nguyên nhân là gì, tôi đã giải thích cho các ông: niềm tin, kiên trì, chánh niệm, định, và tuệ phân biệt. Đây là con đường đi theo để dẫn ngay đến điểm này. Nó không dẫn đến nơi nào khác. Cho dù quý vị sống ở nhà, trong tu viện, hay trong rừng, cho dù quý vị là nam hay nữ, truyền giới hay không. Nếu quý vị luôn có năm đặc tính này, quý vị đang hướng đến điểm này. Nói cách khác, tất cả chúng ta có đầy đủ các quyền như nhau trong việc tu tập và trong kết quả mà chúng ta sẽ nhận được.

Vì vậy tôi yêu cầu tất cả quý vi là thiền giả — và quý vị biết rõ mình là thiền giả và cũng là người cách ly — tôi yêu cầu quý vị tu tập để phát triễn tư tưởng, lời nói và việc làm của mình, và quý vị cách ly hoàn toàn khỏi những thứ là kẻ thù của quý vị cho đến khi đạt được mục tiêu — giải thoát và niết bàn — như tôi đã giải thích. Các phẩm chất này không nằm bên ngoài chánh niệm, tuệ phân biệt, và nỗ lực không ngừng nghĩ của quý vị. Đây là giáo lý Đức Phật cho chúng ta như svakkhata-dhamma — Diệu Pháp. Nói cách khác, ngài chân chánh dạy chúng ta con đường để theo. Ngài dạy rằng con đường sai thì thật sự là sai, và con đường đúng thì thật sự là đúng. Và kết quả — giải thoát và niết bàn đến từ việc đi theo con đường đúng cũng là lời dạy chân chánh. Vấn đề duy nhất đối với những ai trong chúng ta đi theo con đường là: Chúng ta sẽ thật sự đi theo nó đúng hay không? Nếu chúng ta đi theo nó một cách đúng đắn, phù hợp với những gì Đức Phật dạy, kết quả chắc chắn sẽ xuất hiện như sammadeva asavehi vimuccati — giải thoát chân chánh khỏi những phiền não ô trược và bợn nhơ tinh thần.

So for this reason you should make an effort to train your mindfulness and discernment at every moment and not just in any one particular position. Don't think that this is making too much of an effort. The more you understand, the more ingenious you become, the more you can cure defilement, the more you gain release from suffering and stress: These are the results we all want step by step until we really gain release with nothing left. In other words, we gain release while we're conscious and aware in this lifetime, while overseeing these five khandhas. This is the most certain Dhamma — because the word svakkhata-dhamma, the Dhamma rightly taught by the Buddha, doesn't mean that it's right only after we die. It's also right while we are practicing it, and the results that come in line with our efforts appear clearly to the hearts of meditators while they are alive.

As for the methods or techniques you use to train your hearts, I ask to leave them up to each person's intelligence and ingenuity in the course of making the effort in the practice. You have to notice which positions are most helpful in your practice. Don't simply sit and keep on sitting, or walk and keep on walking. You have to remember to notice what results and benefits you get from your efforts as well, because different people may find themselves more or less suited to the four different positions of sitting, standing, walking, and lying down.

Today I've explained the Dhamma to all of you from the beginning to the final point of my ability, so I feel that this should be enough for now. I ask that each of you take the Dhamma that I've explained today and that you have encountered in your practice, and make it food for thought or a companion to your practice. The results you will receive can in no way deviate from today's explanation.

So I'll ask to stop here.

Evam

Vì lý do này quý vị nên nỗ lực rèn luyện chánh niệm và tuệ phân biệt của quý vị ở mọi thời điểm và không chỉ trong bất cứ một tư thế́ riêng biệt nào. Đừng nghĩ rằng đây là nỗ lực quá nhiều. Quý vị càng hiểu nhiều, thì quý vị càng trở nên tinh nhuệ, càng có thể chữa trị phiền não ô trược, càng đạt được giải thoát khỏi đau khổ và căng thẳng: Đây là kết quả mà chúng ta đều muốn từng bước một cho đến khi chúng ta thật sự đạt được giải thoát hoàn toàn. Nói cách khác, chúng ta đạt được giải thoát trong khi chúng ta có ý thức và nhận thức trong cuộc đời này, trong khi giám sát năm uẩn này. Đây là Pháp chắc chắn nhất — bởi vì từ svakkhata-dhamma, Pháp chân chánh dạy bởi Đức Phật, không có nghĩa là nó chỉ đúng sau khi chúng ta chết. Nó cũng đúng trong khi chúng ta đang thực hành nó, và kết quả có được, phù hợp với nỗ lực của chúng ta, sẽ xuất hiện rõ ràng trong tim của các thiền giả khi họ còn sống.

Đối với các phương pháp hay kỹ thuật quý vị dùng để rèn luyện trái tim cúa quý vị, tôi xin để tùy thuộc vào trí thông minh và sáng tạo của mỗi người trong quá trình thực hiện nỗ lực trong việc thực hành. Quý vị phải để ý xem tư thế nào hữu ích nhất trong việc thực hành của quý vị. Đừng chỉ ngồi và tiếp tục ngồi, hay đi và tiếp tục đi. Quý vị cũng phải ghi nhớ để lưu ý những kết quả và lợi ích gì quý vị có được từ những nỗ lực của mình, bởi vì mỗi người khác nhau có thể tìm thấy bản thân họ phù hợp nhiều hay ít đối với bốn tư thế khác nhau của việc ngồi, đứng, đi, và nằm xuống.

Hôm nay tôi đã giải thích Phật Pháp cho tất cả quý vị từ đầu cho đến điểm cuối cùng của khả năng của tôi, vì vậy tôi cảm thấy thế này là đủ cho bây giờ. Tôi yêu cầu mỗi người trong quý vị lấy Pháp mà tôi đã giải thích hôm nay và những gì mà quý vị đã gặp trong sự tu tập của mình, và lấy nó làm thức ăn tinh thần hay kim chỉ nam cho việc thực hành của quý vị. Kết quả quý vị sẽ nhận được có thể không cách nào đi chệch khỏi những giải thích hôm nay.

Vì vậy tôi xin được ngừng ở đây.

Evam

Notes
  1. A small umbrella-like tent used by meditating monks.

Chú thích
  1. Một túp lều có hình dạng như cái dù được sử dụng bởi các thiền sư.

 Chủ biên và điều hành: TT Thích Giác Đẳng.

  Những đóng góp dịch thuật xin gửi về TT Thích Giác Đẳng tại phamdang0308@gmail.com
Cập nhập ngày: Thứ Hai 14-11-2016

Kỹ thuật trình bày: Minh Hạnh & Thiện Pháp

 | Trang Kế| trở về đầu trang | Home page |