Contents
|
Mục Lục
|
PrologueIn many temples of Sri Lanka you will find on either side of the Buddha image, the statues of two monks. Their robes are draped over one shoulder and they stand in the attitude of reverence, with joined palms. Quite often there are a few flowers at their feet, laid there by some pious devotee. If you ask who they are, you will be told that they are the Enlightened One's two Chief Disciples, the Arahats Sariputta and Maha Moggallana. They stand in the positions they occupied in life. Sariputta on the Buddha's right, Maha Moggallana on his left. When the great stupa at Sanchi was opened up in the middle of the last century, the relic chamber was found to contain two stone receptacles; the one to the north held the body relics of Maha Moggallana, while that on the south enclosed those of Sariputta. Thus they had lain while the centuries rolled past and the history of two thousand years and more played out the drama of impermanence in human life. The Roman Empire rose and fell, the glories of ancient Greece became a distant memory; new religions wrote their names, often with blood and fire, on the changing face of the earth, only to mingle at last with legends of Thebes and Babylon, and gradually the tides of commerce shifted the great centers of civilization from East to West, while generations that had never heard the Teaching of the Buddha arose and passed away. But all the time that the ashes of the saints lay undisturbed, forgotten in the land that gave them birth, their memory was held dear wherever the Buddha's message spread, and the record of their lives was passed down from one generation to another, first by word of mouth, then in the written pages of the Buddhist Tripitaka, the most voluminous and detailed scripture of any religion. next to the Enlightened One himself, it is these two disciples of his who stand highest in the veneration of Buddhists in the Theravada lands. Their names are as inseparable from the annals of Buddhism as that of the Buddha himself. If it has come about that in the course of time many legends have been woven into the tradition of their lives, this is but the natural outcome of the devotion that has always been felt for them.
|
Dẫn NhậpTrong nhiều ngôi đền của Sri Lanka bạn sẽ tìm thấy ở hai bên của tượng Phật là tượng hai vị sư. Áo choàng của họ được phủ lên một bên vai và họ đứng trong tư thế tôn kính, với hai tay chắp lại. Thường xuyên có vài bó hoa ở dưới chân họ, đặt ở đó bởi một số tín đồ thuần thành. Nếu bạn hỏi họ là ai thì sẽ được cho biết rằng họ là hai vị Trưởng Đệ tử của Đấng Giác Ngộ, A-la-hán Sariputta và Maha Moggallana. Họ đứng ở vị trí mà họ chiếm giữ khi còn sống. Sariputta ở bên phải Đức Phật và Maha Moggallana bên trái. Khi bảo tháp vĩ đại tại Sanchi được khai quật vào giữa thế kỷ trước, di tích đại sảnh được phát hiện chứa đựng hai hòm đá; hòm phía bắc đựng xá lợi của Maha Moggallana, trong khi hòm phía nam đựng xá lợi của Sariputta. Chúng nằm đó hàng bao thế kỷ và lịch sử của hai ngàn năm và hơn nữa đã diễn ra vở kịch về sự vô thường trong đời sống nhân loại. Đế chế Roman trỗi dậy và sụp đổ, vinh quang của Hy Lạp cổ đại trở thành ký ức xa xôi; các tôn giáo mới đã viết tên của họ thường bằng máu và lửa, trên bề mặt thay đổi của trái đất, cuối cùng chỉ hòa nhập với những huyền thoại của Thebes và Babylon, và dần dần thủy triều thương mại đã chuyển các trung tâm văn minh lớn từ Đông sang Tây, trong khi những thế hệ chưa từng nghe Giáo Lý của Đức Phật đã trỗi dậy và qua đời. Nhưng suốt thời gian mà tro cốt của các vị thánh nằm yên nghỉ, bị quên lãng trong vùng đất đã sinh ra họ, ký ức của họ được lưu giữ ở bất cứ nơi nào thông điệp của Đức Phật lan truyền, và hồ sơ về cuộc đời của họ được truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác, trước tiên được truyền miệng, sau đó qua những văn bản của Tam taṇg Kinh điển Phật, bộ kinh sách đồ sộ và chi tiết nhất của bất kỳ tôn giáo nào. Bên cạnh Đấng Giác Ngộ, chính hai vị đệ tử này của ngài được dành cho sự tôn kính nhất của các Phật tử trong vùng Theravada (Phật Giáo Nguyên Thủy). Tên của họ không thể tách rời khỏi biên niên sử của Phật Giáo như của chính Đức Phật. Nếu có xảy ra trong thời gian đó nhiều huyền thoại thêu dệt vào truyền thuyết về cuộc đời của họ, thì đây là kết quả tự nhiên của lòng tôn kính luôn được bày tỏ với họ.
|
And that high esteem was fully justified. Few religious teachers have been so well served by their immediate disciples as was the Buddha. This you will see as you read these pages, for they tell the story of one of the two greatest of them, Sariputta, who was second only to the Buddha in the depth and range of his understanding, and his ability to teach the Doctrine of Deliverance. In the Tripitaka there is no connected account of his life, but it can be pieced together from the various incidents, scattered throughout the canonical texts and commentaries, in which he figures. Some of them are more than incidents, for his life so closely interwoven with the life and ministry of the Buddha that he plays an essential part in it, and on a number of occasions it is the Sariputta himself who takes the leading role — as skilled preceptor and exemplar, as kind and considerate friend, as guardian of the welfare of the bhikkhus under his charge, as faithful repository of his Master's doctrine, the function which earned him the title of Dhamma-senapati, Marshal of the Dhamma, and always as himself, a man unique in his patience and steadfastness, modest and upright in thought, word and deed, a man to whom one act of kindness was a thing to be remembered with gratitude so long as life endured. Even among the Arahats, saints freed from all defilements of passion and delusion, he shone like the full moon in a starry sky. This then is the man, of profound intellect and sublime nature, a true disciple of the Great Teacher, whose story we have set down, to the best of our ability, in the pages that follow. If you, the reader, can gather from this imperfect record something of the qualities of man perfected, of man fully liberated and raised to the highest level of his being; of how such a man acts and speaks and comports himself towards his fellows; and if the reading of it gives you strength and faith in the assurance of what man may become, then our work has been worthwhile, and is fully rewarded.
|
Và sự tôn kính đó là xứng đáng. Ít đạo sư được phục vụ rất tốt bởi các đệ tử thân cận của họ như Đức Phật. Bạn sẽ nhìn thấy điều này khi bạn đọc những trang dưới đây, vì chúng kể câu chuyện về một trong hai nhân vật vĩ đại nhất trong số đó, Sariputta, người đứng thứ nhì chỉ sau Đức Phật trong chiều sâu và phạm vi hiểu biết của ông, và khả năng giảng dạy Giáo lý Giải thoát của ông. Trong Tam tạng Kinh điển không có sự phối hợp tường thuật về cuộc đời của ông, nhưng nó có thể được ghép lại từ các sự kiện khác nhau, nằm rời rạc trong các văn bản và chú giải kinh điển mà trong đó ông nổi bật. Một vài trong số đó còn hơn cả sự kiện, vì cuộc đời của ông đan xen chặc chẽ với đời sống và sự hoằng pháp của Đức Phật mà ông đóng phần quan trọng trong đó, và trong một số trường hợp thì chính Sariputta đóng vai trò lãnh đạo — như bậc thầy và khuôn mẫu, như người bạn tử tế và ân cần, như người giám hộ phúc lợi của những tỳ khưu dưới quyền, như kho lưu trử trung thành về giáo lý của Sư phụ của ông, chức năng đã mang lại cho ông danh hiệu Dhamma-senapati, Nguyên soái của Pháp, và luôn là chính ông, một người độc đáo trong tính nhẫn nại và kiên định, khiêm tốn và ngay thẳng trong tư tưởng, lời nói và việc làm, người mà một hành động tử tế phải được tri ân suốt đời. Ngay cả ở giữa các vị A-la-hán, bậc thánh không còn phiền não ô trược của luyến ái và ảo tưởng, ông tỏa sáng như trăng tròn trên bầu trời đầy sao. Vì thế đây là người của trí tuệ uyên thâm và bản chất siêu phàm, một đệ tử chân chính của Đại Đạo Sư, người mà câu chuyện chúng tôi đã ghi lại, với hết khả năng của mình, trong những trang kế tiếp. Nếu bạn đọc có thể thu thập từ bài tường thuật không hoàn hảo này một cái gì về phẩm chất của con người hoàn hảo, của con người được giải thoát hoàn toàn và được nâng lên mức cao nhất của bản thể của ông; về cách một người hành động và nói và hành xử đối với đồng loại của mình; và nếu việc đọc nó mang lại cho bạn sức mạnh và niềm tin vào sự bảo đảm về những gì con người có thể trở thành, thì việc làm của chúng tôi có giá trị, và được đền đáp xứng đáng.
|
Part I From Birth to the Attainment of ArahatshipThe story begins at two brahmanical villages in India, called Upatissa and Kolita, which lay not far from the city Rajagaha. Before our Buddha had appeared in the world a brahman lady named Sari, living in Upatissa village,[1] conceived; and also, on the same day at Kolita village, did another brahman lady whose name was Moggalli. The two families were closely connected, having been friends with one another for seven generations. From the first day of their pregnancy the families gave due care to the mothers-to-be, and after ten months both women gave birth to boys, on the same day. On the name-giving day the child of the brahman lady Sari received the name Upatissa, as he was a son of the foremost family of that village; and for the same reason Moggalli's son was named Kolita. When the boys grew up they were educated, and acquired mastery of all the sciences. Each of them had a following of five hundred brahman youths, and when they went to the river or park for sport and recreation, Upatissa used to go with five hundred palanquins, and Kolita with five hundred carriages.
|
Phần I: Từ Sinh ra đến Thành tựu Quả vị A-la-hánCâu chuyện bắt đầu tại hai làng Bà-la-môn ở Ấn Độ, gọi là Upatissa và Kolita, không xa thành phố Rajagaha (Vương Xá). Trước khi Đức Phật của chúng ta xuất hiện trên thế giới, một phụ nữ Bà-la-môn tên là Sari, sống trong làng Upatissa,[1] đã thụ thai; và vào ngày đó tại làng Kolita có một phụ nữ Bà-la-môn tên là Moggalli cũng thụ thai. Hai gia đình rất gần gũi, làm bạn với nhau qua bảy thế hệ. Từ ngày đầu của thai kỳ, gia đình đã chăm sóc chu đáo cho hai bà mẹ tương lai, và sau mười tháng cả hai phụ nữ đã sinh con trai trong cùng một ngày. Vào ngày đặt tên, con của bà Sari được đặt tên là Upatissa vì bé là con trai của gia đình danh tiếng nhất của làng đó; và cùng một lý do, con trai của Moggalli được đặt tên là Kolita. Khi lớn lên họ được giáo dục và thông tuệ tất cả các môn khoa học. Mỗi người có năm trăm thiếu niên bà-la-môn đi theo, và khi họ đi ra sông hay công viên để chơi thể thao hay giải trí, Upatissa thường đi với năm trăm chiếc kiệu, và Kolita với năm trăm cỗ xe ngựa.
|
Now at Rajagaha there was an annual event called the Hilltop Festival. Seats were arranged for both youths and they sat together to witness the celebrations. When there was occasion for laughter, they laughed; when the spectacles were exciting, they became excited; and they paid their fees for the extra shows. In this manner they enjoyed the festival for a second day; but on the third day their understanding was awakened and they could no longer laugh or get excited, nor did they feel inclined to pay for extra shows as they had done on the first days. Each of them had the same thought: "What is there to look at here? Before these people have reached a hundred years they will all have come to death. What we ought to do is to seek for a teaching of deliverance." It was with such thoughts in mind that they took their seats at the festival. Then Kolita said to Upatissa: "How is this, my dear Upatissa? You are not as happy and joyous as you were on the other days. You seem now to be in a discontented mood, What is on your mind?"
|
Hiện ở Rajagaha có cuộc hội hè thường niên gọi là Đồi Lễ Hội. Ghế được sắp xếp cho cả hai thiếu niên và họ ngồi cạnh nhau để xem lễ hội. Khi có dịp cười, họ cười; khi cảnh tượng hào hứng, họ trở nên phấn khích; và họ mua vé xem thêm các màn trình diễn. Họ vui hưởng lễ hội theo cách này cho ngày thứ nhì; nhưng qua ngày thứ ba sự hiểu biết của họ được đánh thức và họ không thể nào cười hay phấn khích nữa, và họ cũng không cảm thấy hứng thú mua vé xem thêm các màn trình diễn khác như họ đã làm trong ngày đầu tiên. Mỗi người họ có cùng ý nghĩ: "Có gì ở đây để xem? Trước khi những người này đạt được trăm tuổi thì tất cả họ sẽ phải đi đến cái chết. Điều chúng ta cần làm là tìm kiếm một giáo lý về sự giải thoát." Đó là suy nghĩ của họ khi ngồi tại lễ hội. Rồi Kolita nói với Upatissa: "Sao thế này, Upatissa thân mến của tôi? Bạn không hạnh phúc và vui vẻ như những ngày trước. Bạn giờ đây dường như trong tâm trạng bất mãn. Bạn đang nghĩ gì vậy?"
|
"My dear Kolita, to look at these things here is of no benefit at all. it is utterly worthless! I ought to seek a teaching of deliverance for myself. That, my Kolita, is what I was thinking, seated here. But you, Kolita, seem to be discontented, too." And Kolita replied: "Just as you have said, I also feel." When he knew that his friend had the same inclinations, Upatissa said: "That was a good thought of ours. But for those who seek a teaching of deliverance there is only one thing to do: to leave home and become ascetics. But under whom shall we live the ascetic life?" At that time, there lived at Rajagaha an ascetic of the sect of the Wanderers (paribbajaka), called Sañjaya, who had a great following of pupils. Deciding to get ordination under him, Upatissa and Kolita went there, each with his own following of five hundred Brahman youths and all of them received ordination from Sañjaya. And from the time of their ordination under him, Sañjaya's reputation and support increased abundantly.
|
"Kolita thân mến của tôi, nhìn vào những điều này ở đây chẳng có lợi ích gì cả. Nó hoàn toàn vô giá trị! Tôi phải tìm kiếm một giáo lý về sự giải thoát cho bản thân mình. Kolita ơi, đó là những gì tôi đang nghĩ khi ngồi đây. Nhưng này Kolita, bạn dường như cũng không hài lòng." Và Kolita trả lời: "Giống như bạn nói, tôi cũng cảm thấy như vậy." Khi ông biết rằng bạn mình có cùng khuynh hướng, Upatissa nói: "Đó là ý tưởng tốt của chúng ta. Nhưng đối với những người tìm kiếm giáo lý về sự giải thoát thì chỉ có một điều phải làm: rời khỏi nhà và trở thành tu sĩ khổ hạnh. Nhưng chúng ta sẽ sống đời khổ hạnh dưới sự hướng dẫn của ai?" Vào lúc đó, tại Rajagaha có một tu sĩ khổ hạnh của phái Khất Sĩ (paribbajaka), tên là Sañjaya, người có rất nhiều học sinh. Quyết định xuất gia dưới trướng ông, Upatissa và Kolita đến đó, mỗi người họ đem theo năm trăm thiếu niên Bà-la-môn và tất cả bọn họ nhận lễ thọ giới từ Sañjaya. Và từ khi họ thọ giới dưới ông, danh tiếng và sự ủng hộ cho Sañjaya tăng lên rất nhiều.
|
Within a short time the two friends had learned Sañjaya's entire doctrine and they asked him: "Master, does your doctrine go so far only, or is there something beyond?" Sañjaya replied: "So far only it goes. You know all." Hearing this, they thought to themselves: "If that is the case, it is useless to continue the Holy Life under him. We have gone forth from home to seek a teaching of deliverance. Under him we cannot find it. But India is vast; if we wander through villages, towns and cities we shall certainly find a master who can show us the teaching of deliverance." And after that, whenever they heard that there were wise ascetics or brahmans at this or that place, they went and discussed with them. But there was none who was able to answer their questions, while they were able to reply to those who questioned them.
|
Trong một thời gian ngắn đôi bạn đã học được toàn bộ học thuyết của Sañjaya và họ hỏi ông: "Sư phụ, học thuyết của thầy chỉ có bấy nhiêu thôi sao, hay còn có gì khác không?" Sañjaya trả lời: "Chỉ thế thôi. Con đã biết tất cả." Nghe vậy, họ tự nghĩ: "Nếu đó là trường hợp thì việc tiếp tục đời sống Thánh thiện dưới trướng ông là vô ích. Chúng ta đã xuất gia để tìm kiếm giáo lý về sự giải thoát. Theo ông chúng ta không thể tìm thấy nó. Nhưng Ấn Độ rộng lớn; nếu chúng ta đi lang thang qua các làng, thị trấn và thành phố, chúng ta chắc chắn sẽ tìm thấy một bậc thầy có thể chỉ cho chúng ta giáo lý về sự giải thoát." Và sau đó, bất cứ khi nào họ nghe nói rằng có những tu sĩ khổ hạnh hay bà-la-môn thông thái ở chỗ này hay chỗ nọ là đôi bạn đi đến và thảo luận với họ. Nhưng không ai có thể trả lời những câu hỏi của họ, trong khi họ có thể trả lời cho những ai chất vấn họ.
|
Having thus traveled through the whole of India they turned back, and arriving at their old place they agreed between them that he who should attain to the Deathless State first, should inform the other. It was a pact of brotherhood, born of the deep friendship between the two young men. Some time after they had made that agreement, the Blessed One, the Buddha, came to Rajagaha. It was when he had delivered the Fire Sermon at Gaya Peak that he remembered his promise, given before his Enlightenment to King Bimbisara, that he would come to Rajagaha again when he had attained his goal. So in stages the Blessed One journeyed from Gaya to Rajagaha, and having received from King Bimbisara the Bamboo Grove Monastery (Veluvana) he resided there.
|
Vì vậy sau khi đi qua toàn cõi Ấn Độ, họ quay trở về chốn cũ và thỏa thuận với nhau rằng ai đạt được trạng thái Bất tử trước thì phải thông báo cho người kia. Đó là hiệp ước của tình huynh đệ, sinh ra từ quan hệ bằng hữu sâu sắc giữ hai chàng trai trẻ . Một thời gian sau họ thực hiện đươc thỏa thuận đó, Thế Tôn, Đức Phật, đã đến Rajagaha. Đó là khi ngài thuyết giảng Kinh Bị Bốc Cháy (SN 35.28) ở Đỉnh Gaya, ngài nhớ đến lời hứa của mình với Vua Bimbisara trước khi ngài Giác Ngộ, rằng ngài sẽ đến Rajagaha lần nữa khi ngài đạt được mục tiêu của mình. Vì vậy trên đoạn đường Đức Thế Tôn đi từ Gaya đến Rajagaha, và nhận được Tu viện Trúc Lâm (Veluvana) từ Vua Bimbisara, ngài trú ngụ ở đó.
|
Among the sixty-one Arahats (Saints) whom the Master had sent forth to proclaim to the world the virtues of the Triple Gem, there was the Elder Assaji, who belonged to the group of five ascetics, the Buddha's erstwhile companions before his Enlightenment, and afterwards his first disciples. The Elder Assaji had returned to Rajagaha from his wanderings, and when one morning he was going for alms in the city he was seen by Upatissa, who was on his way to the Paribbajaka ascetic's monastery. Struck by Assaji's dignified and serene appearance, Upatissa thought: "Never before have I seen such a monk. He must be one of those who are Arahats, or on the way to Arahatship. Should I not approach him and ask, 'Under whom have you been ordained? Who is your teacher and whose teaching do you profess?'" But then he thought: "It is not the proper time now for putting questions to this monk, as he is going for alms through the streets. I had better follow behind him, after the manner of supplicants." And he did so.
|
Trong số sáu mươi mốt vị A-la-hán (Thánh) mà Tôn Sư gởi đi để tuyên bố với thế giới các đức tính của Tam Bảo, Trưởng lão Assaji, thuộc nhóm năm tu sĩ khổ hạnh mà Đức Phật đồng hành trước khi Giác ngộ, và sau đó trở thành các đệ tử đầu tiên của ngài. Trưởng lão Assaji trở về Rajagaha sau chuyến du phương của ông, và một buổi sáng ông đi khất thực trong thành phố thì được Upatissa nhìn thấy khi đang đi đến tu viện của giới tu khổ hạnh Paribbajaka. Ấn tượng bởi dáng vẻ nghiêm trang và thanh thản của Assaji, Upatissa nghĩ: "Ta chưa bao giờ nhìn thấy một vị sư như vậy. Ông hẳn phải là một trong những bậc A-la-hán, hay trên đường đến quả vị A-la-hán. Taị sao ta không đến gặp ông và hỏi, 'Ngài thọ giới với ai? Thầy của ngài là ai và ngài tuyên bố giáo lý của ai?" Nhưng rồi ông nghĩ: "Bây giờ không phải là thời điểm thích hợp để đặt câu hỏi với vị sư này, vì ông đang đi khất thực trên đường phố. Tốt hơn là ta đi theo sau ông, theo thói tục của những người thỉnh nguyện." Và ông đã làm như vậy.
|
Then, when the Elder had gathered his almsfood, and Upatissa saw him going to another place intending to sit down and take his meal, he prepared for him his own ascetic's seat that he carried with him, and offered it to the Elder. The Elder Assaji took his meal, after which Upatissa served him with water from his own water-container, and in that way performed towards Assaji the duties of a pupil to a teacher. After they had exchanged the usual courteous greetings. Upatissa said: "Serene are your features, friend. Pure and bright is your complexion. Under whom, friend, have you gone forth as an ascetic? Who is your teacher and whose doctrine do you profess?" Assaji replied: "There is, O friend, the Great Recluse, the scion of the Sakyas, who has gone forth from the Sakya clan. Under that Blessed One I have gone forth. That Blessed One is my teacher and it is his Dhamma that I profess."
|
Sau đó, khi Trưởng lão gom góp thực phẩm khất thực của mình lại, và Upatissa thấy ông đi đến một chỗ định ngồi xuống để ăn, Upatissa chuẩn bị chiếc ghế mà ông mang theo bên mình và đưa cho Trưởng lão. Trưởng lão Assaji dùng bữa, sau đó Upatissa mời ông uống nước từ bình nước của mình, và bằng cách hành xử như vậy với Assaji ông đã thực hiện nhiệm vụ của một học trò đối với thầy. Sau khi họ trao đổi những lời chào lịch sự thông thường, Upatissa nói: "Trông nét mặt của ngài thanh thản làm sao. Nước da của ngài thật tinh khiết và tươi sáng. Ngài xuất gia làm tu sĩ khổ hạnh dưới trướng ai? Thầy của ngài là ai và ngài tuyên bố giáo lý của ai?" Assaji trả lời: "Này bạn, có bậc Đại Ẩn Sĩ, thuộc dòng dỏi Sakyas, người xuất gia từ gia tộc Sakya. Tôi đã xuất gia dưới Đức Thế Tôn đó. Đức Thế Tôn đó là thầy của tôi và tôi tuyên bố Giáo Pháp của ngài."
|
"What does the venerable one's master teach, what does he proclaim?" Questioned thus, the Elder Assaji thought to himself: "These wandering ascetics are opposed to the Buddha's dispensation. I shall show him how profound this dispensation is." So he said: "I am but new to the training, friend. It is not long since I went forth from home, and I came but recently to this teaching and discipline. I cannot explain the Dhamma in detail to you." The wanderer replied: "I am called Upatissa, friend. Please tell me according to your ability, be it much or little. It will be my task to penetrate its meaning by way of a hundred or a thousand methods." And he added:
|
"Thầy của tôn giả dạy gì, ngài tuyên bố điều gì?" Nghe hỏi như vậy, Trưởng lão Assaji nghĩ thầm: "Các khất sĩ khổ hạnh này đi ngược với giáo thuyết của Đức Phật. Ta sẽ cho ông ấy biết giáo thuyết này uyên thâm như thế nào." Vì vậy ông nói: "Này bạn, tôi chỉ mới tham gia khóa huấn luyện. Tôi xuất gia chưa bao lâu và đến với giáo lý và giới luật này thời gian gần đây thôi. Tôi không thể giải thích Pháp một cách chi tiết cho bạn." Người khất sĩ trả lời: "Tôi tên là Upatissa. Xin hảy nói cho tôi biết theo khả năng của ông, dù nhiều hay ít. Nhiệm vụ của tôi sẽ là hiểu thấu ý nghĩa của nó bằng trăm hay ngàn phương pháp." Và ông nói thêm:
|
"Be it little or much that you can tell, In response, the Elder Assaji uttered this stanza: "Of all those things that from a cause arise,
|
"Ông có thể nói cho tôi biết dù ít hay nhiều, Để đáp lại, Trưởng lão Assaji thốt ra câu kệ này: "Tất cả mọi thứ đều khởi sinh từ nguyên nhân,
|
Upon hearing the first two lines, Upatissa became established in the Path of stream-entry, and to the ending of the last two lines he already listened as a stream-winner. When he become a stream-winner, and before he had achieved the higher attainments, he thought: "Here will the means of deliverance be found!" and he said to the Elder: "Do not enlarge upon this exposition of the Dhamma, venerable sir. This will suffice. But where does our Master live?" "In the Bamboo Grove Monastery, wanderer." "Then please go on ahead, venerable sir. I have a friend with whom I agreed that he who should reach the Deathless State first, should tell the other. I shall inform him, and together we shall follow on the road you went and shall come into the Master's presence." Upatissa then prostrated himself at the Elder's feet, saluted him and, taking the Elder's leave, went back to the park of the Wandering Ascetics.
|
Vừa nghe xong hai dòng đầu, Upatissa đã trở nên vửng chắc trên đường Đạo nhập lưu, và khi nghe hết hai dòng sau ông đã là một Tu-đà-hoàn. Khi ông trở thành một Tu-đà-hoàn, và trước khi ông đạt được những thành quả cao hơn, ông nghĩ: "Phương tiện giải thoát sẽ được tìm thấy ở đây!" và ông nói với Trưởng lão: "Thưa tôn giả, đừng khuếch đại giải trình về Pháp này. Vậy là đủ rồi. Nhưng Tôn Sư của chúng ta sống ở đâu?" "Trong Tu viện Trúc Lâm đấy, khất sĩ." "Thế thì xin tôn giả đi trước. Tôi có một người bạn mà tôi đã thỏa thuận rằng ai đạt đến trạng thái Bất tử trước, thì nên nói cho người kia biết. Tôi sẽ thông báo cho anh ấy, và chúng tôi sẽ cùng đi theo con đường ngài đi và sẽ đến gặp Tôn Sư." Sau đó Upatissa quỳ xuống chân Trưởng lão, chào ông, tiễn Trưởng lão lên đường, quay trở lại công viên của các Khất sĩ Khổ hạnh.
|
Kolita saw him approaching and thought: "Today my friend's appearance is quite changed. Surely, he must have found the Deathless State!" And when he asked him about it, Upatissa replied: "Yes, friend, the Deathless State has been found!" and he recited to him the stanza he had heard. At the end of the verse, Kolita was established in the Fruition of stream-entry and he asked: "Where, my dear, does the Master live?" "I learned from our teacher, the Elder Assaji, that he lives at the Bamboo Grove Monastery."
|
Kolita thấy ông đi đến và nghĩ: "Hôm nay dáng vẻ của bạn tôi khá thay đổi. Chắc chắn là anh ấy đã tìm thấy trạng thái Bất Tử!" Và khi ông hỏi bạn mình về điều đó, Upatissa trả lời: "Vâng, bạn ơi, trạng thái Bất Tử đã được tìm thấy!" và ông đọc cho bạn bài kệ ông đã nghe. Đến cuối bài kệ, Kolita đã đạt được quả vị Tu-đà-hoàn và ông hỏi: "Bạn ơi, Tôn Sư sống ở đâu?" "Tôi nghe từ thầy của chúng ta, Trưởng lão Assaji, rằng ngài sống ở Tu viện Trúc Lâm."
|
"Then let us go, Upatissa, and see the Master," said Kolita. But Sariputta was one who always respected his teacher, and therefore he said to his friend: "First, my dear, we shall go to our teacher, the Wanderer Sañjaya, and tell him that we have found the Deathless. If he can grasp it, he will penetrate to the Truth. And even if he does not he may, out of confidence in us, come with us to see the Master; and hearing the Buddha's teaching, he will attain to the penetration of the Path and Fruition." So both of them went to Sañjaya and said: "Oh, our teacher! What are you doing? A Buddha has appeared in the world! Well proclaimed is his Teaching and in right conduct lives his community of monks. Let us go and see the Master of the Ten Powers!"
|
Kolita nói, "Này Upatissa, vậy chúng ta hảy đi gặp Tôn Sư". Nhưng Sariputta là người luôn kính trọng thầy của ông, và vì thế ông nói với bạn mình: "Bạn thân, trước hết chúng ta nên đến gặp thầy của chúng ta, Khất sĩ Sañjaya, và nói cho ông ấy biết rằng chúng ta đã tìm thấy Bất Tử. Nếu ông ấy có thể nắm bắt được nó, ông sẽ hiểu thấu Chân Lý. Và thậm chí nếu không, ông có thể, vì tin tưởng vào chúng ta, đi với chúng ta đến gặp Tôn Sư, và khi nghe lời dạy của Đức Phật, ông sẽ hiểu thấu và đạt được Đạo và Quả." Vì vậy cả hai đi gặp Sañjaya và nói: "Ôi thầy của chúng tôi! Thầy đang làm gì? Một vị Phật đã xuất hiện trên thế giới! Giáo lý của ngài được tuyên dương và cộng đồng tăng sĩ của ngài hành xử đúng đắn. Chúng ta hảy đi xem Tôn Sư của Mười Năng Lực!"
|
"What are you saying, my dear?" Sañjaya exclaimed. And refusing to go with them he spoke to them of the gain and fame they would enjoy if they would share his, the teacher's, place. But they said: "Oh, we should not mind always remaining in the state of pupils! But you, O teacher, you must know whether to go or not!" Then Sañjaya thought: "If they know so much, they will not listen to what I say." And realizing that, he replied: "You may go, then, but I cannot." "Why not, O teacher?" "I am a teacher of many. If I were to revert to the state of a disciple, it would be as if a huge water tank were to change into a small pitcher. I cannot live the life of a pupil now."
|
"Con nói cái gì?" Sañjaya thốt lên. Và từ chối đi với họ, ông nói với họ về lợi ích và danh tiếng mà họ sẽ được hưởng nếu họ chia sẻ địa vị thầy giáo với ông. Nhưng họ nói: "Ồ, chúng con không quan tâm đến việc luôn ở địa vị học sinh! Nhưng thầy ơi, thầy phải biết có nên đi hay không!" Rồi Sañjaya nghĩ: "Nếu họ biết rất nhiều, họ sẽ không lắng nghe những gì ta nói." Và nhận ra điều đó, ông trả lời: "Các con có thể đi, nhưng ta không thể." "Tại sao không, thưa thầy?" "Ta là thầy giáo của nhiều người. Nếu ta trở lại địa vị đệ tử, nó như thể một bể nước to lớn biến đổi thành một bình nước nhỏ. Ta không thể sống cuộc đời của một học sinh bây giờ."
|
"Do not think like that, O teacher!" they urged. "Let it be, my dear. You may go, but I cannot." "Oh teacher! When a Buddha has appeared in the world, people flock to him in large crowds and pay homage to him, carrying incense and flowers. We too shall go there. And then what will happen to you?" To which Sañjaya replied: "What do you think, my pupils: are there more fools in this world, or more wise people?" "Fools there are many, O teacher, and the wise are few."
|
"Đừng nghĩ như vậy, thưa thầy!" họ nài nỉ. "Hảy làm như vậy, các con ạ. Con có thể đi, nhưng ta không thể." "Ôi thầy ơi! Khi một vị Phật xuất hiện trên thế giới, người ta đổ xô đến gặp ngài và tỏ lòng tôn kính ngài, mang theo hương và hoa. Chúng con cũng sẽ đi đến đó. Và rồi điều gì sẽ xảy ra với thầy?" Sañjaya trả lời: "Này các trò, con nghĩ sao: có nhiều kẻ ngu trên thế giới này, hay nhiều người khôn hơn?" "Kẻ ngu có rất nhiều, hỡi thầy, và người khôn thì ít."
|
"If that is so, my friends, then the wise ones will go to the wise recluse Gotama, and the fools will come to me, the fool. You may go now, but I shall not." So the two friends left, saying: "You will come to understand your mistake, O teacher!" And after they had gone there was a split among Sañjaya's pupils, and his monastery became almost empty. Seeing his place empty, Sañjaya vomited hot blood. Five hundred of his disciples had left along with Upatissa and Kolita, out of whom two hundred and fifty returned to Sañjaya. With the remaining two hundred and fifty, and their own following, the two friends arrived at the Bamboo Grove Monastery. There the Master, seated among the fourfold assembly[3] was preaching the Dhamma, and when the Blessed One saw the two coming he addressed the monks: "These two friends, Upatissa and Kolita, who are now coming, will be two excellent disciples to me, a blessed pair."
|
"Nếu là như vậy, các bạn của tôi, thì người khôn sẽ đi đến ẩn sĩ khôn ngoan Gotama, và kẻ ngu sẽ đến với tôi, kẻ ngu. Bạn có thể đi ngay bây giờ, nhưng tôi thì không." Thế là đôi bạn rời đi và nói: "Thầy sẽ nhận thấy sai lầm của mình, thưa thầy!" Và sau khi họ đi, có sự chia rẽ giữa các học sinh của Sañjaya, và tu viện của ông trở nên gần như trống rỗng. Nhìn thấy tu viện của ông trống rỗng, Sañjaya bị hộc máu. Năm trăm đệ tử của ông rời đi cùng với Upatissa và Kolita, hai trăm năm mươi người trong số đó đã trở lại với Sañjaya. Với hai trăm năm mươi người còn lại và nhóm thân hữu của họ, đôi bạn đã đến Tu viện Trúc Lâm. Ở đó, Tôn Sư, ngồi giữa tứ chúng[3] đang thuyết giảng Pháp, và khi Thế Tôn thấy hai người đi đến, ngài nói với chư tăng: "Đôi bạn này, Upatissa và Kolita, họ đang đi đến, sẽ là hai đệ tử xuất sắc đối với ta, một cặp thánh thiện."
|
Having approached, the friends saluted the Blessed One reverentially and sat down at one side. When they were seated they spoke to the Blessed One, saying: "May we obtain, O Lord, the ordination of the Going Forth under the Blessed One, may we obtain the Higher Ordination!" And the Blessed One said: "Come, O bhikkhus! Well proclaimed is the Dhamma. Now live the Life of Purity, to make an end of suffering!" This alone served as the ordination of these venerable ones. Then the master continued his sermon, taking the individual temperaments[4] of the listeners into consideration; and with the exception of the two chief disciples all of them attained to Arahatship. But the two chief disciples had not yet completed the task of attaining to the three higher paths of sanctity. The reason for this was the greatness of the "knowledge pertaining to the perfection of a disciple" (savakaparami-ñana), which they had still to reach.
|
Đến nơi, phái đoàn tôn kính chào Đức Thế Tôn và ngồi qua một bên. Sau khi ngồi xuống, họ nói với Thế Tôn: "Bạch Thế Tôn, xin cho chúng con được thọ giới Xuất gia dưới Thế Tôn, xin cho chúng con được thọ giới bậc thượng!" Và Thế Tôn nói: "Hảy đến, hỡi các tỳ khưu! Pháp đáng được tuyên dương. Bây giờ hảy sống cuộc sống Thanh tịnh, để chấm dứt đau khổ!" Điều này được sử dụng như là lễ truyền giới cho những vị tôn giả đó." Rồi Tôn Sư tiếp tục bài thuyết giảng của ngài, xem xét tính khí cá nhân của thính giả[4]; và ngoài hai đại đệ tử chính tất cả bọn họ đều đạt tới quả vị A-la-hán. Nhưng hai đại đệ tử chính vẫn chưa hoàn thành nhiệm vụ đạt đến ba con đường cao hơn của sự thánh thiện. Lý do cho điều này là sự vĩ đại của "kiến thức liên quan đến sự hoàn hảo của một đệ tử" (savakaparami-ñana - Trí tuệ Ba la mật), mà họ vẫn chưa đạt tới.
|
Upatissa received the name of Sariputta on becoming a disciple of the Buddha, while Kolita became known as Maha Moggallana. Now the Venerable Maha Moggallana went to live at a village in Magadha called Kallavala, on which he depended for almsfood. On the seventh day after his ordination when he was doing the recluse's work (of meditation), fatigue and torpor fell upon him. But spurred on by the Master,[5] he dispelled his fatigue, and while listening to the Master expounding to him the meditation subject of the elements (dhatu-kammatthana), he completed the task of winning to the three higher paths and reached the acme of a disciple's perfections (savaka-parami).
|
Upatissa được đặt tên Sariputta (Xá Lợi Phất) khi trở thành đệ tử của Đức Phật, trong khi Kolita được gọi là Maha Moggallana (Maha Mục Kiền Liên). Bây giờ Tôn giả Maha Moggallana đi sống tại một ngôi làng ở Magadha gọi là Kallavala, nơi ông trông cậy vào thực phẩm khất thực. Vào ngày thứ bảy sau lễ truyền giới, khi ông đang làm công việc của ẩn sĩ (thiền định) ông bị rơi vào trạng thái mệt mỏi và hôn trầm. Nhưng được khuyến khích bởi Tôn Sư,[5] ông xua tan sự mệt mỏi của mình, và trong khi lắng nghe Tôn Sư giải nghĩa cho ông chủ đề thiền định về các yếu tố (dhatu-kammatthana), ông hoàn thành nhiệm vụ chiến thắng ba con đường cao hơn và đạt đến tột đỉnh của sự hoàn hảo của một đệ tử (savaka-parami).
|
But the Venerable Sariputta continued to stay near the Master, at a cave called the Boar's Shelter (Sukarakhata-lena), depending on Rajagaha for his almsfood. Half a month after his ordination the Blessed One gave a discourse on the comprehension of feelings[6] to the Venerable Sariputta's nephew, the wandering ascetic Dighanakha. The Venerable Sariputta was standing behind the Master, fanning him. While following with his thoughts the progress of the discourse, as though sharing the food prepared for another, the Venerable Sariputta on that occasion reached the acme of "knowledge pertaining to a disciple's perfection and attained to Arahatship together with the fourfold analytical knowledge (patisambhida-ñana)."[7] And his nephew, at the end of the sermon, was established in the Fruition of stream-entry.[8] Now it may be asked: Did not the Venerable Sariputta possess great wisdom; and if so, why did he attain to the disciple's perfections later than the Venerable Maha Moggallana? The answer is, because of the greatness of the preparations necessary for it. When poor people want to go anywhere they take to the road at once; but in the case of kings, larger preparations are required, as for instance to get ready the elephants and chariots, and so on. Thus it was in this case.
|
Nhưng Tôn giả Sariputta tiếp tục ở gần Tôn Sư, tại một hang động tên là Hang Gấu (Sukarakhata-lena), trông cậy vào thành Vương Xá cho ông thực phẩm khất thực. Nữa tháng sau lễ truyền giới, Đức Thế Tôn ban cho một bài giảng về sự hiểu biết về các cảm giác[6] cho cháu của Tôn giả Sariputta, khất sĩ khổ hạnh Dighanakha. Tôn giả Sariputta đứng đằng sau Tôn Sư, quạt cho ngài. Trong khi để tư tưởng dõi theo tiến trình của bài giảng, như thể chia sẽ thức ăn được chuẩn bị cho người khác, Tôn giả Sariputta nhân đó đã đạt đến tột đỉnh của "kiến thức liên quan đến sự hoàn hảo của một đệ tử và đạt được quả vị A-la-hán cùng với bốn loại kiến thức trực giác - kiến thức về ý nghĩa, Pháp, ngôn ngữ (căn nguyên), và kiến thức mà trong đó có tất cả các kiến thức như là đối tượng và xem xét chúng (patisambhida-ñana - xem Buddhist Dictionary by Nyanatiloka)."[7] Và cháu của ông, vào cuối bài giảng, đạt được quả vị Nhập lưu (Tu-đà-hoàn).[8] Có thể có người hỏi: Tôn giả Sariputta có sở hữu trí tuệ vĩ đại không; và nếu vậy, tại sao ông đạt được sự hoàn hảo của một đệ tử muộn hơn Tôn giả Maha Moggallana? Câu trả lời là, bởi vì sự vĩ đại của công tác chuẩn bị cần thiết cho nó. Khi người nghèo muốn đi đâu họ lên đường ngay lập tức; nhưng trong trường hợp của các vị vua, cần phải có sự chuẩn bị lớn hơn, ví dụ như chuẩn bị sẵn sàng voi và xe ngựa, v.v. Vì vậy, đó là trong trường hợp này.
|
On that same day, when the evening shadows had lengthened, the Master caused his disciples to assemble and bestowed upon the two Elders the rank of Chief Disciples. At this, some monks were displeased and said among themselves: "The Master should have given the rank of Chief Disciples to those who were ordained first, that is, the Group of Five disciples. If not to them, then either to the group of two hundred and fifty bhikkhus headed by Yasa, or to the thirty of the Auspicious Group (Bhaddavaggiya), or else to the three Kassapa brothers. But passing over all these Great Elders, he has given it to those whose ordination was the very last of all." The Master inquired about the subject of their talk. When he was told, he said: "I do not show preference, but give to each what he has aspired to. When, for instance, Kondañña-the Knower in a previous life gave almsfood nine times during a single harvest, he did not aspire to Chief Discipleship; his aspiration was to be the very first to penetrate to the highest state, Arahatship. And so it came about. But when Sariputta and Maha Moggallana many aeons ago, at the time of the Buddha Anomadassi, were born as the brahman youth Sarada and landowner Sirivaddhaka, they made the aspiration for Chief Discipleship. This, O bhikkhus, was the aspiration for these my sons at that time. Hence I have given them just what they aspired to, and did not do it out of preference."
|
Cùng ngày hôm đó, khi màng đêm buông phủ, Tôn Sư kêu gọi các đệ tử của ngài tập họp lại và ban cho hai Trưởng lão cấp bậc Đệ Tử Trưởng. Điều này khiến cho một số sư không hài lòng và nói với nhau: "Lẽ ra, Tôn Sư nên ban cấp bậc Đệ Tử Trưởng cho những người được thọ giới đầu tiên, đó là, Nhóm Năm Đệ tử (anh em Kiều Trần Như). Nếu không phải là họ, thì hoặc là nhóm hai trăm năm mươi tỳ khưu dẫn đầu bởi Yasa, hoặc là ba mươi người của Nhóm Kiết Tường (Bhaddavaggiya), nếu không thì cho ba anh em Kassapa. Nhưng ngài đã bỏ qua tất cả các Đại Trưởng lão này mà ban nó cho những người được thọ giới sau cùng." Tôn Sư hỏi về chủ đề của cuộc nói chuyện của họ. Khi ngài được báo cho biết, ngài nói: "Ta không thể hiện sở thích, mà chỉ cho mỗi người những gì họ ước nguyện. Chẳng hạn, khi Kondañña- bậc Thức giả trong một kiếp trước đã cúng dường khất thực chín lần trong một mùa gặt, ông ấy đã không mong mõi làm Đệ Tử Trưởng; ước nguyện của ông là được là người đầu tiên thâm nhập vào trạng thái cao nhất, quả vị A-la-hán. Và thế là nó xảy ra. Nhưng khi Sariputta và Maha Moggallana trong nhiều kiếp trước, vào thời của Đức Phật Anomadassi, sinh ra là thiếu niên bà-la-môn Sarada và địa chủ Sirivaddhaka, họ đã ước nguyện được là Đệ Tử Trưởng. Này các tỳ khưu, đây là ước nguyện của các con của ta lúc đó. Vì vậy ta chỉ ban cho họ những gì họ mong mõi, và không làm điều đó theo sở thích."
|
This account of the beginning of the Venerable Sariputta's career is taken from the Commentary to the Anguttara Nikaya, Etad-agga section, with some passages from the parallel version in the Dhammapada Commentary. From it some of the principal traits of the Venerable Sariputta's character are already discernible. His capacity for deep and constant friendship showed itself while he was still a worldling, a youth nurtured in luxury and pleasure, and it persisted after he had abandoned the household life. On receiving his first insight into the Dhamma, and before proceeding any further, his first thought was for his friend Kolita and the vow they had sworn together. His penetrating intellect is revealed in the promptness with which he grasped the essence of the Buddha's teaching from a few simple words. And, most rare of all, he combined that intellectual power with a modesty and sweetness of nature that expressed itself in gratitude and reverence for anyone, even the misguided Sañjaya, who had taught him things of value. It was no wonder, therefore, that throughout his life he continued to show respect for the Venerable Assaji, from whom he had gained his introduction to the Buddha's Teaching. We are told in the Commentary to the Nava Sutta (Sutta-Nipata), and also in the Commentary to v. 392 of the Dhammapada, that whenever the Venerable Sariputta lived in the same monastery as the Elder Assaji, he always went to pay obeisance to him immediately after having done so to the Blessed One. This he did out of reverence, thinking: "This venerable one was my first teacher. It was through him that I came to know the Buddha's Dispensation." And when the Elder Assaji lived in another monastery, the Venerable Sariputta used to face the direction in which the Elder Assaji was living, and to pay homage to him by touching the ground at five places (with the head, hands and feet), and saluting with joined palms.
|
Phần tường thuật về khởi đầu của sự nghiệp của Tôn giả Sariputta được lấy từ phần Chú giải cho Tăng Chi Bộ Kinh, phần Etad-agga, với một số đoạn văn từ phiên bản tương tự trong phần Chú giải cho Kinh Pháp Cú. Từ đó một số đặc điểm chính về tính cách của Tôn giả Sariputta đã được nhận rỏ. Tấm lòng dành cho tình bạn thâm sâu và bền vững của ông đã tự thể hiện trong khi ông vẫn còn là người trần tục, một thanh niên được nuôi dưỡng trong xa hoa và vui sướng, và nó tiếp tục tồn tại sau khi ông từ bỏ đời sống gia đình. Khi nhận được minh kiến đầu tiên về Pháp, và trước khi tiến xa hơn, suy nghĩ đầu tiên của ông là cho bạn Kolita của mình và lời thề mà họ đã thệ nguyện với nhau. Trí tuệ thâm sâu của ông được bộc lộ trong sự nhắc nhở mà từ đó ông nắm được tinh túy của lời dạy của Đức Phật với chỉ vài từ đơn giản. Và điều hiếm hoi nhất là, ông kết hợp năng lực trí tuệ đó với sự khiêm tốn và dịu dàng của bản tánh mà đã thể hiện chính nó trong sự tri ân và tôn kính cho bất cứ ai, ngay cả Sañjaya lầm lạc, người đã dạy ông những điều có giá trị. Do đó không có gì lạ khi trong suốt cuộc đời, ông tiếp tục biểu lộ sự kính trọng với Trưởng lão Assaji, người đã giới thiệu ông đến với Giáo lý của Đức Phật. Chúng ta được biết trong phần Chú giải cho kinh Nava Sutta (Sutta-Nipata), và cũng trong phần Chú giải cho câu kệ 392 của Kinh Pháp Cú, nói rằng bất cứ khi nào Tôn giả Sariputta sống trong cùng tu viện với Trưởng lão Assaji, ông luôn đến đảnh lễ với Trưởng lão ngay sau khi làm như vậy với Đức Thế Tôn. Điều này ông làm vì sự tôn kính, nghĩ rằng: "Tôn giả này là thầy đầu tiên của ta. Chính nhờ ngài mà ta biết được Giáo thuyết của Đức Phật." Và khi Trưởng lão Assaji sống ở một tu viện khác, Tôn giả Sariputta thường đối mặt với hướng mà Trưởng lão đang sống, và đảnh lễ ông bằng cách chạm vào mặt đất tại năm địa điểm (với đầu, tay và chân), và chắp tay chào.
|
But this led to misunderstanding, for when other monks saw it they said: "After becoming a Chief Disciple, Sariputta still worships the heavenly quarters! Even today he cannot give up his brahmanical views!" Hearing these remarks, the Blessed One said: "It is not so, bhikkhus. Sariputta does not worship the heavenly quarters. He salutes him through whom he came to know the Dhamma. It is him he salutes, worships and reveres as his teacher. Sariputta is one who gives devout respect to his teacher." It was then that the Master preached to the monks assembled there the Nava Sutta,[9] which starts with the words: "As gods their homage pay to Indra,
|
Nhưng điều này dẫn đến sự hiểu lầm, vì khi các sư khác nhìn thấy họ nói: "Sau khi trở thành một Đệ Tử Trưởng, Sariputta vẫn tôn thờ chư thiên! Thậm chí ngày nay ông không thể từ bỏ quan điểm bà-la-môn của ông!" Nghe những lời phê bình này, Đức Thế Tôn nói: "Không phải như vậy, chư tỳ khưu. Sariputta không tôn thờ chư thiên. Ông chào người mà nhờ đó ông biết đến Pháp. Đó là người ông chào, tôn thờ và kính trọng như thầy của mình. Sariputta là người hết lòng kính trọng thầy của mình." Thế rồi Tôn Sư thuyết giảng cho chư tăng ở đó nghe kinh Nava Sutta,[9] bắt đầu bằng những lời sau: "Như chư thiên đảnh lễ Indra,
|
Another example of the Venerable Sariputta's gratitude is given in the story of Radha Thera. The Commentary to verse 76 of the Dhammapada relates that there was living at Savatthi a poor brahman who stayed in the monastery. There he performed little services such as weeding, sweeping, and the like and the monks supported him with food. They did not, however, want to ordain him. One day the Blessed One, in his mental survey of the world, saw that this brahman was mature for Arahatship. he inquired about him from the assembled monks, and asked whether any one of them remembered to have received some help from the poor brahman. The Venerable Sariputta said that he remembered that once, when he was going for alms in Rajagaha, this poor brahman had given him a ladle full of almsfood that he had begged for himself. The Master asked Sariputta to ordain the man, and he was given the name Radha. The Venerable Sariputta then advised him time and again as to what things should be done, and always Radha received his admonitions gladly, without resentment. And so, living according to the Elder's advice, he attained Arahatship in a short time. This time the bhikkhus remarked on Sariputta's sense of gratitude and said that he who himself willingly accepts advice obtains pupils who do the same. Commenting on this, the Buddha said that not only then, but also formerly Sariputta had showed gratitude and remembered any good deed done to him. And in that connection the Master told the Alinacitta Jataka, the story of a grateful elephant.[10]
|
Một ví dụ khác về sự tri ân của Tôn giả Sariputta được đưa ra trong câu chuyện về Radha Thera. Phần Chú giải của câu kệ 76 của Kinh Pháp Cú liên quan đến việc một người bà-la-môn nghèo sống trong tu viện ở Savatthi. Ở đó ông làm những dịch vụ nhỏ như nhổ cỏ dại, quét dọn, và những việc tương tự và chư tăng cho ông thức ăn. Tuy nhiên, họ không muốn cho ông thọ giới. Một ngày nọ, Đức Thế Tôn, trong cuộc khảo sát thế giới bằng tâm linh của ngài, thấy rằng người bà-la-môn này đã trưởng thành cho quả vị A-la-hán. Ngài hỏi thăm về ông qua chư tăng, và hỏi liệu có ai trong số họ nhớ đã nhận được sự giúp đỡ từ người bà-la-môn nghèo không. Tôn giả Sariputta nói rằng ông nhớ có một lần, khi ông đang đi khất thực ở Rajagaha, người bà-la-môn nghèo này đã cho ông một gáo đầy thức ăn mà ông ta đã xin cho chính mình. Tôn Sư yêu cầu Sariputta truyền giới cho người đó, và ông được đặt tên là Radha. Tôn giả Sariputta sau đó đã khuyên ông nhiều lần về những việc nên làm, và Radha luôn vui vẻ nhận lời khuyên bảo của ông, không hề oán trách. Và vì vậy, do sống theo lời khuyên bảo của Trưởng lão, ông đạt được quả vị A-la-hán trong một thời gian ngắn. Lần này chư tỳ khưu nhận xét về lòng biết ơn của Sariputta và nói rằng chính ông sẵn sàng nhận lời khuyên bảo nên có được học sinh cũng làm như vậy. Bình luận về điều này, Đức Phật nói rằng không chỉ lúc đó, mà Sariputta kiếp trước cũng đã thể hiện lòng biết ơn và ghi nhớ bất cứ việc làm tốt nào mà ông nhận được. Và trong mối quan hệ đó Tôn Sư kể chuyện tiền kiếp Alinacitta Jataka, chuyện về một con voi biết ơn.[10]
|
Part II Maturity of InsightFriendshipsIf Sariputta was notable for his lasting sense of gratitude, he was no less so for his capacity for friendship. With Maha Moggallana, the friend and companion of his youth, he maintained a close intimacy, and many were the conversations they held on the Dhamma. One of these, which is of special interest as throwing light on the process of Venerable Sariputta's attainment, is recorded in the Anguttara Nikaya, Catukka-nipata, No. 167. It relates that once the Venerable Maha Moggallana went to see the Elder and said to him: "There are four ways of progress, brother Sariputta: difficult progress, with sluggish direct-knowledge;
|
Phần II Sự Trưởng Thành của Trí TuệTình BạnNếu Sariputta nổi tiếng vì lòng biết ơn sâu xa, thì ông cũng không kém về tình bạn chứa chan. Đối với Maha Moggallana, người bạn và đồng hành từ thời thơ ấu, ông duy trì sự thân mật gần gũi và phần nhiều là cuộc trò chuyện về Pháp giữa họ. Một trong số đó được đặc biệt lưu ý vì nó đưa ra ánh sáng về tiến trình thành tựu của Tôn giả Sariputta, được ghi lại trong Tăng Chi Bộ Kinh, Catukka-nipata, số 167. Kinh kể rằng có lần Tôn giả Maha Moggallana đến gặp Trưởng lão và nói với ông: "Anh Sariputta à, có bốn cách phát triển:" phát triển khó khăn, với hiện thức (A Lại Da thức) trì trệ;
|
"By which of these four ways of progress, brother, was your mind freed from the cankers without remnants of clinging?" To which the Venerable Sariputta replied: "By that of those four ways of progress, brother, which is easy and has swift direct-knowledge." The explanation of this passage is that if the suppression of the defilements preparatory to absorption or insight takes place without great difficulty, progress is called "easy" (sukha-patipada); in the reverse case it is "difficult" or "painful" (dukkha-patipada). If, after the suppression of the defilements, the manifestation of the Path, the goal of insight, is quickly effected, the direct-knowledge (connected with the Path) is called "swift" (khippabhiñña); in the reverse case it is "sluggish" (dandabhiñña). In this discourse the Venerable Sariputta's statement refers to his attainment of arahantship. His attainment of the first three Paths, however, was, according to the commentary to the above text, connected with "easy progress and sluggish direct-knowledge."
|
"Bằng cách nào trong bốn phương cách phát triển này mà tâm của anh thoát khỏi lậu hoặc, không còn sót lại chấp thủ?" Tôn giả Sariputta trả lời rằng: "Thưa anh, trong bốn cách phát triển đó, cách nào dễ dàng và có hiện thức nhanh chóng." Giải thích cho đoạn văn này là nếu sự loại bỏ phiền não ô trược dùng để chuẩn bị cho tâm định hay minh kiến diễn ra mà không gặp khó khăn lớn, thì sự phát triển được gọi là "dễ dàng" (sukha-patipada); trong trường hợp ngược lại nó là "khó khăn" hay "đau đớn" (dukkha-patipada). Nếu, sau khi loại bỏ phiền não ô trược, biểu hiện của Đạo, mục đích của minh kiến, có hiệu quả nhanh chóng, hiện thức (kết nối với Đạo) được gọi là "nhanh chóng" (khippabhiñña); trong trường hợp ngược lại nó là "trì trệ" (dandabhiñña). Trong cuộc đàm luận này, tuyên bố của Tôn giả Sariputta đề cập đến sự chứng đắc quả vị A-la-hán của ông. Tuy nhiên, sự chứng đắc ba đường Đạo đầu tiên của ông, theo phần chú giải ở trên, được kết nối với "phát triển dễ dàng và hiện thức trì trệ."
|
In such ways as this did the two friends exchange information about their experience and understanding of the Dhamma. They were also frequently associated in attending to affairs of the Sangha. One such occasion was when they combined in winning back certain monks who had been led astray by Devadatta. There is an interesting passage[11] in this connection which shows that the Venerable Sariputta's generous praise of Devadatta's achievements before the latter brought about a schism in the Sangha was the cause of a slight embarrassment. It relates that when the Buddha asked Sariputta to proclaim in Rajagaha that Devadatta's deeds and words should no longer be regarded as connected with the Buddha, Dhamma and Sangha, the Venerable Sariputta said: "Formerly I spoke at Rajagaha in praise of Devadatta's magical powers?" "Yes, Lord," the elder replied. "So you will now speak truthfully also, Sariputta, when you make this proclamation about Devadatta." So, after receiving the formal approval of the Sangha, the Venerable Sariputta, together with many monks, went to Rajagaha and made the declaration about Devadatta. When Devadatta had formally split the Sangha by declaring that he would conduct Sangha-acts separately, he went to Vultures' Peak with five hundred young monks who through ignorance had become his followers. To win them back, the Buddha sent Sariputta and Maha Moggallana to the Vultures' Peak, and while Devadatta was resting, the two Chief Disciples preached to the monks, who attained to stream-entry and went back to the Master.[12]
|
Đôi bạn đã trao đổi thông tin về kinh nghiệm và hiểu biết Pháp của họ theo cách như vậy. Họ cũng thường xuyên tham gia vào công việc của Tăng Đoàn. Một dịp như vậy là khi họ phối hợp trong việc dành lại một số sư đã bị Devadatta dẫn đi lạc lối. Có một đoạn văn thú vị [11] trong mối liên hệ này cho thấy rằng lời khen ngợi nhiệt liệt của Tôn giả Sariputta về những thành tựu của Devadatta trước khi một sự cố sau đó đưa đến sự ly khai trong Tăng Đoàn là nguyên nhân của nỗi ngượng ngùng nho nhỏ. Chuyện kể rằng khi Đức Phật yêu cầu Sariputta tuyên bố ở Rajagaha rằng việc làm và lời nói của Devadatta không còn được coi là có liên quan đến Phật, Pháp và Tăng, Tôn giả Sariputta nói: "Thưa Thế Tôn, trước kia con đã ca ngợi năng lực thần thông của Devadatta tại Rajagaha?" "Vậy thì bây giờ thầy cũng sẽ nói thật, Sariputta, khi thầy thực hiện tuyên bố này về Devadatta." "Vâng, thưa Thế Tôn," trưởng lão trả lời. Thế là sau khi nhận được sự chấp thuận chính thức của Tăng Đoàn, Tôn giả Sariputta, cùng với nhiều nhà sư, đi đến Rajagaha và đưa ra tuyên bố về Devadatta. Khi Devadatta chính thức chia rẽ Tăng Đoàn bằng cách tuyên bố rằng ông sẽ điều hành những hoạt động Tăng Đoàn một cách riêng biệt, ông đi đến đỉnh núi Linh Thứu với năm trăm nhà sư trẻ, những người vì thiếu hiểu biết đã trở thành đồ đệ của ông. Để dành lại họ, Đức Phật gởi Sariputta và Maha Moggallana đến đỉnh Linh Thứu, và trong khi Devadatta đang nghỉ ngơi, hai vị Đại Đệ Tử thuyết giảng cho các sư, khiến họ đạt được quả vị nhập lưu và trở về với Tôn Sư.[12]
|
Another time when the Venerable Sariputta and the Venerable Maha Moggallana worked together to restore order in the Sangha was when a group of monks led by Assaji (not the Elder Assaji referred to earlier) and Punnabbassu, living at Kitagiri, were misbehaving. In spite of repeated admonitions, these monks would not mend their ways, so the two Chief Disciples were sent to pronounce the penalty of pabbajaniya-kamma (excommunication) on those who would not submit to the discipline.[13] Venerable Sariputta's devotion to his friend was fully reciprocated; we are told of two occasions when Sariputta was ill, and Maha Moggallana attended to him and brought him medicine. Yet there was nothing exclusive about the Venerable Sariputta's friendships, for according to the commentary to the Maha-Gosinga Sutta there was also a bond of mutual affection between him and the Elder Ananda. On the part of Sariputta it was because he thought: "He is attending on the Master — a duty which should have been performed by me"; and Ananda's affection was due to the fact that Sariputta had been declared by the Buddha as his foremost disciple. When Ananda gave Novice Ordination to young pupils he used to take them to Sariputta to obtain Higher ordination under him. The Venerable Sariputta did the same in regard to Ananda, and in that way they had five hundred pupils in common.
|
Một lần khác, khi Tôn giả Sariputta và Tôn giả Maha Moggallana làm việc với nhau để khôi phục trật tự trong Tăng Đoàn là khi một nhóm sư dẫn đầu bởi Assaji (không phải là Trưởng lão Assaji được nhắc đến trước đây) và Punnabbassu, sống tại Kitagiri, có hành vi sai trái. Mặc dù đã có nhiều lời khiển trách, các nhà sư này không sửa chữa hành vi của họ, vì vậy hai vị Đại Đệ Tử được gởi đến để tuyên bố hình phạt pabbajaniya-kamma (khai trừ) đối với những ai không tuân theo kỷ luật.[13] Sự tận tâm của Tôn giả Sariputta đối với bạn mình được đáp lại trọn vẹn; chúng ta nghe nói về hai lần khi Sariputta bị bệnh, và Maha Moggallana chăm sóc và mang thuốc đến cho ông. Nhưng không có sự độc quyền trong tình bạn của Tôn giả Sariputta, vì theo phần chú giải cho Maha-Gosinga Sutta thì cũng có mối quan hệ tình cảm giữa ông và Trưởng lão Ananda. Về phía Sariputta là do ông nghĩ rằng: "Ông ấy chăm sóc Tôn Sư — một nhiệm vụ đáng lẽ ta phải đảm trách"; và tình cảm của Ananda là do Sariputta được Đức Phật tuyên bố là đệ tử quan trọng nhất của ngài. Khi Ananda làm lễ Truyền giới Sa di cho các tăng sinh trẻ, ông thường đem họ đến Sariputta để có được ông truyền giới bậc Thượng. Tôn giả Sariputta cũng làm như vậy đối với Ananda, và thế là họ có chung năm trăm tăng sinh.
|
Whenever the Venerable Ananda received choice robes or other requisites he would offer them to Sariputta, and in the same way, Sariputta passed on to Ananda any special offerings that were made to him. Once Ananda received from a certain brahman a very valuable robe, and with the Master's permission he kept it for ten days awaiting Sariputta's return. The sub-commentary says that later teachers commented on this: "There may be those who say: 'We can well understand that Ananda, who had not yet attained to Arahatship, felt such affection. But how is it in the case of Sariputta, who was a canker-free arahant?" To this we answer: 'Sariputta's affection was not one of worldly attachment, but a love for Ananda's virtues (guna-bhatti).'" The Buddha once asked the Venerable Ananda: "Do you, too, approve of Sariputta?" And Ananda replied: "Who, O Lord, would not approve of Sariputta, unless he were childish, corrupt, stupid or of perverted mind! Learned, O Lord, is the Venerable Sariputta; of great wisdom, O Lord, is the Venerable Sariputta; of broad, bright, quick, keen and penetrative wisdom is the Venerable Sariputta; of few wants and contented, inclined to seclusion, not fond of company, energetic, eloquent, willing to listen, an exhorter who censures what is evil."[14]
|
Bất cứ khi nào Tôn giả Ananda nhận được áo choàng có phẩm chất và những nhu yếu phẩm đặc biệt khác ông sẽ dâng cho Sariputta, và tương tự như vậy, Sariputta sẽ chuyển cho Anana bất cứ lễ vật đặc biệt nào được làm cho ông. Có lần Ananda nhận được từ một vị ba-la-môn nào đó chiếc áo choàng rất có giá trị, và với sự cho phép của Tôn Sư ông đã giữ nó mười ngày chờ đợi Sariputta trở về. Phần phụ chú giải nói rằng các thầy giáo sau đó nhận xét về điều này: "Có thể có người nói: 'Chúng ta có thể hiểu rằng Ananda, người vẫn chưa đạt đến quả vị A-la-hán, có mối tình cảm như vậy. Nhưng trong trường hợp của Sariputta thì thế nào, khi ông là bậc a-la-hán không còn lậu hoặc?" Về vấn đề này chúng tôi trả lời: 'Tình cảm của Sariputta không phải là một trong những luyến ái trần tục, mà là sự quý mến dành cho những đức hạnh của Ananda (guna-bhatti).'" Có lần Đức Phật hỏi Tôn giả Ananda: "Thầy cũng tán thành Sariputta chứ?" Và Ananda trả lời: "Thưa Thế Tôn, ai lại không tán thành Sariputta, trừ khi người ấy trẻ con, hư hỏng, ngu ngốc hay tâm địa xấu! Về học thức, thưa Thế Tôn, là Tôn giả Sariputta, về trí tuệ tuyệt vời, thưa Thế Tôn, là Tôn giả Sariputta, về trí tuệ rộng lớn, sáng ngời, nhanh nhẹn, nhạy bén và xuyên thấu là Tôn giả Sariputta; về tính ít ham muốn và tri túc, thiên về ẩn dật, không thích hội họp, tràn đầy năng lực, hùng biện, sẵn sàng lắng nghe, người hô hào, chỉ trích những gì xấu xa tội lỗi."[14]
|
In the Theragatha (v. 1034f) we find the Venerable Ananda describing his emotion at the time of Sariputta's death. "When the Noble Friend (Sariputta) had gone," he declares, "the world was plunged in darkness for me." But he adds that after the companion had left him behind, and also the Master had passed away, there was no other friend like mindfulness directed on the body. Ananda's sorrow on learning of the Venerable Sariputta's death is also described very movingly in the Cunda Sutta.[15] Sariputta was a true friend in the fullest sense of the word. He well understood how to bring out the best in others, and in doing so did not hesitate sometimes to speak straightforwardly and critically, like the ideal friend described by the Buddha, who points out his friend's faults. It was in this way that he helped the venerable Anuruddha in his final break-through to Arahatship, as recorded in the Anguttara Nikaya (Tika-Nipata No. 128):
|
Trong Trưởng Lão Tăng Kệ (câu 1034f) chúng tôi tìm thấy Tôn giả Ananda diễn tả cảm xúc của ông khi Sariputta chết. "Khi Bạn Hiền (Sariputta) ra đi," ông tỏ bày, "thế giới chìm vào bóng tối đối với tôi." Nhưng ông nói thêm rằng sau khi bạn đồng hành bỏ ông lại, và Tôn Sư cũng qua đời, không có người bạn nào khác như chánh niệm hướng vào thân. Nỗi buồn của Ananda khi biết về cái chết của Tôn giả Sariputta cũng được mô tả rất cảm động trong kinh Cunda Sutta.[15] Sariputta là một người bạn thật sự theo nghĩa đầy đủ nhất của từ này. Ông hiểu rỏ làm thế nào để đưa ra điều tốt nhất ở người khác, và khi làm như vậy đôi khi không ngần ngại nói thẳng và phê bình, giống như người bạn lý tưởng được mô tả bởi Đức Phật, là người chỉ ra lỗi lầm của bạn mình. Theo cách này, ông đã giúp đỡ Tôn giả Anuruddha trong lần đột phá cuối cùng đến quả vị A-la-hán, như được ghi trong Tăng Chi Bộ Kinh (Tika-Nipata số 128):
|
Once the Venerable Anuruddha went to see the Venerable Sariputta. When they had exchanged courteous greetings he sat down and said to the Venerable Sariputta: "Friend Sariputta, with the divine eye that is purified, transcending human ken, I can see the thousandfold world-system. Firm is my energy, unremitting; my mindfulness is alert and unconfused; the body is tranquil and unperturbed; my mind is concentrated and one-pointed. And yet my mind is not freed from cankers, not freed from clinging."
|
|
Sariputta must have been stimulating company, and sought after by many. What attracted men of quite different temperament to him and his conversation can be well understood from the incident described in the Maha-Gosinga Sutta (Majjhima Nikaya No. 32). One evening the Elders Maha Moggallana, Maha Kassapa, Anuruddha, Revata and Ananda went to Sariputta to listen to the Dhamma. The Venerable Sariputta welcomed them, saying: "Delightful is this Gosinga Forest of Sala trees; there is moonlight tonight, all the Sala trees are in full bloom, and it seems that heavenly perfume drifts around. What kind of monk, do you think, Ananda, will lend more luster to this Gosinga Sala Forest?" The same question was put to the others as well, and each answered according to his individual nature. Finally, Sariputta gave his own answer, which was as follows:
|
Sariputta hẳn phải là một bạn đồng hành biết truyền cảm hứng, và được nhiều người muốn gặp. Điều gì thu hút những người có tính cách khá khác biệt với ông và muốn trò chuyện với ông có thể được hiểu rõ từ sự kiện được mô tả trong Maha-Gosinga Sutta (Trung Bộ Kinh số 32). Một buổi tối các Trưởng lão Maha Moggallana, Maha Kassapa, Anuruddha, Revata và Ananda đến gặp Sariputta để nghe Pháp. Tôn giả Sariputta chào đón họ, ông nói: Rừng Gosinga Sala thật là tuyệt vời; đêm nay có ánh trăng, tất cả những cây Sala đều nở rộ, và dường như hương thiên lan tỏa xung quanh. Ananda, ông nghĩ loại sư nào sẽ mang lại nhiều ánh sáng hơn cho rừng Gosinga Sala này?" Câu hỏi tương tự cũng được đặt ra cho các vị kia, và mỗi người trả lời theo bản tánh của họ. Cuối cùng, Sariputta đưa ra câu trả lời của riêng ông như sau:
|
"There is a monk who has control over his mind, who is under the control of his mind.[17] In whatever (mental) abiding or attainment he wishes to dwell in the forenoon, he can dwell in it at that time. In whatever (mental) abiding or attainment he wishes to dwell at noon, he can dwell in it at that time. In whatever (mental) abiding or attainment he wishes to dwell in the evening, he can dwell in it at that time. It is as though a king's or royal minister's cloth chest were full of many-colored garments; so that whatever pair of garments he wishes to wear in the morning, or at noon, or in the evening, he can wear it at will at those times. Similarly it is with a monk who has control over his mind, who is not under the control of his mind; in whatever (mental) abiding or attainment he wishes to dwell in the morning, or at noon, or in the evening, he can do so at will at those times. Such a monk, friend Moggallana, may lend luster to this Gosinga Sala Forest."
|
Có một vị sư biết kiểm soát tâm, người có thể điều khiển tâm mình.[17] Trong bất cứ trạng thái thiền định hay chứng đắc nào mà ông muốn trụ vào buổi sáng, ông có thể trụ trong nó vào thời điểm đó. Trong bất cứ trạng thái thiền định hay chứng đắc nào mà ông muốn trụ vào buổi tối, ông có thể trụ trong nó vào thời điểm đó. Như thể tủ áo của một vị vua hay quan đại thần chứa đầy y phục nhiều sắc màu; vì thế bất cứ bộ y phục nào ông muốn mặc vào buổi sáng, trưa, hay tối, ông có thể mặc nó tùy thích vào những thời điểm đó. Tương tự như vậy đối với một vị sư biết kiểm soát tâm, người không bị tâm điều khiển; trong bất cứ trạng thái thiền định hay chứng đắc nào mà ông muốn trụ vào buổi sáng, hay trưa, hay tối, ông có thể làm như vậy vào những thời điểm đó. Vị sư như vậy, bạn Moggallana à, có thể mang lại ánh sáng cho rừng Gosinga Sala này."
|
They then went to the Buddha, who approved of all their answers and added his own. We see from this episode that Sariputta, with all his powerful intellect and his status in the Sangha, was far from being a domineering type who tried to impose his views on others. How well did he understand how to stimulate self-expression in his companions in a natural and charming way, conveying to them the pensive mood evoked by the enchanting scenery! His own sensitive nature responded to it, and drew a similar response from his friends. There are many such conversations recorded between Sariputta and other monks, not only the Venerables Maha Moggallana, Ananda and Anuruddha, but also Maha Kotthita, Upavana, Samiddhi, Savittha, Bhumija and many more. It seems that the Buddha himself liked to talk to Sariputta, for he often did so, and many of his discourses were addressed to his "Marshal of the Law," to use the title he gave him.
|
Sau đó họ đi đến gặp Đức Phật, ngài chấp thuận tất cả các câu trả lời của họ và bổ sung thêm phần của ngài. Chúng ta thấy từ sự kiện này rằng Sariputta, với tất cả trí tuệ cao siêu và địa vị của ông trong Tăng Đoàn, không phải là loại người độc đoán, cố gắng áp đặt quan điểm của mình lên người khác. Ông hiểu làm thế nào để kích thích việc tự thể hiện tâm tư đến đồng bạn của mình một cách tự nhiên và thân ái, truyền đạt cho họ niềm mong muốn bày tỏ tâm tư gợi lên bởi khung cảnh thơ mộng! Bản tánh nhạy cảm của ông đã phản ứng với nó, và kéo theo phản ứng tương tự từ bạn bè của mình. Có nhiều cuộc trò chuyện như vậy được ghi lại giữa Sariputta và các sư khác, không chỉ với Tôn giả Maha Moggallana, Ananda và Anuruddha, mà còn với Maha Kotthita, Upavana, Samiddhi, Savittha, Bhumija và nhiều hơn nữa. Dường như chính Đức Phật thích nói chuyện với Sariputta, vì ngài thường xuyên làm như vậy, và nhiều bài thuyết giảng mà trong đó ngài nói với "Nguyên soái của Pháp", sử dụng danh hiệu mà ngài ban cho ông.
|
Once, Sariputta repeated some words the Master had spoken to Ananda on another occasion. "This is the whole of the Life of Purity (brahmacariya); namely, noble friendship, noble companionship, noble association."[18] There could be no better exemplification of that teaching than the life of the Chief Disciple himself.
|
Một lần, Sariputta lập lại lời mà Tôn Sư đã nói với Ananda vào một dịp khác. "Đây là toàn bộ Đời sống Thanh tịnh (brahmacariya - sống tịnh hạnh); cụ thể là tình bạn thánh thiện, tình đồng hành thánh thiện, sự liên kết thánh thiện."[18] Không có ví dụ nào tốt hơn cho lời dạy đó bằng chính cuộc đời của Đệ tử Trưởng.
|
The HelperAmong the bhikkhus Sariputta was outstanding as one who helped others. We find a reference to this in the Devadaha Sutta.[19] Some visiting monks, about to return to their own places, took formal leave of the Buddha. He then advised them to see the Venerable Sariputta and take leave of him also, telling them: "Sariputta, O bhikkhus, is wise, and a helper of his fellow monks." The Commentary, in explanation of these words, says: "Sariputta was a helper in two ways: by giving material help (amisanuggaha) and the help of the Dhamma (dhammanuggaha)." The Elder, it is said, did not go on almsround in the early morning hours as the other bhikkhus did. Instead, when they had all gone he walked around the entire monastery grounds, and wherever he saw an unswept place, he swept it; wherever refuse had not been removed, he threw it away; where furniture such as beds, chairs, etc., or earthenware had not been properly arranged, he put them in order. He did that lest other, non-Buddhist ascetics, visiting the monastery, might see some disorderliness and speak in contempt of the bhikkhus.
|
Trợ GiúpTrong số các tỳ khưu Sariputta nổi bật về việc giúp đỡ những người khác. Chúng tôi tìm thấy tài liệu tham khảo về điều này trong kinh Devadaha Sutta.[19] Một số khách tăng, sắp trở về nơi của họ nên đã chính thức đến từ giã Đức Phật. Ngài bèn khuyên họ đi gặp Tôn giả Sariputta và chào ông nữa, ngài nói với họ: "Này chư tỳ khưu, Sariputta là bậc hiền giả, và là người trợ giúp các sư đồng liêu của ông." Phần Bình luận giải thích những lời này như sau: "Sariputta là người trợ giúp theo hai cách: bằng cách giúp đỡ vật chất (amisanuggaha - tài thí) và giúp đỡ Pháp (dhammanuggaha - pháp thí) Nghe nói rằng Trưởng lão không đi khất thực vào sáng sớm như các tỳ khưu khác. Thay vào đó, khi họ đi rồi thì ông đi vòng quanh khuôn viên tu viện, và bất cứ nơi nào mà ông thấy sân chưa được quét là ông quét dọn; bất cứ nơi nào có rác chưa được đổ là ông đổ đi; nơi nào có đồ nội thất như giường, ghế, v.v. hay đồ sành chưa được sắp xếp ngăn nắp, ông sắp xếp lại cho ngăn nắp. Ông làm vậy vì e ngại người khác, các tu sĩ ngoại đạo, đến thăm tu viện, có thể nhìn thấy vài sự mất trật tự và nói lời khinh thường chư tỳ khưu.
|
Then he used to go to the hall for the sick, and having spoken consoling words to the patients he would ask them about their needs. To procure their requirements he took with him young novices, and went in search of medicine either by way of the customary almsround or to some appropriate place. When the medicine was obtained he would give it to the novices, saying: "Caring for the sick has been praised by the Master! Go now, good people, and be heedful!" After sending them back to the monastery sick room he would go on the alms-round or take his meal at a supporter's house. This was his habit when staying for some time at a monastery. But when going on a journey on foot with the Blessed One, he did not go with the very first of the monks, shod with sandals and umbrella in hand, as one who thinks: "I am the Chief Disciple." But letting the young novices take his bowl and robes sending them with the others, he himself would first attend to those who were old, very young, or unwell, making them apply oil to any sores they might have on their bodies. Then, either later on the same day or on the next day, he would leave together with them.
|
Sau đó, ông thường đi đến bệnh xá và nói những lời an ủi với bệnh nhân, ông sẽ hỏi về nhu cầu của họ. Để thực hiện yêu cầu của họ ông dẫn theo các sa di, và tìm kiếm thuốc bằng cách khất thực thông thường hay đến một nơi thích hợp. Khi lấy được thuốc ông sẽ đưa cho các sa di và nói: "Việc chăm sóc người bệnh luôn được Tôn Sư ca ngợi! Hảy đi ngay bây giờ, thiện nam tử, và hảy chú ý!" Sau khi gởi họ trở lại bệnh xá tu viện, ông sẽ đi khất thực hay dùng bữa tại nhà của một đạo hữu. Đây là thói quen của ông khi cư ngụ tại một tu viện. Nhưng khi đi du hành với Đức Thế Tôn, ông không đi cùng với các sư hàng đầu, mang giầy cỏ và che dù, như một người nghĩ rằng: "Tôi là Đệ tử Trưởng." Nhưng để các sa di mang bát và y áo của ông và gởi họ đi với những người khác, còn ông trước tiên sẽ chăm sóc những người già, rất trẻ, hoặc không khỏe, và nhắc nhở họ bôi dầu vào bất kỳ vết lở nào họ có thể có trên thân thể. Sau đó, hoặc là trễ hơn trong ngày hoặc vào ngày hôm sau, ông sẽ rời cùng với họ.
|
Once, when for that reason the Elder Sariputta had arrived particularly late at the place where the others were resting, he did not get proper quarters for the night, and seated himself under a tent made from robes. The Master saw this, and next day he caused the monks to assemble and told them the story of the elephant, the monkey and the partridge who, after deciding which was the eldest of them, lived together showing respect for the seniormost.[20] He then laid down the rule that "lodgings should be allocated according to seniority."[21] In this way the Venerable Sariputta was a helper by giving material help.
|
Một lần khi vì lý do đó, Trưởng lão Sariputta đã đến rất muộn tại nơi những người khác đang nghỉ ngơi, ông không có được chỗ ở thích hợp để qua đêm, và ông ngồi dưới một chiếc lều làm bằng áo choàng. Tôn Sư nhìn thấy điều này, và ngày hôm sau ngài cho tập hợp chư tăng lại và kể cho họ nghe câu chuyện con voi, con khỉ và con chim đa đa, sau khi quyết định ai cao niên nhất, chúng đã sống với nhau và thể hiện sự kính trọng đối với bậc trưởng thượng[20]. Sau đó ngài đặt ra qui luật rằng "chỗ ở nên được phân phát theo thâm niên."[21] Theo cách này, Tôn giả Sariputta là người trợ giúp bằng cách giúp đỡ vật chất.
|
Sometimes he would give material help and the help of the Dhamma together, as when he visited Samitigutta, who suffered from leprosy, in the infirmary. The Theragatha Commentary tells us that he said to Samitigutta: "Friend, so long as the aggregates (khandha) continue, all feeling is just suffering. Only when the aggregates are no more is there no more suffering." Having thus given him the contemplation of feelings as subject of meditation, Sariputta went away. Samitigutta, following the Elder's instruction, developed insight and realised the six supernormal powers (chalabhiñña) as an arahant.[22] Again, when Anathapindika was lying on his deathbed, Sariputta visited him, accompanied by Ananda. Sariputta preached to the dying man on non-attachment, and Anathapindika was greatly moved by the profound discourse.[23]
|
Đôi khi ông sẽ giúp đỡ cả vật chất lẫn Pháp, như khi ông đến thăm Samitigutta ở bệnh xá, ông ấy bị bệnh phong cùi. Theo lời Chú giải của Trưởng Lão Tăng Kệ thì ông nói với Samitigutta rằng: "Bạn ơi, hễ mà các uẩn (khandha) vẫn còn thì mọi cảm giác chỉ là đau khổ. Chỉ khi nào các uẩn không còn nữa thì mới hết đau khổ." Lời khuyên như thế giúp ông ấy quán tưởng cảm giác như đề mục thiền định, rồi Sariputta đi về. Samitigutta, làm theo chỉ dẫn của Trưởng lão, đã phát triễn minh sát tuệ và chứng đắc sáu năng lực siêu nhiên (chalabhiñña) như một vị A-la-hán.[22] Một lần nữa, khi Anathapindika (Cấp Cô Độc) đang nằm chờ chết, Sariputta cùng với Ananda đến thăm ông. Sariputta thuyết giảng cho người sắp chết về vô chấp, và Anathapindika đã rất xúc động bởi bài giảng thâm sâu.[23]
|
Another sickbed sermon given by the Elder to Anathapindika is preserved in the Sotapatti-Samyutta (Vagga 3, Sutta 6). In this discourse, Anathapindika is reminded that those things which lead to rebirth in states of woe are no longer in him, but that he possesses the four basic qualities of stream-entry (sotapattiyanga) and the eight path factors: in considering this, his pains would subside. As the result, his pains did subside. Once the Elder Channa was lying ill and in great pain. The Venerable Sariputta paid him a visit, in company with the Elder Maha Cunda. Seeing the sick monk's agonies, Sariputta at once offered to go in search of medicines and suitable food for him. But Channa told them he had decided to take his life, and after they had left he did so. Afterwards the Buddha explained that the Elder Channa's act was without demerit and blameless, since he had attained Arahatship while dying. This story is found in the Channovada Sutta (Majjh. 144).
|
Một bài giảng bên giường bệnh do Trưởng lão ban cho Anathapindika được lưu trữ trong Sotapatti-Samyutta (Vagga 3, Kinh số 6). Trong bài giảng này, Anathapindika được nhắc nhở rằng những điều dẫn đến tái sinh trong trạng thái khốn khổ không còn trong ông, nhưng nếu ông sở hữu bốn phẩm hạnh căn bản của quả vị nhập lưu (sotapattiyanga - tu đà hoàn) và tám yếu tố đạo: quán tưởng đến điều này, cơn đau của ông sẽ giảm dần. Kết quả là cơn đau của ông đã giảm. Có lần Trưởng lão Channa bị bệnh, nằm một chỗ và đau đớn vô cùng. Tôn giả Sariputta đến thăm ông, cùng với Trưởng lão Maha Cunda. Nhìn thấy sự đau đớn của vị sư bị bệnh, ngay lập tức Sariputta ngỏ ý đi tìm thuốc và thực phẩm phù hợp cho ông. Nhưng Channa nói với sư rằng ông quyết định kết liễu mạng sống, và sau khi họ rời đi ông đã làm như vậy. Sau đó Đức Phật giải thích rằng hành động của Trưởng lão Channa là không có tội và không thể chê trách, vì ông đã đạt được quả vị A-la-hán trong khi chết. Câu chuyện này được tìm thấy trong Channovada Sutta (Majjh. 144).
|
It is said that whenever Sariputta gave advice, he showed infinite patience; he would admonish and instruct up to a hundred or a thousand times, until his pupil was established in the Fruition of stream-entry. Only then did he discharge him and give his advice to others. Very great was the number of those who, after receiving his instruction and following it faithfully, attained to Arahatship. In the Sacca-vibhanga Sutta (Majjh. 141) the Buddha says: "Sariputta is like a mother who brings forth, while Moggallana is like a nurse of that which has been brought forth. Sariputta trains to the Fruit of stream-entry, and Moggallana trains to the highest goal." Explaining this passage, the Commentary says: "When Sariputta accepted pupils for training, whether they were ordained by him or by others, he favored them with his material and spiritual help, looked after them in sickness, gave them a subject of meditation and at last, when he knew that they had become stream-winners and had risen above the dangers of the lower worlds, he dismissed them in the confident knowledge that 'Now they can, by their own manly strength, produce the higher stages of Saintship.' Having thus become free from concern about their future, he instructed new groups of pupils. But Maha Moggallana, when training pupils in the same way, did not give up concern for them until they had attained Arahatship. This was because he felt, as was said by the Master: 'As even a little excrement is of evil smell, I do not praise even the shortest spell of existence, be it no longer than a snap of the fingers.'"
|
Nghe nói rằng bất cứ khi nào Sariputta cho lời khuyên, ông thể hiện sự kiên nhẫn vô hạn; ông sẽ khuyên răn và hướng dẫn tới một trăm hay một ngàn lần, cho đến khi học sinh của ông đạt được quả vị Nhập lưu (Tu-đà-hoàn). Chỉ đến khi đó ông mới tiễn người này đi và ban lời khuyên cho người khác. Có rất nhiều tăng sinh sau khi nhận được sự hướng dẫn của ông và noi theo một cách chân thành, đã đạt được quả vị A-la-hán. Trong Sacca-vibhanga Sutta (Majjh. 141) Đức Phật nói: "Sariputta giống như sinh mẫu, trong khi Moggallana giống như dưỡng mẫu của trẻ đó. Sariputta huấn luyện cho quả vị nhập lưu, và Moggallana huấn luyện đến mục tiêu tối thượng." Giải thích đoạn văn này, phần Chú giải nói: "Khi Sariputta nhận tăng sinh để huấn luyện, dù họ được truyền giới bởi ông hay người khác, ông ủng hộ họ bằng sự trợ giúp vật chất và tinh thần, chăm sóc họ khi đau yếu, cho họ một đề mục thiền định và cuối cùng, khi ông biết rằng họ đã trở thành bậc Tu-đà-hoàn và vượt lên trên những nguy hiểm của các cõi giới thấp hơn, ông tiễn họ đi với sự tin tưởng rằng 'Bây giờ họ có thể, bằng sức mạnh của chính họ, tạo ra những giai đoạn cao hơn của quả vị Thánh.' Thế rồi, vì không còn bận tâm về tương lai của họ nên ông chuyển qua dạy dỗ nhóm tăng sinh mới. Nhưng Maha Moggallana, khi huấn luyện tăng sinh theo cách tương tự, đã không từ bỏ mối quan tâm đối với họ cho đến khi họ đạt được quả vị A-la-hán. Đây là bởi vì ông cảm thấy, như Tôn Sư nói: 'Thậm chí nếu một chút ác khí tiết ra, ta không ca ngợi ngay cả một thời khắc ngắn ngủi của sự sống, dù nó không lâu hơn một cái búng tay.
|
But although the Majjhima Commentary says that Sariputta used to lead his regular pupils only up to stream-entry, in individual cases he helped monks to attain the higher stages. The Udana Commentary, for example, says that "at that time bhikkhus in higher training (sekha) often used to approach the Venerable Sariputta for a subject of meditation that could help them to attain the three higher Paths." It was after taking instruction from Sariputta that the Elder Lakuntika Bhaddiya ("The Dwarf") attained Arahatship,[24] having been a stream-winner at the time. There is also the case of the Venerable Anuruddha, referred to on p. 27. It was in this manner that the Venerable Sariputta gave the help of the Dhamma. He was a great leader of men and an outstanding spiritual adviser. To the latter task he brought not only a keen and perceptive understanding of the human mind, but also a warm, human interest in others which must have been a great encouragement to those under his spiritual guidance. We have already seen how ready he was to give generous praise where it was due; he was also keen at all times to meet noble monks, particularly those whom the Master had commended. One such was the Elder Punna Mantaniputta; when Sariputta learned that he had come on a visit he went to meet him. Without telling him who he was, he listened to Punna's great discourse, the Stage Coach simile (Majjh. No. 24), and when it was ended gave it high praise.
|
Mặc dù Chú giải Trung Bộ Kinh nói rằng Sariputta thường chỉ hướng dẫn các học sinh của mình đến bậc nhập lưu, nhưng trong trường hợp cá nhân ông đã giúp các sư đạt được các giai đoạn cao hơn. Ví dụ, Chú giải Udana nói rằng "vào thời điểm đó các tỳ khưu ở cấp độ huấn luyện cao hơn (sekha) thường tiếp cận Tôn giả Sariputta về một đề mục thiền định mà có thể giúp họ đạt được ba Đạo quả cao hơn." Nhờ tiếp nhận lời chỉ dẫn từ Sariputta mà Trưởng lão Lakuntika Bhaddiya ("The Dwarf") đã đạt được quả vị A-la-hán,[24] khi còn là Tu-đà-hoàn. Đó cũng là trường hợp của Tôn giả Anuruddha, như đã đề cập ở trên. Theo cách này, Tôn giả Sariputta đã ban cho sự trợ giúp Pháp. Ông là một lãnh tụ vĩ đại của chư tăng và là một vị cố vấn tinh thần xuất chúng. Đối với nhiệm vụ sau, ông không những thể hiện sự hiểu biết sâu sắc về tâm trí con người, mà còn là sự quan tâm ấm áp đối với người khác, đó hẳn là một khích lệ lớn lao cho những ai được sự hướng dẫn tinh thần của ông. Chúng ta đã thấy ông sẵn sàng hết lòng khen ngợi như thế nào khi phải lúc; ông cũng kiên quyết gặp gỡ các vị sư cao quý khắp mọi thời điểm, đặc biệt là những ai được Tôn Sư tuyên dương. Một trong số đó là Trưởng lão Punna Mantaniputta; khi Sariputta biết rằng ông ấy đến thăm viếng thì ông liền đến gặp. Không nói mình là ai, ông lắng nghe bài thuyết giảng tuyệt vời của Punna, Kinh ẩn dụ Trạm Xe (Majjh. 24), và khi kết thúc ông đã nhiệt liệt khen ngợi.
|
Administering to the physical as well as the spiritual needs of the monks under his charge, restraining them with kindly admonitions and encouraging them with the praise their efforts deserved, guiding them on the path showing in all he did that vital sympathetic interest which draws forth the best from a pupil, Sariputta combined the qualities of a perfect teacher with those of a perfect friend. He was ready to help in every way, in small things as in great. Filled with the virtue of the Holy Life himself, he was quick to see virtue in others, expert in developing it in those in whom it was latent, and among the first to extol it where it was in full flower. His was no cold, aloof perfection, but the richest intermingling of spiritual exaltation with the qualities that are finest and most endearing in a human being.
|
Chăm sóc đến nhu cầu vật chất lẫn tinh thần của các sư do ông phụ trách, kiềm chế họ bằng những lời khuyên nhủ ân cần và khuyến khích họ bằng những lời khen ngợi về nỗ lực xứng đáng của họ, hướng dẫn họ trên con đường cho thấy ông đã thực hiện sự cảm thông và quan tâm thiết yếu để đưa ra điều tốt nhất từ một học sinh, Sariputta đã kết hợp phẩm chất của một người thầy hoàn hảo với các phẩm chất đó của một người bạn hoàn hảo. Ông sẵn sàng giúp theo nhiều cách, trong những điều nhỏ nhặt cũng như lớn lao. Lấp đầy với đức hạnh của Đời sống Thánh thiện của bản thân, ông nhanh chóng nhìn thấy đức hạnh ở người khác, thông thạo trong việc phát triễn nó ở những người mà nó đang tiềm ẩn, và là một trong những người đầu tiên ca tụng nó nơi nó đang nở rộ. Ông không phải hoàn hảo một cách lạnh lùng, xa cách, mà là sự pha trộn phong phú nhất giữa tinh thần cao cả với những phẩm chất tốt đẹp nhất và đáng quý mến nhất trong một con người.
|
AttainmentTwo stanzas in the Theragatha (995, 996) relate, in words ascribed to the Venerable Sariputta himself, the way in which he attained Arahatship. There he tells us: "It was to another that the Blessed One was teaching the Dhamma; to the Dhamma-preaching I listened intently for my own good. And not in vain, for freed from all defilements, I gained release." In the next two verses (996-7) the Elder declares that he felt no inclination to develop the five supernormal powers (abhiñña). However, the Iddhividha-Katha of the Patisambhida Magga credits him with possessing the intensive degree of meditative concentration called "the power of intervention by concentration" (samadhi-vipphara-iddhi), which is capable of intervening in certain normal physiological processes or other natural events. This is illustrated by the anecdote in the Visuddhimagga, Ch. XII, which records that once when the Venerable Sariputta was living with the Elder Maha Moggallana at Kapotakandara, he was sitting meditating in the open with his hair freshly shaved when he was given a malicious blow on the head by a mischievous spirit. The blow was a very severe one, but at the time it was given "the Elder was absorbed in meditative attainment; consequently he suffered no harm." The source of this story is the Udana (IV.4) which continues the account as follows:
|
Thành TựuHai đoạn thơ trong Trưởng Lão Tăng Kệ (995, 996) được cho là của chính Tôn giả Sariputta, liên hệ đến cách ông đạt được quả vị A-la-hán. Trong đó ông nói với chúng ta: "Vì người khác mà Đức Thế Tôn giảng dạy Pháp; Tôi chăm chú lắng nghe Giáo Pháp vì lợi ích của bản thân. Và không phải vô ích, vì thoát khỏi mọi phiền não ô trược, tôi đã được giải thoát." Trong hai đoạn thơ kế tiếp (996-7) Trưởng lão tuyên bố rằng ông không cảm thấy có khuynh hướng phát triễn năm năng lực siêu nhiên (abhiñña). Tuy nhiên, Iddhividha-Katha của tập kinh Patisambhida Magga cho rằng ông sở hữu trình độ thiền định thâm sâu gọi là "năng lực can thiệp bằng thiền định" (samadhi-vipphara-iddhi), vốn có khả năng xen vào một số tiến trình sinh lý bình thường hoặc các sự kiện tự nhiên khác. Điều này được minh họa bởi giai thoại trong Visuddhimagga, Ch. XII, ghi lại rằng có lần Tôn giả Sariputta đang sống với Trưởng lão Maha Moggalla tại Kapotakandara, ông đang ngồi thiền ngoài trời với đầu mới được cạo trọc khi ông bị một linh hồn độc ác đánh một đòn độc hại vào đầu. Cú đánh rất tàn khốc, nhưng nó xảy ra vào lúc "Trưởng lão trụ tâm trong sự chứng đắc thiền định; do đó ông không bị tổn hại." Tài liệu tham khảo của câu chuyện này là Udana (IV.4), chuyện được kể tiếp như sau:
|
The Venerable Maha Moggallana saw the incident and approached the Venerable Sariputta to ask how he fared. He asked him: "Brother, are you comfortable? Are you doing well? Does nothing trouble you?"
|
Tôn giả Maha Moggallana nhìn thấy sự cố bèn đến hỏi thăm tình trạng của Tôn giả Sariputta. Ông hỏi: "Anh có thoải mái không? Anh có khỏe không? Có gì gây khó chịu cho anh không?"
|
The Anupada Sutta (Majjh. 111) contains a description of Sariputta's attainments given by the Buddha himself. In it the Blessed One declares that the Venerable Sariputta had mastered the nine meditative attainments, that is the four fine-material and four immaterial jhanas and the cessation of perception and feeling. And in the Sariputta Samyutta[25] the Venerable Elder mentions the fact himself, in speaking to Ananda, adding that in all the stages he was free of any self-reference: "I had no such thoughts as 'I am entering the jhana; I have entered it; I am rising from it.'" And on another occasion he describes to Ananda how he attained to such developed concentration of mind that with regard to the earth element he was without perception of earth, and so also in regard to the other three elements, the four immaterial states, and everything else pertaining to this world or even the world beyond. Yet it seems that he was not entirely without perception of another kind, his only perception being that "Nibbana is ceasing of coming-to-be" (bhava-nirodha).[26]
|
Kinh Bất Đoạn - Anupada Sutta (Majjh. 111) có ghi lại lời mô tả của Đức Phật về những thành tựu của Sariputta. Trong đó Thế Tôn tuyên bố rằng Tôn giả Sariputta đã thông thạo chín thành tựu thiền định, đó là bốn tầng thiền sắc và bốn tầng thiền vô sắc và sự chấm dứt nhận thức và cảm giác. Và trong kinh Sariputta Samyutta,[25] Tôn giả đề cập đến sự kiện này khi nói với Ananda, nói thêm rằng trong tất cả các giai đoạn ông đều không bị ràng buộc bởi bất cứ bản ngã nào: "Tôi không có ý nghĩ như 'tôi đang nhập thiền; tôi đã nhập vào nó; tôi đang nổi lên từ nó.'" Và trong một dịp khác ông mô tả với Ananda về cách ông đạt được tâm tập trung ở mức phát triễn như vậy liên quan đến yếu tố đất mà ông không có nhận thức về đất, và tương tự như vậy đối với ba yếu tố kia, bốn trạng thái vô sắc, và mọi thứ khác liên quan đến thế giới này hoặc ngay cả thế giới bên kia. Tuy nhiên, dường như ông không hoàn toàn không có nhận thức về một loại khác, nhận thức duy nhất của ông là "Hữu diệt là Niết bàn" (bhava-nirodha).[26]
|
This detached attitude to the jhanic attainments may have been due to the meditative "abiding in voidness" (suññata-vihara) which the Venerable Sariputta cultivated. We read in the Pindapata-parisuddhi Sutta (Majjh. 151) that the Buddha once remarked on the Venerable Sariputta's radiant features and asked him by which state of mind this radiance had been caused.[27] The Venerable Sariputta replied that he frequently practiced the abiding in voidness, upon which the Buddha said that this was the abode of great men, and proceeded to describe it in detail. The Udana records that on three occasions the Master saw the Venerable Sariputta seated in meditation outside the monastery and uttered verses (udana) in praise of a firm and calm mind. We may perhaps imagine the Venerable Sariputta seated in meditation in a bower such as that mentioned in the Devadaha Sutta (Khandha Samyutta, No.2), where it is said "Once the Blessed One lived in the Sakya country, at Devadaha, a market town of the Sakyas... At that time the Venerable Sariputta was seated, not far from the Blessed One, under an Elagala bush." The Commentary to the text tells us: "At Devadaha there was a bower under an Elagala bush. This bush grows where there is a constant supply of flowing water. People had made a bower with four posts over which they let the bush grow, forming a roof. Under it they made a seat by placing bricks there and strewing it with sand. It was a cool place for the daytime, with a fresh breeze blowing from the water." It may well have been in some such rustic shelter as this that the Buddha saw Sariputta deep in meditation, on those occasions when he extolled his disciple's tranquillity and detachment.
|
Thái độ tách ly khỏi những chứng đắc thiền định có thể là do "tâm trụ trong tánh không" (suññata-vihara) mà Tôn giả Sariputta đã tu luyện. Chúng tôi tìm thấy trong Pindapata-parisuddhi Sutta (Majjh. 151) rằng Đức Phật có lần để ý đến dáng vẻ rạng rỡ của Sariputta và hỏi ông hào quang này được gây ra bởi trạng thái tâm nào.[27] Tôn giả Sariputta trả lời rằng ông thường xuyên thực hành tâm trụ trong tánh không, khi đó Đức Phật nói rằng đây là trụ xứ của bậc vĩ nhân, và tiếp tục mô tả nó một cách chi tiết. Kinh Phật Tự Thuyết tường thuật rằng đã có ba lần Tôn Sư nhìn thấy Tôn giả Sariputta ngồi thiền bên ngoài tu viện và thốt ra những câu thơ (udana) ca ngợi một tâm vững chắc và bình an. Chúng ta có thể tưởng tượng Tôn giả Sariputta ngồi thiền dưới cái chòi như được đề cập trong Devadaha Sutta (Khandha Samyutta, số 2), kinh nói rằng "Có lần Thế Tôn ngụ ở xứ Sakya, tại Devadaha, một thị trấn của Sakyas... Vào lúc đó Tôn giả Sariputta ngồi không xa Thế Tôn, dưới bụi cây Elagala." Phần Chú giải cho chúng ta biết: "Tại Devadaha có một cái chòi dưới bụi cây Elagala. Bụi cây này mọc nơi có dòng nước liên tục chảy. Người ta đã tạo ra cái chòi với bốn cột để cho bụi cây mọc lên, tạo thành mái che. Bên dưới họ làm chỗ ngồi bằng cách đặt những viên gạch ở đó và rãi cát lên. Đó là một nơi mát mẻ vào ban ngày, với làn gió tươi mát thổi từ mặt nước." Có lẽ ở nơi trú ẩn mộc mạc như thế này mà Đức Phật đã thấy Sariputta chìm sâu trong thiền định, vào những dịp đó ngài đã ca ngợi sự tĩnh lặng và tách ly của người đệ tử.
|
Concerning his attainment to analytical knowledge (patisambhida-ñana), the Venerable Sariputta speaks of it in the Anguttara Nikaya (Fours, No. 172), where he says: "It was half a month after my ordination, friends that I realized, in all their parts and details, the analytical knowledge of meaning, the analytical knowledge of the Dhamma, the analytical knowledge of language, the analytical knowledge of perspicuity. These I expound in many ways, teach them and make them known, establish and reveal them, explain and clarify them. If anyone has any doubt or uncertainty, he may ask me and I shall explain (the matter). Present is the Master who is well acquainted with our attainments."
|
Liên quan đến sự thành tựu trí tuệ trực giác (patisambhida-ñana) của ông, Tôn giả Sariputta nói về nó trong Tăng Chi Bộ Kinh (AN IV.172), như sau: "Nữa tháng sau lễ truyền giới của tôi, những người bạn mà tôi nhận ra, về cả tổng quát lẫn chi tiết của họ, kiến thức trực giác về ý nghĩa, Pháp, ngôn ngữ (căn nguyên), tính sáng suốt. Tôi diễn giải những điều này theo nhiều cách, giảng dạy và làm cho họ biết, thiết lập và hiển lộ chúng, giải thích và làm rõ chúng. Nếu có ai còn nghi ngờ hay lưỡng lự, họ có thể hỏi tôi và tôi sẽ giải thích (vấn đề). Lúc đó có sự hiện diện của Tôn Sư, ngài rất quen thuộc với những thành tựu của chúng tôi."
|
From all of this it is evident that the Venerable Sariputta was a master of all the stages of attainment up to and including the highest insight-knowledge. What could be more aptly said of him than this, in the Buddha's own words: "If one could ever say rightly of one that he has come to mastery and perfection in noble virtue, in noble concentration, in noble wisdom and noble liberation, it is of Sariputta that one could thus rightly declare.
|
Từ tất cả những điều này thì hiển nhiên Tôn giả Sariputta là bậc thầy của tất cả các giai đoạn của sự thành tựu bao gồm cả tuệ giác tối thượng. Điều gì có thể đúng hơn để nói về ông hơn thế này, theo lời của Đức Phật: "Nếu người ta có thể nói một cách chân chính về một người rằng ông đã thành thạo và hoàn hảo trong đức hạnh cao quý, trong thiền định cao quý, trong trí tuệ cao quý và sự giải thoát cao quý, thì đó là Sariputta mà người ta có thể tuyên bố một cách chân chính như thế.
|
The Turner of the WheelThe discourses of Sariputta and the books attributed to him form a comprehensive body of teaching that for scope and variety of exposition can stand beside that of the Master himself. Sariputta understood in a unique way how to organize and present the rich material of the Dhamma lucidly, in a manner that was intellectually stimulating and also an inspiration to practical effort. We find this exemplified in two classic discourses of the Majjhima Nikaya, the Samma-ditthi Sutta (No. 9) and the Greater Sutta on the Elephant Footprint Simile (No. 28). The Greater Discourse on the Elephant Footprint Simile[28] is a masterpiece of methodical treatment. It begins with the statement that the Four Noble Truths comprise everything that is salutary, then singles out the Truth of Suffering as being identifiable with the five aggregates of personality. From these, the aggregate of corporeality is chosen for detailed investigation; it is shown to consist of the four great elements, each of which is said to be internal and external. The bodily parts and functions belonging to the internal element are stated in detail, and it is said of both the internal and external elements that they neither belong to a self, nor constitute a self. This insight leads to disgust and detachment regarding the elements.
|
Chuyển Pháp LuânCác bài thuyết giảng của Sariputta và những tác phẩm được cho là của ông tạo thành một công trình giảng dạy uyên bác mà phạm vi và sự đa dạng của giáo trình có thể đứng cạnh công trình như thế của chính Tôn Sư. Sariputta hiểu theo một cách độc đáo về việc làm thế nào để sắp xếp và trình bày tài liệu phong phú của Pháp thật dễ hiểu, theo phương cách kích thích trí tuệ và đồng thời truyền cảm hứng cho nỗ lực thực tiễn. Chúng tôi thấy điều này được minh họa trong hai bài giảng cổ truyền của Trung Bộ Kinh, Samma-ditthi Sutta - Kinh Chánh Tri Kiến (MN 9) và Đại Kinh Dụ Dấu Chân Voi (MN 28). Đại Kinh Dụ Dấu Chân Voi[28] là một kiệt tác về cách hành xử có phương pháp. Nó bắt đầu với tuyên bố rằng Tứ Diệu Đế bao gồm tất cả những gì hửu ích, rồi chỉ ra Chân lý Khổ có thể được nhận dạng với năm uẩn của nhân cách. Từ đó, sắc uẩn được chọn để xem xét chi tiết; nó được cho là bao gồm bốn đại nguyên tố, mỗi đại được cho là có tính nội tại lẫn ngoại tại. Các bộ phận và chức năng của thân thuộc về yếu tố nội tại được diễn tả vào chi tiết, và các yếu tố bên trong lẫn bên ngoài được nói rằng chúng không thuộc về bản ngã, không tạo thành bản ngã. Sự thấu hiểu này dẫn đến sự ghê tởm và tách ly liên quan đến các yếu tố.
|
The discourse then goes on to show the impermanence of the mighty external elements when they are involved in great upheavals of nature, and against that background it is stressed that this tiny body, the product of craving, can never be regarded as "I" or "mine" or considered in the sense of "I am." And when a monk who has this firm and deeply rooted insight meets with abuse, blame and hostility on the part of others, he is able to analyze the situation soberly and so remain master of it. He recognizes that the painful feeling that has arisen in him is produced by ear-contact, which is in itself no more than a conditioned phenomenon; and of all the constituent parts of the situation he knows that they are impermanent. This he discerns with reference to contact, feeling, perception, formations and consciousness. At this point of the discourse we see that the other four aggregates, the mental components of personality, are introduced in an organic context, together with the already mentioned factor of contact. The discourse then continues: "Then his mind, just by taking only the elements as its object, becomes elated, gladdened, firm and intent; and even if he is beaten and injured he will think: 'This body is of such a nature that is liable to such injuries.'" Thereupon he recollects the Master's Simile of the Saw and will resolve to follow the Buddha's injunction to suffer all injuries in patience, whatever may happen to him. But, the sermon continues, if when thus remembering the Buddha, Dhamma and Sangha the monk's equanimity does not endure, he will be stirred by a sense of urgency and feel ashamed that, in spite of that recollection of the Triple Gem, he could not remain constant. On the other hand, if his endurance persists he will experience happiness. "Even to this extent, much has been achieved by that monk," says the sutta.
|
Kinh tiếp tục cho thấy sự vô thường của các yếu tố mạnh mẻ bên ngoài khi chúng tham gia vào những biến động lớn của thiên nhiên, và trong bối cảnh đó kinh nhấn mạnh rằng thân thể nhỏ bé này, sản phẩm của ham muốn, không bao giờ có thể được xem là "tôi" hay "của tôi" hay xem xét theo nghĩa "tôi là". Và khi một nhà sư có cái nhìn sâu sắc và vững chắc này đối diện với sự lạm dụng, đổ lỗi và thù địch từ phía người khác, ông có thể phân tích tình hình một cách tỉnh táo và vì vậy vẫn làm chủ được nó. Ông nhận ra rằng cảm giác đau đớn phát sinh trong ông được tạo ra bởi sự tiếp xúc bằng tai, mà tự nó chỉ là một hiện tượng có điều kiện; và đối với tất cả các phần cấu thành của tình hình, ông biết rằng chúng là vô thường. Điều này ông nhận thức với sự tham chiếu đến tiếp xúc, cảm giác, tri giác, hình thành và ý thức. Tại điểm này của bài giảng, chúng ta thấy rằng bốn uẩn kia, các yếu tố tinh thần của nhân cách, được giới thiệu trong một bối cảnh hữu cơ, cùng với yếu tố tiếp xúc đã được đề cập. Sau đó kinh tiếp tục: "Thế rồi tâm của ông, bằng cách chỉ xem các yếu tố như đối tượng của nó, trở nên phấn khởi, vui mừng, vững chắc và kiên quyết; và thậm chí nếu ông bị đánh đập và bị thương ông sẽ nghĩ: "Thân này vốn có tính chất phải chịu tổn thương như vậy." Ngay sau đó ông hồi tưởng đến kinh Ví Dụ Cái Cưa của Tôn Sư và quyết tâm tuân theo lệnh của Đức Phật để chịu đựng mọi tổn thương trong nhẫn nại, bất cứ điều gì có thể xảy ra với ông. Nhưng, bài giảng tiếp tục, nếu khi nhớ đến Phật, Pháp và Tăng như thế mà nhà sư không giữ được sự bình thản, ông sẽ bị khuấy động bởi cảm giác khẩn cấp và cảm thấy xấu hổ rằng, cho dù hồi tưởng đến Tam Bảo, ông không thể duy trì được sự bình thản. Trái lại, nếu sức chịu đựng của ông vẫn tồn tại, ông sẽ trải nghiệm hạnh phúc. "Ngay cả đến mức này, nhà sư đó đã đạt được nhiều," kinh nói.
|
Here all the four elements are treated identically. The concluding section starts by comparing the body and its constituent parts with a house, which is made up of its various components. After that follows an exposition of the conditioned arising of the sixfold perceptual consciousness. In mentioning the five sense-organs and sense-objects as the basic conditions for the arising of five-sense consciousness, derived corporeality is here introduced by means of a prominent part of it, thus completing the treatment of the corporeal aggregate. With the state of consciousness having thus arisen, all five aggregates are given, and in that way their conjunction can be understood, as well as their dependent origination. And in this connection Sariputta quotes the Master: "He who understands dependent origination understands the Dhamma; and he who understands the Dhamma understands dependent origination." Desire, inclination and attachment in regard to the five aggregates is the origin of suffering. Removal of that desire, inclination and attachment is the cessation of suffering. And of the monk who has understood this it is said: "Even to this extent, much has been achieved by that monk." Thus the exposition is rounded off with the Four Noble Truths. This discourse is indeed like an intricate and beautifully constructed piece of music ending on a solemn and majestic chord.
|
Ở đây cả bốn nguyên tố được xử lý giống như nhau. Phần kết luận bắt đầu bằng việc so sánh thân thể và các bộ phận cấu thành của nó với căn nhà, được tạo thành từ các thành phần khác nhau của nó. Sau đó là sự giải thích về việc khởi sinh có điều kiện của sáu lần ý thức. Khi đề cập đến năm giác quan và đối tượng giác quan như điều kiện căn bản cho sự khởi sinh ý thức của năm giác quan, sắc do duyên khởi được giới thiệu ở đây bằng phương tiện của phần nổi bật của nó, do đó hoàn thành việc xử lý sắc uẩn. Với trạng thái ý thức khởi sinh như thế, tất cả năm uẩn được đưa ra, và theo cách đó sự kết hợp của chúng có thể hiểu được, cũng như tính duyên khởi của chúng. Và trong mối liên hệ này, Sariputta trích lời của Tôn Sư: "Ai hiểu lý duyên khởi thì hiểu Pháp; và ai hiểu Pháp thì hiểu lý duyên khởi." Mong muốn, khuynh hướng và chấp thủ liên quan đến năm uẩn là nguồn gốc của đau khổ. Loại bỏ mong muốn, khuynh hướng và chấp thủ là chấm dứt đau khổ. Và nhà sư nào hiểu biết điều này thì được nói là: "Ngay cả đến mức này, nhà sư đó đã đạt được nhiều." Do đó, giáo trình được kết thúc trọn vẹn với Tứ Diệu Đế. Bài kinh này thật sự giống như một sáng tác âm nhạc phức tạp và đẹp đẽ truyền tải trên một giàn hòa âm trang nghiêm và hùng vĩ.
|
Another model exposition of the Venerable Sariputta's is the Samma-ditthi Sutta.[29] This is a masterpiece of teaching, which also provides a framework for further elaboration, such as given in the extensive commentary to it. The Commentary says: "In the Buddha Word as collected in the five great Nikayas there is no discourse other than the Discourse on Right Understanding, wherein the Four Noble Truths are stated thirty-two times, and thirty-two times the state of Arahatship." The same discourse also gives us an original exposition of dependent origination, with slight, but very instructive, variations. Each factor of dependent origination is used, as are also the additional sections, to illustrate the right understanding of the Four Noble Truths, the comprehension of which is thus greatly enhanced, broadened and deepened. This discourse has been widely used for instructional purposes throughout the centuries down to the present day. Another of the Venerable Sariputta's discourses is the Sama-citta Sutta[30] which was listened to by the "devas of tranquil mind." It is concerned with the first three stages of sanctitude, the stream-winner, the once-returner and the non-returner. Its purpose is to clarify the question of their residuum of rebirths, in the five-sense world or in the fine-material and non-material worlds, which depends upon their mode of practice and on the fetters of existence still remaining. It is a very short discourse, but had a singular impact on the huge assembly of devas who, according to tradition, assembled to hear it. It is said that a very large number of them attained Arahatship, and innumerable were those who reached stream-entry. This discourse of the Venerable Sariputta is, in fact, counted among the few which had unusually far-reaching results among beings of the higher worlds; and although it is a very brief text rather cryptic without the commentarial explanation, it had a high reputation in succeeding centuries. It is the sermon that was preached by the arahant Mahinda on the evening of his arrival in Ceylon, and the Mahavamsa (XIV, 34ff), Ceylon's famous chronicle, relates that on this occasion, also, numerous devas listened and achieved penetration of the Dhamma.
|
Một mô hình thuyết giảng khác của Tôn giả Sariputta là Samma-ditthi Sutta.[29] Đây là một kiệt tác giảng dạy, mà còn cung cấp một khuôn khổ cho việc phát triễn, như được đưa ra trong phần chú giải sâu rộng về nó. Chú giải nói: "Trong Lời Phật Dạy được thu thập qua năm Bộ Kinh, không có bài thuyết giảng nào khác hơn là Kinh Chánh Tri Kiến, trong đó Tứ Diệu Đế được nêu lên ba mươi hai lần, và ba mươi hai lần về quả vị A-la-hán." Kinh cũng cho chúng ta một giải thích ban đầu về lý duyên khởi, với thay đổi nhỏ nhưng rất hữu ích cho sự học hỏi. Mỗi yếu tố của lý duyên khởi được sử dụng, cũng như các phần bổ sung, để minh họa cho sự hiểu biết chân chánh về Tứ Diệu Đế, sự hiểu biết do đó được tăng cường, mở rộng và đào sâu đáng kể. Kinh này đã được sử dụng rộng rãi cho mục đích giảng dạy trong suốt nhiều thế kỷ cho đến ngày nay. Một bài thuyết giảng khác của Tôn giả Sariputta là Sama-citta Sutta,[30] được lắng nghe bởi "chư thiên có tâm tĩnh lặng." Nó liên quan đến ba giai đoạn đầu của bậc thánh, quả vị nhập lưu, nhất lai và bất lai. Mục đích của nó là làm rõ thắc mắc về những tái sinh còn lại của họ, trong thế giới năm giác quan hay thế giới sắc vi tế hay vô sắc, tùy thuộc vào phương thức thực hành của họ và các mắc xích của sự tồn tại vẫn còn lại. Đó là một bài kinh rất ngắn, nhưng có tác động đặc biệt đến hội thiên chúng vĩ đại, mà theo truyền thuyết đã tập hợp lại để nghe nó. Nghe nói rằng một số lượng rất lớn chư thiên đó đã đạt được quả vị A-la-hán, và vô số chư thiên khác đã đạt được quả vị nhập lưu. Bài kinh này của Tôn giả Sariputta, thật ra, được xem là một trong số ít bài kinh có kết quả sâu rộng khác thường cho chúng sinh của các cõi giới cao hơn; và mặc dù nó là một văn bản rất ngắn, khá khó hiểu mà không có chú giải, nó có uy tín cao trong những thế kỷ kế tiếp. Nó là bài thuyết giảng được giảng dạy bởi A-la-hán Mahinda vào buổi tối khi ông đến Ceylon, và Mahavamsa (XIV, 34ff), biên niên sử nổi tiếng của Ceylon, kể rằng trong dịp này, cũng có rất nhiều chư thiên lắng nghe và thấu hiểu Pháp.
|
The high regard in which the discourse is held, and the strong impact ascribed to it, may be attributed to the fact that it helps those on the Path to define their position as to the kind of rebirths still to be expected by them. Devas on higher levels of development are sometimes inclined to regard their heavenly status as final, and do not expect to be reborn in the five-sense world, as may sometimes be the case. The Great Elder's discourse gave them a criterion by which to judge their position. For worldlings still outside the Paths, as well, it must have offered valuable orientation for the direction of their efforts. The Sangiti Sutta ("The Recital") and Dasuttara Sutta ("Up to Ten"), two more of the Venerable Sariputta's sermons, are the last two texts of the Digha Nikaya, the Collection of Long Discourses. Both these texts are compilations of doctrinal terms, in which a large number of topics are classified as falling into groups of from one to ten members. The reason for bringing the compilation only up to ten may have been that there are only very few groups of doctrinal terms extending beyond ten members, and these could be supposed to be well known and easily remembered. The Sangiti Sutta was preached in the presence of the Buddha, and at its conclusion received his express approval.
|
Sự xem trọng bài thuyết giảng và tác động được cho là mạnh mẽ của nó có thể là do nó giúp những ai trên đường Đạo xác định vị trí của họ về loại tái sinh mà họ vẫn mong đợi. Chư thiên với tâm phát triễn ở trình độ cao đôi khi có khuynh hướng xem trạng thái thiên của họ là điểm cuối, và không nghĩ rằng sẽ tái sinh vào cõi giới năm giác quan mà đôi khi có thể là trường hợp. Bài thuyết giảng của Đại Trưởng Lão cho họ một tiêu chuẩn để đánh giá vị trí của họ. Đối với phàm phu vẫn còn ở ngoài Đạo, nó hẳn phải cung cấp định hướng có giá trị cho hướng nỗ lực của họ. Sangiti Sutta ("Tụng Niệm Giáo Lý") và Dasuttara Sutta ("Từ Một đến Mười nhóm Giáo Pháp"), hai bài thuyết giảng khác của Tôn giả Sariputta, là hai văn bản cuối cùng của Digha Nikaya, Trường Bộ Kinh. Cả hai bài là những biên soạn về các từ ngữ giáo lý, trong đó một số lượng lớn các đề mục được phân hạng vào nhóm từ một đến mười giáo pháp. Lý do được biên soạn chỉ đến mười có thể là vì có rất ít nhóm từ ngữ giáo lý vượt quá mười giáo pháp, và có thể được cho là nổi tiếng và dễ nhớ. Sangiti Sutta được thuyết giảng trước sự hiện diện của Đức Phật, và khi chấm dứt đã nhận được sự chấp thuận của ngài.
|
While in the Sangiti Sutta the doctrinal terms are arranged solely in numerical groups of one to ten, in the Dasuttara Sutta each of these ten groups has tenfold subdivision which serves to bring out the practical significance of these groups, for example: "One thing(1) is of great importance, (2) should be developed, (3) should be fully known, (4) should be abandoned, (5) implies decline, (6) implies progress, (7) is hard to penetrate, (8) should be made to arise, (9) should be directly known, (10) should be realized. What is the one thing of great importance? Heedfulness in salutary things..."
|
Trong khi ở Sangiti Sutta, các từ ngữ giáo lý chỉ được sắp xếp theo số nhóm từ một đến mười thì ở Dasuttara Sutta mỗi nhóm được chia thành mười tiểu nhóm nhằm đưa ra ý nghĩa thực tiễn của các nhóm này, ví dụ: "Một điều (1) có tầm mức rất quan trọng, (2) nên được phát triển, (3) nên được biết trọn vẹn, (4) nên từ bỏ, (5) ngụ ý suy giảm, (6) ngụ ý tiến triễn, (7) khó thâm nhập, (8) nên làm cho phát sinh, (9) nên được biết trực tiếp, (10) nên được nhận ra. Cái gì là điều rất quan trọng? Sự chú ý trong những điều hữu ích..."
|
These texts must have been compiled at a fairly late period of the Buddha's and the Venerable Sariputta's life, when there was already in existence a large body of doctrine and carefully transmitted discourses which required organizing for ready use, and also anthologies of salient features of the Dhamma became a useful aid in a comprehensive study of the Teaching. The Sangiti Sutta was delivered at the time of Nigantha Nataputta's death, on the date of which, however, scholars differ. It was, in fact, this event that occasioned the preaching of the sutta, for it speaks of the dissensions, schisms and doctrinal disagreements that arose among the Jains immediately after the death of their Master, Nigantha Nataputta, otherwise Mahavira. This was taken as a warning example by the Venerable Sariputta, who in his discourse stresses that this text "should be recited by all in concord and without dissension, so that the Holy Life should last long for the welfare and happiness of gods and men." The commentators say that the Sangiti Sutta is meant to convey the "flavor of concord" (samaggi-rasa) in the Teaching, which is strengthened by doctrinal proficiency (desana-kusalata).
|
Các văn bản này hẳn phải được biên soạn vào giai đoạn khá trễ trong cuộc đời của Đức Phật và Tôn giả Sariputta, khi đã tồn tại một khối lượng lớn giáo lý và những bài thuyết giảng được truyền tải một cách cẩn thận, vốn cần phải phân hạng để sẵn sàng sử dụng, và đồng thời các tuyển tập về những đặc điểm nổi bật của Pháp đã trở thành trợ giúp hữu ích trong sự nghiên cứu toàn diện về Giáo Lý. Sangiti Sutta được đưa ra vào thời điểm Nigantha Nataputta qua đời, tuy nhiên vào ngày nào thì các học giả khác nhau. Thật ra, sự kiện này là duyên cớ cho việc thuyết giảng kinh, vì nó nói về sự phân tranh, ly khai tôn giáo và những bất đồng giáo lý nảy sinh giữa các tín đồ đạo Jain ngay sau cái chết của Sư phụ của họ, Nigantha Nataputta, thay vì Mahavira. Điều này được xem như là một ví dụ cảnh báo bởi Tôn giả Sariputta, ông nhấn mạnh trong bài thuyết giảng rằng văn bản này "nên được trì tụng bởi tất cả trong sự hòa thuận và không phân tranh, để Đời Sống Thánh sẽ tồn tại lâu vì sự an lạc và hạnh phúc của chư thiên và loài người." Chú giải nói rằng Sangiti Sutta có nghĩa là truyền tải "hương vị của sự hòa thuận" (samaggi-rasa) trong Giáo lý, được củng cố bởi sự thành thạo giáo lý (desana-kusalata).
|
The practical purpose of the Dasuttara Sutta is indicated in the Venerable Sariputta's introductory verses: "The Dasuttara (Discourse) I shall proclaim — a teaching for the attainment of Nibbana and the ending of suffering, the release from all bondage." It seems likely that these two suttas served as a kind of index to selected teachings. They may have been useful also to those monks who did not memorize a great many texts; to them they may have been helpful in presenting numerous aspects of the Teaching in a form that was easily memorized and assimilated. Both of these discourses admirably illustrate the Venerable Sariputta's concern with the preservation of the Dhamma, and his systematic way of ensuring that it was transmitted intact in all its details. It was for that purpose that he provided "study aids" such as these and other discourses, together with works like the Niddesa.
|
Mục đích thực tiễn của Dasuttara Sutta được chỉ ra trong câu kệ giới thiệu của Tôn giả Sariputta: "Tôi sẽ tuyên bố Kinh Dasuttara — một giáo lý cho sự chứng đắc Niết bàn và chấm dứt đau khổ, thoát ra khỏi mọi ràng buộc." Có vẻ là hai bài kinh này phục vụ như một loại mục lục cho các giáo lý chọn lọc. Chúng có thể cũng hữu ích cho các sư đã không ghi nhớ được một số lượng lớn văn bản; đối với họ chúng có thể trợ giúp trong việc trình bày nhiều khía cạnh của Giáo Lý theo một hình thức dễ dàng để nhớ và lĩnh hội. Cả hai bài kinh này thể hiện sự quan tâm đáng kính của Tôn giả Sariputta với việc bảo tồn Giáo Pháp, và phương thức có hệ thống của ông để bảo đảm rằng nó được truyền tải nguyên vẹn trong tất cả các chi tiết của nó. Chính vì mục đích đó mà ông cung cấp các "hỗ trợ học tập" như thế này và các bài thuyết giảng khác, cùng với các tác phẩm như Niddesa.
|
* * * A summary of other discourses given by the Venerable Sariputta is included at the end of this book. We shall now turn to a consideration of larger canonical works attributed to him. The first is the Niddesa, which belongs to the Khuddaka Nikaya of the Sutta Pitaka. It is the only work of an exclusively commentarial character included in the Pali Tipitaka. Of its two parts, the Maha Niddesa is a commentary to the Atthaka-vagga of the Sutta Nipata, while the Cula Niddesa comments on the Parayana-vagga and the Khaggavisana Sutta, likewise of the Sutta Nipata.
|
* * * Một bản tóm tắt của Tôn giả Sariputta về những bài thuyết giảng khác được ghi lại ở phần cuối quyển sách này. Bây giờ chúng ta chuyển sang xem xét các tác phẩm kinh điển lớn hơn mà được cho là của ông. Đầu tiên là Niddesa, thuộc về Khuddaka Nikaya (Tiểu Bộ Kinh) của Tạng Kinh. Nó là tác phẩm duy nhất của một nhân vật chú giải độc nhất trong Tam Tạng Pali. Hai phần của nó, Maha Niddesa là chú giải cho Atthaka-vagga của Sutta Nipata (Kinh Tập), trong khi Cula Niddesa chú giải cho Parayana-vagga và Khaggavisana Sutta, tương tự như của Sutta Nipata.
|
The Atthaka-vagga and the Parayana-vagga are the last two books of the Sutta Nipata, and doubtlessly belong to the oldest parts not only of that work but of the entire Sutta Pitaka. They were highly appreciated even in the earlier days of the Sangha, and of the Buddhist laity as well, as is testified by the fact that the Udana records a recital of the Atthaka-vagga by Sona Thera and the Anguttara Nikaya a recital of the Parayana-vagga by the female lay disciple, Nandamata. On at least five occasions the Buddha himself has given explanations of verses contained in these two parts of the Sutta Nipata. Apart from the high esteem in which they were evidently held, the fact that these two verse collections contain numerous archaic words and terse aphoristic sayings makes it understandable that in very early days a commentary on them was composed which was later included in the canonical scriptures. The traditional attribution of it to the Venerable Sariputta must be regarded as highly plausible.[31] It is quite in character with the great Elder's concern with the methodical instruction of bhikkhus that the Niddesa contains not only word explanations, clarifications of the context and supporting quotations from the Buddha Word, but also material obviously meant for linguistic instruction, such as the addition of many synonyms of the word explained. On this subject, Prof. E.J. Thomas writes as follows:[32]
|
Atthaka-vagga và Parayana-vagga là hai quyển cuối của Kinh Tập, và chắc chắn thuộc về những phần cổ nhất không chỉ của tác phẩm đó mà của toàn bộ Tạng Kinh. Chúng thậm chí được trân quý trong những ngày đầu của Tăng Đoàn, và của giới cư sĩ Phật giáo, như được chứng thực bằng việc Kinh Phật Tự Thuyết ghi lại một bài tụng của Atthaka-vagga bởi Sona Thera và Tăng Chi Bộ Kinh có bài tụng của Parayana-vagga bởi nữ cư sĩ Nandamata. Trong ít nhất năm lần, chính Đức Phật đã đưa ra lời giải thích về những câu kệ có trong hai phần này của Kinh Tập. Ngoài sự trân quý đối với chúng, sự thật là hai bộ sưu tập kinh kệ này chứa nhiều từ cổ xưa và những câu châm ngôn ngắn làm cho nó dễ hiểu mà trong những ngày đầu một chú giải về chúng đã được soạn thảo và sau này đã được đưa vào tạng kinh điển. Truyền thống qui kết nó cho Tôn giả phải được coi là rất hợp lý.[31] Nó thể hiện nét đặc trưng về sự quan tâm của Đại Trưởng lão đối với phương pháp giảng dạy có hệ thống cho chư tỳ khưu đến nỗi Niddesa không chỉ chứa đựng các lời giải thích, bình luận làm rõ nghĩa thuật ngữ và trích dẫn hỗ trợ từ Lời Phật Nói, mà còn rõ ràng là tài liệu dành cho ngôn ngữ hướng dẫn, chẳng hạn như bổ sung của nhiều từ đồng nghĩa với từ ngữ được giải thích. Về chủ đề này, Giáo sư E.J. Thomas viết như sau:[32]
|
The most characteristic feature of the Niddesa... consists of a list of synonyms of the words commented on. Such lists are not used to explain the meaning of a word in a particular context. They are repeated in the same form wherever the word occurs and were evidently intended to be learned in the same way as the modern kosha (dictionary)... Much of this is also found in the Abhidhamma books, but in the Niddesa it is used as general matter applied to passages for which it was not immediately intended... This shows a system for learning the vocabulary of the Canon, and for explaining archaic forms, but no further grammatical teaching occurs apart from the description of certain terms as particles... in the Niddesa we thus have direct evidence of a general system of instruction applied to a definite work, consisting of interpretation, doctrinal teaching and the verbal expositions of the beginnings of grammar. The Abhidhamma books and related works like the Patisambhida Magga give other traces of its existence. It appears to be this system which is expressly referred to in the Niddesa (1, 234) and other places as the four kinds of analysis (patisambhida); the analysis of meanings (attha), of conditions (dhamma), of grammatical analysis (nirutti), and clearness of insight (patibhana). The Nirutti of the Niddesa is of the kind that we should expect to exist when Pali was a living language. All the grammatical analysis that was required was a knowledge of those words in the Scriptures that had become obsolete, and the explanation of unusual grammatical forms by means of current expressions... We can see from its different forms and readings that it underwent changes and received additions, and in the case of a work used continually for instruction this would be inevitable.
|
Nét đặc trưng nhất của Niddesa... bao gồm một danh sách các từ đồng nghĩa với từ được chú giải. Những danh sách như vậy không dùng để giải thích ý nghĩa của từ ngữ trong một bối cảnh cụ thể. Chúng được lập lại trong cùng một hình thức bất cứ nơi nào từ ngữ xuất hiện và rõ ràng là có dụng ý để học hỏi tương tự như là kosha hiện đại (tự điển)... Điều này cũng được tìm thấy nhiều trong Tạng Vi Diệu Pháp, nhưng trong Niddesa nó được dùng như một vấn đề chung được áp dụng cho những đoạn văn mà nó không dự liệu ngay lập tức...Điều này cho thấy một hệ thống cho việc học ngữ vựng của Kinh điển, và cho việc giải thích các khuôn mẫu cổ xưa, nhưng không có sự giảng dạy ngữ pháp nào khác ngoài việc diễn tả các thuật ngữ cụ thể như là hạng mục... Như thế trong Niddesa chúng ta có bằng chứng trực tiếp về một hệ thống hướng dẫn tổng quát được áp dụng cho một tác phẩm cụ thể, bao gồm diễn giải, giảng dạy giáo lý và giải trình về sự khởi đầu của ngữ pháp. Tạng Vi Diệu Pháp và những tác phẩm liên hệ như Patisambhida Magga đưa ra các dấu vết khác của sự hiện hữu của nó. Có vẻ như hệ thống này được đề cập rõ ràng trong Niddesa (1, 234) và những nơi khác như là bốn loại phân tích (patisambhida); phân tích về ý nghĩa (attha), về điều kiện (dhamma), về ngữ pháp (nirutti), và sự sáng suốt của tuệ giác (patibhana). Nirutti của Niddesa là một loại mà chúng ta nên dự liệu hiện hữu khi Pali là một ngôn ngữ sống. Phân tích ngữ pháp chỉ cần một kiến thức về những từ ngữ đó trong Kinh điển mà đã trở nên lỗi thời, và sự giải thích về các khuôn mẫu ngữ pháp khác thường bằng phương pháp diễn tả hiện tại... Chúng ta có thể thấy từ các khuôn mẫu và cách đọc khác nhau của nó rằng nó đã trải qua những thay đổi và nhận được bổ sung, và trong trường hợp một tác phẩm được sử dụng liên tục để chỉ dẫn thì điều này không thể tránh khỏi.
|
The Venerable Sariputta states that he attained to the four kinds of analytical knowledge (patisambhida) two weeks after his ordination, that is, on attaining Arahatship.[33] This fact, and the extensive application of nirutti-patisambhida, "grammatical analysis," in the Niddesa, make it quite probable that he was actually the author of both the Niddesa and the Patisambhida Magga. The Maha Niddesa contains also the commentary on the Sariputta Sutta (also called the "Therapañha Sutta") which forms the last text of the Atthaka-vagga. The first part of this text, with verses in praise of the Master and questions put to him, is ascribed to Sariputta. The Maha Niddesa explains the opening stanza as referring to the Buddha's return from Tavatimsa heaven after he had preached the Abhidhamma there. Apart from that it contains only his questions, the essential part of the text being the Buddha's replies.
|
Tôn giả Sariputta tuyên bố rằng ông đạt được bốn loại kiến thức trực giác (patisambhida) hai tuần sau lễ truyền giới của ông, có nghĩa là, đạt được quả vị A-la-hán.[33] Sự thật này, và sự áp dụng rộng rãi của nirutti-patisambhida, "phân tích ngữ pháp" trong Niddesa, làm cho rất có khả năng rằng ông thật sự là tác giả của cả hai tập Niddesa và Patisambhida Magga. Maha Niddesa cũng có chú giải về kinh Sariputta Sutta (còn được gọi là "Therapañha Sutta"), tạo thành văn bản cuối cùng của tập Atthaka-vagga. Phần đầu của văn bản này, với các câu thơ ca tụng Tôn Sư và những câu hỏi đặt ra cho ngài, được gán cho Sariputta. Maha Niddesa giải thích đoạn thơ mở đầu như là sự đề cập đến việc trở lại của Đức Phật từ cõi trời Tavatimsa sau khi ngài thuyết giảng Vi Diệu Pháp ở đó. Ngoài những câu hỏi của ông, phần cốt yếu của văn bản là những câu trả lời của Đức Phật.
|
The Patisambhida Magga has the appearance of a manual of higher Buddhist studies, and its range is as broad as that of the mind of its reputed author. At the beginning it presents treatises on 72 types of knowledge (ñana) and on the types of wrong speculative views (ditthi), both of which show the methodical and penetrative mind of the Venerable Sariputta. In the Treatise on Knowledge, as well as in other chapters of the work, there are found a large number of doctrinal terms appearing for the first time and only in the Patisambhida Magga. It also contains elaborations of terms and teachings that are mentioned only briefly in other and older parts of the Sutta Pitaka. In addition to this, it contains material on meditation of great practical value, as for example on mindfulness of breathing,[34] metta-bhavana, and numerous insight-exercises. There is also, to give variety to the subject matter, a passage of hymnic character and great beauty, on the Great Compassion of the Tathagata. Mahanama Thera of Ceylon, who wrote the Saddhammappakasini, the commentary to the work, confidently ascribes it to the Venerable Sariputta, and in the introductory stanzas gives eloquent praise of the great Elder. In the Patisambhida Magga itself, Sariputta is mentioned twice, once as being one who possesses samadhi-vipphara-iddhi (in the Iddhividha-katha) and again in the Maha-pañña-katha, Solasa-pañña-niddesa, where it is said: "Those whose wisdom is equal to that of Sariputta, they partake to some extent of the Buddha-knowledge."
|
Tập Patisambhida Magga có một hướng dẫn về các nghiên cứu Phật giáo cao hơn, và phạm vi của nó rộng như tâm của tác giả danh tiếng của nó. Phần mở đầu trình bày chuyên luận về 72 loại kiến thức (ñana) và về các loại tà kiến (ditthi), cả hai đều thể hiện tư duy sâu sắc và có phương pháp của Tôn giả Sariputta. Trong Chuyên luận về Kiến thức, cũng như trong các chương khác của tác phẩm, người ta tìm thấy một số lượng lớn thuật ngữ giáo lý xuất hiện lần đầu tiên và duy nhất trong Patisambhida Magga. Nó cũng chứa các chi tiết về thuật ngữ và giáo lý vốn chỉ được đề cập một cách vắn tắt trong các phần khác và cổ hơn của Tạng Kinh. Thêm vào đó, nó chứa tài liệu về thiền định có giá trị thực hành to tát, ví dụ như quán niệm thở, [34] metta-bhavana, và vô số bài tập về minh kiến. Ngoài ra còn có, để cung cấp sự đa dạng cho chủ đề, một đoạn văn có nét thánh ca và tuyệt đẹp, về Đại Từ bi của Như Lai. Mahanama Thera của Ceylon, người viết bài Saddhammappakasini, chú giải cho tác phẩm, tự tin gán nó cho Tôn giả Sariputta, và trong khổ thơ giới thiệu đã hết lời ca tụng Đại Trưởng lão. Chính trong Patisambhida Magga, Sariputta được đề cập đến hai lần, một lần là người sở hữu samadhi-vipphara-iddhi (trong Iddhividha-katha) và một lần nữa trong Maha-pañña-katha, Solasa-pañña-niddesa, có nói: "Những ai có trí tuệ ngang bằng với trí tuệ của Sariputta, họ cùng chia xẻ phần nào Trí tuệ Phật."
|
We come now to one of the most important contributions made by the Venerable Sariputta to Buddhist teaching. According to tradition (e.g., in the Atthasalini), the Buddha preached the Abhidhamma in the Tavatimsa heaven to his mother, Queen Maya, who had been reborn as deva in that world. He did this for three months, and when returning daily to earth for his meals, he gave to the Venerable Sariputta the "method" (naya) of that portion of Abhidhamma he had preached. The Atthasalini says; "Thus the giving of the method was to the Chief Disciple, who was endowed with analytical knowledge, as though the Buddha stood on the edge of the shore and pointed out the ocean with his open hand. To the Elder the doctrine taught by the Blessed One in hundreds and thousands of methods became very clear." Thereafter, the Elder passed on what he had learned to his five hundred disciples. Further it is said: "The textual order of the Abhidhamma originated with Sariputta; the numerical series in the Great Book (Patthana) was also determined by him. In this way the Elder, without spoiling the unique doctrine, laid down the numerical series in order to make it easy to learn, remember, study and teach the Law."
|
Bây giờ chúng ta đến với một trong những đóng góp quan trọng nhất của Tôn giả Sariputta cho giáo lý Phật giáo. Theo truyền thống (ví dụ trong Atthasalini), Đức Phật thuyết giảng Vi Diệu Pháp ở cõi trời Tavatimsa cho mẹ của ngài, Hoàng hậu Maya, bà đã được tái sinh là thiên trong cõi giới đó. Ngài làm điều này trong ba tháng, và khi trở về trái đất hàng ngày để thọ thực, ngài trao cho Tôn giả Sariputta "phương pháp" (naya) của phần Vi Diệu Pháp mà ngài đã thuyết giảng. Kinh Atthasalini nói: "Do đó việc trao phương pháp cho Đệ tử Trưởng, người được phú cho trí tuệ phân tích, như thể Đức Phật đứng ở rìa bờ và chỉ ra đại dương với tay mở rộng. Đối với Trưởng lão, giáo lý dạy bởi Thế Tôn trong hàng trăm và hàng ngàn phương pháp đã trở nên rất rõ ràng. Sau đó, Trưởng lão truyền lại những gì ông đã học cho năm trăm đệ tử của ông. Kinh nói thêm: "Thứ tự văn bản của Vi Diệu Pháp bắt nguồn từ Sariputta; mục lục số trong Bộ Đại Xứ (Patthana) cũng được ông quyết định. Theo cách này, Trưởng lão đã đặt ra mục lục số để giúp cho việc học, ghi nhớ, nghiên cứu và giảng dạy Pháp dễ dàng mà không làm hỏng giáo lý độc đáo."
|
The Atthasalini, the Commentary to the Dhamma-sangani also ascribes to Sariputta the following contributions to the canonical Abhidhamma: (a) The 42 couplets (dyads; duka) of the Suttanta Matika, which follows the Abhidhamma Matika, both of which preface the seven Abhidhamma books. The 42 Suttanta couplets are explained in the Dhammasangani and this likewise has probably to be ascribed to the Elder.
|
Quyển Atthasalini, Chú giải cho Dhamma-sangani, cũng cho rằng những đóng góp sau đây cho Tạng Vi Diệu Pháp là của Sariputta: (a) 42 cặp thơ (cặp; duka) của Suttanta Matika, theo sau Abhidhamma Matika, cả hai đều mở đầu cho bảy quyển Vi Diệu Pháp. 42 cặp thơ Suttanta được giải thích trong Dhammasangani và có thể cũng được gán cho Trưởng lão.
|
In the Anupada Sutta[35] the Buddha himself speaks of the Venerable Sariputta's analysis of meditative consciousness into its chief mental concomitants, which the Elder undertook from his own experience, after rising from each of the meditative attainments in succession. This analysis may well be either a precursor or an abridgment of the detailed analysis of jhana-consciousness given in the Dhammasangani. Concerning the Venerable Sariputta's mastery of the Dhamma, and its exposition, the Buddha had this to say: "The Essence of Dhamma (dhammadhatu) has been so well penetrated by Sariputta, O monks, that if I were to question him therein for one day in different words and phrases, Sariputta would reply likewise for one day in various words and phrases. And if I were to question him for one night, or a day and a night, or for two days and nights, even up to seven days and nights, Sariputta would expound the matter for the same period of time, in various words and phrases."
|
Trong Anupada Sutta (Kinh Bất Đoạn),[35] chính Đức Phật nói về sự phân tích tâm thức thiền vào tâm sở trưởng của nó mà Trưởng lão lấy từ kinh nghiệm của riêng mình, sau khi vươn lên từ mỗi thành tựu trong chuỗi chứng đắc thiền định. Sự phân tích này cũng có thể là một tiền luận hoặc tóm lược của phân tích chi tiết về tâm thức thiền được đưa ra trong Dhammasangani. Liên quan đến sự tinh thông Pháp của Tôn giả Sariputa, và giáo trình của nó, Đức Phật nói như sau: "Tinh túy của Pháp (dhammadhatu) đã được Sariputta hiểu thấu đáo, này chư tăng, nếu ta hỏi ông ấy về Pháp nguyên ngày bằng những từ và cụm từ khác nhau, Sariputta cũng sẽ trả lời nguyên ngày bằng những từ và cụm từ khác nhau. Và nếu ta hỏi ông ấy nguyên đêm, hoặc ngày và đêm, hoặc hai ngày đêm, thậm chí đến cả bảy ngày đêm, Sariputta sẽ giải nghĩa vấn đề suốt thời gian đó, bằng nhiều từ và cụm từ khác nhau."
|
And on another occasion the Master employed this simile: "If he is endowed with five qualities, O monks, the eldest son of a World-ruling Monarch righteously turns the Wheel of sovereignty that had been turned by his father. And that Wheel of Sovereignty cannot be overturned by any hostile human being. What are the five qualities? The eldest son of a World-ruling Monarch knows what is beneficial, knows the Law, knows the right measure, knows the right time and knows the society (with which he has to deal, parisa).
|
Và vào dịp khác Tôn Sư đã sử dụng ví von này: "Nếu ông ấy được phú cho năm phẩm chất, này chư tăng, người con trưởng của một vị vua trị vì thế giới chân chính chuyển Chủ quyền Luân mà đã được chuyển bởi cha của ông. Và Chủ quyền Luân đó không thể bị lật đổ bởi bất cứ người thù nghịch nào. Năm phẩm chất đó là gì? Người con trưởng của vị vua trị vì thế giới biết điều gì có lợi, biết Luật, biết biện pháp đúng, biết thời điểm đúng và biết xã hội (mà ông phải xử lý, parisa).
|
Other Theras were not behind in their appreciation. The Elder Vangisa, in his encomium in the Theragatha (vv. 1231-3) praises Sariputta who "teaches in brief and also speaks in detail," while in the same compilation other great Elders, Maha Kassapa (vv. 1082-5) and Maha Moggallana (vv. 1158; 1176-7; 1182) also give their meed of praise. And the Venerable Maha Moggallana, at the end of Sariputta's Discourse on Guiltlessness,[36] uttered these words of tribute to his friend's sermon: "To (virtuous and earnest) monks who have heard the exposition of the Venerable Sariputta it will be like food and drink to their ears and mind. How well does he lift up his fellow-monks from what is unwholesome, and confirm them in what is good!" The relationship in which the two Chief Disciples stood to one another in the matter of teaching was explained by the Buddha when he said: "Associate, O monks with Sariputta and Moggallana, and keep company with them! They are wise bhikkhus and helpers of their fellow-monks. Sariputta is like a mother who brings forth, and Moggallana is like a nurse to what has been brought forth. Sariputta trains (his pupils) in the Fruition of stream-entry, and Moggallana trains them for the highest goal.
|
Các Trưởng lão khác cũng không kém trong sự ngưỡng mộ của họ. Trưởng lão Vangisa, bài kệ tán dương của ông trong Trưởng Lão Tăng Kệ (câu 1231-3) có lời khen ngợi Sariputta là "giảng dạy ngắn gọn và cũng nói chi tiết", và trong tập thi kệ này các Đại Trưởng lão khác, Maha Kassapa (câu 1082-5) và Maha Moggalla (câu1158; 1176-7; 1182) cũng có lời khen ngợi. Và Tôn giả Maha Moggallana, ở cuối bài Kinh Vô Tội,[36] đã thốt lời khen ngợi về bài thuyết giảng của bạn mình: "Đối với các vị sư (đức hạnh và chân thành) đã nghe giáo trình của Tôn giả Sariputta, thì nó sẽ giống như thức ăn và uống cho tai và tâm của họ. Ông giỏi làm sao trong việc nâng các sư đồng liêu của mình lên khỏi điều bất thiện, và củng cố họ trong điều thiện!" Mối quan hệ mà trong đó hai vị Đệ Tử Trưởng đứng với nhau trong vấn đề giảng dạy đã được giải thích bởi Đức Phật khi ngài nói: "Này chư tăng, hảy liên kết với Sariputta và Moggallana, và đồng hành với họ! Họ là những tỳ khưu thông thái và là người hỗ trợ các sư đồng liêu của họ. Sariputta giống như sinh mẫu và Moggallana giống như dưỡng mẫu cho trẻ sau khi sinh ra. Sariputta rèn luyện (học sinh của ông) cho quả vị Nhập lưu, và Moggallana rèn luyện họ cho mục tiêu tối thượng.
|
And in the Anguttara Nikaya (11, 131);
That the Venerable Sariputta's great reputation as a teacher of the Dhamma long survived him, to become a tradition among later Buddhists, is shown by the concluding passages of the Milinda-pañha, written some three hundred years later. There, King Milinda compares Nagasena Thera to the Venerable Sariputta, saying: "In this Buddha's Dispensation there is none other like yourself for answering questions, except the Elder Sariputta, the Marshal of the Law." That grand reputation still lives today, upheld by the cherished teachings of the Great Disciple, preserved and enshrined in some of the oldest books of Buddhism alongside the words of his Master.
|
Và trong Tăng Chi Bộ Kinh (11, 131): "Này chư tỳ khưu, một tăng sĩ thành tín nên trân trọng nguyện vọng đúng đắn này: 'Mong cho tôi trở thành như Sariputta và Moggallana!' Vì Sariputta và Moggallana là gương mẫu và tiêu chuẩn cho các tỳ khưu đệ tử của tôi." Danh tiếng vĩ đại của Tôn giả Sariputta với tư cách là vị thầy của Giáo Pháp đã tồn tại từ lâu, trở thành một truyền thống giữa các Phật tử sau này, được thể hiện qua đoạn văn kết luận của tác phẩm Milinda-pañha, được viết khoảng ba trăm năm sau. Trong đó, Vua Milinda so sánh Trưởng lão Nagasena với Tôn giả Sariputta, nói rằng: "Trong Hệ thống Giáo hội của Đức Phật này, không có ai giống như ông về việc trả lời các câu hỏi ngoại trừ Trưởng lão Sariputta, Nguyên soái của Pháp." Danh tiếng vĩ đại đó vẫn còn tồn tại đến ngày nay, duy trì bởi những giáo trình trân quý của Đại Đệ Tử, được bảo tồn và lưu giữ trong những quyển sách cổ nhất của Phật Giáo cùng với lời của Tôn Sư.
|
The Elder's RelativesAs we have already seen, the Venerable Sariputta was born into a brahman family of Upatissa village (or Nalaka), near Rajagaha, his father's name being Vaganta and his mother's Sari. He had three brothers: Cunda, Upasena and Revata, and three sisters named Cala, Upacala and Sisupacala. All six took ordination and attained Arahatship. Cunda was known by the name Samanuddesa, meaning "the Novice" in the Sangha, even after becoming a bhikkhu; this was to distinguish him from the Elder Maha Cunda. At the time of Sariputta's death, Cunda was his attendant and it was he who informed the Buddha of his passing away, bringing with him the Chief Disciple's relics. The story is told in the Cunda Sutta, an outline of which will be given elsewhere in this book. Upasena, who came to be known as Vagantaputta, or "Son of Vaganta," as Sariputta is "Son of Sari," was said by the Buddha to be foremost among those of all-pleasing deportment (samantappasadika). He died of a snakebite, as is related in the Salatayana Samyutta, Vagga 7, Sutta 7.
|
Thân Quyến của Trưởng LãoNhư chúng ta đã thấy, Tôn giả Sariputta sinh ra trong một gia đình bà-la-môn của làng Upatissa (hay Nalaka), gần Rajagaha, cha ông tên là Vaganta và mẹ ông là Sari. Ông có ba anh em: Cunda, Upasena và Revata, và ba chị em tên là Cala, Upacala và Sisupacala. Cả sáu người đều xuất gia và đạt được quả vị A-la-hán. Cunda được biết đến với tên Samanuddesa, có nghĩa là "Sa di" trong Tăng Đoàn, ngay cả sau khi trở thành tỳ khưu; điều này là để phân biệt ông với Trưởng lão Maha Cunda. Vào thời điểm Sariputta qua đời, Cunda là thị giả của ông và chính ông ấy đã thông báo cho Đức Phật về sự qua đời của ông, mang theo xá lợi của Trưởng Đệ Tử. Câu chuyện được kể trong Cunda Sutta, một phát thảo về nó sẽ được đưa ra ở đâu đó trong quyển sách này. Upasena được biết đến như là Vagantaputta, hay "Con trai của Vaganta", như Sariputta là "Con trai của Sari", được Đức Phật nói là đứng đầu trong số những người bị trục xuất mà làm hài lòng tất cả (samantappasadika). Ông chết vì bị rắn cắn, như được kể trong Salatayana Samyutta, Vagga 7, Sutta 7.
|
Revata was the youngest of the brothers, and their mother, wishing to prevent his seeking ordination, had him married when he was a very young boy. But on the wedding day he saw the grandmother of his future wife, an old woman of 120, stricken with all the signs of decrepitude. At once he became disgusted with worldly life. Escaping from the wedding procession by a ruse, he fled to a monastery and was ordained. In later years he was on his way to see the Buddha when he stopped at a forest of acacia trees (khadira-vana), and while spending the rainy season there he attained Arahatship. After that he became known as Revata Khadiravaniya — "Revata of the Acacia Forest." The Buddha distinguished him as being the foremost among forest dwellers. The three sisters, Cala, Upacala and Sisupacala, wishing to follow their brothers' example, became nuns after their marriage. In marriage, each of them had a son who was named after his mother Cala (or Cali) and so on. These three sons were also ordained, being received as novices by Revata Khadtravaniya. Their good conduct was praised by the Venerable Sariputta, who met them when he went to see his youngest brother who was ill. This is recorded in the Commentary to the Theragatha, v. 42.
|
Revata là con trai út, và mẹ của họ vì muốn ngăn chặn việc ông mưu cầu xuất gia nên đã cho ông lập gia đình khi còn là một cậu bé. Nhưng vào ngày cưới ông nhìn thấy bà của người vợ tương lai của mình, một bà lão ở tuổi 120, bị ảnh hưởng nghiêm trọng với tất cả các dấu hiệu của sự già yếu. Ngay lập tức ông trở nên chán ghét đời sống trần tục. Thoát khỏi đám cưới bằng mưu mẹo, ông trốn đến một tu viện và được xuất gia. Nhiều năm sau đó, trên đường đến gặp Đức Phật ông dừng chân tại một rừng cây keo (khadira-vana), và trong khi trải qua mùa mưa ở đó, ông đạt được quả vị A-la-hán. Sau đó ông được biết đến với tên Revata Khadiravaniya — Revata của Rừng Keo". Đức Phật chọn ông là đứng đầu trong số lâm tăng. Ba chị em, Cala, Upacala và Sisupacala, muốn noi theo gương của các anh em của họ, đã trở thành ni cô sau khi kết hôn. Trong cuộc sống hôn nhân, mỗi người có một con trai và được đặt tên dựa theo tên mẹ như Cala (hay Cali) và vân vân. Ba người con trai này cũng xuất gia, được Revata Khadiravaniya nhận làm sa di. Hạnh kiểm tốt của họ được khen ngợi bởi Tôn giả Sariputta, ông gặp họ khi đi đến thăm người em trai út bị bệnh. Chuyện này được ghi lại trong Chú giải cho Trưởng Lão Tăng Kệ, câu 42.
|
Cala, Upacala and Sisupacala as nuns are said to have been approached by Mara with taunting and tempting questions, to which they gave excellent replies. These are recorded in the Theragatha and Bhikkhuni Samyutta. In contrast to all these, Sariputta's mother was a staunch brahman and hostile to the Buddha's Teaching and his followers. In the Commentary to the Dhammapada (v. 400) it is related that once, when the Venerable Sariputta was in his own village of Nalaka with a large retinue of monks, he came to his mother's house in the course of his almsround. His mother gave him a seat and served him with food, but while she did so she uttered abusive words: "Oh, you eater of others' leavings!" she said. "When you fail to get leavings of sour rice-gruel you go from house to house among strangers, licking the leavings off the backs of ladies! And so it was for this that you gave up eighty crores of wealth and became a monk! You have ruined me! Now go on and eat!" Likewise, when she was serving food to the monks, she said: "So! You are the men who have made my son your page boy! Go on, eat now!"
|
Nghe nói khi là ni cô, Cala, Upacala và Sisupacala đã được Ma vương tiếp cận với những câu hỏi trêu chọc và cám dỗ mà họ đã trả lời xuất sắc. Những điều này được ghi lại trong Trưởng Lão Ni Kệ và Bhikkuni Samyutta. Trái ngược với tất cả những điều này, mẹ của Sariputta là một người bà-la-môn trung thành và có thái độ thù nghịch với Giáo lý của Đức Phật và các môn đệ của ngài. Trong Chú giải cho Kinh Pháp Cú (câu 400), kể rằng có lần khi Tôn giả Sariputta ở trong làng Nalaka của ông cùng với đông đảo tăng chúng, ông đến nhà của mẹ mình trong quá trình khất thực. Mẹ ông cho ông chỗ ngồi và cung cấp thức ăn, nhưng khi làm như vậy bà đã thốt lời lăng mạ: "Này con, kẻ ăn thức ăn thừa của người khác!" "Khi con không kiếm được cháo sữa thừa, con đi từ nhà này qua nhà khác giữa người xa lạ, liếm thức ăn thừa sau lưng phụ nữ! Và chính vì thế mà con từ bỏ tám mươi tấn tài sản và trở thành sư! Con đã hủy hoại ta! Này, ăn đi!" Tương tự như vậy, khi bà cung cấp thức ăn cho chư tăng, bà nói: "À ra thế! Các ông là những người đã biến con trai tôi thành bồi sai vặt của mình! Này, ăn đi!"
|
Thus she continued reviling them, but the Venerable Sariputta spoke not a word. He took his food, ate it and in silence returned to the monastery. The Buddha learned of the incident from the Venerable Rahula, who had been among the monks at the time. All the bhikkhus who heard of it wondered at the Elder's great forbearance, and in the midst of the assembly the Buddha praised him, uttering the stanza: "He that is free from anger, who performs his duties faithfully.
|
Rồi bà tiếp tục chửi rủa họ, nhưng Tôn giả Sariputta không nói một lời nào. Ông lấy thức ăn, ăn nó và im lặng trở về tu viện. Đức Phật biết về sự kiện từ Tôn giả Rahula, có mặt trong số chư tăng lúc bấy giờ. Tất cả các tỳ khưu khi nghe chuyện này đều ngạc nhiên trước sự nhẫn nhục to tát của Trưởng lão, và ở giữa hội chúng Đức Phật đã ca ngợi ông, thốt lên câu kệ: "Ông không còn giận dữ, thực hiện nhiệm vụ của mình một cách thành tín.
|
It was not until right at the close of Sariputta's life that he was able to convert his mother; that story will be told later on. But the incident that has been related here leads us to a consideration of the great Elder's most pleasing characteristics, his humility, patience and forbearance.
|
Mãi đến gần cuối đời Sariputta mới có thể chuyển đổi mẹ của mình; câu chuyện đó sẽ được kể lại sau. Nhưng sự kiện có liên quan ở đây dẫn chúng ta đến việc xem xét các đặc tính tốt đẹp nhất của Đại Trưởng lão, sự khiêm tốn, kiên nhẫn và nhẫn nhục của ông.
|
The UnresentfulIt is the neighborhood of Jetavana, where the Buddha is residing. Some men are in a group, talking about the noble qualities of the Elder Sariputta. "Such great patience has our noble Elder," they are saying, "that even when people abuse him and strike him, he feels no trace of anger." "Who is this that never gets angry?" The question is from a brahman, a holder of false views. And when they tell him, "It is our Elder, Sariputta," he retorts: "It must be that nobody has ever provoked him."
|
Không Phẩn NộĐó là khu phố của Jetavana, nơi Đức Phật đang trú ngụ. Một số người tụ tập lại, nói về những phẩm chất cao quý của Trưởng lão Sariputta. Họ nói: "Trưởng lão cao quý của chúng ta có lòng kiên nhẫn lớn đến mức thậm chí khi người ta ngược đãi và đánh ông, ông không cảm thấy tức giận." "Người này là ai mà không bao giờ tức giận?" Câu hỏi đến từ một bà-la-môn, người có quan điểm sai lầm. Và khi họ nói với ông, "Đó là Trưởng lão Sariputta của chúng tôi," ông vặn lại: "Chắc là chưa có ai đã từng khiêu khích ông ấy."
|
"That is not so brahman," they reply. "Well, then, I will provoke him to anger." "Provoke him to anger if you can!" "Leave it to me," says the brahman. "I know just what to do to him." The Venerable Sariputta enters the city on his round for alms. Approaching him from behind, the brahman strikes him in a tremendous blow on the back. "What was that?" says the Venerable Sariputta; and without so much as turning to look, he continues on his way. The fire of remorse leaps up in every part of the brahman's body. Prostrating himself at the Elder's feet he begs for pardon. "For what?" asks the Elder, mildly. "To test your patience I struck you," the penitent brahman replies. "Very well, I pardon you."
|
"Không phải vậy đâu, ông bà-la-môn," họ trả lời. "Vậy thì tôi sẽ chọc ông ấy tức giận." "Chọc ông ấy tức giận nếu ông có thể!" "Để đó cho tôi," người bà-la-môn nói. "Tôi biết phải làm gì với ông ấy." Tôn giả Sariputta đi vào thành phố để khất thực. Tiếp cận ông từ phía sau, người bà-la-môn đánh một đòn cực mạnh vào lưng. "Cái gì vậy?" Tôn giả Sariputta nói; và không buồn quay lại nhìn, ông tiếp tục đi. Ngọn lửa ân hận bùng cháy khắp mọi phần thân thể của người bà-la-môn. Quỳ xuống chân Trưởng lão, ông xin được tha thứ. "Vì cái gì?" Trưởng lão nhẹ nhàng hỏi. "Để kiểm tra sự nhẫn nại của ngài, tôi đã đánh ngài," người bà-la-môn hối hận trả lời. "Rất tốt, tôi tha thứ cho ông."
|
"Reverend sir," the brahman says, "if you are willing to pardon me, hereafter please take your food only at my house." With these words he takes the Elder's almsbowl, which the Elder willingly yields, and leading him to his house serves him with food. But those who saw the assault are enraged. They gather at the brahman's house, armed with sticks and stones, to kill him. When the Venerable Sariputta emerges, accompanied by the brahman carrying his bowl, they cry: "Reverend sir, order this brahman to turn back!" "Why, lay disciples?" asks the Elder. They answer: "The man struck you. We are going to give him what he deserves!"
|
"Kính thưa ngài," người bà-la-môn nói, "nếu ngài sẵn sàng tha thứ cho tôi, thì xin vui lòng chỉ lấy thức ăn ở nhà tôi." Với những lời này, ông ấy lấy bát khất thực của Trưởng lão, mà Trưởng lão sẵn lòng đưa cho, và dẫn ông về nhà mình để phục vụ thức ăn cho ông. Nhưng những người nhìn thấy vụ tấn công đều phẩn nộ. Họ tụ tập trước nhà người bà-la-môn, trang bị gậy và đá, để giết ông. Khi Tôn giả xuất hiện, cùng với người bà-la-môn đang cầm bát của ông, họ la hét: "Kính thưa ngài, hảy ra lệnh cho người bà-la-môn này quay trở lại!" "Tại sao, hở các cư sĩ đệ tử?" Trưởng lão hỏi. Họ trả lời: "Người đàn ông này đã đánh ngài. Chúng tôi sẽ trừng trị ông ta xứng đáng!"
|
"But what do you mean? Was it you, or me, he struck?" "It was you, reverend sir." "Well, if it was me he struck, he has begged my pardon. Go your ways." And so, dismissing the people and permitting the brahman to return, the great Elder calmly makes his way to the monastery. This incident, recorded in the Dhammapada Commentary, was the occasion of the Buddha's uttering the verses 389 and 390 of the Dhammapada, which are among those that give the Buddha's definition of what constitutes a brahman, that is to say, rectitude of conduct rather than birth or rank.
|
"Nhưng ý ông là gì? Ông hay là tôi bị ông ấy đánh?" "Đó là ngài, thưa ngài." "Chà, nếu là tôi bị ông ấy đánh, thì ông ấy đã cầu xin sự tha thứ của tôi. Hảy về đi." Và như vậy, giải tán mọi người và cho phép người bà-la-môn trở về, Đại Trưởng lão bình tĩnh lên đường về tu viện. Sự kiện này, được ghi trong Chú giải Kinh Pháp Cú, là dịp Đức Phật thốt lên câu kệ 389 và 390 của Kinh Pháp Cú, là một trong những lần Đức Phật đưa ra định nghĩa về những gì tạo nên một bà-la-môn, nghĩa là, hành xử chính trực thay vì tổ tông hay đẳng cấp.
|
Let none strike a brahman;
|
Chớ có đập Phạm chí!
|
The Venerable Sariputta's humility was as great as his patience. He was willing to receive correction from anyone, not only with submission but with gratitude. It is told in the Commentary to the Devaputta Samyutta, Susima Sutta, that once, through a momentary negligence, a corner of the Elder's under-robe was hanging down, and a seven-year-old novice, seeing this, pointed it out to him. The Venerable Sariputta stepped aside at once and arranged the garment in the proper equally-circular way. Then he stood before the novice with folded hands, saying: "Now it is correct, teacher!"[37] There is a reference to this incident in the Questions of Milinda, where these verses are ascribed to the Venerable Sariputta: "One who this very day, at the age of seven, has gone forth —
|
Sự khiêm tốn của Tôn giả Sariputta cũng vĩ đại như sự kiên nhẫn của ông. Ông sẵn sàng nhận sửa chữa từ bất cứ ai, không chỉ với sự phục tùng mà còn với lòng biết ơn. Trong Chú giải cho Devaputta Samyutta, Susima Sutta, kể rằng có lần, qua một sơ suất nhất thời, một góc của lớp áo choàng trong bị rơi xuống, và một sa di bảy tuổi nhìn thấy vậy bèn chỉ cho ông thấy. Tôn giả Sariputta ngay lập tức bước sang một bên và sắp xếp trang phục theo cách tròn đều nhau cho gọn gàng. Sau đó ông đứng trước sa di với hai tay chắp lại, nói: "Bây giờ nó đúng rồi, thầy ạ![37] Sự kiện này được đề cập đến trong Câu hỏi của Milinda, với những câu thơ sau đây được qui kết cho Tôn giả Sariputta: "Một người vào ngày đó, được bảy tuổi, đã xuất gia —
|
On one occasion the Buddha mildly reproved Sariputta for not having carried his teaching far enough. When the brahman Dhanañjani was on his deathbed he was visited by the Venerable Sariputta. The Elder, reflecting that brahmans are bent on the Brahma-world (or "union with Brahma") taught the dying man the way to it through the Brahma-viharas. As a result, it is said, the brahman was in fact reborn there. When the Venerable Sariputta returned from the visit, the Master asked him: "Why, Sariputta, while there was more to do, did you set the brahman Dhanañjani's thoughts on the inferior Brahma-world, and then rising from your seat, leave him?" The Venerable Sariputta replied: "I thought: 'These brahmans are bent on the Brahma-world. Should I not show the brahman Dhanañjani the way to the communion with Brahma?" "The brahman Dhanañjani has died, Sariputta," said the Buddha, "and he has been reborn in the Brahma-world."
|
Có một lần Đức Phật nhẹ nhàng khiển trách Sariputta vì không tiến hành việc giảng dạy của mình đầy đủ. Khi bà-la-môn Dhanañjani đang lúc lâm chung, Tôn giả Sariputta đã đến thăm ông. Trưởng lão nghĩ rằng các vị bà-la-môn có khuynh hướng về cõi Phạm Thiên (hay "hợp nhất với Phạm Thiên") nên đã dạy người sắp chết con đường đến đó thông qua Brahma-viharas. Kết quả là, nghe nói vị bà-la-môn đã thật sự tái sinh ở đó. Khi Tôn giả Sariputta trở về sau chuyến viếng thăm, Tôn Sư hỏi ông: "Tại sao, Sariputta, trong khi có nhiều việc phải làm, ông lại đặt tư tưởng của bà-la-môn Dhanañjani vào cõi Phạm Thiên kém hơn, và sau đó đứng lên từ chỗ ngồi, rời bỏ ông ấy?" Tôn giả Sariputta trả lời: "Con nghĩ rằng: 'Các vị bà-la-môn này có khuynh hướng về cõi Phạm Thiên. Con không nên chỉ cho bà-la-môn Dhanañjani con đường đến sự hợp nhất với Phạm Thiên chăng?" "Bà-la-môn Dhanañjani đã chết, Sariputta," Đức Phật nói, "và ông ấy đã tái sinh trong cõi Phạm Thiên."
|
This story, which is found in the Dhanañjani Sutta of the Majjhima Nikaya (97), is interesting as an illustration of the undesirability of rebirth in an inferior Brahma-world for one who is capable of bringing rebirth entirely to an end. For while the Buddha himself sometimes showed only the way to Brahma, as for example in the Tevijja Sutta, it seems probable that in the case of Dhanañjani the Master saw that he was fit to receive a higher teaching, while the Venerable Sariputta, lacking the capacity of knowing others' hearts (lokiya-abhiñña), was not able to discern that fact. The result is that Dhanañjani will spend an incalculable period in the Brahma-world and will have to take human birth again before he can achieve the goal. The Venerable Sariputta received another gentle reproof when, having asked the Buddha why it was that the Sasana of some of the Buddhas of the past did not last very long, and the Buddha had replied that it was because those Enlightened Ones did not preach very much Dhamma, did not lay down regulations for the disciples, nor institute the recital of the Patimokkha, Sariputta said that it was now time for the Blessed One to promulgate the regulations and to recite the Patimokkha, so that the Holy Life might last for a long period. The Buddha said: "Let it be, Sariputta! the Tathagata himself will know the time for it. The Master will not lay down regulations for the disciples nor recite the Patimokkha until signs of corruption have appeared in the Sangha."[38]
|
Câu chuyện này, được tìm thấy trong Dhanañjani Sutta của Trung Bộ Kinh (97), là một thí dụ thú vị của sự tái sinh không mong muốn trong cõi Phạm Thiên kém hơn đối với một người có khả năng chấm dứt tái sinh. Vì trong khi chính Đức Phật đôi khi chỉ cho thấy con đường đến Phạm Thiên, như ví dụ trong Tevijja Sutta, có vẻ như trong trường hợp của Dhanañjani, Tôn Sư thấy rằng ông thích hợp để nhận được giáo lý cao hơn, trong khi Tôn giả Sariputta, thiếu năng lực hiểu biết tâm của người khác (lokiya-abhiñña), đã không thể nhận ra việc đó. Kết quả là Dhanañjani sẽ trải qua một thời gian không thể tính được trong cõi Phạm Thiên và sẽ phải sinh làm người lần nữa trước khi ông có thể đạt được mục tiêu. Tôn giả Sariputta đã nhận được một khiển trách nhẹ khác khi hỏi Đức Phật tại sao Giáo lý của một số vị Phật trong quá khứ đã không tồn tại được lâu, và Đức Phật trả lời rằng đó là vì các Đấng Giác Ngộ đó đã không thuyết giảng Pháp nhiều lắm, đã không đặt ra qui luật cho các đệ tử, cũng không thiết lập việc trì tụng Patimokkha ̣(227 giới luật), Sariputta nói rằng bây giờ là thời điểm cho Đức Thế Tôn ban hành qui luật và trì tụng Patimokkha, để cho Đời sống Thánh có thể trường tồn. Đức Phật nói: "Hảy để đó, Sariputta! Như Lai sẽ biết thời điểm cho nó. Tôn Sư sẽ không đặt ra qui luật cho các đệ tử cũng không trì tụng Patimokkha cho đến khi dấu hiệu đồi trụy xuất hiện trong Tăng Đoàn."[38]
|
The disciple's concern that the Sasana should endure as long as possible is characteristic of Sariputta; equally characteristic was it of the Buddha that he did not wish to lay down regulations until such time as it was absolutely necessary to do so. He went on to explain that at that time the least-advanced member of the Sangha was a Sotapanna (perhaps a fact of which the Venerable Sariputta was not aware), and therefore it was not yet necessary to lay down the rules of the bhikkhu life. The Catuma Sutta[39] records another occasion when the great Elder was admonished by the Master. A large number of monks, newly ordained, as the Commentary tell us, by the Venerable Sariputta and Maha Moggallana, had come with the latter to pay their respects to the Buddha for the first time. On arrival they were allotted quarters and started chatting with the resident monks of Catuma. Hearing the noise, the Buddha summoned the resident monks to question them about it, and was told that the commotion was caused by the new arrivals. The text does not say the visiting monks were present at the time, but they must have been, for the Buddha addressed them with the words: "Go away, monks I dismiss you. You should not stay with me."
|
Mối quan tâm của vị đệ tử rằng Giáo lý nên tồn tại càng lâu càng tốt là nét đặc trưng của Sariputta; Đức Phật cũng có đặc trưng tương tự nên ngài không muốn đặt ra qui luật cho đến khi nó hoàn toàn cần thiết để làm như vậy. Ngài tiếp tục giải thích rằng tại thời điểm đó thành viên kém tiến bộ nhất của Tăng Đoàn là một Tu-đà-hoàn (có lẽ thực tế là Tôn giả Sariputta không biết), và do đó vẫn chưa cần thiết để đặt ra qui luật của đời sống tỳ khưu. Catuma Sutta[39] tường thuật một dịp khác khi Đại Trưởng lão bị Tôn Sư khuyên răn. Một số lượng lớn tăng chúng mới được truyền giới bởi Tôn giả Sariputta và Maha Moggallana, theo lời Chú giải, đã cùng với Tôn giả Maha Moggallana đến đảnh lễ Đức Phật lần đầu tiên. Khi đến nơi, họ được phân phối chỗ ở và bắt đầu trò chuyện với các sư thường trú của Catuma. Nghe thấy tiếng ồn, Đức Phật triệu tập các trú tăng để hỏi họ về điều đó, và được cho biết rằng sự huyên náo gây ra bởi những người mới đến. Văn bản không nói các khách tăng có mặt lúc đó, nhưng họ hẳn phải có, vì Đức Phật đã nói với họ rằng: "Đi đi, các sư, ta giải tán các ông. Các ông không nên ở lại với ta."
|
The newly ordained monks left, but some persons intervened in their behalf and they were allowed to return. The Buddha then said to the Venerable Sariputta: "What did you think, Sariputta, when I dismissed that group of monks?" The Venerable Sariputta replied: "I thought: 'The Blessed One wishes to remain unconcerned and to abide in the state of happiness here-and-now; so we too shall remain unconcerned and abide in the state of happiness here-and-now." "Hold, Sariputta! Do not allow such a thought ever to arise in you again!" the Buddha said. Then turning to Maha Moggallana, he put the same question.
|
Các nhà sư mới thọ giới phải rời đi, nhưng vài người đã can thiệp cho họ và họ được phép trở lại. Sau đó Đức Phật nói với Tôn giả Sariputta: "Sariputta, ông nghĩ gì khi ta giải tán nhóm sư đó?" Tôn giả Sariputta trả lời: "Con nghĩ rằng: 'Thế Tôn muốn duy trì sự yên tĩnh và trú trong trạng thái hạnh phúc ngay lúc này; vì vậy chúng con cũng sẽ duy trì sự yên tĩnh và trú trong trạng thái hạnh phúc ngay lúc này." "Khoan đã, Sariputta! Đừng bao giờ cho phép ý nghĩ như vậy nảy sinh trong ông nữa!" Đức Phật nói. Rồi quay sang Maha Moggallana, ngài đặt câu hỏi tương tự.
|
"When the Blessed One dismissed those monks," replied Maha Moggallana, "I thought: 'The Blessed One wishes to remain unconcerned and to abide in the state of happiness here-and-now. Then I and the Venerable Sariputta should now look after the community of monks.'" "Well spoken, Moggallana, well spoken!" said the Master. "It is either myself or Sariputta or Moggallana who should look after the community of monks." The Sutta account is lacking in certain details which would place the story in the proper light necessary for an understanding of all its implications, but it is possible that since the monks who had been dismissed were pupils of Sariputta and Maha Moggallana, the Elder wished to show his displeasure with them and to indicate by his aloofness that they had behaved badly.
|
"Khi Thế Tôn giải tán các sư đó," Maha Moggallana trả lời, "Con nghĩ rằng: 'Thế Tôn muốn duy trì sự yên tĩnh và trú trong trạng thái hạnh phúc ngay lúc này. Thế thì con và Tôn giả Sariputta nên chăm sóc tăng chúng ngay lúc này." "Nói hay lắm, Moggallana, nói hay lắm!" Tôn Sư nói. "Chính ta hoặc Sariputta hoặc Moggallana nên chăm sóc tăng chúng." Kinh thiếu một số chi tiết mà sẽ đặt câu chuyện dưới ánh sáng thích hợp cần thiết cho sự hiểu biết về tất cả ý nghĩa của nó, nhưng có thể vì các sư bị giải tán là học sinh của Sariputta và Maha Moggallana, Trưởng lão muốn thể hiện sự không hài lòng đối với họ và biểu lộ bằng sự lạnh nhạt của ông vì họ đã cư xử tồi tệ.
|
Once, when the Buddha was residing at Jetavana, the Venerable Sariputta was the victim of a false accusation. It so happened that at the end of the rains the Elder took leave of the Master and departed with his own retinue of monks on a journey. A large number of monks also took leave of Sariputta, and in dismissing them he addressed those who were known by their personal and family names, by those names. Among them there was a monk who was not known by his personal and family name, but a strong desire arose in him that the Chief Disciple should address him by those names in taking his departure. In the great throng of monks, however, the Venerable Sariputta did not give him this distinction, and the monk was aggrieved. "He does not greet me as he does the other monks," he thought, and conceived a grudge against Sariputta. At the same time it chanced that the hem of the Elder's robe brushed against him, and this added to his grievance. He approached the Buddha and complained; "Lord, the Venerable Sariputta, doubtless thinking to himself, 'I am the Chief Disciple,' struck me a blow that almost damaged my ear. And having done that without so much as begging my pardon, he set out on his journey."
|
Một lần, khi Đức Phật ngụ ở Jetavana, Tôn giả Sariputta là nạn nhân của một lời buộc tội sai lầm. Chuyện bất ngờ xảy ra vào cuối mùa mưa khi Trưởng lão từ giã Tôn Sư và lên đường với đoàn sư tùy tùng của ông. Một số lớn sư cũng đến chia tay Sariputta, và khi tiễn biệt họ ông sử dụng tục danh của họ để nói chuyện với họ. Trong số đó có một nhà sư không được biết đến với tục danh của ông ta, nhưng một mong muốn mãnh liệt nảy sinh trong ông rằng Đệ tử Trưởng nên gọi ông ta bằng cái tên đó khi ông ta ra đi. Tuy nhiên vì quá đông tăng chúng, Tôn giả Sariputta đã không thể hiện được sự chú ý đến ông ta, và nhà sư buồn phiền. "Ông ấy không chào đón mình như đã làm với các sư khác," ông ta nghĩ vậy và nảy sinh ác cảm với Sariputta. Đồng thời, tình cờ gấu áo choàng của Trưởng lão chạm phải ông ta, và điều này làm gia tăng sự bất bình của ông ta. Ông tiếp cận Đức Phật và than phiền: "Thế Tôn, không nghi ngờ gì rằng Tôn giả Sariputta đã tự nghĩ, 'Ta là Đệ tử Trưởng,' giáng cho con một đòn suýt gây tổn hại cho tai con. Và làm như vậy mà không cần cầu xin sự tha thứ của con, ông ấy bắt đầu cuộc hành trình của mình."
|
The Buddha summoned Sariputta into his presence. Meanwhile, the Venerable Maha Moggallana and the Venerable Ananda, knowing that a calumny was about to be exposed, summoned all the monks, convoking an assembly. "Approach, venerable sirs!" they called. "When the Venerable Sariputta is face to face with the Master, he will roar the roar of a lion!"[40] And so it came about. When the Master questioned the great Elder, instead of denying the charge he said: "O Lord, one who is not firmly established in the contemplation of the body with regard to his body, such a one may be able to hurt a fellow monk and leave without apologizing." Then followed the Venerable Sariputta's lion's roar. He compared his freedom from anger and hatred with the patience of the earth which receives all things, clean and unclean; his tranquillity of mind to a bull with severed horns, to a lowly Candala youth, to water, fire and wind, and to the removal of impurity; he compared the oppression he felt from his own body to the oppression of snakes and corpses, and the maintenance of his body to that of fatty excrescences. In nine similes he described his own virtues, and nine times the great earth responded to the words of truth. The entire assembly was moved by the majestic force of his utterance.
|
Đức Phật triệu tập Sariputta đến gặp ngài. Trong khi đó, Tôn giả Maha Moggallana và Tôn giả Ananda, biết rằng một lời vu khống sắp bị phơi bày, cho gọi tất cả chư tăng, triệu tập một hội đồng. "Hảy đến đây, thưa các tôn giả!" họ gọi. "Khi Tôn giả Sariputta đối mặt với Tôn Sư, ông sẽ rống lên tiếng rống của sư tử!"[40] Và thế là nó đã xảy ra. Khi Tôn Sư hỏi Đại Trưởng lão, thay vì phủ nhận lời buộc tội ông nói: "Thưa Tôn Sư, người mà không ổn định trong quán niệm thân đối với thân thể của mình, thì người đó có thể làm tổn thương sư đồng liêu và rời đi mà không hề xin lỗi." Rồi sau đó là tiếng rống sư tử của Tôn giả Sariputta. Ông so sánh sự thoát khỏi sự tức giận và hận thù của mình với sự kiên nhẫn của trái đất vốn tiếp nhận tất cả mọi thứ, sạch và không sạch; sự tĩnh lặng của tâm ông với một con bò cụt sừng, với một thanh niên thuộc giai cấp hạ tiện, với nước, lửa và gió, và với sự loại bỏ ô uế bất tịnh; ông so sánh sự áp bức mà ông cảm thấy từ chính thân thể mình với sự áp bức của rắn và xác chết, và việc duy trì thân thể mình với việc làm đó của một cục bứu chất béo. Trong chín sự so sánh ông đã mô tả những đức hạnh của mình, và chín lần trái đất vĩ đại đáp lại những lời của sự thật. Toàn thể hội chúng đã bị cảm xúc bởi uy lực của lời phát biểu của ông.
|
As the Elder proclaimed his virtues, remorse filled the monk who had unjustly traduced him. Immediately, he fell at the feet of the Blessed One, admitting his slander and confessing his fault. Thereupon the Buddha said: "Sariputta, pardon this deluded man, lest his head should split into seven pieces." Sariputta's reply was: "Venerable sir, I freely pardon this venerable monk." And, with joined palms, he added, "May this venerable monk also pardon me if I have in any way offended him." In this way they were reconciled. The other monks were filled with admiration, saying: "See, brethren, the surpassing goodness of the Elder! He cherishes neither anger nor hatred against this lying, slanderous monk! Instead, he crouches before him, stretches his hands in reverence, and asks his pardon."
|
Khi Trưởng lão tuyên bố những đức hạnh của mình, sự hối hận tràn ngập nhà sư đã nói xấu ông một cách bất công. Ngay lập tức, ông ta quỳ dưới chân Đức Thế Tôn, thú nhận lời vu khống và lỗi lầm của mình. Sau đó Đức Phật nói: "Sariputta, hảy tha thứ cho người đàn ông si mê này, kẻo đầu ông ta bị chia thành bảy mảnh." Sariputta trả lời: "Thưa Thế Tôn, con sẳn sàng tha thứ cho nhà sư đáng kính này." Và với hai tay chắp lại, ông nói thêm, "Mong rằng nhà sư đáng kính này cũng tha thứ cho tôi nếu tôi có bất kỳ hành vi nào xúc phạm ông ấy." Họ đã hòa giải theo cách này. Các sư khác vô cùng ngưỡng mộ, họ nói: "Thấy chưa, các anh em, lòng nhân từ xuất chúng của Trưởng lão! Ông không nuôi dưỡng sự tức giận cũng như hận thù đối với nhà sư dối trá, vu khống này! Trái lại, ông nghiêng mình trước ông ta, chắp tay cung kính và xin ông ta tha thứ.
|
The Buddha's comment was: "Bhikkhus, it is impossible for Sariputta and his like to cherish anger or hatred. Sariputta's mind is like the great earth, firm like a gate post, like a pool of still water." Unresentful like the earth, firm like a gate post,
|
Đức Phật phê bình rằng: "Này chư tỳ khưu, không bao giờ Sariputta và những người như ông nuôi dưỡng sự tức giận hay hận thù. Tâm của Sariputta giống như đại địa, vững như trụ cổng, giống như hồ nước tĩnh lặng." Bao dung như đất, vững như trụ cổng,
|
Another incident of this nature, in the early Sangha, did not end so happily, for the calumniator refused to admit his fault. He was a monk named Kokalika, who approached the Buddha with a slander against the two Chief Disciples; "Sariputta and Moggallana have bad intentions, O Lord!" he said. "They are in the grip of evil ambition." The Master replied: "Do not say so, Kokalika! Do not say so! Have friendly and trustful thoughts towards Sariputta and Moggallana! They are of good behavior, and lovable!"
|
Một sự cố tương tự, trong những năm đầu của Tăng Đoàn, đã không kết thúc vui vẻ như vậy, vì người vu khống đã từ chối thừa nhận lỗi lầm của mình. Ông ta là một nhà sư tên là Kokalika, đến gặp Đức Phật với lời vu khống hai vị Trưởng Đệ tử; "Sariputta và Moggallana có ý định xấu, thưa Thế Tôn!" ông ta nói. "Họ có tham vọng xấu xa." Tôn Sư trả lời: "Đừng nói như vậy, Kokalika! Đừng nói như vậy! Hảy có tư tưởng thân thiện và tin cậy đối với Sariputta và Moggallana! Họ có hành vi tốt và đáng yêu!"
|
But the misguided Kokalika paid no heed to the Buddha's words. He persisted with his false accusation, and soon after that his whole body became covered with boils, which continued to grow until eventually he died of his illness. This incident was well-known. It is recorded in the following places in the Sutta-pitaka: Brahma Samyutta No. 10; Sutta Nipata, Mahavagga No. 10; Anguttara Nikaya V. 170, and Takkariya Jataka (No. 481). A comparison of these two incidents reveals the importance of penitence. Neither the Venerable Sariputta nor Maha Moggallana bore the monk Kokalika any ill-will for his malice, and his apologies, had he offered them, would have made no difference to the attitude of the two Chief Disciples. But they would have benefited the erring monk himself, averting the consequences of his bad kamma. Evil rebounds upon those who direct it towards the innocent, and so Kokalika was judged and punished by himself, through his own deeds.
|
Nhưng Kokalika sai lầm không chú ý đến lời của Đức Phật. Ông ta vẫn kiên trì với lời buộc tội sai của mình, và không lâu sau đó toàn thân của ông ta nổi đầy mụt nhọt, chúng tiếp tục mọc cho đến khi ông ta chết vì bệnh này. Sự cố này rất nổi tiếng. Nó được tường thuật ở những nơi sau đây trong Tạng Kinh: Brahma Sayutta số 10; Sutta Nipata, Mahavagga số 10; Anguttara Nikaya V. 170, và Takkariya Jataka (số 481). Một so sánh về hai sự cố này cho thấy tầm quan trọng của sám hối. Cả Tôn giả Sariputta lẫn Maha Moggallana đều không có bất kỳ ý xấu nào đối với sư Kokalika về ác ý của ông ta, và nếu ông ta xin lỗi thì cũng sẽ không có sự khác biệt nào trong thái độ của hai vị Đệ tử Trưởng. Nhưng chúng sẽ có lợi cho chính nhà sư sai lầm, ngăn chặn hậu quả của ác nghiệp của ông ta. Tội ác dội trở lại những ai hướng nó đến người vô tội, và vì vậy Kokalika đã bị phán xét và trừng phạt bởi chính mình, qua hành động của chính mình.
|
Notes
|
Chú Thích
|
|
|
|
|
|
|
Chủ biên và điều hành: TT Thích Giác Đẳng. Những đóng góp dịch thuật xin gửi về TT Thích Giác Đẳng tại phamdang0308@gmail.com |
Cập nhập ngày:
Thứ Hai 10-12-2020 Kỹ thuật trình bày: Minh Hạnh & Thiện Pháp |
| Trang kế| trở về đầu trang | Home page | |