The goal of Buddhist practice, nibbana, is said to be totally uncaused, and right there is a paradox. If the goal is uncaused, how can a path of practice — which is causal by nature — bring it about? This is an ancient question. The Milinda-pañha, a set of dialogues composed near the start of the common era, reports an exchange where King Milinda challenges a monk, Nagasena, with precisely this question. Nagasena replies with an analogy. The path of practice doesn't cause nibbana, he says. It simply takes you there, just as a road to a mountain doesn't cause the mountain to come into being, but simply leads you to where it is.

Mục đích việc tu hành của Phật Giáo là Niết Bàn, là cỏi được coi hoàn toàn không được tạo ra, và ngay trong câu này đã có sự nghịch lý. Nếu mục đích là không được tạo ra, làm thế nào một đường tu tập – đó là nhân quả đương nhiên -- có thể mang nó đến? Đây là câu hỏi đã được đặt ra từ xưa. Bộ Kinh Milinda- Pan~ha (Mi Tiên Vấn Đạo), một chuổi vấn đáp đã được ghi lại từ thuở sơ khai của thời Trung Cổ, đã thuật lại cuộc đối thoại của Vua Milinda chất vấn nhà sư, Nagasena, bằng chính câu hỏi này. Nhà Sư Nagasena đáp lại bằng một mẫu chuyện tương tự. Ngài nói, con đường tu tập không tạo ra Niết Bàn. Nó chỉ đơn thuần dẫn Bệ-hạ đến đó, cũng giống như con đường đưa đến một ngọn núi không tạo ra ngọn núi đó, chỉ đơn giản đưa Bệ Hạ đến nơi của nó.

Nagasena's reply, though apt, didn't really settle the issue within the Buddhist tradition. Over the years many schools of meditation have taught that mental fabrications simply get in the way of a goal that's uncaused and unfabricated. Only by doing nothing at all and thus not fabricating anything in the mind, they say, will the unfabricated shine forth.

Câu trả lời của Sư Nagasena, dù có vẻ đúng, nhưng thực sự không giải quyết được vấn đề trong nội bộ Phật Giáo thời đó. Trải qua nhiều năm các trường phái thiền đã dạy rằng những ảo ảnh tinh thần chỉ đơn giản ngăn chận con đường đi đến mục tiêu là không tạo ra và không bịa đặt ra. Chỉ bằng cách không làm gì cả và nhờ thế không bịa đặt bất cứ điều gì trong tâm trí, họ nói, điều không bịa đặt rồi sẽ sáng tỏ.

This view is based on a very simplistic understanding of fabricated reality, seeing causality as linear and totally predictable: X causes Y which causes Z and so on, with no effects turning around to condition their causes, and no possible way of using causality to escape from the causal network. However, one of the many things the Buddha discovered in the course of his awakening was that causality is not linear. The experience of the present is shaped both by actions in the present and by actions in the past. Actions in the present shape both the present and the future. The results of past and present actions continually interact. Thus there is always room for new input into the system, which gives scope for free will. There is also room for the many feedback loops that make experience so thoroughly complex, and that are so intriguingly described in chaos theory. Reality doesn't resemble a simple line or circle. It's more like the bizarre trajectories of a strange attractor or a Mandelbrot set.

Quan điểm này được dụa trên sự hiểu biết rất đơn giản về thực tế giả tạo, coi nhân quả là phương trình đường thẳng, và hoàn toàn có thể tiên đoán được: X tạo ra Y, Y tạo ra Z, và cứ tiếp diễn như vậy, mà không hề có tác dụng quay ngược về nguyên nhân tạo ra chúng, và không có cách nào có thể dùng nhân quả để thoát khỏi mạng lưới tạo nhân đó. Tuy nhiên, một trong những điều Đức Phật phát hiện trong quá trình giác ngộ của Ngài là nhân quả không phải là một phương trình đường thẳng. Nghiệp dĩ trong hiện tại được hình thành do cả hành vi trong hiện tại lẫn hành vi của quá khứ. Hành vi trong hiện tại sẽ tạo nghiệp cho cả kiếp này lẫn kiếp sau. Những hậu quả của hành vi trong quá khứ và trong hiện tại cứ liên tục phối hợp diễn ra. Vì vậy luôn luôn có chổ cho nghiệp mới hình thành trong hệ thống, giới hạn của mong ước tự tại. Ngoài ra cũng có chổ dành cho những vòng dây vay trả làm cho nghiệp dỉ trở nên hoàn toàn phức tạp, và việc này thật rất thú vị để đề cập đến trong thuyết hổn loạn. Thực tế không giống như một phương trình đường thẳng hay vòng tròn. Nó giống như những quỷ đạo kỳ quặc của một phương trình lạ lùng hoặc của một chuổi số Mandelbrot.

Because there are many similarities between chaos theory and Buddhist explanations of causality, it seems legitimate to explore those similarities to see what light chaos theory can throw on the issue of how a causal path of practice can lead to an uncaused goal. This is not to equate Buddhism with chaos theory, or to engage in pseudo-science. It's simply a search for similes to clear up an apparent conflict in the Buddha's teaching.

Bởi vì có rất nhiều điểm tương đồng giữa lý thuyết toán học hổn tạp và những lập luận của Phật Giáo về tương quan nhân quả, nên có vẻ rất chính đáng để tìm hiểu những điễm tương đồng đó để xem lý thuyết toán học hổn tạp có thể đưa ra ánh sáng nào về vấn đề làm sao nguyên nhân tu tập có thể dẫn đến mục tiêu không tạo nghiệp. Việc này không có nghĩa là coi Phật Giáo giống như lý thuyết toán học hổn tạp, hoặc một khoa học giả tưởng. Nó chỉ đơn giản là một sự tìm hiểu những tương đồng để làm sáng tỏ những dị biệt hiển hiện trong Phật pháp.

And it so happens that one of the discoveries of non-linear math — the basis for chaos theory — throws light on just this issue. In the 19th century, the French mathematician Jules-Henri Poincaré discovered that in any complex physical system there are points he called resonances. If the forces governing the system are described as mathematical equations, the resonances are the points where the equations intersect in such a way that one of the members is divided by zero. This, of course, produces an undefined result, which means that if an object within the system strayed into a resonance point, it would no longer be defined by the causal network determining the system. It would be set free.

Và như đã biết là một trong những khám phá về toán học phi tuyến -- căn bản của lý thuyết toán học hổn tạp – đã soi sáng ngay vào vấn đề này. Vào thế kỷ thứ 19, nhà toán học người Pháp Jules-Henri Poincaré đã khám phá ra rằng trong bất kỳ hệ thống vật lý phức tạp nào cũng đều có những điểm gọi là điểm cộng hưởng. Nếu những lực điều khiển hệ thống được giải thích bằng những phương trình toán học, thì cộng hưởng là những điểm mà đường biểu diễn của các phương trình cắt nhau như thế nào để một trong những phương trình được chia cho số không. Điếu này, tất nhiên, sẽ tạo ra một kết quả bất định, có nghĩa là nếu một vật di động trong hệ thống bay lạc vào một điểm cộng hưởng, nó sẽ không còn được xác định trong mạng lưới tương quan xác định hệ thống. Nó sẽ được thoát khỏi hệ thống.

In actual practice, it's very rare for an object to hit a resonance point. The equations describing the points immediately around a resonance tend to deflect any incoming object from entering the resonance unless the object is on a precise path to the resonance's very heart. Still, it doesn't take too much complexity to create resonances — Poincaré discovered them while calculating the gravitational interactions among three bodies: the earth, the sun, and the moon. The more complex the system, the greater the number of resonances, and the greater the likelihood that objects will stray into them. It's no wonder that meteors, on a large scale, and electrons on a small scale, occasionally wander right into a resonance in a gravitational or electronic field, and thus to the freedom of total unpredictability. This is why meteors sometimes leave the solar system, and why your computer occasionally freezes for no apparent reason. It's also why strange things could happen someday to the beating of your heart.

Trong thực tế, rất hiếm có trường hợp có một đối vật chạm trúng một điểm cộng hưởng. Các phương trình mô tả các điểm ngay sát quanh điểm cộng hưởng đều có xu hướng làm chệch đường của bất kỳ đối vật nào nhắm đến điểm cộng hưởng, trừ khi đối vật đó nằm ngay trên con đường chính xác nhắm đến trung tâm của điểm cộng hưởng. Tuy vậy, thật không quá phức tạp để tính ra các điểm cộng hưởng - Poincaré phát hiện ra chúng trong khi tính toán trọng lực hấp dẫn hổ tương giữa ba vật thể: trái đất, mặt trời, và mặt trăng. Hệ thống càng phức tạp, thì số lượng cộng hưởng càng nhiều, và số lần các đối vật chạm phải các điểm cộng hưởng lại càng nhiều hơn. Thật không có gì phải ngạc nhiên khi thấy đá trời, trong một tỷ lệ lớn, và âm điện tử, trong một tỷ lệ nhỏ, đôi khi bay lạc ngay vào điểm cộng hưởng trong vùng hấp dẫn của trọng lực hoặc của điện trường, và vì vậy đã lạc vào vùng bay tự do không dự đoán được của mọi vật. Đó là lý do tại sao có những thiên thạch thoát ra khỏi thái dương hệ, và tại sao đôi khi máy vi tính của quí vị bị đứng khựng không có lý do. Đó cũng là tại sao những điều kinh ngạc một ngày nào đó có thể xảy ra cho nhịp đập con tim của quí vị.

If we were to apply this analogy to the Buddhist path, the system we're in is samsara, the round of rebirth. Its resonances would be what the texts called "non-fashioning," the opening to the uncaused: nibbana. The wall of resistant forces around the resonances would correspond to pain, stress, and attachment. To allow yourself to be repelled by stress or deflected by attachment, no matter how subtle, would be like approaching a resonance but then veering off to another part of the system. But to focus directly on analyzing stress and attachment, and deconstructing their causes, would be like getting on an undeflected trajectory right into the resonance and finding total, undefined freedom.

Nếu chúng ta ứng dụng những điều tương tự này vào Phật đạo, kiếp sống chúng ta đang sống là luân hồi, là vòng tái sanh. Sự cộng hưởng, đối nghịch của nó sẽ là cái mà sách vở gọi là “không theo thời” (non-fashioning) là cửa ngỏ đưa đến cỏi vô căn nguyen (the uncaused): Niết bàn. Vòng đai của các lực đối kháng quanh sự đối nghịch sẽ tương ứng với đau đớn, căng thẳng, và vướng mắc. Để cho bản thân không bị căng thẳng, khỏi bị vướng mắc, dù là có tinh tế đến đâu, bạn cũng phải tựa như tiến gần đến phía đối nghịch nhưng rồi lại lách qua một phần khác của hệ thống luân hồi. Nhưng để tập trung trực tiếp vào việc phân tích sự căng thẳng và vướng mắc, và việc diệt trừ những nguyên nhân tạo ra chúng, thì cũng tựa như đang đi trên quỷ đạo chính xác hướng thẳng vào phía đối nghịch và tìm ra mọi giải thoát không cần định nghĩa.

This, of course, is simply an analogy. But it's a fruitful one for showing that there is nothing illogical in actively mastering the processes of mental fabrication and causality for the sake of going beyond fabrication, beyond cause and effect. At the same time, it gives a hint as to why a path of total inaction would not lead to the unfabricated. If you simply sit still within the system of causality, you'll never get near the resonances where true non-fashioning lies. You'll keep floating around in samsara. But if you take aim at stress and clinging, and work to take them apart, you'll be able to break through to the point where the present moment gets divided by zero in the mind.

Điều này dĩ nhiên chỉ đơn giản là một sự so sánh tương tự. Nhưng đó là một so sánh rất hiệu quả cho thấy rằng không có gì bất hợp lý trong việc chủ động nắm vững những tiến trình hình thành tâm linh và luật nhân quả để có thể vượt trên sự hình thành tâm linh , vượt trên nhân quả. Đồng thời, sự so sánh này cũng gợi ý cho thấy tại sao con đường hoàn toàn thụ động sẽ không dẫn đến miền thanh tịnh. nếu bạn chỉ đơn giản ngồi yên trong hệ thống nhân quả, bạn sẽ không bao giờ tiến gần đến phía đối nghịch (cộng hưởng) nơi mà việc không theo lẽ bình thường (non-fashioning) thật sự đang hiện diện. Bạn sẽ tiếp tục trôi nổi trong cỏi luân hồi. Nhưng nếu bạn tập trung vào sự căng thẳng và sự bám víu, và cố tìm cách tách rời chúng ra, bạn có thể vượt qua đạt đến cảnh giác mà thời điểm hiện tại trong tâm trí trở thành vô tận (được chia cho số không).

See also: "Samsara," by Thanissaro Bhikkhu.

See also: "Samsara," by Thanissaro Bhikkhu.

 Chủ biên và điều hành: TT Thích Giác Đẳng.

  Những đóng góp dịch thuật xin gửi về TT Thích Giác Đẳng tại phamdang0308@gmail.com
Cập nhập ngày: Thứ Bảy 4-7-2015

Kỹ thuật trình bày: Minh Hạnh & Thiện Pháp

 | | trở về đầu trang | Home page |