Contents

Mục Lục

Preface

This booklet contains a collection of short suttas spoken by the Buddha and a passage from the Visuddhimagga, each preceded by a brief introduction by the translator. The unifying theme of these pieces may be called a positive response in dealing with provocative people and situations. The texts set forth practical techniques taught by the Buddha for overcoming resentment, hatred and other such pollutants, and for cultivating such elevating mental qualities as good will, amity and compassion. For anyone intent on spiritual development these practical instructions will help to cleanse the mind and to unfold its great hidden potentials.

Lời Nói Đầu

Quyển sách nhỏ này bao gồm một tập hợp các bài kinh ngắn nói bởi Đức Phật và một trích đoạn trong Thanh Tịnh Đạo, cùng với lời giới thiệu của dịch giả cho mỗi bài. Chủ đề chung của các bài này có thể được gọi là phản ứng tích cực trong việc đối phó với những người hay những tình huống khiêu khích. Bài viết đưa ra những kỹ thuật thực tiễn giảng dạy bởi Đức Phật cho việc khắc phục phẫn nộ, hận thù và các ô trược khác tương tự như vậy, và để trau giồi những phẩm chất tinh thần cao quý chẳng hạn như thiện ý, tình hữu nghị và lòng từ bi. Đối với những ai có ý định phát triễn tâm linh thì những hướng dẫn thực tiễn này sẽ giúp làm sạch tâm và mở ra những tiềm năng ẩn tuyệt vời của nó.

The Parable of the Saw  

Kakacupama Sutta (Majjhima Nikaya 21)

Introduction

In the realm of spirituality, "tit for tat," very much a norm in the world, never works. It is only by a positive response that spiritual progress is possible. If one is reproached, even manhandled, and one reacts with resentment, one would certainly fail either to achieve a purposive result for oneself or to win over the opponent. But if one endures the reproach and responds with good will, then one can win over the offending person as well as effect a significant triumph over oneself, making progress on the onward path to spiritual liberation. An outlook that fosters a positive response to every negative move thus becomes imperative to any serious seeker of truth. It is essential, therefore, that a meditator should assiduously strive to cultivate a positive attitude leading to the conquest of evil by good.

Ví Dụ Cái Cưa   

Kakacupama Sutta (Majjhima Nikaya - Trung Bộ Kinh, chương 21)

Giới Thiệu

"Ăn miếng trả miếng," một thói quen thường thấy trong thế giới, không bao giờ làm được trong lãnh vực tâm linh. Chỉ bằng một phản ứng tích cực thì tiến bộ tâm linh mới có thể đạt được. Nếu ta bị sỉ nhục, thậm chí bị cư xử thô bạo, và phản ứng với sự phẩn nộ, ta chắc chắn sẻ thất bại trong việc đạt được một kết quả có ý nghĩa cho bản thân hay chiến thắng đối thủ. Nhưng nếu ta chịu đựng sỉ nhục và phản ứng với thiện ý, thì ta có thể chiến thắng kẻ làm điều sai trái và hiệu quả là một thắng lợi đáng kể với chính mình, tạo tiến bộ trên con đường đi đến sự giải thoát tâm linh. Một quan điểm về việc duy trì phản ứng tích cực đối với từng động thái âm u tiêu cực vì vậy trở nên cấp bách cho những ai thiết tha mưu cầu sự thật. Do đó, điều cần thiết là thiền giả nên chuyên cần phấn đấu để trau giồi một thái độ tích cực dẫn đến việc chinh phục ác bằng thiện.

The Buddha, in a masterly discourse entitled "The Parable of the Saw," makes this point amply clear. The Buddha exhorts the monk Phagguna: "Phagguna, if anyone were to reproach you right to your face... give you a blow with the hand, or hit you with a clod of earth, or with a stick, or with a sword, even then you should abandon those urges and thoughts which are worldly (i.e., the normal way of the world — tit for tat). There, Phagguna, you should train yourself thus: 'Neither shall my mind be affected by this, nor shall I give vent to evil words; but I shall remain full of concern and pity, with a mind of love, and I shall not give in to hatred.'"

So that the point will go straight home, the Buddha recounts a delightful story of the mistress Vedehika, which is again supported by several analogies: the great earth, empty space, the river Ganges, and the catskin bag.

To emphasize this philosophy of positive approach, the Buddha further tells the monks that even if bandits were to sever them limb by limb with a double-handled saw, they should not give way to hatred but must develop thoughts of boundless love towards the bandits as well as the entire world.

The monks, it is said, were greatly inspired as they heard this philosophy of positive response.

Đức Phật, trong một cuộc đàm luận sâu sắc mang tên "Ví Dụ Cái Cưa", thể hiện quan điểm này thật rõ ràng. Đức Phật khuyên sư Phagguna: "Này Phagguna, nếu ai đó sỉ nhục thẳng vào mặt ông... đấm ông một cú, hay ném đá, hay đánh ông bằng cây, hay bằng kiếm, dù thế thì ngay sau đó ông nên từ bỏ những thôi thúc và suy nghĩ có tính thế gian (tức là theo cách thông thường của thế gian — ăn miếng trả miếng). Vậy đó, Phagguna, ông nên rèn luyện mình như thế này: "Tâm của tôi sẽ không bị ảnh hưởng bởi điều này, và tôi sẽ không thốt ra những lời độc ác; mà tôi sẽ luôn duy trì mối quan tâm và lòng trắc ẩn, với tâm từ bi, và tôi sẽ không nhượng bộ sân hận."

Đó chính là tâm điểm của cuộc đàm luận, Đức Phật lại kể thêm một câu chuyện thú vị về nữ gia chủ Vedehika, và sau đó được hỗ trợ nữa bằng một số ví dụ tương tự: đất to lớn, hư không, sông Hằng, và túi da mèo.

Để nhấn mạnh triết lý về phương pháp tích cực này, Đức Phật tiếp tục nói với các nhà sư rằng thậm chí nếu bọn cướp chặt chân tay của họ bằng cái cưa, họ cũng không nên để cho sân hận xâm lấn mà nên phát triễn ý tưởng về tình thương vô biên đối với bọn cướp cũng như toàn thế giới.

Các vị sư, nghe nói là, đã có cảm hứng rất nhiều khi họ nghe triết lý về phản ứng tích cực này.

The Sutta

"Phagguna, if anyone were to reproach you right to your face, even then you should abandon those urges and thoughts which are worldly. There, Phagguna, you should train yourself thus: 'Neither shall my mind be affected by this, nor shall I give vent to evil words; but I shall remain full of concern and pity, with a mind of love, and I shall not give in to hatred.' This is how, Phagguna, you should train yourself.

"Phagguna, if anyone were to give you a blow with the hand, or hit you with a clod of earth, or with a stick, or with a sword, even then you should abandon those urges and thoughts which are worldly. There, Phagguna, you should train yourself thus: 'Neither shall my mind be affected by this, nor shall I give vent to evil words; but I shall remain full of concern and pity, with a mind of love, and I shall not give in to hatred.' This is how, Phagguna, you should train yourself.

Kinh

"Này Phagguna, nếu ai đó sỉ nhục thẳng vào mặt ông, dù thế thì ngay sau đó ông cũng nên từ bỏ những thôi thúc và suy nghĩ có tính thế gian. Vậy đó, Phagguna, ông nên rèn luyện mình như thế này: 'Tâm của tôi sẽ không bị ảnh hưởng bởi điều này, và tôi sẽ không thốt ra những lời độc ác, mà tôi sẽ luôn duy trì mối quan tâm và lòng trắc ẩn, với tâm từ bi, và tôi sẽ không nhượng bộ sân hận.' Đây là cách mà, Phagguna, ông nên rèn luyện bản thân.

"Này Phagguna, nếu ai đó đấm ông một cú, hay ném đá, hay đánh ông bằng cây hay bằng kiếm, dù thế thì ngay sau đó ông cũng nên từ bỏ những thôi thúc và suy nghĩ có tính thế gian. Vậy đó, Phagguna, ông nên rèn luyện mình như thế này: 'Tâm của tôi sẽ không bị ảnh hưởng bởi điều này, và tôi sẽ không thốt ra những lời độc ác, mà tôi sẽ luôn duy trì mối quan tâm và lòng trắc ẩn, với tâm từ bi, và tôi sẽ không nhượng bộ sân hận.' Đây là cách mà, Phagguna, ông nên rèn luyện bản thân.

The Story of the Mistress Vedehika

"In the past, monks, in this very Savatthi, there was a mistress, Vedehika by name. And, monks, this good reputation had spread about the mistress Vedehika: 'The mistress Vedehika is gentle, the mistress Vedehika is meek, the mistress Vedehika is calm.' Now, monks, the mistress Vedehika had a maid-servant, Kali by name, who was able, energetic and very methodical in her work. Then, monks, it occurred to Kali, the maid-servant: 'This good reputation has spread about my lady: "The mistress Vedehika is gentle, the mistress Vedehika is meek, the mistress Vedehika is calm." Could it be that my lady does have anger within her which she does not show, or could it be that she does not have anger? Or is it because I am methodical in my job that my lady, though she does have anger within, does not show it, and not because she does not have anger? Why don't I test my lady?'

"Thus, monks, the maid-servant Kali got up late the next morning. And, monks, the mistress Vedehika told this to the maid-servant Kali: 'Hey, you Kali!' — 'What is it, lady?' — 'Why did you get up so late?' — 'Oh, that is nothing, lady.' — 'What! That is nothing, indeed! You bad maid-servant, you got up late!' Angry and displeased, she frowned.

"Then, monks, it occurred to Kali the maid-servant: 'Though she does have anger within, my lady does not show it; it is not that she does not have anger. It is because I am methodical in my job that, though she does have anger within, my lady does not show it, and not because she does not have anger. Why don't I test my lady further?'

Câu Chuyện Nữ Gia Chủ Vedehika

"Thuở xưa, này các tỳ kheo, tại thành Savatti này, có một nữ gia chủ tên là Vedehika. Và này các tỳ kheo, tiếng đồn tốt đẹp đã được lan truyền về nữ gia chủ Vedehika: 'Nữ gia chủ Vedehika là dịu dàng, nữ gia chủ Vedehika là hiền lành, nữ gia chủ Vedehica là bình tĩnh.' Chư tỳ kheo, nữ gia chủ Vedehika có người giúp việc tên là Kali, là người khéo tay, siêng năng và làm việc có phương pháp. Và rồi, này chư tỳ kheo, nữ tỳ Kali có ý nghĩ sau: 'Tiếng đồn tốt đẹp đã lan truyền về nữ chủ của mình: "Nữ gia chủ là dịu dàng, nữ gia chủ là hiền lành, nữ gia chủ là bình tĩnh." Có thể nào nữ chủ có sự tức giận trong lòng mà bà không tỏ lộ hay là có thể nào bà không có sự tức giận? Hay là bởi vì ta làm việc có phương pháp vì thế mà nữ chủ của ta, mặc dù bà có sự tức giận trong lòng nhưng không tỏ lộ, và không phải là vì b̀a không có tức giận? Tại sao ta không thử nữ chủ của mình?'

Này chư tỳ kheo, thế là sáng hôm sau nữ tỳ Kali thức dậy trễ. Chư tỳ kheo, nữ chủ Vedehika nói như thế này với nữ tỳ Kali: 'Này Kali!' — 'Thưa nữ chủ, có việc gì? — 'Tại sao hôm nay ngươi dậy trễ vậy? — 'Ồ, không có gì, thưa nữ chủ.' — 'Cái gì! Không có gì à! Ngươi là một nữ tỳ tệ hại, ngươi thức dậy trễ!' Bà cau mày tỏ vẽ tức giận và không hài lòng.

Thế rồi, này chư tỳ kheo, nữ tỳ Kali có ý nghĩ sau: 'Mặc dù bà có tức giận trong lòng, nữ chủ không tỏ lộ nó; điều đó không có nghĩa là bà không có tức giận. Đó là bởi vì ta làm việc có phương pháp, vì thế dù rằng bà có tức giận trong lòng, nữ chủ của mình không tỏ lộ, và không phải vì bà không có tức giận. Tại sao mình không thử nữ chủ thêm nữa?'

"Now, monks, Kali the maid-servant got up even later than before. Then, monks, the mistress Vedehika told the maid-servant Kali: 'Hey, you Kali!' — 'What is it, lady?' — 'Why did you get up even later than before?' — 'Oh, that is nothing, lady.' — 'What! That is nothing, indeed! You bad maid-servant, you got up even later than before!' Angry and displeased, she gave vent to her displeasure.

"Then, monks, it occurred to the maid-servant Kali: 'Though she does have anger within, my lady does not show it; it is not that she does not have anger. It is because I am methodical in my job that, though she does have anger within, my lady does not show it, and not because she does not have anger. Why don't I test my lady further?'

"And, monks, the maid-servant Kali got up even later than before. Then, monks, the mistress Vedehika told the maid-servant Kali: 'Hey, you Kali!' — 'What is it, lady?' — 'Why did you get up so late?' — 'Oh, that is nothing, lady.' — 'What! That is nothing, indeed! You bad maid-servant, you got up so late!' And angry and displeased, she hit her on the head with the door-bar. And this injured her head.

"Now, monks, the maid-servant Kali, with her head injured and blood oozing, went about among the neighbors, shouting: 'Look, sirs, at the deed of the gentle one! Look, sirs, at the deed of the meek one! Look, sirs, at the deed of the calm one! How can she, saying to her own maid-servant, "You got up late today," angry and displeased, having taken a door-bar, give me a blow on the head and injure my head?'

Chư tỳ kheo, nữ tỳ Kali đã thức dậy trễ hơn trước. Thế rồi, này chư tỳ kheo, nữ chủ Vedehika nói với nữ tỳ Kali: 'Này Kali!' — 'Thưa nữ chủ, có việc gì? — 'Tại sao ngươi lại thức dậy còn trễ hơn trước nữa?' — 'Ồ, không có gì, thưa nữ chủ.' — 'Cái gì! Không có gì thật à! Ngươi là một nữ tỳ tệ hại, ngươi thậm chí còn thức dậy trễ hơn trước!' Giận dữ và không hài lòng, bà bộc phát sự bất mản của mình.

Thế rồi, chư tỳ kheo, nữ tỳ Kali có ý nghĩ sau: 'Mặc dù bà có tức giận trong lòng, nữ chủ không tỏ lộ nó; điều đó không có nghĩa là bà không có tức giận. Đó là bởi vì ta làm việc có phương pháp, vì thế dù rằng bà có tức giận trong lòng, nữ chủ của mình không tỏ lộ, và không phải vì bà không có tức giận. Tại sao mình không thử nữ chủ thêm nữa?'

Và này, chư tỳ kheo, nữ tỳ Kali đã thức dậy còn trễ hơn trước. Thế rồi, chư tỳ kheo, nữ chủ Vedehika nói với nữ tỳ Kali: 'Này Kali!' — 'Thưa nữ chủ, có việc gì? — 'Tại sao ngươi thức dậy trễ quá vậy?' — 'Ồ, không có gì, thưa nữ chủ.' — 'Cái gì! Không có gì thật à! Ngươi là một nữ tỳ tệ hại, ngươi thức dậy quá trễ!' Và giận dữ và không hài lòng, bà đánh vào đầu cô ta bằng thanh cài cửa làm cho đầu cô bị thương tích.

Chư tỳ kheo, nữ tỳ Kali, với cái đầu bị đánh chảy máu, đi vòng quanh làng xóm la hét: 'Quý ông bà ơi, nhìn xem! đây là hành động của người dịu dàng! 'Quý ông bà ơi, nhìn xem! đây là hành động của người hiền lành! 'Quý ông bà ơi, nhìn xem! đây là hành động của người bình tĩnh! Làm thế nào mà bà ấy có thể nói với nữ tỳ của mình rằng, "Ngươi thức dậy trễ hôm nay," và biểu lộ sự giận dữ và không hài lòng bằng cách lấy thanh cài cửa đập vào đầu tôi đến bị thương tích?"

"And then, monks, this ill-repute spread thereafter about the mistress Vedehika: 'The mistress Vedehika is violent, the mistress Vedehika is arrogant, the mistress Vedehika is not calm.'

"In the same way, monks, some monk here is very gentle, very meek, and very calm, so long as disagreeable ways of speech do not assail him; but when disagreeable ways of speech do assail the monk, it is then that the monk is to be judged whether he is 'gentle,' 'meek,' or 'calm.' Monks, I do not call that monk 'dutiful,' who is dutiful on account of the requisites he gets, i.e., the robe, almsfood, lodging and medicaments, whereby he falls into pseudo-dutifulness. And why? For, monks, when that monk fails to get the requisites of the robe, almsfood, lodging and medicaments, he ceases to be dutiful, and is not in keeping with the norms of dutifulness. But, monks, whichever monk out of reverence for the Teaching, out of respect for the Teaching, out of dedication to the Teaching, showing honor to the Teaching, and giving regard to the Teaching, comes to be dutiful and is in keeping with the norms of dutifulness, him do I consider as dutiful. Therefore, monks, you should consider: 'Only out of reverence for the Teaching, out of respect for the Teaching, out of dedication to the Teaching, showing honor to the Teaching, and giving regard to the Teaching, shall we become dutiful, shall we be in keeping with the norms of dutifulness.' Thus, indeed, monks, you should train yourselves.

"Và rồi, chư tỳ kheo, tiếng đôǹ xấu về nữ gia chủ Vedehika sau đó đã lan truyền ra khắp nơi như thế này: 'Nữ gia chủ Vedehika là hung bạo, nữ gia chủ Vedehika là xấc xược, nữ gia chủ Vedehika là nóng nảy.'

"Tương tự như vậy, chư tỳ kheo, một số tỳ kheo ở đây thì rất dịu dàng, rất hiền lành, rất bình tĩnh khi nghe những lời nói mích lòng nhưng không công kích ông ấy; thế nhưng khi lời nói khó chịu đó lại công kích ông ấy thì tỳ kheo đó sẽ bị phán xét xem liệu ông ấy có 'dịu dàng,' hiền lành,' hay 'bình tĩnh' không. Chư tỳ kheo, tôi không gọi tỳ kheo đó là 'tận tụy', người có trách nhiệm với những vật dụng tùy thân của mình, chẳng hạn như y áo, thức ăn cúng dường, sàng tọa và dược phẩm trị bệnh, khi đó ông thuộc vào loại giả vờ tận tụy. Tại sao vậy? Chư tỳ kheo, là vì khi tỳ kheo đó không được những vật dụng tùy thân như y áo, thức ăn cúng dường, sàng tọa và dược phẩm trị bệnh, ông ta không còn tận tụy, và không phù hợp với các chuẩn mực của sự tận tụy. Nhưng này chư tỳ kheo, tỳ kheo nào cung kính Giáo Pháp, tôn trọng Giáo Pháp, cống hiến cho Giáo Pháp, biểu lộ niềm vinh dự với Giáo Pháp, và lưu tâm đến Giáo Pháp, sẽ là tận tụy hay hết lòng và phù hợp với chuẩn mực của sự tận tụy, người đó tôi cho là tận tụy. Do đó, chư tỳ kheo, các ông nên lưu ý rằng: 'Chỉ qua sự cung kính Giáo Pháp, tôn trọng Giáo Pháp, cống hiến cho Giáo Pháp, biểu lộ niềm vinh dự với Giáo Pháp và lưu tâm đến Giáo Pháp, thì chúng ta mới trở nên tận tụy hết lòng, chúng ta mới phù hợp với chuẩn mực của sự tận tụy.' Vì vậy, chư tỳ kheo, các ông nên rèn luyện cho chính bản thân mình như thế.

Positive Response of Love

"Monks, there are these five modes of speech which people might use when speaking to you — speech that is timely or untimely, true or false, gentle or harsh, with a good or a harmful motive, and with a loving heart or hostility.

"Monks, some might speak to you using speech that is timely or untimely; monks, some might speak to you according to truth or falsely; monks, some might speak to you gently or harshly; monks, some might speak to you with a good motive or with a harmful motive; monks, some might speak to you with a loving heart or with hostility. On all occasions, monks, you should train yourselves thus: 'Neither shall our minds be affected by this, nor for this matter shall we give vent to evil words, but we shall remain full of concern and pity, with a mind of love, and we shall not give in to hatred. On the contrary, we shall live projecting thoughts of universal love to that very person, making him as well as the whole world the object of our thoughts of universal love — thoughts that have grown great, exalted and measureless. We shall dwell radiating these thoughts which are void of hostility and ill will.' It is in this way, monks, that you should train yourselves.

Phản Ứng Tích Cực của Tình Thương

Chư tỳ kheo, có năm cách nói mà người ta có thể sử dụng khi nói chuyện với các ông — nói đúng lúc hay không đúng lúc, đúng hay sai, nhẹ nhàng hay gay gắt, với một ý đồ tốt hay có hại, và với một trái tim thương yêu hay thù địch.

Chư tỳ kheo, vài người có thể nói với các ông bằng lời nói đúng lúc hay không đúng lúc; chư tỳ kheo, vài người có thể nói với các ông dựa vào sự thật hay giả dối; chư tỳ kheo, vài người có thể nói với các ông một cách nhẹ nhàng hay gay gắt; chư tỳ kheo, vài người có thể nói với các ông với ý đồ tốt hay có hại; chư tỳ kheo, vài người có thể nói với các ông với một trái tim thương yêu hay thù địch. Trong tất cả mọi trường hợp, chư tỳ kheo, các ông nên huấn luyện mình như thế này: 'Tâm của chúng ta sẽ không bị ảnh hưởng bởi điều này, hay vì vậy mà chúng ta thốt ra những lời độc ác, nhưng chúng ta sẽ luôn duy trì mối quan tâm và lòng trắc ẩn, với tâm từ bi, và chúng ta sẽ không nhượng bộ sân hận. Ngược lại, chúng ta sẽ sống hướng tâm tư về tình thương yêu quảng đại vô biên đến người đó, làm cho ông ta cũng như toàn thế giới là đối tượng của tình thương yêu quảng đại vô biên của chúng ta — tư tưởng đó tiếp tục phát triễn tốt đẹp, cao cả và vô hạn. Chúng ta sẽ làm tỏa sáng tư tưởng này, không thù địch và ác ý.' Chư tỳ kheo, các ông nên huấn luyện bản thân mình theo cách này.

The Great Earth

"Suppose, monks, a person were to come to you, holding a hoe and a basket and he were to say: 'I shall make this great earth earthless.' Then he would strew the earth here and there, spit here and there, and urinate here and there, and would say:' 'Be earthless, be earthless.' What do you think, monks, would this person render this great earth earthless?"

"No, indeed not, most venerable sir."

"And why?"

"Because this great earth, most venerable sir, is deep and without measure. It cannot possibly be turned earthless. On the contrary, that person would only reap weariness and frustration."

"In the same way, monks, others may use these five modes of speech when speaking to you — speech that is timely or untimely, true or false, gentle or harsh, with a good or a harmful motive, and with a loving heart or hostility. In this way, monks, you should train yourselves: 'Neither shall our minds be affected by this, nor for this matter shall we give vent to evil words, but we shall remain full of concern and pity, with a mind of love, and we shall not give in to hatred. On the contrary, we shall live projecting thoughts of universal love to that very person, making him as well as the whole world the object of our thoughts of universal love — thoughts that have grown great, exalted and measureless. We shall dwell radiating these thoughts which are void of hostility and ill will.' It is in this way, monks, that you should train yourselves.

Đất To Lớn

"Chư tỳ kheo, giả sử có một người đến gặp các ông, cầm xẻng và thúng và nói rằng: 'Tôi sẽ làm cho đất to lớn này không còn là đất nữa.' Rồi ông ta bới tung đất chỗ này chỗ kia, phun nước miếng chỗ này chỗ kia, và đi tiểu tiện chỗ này chỗ kia, và nói rằng: 'Không còn là đất, không còn là đất.' Này chư tỳ kheo, các ông nghĩ thế nào, người này sẽ làm cho đất to lớn này trở thành không phải đất chăng?"

"Không, quả thật là không, thưa Thế Tôn."

"Thế thì tại sao?"

Thưa Thế Tôn, bởi vì đất to lớn này rất sâu và không đo lường được. Nó không thể nào trở thành không phải là đất. Ngược lại, người đó sẽ chỉ đem đến cho mình sự mệt mỏi và thất vọng."

"Tương tự như vậy, này chư tỳ kheo, những người khác có thể sử dụng năm cách nói khi nói chuyện với các ông — nói đúng lúc hay không đúng lúc, đúng hay sai, nhẹ nhàng hay gay gắt, với ý đồ tốt hay có hại, và với một trái tim thương yêu hay thù địch. Chư tỳ kheo, các ông nên huấn luyện mình theo cách này: 'Tâm của chúng ta sẽ không bị ảnh hưởng bởi điều này, hay vì vậy mà chúng ta sẽ thốt ra những lời độc ác, nhưng chúng ta sẽ luôn duy trì mối quan tâm và lòng trắc ẩn, với tâm từ bi, và chúng ta sẽ không nhượng bộ sân hận. Ngược lại, chúng ta sẽ sống hướng tâm tư về tình thương yêu quảng đại vô biên đến người đó, làm cho ông ta cũng như toàn thế giới là đối tượng của tình thương yêu quảng đại vô biên của chúng ta — tư tưởng đó tiếp tục phát triễn tốt đẹp, cao cả và vô hạn. Chúng ta sẽ làm tỏa sáng tư tưởng này, không thù địch và ác ý.' Chư tỳ kheo, các ông nên huấn luyện bản thân mình theo cách này.

Empty Space

"Suppose, monks, a person were to approach you, carrying paints of lacquer, turmeric, indigo or carmine, and he were to say: 'I will draw this picture, I will make this painting appear on this empty space.' What do you think, monks, could he make this painting appear on empty space?"

"No, indeed not, most venerable sir."

"And why not?"

"Because this empty space, most venerable sir, is formless and invisible. He cannot possibly draw a picture or make a painting appear on this empty space. On the contrary, that person will only reap weariness and frustration."

"In the same way, monks, others may use these five modes of speech when speaking to you — speech that is timely or untimely, true or false, gentle or harsh, with a good or a harmful motive, and with a loving heart or hostility. In this way, monks, you should train yourselves: 'Neither shall our minds be affected by this, nor for this matter shall we give vent to evil words, but we shall remain full of concern and pity, with a mind of love, and we shall not give in to hatred. On the contrary, we shall live projecting thoughts of universal love to that very person, making him as well as the whole world the object of our thoughts of universal love — thoughts that have grown great, exalted and measureless. We shall dwell radiating these thoughts which are void of hostility and ill will.' It is in this way, monks, that you should train yourselves.

Hư Không

"Chư tỳ kheo, giả sử có một người đến gặp các ông, mang theo các loại sơn màu đen, vàng nghệ, chàm hay đỏ thắm, và nói rằng: 'Tôi sẽ vẽ bức tranh này, tôi sẽ làm cho bức tranh này xuất hiện trên hư không.' Này chư tỳ kheo, các ông nghĩ thế nào, ông ta có thể làm bức tranh này xuất hiện trên hư không chăng?"

"Không, quả thật là không, thưa Thế Tôn."

"Thế thì tại sao không?"

"Thưa Thế Tôn, bởi vì hư không thì không có hình dạng và không trông thấy được. Ông ta không thể nào vẽ một bức hình hay tranh xuất hiện trên hư không này. Ngược lại, người đó sẽ chỉ đem đến cho mình sự mệt mỏi và thất vọng."

"Tương tự như vậy, này chư tỳ kheo, những người khác có thể sử dụng năm cách nói khi nói chuyện với các ông — nói đúng lúc hay không đúng lúc, đúng hay sai, nhẹ nhàng hay gay gắt, với ý đồ tốt hay có hại, và với một trái tim thương yêu hay thù địch. Chư tỳ kheo, các ông nên huấn luyện mình theo cách này: 'Tâm của chúng ta sẽ không bị ảnh hưởng bởi điều này, hay vì vậy mà chúng ta sẽ thốt ra những lời độc ác, nhưng chúng ta sẽ luôn duy trì mối quan tâm và lòng trắc ẩn, với tâm từ bi, và chúng ta sẽ không nhượng bộ sân hận. Ngược lại, chúng ta sẽ sống hướng tâm tư về tình thương yêu quảng đại vô biên đến người đó, làm cho ông ta cũng như toàn thế giới là đối tượng của tình thương yêu quảng đại vô biên của chúng ta — tư tưởng đó tiếp tục phát triễn tốt đẹp, cao cả và vô hạn. Chúng ta sẽ làm tỏa sáng tư tưởng này, không thù địch và ác ý.' Chư tỳ kheo, các ông nên huấn luyện bản thân mình theo cách này.

The River Ganges

"Suppose, monks, a person were to come holding a burning grass-torch, and he were to say: 'With this burning grass-torch I shall set fire to and scorch this river Ganges.' What do you think, monks, could that person set fire to and scorch the river Ganges with a grass-torch?"

"No, indeed not, most venerable sir."

"And why not?"

"Because, most venerable sir, the river Ganges is deep and without measure. It is not possible to set fire to and scorch the river Ganges with a burning grass-torch. On the contrary, that person will only reap weariness and frustration."

"In the same way, monks, others may use these five modes of speech when speaking to you — speech that is timely or untimely, true or false, gentle or harsh, with a good or a harmful motive, and with a loving heart or hostility. In this way, monks, you should train yourselves: 'Neither shall our minds be affected by this, nor for this matter shall we give vent to evil words, but we shall remain full of concern and pity, with a mind of love, and we shall not give in to hatred. On the contrary, we shall live projecting thoughts of universal love to that very person, making him as well as the whole world the object of our thoughts of universal love — thoughts that have grown great, exalted and measureless. We shall dwell radiating these thoughts which are void of hostility and ill will.' It is in this way, monks, that you should train yourselves.

Sông Hằng

"Chư tỳ kheo, giả sử có một người đi đến cầm theo một bó cỏ khô đang cháy, và nói rằng: 'Với bó cỏ khô đang cháy này tôi sẽ hâm nóng và đun sôi sông Hằng.' Này chư tỳ kheo, các ông nghĩ thế nào, người đó có thể hâm nóng và đun sôi sông Hằng với một bó cỏ khô đang cháy chăng?"

"Không, quả thật là không, thưa Thế Tôn."

"Thế thì tại sao không?"

"Thưa Thế Tôn, bởi vì sông Hằng thâm sâu vô lượng. Không thể nào hâm nóng và đun sôi sông Hằng với bó cỏ khô đang cháy. Ngược lại, người đó sẽ chỉ đem đến cho mình sự mệt mỏi và thất vọng."

"Tương tự như vậy, này chư tỳ kheo, những người khác có thể sử dụng năm cách nói khi nói chuyện với các ông — nói đúng lúc hay không đúng lúc, đúng hay sai, nhẹ nhàng hay gay gắt, với ý đồ tốt hay có hại, và với một trái tim thương yêu hay thù địch. Chư tỳ kheo, các ông nên huấn luyện mình theo cách này: 'Tâm của chúng ta sẽ không bị ảnh hưởng bởi điều này, hay vì vậy mà chúng ta sẽ thốt ra những lời độc ác, nhưng chúng ta sẽ luôn duy trì mối quan tâm và lòng trắc ẩn, với tâm từ bi, và chúng ta sẽ không nhượng bộ sân hận. Ngược lại, chúng ta sẽ sống hướng tâm tư về tình thương yêu quảng đại vô biên đến người đó, làm cho ông ta cũng như toàn thế giới là đối tượng của tình thương yêu quảng đại vô biên của chúng ta — tư tưởng đó tiếp tục phát triễn tốt đẹp, cao cả và vô hạn. Chúng ta sẽ làm tỏa sáng tư tưởng này, không thù địch và ác ý.' Chư tỳ kheo, các ông nên huấn luyện bản thân mình theo cách này.

The Catskin Bag

"Suppose, monks, there was a supple and silky leather bag made of catskin that had been beaten, tanned, cured and fully processed, and made completely free of all creases and wrinkles. Then a man were to come with a stick or mallet and say, 'With this stick or mallet I shall make creases and wrinkles in this supple and silky catskin bag which has been beaten, tanned, cured and fully processed, and made free of creases and wrinkles.' What do you think, monks, could that person with a stick or mallet make creases and wrinkles in that supple and silky catskin bag which has been beaten, tanned, cured and fully processed, and made free of creases and wrinkles?"

"No, indeed not, most venerable sir."

"And why not?"

"Because, most venerable sir, that supple and silky leather bag made of catskin has been beaten, tanned, cured and fully processed, and made free of creases and wrinkles. It is not possible to make creases and wrinkles in it with a stick or mallet. On the contrary, he will only reap weariness and frustration."

"In the same way, monks, others may use these five modes of speech when speaking to you — speech that is timely or untimely, true or false, gentle or harsh, with a good or a harmful motive, and with a loving heart or hostility. In this way, monks, you should train yourselves: 'Neither shall our minds be affected by this, nor for this matter shall we give vent to evil words, but we shall remain full of concern and pity, with a mind of love, and we shall not give in to hatred. On the contrary, we shall live projecting thoughts of universal love to that very person, making him as well as the whole world the object of our thoughts of universal love — thoughts that have grown great, exalted and measureless. We shall dwell radiating these thoughts which are void of hostility and ill will.' It is in this way, monks, that you should train yourselves.

Túi Da Mèo

"Chư tỳ kheo, giả sử có một túi da mềm maị và mịn làm bằng da mèo đã được làm thuộc da, phơi nắng, thuộc khéo, và được chế tạo khéo léo, hoàn toàn không bị nếp gấp và nếp nhăn. Sau đó có một người đi đến với một cái que hay cái vồ gỗ và nói rằng: 'Với cái que hay vồ gỗ này tôi sẽ làm ra các nếp gấp và nếp nhăn trên cái túi da mèo mềm mại và mịn đã được làm thuộc da, phơi nắng, thuộc khéo, và được chế tạo khéo léo, không bị nếp gấp và nếp nhăn.' Này chư tỳ kheo, các ông nghĩ thế nào, người đó có thể làm ra các nếp gấp và nếp nhăn với cái que hay vồ gỗ trên cái túi da mèo mềm mại và mịn đã được làm thuộc da, phơi nắng, thuộc khéo, và được chế tạo khéo léo, và không bị nếp gấp và nếp nhăn chăng?"

"Không, quả thật là không, thưa Thế Tôn."

"Thế thì tại sao không?"

"Thưa Thế Tôn, bởi vì cái túi da mềm mại và mịn đó, làm bằng da mèo đã được làm thuộc da, phơi nắng, thuộc khéo, và được chế tạo khéo léo, và không bị nếp gấp và nếp nhăn. Không thể nào làm ra nếp gấp và nếp nhăn trên nó với một cái que hay vồ gỗ. Ngược lại, ông ta chỉ sẽ đem đến cho mình sự mệt mỏi và thất vọng."

"Tương tự như vậy, này chư tỳ kheo, những người khác có thể sử dụng năm cách nói khi nói chuyện với các ông — nói đúng lúc hay không đúng lúc, đúng hay sai, nhẹ nhàng hay gay gắt, với ý đồ tốt hay có hại, và với một trái tim thương yêu hay thù địch. Chư tỳ kheo, các ông nên huấn luyện mình theo cách này: 'Tâm của chúng ta sẽ không bị ảnh hưởng bởi điều này, hay vì vậy mà chúng ta sẽ thốt ra những lời độc ác, nhưng chúng ta sẽ luôn duy trì mối quan tâm và lòng trắc ẩn, với tâm từ bi, và chúng ta sẽ không nhượng bộ sân hận. Ngược lại, chúng ta sẽ sống hướng tâm tư về tình thương yêu quảng đại vô biên đến người đó, làm cho ông ta cũng như toàn thế giới là đối tượng của tình thương yêu quảng đại vô biên của chúng ta — tư tưởng đó tiếp tục phát triễn tốt đẹp, cao cả và vô hạn. Chúng ta sẽ làm tỏa sáng tư tưởng này, không thù địch và ác ý.' Chư tỳ kheo, các ông nên huấn luyện bản thân mình theo cách này.

The Parable of the Saw

"Monks, even if bandits were to savagely sever you, limb by limb, with a double-handled saw, even then, whoever of you harbors ill will at heart would not be upholding my Teaching. Monks, even in such a situation you should train yourselves thus: 'Neither shall our minds be affected by this, nor for this matter shall we give vent to evil words, but we shall remain full of concern and pity, with a mind of love, and we shall not give in to hatred. On the contrary, we shall live projecting thoughts of universal love to those very persons, making them as well as the whole world the object of our thoughts of universal love — thoughts that have grown great, exalted and measureless. We shall dwell radiating these thoughts which are void of hostility and ill will.' It is in this way, monks, that you should train yourselves.

"Monks, if you should keep this instruction on the Parable of the Saw constantly in mind, do you see any mode of speech, subtle or gross, that you could not endure?"

"No, Lord."

"Therefore, monks, you should keep this instruction on the Parable of the Saw constantly in mind. That will conduce to your well-being and happiness for long indeed."

That is what the Blessed One said. Delighted, those monks acclaimed the Teaching of the Blessed One.

Ví Dụ Cái Cưa

"Chư tỳ kheo, thậm chí nếu bọn cướp dã man cắt đứt tay chân các ông bằng cái cưa, thì ngay sau đó, bất cứ vị nào nuôi dưỡng ý xấu trong tim sẽ không duy trì Giáo Pháp của tôi. Chư tỳ kheo, ngay cả trong trường hợp như thế, các ông nên huấn luyện mình như sau: 'Tâm của chúng ta sẽ không bị ảnh hưởng bởi điều này, hay vì vậy mà chúng ta sẽ thốt ra những lời độc ác, nhưng chúng ta sẽ luôn duy trì mối quan tâm và lòng trắc ẩn, với tâm từ bi, và chúng ta sẽ không nhượng bộ sân hận. Ngược lại, chúng ta sẽ sống hướng tâm tư về tình thương yêu quảng đại vô biên đến người đó, làm cho ông ta cũng như toàn thế giới là đối tượng của tình thương yêu quảng đại vô biên của chúng ta — tư tưởng đó tiếp tục phát triễn tốt đẹp, cao cả và vô hạn. Chúng ta sẽ làm tỏa sáng tư tưởng này, không thù địch và ác ý.' Chư tỳ kheo, các ông nên huấn luyện bản thân mình theo cách này.

"Chư tỳ kheo, nếu các ông phải giữ chỉ dẫn về Thí Dụ Cái Cưa này liên tục trong tâm, các ông có thấy bất kỳ cách nói nào, dù tế nhị hay thô bạo, lam̀ các ông không thể chịu đựng được chăng?"

"Thưa Thế Tôn, không."

"Vì thế, này chư tỳ kheo, các ông nên giữ chỉ dẫn về Thí Dụ Cái Cưa này liên tục trong tâm. Điều đó thực sự sẽ đưa đến bình an và hạnh phúc lâu dài cho các ông."

Đó là những gì mà Đức Thế Tôn nói. Các tỳ kheo ấy đã hoan hỷ, tín thọ Giáo Pháp của Đức Thế Tôn.

Bharadvaja the Abusive  

Akkosa Sutta (Samyutta Nikaya VII.2)

Introduction

A sylvan grove nestled at the foothills surrounding the capital city of Rajagaha: this royal pleasance, known as the Bamboo Grove, was offered to the Buddha by King Bimbisara. The king built a monastery there with a large number of meditation huts where at least 1250 monks stayed, spending their time in meditation and intense spiritual endeavor. The Bamboo Grove was neither too far nor too near the city, but at just the right distance from it for the large number of devotees who flocked there every morning and evening to pay homage to the Lord.

A certain brahman belonging to the Bharadvaja clan had a great prejudice against the Buddha since he thought a kshatriya[1]had claimed to be a saint. And as it transpired, his own wife was a great devotee of the Master. On a certain festival day when everybody, including his wife, had gone to the monastery to hear the discourse, the brahman, coming to know of it, became furious. Fuming with rage, he rushed to the monastery, and forcing his way through the crowd and shouting loudly foul abuse, he headed straight to the place where the Buddha was seated. People were aghast. Even the presence of the king, the nobles and ministers did not deter the enraged brahman from reviling the Buddha to his face. When the Buddha remained completely unruffled, projecting powerful thoughts of loving-kindness, the brahman stopped abusing him. But he was still peevish.

Bharadvaja Phỉ Báng   

Akkosa Sutta (Samyutta Nikaya - Kinh Tạp A Hàm/Tương Ưng Bộ Kinh, chương VII.2)

Giới Thiệu

Tại một khu rừng nằm dưới chân đồi bao quanh thành Rajagaha (Vương Xá), kinh đô của xứ Magadha (Ma Kiệt Đà) : vườn thượng uyển này, tên gọi là Trúc Lâm, được vua Bimbisara (Tần Bà Sa La) cúng dường cho Đức Phật. Vua xây một tu viện ở đó với rất nhiều túp lều thiền nơi mà có ít nhất là 1250 tỳ kheo đã cư ngụ, dành hết thời giờ vào thiền định và nỗ lực rèn luyện tâm linh. Trúc Lâm không quá xa hay quá gần thành phố, mà ở một khoảng cách vừa phải cho một số lượng lớn phật tử thành tín đến đó mỗi buổi sáng và chiều để đảnh lễ Đức Thế Tôn.

Một vị Bà-la-môn thuộc dòng họ Bharadvaja có thành kiến lớn với Đức Phật kể từ khi ông nghĩ rằng một vị kshatriya - Sát-đế-lợi [1] đã tuyên bố là một vị thánh. Được biết là vợ của ông ta là một người có lòng thành tín với Đức Thế Tôn. Vào một ngày lễ hội khi mọi người, kể cả vợ của ông, đi đến tu viện để nghe thuyết pháp, người Bà-la-môn biết được bèn vô cùng giận dữ. Nổi cơn phẩn nộ, ông ta vội vã đến tu viện, chen qua đám đông vừa đi vừa la hét ầm ĩ thô tục, ông ta tiến thẳng đến nơi Đức Phật đang ngồi. Mọi người kinh ngạc. Ngay cả sự hiện diện của vua, các vị quý tộc và quan đại thần cũng không ngăn cản nổi người Bà-la-môn nóng nảy đó ngưng chưởi sối xả vào mặt Đức Phật. Khi thấy Đức Phật vẫn hoàn toàn bình tĩnh, tỏa chiếu tâm từ bi thật mạnh mẽ, người Bà-la-môn ngừng lăng mạ ngài. Nhưng ông ta vẫn còn cáu kỉnh.

Now the Buddha asked him: "My friend, if somebody visits you, and you offer food which he refuses, who gets it?"

"If the visitor doesn't accept it, I will get it back because I offered it to him."

"Since I don't accept your abuse, to whom will it return?"

The brahman was so moved by the tremendous implication of this analogy that he fell at the feet of the Buddha and sought to be ordained as a monk. Soon after his ordination he attained Arahatship. The Buddha had transformed him by his positive approach.

A friend of this brahman, belonging to the same Bharadvaja clan and noted for his cantankerous nature, heard about the incident and became very angry. In fact, he was known as Akkosa Bharadvaja, "Bharadvaja the Abusive." He made his way to the monastery on a certain day when a large number of people flocked to hear the Buddha's discourse. The outcome was identical and he too became a monk, and later on an Arahat.

Such was the tremendous impact which the Buddha's positive response wrought even on the most hostile persons. The Tipitaka is replete with such instances. The following discourse known as the Akkosa Sutta describes the incident vividly.

Thế rồi Đức Phật hỏi ông ta: "Này ông bạn, nếu ai đó đến thăm ông, và ông mời họ ăn nhưng họ từ chối, thì ai sẽ nhận nó?"

"Nếu người khách không nhận, tôi sẽ lấy nó lại vì tôi đã mời ông ta."

"Bởi vì tôi không nhận sự phỉ báng của ông, thì nó sẽ quay trở lại ai?"

Người Bà-la-môn bị xúc động bởi ý nghĩa lớn lao của sự so sánh này đến độ ông quỳ xuống chân Đức Phật và xin được thọ giới tỳ kheo. Chẳng bao lâu sau khi thọ giới ông đã đạt được quả A La Hán. Đức Phật đã chuyển đổi ông bằng phương pháp tích cực của ngài.

Một người bạn của người Bà-la-môn này, cũng thuộc dòng họ Bharadvaja và vốn là một người khó tính, nghe nói về biến cố này và trở nên rất tức giận. Thật ra ông đã được biết đến như là Akkosa Bharadvaja, "Bharadvaja Phỉ Báng." Vào một ngày nọ ông đi đến tu viện vào lúc rất đông người đang tụ họp ở đó để nghe bài thuyết pháp của Đức Phật. Kết quả tương tự và ông cũng trở thành một tỳ kheo, và sau đó là một vị A La Hán.

Quả thật là một tác động to lớn tạo ra bởi phản ứng tích cực của Đức Phật, ảnh hưởng ngay cả những người ác cảm nhất. Tam Tạng Kinh Điển chứa đựng đầy đủ các trường hợp như vậy. Bài giảng sau đây được gọi là Akkosa Sutta mô tả sự kiện thật sống động.

The Sutta

Once the Blessed One was staying at Rajagaha in the Bamboo Grove near the Squirrels' Feeding Place. Now the brahman Akkosa Bharadvaja heard this: "The brahman Bharadvaja, it seems, has become a monk under the Great Monk Gotama." Angry and unhappy, he went to where the Blessed One was. Having approached the Blessed One, he abused and criticized the Blessed One in foul and harsh words. Thus reviled, the Blessed One spoke to the brahman Akkosa Bharadvaja: 'Well, brahman, do friends, confidants, relatives, kinsmen and guests visit you?"

"Yes, Gotama, sometimes friends, confidants, relatives, kinsmen and guests do visit me."

"Well, brahman, do you not offer them snacks or food or tidbits?"

"Yes, Gotama, sometimes I do offer them snacks or food or tidbits."

"But if, brahman, they do not accept it, who gets it?"

"If Gotama, they do not accept it, I get it back."

"Even so, brahman, you are abusing us who do not abuse, you are angry with us who do not get angry, you are quarreling with us who do not quarrel. All this of yours we don't accept. You alone, brahman, get it back; all this, brahman, belongs to you.

"When, brahman, one abuses back when abused, repays anger in kind, and quarrels back when quarreled with, this is called, brahman, associating with each other and exchanging mutually. This association and mutual exchange we do not engage in. Therefore you alone, brahman, get it back; all this, brahman, belongs to you."

"People, including the king, know the Venerable Gotama thus: 'The Monk Gotama is the Worthy One.' When does the Venerable Gotama become angry?"

Kinh

Một thời Đức Thế Tôn cư ngụ tại Rajagaha (Vương Xá) trong rừng Trúc Lâm gần chỗ nuôi dưỡng các con sóc. Lúc đó Bà-la-môn Akkosa Bharadvaja nghe như vậy: "Dường như Bà-la-môn Bharadvaja đã trở thành một sa-môn dưới trướng của Đại Sa-Môn Gotama." Giận dử và không hoan hỉ, ông đi đến nơi Đức Thế Tôn ngụ. Khi gặp Thế Tôn, ông phỉ báng và mắng nhiếc Thế Tôn với những lời không tốt đẹp và thô lỗ. Bị mắng chưởi như vậy, Thế Tôn nói với Bà-la-môn Akkosa rằng: "Này Bà-la-môn, bạn bè, tri kỷ, họ hàng, bà con và khách có đến thăm viếng ông không?"

"Thưa Gotama, có chứ, thỉnh thoảng bạn bè, tri kỷ, họ hàng, bà con và khách đến thăm viếng tôi."

"Thế thì, này Bà-la-môn, ông có mời họ ăn quà hay thức ăn hay các món khai vị không?"

"Thưa có, Gotama, đôi khi tôi mời họ ăn quà hay thức ăn hay các món khai vị."

"Nhưng này Bà-la-môn, nếu họ không nhận nó, ai sẽ có nó?"

"Thưa Gotoma, nếu họ không nhận nó, tôi sẽ lấy nó lại."

"Vậy thì, này Bà-la-môn, ông phỉ báng chúng tôi là người không phỉ báng, ông nóng giận với chúng tôi là người không nóng giận, ông gây gổ với chúng tôi là người không gây gổ. Tất cả những thứ này của ông chúng tôi không nhận. Này Bà-la-môn, chỉ một mình ông thôi, Bà-la-môn, lấy nó lại; tất cả những thứ này thuộc về ông.

"Này Bà-la-môn, khi người nào phỉ báng trở lại khi bị phỉ báng, nổi giận trở lại, và gây gổ trở lại khi bị gây gổ, Bà-la-môn, điều này gọi là liên kết với nhau và trao đổi lẫn nhau. Việc liên kết và trao đổi này, chúng tôi không tham dự. Do đó chỉ một mình ông thôi, Bà-la-môn, lấy nó lại; tất cả những thứ này, thuộc về ông."

"Mọi người, kể cả nhà vua, vì biết Tôn Giả Gotama nên nghĩ rằng: 'Sa-môn Gotama là Bậc Ứng Cúng.' Khi nào thì Tôn Giả Gotama mới trở nên phẫn nộ?"

Said the Buddha:

"Where is anger for one freed from anger,
Who is subdued and lives perfectly equanimous,
Who truly knowing is wholly freed,
Supremely tranquil and equipoised?
He who repays an angry man in kind
Is worse than the angry man;
Who does not repay anger in kind,
He alone wins the battle hard to win.
He promotes the weal of both,
His own, as well as of the other.
Knowing that the other man is angry,
He mindfully maintains his peace
And endures the anger of both,
His own, as well as of the other,
Even if the people ignorant of true wisdom
Consider him a fool thereby."

Đức Phật nói:

"Sân hận từ đâu đến với người không sân hận,
Biết chế ngự và sống hoàn toàn bình thản,
Thật sự biết nên được giải thoát trọn vẹn,
Tâm tuyệt đối tĩnh lặng và ổn định?
Ai đáp trả tương tự như người đang tức giận
Còn tệ hơn so với người tức giận;
Ai không đáp trả tương tự như người tức giận,
Người ấy chiến thắng một trận chiến khó thắng.
Người ấy tìm lợi ích cho cả hai,
Cho mình và người kia.
Biết rằng người kia tức giận,
Người ấy chú tâm giữ lòng bình an
Và kham nhẫn nỗi tức giận của cả hai,
Của mình và người kia,
Cho dù người không hiểu chánh pháp
Nghĩ là người ấy ngu."

When the Lord proclaimed this, the brahman Akkosa Bharadvaja said this to the Blessed One: "Wonderful, indeed, O Venerable Gotama! Herewith I go to the Venerable Gotama for refuge, to his Teaching and to his Holy Order of Monks. Most venerable sir, may I have the privilege to receive at the hands of the revered Lord Gotama the initial monastic ordination and also the higher ordination of a bhikkhu."

And the brahman Akkosa Bharadvaja received at the hands of the Blessed One the initial monastic ordination and he also received the higher ordination of a bhikkhu. And within a short time of his ordination, the Venerable Akkosa Bharadvaja, living alone, secluded, diligent, zealous and unrelenting, reached that incomparable consummation of holiness for which sons of noble families, having totally abandoned the household life, take to the life of homelessness. With direct knowledge he realized the ultimate, then and there, and lived having access to it. He saw with his supernormal vision: "Ceased is rebirth, lived is the holy life, completed is the spiritual task and henceforth there is nothing higher to be achieved."

The Venerable Akkosa Bharadvaja, indeed, became one of the Arahats.

Khi Đức Thế Tôn tuyên bố điều này, Bà-la-môn Akkosa Bharadvaja nói với Đức Phật: "Thật là vi diệu, Ô Tôn Giả Gotama! Con xin quy y Thế Tôn Gotama, qui y Pháp và qui y Tăng. Đại Tôn Giả, xin cho con được xuất gia tu học với Thế Tôn và được thọ đại giới của một tỳ kheo."

Và Bà-la-môn Akkosa Bharadvaja được xuất gia tu học với Đức Thế Tôn và được thọ đại giới. Và không bao lâu sau khi thọ đại giới, Tôn Giả Akkosa Bharadvaja sống ẩn dật một mình, chuyên cần, nhiệt tâm và kiên định, đạt được mục đích cao cả thánh thiện mà con của các gia đình quý tộc, hoàn toàn từ bỏ đời sống gia đình, sống đời vô gia cư muốn hướng đến. Với thắng trí, ông giác ngộ Cứu cánh Tối thượng, ngay trong hiện tại, và an trú. Bằng trực giác siêu việt ông biết rõ: "Không còn tái sanh, đời sống Phạm hạnh đã sống, nhiệm vụ tâm linh đã hoàn tất và thế là không còn gì cao hơn để chứng đắc."

Thật vậy, Tôn giả Akkosa Bharadvaja trở thành một trong các vị A-La-Hán.

Wood From a Pyre  

Chavalata Sutta (Anguttara Nikaya IV.95)

Introduction

The modern psychoanalytical technique known as T.A., Transactional Analysis, distinguishes four possible attitudes that condition a man's conduct. These are:

  1. I am not O.K., you are not O.K.
  2. I am not O.K., you are O.K.
  3. I am O.K., you are not O.K.
  4. I am O.K., you are O.K.

Out of these, the fourth one represents the approach of positive response. The person who says "I am all right and you are also all right," is optimistic and tries to find the best in every man and in every situation. It is only when one seeks good that one finds good, which leads one to ultimate good. Whoever is committed to the philosophy of positive response must necessarily seek good and discover good.

In a discourse entitled "Wood from a Pyre," the Buddha classifies human beings into four distinct categories, namely:

  1. a man who promotes neither his own good nor the good of another;
  2. a man who promotes another's good but not his own;
  3. a man who promotes his own good but not another's;
  4. a man who promotes his own good and another's.

Of these, the last category represents the man who is committed to positive response.

The Buddha uses very telling analogies. The worst of the four he says, is a man who is like a piece of wood from a pyre, burnt on both sides and fouled with dung in the middle. It cannot be used as firewood in the village, nor can it be used as timber in the forest. Even so is the man who neither promotes his own wellbeing nor another's. He represents a man of negative approach, void of love — metta.

The best man is compared with the skimmings of ghee, which is reckoned as the best of dairy products. Says the sutta: "From a cow comes milk; from milk, curd; from curd, butter; from butter, ghee; and from ghee, the skimmings of ghee, which is the best." The man who treads the path of positive response is the man who promotes his own well-being as well as the good of others. He has the bright outlook which says, "I am all right and you are also all right." That is to say, "I have nothing to complain about, I grudge none. I see good everywhere. Even from the worst of men, I can learn something. Every impediment for me is something to be turned into an aid and every failure into a step forward to success."

Gỗ Từ Giàn Hỏa 

Chavalata Sutta (Anguttara Nikaya - Tăng Chi Bộ Kinh, chương IV.95)

Giới Thiệu

Kỹ thuật phân tâm học hiện đại gọi là T.A., Transactional Analysis - Phân Tích Cách Hành Xử, phân biệt bốn thái độ có thể là điều kiện ứng xử của một người. Đó là:

  1. Tôi không khỏe, bạn không khỏe
  2. Tôi không khỏe, bạn khỏe.
  3. Tôi khỏe, bạn không khỏe.
  4. Tôi khỏe, bạn khỏe.

Trong số này, loại thứ tư thể hiện phương pháp phản ứng tích cực. Người nào nói "Tôi khỏe và bạn cũng khỏe," là lạc quan và cố gắng tìm thấy điều tốt nhất trong mỗi người và trong mọi tình huống. Chỉ là khi ta đi tìm hạnh phúc và thấy hạnh phú́c, thì nó dẫn ta đến hạnh phúc tối thượng. Bất cứ ai cam kết với triết lý của phản ứng tích cực nhất thiết phải đi tìm hạnh phúc và thấy hạnh phúc.

Trong một bài giảng nhan đề "Gỗ Từ Giàn Hỏa", Đức Phật phân lọai người ta thành bốn lọai riêng biệt, gọi là:

  1. người không mưu cầu hạnh phúc của chính mình hay hạnh phúc của người khác;
  2. người mưu cầụ hạnh phúc của người khác nhưng không phải của chính mình;
  3. người mưu cầụ hạnh phúc của chính mình nhưng không phải của người khác;
  4. người mưu cầu hạnh phúc của chính mình và của người khác.

Trong số này, loại cuối cùng thể hiện người biết cam kết với phản ứng tích cực.

Đức Phật dùng phép so sánh rất rõ. Ngài nói loại xấu nhất trong bốn loại, là người giống như một mảnh gỗ từ giàn hỏa, cháy cả hai mặt và bị hư mục ở giữa. Nó không thể dùng như củi trong làng, hay như gỗ trong rừng. Người không mưu cầu hạnh phúc của chính mình hay của người khác thì cũng như vậy. Ông ta thể hiện loại người có xu hướng tiêu cực, không có tâm từ bi — metta.

Người tốt nhất được so sánh với loại bơ sữa ít béo, được coi là loại tốt nhất trong các sản phẩm từ sữa. Kinh nói rằng: "Từ con bò ra sữa; từ sữa ra sữa đóng cợn; từ sữa đóng cợn ra bơ; từ bơ ra bơ ghee; và từ bơ ghee ra bơ ghee ít béo, đó là loại tốt nhất." Người bước đi trên con đường của phản ứng tích cực là người mưu cầu hạnh phúc của mình cũng như lợi ích của người khác. Người ấy có viễn ảnh tươi sáng như vầy, "Tôi khoẻ và bạn cũng khỏe." Điều đó có nghĩa là, "Tôi không có gì để than phiền cả, tôi không gắt gỏng khó chịu. Tôi thấy điều tốt ở khắp nơi. Ngay cả từ người xấu nhất, tôi có thể học hỏi được. Mọi trở ngại đối với tôi là một cái gì đó để được biến thành một trợ lực và mỗi thất bại là một bước tiến tới thành công."

The Sutta

"Monks, these four kinds of persons are to be found existing in the world. Which four? One who is engaged in promoting neither his own good nor in promoting the good of another; one who is engaged in promoting another's good but not in promoting his own good; one who is engaged in promoting his own good but not in promoting the good of another; and one who is engaged in promoting his own good and also in promoting the good of another.

"Just as, monks, a piece of wood from a pyre, burnt at both ends and in the middle fouled with dung, serves neither for fuel in the village nor for timber in the forest, so in the same way, monks, is such a person, I say, who is engaged in promoting neither his own good nor in promoting the good of another.

"Monks, there is the person who is engaged in promoting the good of another but not in promoting his own good. Of these two individuals the latter is superior. Monks, there is the person who is engaged in promoting his own good but not in promoting the good of another. Of these three individuals he is superior. Monks, there is the person who is engaged in promoting his own good and also in promoting another's good. Of these four individuals he is the foremost, the chief, the principal, the best and the supreme.

"Just as, monks, from a cow comes milk; from milk, curd; from curd, butter; from butter, ghee; from ghee, the skimmings of ghee, and that is reckoned the best; even so, monks, among these four individuals the person who is engaged in promoting his own good and also the good of another is the foremost, the chief, the principal, the best and the supreme. Monks, these are the four individuals who are to be found existing in the world."

Kinh

"Chư tỳ kheo, có bốn loại người được tìm thấy đang tồn tại trong thế giới. Bốn loại nào? Người không tham gia trong việc đi tìm hạnh phúc của chính mình cũng như hạnh phúc của người khác; người tham gia trong việc đi tìm hạnh phúc của người khác nhưng không phải hạnh phúc của chính mình; người tham gia trong việc đi tìm hạnh phúc của chính mình nhưng không phải hạnh phúc của người khác; và người tham gia trong việc đi tìm hạnh phúc của chính mình cũng như hạnh phúc của người khác.

"Chư tỳ kheo, như một mảnh gỗ từ giàn hỏa, cháy ở hai đầu và hư mục ở giữa, không thể dùng như là củi đốt trong làng hay là gỗ trong rừng, này chư tỳ kheo, thì cũng tương tự vậy với một người mà tôi muốn nói đến, người không tham gia trong việc mưu cầu hạnh phúc của chính mình cũng như hạnh phúc của người khác.

"Chư tỳ kheo, có người tham gia vào việc mưu cầu hạnh phúc của người khác nhưng không mưu cầu hạnh phúc của chính mình. Trong hai người này thì người sau cao hơn. Chư tỳ kheo, có người tham gia vào việc mưu cầu hạnh phúc của chính mình nhưng không mưu cầu hạnh phúc của người khác. Trong ba người này thì người ấy cao hơn. Chư tỳ kheo, có người tham gia vào việc mưu cầu hạnh phúc của chính mình và cũng mưu cầu hạnh phúc của người khác. Trong bốn người này thì người ấy đứng đầu, lảnh đạo, trọng yếu, tốt nhất và cao cả nhất.

"Như là, này chư tỳ kheo, từ con bò cho ra sữa; từ sữa ra sữa đóng cợn, từ sữa đóng cợn ra bơ; từ bơ ra bơ ghee, từ bơ ghee ra bơ ghee không béo; và đó mới là tốt nhất; thì cũng vậy, chư tỳ kheo, trong số bốn người này, người tham gia vào việc mưu cầu hạnh phúc của chính mình cũng như là hạnh phúc của người khác là người đứng đầu, lảnh đạo, trọng yếu, tốt nhất và cao cả nhất. Chư tỳ kheo, đây là bốn loại người được tìm thấy đang tồn tại trong thế giới."

Self-transformation  

(from the Visuddhimagga, IX. 17-22)

Introduction

The approach of positive response calls for self-transformation through a sustained process of self-admonition and self-correction. Unless one has brought about a measure of transformation in one's conduct and beliefs, attitudes and thinking, it is impossible to respond positively, leading to one's own well-being as well as that of others. But transformation cannot come about without a reorientation of one's motivations. That is where self-admonition and self-correction play a crucial role.

Self-admonition requires a reconsideration of one's judgments and a reassessment of one's value-system. The Visuddhimagga contains some very valuable passages concerning reassessment and consideration of judgments which instantly cause resentment to subside. Says the Visuddhimagga: "If by striving and putting forth effort (in the manner mentioned already), his resentment subsides, well and good. If it does not, he should then consider some of the qualities of the person which express calmness and purity and which inspire confidence when recollected, and after reconsidering in this manner, he should make resentment subside."

Tự Chuyển Đổi  

(từ Visuddhimagga - Thanh Tịnh Đạo, chương IX. 17-22)

Giới Thiệu

Phương pháp phản ứng tích cực kêu gọi tự chuyển đổi thông qua một tiến trình lâu dài của việc tự khiễn trách và tự sửa lỗi. Trừ khi ta có được một biện pháp chuyển đổi trong cách hành xử và niềm tin, thái độ và suy nghĩ của mình, thì không thể nào có được phản ứng tích cực, dẫn đến hạnh phúc của mình cũng như của người khác. Nhưng chuyển đổi không thể xảy ra mà không có sự định hướng lại động cơ của ta. Đó là nơi mà việc tự khiễn trách và tự sửa lỗi đóng vai trò rất quan trọng.

Tự khiễn trách đòi hỏi việc để ý lại sự phán xét của một người và thẩm định lại hệ thống giá trị của người ấy. Sách Visuddhimagga - Thanh Tịnh Đạo có một số đoạn văn rất có giá trị liên quan đến việc thẩm định lại và quán chiếu những phán xét mà có thể làm cho cơn phẫn nộ lắng dịu ngay lập tức. Thanh Tịnh Đạo nói rằng: "Nếu bằng cách phấn đấu và dồn mọi nỗ lực (theo cách đã đề cập), cơn phẫn nộ của người ấy sẽ lắng dịu tốt đẹp. Nếu không, người ấy nên để ý đến một số phẩm chất thể hiện sự điềm tĩnh và thanh tịnh và truyền cảm hứng cho sự tự tin khi hồi tưởng, và sau khi xem xét lại theo cách này, người ấy nên làm cho cơn phẫn nộ lắng dịu."

The Text

Now for someone, his bodily conduct is calm, and this calmness can be seen in the way he performs the various duties; but his conduct in speech and thought is not calm. Having ignored his latter conduct, only the calm conduct in his bodily actions should be considered.

For another, his conduct in speech is calm, and this calmness is apparent to all. He is by nature very skilful in welcoming others, friendly, and a good conversationalist; he is congenial, easily approachable and courteous in his speech; he expounds the Teaching in a pleasant way, explaining the Dhamma in clear language and in detail; but his conduct in bodily actions and in thought is not calm. Having ignored his latter conduct, only his calm conduct in speech should be considered.

Another is calm in his thoughts, and this calmness is evident to all from the way he worships at the shrine, etc. One who is not calm in his thoughts, when he worships at the shrine or at the Bodhi tree, or an elder, does not do it devoutly, and when he sits at the pavilion where the Dhamma is preached, his mind strays away and he nods. Yet another has calm thoughts, worships devoutly and deliberately, and hears the Dhamma attentively, retaining it in mind and evincing joyful conviction. Thus for someone, his conduct in thought is calm but not so his conduct in bodily action and speech. Having ignored his latter conduct, only his calm conduct in thought should be considered.

For someone, however, not even one of these three actions is calm. For such a person compassion should be aroused thus: "Although he is now going about in the human world, after a certain time he will surely find himself in any of the eight great hells, or the sixteen minor hells." For through compassion, resentment subsides also.

For someone, all these actions are calm. For such, whichever one likes one might consider. Towards such persons the cultivation of universal love is easy.

Văn Bản

Với một ai đó, động thái của người ấy trông điềm tĩnh, và điều này có thể thấy qua cách người ấy thực hiện một số nhiệm vụ khác nhau; nhưng hành xử trong lời nói và suy nghĩ thì lại không điềm tĩnh. Người ấy chỉ để ý đến cách hành xử của thân sao cho được điềm tĩnh, bỏ qua cách hành xử của khẩu và ý.

Còn đối với một người khác, cách hành xử trong ngôn ngữ của người ấy thì điềm tĩnh, và điều này được thấy rõ ràng. Bản tánh của ông khéo léo trong việc đón chào người khác, thân thiện, và biết ăn nói; ông hiếu khách, dễ tiếp cận và dùng lời lẽ lịch sự. Ông thuyết giảng Giáo Pháp rất hay, giải thích Pháp với ngôn từ rõ ràng và chi tiết; nhưng cách hành xử trong thân và ý của ông thì không điềm tĩnh. Người ấy chỉ để ý đến cách nói chuyện sao cho được điềm tĩnh, bỏ qua cách hành xử của thân và ý.

Một người khác thì điềm tĩnh trong suy nghĩ, điều này được thấy rõ ràng từ cách người ấy cung kính đảnh lễ tại đền thờ, v.v. Người mà không bình tĩnh trong tư tưởng, khi người ấy đảnh lễ tại đền thờ hay tại cây Bồ Đề, hay với người cao niên, không làm nó một cách thành kính, và khi ngồi ở sảnh đường nơi Pháp được truyền giảng, tâm của ông đi lang thang và ông gật gù. Còn người kia thì có suy nghĩ điềm tĩnh, đảnh lễ một cách thành kính và hết lòng, và nghe Pháp một cách chăm chú, giữ nó trong tâm và biểu lộ niềm hân hoan. Như vậy, cách hành xử của người này trong tư tưởng thì điềm tĩnh nhưng không trong động thái và lời nói. Người này chỉ để ý đến việc giữ cho tâm ý được điềm tĩnh, bỏ qua cách hành xử của thân và khẩu.

Đối với một người mà thậm chí không có được một trong ba hành động này là điềm tĩnh. Người như vậy thì lòng từ bi cần được kích thích như sau: "Mặc dù ông hiện đang sống trong thế giới loài người, nhưng đến một thời điểm nào đó ông chắc chắn sẽ tìm thấy mình sống trong bất cứ cảnh giới nào của tám cõi địa ngục lớn hay trong mười sáu cõi địa ngục nhỏ." Vì lòng từ bi cũng làm cho phẫn nộ lắng dịu.

Đối với một người nào đó, tất cả những hành động này đều điềm tĩnh. Vì thế, bất cứ điều gì người ấy thích thì họ có thể sẽ xem xét. Với những người như vậy, việc nuôi dưỡng tình thương yêu quảng đại vô biên là dễ dàng.

Self-admonition

If by an enemy you are pained
With something that belongs to him,
Why try to hurt your mind
Yourself, which does not belong to him?

Crying, you left your family circle
Which had been of such succor to you
This great destructive enemy — anger,
Why don't you leave it then?

All the virtues you preserve, but
That which cuts at their very roots,
This anger, you have not yet abandoned.
Who is a greater fool than you?

Done is an ignoble deed
By another — so you get angry.
Aren't you just like him?
Who wants to copy the very same act?

If, wishing to provoke you,
Another acts aggressively,
By allowing anger to spring up,
Why do that which he would have you do?

If you are angry, maybe or maybe not
You make the other man suffer;
But even here and now to yourself
You inflict the pain that anger brings.

Anger-blinded enemies
Indeed tread the path of woe.
Yet you are getting angry too,
Why do you only follow them?

If, because of your anger,
Hurt is done to you by a foe,
Then why not put down that very anger?
Why should you be harassed thereby?

Indeed, states last but for a moment,
Those aggregates by which you did
The odious act have ceased now —
With whom are you angry then?

Who inflicts pain on whom?
Without him, whom will he then inflict?
You yourself are the cause of pain.
Why then are you angry with him?

Tự Khiễn Trách

Nếu một kẻ thù làm bạn bị đau khổ
Với một cái gì đó thuộc về ông ấy,
Tại sao phải làm tổn thương tâm của bạn
Bản thân bạn, không thuộc về ông ấy?

Khóc, bạn rời bỏ gia đình thân hữu của mình
Nơi đã từng cưu mang giúp đỡ bạn
Kẻ thù nguy hiểm này — sân hận,
Tại sao bạn không rời bỏ nó ngay?

Tất cả mọi đức hạnh bạn gìn giữ, nhưng
Cái đó cần cắt bỏ tận gốc rễ,
Sân hận này, bạn vẫn chưa từ bỏ.
Ai ngu xuẩn hơn bạn?

Một hành động đê tiện gây ra
Bởi người khác — làm cho bạn giận dữ.
Vậy có phải là bạn giống người ấy chăng?
Ai muốn sao chép hành vi tương tự?

Nếu muốn kích động bạn,
Người khác hành động một cách thù nghịch,
Để cho sân hận khởi sinh,
Tại sao làm điều mà người đó muốn bạn làm?

Nếu bạn giận dữ, có thể hoặc không thể
Bạn làm người kia đau khổ;
Nhưng ngay cả ở đây và lúc này
Bạn tự hứng chịu đau khổ mà sân hận mang đến.

Kẻ thù bị mù mắt bởi sân hận
Tất nhiên đi trên con đường của khổ.
Thế nhưng bạn cũng ôm sân hận vào,
Tại sao bạn chỉ đi theo họ?

Nếu, bởi vì sự tức giận của bạn,
Tổn thương mang đến cho bạn bởi kẻ thù,
Thì tại sao không đặt sân hận đó xuống?
Tại sao bạn phải bị quấy rối như thế?

Thật vậy, tình trạng chỉ kéo dài trong một khoảnh khắc,
Các uẩn mà bạn đã làm
Hành động khả ố giờ đã ngừng —
Thế thì bạn tức giận với ai đây?

Ai gây đau khổ cho ai?
Không có người ấy, họ sẽ gây đau khổ cho ai?
Bạn chính là nguyên nhân của đau khổ.
Thế thì tại sao bạn lại tức giận cùng với họ?

Note

1.
A member of the administrative class, into which the Buddha had been born.

Ghi Chú

1.
Thành viên của giai cấp quan liêu, nơi mà Đức Phật đã được sinh ra.

©1987 Buddhist Publication Society.
You may copy, reformat, reprint, republish, and redistribute this work in any medium whatsoever, provided that: (1) you only make such copies, etc. available free of charge and, in the case of reprinting, only in quantities of no more than 50 copies; (2) you clearly indicate that any derivatives of this work (including translations) are derived from this source document; and (3) you include the full text of this license in any copies or derivatives of this work. Otherwise, all rights reserved. Documents linked from this page may be subject to other restrictions. Bodhi Leaves No. 109 (Kandy: Buddhist Publication Society, 1987). Transcribed from the print edition for Access to Insight by a volunteer, with the kind permission of the Buddhist Publication Society. Last revised for Access to Insight on 30 November 2013.

©1987 Buddhist Publication Society.
Bạn có thể sao chép, in lại, phát hành và phân phối lại tác phẩm này bằng bất cứ phương tiện nào, với điều kiện là (1) bạn chỉ cung cấp những bản sao này, v.v. qua hình thức biếu tặng, và trong trường hợp in lại, chỉ với số lượng 50 bản trở xuống; (2) bạn chỉ ra rõ ràng rằng bất cứ dẫn xuất của bài này (kể cả bản dịch) được trích dẫn từ nguồn tài liệu này; và (3) bạn bao gồm đầy đủ văn bản của giấy phép này trong bất cứ bản sao hay trích dẫn của tác phẩm này. Nếu không, phải tôn trọng bản quyền. Các tài liệu liên kết từ trang này có thể bị hạn chế. Bodhi Leaves No. 109 (Kandy: Buddhist Publication Society, 1987). Chép lại từ ấn bản in cho Access to Insight bởi một thiện nguyện viên với sự cho phép của hội Buddhist Publication Society. Chỉnh sửa cuối cho Access to Insight vào ngày 30 tháng 11 năm 2013.

How to cite this document (a suggested style): "Positive Response: How to Meet Evil With Good", by Acharya Buddharakkhita. Access to Insight (Legacy Edition), 30 November 2013, http://www.accesstoinsight.org/lib/authors/buddharakkhita/bl109.html.
Alternate Format: PDF

Làm thế nào để trích dẫn tài liệu này (một đề nghị bút pháp): "Positive Response - Phản Ứng Tích Cực: Làm Thế Nào Để Đương Đầu Với Ác Bằng Thiện", bởi Acharya Buddharakkhita.
Access to Insight (Legacy Edition), 30 November 2013, http://www.accesstoinsight.org/lib/authors/buddharakkhita/b1109.html .
Dạng ấn bản khác: PDF

 Chủ biên và điều hành: TT Thích Giác Đẳng.

  Những đóng góp dịch thuật xin gửi về TT Thích Giác Đẳng tại phamdang0308@gmail.com
Cập nhập ngày: Thứ Hai 05-23-2016

Kỹ thuật trình bày: Minh Hạnh & Thiện Pháp

 | | trở về đầu trang | Home page |