The eighth factor of the path is right concentration, in Pali samma samadhi. Concentration represents an intensification of a mental factor present in every state of consciousness. This factor, one-pointedness of mind (citt'ekaggata), has the function of unifying the other mental factors in the task of cognition. It is the factor responsible for the individuating aspect of consciousness, ensuring that every citta or act of mind remains centered on its object. At any given moment the mind must be cognizant of something — a sight, a sound, a smell, a taste, a touch, or a mental object. The factor of one-pointedness unifies the mind and its other concomitants in the task of cognizing the object, while it simultaneously exercises the function of centering all the constituents of the cognitive act on the object. One-pointedness of mind explains the fact that in a possessiveness whose task is to focus attention on the only object, it does not know any other object and focuses only on the existing object.

Yếu tố thứ tám của con đường diệt khổ là chánh định, trong tiếng Pali là samma Samadhi, samma nghĩa là Vô thượng, samadhi nghĩa là định. Định là một sự nỗ lực của ý thức để làm thay đổi sự vận hành của tâm, sự tập trung tiêu biểu yếu tố tinh thần làm tăng cao lên trong mọi trạng thái của ý thức. Yếu tố này, sự nhất tâm (citt'ekaggata), có chức năng thống nhất các yếu tố tinh thần khác trong nhiệm vụ nhận thức. Nó là yếu tố chịu trách nhiệm về khía cạnh riêng biệt của tâm thức, đảm bảo rằng mọi tâm hay hành động của tâm vẫn tập trung vào đối tượng của nó. Tại bất kỳ thời điểm nào, tâm phải nhận biết được điều gì đó - một cảnh, một âm thanh, một mùi, một vị, một xúc giác, hoặc một đối tượng tinh thần. Yếu tố của nhất tâm là hợp nhất tâm và các nhân tố khác của nó làm nhiệm vụ nhận thức đối tượng, trong khi nó cùng một lúc thực hiện chức năng tập trung tất cả các yếu tố cấu thành hành vi nhận thức vào đối tượng. Sự nhất tâm được giải thích nó là một sở hữu có nhiệm vụ tập trung chú ý vào đối tượng duy nhất , nó không biết bất kỳ một đối tượng nào khác và chỉ tập trung vào đối tượng hiện hữu mà thôi.

However, samadhi is only a particular kind of one-pointedness; it is not equivalent to one-pointedness in its entirety. A gourmet sitting down to a meal, an assassin about to slay his victim, a soldier on the battlefield — these all act with a concentrated mind, but their concentration cannot be characterized as samadhi. Samadhi is exclusively wholesome one-pointedness, the concentration in a wholesome state of mind. Even then its range is still narrower: it does not signify every form of wholesome concentration, but only the intensified concentration that results from a deliberate attempt to raise the mind to a higher, more purified level of awareness.

Tuy nhiên, định (samadhi) chỉ là một loại đặc biệt của nhất tâm; nó không tương đương toàn bộ với nhất tâm. Một người sành ăn đang ngồi dùng bữa, một sát thủ sắp hành quyết phạm nhân, một người lính trên chiến trường - tất cả đều hành động với tâm tập trung, nhưng sự tập trung của họ không thể được đặc trưng như samadhi. Samadhi là sự nhất tâm hoàn toàn độc nhất, sự tập trung trong trạng thái tâm lành mạnh. Ngay cả khi đó phạm vi của nó vẫn hẹp hơn: nó không biểu thị mọi dạng tập trung lành mạnh, mà chỉ là sự tập trung tăng cường là kết quả của một nỗ lực có chủ ý để nâng cao tâm lên một mức độ nhận thức cao hơn, thanh lọc hơn.

The commentaries define samadhi as the centering of the mind and mental factors rightly and evenly on an object. Samadhi, as wholesome concentration, collects together the ordinarily dispersed and dissipated stream of mental states to induce an inner unification. The two salient features of a concentrated mind are unbroken attentiveness to an object and the consequent tranquillity of the mental functions, qualities which distinguish it from the unconcentrated mind. The mind untrained in concentration moves in a scattered manner which the Buddha compares to the flapping about of a fish taken from the water and thrown onto dry land. It cannot stay fixed but rushes from idea to idea, from thought to thought, without inner control. Such a distracted mind is also a deluded mind. Overwhelmed by worries and concerns, a constant prey to the defilements, it sees things only in fragments, distorted by the ripples of random thoughts. But the mind that has been trained in concentration, in contrast, can remain focused on its object without distraction. This freedom from distraction further induces a softness and serenity which make the mind an effective instrument for penetration. Like a lake unruffled by any breeze, the concentrated mind is a faithful reflector that mirrors whatever is placed before it exactly as it is..

Các chú giải định nghĩa định (samadhi) là sự tập trung tâm và các yếu tố tinh thần một cách chính xác và đồng đều trên một đối tượng. Samadhi, với tư cách là sự tập trung lành mạnh, tập hợp các dòng trạng thái tâm phóng dật và tán loạn lại với nhau để tạo ra sự hợp nhất bên trong. Hai đặc điểm nổi bật của một tâm tập trung là sự chú tâm liên tục vào một đối tượng và sự yên tĩnh do kết quả của các chức năng tâm, những phẩm chất phân biệt nó với tâm không tập trung. Tâm không được tu tập trong sự tập trung chuyển động theo kiểu phân tán, Đức Phật so sánh với những cái quẫy mạnh của con cá khi bị lấy từ dưới nước và ném lên đất khô. Nó không thể cố định mà lao đi từ ý tưởng này sang ý tưởng khác, từ suy nghĩ này đến suy nghĩ khác, không có sự kiểm soát bên trong. Tâm không định như vậy cũng là tâm si mê. Bị choáng ngợp bởi những lo lắng và bận tâm, là con mồi liên tục của những phiền não, nó nhìn mọi thứ chỉ là những mảnh vụn, bị bóp méo bởi những gợn sóng của những suy nghĩ ngẫu nhiên. Nhưng ngược lại, tâm được tu tập tập trung có thể tập trung vào đối tượng của nó mà không bị phân tâm. Sự tự do khỏi bị phân tâm này tiếp tục tạo ra sự mềm mại và thanh thản khiến tâm trở thành một công cụ hữu hiệu để có sự hiểu thấu suốt. Giống như một hồ nước không bị rung chuyển bởi bất kỳ cơn gió nào, tâm tập trung là một tấm gương phản chiếu trung thực phản chiếu bất cứ thứ gì được đặt trước nó một cách chính xác như nó vốn có .

The Development of Concentration

Sự Phát Triển Thiền

Concentration can be developed through either of two methods — either as the goal of a system of practice directed expressly towards the attainment of deep concentration at the level of absorption, or as the incidental accompaniment of the path intended to generate insight. The former method is called the development of serenity (samatha-bhavana), the second the development of insight (vipassana-bhavana). Both paths share certain preliminary requirements. For both, moral discipline must be purified, the various impediments must be severed, the meditator must seek out suitable instruction (preferrably from a personal teacher), and must resort to a dwelling conducive to practice. Once these preliminaries have been dispensed with, the meditator on the path of serenity has to obtain an object of meditation, something to be used as a focal point for developing concentration.[61]

Sự tập trung có thể được phát triển thông qua một trong hai phương pháp - một là mục tiêu của phương pháp tu tập hướng một cách rõ ràng tới việc đạt được sự tập trung sâu ở mức độ thẩm thấu, hai là phần phụ thuộc vào con đường tu tập nhằm tạo ra sự sáng suốt. Phương pháp trước được gọi là sự phát triển của sự tỉnh lặng là Thiền Chỉ ( samatha-bhavana), phương pháp thứ hai là tu tập dùng trí tuệ quan sát tất cả mọi sự vật để thấy rõ được thực tướng, dứt trừ các phiền não gọi là Thiền Quán (vipassana-bhavana). Cả hai phương pháp tu tập đều có chung một số điều kiện thiết yếu nhất định. Đối với cả hai, kỷ luật đạo đức phải được thanh lọc, các chướng ngại khác phải được cắt bỏ, hành giả phải tìm kiếm sự chỉ dạy thích hợp (tốt hơn là từ một vị thầy riêng), và phải đến trú xứ thích hợp cho việc tu tập. Một khi những bước khởi đầu này đã được ổn định, hành giả trên con đường tu tập Thiền Chỉ phải có được một đối tượng thiền định gọi là án xứ hay là thiền án, một thứ được dùng làm đầu mối để phát triển sự tập trung. [61]

If the meditator has a qualified teacher, the teacher will probably assign him an object judged to be appropriate for his temperament. If he doesn't have a teacher, he will have to select an object himself, perhaps after some experimentation. The meditation manuals collect the subjects of serenity meditation into a set of forty, called "places of work" (kammatthana) since they are the places where the meditator does the work of practice. The forty may be listed as follows:

Nếu hành giả có một vị thiền sư có trình độ, vị thiền sư có thể sẽ chỉ định cho hành giả một đối tượng được đánh giá là phù hợp với tính khí của hành giả. Nếu không có thiền sư, có lẽ sau một số thử nghiệm hành giả sẽ phải tự mình chọn một đối tượng. Trong bộ sách hướng dẫn thiền tập các chủ đề của Thiền Chỉ Tịnh có 40 đề án, được gọi là "nghiệp xứ hay là án xứ" (kammatthana) vì chúng là những đề mục thiền để hành giả tu tập. Bốn mươi nghiệp xứ có thể được liệt kê như sau:

ten kasinas
ten unattractive objects (dasa asubha)
ten recollections (dasa anussatiyo)
four sublime states (cattaro brahmavihara)
four immaterial states (cattaro aruppa)
one perception (eka sañña)
one analysis (eka vavatthana).
10 đề mục, dùng vật để niệm kasinas
10 đề mục Tử thi (dasa asubha)
10 đề mục Tùy Niệm (dasa anussatiyo)
4 đề mục pháp bậc Ðại nhơn (cattaro brahmavihara)
4 đề mục Vô sắc (cattaro aruppa)
1 đề mục phân biệt (eka sañña)
1 đề mục Tưởng xét (eka vavatthana).

The kasinas are object or dialogue in meditation to help with the mental focus devices representing certain primordial qualities. Four represent the primary elements — the earth, water, fire, and air kasinas; four represent colors — the blue, yellow, red, and white kasinas; the other two are the light and the space kasinas. Each kasina is a concrete object representative of the universal quality it signifies. Thus an earth kasina would be a circular disk filled with clay. To develop concentration on the earth kasina the meditator sets the disk in front of him, fixes his gaze on it, and contemplates "earth, earth." A similar method is used for the other kasinas, with appropriate changes to fit the case.

Các kasina là lãnh vực được dùng làm đối tượng hay thoại đầu trong thiền nhằm giúp cho sự tập trung tâm. Bốn tiêu biểu cho các nguyên tố chính - kasinas đất, nước, lửa và không khí; bốn màu tiêu biểu là - kasinas xanh, vàng, đỏ và trắng; hai cái còn lại là ánh sáng và kasinas không gian. Mỗi kasina là một đối tượng cụ thể đại diện cho chất lượng phổ quát mà nó biểu thị. Vì vậy, một kasina đất sẽ là một đĩa tròn bằng đất sét. Để phát triển sự tập trung kasina trên đất, thiền giả đặt cái đĩa trước mặt, chăm chú nhìn vào đó và suy niệm về "đất, đất." Các phương pháp tương tự được sử dụng cho các kasinas khác, với những thay đổi thích hợp để phù hợp với mỗi hành giả.

The ten "unattractive objects" are corpses in different stages of decomposition. This subject appears similar to the contemplation of bodily decay in the mindfulness of the body, and in fact in olden times the cremation ground was recommended as the most appropriate place for both. But the two meditations differ in emphasis. In the mindfulness exercise stress falls on the application of reflective thought, the sight of the decaying corpse serving as a stimulus for consideration of one's own eventual death and disintegration. In this exercise the use of reflective thought is discouraged. The stress instead falls on one-pointed mental fixation on the object, the less thought the better.

Mười "đề mục Tử thi (dasa asubha)" là những xác chết đang trong giai đoạn phân hủy khác nhau. Chủ đề này chủ yếu tương tự như việc quán niệm thân xác thối rữa trong chánh niệm về thân, và trên thực tế từ xa xưa, khu nghĩa trang được đề nghị là nơi thích hợp nhất cho cả hai. Nhưng hai thiền khác nhau ở điểm nhấn. Trong bài tu tập chánh niệm, nhấn mạnh vào việc áp dụng tư tưởng suy niệm, cảnh tượng xác chết đang phân hủy đóng vai trò như một kích thích để xem xét cái chết và sự tan rã cuối cùng của chính mình. Trong bài tập về định này, việc sử dụng tư tưởng suy niệm không được khuyến khích. Thay vào đó, nhấn mạnh vào sự cố định tinh thần nhất tâm vào đối tượng, càng ít suy nghĩ càng tốt.

The ten recollections form a miscellaneous collection. The first three are devotional meditations on the qualities of the Triple Gem — the Buddha, the Dhamma, and the Sangha; they use as their basis standard formulas that have come down in the Suttas. The next three recollections also rely on ancient formulas: the meditations on morality, generosity, and the potential for divine-like qualities in oneself. Then come mindfulness of death, the contemplation of the unattractive nature of the body, mindfulness of breathing, and lastly, the recollection of peace, a discursive meditation on Nibbana..

Mười đề mục Tùy Niệm tạo thành một tập hợp linh tinh.

Ba đề mục đầu tiên là những thiền định sùng kính về phẩm chất của Tam Bảo 1. Tùy niệm Phật (Buddhānussati), 2. Tùy niệm Pháp (Dhammanussati), 3. Tùy niệm Tăng (Sanghànussati) ; được sử dụng làm phương cách cơ sở tiêu chuẩn cơ sở được ghi trong Kinh.

Ba tùy niệm tiếp theo là 4. Tùy niệm Giới (Sīlanussati), 5. Tùy niệm Thí (Cāgānussati), 6. Tùy niệm Thiên (Devatānussati) cũng dựa trên những phương pháp cổ xưa: những suy ngẫm về đạo đức, lòng vị tha và tiềm năng những phẩm chất thần thánh trong bản thân.

7. Tùy niệm sự chết (Maranānassati),

8. Thân hành niệm hay 32 thể trượt (Kāyagatasati),

9. Niệm hơi thở (Ānāpānasati)

Sau đó là 10. Tùy niệm sự bình an hay Niết bàn (Upasamanussati)

The four sublime states or "divine abodes" are the outwardly directed social attitudes — loving-kindness, compassion, sympathetic joy, and equanimity — developed into universal radiations which are gradually extended in range until they encompass all living beings.

 

 

The four immaterial states are the objective bases for certain deep levels of absorption:

1 - the base of infinite space,

2 - the base of infinite consciousness,

3 - the base of nothingness,

4 - and the base of neither-perception-nor-non-perception.

These become accessible as objects only to those who are already adept in concentration.

 

 

The "one perception" is the perception of the repulsiveness of food, a discursive topic intended to reduce attachment to the pleasures of the palate.

 

The "one analysis" is the contemplation of the body in terms of the four primary elements, already discussed in the chapter on right mindfulness..

Bốn đề pháp bậc đại nhân hay "phạm trú" là những sự tu tập hướng ra bên ngoài xã hội - 1 - Mettā - Rải tâm Từ đến tất cả chúng sanh; 2 - Karunā - Rải tâm Bi đến tất cả chúng sanh; 3 - Muditā - Rải tâm Hỉ đến tất cả chúng sanh; 4 - Upekkhā - Rải tâm Xả đến tất cả chúng sanh. - được phát triển thành những bức xạ phổ quát dần dần được mở rộng trong phạm vi cho đến khi bao trùm tất cả chúng sinh.

Bốn đề mục Vô sắc là:

1 - Ākāsānañcāyatana - Lấy "Hư không, vô hạn" , Không Vô Biên Xứ làm cảnh giới;,

2 - Viññānañcāyatana - Lấy "Thức không ngăn mé" Thức Vô Biên Xứ làm cảnh giới;,

3 - Akiñcaññāyatana - Lấy "Cái gì dầu nhỏ nhen cũng không có" Vô Sở Hữu Xứ làm cảnh giới; ,

4 - Nevasannnāsannāyatana - Lấy "Phi phi tưởng" Phi Tưởng, Phi Phi Tưởng. làm cảnh giới.

Trạng thái phi vật chất là cơ sở khách quan cho những mức độ hấp thụ sâu nhất định: cơ sở của Không Vô Biên Xứ, cơ sở của Thức Vô Biên Xứ, cơ sở của Vô Sở Hữu Xứ và cơ sở của Phi phi tưởng" Phi Tưởng, Phi Phi Tưởng. Những thứ này trở nên dễ tiếp cận như những vật chỉ dành cho những người đã có khả năng tập trung cao.

"Một đề án phân biệt" là tưởng "Thực phẩm mà mình dùng là món đáng gớm" để niệm, để làm giảm bớt sự gắn bó với những sự thích thú của miệng.

"Một đề án Tưởng xét" là sự quán chiếu suy xét tứ đại trong thân thể, đã được thảo luận trong chương về chánh niệm .

When such a variety of meditation subjects is presented, the aspiring meditator without a teacher might be perplexed as to which to choose. The manuals divide the forty subjects according to their suitability for different personality types. Thus the unattractive objects and the contemplation of the parts of the body are judged to be most suitable for a lustful type, the meditation on loving-kindness to be best for a hating type, the meditation on the qualities of the Triple Gem to be most effective for a devotional type, etc. But for practical purposes the beginner in meditation can generally be advised to start with a simple subject that helps reduce discursive thinking. Mental distraction caused by restlessness and scattered thoughts is a common problem faced by persons of all different character types; thus a meditator of any temperament can benefit from a subject which promotes a slowing down and stilling of the thought process. The subject generally recommended for its effectiveness in clearing the mind of stray thoughts is mindfulness of breathing, which can therefore be suggested as the subject most suitable for beginners as well as veterans seeking a direct approach to deep concentration. Once the mind settles down and one's thought patterns become easier to notice, one might then make use of other subjects to deal with special problems that arise: the meditation on loving-kindness may be used to counteract anger and ill will, mindfulness of the bodily parts to weaken sensual lust, the recollection of the Buddha to inspire faith and devotion, the meditation on death to arouse a sense of urgency. The ability to select the subject appropriate to the situation requires skill, but this skill evolves through practice, often through simple trial-and-error experimentation.

Một khi có nhiều đề mục thiền như vậy, thiền giả có ý muốn tu tập mà không có thầy dạy có thể bối rối không biết nên chọn môn nào. Sách hướng dẫn phân chia bốn mươi đề án tùy theo mức độ phù hợp với các tính cách khác nhau. Thật vậy, các đề án bất tịnh và sự quán chiếu các bộ phận của cơ thể được đánh giá là phù hợp nhất với những người tham ái, thiền về lòng từ là tốt nhất đối với những người có tánh sân, thiền về tán thán Tam bảo là tốt nhất và hiệu quả đối với những người sùng đạo, v.v ... Nhưng đối với những người mới bắt đầu tu tập thiền nói chung có thể được khuyên nên bắt đầu với một chủ đề đơn giản giúp giảm sự suy nghĩ. Mất tập trung tinh thần do bồn chồn và suy nghĩ phân tán là một vấn đề phổ biến mà những người thuộc mọi loại tánh khác nhau phải đối mặt; do đó, một hành giả với bất kỳ tánh đều có thể được ích lợi từ một chủ đề thúc đẩy quá trình suy nghĩ chậm lại và tĩnh lặng. Thiền niệm hơi thở là phương cádh thường được đề xuất vì hiệu quả của nó trong việc giải tỏa tâm do những suy nghĩ phóng dật, do đó có thể được đề xuất là phương cách phù hợp nhất cho người mới bắt đầu cũng như những người lâu năm đang tìm kiếm cách tiếp cận trực tiếp để tập trung sâu. Một khi tâm lắng xuống và hành giả nhận thấy rõ bản tánh riêng của mình, thì hành giả có thể sử dụng các chủ đề khác để đối phó các vấn đề đặc biệt phát sinh: thiền tâm từ có thể được sử dụng để chống lại sự tức giận và ác ý, thiền niệm thân để làm suy yếu dục vọng, thiền niệm tưởng về Đức Phật để khơi dậy niềm tin và lòng sùng mộ, thiền về sự chết để khơi dậy cảm giác mình cũng sẽ chết và không còn thời gian lãng phí nữa mà phải tu tập kẻo không kịp. Thường thì xuyên qua những cuộc thử nghiệm đơn giản để nhận ra đề án nào đúng đề án nào sai, để có có thể lựa chọn đề án phù hợp với căn tánh đòi hỏi kỹ năng, nhưng kỹ năng này phát triển thông qua thực hành

The Stages of Concentration

Các Tầng Thiền

Concentration is not attained all at once but develops in stages. To enable our exposition to cover all the stages of concentration, we will consider the case of a meditator who follows the entire path of serenity meditation from start to finish, and who will make much faster progress than the typical meditator is likely to make.

Định không đạt được cùng một lúc mà phát triển theo từng giai đoạn. Để cho phép sự trình bày của chúng tôi bao quát tất cả các giai đoạn của sự tập trung, chúng tôi sẽ xem xét trường hợp của một hành giả đi theo toàn bộ con đường thiền tịnh chỉ từ đầu đến cuối và hành giả sẽ tiến bộ nhanh hơn nhiều so với những hành giả điển hình có thể đạt được.

After receiving his meditation subject from a teacher, or selecting it on his own, the meditator retires to a quiet place. There he assumes the correct meditation posture — the legs crossed comfortably, the upper part of the body held straight and erect, hands placed one above the other on the lap, the head kept steady, the mouth and eyes closed (unless a kasina or other visual object is used), the breath flowing naturally and regularly through the nostrils. He then focuses his mind on the object and tries to keep it there, fixed and alert. If the mind strays, he notices this quickly, catches it, and brings it back gently but firmly to the object, doing this over and over as often as is necessary. This initial stage is called preliminary concentration (parikkamma-samadhi) and the object the preliminary sign (parikkamma-nimitta).

Sau khi nhận đề án thiền từ một vị thầy, hoặc tự mình chọn đề án thiền định, hành giả lui về một nơi yên tĩnh. Ở đó, hành giả ngồi với tư thế thiền - ngồi kiết già, hai chân bắt chéo thoải mái, phần trên của cơ thể giữ thẳng và lưng thẳng, hai tay đặt lên trên đùi, đầu giữ ổn định, miệng và mắt nhắm lại (trừ khi dùng kasina hoặc vật khác. thì nhìn thẳng vào đề mục được sử dụng), hơi thở tự nhiên và đều đặn qua lỗ mũi. Sau đó, hành giả tập trung tâm vào đối tượng và cố gắng giữ tâm ở đó, cố định và tỉnh táo. Nếu tâm đi lạc, hành giả sẽ nhận thấy điều này một cách nhanh chóng, nắm bắt nó và đưa nó trở về nhẹ nhàng nhưng chắc chắn vào đối tượng, làm đi làm lại điều này thường xuyên nếu cần. Giai đoạn ban đầu này được gọi là chuẩn bị định (parikkamma-samadhi) và đối tượng là đề án sơ khởi(parikkamma-nimitta).

Once the initial excitement subsides and the mind begins to settle into the practice, the five hindrances are likely to arise, bubbling up from the depths. Sometimes they appear as thoughts, sometimes as images, sometimes as obsessive emotions: surges of desire, anger and resentment, heaviness of mind, agitation, doubts. The hindrances pose a formidable barrier, but with patience and sustained effort they can be overcome. To conquer them the meditator will have to be adroit. At times, when a particular hindrance becomes strong, he may have to lay aside his primary subject of meditation and take up another subject expressly opposed to the hindrance. At other times he will have to persist with his primary subject despite the bumps along the road, bringing his mind back to it again and again.

Một khi sự phấn khích ban đầu lắng xuống và tâm bắt đầu tập trung tư tưởng vào thiền, năm triền cái có thể sẽ phát sinh, những phiền não từ sâu thẳm. Đôi khi chúng xuất hiện dưới dạng suy nghĩ, đôi khi là hình ảnh, đôi khi là những cảm xúc ám ảnh: ham muốn dâng trào, giận dữ và phẫn uất, tâm nặng nề, kích động, nghi ngờ. Những trở ngại đặt ra một rào cản ghê gớm, nhưng với sự kiên nhẫn và nỗ lực bền bỉ, chúng có thể được khắc phục. Để chinh phục chúng, hành giả sẽ phải kiên trì. Đôi khi, một chướng ngại đặc biệt trở nên mạnh mẽ, hành giả có thể phải bỏ đề án thiền chính của mình sang một bên và bắt đầu một đề án khác hoàn toàn đối ngược với triền cái. Vào những lúc khác, hành giả sẽ phải kiên trì với đề án chính của mình bất chấp những gập ghềnh dọc đường, khiến tâm của hành giả phải trở đi trở lại với đề án chính của mình nhiều lần.

As he goes on striving along the path of concentration, his exertion activates five mental factors which come to his aid. These factors are intermittently present in ordinary undirected consciousness, but there they lack a unifying bond and thus do not play any special role. However, when activated by the work of meditation, these five factors pick up power, link up with one another, and steer the mind towards samadhi, which they will govern as the "jhana factors," the factors of absorption (jhananga). Stated in their usual order the five are: initial application of mind (vitakka), sustained application of mind (vicara), rapture (piti), happiness (sukha), and one-pointedness (ekaggata).

Khi hành giả cố gắng trên con đường tu tập của sự tập trung, sự cố gắng của hành giả sẽ kích hoạt năm yếu tố tinh thần có ích cho hành giả. Những yếu tố này hiện diện không liên tục trong ý thức không định hướng thông thường, nhưng ở đó chúng thiếu sự liên kết thống nhất và do đó không đóng bất kỳ vai trò đặc biệt nào. Tuy nhiên, khi được kích hoạt bởi công việc thiền định, năm yếu tố này sẽ thu nạp sức mạnh, liên kết với nhau, và hướng tâm đến định, mà chúng sẽ chi phối như "yếu tố thiền", yếu tố thẩm thấu (jhananga). Được trình bày theo thứ tự thông thường của chúng, năm chi pháp là: chi pháp đầu tiên của tâm là tầm (vitakka), chi pháp thứ hai trạng thái lưởng lự phân vân của tâm là tứ (vicara), chi pháp thứ ba là hoan hỷ (hỉ - piti), chi pháp thứ tư là hạnh phúc (lạc - sukha), và chi pháp thứ năm là định (ekaggata).

Initial application of mind does the work of directing the mind to the object. It takes the mind, lifts it up, and drives it into the object the way one drives a nail through a block of wood. This done, sustained application of mind anchors the mind on the object, keeping it there through its function of examination. To clarify the difference between these two factors, initial application is compared to the striking of a bell, sustained application to the bell's reverberations. Rapture, the third factor, is the delight and joy that accompany a favorable interest in the object, while happiness, the fourth factor, is the pleasant feeling that accompanies successful concentration. Since rapture and happiness share similar qualities they tend to be confused with each other, but the two are not identical. The difference between them is illustrated by comparing rapture to the joy of a weary desert-farer who sees an oasis in the distance, happiness to his pleasure when drinking from the pond and resting in the shade. The fifth and final factor of absorption is one-pointedness, which has the pivotal function of unifying the mind on the object.[62]

Tầm là sự hướng tâm đến cảnh; đưa đến và quy tụ trên đối tượng. Nó hướng tâm, nâng lên và lái vào vật thể như cách người ta đóng đinh xuyên qua một khối gỗ. Điều này được thực hiện bởi, Tứ (Vicāra) là sự quan sát, dán áp tâm lên đối tượng, giữ nó ở đó thông qua chức năng kiểm tra của nó. Để làm rõ sự khác biệt giữa hai yếu tố này, tầm được so sánh với sự nổi bật của chuông, tứ ứng dụng liên tục đối với âm vang của chuông. Sự say mê, yếu tố thứ ba, Hỷ (Pīti) còn gọi là phỉ lạc là trạng thái no vui với đối tượng, hoan hỷ, trong khi hạnh phúc, yếu tố thứ tư, Lạc (Sukha) là trạng thái sung sướng do hưởng cảnh, cảm giác dễ chịu đi kèm với sự tập trung thành công. Vì sự sung sướng và hạnh phúc có những phẩm chất giống nhau nên chúng có xu hướng bị nhầm lẫn với nhau, nhưng cả hai không giống nhau. Sự khác biệt giữa chúng được minh họa bằng cách so sánh sự sung sướng với niềm vui (hỷ) của một người đi sa mạc mệt mỏi nhìn thấy ốc đảo ở phía xa, hạnh phúc với niềm vui (lạc)của anh ta khi uống nước từ ao và nghỉ ngơi trong bóng râm. Yếu tố thứ năm và cũng là yếu tố cuối cùng của sự thẩm thấu là định (Ekaggatā) còn gọi là nhất tâm, là trạng thái chú tâm vào đối tượng [62]

When concentration is developed, these five factors spring up and counteract the five hindrances. Each absorption factor opposes a particular hindrance.

Initial application of mind, through its work of lifting the mind up to the object, counters dullness and drowsiness.

Sustained application, by anchoring the mind on the object, drives away doubt.

Rapture shuts out ill will,

happiness excludes restlessness and worry,

and one-pointedness counters sensual desire, the most alluring inducement to distraction.

Thus, with the strengthening of the absorption factors, the hindrances fade out and subside. They are not yet eradicated — eradication can only be effected by wisdom, the third division of the path — but they have been reduced to a state of quiescence where they cannot disrupt the forward movement of concentration..

Khi sự tập trung được phát triển, năm yếu tố này xuất hiện và chống lại năm triền cái. Sự thẩm thấu của mỗi yếu tố chống lại mỗi chướng ngại cụ thể.

Tầm, là sự hướng tâm đến cảnh; đưa đến và quy tụ trên đối tượng. Có tác dụng diệt trừ hôn trầm (Thīna) và thụy miên (Middha) là trạng thái buồn ngủ, dã dượi của tâm.

Tứ (Vicāra): là sự quan sát, dán áp tâm lên đối tượng. Tâm này diệt trừ và đè nén được hoài nghi (Vicikicchā) là một trạng thái lưởng lự phân vân.

Hỷ (Pīti): còn gọi là phỉ lạc là trạng thái no vui với đối tượng, hoan hỷ, sung sướng.

Lạc (Sukha): là trạng thái sung sướng do hưởng cảnh. Tâm này trừ diệt trạng thái phóng dật (Uddhacca) một trạng thái tán loạn, lao chao.

Ðịnh (Ekaggatā): Còn gọi là nhất tâm, là trạng thái chú tâm vào đối tượng. Tâm này áp đão được sự tham dục (Kāmacchanda) một trạng thái ái nhiểm, vọng mống.

Do đó, với sự tăng trưởng của các yếu tố thẩm thấu, các triền cái sẽ giảm dần và biến mất. Chúng vẫn chưa bị diệt trừ - sự diệt trừ chỉ có thể được thực hiện bởi trí tuệ, nằm trong yếu tố thứ ba của con đường tu tập- nhưng chúng đã bị giảm xuống trạng thái tĩnh lặng, nơi chúng không thể phá vỡ sự chuyển động phía trước của định tâm .

At the same time that the hindrances are being overpowered by the jhana factors inwardly, on the side of the object too certain changes are taking place. The original object of concentration, the preliminary sign, is a gross physical object; in the case of a kasina, it is a disk representing the chosen element or color, in the case of mindfulness of breathing the touch sensation of the breath, etc. But with the strengthening of concentration the original object gives rise to another object called the "learning sign" (uggaha-nimitta). For a kasina this will be a mental image of the disk seen as clearly in the mind as the original object was with the eyes; for the breath it will be a reflex image arisen from the touch sensation of the air currents moving around the nostrils..

Đồng thời khi các triền cái bị chế ngự bởi các yếu tố thiền bên trong tâm, thì về phía đối tượng, có quá nhiều thay đổi nhất định đang diễn ra. Đối tượng ban đầu của sự tập trung, dấu hiệu sơ bộ, là một đối tượng vật chất thô; trong trường hợp của một kasina, nó là một cái đĩa đại diện cho phần tử hoặc màu sắc đã chọn, trong trường hợp niệm hơi thở cảm giác xúc giác của hơi thở, v.v ... Nhưng với sự tăng trưởng tập trung, vật thể ban đầu sinh ra một vật thể khác gọi là "ấn tượng hình dung" (trì tướng - uggaha-nimitta). Đối với kasina, đây sẽ là một hình ảnh tinh thần của chiếc đĩa được nhìn thấy rõ ràng trong tâm trí như đối tượng ban đầu bằng mắt; đối với hơi thở, nó sẽ là một hình ảnh phản xạ phát sinh từ cảm giác chạm vào các luồng không khí di chuyển xung quanh lỗ mũi .

When the learning sign appears, the meditator leaves off the preliminary sign and fixes his attention on the new object. In due time still another object will emerge out of the learning sign. This object, called the "counterpart sign" (patibhaga-nimitta), is a purified mental image many times brighter and clearer than the learning sign. The learning sign is compared to the moon seen behind a cloud, the counterpart sign to the moon freed from the cloud. Simultaneously with the appearance of the counterpart sign, the five absorption factors suppress the five hindrances, and the mind enters the stage of concentration called upacara-samadhi, "access concentration." Here, in access concentration, the mind is drawing close to absorption. It has entered the "neighbourhood" (a possible meaning of upacara) of absorption, but more work is still needed for it to become fully immersed in the object, the defining mark of absorption.

Khi "ấn tượng hình dung" (trì tướng) xuất hiện, thiền giả rời bỏ trì tướng và tập trung chú ý vào đối tượng mới. Trong thời gian này vẫn còn một đối tượng khác sẽ xuất hiện ra khỏi trì tướng. Đối tượng này được gọi là ấn tượng khái niệm "tợ tướng" (patibhaga-nimitta), là trong ấn tượng khái niệm, hình ảnh phát sanh do tri giác, được thanh lọc trong sạch, sáng sủa như mặt trăng không bị mây che, còn trong ấn tượng hình dung, hình ảnh mù mờ như mặt trăng nhìn xuyên qua lớp mây. Đồng thời với sự xuất hiện của ấn tượng khái niệm (patibhaga-nimitta) năm yếu tố thẩm thấu sẽ ngăn chặn năm triền cái, và tâm thức bước vào giai đoạn tập trung được gọi là upacara-samadhi, "định tâm". Ở đây, trong sự tập trung tiếp cận, tâm trí đang tiến gần đến sự thẩm thấu. Nó đã đi vào "cận hành" (một nghĩa có thể có của upacara) của sự thẩm thấu, nhưng vẫn cần phải tu tập nhiều hơn nữa để nó trở nên hoàn toàn hòa mình vào đề án, dấu hiệu xác định của sự thẩm thấu.

With further practice the factors of concentration gain in strength and bring the mind to absorption (appana-samadhi). Like access concentration, absorption takes the counterpart sign as object. The two stages of concentration are differentiated neither by the absence of the hindrances nor by the counterpart sign as object; these are common to both. What differentiates them is the strength of the jhana factors. In access concentration the jhana factors are present, but they lack strength and steadiness. Thus the mind in this stage is compared to a child who has just learned to walk: he takes a few steps, falls down, gets up, walks some more, and again falls down. But the mind in absorption is like a man who wants to walk: he just gets up and walks straight ahead without hesitation.

Với việc tiếp tục tu tập, các yếu tố của sự tập trung sẽ tăng trưởng và đưa tâm đến nhập định (appana-samadhi - định trọn vẹn). Giống như nồng độ tiếp cận, sự nhập định lấy ấn tượng khái niệm làm đối tượng. Hai giai đoạn của sự tập trung không được phân biệt bởi sự vắng mặt của những triền cái cũng như bởi ấn tượng khái niệm là đối tượng; những điều này là chung cho cả hai. Điều khác biệt giữa chúng là sức mạnh của các yếu tố thiền. Trong trạng thái cận định, các yếu tố thiền có mặt, nhưng chúng thiếu sức mạnh và sự ổn định. Vì vậy, tâm trong giai đoạn này được so sánh với một đứa trẻ mới tập đi: nó đi được vài bước thì ngã xuống, đứng dậy, đi thêm một đoạn, rồi lại ngã xuống. Nhưng tâm nhập định giống như một người muốn bước đi: người này chỉ đứng dậy và đi thẳng về phía trước mà không do dự.

Concentration in the stage of absorption is divided into eight levels, each marked by greater depth, purity, and subtlety than its predecessor. The first four form a set called the four jhanas, a word best left untranslated for lack of a suitable equivalent, though it can be loosely rendered "meditative absorption."[63] The second four also form a set, the four immaterial states (aruppa). The eight have to be attained in progressive order, the achievement of any later level being dependent on the mastery of the immediately preceding level.

Sự tập trung trong giai đoạn nhập định được chia thành tám cấp độ, mỗi cấp độ được đánh dấu bằng độ sâu, độ tinh khiết và tinh tế hơn so với cấp độ trước. Bốn tầng thiền đầu tiên tạo thành một tập hợp được gọi là bốn Thiền Sắc Giới(jhanas), một từ tốt nhất không được dịch vì thiếu từ tương đương thích hợp, mặc dù nó có thể được diễn đạt một cách lỏng lẻo là "sự thẩm thấu thiền định". [63] Bốn giải đoạn thứ hai cũng tạo thành một tập hợp, bốn Thiền Vô Sắc Giới ( aruppa). Tám cấp độ phải đạt được theo thứ tự tăng dần, thành tích của bất kỳ cấp độ nào sau đó phụ thuộc vào sự thành thạo của cấp độ liền trước đó.

The four jhanas make up the usual textual definition of right concentration. Thus the Buddha says:

And what, monks, is right concentration? Herein, secluded from sense pleasures, secluded from unwholesome states, a monk enters and dwells in the first jhana, which is accompanied by initial and sustained application of mind and filled with rapture and happiness born of seclusion.

Then, with the subsiding of initial and sustained application of mind, by gaining inner confidence and mental unification, he enters and dwells in the second jhana, which is free from initial and sustained application but is filled with rapture and happiness born of concentration.

With the fading out of rapture, he dwells in equanimity, mindful and clearly comprehending; and he experiences in his own person that bliss of which the noble ones say: "Happily lives he who is equanimous and mindful" — thus he enters and dwells in the third jhana.

With the abandoning of pleasure and pain and with the previous disappearance of joy and grief, he enters and dwells in the fourth jhana, which has neither-pleasure-nor-pain and purity of mindfulness due to equanimity.

This, monks, is right concentration.[64]

Bốn tầng Thiền Sắc Giớijhanas trong kinh định nghĩa về chánh định. Thật vậy, Đức Phật nói:

Này các Tỷ kheo, thế nào là Chánh định? Này các Tỷ kheo, ở đây Tỷ kheo ly dục, ly ác bất thiện pháp, chứng và trú Thiền thứ nhất,

một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, với tầm, với tứ. Tỷ kheo ấy diệt tầm, diệt tứ, chứng và trú Thiền thứ hai,

một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm, không tứ, nội tỉnh nhất tâm. Tỷ kheo ấy ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng và trú Thiền thứ ba.

Tỷ kheo ấy xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú Thiền thứ tư, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh.

Này các Tỷ kheo, như vậy gọi là Chánh định. [64]

The jhanas are distinguished by way of their component factors. The first jhana is constituted by the original set of five absorption factors: initial application, sustained application, rapture, happiness, and one-pointedness. After attaining the first jhana the meditator is advised to master it. On the one hand he should not fall into complacency over his achievement and neglect sustained practice; on the other, he should not become over-confident and rush ahead to attain the next jhana. To master the jhana he should enter it repeatedly and perfect his skill in it, until he can attain it, remain in it, emerge from it, and review it without any trouble or difficulty.

Các tầng Thiền Sắc Giới - jhanas được phân loại theo các thành phần yếu tố của chúng. Sự tạo thành tầng thiền thứ nhất bởi năm yếu tố thẩm thấu ban đầu: tầm,tứ, hỷ, lạc và định. Sau khi đạt được tầng thiền thứ nhất, hành giả được khuyên nên giữ nó. Một mặt, hành giả không nên tự mãn về thành tích của mình mà bỏ bê việc tinh tấn luyện tập; mặt khác, hành giả không nên quá tự tin và vội vàng về phía trước để đạt được thiền định tiếp theo. Để làm chủ được tầng thiền thứ nhất, hành giả nên tu tập nhiều lần và hoàn thiện kỹ năng của mình trong đó, cho đến khi hành giả có thể đạt được định, ở trong nó, xuất hiện từ nó và xem xét nó mà không gặp bất kỳ rắc rối hay khó khăn nào.

After mastering the first jhana, the meditator then considers that his attainment has certain defects. Though the jhana is certainly far superior to ordinary sense consciousness, more peaceful and blissful, it still stands close to sense consciousness and is not far removed from the hindrances. Moreover, two of its factors, initial application and sustained application, appear in time to be rather coarse, not as refined as the other factors. Then the meditator renews his practice of concentration intent on overcoming initial and sustained application. When his faculties mature, these two factors subside and he enters the second jhana. This jhana contains only three component factors: rapture, happiness, and one-pointedness. It also contains a multiplicity of other constituents, the most prominent of which is confidence of mind..

Sau khi thuần thục thiền thứ nhất, hành giả sau đó xem xét rằng sự đạt được của mình có những khiếm khuyết nhất định nào. Mặc dù thiền jhana chắc chắn tâm của hành giả vượt trội hơn nhiều so với thông thường, an lạc hơn và hạnh phúc hơn,đồng thời phát sanh mạnh mẽ bao gồm thiền (Jhàna) và năm pháp triền cái tạm thời được chế ngự. Hơn nữa, hai trong số các yếu tố của nó, tầm và tứ, có vẻ khá thô, không tinh tế như các yếu tố khác. Sau đó hành giả tiếp tục tu tập của mình về tập trung để vượt qua tầm và tứ. Khi tâm hành giả phát triển, hai yếu tố tầm và tứ bị loại đi và hành giả bước vào thiền thứ hai. Thiền này này đi tới ba yếu tố: hỷ, lạc và định. Nó cũng chứa nhiều thành phần khác, trong đó nổi bật nhất là sự tự tin của tâm .

In the second jhana the mind becomes more tranquil and more thoroughly unified, but when mastered even this state seems gross, as it includes rapture, an exhilarating factor that inclines to excitation. So the meditator sets out again on his course of training, this time resolved on overcoming rapture. When rapture fades out, he enters the third jhana. Here there are only two absorption factors, happiness and one-pointedness, while some other auxiliary states come into ascendency, most notably mindfulness, clear comprehension, and equanimity. But still, the meditator sees, this attainment is defective in that it contains the feeling of happiness, which is gross compared to neutral feeling, feeling that is neither pleasant not painful. Thus he strives to get beyond even the sublime happiness of the third jhana. When he succeeds, he enters the fourth jhana, which is defined by two factors — one-pointedness and neutral feeling — and has a special purity of mindfulness due to the high level of equanimity.

Trong tầng thiền thứ hai, tâm trở nên tĩnh lặng hơn và hợp nhất hoàn toàn hơn, nhưng khi được làm chủ ngay cả trạng thái này cũng có vẻ thô thiển, vì nó bao gồm hỷ, sự sung sướng, một yếu tố phấn khích có khuynh hướng kích thích. Vì vậy, hành giả lại bắt đầu quá trình tu tập của mình, lần này quyết tâm vượt qua hỷ. Khi hỷ biến mất, hành giả bước vào thiền thứ ba. Ở đây chỉ có hai yếu tố thẩm thấu, lạc và định, trong khi một số trạng thái phụ trợ khác đi vào giai đoạn mạnh mẽ hơn, đáng chú ý nhất là chánh niệm, sự hiểu biết rõ ràng và sự tĩnh lặng. Nhưng hành giả vẫn nhận thấy, sự đạt được này có khiếm khuyết ở chỗ chứa đựng cảm giác hạnh phúc, là cảm giác thô so với cảm giác xả, Chi thiền xả là trạng thái tâm bình thản giữa những thăm trầm của đời sống, phải có ý chí mạnh mẽ để phát triển. Nhận định rằng chi thiền lạc vẫn còn thô, hành giả loại trừ luôn chi thiền này như đã loại trừ ba chi thiền trước và trau giồi, phát triển chi thiền xả, đắc Tứ Thiền, tầng thiền cao nhất của Thiền Sắc Giới.

Beyond the four jhanas lie the four immaterial states, levels of absorption in which the mind transcends even the subtlest perception of visualized images still sometimes persisting in the jhanas. The immaterial states are attained, not by refining mental factors as are the jhanas, but by refining objects, by replacing a relatively gross object with a subtler one. The four attainments are named after their respective objects: the base of infinite space, the base of infinite consciousness, the base of nothingness, and the base of neither-perception-nor-non-perception.[65] These states represent levels of concentration so subtle and remote as to elude clear verbal explanation. The last of the four stands at the apex of mental concentration; it is the absolute, maximum degree of unification possible for consciousness. But even so, these absorptions reached by the path of serenity meditation, as exalted as they are, still lack the wisdom of insight, and so are not yet sufficient for gaining deliverance..

Ngoài bốn tầng Thiền Sắc Giới (jhanas) thì đến bốn tầng Thiền Vô Sắc, các mức độ thẩm thấu trong tâm vượt qua ngay cả nhận thức nhỏ nhất về những hình ảnh được hình dung đôi khi vẫn tồn tại trong các tầng Thiền Sắc Giới. Các tầng Thiền Vô Sắc Giới đạt được, không phải bằng cách tinh luyện các yếu tố tinh thần như các tầng Thiền Sắc Giới, mà bằng cách tu tập các đối tượng, thay thế đối tượng tương đối thô bằng một đối tượng tinh vi hơn. Bốn Thiền Vô Sắc Giới được đặt tên theo các đối tượng tương ứng: Không Vô Biên Xứ,, Thức Vô Biên Xứ. , Vô Sở Hữu Xứ và Phi Tưởng, Phi Phi Tưởng. [65] Những tầng thiền này thể hiện mức độ tập trung tinh vi và xa đến mức khó có thể giải thích bằng lời rõ ràng. Tầng thiền cuối cùng trong bốn tầng tuyệt đỉnh của thiền vắng lặng; nó là mức độ thống nhất tuyệt đối, tối đa có thể có đối với ý thức. Nhưng ngay cả như vậy, những sự thẩm thấu này đạt được bằng con đường thiền định vắng lặng, dù cao siêu như thế nào, vẫn thiếu tuệ minh sát, và do đó vẫn chưa đủ để đạt được sự giải thoát .

The kinds of concentration discussed so far arise by fixing the mind upon a single object to the exclusion of other objects. But apart from these there is another kind of concentration which does not depend upon restricting the range of awareness. This is called "momentary concentration" (khanika-samadhi). To develop momentary concentration the meditator does not deliberately attempt to exclude the multiplicity of phenomena from his field of attention. Instead, he simply directs mindfulness to the changing states of mind and body, noting any phenomenon that presents itself; the task is to maintain a continuous awareness of whatever enters the range of perception, clinging to nothing. As he goes on with his noting, concentration becomes stronger moment after moment until it becomes established one-pointedly on the constantly changing stream of events. Despite the change in the object, the mental unification remains steady, and in time acquires a force capable of suppressing the hindrances to a degree equal to that of access concentration. This fluid, mobile concentration is developed by the practice of the four foundations of mindfulness, taken up along the path of insight; when sufficiently strong it issues in the breakthrough to the last stage of the path, the arising of wisdom.

Các loại định được thảo luận cho đến thời điểm này khởi lên bằng cách cố định tâm vào một đối tượng duy nhất để loại trừ các đối tượng khác. Nhưng ngoài những thứ này ra còn có một loại định khác không phụ thuộc vào việc hạn chế phạm vi nhận thức. Đây được gọi là "sơ định" (khanika-samadhi). Để phát triển sơ định, hành giả không cố ý loại trừ vô số hiện tượng khỏi lĩnh vực chú ý của mình. Thay vào đó, hành giả chỉ đơn giản hướng chánh niệm đến những trạng thái thay đổi sanh và diệt của thân và tâm, ghi nhận bất kỳ sanh và diệt nào xuất hiện; nhiệm vụ duy trì là nhận thức liên tục về bất cứ điều gì trong phạm vi của nhận thức, không bám trụ vào thứ gì. Khi hành giả tiếp tục ghi nhận của mình, định trở nên mạnh mẽ hơn từng lúc cho đến khi nó được nhất tâm trên dòng sự kiện sanh diệt thay đổi liên tục. Bất chấp sự thay đổi của đối tượng, sự tập trung tâm vẫn ổn định, và kịp thời thu được một lực có khả năng trấn áp các chướng ngại ở một mức độ tương đương với sự tập trung tiếp cận. Sự tập trung linh hoạt, linh động này được phát triển bởi sự tu tập Tứ Niệm Xứ, được tu tập trên con đường của tuệ ; khi đủ mạnh, nó đưa ra sự đột phá đến chặng cuối cùng của con đường, sự phát sinh tuệ.

 Chủ biên và điều hành: TT Thích Giác Đẳng.

  Những đóng góp dịch thuật xin gửi về TT Thích Giác Đẳng tại phamdang0308@gmail.com
Cập nhập ngày: Thứ Hai 16-11-2020

Webmasters: Minh Hạnh & Thiện Pháp, Thủy Tú & Phạm Cương

Trang Trước | Trang kế| trở về đầu trang | Home page |