Contents
|
Mục Lục
|
1. Kassapa's Early YearsAmong those of the Buddha's disciples who were closest to him, there were two friends, Sariputta and Maha Moggallana, who were the chief disciples of the Buddha, the exemplary pair of disciples. There were also two brothers, Ananda and Anuruddha, who were likewise eminent "Fathers of the Order." In between these two pairs stands a great solitary figure, Pipphali Kassapa, who later was called Maha Kassapa, Kassapa the Great, to distinguish him from the others of the Kassapa clan, such as Kumara Kassapa and Uruvela Kassapa. After Sariputta and Maha Moggallana had passed away, predeceasing the Buddha, it was Maha Kassapa who was held in greatest respect and reverence in the Order. But even after the Buddha's passing away, Maha Kassapa did not become the elected head of the Order of Monks, as it had been the Buddha's express wish that there should not be a supreme authoritative head of the Sangha. Shortly before his passing away, the Buddha had said: "That which I have proclaimed and made known, Ananda, as the Teaching and the Discipline (Dhamma-Vinaya), that shall be your Master when I am gone" (D.16).
|
1. Thủơ Thiếu Thời của KassapaTrong số những đệ tử thân cận của Đức Phật, có hai người bạn, Sariputta và Maha Moggalla, là đệ tử chính của Đức Phật, cặp đệ tử gương mẫu. Ngoài ra còn có hai anh em, Ananda và Anuruddha, cũng là những người "Cha của Giáo hội." Giữa hai cặp này nổi bật một nhân vật vĩ đại, Pipphali Kassapa, mà sau này được gọi là Maha Kassapa, Tôn giả Đại Ca Diếp, để phân biệt ông với những người khác của gia tộc Kassapa, chẳng hạn như Kumara Kassapa và Uruvela Kassapa. Sau khi Tôn giả Sariputta và Maha Goggallana qua đời, trước Đức Phật, Tôn giả Maha Kassapa là người được quý trọng và tôn kính nhất trong Giáo hội. Nhưng ngay cả sau khi Đức Phật qua đời, Maha Kassapa vẫn không được chọn là người đứng đầu Tăng Đoàn, vì đó là mong muốn của Đức Phật rằng không nên có một người có uy quyền tối cao trong Tăng Đoàn. Ngay trước khi qua đời, Đức Phật đã nói: "Này Ananda, điều mà ta tuyên bố và được phổ biến, là Giáo Pháp và Kỷ Luật (Dhamma-Vinaya), sẽ là Thầy của tăng chúng khi ta ra đi" (D. 16).
|
Yet the natural authority emanating from Maha Kassapa made him particularly honored and venerated in the Sangha. There were many factors that contributed to his pre-eminent position after the death of the Master. He had been praised by the Buddha as being equal to him in many respects[1] and he shared with the Master seven of the thirty-two "Marks of a Great Man." He had been the only monk with whom the Buddha had exchanged robes. Maha Kassapa possessed to the highest degree the ten "qualities that inspire confidence."[2] He was also a model of a disciplined and austere life devoted to meditation. So it is no wonder that he was elected to preside over the First Council of the Sangha which had been summoned on his urgent advice. It may have been on account of all these features of his personality and his life that, much later in China and Japan, Maha Kassapa came to be regarded as the first patriarch of Ch'an or Zen Buddhism. Like the two chief disciples, Sariputta and Maha Moggallana, Maha Kassapa too descended from the brahman caste, and again like them, he was older than the Buddha. He was born in the Magadha country, in the village Mahatittha, as the son of the brahman Kapila and his wife Sumanadevi.[3] He was called Pipphali. His father owned sixteen villages over which he ruled like a little king, so Pipphali grew up in the midst of wealth and luxury. Yet already in his young years there was in him the wish to leave the worldly life behind, and hence he did not want to marry. When his parents repeatedly urged him to take a wife, he told them that he would look after them as long as they live, but that after their deaths he wanted to become an ascetic. Yet they insisted again and again that he take a wife, so to comfort his mother he finally agreed to marry — on the condition that a girl could be found who conformed to his idea of perfection. For that purpose he shaped a golden statue of a beautiful woman, had it bedecked with fine garments and ornaments, and showed it to his parents, saying: "If you can find a woman like this for me, I shall remain in the home life." His parents approached eight brahmans, showered them with rich gifts, and asked them to take the image with them and travel around in search of a human likeness of it. The brahmans thought: "Let us first go to the Madda country, which is, as it were, a gold mine of beautiful women." There they found at Sagala a girl whose beauty equaled that of the image. She was Bhadda Kapilani, a wealthy brahman's daughter, aged sixteen, four years younger than Pipphali Kassapa. Her parents agreed to the marriage proposal, and the brahmans returned to tell of their success. Yet Bhadda Kapilani also did not wish to marry, as it was her wish, too, to live a religious life as a female ascetic. Such identity between her aspiration and Pipphali Kassapa's may well point to a kammic bond and affinity between them in the past, maturing in their present life and leading to a decisive meeting between them and a still more decisive separation later on.
|
Tuy nhiên, uy quyền tự nhiên phát ra từ Maha Kassapa khiến ngài đặc biệt được quý trọng và tôn kính trong Tăng Đoàn. Có nhiều yếu tố góp phần vào vị trí ưu việt của ngài sau khi Tôn Sư qua đời. Tôn giả được Đức Phật ca ngợi là ngang hàng với ngài trong nhiều phương diện[1] và ông chia sẻ với Tôn Sư bảy trong số ba mươi hai "Quý tướng của bậc Đại nhân". Ông là vị sư duy nhất mà Đức Phật trao đổi áo cà sa. Tôn giả Maha Kassapa sở hữu ở mức độ cao nhất mười "phẩm chất truyền cảm hứng cho sự tự tin."[2] Ông cũng là khuôn mẫu của cuộc sống kỷ luật và nghiêm khắc trong nỗ lực thiền định. Vì vậy không có gì lạ khi ông được bầu làm chủ tịch Hội Nghị Kết Tập Kinh Luật Thứ Nhất của Tăng Đoàn vốn được triệu tập theo lời khuyên khẩn cấp của ông. Có thể là do những đặc tính về tánh cách và đời sống của ngài mà sau này ở Trung Hoa và Nhật Bản, Tôn giả Maha Kassapa được coi là sơ tổ của Thiền tông Phật giáo. Giống như hai vị đại đệ tử, Sariputta và Maha Moggalla, Maha Kassapa cũng đến từ giai cấp bà-la-môn, và cũng như họ, ông lớn tuổi hơn Đức Phật. Ông sinh ra ở xứ Magadha, làng Mahatittha, là con của vị bà-la-môn Kapila và bà Sumanadevi.[3] Ông được gọi là Pipphali. Cha ông sở hữu mười sáu thôn làng mà ông cai trị như một tiểu vương, vì vậy Pipphali lớn lên trong sự giàu có và xa hoa. Nhưng ngay cả khi còn trẻ ông đã muốn xa rời cuộc sống thế tục, và vì thế ông không muốn kết hôn. Khi cha mẹ liên tục hối thúc ông lấy vợ, ông nói với họ rằng ông sẽ chăm sóc họ suốt đời, nhưng sau khi họ chết ông muốn trở thành một tu sĩ khổ hạnh. Tuy nhiên họ cứ khăng khăng yêu cầu ông lấy vợ, do đó để làm hài lòng mẹ ông cuối cùng đồng ý kết hôn — với điều kiện là phải tìm ra một cô gái phù hợp với mẫu người lý tưởng của ông. Vì mục đích đó, ông đắp một tượng vàng có hình dáng một thiếu nữ xinh đẹp, tô điểm với y phục và trang sức đẹp đẽ, và đưa cho cha mẹ, nói rằng: "Nếu cha mẹ có thể tìm thấy một cô gái giống như vậy cho con thì con sẽ sống đời gia đình." Cha mẹ ông đến gặp tám người bà-la-môn, cho họ nhiều quà đáng giá, và yêu cầu họ mang bức tượng này đi khắp nơi để kiếm một người giống như vậy. Các bà-la-môn nghĩ rằng: "Trước tiên chúng ta đi đến xứ Madda, vốn là nơi có nhiều thiếu nữ đẹp." Ở đó họ tìm thấy tại Sagala một cô gái có dung nhan đẹp như bức tượng. Cô tên là Bhadda Kapilani, con gái của một vị bà-la-môn giàu có, mười sáu tuổi, trẻ hơn Pipphali Kassapa bốn tuổi. Cha mẹ cô đồng ý lời cầu hôn, và những người bà-la-môn đó trở về để tường trình sự thành công của họ. Nhưng Bhadda Kapilani cũng không muốn kết hôn vì cô cũng muốn sống đời tu hành như một nữ tu sĩ khổ hạnh. Sự tương đồng về khát vọng của cô và Pipphalani có thể cho thấy duyên nghiệp giữa hai người trong quá khứ, chín muồi ở kiếp sống hiện tại của họ và dẫn đến sự gặp gỡ trọng đại giữa họ và sự chia ly còn trọng đại hơn về sau.
|
When Pipphali heard that what he had thought most unlikely had actually occurred, he was — unhappy and sent the following letter to the girl: "Bhadda, please marry someone else of equal status and live a happy home life with him. As for myself, I shall become an ascetic. Please do not have regrets." Bhadda Kapilani, like-minded as she was, independently sent him a similar letter. But their parents, suspecting such an exchange would take place, had both letters intercepted on the way and replaced by letters of welcome. So Bhadda was taken to Magadha and the young couple were married. However, in accordance with their ascetic yearning, both agreed to maintain a life of celibacy. To give expression to their resolve, they would lay a garland of flowers between them before they went to bed, determined not to yield to sensual desire. This young wealthy couple lived thus happily and in comfort for many years. As long as Pipphali's parents lived, they did not even have to look after the estate's farms. But when his parents died, they took charge of the large property.
|
Khi Pipphali nghe nói rằng điều ông nghĩ là khó khả thi mà thật sự lại xảy ra, ông không vui và gởi lá thư sau cho cô gái: "Bhadda, xin hảy kết hôn với người khác có cùng địa vị và sống đời hạnh phúc với người ấy. Riêng phần tôi, tôi sẽ trở thành một tu sĩ khổ hạnh. Xin đừng tiếc nuối." Bhadda Kapilani, có cùng chí hướng, đã tự động gởi ông một lá thư tương tự. Nhưng cha mẹ của họ, nghi ngờ một cuộc trao đổi như vậy sẽ xảy ra, nên ngăn chặn cả hai lá thư và thay thế bằng thư chào mừng. Vì vậy Bhadda được đưa đến Magadha và đôi vợ chồng trẻ đã kết hôn. Tuy nhiên, do lòng khao khát tu khổ hạnh, cả hai đồng ý duy trì đời sống độc thân. Để thể hiện sự quyết tâm, họ đặt một vòng hoa giữa họ trước khi đi ngủ, nhất quyết không đầu hàng dục vọng. Cặp vợ chồng trẻ giàu có này sống hạnh phúc và thoải mái trong nhiều năm. Chừng nào cha mẹ của Pipphali còn sống thì họ vẫn không phải chăm sóc trang trại của gia tộc. Nhưng khi cha mẹ ông chết, họ chịu trách nhiệm trông nom gia sản lớn lao.
|
One day, however, when Pipphali Kassapa was inspecting the fields, it happened that he saw, as if with new eyes, what he had seen so often before. He observed that when his people plowed, many birds gathered and eagerly picked the worms from the furrows. This sight, so common to a farmer, now startled him. It now struck him forcefully that what brought him his wealth, the produce of his fields, was bound up with the suffering of other living beings. His livelihood was purchased with the death of so many worms and other little creatures living in the soil. Thinking about this, he asked one of his laborers: "Who will have to bear the consequences of such an action?" — "You yourself, sir," was the answer.[4] Shaken by that insight into kammic retribution, he went home and reflected: "If I have to carry along the burden of guilt for that killing, what use is all that wealth to me? It will be better if I give it all to Bhadda and go forth into the ascetic's life." But at home, at about the same time, his wife had a similar experience. She too saw afresh with a deeper understanding what she had very often seen before. Sesamum seeds had been spread out in the open to dry, and crows and other birds ate the insects that had been attracted by the seeds. When Bhadda asked her servants who it was that had to account morally for the violent death of so many creatures, she was told that the kammic responsibility was hers. Then she thought: "If even by that much I commit a wrong, I won't be able to lift my head above the ocean of rebirths, even in a thousand lives. As soon as Pipphali returns, I shall hand over everything to him and leave to take up the ascetic life."
|
Tuy nhiên, một ngày nọ khi Pipphali Kassapa đang kiểm tra các cánh đồng, ông chợt nhìn thấy, như thể với đôi mắt mới, những gì mà ông đã thường xuyên thấy trước kia. Ông quan sát thấy rằng khi nông dân của ông cày, nhiều con chim tụ tập và hăng hái mổ những con giun từ những luống cày. Cảnh tượng này, rất bình thường đối với nông dân, giờ đây làm ông giật mình. Nó làm ông chấn động tâm thần vì những gì mang lại sự giàu có cho ông, sản phẩm của trang trại của ông, bị ràng buộc với sự đau khổ của những sinh vật khác. Sinh kế của ông được mua bằng cái chết của rất nhiều côn trùng và các sinh vật nhỏ khác sống dưới đất. Suy nghĩ về điều này, ông hỏi một công nhân của ông: Ai sẽ phải gánh chịu hậu quả của hành động như vậy?" — "Thưa chính là ngài," là câu trả lời.[4] Chấn động bởi cái nhìn sâu sắc về sự trừng phạt của nghiệp lực, ông đi về nhà và quán tưởng: "Nếu ta phải mang theo gánh nặng tội lỗi cho việc sát sinh đó, thì tài sản này hữu ích gì cho ta? Tốt hơn là ta trao hết cho Bhadda và ra đi sống đời tu khổ hạnh." Nhưng ở nhà, cùng lúc đó, vợ ông có một kinh nghiệm tương tự. Bà cũng mới vừa thấy với sự hiểu biết sâu sắc hơn những gì bà đã từng nhìn thấy trước kia. Những hạt mè được trải ra ngoài trời cho khô, và quạ cùng loài chim khác ăn côn trùng bị thu hút bởi những hạt mè. Khi Bhadda hỏi người hầu của bà rằng ai phải chịu trách nhiệm về mặt đạo đức cho cái chết tàn nhẫn của quá nhiều sinh vật như vậy, bà được nói cho biết rằng nghiệp quả là của bà. Rồi bà suy nghĩ: "Nếu ta phạm phải điều sai lầm nhiều đến thế, ta sẽ không thể ngóc đầu lên khỏi biển tái sinh, thậm chí trong một ngàn kiếp sống. Ngay khi Pipphali trở về, ta sẽ trao lại mọi thứ cho ông và ra đi sống đời tu khổ hạnh."
|
When both found themselves of one accord, they had pale-yellow cloth and clay bowls brought for them from the bazaar, and then shaved each other's head. They thus became like ascetic wanderers, and they made the aspiration: "Those who are Arahats in the world, to them we dedicate our going forth!" Slinging their almsbowls over their shoulders, they left the estate's manor, unnoticed by the house servants. But when they reached the next village, which belonged to the estate, the laborers and their families saw them. Crying and lamenting, they fell to the feet of the two ascetics and exclaimed: "Oh, dear and noble ones! Why do you want to make us helpless orphans?" — "It is because we have seen the three worlds to be like a house afire, therefore we go forth into the homeless life." To those who were serfs, Pipphali Kassapa granted their freedom, and he and Bhadda continued on their road. leaving the villagers behind still weeping. When walking on, Kassapa went ahead while Bhadda followed behind him. Considering this, Kassapa thought: "Now, this Bhadda Kapilani follows me close behind, and she is a woman of great beauty. Some people - could easily think, 'Though they are ascetics, they still cannot live without each other! It is unseemly what they are doing.' If they spoil their minds by such wrong thoughts or even spread false rumors, they will cause harm to themselves." So he thought it better that they separate. When they reached a crossroads Kassapa said: "Bhadda, you take one of these roads, and I shall go the other way." She said: "It is true, for ascetics a woman is an obstacle. People might think and speak badly about us. So please go your own way, and we shall now part." She then respectfully circumambulated him thrice, saluted him at his feet, and with folded hands she spoke: "Our close companionship and friendship that had lasted for an unfathomable past[5] comes to an end today. Please take the path to the right and I shall take the other road." Thus they parted and went their individual ways, seeking the high goal of Arahatship, final deliverance from suffering. It is said that the earth, shaken by the power of their virtue, quaked and trembled.
|
Khi cả hai biết được họ cùng chung chí hướng, họ cho người mua vải màu vàng nhạt và bát sành ngoài chợ, và sau đó giúp nhau cạo đầu. Thế rồi họ trở thành du sĩ khổ hạnh, và họ thệ nguyện: Chúng tôi nguyện dâng hiến đời sống xuất gia cho những vị A-la-hán trên thế giới!" Đeo bình bát lên vai, họ rời trang trại, không người hầu nào trong nhà hay biết. Nhưng khi họ đi đến ngôi làng kế tiếp, thuộc về lảnh thổ của gia tộc, các công nhân và gia đình của những người đó trông thấy họ. Mọi người than khóc, quỳ xuống chân của hai vị tu sĩ khổ hạnh và thốt lên: "Ôi này người thân yêu và cao thượng! Tại sao quý ngài muốn làm cho chúng tôi thành mồ côi, bơ vơ không nơi nương tựa?" — Đó là vì chúng tôi đã nhìn thấy ba cõi giống như nhà cháy, do đó chúng tôi ra đi sống đời không nhà." Pipphali Kassapa thả tự do cho những người nông nô, và ông cùng Bhadda tiếp tục ra đi, bỏ lại dân làng phía sau vẫn đang khóc lóc. Khi bước đi, Kassapa đi trước còn Bhadda theo sau ông. Xem xét điều này, Kassapa nghĩ: "Bây giờ, Bhadda Kapilani theo sát phía sau ta, và nàng là một phụ nữ tuyệt đẹp. Một số người - có thể dễ dàng nghĩ rằng, 'Mặc dù họ là các nhà tu khổ hạnh, nhưng họ vẫn không thể sống mà không có nhau! Những gì họ đang làm thật không thích hợp.' Nếu người ta làm hỏng tâm trí bởi những suy nghĩ sai lầm như vậy hay thậm chí còn tung ra tin đồn sai lạc, họ sẽ gây hại cho chính họ." Vì vậy ông nghĩ tốt hơn là họ tách ra. Khi họ đi đến một ngã tư đường, Kassapa nói: "Bhadda, nàng chọn một con đường, và tôi sẽ đi đường khác." Bà nói: "Đúng rồi, đối với tu sĩ khổ hạnh thì đàn bà là một trở ngại. Người ta có thể nghĩ và nói xấu về chúng ta. Vì vậy xin chàng đi theo con đường của riêng mình, và chúng ta sẽ chia tay nhau từ đây." Sau đó bà kính cẩn đi vòng quanh ông ba lần, quỳ chào dưới chân ông, và chắp tay nói: "Tình đồng hành và bằng hữu thân thiết của chúng ta đã tồn tại cho một quá khứ khôn lường[5] được kết thúc ngày hôm nay. Xin hảy đi theo con đường bên phải và tôi sẽ đi đường bên kia." Thế là họ chia tay và đi con đường riêng của mỗi người, mưu cầu mục tiêu cao thượng của quả vị A-la-hán, sự giải thoát cuối cùng khỏi đau khổ. Người ta nói rằng trái đất bị chấn động và rung chuyển bởi sức mạnh của đức hạnh của họ.
|
2. Bhadda KapilaniLet us first follow Bhadda Kapilani. Her road led her to Savatthi where she listened to the Buddha's discourses at the Jetavana monastery. As the Order of Nuns (Bhikkhuni Sangha) did not yet exist at that time, she took up residence at a nunnery of non-Buddhist female ascetics, not far from the Jetavana. There she lived for five years until she could obtain ordination as a bhikkhuni. It was not long afterward that she was able to attain to the goal of the holy life, Arahatship or Sainthood. One day she uttered the following verses in praise of Maha Kassapa and declaring her own attainment: Son of the Buddha and his heir is he,
|
2. Bhadda KapilaniTrước tiên chúng ta hảy theo dõi Bhadda Kapilani. Con đường của bà dẫn bà đến Savatthi nơi bà lắng nghe những bài giảng của Đức Phật tại tu viện Jetavana. Vì Ni Đoàn (Bhikkhuni Sangha) chưa hiện hữu vào thời điểm đó, bà cư ngụ tại một tu viện của các nữ tu sĩ khổ hạnh không thuộc Phật giáo, không xa Jetavana. Bà sống ở đó năm năm cho đến khi bà được truyền giới như một tỳ khưu ni. Không lâu sau đó bà đã có thể đạt được mục tiêu của đời sống thánh thiện, quả vị A-la-hán hay Thánh. Một ngày kia bà thốt lên những câu thơ sau để ca ngợi Maha Kassapa và tuyên bố sự thành tựu của chính mình: Con được thừa tự Phật,
|
As an arahant bhikkhuni, Bhadda devoted herself chiefly to the education of the younger nuns and their instruction in monastic discipline (Vinaya). In the Analysis of Nuns' Discipline (Bhikkhuni Vibhanga), instances are recorded involving her pupils which led to the prescribing of certain disciplinary rules for bhikkhunis.[6] There were also two instances when Bhadda Kapilani had to bear the envy of another nun who was hostile towards Maha Kassapa, too. The nun Thullananda was learned in the Dhamma and a good preacher, but evidently she had more intelligence than gentleness of heart. She was self-willed and not prepared to change her conduct, as evidenced by several Vinaya texts. When Bhadda, too, became a popular preacher of Dhamma, even preferred by some of Thullananda's own pupils, Thullananda became jealous. In order to annoy Bhadda, once she and her pupil nuns walked up and down in front of Bhadda's cell, reciting loudly. She was censured by the Buddha on that account.[7] Another time, at Bhadda's request, she had arranged temporary living quarters for Bhadda when the latter visited Savatthi. But then, in another fit of jealousy, she threw her out of those quarters.[8] Bhadda, however, being an arahant, was no longer affected by such happenings and looked at them with detachment and compassion. The Buddha praised Bhadda as being the foremost among the nuns who could recollect past lives (Anguttara, Ones). The Pali commentaries and the Jataka stories leave us a record of some of her former lives in which she had been Kassapa's wife.
|
Là một a-la-hán tỳ khưu ni, Bhadda dâng hiến đời mình cho việc giáo dục các nữ tu trẻ và hướng dẫn họ trong kỷ luật tu viện (Vinaya). Trong quyển Nghiên Cứu Kỷ Luật của Tỳ Khưu Ni (Bhikkhuni Vibhanga), các trường hợp được ghi lại liên quan đến học trò của bà dẫn đến việc qui định một số kỷ luật cho tỳ khưu ni.[6] Cũng có hai trường hợp khi Bhadda Kapilani phải chịu đựng sự ghen tị của một ni sư vốn cũng có hiềm thù với Maha Kassapa. Ni sư Thullananda hiểu biết Pháp và là một giảng sư giỏi, nhưng rõ ràng là bà có trí thông minh hơn là trái tim dịu dàng. Bà có tính ngoan cố và không sẳn lòng thay đổi cách hành xử của mình, bằng chứng là một số văn bản Vinaya. Khi Bhadda cũng trở thành một giảng sư nổi tiếng về Pháp, thậm chí được một số học trò của Thullananda ưa thích, Thullananda trở nên ghen tị. Để quấy nhiểu Bhadda, có lần bà và các ni cô học trò của bà đi lên đi xuống trước tịnh thất của Bhadda, tụng niệm ồn ào. Bà bị Đức Phật khiển trách về hành xử đó.[7] Một lần khác, theo lời yêu cầu của Bhadda, bà sắp xếp khu nhà ở tạm thời cho Bhadda khi bà ấy đến thăm Savatthi. Nhưng sau đó, trong một cơn ghen tị khác, bà đuổi bà ấy ra khỏi khu đó.[8] Tuy nhiên, Bhadda, là một a-la-hán, không còn bị ảnh hưởng bởi những sự việc như vậy và nhìn chúng với lòng bình thản và từ bi. Đức Phật ca ngợi Bhadda Bhadda là bậc nhất trong số các ni sư có thể nhớ lại những kiếp sống trước (Anguttara, Ones). Phần chú giải Pali và tuyển tập Chuyện Tiền Thân để lại cho chúng ta bản ghi chép về một số kiếp sống trước của bà, trong đó bà đã từng là vợ của Kassapa.
|
3. Past Lives of Kassapa and Bhadda KapilaniAt the time of the former Buddha Vipassi, they had been a poor brahman couple. They were so extremely poor that they had only one single upper garment, and hence only one of them at a time could go out of their hut. In the record of this story, the brahman was therefore called "he with one garment" (ekasataka). Though it may not be easy for us to understand such extreme poverty, it will be still more difficult to understand that there have been many people for whom that utter poverty did not mean subjective, personal suffering. This was so with those two beings who later were to be Kassapa and Bhadda. In their life as that poor brahman couple, they had lived in such perfect harmony that it was easier for them to bear their poverty. Both, one after the other, had listened to the sermons of the Buddha Vipassi. Through that Buddha's teaching, the value of giving and generosity became so deeply impressed on the mind of that brahman that he wanted to offer his only upper garment to the Order of Monks. But after he had so resolved, scruples came to his mind. As it was his and his wife's only upper garment, he thought that he should first consult his wife. How could they manage if they had no upper garment at all? But he resolutely pushed aside all such hesitation and offered the garment to the monks. Having done so, he clapped his hands and joyfully called out: "I have vanquished! I have vanquished!" When the king, who had listened to the Buddha Vipassi's sermon behind a curtain, heard that shout of victory and learned its reason, he sent sets of garments to the brahman and later made him his court chaplain. So the couple's plight had come to an end.
|
3. Tiền Kiếp của Kassapa và Bhadda KapilaniVào thời Đức Phật Vipassi, họ là cặp vợ chồng bà-la-môn nghèo. Họ nghèo đến nỗi chỉ có duy nhất chiếc áo khoác vì thế chỉ một trong hai người có thể ra khỏi túp lều mỗi khi muốn đi đâu. Theo câu chuyện này, người bà-la-môn do đó được gọi là "người một áo" (ekasataka). Mặc dù không dễ dàng cho chúng ta hiểu sự nghèo khổ cùng cực như vậy, lại còn khó hơn để hiểu rằng có nhiều người vô cùng nghèo nhưng không có nghĩa là tâm hồn họ đau khổ. Đó là trường hợp của hai người mà sau này là Kassapa và Bhadda. Trong kếp sống như cặp vợ chồng bà-la-môn nghèo, họ đã sống trong sự hòa thuận hoàn hảo đến mức họ dễ dàng chịu đựng cái nghèo của mình. Cả hai, từng người một, đã lắng nghe các bài giảng của Đức Phật Vipassi. Qua sự giảng dạy của Đức Phật đó, giá trị của sự bố thí và lòng quảng đại tạo ấn tượng sâu đậm trong tâm trí người bà-la-môn đến nỗi ông muốn hiến tặng chiếc áo duy nhất của mình cho Tăng Đoàn. Nhưng sau khi quyết định xong, ông lại do dự. Vì nó là chiếc áo duy nhất của vợ chồng ông, ông nghĩ rằng trước tiên nên hỏi ý kiến vợ. Họ sẽ xoay sở cách nào nếu không có chiếc áo nào cả? Nhưng rồi ông kiên quyết gạt qua sự do dự và hiến tặng chiếc áo cho chư tăng. Làm xong, ông vỗ tay và vui sướng thốt lên: "Ta đã chiến thắng! Ta đã chiến thắng!" Khi đó có một vị vua đang lắng nghe lời giảng của Đức Phật Vipassi đằng sau bức màn, nghe được lời tuyên bố chiến thắng đó và biết lý do của nó, ông ban tặng một số y phục cho người bà-la-môn và sau đó phong ông làm giáo sĩ triều đình. Vì vậy tình trạng khó khăn của hai vợ chồng đã chấm dứt.
|
As a result of his selfless giving, the brahman was reborn in a celestial world. After parting from there he became a king on earth, a great benefactor of his people who generously supported ascetics and among them also the Paccekabuddhas living at that time. Bhadda was then his chief queen. As to Bhadda, she was once the mother of a brahman youth who was a pupil of the Bodhisatta (the future Buddha) and wanted to become an ascetic. Kassapa was her husband, Ananda her son. Bhadda had wanted her son to know the worldly life before she would permit him to become an ascetic. But that knowledge and lesson came to the young brahman in a very thorough and drastic way. His teacher's mother fell passionately in love with him and was even ready to kill her son. This encounter with reckless passion caused in him a deep revulsion for worldly life, a thorough disgust with it. After that experience his parents gave him permission to go forth as an ascetic (J. 61). Again, another time Kassapa and Bhadda had been the brahman parents of four sons who in the future were to be our Bodhisatta, Anuruddha, Sariputta and Maha Moggallana. All four wanted to become ascetics. At first the parents refused permission, but later they came to understand the fruits and benefits of the ascetic life, and they themselves became ascetics (J. 509).
|
Kết quả của lòng bố thí vị tha là vị bà-la-môn được tái sinh vào cõi thiên. Sau khi quá vãng thiên giới ông trở thành vua trên trái đất, một ân nhân vĩ đại của dân tộc ông, còn là người hết lòng hỗ trợ các tu sĩ khổ hạnh và trong số họ cũng có bậc Độc-Giác-Phật sống vào thời đó. Bhadda khi đó là chánh hậu của ông. Riêng phần Bhadda, bà đã từng là mẹ của một thanh niên bà-la-môn vốn là học trò của Bồ Tát (Đức Phật tương lai), cậu muốn trở thành tu sĩ khổ hạnh. Kassapa là chồng bà, Ananda là con trai bà. Bhadda muốn con mình biết đời thế tục trước khi trở thành tu sĩ khổ hạnh. Nhưng kiến thức và bài học đã đến với người bà-la-môn trẻ một cách rất triệt để và khốc liệt. Người mẹ của sư phụ cậu yêu cậu say đắm và thậm chí sẵn sàng giết con trai mình. Chạm trán với mối đam mê táo bạo này khiến cậu chán ghét đời sống thế tục thậm tệ, hoàn toàn ghê tởm nó. Sau kinh nghiệm đó, cha mẹ cậu cho phép cậu xuất gia tu khổ hạnh (J. 61). Lại nữa, một lần khác Kassapa và Bhadda là bà-la-môn cha mẹ của bốn người con mà kiếp tương lai họ là Bồ Tát của chúng ta, đó là Anuruddha, Sariputta và Maha Moggallana. Cả bốn người đều muốn trở thành tu sĩ khổ hạnh. Thoạt tiên cha mẹ không cho phép, nhưng sau đó họ hiểu được kết quả và lợi ích của đời sống khổ hạnh, và chính họ đã trở thành tu sĩ khổ hạnh (J. 509).
|
In still another life, two village headmen who were friends decided that if the children that they were expecting were to be of the opposite sex, they should marry. And so it happened. But in their previous life both children had been deities of the Brahma-world. Hence they had no desire for sensual pleasures and, with their parents' permission, chose the ascetic life (J. 540). Bhadda's only wrong act reported in the stories of her past lives was this: At a time between the appearance of Buddhas of the past, when only Paccekabuddhas lived, Bhadda was the wife of a landowner. One day, having quarreled with her sister-in-law, she begrudged her the merit of offering almsfood to a Paccekabuddha who was on almsround. She took the Paccekabuddha's bowl and filled it with mud. But at once she felt remorse, took the bowl back, washed it, filled it with delicious and fragrant food and offered it to the Paccekabuddha. In her next life she possessed wealth and great beauty, but her body exuded a loathsome odor. Her husband, who later was to be Kassapa, could not bear the noxious smell and left her. As she was beautiful, she had other suitors, but all her later marriages had the same end. She was full of despair and no longer saw any meaning in her life. Preparing to dispose of her property, she had her ornaments melted down and formed into a golden brick. Taking that golden brick with her, she went to the monastery where a stupa was being erected in honor of the Buddha Kassapa, who had just passed away. For the completion of the stupa she offered that golden brick with great devotion. After she had done that, her body became fragrant again, and her first husband, Kassapa, took her back.
|
Trong một kiếp khác, hai người trưởng làng cùng là bằng hữu đã quyết định rằng nếu những đứa con mà họ đang mong đợi khi sinh ra khác giới tính thì sau này sẽ cho chúng kết hôn. Và thế là chuyện đó xảy ra. Nhưng kiếp trước cả hai người con đều là thần linh của cõi Phạm Thiên. Do đó họ không ham muốn thú vui nhục dục và với sự cho phép của cha mẹ, họ đã chọn cuộc sống khổ hạnh (J. 540). Hành động sai lầm duy nhất của Bhadda được tường thuật trong chuyện tiền thân của bà là thế này: Trong quá khứ vào giai đoạn giữa các thời đại có sự xuất hiện của chư Phật, khi chỉ có các vị Độc-Giác-Phật sống, Bhadda là vợ của một địa chủ. Một ngày nọ, do cải nhau với người chị dâu, bà tỏ thái độ bực dọc qua việc cúng dường khất thực cho một vị Độc-Giác-Phật khi đó đang đi khất thực. Bà lấy bát của Độc-Giác-Phật và đổ đầy bùn. Nhưng ngay lập tức bà cảm thấy hối hận, lấy bát lại, rửa sạch, đặt vào đó thức ăn thơm ngon và dâng cho Độc-Giác-Phật. Trong kiếp kế tiếp bà giàu có và rất đẹp, nhưng thân thể bà toát ra mùi hôi khó chịu. Chồng bà, người mà sau này là Kassapa, không thể chịu được mùi hôi nên rời xa bà. Vì bà đẹp nên có nhiều người khác cầu hôn, nhưng tất cả những cuộc hôn nhân sau của bà đều có chung một kết thúc. Bà vô cùng tuyệt vọng và không còn thấy ý nghĩa trong cuộc sống. Chuẩn bị vất bỏ gia tài, bà đem đồ trang sức ra nung đúc thành một viên gạch vàng. Bà mang viên gạch vàng đến tu viện nơi một bảo tháp đang được dựng lên để tưởng nhớ Đức Phật Kassapa, người vừa mới qua đời. Bà cúng dường viên gạch vàng đó cho việc hoàn thành bảo tháp với tấm lòng thành kính. Sau khi bà làm xong việc này, thân thể bà thơm trở lại, và người chồng đầu tiên là Kassapa, lại đem bà về làm vợ.
|
Two lives before her present existence, Bhadda was queen of Benares and used to support several Paccekabuddhas. Deeply moved by their sudden death, she renounced her worldly life as a queen and lived a meditative life in the Himalayas. By the power of her renunciation and her meditative attainments, she was reborn in a Brahma-world, and so was Kassapa. After the end of the long life-span in the Brahma-world, both were reborn in the human world, in a brahman family, and were named Pipphali Kassapa and Bhadda Kapilani. From these accounts we gather that in their former existences both had lived a life of purity in the Brahma-worlds and that both had repeatedly been ascetic renunciates. Hence, in their final existence, it was not difficult for them to keep to a life of celibacy, to give up all possessions, and to follow the Buddha's teaching up to its culmination in Arahatship.
|
Hai kiếp sống trước kiếp hiện tại của bà, Bhadda là hoàng hậu của xứ Benare và thường hay hỗ trợ một số vị Độc-Giác-Phật. Cảm động trước cái chết bất ngờ của họ, bà giã từ đời hoàng hậu và sống đời thiền định trong rặng Himalayas. Do sức mạnh của sự từ bỏ và những thành tựu thiền định của bà, bà được tái sinh vào cõi Phạm Thiên, Kassapa cũng vậy. Sau khi kết thúc quãng đời trường thọ ở cõi Phạm Thiên, cả hai tái sinh vào cõi người, trong gia đình ba-la-môn, và được đặt tên là Pipphali Kassapa và Bhadda Kapilani. Từ những sự kiện này chúng ta thấy rằng trong kiếp trước của họ cả hai đều sống đời thanh tịnh trong cõi Phạm Thiên và cả hai đều nhiều lần xuất gia tu khổ hạnh. Do đó, trong kiếp sống cuối cùng của họ, không khó để cho họ giữ đời sống độc thân, từ bỏ tất cả tài sản, và noi theo giáo lý của Đức Phật cho đến đỉnh cao của nó trong quả vị A-la-hán.
|
4. How Kassapa Came to the BuddhaContinuing our story, we shall now return to Maha Kassapa. Where did he go after he had come to the crossroads? Tradition says that when the two separated, the earth shook by the force of the great virtue in their act of renunciation. The Buddha perceived this trembling of the earth, and he thus knew that an outstanding disciple was on the way to him. He then set out on the road himself, walking the distance of five miles to meet his future pupil — an act of compassion which later was often praised (J. 469, Introd.). On the road between Rajagaha and Nalanda, the Master sat down under a fig tree, waiting for his future disciple. When Kassapa arrived at the spot and saw the radiance of the Buddha's countenance,[9] sensing the enlightenment that shone through it, he thought, "This must be my Master for whose sake I have gone forth!" He approached the Buddha, and paying homage, fell at his feet and exclaimed: "The Exalted One, Lord, is my teacher, and I am his disciple!" The Master said: "Sit down, Kassapa. I shall give you your heritage." He then gave the following three exhortations:
|
4. Kassapa Đến với Đức Phật Như Thế NàoTiếp tục câu chuyện của chúng ta, bây giờ chúng ta trở lại với Maha Kassapa. Ông đã đi đâu sau khi đến ngã tư đường? Truyền thuyết nói rằng khi hai người chia tay, trái đất chấn động bởi năng lực đức hạnh vĩ đại trong hành động từ bỏ của họ. Đức Phật cảm nhận sự rung chuyển của trái đất, và vì thế ngài biết rằng có một đệ tử xuất chúng đang trên đường đến với ngài. Ngài bèn thân hành lên đường, đi bộ năm dặm để gặp người học trò tương lai của mình — một hành động từ bi mà sau này thường được ca ngợi (J. 469, phần Giới thiệu). Trên con đường giữa Rajagaha và Nalanda, Tôn Sư ngồi xuống dưới gốc cây sung, đợi đệ tử tương lai của ngài. Khi Kassapa đến nơi và nhìn thấy hào quang rực rở trên mặt Đức Phật,[9] cảm nhận sự giác ngộ tỏa sáng qua nó, ông nghĩ, "Đây phải là Thầy của ta, vì người mà ta đã ra đi!" Ông đến gần Đức Phật, đảnh lễ, quỳ dưới chân ngài và thốt lên: "Đấng Tối Cao, Thế Tôn, là thầy của tôi, và tôi là đệ tử của ngài!" Tôn Sư nói: "Ngồi xuống, Kassapa. Ta sẽ ban cho con di sản của con." Sau đó ngài cho ba lời cổ xúy sau:
|
"You should train yourself thus, Kassapa: 'A keen sense of shame and fear of wrong-doing (hiri-ottappa) shall be present in me towards seniors, novices, and those of middle status in the Order. Then both Master and disciple walked towards Rajagaha. On the way, the Buddha wanted to rest and went off the road to the root of a tree. Maha Kassapa then folded his double-robe fourfold and requested the Master to sit on it as this would bring him, Kassapa, much benefit for a long time. The Buddha sat down on Kassapa's robe and said: "Soft is your robe of patched cloth, Kassapa." Hearing this, Kassapa replied: "May the Blessed One, O Lord, accept this robe of patched cloth out of compassion for me!" — "But, Kassapa, can you wear these hempen, worn-out rag-robes of mine?" Full of joy, Kassapa said: "Certainly, Lord, I can wear the Blessed One's rough and worn-out rag-robes."
|
"Kassapa, con nên rèn luyện mình như thế này: 'Tôi luôn có ý thức về sự xấu hổ và sợ làm điều sai quấy (hiri-ottappa) đối với bậc cao niên, sa di và trung niên trong Tăng Đoàn. Sau đó Tôn Sư và đệ tử cùng đi về hướng Rajagaha. Trên đường đi, Đức Phật muốn nghỉ ngơi bèn dừng chân bên gốc cây ven đường. Rồi Maha Kassapa xếp áo choàng đôi của mình bốn lần và yêu cầu Thế Tôn ngồi lên nó vì điều này sẽ mang lại cho ông, Kassapa, nhiều phước đức dài lâu. Đức Phật ngồi xuống trên chiếc áo choàng của Kassapa và nói: "Kassapa, áo choàng làm bằng vải chắp nối của con thật mềm mại." Nghe vậy, Kassapa trả lời: "Mong Đức Thế Tôn nhận chiếc áo choàng làm bằng vải chắp nối này vì lòng từ bi đối với con!" — "Nhưng này Kassapa, con có thể mặc áo choàng làm bằng gai dầu sờn rách của ta không?" Vui mừng, Kassapa nói: "Dạ chắc chắn, bạch Thế Tôn, con có thể mặc áo choàng thô ráp và sờn rách của Đức Thế Tôn."
|
This exchange of robes can be regarded as a great distinction bestowed on Kassapa, an honor which was not shared by any other disciple. By that exchange of robes the Buddha may have intended to motivate Kassapa to observe some other "austere practices" (dhutanga) as for instance, wearing only the triple set of robes, going for alms and not omitting any houses on the almsround. This would be a mode of conduct in conformity with wearing the Buddha's patched rag-robes. Thus the commentator says. However, the Buddha's offer may have been a quite spontaneous act in response to his being offered Kassapa's robe. Kassapa, indeed, actually took upon himself those thirteen austere practices allowed by the Buddha for the purpose of cultivating contentedness, renunciation, and energy.[10] On a later occasion, Kassapa was said by the Buddha to be foremost among the bhikkhus who observed the austere practices (Anguttara, Ones). Kassapa's circle of personal disciples was also devoted to these practices. It was only seven days after his ordination and the exchange of robes that Kassapa attained the goal he was striving for, Arahatship, the mind's final liberation from defilements. Recounting this episode to Ananda at a much later time, he declared: "For seven days, friend, I ate the almsfood of the country as one unliberated, then on the eighth day the final knowledge of Arahatship arose in me" (S. 16:11).
|
Việc trao đổi áo choàng có thể được xem là một biệt đải lớn dành cho Kassapa, một vinh dự không được chia sẻ bởi bất cứ đệ tử nào khác. Bằng cách trao đổi áo choàng, Đức Phật có thể có ý định khuyến khích Kassapa tuân thủ một số "thực hành khổ hạnh" khác (dhutanga), chẳng hạn như chỉ mặc ba chiếc áo choàng, đi khất thực và không bỏ sót bất cứ nhà nào trên đường đi khất thực. Điều này hẳn là một phương thức hành xử phù hợp với việc mặc áo choàng vá sờn rách của Đức Phật. Phần bình luận nói như thế. Tuy nhiên, sự đề nghị của Đức Phật có thể chỉ là phản ứng tự nhiên đối với đề nghị tặng áo choàng của Kassapa. Thật vậy, Kassapa chuyên tâm thực hành mười ba khổ hạnh khuyến khích bởi Đức Phật vì mục đích rèn luyện sự tri túc, sự từ bỏ, và năng lực.[10] Vào một dịp sau đó, Đức Phật nói rằng Kassapa đứng đầu trong số các tỳ khưu tuân thủ thực hành khổ hạnh (Anguttara, Ones). Các đồng môn thân cận của Kassapa cũng nỗ lực thực hành những khổ hạnh này. Chỉ bảy ngày sau lễ truyền giới của ông và sự trao đổi áo choàng thì Kassapa đạt được mục tiêu mà ông nỗ lực nhắm đến, quả vị A-la-hán, sự giải thoát cuối cùng của tâm khỏi phiền não ô trược. Kể lại biến cố này cho Ananda vào một thời gia khá lâu sau đó, ông tuyên bố: "Này bạn, trong bảy ngày tôi đã ăn thực phẩm bố thí của xứ sở như một người bị ràng buộc, rồi qua ngày thứ tám trí tuệ tối thượng của quả vị A-la-hán nảy sinh trong tôi" (S. 16:11).
|
5. Kassapa's Relationship to the BuddhaThe earlier account has already shown that there was a deep inner relationship between Kassapa and the Buddha. This relationship had its root in their past lives. According to the Jataka stories, Kassapa was connected with the Bodhisatta in nineteen existences, frequently through a close family bond. No less than six times Kassapa had been the Bodhisatta's father (J. 155, 432, 509, 513, 524, 540), twice he was his brother (J. 488, 522), and often his friend or teacher. As it was thus not their first meeting, we can understand why such an immediate and strong devotion and wholehearted dedication towards the Buddha arose in Kassapa's heart at the first sight of the Master. From Kassapa's final life, many conversations are reported between the Buddha and this great disciple. It happened on three occasions that the Master spoke to him: "Exhort the monks, Kassapa. Give them a discourse on the Dhamma, Kassapa. Either I, Kassapa, should exhort the monks, or you. Either I or you should give them a discourse on the Dhamma" (S. 16:6). These words imply a high recognition of Kassapa's ability, because not every arahant has the capacity to expound the Teaching well and effectively.
|
5. Quan Hệ của Kassapa với Đức PhậtSự kiện trước cho thấy rằng có mối quan hệ tâm linh sâu sắc giữa Kassapa và Đức Phật. Mối quan hệ này bắt nguồn từ tiền kiếp của họ. Theo tập Chuyện Tiền Thân Đức Phật, Kassapa có quan hệ với Bồ Tát trong mười chín kiếp, thường xuyên thông qua quan hệ gia đình mật thiết. Không dưới sáu lần Kassapa là cha của Bồ Tát (J. 155, 432, 509, 513, 524, 540), hai lần là anh của ngài (J. 488, 522), và thường là bạn hay thầy của ngài. Vì đây không phải là lần gặp gỡ đầu tiên của họ, chúng ta có thể hiểu tại sao lòng sùng kính ngay lập tức và mạnh mẽ như vậy và sự cống hiến hết mình cho Đức Phật đã nảy sinh trong tim của Kassapa ngay lần đầu tiên nhìn thấy Tôn Sư. Từ cuộc đời cuối cùng của Kassapa, nhiều cuộc đối thoại giữa Đức Phật và vị đại đệ tử này đã được tường thuật. Đã có ba lần Tôn Sư nói với ông: "Hảy cổ xúy chư tăng, Kassapa. Cho họ một bài giảng về Pháp, Kassapa. Hoặc là ta hoặc là con, Kassapa, nên cổ xúy chư tăng. Hoặc là ta hoặc là con nên cho họ một bài giảng về Pháp" (S. 16:6). Những lời này ngụ ý sự công nhận mạmh mẻ về khả năng của Kassapa, vì không phải mọi a-la-hán đều có khả năng giải nghĩa Giáo Lý giỏi và hiệu quả.
|
The commentary raises here the question why it was Kassapa who was placed by the Buddha on an equal footing in this respect, and not Sariputta and Maha Moggallana. The Buddha did so, says the commentary, because he knew that Sariputta and Maha Moggallana would not survive him, but Kassapa would. It could also be that both Sariputta and Maha Moggallana were no longer alive at that time. Though the Buddha had highly praised Kassapa's ability as an exponent of the Dhamma, there were three occasions when Kassapa hesitated to instruct the monks after being asked by the Buddha to do so. He did not refuse because he wanted to avoid the effort and distraction of teaching, but because he found that those particular young monks were unresponsive to his admonitions.
|
Phần chú giải nêu lên ở đây câu hỏi là tại sao Kassapa lại được Đức Phật đặt ngang hàng về phương diện này, chứ không phải là Sariputta và Maha Moggallana. Đức Phật làm vậy, chú giải nói rằng, vì ngài biết là Sariputta và Maha Moggallana sẽ qua đời trước ngài, nhưng Kassapa thì không. Nó cũng có thể là cả Sariputta và Maha Moggallana đã không còn tại thế lúc đó. Mặc dù Đức Phật đã đánh giá rất cao khả năng của Kassapa như là một giảng sư về Pháp, có ba lần Kassapa ngần ngại hướng dẫn chư tăng sau khi được Đức Phật yêu cầu làm vậy. Ông từ chối không phải vì muốn tránh nỗ lực và sự mất tập trung của việc giảng dạy, mà vì ông thấy rằng các nhà sư trẻ đó không lắng nghe lời khuyên của ông.
|
In the first of the three instances, Kassapa said that it had now become difficult to speak to some of the monks; they were not amenable to advice, were intractable, and did not accept admonitions with respect. He had also heard that two monks boasted of their skill in preaching, saying: "Come, let us see who will preach more profusely, more beautifully, and at greater length!" When the Buddha was informed about this by Kassapa, he had these monks summoned and brought them back to reason, making them give up their immature conceit (S.16:6). Hence we can see that Kassapa's negative report turned out to be of benefit to those monks. It was not done just for criticizing others. On the second occasion, too, Kassapa did not wish to instruct monks who were not amenable to admonishment, who lacked faith in the good, who lacked shame and fear of wrong-doing, who lacked energy and understanding as to the good. This was a statement in general about a certain section of the monks, without reference of individuals. Of these monks Kassapa said further that, in their state of decline, they are like the waning moon that daily loses in beauty (confidence), in roundness (shame), in splendor (fear of wrong-doing), in height (energy), and in width (wisdom) (S.16:7).
|
Trong trường hợp đầu tiên, Kassapa nói rằng việc nói chuyện với một số sư trở nên khó khăn trong thời buổi này; họ không mở lòng để nghe đề nghị, bất trị, và không muốn chấp nhận lời khuyên răn với sự tôn kính. Ông cũng nghe nói rằng có hai nhà sư khoe khoan về kỹ năng thuyết giảng của họ, họ nói rằng: "Lại đây, để xem ai sẽ thuyết giảng thông thạo hơn, hay hơn, và có tầm vóc hơn!" Khi Đức Phật được Kassapa thông báo về điều này, ngài cho gọi ba nhà sư này đến và phân tích lý lẻ cho họ nghe, khiến họ từ bỏ tính kiêu ngạo trẻ con của họ (S.16.6). Do đó chúng ta có thể thấy rằng báo cáo tiêu cực của Kassapa hóa ra có lợi cho các nhà sư đó. Nó không phải chỉ để chỉ trích người khác. Trong trường hợp thứ nhì, cũng vậy, Kassapa không muốn hướng dẫn các nhà sư không lắng nghe lời khuyên răn, thiếu niềm tin vào điều thiện, thiếu sự xấu hổ và không biết sợ làm điều sai, thiếu năng lực và thiếu sự hiểu biết về điều thiện. Đây là một tuyên bố tổng quát về một thành phần nào đó của chư tăng, không đề cập đến cá nhân. Về các nhà sư này, Kassapa nói thêm rằng, trong trạng thái suy tàn của họ, họ giống như vầng trăng khuyết mà ngày một mất đi vẻ đẹp (sự tự tin), sự tròn trịa (xấu hổ), sự sáng lạng (sợ làm điều sai), chiều cao (năng lực), và chiều rộng (trí tuệ) (S.16:7).
|
Also on a third occasion the Buddha asked Kassapa to instruct the monks, and Kassapa expressed his reluctance for the same reason as before. It seems that this time, too, the Buddha did not urge Kassapa to change his mind and admonish the monks, but he himself spoke of the reasons for their conduct: "Formerly, Kassapa, there were elders of the Order who were forest-dwellers, - living on almsfood, wearing rag-robes, using only the threefold set of robes, having few wants and being contented, living secluded and aloof from society, energetic, and they praised and encouraged such a way of life. When such elders or younger bhikkhus visited a monastery, they were gladly welcomed and honored as being dedicated to the practice of the Dhamma. Then those who thus welcomed and honored those noble monks would also strive to emulate them in their ways of life, and this would be of great benefit to them for a long time.
|
Cũng trong dịp thứ ba, Đức Phật yêu cầu Kassapa hướng dẫn chư tăng, và Kassapa bày tỏ sự miển cưỡng với lý do tương tự như trước đây. Dường như lần này, Đức Phật cũng không thúc giục Kassapa đổi ý và khuyên răn chư tăng, nhưng chính ngài nói lên lý do về cách hành xử của họ: "Này Kassapa, trước kia các trưởng lão của Tăng Đoàn là những người sống trong rừng, sống bằng khất thực, mặc áo sờn rách, chỉ dùng ba áo choàng, có ít mong muốn và tri túc, sống ẩn dật và xa cách xã hội, tràn đầy năng lực, và họ ca ngợi và khuyến khích cách sống như vậy. Khi các trưởng lão đó hay các tỳ khưu trẻ đến thăm tu viện, họ được chào mừng và tôn vinh là cống hiến cho việc thực hành Pháp. Sau đó những người chào mừng và tôn vinh các thánh tăng đó cũng sẽ nỗ lực bắt chước cách sống của họ, và điều này sẽ mang lại lợi ích lớn cho họ trong một thời gian dài.
|
On another occasion, Kassapa asked the Buddha: "What is the reason that formerly there were fewer rules, but more monks were established in the knowledge of Arahatship, while now there are more rules, but fewer monks are established in the knowledge of Arahatship?" The Buddha replied: "So it happens, Kassapa, when beings deteriorate and the true Dhamma vanishes: then there are more rules and fewer Arahats. There will be, however, no vanishing of the true Dhamma until a sham Dhamma arises in the world. But when a sham Dhamma arises in the world, there will be more rules and fewer Arahats.
|
Vào một dịp khác, Kassapa hỏi Đức Phật: "Lý do gì mà trước kia có ít qui luật, nhưng nhiều sư có kiến thức vững chắc về quả vị A-la-hán, trong khi bây giờ có nhiều qui luật nhưng số lượng sư có kiến thức vững chắc về quả vị A-la-hán lại ít hơn?" Đức Phật trả lời: "Quả thật là vậy, Kassapa, khi người ta suy thoái và Pháp chân chính biến mất: thì có nhiều qui luật hơn và ít A-la-hán hơn. Tuy nhiên, Pháp chân chính sẽ không biến mất cho đến khi một Pháp giả mạo xuất hiện trên thế giới. Nhưng khi Phát giả mạo xuất hiện trên thế giới, sẽ có nhiều qui luật hơn và ít A-la-hán hơn.
|
It deserves to be noted that, according to this text, the male and female lay followers are also preservers of the Dhamma. We may conclude from this that even when the Dhamma has come to oblivion among the monks, it will still remain alive when honored and practiced by the laity. Other discourses in the Kassapa Samyutta deal chiefly with Maha Kassapa's austere way of life, which was highly praised and commended by the Buddha. But on one occasion the Buddha reminded Kassapa that he had now grown old, and that he must find his coarse, worn-out rag-robes irksome to use. Therefore, the Buddha suggested, he should now wear robes offered by householders, accept also their invitations for alms offerings, and live near him. But Kassapa replied: "For along time I have been a forest-dweller, going the almsround, and wearing rag-robes; and such a life I have commended to others. I have had few wants, lived contented, secluded, applying strenuous energy; and that too I have commended to others."
|
Cần lưu ý rằng, theo văn bản này thì các nam nữ cư sĩ cũng là những người bảo trì Pháp. Chúng ta có thể kết luận từ điều này rằng ngay cả khi Pháp trở nên bị lãng quên bởi chư tăng, nó sẽ vẫn sống khi được tôn vinh và thực hành bởi cư sĩ. Những bài giảng khác trong Kassapa Samyutta chủ yếu liên quan đến cách sống khắc khổ của tôn giả Maha Kassapa, vốn được Đức Phật hết lòng ca ngợi và khuyến khích. Nhưng vào một dịp nọ, Đức Phật nhắc Kassapa rằng bây giờ ông đã già, và ông phải thấy rằng những chiếc áo choàng thô cũ, sờn rách của mình thật bất tiện để dùng. Do đó, Đức Phật đề nghị, bây giờ ông nên mặc áo choàng do cư sĩ tặng, cũng như nhận lời mời cúng dường khất thực của họ, và sống gần ngài. Nhưng Kassapa trả lời: "Trong suốt thời gian qua, con sống trong rừng, đi khất thực, và mặc áo choàng sờn rách; và con đã khuyến khích người khác sống như vậy. Con có ít mong muốn, sống tri túc, ẩn dật, tràn đầy năng lực; và con cũng đã đề cao điều này với người khác."
|
The Buddha asked: "But for what reason do you live so?" Kassapa replied that he had two reasons: his own well being here and now, and his compassion for later generations which, when hearing about such a life, would emulate it. Then the Buddha said: "Well spoken, Kassapa, well spoken! You have lived for the happiness of many, out of compassion for the world, for the benefit and welfare of gods and men. You may then keep to your coarse rag-robes, go out for alms, and live in the forest" (S.16.5). "This our Kassapa," said the Buddha, "is satisfied with whatever robes, almsfood, lodging, and medicine he obtains. For the sake of these he will not do anything that is unbefitting for a monk. If he does not obtain any of these requisites, he is not perturbed; and when he obtains them, he makes use of them without clinging or infatuation, not committing any fault, aware of (possible) dangers and knowing them as an escape (from bodily affliction). By the example of Kassapa, or by one who equals him, I will exhort you, monks. Thus admonished, you should practice in the same way" (S.16: 1).
|
Đức Phật hỏi: "Nhưng ông sống như vậy vì lý do gì?" Kassapa trả lời rằng ông có hai lý do: sự an lạc của ông hiện nay, và lòng từ bi của ông đối với các thế hệ sau này, khi nghe nói về cuộc sống như vậy, sẽ noi theo. Thế rồi Đức Phật nói: "Nói hay lắm, Kassapa, nói hay lắm! ông đã sống vì hạnh phúc của nhiều người, vì lòng từ bi cho thế giới, cho lợi ích và an lạc của chư thiên và loài người. Vậy thì ông có thể giữ áo choàng thô sờn rách của mình, đi khất thực, và sống trong rừng" (S. 16.5). "Đây là Kassapa của chúng ta," Đức Phật nói, "hài lòng với bất cứ áo choàng, thực phẩm khất thực, và thuốc men nào mà ông có được. Vì lợi ích của những điều này ông sẽ không làm bất cứ việc gì bất xứng với một vị sư. Nếu ông không có được cái nào trong số các nhu yếu phẩm đó, ông không bị nhiễu loạn; và khi ông có được chúng, ông sử dụng chúng mà không bám víu hay say mê, không phạm lỗi lầm, nhận thức được nguy hiểm (có thể đến) và biết chúng như một lối thoát (khỏi phiền não thân thể). Bằng ví dụ của Kassapa, hay của một người có phẩm chất cân xứng với ông, ta sẽ cổ xúy các ông, này chư tăng. Vì thế́, ta khuyên nhủ các ông nên thực hành theo cách tương tự" (S.16:1).
|
The Buddha also mentioned that Kassapa was likewise exemplary in his relation to the laity. When going among the families on his almsround or on invitation, he did not think wishfully that people may give amply and give things of quality, that they may give quickly and respectfully. He had no such thoughts, but remained detached like the moon that sheds its mild light from a distance. "When Kassapa goes among families, his mind is not attached, not caught up, not fettered. He rather thinks: 'Let those who want gain acquire gain! Let those who want merit do merit!' He is pleased and glad at the gains of others, just as he is pleased and glad at his own gains. Such a monk is fit to go among families.
|
Đức Phật cũng đề cập rằng Kassapa còn là tấm gương trong quan hệ giữa ông với cư sĩ. Khi đi khất thực hay đến nhà do lời mời, ông không hề nghĩ rằng gia chủ có thể cho nhiều và cho phẩm vật có giá trị, rằng họ có thể cho không ngập ngừng và cho với lòng kính trọng. Ông không có ý nghĩ như vậy, nhưng vẫn tách ra như mặt trăng tỏa ánh sáng êm dịu từ xa. "Khi Kassapa đi đến các gia đình để khất thực, tâm ông không luyến ái, không vướng mắc, không ràng buộc. Thay vào đó, ông nghĩ rằng: 'Mong cho những ai muốn thành đạt được thành đạt! Mong cho những ai muốn công đức được công đức!' Ông hài lòng và hoan hỉ trước thành đạt của người khác, giống như ông hài lòng và hoan hỉ trước thành đạt của chính mình. Một vị sư như vậy thích hợp để đi đến các gia đình để khất thực.
|
But the strongest recognition of Maha Kassapa's achievement, the highest praise given him by the Buddha, may be found in a sutta where it is said that Maha Kassapa could attain at will, just like the Buddha himself, the four fine-material and the four immaterial meditative absorptions, the cessation of perception and feeling, and could also attain the six supernormal knowledges (abhinna), which include the supernormal powers and culminate in the attainment of Nibbana (S.16:9). Here his powerful meditative achievements, equaling those of the Buddha, appear as a characteristic trait of Maha Kassapa's mind. It was because of that deep meditative calm that he could adapt himself, unperturbed, to all external situations and live as one of few wants, materially and socially. In his verses preserved in the "Verses of the Elders" (Theragatha) Maha Kassapa praises again and again the peace of the jhanas (meditative absorptions). He was one who went from abundance to abundance. In his lay life he had lived in the abundance of wealth and harmony. As a monk he dwelt in the abundance of jhanic experience, furthered by his former life in the Brahma-world. While in some of the texts he appears to be very severe, this should not lead us to believe that he was harsh by nature. When he occasionally rebuked others in stern words, he did so for pedagogical reasons in order to help them. This we shall see especially when we deal with his relationship to Ananda.
|
Nhưng sự công nhận mạnh mẽ về thành tựu của tôn giả Maha Kassapa, lời khen ngợi cao nhất mà Đức Phật dành cho ông, có thể tìm thấy ở một bài kinh, mà trong đó nói rằng tôn giả Maha Kassapa có thể đạt được theo ý muốn, giống như Đức Phật, bốn tầng thiền sắc và thiền vô sắc, sự chấm dứt của thức giác và cảm giác, và cũng có thể đạt được sáu trí tuệ siêu việt (abhinna), bao gồm các năng lực thần thông và sự thành tựu tuyệt đỉnh về Niết bàn (S. 16:9). Ở đây những thành tựu về năng lực thiền định thâm sâu của ông, ngang bằng với của Đức Phật, thể hiện như một phẩm chất tâm đặc trưng của tôn giả Maha Kassapa. Chính vì năng lực thiền định thâm sâu đó mà ông có thể tự thích nghi, không bị nhiễu loạn với mọi trạng huống bên ngoài và sống như người có ít mong muốn, cả về vật chất lẫn xã hội. Trong bài kệ của ông được lưu giữ trong tuyển tập "Trưởng Lão Tăng Kệ" (Theragatha), tôn giả Maha Kassapa luôn ca ngợi sự bình an của thiền jhanas (các tầng thiền định thâm sâu). Ông là người đi từ sự phong phú này qua phong phú khác. Trong đời sống cư sĩ, ông sống trong sự phong phú của sự giàu có và hài hòa. Là một nhà sư, ông sống trong sự phong phú của kinh nghiệm thiền định, cộng thêm với kiếp sống trước của ông trong thế giới Phạm Thiên. Mặc dù trong một vài văn bản, ông có vẻ như rất nghiêm khắc, điều này không làm cho chúng ta nghĩ rằng ông nghiêm khắc do bản tánh. Đôi khi ông khiển trách người khác bằng lời lẻ nghiêm khắc, ông làm vậy vì lý do có tính cách giáo dục để giúp họ. Điều này chúng ta sẽ đặc biệt thấy trong sự quan hệ giữa ông với Ananda.
|
6. Encounters with DeitiesTwo meetings of Maha Kassapa with deities of lower or higher order have been recorded. They are related here because they illustrate his independence of spirit and his determination to keep to his austere way of living without accepting privileges from wherever they were offered. There was a young female deity, called Laja, who remembered that she had obtained her present celestial happiness because in her previous human existence as a poor woman, she had offered parched rice to the Elder Maha Kassapa with a believing heart, uttering the aspiration: "May I be a partaker of the truth you have seen!" On her way home, while reflecting on her offering, she was bitten by a snake and died, and was immediately reborn in the Heaven of the Thirty-three gods, in the midst of great splendor.
|
6. Gặp Gỡ Chư ThiênHai cuộc gặp gỡ của tôn giả Maha Kassapa với chư thiên có cấp bậc thấp hoặc cao hơn đã được ghi lại. Chúng có liên quan ở đây vì chúng thể hiện tinh thần độc lập và sự quyết tâm của ông trong việc duy trì lối sống khắc khổ và không chấp nhận đặc quyền ban cho từ bất cứ nơi nào. Có một thần nữ, tên là Laja, nhớ rằng cô đã có được cuộc sống thiên giới hạnh phúc hiện tại vì trong kiếp sống trước là một người phụ nữ nghèo, cô đã dâng cơm cho Trưởng lão Maha Kassapa với tấm lòng thành và nguyện vọng: "Mong cho con là người được nhìn thấy chân lý mà ngài đã thấy!" Trên đường về nhà, khi đang hồi tưởng đến sự cúng dường của mình, cô bị rắn cắn chết, và ngay lập tức được tái sinh vào cõi Trời ĐạoLợi, trong cảnh giới lộng lẫy tuyệt vời.
|
This the deity, remembered, and in her gratitude she wanted now to serve the great Elder. Descending to earth, she swept the Elder's cell and filled the water vessels. After she had done that for three days, the Elder saw her radiant figure in his cell, and after questioning her, asked her to leave as he did not wish that monks of the future, knowing of it, should disapprove of him. His entreaties were of no avail; the deity rose into the air, filled with great sadness. The Buddha, aware of what had happened, appeared to the deity and consoled her by speaking of the worth of meritorious deeds and their great reward. But he also said that it had been Kassapa's duty to practice restraint (Commentary to Dh. 118). In the other story it is told that Maha Kassapa, while living at the Pipphali Cave, had entered a period of seven days' uninterrupted meditation, spending the time in unbroken meditative posture. At the end of that period, after arising from that meditation, he went to Rajagaha on almsround. At that time there arose in five hundred female deities of Sakka's celestial realm the keen desire to offer almsfood to the venerable Maha Kassapa. With. the food prepared, they approached the Elder, asking for his favor by accepting their offering. But he asked them to leave as he wanted to bestow his favor on the poor so that they could benefit from their meritorious deed. As he did not yield to their repeated entreaties, they finally left. When Sakka, king of the gods, heard about their vain effort, a great desire arose in him as well to offer almsfood to that great Elder. To avoid being refused, he turned himself into an old weaver. When Maha Kassapa approached, he offered rice to him, and at the moment the rice was accepted it turned exceedingly fragrant. Then Maha Kassapa knew who this old weaver truly was, and he reproached Sakka: "You have done a grievous wrong, Kosiya. By doing so, you have deprived poor people of the chance to acquire merit. Do not do such a thing again!" — "We too need merit, revered Kassapa! We too are in need of it! But have I acquired merit or not by giving alms to you through deception?" — "You have gained merit, friend. Now Sakka, while departing, gave voice to the following "Solemn Utterance" (udana):
|
Vị thần nhớ lại điều này và với lòng tri ân, bây giờ cô muốn phục vụ Trưởng lão vĩ đại. Cô giáng trần và quét dọn tịnh xá của Trưởng lão và đổ đầy nước trong các bình chứa. Sau khi cô làm việc này trong ba ngày, Trưởng lão nhìn thấy bóng dáng rạng rỡ của cô trong tịnh xá của mình, và sau khi hạch hỏi đã yêu cầu cô rời đi vì ông không muốn chư tăng sau này biết được sẽ chỉ trích ông. Lời khẩn nài của ông không có kết quả; thần nữ bay lên không với vẻ mặt buồn bã. Đức Phật biết chuyện nên xuất hiện trước vị thần và khuyên giải cô bằng cách nói về giá trị của những việc làm công đức và phần thưởng lớn lao của chúng. Nhưng ngài cũng nói rằng nhiệm vụ của Kassapa là phải thực hành sự kiềm chế (Chú giải Dh. 118). Trong một câu chuyện khác người ta kể rằng tôn giả Maha Kassapa, khi sống ở Hang Pipphali, đã nhập đại định trong bảy ngày, luôn ở tư thế kiết già. Đến cuối thời gian đó, sau khi xuất định, ông đi khất thực ở Rajagaha. Vào thời điểm đó có năm trăm vị thần nữ thuộc cõi trời của Sakka muốn cúng dường khất thực cho tôn giả Maha Kassapa. Với thực phẩm được chuẩn bị sẵn, họ tiếp cận Trưởng lão, xin ông chấp nhận sự cúng dường của họ. Nhưng ông yêu cầu họ rời đi vì ông muốn dành ân huệ cho người nghèo để họ có thể hưởng phước từ những hành động công đức của họ. Vì ông không mềm lòng trước những lời van nài của họ nên họ đành phải rời đi. Khi thiên vương Sakka nghe nói về nỗ lực vô vọng của họ, ông cũng nảy sinh khao khát được cúng dường khất thực cho vị Trưởng lão vĩ đại đó. Để tránh bị từ chối, ông hóa thành một lão thợ dệt nghèo khổ. Khi Maha Kassapa tiếp cận, ông dâng cơm cho trưởng lão, và ngay lúc cơm được tiếp nhận thì tỏa hương thơm ngào ngạt. Thế là Maha Kassapa biết lão thợ dệt thật sự là ai, ông bèn mắng Sakka: "Ông đã làm một việc sai lầm tệ hại, Kosiya. Bằng cách làm như vậy, ông đã tước đoạt cơ hội tạo công đức của người nghèo. Đừng làm như vậy nữa!" — "Chúng tôi cũng cần công đức, thưa tôn giả Kassapa! Chúng tôi cũng cần nó! Nhưng tôi có được công đức bằng cách dâng thực phẩm khất thực cho ngài qua việc cải trang không?" — "Này bạn, ông đã được công đức." Rồi Sakka, khi giã từ đã thốt lên lời "Cảm hứng Trang trọng" (udana) như sau:
|
"Oh, almsgiving! Highest almsgiving!
|
"Ôi lành thay, cúng dường khất thực! Cúng dường khất thực tối thượng! |
7. Relations to Pupils and Fellow MonksOne so very dedicated to the meditative life as Maha Kassapa was cannot be expected to have been keen on accepting and training many pupils; and, in fact, the canonical texts mention only a few pupils of his. One of Kassapa's few recorded discourses addressed to the monks deals with the subject of overestimating one's attainments: "There may be a monk who declares he has attained to the highest knowledge, that of Arahatship. Then the Master, or a disciple capable of knowing the minds of others, examines and questions him. When they question him, that monk becomes embarrassed and confused. The questioner now understands that the monk has made this declaration through overrating himself out of conceit. Then, considering the reason for it, he sees that this monk has acquired much knowledge of the Teaching and proficiency in it, which made him declare his overestimation of himself to be the truth. Penetrating the mind of that monk, he sees that he is still obstructed by the five hindrances and has stopped half-way while there is still more to do."
|
7. Quan Hệ với Tăng Sinh và các Sư Đồng LiêuMột người rất tận tâm với đời sống thiền định như tôn giả Maha Kassapa không thể dự kiến là quan tâm đến việc nhận và huấn luyện nhiều tăng sinh; và quả thật vậy, các văn bản kinh điển chỉ đề cập đến một vài học sinh của ông. Một trong số ít bài giảng của Kassapa cho chư tăng liên quan đến chủ đề đánh giá quá cao thành quả bản thân của một người:
|
Apart from the few instances where Maha Kassapa is speaking to unnamed monks or a group of monks, the texts record only his relationship to Sariputta and Ananda. According to the Jatakas, in former lives Sariputta was twice the son of Kassapa (J.509,515) and twice the brother of Kassapa (J.326,488); he was once also Kassapa's grandson (J.450) and his friend (J.525). In his verses, Kassapa tells that he once saw thousands of Brahma-gods descend from their heaven, pay homage to Sariputta, and praise him (Thag. 1082-1086). Two conversations between Maha Kassapa and Sariputta have been recorded in the Kassapa Samyutta. On both occasions it was at evening time, after meditation, that the venerable Sariputta went to see the venerable Maha Kassapa. In the first text Sariputta asked: "It has been said, friend Kassapa, that without ardor and without fear of wrongdoing, one is incapable of gaining enlightenment, incapable of attaining Nibbana, incapable of attaining highest security, but that with ardor and with fear of wrong-doing, one is capable of such attainments. Now in how far is he incapable of such attainments and in how far is he capable of them?"
|
Ngoại trừ vài trường hợp mà Maha Kassapa nói chuyện với các sư không được biết tên hay một nhóm sư, văn bản chỉ ghi lại quan hệ của ông với Sariputta và Ananda. Theo Chuyện Tiền Thân Jatakas, trong những kiếp trước Sariputta đã hai lần là con trai của Kassapa (J.509,515) và hai lần là anh của Kassapa (J.326,488); ông cũng từng là cháu nội (J.450) và là bạn của Kassapa (J.525). Trong bài kệ của ông, Kassapa kể rằng ông đã có lần nhìn thấy hàng ngàn vị Phạm Thiên giáng trần từ cõi trời của họ, đảnh lễ Sariputta và ca ngợi ông (Thag. 1082-1086). Hai cuộc đối thoại giữa Maha Kassap và Sariputta được ghi lại trong kinh Kassapa Samyutta. Trong cả hai lần, vào buổi tối sau khi thiền định, tôn giả Sariputta đến gặp tôn giả Maha Kassapa. Trong văn bản đầu, Sariputta hỏi: "Này bạn Kassapa, nghe nói rằng nếu không có nhiệt tâm và không biết sợ làm điều sai trái thì người ta không có khả năng đạt được giác ngộ, không có khả năng đạt được Niết bàn, không có khả năng đạt được sự an trú tối thượng, nhưng với nhiệt tâm và biết sợ làm điều sai trái, người ta có khả năng đạt được những thành quả như vậy. Bây giờ tầm mức không có khả năng đạt được những thành quả như vậy của ông ấy là bao nhiêu và tầm mức có khả năng đạt được điều đó của ông ấy là bao nhiêu?"
|
"When, friend Sariputta, a monk thinks: 'If bad and unwholesome states that have so far not arisen in me were to arise, this would bring me harm,' and if then he does not arouse ardor and fear of wrongdoing, then he is lacking ardor and fear of wrong doing. When he thinks: 'If bad and unwholesome states that have arisen now in me are not abandoned, this would bring me harm,' or: 'If unarisen wholesome states were not to arise, this would bring me harm,' or: 'If arisen wholesome states were to vanish, this would bring me harm,' if on these occasions, too, a monk does not arouse ardor and fear of wrong-doing, then he is lacking these qualities, and lacking them, he is incapable of attaining enlightenment, incapable of attaining Nibbana, incapable of attaining the highest security. But if a monk (on those four occasions for right effort) arouses ardor and fear of wrong-doing, he is capable of attaining enlightenment, capable of attaining Nibbana, capable of attaining the highest security".
|
|
On another occasion Sariputta asked Maha Kassapa some questions which one may not have expected: whether the Perfect One (Tathagata) exists after death, or does not exist, or (in some sense) both exists and does not exist, or neither exists nor does not exist. In each case Maha Kassapa replies that this was not declared by the Exalted One. And when asked why not, he said: "Because it is of no benefit and does not belong to the fundamentals of the holy life, because it does not lead to turning away (from worldliness), nor to dispassion, cessation, (inner) peace, direct knowledge, enlightenment, and Nibbana." "But what, friend, did the Exalted One declare?"
|
Vào một dịp khác Sariputta hỏi Maha Kassapa một số câu hỏi mà người ta có thể không nghĩ đến: liệu Đấng Toàn Giác (Như Lai) tồn tại sau khi chết, hay không tồn tại, hay (theo một nghĩa nào đó) đều tồn tại và không tồn tại, hay không tồn tại mà cũng không phải là không tồn tại. Trong mỗi trường hợp, Maha Kassapa trả lời rằng Đức Thế Tôn không tuyên bố điều này. Và khi hỏi tại sao không, ông nói: "Bởi vì nó không lợi ích và không thuộc về các nguyên tắc căn bản của đời sống thánh thiện, bởi vì nó không dẫn đến việc từ bỏ thế tục, cũng không dẫn đến sự buông xả, chấm dứt, an tâm, trí tuệ trực giác, giác ngộ, và Niết bàn." "Nhưng, này bạn, Đức Thế Tôn đã tuyên bố gì?"
|
We have no tradition as to why Sariputta posed these questions, which for an arahant should have been fully clear. It is, however, not impossible that this conversation took place immediately after Kassapa's ordination and before his attainment of Arahatship, and that Sariputta wanted to test him in that way; or, perhaps, it was for the sake of other monks who may have been present. The Majjhima Nikaya records a sutta (No. 32, Mahagosinga Sutta) in which Maha Kassapa participated in a group discussion with several other eminent disciples led by Sariputta. At the time these elders of the Order were residing in the Gosinga Forest along with the Buddha, and on a clear moonlit night they approached Sariputta for a discussion on the Dhamma. Sariputta declared: "Delightful is this Gosinga Forest, it is a clear moonlit night, the sala-trees are in full bloom, and it seems as if celestial scents are being wafted around." Then he asked each distinguished elder in the group — Ananda, Revata, Anuruddha, Maha Kassapa, and Maha Moggallana — what kind of monk could illumine that Gosinga Forest. Maha Kassapa, like the others, replied according to his own temperament. He declared that a monk who could illumine the Gosinga Forest would be a forest-dweller, one who went on almsround, who wore rag-robes, who possessed only three robes, who had few wishes, was content, aloof, not gregarious, energetic, and who would speak in praise of each of these qualities. He would also possess virtue, concentration, wisdom, deliverance and the knowledge and vision of deliverance, and would speak in praise of each of these attainments.
|
Chúng ta không quen hỏi tại sao Sariputta đặt ra những câu hỏi này vì bậc a-la-hán ắt phải hiểu rõ ràng. Tuy nhiên, có thể là cuộc đối thoại này xảy ra ngay sau lễ truyền giới của Kassapa và trước khi ông đạt được quả vị A-la-hán, và Sariputta muốn kiểm tra ông theo cách này; hoặc có lẽ là vì lợi ích của các sư khác có thể hiện diện lúc đó. Trung Bộ Kinh ghi lại một bài kinh (số 32, Kinh Mahagosinga) mà trong đó Maha Kassapa tham dự một cuộc thảo luận với các vị đệ tử nổi tiếng khác do Sariputta lãnh đạo. Lúc đó các vị trưởng lão của Tăng Đoàn đang ngụ ở Lâm viên Gosinga cùng với Đức Phật, và vào một đêm trăng sáng họ đến gặp Sariputta để thảo luận Pháp. Sariputta tuyên bố: "Lâm viên Gosinga này đẹp làm sao, tối nay trăng thật sáng, những cây sala nở đầy hoa, và dường như hương thiên lan tỏa chung quanh." Rồi ông hỏi từng vị đại trưởng lão trong nhóm — Ananda, Revata, Anuruddha, Maha Kassapa, và Maha Moggallana — bậc sư nào có thể chiếu sáng Lâm viên Gosinga. Maha Kassapa, giống như các vị khác, trả lời theo tính cách của mình. Ông tuyên bố rằng bậc sư mà có thể chiếu sáng Lâm viên Gosinga phải là một lâm tăng, đi khất thực, mặc áo choàng sờn rách, chỉ có ba áo choàng, có ít mong muốn, tri túc, ẩn dật, không ham náo nhiệt, tràn đầy năng lực, và sẽ ca ngợi từng phẩm chất này. Ông ấy cũng sở hữu đức hạnh, thiền định, trí tuệ, sự giải thoát và kiến thức và nhận thức thấu triệt sự giải thoát, và sẽ nói lời ca ngợi về mỗi thành quả này.
|
According to tradition, Maha Kassapa also had close connections in former lives with the venerable Ananda. Ananda had twice been his brother (J. 488,535), once his son (J. 450), once even the murderer of his son (J. 540), and in this life he was his pupil (Maha Vagga I, 74). The Kassapa Samyutta likewise has two conversations between them. They concern practical questions, while those with Sariputta referred to doctrine. On the first occasion (related at S. 16:10) Ananda asked Kassapa whether he would go with him to the nunnery. Kassapa, however, refused and asked Ananda to go alone. But Ananda seemed to be keen that Kassapa should give a Dhamma talk to the nuns, and he repeated his request twice. Kassapa finally consented to go and gave a discourse to the nuns. But the result turned out to be quite different from what Ananda had expected. One of the nuns, Thullatissa by name, raised her voice to make a rather offensive remark: "How could the Revered Kassapa presume to speak Dhamma in the presence of the Revered Ananda, the learned sage? This is as if a needle peddler wanted to sell a needle to the needle maker." Obviously this nun preferred the gentle preaching of Ananda to Kassapa's stern and sometimes critical approach, which may have touched on her own weaknesses.
|
Theo kinh điển, Maha Kassapa cũng có liên hệ mật thiết với tôn giả Ananda trong những kiếp trước. Ananda đã hai lần là anh của ông (J. 488,535), một lần là con trai của ông (J. 450), thậm chí có lần là kẻ giết chết con trai của ông (J. 540), và trong kiếp này là học sinh của ông (Maha Vagga I. 74). Kinh Kassapa Samyutta cũng có hai bài đối thoại giữa họ. Chúng liên quan đến những câu hỏi thực hành, trong khi cuộc đối thoại với Sariputta liên quan đến giáo lý. Trong dịp đầu tiên (xem S. 16:10) Ananda hỏi Kassapa xem liệu ngài có đi với ông đến ni viện không. Nhưng Kassapa từ chối và yêu cầu Ananda đi một mình. Tuy nhiên, Ananda dường như rất muốn Kassapa giảng Pháp cho các ni sư nên ông lập lại lời yêu cầu của mình hai lần. Cuối cùng Kassapa đồng ý đi và thuyết giảng cho các ni sư nghe. Nhưng kết quả hóa ra lại khác hẳn với những gì Ananda mong đợi. Một ni cô, tên là Thullatissa, lên tiếng đưa ra một nhận xét khá xúc phạm: "Làm thế nào mà Tôn giả Kassapa lại thuyết Pháp trước sự hiện diện của Tôn giả Ananda, một bậc thức giả? Nó giống như người bán hàng rong muốn bán kim cho người chế tạo kim." Rõ ràng là ni cô này thích cách thuyết giảng nhẹ nhàng của Ananda so với cách nghiêm khắc và đôi khi có tính chỉ trích của Kassapa, mà có thể đã chạm vào yếu điểm của riêng cô.
|
When Kassapa heard the nun's remarks, he asked Ananda: "How is it, friend Ananda, am I the needle peddler and you the needle maker, or am I the needle maker and you the needle peddler?" Ananda replied: "Be indulgent, venerable sir. She is foolish woman. "Beware, friend Ananda, or else the Sangha may further examine you. How is it, friend Ananda, was it you to whom the Exalted One referred in the presence of the Sangha when saying: 'I, O monks, can attain at will the four fine-material and immaterial meditative absorptions, the cessation of perception and feeling, the six supernormal knowledges; and Ananda, too, can so attain'?" "Not so, venerable sir." "Or was it that he said: 'Kassapa, too, can so attain'?"
|
Khi Kassapa nghe lời nhận xét của ni cô, ông hỏi Ananda: "Này bạn Ananda, làm thế nào mà tôi là người bán kim và ông là người chế tạo kim, hay tôi là người chế tạo kim và ông là người bán kim?" Ananda trả lời: "Thưa tôn giả, xin hảy lượng thứ. Cô ta là một phụ nữ ngu si. "Hảy thận trọng, bạn Ananda, nếu không Tăng Đoàn có thể kiểm tra thêm về bạn. Này bạn Ananda, có phải ông là người mà Đức Thế Tôn đề cập trước Tăng Đoàn khi nói rằng: 'Này chư tăng, ta có thể đạt được bốn tầng thiền sắc và thiền vô sắc theo ý muốn, đạt được sự chấm dứt của thức giác và cảm giác, sáu trí tuệ siêu việt; và Ananda cũng có thể đạt được như vậy?" "Không phải vậy, thưa tôn giả." Hay là ngài nói rằng: 'Kassapa cũng có thể đạt được như vậy'?"
|
From the above account we see that the venerable Maha Kassapa did not think that Ananda's conciliatory reply was adequate, or did full justice to the situation. Thullatissa's remarks showed her personal attachment to Ananda, who has always been a favorite with women, and who had also given his strong support to the founding of the Order of Nuns (Bhikkhuni Sangha). This emotional relation of Thullatissa's to Ananda could not be put aside just by Ananda's general remark. Hence Kassapa responded in a way which, at first glance, appears rather harsh: "Beware, friend Ananda, or else the Sangha may further examine you!" This was to say that Ananda should not engage himself too much in ministering to the nuns, as on their part attachment such as that of Thullatissa's could grow from it, and cause others to entertain doubts about him. Kassapa's reply has therefore to be seen as the earnest advice of a taint-free arahant to one who had not yet reached that state. When, immediately after, Kassapa mentioned that the Buddha had declared his own meditative attainments equal with those of himself, and not Ananda's, this may be taken as pointing to the far different spiritual status of the two; and it may have served as a spur to Ananda to strive for those attainments. The nun Thullatissa, however, left the Order.
|
Từ sự kiện trên chúng ta thấy tôn giả Maha Kassapa không nghĩ rằng câu trả lời của Ananda là thỏa đáng, hay là hoàn toàn công bằng đối với tình trạng đó. Nhận xét của Thullatissa cho thấy sự luyến ái của cô đối với Ananda, người luôn được phụ nữ ưa thích, và cũng đã ủng hộ mạnh mẽ cho việc sáng lập Ni Đoàn. Quan hệ tình cảm của Thullatissa đối với Anand không thể bị gạt sang một bên chỉ vì lời nhận xét khái quát của Ananda. Vì thế Kassapa đối đáp theo cách mà thoạt nhìn thì có vẻ nghiêm khắc: "Hảy thận trọng, bạn Ananda, nếu không Tăng Đoàn có thể kiểm tra thêm về bạn!" Điều này nói rằng Ananda không nên tham gia quá nhiều đến việc điều hành các ni sư, vì sự luyến ái về phía họ chẳng hạn như trường hợp của Thullatissa có thể nảy nở từ đó, và khiến cho người khác nghi ngờ ông. Do đó, sự đối đáp của Kassapa được xem như lời khuyên chân thành của một vị a-la-hán thanh khiết đối với người chưa đạt đến trạng thái đó. Ngay sau đó, Kassapa đề cập rằng Đức Phật đã tuyên bố thành quả thiền định của ngài bằng với của ông, và không phải của Ananda, điều này có thể được coi là chỉ ra sự khác biệt xa vời về địa vị tâm linh giữa hai người; và nó có thể phục vụ như một sự thúc đẩy để Ananda phấn đấu cho những thành quả đó. Tuy nhiên, ni cô Thullatissa rời Giáo hội sau đó.
|
Another conversation between the venerable Maha Kassapa and Ananda arose on the following occasion (related at S.16:11). Once the venerable Ananda went on a walking tour in the Southern Hills, together with a large company of monks. This was at a time when thirty mostly young monks, pupils of the venerable Ananda, had given up the robe and had returned to the lay life. After the venerable Ananda had ended his tour, he came to Rajagaha and went to see the venerable Maha Kassapa. When he had saluted him and had sat down, Kassapa said this: "What are the reasons, friend Ananda, for the sake of which the Blessed One had said that only three monks should take their alms meal among families?"
|
Một cuộc nói chuyện khác giữa tôn giả Maha Kassapa và Ananda đã nảy sinh vào dịp sau (xem S.16:11). Có lần tôn giả Ananda đi du hành ở vùng Đồi Phương Nam cùng với một nhóm sư. Đó là khi ba mươi nhà sư, đa số còn trẻ, học sinh của tôn giả Ananda, từ bỏ áo cà-sa và trở về đời sống cư sĩ. Sau khi tôn giả Ananda kết thúc chuyến du hành, ông đến Rajagaha và đi gặp tôn giả Maha Kassapa. Khi ông đến chào và ngồi xuống, Kassapa nói điều này: "Này bạn Ananda, lý do gì mà Đức Thế Tôn nói rằng chỉ nên có ba vị sư đến thọ thực tại nhà các cư sĩ?"
|
But the venerable Maha Kassapa repeated again the very same words he had spoken. This could have ended this matter, as Ananda did not deny that the reproach was justified. He objected only to the hurtful way in which Maha Kassapa had expressed his censure. In response to the admonition, Ananda would have tried to keep his pupils under stricter discipline. But, again, this matter was complicated by a nun, Thullananda, who along with Thullatissa was one of the "black sheep" of the Bhikkhuni Order. She had heard that Ananda had been called a "youngster" by the venerable Maha Kassapa, and full of indignation, she voiced her protest saying that Kassapa had no right to criticize a wise monk like Ananda, as Kassapa had formerly been an ascetic of another school. In that way, Thullananda diverted the matter of monastic discipline into personal detraction. Besides, she was wrong, as our earlier account has shown. (Before meeting the Buddha, Kassapa had gone forth as an independent ascetic, not as a follower of another school.) Thullananda soon left the Order, just as the other wayward nun, Thullatissa, had done. When the venerable Maha Kassapa heard Thullananda's utterance, he said to Ananda: "Rash and thoughtless are the words spoken by Thullananda the nun. Since I left the home life, I have had no other teacher than the Exalted One, the Holy One, the Perfectly Enlightened One" (S.16:11).
|
Nhưng tôn giả Maha Kassapa lập lại câu nói vừa rồi lần nữa. Vấn đề được chấm dứt vì Ananda không phủ nhận lời khiển trách hợp lý. Ông chỉ phản đối cách nói gây đau lòng trong lời chỉ trích của Maha Kassapa. Đáp lại lời khuyên răn, Ananda đã cố gắng giữ học trò của ông dưới kỷ luật chặt chẽ hơn. Nhưng một lần nữa, vấn đề trở nên phức tạp bởi ni cô Thullananda, người cùng với Thullatissa là một trong những con "cừu đen" của Ni Đoàn. Cô ta nghe nói rằng tôn giả Maha Kassapa gọi Ananda là "người non trẻ", với lòng đầy phẫn nộ cô lên tiếng phản đối rằng Kassapa không có quyền chỉ trích một vị sư thông thái như Ananda, vì Kassapa trước kia là một tu sĩ khổ hạnh của trường phái khác. Bằng cách đó, Thullananda chuyển vấn đề kỷ luật tu viện thành sự dèm pha cá nhân. Bên cạnh đó, cô ta đã sai, như được thấy trong sự kiện đã được đề cập trước đây. (Trước khi gặp Đức Phật, Kassapa đã xuất gia với tư cách là một tu sĩ khổ hạnh độc lập, chứ không phải là môn đệ của một trường phái khác.) Chẳng bao lâu sau đó Thullananda rời Giáo hội, giống như ni cô bướng bỉnh kia, Thullatissa, đã làm. Khi tôn giả Maha Kassapa nghe được lời nói của Thullananda, ông nói với Ananda: "Lời nói của ni cô Thullananda thật là khinh suất và thiếu suy nghĩ. Kể từ khi tôi rời khỏi đời sống gia đình, tôi đã không có một vị thầy nào khác ngoài Đức Thế Tôn, Đấng Thánh Thiện, Đấng Toàn Giác" (S.16:11).
|
8. After the Buddha's ParinibbanaWhat remains to be said about Maha Kassapa's relation to Ananda is closely connected with his leading role in the Sangha after the passing away of the Buddha. At the demise of the Buddha, only two of the five most prominent disciples were present, the brothers Ananda and Anuruddha. Sariputta and Maha Moggallana had preceded the Master in death and Maha Kassapa, with a large company of monks, was just then wandering on the high-road from Pava to Kusinara. During that walk he happened to step aside from the road and sat down under a tree to rest. Just then a naked ascetic passed that way. The ascetic had with him a Mandarava (coral tree) flower, which is said to grow only in a celestial world. When Maha Kassapa saw this, he knew that something unusual must have happened for the flower to be found on earth. He asked the ascetic whether he had heard any news about his teacher, the Buddha, and the ascetic affirmed that he had, saying: "The recluse Gotama passed into Nibbana a week ago. This Mandarava flower I picked up from the place of cremation." Among the monks who heard that message, only those who were Arahats like Maha Kassapa could remain composed and calm; but the others who were still unliberated from the passions lamented and wept: "Too soon has the Blessed One passed into Nibbana! Too soon has the Eye of the World vanished from our sight!"
|
8. Sau khi Đức Phật Nhập Đại Niết BànNghe nói rằng sự quan hệ của Maha Kassapa với Ananda liên quan mật thiết với vai trò lãnh đạo của ông trong Tăng Đoàn sau khi Đức Phật qua đời. Vào lúc Đức Phật qua đời, chỉ có hai trong số năm vị đại đệ tử hiện diện, đó là hai anh em tôn giả Ananda và Anuruddha. Tôn giả Sariputta và Maha Moggallana đã qua đời trước Tôn Sư và tôn giả Maha Kassapa, cùng với đông đảo chư tăng, đang đi du hành từ Pava đến Kusinara. Trên đường đi, ông tình cờ dừng chân và ngồi dưới một gốc cây để nghỉ ngơi. Liền khi đó một tu sĩ lõa thể khổ hạnh đi ngang qua. Vị tu sĩ khổ hạnh có một đóa hoa Mandarava (cây san hô) được cho là chỉ mọc trong cõi thiên. Khi Maha Kassapa nhìn thấy vậy, ông biết rằng có điềm bất thường xảy ra khiến cho hoa được tìm thấy trên trái đất. Ông hỏi tu sĩ khổ hạnh rằng ông có nghe được tin gì về thầy mình là Đức Phật hay không, và tu sĩ khổ hạnh khẳng định là có, nói rằng: "Gotama Đại ẩn sĩ đã nhập Niết Bàn tuần trước. Đóa hoa Mandarava này tôi nhặt được từ nơi hỏa táng." Trong số chư tăng nghe tin này, chỉ có bậc A-la-hán như Maha Kassapa mới có thể giữ được bình tĩnh; nhưng những người khác vẫn còn vướng mắc trong vòng hệ lụy đã khóc lóc và than thở: "Đức Thế Tôn nhập Niết bàn quá sớm! Nhãn quan của Thế giới đã biến mất khỏi tầm nhìn của chúng ta!"
|
But there was one monk, Subhadda by name, who had ordained in his old age. He addressed the other monks and said: "Enough, friends! Do not grieve, do not lament! We are well rid of that Great Ascetic. We have been troubled by his telling us: 'This is befitting, that is not befitting.' Now we can do what we like, and we won't have to do what we do not like." It is not recorded that at that time the venerable Maha Kassapa gave a reply to those callous words. He may not have wished just then to strike a discordant note by censuring the monk or having him disrobed as he deserved. Hence he remained silent. But, as we shall see later, Maha Kassapa quoted that incident when he spoke of the need for summoning a council. Now, however, he admonished his group of monks not to lament, but to remember that impermanence is the nature of all conditioned things. He then continued his journey to Kusinara, together with his monks.
|
Nhưng có một nhà sư, tên là Subhadda, thọ giới khi đã lớn tuổi. Ông nói với các sư khác: "Đủ rồi, các bạn! Đừng đau buồn, đừng than thở! Chúng ta đã thoát khỏi Đại Ẩn sĩ đó. Chúng ta vốn bị phiền phức bởi điều ông nói với chúng ta: 'Cái này phù hợp, cái kia không phù hợp.' Bây giờ chúng ta có thể làm những gì chúng ta thích, và chúng ta sẽ không phải làm những gì chúng ta không thích." Văn bản không ghi lại rằng tôn giả Maha Kassapa đã có lời đáp lại những lời nói nhẫn tâm đó. Ông có thể không muốn gây sự bất hòa bằng cách khiển trách nhà sư đó hay bắt ông ta cởi bỏ áo cà sa vì ông ta đáng bị như vậy. Do đó tôn giả giữ im lặng. Nhưng như chúng ta sẽ thấy sau này, Maha Kassapa nhắc đến sự kiện đó khi ông nói về nhu cầu triệu tập một hội nghị. Tuy nhiên bây giờ thì ông khuyên nhủ nhóm sư của ông đừng than khóc, nhưng hảy nhớ rằng vô thường là bản tính của mọi vật có tính duyên khởi. Sau đó ông tiếp tục cuộc hành trình đến Kusinara cùng các sư.
|
Until then it had not been possible to set the funeral pyre alight as the deities present wanted to wait until the venerable Maha Kassapa came and paid his last homage to the remains of the Master. When the venerable Maha Kassapa arrived at the place of cremation, he walked twice around the pyre, reverently, with clasped hands, and then, with bowed head paid his homage at the feet of the Tathagata. When his group of monks had done likewise, the pyre, it is said, burst into flames by itself. Hardly had the bodily remains of the Tathagata been cremated when there arose a conflict about the distribution of the relics among the lay folk assembled and those who had sent messengers later. But the venerable Maha Kassapa remained aloof in that quarrel, as did the other monks like Anuruddha and Ananda. It was a respected brahman, Dona by name, who finally divided the relics into eight portions and distributed them among the eight claimants. He himself took the vessel in which the relics had been collected.
|
Khi đó, người ta vẫn chưa thể bắt đầu lễ hỏa táng vì chư thiên hiện diện muốn đợi cho đến khi tôn giả Maha Kassapa đến và đảnh lễ lần cuối thi hài của Tôn Sư. Khi tôn giả Maha Kassapa đến nơi hỏa thiêu, ông với hai tay chắp lại, cung kính đi bộ hai lần quanh giàn thiêu, và sau đó quỳ đảnh lễ dưới chân Như Lai. Sau khi nhóm sư của ông làm tương tự như vậy, giàn hỏa thiêu được cho là tự bốc cháy. Sau khi thi hài của Như Lai đã được hỏa táng, có sự xung đột về việc phân phát ngọc xá lợi giữa nhóm cư sĩ tham dự lễ hỏa táng và nhóm gởi sứ giả đến sau đó. Nhưng tôn giả Maha Kassapa đứng ngoài cuộc tranh cãi, cũng như các vị sư khác như Anuruddha và Ananda. Cuối cùng, một vị bà-la-môn đáng kính, tên là Dona, đã chia ngọc xá lợi làm tám phần và giao cho tám nhóm thỉnh cầu. Riêng ông giữ cái bình đã dùng để thu thập ngọc xá lợi.
|
The venerable Maha Kassapa himself brought to King Ajatasattu of Magadha his share of the relics. Having done so, he turned his thoughts to the preservation of the Master's spiritual heritage, the Teaching (Dhamma) and the Discipline (Vinaya). The necessity to do so was demonstrated to him by Subhadda's challenge of the monastic discipline, and his advocacy of moral laxity, which Maha Kassapa took as a warning. If that attitude were to spread, it would lead to the decline and ruin of both the Sangha and the Teaching. To prevent this at the very start, Maha Kassapa proposed holding a council by which the Dhamma and Vinaya could be reliably established and secured. With that suggestion, he turned to the monks gathered at Rajagaha. The monks agreed and at their request Maha Kassapa selected five hundred members, all but one of whom were Arahats. Ananda, however, at that time had not yet succeeded in reaching that final attainment, but as he excelled in remembering a large number of the Buddha's discourses, he too was admitted to complete the five hundred members of the First Council.[11] All other monks were to leave Rajagaha for the duration of the council.
|
Tôn giả Maha Kassapa mang cho Vua Ajatasattu của xứ Magadha phần ngọc xá lợi của mình. Sau khi làm như vậy, ông nghĩ đến việc bảo tồn di sản tinh thần của Tôn Sư, Giáo Pháp (Dhamma) và Kỷ Luật (Vinaya). Ông đã nhìn thấy sự cần thiết để làm vậy qua hành vi thách thức kỷ luật tu viện của Subhadda, và sự vận động buông thả đạo đức của ông ta, mà Maha Kassapa coi là một cảnh báo. Nếu thái độ đó lan truyền, nó sẽ dẫn đến sự suy thoái và hủy hoại của cả Tăng Đoàn và Giáo Pháp. Để ngăn chặn điều này ngay từ đầu, Maha Kassapa đề nghị thành lập một hội nghị mà từ đó Dhamma và Vinaya có thể được củng cố và bảo đảm một cách đáng tin cậy. Ông đưa ra đề nghị này với chư tăng đang tập trung tại Rajagaha. Chư tăng đồng ý và với sự yêu cầu của họ, Maha Kassapa chọn ra năm trăm thành viên, tất cả đều là A-la-hán trừ một người. Ananda, vào lúc đó tuy chưa thành công trong việc đạt được quả vị cuối cùng đó, nhưng vì ông xuất sắc trong việc ghi nhớ số lượng lớn các bài giảng của Đức Phật nên ông cũng được chấp nhận cho trọn số năm trăm thành viên của Hội Nghị Kết Tập Kinh Luật Thứ Nhất.[11] Tất cả các sư khác thì rời Rajagaha trong suốt thời gian hội nghị.
|
As the first item of the council's proceedings, the texts of the monastic discipline were recited by the venerable Upali, who was a Vinaya expert. The second item was the codification of the Teaching laid down in the discourses. Here it was Ananda who, on being questioned by the venerable Maha Kassapa, recited all those texts which were later compiled in the Five Collections (nikaya) of the Sutta Pitaka. It was an outstanding feat of memory on his part. Finally, some special matters concerning the Sangha were discussed. Among them, the venerable Ananda mentioned that the Buddha, shortly before his death, had permitted the abolishment of minor rules. When Ananda was asked whether he had inquired from the Buddha what these minor rules were, he had to admit that he had neglected to do so.
|
Là đề mục thứ nhất của nghị trình, các văn bản về kỷ luật tu viện được đọc bởi tôn giả Upali, vốn là chuyên gia về Vinaya. Đề mục thứ nhì là sự hệ thống hóa Giáo Lý nằm trong các bài giảng. Đây là lúc Ananda, người bị tôn giả Maha Kassapa nghi ngờ, đọc tất cả các văn bản mà sau này được biên soạn trong Năm bộ Sưu tập (nikaya) của Tạng Kinh. Ông quả thật có một trí nhớ xuất sắc. Cuối cùng, một số vấn đề đặc biệt liên quan đến Tăng Đoàn được thảo luận. Trong số đó, tôn giả Ananda đề cập rằng Đức Phật, ngay trước khi qua đời, đã cho phép bãi bỏ các qui luật phụ. Khi Ananda bị hỏi liệu ông có hỏi Đức Phật các qui luật phụ này là gì thì ông thú nhận rằng ông đã quên làm việc đó.
|
Now various opinions about this matter were expressed in the assembly. As there was no consensus, the venerable Maha Kassapa asked the assembly to consider that if they were to abolish rules arbitrarily, the lay followers and the public in general would reproach them for being in a hurry to relax discipline so soon after the Master's death. Hence Maha Kassapa suggested that the rules should be preserved intact without exception. And so it was decided (Culavagga, XI). After the holding of the First Council, the high regard in which the venerable Maha Kassapa was held grew still greater, and he was seen as the de facto head of the Sangha. His seniority would have contributed to this, as he was then one of the oldest living disciples.[12] Later on, the venerable Maha Kassapa handed over the Buddha's almsbowl to Ananda, as a symbol of continuing the faithful preservation of the Dhamma. Thus Maha Kassapa, who had been generally recognized in the Order as the worthiest in succession, chose on his part Ananda as being the worthiest after him. There is no report in the Pali literature about the time and circumstances of his death.
|
Thế rồi một số ý kiến về vấn đề này được bày tỏ trong hội nghị. Vì không có sự đồng thuận nên tôn giả Maha Kassapa yêu cầu hội nghị xem xét rằng nếu họ bãi bỏ các qui luật một cách tùy tiện, các cư sĩ và quần chúng nói chung sẽ khiễn trách họ về việc vội vã nới lỏng kỷ luật ngay sau khi Tôn Sư qua đời. Do đó Maha Kassapa đề nghị rằng các qui luật nên được bảo tồn nguyên vẹn, không có ngoại lệ. Và nó đã được quyết định như thế (Culavagga, XI). Sau Hội Nghị Kết Tập Kinh Luật Thứ Nhất, sự kính trọng tôn giả Maha Kassapa ngày càng gia tăng, và ông đương nhiên được xem là người lãnh đạo Tăng Đoàn. Sự cao niên của ông hẳn đã góp phần vào việc này, vì khi đó ông là một trong số những đệ tử sống lâu đời nhất.[12] Sau này, tôn giả Maha Kassapa trao truyền y bát của Đức Phật cho Ananda, như một biểu tượng của sự tiếp tục thành kính bảo tồn Giáo Pháp. Do đó tôn giả Maha Kassapa, người được Tăng Đoàn công nhận là xứng đáng nhất trong sự kế thừa, đã chọn Ananda là người xứng đáng nhất sau ông. Kinh điễn Pali không có tường trình về thời gian và trạng huống của sự qua đời của ông.
|
9. The Verses of Maha KassapaIn the canonical "Verses of the Elders" (Theragatha), forty verses (1051-1091) are ascribed to the venerable Maha Kassapa. These stanzas mirror some of the great Elder's characteristic qualities and virtues: his austere habits and his contentedness; his strictness towards himself and brother monks; his independent spirit and his self-reliance; his love of solitude, shunning the crowds; his dedication to the practice of meditation and the peace of the jhanas. These verses also show what does not appear in the prose texts: his sensitivity to the beauty of nature that surrounded him. Here only a selection of the stanzas is given, which may be read in full in the translations by C.A.F. Rhys Davids and K.R. Norman.[13]
|
9. Maha Kassapa Thi KệTrong bộ sưu tập "Trưởng Lão Tăng Kệ" (Theragatha), bốn mươi câu (1051-1091) được gán cho tôn giả Maha Kassapa. Đoạn thơ này phản ảnh một số phẩm chất và đức hạnh của Đại Trưởng Lão: thói quen khắc khổ và tính tri túc của ông; sự nghiêm khắc đối với bản thân và các sư huynh đệ; tinh thần độc lập và tự lực của ông; tính ưa thích sống ẩn dật, xa lánh đám đông của ông, sự tận tâm của ông trong việc thực hành thiền định và an bình của thiền jhanas. Đoạn thơ này cũng cho thấy những gì không xuất hiện trong các bản văn xuôi: lòng nhạy cảm với vẻ đẹp của thiên nhiên xung quanh ông. Chỉ có một phần của đoạn thơ được trích ra ở đây, toàn thể bài thơ có thể đọc từ bản dịch của C.A.F. Rhys Davids và K.R. Norman (bản dịch Việt ngữ: HT. Thích Minh Châu).[13]
|
An exhortation to the monks to practice contentment with regard to the four basic requisites of a monk's life.[14] Down from my mountain-lodge I came one day
|
Lời cổ xúy cho chư tăng thực hành sự tri túc liên quan đến bốn nhu cầu căn bản của đời sống tu sĩ. Từ trú xứ bước xuống,
|
When Maha Kassapa was asked why, at his advanced age, he still climbed daily up and down the rock, he replied: While some are very wearied as they climb the rocks,
|
Khi Maha Kassapa được hỏi tại sao ông đã lớn tuổi mà vẫn còn leo lên xuống núi đá hàng ngày, ông trả lời: Khi họ leo núi đá,
|
People asked again why the venerable Maha Kassapa, at his age, wishes to live in forests and mountains. Does he not like monasteries such as the Veluvana Vihara and others? These regions are delightful to my heart
|
Người ta lại hỏi tại sao tôn giả Maha Kassapa đã lớn tuổi mà vẫn muốn sống trong rừng và núi. Ông không thích sống ở tu viện như Veluvana Vihara và các nơi khác sao? Khu đất thật khả ái,
|
|
Vừa đủ ta tỳ kheo,
|
In the following verses the venerable Maha Kassapa voices his own "Lion Roar." In the whole field of the Buddha's following,
|
Trong những câu thơ sau, tôn giả Maha Kassapa rống lên "Tiếng Rống Sư tử" của mình : Trong đám ruộng đệ tử,
|
Notes
|
Chú Thích
|
|
|
|
|
©1987 Buddhist Publication Society.
You may copy, reformat, reprint, republish, and redistribute this work in any medium whatsoever, provided that: (1) you only make such copies, etc. available free of charge and, in the case of reprinting, only in quantities of no more than 50 copies; (2) you clearly indicate that any derivatives of this work (including translations) are derived from this source document; and (3) you include the full text of this license in any copies or derivatives of this work. Otherwise, all rights reserved. Documents linked from this page may be subject to other restrictions.
The Wheel Publication No. 345 (Kandy: Buddhist Publication Society, 1987). Transcribed from the print edition in 1995 by Jane Yudelman under the auspices of the DharmaNet Dharma Book Transcription Project, with the kind permission of the Buddhist Publication Society. Translated and adapted from Wissen und Wandel XXI, 6 (1975). Last revised for Access to Insight on 30 November 2013.
How to cite this document (a suggested style): "Maha Kassapa: Father of the Sangha", by Hellmuth Hecker, revised and enlarged translation from the German by Nyanaponika Thera. Access to Insight (BCBS Edition), 30 November 2013, http://www.accesstoinsight.org/lib/authors/hecker/wheel345.html.
|
©1987 Buddhist Publication Society.
Quý vị có thể làm bản sao, thay đổi hình dạng, in lại, xuất bản lại, và phân phối lại công trình này dưới bất cứ phương tiện nào, với điều kiện: (1) quý vị chỉ làm các bản sao như vậ̣y, v.v., cung cấp miễn phí và, trong trường hợp in lại, chỉ với số lượng không quá 50 bản sao; (2) quý vị chỉ ra rõ ràng là bất kỳ dẫn xuất nào của công trình nghiên cứu này (bao gồm cả bản dịch) có nguồn gốc từ nguồn tài liệu này, và (3) quý vị bao gồm đầy đủ văn bản của giấy phép này trong bất kỳ bản sao hay các dẫn xuất của công việc này. Nếu không, phải tôn trọng bản quyền. Các tài liệu liên kết từ trang này có thể bị hạn chế.
The Wheel Publication No. 345 (Kandy: Buddhist Publication Society, 1987). Chép lại từ bản in năm 1995 bởi Jane Yudelman dưới sự bảo trợ của DharmaNet Dharm Book Transcription Projetc, với sự cho phép của Buddhist Publication Society. Chyển dịch từ Wissen und Wandel XXI, 6 (1975). Chỉnh sửa cuối cho Access to Insight vào ngày 30 tháng 11 năm 2013.
Làm thế nào để trích dẫn tài liệu này (một đề nghị bút pháp): "Maha Kassapa: Father of the Shanga - Sơ Tổ của Tăng Đoàn", Hellmuth Hecker, dịch từ Đức ngữ sang Anh ngữ bởi Nyanaponika Thera Access to Insight (BCBS Edition), ngày 30 tháng 11 năm 2013, http://www.accesstoinsight.org/lib/authors/hecker/wheel345.html .
|
Chủ biên và điều hành: TT Thích Giác Đẳng. Những đóng góp dịch thuật xin gửi về TT Thích Giác Đẳng tại phamdang0308@gmail.com |
Cập nhập ngày:
Thứ Ba 12-24-2019 Kỹ thuật trình bày: Minh Hạnh & Thiện Pháp |
| | trở về đầu trang | Home page | |