Sole dominion over the earth,
going to heaven, lordship over all worlds: the fruit of stream-entry excels them. — Dhp 178 |
|
Contents |
Mục Lục |
|
|
I: The Way to Stream EntryIntroductionThe Pali Canon recognizes four levels of Awakening, the first of which is called stream entry. This gains its name from the fact that a person who has attained this level has entered the "stream" flowing inevitably to nibbana. He/she is guaranteed to achieve full awakening within seven lifetimes at most, and in the interim will not be reborn in any of the lower realms. This study guide on stream entry is divided into two parts. The first deals with the practices leading to stream entry; the second, with the experience of stream entry and its results. |
I: Con Đường đi tới Quả Dự LưuLời Giới ThiệuKinh điển Pali công nhận bốn bậc của sự Giác Ngộ, bậc thứ nhất là dự lưu. Điều đạt tới cấp bậc này được đặt tên từ sự việc một người tu tập đạt đến cấp bậc vào "dòng" chảy chắc chắn tiến đến Niết-bàn. Người đó được đảm bảo sẽ đạt được sự giác ngộ hoàn toàn trong vòng tối đa bảy kiếp sống, và trong thời gian đó sẽ không tái sinh trong bất kỳ cõi thấp nào. Bản Phật Giáo thư quán nói về quả dự lưu này chia làm hai phần. Phần đầu tiên đề cập đến sự tu tập dẫn đến dòng dự lưu; thứ hai, với kinh nghiệm của giòng dự lưu và kết quả của nó. |
The practices leading to stream entry are encapsulated in four factors:
Association with people of integrity is a factor for stream-entry.
Listening to the true Dhamma is a factor for stream-entry. Appropriate attention is a factor for stream-entry. Practice in accordance with the Dhamma is a factor for stream-entry. — SN 55.5 |
Các sự tu tập dẫn đến quả dự lưu được bao gồm trong bốn yếu tố::
Thân cận bậc thiện tri thức là một yếu tố dẫn đến quả dự lưu.
Thính văn Chánh pháp là một yếu tố dẫn đến quả dự lưu. Như lý tác ý là một yếu tố dẫn đến quả dự lưu. Pháp tùy pháp hành là một yếu tố dẫn đến quả dự lưu. — SN 55.5 |
These factors form the framework for the first part of this study guide. The Canon's treatment of these factors touches on questions of interest to all meditators, regardless of whether their practice aims all the way to Awakening: How can you recognize a trustworthy teacher? How can you tell the true Dhamma from counterfeit Dhamma? What are the rewards that come from listening to the Dhamma? Which questions should you ask yourself in the course of the practice? What kind of practice qualifies as being in accordance with the Dhamma? What kind of qualities do you need to develop to benefit most from your practice? |
Những yếu tố này tạo nên khuôn khổ cho phần đầu tiên của tập Phật Giáo thư quán này. Sự tu tập dựa theo các đoạn kinh về bốn yếu tố nêu ra ở trên, đưa ra những câu hỏi của tất cả những người tu thiền, bất kể việc tu tập của họ có nhắm đến Giác ngộ hay không: Làm thế nào để bạn nhận ra một vị thầy đáng tin cậy?Làm thế nào để phân biệt Chánh pháp và không chánh pháp? Thính văn Chánh Pháp sẽ được lợi ích gì? Những câu hỏi bạn nên tự vấn như thế nào trong quá trình tu tập? Các pháp hành nào là tương hợp với Chánh pháp? Trong khi tu tập, bạn cần phải tăng trưởng các phẩm chất nào để có lợi nhất từ việc tu tập? |
For your practice to lead to Awakening, you must develop reliable standards for answering these questions. The Buddha offers some preliminary guidance on developing these standards in his instructions to the brahman teenager, Kapadika Bharadvaja. |
Để sự tu tập của bạn dẫn đến Giác Ngộ, bạn phải phát triển các tiêu chuẩn đáng tin cậy để trả lời những câu hỏi này. Đức Phật đưa ra một số hướng dẫn sơ bộ về việc phát triển các tiêu chuẩn này trong lời chỉ dẫn của Ngài cho thiếu niên brahman, Kapadika Bharadvaja |
[Kapadika Bharadvaja:] "To what extent is there an awakening to the truth? To what extent does one awaken to the truth? We ask Master Gotama about awakening to the truth." |
[Kapadika Bharadvaja:] "Cho đến mức độ nào là giác ngộ chân lý? Cho đến mức độ nào chân lý được giác ngộ? Chúng con hỏi Tôn giả Gotama về giác ngộ chân lý?." |
[The Buddha:] "There is the case, Bharadvaja, where a monk lives in dependence on a certain village or town. Then a householder or householder's son goes to him and observes him with regard to three mental qualities — qualities based on greed, qualities based on aversion, qualities based on delusion: 'Are there in this venerable one any such qualities based on greed that, with his mind overcome by these qualities, he might say, "I know," while not knowing, or say, "I see," while not seeing; or that he might urge another to act in a way that was for his/her long-term harm & pain?' As he observes him, he comes to know, 'There are in this venerable one no such qualities based on greed... His bodily behavior & verbal behavior are those of one not greedy. And the Dhamma he teaches is deep, hard to see, hard to realize, tranquil, refined, beyond the scope of conjecture, subtle, to-be-experienced by the wise. This Dhamma can't easily be taught by a person who's greedy. |
[The Buddha:] Ở đây, này Bharadvaja, Tỷ-kheo sống gần một làng hay một thị trấn. Một gia chủ hay con trai một gia chủ đi đến vị ấy và tìm hiểu vị ấy trong ba pháp, tức là tham pháp, sân pháp, si pháp. Người này nghĩ rằng: "Không hiểu vị Tôn giả ấy có tham ái hay không, do những tham ái này, tâm vị ấy bị chi phối đến nỗi dầu không biết vẫn nói: "Tôi biết", dầu không thấy vẫn nói: "Tôi thấy," hay xui khiến người khác có những hành động khiến người ấy không được hạnh phúc, phải đau khổ lâu dài". Trong khi xem xét vị ấy, người này biết như sau: "Vị Tôn giả ấy không có những tham pháp, do những tham pháp này tâm vị ấy bị chi phối đến nỗi dầu không biết vẫn nói: "Tôi biết", dầu không thấy vẫn nói: "Tôi thấy"; hay xui khiến người khác có những hành động khiến người ấy không được hạnh phúc, phải đau khổ lâu dài. Thân hành của vị ấy là như vậy, khẩu hành là như vậy, là hành động của một người không có lòng tham. Còn Tôn giả ấy thuyết pháp, pháp ấy thâm sâu, khó thấy, khó chứng, tịch tịnh, thù thắng, vượt ngoài luận lý suông, tế nhị, được người trí chấp nhận; pháp ấy không thể do một người có lòng tham khéo giảng". |
When, on observing that the monk is purified with regard to qualities based on greed, he next observes him with regard to qualities based on aversion... based on delusion: 'Are there in this venerable one any such qualities based on delusion that, with his mind overcome by these qualities, he might say, "I know," while not knowing, or say, "I see," while not seeing; or that he might urge another to act in a way that was for his/her long-term harm & pain?' As he observes him, he comes to know, 'There are in this venerable one no such qualities based on delusion... His bodily behavior & verbal behavior are those of one not deluded. And the Dhamma he teaches is deep, hard to see, hard to realize, tranquil, refined, beyond the scope of conjecture, subtle, to-be-experienced by the wise. This Dhamma can't easily be taught by a person who's deluded. |
Sau khi xem xét vị ấy và thấy vị ấy trong sạch không có những tham pháp, người kia lại xem xét thêm vị ấy về các sân pháp: "Không hiểu vị Tôn giả ấy có sân pháp hay không, do những sân pháp này, tâm vị ấy bị chi phối đến nỗi dầu không biết vẫn nói: "Tôi biết", dầu không thấy vẫn nói: "Tôi thấy", hay xui khiến người khác có những hành động khiến người ấy không được hạnh phúc, phải đau khổ lâu dài". Trong khi xem xét vị ấy, người này biết như sau: "Tôn giả ấy không có những sân pháp, do những sân pháp này, tâm vị ấy bị chi phối đến nỗi dầu không biết vẫn nói: "Tôi biết", dầu không thấy vẫn nói: "Tôi thấy", hay xui khiến người khác có những hành động, khiến người ấy không được hạnh phúc, phải đau khổ lâu dài. Thân hành của vị ấy là như vậy, khẩu hành là như vậy, là hành động của một người không có lòng sân. Còn Tôn giả ấy thuyết pháp, pháp ấy thâm sâu, khó thấy, khó chứng, tịch tịnh, thù thắng, vượt ngoài luận lý suông, tế nhị, được người trí chấp nhận, pháp ấy không thể do một người có lòng sân khéo giảng". |
"When, on observing that the monk is purified with regard to qualities based on delusion, he places conviction in him. With the arising of conviction, he visits him & grows close to him. Growing close to him, he lends ear. Lending ear, he hears the Dhamma. Hearing the Dhamma, he remembers it. Remembering it, he penetrates the meaning of those dhammas. Penetrating the meaning, he comes to an agreement through pondering those dhammas. There being an agreement through pondering those dhammas, desire arises. With the arising of desire, he becomes willing. Willing, he contemplates [lit: "weighs," "compares"]. Contemplating, he makes an exertion. Exerting himself, he both realizes the ultimate meaning of the truth with his body and sees by penetrating it with discernment. |
Sau khi xem xét vị ấy và thấy vị ấy trong sạch, không có những sân pháp, người kia lại xem xét thêm vị ấy về các si pháp: "Không hiểu tôn giả ấy có si pháp hay không, do những si pháp này, tâm của vị ấy bị chi phối đến nỗi dầu không biết, vẫn nói: "Tôi biết", dầu không thấy vẫn nói: "Tôi thấy", hay xui khiến người khác có hành động khiến người ấy không được hạnh phúc, phải đau khổ lâu dài". Trong khi xem xét vị ấy, người này biết như sau: "Tôn giả ấy không có những si pháp, do những si pháp này, tâm vị ấy bị chi phối đến nỗi dầu không biết, vẫn nói: "Tôi biết", dầu không thấy, vẫn nói: "Tôi thấy", hay xui khiến người khác có những hành động khiến người ấy không được hạnh phúc, phải đau khổ lâu dài. Thân hành của vị ấy là như vậy, khẩu hành là như vậy, là hành động của một người không có lòng si. Còn Tôn giả ấy thuyết pháp, pháp ấy thâm sâu, khó thấy, khó chứng, tịch tịnh, thù thắng, vượt ngoài luận lý suông, tế nhị, được người trí chấp nhận, pháp ấy không thể do một người có lòng si khéo giảng". |
"To this extent, Bharadvaja, there is an awakening to the truth. To this extent one awakens to the truth. I describe this as an awakening to the truth. But it is not yet the final attainment of the truth." |
Cho đến mức độ này, này Bharadvaja là sự giác ngộ chân lý, cho đến mức độ này, chân lý được giác ngộ, và cho đến mức độ này, chúng tôi chủ trương sự giác ngộ chân lý, nhưng như vậy chưa phải là chứng đạt chân lý. |
[Kapadika Bharadvaja:] "Yes, Master Gotama, to this extent there is an awakening to the truth. To this extent one awakens to the truth. We regard this as an awakening to the truth. But to what extent is there the final attainment of the truth? To what extent does one finally attain the truth? We ask Master Gotama about the final attainment of the truth." |
[Kapadika Bharadvaja:] Cho đến như vậy, thưa Tôn giả Gotama, là giác ngộ chân lý, cho đến như vậy, chân lý được giác ngộ, và cho đến như vậy chúng con thấy giác ngộ chân lý. Nhưng thưa Tôn giả Gotama, cho đến mức độ nào là chứng đạt được chân lý, cho đến mức độ nào chân lý được chứng đạt. Chúng con hỏi Tôn giả Gotama về sự chúng đạt chân lý. |
[Buddha:] "The cultivation, development, & pursuit of those very same qualities: to this extent, Bharadvaja, there is the final attainment of the truth. To this extent one finally attains the truth. I describe this as the final attainment of the truth." — MN 95 |
[Buddha:]– Này Bharadvaja, chính nhờ luyện tập, tu tập và hành tập nhiều lần, chân lý mới được chứng đạt. Cho đến như vậy, này Bharadvaja, là chứng đạt chân lý, cho đến như vậy, chân lý được chứng đạt, cho đến như vậy, chúng tôi chủ trương sự chứng đạt chân lý. — MN 95 |
Association with People of Integrity"With regard to external factors, I don't envision any other single factor like friendship with admirable people as doing so much for a monk in training, who has not attained the goal but remains intent on the unsurpassed safety from bondage. A monk who is a friend with admirable people abandons what is unskillful and develops what is skillful."
A monk who is a friend
to admirable people — who's reverential, respectful, doing what his friends advise — mindful, alert, attains step by step the ending of all fetters. — Iti 17 |
Thân Cận Thiện Trí Thức"Đối với vị Tỳ-khưu hữu học, Ta không thấy một chi phần nào khác, được nhiều lợi ích như vậy, này các Tỳ-khưu, tức là làm bạn với thiện. Này các Tỳ-khưu, vị Tỳ-khưu làm bạn với thiện, từ bỏ bất thiện, tu tập thiện."
Tỳ-khưu làm bạn thiện,
Tôn kính và kính trọng, Làm theo những lời nói, Của bạn bè thân hữu, Tỉnh giấc và chánh niệm, Vị ấy sẽ tuần tự, Ðạt được sự hoại diệt, Tất cả mọi kiết sử. — Iti 17 |
As he was seated to one side, Ven. Ananda said to the Blessed One, "This is half of the holy life, lord: having admirable people as friends, companions, & colleagues." "Don't say that, Ananda. Don't say that. Having admirable people as friends, companions, & colleagues is actually the whole of the holy life. When a monk has admirable people as friends, companions, & colleagues, he can be expected to develop & pursue the noble eightfold path. "And how does a monk who has admirable people as friends, companions, & colleagues, develop & pursue the noble eightfold path? There is the case where a monk develops right view dependent on seclusion, dependent on dispassion, dependent on cessation, resulting in letting go. "And through this line of reasoning one may know how having admirable people as friends, companions, & colleagues is actually the whole of the holy life: It's in dependence on me as an admirable friend that beings subject to birth have gained release from birth, that beings subject to aging have gained release from aging, that beings subject to death have gained release from death, that beings subject to sorrow, lamentation, pain, distress, & despair have gained release from sorrow, lamentation, pain, distress, & despair." — SN 45.2 |
Ngồi một bên, Tôn giả Ananda bạch Thế Tôn : - Một nửa Phạm hạnh này, bạch Thế Tôn, là thiện bạn hữu (kalyàsamittatà), thiện bạn đảng (kalyànasahàyatà), thiện thân tình (kalyàsam-pavankatà)." "Chớ có nói vậy, này Ananda ! Chớ có nói vậy, này Ananda ! Toàn bộ Phạm hạnh này, này Ananda, là thiện bạn hữu, thiện bạn đảng, thiện thân tình. Với Tỷ-kheo thiện bạn hữu, thiện bạn đảng, thiện thân tình, này Ananda, thời được chờ đợi Thánh đạo Tám ngành được tu tập, Thánh đạo Tám ngành được làm cho viên mãn.. Và này Ananda, thế nào là Tỷ-kheo thiện bạn hữu, thiện bạn đảng, thiện thân tình, tu tập và làm cho viên mãn Thánh đạo Tám ngành ? "Này Ananda, chính với pháp môn này, các Ông cần phải hiểu thế nào toàn bộ Phạm hạnh này là thiện bạn hữu, thiện bạn đảng, thiện thân tình. Do Ta lấy thiện làm bạn hữu, này Ananda, nên các chúng sanh bị sanh được giải thoát khỏi sanh; các chúng sanh bị già được giải thoát khỏi già; các chúng sanh bị chết được giải thoát khỏi chết; các chúng sanh bị sầu, bi, khổ, ưu, não được giải thoát khỏi sầu, bi, khổ, ưu, não. Chính với pháp môn này, này Ananda, các Ông cần phải hiểu thế nào toàn bộ Phạm hạnh này là thiện bạn hữu, thiện bạn đảng, thiện thân tình." — SN 45.2 |
"And what does it mean to have admirable people as friends? There is the case where a lay person, in whatever town or village he may dwell, spends time with householders or householders' sons, young or old, who are advanced in virtue. He talks with them, engages them in discussions. He emulates consummate conviction in those who are consummate in conviction, consummate virtue in those who are consummate in virtue, consummate generosity in those who are consummate in generosity, and consummate discernment in those who are consummate in discernment. This is called having admirable people as friends... "And what does it mean to be consummate in conviction? There is the case where a noble disciple has conviction, is convinced of the Tathagata's Awakening: 'Indeed, the Blessed One is worthy & rightly self-awakened, consummate in knowledge and conduct, well-gone, an expert with regard to the world, unexcelled as a trainer for those people fit to be tamed, the Teacher of devas & human beings, awakened, blessed.' This is called being consummate in conviction. "And what does it mean to be consummate in virtue? There is the case where a noble disciple abstains from taking life, abstains from stealing, abstains from illicit sexual conduct, abstains from lying, abstains from taking intoxicants that cause heedlessness. This is called being consummate in virtue. "And what does it mean to be consummate in generosity? There is the case of a noble disciple, his awareness cleansed of the stain of miserliness, living at home, freely generous, openhanded, delighting in being magnanimous, responsive to requests, delighting in the distribution of alms. This is called being consummate in generosity. "And what does it mean to be consummate in discernment? There is the case where a noble disciple is discerning, endowed with discernment of arising and passing away — noble, penetrating, leading to the right ending of stress. This is called being consummate in discernment." — AN 8.54 |
"Và này Byagghapajja, thế nào là làm bạn với thiện ? Ở đây, này Byagghapajja, thiện nam tử sống tại làng hay tại thị trấn. Tại đấy có gia chủ hay con người gia chủ, những trẻ được nuôi lớn trong giới đức, hay những người lớn tuổi được lớn lên trong giới đức, đầy đủ lòng tin, đầy đủ giới đức, đầy đủ bố thí, vị ấy làm quen, nói chuyện, thảo luận. Với những người đầy đủ lòng tin, vị ấy học tập với đầy đủ lòng tin. Với những người đầy đủ giới đức, vị ấy học tập với đầy đủ giới đức. Với những người đầy đủ bố thí, vị ấy học tập với đầy đủ bố thí. Với những người đầy đủ trí tuệ, vị ấy học tập với đầy đủ trí tuệ. Này Byagghapajja, đây gọi là làm bạn với thiện.... "Và này Byagghapajja, thế nào là đầy đủ lòng tin ? Ở đây, này Byagghapajja, thiện nam tử có lòng in, tin tưởng ở sự giác ngộ của Như Lai : "Đây là Thế Tôn là bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn ". Này Byagghapajja, đây gọi là đầy đủ lòng tin. "Và này Byagghapajja, thế nào là đầy đủ giới đức ? Ở đây, này Byagghapajja, thiện nam tử từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ tà hạnh trong các dục, từ bỏ nói láo, từ bỏ đắm say rượu men, rượu nấu. Này Byagghapajja, đây gọi là đầy đủ giới đức.. "Và này Byagghapajja, thế nào là đầy đủ bố thí ? Ở đây, này Byagghapajja, thiện nam tử sống ở gia đình, với tâm không bị cấu uế, xan tham chi phối, bố thí rộng rãi, với bàn tay mở rộng, vui thích từ bỏ, sẵn sàng để được yêu cầu, vui thích chia xẻ vật bố thí. Này Byagghapajja, đây gọi là đầy đủ bố thí.. "Và này Byagghapajja, thế nào là đầy đủ trí tuệ ? Ở đây, này Byagghapajja, thiện nam tử có trí tuệ, thành tựu trí tuệ về sanh diệt, với thánh thể nhập (quyết trạch), chơn chánh chấm dứt khổ đau. Này Byagghapajja, đây gọi là đầy đủ trí tuệ.." — AN 8.54 |
Admirable friends are to be recognized both by what they say and by what they do. "For the person who transgresses in one thing, I tell you, there is no evil deed that is not to be done. Which one thing? This: telling a deliberate lie."
The person who lies,
who transgress in this one thing, transcending concern for the world beyond: there's no evil he might not do. — Iti 25 |
Những người bạn thiện tri thức là qua lời nói và thân giáo của họ. "Ðiều này đã được Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, và tôi đã được nghe. Phàm một người nào đã vi phạm một pháp, Ta nói rằng không có ác nghiệp nào vị ấy không làm được. Thế nào là một pháp? Này các Tỷ-kheo, tức là rõ biết mà nói láo. Thế Tôn đã nói lên ý nghĩa này. Ở đây, điều này được nói đến.
Người nào đã nói láo,
Là vi phạm một pháp, Không kể đến đời sau, Không ác gì không làm. — Iti 25 |
"A friend endowed with these three qualities is worth associating with. Which three? He/she gives what is hard to give, does what is hard to do, endures what is hard to endure. A friend endowed with these three qualities is worth associating with." — AN 3.133 |
- Này các Tỷ-kheo, có đầy đủ ba đức tánh, một người bạn cần được thân cận. Thế nào là ba? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo cho điều khó cho, làm điều khó làm, nhẫn điều khó nhẫn. Này các Tỷ-kheo, đầy đủ ba đức tánh, một người bạn cần được thân cận. " — AN 3.133 |
"These three things have been promulgated by wise people, by people who are truly good. Which three? Generosity...going-forth [from the home life]...& service to one's mother & father. These three things have been promulgated by wise people, by people who are truly good." — AN 3.45 |
Ba pháp này, này các Tỷ-kheo, được người Hiền trí tuyên bố, được bậc Chân nhân tuyên bố. Thế nào là ba? Bố thí, này các Tỷ-kheo, được người Hiền trí tuyên bố, được bậc Chân nhân tuyên bố. Xuất gia, này các Tỷ-kheo, được người Hiền trí tuyên bố, được bậc Chân nhân tuyên bố. Hầu hạ cha mẹ, này các Tỷ-kheo, được người Hiền trí tuyên bố, được bậc Chân nhân tuyên bố. Ba pháp này, này các Tỷ-kheo, được người Hiền trí tuyên bố, được bậc Chân nhân tuyên bố. Biết bố thí thiện sĩBất hại, chế ngự căn Tự điều, hầu cha mẹ, Các vị sống phạm hạnh, Bổn phận kẻ thiện khen Người Hiền thực hiện chúng Bậc Thánh thấy rõ vậy Ðạt được đời an lạc." — AN 3.45 |
"Now what is the level of a person of no integrity? A person of no integrity is ungrateful, does not acknowledge the help given to him. This ingratitude, this lack of acknowledgment is second nature among rude people. It is entirely on the level of people of no integrity. A person of integrity is grateful & acknowledges the help given to him. This gratitude, this acknowledgment is second nature among admirable people. It is entirely on the level of people of integrity." — AN 2.31 |
"Này các Tỷ-kheo, thế nào là địa vị bậc không phải Chân nhân ? Người không phải Chân nhân, này các Tỷ-kheo, không biết ơn, không nhớ ơn. Đối với những người độc ác, đây là đặc tánh của họ được biết đến, này các Tỷ-kheo, tức là không biết ơn, không nhớ ơn. Đây hoàn toàn là địa vị kẻ không Chân nhân, này các Tỷ-kheo, tức là không biết ơn, không nhớ ơn.Còn bậc Chân nhân, này các Tỷ-kheo, là biết ơn, là nhớ ơn. Đối với những thiện nhân, đây là đặc tánh của họ được biết đến, này các Tỷ-kheo, tức là biết ơn, nhớ ơn. Đây hoàn toàn là địa vị bậc Chân nhân, này các Tỷ-kheo, tức là biết ơn, nhớ ơn."" — AN 2.31 |
"A person endowed with these four qualities can be known as 'a person of integrity.' Which four? "There is the case where a person of integrity, when asked, doesn't reveal another person's bad points, to say nothing of when unasked. Furthermore, when asked, when pressed with questions, he is one who speaks of another person's bad points not in full, not in detail, with omissions, holding back... "Then again, a person of integrity, when unasked, reveals another person's good points, to say nothing of when asked. Furthermore, when asked, when pressed with questions, he is one who speaks of another person's good points in full & in detail, without omissions, without holding back... "Then again, a person of integrity, when unasked, reveals his own bad points, to say nothing of when asked. Furthermore, when asked, when pressed with questions, he is one who speaks of his own bad points in full & in detail, without omissions, without holding back... "Then again, a person of integrity, when asked, doesn't reveal his own good points, to say nothing of when unasked. Furthermore, when asked, when pressed with questions, he is one who speaks of his own good points not in full, not in detail, with omissions, holding back... "Monks, a person endowed with these four qualities can be known as 'a person of integrity.'" — AN 4.73 |
"hành tựu với bốn pháp, này các Tỷ-kheo, cần phải được hiểu không phải bậc Chân nhân. Thế nào là bốn ? "Ở đây, này các Tỷ-kheo, bậc Chân nhân là người dầu có được hỏi, không nói lên lời không tán thán người khác ; còn nói gì nếu không được hỏi ! Nhưng nếu được hỏi, và phải trả lời, dè dặt và ngập ngừng, vị ấy nói lên lời không tán thán người khác. Cần phải được hiểu, này các Tỷ-kheo, vị này là bậc Chân nhân... "Lại nữa, này các Tỷ-kheo, bậc Chân nhân là người dầu không được hỏi, cũng nói lên lời tán thán người khác ; còn nói gì nếu được hỏi. Nếu được hỏi và phải trả lời, không dè dặt, không ngập ngừng, vị ấy nói lời tán thán người khác, đầy đủ và toàn bộ. Cần phải được hiểu, này các Tỷ-kheo, vị này là bậc Chân nhân..... "Lại nữa, này các Tỷ-kheo, bậc Chân nhân là Người, nếu không được hỏi, vẫn nói lên lời không tán thán về mình ; còn nói gì nếu được hỏi ! Nếu được hỏi và phải trả lời, không dè dặt, không ngập ngừng, vị ấy nói lên lời không tán thán về mình, đầy đủ và toàn bộ. Cần phải được hiểu, này các Tỷ-kheo, vị này là bậc Chân nhân..... "Lại nữa, này các Tỷ-kheo, bậc Chân nhân dầu có được hỏi cũng không nói lên lời tán thán về mình ; còn nói gì nếu không được hỏi ! Nếu được hỏi và phải trả lời, dè dặt và ngập ngừng, vị ấy nói lên lời tán thán về mình, không đầy đủ ; không toàn bộ. Cần phải được hiểu, này các Tỷ-kheo, vị này là bậc Chân nhân..... "Thành tựu với bốn pháp này, này các Tỷ-kheo, cần phải được hiểu là bậc Chân nhân..'" — AN 4.73 |
[1] "'It's through living together that a person's virtue may be known, and then only after a long period, not a short period; by one who is attentive, not by one who is inattentive; by one who is discerning, not by one who is not discerning': Thus it was said. And in reference to what was it said? |
Này các Tỷ-kheo, với cộng trú, giới cần phải được hiểu biết, như vậy, trong một thời gian dài, không khác được có tác ý, không có không tác ý, với trí tuệ, không phải với liệt tuệ. Như vậy được nói đến, do duyên này được nói đến như vậy.? |
"There is the case where one individual, through living with another, knows this: 'For a long time this person has been torn, broken, spotted, splattered in his actions. He hasn't been consistent in his actions. He hasn't practiced consistently with regard to the precepts. He is an unprincipled person, not a virtuous, principled one.' And then there is the case where one individual, through living with another, knows this: 'For a long time this person has been untorn, unbroken, unspotted, unsplattered in his actions. He has been consistent in his actions. He has practiced consistently with regard to the precepts. He is a virtuous, principled person, not an unprincipled one.' |
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người do cộng trú với một người khác biết được như sau : "Trong một thời gian dài, vị Tôn giả này làm giới bị bể vụn, làm giới bị cắt xén, làm giới bị vết nhơ, làm giới bị chấm, đen, làm việc không có liên tục, hạnh kiểm không có liên tục trong các giới. Không giữ giới là Tôn giả này, Tôn giả này là ác giới giới". Nhưng ở đây, này các Tỷ-kheo, người này do cộng trú với người kia, biết như sau : "Trong một thời gian dài, vị Tôn giả này không làm giới bị bể vụn, không làm giới bị cắt xén, không làm giới bị vết nhơ, không làm giới bị chấm, đen, làm việc có liên tục, hạnh kiểm có liên tục trong các giới. Giữ giới là Tôn giả này, Tôn giả này không phải ác giới". |
"'It's through living together that a person's virtue may be known, and then only after a long period, not a short period; by one who is attentive, not by one who is inattentive; by one who is discerning, not by one who is not discerning': Thus it was said. And in reference to this was it said. |
Này các Tỷ-kheo, với cộng trú giới cần phải được hiểu biết, như vậy, trong một thời gian dài, không có tác ý vấn đề khác, không có không tác ý, với trí tuệ, không phải với liệt tuệ. Như vậy được nói đến, do duyên này được nói đến như vậy. |
[2] "'It's through dealing with a person that his purity may be known, and then only after a long period, not a short period; by one who is attentive, not by one who is inattentive; by one who is discerning, not by one who is not discerning': Thus it was said. And in reference to what was it said? |
Này các Tỷ-kheo, với cùng chung làm một nghề thanh tịnh liêm khiết cần phải được hiểu biết. Như vậy trong một thời gian dài, không thể khác được, có tác ý, không phải không tác ý với trí tuệ, không phải với liệt tuệ,, như vậy được nói đến. Do duyên gì được nói đến như vậy ? |
"There is the case where one individual, through dealing with another, knows this: 'This person deals one way when one-on-one, another way when with two, another way when with three, another way when with many. His earlier dealings do not jibe with his later dealings. He is impure in his dealings, not pure.' And then there is the case where one individual, through dealing with another, knows this: 'The way this person deals when one-on-one, is the same way he deals when with two, when with three, when with many. His earlier dealings jibe with his later dealings. He is pure in his dealings, not impure.' |
Ở đây, này các Tỷ-kheo, một người cùng làm một nghề với một người khác, biết được như sau : "Khác thay, vị Tôn giả này khi làm việc với một người ; khác thay, với hai người; khác thay, với ba người ; khác thay, với nhiều người, làm trái ngược là vị Tôn giả này, các sở hành trước khác với sở hành sau. Không thanh tịnh là sở hành của vị Tôn giả này. Nhưng ở đây, này các Tỷ-kheo, một người do cùng làm một nghề với một người khác, biết được như sau : "Như thế nào, Tôn giả này khi làm việc với một người, như thế ấy với hai người, như thế ấy với ba người, như thế ấy với nhiều người, không làm trái ngược là vị Tôn giả này, các sở hành trước giống với sở hành sau. Thanh tịnh là sở hành của vị Tôn giả này." |
"'It's through dealing with a person that his purity may be known, and then only after a long period, not a short period; by one who is attentive, not by one who is inattentive; by one who is discerning, not by one who is not discerning': Thus it was said. And in reference to this was it said. |
Này các Tỷ-kheo, với cùng chung làm một nghề, thanh tịnh liêm khiết cần phải được hiểu biết, như vậy trong một thời gian dài, không thể khác được, có tác ý, không phải không tác ý với trí tuệ, không phải với liệt tuệ,, như vậy được nói đến. Do duyên này được nói đến như vậy. |
[3] "'It's through adversity that a person's endurance may be known, and then only after a long period, not a short period; by one who is attentive, not by one who is inattentive; by one who is discerning, not by one who is not discerning': Thus it was said. And in reference to what was it said? |
Này các Tỷ-kheo, trong các hoạn nạn, sức kiên trì cần phải được hiểu biết. Như vậy trong một thời gian dài, không thể khác được, có tác ý, không phải không tác ý với trí tuệ, không phải với liệt tuệ,, như vậy được nói đến. Do duyên gì được nói đến như vậy ? |
"There is the case where a person, suffering loss of relatives, loss of wealth, or loss through disease, does not reflect: 'That's how it is when living together in the world. That's how it is when gaining a personal identity [atta-bhava, literally "self-state"]. When there is living in the world, when there is the gaining of a personal identity, these eight worldly conditions spin after the world, and the world spins after these eight worldly conditions: gain, loss, status, disgrace, censure, praise, pleasure, & pain.' Suffering loss of relatives, loss of wealth, or loss through disease, he sorrows, grieves, & laments, beats his breast, becomes distraught. And then there is the case where a person, suffering loss of relatives, loss of wealth, or loss through disease, reflects: 'That's how it is when living together in the world. That's how it is when gaining a personal identity. When there is living in the world, when there is the gaining of a personal identity, these eight worldly conditions spin after the world, and the world spins after these eight worldly conditions: gain, loss, status, disgrace, censure, praise, pleasure, & pain.' Suffering loss of relatives, loss of wealth, or loss through disease, he does not sorrow, grieve, or lament, does not beat his breast or become distraught. |
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người cảm thọ bà con bị ách nạn, cảm thọ tài sản bị ách nạn, cảm thọ sức khỏe bị ách nạn, suy nghĩ như sau : "Bản chất như vậy là sự an trú thế giới này; Bản chất như vậy là bản tánh tự ngã có được này; Bản chất như vậy là sự an trú thế giới. Bản chất như vậy là có được bản tánh tự ngã. Tám thế giới pháp này vận chuyển thế giới, và thế giới vận chuyển tám pháp, tức là, lợi và thất lợi, không danh tiếng và danh tiếng, chê và khen, lạc và khổ". Người ấy, cảm thọ bà con bị ách nạn, cảm thọ tài sản bị ách nạn, cảm thọ sức khỏe bị ách nạn, sầu muộn, than van, khóc lóc, đập ngực, rơi vào bất tỉnh. Nhưng ở đây, này các Tỷ-kheo, có người cảm thọ bà con bị ách nạn, cảm thọ tài sản bị ách nạn, cảm thọ sức khỏe bị ách nạn, suy nghĩ như sau : "Bản chất như vậy là sự an trú thế giới … lạc và khổ". Người ấy cảm thọ bà con bị ách nạn, cảm thọ tài sản bị ách nạn, cảm thọ sức khỏe bị ách nạn, không sầu muộn, không than van, không khóc lóc, không đập ngực, không rơi vào bất tỉnh. |
"'It's through adversity that a person's endurance may be known, and then only after a long period, not a short period; by one who is attentive, not by one who is inattentive; by one who is discerning, not by one who is not discerning': Thus it was said. And in reference to this was it said. |
Này các Tỷ-kheo, trong các hoạn nạn, sức mạnh kiên trì cần phải được hiểu biết. Như vậy trong một thời gian dài, không thể khác được, có tác ý, không phải không tác ý với trí tuệ, không phải với liệt tuệ, như vậy được nói đến. Do duyên này được nói đến như vậy. |
[4] "'It's through discussion that a person's discernment may be known, and then only after a long period, not a short period; by one who is attentive, not by one who is inattentive; by one who is discerning, not by one who is not discerning': Thus it was said. And in reference to what was it said? |
Này các Tỷ-kheo, trong đàm luận, trí tuệ cần phải được hiểu biết. Như vậy trong một thời gian dài, không thể khác được, có tác ý, không phải không tác ý với trí tuệ, không phải với liệt tuệ, như vậy được nói đến. Do duyên gì được nói đến như vậy ? |
"There is the case where one individual, through discussion with another, knows this: 'From the way this person rises to an issue, from the way he applies [his reasoning], from the way he addresses a question, he is dull, not discerning. Why is that? He does not make statements that are deep, tranquil, refined, beyond the scope of conjecture, subtle, to-be-experienced by the wise. He cannot declare the meaning, teach it, describe it, set it forth, reveal it, explain it, or make it plain. He is dull, not discerning.' Just as if a man with good eyesight standing on the shore of a body of water were to see a small fish rise. The thought would occur to him, 'From the rise of this fish, from the break of its ripples, from its speed, it is a small fish, not a large one.' In the same way, one individual, in discussion with another, knows this: 'From the way this person rises to an issue, from the way he applies [his reasoning], from the way he addresses a question... he is dull, not discerning.' |
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người, do đàm luận với một người khác, biết như vầy : "Vị Tôn giả này, đối một câu hỏi như vậy, phản ứng là như vậy, giải đáp câu hỏi là như vậy, thời liệt tuệ là Tôn giả này, Tôn giả này không có trí tuệ. Vì sao ? Vì Tôn giả này không nói lên câu nghĩa sâu sắc an tịnh, thù thắng, vượt ngoài lý luận suông, tế nhị, được người hiền trí cảm thọ. Còn về pháp, vị này thuyết giảng, vị ấy không có khả năng, hoặc tóm tắt, hoặc rộng rãi, nói lên ý nghĩa, thuyết giảng, trình bày, an lập, mở rộng, phân tích, phát lộ. Liệt tuệ là vị Tôn giả này, vị Tôn giả này không có trí tuệ". Ví như, này các Tỷ-kheo, một người có mắt, đứng trên bờ một hồ nước, thấy một con cá nhỏ nổi lên, người ấy suy nghĩ như sau : "Như vậy, con cá này nổi lên; như vậy, làm cho gợn sóng; như vậy là độ nhanh của nó. Nhỏ bé là con cá này, con cá này không lớn".Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, có người đàm luận với một người khác, biết như vầy : "Vị Tôn giả này, đối một câu hỏi như vậy, phản ứng là như vậy, giải đáp câu hỏi là như vậy, thời có trí tuệ là Tôn giả này, Tôn giả này không phải là liệt tuệ. |
"And then there is the case where one individual, through discussion with another, knows this: 'From the way this person rises to an issue, from the way he applies [his reasoning], from the way he addresses a question, he is discerning, not dull. Why is that? He makes statements that are deep, tranquil, refined, beyond the scope of conjecture, subtle, to-be-experienced by the wise. He can declare the meaning, teach it, describe it, set it forth, reveal it, explain it, & make it plain. He is discerning, not dull.' Just as if a man with good eyesight standing on the shore of a body of water were to see a large fish rise. The thought would occur to him, 'From the rise of this fish, from the break of its ripples, from its speed, it is a large fish, not a small one.' In the same way, one individual, in discussion with another, knows this: 'From the way this person rises to an issue, from the way he applies [his reasoning], from the way he addresses a question... he is discerning, not dull.' |
Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, có người đàm luận với một người khác, biết như vầy : "Vị Tôn giả này, đối một câu hỏi như vậy, phản ứng là như vậy, giải đáp câu hỏi là như vậy, thời có trí tuệ là Tôn giả này, Tôn giả này không phải là liệt tuệ. Vì sao ? Vì Tôn giả này nói lên câu nghĩa sâu sắc an tịnh, thù thắng, vượt ngoài luận lý suông, tế nhị, được người hiền trí cảm thọ. Còn về pháp, vị này thuyết giảng, vị ấy có khả năng, hoặc tóm tắt, hoặc rộng rãi, nói lên ý nghĩa, thuyết giảng, trình bày, an lập, mở rộng, phân tích, phát lộ. Có trí tuệ là vị Tôn giả này, vị Tôn giả này không phải là liệt tuệ". Ví như, này các Tỷ-kheo, một người có mắt, đứng trên bờ một hồ nước, thấy một con cá lớn nổi lên, người ấy suy nghĩ như sau : "Như vậy, con cá này nổi lên; như vậy, con cá này làm cho gợn sóng; như vậy là độ nhanh của nó. To lớn là con cá này, con cá này không nhỏ".Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, có người đàm luận với một người khác, biết như vầy : "Vị Tôn giả này, đối một câu hỏi như vậy, phản ứng là như vậy, giải đáp câu hỏi là như vậy, thời có trí tuệ là Tôn giả này, Tôn giả này không phải là liệt tuệ. Vì sao ? Vì Tôn giả này nói lên câu nghĩa sâu sắc an tịnh, thù thắng, vượt ngoài luận lý suông, tế nhị, được người hiền trí cảm thọ. Còn về pháp, vị này thuyết giảng, vị ấy có khả năng, hoặc tóm tắt, hoặc rộng rãi, nói lên ý nghĩa, thuyết giảng, trình bày, an lập, mở rộng, phân tích, phát lộ. Có trí tuệ là vị Tôn giả này, vị Tôn giả này không phải là liệt tuệ". |
"It's through discussion that a person's discernment may be known, and then only after a long period, not a short period; by one who is attentive, not by one who is inattentive; by one who is discerning, not by one who is not discerning': Thus was it said. And in reference to this was it said." — AN 4.192 |
Này các Tỷ-kheo, trong đàm luận, trí tuệ cần phải được hiểu biết. Như vậy trong một thời gian dài, không thể khác được, có tác ý, không phải không tác ý với trí tuệ, không phải với liệt tuệ, như vậy được nói đến. Do duyên này được nói đến như vậy. — AN 4.192 |
In addition to requiring time and clear powers of observation, the ability to recognize a person of integrity requires that you be a person of integrity as well. |
Ngoài việc bỏ thời gian và khả năng quan sát rõ ràng, khả năng nhận ra một người chính trực cũng đòi hỏi bạn phải là một người chính trực. |
"Monks, could a person of no integrity know of a person of no integrity: 'This is a person of no integrity'?" "No, lord." "Good, monks. It's impossible, there's no way, that a person of no integrity would know of a person of no integrity: 'This is a person of no integrity.' "Could a person of no integrity know of a person of integrity: 'This is a person of integrity'?" "No, lord." "Good, monks. It's impossible, there's no way, that a person of no integrity would know of a person of integrity: 'This is a person of integrity.'"... "Now, monks, could a person of integrity know of a person of no integrity: 'This is a person of no integrity'?" "Yes, lord." "Good, monks. It is possible that a person of integrity would know of a person of no integrity: 'This is a person of no integrity.' "Could a person of integrity know of a person of integrity: 'This is a person of integrity'?" "Yes, lord." "Good, monks. It is possible that a person of integrity would know of a person of integrity: 'This is a person of integrity.' |
– Này các Tỷ-kheo, một người bất chánh (asappurisa) có thể biết một người bất chánh : "Người bất chánh là vị này", hay không ? – Bạch Thế Tôn, không biết được – Lành thay, này các Tỷ-kheo ! Này các Tỷ-kheo không thể có sự tình, không thể có sự kiện, một người bất chánh có thể biết một người bất chánh : "Người bất chánh là vị này." - Này các Tỷ-kheo, nhưng một người bất chánh có thể biết một người chơn chánh : "Người chơn chánh là vị này" hay không ? Bạch Thế Tôn, không biết được. Lành thay, này các Tỷ-kheo ! Này các Tỷ-kheo không thể có sự tình, không thể có sự kiện một người bất chánh có thể biết được một người chơn chánh : "Người chơn chánh là vị này". Này các Tỷ-kheo, một người chơn chánh có thể biết được một người bất chánh : "Người bất chánh là vị này" hay không ? – Thưa biết được, bạch Thế Tôn. – Lành thay, này các Tỷ-kheo ! Sự tình này xảy ra là người chơn chánh có thể biết được người bất chánh: "Người bất chánh là vị này". – Này các Tỷ-kheo, có sự tình này là người chơn chánh có thể biết được người chơn chánh : "Người chơn chánh là vị này?". – Thưa biết được, bạch Thế Tôn. – Lành thay, này các Tỷ-kheo ! Này các Tỷ-kheo, có sự tình này là người chơn chánh có thể biết được người chơn chánh : "Người chơn chánh là vị này". |
"A person of integrity is endowed with qualities of integrity; he is a person of integrity in his friendship, in the way he wills, the way he gives advice, the way he speaks, the way he acts, the views he holds, & the way he gives a gift. |
Này các Tỷ-kheo, người chơn chánh đầy đủ Chánh pháp, giao du với các bậc chơn chánh, suy nghĩ như các bậc chơn chánh, tư lường như các bậc chơn chánh, nói năng như bậc chơn chánh, hành động như bậc chơn chánh, có chánh kiến như bậc chơn chánh, bố thí như bậc chơn chánh. |
"And how is a person of integrity endowed with qualities of integrity? There is the case where a person of integrity is endowed with conviction, conscience, concern; he is learned, with aroused persistence, unmuddled mindfulness, & good discernment. This is how a person of integrity is endowed with qualities of integrity. |
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là người chơn chánh đầy đủ Chánh pháp ? Ở đây, này các Tỷ-kheo, người chơn chánh có lòng tin, có lòng tàm, có lòng quý, có nghe nhiều, có tinh cần, tinh tấn, có chánh niệm, có trí tuệ. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là người chơn chánh đầy đủ những Chánh pháp |
"And how is a person of integrity a person of integrity in his friendship? There is the case where a person of integrity has, as his friends & companions, those contemplatives & brahmans who are endowed with conviction, shame, compunction; who are learned, with aroused persistence, unmuddled mindfulness, & good discernment. This is how a person of integrity is a person of integrity in his friendship. |
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là người chơn chánh giao du với các bậc chơn chánh ? Ở đây, này các Tỷ-kheo, những vị Sa-môn, Bà-la-môn nào có lòng tin, có lòng tàm, có lòng quý nghe nhiều, tinh cần, tinh tấn, chánh niệm, có trí tuệ, những vị ấy là bạn, là thân hữu của vị chơn chánh ấy. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là người chơn chánh giao du với các bậc chơn chánh. |
"And how is a person of integrity a person of integrity in the way he wills? There is the case where a person of integrity wills neither for his own affliction, nor for the affliction of others, nor for the affliction of both. This is how a person of integrity is a person of integrity in the way he wills. |
Và này, các Tỷ-kheo, như thế nào là người chơn chánh suy tư như người chơn chánh ? Ở đây, này các Tỷ-kheo, người chơn chánh không suy nghĩ tự làm hại mình, không suy nghĩ làm hại người khác, không suy nghĩ làm hại cả hai. Như vậy, này các Tỷ-kheo là người chơn chánh suy tư như người chơn chánh. |
"And how is a person of integrity a person of integrity in the way he gives advice? There is the case where a person of integrity gives advice neither for his own affliction, nor for the affliction of others, nor for the affliction of both. This is how a person of integrity is a person of integrity in the way he gives advice. |
Và này, các Tỷ-kheo, như thế nào là người chơn chánh tư lường như người chơn chánh ? Ở đây, này các Tỷ-kheo, người chơn chánh không tư lường tự làm hại mình, không tư lường làm hại người khác, không tư lường làm hại cả hai. Như vậy, này các Tỷ-kheo là người chơn chánh tư lường như người chơn chánh. |
"And how is a person of integrity a person of integrity in the way he speaks? There is the case where a person of integrity is one who refrains from lies, refrains from divisive tale-bearing, refrains from harsh speech, refrains from idle chatter. This is how a person of integrity is a person of integrity in the way he speaks. |
Và này các Tỷ-kheo, như thế nào là người chơn chánh nói năng như người chơn chánh ? Ở đây, này các Tỷ-kheo, người chơn chánh từ bỏ không nói láo, từ bỏ không nói hai lưỡi, từ bỏ không nói ác khẩu, từ bỏ không nói phiếm luận. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là người chơn chánh nói năng như người chơn chánh. |
"And how is a person of integrity a person of integrity in the way he acts? There is the case where a person of integrity is one who refrains from taking life, refrains from stealing, refrains from illicit sex. This is how a person of integrity is a person of integrity in the way he acts. |
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là người chơn chánh hành động như người chơn chánh ? Ở đây, này các Tỷ-kheo, người chơn chánh từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ làm các tà hạnh trong dâm dục. Như vậy, này các Tỷ-kheo là người chơn chánh hành động như người chơn chánh. |
"And how is a person of integrity a person of integrity in the views he holds? There is the case where a person of integrity is one who holds a view like this: 'There is what is given, what is offered, what is sacrificed. There are fruits & results of good & bad actions. There is this world & the next world. There is mother & father. There are spontaneously reborn beings; there are contemplatives & brahmans who, faring rightly & practicing rightly, proclaim this world & the next after having directly known & realized it for themselves.' This is how a person of integrity is a person of integrity in the views he holds. |
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là người chơn chánh có chánh kiến như bậc chơn chánh ? Ở đây, này các Tỷ-kheo, người chơn chánh có chánh kiến như sau : "Có bố thí, có lễ hy sinh, có tế tự, có quả dị thục các nghiệp thiện ác, có đời này, có đời khác, có cha, có mẹ, có loại hóa sanh. Ở đời có những vị Sa-môn, những vị Bà-la-môn chánh hướng, chánh hạnh, đã tự mình chứng đạt với thượng trí đời này và đời khác, và truyền dạy lại. Như vậy, này các Tỷ-kheo là người chơn chánh có chánh kiến như người chơn chánh. |
"And how is a person of integrity a person of integrity in the way he gives a gift? There is the case where a person of integrity gives a gift attentively, with his own hand, respectfully, not as if throwing it away, with the view that something will come of it. This is how a person of integrity is a person of integrity in the way he gives a gift. |
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là người chơn chánh bố thí như người chơn chánh ? Ở đây, này các Tỷ-kheo, người chơn chánh bố thí một cách lễ độ, bố thí với tự tay, bố thí có suy tư kỹ lưỡng, bố thí những vật cần dùng, bố thí có nghĩ đến tương lai. Như vậy, này các Tỷ-kheo là người chơn chánh bố thí như người chơn chánh. |
"This person of integrity — thus endowed with qualities of integrity; a person of integrity in his friendship, in the way he wills, the way he gives advice, the way he speaks, the way he acts, the views he holds, & the way he gives a gift — on the break-up of the body, after death, reappears in the destination of people of integrity. And what is the destination of people of integrity? Greatness among devas or among human beings." — MN 110 |
Này các Tỷ-kheo, người chơn chánh ấy, đầy đủ Chánh pháp như vậy, giao du với người chơn chánh như vậy, suy tư như người chơn chánh như vậy, tư lường như người chơn chánh như vậy, nói năng như người chơn chánh như vậy, hành động như người chơn chánh như vậy, có chánh kiến như người như người chơn chánh như vậy, bố thí như người chơn chánh như vậy, sau khi thân hoại mạng chung, sanh vào cảnh giới của những người chơn chánh. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là cảnh giới của những người chơn chánh ? Đại tánh của chư Thiên hay đại tánh của loài Người. — MN 110 |
Regard him as one who
points out treasure, the wise one who seeing your faults rebukes you. Stay with this sort of sage. For the one who stays with a sage of this sort, things get better, not worse. — Dhp 76 |
Hãy vui được chỉ dạy
Khi gặp bậc hiền trí Chê trách và chỉ lỗi Xem như chỉ kho tàng Nên thân bậc trí ấy. Sự thân cận như vậy Là tốt, không phải xấu — Dhp 76 |
Listening to the True DhammaThe opportunity to listen to the Dhamma is considered valuable both because it is rare and because it yields great benefits. Hard the chance to hear the true Dhamma. — Dhp 182 |
Thính văn Chánh PhápVó duyên lành để nghe Diệu Pháp được coi là có giá trị là nhân duyên hi hữuvà vì nó mang lại lợi ích to lớn. Khó được nghe diệu pháp . — Dhp 182 |
"There are these five rewards in listening to the Dhamma. Which five? "[1] One hears what one has not heard before. [2] One clarifies what one has heard before. [3] One gets rid of doubt. [4] One's views are made straight. [5] One's mind grows serene. "These are the five rewards in listening to the Dhamma." — AN 5.202 To obtain these benefits, one must come to the Dhamma both with the right karmic background and with the right attitude. |
"Này các Tỷ-kheo, nghe pháp có năm lợi ích này. Thế nào là năm? "[1]Được nghe điều chưa nghe. [2] Làm cho trong sạch điều được nghe.. [3]Đoạn trừ nghi. [4] Làm cho tri kiến chánh trực. [5] Làm cho tâm tịnh tín.. "Này các Tỷ-kheo, nghe pháp có năm lợi ích này.." — AN 5.202 Để có được những lợi ích này, người ta phải đến với Giáo pháp với cả nền tảng nghiệp lực và thái độ đúng đắn. |
"Endowed with these six qualities, a person is capable of alighting on the lawfulness, the rightness of skillful mental qualities even while listening to the true Dhamma. Which six? "He is not endowed with a (present) kamma obstruction, a defilement obstruction, or a result-of-(past)-kamma obstruction; he has conviction, has the desire (to listen), and is discerning. "Endowed with these six qualities, a person is capable of alighting on the lawfulness, the rightness of skillful mental qualities even while listening to the true Dhamma." — AN 6.86 |
"Thành tựu sáu pháp, này các Tỷ-kheo, nếu có nghe diệu pháp, có thể bước vào quyết định tánh trong các thiện pháp. Thế nào là sáu ?? "Không thành tựu nghiệp chướng, Không thành tựu phiền não chướng, Không thành tựu dị thục chướng.; Có lòng tin., Có ước muốn., Và trí tuệ. "Thành tựu sáu pháp, này các Tỷ-kheo, nếu có nghe diệu pháp, có thể bước vào quyết định tánh trong các thiện pháp. Thế nào là sáu ?." — AN 6.86 |
"With what virtue,
what behavior, nurturing what actions, would a person become rightly based and attain the ultimate goal?" "One should be respectful of one's superiors[1] & not envious; should have a sense of the time for seeing teachers;[2] should value the opportunity when a talk on Dhamma's in progress; should listen intently to well-spoken words; should go at the proper time, humbly, casting off stubbornness, to one's teacher's presence; should both recollect & follow the Dhamma, its meaning, restraint, & the holy life. Delighting in Dhamma, savoring Dhamma, established in Dhamma, with a sense of how to investigate Dhamma, one should not speak in ways destructive of Dhamma,[3] should guide oneself with true, well-spoken words. Shedding hilarity, chattering, lamentation, hatred, deception, deceit, greed, pride, confrontation, roughness, astringency, infatuation, one should go about free of intoxication, steadfast within. Understanding's the heartwood of well-spoken words; concentration, the heartwood of learning & understanding. When a person is hasty & heedless his discernment & learning don't grow. While those who delight in the doctrines taught by the noble ones, are unexcelled in word, action, & mind. They, established in calm, composure, & concentration, have reached what discernment & learning have as their heartwood."[4] — Sn 2.9 |
"Thế nào là giới đức?
Thế nào là chánh hạnh? Cần phải làm tăng trưởng. Thân khẩu ý nghiệp nào? Ðể người chánh nhập cuộc, Ðạt được đích tối thượng? "Kính lễ bậc trưởng thượng, Không ganh tị một ai,[1] Cần phải biết thời gian, Ðể yết kiến Ðạo sư,[2] Biết được đúng thời khắc, Thuyết pháp bắt đầu giảng, Hãy cẩn thận lắng nghe, Lời giảng được khéo nói. Hãy đi đến đúng thời, Trước mặt vị Ðạo Sư, Từ bỏ tánh cứng đầu, Với thái độ khiêm tốn, Hãy nhớ nghĩ ức niệm, Hãy chơn chánh hành trì, Mục đích và Chánh pháp, Chế ngự và Phạm hạnh Vui thích trong Chánh Pháp Hoan hỷ trong Chánh Pháp, An trú trên Chánh pháp, Biết phân tích Chánh pháp, Sở hành không làm gì, Có lời uế nhiễm pháp,[3] Chịu hướng dẫn lãnh đạo, Lời trung thực khéo nói. Bỏ cười đùa, lắm miệng, Khóc than và sân hận, Làm những điều man trá, Lừa đảo, tham, kiêu mạn, Bồng bột và bạo ngôn, Cứng rắn và đam mê, Sống từ bỏ tất cả, Ly say đắm, kiên trì. Thức tri được cốt lõi, Những lời đươc khéo nói, Ðược nghe khéo thức tri, Cốt lõi của thiền định, Với con người hấp tấp, Lại phóng dật buông lung, Trí tuệ, đều được nghe, Không có thể tăng trưởng. An vui thích Chánh pháp, Do bậc Thánh tuyên thuyết, Họ trở thành vô thượng, Về lời ý và nghiệp, Họ an tịnh nhu hòa, An trú trên thiền định, Chứng đạt được cốt lõi, Pháp được nghe, trí tuệ."[4] — Sn 2.9 |
Notes
|
Notes
|
[Ven. Yasadatta:]
360. Intent on quibbling,
the dullard hears the Conqueror's teaching. He's as far from the True Dhamma as the ground is from the sky. 361. Intent on quibbling, the dullard hears the Conqueror's teaching. He wanes from the True Dhamma like the moon in the dark half of the month. 362. Intent on quibbling, the dullard hears the Conqueror's teaching. He dries up in the True Dhamma like a fish in next to no water. 363. Intent on quibbling, the dullard hears the Conqueror's teaching. He doesn't grow in the True Dhamma, like a rotten seed in a field. 364. But whoever hears the Conqueror's teaching with guarded intent, doing away with effluents — all — realizing the unshakable, attaining the foremost peace, is — effluent-free — totally unbound. |
[Ven. Yasadatta:]
360. Với tâm, muốn chỉ trích,
Kẻ ngu nghe lời dạy Của bậc đã thắng trận, Người ấy, thái độ vậy, Rất xa vời Chánh pháp, Như đất xa bầu trời.. 361. Với tâm muốn chỉ trích, Kẻ ngu nghe lời dạy Của bậc đã chiến thắng, Người ấy thái độ vậy, Tổn giảm xa Chánh pháp, Như trăng nửa tháng đen. 362. Với tâm muốn chỉ trích, Kẻ ngu nghe lời dạy Của bậc đã chiến thắng, Người ấy thái độ vậy, Khô cạn trong diệu pháp, Như cá mắc nước cạn.. 363. Với tâm muốn chỉ trích, Kẻ ngu nghe lời dạy Của bậc đã chiến thắng, Người ấy thái độ vậy, Không lớn trong diệu pháp, Như giống thối trong ruộng.. 364. Ai tâm tư thỏa mãn, Nghe bậc Thánh giảng dạy, Từ bỏ mọi lậu hoặc, Chứng ngộ không dao động, Đạt tịch tịnh tối thượng, Chứng Niết-bàn vô lậu.. |
It's also important to understand clearly the standards for distinguishing true Dhamma from false. These standards come down to a pragmatic test: How does one behave, and what results come from one's behavior, when one puts the Dhamma into practice? |
Điều quan trọng nữa là tiêu chuẩn phân biệt chánh Pháp và tà Pháp phải được hiểu rõ ràng. Những tiêu chuẩn này trở thành một thử nghiệm căn cứ vào sự thực: Một người cư xử như thế nào, và kết quả nào đến từ hành vi của một người, khi một người áp dụng Giáo pháp vào thực hành? |
As they were sitting to one side, the Kalamas of Kesaputta said to the Blessed One, "Venerable sir, there are some contemplatives & brahmans who come to Kesaputta. They expound & glorify their own doctrines, but as for the doctrines of others, they deprecate them, revile them, show contempt for them, & disparage them. And then other contemplatives & brahmans come to Kesaputta. They expound & glorify their own doctrines, but as for the doctrines of others, they deprecate them, revile them, show contempt for them, & disparage them. They leave us simply uncertain & doubtful: Which of these venerable contemplatives & brahmans are speaking the truth, and which ones are lying?" |
Sau khi ngồi xuống một bên, các người Kàlàmà ở Kesaputta bạch Thế Tôn: |
"Of course you are uncertain, Kalamas. Of course you are doubtful. When there are reasons for doubt, uncertainty is born. So in this case, Kalamas, don't go by reports, by legends, by traditions, by scripture, by conjecture, by inference, by analogies, by agreement through pondering views, by probability, or by the thought, 'This contemplative is our teacher.' When you know for yourselves that, 'These qualities are unskillful; these qualities are blameworthy; these qualities are criticized by the wise; these qualities, when undertaken & carried out, lead to harm & to suffering' — then you should abandon them... |
- Ðương nhiên, này các Kàlàmà, các Ông có những nghi ngờ! Ðương nhiên, này các Kàlàmà, các Ông có những phân vân! Trong những trường hợp đáng nghi ngờ, các Ông đương nhiên khởi lên phân vân. |
"What do you think, Kalamas: When greed arises in a person, does it arise for welfare or for harm?" "For harm, lord." "And this greedy person, overcome by greed, his mind possessed by greed: Doesn't he kill living beings, take what is not given, go after another person's wife, tell lies, and induce others to do likewise, all of which is for long-term harm & suffering?" "Yes, lord." [Similarly for aversion & delusion.] "So what do you think, Kalamas: Are these qualities skillful or unskillful?" "Unskillful, lord." "Blameworthy or blameless?" "Blameworthy, lord." "Criticized by the wise or praised by the wise?" "Criticized by the wise, lord." "When undertaken & carried out, do they lead to harm & to suffering, or not?" "When undertaken & carried out, they lead to harm & to suffering..." "...Now, Kalamas, don't go by reports, by legends, by traditions, by scripture, by conjecture, by inference, by analogies, by agreement through pondering views, by probability, or by the thought, 'This contemplative is our teacher.' When you know for yourselves that, 'These qualities are skillful; these qualities are blameless; these qualities are praised by the wise; these qualities, when undertaken & carried out, lead to welfare & to happiness' — then you should enter & remain in them. "What do you think, Kalamas: When lack of greed arises in a person, does it arise for welfare or for harm?" "For welfare, lord." "And this ungreedy person, not overcome by greed, his mind not possessed by greed: He doesn't kill living beings, take what is not given, go after another person's wife, tell lies, or induce others to do likewise, all of which is for long-term welfare & happiness — right?" "Yes, lord." [Similarly for lack of aversion & lack of delusion.] "So what do you think, Kalamas: Are these qualities skillful or unskillful?" "Skillful, lord." "Blameworthy or blameless?" "Blameless, lord." "Criticized by the wise or praised by the wise?" "Praised by the wise, lord." "When undertaken & carried out, do they lead to welfare & to happiness, or not?" "When undertaken & carried out, they lead to welfare & to happiness..." — AN 3.65 |
-Các Ông nghĩ thế nào, này các Kàlàmà, lòng sân khi khởi lên trong nội tâm người nào, khởi lên như vậy là đưa lại hạnh phúc hay bất hạnh ? - Bất hạnh, bạch Thế Tôn. - Người này có sân, này các Kàlàmà, bị sân chinh phục, tâm bị xâm chiếm, giết các sinh vật, lấy của không cho, đi đến vợ người, nói láo, khích lệ người khác cũng làm như vậy. Như vậy, có làm cho người ấy bất hạng đau khổ lâu dài hay không ? - Thua có, bạch Thế Tôn." [Tương tự với sự không thích & ảo tưởng.] "Các Ông nghĩ thế nào, này Kàlàmà! Lòng tham khởi lên trong nội tâm người nào, khởi lên như vậy là đưa lại hạnh phúc hay bất hạnh?" "- Bất hạnh, bạch Thế Tôn.." - Có tội hay không có tội ?" "- Có tội, bạch Thế Tôn.." "- Bị người có trí quở trách hay không bị người có trí quở trách ?" "- Bị người có trí quở trách, bạch Thế Tôn." "- Nếu được thực hiện, được chấp nhận, có đưa đến bất hạnh đau khổ không ? hay ở đây, là như thế nào ?" "- Được thực hiện, được chấp nhận, bạch Thế Tôn, chúng đưa đến bất hạnh, đau khổ, ở đây, đối với chúng con là vậy...." "...Như vậy, này các Kàlàmà, điều Ta vừa nói với các Ông : -"Chớ có tin vì nghe theo truyền thống ; chớ có tin vì nghe theo người ta nói ; chớ có tin vì được Kinh Tạng truyền tụng ; chớ có tin vì nhân lý luận siêu hình ; chớ có tin vì đúng theo một lập trường ; chớ có tin vì đánh giá hời hợt những dữ kiện ; chớ có tin vì phù hợp với định kiến ; chớ có tin vì vị Sa-môn là bậc đạo sư của mình. Nhưng này các Kàlàmà, khi nào tự mình biết rõ như sau : "Các pháp này là bất thiện - Các pháp này là có tội ; Các pháp này bị các người có trí chỉ trích ; Các pháp này nếu thực hiện và chấp nhận đưa đến bất hạnh khổ đau", thời này Kàlàmà, hãy từ bỏ chúng ! Điều đã được nói lên như vậy, chính do duyên như vậy đã được nói lên.. "Các Ông nghĩ thế nào, này các Kàlàmà, không tham, khi khởi lên trong nội tâm người nào, khởi lên như vậy, đưa lại hạnh phúc hay bất hạnh cho người ấy ?" "- Hạnh phúc, bạch Thế Tôn.." "- Người này không tham, này các Kàlàmà, không bị tham chinh phục, tâm không bị xâm chiếm, không giết các sinh vật, không lấy của không cho, không đi đến vợ người, không nói láo, khích lệ người khác cũng làm như vậy. Như vậy, có làm cho người ấy hạnh phúc an lạc lâu dài hay không ?" "- Thưa có, bạch Thế Tôn.." [Tương tự với sân & si.] "-Các Ông nghĩ thế nào, này các Kàlàmà, các pháp này là thiện hay bất thiện ?" "- Là thiện, bạch Thế Tôn." "- Các pháp này có tội hay không có tội ? "- Không có tội, bạch Thế Tôn." "- Bị người có trí quở trách hay được người có trí tán thán ?" "- Được người trí tán thán, bạch Thế Tôn.." " Nếu được thực hiện, được chấp nhận, có đưa đến hạnh phúc an lạc không, hay ở đây, là như thế nào ?" "- Được thực hiện, được chấp nhận, bạch Thế Tôn, chúng đưa đến hạnh phúc, an lạc. Ở đây, đối với chúng con là vậy." — AN 3.65 |
"Gotami, the qualities of which you may know,
'These qualities lead — to passion, not to dispassion; to being fettered, not to being unfettered; to accumulating, not to shedding; to self-aggrandizement, not to modesty; to discontent, not to contentment; to entanglement, not to seclusion; to laziness, not to aroused persistence; to being burdensome, not to being unburdensome': You may categorically hold, 'This is not the Dhamma, this is not the Vinaya, this is not the Teacher's instruction.' |
Này Gotamì, những pháp nào bà biết :
"Những pháp này đưa đến tham dục, không phải ly tham ; đưa đến hệ phược, không đưa đến ly hệ phược ; đưa đến tích tập, không đưa đến không tích tập ; đưa đến dục lớn, không đưa đến ít dục ; đưa đến không biết đủ, không đưa đến biết đủ ; đưa đến tụ hội, không đưa đến nhàn tịnh ; đưa đến biếng nhác, không đưa đến tinh tấn ; đưa đến khó nuôi dưỡng, không đưa đến dễ nuôi dưỡng". Này Gotamì, hãy thọ trì nhứt hướng rằng : "Đó là không phải Pháp, đó là không phải Luật, đó là không phải lời dạy của bậc Đạo sư". |
"As for the qualities of which you may know, 'These qualities lead — to dispassion, not to passion; to being unfettered, not to being fettered; to shedding, not to accumulating; to modesty, not to self-aggrandizement; to contentment, not to discontent; to seclusion, not to entanglement; to aroused persistence, not to laziness; to being unburdensome, not to being burdensome': You may categorically hold, 'This is the Dhamma, this is the Vinaya, this is the Teacher's instruction.'"— AN 8.53 |
"Những pháp đưa đến ly tham, không đưa đến tham dục ; đưa đến ly hệ phược, không đưa đến hệ phược ; đưa đến không tích tập, không đưa đến tích tập ; đưa đến ít dục, không đưa đến dục lớn ; đưa đến biết đủ, không đưa đến không biết đủ ; đưa đến nhàn tịnh, không đưa đến tụ hội ; đưa đến tinh tấn, không đưa đến biếng nhác ; đưa đến khó dễ nuôi dưỡng, không đưa đến khó nuôi dưỡng". Này Gotamì, hãy thọ trì nhứt hướng rằng : "Đó là phải Pháp, đó là phải Luật, đó là lời dạy của bậc Đạo sư". — AN 8.53 |
"Upali, the qualities of which you may know, 'These qualities do not lead to utter disenchantment, to dispassion, to cessation, to calm, to direct knowledge, to self-awakening, nor to Unbinding': You may categorically hold, 'This is not the Dhamma, this is not the Vinaya, this is not the Teacher's instruction.' "As for the qualities of which you may know, 'These qualities lead to utter disenchantment, to dispassion, to cessation, to calm, to direct knowledge, to self-awakening, to Unbinding': You may categorically hold, 'This is the Dhamma, this is the Vinaya, this is the Teacher's instruction.'" — AN 7.79 |
"Rồi Tôn giả Upàli đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tôn giả Upàli bạch Thế Tôn:- Lành thay, bạch Thế Tôn! Thế Tôn hãy thuyết pháp cho con một cách vắn tắt, sau khi nghe Thế Tôn thuyết pháp, con sẽ sống một mình, an tịnh, không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần. - Này Upàli, những pháp nào Thầy biết: "Những pháp này không được đưa đến nhất hướng nhàm chán, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn", thời này Upàli, Thầy cần phải nhất hướng thọ trì là: "Ðây không phải Pháp, đây không phải Luật, đây không phải lời dạy Thế Tôn". "Và này Upàli, những pháp nào Thầy biết: "Những pháp này đưa đến nhất hướng, nhàm chán, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn", thời này Upàli, Thầy cần phải nhất hướng thọ trì là: "Ðây là Pháp, đây là Luật, đây là lời dạy Thế Tôn"." — AN 7.79 |
The test for the true Dhamma being pragmatic, this means that even when you are convinced that you have heard the true Dhamma, you must be careful to realize that simply hearing the truth is not enough to know it for sure. |
Sự phân tích Chánh Pháp là thực dụng, điều này có nghĩa là ngay cả khi bạn nghĩ rằng đã nghe Chánh Pháp, bạn vẫn phải cẩn thận để biết rằng chỉ nghe thôi thì không đủ để biết chắc chắn. |
[The Buddha:] "There are five things that can turn out in two ways in the here-&-now. Which five? Conviction, liking, unbroken tradition, reasoning by analogy, & an agreement through pondering views. These are the five things that can turn out in two ways in the here-&-now. Now some things are firmly held in conviction and yet vain, empty, & false. Some things are not firmly held in conviction, and yet they are genuine, factual, & unmistaken. Some things are well-liked... truly an unbroken tradition... well-reasoned... Some things are well-pondered and yet vain, empty, & false. Some things are not well-pondered, and yet they are genuine, factual, & unmistaken. In these cases it isn't proper for a knowledgeable person who safeguards the truth to come to a definite conclusion, 'Only this is true; anything else is worthless." [Kapadika Bharadvaja:] "But to what extent, Master Gotama, is there the safeguarding of the truth? To what extent does one safeguard the truth? We ask Master Gotama about the safeguarding of the truth." [The Buddha:] "If a person has conviction, his statement, 'This is my conviction,' safeguards the truth. But he doesn't yet come to the definite conclusion that 'Only this is true; anything else is worthless.' To this extent, Bharadvaja, there is the safeguarding of the truth. To this extent one safeguards the truth. I describe this as the safeguarding of the truth. But it is not yet an awakening to the truth." — MN 95 |
[The Buddha:] "Này Bharadvaja, năm pháp này có hai quả báo ngay trong hiện tại. Thế nào là năm? Tín, tùy hỷ, tùy văn, cân nhắc suy tư các lý do và chấp nhận quan điểm. Này Bharadvaja, năm pháp này có hai quả báo ngay trong hiện tại. Tuy vậy, này Bharadvaja, có điều được khéo tin tưởng, có thể là trống không, trống rỗng, hư vọng. Trái lại, có điều không được khéo tin tưởng, có thể là thật, chân, không thay đổi. Lại nữa này Bharadvaja, có điều được khéo tùy hỷ... (như trên)... được khéo tùy văn... (như trên)... được khéo cân nhắc suy tư... (như trên)... được khéo chấp nhận có thể là trống không, trống rỗng, hư vọng. Trái lại, có điều không được khéo chấp nhận có thể là thật, chân, không thay đổi. Hộ trì chân lý, này Bharadvaja không đủ để một người có trí đi đến kết luận một chiều là: "Chỉ đây là sự thật, ngoài ra đều là sai lầm"." [Kapadika Bharadvaja:] "– Nhưng thưa Tôn giả Gotama, cho đến mức độ nào là hộ trì chân lý ? Cho đến mức độ nào, chân lý được hộ trì ? Chúng con hỏi Tôn giả Gotama về hộ trì chân lý." [The Buddha:] "Này Bharadvaja, nếu có người có lòng tin và nói: "Đây là lòng tin của tôi", người ấy hộ trì chân lý, nhưng người ấy không đi đến kết luận một chiều: "Chỉ đây là sự thật, ngoài ra đều là sai lầm". Cho đến như vậy, này Bharadvaja, là sự hộ trì chân lý. Cho đến như vậy, chân lý được hộ trì. Và cho đến như vậy, chúng tôi chủ trương hộ trì chân lý." — MN 95 |
Appropriate AttentionHaving heard the Dhamma, it is important to bring appropriate attention — seeing things in terms of cause and effect — both to what you have heard and to your experiences in general, for this one factor can make all the difference in the success or failure of your practice. "With regard to internal factors, I don't envision any other single factor like appropriate attention as doing so much for a monk in training, who has not attained the goal but remains intent on the unsurpassed safety from bondage. A monk who attends appropriately abandons what is unskillful and develops what is skillful.
Appropriate attention
as a quality of a monk in training: nothing else does so much for attaining the superlative goal. A monk, striving appropriately, attains the ending of stress. — Iti 16 |
Như Lý Tác ÝKhi nghe Giáo pháp, điều quan trọng là phải như lý tác ý - nhìn mọi thứ theo khía cạnh nhân và quả - cả những gì bạn đã nghe và kinh nghiệm của bạn nói chung, vì một yếu tố này có thể tạo ra tất cả sự khác biệt trong sự thành công hay thất bại việc tu tập của bạn. "Ðiều này đã được Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, và tôi đã được nghe: Này các Tỷ-kheo, với vị Tỷ-kheo hữu học, tâm chưa thành tựu, đang sống cần cầu vô thượng an ổn khỏi các triền ách, sau khi làm thành nội chi phần, Ta không thấy một chi phần nào khác, được nhiều lợi ích như vậy, này các Tỷ-kheo, tức là Như lý tác ý. Này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo tác như lý tác ý, từ bỏ bất thiện, tu tập thiện. Thế Tôn đã nói lên ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói đến.
Vị Tỷ kheo hữu học,
Hành như lý tác ý, Không một pháp nào khác, Nhiều lợi ích như vậy. Ðể đạt cho bằng được, Lợi ích thật tối thượng. Vị Tỷ kheo như lý, Tinh tấn và tinh cần, Có thể thành đạt được, Sư đoạn diệt khổ đau. — Iti 16 |
I have heard that on one occasion a certain monk was dwelling among the Kosalans in a forest thicket. Now at that time, he spent the day's abiding thinking evil, unskillful thoughts: i.e., thoughts of sensuality, thoughts of ill will, thoughts of harmfulness. Then the devata inhabiting the forest thicket, feeling sympathy for the monk, desiring his benefit, desiring to bring him to his senses, approached him and addressed him with this verse:
"From inappropriate attention
you're being chewed by your thoughts. Relinquishing what's inappropriate, contemplate appropriately. Keeping your mind on the Teacher, the Dhamma, the Sangha, your virtues, you will arrive at joy, rapture, pleasure without doubt. Then, saturated with joy, you will put an end to suffering & stress." The monk, chastened by the devata, came to his senses. — SN 9.11 |
Một thời, một Tỷ-kheo trú ở giữa những người Kosala tại một khu rừng.Lúc bấy giờ, Tỷ-kheo ấy, khi đang nghỉ ban ngày, khởi lên những tư duy, bất thiện, như dục tư duy, sân tư duy, hại tư duy. Rồi vị Thiên trú ở khu rừng ấy, vì lòng thương xót Tỷ-kheo, muốn lợi ích, muốn cảnh giác, liền đi đến Tỷ-kheo ấy.
4) Sau khi đến, vị Thiên ấy nói lên những bài kệ cho Tỷ-kheo:
Ông tác ý bất chánh, Nên say đắm tư duy. Hãy từ bỏ bất chánh, Hãy tư duy chơn chánh, Nương tựa Phật, Pháp, Tăng, Giữ giới, không thối chuyển, Ông chắc chắn chứng đạt, Hân hoan và hỷ lạc. Với hân hoan sung mãn, Ông chấm dứt khổ đau. Rồi Tỷ-kheo ấy, được vị Thiên ấy cảnh giác, tâm hết sức xúc động. — SN 9.11 |
Appropriate attention is essentially the ability to frame your understanding of experience in the right terms. In many cases, this means framing the right questions for gaining insight into suffering and its end. "This is the way leading to discernment: when visiting a contemplative or brahman, to ask: 'What is skillful, venerable sir? What is unskillful? What is blameworthy? What is blameless? What should be cultivated? What should not be cultivated? What, having been done by me, will be for my long-term harm & suffering? Or what, having been done by me, will be for my long-term welfare & happiness?'" — MN 135 |
Như lý tác ý p về cơ bản là khả năng hiểu biết của bạn về khởi niệm đúng pháp, là tác ý trên ba pháp ấn (Khổ, Vô thường và Vô ngã). Trong nhiều trường hợp, điều này có nghĩa là tác ý với các câu hỏi phù hợp để có được cái nhìn sâu sắc về đau khổ và kết thúc của nó. "Con đường đưa đến đầy đủ trí tuệ này thanh niên, tức là sau khi đi đến Sa-môn hay Bà-la-môn, không hỏi : "Thưa Tôn giả, thế nào là thiện ? Thế nào là bất thiện ? Thế nào là phạm tội ? Thế nào là không phạm tội ? Thế nào là cần phải thực hành ? Thế nào là không cần phải thực hành ? Tôi đã làm gì để phải không lợi ích và đau khổ lâu dài ? Hay tôi đã làm gì để được lợi ích và an lạc lâu dài ?'" — MN 135 |
"There is the case where an uninstructed, run-of-the-mill person...does not discern what ideas are fit for attention, or what ideas are unfit for attention. This being so, he does not attend to ideas fit for attention, and attends [instead] to ideas unfit for attention. And what are the ideas unfit for attention that he attends to? Whatever ideas such that, when he attends to them, the unarisen effluent of sensuality arises, and the arisen effluent of sensuality increases; the unarisen effluent of becoming... the unarisen effluent of ignorance arises, and the arisen effluent of ignorance increases... This is how he attends inappropriately: 'Was I in the past? Was I not in the past? What was I in the past? How was I in the past? Having been what, what was I in the past? Shall I be in the future? Shall I not be in the future? What shall I be in the future? How shall I be in the future? Having been what, what shall I be in the future?' Or else he is inwardly perplexed about the immediate present: 'Am I? Am I not? What am I? How am I? Where has this being come from? Where is it bound?' |
Này các Tỷ-kheo, ở đây có kẻ phàm phu ít nghe, không được thấy các bậc Thánh, không thuần thục pháp các bậc Thánh, không tu tập pháp các bậc Thánh, không được thấy các bậc Chơn nhơn, không thuần thục pháp các bậc Chơn nhơn, không tu tập pháp các bậc Chơn nhơn, không tuệ tri các pháp cần phải tác ý, không tuệ tri các pháp không cần phải tác ý; vị này vì không tuệ tri các pháp cần phải tác ý, vì không tuệ tri các pháp không cần phải tác ý nên tác ý các pháp không cần phải tác ý và không tác ý các pháp cần phải tác ý. Này các Tỷ-kheo, nghĩa là các pháp do vị ấy tác ý mà dục lậu chưa sanh không sanh khởi, hay dục lậu đã sanh được trừ diệt, hay hữu lậu chưa sanh không sanh khởi, hay hữu lậu đã sanh được trừ diệt, hay vô minh lậu chưa sanh không sanh khởi, hay vô minh lậu đã sanh được trừ diệt. Những pháp ấy là những pháp cần phải tác ý mà các vị ấy không tác ý. Do vị ấy tác ý các pháp không nên tác ý, do vị ấy không tác ý các pháp cần phải tác ý, nên các lậu hoặc chưa sanh được sanh khởi, và các lậu hoặc đã sanh được tăng trưởng. Vị ấy không như lý tác ý như sau: "Ta có mặt trong thời quá khứ, hay ta không có mặt trong thời quá khứ? Ta có mặt trong thời quá khứ như thế nào? Ta có mặt trong thời quá khứ hình vóc như thế nào? Trước kia ta là gì và ta đã có mặt như thế nào trong thời quá khứ? Ta sẽ có mặt trong thời vị lai hay ta sẽ không có mặt trong thời vị lai? Ta sẽ có mặt trong thời vị lai như thế nào? Ta sẽ có mặt trong thời vị lai, hình vóc như thế nào? Trước kia ta là gì và ta sẽ có mặt như thế nào trong thời vị lai?" Hay nay vị ấy có nghi ngờ về mình trong thời hiện tại: "Ta có mặt hay ta không có mặt? Ta có mặt như thế nào? Ta có mặt hình vóc như thế nào? Chúng sanh này từ đâu đến? Và rồi nó sẽ đi đâu?". |
"As he attends inappropriately in this way, one of six kinds of view arises in him: The view I have a self arises in him as true & established, or the view I have no self... or the view It is precisely by means of self that I perceive self... or the view It is precisely by means of self that I perceive not-self... or the view It is precisely by means of not-self that I perceive self arises in him as true & established, or else he has a view like this: This very self of mine — the knower that is sensitive here & there to theripening of good & bad actions — is the self of mine that is constant, everlasting, eternal, not subject to change, and will endure as long as eternity. This is called a thicket of views, a wilderness of views, a contortion of views, a writhing of views, a fetter of views. Bound by a fetter of views, the uninstructed run-of-the-mill person is not freed from birth, aging, & death, from sorrow, lamentation, pain, distress, & despair. He is not freed, I tell you, from stress. |
Với người không như lý tác ý như vậy, một trong sáu tà kiến này khởi lên: "Ta có tự ngã", tà kiến này khởi lên với người ấy như thật, như chơn; "Ta không có tự ngã", tà kiến này khởi lên với người ấy như thật như chơn; "Do tự mình, ta tưởng tri ta có tự ngã", tà kiến này khởi lên với người ấy như thật, như chơn; "Do tự mình, ta tưởng tri ta không có tự ngã", tà kiến này khởi lên với người ấy như thật, như chơn. "Không do tự mình, ta tưởng tri ta có tự ngã", tà kiến này khởi lên với người ấy như thật, như chơn; hay tà kiến này khởi lên với người ấy: "Chính tự ngã của ta nói, cảm giác, hưởng thọ quả báo các nghiệp thiện ác đã làm chỗ này, chỗ kia, chính tự ngã ấy của ta là thường trú, thường hằng, hằng tồn, không chuyển biến, và sẽ vĩnh viễn tồn tại". Này các Tỷ-kheo, như vậy gọi là tà kiến, kiến trù lâm, kiến hoang vu, kiến hý luận, kiến tranh chấp, kiến kiết phược. Này các Tỷ-kheo, trói buộc bởi kiến kiết sử, kẻ phàm phu ít nghe không được giải thoát khỏi sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não. Ta nói kẻ ấy không thoát khỏi khổ đau. |
"The well-instructed noble disciple... discerns what ideas are fit for attention, and what ideas are unfit for attention. This being so, he does not attend to ideas unfit for attention, and attends [instead] to ideas fit for attention... And what are the ideas fit for attention that he attends to? Whatever ideas such that, when he attends to them, the unarisen effluent of sensuality does not arise, and the arisen effluent of sensuality is abandoned; the unarisen effluent of becoming... the unarisen effluent of ignorance does not arise, and the arisen effluent of ignorance is abandoned... He attends appropriately, This is stress... This is the origination of stress... This is the cessation of stress... This is the way leading to the cessation of stress. As he attends appropriately in this way, three fetters are abandoned in him: identity-view, doubt, and grasping at habits & practices. These are called the effluents that are to be abandoned by seeing." — MN 2 |
Này các Tỷ-kheo, và vị Thánh đệ tử nghe nhiều, được thấy các bậc Thánh, thuần thục pháp các bậc Thánh, tu tập pháp các bậc Thánh; được thấy các bậc Chơn nhơn, thuần thục pháp các bậc Chơn nhơn, tu tập pháp các bậc Chơn nhơn, tuệ tri các pháp cần phải tác ý, tuệ tri các pháp không cần phải tác ý. Vị này, nhờ tuệ tri các pháp cần phải tác ý, nhờ tuệ tri các pháp không cần phải tác ý, nên không tác ý các pháp không cần phải tác ý và tác ý các pháp cần phải tác ý. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các pháp không cần phải tác ý và vị này không tác ý? Này các Tỷ-kheo, những pháp nào do vị ấy tác ý mà dục lậu chưa sanh được sanh khởi, hay dục lậu đã sanh được tăng trưởng; hay hữu lậu chưa sanh... (như trên)... hay vô minh lậu chưa sanh được khởi, hay vô minh lậu đã sanh được tăng trưởng. Ðó là những pháp không nên tác ý và vị ấy không tác ý.Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các pháp cần phải tác ý và vị ấy tác ý? Này các Tỷ-kheo, những pháp nào do vị ấy tác ý mà dục lậu chưa sanh không sanh khởi, hay dục lậu đã sanh được trừ diệt, hay hữu lậu chưa sanh... (như trên)... hay vô minh lậu chưa sanh không sanh khởi, hay vô minh lậu đã sanh được trừ diệt, đó là những pháp cần phải tác ý và vị ấy tác ý. Nhờ vị ấy không tác ý các pháp không cần phải tác ý, tác ý các pháp cần phải tác ý nên các lậu hoặc chưa sanh không sanh khởi và các lậu hoặc đã sanh được trừ diệt. Đóphải là pháp cần phải tác ý mà vị ấy nên tác ý. Vị ấy như lý tác ý: "Ðây là khổ", như lý tác ý: "Ðây là khổ tập", như lý tác ý: "Ðây là khổ diệt", như lý tác ý: "Ðây là con đường đưa đến khổ diệt". Nhờ vị ấy tác ý như vậy, ba kiết sử được trừ diệt: thân kiến, nghi, giới cấm thủ. Này các Tỷ-kheo, các pháp ấy được gọi là các lậu hoặc phải do tri kiến được đoạn trừ. — MN 2 |
Appropriate attention can also mean framing the way you understand events as they occur. |
Như lý tác ý có thể hiểu là thấy sự việc như thế nào thì hiểu nó là như vậy |
[Ven. MahaKotthita:] "Sariputta my friend, which things should a virtuous monk attend to in an appropriate way?" |
[Ven. MahaKotthita:] -" Thưa Hiền giả Sàriputta, những pháp gì Tỷ-kheo giữ giới cần phải như lý tác ý?" |
[Ven. Sariputta:] "A virtuous monk, Kotthita my friend, should attend in an appropriate way to the five clinging-aggregates as inconstant, stressful, a disease, a cancer, an arrow, painful, an affliction, alien, a dissolution, an emptiness, not-self. Which five? The form clinging-aggregate, the feeling... perception... fabrications... consciousness clinging-aggregate. A virtuous monk should attend in an appropriate way to these five clinging-aggregates as inconstant, stressful, a disease, a cancer, an arrow, painful, an affliction, alien, a dissolution, an emptiness, not-self. For it is possible that a virtuous monk, attending in an appropriate way to these five clinging-aggregates as inconstant... not-self, would realize the fruit of stream-entry." |
[Ven. Sariputta:]Này Hiền giả Kotthika, Tỷ-kheo giữ giới cần phải như lý tác ý năm thủ uẩn là vô thường, khổ, bệnh hoạn, ung nhọt, mũi tên, bất hạnh, ốm đau, người lạ, hủy hoại, rỗng không, vô ngã. Thế nào là năm? Tức là sắc thủ uẩn, Thọ thủ uẩn, Tưởng thủ uẩn, Hành thủ uẩn, Thức thủ uẩn. Này Hiền giả Kotthika, vị Tỷ-kheo giữ giới cần phải như lý tác ý năm thủ uẩn là vô thường, khổ, bệnh hoạn, ung nhọt, mũi tên, bất hạnh, ốm đau, người lạ, hủy hoại, rỗng không, vô ngã. Này Hiền giả, sự kiện này xảy ra: Tỷ-kheo giữ giới do như tác ý năm thủ uẩn này là vô thường, khổ, bệnh hoạn, ung nhọt, mũi tên, bất hạnh, ốm đau, người lạ, hủy hoại, rỗng không, vô ngã, có thể chứng được quả Dự lưu. |
[Ven. MahaKotthita:] "Then which things should a monk who has attained stream-entry attend to in an appropriate way?" |
[Ven. MahaKotthita:]Với Tỷ-kheo đã chứng quả Dự lưu, này Hiền giả Sàriputta, những pháp gì cần phải như lý tác ý? |
[Ven. Sariputta:] "A monk who has attained stream-entry should attend in an appropriate way to these five clinging-aggregates as inconstant, stressful, a disease, a cancer, an arrow, painful, an affliction, alien, a dissolution, an emptiness, not-self. For it is possible that a monk who has attained stream-entry, attending in an appropriate way to these five clinging-aggregates as inconstant... not-self, would realize the fruit of once-returning." |
[Ven. Sariputta:]Với Tỷ-kheo đã chứng quả Dự lưu, này Hiền giả Kotthika, cần phải như lý tác ý năm thủ uẩn này là vô thường, khổ, bệnh hoạn, ung nhọt, mũi tên, bất hạnh, ốm đau, người lạ, hủy hoại, rỗng không, vô ngã. Sự kiện này có thể xảy ra, này Hiền giả, Tỷ-kheo Dự lưu, do như lý tác ý năm thủ uẩn này là vô thường... vô ngã, có thể chứng được quả Nhứt lai. |
[Ven. MahaKotthita:] "Then which things should a monk who has attained once-returning attend to in an appropriate way?" |
[Ven. MahaKotthita:] Nhưng Tỷ-kheo Nhứt lai, này Hiền giả Sàriputta, phải như lý tác ý các pháp gì? |
[Ven. Sariputta:] "A monk who has attained once-returning should attend in an appropriate way to these five clinging-aggregates as inconstant, stressful, a disease, a cancer, an arrow, painful, an affliction, alien, a dissolution, an emptiness, not-self. For it is possible that a monk who has attained once-returning, attending in an appropriate way to these five clinging-aggregates as inconstant... not-self, would realize the fruit of non-returning." |
[Ven. Sariputta:] Tỷ-kheo Nhứt lai, này Hiền giả Kotthika, phải như lý tác ý năm thủ uẩn này là vô thường, khổ, bệnh hoạn, ung nhọt, mũi tên, bất hạnh, ốm đau, người lạ, hủy hoại, rỗng không, vô ngã. Sự kiện này có thể xảy ra, này Hiền giả, Tỷ-kheo Nhứt lai, do như lý tác ý năm thủ uẩn này là vô thường... vô ngã, có thể chứng được quả Bất lai. |
[Ven. MahaKotthita:] "Then which things should a monk who has attained non-returning attend to in an appropriate way?" |
[Ven. MahaKotthita:]Nhưng Tỷ-kheo Bất lai, này Hiền giả Sàriputta, cần phải như lý tác ý những pháp gì? |
[Ven. Sariputta:] "A monk who has attained non-returning should attend in an appropriate way to these five clinging-aggregates as inconstant, stressful, a disease, a cancer, an arrow, painful, an affliction, alien, a dissolution, an emptiness, not-self. For it is possible that a monk who has attained non-returning, attending in an appropriate way to these five clinging-aggregates as inconstant... not-self, would realize the fruit of arahantship." |
[Ven. Sariputta:] Tỷ-kheo Bất lai, này Hiền giả Kotthika, cần phải như lý tác ý năm thủ uẩn này là vô thường, khổ, bệnh hoạn, ung nhọt, mũi tên, bất hạnh, ốm đau, người lạ, hủy hoại, rỗng không, vô ngã. Sự kiện này có thể xảy ra, này Hiền giả, Tỷ-kheo Bất lai, do như lý tác ý năm thủ uẩn này là vô thường... vô ngã, có thể chứng được quả A-la-hán. |
[Ven. MahaKotthita:] "Then which things should an arahant attend to in an appropriate way?" |
[Ven. MahaKotthita:]Nhưng vị A-la-hán, này Hiền giả Sàriputta, cần phải như lý tác ý các pháp gì? |
[Ven. Sariputta:] "An arahant should attend in an appropriate way to these five clinging-aggregates as inconstant, stressful, a disease, a cancer, an arrow, painful, an affliction, alien, a dissolution, an emptiness, not-self. Although, for an arahant, there is nothing further to do, and nothing to add to what has been done, still these things — when developed & pursued — lead both to a pleasant abiding in the here-&-now and to mindfulness & alertness." |
[Ven. Sariputta:]Vị A-la-hán, này Hiền giả Kotthika, cần phải như lý tác ý năm thủ uẩn này là vô thường, khổ, bệnh hoạn, ung nhọt, mũi tên, bất hạnh, ốm đau, người lạ, hủy hoại, rỗng không, vô ngã. Với vị A-la-hán, này Hiền giả, không có gì phải làm nữa, hay không có phải thêm gì nữa trong công việc làm. Nhưng sự tu tập, làm cho sung mãn những pháp này sẽ đưa đến hiện tại lạc trú và chánh niệm tỉnh giác. |
Practice in Accordance with the DhammaIn developing dispassion for the clinging-aggregates, appropriate attention is an important first step in practicing the Dhamma in accordance with the Dhamma. |
Pháp Tùy Pháp HànhTrong sự tu tập để giải thoát đối với các thủ-uẩn, như lý tác ý là bước đầu tiên quan trọng trong việc tu tập Giáo pháp phù hợp với Giáo pháp. |
"For a monk practicing the Dhamma in accordance with the Dhamma, this is what accords with the Dhamma: that he keep cultivating disenchantment with regard to form, that he keep cultivating disenchantment with regard to feeling, that he keep cultivating disenchantment with regard to perception, that he keep cultivating disenchantment with regard to fabrications, that he keep cultivating disenchantment with regard to consciousness. As he keeps cultivating disenchantment with regard to form... feeling... perception... fabrications... consciousness, he comprehends form... feeling... perception... fabrications... consciousness. As he comprehends form... feeling... perception... fabrications... consciousness, he is totally released from form... feeling... perception... fabrications... consciousness. He is totally released from sorrows, lamentations, pains, distresses, & despairs. He is totally released, I tell you, from suffering & stress." "For a monk practicing the Dhamma in accordance with the Dhamma, this is what accords with the Dhamma: that he keep focused on inconstancy... stress... not-self with regard to form, that he keep focused on inconstancy... stress... not-self with regard to feeling... perception... fabrications... consciousness. As he keeps focusing on inconstancy... stress... not-self with regard to form... feeling... perception... fabrications... consciousness, he comprehends form... feeling... perception... fabrications... consciousness. As he comprehends form... feeling... perception... fabrications... consciousness, he is totally released from form... feeling... perception... fabrications... consciousness. He is totally released from sorrows, lamentations, pains, distresses, & despairs. He is totally released, I tell you, from suffering & stress." |
Nhân duyên ở Sàavatthi. -"Đối với vị Tỷ-kheo thực hành pháp và tùy pháp, tùy pháp này có mặt: Đối với sắc, vị ấy sống nhiều yếm ly; đối với thọ, vị ấy sống nhiều yếm ly; đối với tưởng, vị ấy sống nhiều yếm ly; đối với các hành, vị ấy sống nhiều yếm ly; đối với thức, vị ấy sống nhiều yếm ly. -Ai sống nhiều yếm ly đối với sắc. Ai sống nhiều yếm ly đối với thọ. Ai sống nhiều yếm ly đối với tưởng. Ai sống nhiều yếm ly đối với các hành. Ai sống nhiều yếm ly đối với thức, vị ấy liễu tri sắc, liễu tri thọ, liễu tri tưởng, liễu tri các hành, liễu tri thức. -Do liễu tri sắc, do liễu tri thọ, do liễu tri tưởng, do liễu tri các hành, do liễu tri thức, vị ấy được giải thoát khỏi sắc, giải thoát khỏi thọ, giải thoát khỏi tưởng, giải thoát khỏi các hành, giải thoát khỏi thức, giải thoát khỏi sanh, già chết, sầu, bi, khổ, ưu, não. Ta nói vị ấy giải thoát khỏi đau khổ. |
The practice leading to disenchantment, dispassion, and release follows a stepwise path of cause and effect. |
Việc tu tập dẫn đến sự thay đổi, phân tán và giải thoát theo đi con đường của nhân quả. |
"Now, I tell you, clear knowing & release have their nutriment. They are not without nutriment. And what is their nutriment? The seven factors for awakening... And what is the nutriment for the seven factors for awakening? The four establishings of mindfulness... And what is the nutriment for the four establishings of mindfulness? The three forms of right conduct... And what is the nutriment for the three forms of right conduct? Restraint of the senses... And what is the nutriment for restraint of the senses? Mindfulness & alertness... And what is the nutriment for mindfulness & alertness? Appropriate attention... And what is the nutriment for appropriate attention? Conviction... And what is the nutriment for conviction? Hearing the true Dhamma... And what is the nutriment for hearing the true Dhamma? Associating with people who are truly good... |
-- Và này các Tỳ-khưu, Ta nói minh giải thoát có thức ăn, không phải không có thức ăn. Và cái gì là thức ăn cho minh giải thoát? Bảy giác chi, cần phải trả lời như vậy. Này các Tỳ-khưu, Ta nói rằng Bảy giác chi có thức ăn, không phải không có thức ăn. Và cái gì là thức ăn cho Bảy giác chi? Bốn niệm xứ, cần phải trả lời như vậy. Này các Tỳ-khưu, Ta nói rằng Bốn niệm xứ có thức ăn, không phải không có thức ăn. Cái gì là thức ăn cho Bốn niệm xứ ? Ba thiện hành, cần phải trả lời như vậy. Này các Tỳ-khưu, Ta nói như rằng ba thiện hành có thức ăn, không phải không có thức ăn. Cái gì là thức ăn cho ba thiện hành? Các căn được chế ngự, cần phải trả lời như vậy. Này các Tỳ-khưu, Ta nói rằng các căn được chế ngự có thức ăn, không phải không có thức ăn. Cái gì là thức ăn cho các căn được chế ngự? Chánh niệm tỉnh giác, cần phải trả lời như vậy. Này các Tỳ-khưu, chánh niệm tỉnh giác có thức ăn, không phải không có thức ăn. Cái gì là thức ăn cho chánh niệm tỉnh giác? Như lý tác ý, cần phải trả lời như vậy. Này các Tỳ-khưu, Ta nói rằng, như lý tác ý có thức ăn, không phải không có thức ăn. Cái gì là thức ăn cho như ý tác ý? Lòng tin, cần phải trả lời như vậy. Này các Tỳ-khưu, Ta nói lòng tin có thức ăn, không phải không có thức ăn. Cái gì là thức ăn cho lòng tin? Nghe diệu pháp, cần phải trả lời như vậy. Này các Tỳ-khưu, Ta nói rằng nghe diệu pháp có thức ăn, không phải không có thức ăn. Cái gì là thức ăn cho nghe diệu pháp? Giao thiệp với bậc Chân nhân, cần phải trả lời như vậy. |
"Just as when the gods pour rain in heavy drops & crash thunder on the upper mountains: The water, flowing down along the slopes, fills the mountain clefts & rifts & gullies... the little ponds... the big lakes... the little rivers... the big rivers. When the big rivers are full, they fill the great ocean, and thus is the great ocean fed, thus is it filled. In the same way, when associating with truly good people is brought to fulfillment, it fulfills [the conditions for] hearing the true Dhamma... conviction... appropriate attention... mindfulness & alertness... restraint of the senses... the three forms of right conduct... the four establishings of mindfulness... the seven factors for awakening. When the seven factors for awakening are brought to fulfillment, they fulfill [the conditions for] clear knowing & release. Thus is clear knowing & release fed, thus is it brought to fulfillment." — AN 10.61 |
Ví như, này các Tỳ-khưu, trên một ngọn núi có mưa rơi nặng hột, nước mưa chảy xuống theo sườn dốc, làm đầy các hang núi, các kẽ núi, các thung lũng; sau khi làm đầy đầy các hang núi, các kẽ núi, các thung lũng, chúng làm đầy các hồ nhỏ. Sau khi làm đầy các hồ nhỏ, chúng làm đầy các hồ lớn. Sau khi làm đầy các hồ lớn, chúng làm đầy các sông nhỏ. Sau khi làm đầy các sông nhỏ, chúng làm đầy các sông lớn. Sau khi làm đầy các sông lớn, chúng làm đầy biển cả. Như vậy, là thức ăn của biển lớn, của đại dương, và như vậy là sự viên mãn.Cũng vậy, này các Tỳ-khưu, giao thiệp với bậc Chân nhân được viên mãn, thời làm viên mãn nghe diệu pháp; nghe diệu pháp được viên mãn, thời làm viên mãn lòng tin; lòng tin được viên mãn thời làm viên mãn như lý tác ý; như lý tác ý được viên mãn, thời làm viên mãn chánh niệm tỉnh giác; chánh niệm tỉnh giác được viên mãn, thời làm viên mãn các căn được chế ngự; các căn chế ngự được viên mãn, thời làm viên mãn ba thiện hành; ba thiện hành được viên mãn, thời làm viên mãn Bốn niệm xứ; Bốn niệm xứ được viên mãn, thời làm viên mãn Bảy giác chi; Bảy giác chi được viên mãn, thời làm viên mãn minh giải thoát.Như vậy là thức ăn của minh giải thoát, và như vậy là viên mãn. — AN 10.61 |
Mindfulness & Alertness"Stay mindful, monks, and alert. This is our instruction to you all. And how is a monk mindful? There is the case where a monk remains focused on the body in & of itself — ardent, alert, & mindful — putting aside greed & distress with reference to the world. He remains focused on feelings... mind... mental qualities in & of themselves — ardent, alert, & mindful — putting aside greed & distress with reference to the world. This is how a monk is mindful. "And how is a monk alert? There is the case where feelings are known to the monk as they arise, known as they persist, known as they subside. Thoughts are known to him as they arise, known as they persist, known as they subside. Discernment [vl: perception] is known to him as it arises, known as it persists, known as it subsides. This is how a monk is alert. So stay mindful, monks, and alert. This is our instruction to you all." — SN 47.35 |
Mindfulness & Alertness-- Này các Tỳ-khưu, Tỳ-khưu hãy trú chánh niệm, tỉnh giác. Ðây là lời giáo giới của Ta cho các Ông. Và này các Tỳ-khưu, thế nào là Tỳ-khưu chánh niệm? Ở đây, này các Tỳ-khưu, Tỳ-khưu trú, quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời. Tỳ-khưu trú, quán thọ trên các cảm thọ, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời. Tỳ-khưu trú, quán tâm trên tâm, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời. Tỳ-khưu trú, quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời. Như vậy, này các Tỳ-khưu, là Tỳ-khưu chánh niệm. "Và này các Tỳ-khưu, như thế nào là Tỳ-khưu tỉnh giác? Ở đây, này các Tỳ-khưu, Tỳ-khưu biết rõ ràng các cảm thọ khởi lên, biết rõ ràng các cảm thọ an trú, biết rõ ràng các cảm thọ đi đến tiêu mất; biết rõ ràng các tưởng khởi lên, biết rõ ràng các tưởng an trú, biết rõ ràng các tưởng đi đến tiêu mất. Như vậy, này các Tỳ-khưu, là Tỳ-khưu tỉnh giác. Này các Tỳ-khưu, Tỳ-khưu hãy trú chánh niệm, tỉnh giác. Ðây là lời giáo giới của Ta cho các Ông." — SN 47.35 |
Restraint of the Senses"And how does a monk guard the doors of his senses? On seeing a form with the eye, he does not grasp at any theme or details by which — if he were to dwell without restraint over the faculty of the eye — evil, unskillful qualities such as greed or distress might assail him. On hearing a sound with the ear... On smelling an odor with the nose... One tasting a flavor with the tongue... On touching a tactile sensation with the body... On cognizing an idea with the intellect, he does not grasp at any theme or details by which — if he were to dwell without restraint over the faculty of the intellect — evil, unskillful qualities such as greed or distress might assail him. Endowed with this noble restraint over the sense faculties, he is inwardly sensitive to the pleasure of being blameless. This is how a monk guards the doors of his senses." — DN 2 |
Hộ trì các căn"Thế nào là vị Tỳ-khưu hộ trì các căn? Khi mắt thấy sắc, vị Tỳ-khưu không nắm giữ tướng chung, không nắm giữ tướng riêng. Những nguyên nhân gì, khiến nhãn căn không được chế ngự, khiến tham ái, ưu bi, các ác, bất thiện pháp khởi lên, Tỳ-khưu tự chế ngự nguyên nhân ấy, hộ trì nhãn căn, thực hành sự hộ trì nhãn căn. Khi tai nghe tiếng, vị ấy không nắm giữ tướng chung, không nắm giữ tướng riêng. Những nguyên nhân gì khiến nhĩ căn không được chế ngự, khiến tham ái, ưu bi, các ác, bất thiện pháp khởi lên, Tỳ-khưu chế ngự nguyên nhân ấy, hộ trì nhĩ căn, thực hành sự hộ trì nhĩ căn. Khi mũi ngửi hương, vị ấy không nắm giữ tướng chung, không nắm giữ tướng riêng. Những nguyên nhân gì khiến tỷ căn không được chế ngự, khiến tham ái, ưu bi, các ác, bất thiện pháp khởi lên, Tỳ-khưu chế ngự nguyên nhân ấy, hộ trì tỷ căn, thực hành sự hộ trì tỷ căn. Khi lưỡi nếm vị, vị ấy không nắm giữ tướng chung, không nắm giữ tướng riêng. Những nguyên nhân gì khiến thiệt căn không được chế ngự, khiến tham ái, ưu bi, các ác, bất thiện pháp khởi lên, Tỳ-khưu chế ngự nguyên nhân ấy, hộ trì thiệt căn, thực hành sự hộ trì thiệt căn. Khi thân cảm xúc, vị ấy không nắm giữ tướng chung, không nắm giữ tướng riêng. Những nguyên nhân gì khiến thân căn không được chế ngự, khiến tham ái, ưu bi, các ác, bất thiện pháp khởi lên, Tỳ-khưu chế ngự nguyên nhân ấy, hộ trì thân căn, thực hành sự hộ trì thân căn. Khi ý nhận thức các pháp, vị ấy không nắm giữ tướng chung, không nắm giữ tướng riêng. Những nguyên nhân gì khiến ý căn không được chế ngự, khiến tham ái, ưu bi, các ác, bất thiện pháp khởi lên, Tỳ-khưu chế ngự nguyên nhân ấy, hộ trì ý căn, thực hành sự hộ trì ý căn. Vị ấy, nhờ sự hộ trì cao quý các căn ấy, nên hưởng lạc thọ nội tâm, không vẩn đục. Như vậy, vị Tỳ-khưu hộ trì các căn." — DN 2 |
The Three Forms of Right Conduct"Now, Cunda, there are three ways in which one is made pure by bodily action, four ways in which one is made pure by verbal action, and three ways in which one is made pure by mental action. |
Ba Thiện hànhNày Cunda, tịnh hạnh về thân có ba, tịnh hạnh về lời có bốn, tịnh hạnh về ý có ba. |
"And how is one made pure in three ways by bodily action? There is the case where a certain person, abandoning the taking of life, abstains from the taking of life. He dwells with his rod laid down, his knife laid down, scrupulous, merciful, compassionate for the welfare of all living beings. Abandoning the taking of what is not given, he abstains from taking what is not given. He does not take, in the manner of a thief, things in a village or a wilderness that belong to others and have not been given by them. Abandoning sensual misconduct, he abstains from sensual misconduct. He does not get sexually involved with those who are protected by their mothers, their fathers, their brothers, their sisters, their relatives, or their Dhamma; those with husbands, those who entail punishments, or even those crowned with flowers by another man. This is how one is made pure in three ways by bodily action. |
Này Cunda, thế nào là tịnh hạnh về thân có ba? Ở đây, này Cunda, có người đoạn tận sát sanh, từ bỏ sát sanh, bỏ trượng, bỏ kiếm; biết tàm quý, có lòng từ, sống thương xót đến hạnh phúc tất cả chúng sanh, và loài hữu tình. Ðoạn tận lấy của không cho, từ bỏ lấy của không cho; bất cứ vật gì của người khác, hoặc tại thôn làng, hoặc tại rừng núi, không có cho người ấy, người ấy không lấy với ý niệm trộm cắp. Ðoạn tận tà hạnh trong các dục, từ bỏ tà hạnh trong các dục, không hành tà hạnh với hạng nữ nhân có mẹ che chở, có cha che chở, có anh che chở, có chị che chở, có bà con che chở, có pháp che chở, đã có chồng, được hình phạt gậy gộc bảo vệ, cho đến những nữ nhân được trang sức bằng vòng hoa (đám cưới). Như vậy, này Cunda, tịnh hạnh về thân có ba. |
"And how is one made pure in four ways by verbal action? There is the case where a certain person, abandoning false speech, abstains from false speech. When he has been called to a town meeting, a group meeting, a gathering of his relatives, his guild, or of the royalty, if he is asked as a witness, 'Come & tell, good man, what you know': If he doesn't know, he says, 'I don't know.' If he does know, he says, 'I know.' If he hasn't seen, he says, 'I haven't seen.' If he has seen, he says, 'I have seen.' Thus he doesn't consciously tell a lie for his own sake, for the sake of another, or for the sake of any reward. Abandoning false speech, he abstains from false speech. He speaks the truth, holds to the truth, is firm, reliable, no deceiver of the world. Abandoning divisive speech, he abstains from divisive speech. What he has heard here he doesn't tell there to break those people apart from these people here. What he has heard there he doesn't tell here to break these people apart from those people there. Thus reconciling those who have broken apart or cementing those who are united, he loves concord, delights in concord, enjoys concord, speaks things that create concord. Abandoning abusive speech, he abstains from abusive speech. He speaks words that are soothing to the ear, that are affectionate, that go to the heart, that are polite, appealing & pleasing to people at large. Abandoning idle chatter, he abstains from idle chatter. He speaks in season, speaks what is factual, what is in accordance with the goal, the Dhamma, & the Vinaya. He speaks words worth treasuring, seasonable, reasonable, circumscribed, connected with the goal. This is how one is made pure in four ways by verbal action. |
Và này Cunda, thế nào là tịnh hạnh về lời có bốn? Ở đây, này Cunda có người đoạn tận nói láo, từ bỏ nói láo, đến chỗ tập hội hay đến chỗ chúng tội, hay đến giữa các thân tộc, hay đến giữa các tổ hợp, hay đến giữa các vương tộc, khi bị dẫn xuất làm chứng và được hỏi: "Này người kia, hãy nói những gì người biết". Nếu không biết, người ấy nói: "Tôi không biết". Nếu biết, người ấy nói: "Tôi biết". Hay nếu không thấy, người ấy nói: "Tôi không thấy". Nếu thấy, người ấy nói: "Tôi thấy". Như vậy lời nói của người ấy không trở thành cố ý vọng ngữ, hoặc nguyên nhân vì mình, hoặc nguyên nhân vì người, hoặc nguyên nhân vì một vài quyền lợi gì. Ðoạn tận nói hai lưỡi, từ bỏ nói hai lưỡi; nghe điều gì ở chỗ này, không đi đến chỗ kia nói, để sanh chia rẽ ở những người này; nghe điều gì ở chỗ kia, không đi nói với những người này, để sanh chia rẽ ở những người kia. Như vậy, người ấy sống hòa hợp những kẻ ly gián, tăng trưởng những kẻ hòa hợp, thích thú hòa hợp, nói những lời đưa đến hòa hợp. Ðoạn tận lời nói độc ác, từ bỏ lời nói độc ác; người ấy nói những lời nói nhu hòa, êm tai, dễ thương, thông cảm đến tâm, tao nhã, đẹp lòng nhiều người, vui ý nhiều người. Ðoạn tận lời nói phù phiếm; người ấy nói đúng thời, nói chân thật, nói có ý nghĩa, nói Pháp, nói Luật, nói những lời đáng được gìn giữ. Vì nói hợp thời, nên lời nói thuận lý, có mạch lạc, hệ thống, lợi ích. Như vậy, này Cunda, tịnh hạnh về lời nói có bốn. |
"And how is one made pure in three ways by mental action? There is the case where a certain person is not covetous. He does not covet the belongings of others, thinking, 'O, that what belongs to others would be mine!' He bears no ill will and is not corrupt in the resolves of his heart. [He thinks,] 'May these beings be free from animosity, free from oppression, free from trouble, and may they look after themselves with ease!' He has right view and is not warped in the way he sees things: 'There is what is given, what is offered, what is sacrificed. There are fruits & results of good & bad actions. There is this world & the next world. There is mother & father. There are spontaneously reborn beings; there are contemplatives & brahmans who, faring rightly & practicing rightly, proclaim this world & the next after having directly known & realized it for themselves.' This is how one is made pure in three ways by mental action. "These, Cunda, are the ten courses of skillful action." |
Và này Cunda, thế nào là tịnh hạnh về ý có ba? Ở đây, này Cunda, có người không tham ái, không tham lam tài vật kẻ khác, không nghĩ rằng: "Ôi! Mong rằng mọi tài vật của người khác trở thành của mình". Không có sân tâm, khởi lên hại ý, hại niệm, nhưng nghĩ rằng: "Mong rằng những loài hữu tình này sống lo tự ngã, không thù hận, không sân hận, không nhiễm loạn, được an lạc". Có chánh kiến, không có tư tưởng điên đảo, nghĩ rằng: "Có bố thí, có cúng thí, có tế lễ, các hành vi thiện ác, có kết quả dị thục, có đời này, có đời sau, có mẹ, có cha, có các loại hóa sanh, trong đời có các Sa-môn, Bà-la-môn chân chánh hành trì, chân chánh thành tựu, sau khi tự tri, tự chứng, lại tuyên bố cho đời này và cho đời sau". Như vậy, này Cunda, tịnh hạnh về ý có ba. Này Cunda, đó là mười thiện nghiệp đạo. |
The Four Establishings of Mindfulness"[1] Now, on whatever occasion a monk breathing in long discerns that he is breathing in long; or breathing out long, discerns that he is breathing out long; or breathing in short, discerns that he is breathing in short; or breathing out short, discerns that he is breathing out short; trains himself to breathe in...&... out sensitive to the entire body; trains himself to breathe in...&...out calming bodily fabrication: On that occasion the monk remains focused on the body in & of itself — ardent, alert, & mindful — subduing greed & distress with reference to the world. I tell you, monks, that this — the in-&-out breath — is classed as a body among bodies, which is why the monk on that occasion remains focused on the body in & of itself — ardent, alert, & mindful — putting aside greed & distress with reference to the world. |
Bốn Niệm xứ"Khi nào, này các Tỳ-khưu, Tỳ-khưu thở vô dài, vị ấy biết: "Tôi thở vô dài". Hay khi thở ra dài, vị ấy biết "Tôi thở ra dài". Hay thở vô ngắn, vị ấy biết: "Tôi thở vô ngắn". Hay khi thở ra ngắn, vị ấy biết: "Tôi thở ra ngắn". "Cảm giác cả toàn thân, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Cảm giác cả toàn thân, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "An tịnh thân hành, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "An tịnh thân hành, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. Trong khi tùy quán thân trên thân, này các Tỳ-khưu, vị Tỳ-khưu trú, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời. Này các Tỳ-khưu, đối với các thân, Ta nói đây là một, tức là thở vô thở ra. Do vậy, này các Tỳ-khưu, trong khi tùy quán thân trên thân, vị Tỳ-khưu trú, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời. |
"[2] On whatever occasion a monk trains himself to breathe in...&...out sensitive to rapture; trains himself to breathe in...&...out sensitive to pleasure; trains himself to breathe in...&...out sensitive to mental fabrication; trains himself to breathe in...&...out calming mental fabrication: On that occasion the monk remains focused on feelings in & of themselves — ardent, alert, & mindful — subduing greed & distress with reference to the world. I tell you, monks, that this — close attention to in-&-out breaths — is classed as a feeling among feelings, which is why the monk on that occasion remains focused on feelings in & of themselves — ardent, alert, & mindful — putting aside greed & distress with reference to the world. |
Khi nào, này các Tỳ-khưu, vị Tỳ-khưu nghĩ: "Cảm giác hỷ thọ, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Cảm giác hỷ thọ, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "Cảm giác lạc thọ, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Cảm giác lạc thọ, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "Cảm giác tâm hành, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Cảm giác tâm hành, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "An tịnh tâm hành tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "An tịnh tâm hành tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. Trong khi tùy quán thọ trên các thọ, này các Tỳ-khưu, Tỳ-khưu trú, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, để chế ngự tham ưu ở đời. Này các Tỳ-khưu, đối với các cảm thọ, Ta nói đây là một, tức là thở vô thở ra. Do vậy này các Tỳ-khưu, trong khi tùy quán thọ trên các cảm thọ, Tỳ-khưu trú, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời. |
"[3] On whatever occasion a monk trains himself to breathe in...&...out sensitive to the mind; trains himself to breathe in...&...out satisfying the mind; trains himself to breathe in...&...out steadying the mind; trains himself to breathe in...&...out releasing the mind: On that occasion the monk remains focused on the mind in & of itself — ardent, alert, & mindful — subduing greed & distress with reference to the world. I don't say that there is mindfulness of in-&-out breathing in one of confused mindfulness and no alertness, which is why the monk on that occasion remains focused on the mind in & of itself — ardent, alert, & mindful — putting aside greed & distress with reference to the world. |
Khi nào, này các Tỳ-khưu, Tỳ-khưu nghĩ: "Cảm giác tâm, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Cảm giác tâm, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "Với tâm hân hoan, tôi sẽ thở vô", vị ấy tu tập. "Với tâm hân hoan, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "Với tâm Thiền định, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Với tâm Thiền định, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "Với tâm giải thoát, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Với tâm giải thoát, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. Trong khi tùy quán tâm trên tâm, này các Tỳ-khưu, Tỳ-khưu trú, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, để chế ngự tham ưu ở đời. Này các Tỳ-khưu, sự tu tập nhập tức xuất tức niệm không thể đến với kẻ thất niệm, không có tỉnh giác. Do vậy, này các Tỳ-khưu, trong khi tùy quán tâm trên tâm, Tỳ-khưu trú, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời. |
"[4] On whatever occasion a monk trains himself to breathe in...&...out focusing on inconstancy; trains himself to breathe in...&...out focusing on dispassion; trains himself to breathe in...&...out focusing on cessation; trains himself to breathe in...&...out focusing on relinquishment: On that occasion the monk remains focused on mental qualities in & of themselves — ardent, alert, & mindful — subduing greed & distress with reference to the world. He who sees clearly with discernment the abandoning of greed & distress is one who oversees with equanimity, which is why the monk on that occasion remains focused on mental qualities in & of themselves — ardent, alert, & mindful — putting aside greed & distress with reference to the world. |
Khi nào này các Tỳ-khưu, Tỳ-khưu nghĩ: "Quán vô thường, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Quán vô thường, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "Quán ly tham... quán đoạn diệt... quán từ bỏ, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Quán từ bỏ, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. Trong khi tùy quán trên các pháp, này các Tỳ-khưu, Tỳ-khưu an trú, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời. Vị ấy, do đoạn trừ tham ưu, sau khi thấy với trí tuệ, khéo nhìn (sự vật) với niệm xả ly. Do vậy, này các Tỳ-khưu, trong khi tùy quán pháp trên các pháp, Tỳ-khưu trú, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời. |
"This is how mindfulness of in-&-out breathing is developed & pursued so as to bring the four establishings of mindfulness to their culmination. — MN 118 |
Nhập tức xuất tức niệm, này các Tỳ-khưu, được tu tập như vậy, được làm cho sung mãn như vậy, khiến cho bốn niệm xứ được viên mãn. — MN 118 |
The Seven Factors for Awakening"And how are the four establishings of mindfulness developed & pursued so as to bring the seven factors for awakening to their culmination? |
Thất Giác ChiVà bốn niệm xứ, này các Tỳ-khưu, được tu tập như thế nào, được làm sung mãn như thế nào, khiến cho bảy giác chi được viên mãn? |
"[1] On whatever occasion the monk remains focused on the body in & of itself — ardent, alert, & mindful — putting aside greed & distress with reference to the world, on that occasion his mindfulness is steady & without lapse. When his mindfulness is steady & without lapse, then mindfulness as a factor for awakening becomes aroused. He develops it, and for him it goes to the culmination of its development. |
Này các Tỳ-khưu, trong khi tùy quán thân trên thân, Tỳ-khưu trú, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời, trong khi ấy, niệm không hôn mê của vị ấy được an trú. Trong khi niệm không hôn mê của vị ấy cũng được an trú, này các Tỳ-khưu, trong khi ấy niệm giác chi được bắt đầu khởi lên với Tỳ-khưu. Trong khi ấy, Tỳ-khưu tu tập niệm giác chi. Trong khi ấy, niệm giác chi được Tỳ-khưu tu tập đi đến viên mãn. |
"[2] Remaining mindful in this way, he examines, analyzes, & comes to a comprehension of that quality with discernment. When he remains mindful in this way, examining, analyzing, & coming to a comprehension of that quality with discernment, then analysis of qualities as a factor for awakening becomes aroused. He develops it, and for him it goes to the culmination of its development. |
Vị ấy an trú với chánh niệm như vậy, suy tư, tư duy, thẩm sát pháp ấy với trí tuệ. Này các Tỳ-khưu, trong khi trú với chánh niệm như vậy, Tỳ-khưu với trí tuệ suy tư, tư duy, thẩm sát pháp ấy, trong khi ấy trạch pháp giác chi được bắt đầu khởi lên với Tỳ-khưu. Trong khi ấy, Tỳ-khưu tu tập trạch pháp giác chi. Trong khi ấy, trạch pháp giác chi được Tỳ-khưu tu tập đi đến viên mãn. |
"[3] In one who examines, analyzes, & comes to a comprehension of that quality with discernment, unflagging persistence is aroused. When unflagging persistence is aroused in one who examines, analyzes, & comes to a comprehension of that quality with discernment, then persistence as a factor for awakening becomes aroused. He develops it, and for him it goes to the culmination of its development. |
Trong khi Tỳ-khưu với trí tuệ suy tư, tư duy, thẩm sát pháp ấy, sự tinh tấn không thụ động bắt đầu khởi lên với vị Tỳ-khưu. Này các Tỳ-khưu, trong khi Tỳ-khưu với trí tuệ suy tư, tư duy, thẩm sát pháp ấy, trong khi ấy sự tinh tấn không thụ động bắt đầu khởi lên với Tỳ-khưu ấy. Trong khi ấy tinh tấn giác chi được bắt đầu khởi lên nơi Tỳ-khưu. Trong khi ấy, Tỳ-khưu tu tập tinh tấn giác chi. Trong khi ấy, tinh tấn giác chi được Tỳ-khưu tu tập đi đến viên mãn. |
"[4] In one whose persistence is aroused, a rapture not-of-the-flesh arises. When a rapture not-of-the-flesh arises in one whose persistence is aroused, then rapture as a factor for awakening becomes aroused. He develops it, and for him it goes to the culmination of its development. |
Hỷ không liên hệ đến vật chất được khởi lên nơi vị tinh tấn tinh cần. Này các Tỳ-khưu, trong khi hỷ không liên hệ đến vật chất khởi lên nơi Tỳ-khưu tinh tấn tinh cần, trong khi ấy, hỷ giác chi bắt đầu khởi lên nơi Tỳ-khưu. Trong khi ấy, hỷ giác chi được vị Tỳ-khưu tu tập. Trong khi ấy hỷ giác chi được Tỳ-khưu tu tập đi đến viên mãn. |
"[5] For one who is enraptured, the body grows calm and the mind grows calm. When the body & mind of an enraptured monk grow calm, then serenity as a factor for awakening becomes aroused. He develops it, and for him it goes to the culmination of its development. |
Thân của vị ấy được tâm hoan hỷ trở thành khinh an, tâm cũng được khinh an. Này các Tỳ-khưu, trong khi Tỳ-khưu với ý hoan hỷ được thân khinh an, được tâm cũng khinh an, trong khi ấy, khinh an giác chi bắt đầu khởi lên nơi Tỳ-khưu. Trong khi ấy, khinh an giác chi được Tỳ-khưu tu tập. Trong khi ấy, khinh an giác chi được Tỳ-khưu làm cho đi đến sung mãn. |
"[6] For one who is at ease — his body calmed — the mind becomes concentrated. When the mind of one who is at ease — his body calmed — becomes concentrated, then concentration as a factor for awakening becomes aroused. He develops it, and for him it goes to the culmination of its development. |
Một vị có thân khinh an, an lạc, tâm vị ấy được định tĩnh. Này các Tỳ-khưu, trong khi Tỳ-khưu có thân khinh an, an lạc, tâm vị ấy được định tĩnh, trong khi ấy, định giác chi bắt đầu khởi lên nơi Tỳ-khưu. Trong khi ấy, định giác chi được Tỳ-khưu tu tập. Trong khi ấy định giác chi được Tỳ-khưu làm cho đi đến sung mãn. |
"[7] He oversees the mind thus concentrated with equanimity. When he oversees the mind thus concentrated with equanimity, equanimity as a factor for awakening becomes aroused. He develops it, and for him it goes to the culmination of its development. |
Vị ấy với tâm định tĩnh như vậy, khéo nhìn (sự vật) với ý niệm xả ly. Này các Tỳ-khưu, trong khi Tỳ-khưu với tâm định tĩnh như vậy, khéo nhìn (sự vật) với ý niệm xả ly, trong khi ấy, xả giác chi bắt đầu khởi lên nơi Tỳ-khưu. Trong khi ấy, xả giác chi được Tỳ-khưu tu tập. Trong khi ấy xả giác chi, được Tỳ-khưu làm cho đến sung mãn. |
[Similarly with the other three establishings of mindfulness: feelings, mind, & mental qualities.] |
Tương tư như vậy, khi quán thọ trên các cảm thọ, ... Tương tư như vậy, trong khi quán tâm trên tâm, ... |
"This is how the four establishings of mindfulness are developed & pursued so as to bring the seven factors for awakening to their culmination. — MN 118 |
Này các Tỳ-khưu, bốn niệm xứ được tu tập như vậy, được làm cho sung mãn như vậy khiến cho bảy giác chi được sung mãn.. — MN 118 |
Clear Knowing & Release"And how are the seven factors for awakening developed & pursued so as to bring clear knowing & release to their culmination? There is the case where a monk develops mindfulness as a factor for awakening dependent on seclusion... dispassion... cessation, resulting in relinquishment. He develops analysis of qualities as a factor for awakening... persistence as a factor for awakening... rapture as a factor for awakening... serenity as a factor for awakening... concentration as a factor for awakening... equanimity as a factor for awakening dependent on seclusion... dispassion... cessation, resulting in relinquishment. "This is how the seven factors for awakening, when developed & pursued, bring clear knowing & release to their culmination." — MN 118 |
Chánh Niệm và Tuệ Giải Thoát"Và này các Tỷ-kheo, bảy giác chi tu tập như thế nào, làm cho sung mãn như thế nào, khiến cho minh giải thoát được viên mãn. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tu tập niệm giác chi, liên hệ đến viễn ly, liên hệ đến ly tham, liên hệ đến diệt, hướng đến xả ly; tu tập trạch pháp giác chi... (như trên)... tu tập tinh tấn giác chi... (như trên)... tu tập hỷ giác chi... (như trên)... tu tập khinh an giác chi... (như trên)... tu tập định giác chi... (như trên)... tu tập xả giác chi, liên hệ đến viễn ly, liên hệ đến ly tham, liên hệ đến diệt, hướng đến xả ly. "Này các Tỷ-kheo, bảy giác chi được tu tập như vậy, được làm cho sung mãn như vậy, khiến cho minh giải thoát được viên mãn." — MN 118 |
The ability to follow this path to completion is not just a matter of mastering technique. It also depends on the ability to develop strong character traits. |
Khả năng tu tập để đạt đến giác ngộ không chỉ là vấn đề của việc nắm vững kỹ thuật. Nó cũng phụ thuộc vào khả năng phát triển các đặc điểm tính cách mạnh mẽ. |
"Now, what are the eight thoughts of a great person? This Dhamma is for one who is modest, not for one who is self-aggrandizing. This Dhamma is for one who is content, not for one who is discontent. This Dhamma is for one who is reclusive, not for one who is entangled. This Dhamma is for one whose persistence is aroused, not for one who is lazy. This Dhamma is for one whose mindfulness is established, not for one whose mindfulness is confused. This Dhamma is for one whose mind is concentrated, not for one whose mind is unconcentrated. This Dhamma is for one endowed with discernment, not for one whose discernment is weak. This Dhamma is for one who enjoys non-objectification, who delights in non-objectification, not for one who enjoys & delights in objectification. |
-Pháp này để cho người ít dục, pháp này không phải để cho người nhiều dục. -Pháp này để cho người biết đủ, pháp này không phải để cho người không biết đủ. -Pháp này để cho người sống thanh vắng, pháp này không phải để cho người ưa hội chúng. -Pháp này để cho người tinh cần tinh tấn, pháp này không phải để cho người biếng nhác. -Pháp này để cho người trú niệm, pháp này không phải để cho người nhất niệm. -Pháp này để cho người Thiền định, pháp này không phải để cho người không Thiền định. -Pháp này để cho người có trí tuệ, pháp này không phải để cho người ác tuệ. |
"'This Dhamma is for one who is modest, not for one who is self-aggrandizing.' Thus was it said. With reference to what was it said? There is the case where a monk, being modest, does not want it to be known that 'He is modest.' Being content, he does not want it to be known that 'He is content.' Being reclusive, he does not want it to be known that 'He is reclusive.' His persistence being aroused, he does not want it to be known that 'His persistence is aroused.' His mindfulness being established, he does not want it to be known that 'His mindfulness is established.' His mind being concentrated, he does not want it to be known that 'His mind is concentrated.' Being endowed with discernment, he does not want it to be known that 'He is endowed with discernment.' Enjoying non-objectification, he does not want it to be known that 'He is enjoying non-objectification.' 'This Dhamma is for one who is modest, not for one who is self-aggrandizing.' Thus was it said. And with reference to this was it said. |
1 Pháp này để cho người ít dục, pháp này không phải để cho người nhiều dục. 2 -Pháp này để cho người biết đủ, pháp này không phải để cho người không biết đủ. 3 -Pháp này để cho người sống thanh vắng, pháp này không phải để cho người ưa hội chúng. 4 -Pháp này để cho người tinh cần tinh tấn, pháp này không phải để cho người biếng nhác. 5 -Pháp này để cho người trú niệm, pháp này không phải để cho người nhất niệm. 6 -Pháp này để cho người Thiền định, pháp này không phải để cho người không Thiền định. 7 -Pháp này để cho người có trí tuệ, pháp này không phải để cho người ác tuệ. |
"'This Dhamma is for one who is content, not for one who is discontent.' Thus was it said. With reference to what was it said? There is the case where a monk is content with any old robe cloth at all, any old almsfood, any old lodging, any old medicinal requisites for curing sickness at all. 'This Dhamma is for one who is content, not for one who is discontent.' Thus was it said. And with reference to this was it said. |
1 Pháp này để cho người ít dục, pháp này không phải để cho người nhiều dục. ' Như vậy đã được nói. Do duyên gì được nói như vậy? Trường hợp vị tỳ khưu bằng lòng với bất kỳ chiếc áo cà sa cũ nào, bất kỳ đồ ăn cũ nào, bất kỳ chỗ ở cũ nào, bất kỳ loại thuốc cũ nào cần thiết để chữa bệnh. 'Pháp này dành cho người ít dục, không dành cho người nhiều dục.' Như vậy đã được nói. Và liên quan đến điều này, đã được nói |
"'This Dhamma is for one who is reclusive, not for one who is entangled.' Thus was it said. With reference to what was it said? There is the case where a monk, when living in seclusion, is visited by monks, nuns, lay men, lay women, kings, royal ministers, sectarians & their disciples. With his mind bent on seclusion, tending toward seclusion, inclined toward seclusion, aiming at seclusion, relishing renunciation, he converses with them only as much as is necessary for them to take their leave. 'This Dhamma is for one who is reclusive, not for one in entanglement.' Thus was it said. And with reference to this was it said. |
2 -Pháp này để cho người biết đủ, pháp này không phải để cho người không biết đủ. ' Như vậy đã được nói. Do duyên gì được nói như vậy? Trường hợp vị tỳ khưu, khi sống ẩn dật, được các tăng, ni, cư sĩ, cư sĩ, vua chúa, hoàng thượng, giáo phái và đệ tử của họ đến thăm. Với tâm trí nghiêng về ẩn dật, có xu hướng ẩn dật, có khuynh hướng ẩn dật, hướng tới ẩn dật, thích từ bỏ, người này chỉ trò chuyện với họ điều cần thiết để họ rời đi. 'Pháp này để cho người biết đủ, pháp này không phải để cho người không biết đủ.' Như vậy đã được nói. Và liên quan đến điều này đã được nói. |
"'This Dhamma is for one whose persistence is aroused, not for one who is lazy.' Thus was it said. With reference to what was it said? There is the case where a monk keeps his persistence aroused for abandoning unskillful mental qualities and taking on skillful mental qualities. He is steadfast, solid in his effort, not shirking his duties with regard to skillful mental qualities. 'This Dhamma is for one whose persistence is aroused, not for one who is lazy.' Thus was it said. And with reference to this was it said. |
3-Pháp này để cho người sống thanh vắng, pháp này không phải để cho người ưa hội chúng. ' Như vậy đã được nói. Do duyên gì được nói như vậy? Trường hợp vị tỳ khưu giữ lòng tinh tấn vì đã từ bỏ những phẩm chất tinh thần bất thiện và tiếp nhận những phẩm chất tinh thần thiện. Người này kiên định, vững vàng trong nỗ lực của mình, không trốn tránh nhiệm vụ của mình về phẩm chất tinh thần thiện. 'Pháp này để cho người sống thanh vắng, pháp này không phải để cho người ưa hội chúng. .' Như vậy đã được nói. Và liên quan đến điều này, nó đã nói |
"'This Dhamma is for one whose mindfulness is established, not for one whose mindfulness is confused.' Thus was it said. With reference to what was it said? There is the case where a monk is mindful, highly meticulous, remembering & able to call to mind even things that were done & said long ago. 'This Dhamma is for one whose mindfulness is established, not for one whose mindfulness is confused.' Thus was it said. And with reference to this was it said. |
4 -Pháp này để cho người tinh cần tinh tấn, pháp này không phải để cho người biếng nhác. ' Như vậy đã được nói. Do duyên gì được nói như vậy? Trường hợp vị tỳ khưu là người có tâm, có công phu cao, có thể nhớ và có thể gọi là tâm cả những việc đã làm và đã nói từ lâu. '4 -Pháp này để cho người tinh cần tinh tấn, pháp này không phải để cho người biếng nhác. .' Như vậy đã được nói. Và liên quan đến điều này đã được nói. |
"'This Dhamma is for one whose mind is concentrated, not for one whose mind is unconcentrated.' Thus was it said. With reference to what was it said? There is the case where a monk — quite secluded from sensuality, secluded from unskillful qualities — enters & remains in the first jhana: rapture & pleasure born of seclusion, accompanied by directed thought & evaluation. With the stilling of directed thoughts & evaluations, he enters & remains in the second jhana: rapture & pleasure born of concentration, unification of awareness free from directed thought & evaluation — internal assurance. With the fading of rapture he remains equanimous, mindful, & alert, and senses pleasure with the body. He enters & remains in the third jhana, of which the Noble Ones declare, 'Equanimous & mindful, he has a pleasant abiding.' With the abandoning of pleasure & pain — as with the earlier disappearance of elation & distress — he enters & remains in the fourth jhana: purity of equanimity & mindfulness, neither pleasure nor pain. 'This Dhamma is for one whose mind is concentrated, not for one whose mind is unconcentrated.' Thus was it said. And with reference to this was it said. |
5 -Pháp này để cho người trú niệm, pháp này không phải để cho người nhất niệm. ' Như vậy đã được nói. Do duyên gì đã được nói như vậy? Trường hợp vị tỳ khưu - sống thiểu dục, tách biệt khỏi những phẩm chất bất thiện - Thầy sẽ chứng đạt và an trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm có tứ. Diệt tầm diệt tứ, người này sẽ chứng đạt và an trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm không tứ, nhất tâm.: sự sung sướng & khoái lạc sinh ra từ sự tập trung, sự hợp nhất của nhận thức không bị suy nghĩ và đánh giá chỉ đạo - đảm bảo nội tại. Người này sẽ ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là "xả niệm lạc trú", chứng và an trú Thiền thứ ba. Người này sẽ xả lạc xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và an trú Thiền thứ tư, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh. 5 -Pháp này để cho người trú niệm, pháp này không phải để cho người nhất niệm. ' Như vậy đã được nói. Và liên quan đến điều này đã được nói. |
"'This Dhamma is for one endowed with discernment, not for one whose discernment is weak.' Thus was it said. With reference to what was it said? There is the case where a monk is discerning, endowed with discernment of arising & passing away — noble, penetrating, leading to the right ending of stress. 'This Dhamma is for one endowed with discernment, not for one whose discernment is weak.' Thus was it said. And with reference to this was it said. |
6 -Pháp này để cho người Thiền định, pháp này không phải để cho người không Thiền định. ' Như vậy đã được nói. Do duyên gì đã được nói như vậy? khi nào bốn Thiền này thuộc tăng thượng tâm, hiện tại lạc trú, chứng được không khó khăn, chứng được không mệt nhọc, chứng được không phí sức, thời này Anuruddha, tấm y lượm từ đống rác lên của Thầy sẽ giống như tủ áo đầy những vải có nhiều màu sắc của người gia chủ hay con người gia chủ. Để được sống biết đủ, ưa thích, không có lo âu, được lạc trú, được bước vào Niết-bàn' 6 -Pháp này để cho người Thiền định, pháp này không phải để cho người không Thiền định. Như vậy đã được nói. Và liên quan đến điều này đã được nói. |
"'This Dhamma is for one who enjoys non-objectification, who delights in non-objectification, not for one who enjoys & delights in objectification.' Thus was it said. With reference to what was it said? There is the case where a monk's mind leaps up, grows confident, steadfast, & firm in the cessation of objectification. 'This Dhamma is for one who enjoys non-objectification, who delights in non-objectification, not for one who enjoys & delights in objectification.' Thus was it said. And with reference to this was it said." — AN 8.30 |
7 -Pháp này để cho người có trí tuệ, pháp này không phải để cho người ác tuệ. . Như vậy đã được nói. Do duyên gì đã được nói như vậy. Khi nào bốn Thiền này thuộc tăng thượng tâm, hiện tại lạc trú, chứng được không khó khăn, chứng được không mệt nhọc, chứng được không phí sức, thời này Anuruddha, các món ăn từng miếng Thầy khất thực được sẽ giống như món cơm bằng gạo trắng, các hạt đen đã được lượm sạch, với nhiều loại súp, với nhiều loại đồ ăn của người gia chủ, hay của con người gia chủ. Để được sống biết đủ, ưa thích, không có lo âu, được lạc trú, được bước vào Niết-bàn.7 -Pháp này để cho người có trí tuệ, pháp này không phải để cho người ác tuệ. Như vậy đã được nói— AN 8.30 |
"A monk endowed with these seven qualities is worthy of gifts, worthy of hospitality, worthy of offerings, worthy of respect, an unexcelled field of merit for the world. Which seven? There is the case where a monk is one with a sense of Dhamma, a sense of meaning, a sense of himself, a sense of moderation, a sense of time, a sense of social gatherings, & a sense of distinctions among individuals. |
Thành tựu bảy pháp, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đáng được cung kính, đáng được cúng dường, đáng được tôn trọng, là phước điền vô thượng ở đời. Thế nào là bảy? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo là vị: -Biết pháp, -Biết nghĩa, -Biết tự ngã, -Biết ước lượng, -Biết thời, -Biết hội chúng, -Biết người thắng kẻ liệt. |
"And how is a monk one with a sense of Dhamma? There is the case where a monk knows the Dhamma: dialogues, narratives of mixed prose & verse, explanations, verses, spontaneous exclamations, quotations, birth stories, amazing events, question & answer sessions [this is a list of the earliest classifications of the Buddha's teachings]. If he didn't know the Dhamma — dialogues, narratives of mixed prose & verse, explanations, verses, spontaneous exclamations, quotations, birth stories, amazing events, question & answer sessions — he wouldn't be said to be one with a sense of Dhamma. So it's because he does know the Dhamma — dialogues... question & answer sessions — that he is said to be one with a sense of Dhamma. This is one with a sense of Dhamma. |
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo biết pháp? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo biết pháp: Khế Kinh, Ứng tụng, Ký thuyết, Phúng tụng, Không hỏi tự thuyết, Như thị thuyết, Bổn sanh, Pháp chưa từng có, Phương quảng. Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo không biết pháp: Khế kinh, Ứng tụng,Ký thuyết, Phúng tụng, Không hỏi tự thuyết, Như thị thuyết, Bổn sanh, Pháp chưa từng có, Phương quảng, vị ấy ở đây không được gọi là vị biết pháp. Và này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo biết pháp: Khế kinh, Ứng tụng, Ký thuyết, Phúng tụng, Không hỏi tự thuyết, Như thị thuyết, Bổn sanh, Pháp chưa từng có, Pháp chưa từng có, Phương quảng; do vậy, vị ấy được gọi là vị biết pháp. Như vậy là biết pháp. |
"And how is a monk one with a sense of meaning? There is the case where a monk knows the meaning of this & that statement — 'This is the meaning of that statement; that is the meaning of this.' If he didn't know the meaning of this & that statement — 'This is the meaning of that statement; that is the meaning of this' — he wouldn't be said to be one with a sense of meaning. So it's because he does know the meaning of this & that statement — 'This is the meaning of that statement; that is the meaning of this' — that he is said to be one with a sense of meaning. This is one with a sense of Dhamma & a sense of meaning. |
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo biết nghĩa? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo biết ý nghĩa của lời thuyết này, của lời thuyết kia: "Đây là ý nghĩa của lời nói kia, đó là ý nghĩa của lời nói này". Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo không biết ý nghĩa của lời thuyết này, của lời thuyết kia: "Đây là ý nghĩa của lời nói kia, đó là ý nghĩa của lời nói này", thời ở đây, vị ấy không được gọi là vị biết nghĩa. Và này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo biết ý nghĩa của lời thuyết này, của lời thuyết kia: "Đây là ý nghĩa của lời nói kia, đó là ý nghĩa của lời nói này". Do vậy, vị ấy được gọi là vị biết nghĩa. Đây là biết pháp, biết nghĩa. |
"And how is a monk one with a sense of himself? There is the case where a monk knows himself: 'This is how far I have come in conviction, virtue, learning, generosity, discernment, quick-wittedness.' If he didn't know himself — 'This is how far I have come in conviction, virtue, learning, generosity, discernment, quick-wittedness' — he wouldn't be said to be one with a sense of himself. So it's because he does know himself — 'This is how far I have come in conviction, virtue, learning, generosity, discernment, quick-wittedness' — that he is said to be one with a sense of himself. This is one with a sense of Dhamma, a sense of meaning, & a sense of himself. |
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo tự biết?Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tự biết; "Cho đến như vậy, tôi có lòng tin, giữ giới, nghe nhiều, bố thí, trí tuệ, biện tài". Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo không biết tự ngã như vầy: "Cho đến như vậy, tôi có lòng tin, giữ giới, nghe nhiều, bố thí, trí tuệ, biện tài", ở thời đây, vị ấy không được gọi là vị biết tự ngã. Nếu Tỷ-kheo, này các Tỷ-kheo, biết tự ngã: "Cho đến như vậy, tôi có lòng tin, giữ giới, nghe nhiều, bố thí, trí tuệ, biện tài"; do vậy, vị ấy được gọi là vị biết tự ngã. Đây là biết pháp, biết nghĩa, tự biết. |
"And how is a monk one with a sense of moderation? There is the case where a monk knows moderation in accepting robes, almsfood, lodgings, & medicinal requisites for curing the sick. If he didn't know moderation in accepting robes, almsfood, lodgings, & medicinal requisites for curing the sick, he wouldn't be said to be one with a sense of moderation. So it's because he does know moderation in accepting robes, almsfood, lodgings, & medicinal requisites for curing the sick, that he is said to be one with a sense of moderation. This is one with a sense of Dhamma, a sense of meaning, a sense of himself, & a sense of moderation. |
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo biết ước lượng? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo biết ước lượng (vừa đủ) trong khi nhận các vật dụng như y, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh. Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo không biết ước lượng vừa đủ khi nhận các vật dụng như y, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh, thời vị ấy ở đây không được gọi là vị biết ước lượng vừa đủ. Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo biết ước lượng vừa đủ khi nhận các vật dụng như y, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh; do vậy vị ấy được gọi là vị biết ước lượng vừa đủ. Đây là biết pháp, biết nghĩa, tự biết, biết ước lượng. |
"And how is a monk one with a sense of time? There is the case where a monk knows the time: 'This is the time for recitation; this, the time for questioning; this, the time for making an effort [in meditation]; this, the time for seclusion.' If he didn't know the time — 'This is the time for recitation; this, the time for questioning; this, the time for making an effort; this, the time for seclusion' — he wouldn't be said to be one with a sense of time. So it's because he does know the time — 'This is the time for recitation; this, the time for questioning; this, the time for making an effort; this, the time for seclusion' — that he is said to be one with a sense of time. This is one with a sense of Dhamma, a sense of meaning, a sense of himself, a sense of moderation, & a sense of time. |
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo biết thời? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo biết thời: "Đây là thời để tuyên thuyết, đây là thời chất vấn, đây là thời tu tập, đây là thời Thiền tịnh". Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo không biết thời: "Đây là thời tuyên thuyết, đây là thời chất vấn, đây là thời tu tập, đây là thời Thiền tịnh", thời ở đây, vị ấy được gọi là không biết thời. Và này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo biết thời: Đây là thời tuyên thuyết, đây là thời chất vấn, đây là thời tu tập, đây là thời Thiền tịnh"; Do vậy, vị ấy được gọi là vị biết thời. Đây là biết pháp, biết nghĩa, tự biết, biết vừa đủ, biết thời. |
"And how is a monk one with a sense of social gatherings? There is the case where a monk knows his social gathering: 'This is a social gathering of noble warriors; this, a social gathering of brahmans; this, a social gathering of householders; this, a social gathering of contemplatives; here one should approach them in this way, stand in this way, act in this way, sit in this way, speak in this way, stay silent in this way.' If he didn't know his social gathering — 'This is a social gathering of noble warriors; this, a social gathering of brahmans; this, a social gathering of householders; this, a social gathering of contemplatives; here one should approach them in this way, stand in this way, act in this way, sit in this way, speak in this way, stay silent in this way' — he wouldn't be said to be one with a sense of social gatherings. So it's because he does know his social gathering — 'This is a social gathering of noble warriors; this, a social gathering of brahmans; this, a social gathering of householders; this, a social gathering of contemplatives; here one should approach them in this way, stand in this way, act in this way, sit in this way, speak in this way, stay silent in this way' — that he is said to be one with a sense of social gatherings. This is one with a sense of Dhamma, a sense of meaning, a sense of himself, a sense of moderation, a sense of time, & a sense of social gatherings. |
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo biết hội chúng? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo biết hội chúng: "Đây là hội chúng Sát-đế-ly, đây là hội chúng Bà-la-môn, đây là hội chúng Gia chủ, đây là hội chúng Sa-môn. Ở đây, nên đi đến như vậy, nên đứng như vậy, nên ngồi như vậy, nên nói như vậy, nên im lặng như vậy". Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo không biết hội chúng: "Đây là hội chúng Sát-đế-ly, đây là hội chúng Bà-la-môn, đây là hội chúng Gia chủ, đây là hội chúng Sa-môn. Ở đây, nên đi đến như vậy, nên đứng như vậy, nên ngồi như vậy, nên nói như vậy, nên im lặng như vậy", thời ở đây, vị ấy không được gọi là "Vị biết hội chúng". Và này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo biết hội chúng: "Đây là hội chúng Sát-đế-ly, đây là hội chúng Bà-la-môn, đây là hội chúng Gia chủ, đây là hội chúng Sa-môn. Ở đây, nên đi đến như vậy, nên đứng như vậy, nên ngồi như vậy, nên nói như vậy, nên im lặng như vậy"; do vậy, được gọi là "Vị biết hội chúng". Đây là biết pháp, biết nghĩa, tự biết, biết vừa đủ, biết thời, biết hội chúng. |
"And how is a monk one with a sense of distinctions among individuals? There is the case where people are known to a monk in terms of two categories. |
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là biết ưu thắng và hạ liệt. Ở đây loài Người được biết theo hai hạng. |
"Of two people — one who wants to see noble ones and one who doesn't — the one who doesn't want to see noble ones is to be criticized for that reason, the one who does want to see noble ones is, for that reason, to be praised. |
Có hai hạng người thấy các bậc Thánh. Một hạng ưa thấy các bậc Thánh, một hạng không ưa thấy các bậc Thánh. Người này không ưa thấy các bậc Thánh, do có việc ấy, đáng bị quở trách. Còn người này ưa thấy các bậc Thánh, do việc ấy, đáng được tán thán. |
"Of two people who want to see noble ones — one who wants to hear the true Dhamma and one who doesn't — the one who doesn't want to hear the true Dhamma is to be criticized for that reason, the one who does want to hear the true Dhamma is, for that reason, to be praised. |
Có hai hạng người nghe diệu pháp: một hạng người ưa nghe diệu pháp, một hạng người không ưa nghe diệu pháp. Hạng người này không ưa nghe diệu pháp, do sự việc ấy, đáng bị quở trách. Hạng người này ưa nghe diệu pháp, do sự việc ấy, đáng được tán thán. |
"Of two people who want to hear the true Dhamma — one who listens with an attentive ear and one who listens without an attentive ear — the one who listens without an attentive ear is to be criticized for that reason, the one who listens with an attentive ear is, for that reason, to be praised. |
Có hai hạng người lắng tai nghe diệu pháp: một hạng người lắng tai nghe diệu pháp, một hạng người không lắng tai nghe diệu pháp. Hạng người này không lắng tai nghe diệu pháp, do sự việc ấy, đáng bị quở trách. Hạng người này lắng tai nghe diệu pháp, do sự việc ấy, đáng được tán thán. |
"Of two people who listen with an attentive ear — one who, having listened to the Dhamma, remembers it, and one who doesn't — the one who, having listened to the Dhamma, doesn't remember it is to be criticized for that reason, the one who, having listened to the Dhamma, does remember the Dhamma is, for that reason, to be praised. |
Có hai hạng người lắng tai nghe pháp: một hạng người nghe xong, thọ trì pháp; một hạng người nghe xong, không thọ trì pháp. Người này nghe xong không thọ trì pháp, do sự việc ấy, đáng bị quở trách. Người này nghe xong thọ trì pháp, do sự việc ấy, đáng được tán thán. |
"Of two people who, having listened to the Dhamma, remember it — one who explores the meaning of the Dhamma he has remembered and one who doesn't — the one who doesn't explore the meaning of the Dhamma he has remembered is to be criticized for that reason, the one who does explore the meaning of the Dhamma he has remembered is, for that reason, to be praised. |
Có hai hạng người nghe xong thọ trì pháp: một hạng người quán sát ý nghĩa các pháp được thọ trì, một hạng người không quán sát ý nghĩa các pháp được thọ trì. Hạng người này không quán sát ý nghĩa các pháp được thọ trì, do sự việc ấy, đáng được quở trách. Hạng người này quán sát ý nghĩa các pháp được thọ trì, do sự việc ấy, đáng được tán thán. |
"Of two people who explore the meaning of the Dhamma they have remembered — one who practices the Dhamma in line with the Dhamma, having a sense of Dhamma, having a sense of meaning, and one who doesn't — the one who doesn't practice the Dhamma in line with the Dhamma, having a sense of Dhamma, having a sense of meaning, is to be criticized for that reason, the one who does practice the Dhamma in line with the Dhamma, having a sense of Dhamma, having a sense of meaning is, for that reason, to be praised. |
Có hai hạng người quán sát ý nghĩa các pháp được thọ trì: một hạng người sau khi hiểu nghĩa, sau khi hiểu pháp, đã thực hành pháp; tùy pháp; một hạng người sau khi hiểu nghĩa, sau khi hiểu pháp, không thực hành pháp, tùy pháp. Hạng người này sau khi hiểu nghĩa, sau khi hiểu pháp, không thực hành pháp, tùy pháp, do sự việc ấy, đáng bị quở trách. Hạng người này sau khi hiểu nghĩa, sau khi hiểu pháp, thực hành pháp, tùy pháp, do sự việc ấy, đáng được tán thán. |
"Of two people who practice the Dhamma in line with the Dhamma, having a sense of Dhamma, having a sense of meaning — one who practices for both his own benefit and that of others, and one who practices for his own benefit but not that of others — the one who practices for his own benefit but not that of others is to be criticized for that reason, the one who practices for both his own benefit and that of others is, for that reason, to be praised. |
Có hai hạng người sau khi hiểu nghĩa, sau khi hiểu pháp đã thực hành pháp; tùy pháp: một hạng người thực hành với mục đích tự lợi, không có lợi tha; một hạng người thực hành với mục đích tự lợi và lợi tha. Hai hạng người này thực hành với mục đích tự lợi, không có lợi tha, do sự việc ấy, đáng bị quở trách. Hạng người này thực hành với mục đích tư lợi và lợi tha, do sự việc ấy, đáng được tán thán. |
"This is how people are known to a monk in terms of two categories. And this is how a monk is one with a sense of distinctions among individuals. |
Như vậy, này các Tỷ-kheo, đối với Tỷ-kheo, loài Người được biết theo hai dạng. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo biết hạng người thắng liệt. |
"A monk endowed with these seven qualities is worthy of gifts, worthy of hospitality, worthy of offerings, worthy of respect, an unexcelled field of merit for the world." — AN 7.64 |
Do thành tựu bảy pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đáng được cung kính, đáng được cúng dường, đáng được tôn trọng,là phước điền vô thượng ở đời. — AN 7.64 |
To practice the Dhamma in accordance with the Dhamma not only makes one worthy of respect, it also is a way of showing respect and gratitude to the Buddha for his admirable friendship in creating the opportunity for hearing the true Dhamma. |
Thực hành Pháp theo đúng Giáo pháp không chỉ là đáng được tôn trọng mà còn là cách thể hiện sự tôn kính và biết ơn đối với Đức Phật đã ban bố Giáo pháp chân chính. |
Then the Blessed One [on his death-bed] said to Ven. Ananda, "Ananda, the twin sal-trees are in full bloom, even though it's not the flowering season. They shower, strew, & sprinkle on the Tathagata's body in homage to him. Heavenly coral-tree blossoms are falling from the sky... Heavenly sandalwood powder is falling from the sky... Heavenly music is playing in the sky... Heavenly songs are sung in the sky, in homage to the Tathagata. But it is not to this extent that a Tathagata is worshipped, honored, respected, venerated, or paid homage to. Rather, the monk, nun, male lay follower, or female lay follower who keeps practicing the Dhamma in accordance with the Dhamma, who keeps practicing masterfully, who lives in accordance with the Dhamma: that is the person who worships, honors, respects, venerates, & pays homage to the Tathagata with the highest homage. So you should train yourselves: 'We will keep practicing the Dhamma in accordance with the Dhamma, we will keep practicing masterfully, we will live in accordance with the Dhamma.' That's how you should train yourselves." — DN 16 |
Đức Thế Tôn [trên giường lâm chung] nói với Ven. Ananda: -- Này Ananada, các cây sàlà song thọ tự nhiên trổ hoa trái mùa tràn đầy cành lá, những đóa hoa này rơi lên, gieo khắp và tung vãi trên thân Như Lai để cúng dường. Những thiên hoa Mandàrava từ trên hư không rơi xuống, rơi lên, gieo khắp và tung vãi trên thân Như Lai để cúng dường. Bột trời chiên đàn từ trên hư không rơi xuống, rơi lên, gieo khắp và tung vãi trên thân Như Lai để cúng dường. Nhạc trời trên hư không trổi dậy để cúng dường Như Lai. Thiên ca trên hư không vang lên để cúng dường Như Lai.Nhưng, này Ananda, như vậy không phải kính trọng, tôn sùng, đảnh lễ, cúng dường hay lễ kính Như Lai. Này Ananda, nếu có Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ni, cư sĩ nam hay cư sĩ nữ nào thành tựu Chánh pháp và Tùy pháp, sống chơn chánh trong Chánh pháp, hành trì đúng Chánh pháp, thời người ấy kính trọng, tôn sùng, đảnh lễ, cúng dường Như Lai với sự cúng dường tối thượng. Do vậy, này Ananda, hãy thành tựu Chánh pháp và Tùy pháp, sống chơn chánh trong Chánh pháp và hành trì đúng Chánh pháp. Này Ananda, các Người phải học tập như vậy. — DN 16 |
Chủ biên và điều hành: TT Thích Giác Đẳng. Những đóng góp dịch thuật xin gửi về TT Thích Giác Đẳng tại phamdang0308@gmail.com |
Cập nhập ngày:
Thứ Ba 20-10-2020 Kỹ thuật trình bày: Minh Hạnh & Thiện Pháp |
| Trang kế| trở về đầu trang | Home page | |