Contents

Mục Lục


Investigating Pain  

We human beings are like trees: If we water a tree, fertilize it, and keep looking after it, it will be fresher and grow faster than it normally would if we let it fend for itself without our help. The mind, when we keep looking after it, will become more and more radiant and peaceful, step by step. If it isn't trained, it's like a tree that isn't looked after. Whenever it lacks training, it begins to act tarnished and defiled because the things that tarnish and defile it are already there inside it.

When we look after the mind continually with meditation, it will gradually become more and more calm. When it's calm, it will begin to develop radiance along with its calm. And once it's calm, then when we contemplate anything, we can penetrate into the workings of cause and effect so as to understand in line with the truths that appear both within us and without. But if the mind is clouded and confused, its thoughts are all worthless. Right becomes wrong, and wrong becomes progressively even more wrong.


Quan Sát Cảm Giác Đau  

Loài người chúng ta giống như cây cối: Nếu chúng ta tưới nước, bón phân, và tiếp tục chăm sóc cây, nó sẽ tươi hơn và mọc nhanh hơn là khi chúng ta để cho nó tự sống mà không có sự chăm sóc của chúng ta. Tâm, khi chúng ta luôn chăm sóc nó, sẽ càng trở nên tươi sáng và bình an hơn, từng bước một. Nếu nó không được huấn luyện, nó giống như cây không được chăm sóc. Bất cứ khi nào nó thiếu huấn luyện, nó sẽ trở nên lu mờ và bị ô nhiễm bởi vì những thứ làm lu mờ và ô nhiễm nó đã có ở trong nó.

Khi chúng ta liên tục chăm sóc tâm bằng thiền định, nó sẽ dần dần trở nên bình an hơn. Khi nó được bình an, nó sẽ bắt đầu tỏa sáng cùng với sự bình an của nó. Và một khi nó được bình an, thì khi chúng ta quán chiếu bất cứ điều gì, chúng ta có thể hiểu thấu những hoạt động nhân quả để hiểu biết phù hợp với những sự thật hiển lộ cả ở bên trong lẫn bên ngoài chúng ta. Nhưng nếu tâm bị che khuất và nhầm lẫn, những ý nghĩ của nó đều vô giá trị. Đúng trở thành sai, và sai càng trở nên sai lầm hơn.

Thus we are taught to train the mind so that it will be quiet, calm, and radiant, able to see its shadows, just as when water is limpid and clear: We look down into the water and can see clearly whatever plants or animals there are. But if the water is muddy, we can't see anything when we look down into it. No matter what's there in the water — plants, animals, or whatever — we can't see them at all.

The same holds true with the mind. If it's clouded, then we can't see the harm of whatever — big or small — is hidden within it, even though that harm has been bad for the mind all along. This is because the mind isn't radiant. For this reason, a mind clouded with muddy preoccupations can't investigate to the point of seeing anything, which is why we have to train the mind to make it radiant, and then it will see its shadows.

Do đó chúng ta được dạy là phải huấn luyện tâm để cho nó được tĩnh lặng, bình an và tỏa sáng, có thể nhìn thấy hình bóng của nó, giống như khi nước trong veo sạch sẽ: Chúng ta nhìn xuống nước và có thể nhìn thấy rõ ràng bất cứ loài thực vật hay động vật nào ở đó. Nhưng nếu nước vẩn đục, chúng ta không thể trông thấy gì khi nhìn xuống nước. Bất kể là có gì trong nước — thực vật, động vật, hay bất cứ cái gì — chúng ta không thể nào nhìn thấy chúng.

Điều này cũng đúng với tâm. Nếu nó âm u, thì chúng ta không thể nhìn thấy nguy hại nào — dù lớn hay nhỏ — ẩn nấp trong nó, mặc dù sự nguy hại đó vốn xấu xa tệ hại cho tâm đã từ lâu. Đây là bởi vì tâm không rạng rỡ. Vì lý do này, tâm bị che khuất bởi những mối bận tâm vẩn đục thì không thể quan sát được bất cứ thứ gì, đó là lý do tại sao chúng ta phải huấn luyện tâm để làm cho nó tỏa sáng, và sau đó nó sẽ nhìn thấy hình bóng của nó.

These shadows lie buried in the mind. In other words, they're the various conditions that come out of the mind. They're called shadows — and we're forever deluded into being attached to these shadows that come from the thoughts constantly forming and coming out of the mind at all times. They catch us off guard, so that we think 'this' is us, 'that' is us, anything at all is us, even though they are simply shadows and not the real thing. Our belief or delusion, though, turns them into the 'real thing.' As a result, we end up troubled and anxious.

At present, the great respected meditation masters on whom we depend in the area of the practice and in the area of the mind are falling away one by one. Those who are left can barely take care of themselves. Physically, they are wearing out step by step — like Venerable Acariya Khao. To see him is really heart-rending. When the body reaches its final extremity, it's as if it had never been strong or in radiant health. To lie down is painful, to sit is painful — whatever the position, it's painful. When the time comes for pain to come thronging in, the khandhas are nothing but pain. But for people like this, it's simply a matter of the body and the khandhas. In the area of the mind, they have no more problems about the behavior of the body or the khandhas at all.

Những bóng đen này nằm ẩn khuất trong tâm. Nói cách khác, chúng là các trạng huống khác nhau xuất phát từ tâm. Chúng được gọi là hình bóng hay ảo ảnh — và chúng ta mãi mãi bị lừa gạt vào việc gắn bó với các ảo ảnh đến từ những tư tưởng liên tục hình thành và xuất hiện trong tâm khắp mọi lúc. Chúng gây kinh ngạc khiến chúng ta bị bối rối và nghĩ rằng 'đây' là chúng ta, 'đó' là chúng ta, tất cả đều là chúng ta, mặc dù chúng chỉ đơn giản là ảo ảnh và không phải là sự thật. Tuy nhiên, sự tin tưởng hay lầm tưởng của chúng ta biến chúng thành 'sự thật.' Kết quả là chúng ta sẽ gặp rắc rối và lo lắng.

Hiện nay, các vị thiền sư đáng kính mà chúng ta nương tựa vào trong lĩnh vực thực hành và trong lĩnh vực tâm linh lần lượt bị suy sụp. Những người còn lại chỉ có thể gắng gượng tự lo cho họ. Thể chất họ dần dần bị suy yếu — như H.T. Acariya Khao. Thật là đau lòng khi trông thấy ngài. Khi thân thể đi tới điểm tận cùng của nó, như thể nó chưa bao giờ được cường tráng hay mạnh khỏe. Nằm xuống là đau nhức, ngồi lên là đau nhức — ở bất cứ tư thế nào cũng bị đau nhức. Đến lúc mà đau đớn hoành hành, các uẩn không là gì khác ngoài đau. Nhưng đối với những người như vậy, nó chỉ đơn giản là vấn đề của thân và ngũ uẩn. Trong lĩnh vực tâm, họ không còn trở ngại nào về hành vi của thân hay ngũ uẩn cả.

But as for us, well, we're always there welcoming such problems. No matter whether it's the body or the thoughts of the mind that are acting adversely, the mind begins to act adversely as well. For example, if the body is malfunctioning, the mind begins to malfunction too, even though there is nothing really wrong with it. This is due to the mind's own fear, caused by the fact that mindfulness and discernment aren't up on the events surrounding the mind.

This is why we're taught to train our mindfulness and discernment to be capable and bold, alert to events arising within the mind and around it — namely, in the various aspects of the khandhas when they behave in adverse ways. We have to be alert to these things. All that's needed is for the mind not to be alert, or for it to be deluded by these things, and it will create stress and pain for itself without ceasing. Pain will have to come pouring in to overwhelm it. Even though the body may be pained simply in accordance with its own affairs, in accordance with the principles of nature, the mind will still grab hold of it to cause pain for itself, to burn itself, if it hasn't investigated to see through these things.

Nhưng còn chúng ta thì sao, chúng ta luôn đón chào những trở ngại như thế. Cho dù đó là thân hay những suy nghĩ của tâm đang hành xử bất lợi, tâm cũng bắt đầu hành xử ngược ngạo. Ví dụ, nếu thân bị trục trặc, tâm cũng bắt đầu trục trặc, mặc dù không có gì sai trái với nó hết. Đây là do nỗi lo sợ của tâm, gây ra bởi chánh niệm và nhận thức phân biệt không dõi theo các sự kiện xung quanh tâm.

Đây là lý do tại sao chúng ta được dạy phải huấn luyện chánh niệm và nhận thức phân biệt của chúng ta có khả năng và dũng cảm, cảnh giác với các sự kiện nảy sinh trong tâm và xung quanh nó — cụ thể là, trong các khía cạnh khác nhau của ngũ uẩn khi chúng hành xử theo những cách bất lợi. Chúng ta phải cảnh giác những thứ này. Chỉ cần tâm không cảnh giác, hay nó bị lừa gạt bởi những thứ này, và nó sẽ luôn gây nên căng thẳng và đau khổ cho chính nó. Đau sẽ ào ạt kéo đến lấn áp nó. Mặc dù thân có thể bị đau chỉ đơn giản theo các vấn đề của riêng nó, theo các nguyên tắc tự nhiên, tâm vẫn sẽ bám lấy nó để gây ra đau khổ cho chính nó, thiêu đốt nó, nếu nó không quan sát để nhìn thấu những thứ này.

If the mind has mindfulness constantly governing and guarding it, then whatever damage arises will be minor, because it arises in a single spot — within the mind — and mindfulness is there at the same spot, alert to the fact that this is arising, that is arising, good or evil is arising within. Discernment is what unravels, contemplates, investigates, and remedies the different preoccupations arising in the mind. Things then begin to calm down. But if mindfulness is lacking, things begin to get drawn out. Even though thought-formations may arise and vanish, one after another, countless times, sañña — labels and interpretations — don't vanish. They connect things into long stretches. Stress and pain will then have to connect into long stretches and gather into the heart.

The heart is what then reaps all this suffering by itself because of the acts (kamma) that sañña and sankhara fashion. The heart is the primary vessel for receiving both pleasure and pain — and for the most part it receives pain. If it lacks mindfulness and discernment, it receives only fakes and scraps. Rubbish. Things toxic and dangerous. But if it's mindful and discerning, it can pick and choose. Whatever isn't good, it picks out and throws away, leaving only the things of substance and worth within the heart. The heart is cooled, but not with water. It feels pleasure, but not because of external things. It's cool from the Dhamma. It feels pleasure in the Dhamma — and the reason is because mindfulness and discernment are looking after it.

Nếu tâm có chánh niệm liên tục điều khiển và bảo vệ nó, thì bất cứ tổn hại nào phát sinh sẽ nhỏ thôi, bởi vì nó phát sinh ở một nơi duy nhất — trong tâm — và chánh niệm cũng ở chỗ đó, cảnh giác với sự thật là cái này phát sinh, cái kia phát sinh, tốt hay xấu đang xảy ra bên trong. Nhận thức phân biệt là cái làm sáng tỏ, quán chiếu, xem xét, và chữa trị những mối bận tâm khác nhau nảy sinh trong tâm. Sau đó mọi thứ bắt đầu lắng xuống. Nhưng nếu thiếu chánh niệm, mọi thứ lại bắt đầu ló ra. Mặc dù tư tưởng hình thành có thể phát sinh và biến mất, cái này qua cái kia, vô tận, sañña - tưởng uẩn — khái niệm và diễn giải — không biến mất. Chúng kết nối mọi thứ và lan tỏa ra. Căng thẳng và đau khổ rồi sẽ phải kết nối để lan tỏa và tụ tập vào tim.

Trái tim sau đó thâu thập tất cả đau khổ này bởi vì những hành động (kamma - nghiệp)sañña - tưởng uẩnsankhara - hành uẩn cấu thành. Trái tim là bình chứa chính để tiếp nhận cả vui sướng lẫn đau khổ — và phần lớn là nó tiếp nhận đau khổ. Nếu nó thiếu chánh niệm và nhận thức phân biệt, nó chỉ nhận được những thứ giả dối và tạp nhạp. Rác rưởi. Những thứ độc hại và nguy hiểm. Nhưng nếu nó biết ý thức và phân biệt, nó có thể chọn lựa. Bất cứ cái gì xấu, nó lấy ra và liệng đi, chỉ để lại những thứ có phẩm chất và giá trị trong tim. Trái tim được mát mẻ, nhưng không phải vì nước. Nó cảm thấy vui sướng, nhưng không phải vì những thứ bên ngoài. Nó được mát mẻ từ Pháp. Nó cảm thấy vui sướng trong Pháp — và lý do là vì chánh niệm và nhận thức phân biệt đang chăm sóc nó.

To attend to other things is not as difficult as attending to the heart. All the burdens of the world converge at the heart, and so to remove the things that have long been buried within us is very difficult work. We may even become discouraged because we see almost no results when we first begin. This is because the mind is still drifting while we work. It doesn't really focus on taking its work seriously, and so results don't appear as they should. This makes us discouraged, weak, and dejected. We give up, thinking, 'It'd be better to stop, because we're not getting anywhere' — even though once we have stopped it's not any better, except that the mind has a better chance of filling itself with evil after we've stopped striving toward the good.

The assumption that says 'better' is the work of the defilements, which are all deceivers, tricking us into being discouraged and weak. Actually, even while we are striving, things aren't yet getting good, even though we are practically dying to make them good. Our heart is ready to burst because of the effort — so how can things become good once we stop? If, as we think, things were to get good once we stop, then no one should have to do work of any sort any more. Once we stop, everything of every sort would become good on its own! Both within and without, things would have to be good. We won't have to do much work. It's better to stop.

Để ý đến những thứ khác không khó bằng để ý đến trái tim. Tất cả những gánh nặng của thế giới đều hội tụ về tim, và vì vậy để loại bỏ những thứ đã được chôn vùi trong chúng ta là một công việc rất khó. Chúng ta thậm chí có thể trở nên chán nản vì chúng ta hầu như không thấy kết quả khi mới bắt đầu. Đây là bởi vì tâm vẫn trôi dạt trong khi chúng ta làm việc. Nó không thật sự tập trung vào việc làm của nó một cách nghiêm chỉnh, và vì vậy kết quả không xuất hiện như mong đợi. Điều này làm chúng ta chán nản, yếu đuối, và phiền muộn. Chúng ta bỏ cuộc, nghĩ rằng, 'Tốt hơn là nên ngừng lại, bởi vì chúng ta không đi đến đâu cả' — mặc dù một khi chúng ta ngừng lại thì chẳng khá gì hơn, ngoại trừ tâm có cơ hội lấp đầy nó với những điều ác sau khi chúng ta ngừng phấn đấu hướng về điều thiện.

Cái giả định nói rằng 'tốt hơn' là hành vi của phiền não ô trược, đều là những kẻ lừa dối, khiến chúng ta bị chán nản và yếu đuối. Thật ra, ngay cả khi chúng ta đang phấn đấu, mọi thứ vẫn chưa được tốt, mặc dù chúng ta đang gắng sức để làm cho chúng tốt. Tim của chúng ta sắp sửa nổ tung vì gắng sức — vậy làm thế nào mọi thứ có thể trở nên tốt một khi chúng ta ngừng lại? Nếu, như chúng ta nghĩ, mọi thứ sẽ tốt một khi chúng ta ngừng, thì không ai cần phải làm việc gì nữa cả. Một khi chúng ta ngừng, mọi thứ mọi loại sẽ tự trở nên tốt hơn! Cả trong lẫn ngoài, mọi thứ sẽ phải tốt. Chúng ta sẽ không phải làm gì nhiều. Tốt hơn là ngừng lại.

The Dhamma isn't like the defilements. The defilements say, 'It's better to stop.' It's better, all right — better for the sake of defilement, not for the sake of the Dhamma. The Dhamma is something with which we have to keep persevering until it's good, and then better, and then even better, continually, because we don't stop. This work is our work, which we do for the sake of Dhamma. It's not lazy work, which is the work of the defilements. The results of the work will then appear step by step because we do it without ceasing.

This is how it is with the work of meditation. When it's easy, we do it; when it's hard, we do it — because it's work that ought to be done. If we don't do it, who will do it for us? When the fires of pain and suffering are consuming the heart because of the thoughts we form and accumulate, why don't we complain that it's hard? When we accumulate defilement to cause stress and anxiety to the heart, why don't we feel that it's difficult? Why don't we complain about the stress? Because we're content to do it. We're not bothered with whether it's easy or hard. It simply flows — like water flowing downhill. Whether it's hard or not, it simply flows on its own, so that we don't know whether it's hard or not. But when we force ourselves to do good, it's like rolling a log uphill. It's hard because it goes against the grain.

Pháp không giống phiền não ô trược. Phiền não ô trược nói, 'Tốt hơn là ngừng lại.' Tốt hơn, đúng rồi — tốt hơn vì lợi ích của phiền não ô trược, không phải vì lợi ích của Pháp. Pháp là cái mà chúng ta phải tiếp tục kiên trì cho đến khi nó tốt, và rồi tốt hơn, và còn tốt hơn nữa, liên tục, bởi vì chúng ta không ngừng lại. Việc này là việc của chúng ta, mà chúng ta làm vì lợi ích của Pháp. Nó không phải là việc lười biếng, đó là việc của phiền não ô trược. Kết quả của công việc sau đó sẽ xuất hiện từng bước một bởi vì chúng ta làm không ngừng nghỉ.

Việc thiền định là như thế này. Khi nó dễ, chúng ta làm nó; khi nó khó, chúng ta làm nó — bởi vì nó là công việc cần phải làm. Nếu chúng ta không làm, ai sẽ làm cho chúng ta? Khi lửa đau đớn và buồn khổ thiêu hủy trái tim vì những suy nghĩ mà chúng ta hình thành và tích lũy, tại sao chúng ta không than phiền là nó khó? Khi chúng ta tích lũy phiền não ô trược gây ra căng thẳng và lo lắng cho trái tim, tại sao chúng ta không cảm thấy nó khó? Tại sao chúng ta không than phiền về căng thẳng? Bởi vì chúng ta thích làm. Chúng ta không bận tâm rằng liệu nó dễ hay khó. Nó chỉ đơn giản trôi đi — giống như nước chảy xuống dốc. Cho dù nó khó hay không, nó chỉ đơn giản trôi đi, vì vậy chúng ta không biết liệu nó khó hay không. Nhưng khi chúng ta tự ép buộc mình làm điều thiện, nó giống như lăn một khúc gổ lên đồi. Nó khó vì nó đi ngược lại thói thường.

In relinquishing the sufferings, big and small, to which the mind submits in the course of the cycle of rebirth, some of the work just naturally has to be difficult. Everyone — even those who have attained the paths, the fruitions, and nibbana easily — has found it hard at first. When we reach the stage where it should be easy, it'll have to be easy. When we reach the stage we call hard, it'll have to be hard, but it won't always be hard like this. When the time comes for it to be light or easy, it's easy. And especially when we've come to see results appearing step by step, the difficulty disappears on its own, because we're completely ready for it, with no concern for pleasure or pain. We simply want to know, to see, to understand the things on which our sights are set.

Study. We should study the elements and khandhas. We should keep watch on the elements and khandhas coming into contact with us. This is an important principle for all meditators. We should keep watch on them all the time because they keep changing all the time. They're 'aniccam' all the time, 'dukkham' all the time, without respite, without stop.

Trong việc từ bỏ đau khổ, lớn và nhỏ, mà tâm buông xuôi trong quá trình luân hồi sinh tử, một số công việc đương nhiên là phải khó. Mọi người — ngay cả những ai đã đạt được đạo, quả, và niết bàn dễ dàng — đều thấy nó khó lúc ban đầu. Khi chúng ta đến giai đoạn mà nó phải dễ dàng, nó sẽ phải dễ. Khi chúng ta đến giai đoạn mà chúng ta gọi là khó khăn, nó sẽ phải khó, nhưng nó sẽ không phải luôn khó như thế này. Khi đến lúc nó nhẹ hay dễ dàng, thì nó dễ. Và nhất là khi chúng ta nhìn thấy kết quả xuất hiện từng bước một, khó khăn tự nó biến mất, bởi vì chúng ta đã hoàn toàn sẵn sàng, không quan tâm đến vui sướng hay đau khổ. Chúng ta chỉ đơn giản muốn biết, thấy, hiểu những điều mà chúng ta nhắm đến.

Nghiên cứu. Chúng ta nên nghiên cứu các yếu tố và các uẩn. Chúng ta nên luôn theo dõi các yếu tố và các uẩn đến tiếp xúc với chúng ta. Đây là nguyên tắc quan trọng cho tất cả thiền giả. Chúng ta nên liên tục theo dõi chúng bởi vì chúng luôn thay đổi. Chúng là 'aniccam - vô thường' mọi lúc, 'dukkham - khổ' mọi lúc, không nghĩ ngơi, không ngừng lại.

Investigate. We should keep trying to see their affairs as they occur within us, until we're adept at it. As we keep investigating again and again, the mind will gradually come to understand more and more profoundly, straight to the heart. The heart will gradually let go, of its own accord. It's not the case that we investigate once and then stop, waiting to rake in the results even though the causes aren't sufficient. That's not how it works.

All forms of striving for the good — such as meditating — have to go against the grain of the defilements. All of the great meditation masters, before becoming famous and revered by the world, survived death through great efforts. If this were easy work, how could we say they survived death? It had to be heavy work that required that they exert themselves to the utmost. Most of these masters have since passed away. Only a few are left. We hope to depend on them, but their bodies are 'aniccam.' We can depend on them only for a period, only for a time, and then we are parted, as we have seen at present.

Quan sát. Chúng ta nên tiếp tục cố gắng xem vấn đề của chúng khi nó xảy ra trong chúng ta, cho đến khi chúng ta am tường. Khi chúng ta tiếp tục quan sát thêm nữa, tâm dần dần sẽ hiểu biết sâu sắc hơn, đến tận trái tim. Tim dần dần sẽ buông xả, theo ý nó. Đây không phải là trường hợp mà chúng ta quan sát một lần rồi ngừng lại, đợi gặt hái quả mặc dù nhân không đủ. Đó không phải là cách làm việc.

Mọi hình thức phấn đấu vì sự tốt lành — chẳng hạn như thiền định — đều phải đi ngược lại phiền não ô trược. Tất cả các bậc thiền sư vĩ đại, trước khi trở nên nổi tiếng và được thế giới tôn kính, vượt qua cửa tử bằng những nỗ lực lớn lao. Nếu đây là việc làm dễ dàng, làm thế nào chúng ta có thể nói là họ đã vượt qua cửa tử? Đó phải là công việc nặng nề đòi hỏi họ phải gắng sức đến tận cùng. Đa số các vị đại sư phụ này đã qua đời. Chỉ còn lại rất ít. Chúng ta hi vọng nương tựa vào họ, nhưng thân thể của họ là aniccam - vô thường.' Chúng ta chỉ có thể dựa vào họ trong một thời gian, chỉ một thời gian mà thôi, và sau đó chúng ta chia tay, như chúng ta đã thấy hiện nay.

So we should try to take their teachings inward, as our masters, always teaching us inside. Whatever they have taught, we should take inward and put into practice. This way we can be said to be staying with our teachers at all times, just as if we were to be with the Buddha, Dhamma, and Sangha everywhere and always.

Our own practice is the primary mainstay on which we can rely with assurance. Depending on a teacher isn't certain or sure. We are bound to be parted. If he doesn't leave, we leave. If he doesn't go, we go — because he and we all live in the same world of inconstancy. There is no difference among us. What we can hold to, though, are the basic principles of his teaching. We hold to them and earnestly put them into practice so as to see the results, so as to seize victory within the heart.

Vì vậy chúng ta nên cố gắng đem lời dạy của họ vào bên trong, như là thầy của chúng ta, luôn luôn dạy dỗ chúng ta. Bất cứ những gì họ dạy, chúng ta nên đem vào thâm tâm và thực hành. Bằng cách này chúng ta có thể nói rằng ở với thầy của chúng ta khắp mọi lúc, giống như chúng ta ở với Phật, Pháp, và Tăng khắp mọi nơi và mãi mãi.

Sự thực hành của chúng ta là cột trụ chính mà chúng ta có thể an tâm dựa vào. Dựa vào một vị thầy thì không chắc chắn. Chúng ta sẽ chia tay. Nếu thầy không ra đi, chúng ta ra đi. Nếu thầy không đi, chúng ta đi — bởi vì thầy và chúng ta đều sống trong thế giới của sự vô thường. Không có sự khác biệt giữa chúng ta. Tuy nhiên, những gì chúng ta có thể nắm giữ là các nguyên tắc căn bản của lời dạy của thầy. Chúng ta giữ chúng và hết lòng đem vào thực hành để nhìn thấy kết quả, để đạt được chiến thắng trong tim.

Victory of this sort is the supreme victory, unsurpassed in all the world. No other victory is its equal. We grapple to take victory over ourselves — over the defilements that we have believed to be 'ourselves,' 'us,' 'ours,' for aeons and aeons. This is an enormous undertaking. If you play at it, like children playing with dolls, the defilements will crush you to bits in no time, because you've been holding onto them for so long. So don't delay. Investigate so as to know clearly and let go, so that the mind will be clear and free of suffering and stress, and not forever in disarray.

We've been accumulating the words 'us' and 'ours' for countless aeons. If the defilements were material objects, what in the world could we take for comparison that would be larger than the pile of defilement, craving, and mental effluents, the pile of 'us,' the pile of 'ours' we've been accumulating for so long? There's so much of it that it would be beyond our strength to drag it out for comparisons. If we were to drag it out just to pass the time between eating and sleeping — to chip at it, hack at it, poke at it, or slash at it once or twice, hoping to break through it — we wouldn't get anywhere at all. We'd simply be grabbing at handfuls of water, one after another. So we have to give it our all: This is where we will gain our victory.

Chiến thắng loại này là chiến thắng tối cao, vượt trội trên toàn thế giới. Không có chiến thắng nào bằng nó. Chúng ta đấu tranh để chiến thắng chính mình — thắng phiền não ô trược mà chúng ta đã tin là 'chính chúng ta,' 'chúng ta,' 'của chúng ta,' hàng bao nhiêu kiếp. Đây là một cam kết rất lớn. Nếu bạn chơi với nó, như trẻ em chơi với búp bê, phiền não ô trược sẽ nhanh chóng nghiền nát bạn, bởi vì bạn đã nắm giữ chúng lâu rồi. Vì vậy đừng trì hoãn. Hảy quan sát để biết rõ và buông ra, để cho tâm được sáng suốt và thoát khỏi đau khổ và căng thẳng, và không bao giờ bị hỗn loạn nữa.

Chúng ta đã tích lũy cụm từ 'chúng ta' và 'của chúng ta' hàng bao nhiêu kiếp. Nếu phiền não ô trược là đối tượng vật chất, cái gì trên thế giới chúng ta có thể lấy ra so sánh để xem có lớn hơn đống phiền não, ham muốn, và bợn nhơ tinh thần, đống 'chúng ta', đống 'của chúng ta' mà chúng ta đã tích lũy từ lâu rồi? Nó nhiều đến độ vượt quá sức mạnh của chúng ta để lôi ra so sánh. Nếu chúng ta lôi nó ra ngoài giờ ăn và ngủ — để đập nó, chặt nó, đâm nó, hay rạch nó đôi lần, hy vọng sẽ đập bể nó — chúng ta sẽ chẳng làm được gì cả. Chúng ta sẽ chỉ đơn giản là lấy một vốc nước, từng vốc một. Vì vậy chúng ta phải đem hết sức mình ra: Đây là nơi chúng ta sẽ đạt được chiến thắng của chúng ta.

We're meditators. We can't back away from the fight with the defilements lying within us. The word 'defilement' means simply this 'hunk of us.' The defilements are 'us,' 'ours.' Everything that's 'us' is actually a pile of defilements. There's no need to doubt this. If we want to separate them out so as to see them piece by piece for what they actually are in line with their true nature, we have to separate them using persistent effort in the area of mindfulness and discernment as our means of investigating and evaluating them.

We separate the elements (dhatu), the four elements. Everyone in the world knows of the four elements, but if we want our knowledge to go straight to the heart, it has to come from the practice. If we investigate using discernment until we see distinctly, it will penetrate the heart of its own accord. Once it has reached the heart, you don't have to say anything: The heart will let go of its own accord. Once the knowledge goes straight to the heart, relinquishment comes straight from the heart. For us to know straight to the heart and let go straight from the heart, we have to investigate over and over, again and again, until we understand.

Chúng ta là thiền giả. Chúng ta không thể rút lui khỏi cuộc chiến với phiền não ô trược nằm trong chúng ta. Từ 'phiền não ô trược' chỉ có nghĩa là cái 'đống chúng ta'. Phiền não ô trược là 'chúng ta', 'của chúng ta'. Mọi thứ được xem là 'chúng ta' thật ra là một đống phiền não ô trược. Không cần nghi ngờ điều này. Nếu chúng ta muốn tách chúng ra để nhìn thấy chúng từng mảnh một để biết bản tánh thật sự của chúng, chúng ta phải tách chúng ra bằng cách sử dụng kiên trì nỗ lực trong lĩnh vực chánh niệm và nhận thức phân biệt như là phương tiện của chúng ta trong việc quan sát và thẩm định chúng.

Chúng ta tách biệt các yếu tố (dhatu), bốn yếu tố. Mọi người trên thế giới đều biết bốn yếu tố, nhưng nếu chúng ta muốn kiến thức của mình đi thẳng vào tim, nó phải đến từ thực hành. Nếu chúng ta quan sát bằng nhận thức phân biệt cho đến khi chúng ta nhìn thấy rõ ràng, nó sẽ tự thấm vào tim. Một khi nó vào đến tim, bạn không phải nói điều gì: Trái tim sẽ buông ra theo ý nó. Một khi kiến thức đi đến tận chân tâm, sự từ bỏ xuất phát từ chân tâm. Để cho chúng ta biết đến tận chân tâm và buông ra ngay từ chân tâm, chúng ta phải quan sát nhiều lần, lập đi lập lại, cho đến khi chúng ta hiểu.

Don't assume that, 'This we've already investigated, that we've already investigated,' by setting up expectations, counting the times without seeing deeply enough to the level of letting go. The work isn't done with. It really has to reach the level of 'done with,' felt deeply within the heart, which then lets go. If it's really done with, there's no need to investigate again, because the heart has understood and can let go completely.

The elements are already elements. Cognizance is an element. The things that make contact are also elements. Sights are elements, sounds are elements, all these things are already elements. As for the khandhas within us, the body (rupa) is a khandha, feelings (vedana) are a khandha, labels (sañña) are a khandha, thought-formations (sankhara) are a khandha, cognizance (viññana) is a khandha. They're groups, aggregates, heaps, bits, pieces, all by their very nature.

Đừng cho rằng, 'Chúng ta đã quan sát cái này, chúng ta đã quan sát cái kia,' bằng cách đặt niềm hy vọng, đếm từng ngày mà không nhìn thấy đủ sâu đến mức buông ra được. Công việc chưa hoàn tất. Nó thật ra phải đến mức độ 'hoàn tất', cảm nhận sâu xa trong tim, rồi buông ra. Nếu nó thật sự hoàn tất, thì không cần phải quan sát nữa, bởi vì trái tim đã hiểu và có thể buông ra hoàn toàn.

Các yếu tố vốn là yếu tố. Ý thức là một yếu tố. Những thứ đến tiếp xúc cũng là yếu tố. Hình ảnh là yếu tố, âm thanh là yếu tố, tất cả mọi thứ này vốn là yếu tố. Đối với ngũ uẩn trong chúng ta, thân (rupa - sắc)uẩn, cảm giác (vedana - thọ)uẩn, khái niệm (sañña - tưởng)uẩn, tư tưởng hình thành (sankhara - hành)uẩn, ý thức (viññana - thức)uẩn. Chúng là một nhóm, tổng hợp, một đống, các mảnh vụn, đều do bản tánh của chúng.

As for the mind, know that it's the 'knower' we have to test and comprehend in the same way as the elements and khandhas so that we won't grab hold of it as the self or as belonging to the self, which would simply be creating a heavier burden. We must investigate it with discernment so as to see it for what it truly is, in just the same way. But as I've explained the investigation of the mind in a number of talks already, you should have a fair understanding of the matter by now.

In particular, when a pain arises in the body, we should know distinctly that, 'This is a feeling.' That's all. Don't go labeling or interpreting it, saying that the feeling is us, the feeling is ours, or that anything is ours, for that would simply foster more and more defilements and bring more and more pain in to smother the heart. Then when the feeling doesn't vanish, that would cause even more pain in the heart, and what could we possibly find to bear it?

Đối với tâm, biết rằng nó là 'kẻ biết', chúng ta phải thử và hiểu theo cùng một cách như các yếu tố và uẩn để chúng ta không nắm giữ nó như là bản ngã hay thuộc về bản ngã, điều này sẽ chỉ gây ra một gánh nặng hơn. Chúng ta phải quan sát nó với nhận thức phân biệt để nhìn thấy thật tánh của nó, cũng giống như vậy. Tuy nhiên như tôi đã giải thích việc quan sát tâm trong một số bài nói chuyện trước đây, giờ thì bạn phải có một sự hiểu biết thích đáng về vấn đề này.

Cụ thể là, khi một cơn đau phát sinh trong thân, chúng ta phải biết rõ rằng, 'Đây là một cảm giác.' Chỉ thế thôi. Đừng đặt khái niệm hay diễn giải nó, nói rằng cảm giác là chúng ta, cảm giác là của chúng ta, hay bất cứ thứ gì là của chúng ta, vì nó chỉ làm phát sinh thêm nhiều phiền não ô trược hơn và mang lại nhiều đau đớn hơn làm ngộp thở trái tim. Thì khi cảm giác không biến mất, điều đó sẽ gây ra nhiều đau đớn hơn trong tim, và làm thế nào chúng ta có thể chịu đựng được nó?

Pains arise in the body. They've been arising ever since the day we were born. The moment we came from our mother's womb, the pain was excruciating. Only by surviving this death did we become human beings. If you don't call that pain, what will you call it? Pains have existed ever since way back when. You can't force them to change their ways. The way of pain in the body is that it continually has to show itself. Once it arises, it remains and then vanishes. That's all there is to it — arises, remains, vanishes — regardless of whether it's an external feeling or an internal feeling, namely a feeling or mood in the mind.

In particular, feelings in the body: Investigate them so as to see them clearly. The body is the body. We've seen it clearly, known it clearly ever since the day we were born. We can conjure it into anything — us, ours, a prince, a king, nobility, whatever, however we want to conjure it — but its truth is simply a truth, fixed and unalterable. It doesn't change in line with what we conjure it up to be. The body is simply the physical khandha. It has four elements — earth, water, wind, and fire — gathered together and called a person, a woman, a man, classified in endless ways, given this name and that, but what stays the same is the body: the 'physical heap.' All the parts taken together are called the physical heap, which is one reality. Take out any of the parts, and each of them also has its reality. When they're gathered together, the skin is skin, the flesh is flesh, and the same holds true for the tendons, bones, and so forth. Even though they have names, don't fall for their names. See them simply as individual realities, as a physical heap.

Đau phát sinh trong thân. Chúng đã phát sinh từ ngày chúng ta chào đời. Giây phút chúng ta sinh ra từ bụng của mẹ chúng ta, cơn đau đã rất dữ dội. Chỉ bằng cách vượt qua cửa tử này thì chúng ta mới trở thành con người. Nếu bạn không gọi đó là đau thì bạn sẽ gọi nó là gì? Đau vốn đã hiện diện từ lâu lắm rồi. Bạn không thể ép buộc chúng thay đổi tính cách của chúng. Cách đau ở trong thân thể là nó phải liên tục tự thể hiện. Một khi nó phát sinh, nó ở lại và sau đó biến mất. Đó là tất cả — phát sinh, ở lại, biến mất — cho dù nó là một cảm giác bên ngoài hay cảm giác bên trong, nó chỉ là một cảm giác hay trạng huống trong tâm.

Đặc biệt là, cảm giác trong thân: Quan sát chúng để nhìn thấy chúng rõ ràng. Thân là thân. Chúng ta đã nhìn thấy nó rõ ràng, biết nó rõ ràng kể từ ngày chúng ta chào đời. Chúng ta có thể gọi nó là bất cứ cái gì — chúng ta, của chúng ta, hoàng tử, vua, quý tộc, bất cứ cái gì, dù chúng ta muốn gọi nó như thế nào — nhưng sự thật của nó chỉ đơn giản là sự thật, cố định và không thay đổi. Nó không thay đổi theo những gì chúng ta gọi nó. Thân chỉ đơn giản là uẩn thể chất. Nó có bốn yếu tố — đất, nước, gió, và lửa — tập hợp lại và gọi là người, đàn bà, đàn ông, xếp loại theo vô số cách, được đặt tên này và nọ, nhưng cái mà vẫn như vậy đó là thân: 'khối thể chất.' Tất cả các phần kếp hợp với nhau được gọi là khối thể chất, đó là một thực thể. Lấy ra bất cứ phần nào, và mỗi phần cũng có thực thể của nó. Khi chúng được tập hợp lại, da là da, thịt là thịt, và tương tự như vậy đối với gân, xương, vân vân. Mặc dù chúng có tên, đừng bị lầm tưởng bởi tên của chúng. Hảy nhìn chúng đơn giản như là các thực thể cá biệt, như là một mớ thể chất.

As for the heap of feelings, it's not the body. The body isn't a feeling, such as pain. Feeling is feeling. Whether pleasure appears, or pain or a neutral feeling appears, it's simply a separate feeling that you can see clearly. These two khandhas — the body and feeling — are more prominent than sañña, sankhara, and viññana, which arise at intervals and immediately vanish.

Feelings, however, even though they vanish, have a period in which they remain. This you can clearly see in the practice. When pain arises, focus on it as your target, as the point to investigate. Don't see the pain as being yourself, for that would be going against the true nature of feelings and the method of investigation, and you won't be able to know the truth of the feeling as you should with your discernment. When you don't know the truth and persist in assuming the pain to be yourself, you'll increase the pain enormously within the mind, because you are going against the principles of nature, which are the principles of truth the Lord Buddha taught.

Đối với mớ cảm giác, nó không phải là thân. Thân không phải là cảm giác, chẳng hạn như đau. Cảm giác là cảm giác. Cho dù niềm vui xuất hiện, hay đau đớn hay cảm giác trung tính xuất hiện, đó chỉ là một cảm giác riêng biệt mà bạn có thể nhìn thấy rõ ràng. Hai uẩn này — thân và cảm giác — thì nổi bật hơn là sañña - tưởng, sankhara - hành,viññana - thức, thỉnh thoảng phát sinh và biến mất ngay lập tức.

Cảm giác thì khác, mặc dù chúng biến mất, có một khoảng thời gian mà chúng vẫn tồn tại. Điều này bạn có thể nhìn thấy rõ ràng trong sự thực hành. Khi đau phát sinh, tập trung vào nó như là mục tiêu của bạn, như là điểm quan sát. Đừng xem đau như là chính mình, vì điều đó sẽ đi ngược lại bản tánh thật sự của cảm giác và phương pháp quan sát, và bạn sẽ không thể biết được sự thật về cảm giác như bạn nên làm với nhận thức phân biệt của bạn. Khi bạn không biết sự thật và nhất quyết xem đau là chính mình, bạn sẽ làm gia tăng cơn đau rất nhiều ở trong tâm, bởi vì bạn đang đi ngược lại các nguyên tắc tự nhiên, là các nguyên tắc của sự thật mà Đức Phật đã dạy.

He taught us to investigate so as to see pain — in whichever part of the body it may arise — simply as a phenomenon that arises, remains, and then vanishes in its own due course. Don't get entangled in it. Don't fashion or conjure it into being this or that, if you don't want to be forever burdened with pain, with never a moment to put it down. See its truth the moment it arises, remains, and vanishes. That's all there is to feeling. Ferret it out so as to see it clearly with mindfulness and discernment.

When you have focused on a feeling, turn and look at the mind to see if the mind and the feeling are one and the same thing. Then look at the body and the mind: Are they one and the same? Look at them so as to see them clearly. While you are investigating, don't send the mind out anywhere else. Keep it right at that one spot. For example, when investigating, focus on the pain so as to see it distinctly. Then turn to look at the mind so as to see this awareness distinctly. Are they one and the same? Compare them. This awareness and that feeling: Are they the same? Can you make them one and the same? And is the body like the mind? Is it like the feeling? Is it similar enough to be one and the same?

Ngài dạy chúng ta quan sát để nhìn thấy đau — trong bất cứ phần nào của thân thể mà nó có thể phát sinh — đơn giản như là một hiện tượng phát sinh, ở lại, và sau đó biến mất theo ý nó. Đừng vướng vào nó. Đừng vẻ vời hay tưởng tượng nó là như thế này hay thế nọ, nếu bạn không muốn mãi mãi mang gánh nặng đau đớn, không bao giờ bỏ nó xuống. Nhìn thấy sự thật của nó ngay khi nó phát sinh, ở lại, và biến mất. Chỉ có thế thôi đối với cảm giác. Săn lùng nó ra để nhìn thấy nó rõ ràng với chánh niệm và nhận thức phân biệt.

Khi bạn đã tập trung vào một cảm giác, quay lại và nhìn vào tâm để xem liệu tâm và cảm giác là một và cùng một thứ. Sau đó nhìn vào thân và tâm: Có phải chúng là một và giống nhau không? Hảy nhìn vào chúng để thấy chúng rõ ràng. Trong khi bạn đang quan sát, đừng để tâm đi đâu hết. Giữ nó ngay tại chỗ đó. Ví dụ, khi quan sát, tập trung vào cảm giác đau để nhìn thấy nó rõ ràng. Rồi quay lại nhìn vào tâm để nhìn thấy sự nhận thức này rõ ràng. Có phải chúng là một và giống nhau không? So sánh chúng. Sự nhận thức này và cảm giác đó: Có phải chúng giống nhau? Bạn có thể làm cho chúng là một và giống nhau? Và thân có giống như tâm không? Nó có giống như cảm giác không? Nó có giống nhau đủ để chỉ là một thôi không?

There! This is the way we're taught to separate things so as to see them clearly. The body is the body — how can it be like the mind? The mind is a mental phenomenon, a nature that knows, but the elements of the body are elements that don't know. The earth elements doesn't know, the water element doesn't know, the wind element doesn't know, the fire element doesn't know — but this mental element (mano-dhatu) knows. This being the case, how can they be one and the same?

Similarly with the pain: It's an element that doesn't know. It's a phenomenon. These two unknowing elements are also different: The feeling and the body are different sorts of things. They aren't one and the same. How could you make them one and the same?

Thấy chưa! Đây là cách chúng ta được dạy để phân biệt mọi thứ để nhìn thấy chúng rõ ràng. Thân là thân — làm sao nó có thể giống như tâm? Tâm là một hiện tượng tinh thần, một bản tánh có tri giác, nhưng các yếu tố của thân là những yếu tố vô tri giác. Yếu tố đất không biết, yếu tố nước không biết, yếu tố gió không biết, yếu tố lửa không biết — nhưng yếu tố tinh thần này (mano-dhatu) biết. Trường hợp như vậy, làm sao chúng có thể là một và giống nhau.

Tương tự như vậy đối với đau: Nó là một yếu tố vô tri giác. Nó là một hiện tượng. Hai yếu tố vô tri giác này cũng khác nhau. Cảm giác và thân là hai loại khác nhau. Chúng không phải là một và giống nhau. Làm sao bạn có thể làm cho chúng là một và giống nhau?

In making distinctions while investigating, look so as to see clearly the way things actually are. There's no need to fear death. There is no death to the mind. Don't create snares to catch yourself and hurt yourself. There is no death; i.e., no death to the mind. There is nothing but awareness, pure and simple. Death doesn't exist in the mind, which is something 100% unalterable and sure.

Death is an assumption that has been conjured up for the mind through the power of the mind's own delusion. The mind has conjured it up to deceive itself. So once we've investigated in line with the truth — that the mind is not something that dies — what reason will we have to fear death? What is 'death'? We know that the elements and khandhas fall apart. We human beings, when we've stopped breathing, are called 'dead people.' At that moment the 'knower' separates from the elements, so that nothing is left but physical elements with no feelings: That's a 'dead person.'

Trong việc phân biệt khi quan sát, hảy nhìn để thấy rõ mọi thứ thật sự là như thế nào. Không cần phải sợ chết. Không có cái chết đối với tâm. Đừng có giăng bẫy để bắt mình và làm tổn thương bản thân. Không có cái chết; nghĩa là không có cái chết đối với tâm. Không có gì ngoại trừ sự nhận thức, thanh tịnh và đơn giản. Chết không hiện hữu trong tâm, đó là điều chắc chắn 100%.

Chết là một giả định đã được vẽ vời cho tâm qua sức mạnh ảo tưởng của tâm. Tâm đã tưởng tượng ra cái chết để lừa gạt chính nó. Vì vậy một khi chúng ta đã quan sát phù hợp với sự thật — rằng tâm không phải là cái mà sẽ chết — lý do gì để chúng ta phải sợ chết? 'Chết' là gì? Chúng ta biết rằng các yếu tố và các uẩn tan rã. Loài người chúng ta, khi chúng ta ngừng thở, được gọi là 'người chết.' Vào thời điểm đó 'kẻ biết' tách biệt khỏi các yếu tố, cho nên không còn lại gì ngoài các yếu tố thể chất vô cảm giác: Đó là một 'người chết.'

But actually the knower doesn't die, so we have to investigate in order to see this clearly with discernment. We needn't create the issue of death to stab or snare the heart or to obstruct the path we are following for the sake of seeing and knowing the truth through investigation. No matter how great or how little the pain, keep your attention well fixed on the affairs of that pain. Use the pain as a whetstone for sharpening discernment. Separate the pain from the mind. Separate the mind from the pain. Be able to compare their every aspect. Be careful not to let your attention wander while investigating, so that you'll be able to see and know the truth while in hand-to-hand combat with that particular khandha.

Now, if it should happen that the mind dies as the world supposes — if it should die while you're making your investigation — then make sure you know what dies first and what dies after. When does the feeling vanish? When does the mind vanish? Where does it vanish to? Actually the mind by nature is not something that vanishes. How can anyone come and make it vanish?

Nhưng thật ra kẻ biết không chết, vì vậy chúng ta phải quan sát để nhìn thấy rõ điều này với tuệ phân biệt. Chúng ta không cần tạo ra vấn đề chết để chém hay giăng bẫy tim hay cản con đường chúng ta đang theo đuổi vì mục đích nhìn thấy và biết sự thật qua việc quan sát. Bất kể đau nhiều hay ít thế nào, hảy đặt sự chú ý của bạn vào công việc của cảm giác đau đó. Sử dụng đau như là một đá mài để mài bén tuệ phân biệt. Tách đau ra khỏi tâm. Tách tâm ra khỏi đau. Hảy có khả năng để so sánh mọi khía cạnh của chúng. Hảy cẩn thận không để sự chú ý của bạn đi lang thang trong khi quan sát, để cho bạn có thể nhìn thấy và biết sự thật khi đang cận chiến với cái uẩn đặc biệt đó.

Bây giờ, nếu tâm chết như thế giới giả định — nếu nó chết trong khi bạn đang tiến hành việc quan sát — thì hảy chắc chắn rằng bạn biết cái gì chết trước và cái gì chết sau. Cảm giác biến mất khi nào? Tâm biến mất khi nào? Nó biến đi đâu? Thật ra tâm tự bản tánh không phải là cái mà biến mất. Làm thế nào ai đó có thể đến và làm cho nó biến mất?

Investigate carefully between the mind and the khandha until the truth is absolutely clear to the heart and your doubts vanish. This is called training discernment, developing discernment so as to see the truth.

No matter how great the pain arising at that moment, it won't have the power to affect the mind at all. Once we see the mind as the mind, the feeling as feeling — once discernment has seen clearly in this way that the khandhas and the mind are real in their own separate ways — they won't infringe on one another at all. The body is simply the body and stays as it is. When the pain appears, the body is still there. When the pain vanishes, every part of the body remains, in accordance with its own nature. If the feeling arises, that's the feeling's business. If it remains, that's the feeling's business. If it vanishes, that the feeling's business. The mind is the one who knows that the pain arises, remains, and vanishes. The mind isn't the one who arises, remains, and vanishes like the body or the feeling.

Quan sát cẩn thận giữa tâm và các uẩn cho đến khi sự thật hoàn toàn rõ ràng với trái tim và những nghi ngờ của bạn biến mất. Đây gọi là huấn luyện nhận thức phân biệt, phát triễn nhận thức phân biệt để nhìn thấy sự thật.

Cho dù đau phát sinh nhiều bao nhiêu vào lúc đó, nó sẽ không có sức ảnh hưởng đến tim chút nào. Một khi chúng ta nhìn thấy tâm như là tâm, cảm giác như là cảm giác — một khi nhận thức phân biệt đã nhìn thấy rõ ràng theo cách này rằng các uẩn và tâm là thật theo cách riêng biệt của chúng — chúng sẽ không cản trở lẫn nhau. Thân chỉ đơn giản là thân và tồn tại như nó là. Khi đau xuất hiện, thân vẫn còn đó. Khi đau biến mất, mọi phần của thân vẫn tồn tại, phù hợp với bản tánh của nó. Nếu cảm giác phát sinh, đó là công việc của cảm giác. Nếu nó ở lại, đó là công việc của cảm giác. Nếu nó biến mất, đó là công việc của cảm giác. Tâm là kẻ biết rằng đau phát sinh, ở lại, và biến mất. Tâm không phải là kẻ phát sinh, ở lại, và biến mất như thân hay cảm giác.

Once you have investigated this way until you're adept, then when the chips are down, investigate in the same way. You needn't fear death, because you're a warrior. Fear of death is not the Dhamma of the Lord Buddha. The Dhamma is a matter of courage in the face of the truth. This is the basic principle of the svakkhata dhamma: the well-taught teaching. Follow in the path of this truth. If the time comes to die, be ready to die. There is no need to fear, because the mind doesn't die — but be sure to know clearly what is appearing at that moment. For example, the pain: What is it like? Look at it so as to know its truth. Once you have seen its truth, then the pain is simply a phenomenon. It doesn't have any meaning, good or bad, at all. And it doesn't act as anyone's enemy. It's simply its own full reality, displaying itself in line with natural principles. The body is also its own reality, appearing in line with its own principles. The mind is a separate phenomenon that constantly knows and doesn't intermingle with anything else.

When you have investigated so as to know all-around, the mind extricates itself to be its own reality in full measure. The pain has its own fullness in line with its nature; the body has its own fullness in line with its nature, in that the mind doesn't create any turmoil, trying to lay claim to anything of theirs. This being the case, nothing disturbs anything else. Pain, no matter how great, has no impact on the mind. You can smile even while great pain is arising — you can smile! — because the mind is something separate, not involving itself with the feeling. It doesn't intermingle with the pain so as to burn itself. This way, the heart is at ease.

Một khi bạn đã quan sát theo cách này cho đến khi bạn tinh thông, thì khi mọi sự bị suy sụp, quan sát theo cùng một cách. Bạn không cần phải sợ chết, bởi vì bạn là một chiến sĩ. Sợ chết không phải là Pháp của Đức Phật. Pháp là vấn đề của can đảm khi đối diện sự thật. Đây là nguyên tắc căn bản của svakkhata dhamma: giáo lý uyên bác. Đi theo con đường của chân lý này. Nếu đến lúc chết, sẵn sàng để chết. Không cần phải sợ, bởi vì tâm không chết — nhưng hảy chắc chắn biết rõ những gì xuất hiện vào lúc đó. Ví dụ, đau: Nó giống như cái gì? Nhìn vào nó để biết sự thật của nó. Một khi bạn đã nhìn thấy sự thật của nó, thì đau chỉ đơn giản là một hiện tượng. Nó không có ý nghĩa gì, tốt hay xấu, hết cả. Và nó không hành động như là kẻ thù của bất cứ ai. Nó chỉ đơn giản là một thực thể trọn vẹn của chính nó, thể hiện chính nó phù hợp với các nguyên tắc tự nhiên. Thân cũng là một thực thể của chính nó, xuất hiện phù hợp với các nguyên tắc của riêng nó. Tâm là một hiện tượng riêng biệt mà liên tục biết và không hòa nhập với bất cứ cái gì khác.

Khi bạn đã quan sát để biết mọi chuyện xung quanh, tâm giải thoát chính nó để là thực thể riêng biệt của nó một cách trọn vẹn. Đau có sự trọn vẹn của nó phù hợp với bản tánh của nó; thân có sự trọn vẹn của nó phù hợp với bản tánh của nó, mà trong đó tâm không gây bất cứ hỗn loạn nào, thử đòi hỏi bất cứ thứ gì của chúng. Khi đây là trường hợp, không có cái gì làm phiền bất cứ cái gì khác. Đau, cho dù khốc liệt bao nhiêu, không có ảnh hưởng với tâm. Bạn có thể mỉm cười ngay cả khi cơn đau dữ dội phát sinh — bạn có thể mỉm cười! — bởi vì tâm là một cái gì đó riêng biệt, không dây dưa với cảm giác. Nó không hòa nhập với đau để thiêu đốt chính nó. Bằng cách này, trái tim được bình an.

This, then, is the investigation of pain so as to comprehend it, by taking pain as your battlefield, as a whetstone for discernment, as the place where you temper and sharpen discernment by investigating and dissecting the pains that arise. Single out the body and single out the feeling. Which will vanish first, which will vanish after, try to know in accordance with their truth. Arising and vanishing have always been a part of their nature from time immemorial. Regardless of whether or not you've been aware of it, these have been their inherent characteristics. All you need to do is to investigate so as to see in line with their truth, so as not to resist the Dhamma, and you can live at ease.

So. If the time comes to die, let the body die — as the conventions of the world understand 'dying.' The body falls apart, so let it fall apart. Whatever is going to disintegrate, let it go — but that which doesn't disintegrate remains. That which doesn't disintegrate is this mind.

Thế thì, đây là việc quan sát cảm giác đau để hiểu nó, bằng cách xem đau như là chiến trường của bạn, như là đá mài cho nhận thức phân biệt, như là nơi bạn trui luyện và mài bén nhận thức phân biệt bằng cách quan sát và mổ xẻ cơn đau. Tách biệt thân và tách biệt cảm giác. Cái nào sẽ biến mất trước, cái nào sẽ biến mất sau, cố gắng biết phù hợp với sự thật của chúng. Phát sinh và biến mất luôn luôn là một phần của bản tánh của chúng từ thời xa xưa. Cho dù bạn có nhận thức được điều này hay không, đây là các đặc tính cố hữu của chúng. Bạn chỉ cần quan sát để nhìn thấy phù hợp với sự thật của chúng, để không chống lại Pháp, và bạn có thể sống bình an.

Vì vậy. Nếu đã đến lúc chết, hảy để thân thể chết — như các quy ước thế giới hiểu về 'chết.' Thân thể suy sụp, thì hảy để nó suy sụp. Bất cứ cái gì sắp sửa tan rã, hảy để nó đi — nhưng cái gì không tan rã thì tồn tại. Cái không tan rã là cái tâm này.

This mind, once it has developed discernment as a standard within itself, is really like this, with no flinching in the face of illness or death. The mind is courageous and capable.

There, then. This is how we investigate our affairs — the affairs of the mind. We needn't fear death. Why fear it? The Buddha taught us not to fear. The Dhamma doesn't teach us to fear. The truth is nothing frightening, because it's the truth. What's frightening or emboldening about it? Courage? There's nothing that calls for courage. Fear? There's nothing that calls for fear. Here I'm talking about the level where we have reached pure truth. There's no trace of the words 'courage' or 'fear' left in the heart at all. There's only purity.

Tâm này, một khi nó đã phát triễn tuệ phân biệt như là một tiêu chuẩn trong chính nó, thật sự là giống như vậy, không nao núng trước bệnh tật hay cái chết. Tâm dũng cảm và có năng lực.

Vậy đó. Đây là cách chúng ta quan sát các vấn đề của chúng ta — vấn đề của tâm. Chúng ta không cần sợ chết. Tại sao lại sợ nó? Đức Phật dạy chúng ta đừng sợ. Pháp không dạy chúng ta sợ. Sự thật không có gì để lo sợ, bởi vì nó là sự thật. Có gì đáng sợ hay ghê gớm về nó? Can đảm? Không có gì đáng gọi là can đảm. Sợ hãi? Không có gì đáng gọi là sợ hãi. Ở đây tôi đang nói về mức độ mà chúng ta đã đạt đến sự thật thuần khiết. Không có dấu vết của từ 'can đảm' hay 'sợ hãi' lưu lại trong tim. Chỉ có sự tinh khiết.

But while investigating so as to reach the truth, we need to have courage. When we are going to seize victory for ourselves, we can't not have courage. Otherwise we'll lose. This is because we're following the path. We need courage and daring, with no fear or intimidation in the face of anything at all. Whatever comes our way, we must investigate so as to know and understand it, without growing discouraged or weak, so as to be intent on knowing and seeing it in line with its truth — everything of every sort that comes into the range of our awareness. This is called being a warrior in the combat between the mind and khandhas, or between the Dhamma and the defilements.

Courage of this sort is proper and right. Once we've reached the goal, fear disappears, courage disappears, because we have gained full victory. Fear and courage are no longer an issue.

Nhưng trong khi quan sát để đạt được sự thật, chúng ta cần phải can đảm. Khi chúng ta đi giành chiến thắng cho mình, chúng ta không thể không có can đảm. Nếu không chúng ta sẽ thua. Đây là bởi vì chúng ta đang theo con đường. Chúng ta cần phải can đảm và táo bạo, không sợ hãi hay hoảng loạn khi đối mặt với bất cứ điều gì cả. Bất cứ điều gì xảy ra trên đường đi của chúng ta, chúng ta phải quan sát để biết và hiểu nó, không chán nản hay yếu đuối, để kiên trì trong việc biết và nhìn thấy nó phù hợp với sự thật của nó — tất cả mọi thứ của mọi loại đi vào tầm nhận thức của chúng ta. Đây được gọi là một chiến sĩ trong trận chiến giữa tâm và các uẩn, hay giữa Pháp và phiền não ô trược.

Loại can đảm này là thích hợp và đúng. Một khi chúng ta đạt được mục tiêu, sợ hãi biến mất, can đảm biến mất, bởi vì chúng ta đã giành được chiến thắng trọn vẹn. Sợ hãi và can đảm không còn là vấn đề.

But right now fear and courage are a critical issue for those still on the way. Develop courage with discretion in the areas that call for courage. Be a fighter with the things that call for fight — such as feelings of pain — so as to see in line with their truth. Don't be afraid. The Buddha taught us not to fear. Fear has the same value as death. When the time comes, things have to fall apart. That's what's called 'death.' But in any event, meditators have to come to know with discernment before these things undergo their transformation. Spread a net of discernment around yourself on all sides. Whatever appears will be caught in the net of discernment, so what is there to fear? What is there to be anxious about? What is there to knock you off balance? Everything simply follows its truth, which you have already investigated.

This is how 'warriors' investigate. Even though they're in the midst of khandhas that are a solid mass of flame, they're calm and at ease, with the normalcy of a mind that has completely comprehended, without being deluded by any phenomenon. This is what's meant by one who 'knows all around.'

Nhưng hiện tại sợ hãi và can đảm là vấn đề nghiêm trọng cho những ai vẫn đang trên đường. Phát triễn can đảm với sự thận trọng trong các lĩnh vực cần sự can đảm. Hảy là một chiến sĩ đối với những điều cần phải chiến đấu — chẳng hạn như các cảm giác đau — để nhìn thấy phù hợp với sự thật của chúng. Đừng sợ hãi. Đức Phật dạy chúng ta đừng sợ. Sợ hãi là tương đương với chết. Khi thời gian đến, mọi thứ phải tan rã. Đó gọi là 'chết.' Nhưng trong bất cứ sự kiện nào, hành giả phải biết phân biệt trước khi những thứ này trải qua sự biến dạng của chúng. Rải một mạng lưới nhận thức phân biệt xung quanh bạn trên tất cả mọi khía cạnh. Bất cứ điều gì xuất hiện sẽ bị vướng trong mạng lưới nhận thức phân biệt, vì vậy có gì để sợ? Có gì để lo lắng? Có gì để đánh gục bạn? Tất cả mọi thứ chỉ đơn giản đi theo sự thật của nó, mà bạn đã quan sát.

Đây là cách những 'chiến sĩ' quan sát. Mặc dù họ đang ở giữa các uẩn vốn là một khối lửa lớn mạnh, họ bình tĩnh và ung dung, với sự bình thường của một tâm thức đã hoàn toàn hiểu biết, không bị ảo tưởng bởi bất cứ hiện tượng nào. Đây là những gì có nghĩa là bởi một người biết 'mọi thứ xung quanh.'

Whatever the symptoms displayed by the body, if they are endurable, we endure them. We care for the body, look after it, nourish it, make it eat, make it sleep, make it drink, take care of it in accordance with its nature. If its symptoms are unendurable and it's simply going to go, then just let it go in accordance with the ways of nature. It's a truth, so how can you thwart it? Let it go in line with the truth. This is called letting go with knowledge that accords with the truth. The mind feels no attachment, no regrets. This is the basic principle of practice for one who has attained, or is about to attain, victory within the heart.

Previously, the mind has always lost out to defilement and craving. It has never, until now, defeated them. For aeons and aeons it has lived entirely under the sway of the defilements to the point where it has forgotten to realize that 'The defilements are the boss. We're their servant.'

Bất kể các triệu chứng biểu hiện bởi thân, nếu chúng có thể chịu đựng được, chúng ta chịu đựng chúng. Chúng ta chăm sóc thân, nuôi dưỡng nó, làm cho nó ăn, làm cho nó ngủ, làm cho nó uống, chăm sóc nó theo bản tánh của nó. Nếu các triệu chứng của nó là không thể chịu đựng được và nó sẽ chỉ đơn giản ra đi, thì hảy để cho nó đi một cách tự nhiên. Đó là sự thật, vậy làm sao bạn có thể ngăn cản nó? Hảy để nó đi phù hợp với sự thật. Đây được gọi là buông bỏ với kiến thức phù hợp với sự thật. Tâm không cảm thấy lưu luyến, không hối hận. Đây là nguyên tắc căn bản của sự thực hành cho một người đã đạt được, hay sắp đạt được, chiến thắng trong tim.

Trước kia, tâm đã luôn thua phiền não ô trược và ham muốn. Nó chưa từng, cho đến bây giờ, đánh bại chúng. Đã hàng bao nhiêu kiếp nó sống hoàn toàn dưới sự ảnh hưởng của phiền não ô trược đến mức mà nó đã quên nhận ra rằng 'Phiền não ô trược là chủ nhân. Chúng ta là đầy tớ của chúng.'

But now we're going to turn over a new us, using the principles of the Dhamma as means to subjugate the defilements and mental effluents that have been subjugating us, or that have been the ruling elite, the big bosses of the cycle of rebirth, forcing the mind to go here and there for so long. Now we're going to set our hearts on contending with the defilements for victory so as to see the truth of everything of every sort, with nothing to obscure our discernment at all. At the same time, we will take victory for our own — after having been defeated for so long — using the power of unflagging mindfulness, discernment, conviction, and perseverance.

Those who have reached the realm of excellence through perseverance have a dignity that outshines that of others. At the same time, they can take pride in their own perseverance. Those who have reached the realm of excellence through gaining victory over themselves, and no one else, are supreme within themselves, with no creation of animosity — unlike victory in war, with which the world creates endless animosities, like links in a chain. To gain victory over oneself, though, is to gain the foremost victory. As the Dhamma says,

atta have jitam seyyo:
'It is better to gain victory over oneself.'

Nhưng bây giờ chúng ta sẽ biến đổi thành một người mới, sử dụng các nguyên tắc của Pháp như là phương tiện để chế ngự phiền não và bợn nhơ tinh thần mà đã chế ngự chúng ta, hay đã là kẻ thống trị, những ông chủ lớn của luân hồi sinh tử, ép buộc tâm phải đi chỗ này hay chỗ kia từ rất lâu. Bây giờ chúng ta sẽ quyết tâm tranh đấu với phiền não ô trược để chiến thắng để nhìn thấy sự thật của tất cả mọi thứ của mọi loại, không gì che khuất được nhận thức phân biệt của chúng ta hết cả. Đồng thời, chúng ta sẽ giành chiến thắng cho chính chúng ta — sau khi đã bị đánh bại từ rất lâu — bằng cách sử dụng sức mạnh của chánh niệm, nhận thức phân biệt, niềm tin, và kiên trì.

Những ai đã đạt đến lĩnh vực của sự tuyệt hảo qua sự kiên trì thì có phẩm giá vượt trội người khác. Đồng thời, họ có thể hảnh diện về sự kiên trì của họ. Những ai đã đạt đến lĩnh vực của sự tuyệt hảo qua việc chiến thắng chính họ, và không ai khác, là tối cao trong chính họ, không tạo ra thù hận — không giống như chiến thắng trong chiến tranh, mà từ đó thế giới tạo ra thù hận vô tận, như những móc xích. Tuy vậy, chiến thắng chính mình là đạt được chiến thắng quan trọng nhất. Như Pháp nói,

atta have jitam seyyo:
'Không gì tốt hơn là chiến thắng chính mình'

The things that have created turmoil for the heart, causing it suffering and stress in the past, now come to an absolute stop. In what I have been saying, don't forget that perseverance is the important factor, the factor that supports mindfulness and discernment as the trailblazers for the sake of progress in our work. Discernment is very important for investigating and exploring so as to see causes and effects. Mindfulness supervises the work, to keep our attention from straying. When discernment has investigated so as to see the truth of such things as the five khandhas, the defilements will have no place to hide and so will come pouring together into one place — into the heart. They have no other place to hold onto, no other place to attach themselves, because all such places have been obliterated by discernment.

The next stage is to lay siege to the heart, where the enemies lie gathered, so as to disperse them from it until nothing is left. There! That's called the death of the defilements. They die right there, right there in the heart where they've always been. They've lived there; and when they die, they die there through the power of the most up-to-the-minute 'super-mindfulness' and 'super-discernment.' This is called full victory. The supreme victory is won right here. The teachings of the religion all converge at this point. The final stage in their practice comes to an end right here. We finish our task right here. When we reach the realm of release from suffering and stress, we reach it right here.

Những thứ đã tạo ra hỗn loạn cho trái tim, khiến cho nó đau khổ và căng thẳng trong quá khứ, bây giờ hoàn toàn chấm dứt. Như tôi đã từng nói, đừng quên rằng kiên trì là yếu tố quan trọng, yếu tố hỗ trợ chánh niệm và nhận thức phân biệt như là người tiên phong vì lợi ích của sự tiến bộ trong công việc của chúng ta. Nhận thức phân biệt rất quan trọng cho việc quan sát và khám phá để nhìn thấy nguyên nhân và kết quả. Chánh niệm giám sát công việc, giữ sự chú ý của chúng ta không bị lạc lối. Khi nhận thức phân biệt đã quan sát để nhìn thấy sự thật của những thứ như là ngũ uẩn, phiền não ô trược sẽ không có chỗ để trốn và vì thế sẽ lũ lượt kéo về một nơi — vào trong tim. Chúng không có nơi nào khác để nắm lấy, không có nơi nào khác để bám vào, bởi vì tất cả những chỗ như vậy đã bị loại bỏ bởi nhận thức phân biệt.

Giai đoạn kế tiếp là bao vây trái tim, nơi kẻ thù tụ tập, để quét sạch chúng cho đến khi không còn lại gì. Vậy đó! Đó gọi là cái chết của phiền não ô trược. Chúng chết ngay tại đó, ngay tại đó trong trái tim nơi chúng đã luôn cư ngụ. Chúng sống ở đó; và khi chúng chết, chúng chết ở đó qua sức mạnh của sự kết hợp chặt chẽ và cập nhật nhất của 'siêu chánh niệm' và 'siêu nhận thức phân biệt'. Đây gọi là chiến thắng trọn vẹn. Sự chiến thắng tối thượng đạt được ngay tại đây. Tất cả những giảng dạy của tôn giáo đều hội tụ tại điểm này. Giai đoạn cuối cùng trong sự thực hành của họ đi đến kết thúc ngay tại đây. Chúng ta hoàn tất nhiệm vụ của chúng ta ngay tại đây. Khi chúng ta đạt đến lĩnh vực của sự giải thoát khỏi đau khổ và căng thẳng, chúng ta đạt được nó ngay tại đây.

Aside from this, there is nothing: no time, no place, no future, no past. As for the present, we are wise to everything of every sort. We have no more issues, no more disputes. There are no more cases in court between defilement and the mind. Super-mindfulness and super-discernment have sat on the bench and handed down a death sentence for defilement and all its tribe. There is nothing left to carry on the lineage of birth and being. At that moment, defilement and all its tribe sink out of sight. This is called reaching nibbana: a heart truly constant and sure.

All the various conditions that used to deceive the mind no longer exist. All that remains is pure awareness. Even though the khandhas — rupa, vedana, sañña, sankhara, and viññana — may form in accordance with their nature, they simply go their own way, which has no meaning in terms of defilement at all. The body behaves in its 'body way.' Feelings — pleasure, pain, neither pleasure nor pain, which appear in the body — behave in the way of feelings. Sañña — labels, acts of recognition — behave in their own way. Sankhara — the various thought-formations — behave in line with their own nature. Viññana — acts of noticing when external objects come into contact with the eye, ear, nose, tongue, body, and mind — notice and vanish, notice and vanish, in line with their nature, without being able to provoke the mind as before, because the things that cause provocation have all been destroyed without leaving a trace. These are thus called 'khandhas pure and simple.' The mind has reached nibbana in the midst of khandhas pure and simple. This is to reach living nibbana: the mind purified of defilement.

Ngoài việc này thì không có gì cả: không có thời gian, không có nơi chốn, không có tương lai, không có quá khứ. Đối với hiện tại, chúng ta hiểu biết hết mọi thứ của mọi loại. Chúng ta không còn vấn đề nào nữa, không còn tranh chấp. Không còn những vụ án giữa phiền não ô trược và tâm. Siêu chánh niệm và siêu nhận thức phân biệt đã ngồi trên bàn xử và đưa ra bản án tử hình cho phiền não ô trược và tất cả bộ tộc của nó. Không còn lại gì để tiếp tục dòng sinh tồn. Vào lúc đó, phiền não ô trược và tất cả bộ tộc của nó đã chìm khuất. Đây gọi là đạt đến niết bàn: một trái tim thật sự không thay đổi và chắc chắn.

Tất cả các trạng huống khác nhau được dùng để lừa gạt tâm không còn tồn tại. Tất cả còn lại chỉ là nhận thức phân biệt thuần túy. Mặc dù ngũ uẩn — rupa - sắc, vedana - thọ, sañña - tưởng, sankhara - hành,viññana - thức — có thể hình thành phù hợp với bản tánh của chúng, chúng chỉ đơn giản đi theo cách riêng của chúng, không có ý nghĩa gì liên hệ với phiền não ô trược cả. Thân hành xử theo 'cách của thân'. Cảm giác — vui sướng, đau khổ, không vui không khổ, xuất hiện trong thân — hành xử theo cách của cảm giác. Sañña — khái niệm, hành động nhận biết — hành xử theo cách riêng của chúng. Sankhara — các tư tưởng hình thành khác nhau — hành xử phù hợp với bản tánh của chúng. Viññana — hành động để ý khi các đối tượng bên ngoài đến tiếp xúc với mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, và tâm — để ý và biến mất, để ý và biến mất, phù hợp với bản tánh của chúng, không thể kích động tâm như trước, bởi vì những thứ gây ra sự kích động đều đã bị phá hủy không để lại dấu vết. Những thứ này vì thế được gọi là 'các uẩn tinh khiết và đơn giản.' Tâm đã đạt đến niết bàn giữa ngũ uẩn tinh khiết và đơn giản. Đây là đạt đến cảnh giới niết bàn: tâm thanh tịnh không có phiền não ô trược.

Those who have reached this point, you know, don't ask where nibbana is. And why should they? What is nibbana, actually? The word nibbana is a name. The nature we call nibbana is the actual thing. When you reach the actual thing, why ask the name? Why ask for traces and signs? What is there left to grope for? Those who really know don't grope, aren't hungry, don't lack — because they have reached 'enough,' completely, of everything of every sort.

So. That should be enough explanation for now. I ask that we as meditators take this and contemplate it so as to see the truth I have mentioned. We will then be complete in our hearts, as I have described, without a doubt.

So I'll ask to stop here.

Những ai đã đạt đến điểm này, bạn biết không, họ không hỏi niết bàn ở đâu. Và tại sao họ lại phải hỏi? Thật ra niết bàn là gì? Từ niết bàn là một tên gọi. Cái bản tánh mà chúng ta gọi là niết bàn là một điều thật sự. Khi bạn đạt đến cái thật sự, tại sao lại phải hỏi tên? Tại sao lại phải hỏi về dấu vết và dấu hiệu? Còn gì ở đó để lần mò? Những ai thật sự biết thì không lần mò, không đói, không thiếu — bởi vì họ đã đạt đến mức 'đủ,' hoàn toàn, của tất cả mọi thứ của mọi loại.

Vì vậy. Giảng nghĩa đến đây là đủ rồi. Tôi yêu cầu rằng chúng ta là thiền giả nắm lấy điều này và quán chiếu nó để nhìn thấy sự thật tôi đã đề cập. Rồi chúng ta sẽ thành tựu viên mãn trong tâm, như tôi đã diễn tả, không chút nghi ngờ.

Thôi nhé, tôi xin ngưng tại đây.


The Principle of the Present  

To practice is to search for principles leading to the truth. To study is like studying a plan — although people for the most part don't follow the plan — but outer plans and inner plans are worlds apart.

With outer plans — like blueprints of a house or a building, or maps that tell where roads and places are located — the builder examines the blueprint and follows it; the traveler follows the routes that appear on the map, but if he gets a map that's out-of-date, there are bound to be things that have come into being or been torn down that don't show on the map. This can cause him to misunderstand and to follow the wrong route.


Nguyên Tắc của Hiện Tại  

Thực hành là tìm kiếm các nguyên tắc dẫn đến sự thật. Nghiên cứu thì giống như nghiên cứu kế hoạch — mặc dù đa số người ta không tuân theo kế hoạch — nhưng các kế hoạch bên ngoài và kế hoạch bên trong là cả thế giới cách biệt.

Với kế hoạch bên ngoài — giống như bản thiết kế căn nhà hay tòa nhà, hay bản đồ cho biết đường và địa điểm nằm ở đâu — người xây cất xem xét bản thiết kế và làm theo nó; người lữ hành đi theo lộ trình vẽ trên bản đồ, nhưng nếu ông ta có tấm bản đồ cũ, tất sẽ gặp trở ngại trên đường đi hay địa điểm muốn tìm kiếm đã bị dẹp bỏ vì bản đồ không đúng. Điều này có thể khiến cho ông ta hiểu lầm và đi sai đường.

Inner plans, though — such as the 32 parts of the body, the elements, and the khandhas, which the Buddha taught us to study and to put into practice so as to derive benefits from them — are fixed truths, unchanged from the Buddha's time to the present. But with these plans within the mind, we can't act like a builder who follows the blueprint in his hands, because that would go against the principle of the present, which is where the Dhamma arises. For example, when we study and understand in line with the texts and then practice, it's hard not to speculate in reference to the texts; and so when we practice or try to develop concentration in the mind, we'll find that the mind has trouble growing still, because of the disturbance.

If, while practicing the Dhamma, we contemplate or reflect on whatever Dhamma we have studied, it's bound to get all confused, because the mind's state is not such that these things can be contemplated, pondered, or compared with the mind at the moment it's gathering itself together to gain strength. This is why we shouldn't bring anything in to disturb it at all. Let there simply be the 'Dhamma theme,' the meditation theme we bring in to supervise the mind, as if we were charging the mind so as to give it inner strength — in other words, so as to make it still.

Tuy nhiên, kế hoạch bên trong — chẳng hạn như 32 phần của thân thể, các yếu tố và các uẩn, mà Đức Phật dạy chúng ta nghiên cứu và mang vào thực hành để lấy được lợi ích từ chúng — là những sự thật cố định, không thay đổi từ thời của Đức Phật cho đến hiện tại. Nhưng với những kế hoạch này trong tâm, chúng ta không thể hành động như một người xây cất tuân theo bản thiết kế trong tay ông ta, bởi vì điều đó đi ngược lại nguyên tắc của hiện tại, là nơi Pháp xuất hiện. Ví dụ, khi chúng ta nghiên cứu và hiểu phù hợp với các văn bản và sau đó thực hành, thật khó để không suy đoán về các văn bản; và vì thế khi chúng ta thực hành hay cố gắng phát triễn định trong tâm, chúng ta sẽ thấy rằng tâm có trở ngại phát triễn tĩnh lặng, vì những xáo trộn.

Nếu, trong khi thực hành Pháp, chúng ta suy nghĩ hay quán chiếu về bất cứ Pháp nào mà chúng ta nghiên cứu, nó sẽ gây nhầm lẫn, bởi vì trạng thái của tâm không phải là nơi mà những điều này có thể được quán chiếu, suy nghĩ, hay so sánh với tâm vào giây phút nó tập trung lại để có sức mạnh. Đây là lý do tại sao chúng ta không nên mang bất cứ điều gì vào để làm phiền nó cả. Hảy chỉ để là 'chủ đề Pháp,' chủ đề thiền định chúng ta mang vào để giám sát tâm, như thể chúng ta đang sạc điện tâm để tạo cho nó sức mạnh bên trong — nói cách khác, để làm cho nó tĩnh lặng.

When the mind is still, it gains inner strength. Regardless of how much or how little knowledge it has, no trouble or confusion results, because the mind has its footing. It's secure. Calm. Peaceful within itself — all because of the stillness, which is a gathering of energy. This isn't in the plan at all — because while we are practicing, we aren't concerned with the texts. We're intent solely on developing concentration in the present until we gain results — peace, well-being, and various other satisfactory states — there in that moment.

If this is in the plan, it's in the part that says, 'Try to make the mind stay with just a single Dhamma theme — its meditation word.' Don't get involved with other topics at that moment. If you let it think of the texts while practicing concentration, it won't be willing to stick just with that practice. A great deal of extraneous knowledge will interfere, disrupting the mind until everything is a turmoil, and no stillness will result. This is called going against the plan taught by the Buddha.

Khi tâm tĩnh lặng, nó đạt được sức mạnh bên trong. Bất kể nó có kiến thức nhiều hay ít bao nhiêu, không có trở ngại hay lầm lẫn nào xảy ra, bởi vì tâm có nền tảng của nó. Nó vững vàng. Yên tĩnh. Bình an trong chính nó — tất cả vì sự tĩnh lặng, đó là sự tập trung năng lực. Điều này không nằm trong kế hoạch — bởi vì khi chúng ta đang thực hành, chúng ta không quan tâm đến văn bản. Chúng ta chỉ chú tâm vào việc phát triễn định ở hiện tại cho đến khi chúng ta đạt được kết quả — thanh thản, bình an, và một số các trạng thái thỏa đáng khác — trong khoảnh khắc đó.

Nếu điều này có trong kế hoạch thì nó nằm trong phần nói rằng, 'Cố gắng làm cho tâm ở lại chỉ với chủ đề Pháp duy nhất — thiền niệm của nó.' Đừng liên hệ với các đề mục khác vào lúc đó. Nếu bạn để nó nghĩ về các văn bản khi đang thực hành thiền định, nó sẽ không sẵn sàng bám theo sự thực hành đó. Rất nhiều kiến thức không liên quan sẽ cản trở, làm gián đoạn tâm cho đến khi mọi thứ trở nên hỗn loạn, và sẽ không mang lại sự tĩnh lặng. Đây gọi là đi ngược lại kế hoạch dạy bởi Đức Phật.

Whatever plans we've been given, however many, however much Dhamma the Buddha taught, we gather it all to our own confusion. It's as if we were building a hut and yet went around to gather up plans for hundred-story buildings and spread them out for a look. They just don't go together. The plan for a building and the plan for a hut are as different as earth and sky, and yet here we are going to gather the mind into one point, which is like building a hut. Only after we have the strength can we then begin enlarging it into a building.

When we ultimately reach the level where we are ready to investigate, there are no limits as to how broad or restricted it should be. The mind can investigate everything throughout the cosmos. When we reach the level where we should investigate, that's the level where we'll gain firm confirmation in the mind. We'll gain knowledge and all kinds of insights from our own investigation. This is where the fun lies — sifting, choosing with our discernment what is right and what is wrong. We'll go back, exploring through the Dhamma we have already studied and compare it with the causes and results in our practice until they agree, and then we can set the matter to rest. Even though we may have already understood clearly, we still have to gain confirmation to give it further support, for the sake of full conviction and certainty.

Bất cứ kế hoạch nào chúng ta có, dù nhiều bao nhiêu, dù bao nhiêu Pháp Đức Phật dạy, chúng ta thu thập tất cả vào cho sự nhầm lẫn của mình. Như thể chúng ta đang cất một túp lều nhưng vẫn đi thu thập những kế hoạch xây dựng các tòa nhà cao hàng trăm tầng và trải ra để xem. Thật không thích hợp chút nào. Kế hoạch cho tòa nhà và kế hoạch cho túp lều thì khác biệt như trái đất và bầu trời, và ở đây chúng ta sắp sửa tập trung tâm vào một điểm, giống như xây cất một túp lều. Chỉ sau khi chúng ta có sức mạnh thì chúng ta mới có thể bắt đầu mở rộng nó thành tòa nhà.

Khi chúng ta cuối cùng đạt đến mức độ mà chúng ta sẵn sàng quan sát, thì không có giới hạn nào về mức độ mở rộng hay hạn chế của nó. Tâm có thể quan sát mọi thứ trong vũ trụ. Khi chúng ta đạt đến mức độ chúng ta nên quan sát, đó là mức độ chúng ta sẽ đạt được sự xác nhận vững chắc trong tâm. Chúng ta sẽ tăng kiến thức và đủ mọi loại hiểu biết sâu sắc từ sự quan sát của chính chúng ta. Đây là nơi niềm vui nằm — xem xét, chọn lựa với tuệ phân biệt của chúng ta rằng cái gì là đúng và cái gì là sai. Chúng ta sẽ đi trở lại, khám phá qua Pháp chúng ta đã học và so sánh nó với nguyên nhân và kết quả trong sự thực hành của chúng ta cho đến khi chúng phù hợp, và sau đó chúng ta có thể đặt vấn đề qua một bên. Mặc dù chúng ta có thể đã hiểu rõ ràng, chúng ta vẫn phải có được sự xác nhận để hỗ trợ thêm, vì lợi ích của sự tin tưởng và chắc chắn trọn vẹn.

This is what's meant by discernment. It's not the case that if we have no doubts then there's no reason to make comparisons. The Dhamma of the doctrine is one thing, the Dhamma of the practice is another. We take the Buddha's wealth and compare it with our own wealth, gained from our practice. If they match, we can accept the matter and put it aside, with no more concern.

In particular, when we practice in line with the four Noble Truths or the four foundations of mindfulness (satipatthana), these are things that the Buddha described as being interconnected. If we practice them one by one, in line with the texts — investigating the body, and then feeling, and then the mind, and then mental events — we'll be wrong the livelong day, because these things by their nature are interconnected at all times. We can investigate whichever aspect we want. Whichever aspect feels most natural to us, we should start with that one first.

Đây ý nghĩa của nhận thức phân biệt. Nó không phải là trường hợp mà nếu như chúng ta không nghi ngờ gì thì không có lý do để so sánh. Pháp học là một chuyện, Pháp hành là chuyện khác. Chúng ta lấy tài sản của Đức Phật ra so sánh với tài sản của chúng ta, có được từ sự thực hành của chúng ta. Nếu chúng giống nhau, chúng ta có thể chấp nhận vấn đề và đặt nó qua một bên, không còn quan tâm nữa.

Cụ thể là, khi chúng ta thực hành phù hợp với Tứ Diệu Đế hay bốn nền tảng của chánh niệm (satipatthana - tứ niệm xứ), đây là những điều mà Đức Phật đã mô tả là liên kết với nhau. Nếu chúng ta lần lượt thực hành chúng, phù hợp với văn bản — quan sát thân, rồi đến cảm giác, rồi đến tâm, và sau đó là các sự kiện tinh thần — chúng ta sẽ sai lầm suốt ngày, bởi vì những điều này tự bản tánh là luôn liên kết với nhau. Chúng ta có thể quan sát bất cứ khía cạnh nào chúng ta muốn. Bất cứ khía cạnh nào cảm thấy tự nhiên nhất với chúng ta, chúng ta nên bắt đầu với cái đó trước.

By and large, we start out by investigating the body. But when a pain appears, we have to let go of the body and focus on the pain. We then consider the pain in relation to the body, distinguishing between the two so that we understand them clearly. Then we distinguish between the pain in the body and the pain in the mind, comparing them and distinguishing between them again. Body, feeling, mind, and mental events lie together in the same moment. So we separate out the body — in other words, investigate it — and then separate out the feeling so as to know whether or not the body and feeling are one and the same. Then we separate the mind from the mental events within the mind, so as to see that each of these events is not the same thing as the mind. To say just this much covers all four of the foundations of mindfulness.

We can't divide these things and deal with them one at a time, one after another, the way we take one step after another while walking. To do so is wrong. This is the way it is with the practice: When we investigate one aspect or another of the four foundations of mindfulness or the four Noble Truths, they all become involved of their own accord — because they are interconnected phenomena. The Buddha says, for example,

kaye kayanupassa viharati:
'Investigate the body within the body.'

Nói chung, chúng ta bắt đầu bằng cách quan sát thân. Nhưng khi cơn đau xuất hiện, chúng ta phải buông bỏ thân và tập trung vào cảm giác đau. Rồi chúng ta xem xét đau liên quan đến thân, phân biệt giữa hai thứ để chúng ta hiểu rõ chúng. Sau đó chúng ta phân biệt giữa đau trong thân và đau trong tâm, so sánh chúng và phân biệt chúng lần nữa. Thân, cảm giác, tâm, và các sự kiện tinh thần nằm chung với nhau trong cùng một thời điểm. Vì vậy chúng ta tách biệt thân — nói cách khác, quan sát nó — và sau đó tách biệt cảm giác để biết liệu thân và cảm giác là một và giống nhau không. Rồi chúng ta tách tâm ra khỏi các sự kiện tinh thần bên trong tâm, để nhìn thấy rằng mỗi sự kiện này không giống như tâm. Nói như thế này là bao gồm cả bốn nền tảng của chánh niệm.

Chúng ta không thể tách biệt những thứ này và lần lượt đối phó với chúng, cái này qua cái kia, cách chúng ta nhấc từng bước chân khi đi bộ. Làm như vậy là sai. Đây là cách nó là với sự thực hành: Khi chúng ta quan sát một khía cạnh này hay kia của bốn nền tảng của chánh niệm hay Tứ Diệu Đế, chúng đều trở nên quan hệ theo ý chúng — bởi vì chúng là những hiện tượng liên kết với nhau. Ví dụ, Đức Phật nói,

kaye kayanupassa viharati:
'Quan sát thân bên trong thân.'

Now, the phrase, 'the body within the body' means to start out with any one of the many parts of the body. Once we have contemplated that part until we gain an understanding, our investigation then permeates further of its own accord, making us curious about this part and that. This keeps spreading and spreading until it reaches everything in the body. In other words, it covers everything and understands everything.

'The body within the body' — for example, kesa, hair of the head: Even though we may contemplate only one hair on the head, it has an impact on our understanding of how may hairs on the head? And then connects up with how many parts of the body? It affects everything. It permeates everything, because everything is interrelated. No matter what we investigate, this is the way it goes, in line with the principles of investigation in the area of the practice that the Noble Ones have followed.

Từ ngữ 'thân bên trong thân' có nghĩa là bắt đầu với bất cứ một trong nhiều phần của thân. Một khi chúng ta quán chiếu phần đó cho đến khi chúng ta có được sự hiểu biết, sự quan sát của chúng ta thấm vào sâu hơn theo ý nó, làm cho chúng ta tò mò về phần này và phần kia. Nó tiếp tục lan tỏa và lan tỏa cho đến khi nó đến tất cả mọi thứ trong thân. Nói cách khác, nó bao gồm mọi thứ và hiểu mọi thứ.

'Thân bên trong thân' — ví dụ, kesa, tóc: Mặc dù chúng ta có thể chỉ quán chiếu tóc, nó có ảnh hưởng đến sự hiểu biết của chúng ta về tóc ở trên đầu? Và sau đó kết nối với bao nhiêu phần trong thân? Nó ảnh hưởng mọi thứ. Nó thấm vào mọi thứ, bởi vì mọi thứ liên kết với nhau. Bất kể chúng ta quan sát cái gì, đây là cách nó đi, phù hợp với các nguyên tắc của sự quan sát trong lĩnh vực thực hành mà các bậc Thánh Hiền đã theo.

'Feeling': It arises in our body. Focus on whichever one point is very pronounced. Investigate it — whichever point is more painful than the rest. When we focus on that as a starting point, our investigation will spread to all other feelings because no matter where they arise, they all become involved with the one mind. As soon as we investigate a feeling, the mind and the feeling immediately fly toward each other, and then we separate them out, because the four foundations of mindfulness — contemplation of body, feelings, mind, and mental events — are interrelated in this way. 'External feelings' refer to physical feelings, feelings of pleasure, pain, and neither pleasure nor pain in the various parts of the body. 'Internal feelings' refer to the feelings of pain, pleasure, and neither pleasure nor pain in the heart. These are also counted as feelings that occur in the hearts of ordinary people everywhere.

These three kinds of feelings: Even when we're meditating and the mind enters into stillness, it still has a feeling of pleasure. But ordinarily, people usually have feelings of pain and discontent within the heart. If we don't investigate — for example, if we've never practiced the Dhamma — these three feelings also exist, but they're worldly feelings, not the feelings connected with the Dhamma of those who practice meditation.

'Cảm giác': Nó phát sinh trong thân chúng ta. Tập trung vào bất cứ điểm nào cảm thấy rất rõ. Quan sát nó — bất cứ điểm nào đau nhiều hơn phần còn lại. Khi chúng ta tập trung vào đó như là điểm khởi đầu, sự quan sát của chúng ta sẽ lan tỏa đến tất cả các cảm giác khác bởi vì bất kể chúng phát sinh ở đâu, chúng đều trở nên quan hệ với tâm. Ngay khi chúng ta quan sát một cảm giác, tâm và cảm giác ngay lập tức bay đến với nhau, và sau đó chúng ta tách chúng ra, bởi vì bốn nền tảng của chánh niệm — quán chiếu thân, cảm giác, tâm, và các sự kiện tinh thần — liên quan với nhau theo cách này. 'Cảm giác bên ngoài' đề cập đến cảm giác thể chất, cảm giác thoải mái, đau đớn, không thoải mái không đau đớn trong các phần khác nhau của thân. 'Cảm giác bên trong' đề cập đến cảm giác đau khổ, vui sướng, và không vui không đau trong tim. Đây cũng được xem là những cảm giác xảy ra trong tim của những người bình thường ở khắp mọi nơi.

Ba loại cảm giác này: Ngay cả khi chúng ta đang thiền định và tâm bước vào tĩnh lặng, nó vẫn có cảm giác vui sướng. Nhưng thông thường, người ta hay có cảm giác đau khổ và bất mãn trong tim. Nếu chúng ta không quan sát — ví dụ, nếu chúng ta chưa bao giờ thực hành Pháp — ba cảm giác này cũng hiện hữu, nhưng chúng là cảm giác thế gian, không phải là cảm giác liên quan đến Pháp của những ai thực hành thiền.

When we practice, and the mind is still and calm, there is a feeling of pleasure. If the mind doesn't settle down and grow still as we want it to, feelings of bodily and mental pain or distress arise. Sometimes the mind is vacant, drifting, indifferent, something of the sort. You can't call it pleasure or pain. It's simply vacant and drifting — something like that — in the mind of the meditator. This doesn't mean vacant and drifting in the sense of someone completely oblivious. It's simply a state in the mind. This is called a feeling of neither pleasure nor pain.

At present, we aren't yet aware of these things — even now, when they're very pronounced. We aren't yet aware because we don't yet have the discernment. When the mind becomes more refined, then whatever appears, whatever state arises, we are bound to know, and to know increasingly, in line with the strength of our own mindfulness and discernment. Actually, these things are the bosses, lording it over the heart: Okay, for once let's call them what they are, because that's what they've actually been all along.

Khi chúng ta thực hành, và tâm tĩnh lặng và bình an, thì có cảm giác vui sướng. Nếu tâm không ổn định và phát triễn tĩnh lặng như chúng ta muốn, cảm giác đau thể chất và tinh thần hay phiền muộn phát sinh. Đôi khi tâm trống vắng, trôi dạt, thờ ơ, đại khái như vậy. Bạn không thể gọi nó là vui sướng hay đau khổ. Nó chỉ đơn giản trống vắng và trôi dạt — đại khái như thế — trong tâm của hành giả. Điều này không có nghĩa là trống vắng hay trôi dạt theo ý nghĩa của một người hoàn toàn không hay biết. Nó chỉ là một trạng thái trong tâm. Đây được gọi là cảm giác không vui sướng không đau khổ.

Hiện tại, chúng ta chưa ý thức được những điều này — thậm chí ngay bây giờ, khi chúng thể hiện rõ ràng. Chúng ta chưa ý thức được bởi vì chúng ta chưa có nhận thức phân biệt. Khi tâm trở nên tinh tế hơn, thì bất cứ cái gì xuất hiện, bất cứ trạng thái nào phát sinh, chúng ta sẽ biết, và biết nhiều hơn, phù hợp với sức mạnh của chánh niệm và nhận thức phân biệt của chúng ta. Thật ra, những thứ này là những ông chủ, điều khiển trái tim: Được rồi, ít nhất hảy gọi chúng như chúng là, bởi vì đó là những gì chúng vốn thật sự là từ trước đến giờ.

The heart is their vessel, their seat. That's where they sit. Or you could say it's their toilet, because that's where they defecate. Whichever one comes along, it gets right up there on the heart. Now pain jumps up there and defecates. Now pleasure gets up there and defecates. Now a feeling of neither pleasure nor pain gets up there and defecates. They keep defecating like this, and the heart is content to let them do this, because it doesn't have the mindfulness or discernment to shake them off and not let them defecate. This is why we have to develop a great deal of mindfulness and discernment so that we can fight them off.

Mindfulness is crucial. It has to keep track constantly, because it's the supervisor of the work. No matter where discernment goes scrutinizing, no matter what it thinks about, mindfulness sticks right with it. Discernment contemplates and mindfulness follows right along with it. This is why it doesn't turn into sañña. As soon as we let mindfulness lapse, discernment turns into sañña, in accordance with the weakness of the mind just learning how to explore. But once we become more proficient in the areas of both mindfulness and discernment, the two stick so close together that we can say that there's never a moment when the mind's attention lapses — except when we sleep, at which time mindfulness and discernment don't have to work, and even the defilements take a rest.

Trái tim là chiếc thuyền của chúng, chỗ ngồi của chúng. Đó là nơi chúng ngồi. Hay bạn có thể nói nó là cầu tiêu của chúng, bởi vì đó là nơi chúng bài tiết. Bất cứ cái gì đến, nó lên đến tận trái tim. Bây giờ đau khổ nhảy lên đó và bài tiết. Bây giờ vui sướng leo lên đó và bài tiết. Bây giờ cảm giác không vui không khổ leo lên đó và bài tiết. Chúng tiếp tục bài tiết như vậy, và trái tim vui lòng để cho chúng làm điều này, bởi vì nó không có chánh niệm hay nhận thức phân biệt để liệng bỏ chúng và không cho chúng bài tiết. Đây là lý do tại sao chúng ta phải phát triễn rất nhiều chánh niệm và nhận thức phân biệt để chúng ta có thể chống lại chúng.

Chánh niệm rất quan trọng. Nó phải theo dõi liên tục, bởi vì nó là người giám sát công việc. Bất kể nhận thức phân biệt đi dò xét ở đâu, bất kể nó nghĩ về cái gì, chánh niệm bám sát nó. Nhận thức phân biệt quán chiếu và chánh niệm đi theo cùng với nó. Đây là lý do tại sao nó không biến thành sañña - tưởng uẩn. Ngay khi chúng ta để chánh niệm sa sút, nhận thức phân biệt biến thành sañña - tưởng uẩn, tương xứng với sự yếu kém của tâm khi vừa mới học cách khám phá. Nhưng một khi chúng ta trở nên thành thạo hơn trong cả lĩnh vực chánh niệm và nhận thức phân biệt, cả hai cận kề với nhau đến mức chúng ta có thể nói rằng không có một giây phút nào mà sự chú ý của tâm sa sút — ngoại trừ khi chúng ta ngủ, lúc đó chánh niệm và nhận thức phân biệt không phải làm việc, và ngay cả phiền não ô trược cũng nghỉ ngơi.

Once we reach this level, there is never a moment where the mind's attention lapses. This is thus called super-mindfulness and super-discernment. How could it lapse? It stays right with 'what knows ' at all times. Mindfulness and discernment exist together in this one mind and have become one and the same thing. So where could they lapse? Once mindfulness and discernment are continuous, we can speak in this way.

Before, we were never able to know how much the mind scrambled, stumbled, and fell. But when we reach the level where these things become one and the same, then as soon as there's a rippling in the mind, we are right there up on it. Instantly. Instantly. Whatever gets thought, we are progressively more and more up on it. And especially if it's a matter of defilement, then mindfulness and discernment are extra quick. But if the mind is an ordinary mind, it doesn't know. Even if defilements climb up and defecate on our head from dawn to dusk and from dusk to dawn, we can't be aware of them.

Một khi chúng ta đạt đến mức độ này, không có một giây phút nào mà sự chú ý của tâm bị sa sút. Điều này vì thế được gọi là siêu chánh niệm và siêu nhận thức phân biệt. Làm thế nào mà nó sa sút được? Nó ở ngay bên cạnh 'tri giác' khắp mọi lúc. Chánh niệm và nhận thức phân biệt hiện hữu cùng với nhau trong tâm thức này và đã trở thành một và giống nhau. Vì vậy nó sa sút ở đâu? Một khi chánh niệm và nhận thức phân biệt được liên tục, chúng ta có thể nói theo cách này.

Trước kia, chúng ta không bao giờ có thể biết tâm bị xáo trộn, vấp ngã bao nhiêu. Nhưng khi chúng ta đạt đến mức độ mà những điều này trở thành một và giống nhau, thì ngay khi có một gợn sóng trong tâm, chúng ta biết nó liền ngay tại đó. Ngay lập tức. Ngay lập tức. Bất cứ tư tưởng nào hình thành, chúng ta nhanh chóng bắt kịp nó. Và nhất là nếu nó là vấn đề của phiền não ô trược, thì chánh niệm và nhận thức phân biệt lại càng nhanh hơn. Nhưng nếu tâm là một tâm bình thường, nó không biết. Thậm chí nếu phiền não ô trược leo lên và bài tiết trên đầu chúng ta từ sáng đến tối và từ tối đến sáng, chúng ta không thể nhận thức được chúng.

In the area of the practice, we practice on our own and know on our own. That's when things become clear. Let's see right and wrong clearly within ourselves. Let's know things clearly within ourselves. Only then can we be certain. Once we have practiced and come to know, we can be courageous in what we say and courageous within the heart, with no fear that we might be speaking wrongly or venturing guesses. We are sure of ourselves from having practiced.

To strip away the things that bind the heart has to be difficult. For those who are weak-willed, it's especially difficult. There is no way they can succeed, because they keep creating obstacles for themselves whenever they are about to develop goodness or break away the binding of unawareness and craving from around the heart. To break open the binding of the wheel of rebirth depends mainly on our being earnest and intent: That's what will clear our way. This is why living beings don't want to touch that binding, don't want to break it open.

Trong lĩnh vực thực hành, chúng ta tự mình thực hành và tự biết. Đó là khi mọi thứ trở nên rõ ràng. Chúng ta hảy nhìn thấy đúng và sai rõ ràng trong chính mình. Chúng ta hảy biết rõ mọi thứ trong chính mình. Chỉ đến khi đó thì chúng ta mới có thể chắc chắn được. Một khi chúng ta thực hành và tìm hiểu, chúng ta có thể can đảm trong những gì chúng ta nói và can đảm trong tim, không sợ rằng chúng ta có thể nói sai hay vội vã suy đoán. Chúng ta biết chắc về mình từ việc thực hành.

Gở bỏ những thứ ràng buộc trái tim tất phải khó. Đối với những ai ý chí yếu, nó rất là khó khăn. Không cách nào họ có thể thành công, bởi vì họ tiếp tục tạo ra trở ngại cho chính họ bất cứ khi nào họ sắp sửa phát triễn tánh tốt hay phá vỡ sự ràng buộc của vô minh và ham muốn khỏi trái tim. Việc phá vỡ ràng buộc của luân hồi sinh tử tùy thuộc chủ yếu vào sự tận tụy và ý chí của chúng ta: Đó là cái mà sẽ dọn đường cho chúng ta. Đây là lý do tại sao chúng sinh không muốn chạm vào ràng buộc đó, không muốn phá vỡ nó.

Our earnest intent is what will lead us to know exactly how extraordinary the things taught by the Buddha really are. When we have this kind of earnest intent toward the Dhamma filling the heart, then no matter how difficult things become, we won't let that difficulty bother us or become an obstacle. We want solely to know, to see, to understand. We feel motivated solely to think, ponder, and investigate in line with the aspects of the Dhamma we want to know and see.

This has us engrossed day and night — engrossed in our desire to know and see, engrossed in the results we obtain step by step, engrossed in probing and cutting away the defilements and mental effluents. These lie nowhere but in the heart — except when the heart grabs hold of external things that are harmful and toxic, and brings them inward to overpower itself to no purpose. The mind thus has to probe, investigate, remedy, and slash away inside itself because these are the things that bind the heart. The heart is what makes itself unruly and reckless, roaming about, collecting these things to burn itself, because it doesn't have the good sense to avoid them or remedy them. For this reason, we need to develop a great deal of mindfulness and discernment.

Ý chí mảnh liệt của chúng ta là cái mà sẽ khiến chúng ta biết chính xác những điều kỳ diệu dạy bởi Đức Phật thật sự là gì. Khi chúng ta có loại ý chí mảnh liệt hướng về Pháp như vậy lấp đầy trái tim, thì cho dù mọi thứ trở nên khó khăn bao nhiêu, chúng ta sẽ không để sự khó khăn đó làm bận tâm chúng ta hay trở thành chướng ngại. Chúng ta chỉ muốn biết, thấy, hiểu. Chúng ta cảm thấy hoàn toàn hứng khởi để suy nghĩ, cân nhắc, và quan sát phù hợp với các khía cạnh của Pháp mà chúng ta muốn biết và thấy.

Điều này khiến chúng ta say đắm ngày đêm — say đắm trong niềm mong muốn được biết và thấy, say đắm trong kết quả chúng ta đạt được từng bước một, say đắm trong việc xem xét và cắt bỏ phiền não và bợn nhơ tinh thần. Những thứ này không nằm đâu ngoài tim — ngoại trừ khi trái tim bám lấy những thứ độc hại bên ngoài, và mang chúng vào trong để áp đảo chính nó một cách vô ích. Tâm vì thế phải cân nhắc, quan sát, chữa trị, và quét sạch bên trong nó bởi vì đó là những thứ ràng buộc trái tim. Trái tim là cái làm cho chính nó ngỗ nghịch và thiếu thận trọng, đi lang thang, thu thập những thứ này để thiêu đốt chính nó, bởi vì nó không có ý thức để tránh chúng hay chữa trị chúng. Vì lý do này, chúng ta cần phát triễn rất nhiều chánh niệm và nhận thức phân biệt.

The Buddha was always teaching mindfulness and discernment.

nisamma karanam seyyo:

'Use discernment to consider before doing anything,' in order to guard against error. Both in inner and outer activities, mindfulness and discernment are always important. But usually when the mind thinks of doing anything, we don't consider it first. Even if we don't consider things while we think of doing them, we should at least consider them when the mind has made contact with one matter or another, and trouble arises as a result. But usually we don't see the harm of our own recklessness, and this is why we never learn. So we keep thinking and acting in our old ways repeatedly, and the results are thus unceasing stress.

Đức Phật luôn luôn dạy về chánh niệm và nhận thức phân biệt.

nisamma karanam seyyo:

'Sử dụng nhận thức phân biệt để xem xét trước khi làm bất cứ điều gì,' để tránh sai lầm. Cả trong các hoạt động bên trong lẫn bên ngoài, chánh niệm và nhận thức phân biệt luôn quan trọng. Nhưng thông thường khi tâm nghĩ đến làm việc gì, chúng ta không xem xét nó trước. Thậm chí nếu chúng ta không xem xét mọi thứ trong khi chúng ta nghĩ đến việc thực hiện chúng, ít nhất chúng ta cũng nên xem xét chúng khi tâm tiếp xúc với vấn đề này hay vấn đề kia, và hậu quả là trở ngại nảy sinh. Nhưng thông thường chúng ta không nhìn thấy nguy hại của sự thiếu thận trọng của mình, và đây là lý do tại sao chúng ta không bao giờ học được bài học nào. Vì vậy chúng ta tiếp tục suy nghĩ và hành động theo cách cũ của mình nhiều lần, và kết quả vì thế là căng thẳng không ngừng.

We shouldn't guess, we shouldn't anticipate what the practice will be like. Where is heaven? Don't guess about it. Where are the Brahma worlds? Don't waste your time anticipating. Where is stress? Its cause? Its cessation? The path? Don't anticipate their being anywhere outside the body and mind that are in contact with each other and with these various things at all times. Focus right here, so as to see the truth in line with the principles of the Dhamma.

You'll know what's outside; you'll know what's inside. Especially when you know what's inside, that's when you'll gain insight into everything that exists, in line with your temperament and abilities, without your anticipating it. The mind will simply know of its own accord. Your basic problem is that you don't yet know yourself inside and simply want to know what's outside. This will only make you agitated and confused, without serving any purpose.

Chúng ta không nên suy đoán, chúng ta không nên dự kiến sự thực hành sẽ giống như cái gì. Thiên đường ở đâu? Đừng suy đoán về nó. Thế giới Phạm Thiên ở đâu? Đừng lãng phí thì giờ của bạn cho việc dự kiến. Căng thẳng ở đâu? Nguyên nhân của nó? Sự chấm dứt của nó? Con đường? Đừng dự kiến rằng chúng ở nơi nào bên ngoài thân và tâm, rằng chúng đang liên lạc với nhau và với những thứ khác khắp mọi lúc. Tập trung ngay tại đây, để nhìn thấy sự thật phù hợp với các nguyên tắc của Pháp.

Bạn sẽ biết những gì ở bên ngoài; bạn sẽ biết những gì ở bên trong. Đặc biệt là khi bạn biết những gì ở bên trong, đó là khi bạn sẽ có được cái nhìn sâu sắc vào tất cả mọi thứ hiện hữu, phù hợp với cá tính và khả năng của bạn, không cần bạn dự kiến nó. Tâm sẽ đơn giản biết theo ý nó. Trở ngại căn bản của bạn là bạn chưa biết nội tâm của mình và chỉ muốn biết cái gì ở ngoài. Điều này sẽ chỉ làm cho bạn lo lắng và bối rối, mà không giúp được gì.

If you want to gather matters into yourself so as to see the truth, then: What is hell? And where is it? If you want to know hell, then go ahead. Where is it? Where is the suffering that the defilements dig up, the suffering they produce in ascending stages? If it doesn't lie in the body and mind, where does it lie? If, when you let yourself fall into hell and the fires of hell burn you day and night, you still don't know where hell is, then where else are you going to look for it? Bring things inward in this way so as to know the truth: the Noble Truths that lie within you. Once you know the Noble Truths, you'll understand every pit in hell without having to ask anyone. Think of how much the Buddha and his Noble Disciples knew about hell — and yet who told them about it? How is it that they were able to know and see to the point of teaching us into the present?

'Heaven' is the enjoyment, the sense of exhilaration in the Dhamma, in the goodness and merit that lie within the heart, causing it to be calm and at peace. This is your 'heavenly treasure.' The Brahma worlds lie with the levels of the mind. No matter which level of the Brahma worlds you want to reach, they are all levels of the mind that indicate on their own that this mental state corresponds to this level or that and that have the characteristics of those levels. For this reason, you have to put 'this one' — the mind — into good shape, into proper shape. Don't go concerning yourself with anything other than this.

Nếu bạn muốn gom góp mọi vấn đề vào trong để nhìn thấy sự thật, thì: Địa ngục là gì? Và nó ở đâu? Nếu bạn muốn biết địa ngục, hảy tiếp tục. Nó ở đâu? Nỗi đau khổ mà phiền não ô trược đào lên ở đâu, nỗi đau khổ chúng tạo ra trong những giai đoạn kế tiếp ở đâu? Nếu nó không nằm trong thân và tâm, thì nó nằm ở đâu? Nếu, khi bạn để cho bản thân rơi vào địa ngục và lửa địa ngục thiêu đốt bạn ngày đêm, bạn vẫn không biết địa ngục ở đâu, thì bạn sẽ đi tìm nó ở nơi nào nữa? Mang mọi thứ vào trong theo cách này để biết sự thật: Tứ Diệu Đế nằm ở trong bạn. Một khi bạn biết Tứ Diệu Đế, bạn sẽ hiểu mọi hố trong địa ngục mà không cần phải hỏi ai. Nghĩ xem Đức Phật và các Đại Đệ Tử của ngài biết bao nhiêu về địa ngục — và có ai nói cho họ biết về nó không? Làm thế nào họ có thể biết và thấy đến mức dạy chúng ta cho đến hiện tại?

'Thiên đường' là niềm vui, cảm giác hoan hỉ trong Pháp, trong lòng nhân từ và công đức nằm trong tim, khiến nó được yên tĩnh và bình an. Đây là 'kho tàng thiên giới' của bạn. Các cõi Phạm Thiên nằm ở các mức độ của tâm. Bất kể cõi giới Phạm Thiên nào bạn muốn đến, chúng đều là các mức độ của tâm mà tự chúng biểu lộ rằng trạng thái tâm này tương ứng với cấp độ này hay cấp độ kia và có những đặc tính của cấp đó. Vì lý do này, bạn phải làm cho 'cái này' — tâm — được lành mạnh, được phù hợp. Đừng quan hệ với cái gì khác ngoài cái này.

Every day, every night, we should probe into our own minds, together with the things that become involved with them. The important factors are the body — this is very important — and the five khandhas. These things are always making contact because they have been together with us since way back when. Things outside — sights, sounds, smells, tastes, and tactile sensations — sometimes subside, but the five khandhas and the heart are always together and always at issue with one another. There is no one who can decide these issues and put an end to them unless we use mindfulness and discernment as our judges to make a decision that will put the case to rest.

Normally, rupa, vedana, sañña, sankhara, and viññana lie right with us, with the heart. They are interconnected and interrelated to the point where no one can untangle the case and pass a verdict, because we don't have the discernment to deliberate and decide what verdict to pass. So we simply let issues arise all the time: 'That hurts. This aches. I'm afraid I'll faint. I'm afraid I'll die.' We really are afraid — as if by fearing to the utmost, straight to the heart, we could somehow escape death.

Mỗi ngày, mỗi đêm, chúng ta nên thăm dò tâm của chúng ta, cùng với những thứ đến quan hệ với nó. Yếu tố quan trọng là thân — điều này rất quan trọng — và ngũ uẩn. Những thứ này luôn luôn tiếp xúc bởi vì chúng đã ở với chúng ta từ lâu rồi. Những thứ bên ngoài — hình ảnh, âm thanh, mùi, vị, và cảm giác xúc giác — đôi khi lắng xuống, nhưng ngũ uẩn và tim luôn ở bên nhau và luôn có vấn đề với nhau. Không ai có thể giải quyết những vấn đề này và chấm dứt chúng trừ khi chúng ta sử dụng chánh niệm và nhận thức phân biệt như là thẩm phán của chúng ta để đưa ra quyết định mà sẽ kết thúc vụ án.

Thông thường, rupa - sắc, vedana - thọ, sañña - tưởng, sankhara - hành,viññana - thức nằm ngay trong chúng ta, cùng với trái tim. Chúng liên kết với nhau và quan hệ đến mức mà không ai có thể gở rối vụ án và thông qua phán quyết, bởi vì chúng ta không có tuệ phân biệt để suy xét và quyết định chọn bản phán quyết nào. Vì vậy chúng ta chỉ đơn giản để các vấn đề phát sinh khắp mọi lúc: 'Chỗ đó đau. Chỗ này nhức. Tôi sợ là tôi sẽ ngất xỉu. Tôi sợ là tôi sẽ chết.' Chúng ta thật sự sợ — như thể bằng cách sợ tột cùng, đến tận trái tim, chúng ta có thể bằng cách nào đó thoát khỏi cái chết.

This fear of death: We really fear it and yet we don't know what death is, or who dies. As long as we haven't investigated down to the 'foundation of death,' we'll have to fear it all the livelong day. But once we have investigated down to the foundation of death, what is there to fear? — because nothing in the world dies. There is simply the change, the exchange of the various elements, and that's all. Change is something we already know. The Dhamma has taught us: 'Inconstancy' — things are always changing. 'Stress' — where is there if not right here? 'Not-self' — this already tells us — what is there of any substance, that's 'us' or 'them'? The Dhamma tells us with every word, every phrase, and yet we prefer to fly in the face of the Dhamma. We want that to be us, we want this to be ours. This wanting is an affair of defilement: That's not us, it's simply defilement from head to toe — or isn't it?

If it were to become our self as we say it is, wouldn't it be a heap as big as a mountain? If every defilement of every sort were to be gathered together, who knows how many millions of mountains they'd be? We wouldn't be able to carry them at all. What we already have is more than we can handle! So we should investigate these things to see them clearly and then cut them away, one mountain at a time. Otherwise we'll be unable to walk, because we'll be full of the mountains of every person's every sort of defilement, and of every sort of suffering that defilement has created to be borne on top of the heart for such a long, long time. We should learn our lessons, in line with what the Dhamma has taught us, so that we will have some place to put down our burden of suffering.

Sự sợ hãi cái chết này: Chúng ta thật sự sợ nó và chúng ta vẫn không biết chết là gì, hay ai chết. Hễ mà chúng ta không xem xét đến tận 'nền tảng của cái chết,' chúng ta sẽ phải sợ nó suốt ngày. Nhưng một khi chúng ta đã xem xét đến tận nền tảng của cái chết, có gì ở đó để sợ? — bởi vì không có gì trên thế giới chết. Đơn giản chỉ có sự thay đổi, sự trao đổi của các yếu tố khác nhau, và thế thôi. Thay đổi là điều mà chúng ta đã biết. Pháp đã dạy chúng ta: 'Vô thường' — mọi thứ luôn thay đổi. 'Khổ' — ở đâu nếu không phải ở ngay đây? 'Vô ngã' — điều này đã cho chúng ta biết — có gì ở bất cứ chất nào trong thân thể là 'chúng ta' hay 'chúng nó'? Pháp nói cho chúng ta biết từng chữ, từng câu, và chúng ta vẫn muốn đi ngược lại với Pháp. Chúng ta muốn cái đó là chúng ta, chúng ta muốn cái này là của chúng ta. Sự mong muốn này là vấn đề của phiền não ô trược: Đó không phải là chúng ta, nó chỉ đơn giản là phiền não ô trược từ đầu đến chân — hay không?

Nếu nó trở thành tự ngã của chúng ta như chúng ta nói thế, chẳng phải nó sẽ là một đống lớn như ngọn núi? Nếu mọi phiền não ô trược của mọi loại tụ tập lại với nhau, ai biết được chúng sẽ trở thành bao nhiêu triệu ngọn núi? Chúng ta sẽ không thể nào mang chúng đi. Những gì chúng ta đã có còn nhiều hơn là chúng ta có thể xử lý! Vì vậy chúng ta nên quan sát mọi thứ để nhìn thấy chúng rõ ràng và sau đó cắt bỏ chúng, từng ngọn núi một. Nếu không chúng ta sẽ không thể cất bước, bởi vì chúng ta sẽ là đầy rẩy những ngọn núi của mọi loại phiền não ô trược, và của mọi loại đau khổ mà phiền não ô trược đã tạo ra chất đầy trên trái tim từ một thời gian rất dài. Chúng ta nên học bài học của mình, phù hợp với những gì Pháp đã dạy chúng ta, để chúng ta sẽ có chỗ để buông gánh nặng đau khổ của chúng ta xuống.

Feelings — these characters: These are our enemies. All they offer us are feelings of pain or distress arising in the mind — sometimes on their own, with no connection to the body. The body may be perfectly normal, but because of our preoccupations, feelings of pain can manage to arise in the mind. If we think of something that stabs at the heart, a feeling of pain or distress arises. If we think in a way that will extricate us, a feeling of pleasure arises. When the mind rests and stays neutral within itself, that's a feeling of equanimity. See? We can clearly see them like this — if we reflect so as to see them. If we aren't observant, if we don't investigate them, we won't see them to our dying day. We will simply die in vain. Don't go thinking that we can gain knowledge and insight, and free ourselves of suffering, without making an effort to strive and investigate. Many, many living beings have died in failure because of their complacency.

In investigating, don't set up any anticipations that you would like to have your different feelings disappear. That would only be increasing the cause of stress. Simply look inside the feeling itself when it arises. Use your mindfulness and discernment to contemplate without let-up. Investigate until you understand.

Cảm giác — Những đặc tính này: Chúng là kẻ thù của chúng ta. Chúng chỉ mang lại cho chúng ta cảm giác đau hay phiền muộn trong tâm — đôi khi tự chúng phát sinh, không liên quan đến thân. Thân có thể hoàn toàn bình thường, nhưng vì các mối bận tâm của chúng ta, cảm giác đau có thể phát sinh trong tâm. Nếu chúng ta nghĩ rằng cái gì đó chém vào tim, cảm giác đau hay phiền muộn phát sinh. Nếu chúng ta nghĩ theo cách mà sẽ giúp chúng ta thoát khỏi khó khăn, cảm giác vui sướng phát sinh. Khi tâm nghĩ ngơi và giữ sự trung lập trong chính nó, đó là cảm giác bình thản. Thấy chưa? Chúng ta có thể nhìn thấy chúng rõ ràng như thế này — nếu chúng ta quán chiếu để nhìn thấy chúng. Nếu chúng ta không chú ý, nếu chúng ta không quan sát chúng, chúng ta sẽ không nhìn thấy chúng cho đến ngày chúng ta chết. Chúng ta sẽ chết một cách vô ích. Đừng nghĩ rằng chúng ta có thể đạt được kiến thức và minh kiến, và giải thoát chúng ta khỏi đau khổ, mà không nỗ lực phấn đấu và quan sát. Rất nhiều chúng sinh đã chết trong thất bại bởi vì sự tự mãn của họ.

Trong việc quan sát, đừng trông mong rằng các cảm giác khác nhau của bạn biến mất. Điều đó sẽ chỉ làm gia tăng căng thẳng. Chỉ đơn giản nhìn vào chính cảm giác khi nó phát sinh. Sử dụng chánh niệm và nhận thức phân biệt để quán chiếu không ngừng. Quan sát cho đến khi bạn hiểu.

Sañña: This is very important. Normally, sañña is something very important. When pain arises, the pain is important, but pain doesn't arise all the time. As for sañña, it keeps right on labeling. This is very important, very subtle, very delicate and refined. It's deceptive, which is why it has us deceived.

Sankhara is what hands things over to sañña, which elaborates on them to the point where they become endless and unstoppable unless we use mindfulness and discernment to act as a block.

Viññana is what takes note.

Sañña - tưởng uẩn: Cái này rất quan trọng. Thông thường, sañña là một thứ rất quan trọng. Khi đau phát sinh, đau quan trọng, nhưng đau không phát sinh khắp mọi lúc. Đối với sañña, nó tiếp tục đặt khái niệm. Cái này rất quan trọng, rất tế nhị, rất tinh xảo và tinh tế. Nó là ảo tưởng, đó là lý do tại sao nó làm cho chúng ta bị lầm tưởng.

Sankhara - hành uẩn là cái mà đưa mọi thứ cho sañña - tưởng uẩn, để nó trau chuốt chúng đến mức chúng trở nên vô tận và không thể ngăn cản được trừ khi chúng ta sử dụng chánh niệm và nhận thức phân biệt để hành động như rào cản.

Viññana - thức uẩn là cái mà ghi nhận.

As for sañña — labeling and interpreting — it has a big job to do, running around stirring up all kinds of trouble throughout the body. Sañña is what hoodwinks the heart, making it fall for labels until it can't see the harm they wreak in the five khandhas. Sañña is the primary culprit. Meditation circles are well aware of it, which is why they warn us.

When the mind has things like this burying it, obstructing it, and coercing it, it can't display even the least little bit of ingenious strategy, because they have it overpowered. For this reason, we have to force the mind to investigate and unravel its various preoccupations so that it can see its way clear. Its various labels and interpretations are gradually peeled off or removed, step by step. Mindfulness and discernment are then freed to think and develop more of their own strength. When we reach the stage where mindfulness and discernment come out to investigate, nothing can stay hidden. Mindfulness and discernment will probe into everything, into every nook and cranny, understanding continually more and more — engrossed in their contemplations and explorations, engrossed in the results that keep appearing — because to probe with discernment is a direct way of cutting defilement away so that we see results, step by step, without pause.

Đối với sañña - tưởng uẩn — đặt khái niệm và diễn giải — nó có một công việc lớn để làm, đi lòng vòng quanh thân bươi móc đủ loại rắc rối. Sañña là cái lừa dối tim, làm cho nó tin các khái niệm đến nỗi nó không thể nhìn thấy nguy hại chúng gây ra cho ngũ uẩn. Sañña là thủ phạm chính. Vòng tâm thiền nhận thức rõ điều này, đó là lý do chúng cảnh báo chúng ta.

Khi tâm có những thứ giống như vậy chôn vùi nó, cản trở nó, và cưỡng ép nó, nó thậm chí không thể hiển thị một chút kế sách khôn khéo nào, bởi vì chúng đã chế ngự nó. Vì lý do này, chúng ta phải buộc tâm quan sát và làm sáng tỏ các mối bận tâm của nó để nó có thể nhìn thấy rõ ràng. Những khái niệm hay diễn giải của nó dần dần bị lột hay loại bỏ, từng bước một. Chánh niệm và nhận thức phân biệt được tự do suy nghĩ và phát triễn thêm sức mạnh của chúng. Khi chúng ta đạt đến giai đoạn mà chánh niệm và nhận thức phân biệt bước ra quan sát, không gì có thể lẩn trốn được. Chánh niệm và nhận thức phân biệt sẽ xem xét mọi thứ, mọi ngõ ngách, liên tục hiểu biết thêm — đắm chìm trong sự quán chiếu và khám phá của chúng, đắm chìm trong kết quả liên tục xuất hiện — bởi vì xem xét với tuệ phân biệt là cách trực tiếp để cắt bỏ phiền não ô trược để chúng ta nhìn thấy kết quả, từng bước một, không ngừng nghỉ.

Concentration is simply a tactic for herding the various defilements into one focal point so that we can rectify or destroy them more easily. To put it simply, concentration is strength for discernment. When the mind gathers in the levels of concentration, it is content to work from various angles in the area of mindfulness and discernment. When it's working, the results of its work appear. The defilements fall away one after another. The heart becomes engrossed in the results of its work and investigates even more, never having its fill, like spring water flowing continually throughout the rainy season.

So focus right here. Don't go anywhere else. The Noble Truths are right here in the body and heart. Ultimately, they come down solely to the heart. Probe down into the heart. How is it that we don't know? Where did the Buddha know? He knew right here in the area of these four Noble Truths. He knew in the area of these four foundations of mindfulness, which lie in the bodies and hearts of us all. The Buddha knew right here and he taught right here. So investigate to see clearly right here. Defilement, the paths, the fruitions, and nibbana lie right here. Don't imagine them to be anywhere else. You'll simply be pouncing on shadows outside of yourself and grasping fistfuls of water, without ever meeting with the real Dhamma.

Định chỉ đơn giản là một chiến thuật để lùa các phiền não ô trược vào một điểm để chúng ta có thể sửa chữa hay tiêu điệt chúng dễ dàng hơn. Nói một cách đơn giản, định là sức mạnh cho nhận thức phân biệt. Khi tâm tập trung ở các mức độ của định, nó thoải mái làm việc từ các khía cạnh khác nhau trong lĩnh vực chánh niệm và nhận thức phân biệt. Khi nó làm việc, kết quả của việc làm của nó xuất hiện. Phiền não ô trược lần lượt rơi rụng. Tim trở nên đắm chìm trong các kết quả của việc làm của nó và thậm chí còn quan sát thêm, không bao giờ đầy tràn, giống như nước suối tiếp tục chảy suốt mùa mưa.

Vì vậy tập trung ngay tại đây. Đừng đi nơi nào khác. Tứ Diệu Đế ở ngay đây trong thân và tâm. Cuối cùng, chúng đến tận chân tâm. Dò xét vào trong tim. Làm sao mà chúng ta không biết? Đức Phật biết ở đâu? Ngài biết ngay đây trong lĩnh vực của Tứ Diệu Đế này. Ngài biết trong lĩnh vực của bốn nền tảng của chánh niệm, nằm trong thân và tâm của tất cả chúng ta. Đức Phật biết ngay đây và ngài dạy ngay đây. Vì vậy hảy quan sát để nhìn thấy rõ ràng ngay đây. Phiền não ô trược, đạo, quả, và niết bàn nằm ngay đây. Đừng tưởng tượng chúng ở nơi nào khác. Bạn sẽ chỉ chụp lấy những ảo ảnh bên ngoài và nắm lấy nước, mà không bao giờ gặp được Pháp thật sự.

In focusing your investigation when a feeling arises in the mind — as for feelings in the body, we've discussed them at great length already — when a feeling of stress or pain, such as a mood of distress, arises within the mind, focus on that feeling of distress. Take that feeling of distress as the target of your watchfulness and investigation. Keep alert to it. Don't set up any desires for it to vanish once it has appeared in the mind. Make yourself aware that the feeling of distress arising in the mind has to have a cause. It can't just come floating in without a cause. If you don't know its cause, focus on the result — the distress itself — as the heart's preoccupation. Keep aware right at the heart. Focus on contemplating and unraveling the feeling of distress right there. Don't let go of that feeling to go looking or investigating elsewhere. Otherwise you will make the mind waver, without ever being able to establish a foothold and it will become shiftless and irresolute.

However long that distress will have to last, keep looking at it to see if it's really constant, solid, and lasting. Your mind is something more lasting than the feeling, so why won't it be able to investigate it? The feeling arises only for a period and then vanishes when its time is up, when it no longer has any supporting conditions. Since the mind by its nature is something that knows, then even though a feeling of distress arises, it still knows. Whether there is a little distress or a lot, it knows — so why won't it be able to investigate the distress? It has to endure the distress, because the mind is already a fighter and an endurer.

Trong việc tập trung sự quan sát của bạn khi một cảm giác phát sinh trong tâm — đối với cảm giác trong thân, chúng ta đã thảo luận về chúng khá nhiều rồi — khi cảm giác căng thẳng hay đau khổ, chẳng hạn như trạng thái phiền muộn, phát sinh trong tâm, tập trung vào cảm giác phiền muộn đó. Xem cảm giác phiền muộn đó như là mục tiêu của sự theo dõi và quan sát của bạn. Luôn cảnh giác nó. Đừng trông mong nó biến mất một khi nó đã xuất hiện trong tâm. Hảy ý thức rằng cảm giác phiền muộn phát sinh trong tâm phải có nguyên nhân. Nó không thể chỉ trôi dạt đến mà không có nguyên nhân. Nếu bạn không biết nguyên nhân của nó, tập trung vào kết quả — nỗi phiền muộn — như là đề mục của tim. Giữ ý thức ngay tại tim. Tập trung vào việc quan sát và làm sáng tỏ cảm giác phiền muộn ngay tại đó. Đừng bỏ rơi cảm giác đó để đi tìm hay quan sát nơi nào khác. Nếu không bạn sẽ làm tâm dao động, không bao giờ có thể thiết lập một nền tảng và nó sẽ trở nên lười biếng và do dự.

Cho dù nỗi phiền muộn đó kéo dài bao lâu, tiếp tục theo dõi nó để xem liệu nó thật sự không thay đổi, vững chắc, và tồn tại không. Tâm của bạn là một cái gì đó tồn tại lâu hơn là cảm giác, vì vậy tại sao tâm lại không thể quan sát nó? Cảm giác phát sinh chỉ trong một giai đoạn và sau đó biến mất khi thời gian của nó hết, khi nó không còn điều kiện hỗ trợ nào nữa. Bởi vì tâm tự bản tánh là một cái gì đó có tri giác, thì mặc dù cảm giác phiền muộn phát sinh, nó vẫn biết. Dù đó là phiền muộn chút ít hay nhiều, nó biết — vì vậy tại sao nó lại không thể quan sát nỗi phiền muộn? Nó phải chịu đựng nỗi phiền muộn, bởi vì tâm đã là một chiến sĩ và là người nhẫn nại.

So. However great or little the distress, fix your attention on that spot. Don't set up any desires for it to disappear. Simply know the truth of the feeling as it arises and changes. Know right there and know its every phase, heavy or light, great or little, until it finally disappears.

And when the feeling of distress dissolves away from the heart through your focused investigation, know what feeling arises in its place. Keep knowing step by step. Only then can you be called an investigator. Don't hold fast to any feelings — whether of pleasure or of equanimity. Know that they too are feelings and are individual conditions, separate from the mind — and so they can change. This one comes in, that one dissolves away, this one takes its place: They keep at it like this, in line with the common nature of feelings, because the seeds are constantly in the heart, enabling these three kinds of feelings to appear. Once the mind has absolutely no more seeds of any sort, no feelings or moods of any sort will appear in the mind at all, aside from 'paramam sukham' — the ultimate ease that's part of the nature of a pure heart. This doesn't count as a feeling. When the Buddha says, 'nibbanam paramam sukham' — nibbana is the ultimate ease — that's not a feeling of ease, stress, or equanimity, and so it's not subject to arising and disappearing.

Vì vậy. Cho dù nỗi phiền muộn đó lớn hay nhỏ thế nào, giữ vững sự chú ý của bạn vào điểm đó. Đừng trông mong nó biến mất. Chỉ đơn giản biết sự thật của cảm giác khi nó phát sinh và thay đổi. Biết ngay tại đó và biết từng giai đoạn của nó, nặng hay nhẹ, nhiều hay ít, cho đến khi nó cuối cùng biến mất.

Và khi cảm giác phiền muộn tan biến khỏi tim qua sự tập trung quan sát của bạn, biết cảm giác gì đến thế chỗ nó. Tiếp tục biết từng bước một. Chỉ đến khi đó thì bạn mới có thể được gọi là người quan sát. Đừng giữ chặt bất cứ cảm giác nào — dù là niềm vui hay bình thản. Biết rằng chúng cũng là cảm giác và là các trạng huống riêng rẽ, tách biệt với tâm — và vì vậy chúng có thể thay đổi. Cái này đến, cái kia tan rã, cái này thế chỗ nó: Chúng tiếp tục như vậy, phù hợp với bản tánh của cảm giác, bởi vì các hạt giống luôn ở trong tim, làm cho ba loại cảm giác này xuất hiện. Một khi tâm hoàn toàn không còn hạt giống của loại nào nữa, sẽ không có cảm giác hay trạng huống của bất cứ loại nào xuất hiện trong tâm nữa, ngoài 'paramam sukham' — sự bình an tối thượng vốn là một phần của bản tánh của trái tim thanh tịnh. Đây không phải là cảm giác. Khi Đức Phật nói, 'nibbanam paramam sukham' — niết bàn là sự bình an tối thượng — đó không phải là cảm giác dễ chịu, căng thẳng, hay bình thản, và vì vậy nó không bị ràng buộc vào sự phát sinh và biến mất.

When focusing your investigation on all three of these feelings, take the feelings themselves as your battleground. Focus on watching them carefully and in full detail. Keep watching each one as long as it hasn't yet disappeared. Watch it again. Keep watching until you know its truth. Whether or not it disappears isn't important. What's important is that you know the truth of this feeling — the one appearing in the present. This is called contemplating feeling as a foundation of mindfulness.

Usually this refers to feelings of distress or pain, because these are the ones that are most striking and unsettling to the heart. As for feelings of pleasure, they're a way-station for the mind. You could say that they help us, or that they are the results that come from investigating feelings of distress until the distress disappears and pleasure appears. This is one of the results that comes from investigating feelings of distress or pain.

Khi tập trung sự quan sát của bạn vào cả ba cảm giác này, hảy xem những cảm giác đó như là chiến trường của bạn. Tập trung vào việc theo dõi chúng thật cẩn thận và chi tiết. Tiếp tục theo dõi mỗi cái khi mà nó vẫn chưa biến mất. Theo dõi chúng lần nữa. Tiếp tục theo dõi cho đến khi bạn biết sự thật của nó. Liệu nó biến mất hay không thì không quan trọng. Điều quan trọng là bạn biết sự thật của cảm giác này — cái mà xuất hiện ngay bây giờ. Đây được gọi là quán chiếu cảm giác như là một nền tảng của chánh niệm.

Thông thường điều này đề cập đến cảm giác phiền muộn hay đau đớn, bởi vì đây là những cái mà gây ấn tượng và bất ổn nhất cho tim. Đối với cảm giác vui sướng, chúng là trạm dừng chân cho tâm. Bạn có thể nói là chúng giúp đỡ chúng ta, hay chúng là kết quả đến từ việc quan sát cảm giác phiền muộn cho đến khi phiền muộn biến mất và niềm vui xuất hiện. Đây là một trong những kết quả đến từ việc quan sát cảm giác phiền muộn hay đau đớn.

As for whether or not we should do away with feelings of pleasure, as far as I've noticed I've never seen them being eliminated. Feelings of pain or distress are the important ones within the mind. They arise from the seeds of defilement. Once these seeds are lessened step by step, the feelings of mental pain become more and more refined, more and more refined. They gradually fade away until they disappear without leaving a trace in the mind, because the seeds are gone.

When these seeds are gone, that type of pleasurable feeling also disappears. It disappears because it relies on those seeds to arise. Thus we can say that the feelings of pleasure that arise in the heart from practice, or from the basis of the mind — the stillness of the mind, the radiance of the mind — qualify as 'vihara-dhamma,' dwelling places for the mind, way-stations for the mind on its journey. Or we could say that they're the results that come from investigating feelings of pain. Whether or not we investigate this pleasure is not as important as investigating feelings of pain and their causes — which are very important, because they are in a direct sense the origin of stress. They give rise to stress as their direct result.

Còn về việc liệu chúng ta có nên loại bỏ cảm giác vui sướng hay không, theo như tôi để ý thì tôi không bao giờ thấy chúng bị loại bỏ. Cảm giác đau hay phiền muộn là những điều quan trọng trong tâm. Chúng phát sinh từ những hạt giống phiền não ô trược. Một khi những hạt giống này giảm dần, cảm giác đau trong tâm càng được thanh lọc hơn, ngày càng thanh lọc thêm. Chúng dần dần phai mờ cho đến khi chúng biến mất không để lại dấu vết trong tâm, bởi vì những hạt giống đã ra đi.

Khi những hạt giống này đã ra đi, loại cảm giác vui sướng đó cũng biến mất. Nó biến mất bởi vì nó phụ thuộc vào những hạt giống đó để phát sinh. Vì vậy chúng ta có thể nói rằng cảm giác vui sướng phát sinh trong tim từ sự thực hành, hay từ nền tảng của tâm — sự tĩnh lặng của tâm, sự sáng suốt của tâm — hội đủ điều kiện như là 'vihara-dhamma,' nơi cư trú cho tâm, trạm dừng chân cho tâm trên hành trình của nó. Hay chúng ta có thể nói rằng chúng là kết quả đến từ việc quan sát cảm giác đau. Liệu chúng ta có quan sát niềm vui này không thì không quan trọng bằng quan sát cảm giác đau và nguyên nhân của chúng — điều này rất quan trọng, bởi vì chúng chính là nguyên nhân của căng thẳng. Chúng gây ra căng thẳng như là kết quả trực tiếp của chúng.

In the context of the four Noble Truths, the Buddha teaches us to diagnose stress, but why doesn't he teach us to diagnose pleasure? What does pleasure come from? He doesn't say — because it arises from the path doing its duty until the cause of stress disintegrates and pleasure arises in its stead.

Now when the stress that's part and parcel of defilement disappears, this type of pleasure disappears as well, but another kind of pleasure or ease appears along with the heart that has been purified — and this doesn't disappear with anything at all.

Trong bối cảnh Tứ Diệu Đế, Đức Phật dạy chúng ta chẩn đoán khổ, nhưng tại sao ngài không dạy chúng ta chẩn đoán niềm vui? Niềm vui đến từ đâu? Ngài không nói — bởi vì nó phát sinh từ con đường thực hiện nhiệm vụ của nó cho đến khi nguyên nhân của khổ tan rã và niềm vui thay thế nó.

Bây giờ khi đau khổ ra đi và đám phiền não ô trược biến mất, loại niềm vui này cũng biến mất, nhưng một loại niềm vui hay dễ chịu khác xuất hiện cùng với trái tim đã được thanh tịnh — và cái này không biến mất với cái nào cả.

Now as for concentration: When you're going to make the mind still, you really have to make it stay with its theme of tranquillity meditation. Don't go concerning yourself with the topics you've been investigating, because the mind has to rest. You can't not let it rest. When the time comes to rest, it needs rest. No matter how great the results and accomplishments you get from your practice of investigation, the heart can still grow tired and weary. Your work — your thinking and pondering in the area of discernment or whatever — is all work for the mind. When the mind has been thinking, pondering, and investigating for a long time, it can grow weary and so it has to rest. When the time comes to rest, you shouldn't involve yourself with any work at all. Set your mind solely on performing your duties for the sake of mental stillness. This is called working without overstepping your boundaries; without being worried about what went before or will come after; without overflowing your banks. The heart will then have the strength to continue its work with clear insight and discernment.

When you want stillness of mind so as to provide strength for discernment, you should set your mind on the theme that will make the mind still and then stick right with it until the mind is still, right then and there. Once the mind has been still long enough to gain strength, you can then withdraw from that stillness. Now you start probing. You don't have to concern yourself with stillness. Your duty is to investigate step by step. This is called the correct way — the appropriate way, the uniform way — to follow the path of tranquillity and insight all the way to the goal.

Còn đối với định: Khi bạn chuẩn bị làm cho tâm tĩnh lặng, bạn thật sự cần phải làm cho nó ở lại với chủ đề thiền tĩnh lặng của nó. Đừng quan tâm đến những đề mục đang quan sát, bởi vì tâm cần phải nghỉ ngơi. Bạn không thể không cho nó nghỉ ngơi. Khi đến lúc nghỉ, nó cần nghỉ. Cho dù kết quả và thành tích bạn có được từ việc quan sát của bạn lớn bao nhiêu, tim vẫn có thể trở nên mệt và kiệt sức. Công việc của bạn — sự suy nghĩ và cân nhắc trong lĩnh vực nhận thức phân biệt hay bất cứ việc gì — đều là làm cho tâm. Khi tâm đã suy nghĩ, cân nhắc, và quan sát một thời gian dài, nó có thể trở nên kiệt sức và cần nghỉ ngơi. Khi đến lúc nghỉ ngơi, bạn không nên nhúng tay vào bất cứ việc gì cả. Chỉ để ý đến việc thi hành nhiệm vụ của bạn vì lợi ích của sự tĩnh lặng tinh thần. Đây được gọi là làm việc không vượt qua ranh giới của bạn; không lo lắng về những gì đến trước đó hay sẽ đến sau này; không tràn bờ ranh của bạn. Trái tim rồi sẽ có sức mạnh để tiếp tục công việc của nó với cái nhìn sáng suốt và nhận thức phân biệt rõ ràng.

Khi bạn muốn tâm tĩnh lặng để cung cấp sức mạnh cho tuệ phân biệt, bạn nên đặt tâm vào chủ đề mà sẽ làm cho tâm tĩnh lặng và theo sát nó cho đến khi tâm được tĩnh lặng, ngay lúc đó và ở đó. Một khi tâm được tĩnh lặng lâu đủ để đạt được sức mạnh, thì bạn có thể rút lui khỏi sự tĩnh lặng đó. Bây giờ bạn bắt đầu quán chiếu. Bạn không phải lo lắng về sự tĩnh lặng. Nhiệm vụ của bạn là quan sát từng bước một. Đây được gọi là con đường đúng — con đường thích hợp, con đường không thay đổi — đi theo con đường của sự tĩnh lặng và minh kiến cho đến đích.

All of these are problems I've been through myself. When I would get engrossed in something, I'd be so stuck that I'd get addicted and heedless. I'd get addicted to the stillness, the sense of comfort and ease in concentration. When I'd get engrossed in investigating, I'd be so engrossed that I'd forget myself and wouldn't let the mind rest at all. Neither of these ways is correct. In other words, neither is in keeping with what is just right.

The right way is that when the mind feels tired and weary from its work, we have to let it rest in stillness. When the time comes to investigate, we have to investigate. We can't worry about anything else. We have to set our mind on our duties, step by step, in keeping with the job at hand. This is always the appropriate way to proceed with tranquillity and insight.

Tất cả những điều này là trở ngại mà tôi đã trải qua. Khi tôi say mê cái gì, tôi bị vướng mắc đến độ tôi bị nghiện và không thận trọng. Tôi nghiện sự tĩnh lặng, cảm giác thoải mái và bình yên trong định. Khi tôi say mê quan sát, tôi say mê đến độ quên chính mình và không để cho tâm nghĩ ngơi chút nào. Cả hai cách này đều không đúng. Nói cách khác, cả hai đều không phù hợp với việc biết thế nào là vừa phải.

Cách đúng là khi tâm cảm thấy mệt và đuối sức với công việc của nó, chúng ta phải để nó nghỉ ngơi trong tĩnh lặng. Khi đến lúc quan sát, chúng ta phải quan sát. Chúng ta không thể lo lắng về bất cứ điều gì khác. Chúng ta phải chú tâm vào nhiệm vụ của mình, từng bước một, phù hợp với công việc hiện tại. Đây luôn là cách thích hợp để tiến hành với sự tĩnh lặng và minh kiến.

There is no job in the world bigger than the job of removing defilement, of removing oneself from the cycle of wheeling around from birth to death for countless lifetimes. When we think about it, it's really dismaying — circling around from birth to death, carrying a load of nothing but suffering and stress. No matter what the level, the only difference is that the stress is less or more, because all levels have stress inasmuch as they contain the defilements that give rise to stress. So how can they not have stress? All living beings have to suffer stress. The Buddha thus taught us to rid ourselves of all defilement until there is nothing left hidden in the mind. Let there simply be the 'pure meat.' Don't let there be any bones, or they'll be bad for your health.

Defilements, no matter what the sort, need to be cleansed away, peeled away until nothing is left. This is why it's called a very big job. There are times when we have to give it our all — all our skill, all our mindfulness and discernment, even our life — to an extent that we will never forget.

Không có việc nào trên thế gian lớn hơn là việc loại bỏ phiền não ô trược, giải thoát mình khỏi vòng luân hồi sinh tử từ vô số kiếp. Khi chúng ta nghĩ về nó, nó thật sự là kinh hoàng — luân hồi trong sinh tử, mang theo không gì khác ngoài đau khổ và căng thẳng. Cho dù ở cấp độ nào, sự khác biệt duy nhất là đau khổ nhiều hay ít, bởi vì mọi cấp độ đều có đau khổ đến mức chúng chứa đựng phiền não ô trược gây ra đau khổ. Vì vậy làm thế nào mà chúng không thể có đau khổ? Mọi chúng sinh đều phải chịu đựng đau khổ. Vì thế Đức Phật dạy chúng ta loại bỏ mọi phiền não ô trược cho đến khi không còn gì ẩn náu trong tâm. Hảy chỉ để 'thịt nạc' thôi. Đừng để lại miếng xương nào, vì chúng không tốt cho sức khỏe của bạn.

Phiền não ô trược, cho dù là loại nào, cần phải dọn sạch, lột bỏ cho đến khi không còn lại gì. Đây là lý do tại sao nó được gọi là công việc rất lớn. Đã đến lúc chúng ta phải tận lực — tất cả kỹ năng của chúng ta, tất cả chánh niệm và nhận thức phân biệt của chúng ta, ngay cả cuộc sống của chúng ta — đến mức mà chúng ta sẽ không bao giờ quên.

'So. If we're going to die, then let's die. If not, then let's know it.' That's all there is. There can be nothing else. This is when the mind is its own mainstay. Atta hi attano natho: It can take care of itself. In other words, we leave it to the mind's own strength. When the mind is whirling in for the sake of the realm beyond suffering, as if nibbana were always just coming into reach; while what's behind us keeps pressing in, and we realize more and more its danger and harm, there's only one way to escape the Great Danger:

'If we're going to die, then let's die. If not, then let's know the Dhamma.' Wherever we are, we don't want to stay. Wherever we're stuck, we don't want to be stuck. It's a waste of our time in gaining release from suffering. We've simply got to reach release from suffering. This is the only thing that can satisfy such a mind at such times. When the mind is this way, where is it going to find any weakness or laziness? If things get tough, we fight. If they're easy, we fight. If we're going to die, we still fight until we have no more breath to breathe — and that's when the mind finally stays put. It can't possibly be moved. Once it knows and reaches the goal, it stays put on its own. No matter where you chase it, it won't go.

'Vì vậy. Nếu chúng ta sắp chết, thì hảy chết. Nếu không, thì hảy biết nó.' Tất cả chỉ thế thôi. Không thể là gì khác. Đây là khi tâm là cột trụ của chính nó. Atta hi attano natho: Nó có thể chăm sóc chính nó. Nói cách khác, chúng ta hảy dựa vào năng lực của tâm. Khi tâm xoay chuyển vì lợi ích của cảnh giới bên ngoài đau khổ, như thể niết bàn luôn ở trong tầm với; trong khi những gì đằng sau chúng ta tiếp tục chèn ép, và chúng ta nhận thấy nguy hiểm và tai hại của nó nhiều hơn, chỉ có một cách để thoát khỏi Đại Hiểm Họa:

'Nếu chúng ta sắp chết, thì hảy chết. Nếu không, thì hảy biết Pháp.' Dù chúng ta ở đâu, chúng ta không muốn ở lại. Dù chúng ta bị kẹt ở đâu, chúng ta không muốn bị kẹt. Thật lãng phí thời giờ của chúng ta trong việc đạt được giải thoát khỏi đau khổ. Chúng ta chỉ đơn giản là phải thoát khỏi đau khổ. Đây là điều duy nhất có thể làm thỏa mãn một tâm thức như vậy vào thời điểm đó. Khi tâm là như thế này, nó sẽ tìm thấy sự yếu đuối hay lười biếng nào ở đâu? Nếu mọi thứ trở nên khó khăn, chúng ta chiến đấu. Nếu chúng dễ dàng, chúng ta chiến đấu. Nếu chúng ta sắp chết, chúng ta vẫn chiến đấu cho đến hơi thở cuối cùng — và đó là khi tâm cuối cùng được vững chắc. Nó không thể nào bị dời đi. Một khi nó biết và đạt đến đích, nó trụ vững chắc trên chính nó. Cho dù bạn đuổi nó đi đâu, nó sẽ không đi.

Discernment — which has been spinning itself in circles even more than a wheel — when the time comes, stops on its own. It simply runs out of duties of its own accord, without our having to turn it off, the way we do with motors. This automatic mindfulness and discernment simply stops or turns off on its own — because it already knows, so what else is there to investigate? It has already let go, so what else is there to let go? It already knows, so what else is there to know? It has had enough, so where else is it going to look for enough? It knows all of this within itself. It knows in an instant and is released. In other words, it knows for the last time. This is where the big job is finished. The job is big, and the results are enormous. Nothing in any of the three worlds can compare.

The results of this big job, this heavy job, you know, excel the world — and how could we say that ultimate ease doesn't excel the world? When excellence stands out, filling the heart, it's far different from defilement standing out, filling the heart. Whoever wants to know has to practice for him or herself. No one else can do it for us. When we reach the level of excellence, we excel exclusively within, without disturbing anyone else.

Nhận thức phân biệt — đã tự xoay vòng thậm chí nhiều hơn cả bánh xe — khi cần nó sẽ tự ngừng lại. Nó chỉ đơn giản ngưng làm việc theo ý nó, chúng ta không phải tắt nó giống như tắt động cơ. Chánh niệm và nhận thức phân biệt tự động này chỉ đơn giản ngừng hay tắt theo ý nó — bởi vì nó đã biết, vậy còn gì ở đó để quan sát? Nó đã buông ra, vậy còn gì ở đó để buông ra? Nó đã biết, vậy còn gì ở đó để biết? Nó đã có đủ, vậy nó còn tìm cho đủ ở đâu nữa? Nó biết mọi điều này trong chính nó. Nó biết ngay lập tức và được giải thoát. Nói cách khác, nó biết lần cuối cùng. Đây là nơi công việc lớn hoàn tất. Công việc thì lớn, và kết quả thì vĩ đại. Không gì trong ba cõi giới có thể so sánh bằng.

Kết quả của công việc lớn này, công việc nặng nhọc này, bạn biết không, nó vượt trội thế giới — và làm thế nào chúng ta có thể nói rằng sự bình an tối thượng không vượt trội thế giới? Khi sự tuyệt diệu nổi bật, lấp đầy tim, nó khác xa với việc phiền não ô trược nổi bật, lấp đầy tim. Bất cứ ai muốn biết phải thực hành cho chính họ. Không ai khác có thể làm điều đó cho chúng ta. Khi chúng ta đạt đến mức tuyệt diệu, chúng ta chỉ tuyệt diệu ở bên trong, không làm phiền ai khác.

This Dhamma is always timeless (akaliko). It has been the guarantor of the paths, fruitions, and nibbana from the time of the Buddha to the present. No one will ever be able to erase it. The Buddha excelled the world because of this Dhamma. The arahant disciples whom we revere as our refuge all excelled because of this Dhamma of purity — and because of this heavy job. When our Teacher has led us to proceed in this way, what business do we have shilly-shallying around? We can't act only in line with our preferences, because our Teacher didn't lead us in that way.

Our foremost Teacher was a genius, an utterly genuine person, unequaled by anyone. But we're a bunch of show-offs, doing only what our Teacher criticized, and so we keep meeting only with things worth criticizing. Don't we ever think of changing, or do we feel we're being stylish and up-to-date?

Pháp này luôn trường cửu (akaliko). Nó là người bảo đảm cho đạo, quả, và niết bàn từ thời Đức Phật đến hiện tại. Không ai có thể xóa bỏ được nó. Đức Phật vượt trội thế giới bởi vì Pháp này. Các vị đại đệ tử A-la-hán mà chúng ta tôn kính và qui y đều vượt trội bởi vì Pháp thanh tịnh này — và bởi vì công việc nặng nhọc này. Khi Thầy của chúng ta dẫn chúng ta tiến hành theo cách này, tại sao chúng ta lại do dự? Chúng ta không thể chỉ hành động theo sở thích, bởi vì Thầy của chúng ta đã không dẫn chúng ta theo cách đó.

Vị Thầy quan trọng nhất của chúng ta là một bậc thiên tài, một người hoàn toàn chân chính, không ai sánh bằng. Nhưng chúng ta là một lũ khoe khoang bề ngoài, chỉ làm những gì mà Thầy của chúng ta chỉ trích, và vì vậy chúng ta chỉ luôn gặp những thứ đáng chỉ trích. Chúng ta không bao giờ nghĩ đến việc thay đổi chăng, hay chúng ta cảm thấy chúng ta có phong cách và hợp thời?

Actually, the path to cure defilement has to be difficult. The path to accumulate defilement is easy — because our preferences fool us into thinking it's easy. (Notice: They fool us into thinking it's easy.) Actually, both paths are hard. Whatever the job, the important point is which job we prefer. We'll see that job as easy. Light. Comfortable.

At first, when we were starting out with the job of curing defilement, we weren't getting anywhere at all. Even though we were set on curing defilement, the work was heavy and we were weak and lazy. Everything bad and worthless was gathered right there. But now that we gradually come to comprehend causes and effects, and to understand the Dhamma, the results have begun to appear. Where has our laziness gone? All that's left is diligence and persistence. We can contend with anything, heavy or light — we can contend with death — because we have begun seeing results. Even though we have been curing defilement all along, the difference is that at one stage we don't see results, and at another we do — and persistence really arises.

Thật ra, con đường để chửa trị phiền não ô trược phải khó khăn. Con đường tích lũy phiền não ô trược thì dễ dàng — bởi vì sở thích của chúng ta lừa gạt chúng ta khiến chúng ta nghĩ là nó dễ. (Lưu ý: Chúng lừa gạt chúng ta vào việc nghĩ rằng nó dễ.) Thật ra, cả hai con đường đều khó. Bất kể là việc gì, điểm quan trọng là việc chúng ta ưa thích. Chúng ta sẽ thấy việc đó dễ dàng. Nhẹ nhàng. Thoải mái.

Lúc đầu, khi chúng ta bắt đầu công việc chữa trị phiền nào ô trược, chúng ta chẳng đi đến đâu cả. Mặc dù chúng ta dự định chữa trị phiền não ô trược, công việc thì nặng nhọc và chúng ta thì yếu đuối và lười biếng. Những thứ xấu và vô giá trị tụ tập ngay tại đó. Nhưng bây giờ chúng ta dần dần hiểu được nguyên nhân và kết quả, và hiểu được Pháp, kết quả bắt đầu xuất hiện. Sự lười biếng của chúng ta đi đâu? Tất cả còn lại chỉ là siêng năng và kiên trì. Chúng ta có thể tranh đấu với bất cứ cái gì, nặng hay nhẹ — chúng ta có thể tranh đấu với cái chết — bởi vì chúng ta bắt đầu nhìn thấy kết quả. Mặc dù chúng ta vốn đang chữa trị phiền não ô trược, sự khác biệt là ở một giai đoạn chúng ta không thấy kết quả, và ở giai đoạn khác chúng ta thấy — và kiên trì thật sự phát sinh.

So. If things get heavy, we fight. We're disciples of the Tathagata and so we have to follow in our Teacher's footsteps. Our Teacher met with difficulties, so his disciples will have to meet with difficulties. Our Teacher passed out two or three times. Is there anyone among us who has passed out from the effort of the practice? I don't see anyone who has. So why are we afraid of dying when we've never even passed out? How can we be so stubborn in our fear of death? The Lord Buddha lost consciousness three or four times. What do we have to say to that? When we lose consciousness, it's because we are falling asleep. Why aren't we afraid of dying then? So why are we afraid of dying when we practice meditation? Exactly what dies?

When we have explored and seen the truth, we won't fear death — because nothing in the world dies. All there is, is the mind making its assumptions. It deceives itself — 'I'm afraid of dying, I'm afraid of dying' — but when it knows the truth of everything of every sort, it's not afraid. It's not afraid of death. It's not afraid of birth — because it has nothing left to be born. So what is there to fear? Why bother with these empty, hollow fears? The mind is now released from birth, so why be afraid of birth? There are no more seeds for the birth of a body, a man, or a woman. There is nothing to fear, nothing to be brave about. The mind is even with itself — uniform, unchanging — not 'even' in the ordinary sense of 'coming out even.' It's 'even' in the sense of a mind that has reached sufficiency: 'even' in its excellence.

Vì vậy. Nếu mọi việc trở nên nặng nhọc, chúng ta phấn đấu. Chúng ta là đệ tử của Như Lai và vì vậy chúng ta phải noi theo bước chân của Thầy chúng ta. Thầy chúng ta đã đối diện với khó khăn, vì vậy các đệ tử của ngài sẽ phải đối diện với khó khăn. Thầy của chúng ta đã ngất xỉu hai hay ba lần. Có ai trong chúng ta đã ngất xỉu vì nỗ lực thực hành không? Tôi không thấy ai bị cả. Vì vậy tại sao chúng ta lại sợ chết khi chúng ta chưa từng bị ngất xỉu? Làm thế nào mà chúng ta có thể cứ khăng khăng sợ chết? Đức Phật bị hôn mê ba hay bốn lần. Chúng ta nói gì về điều đó? Khi chúng ta bị hôn mê, đó là vì chúng ta ngủ gục. Tại sao chúng ta không sợ chết vào lúc đó? Vậy tại sao chúng ta sợ chết khi chúng ta thực hành thiền định? Chính xác thì cái gì chết?

Khi chúng ta đã khám phá và nhìn thấy sự thật, chúng ta sẽ không sợ chết — bởi vì không có gì trên thế giới chết. Tất cả chỉ là tâm đặt giả định. Nó lừa dối chính nó — 'Tôi sợ chết, tôi sợ chết' — nhưng khi nó biết sự thật của tất cả mọi thứ, nó không sợ. Nó không sợ cái chết. Nó không sợ sự sinh ra — bởi vì nó không còn lại gì để sinh ra. Vì vậy có gì ở đó để sợ? Tại sao lại bận tâm với những nỗi sợ hãi trống rỗng này? Tâm bây giờ thoát khỏi sự sinh ra, vậy tại sao lại sợ sinh ra? Không còn hạt giống cho sự sinh ra làm thân người, nam hay nữ. Không có gì để sợ, không có gì để can đảm. Tâm bình đẳng với chính nó — đồng nhất, không thay đổi — không phải 'bình đẳng' theo nghĩa thông thường là 'sinh ra bình đẳng.' Nó 'bình đẳng' theo ý nghĩa là tâm đã đạt đến sự đầy đủ: 'bình đẳng' trong sự tuyệt diệu của nó.

Here I've been talking about a heavy task, but also about the results as a means of encouragement, as a means of giving the mind something to hold to. The results are superlative, in keeping with the difficulties and hardships of the practice. What do we want in our lives? We all want what is good. Even in external things we want what is good, so especially in the area of the Dhamma, why shouldn't we want what is good?

Then step up your efforts. What does it matter if the cemeteries cry because they miss you? You have been crying over the cemeteries, so what's wrong with letting the cemeteries cry in turn? They have no more hopes now. You aren't coming back to be born or die. The cemeteries' being without hope is better than your being without hope, because there's nothing good about birth and death, circling around, back and forth, with nothing but suffering and stress every lifetime.

Ở đây tôi đang nói về một nhiệm vụ nặng nề, nhưng cũng về kết quả như là một phương tiện để khuyến khích, như là phương tiện cho tâm có gì để nắm lấy. Kết quả tối thượng, xứng đáng với những khó khăn và mệt nhọc của sự thực hành. Chúng ta muốn gì trong cuộc đời của mình? Chúng ta đều muốn những gì tốt đẹp. Ngay cả những thứ bên ngoài chúng ta cũng muốn điều tốt đẹp, vì vậy đặc biệt là trong lĩnh vực của Pháp, taị sao chúng ta lại không muốn những gì tốt đẹp?

Vì thế hảy gia tăng nỗ lực của bạn. Có vấn đề gì nếu như các nghĩa địa khóc vì nhớ bạn? Bạn vốn đã khóc vì các nghĩa địa, vậy có gì sai với việc để cho nghĩa địa khóc? Bây giờ chúng không còn hy vọng. Bạn sẽ không trở lại để được sinh ra hay chết đi. Nghĩa địa không có hy vọng tốt hơn là bạn không có hy vọng, bởi vì không có gì tốt về sinh và tử, luân hồi, tới lui, mà không có gì ngoài đau khổ và căng thẳng suốt mọi kiếp.

So work out solutions — and make them succeed. Whatever things are thorns in the heart, use mindfulness and discernment to explore, to probe on down and remove them completely so that they're all gone. Once they're all gone, that's the result of your work. We've talked about how hard the work is: What are the results like? Are they worth it? Find out for yourself — and then you are free to live wherever you like. The Buddha says,

vusitam brahmacariyam:

'The holy life is fulfilled, the task of the religion is done.' This is now completely apparent in every way. Whatever is stressful is a matter of defilement. When the cause — defilement — is ended, the result — stress — is ended as well. That's all there is. From then on there is nothing but ultimate ease, which nothing will ever again come to disturb throughout eternity.

Vì vậy hảy tiến hành các giải pháp — và làm cho thành công. Bất cứ cái gì là gai nhọn trong tim, hảy sử dụng chánh niệm và nhận thức phân biệt để khám phá, dò xét và nhổ bỏ chúng hoàn toàn để chúng đều bị tiêu diệt. Một khi chúng không còn, đó là kết quả của công việc của bạn. Chúng ta đã nói về việc làm khó nhọc như thế nào: Thế kết quả thì giống như cái gì? Chúng có xứng đáng không? Hảy tự mình tìm hiểu — và rồi bạn sẽ được tự do sống ở nơi nào bạn thích. Đức Phật nói,

vusitam brahmacariyam:

'Đời sống thánh thiện được chu toàn, nhiệm vụ tôn giáo được hoàn tất.' Điều này bây giờ hoàn toàn rõ ràng theo mọi cách. Bất cứ cái gì đau khổ là vấn đề của phiền não ô trược. Khi nguyên nhân — phiền não ô trược — chấm dứt, kết quả — đau khổ — cũng chấm dứt. Đó là tất cả. Từ lúc đó trở đi sẽ không còn gì ngoài sự bình an tối thượng, vĩnh viễn không có bất cứ điều gì bao giờ đến làm phiền nữa.


At the End of One's Rope  

Wherever there's the religion, it's cool and peaceful. Wherever a person practicing the religion is lacking, it's hot and troubled. If there's no religion, the heart is as hot as fire. Whenever there's the religion — mindfulness and discernment — investigating, looking after the heart, the heart is cool.

When we first begin suppressing the rebels in the heart, we suffer — because for the most part we're defeated by them — but at least we still have the strength to fight with them. Even though we may lose out to them sometimes, it's better than groveling before them in abject surrender with no way of putting up a fight at all.


Giới Hạn của sự Nhẫn Nại  

Bất cứ nơi nào có tôn giáo, nó mát và bình an. Bất cứ nơi nào một người thực hành tôn giáo không đầy đủ, nó nóng và trở ngại. Nếu không có tôn giáo, tim nóng như lửa. Bất cứ khi nào tôn giáo — chánh niệm và nhận thức phân biệt — quan sát, chăm sóc tim, tim được mát mẻ.

Khi chúng ta mới bắt đầu kiềm chế loạn tặc trong tim, chúng ta cam chịu — bởi vì phần lớn chúng ta bị chúng đánh bại — nhưng ít nhất chúng ta vẫn có sức mạnh để chiến đấu với chúng. Mặc dù đôi khi chúng ta có thể thua chúng, nó vẫn tốt hơn là bò lom khom trước chúng trong sự đầu hàng hèn hạ không có ý chí chiến đấu chút nào.

The practice in the area of the mind falls into stages — and there are bound to be stages where it's complicated and difficult. Especially at the beginning: It's difficult in that we can't see beginnings or ends, causes or effects. We don't understand anything at all. When we take the rudiments of Dhamma we have gained from the texts or our teachers and put them into practice, sometimes right, sometimes wrong, this is when it's very difficult. The desire to know and see is very strong, but the heart isn't willing to comply.

This is one kind of anxiety I've been through myself. It overflowed the heart. To put it simply, it was as if the desire to see and know the Dhamma in the heart was ready to overflow its banks. But when practicing, the heart didn't comply with the desire to know and see — and that had me upset and disappointed. Sometimes I'd be sitting and the tears would flow because of my self-recriminations: 'You don't have any potential to speak of. You've ordained simply to be a dead weight on the religion. Here you are sitting in meditation and can't find a way in or a way out. You're just sitting buried in a heap of suffering.' The mind would think in all sorts of ways out of self-pity — that I was a hopeless case, that I didn't have any potential to speak of, didn't have the potential for the extraordinary levels of Dhamma, didn't have any potential at all — total confusion!

Sự thực hành trong lĩnh vực tâm gồm có nhiều giai đoạn — và tất nhiên là sẽ có những giai đoạn phức tạp và khó khăn. Nhất là vào lúc bắt đầu: Đó là vì chúng ta không thể nhìn thấy chặng đầu hay cuối, nguyên nhân hay kết quả. Chúng ta không hiểu gì cả. Khi chúng ta lấy phần căn bản của Pháp mà chúng ta học được từ kinh sách hay thầy của chúng ta và mang vào thực hành, đôi khi đúng, đôi khi sai, đây là lúc rất khó khăn. Niềm mong muốn được biết và thấy thì rất mảnh liệt, nhưng trái tim không muốn tuân theo.

Đây là một loại lo lắng mà tôi đã trải qua. Nó tràn ngập trái tim. Nói một cách đơn giản, như thể niềm mong muốn được thấy và biết Pháp trong tim sẵn sàng tràn bờ. Nhưng khi thực hành, trái tim không tuân theo niềm mong muốn được biết và thấy — và điều đó làm cho tôi buồn và thất vọng. Đôi khi tôi ngồi và nước mắt tuôn chảy bởi vì những lời tự trách: 'Ông không có tiềm năng đáng kể nào cả. Ông xuất gia chỉ là một gánh nặng cho tôn giáo. Ông ngồi hành thiền ở đây và không thể tìm thấy cách vào hay lối thoát. Ông chỉ ngồi chôn vùi trong đống đau khổ.' Tâm sẽ nghĩ ngợi lung tung vì lòng tự thương hại — rằng tôi là một trường hợp vô vọng, rằng tôi không có tiềm năng nào đáng kể, không có tiềm năng cho các cấp độ phi thường của Pháp, không có tiềm năng nào hết cả — hoàn toàn nhầm lẫn!

Actually, my practice wasn't yet right. I was aiming at the results — the income — without paying attention to whether I was doing the work right or wrong. The desire was strong, but when it wasn't fulfilled, it caused suffering. Had I paid some attention to whether my practice was right or wrong, I might have come to my senses enough to have evaluated things, to have abandoned some of my bullheaded attachments, or to have cut back on my desires so that the suffering would have become lighter.

But whenever I'd meditate, whatever I'd focus on, all I wanted was to know and see the paths, the fruitions, and nibbana in line with what I imagined them to be — heaven was like this, the Brahma worlds were like that, nibbana was like this. I'd imagine. Speculate. The desire was fierce. I wanted to know, to see, to gain release from suffering, but my practice wasn't making any headway. All there was, was simple desire: I would simply sit wanting, lie down wanting, walk wanting, stand wanting. I'd sit in meditation — wanting — but the mind wasn't working at its meditation. It just wanted. I'd be doing walking meditation, but the mind simply wanted — so much so that I'd forget what I was doing. I wasn't getting any results because there weren't enough of the causes that would bring about the things I aimed for, so how could I have reached the goal I aimed for? This is something I've been through. The work of meditation struck me as being more difficult than any other work.

Thật ra, sự thực hành của tôi lúc đó vẫn chưa đúng. Tôi đã nhắm vào kết quả — thu nhập — mà không để ý đến việc tôi đang làm đúng hay sai. Niềm mong muốn mạnh mẻ, nhưng khi không được đáp ứng, nó đã gây ra đau khổ. Nếu tôi để ý xem liệu sự thực hành của tôi đúng hay sai, tôi đã có thể ý thức đủ để thẩm định mọi thứ, để bỏ rơi một số chấp trước ương ngạnh của tôi, hay để cắt giảm những mong muốn của tôi để cho nỗi đau trở nên nhẹ hơn.

Nhưng bất cứ khi nào tôi hành thiền, bất cứ cái gì tôi tập trung vào, tôi chỉ muốn biết và thấy đạo, quả, và niết bàn theo những gì tôi tưởng tượng — thiên đường thì như thế này, cõi Phạm Thiên thì như thế kia, niết bàn thì như thế này. Tôi tưởng tượng. Phỏng đoán. Niềm mong muốn mảnh liệt. Tôi muốn biết, thấy, đạt được giải thoát khỏi đau khổ, nhưng sự thực hành của tôi đã không tiến triễn. Tất cả chỉ là mong muốn: Tôi chỉ đơn giản ngồi mong muốn, nằm mong muốn, đi mong muốn, đứng mong muốn. Tôi muốn ngồi thiền — muốn — nhưng tâm đã không làm việc thiền định của nó. Nó chỉ muốn. Tôi sẽ đi hành thiền, nhưng tâm chỉ đơn giản muốn — nhiều đến độ tôi quên mình đang làm gì. Tôi không đạt được kết quả nào bởi vì không có đủ nguyên nhân mà sẽ mang lại những thứ tôi nhắm đến, vì vậy làm thế nào tôi có thể đạt được mục đích tôi nhắm đến? Đây là những gì tôi đã trải qua. Công việc thiền định làm tôi cảm thấy khó khăn hơn bất cứ công việc nào khác.

I'd be meditating, 'buddho, buddho, buddho,' but the desire would always be getting in the way — because I wanted to know, I wanted the mind to be like this or that, and so I'd get engrossed in my desires and forget my work of meditation until I didn't know where 'buddho' had gone. As a result, I didn't get anywhere at all. I was constantly feeling dreary and disappointed. This is the way things always were in the heart.

But even so, this wasn't anything compared to the stage at which the mind regressed. When the mind regresses, it's really upsetting because you used to see results. You used to gain a sense of ease, mental stillness, and peace appearing clearly as a solid foundation in the heart, but now it's deteriorated. This makes the heart really agitated — so much so that there is nothing to hold it in check. Luckily, though, in spite of my agitation, I didn't retreat. I was simply determined to see things through. I wasn't willing to retreat or to slacken my efforts.

Tôi sẽ thiền niệm, buddho, buddho, buddho,' nhưng niềm mong muốn sẽ luôn cản trở — bởi vì tôi muốn biết, tôi muốn tâm được như thế này hay thế kia, và vì vậy tôi đắm chìm trong niềm mong muốn của tôi và quên công việc thiền định cho đến khi tôi không biết thiền niệm 'buddho' đã đi đâu. Kết quả là tôi đã không tiến bộ chút nào. Tôi liên tục cảm thấy buồn chán và thất vọng. Đây là cách mọi thứ luôn là trong trái tim.

Nhưng dù thế, điều này không là gì so với giai đoạn mà tâm thoái lui. Khi tâm thoái lui, nó thật sự khó chịu, bởi vì bạn đã từng thấy kết quả. Bạn đã quen với việc có được cảm giác dễ chịu, tinh thần tĩnh lặng, và bình an xuất hiện rõ ràng như là một nền tảng vững chắc trong tim, nhưng bây giờ nó bị xấu đi. Điều này làm cho tim thật sự lo lắng — nhiều đến độ không gì kiểm soát được nó. May mắn thay, mặc dù lo lắng, tôi đã không thoái lui. Tôi chỉ đơn giản quyết tâm nhìn mọi thứ đi qua. Tôi đã không muốn thoái lui hay làm sa sút nỗ lực của mình.

The reason why the mind regressed and couldn't make a comeback was the same sort of thing: desire, nothing mysterious. The mind wanted to know and see as it had before, but its work wasn't coordinated or continuous. All there was, was desire. No matter how much you desire, it doesn't give any results, because that would go against the principle of causality. If you don't make the causes as complete as they should be, how can you expect to know as you want? You can't. Sitting, I'd be agitated. Lying down, I'd be agitated. I'd go into the forest, into the mountains, when the mind had regressed, and nothing was any good at all. I couldn't figure it out.

Of the anxieties I've felt in my life as a monk, the anxiety I felt during that period was the worst. I was agitated because of my desire to attain. I was upset because the mind had regressed and nothing I could do would bring it back. At first it had regressed just a little bit and then it kept regressing, regressing until it was all gone. Nothing was left, not one red cent. It was as if I had never meditated at all.

Lý do tại sao tâm thoái lui và không thể trở lại là cùng một điều: mong muốn, không có gì bí ẩn. Tâm muốn biết và thấy như nó đã trải nghiệm trước đó, nhưng công việc của nó không được phối hợp hay liên tục. Tất cả chỉ là mong muốn. Cho dù bạn mong muốn bao nhiêu, nó không mang lại kết quả nào, bởi vì điều đó đi ngược lại nguyên tắc nhân quả. Nếu bạn không làm cho nhân được hoàn tất như điều kiện tiên quyết, làm thế nào bạn có thể mong đợi được biết như bạn muốn? Không thể nào. Ngồi, tôi cảm thấy lo lắng khó chịu. Nằm xuống, tôi cảm thấy lo lắng khó chịu. Tôi đi vào rừng, lên núi, khi tâm suy thoái, và không gì tốt hết cả. Tôi không thể hiểu được.

Trong những nỗi lo lắng mà tôi cảm thấy trong cuộc đời tu hành của tôi, nỗi lo lắng mà tôi cảm thấy trong giai đoạn đó là tệ nhất. Tôi lo lắng bởi vì niềm mong muốn chứng đạt của mình. Tôi bực bội bởi vì tâm suy thoái và tôi không làm được gì để mang nó trở lại. Thoạt tiên nó suy thoái chút đỉnh và sau đó nó tiếp tục suy thoái, suy thoái cho đến khi nó biến mất. Không còn lại gì, ngay cả một đồng xu. Như thể tôi chưa từng hành thiền.

When I'd sit in this state, I was as agitated as if I were on fire — because of the desire. The disappointment that my attainments had floated away and disappeared, plus the desire to get them back: These two things came thronging in at the same time and so were really strong. Wherever I stayed was unsatisfactory and no help at all. Even though I was suffering, I would simply keep suffering. I didn't know any way out. Even though I wanted, I would simply keep wanting. I didn't know how to get my concentration back. All there was, was desire — regret for the things that had once appeared to my surprise and amazement but now were gone. There was nothing but disappointment filling the heart, nothing but simple desire, and it couldn't bring back the Dhamma that had disappeared. Finally I came to feel despair — for everything. This was when the mind gave up on its desire.

As for the results I had wanted, well, I had wanted them for a long time. As for the suffering, I had suffered immensely because of the desires, but hadn't gained anything from them. So now I wouldn't have anything to do with them. I'd throw them all out. If I was going to know, I'd know. If not, so be it. All I was after was 'buddho.' Whatever the mind was going to think, I wouldn't be willing to let mindfulness lapse. 'Get with it, then. Can it really be that I'm not going to know? Whatever's going to happen, I'm ready for it.'

Khi tôi ngồi với tâm trạng này, tôi lo lắng khó chịu như thể ngồi trên lửa — vì mong muốn. Nỗi thất vọng rằng những thành tựu của tôi đã trôi đi và tan biến, cộng với niềm mong muốn mang chúng trở lại: Hai điều này ào ạt đến cùng một lúc và vì vậy thật là mạnh mẽ. Bất cứ nơi nào tôi ở lại đều không thỏa đáng và không giúp được gì. Mặc dù tôi đã đau khổ, tôi sẽ vẫn phải chịu đựng đau khổ. Tôi không tìm được lối thoát. Mặc dù tôi đã muốn, tôi vẫn cứ tiếp tục muốn. Tôi không biết làm thế nào để mang thiền định của tôi trở lại. Tất cả chỉ là mong muốn — hối tiếc về những điều mà đã có lần xuất hiện trong sự kinh ngạc và sửng sốt của tôi nhưng giờ đây đã biến mất. Không có gì ngoài sự thất vọng lấp đầy tim, không có gì ngoài niềm mong muốn, và nó không thể mang lại Pháp mà đã biến mất. Cuối cùng tôi cảm thấy tuyệt vọng — về tất cả mọi thứ. Đây là khi tâm từ bỏ niềm mong muốn của nó.

Đối với những kết quả mà tôi mong đợi, thì tôi vốn đã muốn chúng từ lâu. Đối với đau khổ, tôi đã chịu đựng đau khổ vô cùng chỉ vì niềm mong muốn, nhưng đã không có được gì từ chúng. Do đó bây giờ tôi không dây dưa với chúng nữa. Tôi liệng chúng đi hết. Nếu tôi rồi sẽ biết, thì tôi sẽ biết. Nếu không, cũng không sao. Tất cả những gì tôi theo đuổi chỉ là 'buddho.' Bất kể tâm nghĩ gì, tôi sẽ không để chánh niệm suy thoái. 'Chấp nhận nó. Thật sự là tôi sẽ không biết chăng? Bất cứ điều gì xảy ra, tôi sẵn sàng gặp nó.'

As soon as I gave up on my desires, they were no longer so fierce, and so the suffering gradually lessened. I set my mind on my work. Wherever I was, I'd keep repeating, 'buddho, buddho, buddho.' It had always been a trait with me to be earnest: Whatever I'd do, I would really do it and wouldn't just play around. Now I got to see this trait in action. I didn't let up in my repetition of 'buddho.' Whether walking or doing my chores, I wouldn't be willing to let it lapse. I'd keep making the effort. While sweeping the monastery compound, I would try to keep up my guard — until the mind let its work lapse for a moment. I was alert to the fact, and the mind got right back to work. 'There. Now that's the way it should be.'

After giving up its desires, the mind was no longer involved with the past. It stayed in the circle of the present and would do nothing but repeat or meditate on 'buddho.' Whether or not it would get any results would depend on what 'buddho' would grant. Finally the mind became still, and 'buddho' was no longer necessary, so I could let go of the meditation word at that moment — and at that point the mind was willing to settle down. Before, it hadn't been willing.

Ngay khi tôi từ bỏ những mong muốn của mình, chúng không còn mảnh liệt, vì vậy đau khổ giảm dần. Tôi chú tâm vào công việc của mình. Dù là ở đâu, tôi vẫn cứ niệm, 'buddho, buddho, buddho.' Nghiêm túc là một đặc tính của tôi: Bất cứ việc gì tôi làm, tôi thật sự làm nó và không lơ là. Bây giờ tôi phải thấy tính năng này trong hành động. Tôi đã không bỏ cuộc trong việc thiền niệm 'buddho' của mình. Cho dù đi bộ hay làm việc vặt, tôi không để nó sa sút. Tôi tiếp tục nỗ lực. Khi đang quét dọn khuôn viên tu viện, tôi cố gắng giữ sự coi chừng của mình — cho đến khi tâm lơ là việc làm của nó chốc lát. Tôi cảnh giác, và tâm trở lại làm việc ngay lập tức. 'Thấy chưa. Bây giờ, đó là cách nó phải là.'

Sau khi từ bỏ niềm mong muốn của nó, tâm không còn quan hệ với quá khứ. Nó ở trong vòng hiện tại và không làm gì ngoài việc lập lại hay thiền niệm 'buddho.' Liệu nó sẽ có được kết quả nào hay không tùy thuộc vào những gì mà 'buddho' ban cho. Cuối cùng tâm trở nên tĩnh lặng, và 'buddho' không còn cần thiết nữa, vì vậy tôi buông rơi thiền niệm vào khoảnh khắc đó — và vào lúc đó tâm sẵn sàng lắng đọng. Trước kia, nó không hề sẵn sàng.

When the mind had settled down in stillness, there was no need to repeat the word 'buddho.' All that remained was simple awareness — clear and conspicuous — so the mind stayed with that simple awareness. As soon as it withdrew, I would start pumping 'buddho' back in. I had no hopes, because I had already hoped in the past. I had no hopes for what would happen, no hopes for what the results would be. I had already hoped in the past, and it hadn't given me any decent results at all. I had seen the harm of hopes — the sort of hollow, unreasonable hopes that won't do the work and look only for the results.

So, now I was going to do nothing but work, nothing but work: repeating 'buddho' without letting up even for a moment. Once the mind had received proper nourishment and care, it became still — gradually more and more still, more and more steady, until it reached the level it had been before it had visibly regressed.

Khi tâm đã lắng đọng trong sự tĩnh lặng thì không cần phải lập lại từ 'buddho.' Tất cả còn lại chỉ là sự nhận thức đơn giản — rõ ràng và hiển nhiên — vì vậy tâm ở lại với sự nhận thức đơn giản đó. Ngay khi nó thoái lui, tôi bắt đầu bơm 'buddho' trở lại. Tôi không hy vọng, bởi vì tôi đã hy vọng trong quá khứ. Tôi không trông mong điều gì sẽ xảy ra, không trông mong kết quả sẽ là gì. Tôi đã hy vọng trong quá khứ, và nó đã chẳng cho tôi kết quả thỏa đáng nào cả. Tôi đã thấy sự nguy hại của hy vọng — loại hy vọng trống rỗng và vô lý mà sẽ chẳng làm việc và chỉ tìm kiếm kết quả.

Vì vậy, bây giờ tôi sẽ không làm gì ngoài công việc, không có gì ngoài công việc: lập lại từ 'buddho' không ngưng trệ giây phút nào. Một khi tâm nhận được sự dinh dưỡng và chăm sóc thích hợp, nó trở nên tĩnh lặng — dần dần tĩnh lặng nhiều hơn, vững vàng hơn, cho đến khi nó đạt đến mức độ nó đã có trước khi nó suy thoái thấy rõ.

What was strange was that when it reached its old level, I still abandoned my hopes. 'If it's going to regress, let it regress. I've had enough of trying to resist it by using desire, which hasn't served any purpose, not the least little bit. So, however the mind is going to regress, let it regress, but I won't abandon "buddho." I'm always going to keep at it.'

When it reached the day when it would normally regress, it didn't regress! That made me a lot more sure of the causes. So I stepped up the causes — the repetition of 'buddho' — even more, without stopping. I would stop only when the mind gathered in stillness. The mind became progressively more and more firm. Wherever I'd sit, it would be bright. Light. Completely clear. I was sure of myself: 'Now it's not going to regress.' After one day, two days, one month, two months, it still didn't regress.

Điều lạ là khi nó đạt đến mức độ cũ, tôi vẫn từ bỏ hy vọng của mình. 'Nếu nó sắp sửa suy thoái, cho nó suy thoái. Tôi đã cố gắng chống cự nó bằng cách sử dụng niềm mong muốn đủ rồi, mà chẳng giúp được gì, dù chỉ một ít. Vì vậy, dù tâm suy thoái như thế nào, cho nó suy thoái, nhưng tôi sẽ không từ bỏ thiền niệm 'buddho.' Tôi sẽ luôn giữ nó.'

Đến khi nó thay vì suy thoái như thường lệ, nó đã không suy thoái! Điều đó càng làm tôi biết chắc nguyên nhân. Vì vậy tôi tăng cường nguyên nhân — sự lập lại từ 'buddho' — thậm chí nhiều hơn nữa, không ngừng. Tôi sẽ chỉ ngừng khi tâm tập trung trong tĩnh lặng. Tâm càng trở nên vững vàng hơn. Bất cứ nơi nào tôi ngồi, nó tỏa sáng. Sáng suốt. Hoàn toàn rõ ràng. Tôi chắc chắn rằng: 'Bây giờ nó sẽ không suy thoái.' Sau một ngày, hai ngày, một tháng, hai tháng, nó vẫn không suy thoái.

Before, the mind would regress after two or three days. After two or three days it would come down with a crash, with nothing left to show for itself. I'd have to keep trying to care for it for 14 or 15 days before it would reach its old level, and once it got there it would stay just a day or two and then collapse in a flash, with nothing left at all. All that was left was dreariness and disappointment.

Now: 'If it's going to regress, let it regress. I've hoped in the past, and it hasn't served any purpose. All I'm after is this, just this one thing: "buddho."'

(Speaking of the suffering when the mind regresses, you really feel a lot of anguish, so much so that you're ready to surrender. But I was lucky in one way, that the mind didn't retreat. It was determined to see things through, which was why I was able to bear with it, able to stay. Had the mind become discouraged — 'It'd be better to stop' — that would have been the end of me. There would have been nothing more to tell.)

Trước kia, tâm thoái lui sau hai hay ba ngày. Sau hai hay ba ngày nó sẽ bị suy sụp, không còn gì để lại cho chính nó. Tôi phải liên tục chăm sóc nó trong 14 hay 15 ngày trước khi nó đạt đến mức độ cũ, và một khi nó đến đó nó sẽ chỉ ở lại một hay hai ngày và rồi sụp đổ trong nháy mắt, không còn lại gì cả. Tất cả còn lại chỉ là sự chán chường và thất vọng.

Bây giờ: 'Nếu nó sắp sửa suy thoái, hảy để nó suy thoái. Tôi đã hy vọng nhiều trong quá khứ, và nó chẳng giúp được gì. Tất cả mà tôi theo đuổi chỉ là điều này, chỉ một điều này thôi: "buddho."

(Nói về việc chịu đựng khi tâm suy thoái, bạn thật sự cảm thấy rất đau khổ, nhiều đến độ bạn sẵn sàng đầu hàng. Nhưng tôi may mắn là tâm đã không suy thoái. Nó cương quyết xem xét tận mọi thứ, đó là lý do tại sao tôi có thể chịu đựng được nó, có thể ở lại. Nếu tâm trở nên chán nản — 'Tốt hơn là nên ngừng lại' — có lẻ đó sẽ là kết cuộc của tôi. Sẽ không có gì để nói nữa.)

From then on, the mind kept progressing. Month after month, it became more and more stable, more and more firm. As for my meditation word, I wasn't willing to let up on it. This kept up until the mind was always prominent.

That was when I let the meditation word go. In other words, the awareness of the mind was pronounced, and that was enough for the mind to depend on, so there was no need to rely on any meditation word for further support. The mind fully knew itself and could sustain itself. At this point I didn't have to repeat any meditation word because the mind was prominent at all times. I would focus right there. Wherever I went, I focused right there. I knew right there, just as I had focused on 'buddho.' It could form a fine foundation for the mind. I was sure of myself that:

(1) This foundation had become progressively more and more stable until it was more stable than it had been the first time it had progressed and then regressed.

(2) As for focusing on awareness, when awareness was fully pronounced, I should focus on that without let-up, in the same way I had focused on repeating 'buddho' until the mind became more and more refined. This was a foundation for the mind on which I could depend.

Kể từ lúc đó, tâm tiếp tục tiến triễn. Tháng này qua tháng khác, nó trở nên ổn định hơn, vững vàng hơn. Còn đối với từ thiền niệm của tôi, tôi không muốn buông bỏ nó. Điều này tiếp tục cho đến khi tâm luôn luôn nổi bật.

Đó là khi tôi buông bỏ thiền niệm. Nói cách khác, sự nhận thức của tâm mạnh mẻ, và điều đó đủ cho tâm dựa vào, vì vậy không cần phải dựa vào bất cứ thiền niệm nào để được hổ trợ thêm. Tâm hoàn toàn biết chính nó và có thể tự duy trì. Tại điểm này tôi không phải lập lại bất cứ thiền niệm nào bởi vì tâm luôn luôn nổi bật. Tôi có thể tập trung ngay tại đó. Bất cứ nơi nào tôi đi, tôi tập trung ngay tại đó. Tôi biết ngay tại đó, giống như tôi đã tập trung vào 'buddho.' Nó có thể tạo ra một nền tảng tốt đẹp cho tâm. Tôi biết chắc chắn rằng:

(1) Nền tảng này càng trở nên vững vàng hơn cho đến khi nó vững vàng hơn so với lần đầu khi nó tiến triễn và sau đó suy thoái.

(2) Đối với việc tập trung vào sự nhận thức, khi sự nhận thức được hoàn toàn mạnh mẻ, tôi cần phải tập trung vào đó và không buông bỏ, tương tự như khi tôi tập trung vào việc lập lại từ 'buddho' cho đến khi tâm trở nên tinh tế hơn. Đây là một nền tảng cho tâm mà tôi có thể dựa vào.

From that point on, I really stepped up my efforts. The time I started sitting in meditation all night until dawn came from this point. I started to sit one night, focusing on in, focusing on in, and at first the mind had settled down because it was used to settling down. It settled down easily because it 'had a good foundation.' I kept focusing on in, and as long as no enormous pains arose, the meditation went quietly. But when I withdrew, a number of hours had passed, and a huge pain arose, to the point where I almost couldn't bear it. The mind that had been quiet was totally overturned. Its 'good foundation' had collapsed completely. All that was left was pain filling the body — but the mind wasn't agitated. Strange!

The body was so pained that it was quivering all over. This was the beginning of the hand-to-hand combat in which I was to obtain an important approach — when really severe pain arose unexpectedly that night. I hadn't yet made up my mind to sit until dawn, you know. I hadn't made any resolutions or anything at all. I was simply sitting in meditation as usual, as usual, but when the pain arose in full force: 'Eh? What's going on here? I'll have to tackle this feeling so as to see results tonight!' So I made a resolution in that very moment: 'Okay, if the time doesn't come to get up, I won't get up. I'll fight until the dawn of the new day. Tonight for once I'm going to investigate pain so as to understand it clearly and distinctly. If I don't understand it, then even if I die, let me die. Let me find out. So dig down!' This is when discernment really began to work in earnest.

Từ lúc đó trở đi, tôi thật sự tăng cường nỗ lực của mình. Thời gian tôi bắt đầu ngồi thiền suốt đêm cho đến rạng sáng đến từ thời điểm này. Tôi bắt đầu ngồi một tối, tập trung vào, tập trung vào, và thoạt tiên tâm đã lắng đọng bởi vì nó quen với việc lắng đọng. Nó lắng đọng dễ dàng bởi vì nó 'có một nền tảng tốt đẹp.' Tôi tiếp tục tập trung, và hễ mà không có cơn đau dử dội nào nảy sinh, thiền định đi qua một cách êm thắm. Nhưng khi tôi xuất thiền, vài giờ đã trôi qua, và một cơn đau dử dội nảy sinh, đến mức tôi gần như không thể chịu nổi. Tâm vốn yên tĩnh đến lúc đó thì hoàn toàn chao đảo. 'Nền tảng tốt đẹp' của nó bị sụp đổ hoàn toàn. Tất cả còn lại chỉ là đau khắp thân thể — nhưng tâm không bị kích động. Thật kỳ lạ!

Thân thể bị đau đến nỗi nó run rẩy khắp nơi. Đây là bắt đầu của cuộc cận chiến mà tôi phải có kế sách quan trọng — khi cơn đau thật sự khốc liệt đã nảy sinh một cách bất ngờ vào tối hôm đó. Tôi vẫn chưa quyết định ngồi thiền cho đến rạng sáng, bạn biết chứ. Tôi đã không làm một thệ nguyện hay bất cứ điều gì cả. Tôi chỉ đơn giản ngồi thiền như thường lệ, như thường lệ, nhưng khi cơn đau nảy sinh hết sức khốc liệt: 'Ủa? Chuyện gì xảy ra vậy? Tôi sẽ phải giải quyết cảm giác này để nhìn thấy kết quả tối nay!' Thế rồi tôi thệ nguyện ngay lúc đó: 'Được rồi, nếu chưa phải lúc đứng lên, tôi sẽ không đứng lên. Tôi sẽ chiến đấu cho đến rạng sáng ngày mai. Tối nay tôi nhất định sẽ quan sát cảm giác đau để hiểu nó rõ ràng và minh bạch. Nếu tôi không hiểu nó, thì thậm chí nếu tôi chết, hảy để tôi chết. Hảy để tôi tìm hiểu. Vậy hảy đào sâu vào!' Đây là khi nhận thức phân biệt thật sự bắt đầu làm việc một cách nghiêm túc.

I had never known, never imagined, never dreamed that discernment would become so sharp when it was at the end of its rope, when it was really cornered with no way out. Discernment really started spinning away. It went out digging, exploring, fighting, determined not to withdraw its troops in retreat. When I was at the end of my rope, discernment arose. This made me realize, 'We human beings aren't fated to be stupid forever. When we're at the end of our rope, we're sure to manage to find a way to help ourselves.' So it was then: When I was cornered, overwhelmed by severe pain, mindfulness and discernment probed into the pain.

When pain arises in full force like this, it fills the entire body. At first it started in hot flashes along the backs of my hands and feet, which wasn't much to speak of, but then when it really flared up into something big, the entire body was ablaze. All the bones, as they were connected, were fuel feeding the fire in every part of the body. It was as if the body were going to fall apart right then and there. The neck bones were going to come apart. Every bone was going to come apart from its connections. My head was going to fall off and hit the floor. When it's pained, everything is on a par throughout the body. You don't know where to hold it back enough so that you can breathe, because everywhere there's nothing but a mass of fire — pain in full force.

Tôi không bao giờ biết, không bao giờ tưởng tượng, không bao giờ mơ rằng nhận thức phân biệt trở nên rất sâu sắc khi nó đến giới hạn của sự nhẫn nại của nó, khi nó thật sự bị dồn vào chân tường không có lối thoát. Nhận thức phân biệt thật sự bắt đầu xoay chuyển. Nó đi ra đào bới, khám phá, chiến đấu, cương quyết không mang quân tháo lui. Khi tôi đến giới hạn của sự nhẫn nại, nhận thức phân biệt phát sinh. Điều này làm tôi nhận ra rằng, 'Loài người chúng ta không phải bị ngu ngốc mãi mãi. Khi chúng ta bị dồn vào chân tường, chúng ta chắc chắn sẽ xoay sở tìm cách để tự giúp mình.' Vì thế: Khi tôi bị dồn vào chân tường, bị áp đảo bởi cơn đau khốc liệt, chánh niệm và nhận thức phân biệt tìm hiểu cơn đau.

Khi đau phát sinh một cách khốc liệt như vậy, nó tràn ngập thân thể. Đầu tiên nó bắt đầu như cơn nóng buốt dọc theo mặt sau bàn tay và bàn chân của tôi, không có gì đáng kể, nhưng sau đó nó thật sự bùng phát, toàn thân như bị bốc cháy. Tất cả xương trong người, như chúng nối với nhau, đều là nguồn nhiên liệu cho ngọn lửa ở khắp mọi phần của thân thể. Như thể thân sắp sửa sụp đổ ngay lúc đó và tại đó. Xương cổ như sắp rụng rời. Mỗi khúc xương như sắp rơi khỏi khớp của nó. Đầu tôi như sắp rơi xuống sàn nhà. Khi nó đau, tất cả mọi thứ đều bằng nhau trong thân thể. Bạn không biết phải giữ nó ở đâu đủ để cho bạn có thể thở, bởi vì khắp mọi chỗ không có gì ngoài một khối lửa — đau vô cùng khốc liệt.

When I couldn't find a safe spot in which to place the mind, mindfulness and discernment dug down into the pain, searching for the spot where the pain was greatest. Wherever the pain was greatest, mindfulness and discernment would investigate and explore right there by ferreting out the pain so as to see clearly, 'Where does this feeling come from? Who is pained?' When they asked each part of the body, each of them remained in keeping with its nature. The skin was skin, the flesh was flesh, the tendons were tendons, and so forth. They had been that way from the day of birth, but they hadn't been painful all along from the day of birth in the same way that they had been flesh and skin from the day of birth. 'The pain has been arising and vanishing at intervals. It hasn't been lasting like these parts of the body.'

I focused on down. 'Each part of the body that's a physical form is a reality. Whatever is a reality stays that way. Right now where is the feeling arising? If we say that all these things are painful, why is there one point where it's really severe?' So I separated things out. At this point, mindfulness and discernment couldn't slip away anywhere else. They had to run along the areas that hurt, whirling around themselves, separating the feeling from the body, observing the body, observing the feeling, and observing the mind: These three are the important principles.

Khi tôi không thể tìm thấy một điểm an toàn cho tâm, chánh niệm và nhận thức phân biệt đào sâu vào cơn đau, tìm kiếm nơi mà cơn đau mạnh nhất. Bất cứ nơi nào cơn đau mạnh nhất, chánh niệm và nhận thức phân biệt sẽ quan sát và dò xét ngay tại đó bằng cách săn lùng cơn đau để nhìn thấy rõ ràng, 'Cảm giác này đến từ đâu? Ai bị đau?' Khi chúng hỏi từng phần của thân thể, mỗi phần vẫn giữ nguyên bản tánh của nó. Da là da, thịt là thịt, gân là gân, và vân vân. Chúng vốn là như vậy từ ngày sinh ra, nhưng chúng đã không đau kể từ ngày sinh ra theo cách mà chúng là thịt và da từ ngày sinh ra. 'Đau phát sinh và biến mất theo giai đoạn. Nó không tồn tại giống như những phần này của thân.'

Tôi tập trung vào. 'Mỗi phần của thân là một hình thể vật chất và đó là thực tế. Bất cứ cái gì là thực tế đều tồn tại theo cách đó. Ngay bây giờ thì cảm giác phát sinh ở đâu? Nếu chúng ta nói rằng tất cả những thứ này đều đau, tại sao lại có một điểm mà nó thật sự nghiêm trọng? Vì vậy tôi tách biệt mọi thứ. Tại điểm này, chánh niệm và nhận thức phân biệt không thể trược đi nơi nào khác. Chúng phải chạy theo những chỗ bị đau, quay cuồng làm việc, tách biệt cảm giác khỏi thân, quan sát thân, quan sát cảm giác, và quan sát tâm: Ba điều này là các nguyên tắc quan trọng.

The mind seemed comfortable. No matter how much pain was arising, the mind wasn't writhing or suffering or anything. But the pain in the body was clearly very strong. The nature of pain and of whatever defilements we have is that they join together. Otherwise the mind won't be troubled or affected by the physical pain that's really severe at that moment. So discernment kept digging down until the body, the feeling, and the mind were all clear, each in line with its individual truth.

The mind was what labeled the feeling as being this or that: This I could see clearly. As soon as this was really clear in this way, the feeling disappeared in a flash. At that moment, the body was simply the body in line with its reality. The feeling was simply a feeling and it disappeared in a flash into the mind. It didn't go anywhere else. As soon as the feeling disappeared into the mind, the mind knew that the pain had vanished. The pain had vanished as if it had been snapped off and thrown away.

Tâm có vẻ thoải mái. Cho dù đau nảy sinh nhiều bao nhiêu, tâm không bị quằn quại hay đau khổ hay bất cứ điều gì. Nhưng cơn đau trong thân rõ ràng là rất mạnh. Bản tính của đau và bất cứ phiền não ô trược nào chúng ta có là chúng liên kết với nhau. Nếu không tâm sẽ không bị trở ngại hay ảnh hưởng bởi cơn đau thể chất mà thật sự là nghiêm trọng vào lúc đó. Vì vậy nhận thức phân biệt tiếp tục đào sâu vào cho đến khi thân, cảm giác, và tâm đều rõ ràng, mỗi cái phù hợp với sự thật riêng rẽ của nó.

Tâm là cái mà gán ghép cảm giác là như thế này hay thế kia: Điều này tôi có thể nhìn thấy rõ ràng. Ngay khi nó rõ ràng theo cách này, cảm giác biến mất trong chớp mắt. Vào lúc đó, thân chỉ đơn giản là thân phù hợp với thực thể của nó. Cảm giác chỉ đơn giản là cảm giác và nó chớp nhoáng biến mất trong tâm. Nó không đi đâu khác. Ngay khi cảm giác biến mất trong tâm, tâm biết rằng đau đã biến mất. Đau biến mất như thể nó bị bẻ gảy và liệng đi.

In addition, the body disappeared from my sense of awareness. At that moment, the body didn't exist in my awareness at all. All that was left was simple awareness, because there was only one thing — awareness — and it was simply aware. That's all. The mind was so refined that you could hardly describe it. It simply knew, because it was extremely delicate and refined within itself. The body had completely disappeared. Feelings had disappeared. No physical feelings were left at all. The body sitting right there in meditation had disappeared from my awareness.

All that was left was 'simple knowingness,' without any thoughts being fashioned about this or that. At that point, the mind wasn't forming any thoughts at all. When it doesn't form thoughts, we say that nothing at all makes the slightest move. The mind is fixed — firmly fixed in its own solitude. It's a mind in its simple form, on the level of a mind centered in stillness — but mind you, this doesn't mean that there was no unawareness.

Unawareness had infiltrated right there, because the mind hadn't withdrawn from unawareness. The mind and unawareness were quiet together because unawareness didn't get out to work. When discernment has it surrounded, unawareness shrinks in and hides out, quiet in the heart, like the sediment in the bottom of a water jar.

Thêm vào đó, thân biến mất khỏi sự nhận thức của tôi. Vào lúc đó, thân không hiện hữu trong sự nhận thức của tôi chút nào. Tất cả còn lại chỉ là sự nhận thức đơn giản, bởi vì chỉ có một thứ — nhận thức — và nó chỉ đơn giản là nhận thức. Thế thôi. Tâm tinh tế đến nỗi bạn khó mà diễn tả nó. Nó chỉ đơn giản biết, bởi vì nó rất là nhẹ nhàng và tinh tế trong chính nó. Thân hoàn toàn biến mất. Cảm giác biến mất. Không còn lại cảm giác thể chất nào cả. Thân ngồi ngay đó trong thiền định đã biến mất khỏi sự nhận thức của tôi.

Tất cả còn lại là 'sự hiểu biết đơn giản,' không có bất cứ tư tưởng nào được hình thành về điều này hay điều kia. Vào khoảnh khắc đó, tâm không hình thành bất cứ tư tưởng nào. Khi nó không hình thành tư tưởng, chúng ta nói rằng không có gì giao động hết cả. Tâm vững chắc — trụ vững chắc trong sự cô độc của nó. Nó là một tâm trong hình thức đơn giản của nó, ở mức độ của tâm tập trung trong sự tĩnh lặng — nhưng bạn phải biết, điều này không có nghĩa là không có sự vô ý thức.

Vô ý thức đã xâm nhập vào ngay đó, bởi vì tâm đã không rút ra khỏi sự vô ý thức. Tâm và vô ý thức đều cùng yên lặng bởi vì vô ý thức đã không đi ra làm việc. Khi nhận thức phân biệt vây quanh nó, vô ý thức co lại và ẩn nấp, yên lặng trong tim, giống như chất cặn ở đáy bình nước.

At that point, I began to feel amazed. There was no pain left. The body had disappeared. Only one thing hadn't disappeared: an awareness so refined I couldn't describe it. It simply appeared there. You couldn't say anything else about it. The thing that simply appeared there: That was the great marvel at that moment. There was no motion in the heart, no rippling, nothing of anything at all. It stayed fixed and still like that until enough time had elapsed and then it moved. The mind began to withdraw and rippled — blip — and then was quiet.

This rippling happens on its own, you know. We can't intend it. If we intend it, the mind withdraws. What happens is that the mind has had enough, of its own accord. When it ripples in a 'blip' like this, it's aware of the fact. As soon as the 'blip' appears, it vanishes. After a moment it ripples — blip — again, and disappears in the same instant. Then the rippling gradually becomes more and more frequent.

Tại thời điểm đó, tôi bắt đầu cảm thấy kinh ngạc. Không còn đau. Thân biến mất. Chỉ có một thứ không biến mất: sự nhận thức tinh tế đến nỗi tôi không thể diễn tả nó. Nó chỉ đơn giản xuất hiện ở đó. Bạn không thể nói được điều gì khác về nó. Cái mà đơn giản xuất hiện ở đó: Đó là sự kỳ diệu tuyệt vời tại thời điểm đó. Không có giao động nào trong tim, không gợn sóng, không có gì cả. Nó trụ vững chắc và tĩnh lặng như thế trong một khoảng thời gian vừa đủ trôi qua và sau đó nó di chuyển. Tâm bắt đầu rút lui và gợn sóng — blip — và rồi yên lặng.

Sự gợn sóng này xảy ra một mình, bạn biết chứ. Chúng ta không thể dự định. Nếu chúng ta dự định nó, tâm sẽ rút lui. Điều xảy ra là tâm đã có đủ, theo ý nó. Khi nó gợn sóng trong một 'blip' như vậy, nó nhận biết điều này. Ngay khi 'blip' xuất hiện, nó biến mất. Sau một lúc nó gợn sóng — blip — một lần nữa, và biến mất trong cùng khoảnh khắc. Rồi sự gợn sóng dần dần trở nên thường xuyên hơn.

When the mind withdraws after having fully settled down to its foundation, it doesn't withdraw all at once. I could clearly see this at that moment. The mind rippled slightly: A sankhara formed in a 'blip' and then disappeared before it had amounted to anything at all. It rippled — blip — and disappeared right then and there. After a moment it rippled — blip — again. Gradually it became more and more frequent until finally I came back to ordinary consciousness, to the ordinary level of the mind. I was aware of the body, but the pain was still gone. When the mind came back out, there was still no pain. It was still quiet until time came for the pain to reappear.

This is where I got my standard and my certainty. I realized that I had arrived at a basic principle in contending with pain: 'So this is how it is. Pain is actually something separate. The body is separate. The mind is separate, but because of one thing — delusion — all three converge into one, and the whole mind becomes delusion, the whole mind is the one deluded. Even though pain may simply arise in line with its own nature, if we grab hold of it to burn ourselves, it's hot — because our labeling makes it hot.'

Khi tâm rút lui sau khi đã lắng đọng trọn vẹn vào nền tảng của nó, nó không rút lui ngay lập tức. Tôi có thể nhìn thấy điều này rõ ràng vào lúc đó. Tâm gợn sóng chút đỉnh: Sankhata - hành uẩn hình thành trong một 'blip' và sau đó biến mất trước khi nó dồn lại thành một cái gì đó. Nó gợn sóng — blip — và biến mất ngay tại đó. Sau một lúc nó gợn sóng — blip — một lần nữa. Dần dần nó trở nên thường xuyên hơn cho đến khi tôi trở lại với ý thức bình thường, với mức độ bình thường của tâm. Tôi nhận biết thân, nhưng cảm giác đau vẫn biến mất. Khi tâm xuất định, vẫn không có cảm giác đau. Nó vẫn tĩnh lặng cho đến khi cơn đau tái xuất hiện.

Đây là nơi tôi có được tiêu chuẩn và sự khẳng định của mình. Tôi nhận ra rằng tôi đã đi đến nguyên tắc căn bản trong việc chiến đấu với đau: 'Vậy đây là cách nó là. Đau thật sự là một cái gì đó tách biệt. Thân tách biệt. Tâm tách biệt, nhưng vì một thứ — ảo tưởng — cả ba hội tụ vào làm một, và toàn bộ tâm thức trở thành ảo tưởng, toàn bộ tâm thức là ảo tưởng. Mặc dù đau có thể chỉ đơn giản phát sinh phù hợp với bản tánh của nó, nếu chúng ta bám lấy nó để thiêu đốt chính mình, nó nóng — bởi vì việc đặt khái niệm của chúng ta làm nó nóng.'

After a fair while, the pain returned, so I had to tackle it again, without retreating. I had to dig on down, exploring again as I had explored before, but this time I couldn't use the tactics I had used in investigating and remedying the pain the last time around. I needed fresh tactics, newly devised by mindfulness and discernment so as to keep up with events. It was pain just the same, but the tactics simply had to be pertinent to the moment. I couldn't remedy matters by holding to the old tactics I had used to investigate and know in the past. They had to be fresh, hot tactics devised in the present to cure the present. The mind then settled down firmly in stillness as it had done before.

In that first night, the mind settled down three times, but I had to go through three bouts of hand-to-hand combat. After the third time, dawn came — the end of the final showdown using reason with real mindfulness and discernment. The mind was audacious, exultant, and had no fear of death. 'However great the pain may be, that's its own ordinary business. As long as we don't enter in and load ourselves down with it, pain has no significance in the heart.' The mind knew clearly that the body has no significance in terms of itself, in terms of the feeling, or in terms of us — unless the mind gives it a significance and then gathers in the suffering to burn itself. There's nothing else that can come in and make the mind suffer.

Khá lâu sau đó, cơn đau trở lại, vì vậy tôi phải giải quyết nó lần nữa, không thoái lui. Tôi phải đào sâu vào, dò xét thêm như tôi đã dò xét trước đó, nhưng lần này tôi không thể sử dụng chiến thuật tôi đã sử dụng trong việc quan sát và chữa trị cơn đau lần trước. Tôi cần kế sách mới, vừa mới nghĩ ra bởi chánh niệm và nhận thức phân biệt để theo kịp với sự kiện. Đau thì vẫn vậy, nhưng chiến thuật phải phù hợp với thời cuộc. Tôi không thể chữa trị vấn đề theo kế sách cũ mà tôi đã dùng để quan sát và biết trong quá khứ. Chúng phải là chiến thuật mới mẻ được hoạch định cho hiện tại để chữa trị hiện tại. Tâm sau đó sẽ trụ vững chắc trong tĩnh lặng như nó đã làm trước kia.

Trong đêm đầu tiên, tâm lắng đọng ba lần, nhưng tôi phải trải qua ba lần cận chiến. Sau lần thứ ba, trời rạng sáng — kết thúc của lần thử thách cuối bằng cách sử dụng lý trí với chánh niệm và nhận thức phân biệt thật sự. Tâm bạo dạn, hoan hỉ, và không sợ chết. 'Cho dù cơn đau lớn thế nào, đó là công việc bình thường của nó. Miễn là chúng ta không bước vào và hứng chịu nó, đau không có ý nghĩa gì trong tim.' Tâm biết rõ là thân không có ý nghĩa gì với chính nó, với cảm giác, hay với chúng ta — trừ khi tâm cho nó ý nghĩa và sau đó tích lũy đau khổ để thiêu đốt chính nó. Không gì khác có thể đến và làm tâm đau khổ.

Getting up that morning, I felt audacious in an extraordinary way. I wanted to tell Venerable Acariya Mun of my knowledge and capabilities. This was because I felt daring in a way hard to describe. How was it that things could be so marvelous like this in a way I had never encountered before? Ever since I had begun meditating, nothing like this had ever happened. The mind had completely cut off all connection with any objects and had gathered within itself with real courage. It had gathered by investigating all around itself, which was why it had calmed itself inwardly like a thoroughbred. When it withdrew, it was still full of courage, with no fear of death at all, owing to its conviction that, 'I investigated like this and this when pain arose. The next time it comes, I won't fear it because it's the same old pain. It's pain with the same old face. The body is the same old body. Discernment is the same old discernment we've used before.' For this reason, the heart felt no fear of death — so much so that it felt all sorts of things hard to describe. To put it in worldly terms, it was like defying someone right to his face, with no fear of pain or death.

See? When the mind is bold, it's bold all the way. Daring all the way. It fights without retreating. 'Okay, I'll take you on.' To put it simply and frankly, that's just how it feels. When the time comes to die, 'Okay, I'll take you on.' The mind doesn't retreat. 'When the time comes to die, where will death find any pain for us greater than this? There's no such thing. The only pain is the pain in the khandhas. It can be great or small, but we know it here in the khandhas. No matter how much or how heavy the pain may be, it can't outstrip our knowledge and capabilities. It can't outstrip our mindfulness and discernment. Mindfulness and discernment are capable of keeping track of it all, as they have already known and removed it in the past.' This is what made me feel really bold.

Sáng hôm đó khi đứng lên, tôi cảm thấy bạo dạn một cách lạ thường. Tôi muốn nói cho Hòa Thượng Acariya Mun biết về kiến thức và khả năng của tôi. Đây là vì tôi cảm thấy bạo dạn theo một cách khó diễn tả. Làm thế nào mà mọi thứ có thể tuyệt diệu như thế này theo một cách mà tôi chưa từng trải nghiệm trước kia? Kể từ khi tôi bắt đầu thiền định, không gì giống như vậy bao giờ xảy ra. Tâm hoàn toàn cách ly với mọi đối tượng và tập trung trong chính nó với sự can đảm thật sự. Nó đã tập trung bằng cách quan sát mọi thứ quanh nó, đó là lý do tại sao nó tự kiểm soát như một con ngựa thuần chủng. Khi nó rút lui, nó vẫn đầy dũng cảm, không hề sợ chết, xác nhận với chính nó, 'Tôi quan sát như thế này và thế này khi cơn đau nảy sinh. Lần sau, tôi sẽ không sợ nó bởi vì nó chỉ là cơn đau cũ. Nó đau với khuôn mặt cũ. Thân cũng là thân cũ. Nhận thức phân biệt cũng là nhận thức phân biệt cũ mà chúng ta đã từng sử dụng.' Vì lý do này, tim không cảm thấy sợ chết — nhiều đến nỗi nó cảm thấy mọi thứ thật khó diễn tả. Nói theo cách thông thường, nó giống như trực diện thách thức ai đó, không sợ đau hay chết.

Thấy chưa? Khi tâm dũng cảm, nó luôn dũng cảm. Dám làm hết tất cả. Nó chiến đấu không thoái lui. 'Được rồi, ta sẵn sàng đối diện ngươi.' Nói đơn giản và thẳng thắn, đó là cảm giác của nó. Khi đến lúc chết, 'Được rồi, ta sẵn sàng đối diện ngươi.' Tâm không thoái lui. 'Khi đến lúc chết, nơi nào mà cái chết sẽ tìm thấy đau đớn cho chúng ta nhiều hơn thế này? Không có như vậy. Nỗi đau duy nhất là đau trong ngũ uẩn. Nó có thể lớn hay nhỏ, nhưng chúng ta biết là nó ở đây trong ngũ uẩn. Cho dù đau nhiều hay nặng như thế nào, nó không thể vượt qua chánh niệm và nhận thức phân biệt của chúng ta. Chánh niệm và nhận thức phân biệt có khả năng theo dõi được tất cả, như chúng đã từng biết và loại bỏ nó trong quá khứ.' Đây là điều làm tôi cảm thấy thật sự dũng cảm.

When the time would come to die, I didn't see that there would be any problem, with mindfulness and discernment all around me like this. If the time came to die, then let me die. Birth and death come in a pair. You can't separate death from birth so as not to die, because they are equal truths.

The next time around, I took on the pain again and knew in the same way. I kept on knowing in the same way and winning every time. Once I had given it all my strength in that way, there was never a day in which I'd say, 'Last night I stayed up in meditation all night until dawn and didn't get anything out of it.' But any night in which the mind had difficulty investigating and settling down, I would come out feeling battered all over my body. I'd be all stiff and sore.

But as for getting tactics and strength of mind, I'd get them every time, until I no longer had any fear of death at all — and where would I get any fear? Death was something ordinary. In other words, discernment had analyzed down to 'What dies?' Hair, nails, teeth, skin, flesh, bones: They're simply their original element — solidity, the earth element. Since when did the earth element ever die? When they disintegrate, what do they become? If we focus on down, we see that they return to their original properties. The water element returns to its original property. The wind and fire elements simply return to their own original properties. Nothing is annihilated. The elements have simply come together in a lump, and the mind comes in and animates it — this super-deluded one comes in and animates it, that's all — and then carries the entire burden: 'This is my self.' It lays its claims: 'This is me. This is mine.' And so it rakes in every kind of suffering as if contracting for the whole mass, using those assumptions simply to burn itself, and nothing else.

Khi đến lúc chết, tôi thấy rằng sẽ không có trở ngại gì, với chánh niệm và nhận thức phân biệt ở quanh tôi như thế này. Nếu phải chết, thì hảy để tôi chết. Sinh và tử là một cặp. Bạn không thể tách rời sự chết khỏi sự sinh ra để khỏi phải chết, bởi vì chúng là những sự thật cân xứng.

Lần kế tiếp, tôi đối diện với cơn đau lần nữa và biết theo cùng một cách. Tôi tiếp tục biết theo cùng một cách và chiến thắng mọi lúc. Một khi tôi đã tận hết sức mình theo cách đó, không bao giờ có một ngày mà tôi sẽ phải nói, 'Tối hôm qua tôi thức trắng đêm hành thiền cho đến rạng sáng và không được gì cả.' Nhưng bất cứ đêm nào mà tâm gặp khó khăn trong việc quan sát và tĩnh lặng, sáng hôm sau tôi cảm thấy bầm vập toàn thân. Tôi cảm thấy căng cứng và ê ẩm.

Nhưng đối với việc lấy kế sách và sức mạnh của tâm, tôi đều có được chúng mọi lần, cho đến khi tôi không còn sợ chết nữa — và tôi sẽ lấy nỗi sợ hãi ở đâu? Chết là chuyện bình thường. Nói cách khác, nhận thức phân biệt đã phân tích đến tận 'Cái gì chết?' Tóc, móng tay, răng, da, thịt, xương: Chúng chỉ đơn giản là yếu tố nguyên thủy của chúng — chất rắn, yếu tố đất. Kể từ khi nào yếu tố đất chết? Khi chúng tan rã, chúng trở thành cái gì? Nếu chúng ta tập trung vào, chúng ta thấy rằng chúng trở lại đặc tính nguyên thủy của chúng. Yếu tố nước trở lại đặc tính nguyên thủy của nó. Yếu tố gió và lửa chỉ đơn giản trở lại đặc tính nguyên thủy của chúng. Không có gì bị hủy diệt. Các yếu tố chỉ đơn giản kết hợp với nhau thành một đống, và tâm đi vào và làm nó có sinh khí — cái siêu ảo tưởng này đi vào và làm nó có sinh khí, chỉ thế thôi — và sau đó mang toàn bộ gánh nặng: 'Đây là tự ngã của tôi.' Nó tuyên bố: 'Đây là tôi. Cái này là của tôi.' Và rồi nó ôm vào đủ loại đau khổ như thể ký kết hợp đồng với toàn khối, bằng cách sử dụng những giả định đó chỉ để thiêu đốt chính nó, và không gì khác.

The mind itself is the culprit. The five khandhas aren't the culprits. They aren't our enemies or anything. They simply have their own reality, but we make assumptions and carry then as a burden. This is why there's suffering and stress. We manufacture it ourselves. These things don't manufacture it for us. 'There is nothing that comes and gives us suffering': This is how the mind came to understand things. We are the ones who misconstrue things. We are the ones who suffer because we misconstrue things. This produces suffering to burn and trouble the heart. I could clearly see that nothing dies.

The mind doesn't die. It becomes more pronounced. When we fully investigate the four elements — earth, water, wind, and fire — down to their original properties, the mind becomes even more pronounced and clear. So where is there any death? What dies? None of these conditions die. The four elements — earth, water, wind, and fire: They don't die. And as for the mind, how can it die? It becomes more aware. More pronounced. More conspicuous. This doesn't die, so why does it fear death? We've been fooled all along, fooled for aeons and aeons, for actually nothing dies.

Tâm tự nó là thủ phạm. Ngũ uẩn không phải là thủ phạm. Chúng không phải là kẻ thù của chúng ta hay là gì khác. Chúng chỉ đơn giản có thực thể riêng của chúng, nhưng chúng ta đặt giả định và ôm vào như một gánh nặng. Đây là lý do tại sao có đau khổ và căng thẳng. Chúng ta tự chế tạo nó. Những thứ này không chế tạo nó cho chúng ta. 'Không có gì mang đau khổ đến cho chúng ta': Đây là cách tâm hiểu mọi thứ. Chúng ta là người hiểu lầm mọi thứ. Chúng ta là người chịu đau khổ bởi vì chúng ta hiểu lầm mọi thứ. Điều này tạo ra đau khổ để thiêu đốt và gây trở ngại cho tim. Tôi có thể nhìn thấy rõ rằng không có cái gì chết.

Tâm không chết. Nó trở nên nổi bật hơn. Khi chúng ta quan sát đầy đủ bốn yếu tố — đất, nước, gió, và lửa — đến tận đặc tính nguyên thủy của chúng, tâm càng trở nên nổi bật và rõ ràng hơn. Vậy có chết ở đâu? Cái gì chết? Không cái nào trong số các trạng huống này chết. Bốn yếu tố — đất, nước, gió, và lửa: Chúng không chết. Và đối với tâm, làm thế nào nó có thể chết? Nó trở nên nhận thức hơn. Nổi bật hơn. Hiển nhiên hơn. Cái này không chết, vậy tại sao nó sợ chết? Chúng ta bị lừa gạt đã từ lâu, bị lừa gạt hàng bao nhiêu kiếp, vì thật ra không có gì chết.

Now, the word 'fooled' doesn't mean that anyone intended to fool us. We've been fooled simply because of our own delusion — fooled into fearing death. Now we see: This is how the world fears death — from not having explored down to its truth, from not knowing what dies. Because look: Nothing dies. Each thing simply has its separate reality. I saw this clearly. The mind proclaimed itself by its very nature. I saw its marvelousness clearly, every time.

Even when the pain was as hot as fire in the body and seemed ready to reach the clouds, it would vanish clear away, with nothing left, due to the power of mindfulness and discernment; even the body would vanish from my sense of consciousness and wouldn't appear at all. When everything disbanded completely as the result of my investigation, all that remained was simple awareness, as if floating in mid-space (although I didn't make the comparison at the moment). It was completely empty, but the awareness knew clearly. There was only one thing. There was only one strange thing in the world: the heart.

Nào, từ 'lừa gạt' không có nghĩa là bất cứ ai cố tình lừa gạt chúng ta. Chúng ta bị lừa gạt chỉ vì ảo tưởng của chính chúng ta — bị lừa vào nỗi sợ chết. Bây giờ chúng ta thấy: Đây là cách thế gian sợ chết — từ việc không khám phá ra sự thật của nó, từ việc không biết cái gì chết. Bởi vì hảy nhìn xem: Không có gì chết. Mỗi thứ chỉ đơn giản có thực thể riêng biệt của nó. Tôi thấy điều này rõ ràng. Tâm tự xưng bằng chính bản tánh của nó. Tôi nhìn thấy rõ ràng sự kỳ diệu của nó, lần nào cũng vậy.

Ngay cả khi cơn đau nóng như lửa trong thân và dường như sắp lên đến mây, nó sẽ biến mất hoàn toàn, không còn lại gì, do bởi năng lực của chánh niệm và nhận thức phân biệt, thậm chí thân có thể biến mất khỏi ý thức của tôi và không xuất hiện chút nào. Khi mọi thứ tan rã hoàn toàn như là kết quả của sự quan sát của tôi, tất cả còn lại chỉ là sự nhận thức đơn giản, như thể trôi nỗi trên không (mặc dù tôi không so sánh vào lúc đó). Nó hoàn toàn trống không, nhưng sự nhận thức biết rõ ràng. Chỉ có duy nhất một thứ. Chỉ có một thứ kỳ lạ duy nhất trên thế gian: trái tim.

Earth, water, wind, and fire made no contact with the heart. The heart thus had no sense of earth, water, wind, fire or any part of the body. All that remained was a solitary awareness, an awareness not involved with anything at all — an amazing awareness, coming from having investigated things with circumspection and then having withdrawn from them. Clear. Outstanding. Astounding.

Once the mind can be settled down like this — for no matter how many days or nights it may last — it has no sense of pain, that the body will fall apart, that it hurts here or aches there: no sense of any of this at all. And what would give it any sense of this? Time and place don't exist in that mental state. This called to mind how the Buddhas, Pacceka Buddhas, and arahant disciples could enter the cessation of feeling and perception for seven days at a time. They could enter for as many days as they liked. If their minds settled down like this to the extent of not being involved with anything at all, leaving just plain awareness without any involvement with time or place, then they could sit for aeons if they liked. Even if the body couldn't endure, if it were to break apart, it would simply do so, without having any impact on this nature at all.

Đất, nước, gió, và lửa không liên hệ với tim. Tim vì thế không có ý thức về đất, nước, gió, lửa hay bất cứ phần nào của thân. Tất cả còn lại chỉ là một sự nhận thức đơn độc, sự nhận thức không liên quan với bất cứ cái gì cả — sự nhận thức vi diệu, đến từ việc quan sát mọi thứ với sự thận trọng và sau đó rút ra khỏi chúng. Rõ ràng. Tuyệt diệu. Đáng kinh ngạc.

Một khi tâm có thể lắng đọng như thế này — bất kể nó có thể tồn tại bao nhiêu ngày hay đêm — nó không có ý thức về đau, rằng thân sẽ suy sụp, rằng nó đau ở chỗ này hay nhức ở chỗ kia: không có ý thức về bất cứ điều này hết cả. Và cái gì có thể làm cho nó có ý thức về điều này? Thời gian và nơi chốn không hiện hữu trong trạng thái tâm linh đó. Điều này gợi nhớ đến cách chư Phật, chư Độc Giác Phật, và chư Đại đệ tử A-la-hán có thể bước vào trạng thái ngưng mọi cảm giác và tri giác trong bảy ngày một lần. Họ có thể nhập định bao nhiêu ngày tùy ý. Nếu tâm của họ lắng đọng như thế này đến mức không quan hệ với bất cứ cái gì, chỉ còn lại sự nhận thức đơn giản không liên quan với thời gian hay nơi chốn, thì họ có thể ngồi hàng bao nhiêu kiếp nếu họ muốn. Thậm chí nếu thân không thể chịu đựng nổi, nếu nó sụp đổ, nó sẽ chỉ đơn giản làm như vậy, không có bất cứ ảnh hưởng nào đến bản tánh này cả.

This was when my mind accepted — really believed in — the ability of those extraordinary people who enter the cessation of feeling and perception for so-and-so many days. If their minds reached this level without withdrawing back out to anything outside, then for days or months they wouldn't have any perception of anything at all. Where would there be pain and pleasure in their bodies? There wouldn't be any at all. They wouldn't have any sense of the body. They wouldn't have any awareness of feelings. All that would remain would be plain awareness. They could sit for aeons, if they liked, as long as the mind was like this.

This made me believe in the stories of the Pacceka Buddhas who entered the cessation of feeling and perception. So I took this as a confirmation in my mind. Whoever says I'm crazy can go ahead and say so. They have mouths; we have ears. If we want to listen, we can. If we don't, we can keep still. We are all free to have our opinions on this matter and that. No one has a monopoly on knowing and seeing!

Đây là khi tâm của tôi chấp nhận — thật sự tin tưởng — khả năng của những người phi thường này, họ bước vào sự chấm dứt mọi cảm giác và tri giác rất nhiều ngày như thế. Nếu tâm của họ đạt đến trình độ này mà không xuất định để quan hệ với bất cứ điều gì bên ngoài, thì họ sẽ không có ý thức về bất cứ điều gì hàng bao nhiêu ngày hay tháng hết cả. Đau khổ hay vui sướng sẽ ở đâu trong thân họ? Không có gì hết cả. Họ không có ý thức về thân thể. Họ không có nhận thức về cảm giác. Tất cả còn lại chỉ là sự nhận thức đơn giản. Họ có thể ngồi hàng bao nhiêu kiếp nếu họ muốn, miễn là tâm giống như thế này.

Điều này làm tôi tin những câu chuyện về chư Độc Giác Phật đã nhập vào trạng thái chấm dứt cảm giác và tri giác. Vì vậy tôi xem điều này như là một sự khẳng định trong tâm tôi. Bất cứ ai nói rằng tôi điên khùng cứ tha hồ mà nói. Họ có miệng; chúng ta có tai. Nếu chúng ta muốn nghe, chúng ta có thể. Nếu chúng ta không muốn, chúng ta có thể tiếp tục tĩnh lặng. Tất cả chúng ta đều có tự do để có quan niệm của mình về vấn đề này và kia. Không ai độc quyền trong việc biết và thấy!

Even though I didn't sit for a long time, the state of mind that had grown still to that extent for a spell of time was enough to serve as confirmation of those who entered the cessation of feeling and perception for long periods of time, because it had the same characteristics: not involved with anything at all. The body would simply be a body. If it were to fall apart, if it couldn't last — after all, the body is inconstant, stressful, and not-self — then it would simply fall apart without the mind's being aware.

This is a level attained through mindfulness and discernment. It's a level where discernment fosters concentration. The mind reaches the full extent of concentration like this because discernment has fully investigated down to causes and effects. It then gathers with courage and great refinement. Ordinarily, when the mind filled with just the power of concentration focuses and settles down, it is simply unmoving and nothing else. It isn't as profound and refined as this. But the mind stilled through the power of discernment is refined each time. Once we have gone through hand-to-hand combat in this way to the point where we get results, the mind has to be absolutely quiet, just like this.

Mặc dù tôi không ngồi lâu, trạng thái tâm trở nên tĩnh lặng đến mức đó cho một khoảng thời gian đủ để phục vụ như là sự xác nhận cho những ai bước vào sự chấm dứt cảm giác và tri giác trong một thời gian dài, bởi vì nó có cùng đặc tính: không liên hệ với bất cứ cái gì cả. Thân chỉ đơn giản là thân. Nếu nó sụp đổ, nếu nó không thể tồn tại — nói cho cùng, thân là vô thường, khổ, và vô ngã — thì nó chỉ đơn giản sụp đổ mà tâm không cần hay biết.

Đây là mức độ đạt được qua chánh niệm và nhận thức phân biệt. Nó là một mức độ mà nhận thức phân biệt nuôi dưỡng định. Tâm đạt đến mức độ định viên mãn như thế này là bởi vì tuệ phân biệt đã quan sát đầy đủ về các nguyên nhân và kết quả. Nó sau đó tập trung với sự dũng cảm và tinh tế vô cùng. Thông thường, khi tâm được lấp đầy chỉ với năng lực của định tập trung và tĩnh lặng, nó đơn giản không giao động và không gì khác. Nó không nổi bật và tinh tế như thế này. Nhưng tâm tĩnh lặng qua năng lực của tuệ phân biệt được tinh lọc mỗi lần. Một khi chúng ta trải qua sự cận chiến theo cách này đến mức chúng ta có được kết quả, tâm phải hoàn toàn yên tĩnh, giống như thế này.

This was the basis, or the starting capital, for my courage; the primary seed for my firm conviction in the affairs of the mind. No matter how much anything else might be annihilated, this knowing nature would not be annihilated. I could see this clearly. I saw it clearly at the point when nothing else was involved in my sense of awareness. There was simply that single awareness and so it was very pronounced. I couldn't really say whether this was on the level of concentration or of discernment. When the mind actually was that way, that's how it was.

From that point on I kept at it. I kept investigating out in the area of discernment, ranging out widely, then circling back in again. As soon as I would understand, step by step, the mind would let go and circle inward in an ever-narrowing sphere, investigating the khandhas and elements, separating the khandhas and elements.

Đây là căn bản, hay vốn liếng bắt đầu, cho sự can đảm của tôi; hạt giống chính yếu cho niềm tin vững chắc của tôi trong các vấn đề của tâm. Cho dù bất cứ cái gì khác có thể bị hủy diệt, bản tánh biết này sẽ không bị hủy diệt. Tôi có thể nhìn thấy điều này rõ ràng. Tôi nhìn thấy rõ nó tại thời điểm mà không có gì khác liên hệ với sự nhận thức của tôi. Chỉ có sự nhận thức duy nhất đó và vì vậy nó rất nổi bật. Tôi không thể thật sự nói liệu đó là ở mức độ của định hay của tuệ phân biệt. Khi tâm thật sự là cách đó, thì đó là cách nó là.

Từ lúc đó trở đi, tôi tiếp tục làm. Tôi tiếp tục quan sát trong lĩnh vực nhận thức phân biệt, tỏa rộng ra, rồi vòng trở lại vào trong. Ngay khi tôi hiểu được, từng bước một, tâm buông ra và đi vòng vào trong theo một phạm vi thu hẹp, quan sát ngũ uẩn và các yếu tố, tách biệt ngũ uẩn và các yếu tố.

This is where it began to be 'samuccheda-pahana' — absolute relinquishment, arising from the investigation in the period that followed. As long as the investigation hadn't been absolute, it would win out for only a period of time, just enough to serve as evidence and proof. It still wasn't absolute relinquishment. But when discernment came to a really clear understanding while investigating, then it pulled out and severed all ties, step by step — severed things so that there were no connections left; severed them step by step, leaving just plain awareness.

The body (rupa) was severed from attachment. Vedana, sañña, sankhara, and viññana were severed from attachment. Or you could say that the 'heart' was severed from 'them.' Things kept being severed until only awareness was left — in other words, the mind with unawareness buried inside it. So I probed on in, smashed things to bits, slashed them to smithereens with up-to-the-minute mindfulness and discernment. The mind of unawareness broke apart, and when the mind of unawareness broke apart, that was all!

Đây là nơi nó bắt đầu là 'samuccheda-pahana' — tuyệt đối từ bỏ, phát sinh từ việc quan sát trong giai đoạn tiếp theo. Hễ mà sự quan sát không được trọn vẹn, nó sẽ chỉ chiến thắng trong một khoảng thời gian, vừa đủ để làm bằng chứng và xác nhận. Nó vẫn chưa tuyệt đối từ bỏ. Nhưng khi nhận thức phân biệt có được một sự hiểu biết rõ ràng trong khi quan sát, thì nó rút ra và cắt đứt mọi liên hệ, từng bước một — cắt đứt mọi thứ để không còn lại mối liên hệ nào; cắt đứt chúng từng bước một, chỉ còn lại sự nhận thức đơn giản.

Thân (rupa - sắc) bị cắt đứt khỏi luyến ái. Vedana - thọ, sañña - tưởng, sankhara - hành, and viññana - thức bị cắt đứt khỏi luyến ái. Hay bạn có thể nói rằng 'tim' bị cắt đứt khỏi 'chúng.' Mọi thứ tiếp tục bị cắt đứt cho đến khi chỉ còn lại sự nhận thức — nói cách khác, tâm với sự vô ý thức bị chôn trong nó. Vì vậy tôi xem xét nó, đập nát mọi thứ, băm vằm chúng thành mảnh vụn với chánh niệm và nhận thức phân biệt luôn cập nhật. Tâm của sự vô ý thức tan vỡ, và khi tâm của sự vô ý thức tan vỡ, đó là tất cả!

That was when I came to know that all of the marvels I have mentioned here were simply an affair of unawareness. They had simply been a support, a way-station, a seed that had produced conviction step by step, but after that — if you were to say they were good, they were good; but if you're aiming at the subtle Dhamma, this goodness is the goodness of unawareness. It's not genuine goodness, not pure goodness. It's goodness mixed with evil, with suffering and stress, because stress still has a chance to arise. We have to keep slashing in, slashing in until everything is smithereens in the heart. Whatever is a seed of anything counterfeit in the heart, wash it away, scrub it away, until nothing is left, and that's all. The entire mind that is assumed to be 'this' or 'that' is all gone.

This is where the mind reaches absolute purity, where it reaches complete freedom from all conventional realities. That's really 'all'! It's astounding. If it weren't astounding, it wouldn't be release from stress. This is a Dhamma apart — a Dhamma beyond conventions.

Đó là khi tôi biết rằng tất cả những sự kỳ diệu tôi đã đề cập ở đây chỉ là công việc của vô ý thức. Chúng chỉ đơn giản là sự hỗ trợ, trạm dừng, hạt giống mà đã tạo ra niềm tin từng bước một, nhưng sau đó — nếu bạn nói rằng chúng tốt thì chúng tốt; nhưng nếu bạn nhắm đến Pháp vi tế, sự tốt đẹp này là sự tốt đẹp của vô ý thức. Nó không phải là sự tốt đẹp chân chính, không phải là sự tốt đẹp thuần túy. Nó là thiện trộn lẫn với ác, với đau khổ và căng thẳng, bởi vì căng thẳng vẫn có cơ hội phát sinh. Chúng ta phải tiếp tục chém xả vào, băm vằm cho đến khi mọi thứ bị nát vụn trong tim. Bất cứ cái gì là hạt giống của bất cứ cái gì giả tạo trong tim, rửa sạch nó, cạo nó đi, cho đến khi không còn lại gì, và chỉ thế thôi. Toàn bộ tâm thức mà được giả định là 'thế này' hay 'thế kia' đều biến mất.

Đây là nơi tâm đạt đến sự thanh tịnh tuyệt đối, nơi nó đạt được giải thoát hoàn toàn khỏi mọi quy ước thực tế. Đó thật sự là 'tất cả'! Nó thật vi diệu. Nếu nó không vi diệu, nó sẽ không thoát khỏi đau khổ. Đây là Pháp tối cao — Pháp vượt qua mọi quy ước.

Whether what I've described here is difficult or not, consider it for yourselves. Sometimes I'd feel ready to pass out. Sometimes I'd feel as if the entire body were on fire. When the pain was really fierce, it seemed to fill the entire body. But ultimately I was able to pass through these things, to resolve them using mindfulness and discernment.

So if we put them to use, mindfulness and discernment are never at the end of their rope. We human beings aren't fated always to be stupid, you know. When we come to the end of our rope, we're sure to be able to save ourselves. Who should be willing to go under when we have the mindfulness and discernment to remedy things, or when there's an opening through which we can escape, through which we can force our way out? Who would willingly be buried to death? We can't help but manage to find a way out.

When the pain is so piled on that we can't see any way to cure it other than using mindfulness and discernment to explore and find a way out, discernment doesn't depend on this person or that. When the time comes for the mind to investigate when it's cornered, it gathers its forces and manages to save itself.

Liệu những gì tôi diễn tả ở đây khó khăn hay không, bạn hảy tự suy xét. Đôi khi tôi cảm thấy sẵn sàng gục ngã. Đôi khi tôi cảm thấy như thể toàn thân bốc cháy. Khi cơn đau thật sự khốc liệt, nó dường như lấp đầy thân thể. Nhưng cuối cùng tôi đã có thể vượt qua mọi chuyện, giải quyết chúng bằng cách sử dụng chánh niệm và nhận thức phân biệt.

Vì vậy nếu chúng ta mang chúng vào sử dụng, chánh niệm và nhận thức phân biệt không bao giờ cạn kiệt. Loài người chúng ta không phải lúc nào cũng ngu ngốc, bạn biết chứ. Khi chúng ta đến giới hạn của sự nhẫn nại, chúng ta chắc chắn có thể tự cứu mình. Ai muốn bỏ cuộc khi mà chúng ta có chánh niệm và nhận thức phân biệt để chửa trị mọi thứ, hay khi có một chỗ hở mà qua đó chúng ta có thể trốn thoát, qua đó chúng ta có thể nỗ lực thoát ra? Ai muốn bị chôn vùi cho đến chết? Chúng ta chỉ có thể mưu tìm lối ra.

Khi cơn đau chồng chất đến nỗi chúng ta không thể nhìn thấy cách nào để chửa trị nó ngoài cách sử dụng chánh niệm và nhận thức phân biệt để thăm dò và tìm lối thoát, nhận thức phân biệt không phụ thuộc vào người này hay người kia. Đến lúc mà tâm quan sát khi nó bị dồn vào chân tường, nó tập trung mọi năng lực của nó và tìm cách để tự giải cứu.

The Buddha thus taught us to live in 'crucial' places — places where we're cornered, at the end of our rope — where we live simply, so that mindfulness and discernment can work full steam ahead and see their own capabilities, rather than simply waiting for help from others. Time and place can help give rise to mindfulness and discernment. If we live in a scary place, mindfulness is strong. Discernment is sharp. Whatever we investigate, they are adroit and audacious. If we live in a comfortable place, we get lazy. We eat a lot and sleep a lot. This is the way it is with the mind. If we live in ordinary circumstances, we're very lazy, very inert, very apathetic and listless. If we live in places that aren't scary, we become heedless and revert to being complacent, to sleeping like pigs.

If we live in a scary place, we're always alert. When we're alert, we're always self-aware, because alertness is what it means to be mindful. Mindfulness appears within us, always self-aware, always engaged in persistent effort. Whatever makes contact, we understand because we're not complacent, because we're always alert. This is why we're taught to live in whatever places are appropriate, because they can give good encouragement or support to our persistent effort.

Vì thế Đức Phật dạy chúng ta sống trong những nơi 'hiểm yếu' — nơi mà chúng ta bị dồn vào chân tường, tận cùng của sự nhẫn nại của chúng ta — nơi chúng ta sống đơn giản, để chánh niệm và nhận thức phân biệt có thể nỗ lực làm việc và nhìn thấy khả năng của chúng, thay vì chỉ chờ đợi sự giúp đỡ của người khác. Thời gian và nơi chốn có thể giúp cho sự tăng trưởng chánh niệm và nhận thức phân biệt. Nếu chúng ta sống ở một nơi đáng sợ, chánh niệm sẽ mạnh mẽ. Nhận thức phân biệt sẽ sâu sắc. Bất cứ điều gì chúng ta quan sát, chúng đều khôn khéo và dũng cảm. Nếu chúng ta sống ở nơi thoải mái, chúng ta sẽ lười biếng. Chúng ta ăn nhiều và ngủ nhiều. Đây là cách tâm thể hiện. Nếu chúng ta sống trong môi trường bình thường, chúng ta rất lười biếng, rất ù lì, rất lãnh đạm và lơ đãng. Nếu chúng ta sống ở nơi không đáng sợ, chúng ta trở nên không thận trọng và đâm ra tự mãn, ngủ như heo.

Nếu chúng ta sống ở nơi đáng sợ, chúng ta luôn cảnh giác. Khi chúng ta cảnh giác, chúng ta luôn tự nhận thức, bởi vì cảnh giác có nghĩa là chánh niệm. Chánh niệm xuất hiện trong chúng ta, luôn tự nhận thức, luôn kiên trì nỗ lực. Bất cứ cái gì đến tiếp xúc, chúng ta hiểu bởi vì chúng ta không tự mãn, bởi vì chúng ta luôn cảnh giác. Đây là lý do tại sao chúng ta được dạy phải sống ở những nơi thích hợp, bởi vì nơi đó có thể khuyến khích hay hỗ trợ cho sự kiên trì nỗ lực của chúng ta.

If we have comfortable huts in which to live — as we have here — everything cares for our every need. Food overflows our bowls. We're flooded day and night with fruit juice, soft drinks, cocoa, and coffee. Main course dishes and desserts come pouring in from every direction. If we lack mindfulness and discernment, we lie clutching our food, like a pig lying next to its hay and then climbing up to lie on the chopping block. As for the Dhamma, we have no hope of winning it. Any meditation monk who is 'clever' in this way is bound to go under in this way without a doubt.

To have mindfulness and discernment, we have to think. However much of the necessities of life we may have, we must find tactics for keeping the mind in shape, to keep wary and uncomplacent like a deer wary of danger.

In places where you don't have to be wary of food like this, the mind goes about thinking in another way to reform itself. There, where will you get an excess of anything? Everything is lacking. Insufficient. Some days you get enough alms to eat, some days you don't. 'This way there's nothing to be concerned about, because you've been full and been hungry before. Even if you go without food for one or two days, you won't die.'

Nếu chúng ta có một nơi trú ngụ thoải mái — như chúng ta có ở đây — có đầy đủ những thứ chúng ta cần. Thức ăn chất đầy bát của chúng ta. Chúng ta bị tràn ngập ngày đêm với nước trái cây, nước ngọt, cocoa, và cà phê. Những món ăn chính và tráng miệng ào ạt đến từ mọi phía. Nếu chúng ta thiếu chánh niệm và nhận thức phân biệt, chúng ta nằm ôm lấy thực phẩm của chúng ta, giống như con heo nằm cạnh máng thức ăn của nó và rồi leo lên nằm trên đống cám. Đối với Pháp, chúng ta không có hy vọng đạt được nó. Bất cứ thiền sư nào 'khôn ngoan' theo cách này tất sẽ đi theo cách này không chút nghi ngờ.

Để có chánh niệm và nhận thức phân biệt, chúng ta phải suy nghĩ. Dù chúng ta có thể có các nhu cầu thiết yếu nhiều bao nhiêu, chúng ta phải tìm kế sách để giữ tâm mạnh mẽ, giữ sự thận trọng và không tự mãn giống như một con nai cảnh giác về nguy hiểm.

Ở những nơi bạn không cần phải cảnh giác về thực phẩm như thế này, tâm suy nghĩ theo cách khác để tự sửa đổi. Đó, bạn sẽ có thừa thải bất cứ thứ gì ở đâu? Mọi thứ đều thiếu sót. Không đủ. Vài ngày bạn có đủ phẩm vật cúng dường để ăn, vài ngày bạn không có. 'Bằng cách này thì không có gì để quan tâm, bởi vì bạn đã từng no và đói trước kia. Thậm chí nếu bạn nhịn đói một hay hai ngày, bạn sẽ không chết.'

This is how the heart deals with the problem, and so it isn't concerned about food or anything else. If there's nothing but rice, you eat rice — and you don't see that you're concerned about it. 'After all, you've come to a place like this, so what's wrong with eating whatever's available? Where are you going to find anything to go with the rice? You've been fed rice ever since the day you were born, so what's wrong with eating just rice? Can you eat other things without rice? If eating other things is really special, you've already eaten a lot of them, so why aren't you ever full? You've come looking for the Dhamma, not for food. Why are you so worked up about your stomach? You've already eaten a lot, and yet nothing special has ever come of it. You're looking for the extraordinary Dhamma, so what business do you have getting worked up about food? An expert in Dhamma isn't an expert in eating.' The mind deals with the situation in the flash of an eye, and the end result is that it isn't concerned. This is how a meditation monk subdues himself — or in other words, subdues his greed for the necessities of life.

And as a result of correcting itself in the matter of eating or not eating, the mind keeps spinning. You sit in meditation without getting tired. With no food in your stomach, what is there to get drowsy about? If you don't eat at all, you're not drowsy at all and can meditate with ease.

Đây là cách trái tim giải quyết vấn đề, và vì vậy nó không quan tâm đến thực phẩm hay cái gì khác. Nếu chỉ có cơm, bạn ăn cơm — và bạn không thấy rằng bạn bận tâm về nó. 'Nói cho cùng, bạn đã đến một nơi như thế này, thì có gì sai với việc ăn những gì có sẳn? Bạn sẽ đi đâu để tìm món gì ăn với cơm? Bạn vốn được nuôi cơm từ ngày bạn sinh ra, vậy có gì sai với việc chỉ ăn cơm? Bạn có thể ăn những món khác mà không có cơm không? Nếu ăn những món khác thật đặc biệt, bạn đã ăn rất nhiều, vậy tại sao bạn không bao giờ no? Bạn đến tìm kiếm Pháp, không phải thức ăn. Tại sao bạn lại bận tâm về bao tử của bạn? Bạn đã ăn rất nhiều, thế mà chưa từng có điều gì đặc biệt đến từ nó. Bạn đang tìm kiếm Pháp vi diệu, vậy thì việc gì mà bạn phải bận tâm đến thực phẩm? Một chuyên gia về Pháp không phải là chuyên gia về ăn uống.' Tâm đối phó với tình huống trong chớp mắt, và kết quả cuối cùng là nó không quan tâm. Đây là cách một thiền sư tự kiềm chế — nói cách khác, kiềm chế lòng tham của mình về những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống.

Và như là kết quả của việc tự sửa chữa nó trong vấn đề ăn hay không ăn, tâm tiếp tục suy đi xét lại. Bạn ngồi thiền định không mệt mỏi. Không có thức ăn trong bao tử bạn, có gì ở đó để buồn ngủ? Nếu bạn không ăn gì cả, bạn không buồn ngủ chút nào và có thể thiền định dễ dàng.

This is a tactic in teaching monks to practice the Dhamma 'rukkhamula-senasanam' — under the shade of trees, in the mountains, in the forest, in lonely places where it's scary — ahara-sappaya, where the food is amenable. 'Amenable' here means that it doesn't disrupt the body, that it isn't harmful or toxic to the body; and that it doesn't disrupt the mind as well. 'Amenable food' means nothing but rice sometimes, or just a little food, so that our meditation goes well. It's amenable for those intent on the Dhamma.

But those of us who are intent on nourishing the stomach for the sake of the body can't do this at all. Otherwise we'll die — don't say I didn't warn you. Normally if we eat a lot, with nothing but good dishes to eat, then we sleep like pigs. How can this be amenable? It's amenable for the defilements, not for winning the Dhamma. It's amenable for the affairs of defilements and the affairs of pigs.

Đây là một chiến thuật trong việc dạy các sư thực hành Pháp 'rukkhamula-senasanam' — dưới tàng cây, trên núi, trong rừng, ở nơi hẻo lánh đáng sợ — ahara-sappaya, nơi có thức ăn thuận tiện. 'Thuận tiện' ở đây có nghĩa là nó không gây trở ngại cho thân, nó không gây độc hại cho thân; và nó cũng không gây trở ngại cho tâm. ''Thức ăn thuận tiện' có nghĩa là đôi khi không có gì ngoài cơm, hay chỉ có một ít thức ăn, để cho thiền định của chúng ta tiến triễn tốt. Nó thuận tiện cho những ai nhắm đến Pháp.

Nhưng còn những ai trong chúng ta nhắm đến việc nuôi dưỡng bao tử vì lợi ích của thân thì không thể nào làm được điều này. Nếu không chúng ta sẽ chết — đừng nói rằng tôi đã không cảnh báo bạn. Thông thường nếu chúng ta ăn rất nhiều, không gì ngoài việc ăn những món ngon, thì chúng ta sẽ ngủ như heo. Làm thế nào mà điều này lại thuận tiện được? Nó thuận tiện cho phiền não ô trược, chứ không phải để đạt được Pháp. Nó thuận tiện cho công việc của phiền não ô trược và công việc của heo.

The term 'amenable food' has to refer to eating in a way that serves a purpose. To eat just a little serves a purpose: Wherever we sit in meditation, the mind is really solid. If we're involved with concentration, the mind is solid. If we're involved with discernment, it keeps spinning with much more agility than normal.

The Dhamma tends to arise in places where things are lacking, in difficult places where we're cornered, at the end of our rope. It doesn't arise where things are overflowing, where our needs are met. It doesn't arise in comfortable places because we just get complacent. This is the way we tend to be.

Từ ngữ 'thức ăn thuận tiện' phải đề cập đến việc ăn chừng mực để có thể theo đuổi mục đích. Ăn chút đỉnh nhằm để: Bất cứ nơi nào chúng ta ngồi thiền, tâm thật sự vững chắc. Nếu chúng ta tham gia vào việc tập trung, tâm được vững chắc. Nếu chúng ta tham gia vào việc nhận thức phân biệt, nó luôn suy đi xét lại với sự nhanh nhẹn hơn bình thường.

Pháp có khuynh hướng phát sinh ở những nơi mọi thứ đều thiếu thốn, ở những nơi khó khăn khiến chúng ta bị dồn vào chân tường, đến giới hạn của sự nhẫn nại của chúng ta. Nó không phát sinh nơi mọi thứ đều thừa thải, nơi đáp ứng nhu cầu của chúng ta. Nó không phát sinh ở những nơi thoải mái bởi vì chúng ta chỉ có sự tự mãn. Đây là cách chúng ta có khuynh hướng trở thành.

The Lord Buddha lived in a royal palace — for how long? — and then left it to take up the homeless life. Who ever suffered more than he? 'Buddha' — Awakening — tends to arise in situations like that. His disciples came from all sorts of families — the families of kings, financiers, landowners — listen to this — wealthy people. When they went out to become 'sons of the Sakyan, sons of the victorious Buddha,' how did they live? 'If we're going to die, then we die. We're not going to worry or be bothered with anything at all except for the Dhamma.' There! They gained the Dhamma in difficult places, just like the Buddha.

So which way are we going to take? The Buddha has already shown us the way. The Dhamma arises in that sort of place — in tight spots where things are difficult. The Dhamma arises from a heap of suffering. If there's no heap of suffering, then mindfulness and discernment don't arise. If we don't think, we don't gain mindfulness and discernment. The Dhamma doesn't appear. If there's a lot of stress, it's a whetstone for discernment, which probes for clear insight into the affairs of stress. This way we can live through it and come out superlative people.

So then. Evam.

Đức Phật đã sống ở hoàng cung — được bao lâu? — và sau đó ra đi để sống đời vô gia cư. Ai đã từng chịu đựng nhiều hơn ngài? 'Buddha' — Giác Ngộ — có khuynh hướng phát sinh trong những hoàn cảnh như thế. Các đệ tử của ngài đến từ đủ loại gia đình — gia đình của vua chúa, thương gia, địa chủ — nghe này — những người giàu có. Khi họ ra đi để trở thành 'con của Thích Ca, con của Đức Phật chiến thắng,' họ đã sống như thế nào? 'Nếu chúng ta sắp chết, thì chúng ta chết. Chúng ta sẽ không lo lắng hay bận tâm với bất cứ điều gì ngoài Pháp.' Thấy chưa! Họ đã đạt được Pháp ở những nơi khó khăn, giống như Đức Phật.

Vậy chúng ta sẽ chọn con đường nào? Đức Phật đã chỉ cho chúng ta con đường. Pháp phát sinh ở chỗ đó — ở những nơi hiểm nghèo, nơi mọi thứ khó khăn. Pháp phát sinh từ nỗi chịu đựng lớn lao. Nếu không phải chịu đựng nhiều thì chánh niệm và tuệ phân biệt không phát sinh. Nếu chúng ta không suy nghĩ, chúng ta không có được chánh niệm và tuệ phân biệt. Pháp không xuất hiện. Nếu có nhiều căng thẳng, đó là đá mài cho tuệ phân biệt, để suy xét thấu đáo những vấn đề của căng thẳng. Bằng cách này chúng ta có thể chống chọi nó và trở thành người siêu việt.

Thế đó. Evam.

 Chủ biên và điều hành: TT Thích Giác Đẳng.

  Những đóng góp dịch thuật xin gửi về TT Thích Giác Đẳng tại phamdang0308@gmail.com
Cập nhập ngày: Thứ Bảy 01-06-2018

Kỹ thuật trình bày: Minh Hạnh & Thiện Pháp

 | Trang Kế| trở về đầu trang | Home page |