Introduction  

Four sublime states of mind have been taught by the Buddha:

  • Love or Loving-kindness (metta)
  • Compassion (karuna)
  • Sympathetic Joy (mudita)
  • Equanimity (upekkha)

Lời Giới Thiệu  

Tú Vô Lượng Tâm đã được Đức Phật giảng dạy:

  • Từ (metta)
  • Bi (karuna)
  • Hỷ (mudita)
  • Xả(upekkha)

In Pali, the language of the Buddhist scriptures, these four are known under the name of Brahma-vihara. This term may be rendered by: excellent, lofty or sublime states of mind; or alternatively, by: Brahma-like, god-like or divine abodes.

Trong kinh Phật còn được gọi là Brahma-vihàra tiếng Pali, và được dịch nghĩa là Tứ Phạm Trú . Thuật ngữ này có thể được thể hiện là: bốn trạng thái tâm thức vô lượng, trạng thái tuyệt vời, cao cả hoặc thù thắng; một cách gọi khác, là: nếp sống cao thượng.

These four attitudes are said to be excellent or sublime because they are the right or ideal way of conduct towards living beings (sattesu samma patipatti). They provide, in fact, the answer to all situations arising from social contact. They are the great removers of tension, the great peace-makers in social conflict, and the great healers of wounds suffered in the struggle of existence. They level social barriers, build harmonious communities, awaken slumbering magnanimity long forgotten, revive joy and hope long abandoned, and promote human brotherhood against the forces of egotism.

Những người có tấm lòng của Tứ Vô Lượng Tâm này được cho là vượt trội hoặc thượng đẳng vì cách cư xử của họ đúng đắn hoặc lý tưởng đối với tất cả chúng sinh (sattesu samma patipatti). Trên thực tế, họ truyền đạt một niềm vui cho tất cả các tình huống phát sinh từ sự giao tiếp trong xã hội. Họ là những người làm xoa dịu những căng thẳng, những người tạo sự thái bình trong các xung đột xã hội, và những người chữa lành các vết thương lớn trong những cuộc đấu tranh tồn tại. Họ san bằng các rào cản xã hội, xây dựng cộng đồng hài hòa, đánh thức sự hào hùng đang bị lãng quên từ lâu, làm sống lại niềm vui và hy vọng bị bỏ rơi từ lâu, và thúc đẩy tình anh em của con người chống lại các thế lực của chủ nghĩa vị kỷ.

The Brahma-viharas are incompatible with a hating state of mind, and in that they are akin to Brahma, the divine but transient ruler of the higher heavens in the traditional Buddhist picture of the universe. In contrast to many other conceptions of deities, East and West, who by their own devotees are said to show anger, wrath, jealousy and "righteous indignation," Brahma is free from hate; and one who assiduously develops these four sublime states, by conduct and meditation, is said to become an equal of Brahma (brahma-samo). If they become the dominant influence in his mind, he will be reborn in congenial worlds, the realms of Brahma. Therefore, these states of mind are called God-like, Brahma-like.

Các trạng thái tâm thức vô lượng không tương thích với trạng thái tâm sân, và chúng giống với Brahma, được gọi là "Đấng sáng tạo" vị thần tối cao cai trị các tầng trời cao hơn trong bức tranh vũ trụ truyền thống của Phật giáo. Trái ngược với nhiều quan niệm khác về các vị thần, Đông và Tây, những người mà các tín đồ của họ được cho là thể hiện sự tức giận, phẫn nộ, ghen tị và "phẫn nộ chính đáng", Brahma không ghét bỏ; và là một người hỗ trợ phát triển bốn trạng thái tâm thức vô lượng này, bằng đạo đức và thiền định, được cho là trở thành một vị Phạm thiên (brahma-samo) bình đẳng. Nếu chúng trở thành ảnh hưởng chi phối trong tâm Ngài, Ngài sẽ tái sinh trong các thế giới đồng sinh, các cõi Phạm thiên. Do đó, những trạng thái tâm thức vô lượng này được gọi là giống như Thượng đế, giống như Phạm thiên.

They are called abodes (vihara) because they should become the mind's constant dwelling-places where we feel "at home"; they should not remain merely places of rare and short visits, soon forgotten. In other words, our minds should become thoroughly saturated by them. They should become our inseparable companions, and we should be mindful of them in all our common activities. As the Metta Sutta, the Song of Loving-kindness, says:

Chúng được gọi là nơi cư trú (vihara) bởi vì chúng nên trở thành nơi trú thường xuyên của tâm , nơi chúng ta cảm thấy "như ở nhà"; chúng không nên chỉ là những nơi hiếm hoi và ngắn ngủi, sớm bị lãng quên. Nói cách khác, tâm của chúng ta nên bão hòa hoàn toàn bởi chúng. Chúng sẽ trở thành những người bạn đồng hành không thể tách rời của chúng ta, và chúng ta nên lưu tâm đến chúng trong mọi hoạt động chung của mình. Như Metta Sutta, Bài hát về Lòng nhân ái, nói:

When standing, walking, sitting, lying down,
Whenever he feels free of tiredness
Let him establish well this mindfulness —
This, it is said, is the Divine Abode.

Khi đứng, đi, ngồi, nằm,
Bất cứ khi nào bạn cảm thấy không còn mệt mỏi
Hãy để tâm trong sự tỉnh thức -
Đây chính là, Nơi an trú Thánh Thiện.

These four — love, compassion, sympathetic joy and equanimity — are also known as the boundless states (appamañña), because, in their perfection and their true nature, they should not be narrowed by any limitation as to the range of beings towards whom they are extended. They should be non-exclusive and impartial, not bound by selective preferences or prejudices. A mind that has attained to that boundlessness of the Brahma-viharas will not harbor any national, racial, religious or class hatred.

Bốn trạng thái này - Từ, Bi, Hỷ, Xả - còn được gọi là Tứ Vô Lượng Tâm (appamañña), bởi vì, trong sự hoàn thiện và bản chất thực sự của chúng, chúng không nên bị thu hẹp bởi bất kỳ giới hạn nào về phạm vi của chúng sinh được trải rộng. Chúng phải không phân biệt và không thiên vị, không bị ràng buộc bởi sở thích hoặc định kiến có chọn lựa. Một tâm trí đã đạt được sự vô biên của Phạm thiên sẽ không nuôi dưỡng bất kỳ sự thù hận quốc gia, chủng tộc, tôn giáo hay giai cấp nào.

But unless rooted in a strong natural affinity with such a mental attitude, it will certainly not be easy for us to effect that boundless application by a deliberate effort of will and to avoid consistently any kind or degree of partiality. To achieve that, in most cases, we shall have to use these four qualities not only as principles of conduct and objects of reflection, but also as subjects of methodical meditation. That meditation is called Brahma-vihara-bhavana, the meditative development of the sublime states. The practical aim is to achieve, with the help of these sublime states, those high stages of mental concentration called jhana, "meditative absorption." The meditations on love, compassion and sympathetic joy may each produce the attainment of the first three absorptions, while the meditation on equanimity will lead to the fourth jhana only, in which equanimity is the most significant factor.

Nhưng, trừ khi sự thiết lập vững chắc từ một mối quan hệ tự nhiên mạnh mẽ với một thái độ tinh thần như vậy, nó chắc chắn sẽ không dễ dàng cho chúng ta thực hiện vô lượng tâm bằng một nỗ lực có chủ ý của ý chí và xóa bỏ một cách công bằng và khách quan bất kỳ hình thức hoặc mức độ thiên vị nào. Để đạt được điều đó, trong hầu hết các trường hợp, chúng ta phải sử dụng tứ vô lượng tâm này không chỉ như các nguyên tắc ứng xử và đối tượng quán chiếu, mà còn như các đối tượng của phương pháp thiền định. Sự thiền định đó được gọi là Brahma-vihara-bhavana, sự phát triển thiền định của các trạng thái vô lượng. Mục đích thực tế là đạt được, với sự trợ giúp của những trạng thái vô lượng này, những giai đoạn tập trung tinh thần cao độ được gọi là Thiền-na ( jhana), "sự thẩm thấu của thiền định". Mỗi thiền định về Từ, Bi, Hỉ, Xả có thể tạo ra sự đạt được ba thẩm thấu đầu, trong khi thiền định về sự tĩnh lặng sẽ dẫn đến thiền định thứ tư Xả, trong đó tĩnh tâm là yếu tố quan trọng nhất.

Generally speaking, persistent meditative practice will have two crowning effects: first, it will make these four qualities sink deep into the heart so that they become spontaneous attitudes not easily overthrown; second, it will bring out and secure their boundless extension, the unfolding of their all-embracing range. In fact, the detailed instructions given in the Buddhist scriptures for the practice of these four meditations are clearly intended to unfold gradually the boundlessness of the sublime states. They systematically break down all barriers restricting their application to particular individuals or places.

Nói một cách tổng quát, sự kiên trì tu tập quán tưởng bốn trạng thái này có hai tác dụng: thứ nhất, nó sẽ làm cho giá trị của Tứ Vô Lượng Tâm này ấn tượng sâu đậm vào tâm để chúng trở thành thái độ tự phát không dễ bị quên lãng; thứ hai, nó sẽ đưa ra và đảm bảo khả năng mở rộng vô hạn của chúng, sự mở rộng phạm vi trải rộng của chúng. Trên thực tế, những hướng dẫn chi tiết được ghi trong kinh điển Phật giáo để tu tập Tứ Vô Lượng Tâm này rõ ràng là nhằm mục đích mở ra dần dần tính vô biên của các trạng thái vô lượng. Chúng phá bỏ một cách có hệ thống tất cả các rào cản hạn chế ứng dụng của chúng đối với các cá nhân hoặc các nơi cụ thể.

In the meditative exercises, the selection of people to whom the thought of love, compassion or sympathetic joy is directed, proceeds from the easier to the more difficult. For instance, when meditating on loving-kindness, one starts with an aspiration for one's own well-being, using it as a point of reference for gradual extension: "Just as I wish to be happy and free from suffering, so may that being, may all beings be happy and free from suffering!" Then one extends the thought of loving-kindness to a person for whom one has a loving respect, as, for instance, a teacher; then to dearly beloved people, to indifferent ones, and finally to enemies, if any, or those disliked. Since this meditation is concerned with the welfare of the living, one should not choose people who have died; one should also avoid choosing people towards whom one may have feelings of sexual attraction.

Trong sự tu tập quán tưởng Tứ Vô Lượng Tâm thì, việc lựa chọn những người để mình hướng đến sự Từ, Bi hoặc Hỉ, Xả, nên từ dễ đến khó hơn. Ví dụ, khi quán tưởng về lòng Từ, người ta bắt đầu với một khát vọng về hạnh phúc của chính mình, sử dụng nó như một điểm tham chiếu để mở rộng dần dần: "Cũng như tôi mong muốn được hạnh phúc và thoát khỏi đau khổ, thì chúng sanh cũng vậy , cầu mong tất cả chúng sanh được hạnh phúc và thoát khỏi đau khổ! " Sau đó, hành giả trải rộng sự quán tưởng về lòng nhân từ đối với một người mà hành giả có lòng kính trọng yêu thương, chẳng hạn như một người thầy; sau đó đến những người yêu quý thân thiết, đến những người thờ ơ, và cuối cùng là kẻ thù, nếu có, hoặc những người không ưa. Vì sự quán tưởng này quan tâm đến phúc lợi của người sống, do vậy không nên chọn những người đã chết; hành giả cũng nên tránh chọn những người mà mình có thể có cảm giác hấp dẫn về tình dục đối với họ.

After one has been able to cope with the hardest task, to direct one's thoughts of loving-kindness to disagreeable people, one should now "break down the barriers "(sima-sambheda). Without making any discrimination between those four types of people, one should extend one's loving-kindness to them equally. At that point of the practice one will have come to the higher stages of concentration: with the appearance of the mental reflex-image (patibhaganimitta), "access concentration" (upacara samadhi) will have been reached, and further progress will lead to the full concentration (appana) of the first jhana, then the higher jhanas.

Sau khi hành giả có thể đương đầu với sự việc khó khăn nhất, hướng suy nghĩ về lòng Từ của mình đến những người không hài lòng, thì bây giờ hành giả nên "đối xử bằng nhau" (sima -sambheda ). Không phân biệt đối xử giữa bốn loại người đó, ta nên mở rộng lòng Từ của mình đối với họ một cách bình đẳng. Tại thời điểm của sự tu tập, hành giả sẽ đạt đến các giai đoạn tập trung cao hơn: với sự xuất hiện của hình ảnh quang tướng hay quang ảnh (patibhaganimitta), "định tâm" (upacara samadhi) sẽ đạt được, và tiến bộ hơn nữa sẽ dẫn đến tập trung đầy đủ (appana) của tầng thiền đầu tiên, sau đó là các tầng thiền cao hơn.

For spatial expansion, the practice starts with those in one's immediate environment such as one's family, then extends to the neighboring houses, to the whole street, the town, country, other countries and the entire world. In "pervasion of the directions," one's thought of loving-kindness is directed first to the east, then to the west, north, south, the intermediate directions, the zenith and nadir.

Để sự ban phát lòng Từ trải rộng, trước hết ban rải với những người trong môi trường gần gủi của người thân trong gia đình của hành giả, sau đó mở rộng sang các ngôi nhà lân cận, ra toàn bộ đường phố, thị trấn, quốc gia, các quốc gia khác và toàn thế giới. Trong "sự lan tỏa đến các phương hướng", tư tưởng về lòng từ của hành giả trước hết là hướng về phương đông, sau đó đến phương tây, phương bắc, phương nam, phương dưới, phương trên (sáu phương theo trong kinh DN_31_SigalovadaSutta).

The same principles of practice apply to the meditative development of compassion, sympathetic joy and equanimity, with due variations in the selection of people. Details of the practice will be found in the texts (see Visuddhimagga, Chapter IX).

Cũng vậy, các nguyên tắc tu tập tương tự áp dụng cho sự quán tưởng về Bi, Hỉ, Xã, với sự khác biệt do sự lựa chọn của hành giả. Chi tiết về sự tu tập được ghi trong các kinh sách (xem Visuddhimagga, Chương IX).

The ultimate aim of attaining these Brahma-vihara-jhanas is to produce a state of mind that can serve as a firm basis for the liberating insight into the true nature of all phenomena, as being impermanent, liable to suffering and unsubstantial. A mind that has achieved meditative absorption induced by the sublime states will be pure, tranquil, firm, collected and free of coarse selfishness. It will thus be well prepared for the final work of deliverance which can be completed only by insight.

Mục đích cuối cùng của việc đạt được các tầng thiền Tứ Vô Lượng Tâm này là tạo ra một trạng thái tâm có thể làm cơ sở vững chắc cho sự thấu hiểu giải thoát về bản chất thực của mọi hiện tượng, là Vô Thường, Khổ và Vô Ngã. Một tâm đã đạt được sự thẩm thấu thiền định do các trạng thái vô lượng đem lại sự thanh tịnh, tĩnh lặng, vững chắc, tự chủ và không còn ích kỷ thô thiển. Do đó, nó sẽ được chuẩn bị kỹ lưỡng cho công việc cuối cùng của sự giải thoát điều mà chỉ có thể hoàn thành bằng trí tuệ.

The preceding remarks show that there are two ways of developing the sublime states: first by practical conduct and an appropriate direction of thought; and second by methodical meditation aiming at the absorptions. Each will prove helpful to the other. Methodical meditative practice will help love, compassion, joy and equanimity to become spontaneous. It will help make the mind firmer and calmer in withstanding the numerous irritations in life that challenge us to maintain these four qualities in thoughts, words and deeds.

Những điều lưu ý trước đây cho thấy có hai cách phát triển trạng thái vô lượng: cách thứ nhất là bằng hành vi thực tế và hướng tư tưởng thích hợp; và cách thứ hai là bằng cách phương pháp quán tưởng nhằm vào sự thẩm thấu. Hai cách này hỗ trợ cho nhau. Phương pháp quán tưởng sẽ giúp cho Tứ Vô Lượng Tâm là Từ, Bi, Hỷ, Xả trở nên tự phát. Nó sẽ giúp tâm vững chắc và bình tĩnh hơn để chống lại vô số những phiền não trong cuộc sống thách thức của chúng ta để giữ bốn phẩm chất này trong Thân, Lời và Ý (trong việc làm, lời nói và sự suy nghĩ).

On the other hand, if one's practical conduct is increasingly governed by these sublime states, the mind will harbor less resentment, tension and irritability, the reverberations of which often subtly intrude into the hours of meditation, forming there the "hindrance of restlessness." Our everyday life and thought has a strong influence on the meditative mind; only if the gap between them is persistently narrowed will there be a chance for steady meditative progress and for achieving the highest aim of our practice.

Nói cách khác, nếu hành vi đạo đức của một người mà ngày càng được tăng lên do những trạng thái của Tứ Vô Lượng Tâm này, tâm sẽ không sinh ra sự phiền não, căng thẳng và cáu kỉnh, khi vào những giờ thiền định tâm thường chạn lại trạng thái Tứ Vô Lượng Tâm một cách tinh vi, tạo thành "một rào cản không cho sự phóng dật khởi lên." Những sinh hoạt và những suy nghĩ trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta có ảnh hưởng mạnh mẽ đến tâm khi thiền định; khi khoảng cách giữa chúng được thu hẹp một cách bền bỉ thì mới có cơ hội tiến bộ ổn định trong thiền định và đạt được mục đích cao nhất trong việc tu tập của chúng ta.

Meditative development of the sublime states will be aided by repeated reflection upon their qualities, the benefits they bestow and the dangers from their opposites. As the Buddha says, "What a person considers and reflects upon for a long time, to that his mind will bend and incline."

Sự phát triển thẩm thấu trạng thái Tứ Vô Lượng Tâm sẽ được hỗ trợ bởi sự phản ánh lặp đi lặp lại những phẩm chất của chúng, những lợi ích mà chúng ban tặng và những nguy hiểm từ những mặt pháp nghịch của chúng. Như Đức Phật nói, "Những gì một người cân nhắc và suy ngẫm trong một thời gian dài, tâm của người đó sẽ uốn cong và nghiêng ngả."

I. Here, monks, a disciple dwells pervading one direction with his heart filled with loving-kindness, likewise the second, the third, and the fourth direction; so above, below and around; he dwells pervading the entire world everywhere and equally with his heart filled with loving-kindness, abundant, grown great, measureless, free from enmity and free from distress.

I. Vị ấy an trú, biến mãn một phương với tâm câu hữu với từ, cũng vậy phương thứ hai, cũng vậy phương thứ ba, cũng vậy phương thứ tư. Như vậy cùng khắp thế giới, trên, dưới, bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, vị ấy an trú biến mãn với tâm câu hữu với từ, quảng đại, vô biên, không hận, không sân.

II. Here, monks, a disciple dwells pervading one direction with his heart filled with compassion, likewise the second, the third and the fourth direction; so above, below and around; he dwells pervading the entire world everywhere and equally with his heart filled with compassion, abundant, grown great, measureless, free from enmity and free from distress.

II. Lại nữa, vị Tỷ-kheo an trú, biến mãn một phương với tâm câu hữu với bi, cũng vậy phương thứ hai, cũng vậy phương thứ ba, cũng vậy phương thứ tư. Như vậy, cùng khắp thế giới, trên, dưới, bề ngang hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, vị ấy an trú biến mãn với tâm câu hữu với xả, quảng đại, vô biên, không hận, không sân.

III. Here, monks, a disciple dwells pervading one direction with his heart filled with sympathetic joy, likewise the second, the third and the fourth direction; so above, below and around; he dwells pervading the entire world everywhere and equally with his heart filled with sympathetic joy, abundant, grown great, measureless, free from enmity and free from distress.

III Lại nữa, vị Tỷ-kheo an trú, biến mãn một phương với tâm câu hữu với hỷ, cũng vậy phương thứ hai, cũng vậy phương thứ ba, cũng vậy phương thứ tư. Như vậy, cùng khắp thế giới, trên, dưới, bề ngang hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, vị ấy an trú biến mãn với tâm câu hữu với xả, quảng đại, vô biên, không hận, không sân.

IV. Here, monks, a disciple dwells pervading one direction with his heart filled with equanimity, likewise the second, the third and the fourth direction; so above, below and around; he dwells pervading the entire world everywhere and equally with his heart filled with equanimity, abundant, grown great, measureless, free from enmity and free from distress.

IV Lại nữa, vị Tỷ-kheo an trú, biến mãn một phương với tâm câu hữu với với xả, cũng vậy phương thứ hai, cũng vậy phương thứ ba, cũng vậy phương thứ tư. Như vậy, cùng khắp thế giới, trên, dưới, bề ngang hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, vị ấy an trú biến mãn với tâm câu hữu với xả, quảng đại, vô biên, không hận, không sân..

— Digha Nikaya 13

— Digha Nikaya 13

Contemplations on the Four Sublime States  

I. Love (Metta)

Thiền Quán Tứ Vô Lượng Tâm  

I. Tâm Từ (Metta)

Love, without desire to possess, knowing well that in the ultimate sense there is no possession and no possessor: this is the highest love.

Lòng Từ, không có ham muốn chiếm hữu, hiểu biết rõ rằng theo nghĩa tối thượng thì không có chiếm hữu và không có người chiếm hữu: đây là lòng Từ cao cả nhất.

Love, without speaking and thinking of "I," knowing well that this so-called "I" is a mere delusion.

Lòng Từ, không cần lời nói và nghĩ đến "Tôi", biết rõ rằng cái gọi là "Tôi" này chỉ là một ảo tưởng đơn thuần.

Love, without selecting and excluding, knowing well that to do so means to create love's own contrasts: dislike, aversion and hatred.

Lòng Từ, không có lựa chọn và loại trừ, biết rõ rằng làm như vậy có nghĩa là tạo ra sự tương phản của chính lòng từ: không thích, chán ghét và hận thù.

Love, embracing all beings: small and great, far and near, be it on earth, in the water or in the air.

Lòng từ, thương yêu tất cả chúng sinh: nhỏ và lớn, xa và gần, có thể là trên đất, dưới nước hay trên không.

Love, embracing impartially all sentient beings, and not only those who are useful, pleasing or amusing to us.

Lòng Từ, chấp nhận một cách vô tư tất cả chúng sinh, và không chỉ những người có ích, làm vui lòng chúng ta.

Love, embracing all beings, be they noble-minded or low-minded, good or evil. The noble and the good are embraced because love is flowing to them spontaneously. The low-minded and evil-minded are included because they are those who are most in need of love. In many of them the seed of goodness may have died merely because warmth was lacking for its growth, because it perished from cold in a loveless world.

Lòng Từ, bao dung tất cả chúng sinh, dù họ có tâm hồn cao thượng hay thấp kém, thiện hay ác. Những điều cao quý và tốt đẹp được đón nhận bởi vì lòng từ đến với họ một cách tự nhiên. Những người có tâm hồn thấp kém và tâm địa xấu xa được trải tâm từ đến họ vì họ là những người cần được ban trải lòng từ nhất. Nhiều người trong số họ, hạt giống của lòng từ có thể đã chết chỉ vì thiếu hơi ấm cho sự phát triển của nó, vì nó đã chết vì lạnh giá trong một thế giới không có lòng từ.

Love, embracing all beings, knowing well that we all are fellow wayfarers through this round of existence — that we all are overcome by the same law of suffering.

Lòng Từ, bao bọc tất cả chúng sinh, biết rõ rằng tất cả chúng ta đều là những người đồng hành trong cuộc đời này - rằng tất cả chúng ta đều bị vượt qua bởi cùng một quy luật đau khổ.

Love, but not the sensuous fire that burns, scorches and tortures, that inflicts more wounds than it cures — flaring up now, at the next moment being extinguished, leaving behind more coldness and loneliness than was felt before.

Lòng Từ, không phải là ngọn lửa nhục cảm bùng cháy, thiêu đốt và tra tấn, gây ra nhiều vết thương hơn là chữa khỏi - bùng lên lúc này, lúc sau lại bị dập tắt, để lại sự lạnh lẽo và cô đơn hơn trước.

Rather, love that lies like a soft but firm hand on the ailing beings, ever unchanged in its sympathy, without wavering, unconcerned with any response it meets. Love that is comforting coolness to those who burn with the fire of suffering and passion; that is life-giving warmth to those abandoned in the cold desert of loneliness, to those who are shivering in the frost of a loveless world; to those whose hearts have become as if empty and dry by the repeated calls for help, by deepest despair.

Đúng hơn, lòng từ giống như một bàn tay mềm mại nhưng vững chắc đối với những sinh vật ốm yếu, không bao giờ thay đổi trong sự cảm thông của nó, không dao động, không quan tâm đến bất kỳ phản ứng nào mà nó gặp. Lòng từ đó là sự mát mẻ an ủi cho những người bị cháy với ngọn lửa của đau khổ và đam mê; đó là sự sống ấm áp cho những người bị bỏ rơi trong sa mạc lạnh lẽo của sự cô đơn, cho những người đang run rẩy trong sương giá của một thế giới không tình yêu; cho những người có trái tim trở nên trống rỗng và khô cằn bởi những lời kêu cứu lặp đi lặp lại, bởi sự tuyệt vọng sâu sắc nhất.

Love, that is a sublime nobility of heart and intellect which knows, understands and is ready to help.

Lòng Từ, đó là sự cao quý cao cả của trái tim và trí tuệ, biết, hiểu và sẵn sàng giúp đỡ.

Love, that is strength and gives strength: this is the highest love.

Lòng Từ, đó là sức mạnh và cho sức mạnh: đây là tình yêu cao cả nhất.

Love, which by the Enlightened One was named "the liberation of the heart," "the most sublime beauty": this is the highest love.

Lòng Từ, được đấng giác ngộ mệnh danh là "sự giải thoát của tâm", "vẻ đẹp cao cả nhất": đây là tình yêu cao cả nhất.

And what is the highest manifestation of love?

Và biểu hiện cao nhất của lòng Từ là gì?

To show to the world the path leading to the end of suffering, the path pointed out, trodden, and realized to perfection by Him, the Exalted One, the Buddha.

Để chỉ cho thế giới thấy con đường dẫn đến sự chấm dứt đau khổ, con đường đã được Đức Phật chỉ ra, và được Ngài ý thức rõ ràng một cách viên mãn.

II. Compassion (Karuna)

II. Tâm Bi (Karuna)

The world suffers. But most men have their eyes and ears closed. They do not see the unbroken stream of tears flowing through life; they do not hear the cry of distress continually pervading the world. Their own little grief or joy bars their sight, deafens their ears. Bound by selfishness, their hearts turn stiff and narrow. Being stiff and narrow, how should they be able to strive for any higher goal, to realize that only release from selfish craving will effect their own freedom from suffering?

Thế giới nhiều đau khổ. Nhưng hầu hết con người đều không thấy và không nghe . Họ không nhìn thấy dòng nước mắt không đứt đoạn chảy suốt cuộc đời; họ không nghe thấy tiếng khóc đau khổ liên tục lan tỏa khắp thế giới. Sự thất bại hay niềm vui nho nhỏ của họ cản tầm nhìn và tai nghe của họ. Bị trói buộc bởi sự ích kỷ, tâm họ trở nên chai cứng và hẹp lại. Cứng rắn và hẹp hòi, làm sao họ có thể phấn đấu cho bất kỳ mục tiêu nào cao hơn, để nhận ra rằng chỉ có giải thoát khỏi sự thèm muốn ích kỷ thì họ mới có thể thoát ra khỏi sự đau khổ?

It is compassion that removes the heavy bar, opens the door to freedom, makes the narrow heart as wide as the world. Compassion takes away from the heart the inert weight, the paralyzing heaviness; it gives wings to those who cling to the lowlands of self.

Chính tâm Bi đã cởi bỏ chướng ngại, mở ra cánh cửa tự do, làm cho tâm chật hẹp như rộng mở ra thế giới. Tâm Bi lấy đi sức nặng trơ trụi sự nặng nề tê liệt ra khỏi tâm; nó chắp cánh cho những ai bám vào vùng đất thấp của bản thân.

Through compassion the fact of suffering remains vividly present to our mind, even at times when we personally are free from it. It gives us the rich experience of suffering, thus strengthening us to meet it prepared, when it does befall us.

Tâm Bi trên tất cả sự việc về đau khổ vẫn hiện hữu một cách sâu sắc trong tâm chúng ta, ngay cả vào những thời điểm mà bản thân chúng ta thoát khỏi nó. Nó mang lại cho chúng ta kinh nghiệm phong phú về sự đau khổ, do đó chúng ta chắc chắn có sự ứng phó được chuẩn bị sẳn sàng, khi nó xảy đến với chúng ta.

Compassion reconciles us to our own destiny by showing us the life of others, often much harder than ours.

Tâm Bi làm cho tương thích chúng ta với số phận của chính mình bằng cách cho chúng ta thấy cuộc sống của người khác, thường khó khăn hơn chúng ta rất nhiều.

Behold the endless caravan of beings, men and beasts, burdened with sorrow and pain! The burden of every one of them, we also have carried in bygone times during the unfathomable sequence of repeated births. Behold this, and open your heart to compassion!

Nhìn vào đoàn chúng sinh vô tận, loài người và loài thú, mang nặng nỗi đau buồn! Gánh nặng của mỗi người trong số họ, chúng ta cũng đã phải gánh chịu trong những khoảng thời gian trải qua trong chuỗi ngày sinh lặp đi lặp lại không thể lường trước được. Nhìn vào điều này, và mở rộng trái tim của bạn với tâm Bi mẫn!

And this misery may well be our own destiny again! He who is without compassion now, will one day cry for it. If sympathy with others is lacking, it will have to be acquired through one's own long and painful experience. This is the great law of life. Knowing this, keep guard over yourself!

Một lần nữa tình trạng khổ sở này cũng có thể là số phận của chính chúng ta! Một người bây giờ không có lòng trắc ẩn, một ngày nào đó sẽ khóc vì điều đó. Nếu thiếu sự cảm thông với người khác, nó sẽ phải được trở thành tập quán bằng kinh nghiệm lâu dài và đau đớn của chính mình. Đây là quy luật tuyệt vời của cuộc sống. Biết được điều này, hãy đề phòng bản thân!

Beings, sunk in ignorance, lost in delusion, hasten from one state of suffering to another, not knowing the real cause, not knowing the escape from it. This insight into the general law of suffering is the real foundation of our compassion, not any isolated fact of suffering.

Chúng sinh chìm đắm trong vô minh, chìm đắm trong mê lầm, sống vội vã từ trạng thái đau khổ này sang trạng thái đau khổ khác, không biết nguyên nhân thực sự, không biết giải thoát khỏi nó. Cái nhìn sâu sắc về quy luật chung của đau khổ này là nền tảng thực sự của lòng từ bi mẫn của chúng ta, chứ không phải bất kỳ thực tế riêng biệt nào về đau khổ.

Hence our compassion will also include those who at the moment may be happy, but act with an evil and deluded mind. In their present deeds we shall foresee their future state of distress, and compassion will arise.

Vì vậy lòng bi mẫn của chúng ta cũng sẽ bao gồm cả những người ngay trong hiện tại họ có thể hạnh phúc, nhưng hành động của họ với tâm xấu xa và u mê. Trong những việc làm hiện tại của họ, chúng ta sẽ thấy trước tình trạng đau khổ trong tương lai của họ, và lòng bi mẫn trong ta sẽ nảy sinh.

The compassion of the wise man does not render him a victim of suffering. His thoughts, words and deeds are full of pity. But his heart does not waver; unchanged it remains, serene and calm. How else should he be able to help?

Lòng bi mẫn của người có trí tuệ không làm người đó trở thành nạn nhân của đau khổ. Suy nghĩ, lời nói và việc làm của người đó đều vì lòng trắc ẩn. Nhưng tâm người đó không dao động; không thay đổi, tâm vẫn thanh thản và bình tĩnh. Người đó có thể giúp đỡ thế nào?

May such compassion arise in our hearts! Compassion that is sublime nobility of heart and intellect which knows, understands and is ready to help.

Mong rằng lòng bi mẫn như vậy nảy sinh trong tâm của chúng ta! Lòng bi mẫn là sự cao thượng của tâm và trí tuệ, hiểu biết và sẵn sàng giúp đỡ.

Compassion that is strength and gives strength: this is highest compassion.

Lòng Bi mẫn là sức mạnh và mang lại sức mạnh: đây là lòng trắc ẩn cao nhất.

And what is the highest manifestation of compassion?

Và biểu hiện cao nhất của lòng bi mẫn là gì?

To show to the world the path leading to the end of suffering, the path pointed out, trodden and realized to perfection by Him, the Exalted One, the Buddha.

Để chỉ cho thế giới thấy con đường dẫn đến sự chấm dứt đau khổ, con đường đã được Đức Phật chỉ ra, và được Ngài ý thức rõ ràng một cách viên mãn.

III. Sympathetic Joy (Mudita)

III. Tâm Hỷ (Mudita)

Not only to compassion, but also to joy with others open your heart!

Không chỉ với lòng bi mẫn, mà cũng nên có tâm hỷ với mọi người, hãy mở rộng tâm của bạn đến với mọi người!

Small, indeed, is the share of happiness and joy allotted to beings! Whenever a little happiness comes to them, then you may rejoice that at least one ray of joy has pierced through the darkness of their lives, and dispelled the gray and gloomy mist that enwraps their hearts.

Thật vậy, dù nhỏ bé, nó là sự chia sẻ hạnh phúc và niềm vui được dành cho chúng sinh! Bất cứ khi nào một hạnh phúc nhỏ bé đến với họ, thì bạn cũng có thể vui mừng vì ít nhất một niềm vui đã xuyên qua bóng tối của cuộc đời họ, và xua tan đi màn sương xám xịt và u ám bao trùm tâm hồn họ.

Your life will gain in joy by sharing the happiness of others as if it were yours. Did you never observe how in moments of happiness men's features change and become bright with joy? Did you never notice how joy rouses men to noble aspirations and deeds, exceeding their normal capacity? Did not such experience fill your own heart with joyful bliss? It is in your power to increase such experience of sympathetic joy, by producing happiness in others, by bringing them joy and solace.

Cuộc sống của bạn sẽ đạt được niềm vui khi bạn cùng hoan hỷ với niềm hạnh phúc của người khác như thể nó là của bạn. Bạn có bao giờ quan sát thấy trong khoảnh khắc hạnh phúc, nét mặt của người ta thay đổi và trở nên tươi vui như thế nào không? Bạn có bao giờ nhận thấy niềm vui thôi thúc người ta đến với những khát vọng và hành động cao cả, vượt lên trên khả năng bình thường của họ như thế nào không? Phải chăng sự trải nghiệm như vậy đã làm cho tâm bạn ngập tràn niềm hạnh phúc? Bạn có khả năng nâng cao trải nghiệm niềm hoan hỷ thông cảm như vậy, bằng cách tạo ra hạnh phúc cho người khác, bằng cách mang lại cho họ niềm vui và sự an ủi.

Let us teach real joy to men! Many have unlearned it. Life, though full of woe, holds also sources of happiness and joy, unknown to most. Let us teach people to seek and to find real joy within themselves and to rejoice with the joy of others! Let us teach them to unfold their joy to ever sublimer heights!

Hãy để chúng tôi chỉ cho các bạn về niềm vui thực sự ! Nhiều người đã không nhận ra nó. Cuộc sống dù đầy rẫy những khốn khó nhưng cũng chứa đựng những nguồn hạnh phúc và niềm vui mà hầu hết mọi người đều không biết đến. Hãy để chúng tôi dạy mọi người tìm kiếm và tìm thấy niềm vui thực sự trong chính họ và vui mừng với niềm vui của người khác! Hãy để chúng tôi dạy họ mở rộng niềm vui của họ lên những đỉnh cao mãi mãi!

Noble and sublime joy is not foreign to the Teaching of the Enlightened One. Wrongly the Buddha's Teaching is sometimes considered to be a doctrine diffusing melancholy. Far from it: the Dhamma leads step by step to an ever purer and loftier happiness.

Sự thánh thiện và tâm hỷ vô lượng không phải là điều xa lạ với Giáo Pháp của Đấng Giác ngộ. Do nhầm lẫn Giáo Lý của Đức Phật là đôi khi được coi là một giáo lý đem lại sự ưu bi. Điều vừa nói hoàn toàn không đúng: Giáo pháp từng bước dẫn con người đến một hạnh phúc ngày càng thuần khiết và cao cả hơn.

Noble and sublime joy is a helper on the path to the extinction of suffering. Not he who is depressed by grief, but one possessed of joy finds that serene calmness leading to a contemplative state of mind. And only a mind serene and collected is able to gain the liberating wisdom.

Sự thánh thiện và tâm hỷ vô lượng là con đường dẫn đến sự chấm dứt đau khổ. Không phải một người đang chán nản vì đau buồn, mà là người sở hữu niềm vui nhận thấy rằng sự bình tĩnh thanh thản dẫn đến tình trạng thiền định của tâm. Và chỉ với tâm trí thanh thản và tự chủ mới có thể đạt được trí tuệ giải thoát.

The more sublime and noble the joy of others is, the more justified will be our own sympathetic joy. A cause for our joy with others is their noble life securing them happiness here and in lives hereafter. A still nobler cause for our joy with others is their faith in the Dhamma, their understanding of the Dhamma, their following the Dhamma. Let us give them the help of the Dhamma! Let us strive to become more and more able ourselves to render such help!

Càng cao cả và tâm hỷ vô lượng với người khác thì tâm hỷ vô lượng của chính chúng ta càng chính đáng bấy nhiêu. Một lý do cho tâm hỷ của chúng ta với những người khác là cuộc sống cao quý của họ đảm bảo cho họ hạnh phúc hiện tại và trong những cuộc đời sau này. Một tinh thần cao thượng hơn nữa cho tâm hỷ của chúng ta với người khác là đức tin của họ vào Giáo pháp, sự hiểu biết về Giáo pháp, sự tuân theo Giáo pháp của họ. Hãy để chúng tôi cung cấp cho họ sự trợ giúp của Giáo pháp! Chúng ta hãy cố gắng để ngày càng có nhiều khả năng giúp đỡ hơn nữa!

Sympathetic joy means a sublime nobility of heart and intellect which knows, understands and is ready to help.

Tâm hỷ có nghĩa là sự cao thượng tuyệt vời của trái tim và trí tuệ, hiểu biết và sẵn sàng giúp đỡ.

Sympathetic joy that is strength and gives strength: this is the highest joy.

Tâm hỷ là sức mạnh và mang lại sức mạnh: đây là tâm hỷ cao thượng nhất.

And what is the highest manifestation of sympathetic joy?

Và biểu hiện cao nhất của tâm hỷ là gì?

To show to the world the path leading to the end of suffering, the path pointed out, trodden, and realized to perfection by Him, the Exalted One, the Buddha.

Để chỉ cho thế giới thấy con đường dẫn đến sự chấm dứt đau khổ, con đường đã được Đức Phật chỉ ra, và được Ngài ý thức rõ ràng một cách viên mãn.

IV. Equanimity (Upekkha)

IV.Tâm Xả (Upekkha)

Equanimity is a perfect, unshakable balance of mind, rooted in insight.

Xả là một sự cân bằng tâm hoàn hảo, kiên định, bắt nguồn từ sự sáng suốt.

Looking at the world around us, and looking into our own heart, we see clearly how difficult it is to attain and maintain balance of mind.

Nhìn thế giới xung quanh, và nhìn vào tâm của chính mình, chúng ta thấy rõ rằng sự khó khăn như thế nào để đạt được và duy trì sự cân bằng của tâm.

Looking into life we notice how it continually moves between contrasts: rise and fall, success and failure, loss and gain, honor and blame. We feel how our heart responds to all this with happiness and sorrow, delight and despair, disappointment and satisfaction, hope and fear. These waves of emotion carry us up and fling us down; and no sooner do we find rest, than we are in the power of a new wave again. How can we expect to get a footing on the crest of the waves? How can we erect the building of our lives in the midst of this ever restless ocean of existence, if not on the Island of Equanimity.

Nhìn vào cuộc sống chúng ta nhận thấy cách nó liên tục di chuyển giữa các mặt trái ngược: lên và xuống, thành công và thất bại, mất mát và đạt được, sự vinh dự và lời trách mắng. Chúng ta cảm thấy tâm mình đáp ứng tất cả những điều này như thế nào với hạnh phúc và nỗi buồn, vui sướng và tuyệt vọng, thất vọng và hài lòng, hy vọng và sợ hãi. Những làn sóng cảm xúc này đưa chúng ta lên và đẩy chúng ta xuống; và không bao lâu nữa chúng ta sẽ tìm thấy sự nghỉ ngơi, hơn là chúng ta lại có sức mạnh của một làn sóng mới. Làm thế nào chúng ta có thể mong đợi để có được một chỗ đứng trên đỉnh của những con sóng? Làm sao chúng ta có thể xây dựng công trình của cuộc đời mình giữa đại dương hiện hữu không ngừng nghỉ này, nếu không phải là với Xả Vô Lượng Tâm .

A world where that little share of happiness allotted to beings is mostly secured after many disappointments, failures and defeats;

Một thế giới mà phần ít hạnh phúc được dành cho chúng sinh hầu hết có được sau những nản lòng, những thảm họa và và những thất bại;

a world where only the courage to start anew, again and again, promises success;

một thế giới mà chỉ có dũng khí để bắt đầu lại cái mới nhiều lần và nhiều lần mới hứa hẹn thành công;

a world where scanty joy grows amidst sickness, separation and death;

một thế giới nơi niềm vui ít ỏi lớn lên giữa bệnh tật, chia ly và cái chết;

a world where beings who were a short while ago connected with us by sympathetic joy, are at the next moment in want of our compassion — such a world needs equanimity.

một thế giới nơi đó những chúng sanh cách đây không lâu đã liên hệ với chúng ta bằng tâm hỷ vô lượng, giờ phút sau lại muốn có lòng từ bi vô lượng của chúng ta - một thế giới như vậy cần Tâm Xả Vô Lượng.

But the kind of equanimity required has to be based on vigilant presence of mind, not on indifferent dullness. It has to be the result of hard, deliberate training, not the casual outcome of a passing mood. But equanimity would not deserve its name if it had to be produced by exertion again and again. In such a case it would surely be weakened and finally defeated by the vicissitudes of life. True equanimity, however, should be able to meet all these severe tests and to regenerate its strength from sources within. It will possess this power of resistance and self-renewal only if it is rooted in insight.

Nhưng tâm xả đòi hỏi phải dựa trên sự tinh ý nhận diện của tâm, chứ không phải dựa trên sự thờ ơ lạnh nhạt. Nó phải là kết quả của quá trình luyện tập chăm chỉ, có chủ ý, không phải là kết quả ngẫu nhiên của một tâm trạng đang trôi qua. Nhưng tâm xả sẽ không xứng đáng với tên gọi của nó nếu nó phải được tạo ra bằng cách gắng sức hết lần này đến lần khác. Trong trường hợp như vậy, nó chắc chắn sẽ bị suy yếu và cuối cùng bị đánh bại bởi những thăng trầm của cuộc sống. Tuy nhiên, tâm xả thực sự sẽ có thể đáp ứng tất cả các bài kiểm tra nghiêm trọng này và để tái tạo sức mạnh của nó từ các nguồn bên trong. Nó sẽ sở hữu sức mạnh đề kháng và tự đổi mới này chỉ khi nó bắt nguồn từ trí tuệ.

What, now, is the nature of that insight? It is the clear understanding of how all these vicissitudes of life originate, and of our own true nature. We have to understand that the various experiences we undergo result from our kamma — our actions in thought, word and deed — performed in this life and in earlier lives. Kamma is the womb from which we spring (kamma-yoni), and whether we like it or not, we are the inalienable "owners" of our deeds (kamma-ssaka). But as soon as we have performed any action, our control over it is lost: it forever remains with us and inevitably returns to us as our due heritage (kamma-dayada). Nothing that happens to us comes from an "outer" hostile world foreign to ourselves; everything is the outcome of our own mind and deeds. Because this knowledge frees us from fear, it is the first basis of equanimity. When, in everything that befalls us we only meet ourselves, why should we fear?

Bây giờ, bản chất của tuệ trí đó là gì? Đó là sự hiểu biết rõ ràng về cách mà tất cả những thăng trầm của cuộc sống bắt nguồn, và về bản chất thực sự của chính chúng ta. Chúng ta phải hiểu rằng những trải nghiệm khác nhau mà chúng ta trải qua là kết quả từ nghiệp của chúng ta - hành động trong suy nghĩ, lời nói và việc làm của chúng ta - được thực hiện trong kiếp này và trong những kiếp trước. Nghiệp từ trong thai bào mà từ đó chúng ta sinh ra (kamma-yoni), và dù muốn hay không, chúng ta vẫn là "chủ nhân" bất khả xâm phạm của những việc làm của chúng ta (kamma-ssaka). Nhưng ngay sau khi chúng ta thực hiện bất kỳ hành động nào, quyền kiểm soát của chúng ta đối với hành động đó sẽ mất đi: nó mãi mãi ở lại với chúng ta và chắc chắn sẽ trở lại với chúng ta như một di sản quý giá của chúng ta (kamma-dayada). Không có gì xảy ra với chúng ta đến từ một thế giới thù địch "bên ngoài" xa lạ với chính chúng ta; mọi thứ đều là kết quả của tâm và hành động của chính chúng ta. Bởi vì kiến thức này giải thoát chúng ta khỏi sợ hãi, nó là cơ sở đầu tiên của tâm xả. Khi, trong tất cả mọi thứ xảy đến với chúng ta, chúng ta chỉ gặp chính mình, tại sao chúng ta phải sợ hãi?

If, however, fear or uncertainty should arise, we know the refuge where it can be allayed: our good deeds (kamma-patisarana). By taking this refuge, confidence and courage will grow within us — confidence in the protecting power of our good deeds done in the past; courage to perform more good deeds right now, despite the discouraging hardships of our present life. For we know that noble and selfless deeds provide the best defense against the hard blows of destiny, that it is never too late but always the right time for good actions. If that refuge, in doing good and avoiding evil, becomes firmly established within us, one day we shall feel assured: "More and more ceases the misery and evil rooted in the past. And this present life — I try to make it spotless and pure. What else can the future bring than increase of the good?" And from that certainty our minds will become serene, and we shall gain the strength of patience and equanimity to bear with all our present adversities. Then our deeds will be our friends (kamma-bandhu).

Tuy nhiên, nếu nỗi sợ hãi hoặc trạng thái lưỡng lự nảy sinh, chúng ta biết nơi nương tựa nơi nào có thể làm dịu bớt: đó là những việc thiện mà chúng ta đã làm (kamma-patisarana). Bằng sự nương tựa này, sự tự tin và lòng dũng cảm sẽ lớn lên trong chúng ta - niềm tin vào sức mạnh bảo vệ của những việc thiện chúng ta đã làm trong quá khứ; can đảm để thực hiện nhiều việc thiện hơn ngay bây giờ, không ngại những khó khăn ngăn cản của cuộc sống hiện tại của chúng ta. Vì chúng ta biết rằng những việc làm cao cả và vị tha là cách bảo vệ tốt nhất trước những nghịch cảnh khó khăn của số phận, điều đó không bao giờ là quá muộn nhưng luôn là thời điểm thích hợp cho những hành động thiện. Nếu nơi nương tựa đó, để làm điều thiện và tránh điều ác, trở nên vững chắc trong chúng ta, thì một ngày nào đó, chúng ta sẽ cảm thấy yên tâm: "Càng ngày càng không còn những đau khổ vàì điều ác làm từ quá khứ. Và cuộc sống hiện tại này - Tôi cố gắng làm cho nó trở nên không tì vết và tinh khiết. Tương lai có thể mang lại điều gì khác ngoài sự gia tăng của những điều thiện? " Và từ đó chắc chắn tâm của chúng ta sẽ trở nên thanh thản, và chúng ta sẽ có được sức mạnh của sự kiên nhẫn và sự bình thản để chống chọi với mọi nghịch cảnh hiện tại của chúng ta. Khi đó những việc làm thiện của chúng ta sẽ là bạn của chúng ta (kamma-bandhu).

Likewise, all the various events of our lives, being the result of our deeds, will also be our friends, even if they bring us sorrow and pain. Our deeds return to us in a guise that often makes them unrecognizable. Sometimes our actions return to us in the way that others treat us, sometimes as a thorough upheaval in our lives; often the results are against our expectations or contrary to our wills. Such experiences point out to us consequences of our deeds we did not foresee; they render visible half-conscious motives of our former actions which we tried to hide even from ourselves, covering them up with various pretexts. If we learn to see things from this angle, and to read the message conveyed by our own experience, then suffering, too, will be our friend. It will be a stern friend, but a truthful and well-meaning one who teaches us the most difficult subject, knowledge about ourselves, and warns us against abysses towards which we are moving blindly. By looking at suffering as our teacher and friend, we shall better succeed in enduring it with equanimity. Consequently, the teaching of kamma will give us a powerful impulse for freeing ourselves from kamma, from those deeds which again and again throw us into the suffering of repeated births. Disgust will arise at our own craving, at our own delusion, at our own propensity to create situations which try our strength, our resistance and our equanimity.

Hơn nữa, tất cả các hành vi khác nhau trong cuộc sống của chúng ta, là kết quả của những việc làm của chúng ta, cũng sẽ là bạn của chúng ta, ngay cả khi chúng mang lại cho chúng ta nỗi buồn và nỗi đau. Những việc làm của chúng ta trở lại với chúng ta dưới một cách thức khiến chúng thường không thể nhận ra. Đôi khi hành động của chúng ta trở lại với chúng ta theo cách mà người khác đối xử với chúng ta, đôi khi như một biến động toàn diện trong cuộc sống của chúng ta; thường thì kết quả đi ngược lại với mong đợi của chúng ta hoặc trái với ý muốn của chúng ta. Những kinh nghiệm như vậy chỉ ra cho chúng ta hậu quả của những việc làm của chúng ta mà chúng ta không lường trước được; chúng thể hiện động cơ nửa tỉnh nửa mê có thể nhìn thấy được về những hành động trước đây của chúng ta mà chúng ta đã cố gắng che giấu ngay cả với bản thân, che đậy chúng bằng những lời bào chữa sai lầm khác nhau. Nếu chúng ta học cách nhìn mọi thứ từ góc độ này và đọc thông điệp được truyền tải bởi kinh nghiệm của chính mình, thì đau khổ cũng sẽ là bạn của chúng ta. Đó sẽ là một người bạn nghiêm khắc, nhưng là một người trung thực và có ý nghĩa, người dạy chúng ta chủ đề khó nhất, kiến ​​thức về bản thân, và cảnh báo chúng ta trước những vực thẳm mà chúng ta đang tiến tới một cách mù quáng. Bằng cách coi đau khổ như người thầy và người bạn của mình, chúng ta sẽ thành công hơn trong việc chịu đựng nó với tâm xả. Do đó, việc dạy về nghiệp sẽ tạo cho chúng ta một động lực mạnh mẽ để giải thoát chúng ta khỏi nghiệp, khỏi những việc làm đó lặp đi lặp lại khiến chúng ta rơi vào đau khổ của những kiếp tái sinh trong luân hồi. Sự chán ghét sẽ phát sinh do sự thèm muốn của chính chúng ta, do sự si mê của chính chúng ta, và xu hướng tạo ra những tình huống thử thách sức mạnh, sự phản kháng và tâm xả của chúng ta.

The second insight on which equanimity should be based is the Buddha's teaching of no-self (anatta). This doctrine shows that in the ultimate sense deeds are not performed by any self, nor do their results affect any self. Further, it shows that if there is no self, we cannot speak of "my own." It is the delusion of a self that creates suffering and hinders or disturbs equanimity. If this or that quality of ours is blamed, one thinks: "I am blamed" and equanimity is shaken. If this or that work does not succeed, one thinks: "My work has failed" and equanimity is shaken. If wealth or loved ones are lost, one thinks: "What is mine has gone" and equanimity is shaken.

Cái nhìn tuệ tri thứ hai mà tâm xả cần dựa trên lời dạy của Đức Phật về vô ngã (anatta). Học thuyết này chỉ ra theo nghĩa tối thượng, những việc làm không được thực hiện bởi bất kỳ cái tôi nào, cũng như kết quả của chúng không ảnh hưởng đến bất kỳ cái tôi nào. Hơn nữa, nó cho thấy rằng nếu không có tự ngã, chúng ta không thể nói "của riêng tôi." Chính sự si mê về cái tôi tạo ra đau khổ và cản trở hoặc làm xáo trộn tâm xả. Nếu phẩm chất này hoặc phẩm chất kia của chúng ta bị lỗi, chúng ta nghĩ: "Tôi bị đổ lỗi" và tâm xả bị lung lay. Nếu công việc này hoặc công việc kia không thành công, chúng ta nghĩ: "Công việc của tôi đã thất bại" và tâm xả bị lung lay. Nếu của cải hoặc những người thân yêu bị mất, chúng ta nghĩ: "Cái của tôi đã mất" và tâm xả bị lung lay.

To establish equanimity as an unshakable state of mind, one has to give up all possessive thoughts of "mine," beginning with little things from which it is easy to detach oneself, and gradually working up to possessions and aims to which one's whole heart clings. One also has to give up the counterpart to such thoughts, all egoistic thoughts of "self," beginning with a small section of one's personality, with qualities of minor importance, with small weaknesses one clearly sees, and gradually working up to those emotions and aversions which one regards as the center of one's being. Thus detachment should be practiced.

Để làm vững chắc một tâm xả như một trạng thái tâm không thể lay động, người ta phải từ bỏ tất cả những suy nghĩ chiếm hữu về "của tôi", bắt đầu từ những điều nhỏ nhặt mà nó dễ dàng tách rời bản thân, và dần dần hướng tới của cải và hướng tới thứ mà cả tâm của người ta bám vào. Người ta cũng phải từ bỏ sự đối lập với những suy nghĩ như vậy, tất cả những suy nghĩ ích kỷ về "cái tôi", bắt đầu từ một phần nhỏ trong tính cách của một người, với những phẩm chất không quan trọng, với những điểm yếu nhỏ mà người ta thấy rõ, và dần dần làm việc theo những cảm xúc đó và những nghịch chuyển mà một người coi là trung tâm của con người. Vì vậy, sự tách rời nên được thực hành.

To the degree we forsake thoughts of "mine" or "self" equanimity will enter our hearts. For how can anything we realize to be foreign and void of a self cause us agitation due to lust, hatred or grief? Thus the teaching of no-self will be our guide on the path to deliverance, to perfect equanimity.

Tới trình độ mà chúng ta từ bỏ những suy nghĩ về "của tôi" hoặc "chính tôi" ở trạng thái tâm xả sẽ đi vào tâm của chúng ta. Vì làm thế nào mà bất cứ điều gì chúng ta nhận ra là xa lạ và vô ngã có thể khiến chúng ta bị kích động vì dục vọng, hận thù hoặc đau buồn? Vì vậy, giáo lý về vô ngã sẽ hướng dẫn của chúng ta trên con đường dẫn đến sự giải thoát, với một tâm xả vô lượng.

Equanimity is the crown and culmination of the four sublime states. But this should not be understood to mean that equanimity is the negation of love, compassion and sympathetic joy, or that it leaves them behind as inferior. Far from that, equanimity includes and pervades them fully, just as they fully pervade perfect equanimity.

Tâm Xả là đỉnh cao và là đỉnh cao nhất của Tứ Vô Lượng Tâm. Nhưng điều này không nên được hiểu nghĩa là tâm xả là không có tâm Từ, Bi, Hỷ, hoặc nó khiến họ tụt lại phía sau như một sự thấp kém. Khác xa với điều đó, tâm xả bao gồm và lan tỏa chúng một cách đầy đủ, cũng như chúng hoàn toàn tràn ngập với Xả Vô Lượng Tâm.

The Inter-relations of the Four Sublime States  

Sự Hổ Tương Nhau của Tứ Vô Lượng Tâm  

How, then, do these four sublime states pervade and suffuse each other?

Tứ Vô Lượng tâm lan toả và hổ tương nhau như thế nào?

Unbounded love guards compassion against turning into partiality, prevents it from making discriminations by selecting and excluding and thus protects it from falling into partiality or aversion against the excluded side.

Tâm Từ vô lượng giúp tâm Bi chống lại việc thiên vị, nó ngăn cản sự phân biệt đối xử bằng cách lựa chọn và loại trừ và do đó bảo vệ nó khỏi rơi vào tình trạng thiên vị hoặc ác cảm với bên bị loại trừ.

Love imparts to equanimity its selflessness, its boundless nature and even its fervor. For fervor, too, transformed and controlled, is part of perfect equanimity, strengthening its power of keen penetration and wise restraint.

Tâm Từ phải đi với tâm Xả , bản chất vô biên và cả lòng nhiệt thành của nó. Đối với lòng nhiệt thành cũng vậy, được biến đổi và kiểm soát, là một phần của tâm Xả Vô Lương, tăng cường sức mạnh thâm nhập nhạy bén và thận trọng khôn ngoan.

Compassion prevents love and sympathetic joy from forgetting that, while both are enjoying or giving temporary and limited happiness, there still exist at that time most dreadful states of suffering in the world. It reminds them that their happiness coexists with measureless misery, perhaps at the next doorstep. It is a reminder to love and sympathetic joy that there is more suffering in the world than they are able to mitigate; that, after the effect of such mitigation has vanished, sorrow and pain are sure to arise anew until suffering is uprooted entirely at the attainment of Nibbana. Compassion does not allow that love and sympathetic joy shut themselves up against the wide world by confining themselves to a narrow sector of it. Compassion prevents love and sympathetic joy from turning into states of self-satisfied complacency within a jealously-guarded petty happiness. Compassion stirs and urges love to widen its sphere; it stirs and urges sympathetic joy to search for fresh nourishment. Thus it helps both of them to grow into truly boundless states (appamañña).

Tâm Bi hổ trợ tâm Từtâm Hỷ có thể tránh việc quên rằng, trong khi cả hai vui hưởng hoặc ban bố hạnh phúc vay mượn và hạn chế, vì trên thế giới vẫn còn tồn tại những trạng thái đau khổ buồn phiền. Nó nhắc nhở rằng hạnh phúc của họ cùng tồn tại với những đau khổ vô bờ bến, có lẽ ở ngưỡng cửa tiếp theo. Đó là một lời nhắc nhở để tâm Từtâm Hỷ rằng có nhiều đau khổ trên thế giới mà chúng có thể làm dịu bớt; rằng, sau khi tác động của sự dịu bớt đó biến mất, phiền muộn và đau đớn chắc chắn sẽ xuất hiện lần nữa cho đến khi đau khổ được nhổ tận gốc hoàn toàn khi đạt được Niết-bàn. Tâm Bi không cho phép tâm Từtâm Hỷ đó tự đóng mình trước thế giới rộng lớn bằng cách tự giam mình trong một phạm vi hẹp của nó. Tâm Bi ngăn cản tâm Từtâm Hỷ biến thành trạng thái tự mãn bên trong một hạnh phúc vụn vặt được bảo vệ một cách vô minh. Tâm Bi kích động và thúc giục tâm Từ mở rộng phạm vi của nó; nó kích động và thúc giục tâm Hỷ để tìm kiếm sự nuôi dưỡng tươi mới. Do đó, nó giúp cả hai phát triển thành trạng thái vô lượng (appamañña).

Compassion guards equanimity from falling into a cold indifference, and keeps it from indolent or selfish isolation. Until equanimity has reached perfection, compassion urges it to enter again and again the battle of the world, in order to be able to stand the test, by hardening and strengthening itself.

Tâm Bi giữ tâm Xả khỏi rơi vào trạng thái thờ ơ lạnh lùng, và giữ cho nó khỏi sự cô lập buông thả hoặc ích kỷ. Cho đến khi tâm Xả đạt đến mức hoàn hảo, tâm Bi mong muốn tham gia vào bát phong của thế giới, để có thể chịu đựng thử thách, bằng cách cứng rắng và sự kiên cố chính nó.

Sympathetic joy holds compassion back from becoming overwhelmed by the sight of the world's suffering, from being absorbed by it to the exclusion of everything else. Sympathetic joy relieves the tension of mind, soothes the painful burning of the compassionate heart. It keeps compassion away from melancholic brooding without purpose, from a futile sentimentality that merely weakens and consumes the strength of mind and heart. Sympathetic joy develops compassion into active sympathy.

Tâm Hỷ giữ không để tâm Từ trở nên phiền muộn trước mọi đau khổ của thế giới, không bị nó thu hút và bỏ quên mọi thứ khác. Tâm Hỷ làm cho tâm giảm căng thẳng, xoa dịu nỗi đau rát bỏng của tâm Từ. Nó giúp tâm Từ thoát khỏi sự nghiền ngẫm u sầu mà không có mục đích, khỏi thứ tình cảm vô ích chỉ làm suy yếu và tiêu hao sức mạnh của tâm và trái tim. Tâm Hỷ phát triển lòng từ bi thành cảm thông tích cực.

Sympathetic joy gives to equanimity the mild serenity that softens its stern appearance. It is the divine smile on the face of the Enlightened One, a smile that persists in spite of his deep knowledge of the world's suffering, a smile that gives solace and hope, fearlessness and confidence: "Wide open are the doors to deliverance," thus it speaks.

Tâm Hỷ mang lại cho tâm Xả sự thanh thản nhẹ nhàng làm dịu đi vẻ nghiêm nghị. Đó là nụ cười thiêng liêng trên khuôn mặt của Đấng Giác Ngộ, nụ cười bền bỉ cho dù Ngài biết rằng thế gian nhiều đau khổ, nụ cười mang lại niềm an ủi và hy vọng, không sợ hãi và tự tin: "Rộng mở là cánh cửa dẫn đến sự giải thoát," do đó nó nói.

Equanimity rooted in insight is the guiding and restraining power for the other three sublime states. It points out to them the direction they have to take, and sees to it that this direction is followed. Equanimity guards love and compassion from being dissipated in vain quests and from going astray in the labyrinths of uncontrolled emotion. Equanimity, being a vigilant self-control for the sake of the final goal, does not allow sympathetic joy to rest content with humble results, forgetting the real aims we have to strive for.

Tâm Xả bắt nguồn từ trí tuệ là năng lực hổ trợ và kiềm chế cho ba trạng thái vô lượng khác (Từ, Bi, Hỷ). Nó chỉ ra hướng đi phải thực hiện và cho thấy rằng hướng này được tuân theo. Tâm Xả giữ gìn Tâm TừTâm Bi khỏi bị tiêu tan trong những nhiệm vụ hảo huyền và khỏi lạc lối trong mê cung của cảm xúc không kiểm soát. Người với Tâm Xả, là người cảnh giác tự chủ vì mục tiêu cuối cùng, không để Tâm Hỷ làm chùn bước bằng lòng với kết quả khiêm tốn mà quên mất mục tiêu thực sự mà mình phải phấn đấu.

Equanimity, which means "even-mindedness," gives to love an even, unchanging firmness and loyalty. It endows it with the great virtue of patience. Equanimity furnishes compassion with an even, unwavering courage and fearlessness, enabling it to face the awesome abyss of misery and despair which confront boundless compassion again and again. To the active side of compassion, equanimity is the calm and firm hand led by wisdom — indispensable to those who want to practice the difficult art of helping others. And here again equanimity means patience, the patient devotion to the work of compassion.

Tâm Xả, có nghĩa là "bằng nhau", mang đến cho tâm Từ một sự vững chắc, không thay đổi và lòng trung thành. Nó ban cho nó đức tính tuyệt vời của sự kiên nhẫn. Tâm Xả cung cấp lòng bi mẫn sự dũng cảm đồng đều, kiên định và sự không sợ hãi, giúp nó có thể đối mặt với vực thẳm khủng khiếp của đau khổ và tuyệt vọng điều mà so sánh Tâm Bi vô lượng rất nhiều. Về mặt tích cực của tâm bi, tâm xả là sự bình tĩnh và vững chắc được dẫn dắt bởi trí tuệ - điều không thể thiếu đối với những ai muốn thực hành kỹ năng giúp đỡ người khác khó khăn. Và ở đây, tâm Xả có nghĩa là sự kiên nhẫn, chân thành kiên nhẫn đối với công việc của lòng từ .

In these and other ways equanimity may be said to be the crown and culmination of the other three sublime states. The first three, if unconnected with equanimity and insight, may dwindle away due to the lack of a stabilizing factor. Isolated virtues, if unsupported by other qualities which give them either the needed firmness or pliancy, often deteriorate into their own characteristic defects. For instance, loving-kindness, without energy and insight, may easily decline to a mere sentimental goodness of weak and unreliable nature. Moreover, such isolated virtues may often carry us in a direction contrary to our original aims and contrary to the welfare of others, too. It is the firm and balanced character of a person that knits isolated virtues into an organic and harmonious whole, within which the single qualities exhibit their best manifestations and avoid the pitfalls of their respective weaknesses. And this is the very function of equanimity, the way it contributes to an ideal relationship between all four sublime states.

Theo những cách này và những cách khác, tâm Xả có thể được coi là đỉnh điểm cao nhất của ba trạng thái vô lượng khác. Ba yếu tố đầu tiên; Từ, Bi, Hỷ, nếu không được kết nối với tâm Xả và trí tuệ, có thể suy giảm do thiếu yếu tố ổn định. Những đức tính biệt lập, nếu không được hỗ trợ bởi những đức tính khác vốn mang lại cho chúng sự kiên định hoặc lòng trung thành cần thiết, thường xấu đi thành những khuyết tật đặc trưng của riêng chúng. Ví dụ, lòng nhân ái, nếu không có nghị lực và trí tuệ, có thể dễ dàng biến mất thành một tình cảm tốt đẹp đơn thuần với bản chất yếu ớt và không đáng tin cậy. Hơn nữa, những đức tính cô lập như vậy thường có thể đưa chúng ta đi theo hướng trái ngược với mục đích ban đầu của chúng ta và cũng đi ngược lại với phúc lợi của người khác. Chính tính cách kiên định và cân bằng của một người đã hoà hợp các đức tính riêng biệt thành một tổng thể hữu cơ và hài hòa, trong đó các đức tính đơn lẻ thể hiện những biểu hiện tốt nhất của họ và tránh những cạm bẫy của những điểm yếu tương ứng của họ. Và đây chính là chức năng của sự bình đẳng, cách mà nó góp phần vào một mối quan hệ lý tưởng giữa tất cả Tứ Vô Lượng Tâm.

Equanimity is a perfect, unshakable balance of mind, rooted in insight. But in its perfection and unshakable nature equanimity is not dull, heartless and frigid. Its perfection is not due to an emotional "emptiness," but to a "fullness" of understanding, to its being complete in itself. Its unshakable nature is not the immovability of a dead, cold stone, but the manifestation of the highest strength.

Tâm Xả thì hoàn hảo, một sự cân bằng của tâm, , bắt nguồn từ trí tuệ. Nhưng trong bản chất hoàn hảo và không thể lay chuyển của nó, tâm Xả không buồn tẻ, vô tâm và lạnh lùng. Tâm Xả của nó không phải là do cảm xúc "trống rỗng", mà là do sự "đầy đủ" của sự hiểu biết, sự hoàn thiện của chính nó. Bản chất không thể lay chuyển của nó không phải là sự bất di bất dịch của một tảng đá lạnh lẽo chết chóc, mà là biểu hiện của sức mạnh cao nhất.

In what way, now, is equanimity perfect and unshakable?

Bây giờ, theo cách nào, tâm Xả là hoàn hảo và không thể lay chuyển?

Whatever causes stagnation is here destroyed, what dams up is removed, what obstructs is destroyed. Vanished are the whirls of emotion and the meanderings of intellect. Unhindered goes the calm and majestic stream of consciousness, pure and radiant. Watchful mindfulness (sati) has harmonized the warmth of faith (saddha) with the penetrative keenness of wisdom (pañña); it has balanced strength of will (viriya) with calmness of mind (samadhi); and these five inner faculties (indriya) have grown into inner forces (bala) that cannot be lost again. They cannot be lost because they do not lose themselves any more in the labyrinths of the world (samsara), in the endless diffuseness of life (papañca). These inner forces emanate from the mind and act upon the world, but being guarded by mindfulness, they nowhere bind themselves, and they return unchanged. Love, compassion and sympathetic joy continue to emanate from the mind and act upon the world, but being guarded by equanimity, they cling nowhere, and return unweakened and unsullied.

Bất cứ nguyên nhân nào gây ra sự trầm trệ đều bị phá hủy ở đây, những gì làm chướng ngại đều bị loại bỏ, những gì cản trở sẽ bị hủy diệt. Bị tan biến vào vòng xoáy của cảm xúc và sự suy tư của trí tuệ. Không bị cản trở bởi dòng tâm thức tĩnh lặng và hùng vĩ, trong sáng và rạng rỡ. Chánh niệm tỉnh thức (sati) đã hòa hợp sự ấm áp của đức tin (saddha) với sự nhạy bén thâm nhập của trí tuệ (pañña); nó có sức mạnh cân bằng của ý chí (viriya) với sự tĩnh lặng của tâm (samadhi); và năm nội lực (indriya) này đã phát triển thành nội lực (bala) mà không thể mất đi lần nữa. Họ không thể bị lạc vì họ không đánh mất mình nữa trong mê cung của thế giới (luân hồi), trong sự lan tỏa vô tận của cuộc sống (papañca). Những lực lượng bên trong này phát xuất từ ​​tâm trí và tác động lên thế giới, nhưng được bảo vệ bởi chánh niệm, chúng không thể tự trói buộc mình, và chúng trở lại không thay đổi. Tâm Từ, Bi và Hỷ tiếp tục phát xuất từ ​​tâm trí và hành động dựa trên thế giới, nhưng được bảo vệ bởi tâm Xả, chúng bám vào hư không, và quay trở lại không mệt mỏi và không bị trói buộc.

Thus within the arahant, the Liberated One, nothing is lessened by giving, and he does not become poorer by bestowing upon others the riches of his heart and mind. The arahant is like the clear, well-cut crystal which, being without stains, fully absorbs all the rays of light and sends them out again, intensified by its concentrative power. The rays cannot stain the crystal with their various colors. They cannot pierce its hardness, nor disturb its harmonious structure. In its genuine purity and strength, the crystal remains unchanged. "Just as all the streams of the world enter the great ocean, and all the waters of the sky rain into it, but no increase or decrease of the great ocean is to be seen" — even so is the nature of holy equanimity.

Do đó, trong giới hạn của vị A-la-hán, Đấng Giải thoát, không có gì bị giảm bớt bằng cách cho đi, và vị ấy không trở nên nghèo hơn khi ban cho người khác sự giàu có từ trái tim và tâm trí của mình. A la hán giống như tinh thể trong suốt, được cắt gọt tốt, không có vết bẩn, hấp thụ hoàn toàn tất cả các tia sáng và ban phát chúng ra ngoài một lần nữa, được tăng cường bởi sức mạnh tập trung. Các tia sáng không thể làm bẩn tinh thể với nhiều màu sắc khác nhau của chúng. Chúng không thể xuyên thủng độ cứng của nó, cũng như không làm xáo trộn cấu trúc hài hòa của nó. Ở độ tinh khiết và sức mạnh thực sự của nó, tinh thể vẫn không thay đổi. "Giống như tất cả nước của các dòng suối dòng sông trên thế giới đều chảy vào đại dương, và mọi nước trên trời đều đổ vào đó, nhưng không thấy sự tăng hay giảm của đại dương" - Thì bản chất của tâm Xả vô lượng thánh thiện cũng vậy.

Holy equanimity, or — as we may likewise express it — the arahant endowed with holy equanimity, is the inner center of the world. But this inner center should be well distinguished from the numberless apparent centers of limited spheres; that is, their so-called "personalities," governing laws, and so on. All of these are only apparent centers, because they cease to be centers whenever their spheres, obeying the laws of impermanence, undergo a total change of their structure; and consequently the center of their gravity, material or mental, will shift. But the inner center of the arahant's equanimity is unshakable, because it is immutable. It is immutable because it clings to nothing.

Tâm Xả vô lượng, hoặc - như chúng ta có thể diễn đạt tương tự như vầy - vị A la hán với tâm Xả thánh thiện, là tập trung nội tâm của thế giới. Nhưng nội tâm này cần được phân biệt rõ ràng với vô số tâm hiện bày ra ngoài với giới hạn cảnh giới, điều đó có nghĩa là cách gọi "tính cách", "luật điều chỉnh" v.v... Tất cả chúng chỉ là trung tâm hiển nhiên,bởi vì chúng không còn là trung tâm bất cứ khi nào các cảnh giới của chúng, tuân theo quy luật vô thường, trải qua một sự thay đổi hoàn toàn về cấu trúc của chúng; và do đó trọng tâm của chúng, vật chất hay tinh thần, sẽ dịch chuyển. Nhưng nội tâm với tâm Xả của vị A la hán là không thể lay chuyển, bởi vì nó là bất biến. Nó là bất biến vì nó dựa vào hư không.

Says the Master:

Đức Thế Tôn nói rằng:

For one who clings, motion exists; but for one who clings not, there is no motion. Where no motion is, there is stillness. Where stillness is, there is no craving. Where no craving is, there is neither coming nor going. Where no coming nor going is, there is neither arising nor passing away. Where neither arising nor passing away is, there is neither this world nor a world beyond, nor a state between. This, verily, is the end of suffering.

— Udana 8:4

- Cái gì có nương tựa, cái ấy có dao động. Cái gì không nương tựa, cái ấy không dao động. Không có dao động thì có khinh an. Có khinh an thì không có thiên về. Không có thiên về thì không có đến và đi; không có đến và đi thì không có diệt và sanh; không có diệt và sanh thì không có đời này, không có đời sau, không có đời ở giữa. Ðây là sự đoạn tận khổ đau..

— Udana 8:4

Cập nhập ngày: Thứ Tư 13-tháng 4, 2022

webmasters: Minh Hạnh & Nguyễn Văn Hòa


 | | trở về đầu trang | Home page |