The ultimate goal of Buddhism is the deathless condition of Nibbana, the sole reality. Hence, one who aspires to that state should renounce mundane pursuits and attachments, which are ephemeral, for the sake of that reality. But there are very few who are sufficiently mature to develop themselves to achieve that state in this very life. Thus the Buddha does not force the life of renunciation upon those who lack the spiritual capacity to embark upon the higher life. Therefore, one should follow the path of mundane advantage which is twofold, namely, the advantage obtainable here in this very life and the advantage obtainable in future lives, as steps on the path to the spiritual life. Although one may enjoy the pleasures of life, one must regard one's body as an instrument with which to practice virtue for one's own and other's benefit; in short, one should live a useful life of moral integrity, a life of simplicity and paucity of wants.
|
Mục đích tối thượng của Phật Giáo là trạng thái bất tử của Niết Bàn, thực tế duy nhất. Vì thế, những ai mong mỏi đạt được trạng thái đó nên từ bỏ những mưu cầu và luyến ái thế gian, thường phù du, vì lợi ích của thực tế đó. Nhưng rất ít người có đủ trưởng thành để phát triển bản thân để đạt được trạng thái đó trong đời này. Vì vậy Đức Phật không ép buộc đời sống xuất gia đối với những ai thiếu năng lực tâm linh để dấn mình vào đời sống cao thượng hơn. Do đó, ta nên đi theo con đường thế tục có lợi thế gấp đôi, đó là lợi thế có thể đạt được ở đây trong cuộc đời này và lợi thế có thể đạt được trong những kiếp sau, như được đề ra trên con đường của đời sống tâm linh. Mặc dù ta có thể tận hưởng những niềm vui của cuộc sống, ta nên xem cơ thể của mình như là công cụ để tu tập đức hạnh cho lợi ích riêng của mình và của người khác, nói tóm lại, ta nên sống một cuộc sống liêm chính hữu ích, một cuộc sống đơn giản và hạn chế mong muốn. |
As regards acquisition of wealth, the Buddha said: "One must be diligent and energetic," and as regards the safeguarding of one's wealth, "one must be mindful and economical." It is not impossible that even the life of such a man may be somehow or other disturbed and harassed as a result of the actions of "unskillful" men. Although this might induce him to abandon his chosen path, it is at such times that one must not forget the steps to be taken for the purpose of establishing peace. According to the teaching of the Buddha this includes the reflection: "Others may be harmful, but I shall be harmless, thus should I train myself." We must not forget that the whole spirit of Buddhism is one of pacification. In the calm and placid atmosphere of the Buddha's teaching there is every chance, every possibility, of removing hatred, jealousy and violence from our mind.
|
Đối với việc tích tụ tài sản, Đức Phật nói: "Người ta phải siêng năng và tràn đầy năng lượng," và đối với việc bảo vệ tài sản của mình, "người ta phải lưu tâm và cần kiệm." Không phải là không thể nào mà ngay cả cuộc sống của một người như thế lại có thể bằng cách nào đó bị xáo trộn và quấy rầy như là kết quả của các hành động của những người "vụng về". Mặc dù rằng điều này có thể khiến cho ông ta từ bỏ con đường mình đã chọn, nhưng đó là thời điểm mà ta không thể quên các bước cần tiến hành cho mục đích thiết lập sự bình an. Theo giáo huấn của Đức Phật, điều này bao gồm sự quán chiếu: "Người khác có thể bị hại, nhưng tôi sẽ không sao cả, thế thì tôi có cần phải rèn luyện bản thân mình không." Chúng ta đừng quên rằng toàn bộ giá trị̣ tinh thần của Phật Giáo là sự bình an trọn vẹn. Trong bầu không khí ôn hoà và tĩnh lặng của giáo lý của Đức Phật chúng ta có mọi cơ hội, mọi khả năng, loại bỏ hận thù, ghen tị và bạo lực ra khỏi tâm của mình.
|
It is no wonder if we, at times, in our everyday life, feel angry with somebody about something. But we should not allow this feeling to reside in our mind. We should try to curb it at the very moment it has arisen. Generally there are eight ways to curb or control our anger. The first method is to recollect the teachings of the Buddha. On very many occasions the Buddha explained the disadvantages of an angry temper. Here is one of his admonitions:
— Kakacupama Sutta, Majjhima Nikaya 21 |
Không cần thắc mắc nếu chúng ta, có những lúc, trong cuộc sống hàng ngày của mình, cảm thấy tức giận với ai đó về một cái gì đó. Nhưng chúng ta không nên để cho cảm giác này nằm trong tâm trí. Chúng ta nên cố gắng kiềm chế nó ngay khi nó khởi sinh. Thông thường có tám cách để kiềm chế hay kiểm soát sự tức giận của chúng ta. Phương pháp đầu tiên là nhớ lại những lời dạy của Đức Phật. Có rất nhiều lần Đức Phật giải thích các nhược điểm của cơn nóng giận. Đây là một trong những lời khuyên bảo của ngài:
— Kakacupama Sutta, Majjhima Nikaya - Kinh Trung A Hàm chương 21
|
Again:
— Anguttara Nikaya II, 95 |
Lần nữa:
— Anguttara Nikaya - Tăng Chi Bộ Kinh chương II, 95
|
Further, we may consider the Buddha's advice to be found in the Dhammapada:
— Dhp., vv. 4-5
— Dhp., v. 133
— Dhp., v. 184
— Dhp., v. 221
— Dhp., v. 223
— Dhp., v. 233
|
Hơn nữa, chúng ta có thể để ý đến lời khuyên của Đức Phật được tìm thấy trong kinh Dhammapada - Pháp Cú:
—Dhp., vv. 4-5
— Dhp., v. 133
— Dhp., v. 184
— Dhp., v. 221
— Dhp., v. 223
— Dhp., v. 233
|
If by contemplating the advice of the Buddha in this way one cannot curb his anger, then let him try the second method. Naturally, any bad person may possess some good quality. Some men are evil in mind but speak in deceptive language or slyly perform their deeds in an unsuspecting manner. Some men are coarse only in their language but not in their mind or deeds. Some men are coarse and cruel in their deeds but neither in their speech nor in their mind. Some are soft and kind in mind, speech and deed as well. When we feel angry with any person, we should try to find out some good in him, either in his way of thinking, or in his way of speaking or in his way of acting. If we find some redeeming quality in him, we should ponder its value and ignore his bad qualities as natural weaknesses that are to be found in everyone. Whilst we think thus, our mind will soften and we may even feel kindly towards that person. If we develop this way of thinking we will be able to curb or eliminate our anger towards him.
|
Nếu bằng cách suy tưởng lời khuyên của Đức Phật theo cách này mà người ta vẫn không thể kiềm chế được sự tức giận của mình thì hảy thử phương pháp thứ nhì. Đương nhiên, bất cứ người xấu nào cũng có thể có vài tính tốt. Một số người có tâm địa xấu nhưng nói lời gian dối hoặc kín đáo thực hiện những hành động một cách không ngờ. Một số người chỉ thô lổ trong ngôn từ nhưng không phải trong tư tưởng hay hành động của họ. Một số người thô lổ và độc ác trong hành động nhưng lại không như thế trong lời nói hay tâm trí họ. Một số thì nhẹ nhàng từ tốn và tử tế trong tư tưởng, lời nói cũng như là hành động. Khi chúng ta cảm thấy tức giận với bất cứ người nào, chúng ta nên thử tìm thấy vài điều tốt trong họ, hoặc trong cách họ suy nghĩ, hoặc trong cách họ nói hoặc trong cách họ hành động. Nếu chúng ta tìm thấy vài tính tốt để bù đắp cho những khiếm khuyết của họ, chúng ta nên cân nhắc giá trị của nó và bỏ qua những tính xấu của ông ta, xem như là những khuyết điểm thường hay có trong tất cả mọi người. Khi chúng ta nghĩ như thế, tâm chúng ta sẽ dịu lại và chúng ta thậm chí có thể cảm thấy tử tế, vui vẻ đối với người đó. Nếu chúng ta phát triễn cách suy nghĩ này, chúng ta sẽ có thể chế ngự hay loại bỏ cơn tức giận của mình đối với ông ta.
|
At times, this method may not be successful and we shall then have to try the third method. Basically, this entails reflecting thus:
|
Đôi khi phương pháp này có thể không thành công thì chúng ta sẽ phải thử phương pháp thứ ba. Về cơ bản, điều này đòi hỏi phải quán chiếu như sau:
|
If we scrutinize the exact nature of our life and its happenings in this manner, our anger might subside or vanish there and then. There is another way, too, to eliminate upsurging anger. Suppose we think of someone who has done wrong to us. On such occasions we should remember that we suffer harm or loss as a result of our previous kamma. Even if others were angry with us, they could not harm us if there were no latent force of past unwholesome kamma committed by us which took advantage of this opportunity to arouse our adversary. So it is I who am responsible for this harm or loss and not anybody else. And at the same time, now while I am suffering the result of past kamma, if I, on account of this, should get angry and do any harm to him, by that do I accumulate much more unwholesome kamma which would bring me correspondingly unwholesome results. If we recall to mind this law of kamma, our anger may subside immediately. We can consider such a situation in another way too. We as the followers of Buddha believe that our Bodhisatta passed through incalculable numbers of lives practicing virtues before he attained Buddhahood. The Buddha related the history of some of his past lives as illustrations to teach us how he practiced these virtues. The lives of the prince Dhammapala and the ascetic Khantivadi are most illustrative and draw our attention.
|
Nếu chúng ta xem xét kỷ lưởng bản chất chính xác của cuộc sống của chúng ta và những diễn biến của nó theo cách này, sân hận của chúng ta có thể giảm dần hoặc biến mất sau đó. Còn một cách khác để loại bỏ cơn tức giận. Giả sử chúng ta nghĩ rằng có người nào đó đã làm điều sai quấy với chúng ta. Trong những dịp như vậy chúng ta nên nghĩ rằng chúng ta bị hảm hại hoặc mất mát như là kết quả của nghiệp trước đây của chúng ta. Ngay cả khi những người khác tức giận chúng ta, họ không thể hảm hại chúng ta nếu không có lực tiềm ẩn của nghiệp xấu tạo ra bởi chúng ta trong quá khứ đã tận dụng cơ hội này để khích động đối thủ của chúng ta. Vì vậy chính tôi là người chịu trách nhiệm cho sự thiệt hại hoặc mất mát này và không là ai khác. Và đồng thời, hiện nay khi tôi đang chịu đựng kết quả của nghiệp quá khứ, nếu tôi, vì việc này mà tức giận và làm hại ông ta, thì tôi sẽ tích lũy thêm nhiều nghiệp xấu hơn nửa và điều này sẽ mang lại cho tôi những kết quả xấu tương ứng. Nếu chúng ta nhớ tới luật nhân quả này, sự tức giận của chúng ta có thể giảm ngay lập tức. Chúng ta cũng có thể xem xét tình huống như vậy theo một cách khác. Chúng ta những người đệ tử của Đức Phật tin rằng Bồ Tát của chúng ta đã trải qua vô số kiếp sống thực hành đức hạnh trước khi ngài đạt được Phật quả. Đức Phật kể lại những câu chuyện về các kiếp sống trước của ngài như là hình thức minh họa để dạy chúng ta biết ngài đã thực hành những đức hạnh này như thế nào. Đời sống của hoàng tử Dhammapala và tu sĩ khổ hạnh Khantivadi thể hiện rõ nhất và thu hút được sự chú ý của chúng ta.
|
At one time the Bodhisatta had been born as the son of a certain king named Mahapatapa. The child was named Culla Dhammapala. One day the Queen sat on a chair fondling her child and did not notice the King passing by. The King thought the Queen was so proud of her child as not to get up from her chair even when she saw that her lord the King passed that way. So he grew angry and immediately sent for the executioner. When he came the King ordered him to snatch the child from the Queen's arms and cut his hands, feet and head off, which he did instantly. The child, our Bodhisatta, suffered all that with extreme patience and did not grow ill-tempered or relinquish his impartial love for his cruel father, lamenting mother and the executioner. So far had he matured in the practice of forbearance and loving-kindness at that time. At another time, our Bodhisatta was an ascetic well-known for his developed virtue of forbearance and consequently people named him Khantivadi, the preacher of forbearance. One day he visited Benares and took his lodgings at the royal pleasure grove. Meanwhile, the King passed that way with his harem and, seeing the ascetic seated under a tree, asked what virtue he was practicing, to which the ascetic replied that of forbearance. The King was a materialist who regarded the practice of virtue to be humbug. So, hearing the words of the ascetic, he sent for the executioner and ordered him to cut off his hands and feet and questioned the ascetic as to whether he could hold to forbearance at the severing of his limbs. The ascetic did not feel ill-tempered but even at that time he lay down extending his loving-kindness and holding his forbearance undiminished. He spoke to the King in reply to the effect that his forbearance and other virtues were not in his limbs but in his mind. The King, being unsuccessful in his attempts to disturb the ascetic's feelings, grew angrier and kicked the stomach of the ascetic with his heel and went away. Meanwhile, the King's minister came over and, seeing what had happened, bowed before the dying ascetic and begged him saying: "Venerable one, none of us agreed to this cruel act of the King and we are all sorrowing over what has been done to you by that devilish man. We ask you to curse the King but not us." At this the ascetic said: "May that king who has caused my hands and feet to be cut off, as well as you, live long in happiness. Persons who practice virtues like me never get angry." Saying this, he breathed his last.
|
Vào một thuở xa xua, Bồ Tát của chúng ta sinh ra là con của một vị vua tên là Mahapatap. Người con được đặt tên là Culla Dhammapala. Một ngày kia, Hoàng hậu ngồi trên một chiếc ghế âu yếm nhiǹ con mình và không để ý thấy Vua đi qua. Vua nghĩ rằng Hoàng hậu đã quá hảnh diện về con của bà đến độ không đứng lên khi thấy Vua đi ngang qua lối đó. Vì vậy ông nổi giận và cho gọi người đao phủ đến ngay lập tức. Khi người đó đến Vua ra lệnh ông giật lấy đứa bé từ vòng tay của Hoàng hậu và chặt tay, chân và đầu của bé và ông ta đã làm ngay lập tức. Đứa bé, Bồ Tát của chúng ta, đã phải chịu đựng tất cả mọi đớn đau đó với sự nhẫn nại vô cùng và đã không nổi nóng hoặc đánh mất tình yêu vô tư trong sáng của bé với người cha tàn ác, người mẹ đau buồn và người đao phủ. Cho đến lúc đó ngài đã trưởng thành trong việc thực hành đức hạnh nhẫn nhục và từ bi tại thời điểm đó. Vào một thuở khác, Bồ Tát của chúng ta là một nhà tu khổ hạnh nổi tiếng về đức nhẫn nhục cao độ của ngài và vì thế người ta đã gọi ông là Khantivadi, nhà thuyết giáo của đức nhẫn nhục. Một ngày kia, ông đến thăm thành Benaires (Ba La Nại) và nghĩ ngơi ở khu vườn nghĩ mát của hoàng cung. Vào lúc ấy, Vua đi ngang qua lối đó cùng với hậu cung của ông và trông thấy nhà tu khổ hạnh ngồi dưới tàng cây. Vua hỏi ông đang thực hành đức hạnh gì và nhà tu khổ hạnh trả lời đó là đức nhẫn nhục. Vua là một người duy vật coi việc thực hành đức hạnh là phỉnh gạt. Vì vậy khi nghe những lời của nhà tu khổ hạnh, vua cho gọi đao phủ tới và ra lệnh chặt tay và chân của ông và hoỉ nhà tu khổ hạnh rằng liệu ông còn có thể tiếp tục nhẫn nhục khi bị chặt tay chân không. Nhà tu khổ hạnh đã không nổi nóng mà thậm chí còn trải rộng lòng từ bi và giữ vửng đức hạnh nhẫn nhục của mình. Ông trả lời vua rằng hạnh nhẫn nhục và những đức hạnh khác của ông không ở trong tay chân mà là ở trong tâm của ông. Vua thấy không thành công trong nổ lực khuấy động cảm xúc của nhà tu khổ hạnh, càng tức giận hơn và dùng mũi giầy đá vào bụng ông rồi bỏ đi. Trong khi đó, vị quan đại thần của vua đi đến và nhìn thấy những gì xảy ra, bèn quỳ trước nhà tu khổ hạnh đang hấp hối và khẩn cầu ông, "Thưa Tôn Giả, không ai trong số chúng tôi chấp nhận hành động ác độc này của nhà vua và tất cả chúng tôi đều đau buồn về những gì con người độc ác đó đã hành xử với ngài. Chúng tôi xin ngài hảy nguyền rủa Vua chứ không phải chúng tôi." Lúc đó nhà tu khổ hạnh nói: "Mong rằng vua đó, người đã làm cho tay chân của tôi bị chém đứt, cũng như ông, sống lâu hạnh phúc. Những người thực hành đức hạnh như tôi không bao giờ tức giận." Nói xong, ngài trút hơi thở cuối cùng.
|
Since the Buddha in his past lives, while still imperfect like us, practiced forbearance and loving-kindness to such a high extent, why cannot we follow his example? When we remember and think of similar noble characters of great souls, we should be able to bear any harm, unmoved by anger. Or if we consider the nature of the round of rebirths in this beginningless and infinite universe, we will be able to curb our upspringing anger. For, it is said by the Buddha: "It is not easy to find a being who has not been your mother, your father, your brother, sister, son or daughter." Hence with regard to the person whom we have now taken for our enemy, we should think: "This one now, in the past has been my mother who bore me in her womb for nine months, gave birth to me, unweariedly cleansed me of impurities, hid me in her bosom, carried me on her hip and nourished me. This one was my father in another life and spent time and energy, engaged in toilsome business, with a view to maintaining me, even sacrificing life for my sake," and so on. When we ponder over these facts, it should be expected that our arisen anger against our enemy will subside.
|
Kể từ các kiếp sống trước của Đức Phật, khi ngài vẫn chưa hoàn hảo cũng giống như chúng ta, đã thực hành hạnh nhẫn nhục và từ bi đến một mức độ cao như vậy, thế thì tại sao chúng ta không thể noi gương ngài? Khi chúng ta nhớ và nghĩ đến các tính cách cao quý tương tự của những tâm hồn vĩ đại, chúng ta sẽ có thể chịu đựng được bất kỳ tổn hại nào, không bị lay chuyển bởi sân hận. Hoặc nếu chúng ta xem xét bản chất của vòng luân hồi trong vũ trụ vô thủy vô chung này, chúng ta sẽ có thể kiềm chế cơn tức giận của chúng ta. Vì điều đó đã được nói bởi Đức Phật: "Không dễ gì tìm thấy một chúng sinh nào chưa từng là mẹ của bạn, cha của bạn, anh, chị, con trai hoặc con gái của bạn." Vì thế đối với người nào mà chúng ta hiện đang xem là kẻ thù của mình, chúng ta nên nghĩ rằng: "Người này đây, trong quá khứ đã từng là mẹ của tôi, đã mang tôi trong bụng suốt chín tháng, sinh ra tôi, không mệt mỏi tắm rửa cho tôi được sạch sẽ, ấp ủ tôi trong lòng bà, đặt tôi lên hông và chăm lo cho tôi ăn. Người này đã là cha của tôi trong một kiếp sống khác và đã dành thì giờ và sức lực, bương chải làm kinh doanh khó nhọc, nhằm nuôi nấng tôi, thậm chí hi sinh tánh mạng vì lợi ích của tôi," và v.v. Khi chúng ta ngẩm nghĩ về những sự kiện này, thì sẽ thấy rằng cơn tức giận của chúng ta đối với kẻ thù sẽ giảm dần. |
And further, we should reflect on the advantages of the development of mind through the practice of extending loving-kindness. For, the Buddha has expounded to us eleven advantages to be looked for from its development. What are the eleven? The person who fully develops loving-kindness sleeps happily. He wakes happily. He experiences no evil dreams. He is beloved of men. He is beloved even of non-human beings. He is protected by the gods. He can be harmed neither by fire, poison or a weapon. His mind is quickly composed. His complexion is serene. At the moment of his death he passes away unbewildered. If he can go no further along the path of realization, he will at least be reborn in the heavenly abode of the Brahma Devas. So, by every similar and possible way should we endeavor to quench our anger and at last be able to extend our loving-kindness towards any and every being in the world. When we are able to curb our anger and control our mind, we should extend from ourselves boundless love as far as we can imagine throughout every direction pervading and touching all living beings with loving-kindness. We should practice this meditation every day at regular times without any break. As a result of this practice, we will be able, one day, to attain to the jhanas or meditative absorptions, comprising four grades which entail the control of sensuality, ill-will and many other passions, bringing at the same time purity, serenity and peace of mind.
|
Hơn thế nữa, chúng ta nên suy nghĩ về những ưu điểm của việc phát triển tâm qua việc̣ thực hành mở rộng lòng từ. Vì Đức Phật đã giảng giải cho chúng ta biết mười một ưu điểm tìm thấy từ sự phát triển của nó. Mười một điều đó là gì? Người phát triển đầy đủ lòng từ sẽ ngủ ngon. Họ thức dậy vui vẻ. Họ không có những giấc mơ xấu. Họ được mọi người thương mến. Thậm chí họ còn được các chúng sinh khác thương mến. Họ được bảo vệ bởi chư thiên. Họ không bị hại bởi lửa, chất độc hay vũ khí. Tâm của họ tập trung nhanh chóng. Tánh cách của họ từ tốn thanh thản. Vào lúc chết họ ra đi không hoang mang. Nếu họ có thể đi xa hơn trên con đường chứng ngộ đạo pháp, ít nhất họ sẽ tái sinh trong cỏi trời của các vị Phạm Thiên. Vì vậy, bằng mọi cách tương tự và có thể, chúng ta nên cố gắng dập tắt lửa sân hận của chúng ta và cuối cùng là có thể mở rộng lòng từ của mình đến tất cả mọi chúng sinh trên thế giới. Khi chúng ta có thể kiềm chế sự tức giận và kiểm soát tâm của mình, chúng ta nên trải rộng tình thương yêu vô bờ bến từ bản thân mình ra xa như chúng ta có thể tưởng tượng đến khắp mọi hướng bao trùm và chạm tởi tất cả mọi chúng sinh với lòng từ. Chúng ta nên hành thiền này mỗi ngày đều đặn không ngừng nghĩ. Kết quả của việc thực hành này là, chúng ta sẽ, một ngày nào đó, đạt được jhanas hay thiền định, bao gồm bốn tầng thiền cùng với sự kiểm soát tham dục, ác ý và nhiều đam mê khác, mang đến cùng một lúc sự thanh tịnh, tĩnh lặng và bình an của tâm. |
Appendix: Two Stories Retold from the Buddhist TextsThe RevilerOnce while the Blessed One stayed near Rajagaha in the Veluvana Monastery at the Squirrels' Feeding Place, there lived at Rajagha a Brahman of the Bharadvaja clan who was later called "the Reviler." When he learned that one of his clan had gone forth from home life and had become a monk under the recluse Gotama, he was angry and displeased. And in that mood he went to see the Blessed One, and having arrived he reviled and abused him in rude and harsh speech. Thus being spoken to, the Blessed One said: "How is it, Brahman: do you sometimes receive visits from friends, relatives or other guests?" "Yes, Master Gotama, I sometimes have visitors." "When they come, do you offer to them various kinds of foods and a place for resting?" "Yes, I sometimes do so." "But if, Brahman, your visitors do not accept what you offer, to whom does it then belong?" "Well, Master Gotama, if they do not accept it, these things remain with us." "It is just so in this case, Brahman: you revile us who do not revile in return, you scold us who do not scold in return, you abuse us who do not abuse in return. So we do not accept it from you and hence it remains with you, it belongs to you, Brahman..." [The Buddha finally said:] "Whence should wrath rise for him who void of wrath, — Abridged and freely rendered from Samyutta Nikaya, Brahmana Samyutta, No. 2. Verses translated by C. A. F. Rhys Davids, in "Kindred Sayings," vol. I.
|
Phần Bổ XungNgười Chưởi RủaMột thuở nọ Đức Thế Tôn cư ngụ ở gần thành Vương Xá trong Tu viện Veluvana nơi nuôi dưỡng các con sóc, có một vị Bà-la-môn của gia tộc Bharadvaja, người sau này được gọi là "người Chưởi rủa." Khi ông biết rằng một người trong gia tộc của ông đã từ bỏ đời sống gia đình và trở thành một nhà sư dưới trướng của vị tu sĩ ẩn dật Cồ Đàm, ông ta tức giận và không hài lòng. Và trong tâm trạng đó ông đã đến gặp Đức Thế Tôn, khi vừa đến là ông ta chưởi rủa ngài thậm tệ với những lời nói thô lỗ, cộc cằn. Nghe như vậy, Đức Thế Tôn bèn nói: "Thế nào, Bà-la-môn: ông có đôi khi nhận được sự thăm viếng từ bạn bè, thân quyến hay là các vị khách khác không?" "Thưa có, Tôn Giả Cồ Đàm, tôi đôi khi có khách đến thăm." "Khi họ đến, ông có mời họ vài món ăn và một chỗ để nghĩ ngơi không?" "Vâng, tôi đôi khi làm như vậy." "Nhưng nếu, này Bà-la-môn, khách của ông không nhận những gì ông mời, thì nó sẽ thuộc về ai?" "Này Tôn Giả Cồ Đàm, nếu họ không nhận nó, những thứ này vẫn thuộc về chúng tôi." "Vậy thì trong trường hợp này, Ba-la-môn: ông chưởi rủa chúng tôi những người không chưởi rủa lại, ông mắng chúng tôi những người không mắng lại, ông phỉ báng chúng tôi những người không phỉ báng lại. Vì vậy chúng tôi không nhận nó từ ông và thế thì nó vẩn còn ở lại với ông, nó thuộc về ông, Bà-la-môn..." [Cuối cùng Đức Phật nói:] "Phẩn nộ từ đâu đến với người không bị ảnh hưởng bởi phẩn nộ, — Tóm tắt và trích dẫn từ Samyutta Nikaya - Kinh Tạp A Hàm, Brahmana Samyutta, số 2. Bài thơ được dịch bởi C.A.F. Rhys Davids, trong "Kindred Sayings," quyển I.
|
The Anger-eating DemonRetold from an ancient Buddhist Story, by Nyanaponika Thera Once there lived a demon who had a peculiar diet: he fed on the anger of others. And as his feeding ground was the human world, there was no lack of food for him. He found it quite easy to provoke a family quarrel, or national and racial hatred. Even to stir up a war was not very difficult for him. And whenever he succeeded in causing a war, he could properly gorge himself without much further effort; because once a war starts, hate multiplies by its own momentum and affects even normally friendly people. So the demon's food supply became so rich that he sometimes had to restrain himself from over-eating, being content with nibbling just a small piece of resentment found close-by. But as it often happens with successful people, he became rather overbearing and one day when feeling bored he thought: "Shouldn't I try it with the gods?" On reflection he chose the Heaven of the Thirty-three Deities, ruled by Sakka, Lord of Gods. He knew that only a few of these gods had entirely eliminated the fetters of ill-will and aversion, though they were far above petty and selfish quarrels. So by magic power he transferred himself to that heavenly realm and was lucky enough to come at a time when Sakka the Divine King was absent. There was none in the large audience hall and without much ado the demon seated himself on Sakka's empty throne, waiting quietly for things to happen, which he hoped would bring him a good feed. Soon some of the gods came to the hall and first they could hardly believe their own divine eyes when they saw that ugly demon sitting on the throne, squat and grinning. Having recovered from their shock, they started to shout and lament: "Oh you ugly demon, how can you dare to sit on the throne of our Lord? What utter cheekiness! What a crime! you should be thrown headlong into the hell and straight into a boiling cauldron! You should be quartered alive! Begone! Begone!" But while the gods were growing more and more angry, the demon was quite pleased because from moment to moment he grew in size, in strength and in power. The anger he absorbed into his system started to ooze from his body as a smoky red-glowing mist. This evil aura kept the gods at a distance and their radiance was dimmed. Suddenly a bright glow appeared at the other end of the hall and it grew into a dazzling light from which Sakka emerged, the King of Gods. He who had firmly entered the undeflectible Stream that leads Nibbana-wards, was unshaken by what he saw. The smoke-screen created by the gods' anger parted when he slowly and politely approached the usurper of his throne. "Welcome, friend! Please remain seated. I can take another chair. May I offer you the drink of hospitality? Our Amrita is not bad this year. Or do you prefer a stronger brew, the vedic Soma?" While Sakka spoke these friendly words, the demon rapidly shrank to a diminutive size and finally disappeared, trailing behind a whiff of malodorous smoke which likewise soon dissolved. — Based on Samyutta Nikaya, Sakka Samyutta, No. 22
|
Quỷ Ăn-Sân-HậnKể lại từ tập Chuyện Cổ Phật Giáo, bởi Nyanaponika Thera Vào một thuở xưa có một con quỷ có thói quen ăn uống đặc biệt: nó ăn trên sự giận dử của người khác. Và đất nuôi dưỡng của nó là thế giới loài người, nơi không thiếu thức ăn cho nó. Nó tìm thấy thật dễ dàng để kích động một cuộc tranh cải trong gia đình, hay hận thù quốc gia và chủng tộc. Thậm chí việc khuấy động chiến tranh không khó gì đối với nó. Và bất cứ khi nào nó thành công trong việc gây ra một cuộc chiến, nó có thể làm cho mình ăn uống no say mà không cần nỗ lực nhiều hơn nữa, vì một khi chiến tranh bắt đầu, hận thù gia tăng bởi sức xung kích của riêng nó và ảnh hưởng ngay cả những người thân thiện bình thường. Vì vậy nguồn cung cấp lương thực của con quỷ trở nên phong phú đến độ đôi khi nó phải kiềm chế bản thân từ việc ăn quá mực, h̀ai lòng với việc chỉ cần gặm nhấm một mảnh nhỏ của sự oán giận tìm thấy chung quanh. Nhưng điều thường hay xảy ra với những người thành công, nó trở nên khá hống hách và một ngày kia khi cảm thấy buồn chán nó nghĩ rằng: "Ta có nên thử việc này với chư thiên?" Khi nghĩ vậy nó chọn cung Trời của Ba mươi ba Chư Thiên, cai trị bởi Sakka - vua Trời Đế Thích, Chúa tể của Chư Thiên. Nó biết rằng chỉ có một vài trong số chư thiên đã hoàn toàn loại bỏ những xiềng xích của ý xấu và ác cảm, mặc dù họ đã vượt xa các cuộc tranh cải vụn vặt và ích kỷ. Vì vậy bằng pháp thuật nó đã chuyển mình để đến cảnh giới thiên đàng và may mắn là đến vào lúc vua Trời Đế Thích vắng mặt. Không có ai ở trong hội trường rộng lớn và không có gì để làm nên con quỷ tự ngồi xuống ngai vàng của vua Đế Thích, yên lặng chờ đợi những chuyện sẽ xảy ra, mà nó hi vọng sẽ mang đến cho nó thức ăn ngon. Chẳng mấy chốc một vài chư thiên đi vào hội trường và thoạt tiên họ hầu như không thể tin vào đôi mắt thần thánh của họ khi trông thấy con quỷ xấu xa đó trên ngai, ngồi chồm hổm và cười toe toét. Sau khi phục hồi từ cú sốc của mình, họ bắt đầu la hét và rên rỉ: "Ôi này con quỷ xấu xí, sao mày dám ngồi trên ngai vàng của Chúa thượng của chúng ta? Thật là xấc xược! Thật là một tội ác! Mày phải bị ném vào địa ngục và đi thẳng vào vạc dầu sôi! Mày phải bị phanh thây làm tư! Cút đi! Cút đi!" Nhưng trong khi chư thiên càng trở nên giận dử hơn, con qủy lại càng hài lòng bởi vì từ giây phút này qua giây phút khác nó lớn hơn trong kích thước, sức mạnh và quyền lực. Sự giận dử nó hấp thụ vào trong người bắt đầu chảy ra từ cơ thể của nó như là một màng sương khói đỏ rực. Hào quang ác này ngăn giữ chư thiên trong một khoảng cách và ánh sáng rạng rỡ của họ bị mờ đi. Đột nhiên một ánh sáng xuất hiện đầu bên kia của hội trường và nó phát triển thành một ánh sáng chói lọi từ đó nổi lên vua trời Đế Thích, Vua của Chư Thiên. Ngài đã vững bước vào dòng chảy không lệch hướng dẫn đến cỏi Niết Bàn, không bị lay động bởi những gì ngài trông thấy. Lớp màng khói tạo ra bởi sự giận dử của chư thiên tan biến khi ngài chậm rãi và lịch sự tiếp cận kẻ cướp ngôi vàng của mình. "Chào bạn! Xin cứ ngồi. Tôi có thể lấy một cái ghế khác. Tôi có thể mời bạn một ly rượu đón chào? Rượu Amrita (Cam lộ) của chúng tôi năm nay không tệ. Hay bạn muốn loại pha cất mạnh hơn, vệ đà Soma?" Trong khi vua trời Đế Thích nói những lời thân thiện, con quỷ nhanh chóng co người lại thật nhỏ bé và cuối cùng biến mất, theo sau là một làn khói hôi thúi và cũng sớm tiêu tan. — Dựa vào Samyutta Nikaya - Kinh Tạp A Hàm, Sakka Samyutta, số. 22
|
The gist of this story dates back to the discourses of the Buddha. But even now, over 2500 years later, our world looks as if large hordes of Anger-eating Demons were haunting it and were kept well nourished by millions slaving for them all over the earth. Fires of hate and wide-traveling waves of violence threaten to engulf mankind. Also the grass roots of society are poisoned by conflict and discord, manifesting in angry thoughts and words and in violent deeds. Is it not time to end this self-destructive slavery of man to his impulses of hate and aggression which only serve the demoniac forces? Our story tells how these demons of hate can be exorcised by the power of gentleness and love. If this power of love can be tested and proven, at grass-root level, in the widely spread net of personal relationships, society at large, the world at large, will not remain unaffected by it.
|
Ý chính của câu chuyện này bắt đầu từ những bài thuyết giảng của Đức Phật. Nhưng ngay cả bây giờ, hơn 2500 năm sau, thế giới của chúng ta trông giống như là có đông đảo lũ Quỷ Ăn-Sân-hận đang quấy rối nó và chúng được nuôi dưỡng đầy đủ bởi hàng triệu nô lệ trên khắp trái đất. Lửa hận thù và sóng bạo lực lan tỏa rộng đe dọa nhấn chìm nhân loại. Gốc rễ của xã hội bị đầu độc bởi xung đột và bất hòa, biểu hiện trong tư tưởng và lời nói giận dử và hành động bạo lực. Có phải đã đến lúc chấm dứt chế độ nô lệ tự hủy hoại này của nhân loại do sự xúi dục hận thù và gây hấn của con qủy đó, điều mà chỉ phục vụ cho các thế lực ma quỷ? Câu chuyện của chúng ta nói lên rằng làm thế nào để những con quỷ sân hận này có thể bị tiêu diệt bởi sức mạnh của sự dịu dàng và tình thương yêu. Nếu sức mạnh thương yêu này có thể thử nghiệm và chứng minh được, ở nền tảng cội rễ, trong mạng lưới trải rộng của các mối quan hệ cá nhân, xã hội nói chung, thế giới bao quát, sẽ không còn bị ảnh hưởng bởi nó.
|
Note
|
Note
|
©1975, 1994 Buddhist Publication Society.
You may copy, reformat, reprint, republish, and redistribute this work in any medium whatsoever, provided that: (1) you only make such copies, etc. available free of charge and, in the case of reprinting, only in quantities of no more than 50 copies; (2) you clearly indicate that any derivatives of this work (including translations) are derived from this source document; and (3) you include the full text of this license in any copies or derivatives of this work. Otherwise, all rights reserved. Documents linked from this page may be subject to other restrictions.
Bodhi Leaves No. 68 (Kandy: Buddhist Publication Society, 1975). Transcribed from the print edition in 1994 by Myra I Fox under the auspices of the DharmaNet Dharma Book Transcription Project, with the kind permission of the Buddhist Publication Society. Last revised for Access to Insight on 30 November 2013.
|
©1975, 1994 Buddhist Publication Society.
Bạn có thể sao chép, in lại, phát hành và phân phối lại tác phẩm này bằng bất cứ phương tiện nào, với điều kiện là (1) bạn chỉ cung cấp những bản sao này, v.v. qua hình thức biếu tặng, và trong trường hợp in lại, chỉ với số lượng 50 bản trở xuống; (2) bạn
chỉ ra rõ ràng rằng bất cứ dẫn xuất của bài này (kể cả bản dịch) được trích dẫn từ nguồn tài liệu này; và (3) bạn bao gồm đầy đủ văn bản của giấy phép này trong bất cứ bản sao hay trích dẫn của tác phẩm này. Nếu không, phải tôn trọng bản quyền. Các tài liệu liên kết từ trang này có thể bị hạn chế. Bodhi Leaves No. 68 (Kandy: Buddhist Publication Society, 1975). Chép lại từ ấn bản in vào năm 1994 bởi Myra I Fox dưới sự bảo trợ của DharmaNet Dharma Book Transcription Project, với sự cho phép của hội Buddhist Publication Society. Chỉnh sửa cuối cho Access to Insight vào ngày 30 tháng 11 năm 2013.
|
How to cite this document (a suggested style): "The Elimination of Anger: With two stories retold from the Buddhist texts", by Ven. K. Piyatissa Thera. Access to Insight (Legacy Edition), 30 November 2013, http://www.accesstoinsight.org/lib/authors/piyatissa/bl068.html .
|
Làm thế nào để trích dẫn tài liệu này (một đề nghị bút pháp): "The Elimination of Anger - Loại Bỏ Sân Hận: Với hai câu chuyện kể lại từ điển tích Phật Giáo", bởi Hòa Thượng K. Piyatissa Thera
Access to Insight (Legacy Edition), 30 November 2013, http://www.accesstoinsight.org/lib/authors/piyatissa/b1068.html .
|
Chủ biên và điều hành: TT Thích Giác Đẳng. Những đóng góp dịch thuật xin gửi về TT Thích Giác Đẳng tại phamdang0308@gmail.com |
Cập nhập ngày:
Thứ Ba 26-04-2016 Kỹ thuật trình bày: Minh Hạnh & Thiện Pháp |
| | trở về đầu trang | Home page | |