Contents
|
Mục Lục
|
PrefaceThis rendering of King Asoka's Edicts is based heavily on Amulyachandra Sen's English translation, which includes the original Magadhi and a Sanskrit and English translation of the text. However, many parts of the edicts are far from clear in meaning and the numerous translations of them differ widely. Therefore, I have also consulted the translations of C. D. Sircar and D. R. Bhandarkar and in parts favored their interpretations. Any credit this small book deserves is due entirely to the labors and learning of these scholars.
|
Lời Nói ĐầuBài giải thích về Pháp Dụ của Vua Asoka được dựa rất nhiều vào bản dịch Anh ngữ của Amulyachandra Sen, trong đó bao gồm bản viết bằng ngôn ngữ Magadhi nguyên thủy và phần dịch thuật Phạn ngữ và Anh ngữ của bản văn. Tuy nhiên, nhiều phần của pháp dụ không được rõ ràng về ý nghĩa và nhiều bài dịch trong số đó rất khác biệt nhau. Do đó, tôi đã tham khảo thêm các bài dịch của C.D. Sircar và D.R. Bhandarkar và có phần ủng hộ diễn giải của họ. Nếu có sự tín nhiệm nào đối với quyển sách nhỏ này thì đó hoàn toàn là do công lao khó nhọc và học hỏi của các học giả này.
|
IntroductionDhamma sadhu, kiyam cu dhamme ti?
|
Giới ThiệuDhamma sadhu, kiyam cu dhamme ti?
|
With the rediscovery and translation of Indian literature by European scholars in the 19th century, it was not just the religion and philosophy of Buddhism that came to light, but also its many legendary histories and biographies. Amongst this class of literature, one name that came to be noticed was that of Asoka, a good king who was supposed to have ruled India in the distant past. Stories about this king, similar in outline but differing greatly in details, were found in the Divyavadana, the Asokavadana, the Mahavamsa and several other works. They told of an exceptionally cruel and ruthless prince who had many of his brothers killed in order to seize the throne, who was dramatically converted to Buddhism and who ruled wisely and justly for the rest of his life. None of these stories were taken seriously — after all many pre-modern cultures had legends about "too good to be true" kings who had ruled righteously in the past and who, people hoped, would rule again soon. Most of these legends had their origins more in popular longing to be rid of the despotic and uncaring kings than in any historical fact. And the numerous stories about Asoka were assumed to be the same. But in 1837, James Prinsep succeeded in deciphering an ancient inscription on a large stone pillar in Delhi. Several other pillars and rocks with similar inscriptions had been known for some time and had attracted the curiosity of scholars. Prinsep's inscription proved to be a series of edicts issued by a king calling himself "Beloved-of-the-Gods, King Piyadasi." In the following decades, more and more edicts by this same king were discovered and with increasingly accurate decipherment of their language, a more complete picture of this man and his deeds began to emerge. Gradually, it dawned on scholars that the King Piyadasi of the edicts might be the King Asoka so often praised in Buddhist legends. However, it was not until 1915, when another edict actually mentioning the name Asoka was discovered, that the identification was confirmed. Having been forgotten for nearly 700 years, one of the greatest men in history became known to the world once again.
|
Với sự tái khám phá và phiên dịch văn chương Ấn Độ bởi các học giả Âu Châu trong thế kỷ 19, không phải chỉ có tôn giáo và triết lý của Phật Giáo được đưa ra ánh sáng, mà còn có nhiều lịch sử và tiểu sử huyền thoại của nó nữa. Trong số các tác phẩm văn chương thuộc thể loại này, một cái tên mà đã gây sự chú ý đó là Asoka, một vị vua tốt được cho là đã cai trị Ấn Độ vào thời xa xưa. Các câu chuyện về vị vua này, tương tự về đại cương nhưng khác nhau rất nhiều về chi tiết, được tìm thấy trong các bộ sử Divyanada, Asokavadana, Mahavamsa và một số các tác phẩm khác. Chúng nói về một hoàng tử độc ác và tàn nhẫn khác thường, người đã giết hại nhiều anh em của mình để chiếm ngai vàng, đã đổi sang đạo Phật một cách đáng kể và đã cai trị một cách khôn ngoan và công minh cho cuộc đời còn lại của ông. Không một trong số các câu chuyện này được cho là nghiêm túc — nói cho cùng thì cũng có nhiều nền văn hóa cổ xưa đã có huyền thoại về những vị vua được coi là "quá tốt để tin là xác thật", người đã cai trị chính trực trong quá khứ và là người, mà người ta hy vọng, sẽ sớm trị vì nữa. Đa số các huyền thoại này có nguồn gốc đến từ lòng dân mong mỏi lật đổ các vị vua chuyên chế và vô lương tâm hơn là đến từ bất kỳ dữ kiện lic̣h sử nào. Và nhiều câu chuyện về vua Asoka được giả định là tương tự như thế. Nhưng vào năm 1837, James Prinsep đã thành công trong việc giải mã một dòng chữ cổ khắc trên một trụ đá lớn ở Delhi. Một số các thạch trụ và bia đá khác với chữ khắc tương tự đã được biết đến trong một thời gian và đã thu hút sự tò mò của các học giả. Bản giải mã chữ khắc của Prinsep đã chứng minh đó là một loạt các sắc lệnh, hay còn gọi là pháp dụ, ban ra bởi một vị vua tự xưng là "Thiên Tử, Vua Piyadasi." Trong những thập niên kế tiếp, ngày càng nhiều pháp dụ của vị vua này được phát hiện và được giải mã với văn tự chính xác hơn, một bức tranh hoàn chỉnh hơn về người đàn ông này và những hành động của ông ấy đã bắt đầu xuất hiện. Dần dần, các học giả chợt nhận ra rằng Vua Piyadasi của các pháp dụ có thể là Vua Asoka thường được ca tụng trong truyền thuyết Phật giáo. Tuy nhiên, mãi đến năm 1915, khi một pháp dụ khác thật sự nhắc đến tên Asoka được khám phá ra, thì việc định danh tính mới được khẳng định. Bị lãng quên gần 700 năm, một trong những nhân vật vĩ đại nhất trong lịch sử đã được thế giới biết một lần nữa.
|
Asoka's edicts are mainly concerned with the reforms he instituted and the moral principles he recommended in his attempt to create a just and humane society. As such, they give us little information about his life, the details of which have to be culled from other sources. Although the exact dates of Asoka's life are a matter of dispute among scholars, he was born in about 304 B.C. and became the third king of the Mauryan dynasty after the death of his father, Bindusara. His given name was Asoka but he assumed the title Devanampiya Piyadasi which means "Beloved-of-the-Gods, He Who Looks On With Affection." There seems to have been a two-year war of succession during which at least one of Asoka's brothers was killed. In 262 B.C., eight years after his coronation, Asoka's armies attacked and conquered Kalinga, a country that roughly corresponds to the modern state of Orissa. The loss of life caused by battle, reprisals, deportations and the turmoil that always exists in the aftermath of war so horrified Asoka that it brought about a complete change in his personality. It seems that Asoka had been calling himself a Buddhist for at least two years prior to the Kalinga war, but his commitment to Buddhism was only lukewarm and perhaps had a political motive behind it. But after the war Asoka dedicated the rest of his life trying to apply Buddhist principles to the administration of his vast empire. He had a crucial part to play in helping Buddhism to spread both throughout India and abroad, and probably built the first major Buddhist monuments. Asoka died in 232 B.C. in the thirty-eighth year of his reign.
|
Pháp dụ của vua Asoka chủ yếu là liên quan đến các cải cách mà ông đã thiết lập và các nguyên tắc đạo đức ông đề nghị trong nỗ lực tạo ra một xã hội công bằng và nhân bản. Vì vậy, chúng cho chúng ta ít ỏi thông tin về cuộc đời của ông, các chi tiết phải được chọn lọc từ những nguồn tài liệu khác. Mặc dù ngày tháng chính xác trong cuộc đời của Asoka là một vấn đề bàn cải giữa các học giả, ông sinh ra vào khoảng năm 304 B.C. và trở thành vua thứ ba của triều đại Mauryan sau cái chết của cha ông, vua Bindusara. Tên của ông là Asoka nhưng ông lấy niên hiệu Devanampiya Piyadasi, có nghĩa là "Thiên Tử, Người Nhìn Xuống Với Từ Tâm." Dường như có một cuộc chiến tranh dành quyền kế vị kéo dài hai năm và có ít nhất là một trong các anh em của Asoka đã bị giết chết. Vào năm 262 B.C, tám năm sau khi ông đăng quang, quân đội của vua Asoka đã tấn công và chinh phục Kalinga, một xứ sở tương đương với tiểu bang Orissa hiện tại. Sự mất mát sinh mạng gây ra bởi trận chiến, trả thù, trục xuất và tình trạng hỗn loạn luôn hiện hữu do hậu quả của chiến tranh gây kinh hoàng cho Asoka đến độ nó mang lại một sự thay đổi hoàn toàn trong nhân cách của ông. Dường như Asoka đã tự cho mình là một Phật tử trong ít nhất hai năm trước cuộc chiến Kalinga, nhưng cam kết của ông với Phật giáo chỉ là bề ngoài và có lẽ có một động cơ chính trị đằng sau. Nhưng sau chiến tranh vua Asoka đã dành phần đời còn lại cố gắng áp dụng các nguyên tắc Phật giáo vào việc điều hành đế quốc rộng lớn của ông. Ông đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp Phật giáo lan rộng ra khắp Ấn Độ và hải ngoại, và có thể đã xây dựng các đài kỷ niệm Phật giáo chính đầu tiên. Asoka chết năm 232 B.C. sau ba mươi tám năm trị vì.
|
Asoka's edicts are to be found scattered in more than thirty places throughout India, Nepal, Pakistan and Afghanistan. Most of them are written in Brahmi script from which all Indian scripts and many of those used in Southeast Asia later developed. The language used in the edicts found in the eastern part of the sub-continent is a type of Magadhi, probably the official language of Asoka's court. The language used in the edicts found in the western part of India is closer to Sanskrit although one bilingual edict in Afghanistan is written in Aramaic and Greek. Asoka's edicts, which comprise the earliest decipherable corpus of written documents from India, have survived throughout the centuries because they are written on rocks and stone pillars. These pillars in particular are testimony to the technological and artistic genius of ancient Indian civilization. Originally, there must have been many of them, although only ten with inscriptions still survive. Averaging between forty and fifty feet in height, and weighing up to fifty tons each, all the pillars were quarried at Chunar, just south of Varanasi and dragged, sometimes hundreds of miles, to where they were erected. Each pillar was originally capped by a capital, sometimes a roaring lion, a noble bull or a spirited horse, and the few capitals that survive are widely recognized as masterpieces of Indian art. Both the pillars and the capitals exhibit a remarkable mirror-like polish that has survived despite centuries of exposure to the elements. The location of the rock edicts is governed by the availability of suitable rocks, but the edicts on pillars are all to be found in very specific places. Some, like the Lumbini pillar, mark the Buddha's birthplace, while its inscriptions commemorate Asoka's pilgrimage to that place. Others are to be found in or near important population centers so that their edicts could be read by as many people as possible.
|
Pháp dụ của vua Asoka được tìm thấy rải rác trong hơn ba mươi chỗ ở khắp Ấn Độ, Nepal, Pakistan và Afghanistan. Đa số được viết bằng văn tự Brahmi mà từ đó tất cả văn tự Ấn Độ và nhiều văn tự dùng ở Đông Nam Á đã phát triễn sau này. Ngôn ngữ dùng trong các pháp dụ tìm thấy ở phía đông của tiểu lục địa là loại ngôn ngữ Magahi, có thể là ngôn ngữ chính thức của triều đình Asoka. Ngôn ngữ dùng trong các pháp dụ tìm thấy ở phía tây Ấn Độ thì gần giống chữ Sanskrit (Phạn ngữ) hơn mặc dù pháp dụ song ngữ ở Afghanistan thì được viết bằng chữ Aramaic và Hy Lạp. Pháp dụ của vua Asoka, gồm có văn thể đọc được của những văn bản cổ nhất từ Ấn Độ, đã tồn tại qua nhiều thế kỷ bởi vì chúng được viết trên bia đá và trụ đá. Riêng những trụ đá này là bằng chứng cho tài năng xuất sắc về kỹ thuật và nghệ thuật của nền văn minh cổ đại Ấn Độ. Ban đầu, chắc là phải có nhiều thạch trụ, mặc dù chỉ còn lại mười trụ với chữ khắc vẫn còn tồn tại. Cao trung bình khoảng từ bốn mươi đến năm mươi feet, và nặng đến năm mươi tấn mỗi cái, tất cả các thạch trụ được khai quật ở Chunar, ngay phía nam của Varanasi và được kéo, đôi khi hàng trăm dặm, đến nơi chúng được dựng lên. Mỗi trụ nguyên thủy vốn có một tượng điêu khắc đặt ở trên đỉnh, đôi khi là một con sư tử rống, con bò thần hay con ngựa linh, và một số ít các điêu khắc còn tồn tại được công nhận như là những kiệt tác của nghệ thuật Ấn Độ. Cả trụ đá và tượng điêu khắc bên trên biểu lộ nước bóng sáng như gương rất thần kỳ vẫn tồn tại cho dù đã trải qua hàng thế kỷ tiếp xúc với nắng mưa, sương gió và cát bụi. Vị trí của những thạch pháp dụ được chi phối bởi sự sẵn có của những loại đá phù hợp, nhưng pháp dụ trên những thạch trụ tất cả được tìm thấy ở những nơi rất đặc biệt. Một số, như thạch trụ Lumbini, đánh dấu nơi Đức Phật đản sinh, trong khi dòng chữ khắc của nó là để kỷ niệm chuyến hành hương của vua Asoka đến nơi đó. Những cái khác được tìm thấy tại hay gần các trung tâm dân cư quan trọng để cho các pháp dụ có thể được đọc bởi càng nhiều người càng tốt.
|
There is little doubt that Asoka's edicts were written in his own words rather than in the stylistic language in which royal edicts or proclamations in the ancient world were usually written in. Their distinctly personal tone gives us a unique glimpse into the personality of this complex and remarkable man. Asoka's style tends to be somewhat repetitious and plodding as if explaining something to one who has difficulty in understanding. Asoka frequently refers to the good works he has done, although not in a boastful way, but more, it seems, to convince the reader of his sincerity. In fact, an anxiousness to be thought of as a sincere person and a good administrator is present in nearly every edict. Asoka tells his subjects that he looked upon them as his children, that their welfare is his main concern; he apologizes for the Kalinga war and reassures the people beyond the borders of his empire that he has no expansionist intentions towards them. Mixed with this sincerity, there is a definite puritanical streak in Asoka's character suggested by his disapproval of festivals and of religious rituals many of which while being of little value were nonetheless harmless.
|
Không có chút nghi ngờ rằng các pháp dụ của vua Asoka được viết theo sắc thái của riêng ông thay vì theo kiểu ngôn ngữ mà những sắc lệnh hoàng gia hay tuyên ngôn trong thế giới cổ đại thường được viết. Giai điệu rõ ràng cá nhân của chúng cho chúng ta một cái nhìn độc đáo vào cá tính của người đàn ông phức tạp và đáng chú ý này. Văn phong của Asoka có khuynh hướng hơi lập đi lập lại và nặng nề như thể giải thích cái gì đó cho một người có trở ngaị trong việc hiểu biết. Asoka thường hay đề cập đến những việc tốt mà ông đã làm, mặc dù không mang tính cách khoe khoang, nhưng nó có vẻ như để thuyết phục người đọc về sự chân thành của ông. Thật vậy, một nỗi lo âu được coi như là của một người chân thành và một nhà cai trị tốt hiện diện trong hầu hết các pháp dụ. Vua Asoka nói với người dân của ông rằng ông coi họ như con mình, rằng phúc lợi của họ là mối quan tâm chính của ông; ông xin lỗi về cuộc chiến Kalinga và trấn an dân chúng ở bên ngoài biên giới của đế quốc của ông rằng ông không có ý định bành trướng về phía họ. Xen lẫn với sự chân thành này, có một đặc điểm khắc khe nhất định trong cá tính của Asoka được thấy qua sự phản đối những buổi lễ hội và nghi lễ tôn giáo mà trong đó có nhiều điều dù có ít giá trị nhưng vô hại.
|
It is also very clear that Buddhism was the most influential force in Asoka's life and that he hoped his subjects likewise would adopt his religion. He went on pilgrimages to Lumbini and Bodh Gaya, sent teaching monks to various regions in India and beyond its borders, and he was familiar enough with the sacred texts to recommend some of them to the monastic community. It is also very clear that Asoka saw the reforms he instituted as being a part of his duties as a Buddhist. But, while he was an enthusiastic Buddhist, he was not partisan towards his own religion or intolerant of other religions. He seems to have genuinely hoped to be able to encourage everyone to practice his or her own religion with the same conviction that he practiced his. Scholars have suggested that because the edicts say nothing about the philosophical aspects of Buddhism, Asoka had a simplistic and naive understanding of the Dhamma. This view does not take into account the fact that the purpose of the edicts was not to expound the truths of Buddhism, but to inform the people of Asoka's reforms and to encourage them to be more generous, kind and moral. This being the case, there was no reason for Asoka to discuss Buddhist philosophy. Asoka emerges from his edicts as an able administrator, an intelligent human being and as a devoted Buddhist, and we could expect him to take as keen an interest in Buddhist philosophy as he did in Buddhist practice.
|
Cũng rất rõ ràng rằng Phật giáo là động lực có ảnh hưởng nhất trong cuộc đời của vua Asoka và ông hy vọng là dân chúng của ông sẽ chấp nhận tôn giáo của ông tương tự như vậy. Ông đã đi hành hương tại Lumbini và Bodh Gaya (Lâm Tỳ Ni và Bồ Đề Đạo Tràng), gởi các nhà sư truyền giáo đến các vùng khác nhau ở Ấn Độ và các xứ lân cận, và ông đủ quen thuộc với kinh sách quý để giới thiệu một số sách này đến cộng đồng tu sĩ. Cũng rất rõ ràng rằng Asoka nhìn thấy sự cải cách mà ông thiết lập là một phần nhiệm vụ của ông như là một Phật tử. Nhưng trong khi ông là một phật tử nhiệt tình, ông không thiên vị tôn giáo của mình hay cố chấp đối với tôn giáo khác. Ông dường như đã thật sự hy vọng có thể khuyến khích mọi người thực hành tôn giáo của họ với niềm tin tương tự như ông đã thực hành tôn giáo của mình. Các nhà học giả đã cho rằng vì pháp dụ không nói gì về các khía cạnh triết học của Phật giáo, Asoka đã có một sự hiểu biết đơn giản và ngây thơ về Giáo Pháp. Quan điểm này không màng đến sự thật là mục đích của pháp dụ không phải là để giải nghĩa chân lý của Phật Giáo, mà là để thông báo cho người dân biết những cải cách của vua Asokavà để khuyến khích họ nên rộng lượng, tử tế và đạo đức hơn. Vì đây là trường hợp, không có lý do để cho Asoka thảo luận về triết lý Phật giáo. Asoka trổi lên từ các pháp dụ của ông như là một nhà cầm quyền có khả năng, một con người thông minh và một Phật tử mộ đạo, và chúng ta có thể tin rằng ông quan tâm đến triết lý Phật giáo giống như ông đã làm trong việc thực hành Phật giáo.
|
The contents of Asoka's edicts make it clear that all the legends about his wise and humane rule are more than justified and qualify him to be ranked as one of the greatest rulers. In his edicts, he spoke of what might be called state morality, and private or individual morality. The first was what he based his administration upon and what he hoped would lead to a more just, more spiritually inclined society, while the second was what he recommended and encouraged individuals to practice. Both these types of morality were imbued with the Buddhist values of compassion, moderation, tolerance and respect for all life. The Asokan state gave up the predatory foreign policy that had characterized the Mauryan empire up till then and replaced it with a policy of peaceful co-existence. The judicial system was reformed in order to make it more fair, less harsh and less open to abuse, while those sentenced to death were given a stay of execution to prepare appeals and regular amnesties were given to prisoners. State resources were used for useful public works like the importation and cultivation of medical herbs, the building of rest houses, the digging of wells at regular intervals along main roads and the planting of fruit and shade trees. To ensue that these reforms and projects were carried out, Asoka made himself more accessible to his subjects by going on frequent inspection tours and he expected his district officers to follow his example. To the same end, he gave orders that important state business or petitions were never to be kept from him no matter what he was doing at the time. The state had a responsibility not just to protect and promote the welfare of its people but also its wildlife. Hunting certain species of wild animals was banned, forest and wildlife reserves were established and cruelty to domestic and wild animals was prohibited. The protection of all religions, their promotion and the fostering of harmony between them, was also seen as one of the duties of the state. It even seems that something like a Department of Religious Affairs was established with officers called Dhamma Mahamatras whose job it was to look after the affairs of various religious bodies and to encourage the practice of religion.
|
Nội dung của các pháp dụ của Asoka cho thấy rõ ràng rằng những truyền thuyết về sự cai trị khôn ngoan và nhân đạo của ông quá dư để chứng minh là hợp lý và đủ điều kiện để xếp hạng ông là một trong những nhà lãnh đạo vĩ đại nhất. Trong pháp dụ, ông nói về những gì có thể được gọi là đạo đức xã hội, và đạo đức riêng tư hay cá nhân. Điều đầu tiên là những gì ông dựa vào để cai trị và những gì ông hy vọng sẽ dẫn đến một xã hội công bằng hơn, nghiêng về tâm linh hơn, trong khi điều thứ nhì là những gì ông đề nghị và khuyến khích cá nhân người dân thực hành. Cả hai loại đạo đức đều thấm nhuần các giá trị Phật giáo như từ bi, điều độ, khoan dung và tôn trọng mọi sinh mạng. Chính quyền Asoka từ bỏ chính sách ngoại giao tham tàn vốn là đặc trưng của đế quốc Mauryan cho đến lúc đó và thay thế bằng chính sách chung sống hòa bình. Hệ thống tư pháp đã được cải cách để làm cho nó công bằng hơn, ít khắc nghiệt và ít khe hở cho sự lạm dụng, trong khi những người bị án tử hình đã được cho thời giờ để chuẩn bị kháng cáo và và lệnh ân xá thường xuyên được ban cho các tù nhân. Nguồn lực nhà nước được sử dụng cho những công trình công cộng hữu ích như nhập khẩu và canh tác dược thảo, xây nhà nghĩ dưỡng, đào giếng tại những khoảng cách đều đặn dọc theo các tuyến đường chính và trồng cây ăn trái và cây cho bóng mát. Để đảm bảo cho những cải cách và các dự án được thực hiện, vua Asoka đã tự mình tiếp cận với dân chúng của ông nhiều hơn bằng cách đi kiểm tra thường xuyên và ông dự kiến các quan viên địa phương noi theo gương của ông. Đồng thời, ông ra lệnh rằng những công việc nhà nước hay thỉnh nguyện quan trọng không bao giờ được dấu ông bất kể ông đang làm gì vào lúc đó. Chính quyền có trách nhiệm không chỉ để bảo vệ và quảng bá phúc lợi của người dân mà cả của động vật hoang dã. Việc săn bắn một số loại thú hoang bị cấm, khu bảo tồn rừng và động vật hoang dã được thiết lập và hành động tàn ác với thú nuôi hay thú hoang bị cấm. Việc bảo vệ tất cả các tôn giáo, sự truyền giáo của họ và việc khích lệ sự hòa hợp giữa họ, cũng đã được xem là một trong những nhiệm vụ của chính quyền. Thậm chí có vẻ như một cơ chế nào đó chẳng hạn như Bộ Điều Hành Tôn Giáo đã được thiết lập với các quan chức được gọi là Dhamma Mahamatras (Pháp Đại thần) mà công việc là để chăm sóc vấn đề của các tổ chức tôn giáo khác nhau và để khuyến khích việc hành đạo.
|
The individual morality that Asoka hoped to foster included respect (susrusa) towards parents, elders, teachers, friends, servants, ascetics and brahmans — behavior that accords with the advice given to Sigala by the Buddha (Digha Nikaya, Discourse No. 31). He encouraged generosity (dana) to the poor (kapana valaka), to ascetics and brahmans, and to friends and relatives. Not surprisingly, Asoka encouraged harmlessness towards all life (avihisa bhutanam). In conformity with the Buddha's advice in the Anguttara Nikaya, II:282, he also considered moderation in spending and moderation in saving to be good (apa vyayata apa bhadata). Treating people properly (samya pratipati), he suggested, was much more important than performing ceremonies that were supposed to bring good luck. Because it helped promote tolerance and mutual respect, Asoka desired that people should be well-learned (bahu sruta) in the good doctrines (kalanagama) of other people's religions. The qualities of heart that are recommended by Asoka in the edicts indicate his deep spirituality. They include kindness (daya), self-examination (palikhaya), truthfulness (sace), gratitude (katamnata), purity of heart (bhava sudhi), enthusiasm (usahena), strong loyalty (dadha bhatita), self-control (sayame) and love of the Dhamma (Dhamma kamata).
|
Đạo đức cá nhân mà vua Asoka hy vọng dân chúng vun bồi bao gồm sự kính trọng (susrusa) đối với cha mẹ, bậc trưởng thượng, thầy cô giáo, bạn bè, người giúp việc, các vị tu khổ hạnh và Bà-la-môn — hành xử phù hợp với lời khuyên của Đức Phật cho Sigala (Digha Nikaya - Trường Bộ Kinh, Bài pháp số 31). Ông khuyến khích lòng quảng đại (dana) đối với người nghèo (kapana valaka), với các vị tu khổ hạnh và Bà-la-môn, và với bạn bè và thân quyến. Không ngạc nhiên gì khi Asoka khuyến khích việc không làm tổn hại mọi sinh mạng (avihisa bhutanam). Để phù hợp với lời khuyên của Đức Phật trong Anguttara Nikaya - Tăng Chi Bộ Kinh, II:282, ông cũng cho rằng việc chi tiêu vừa phải và dành dụm vừa phải là điều tốt (apa vyayata apa bhadata). Ông gợi ý rằng, đối xử với mọi người đúng đắn (samya pratipati) thì quan trọng hơn nhiều so với việc thực hiện các nghi lễ được cho là mang lại may mắn. Bởi vì nó giúp khích lệ sự khoan dung và tôn trọng lẫn nhau, Asoka mong muốn mọi người nên học hỏi thêm (bahu sruta) những giáo lý chân chính (kalanagama) của các tôn giáo của người khác. Những phẩm chất của trái tim được đề nghị bởi vua Asoka trong các pháp dụ cho thấy tâm linh sâu sắc của ông. Nó gồm có sự tử tế (daya), tự kiểm điểm (palikhaya), thành thật (sace), lòng biết ơn (katamanata), sự thanh tịnh của trái tim (bhava sudhi), nhiệt tâm (usahena), lòng trung thành mạnh mẽ (dadha bhatita), tự kiềm chế (sayame) và yêu thích Chánh Pháp (Dhamma kamata).
|
We have no way of knowing how effective Asoka's reforms were or how long they lasted but we do know that monarchs throughout the ancient Buddhist world were encouraged to look to his style of government as an ideal to be followed. King Asoka has to be credited with the first attempt to develop a Buddhist polity. Today, with widespread disillusionment in prevailing ideologies and the search for a political philosophy that goes beyond greed (capitalism), hatred (communism) and delusion (dictatorships led by "infallible" leaders), Asoka's edicts may make a meaningful contribution to the development of a more spiritually based political system.
|
Chúng ta không có cách nào biết được những cải cách của vua Asoka có hiệu quả như thế nào hay kéo dài bao lâu nhưng chúng ta biết là các vương quốc trong suốt thời Phật giáo cổ đại đã được khuyến khích để xem cách cai trị của ông như một lý tưởng đáng noi gương. Vua Asoka phải được ghi nhận với những nỗ lực đầu tiên để phát triễn một chánh thể Phật giáo. Ngày nay, với sự chán chường lan tỏa trong các ý thức hệ hiện hành và việc tìm kiếm một triết lý chính trị vượt ra ngoài tham lam (tư bản), hận thù (cộng sản) và giả dối (chế độ độc tài dẫn bởi các lãnh tụ "không thể sai lầm"), pháp dụ của Asoka có thể làm một đóng góp có ý nghĩa cho sự phát triễn của một hệ thống chính trị dựa vào tâm linh hơn.
|
The Fourteen Rock Edicts1Beloved-of-the-Gods, King Piyadasi, has caused this Dhamma edict to be written.[1] Here (in my domain) no living beings are to be slaughtered or offered in sacrifice. Nor should festivals be held, for Beloved-of-the-Gods, King Piyadasi, sees much to object to in such festivals, although there are some festivals that Beloved-of-the-Gods, King Piyadasi, does approve of. Formerly, in the kitchen of Beloved-of-the-Gods, King Piyadasi, hundreds of thousands of animals were killed every day to make curry. But now with the writing of this Dhamma edict only three creatures, two peacocks and a deer are killed, and the deer not always. And in time, not even these three creatures will be killed.
|
Mười Bốn Đại Thạch Dụ1Thiên Tử, Vua Piyadasi, đã cho viết Pháp dụ này. [1] Ở đây (trong lãnh thổ của tôi) không chúng sinh nào bị giết làm thịt hay cúng tế. Cũng không được tổ chức lễ hội, vì Thiên Tử, Vua Piyadasi, phản đối những lễ hội như thế, tuy nhiên một số lễ hội vẫn được Thiên Tử, Vua Piyadasi, chấp nhận. Trước đây, trong nhà bếp của Thiên Tử, Vua Piyadasi, hàng trăm ngàn súc vật đã bị giết mỗi ngày để làm cà ri. Nhưng kể từ nay với văn bản Pháp dụ này, chỉ có ba sinh vật, hai con công và một con nai bị giết, và không phải luôn là nai. Và lần hồi, ngay cả ba sinh vật này cũng sẽ không bị giết.
|
2Everywhere[2] within Beloved-of-the-Gods, King Piyadasi's domain, and among the people beyond the borders, the Cholas, the Pandyas, the Satiyaputras, the Keralaputras, as far as Tamraparni and where the Greek king Antiochos rules, and among the kings who are neighbors of Antiochos,[3] everywhere has Beloved-of-the-Gods, King Piyadasi, made provision for two types of medical treatment: medical treatment for humans and medical treatment for animals. Wherever medical herbs suitable for humans or animals are not available, I have had them imported and grown. Wherever medical roots or fruits are not available I have had them imported and grown. Along roads I have had wells dug and trees planted for the benefit of humans and animals.[4]
|
2Ở khắp mọi nơi [2] trong lãnh thổ của Thiên Tử, Vua Piyadasi, và kể cả dân chúng bên ngoài biên giới, như dân xứ Cholas, Pandyas, Satiyaputras, Keralaputras, xa đến tận Tamraparni và nơi mà vua Antiochos xứ Hy Lạp cai trị, và cùng với vua của các nước láng giềng của Antiochos, [3] ở khắp mọi nơi có Thiên Tử, Vua Piyadasi, trích lập dự phòng cho hai loại điều trị y tế: chữa bệnh cho người và chữa bệnh cho thú vật. Bất cứ nơi nào dược thảo thích hợp cho người hay thú không có sẵn, tôi muốn chúng được nhập cảng và trồng trọt. Bất cứ nơi nào mà rễ dược thảo hay trái cây không có sẵn, tôi muốn chúng được nhập cảng và trồng trọt. Dọc theo đường đi tôi muốn có giếng đào và cây trồng vì lợi ích của loài người và thú vật. [4]
|
3Beloved-of-the-Gods, King Piyadasi, speaks thus:[5] Twelve years after my coronation this has been ordered — Everywhere in my domain the Yuktas, the Rajjukas and the Pradesikas shall go on inspection tours every five years for the purpose of Dhamma instruction and also to conduct other business.[6] Respect for mother and father is good, generosity to friends, acquaintances, relatives, Brahmans and ascetics is good, not killing living beings is good, moderation in spending and moderation in saving is good. The Council shall notify the Yuktas about the observance of these instructions in these very words.
|
3Thiên Tử, Vua Piyadasi, nói như thế này: [5] Mười hai năm sau ngày đăng quang của tôi điều này đã được ban ra — ở khắp mọi nơi trong lãnh thổ của tôi, các quan chức Yuktas, Rajjukas và Pradesika sẽ đi tuần du thanh tra mỗi năm năm cho mục đích giảng dạy Chánh Pháp và cũng để tiến hành các chính sự khác. [6] Kính trọng cha mẹ là tốt, rộng lượng với bạn bè, người quen, họ hàng, các vị Bà-la-môn và các vị tu khổ hạnh là tốt, không giết hại chúng sinh là tốt, tiêu xài điều độ và dành dụm điều độ là tốt. Triều đình phải thông báo cho quan Yuktas về việc chấp hành những huấn dụ trong văn bản này.
|
4In the past, for many hundreds of years, killing or harming living beings and improper behavior towards relatives, and improper behavior towards Brahmans and ascetics has increased.[7] But now due to Beloved-of-the-Gods, King Piyadasi's Dhamma practice, the sound of the drum has been replaced by the sound of the Dhamma.[8] The sighting of heavenly cars, auspicious elephants, bodies of fire and other divine sightings has not happened for many hundreds of years. But now because Beloved-of-the-Gods, King Piyadasi promotes restraint in the killing and harming of living beings, proper behavior towards relatives, Brahmans and ascetics, and respect for mother, father and elders, such sightings have increased.[9] These and many other kinds of Dhamma practice have been encouraged by Beloved-of-the-Gods, King Piyadasi, and he will continue to promote Dhamma practice. And the sons, grandsons and great-grandsons of Beloved-of-the-Gods, King Piyadasi, too will continue to promote Dhamma practice until the end of time; living by Dhamma and virtue, they will instruct in Dhamma. Truly, this is the highest work, to instruct in Dhamma. But practicing the Dhamma cannot be done by one who is devoid of virtue and therefore its promotion and growth is commendable. This edict has been written so that it may please my successors to devote themselves to promoting these things and not allow them to decline. Beloved-of-the-Gods, King Piyadasi, has had this written twelve years after his coronation.
|
4Hàng trăm năm trong quá khứ, việc giết hại chúng sinh và đối xử tệ bạc với thân quyến, và thiếu tôn kính với các vị Bà-la-môn và các vị tu khổ hạnh đã gia tăng. [7] Nhưng kể từ bây giờ do bởi sự thực hành Chánh Pháp của Thiên Tử, Vua Piyadasi, âm thanh của trống đã được thay thế bằng âm thanh của Pháp. [8] Hiện tượng về những thiên xa, voi lành, sao băng và những cảnh tượng thần linh đã không xảy ra cả hàng trăm năm. Nhưng giờ đây bởi vì Thiên Tử, Vua Piyadasi khuyến khích việc khống chế giết hại chúng sinh, đối xử tốt với thân quyến, tôn kính các vị Bà-la-môn và các vị tu khổ hạnh, và kính trọng cha mẹ và các bậc trưởng thượng, những cảnh tượng điềm lành ấy lại gia tăng. [9] Những điều này và nhiều lối thực hành Pháp khác đã được khuyến khích bởi Thiên Tử, Vua Piyadasi, và ông sẽ tiếp tục quảng bá việc thực hành Chánh Pháp. Và các con, cháu, chắt của Thiên Tử, Vua Piyadasi, cũng sẽ tiếp tục quảng bá việc thực hành Pháp cho đến hết đời; sống với Chánh Pháp và đức hạnh, họ sẽ giáo huấṇ trong Chánh Pháp. Đúng vậy, đây là công việc cao cả nhất, giáo huấn trong Chánh Pháp. Nhưng việc thực hành Pháp không thể làm được bởi một người thiếu đức hạnh và do đó việc̣ quảng bá và phát triễn nó là đáng khen ngợi. Pháp dụ này được viết ra để những người kế thừa tôi hoan hỉ quảng bá những điều này và không để suy thoái. Thiên Tử, Vua Piyadasi, đã cho viết những điều này mười hai năm sau khi ông đăng quang.
|
5Beloved-of-the-Gods, King Piyadasi, speaks thus:[10] To do good is difficult. One who does good first does something hard to do. I have done many good deeds, and, if my sons, grandsons and their descendants up to the end of the world act in like manner, they too will do much good. But whoever amongst them neglects this, they will do evil. Truly, it is easy to do evil.[11] In the past there were no Dhamma Mahamatras but such officers were appointed by me thirteen years after my coronation. Now they work among all religions for the establishment of Dhamma, for the promotion of Dhamma, and for the welfare and happiness of all who are devoted to Dhamma. They work among the Greeks, the Kambojas, the Gandharas, the Rastrikas, the Pitinikas and other peoples on the western borders.[12] They work among soldiers, chiefs, Brahmans, householders, the poor, the aged and those devoted to Dhamma — for their welfare and happiness — so that they may be free from harassment. They (Dhamma Mahamatras) work for the proper treatment of prisoners, towards their unfettering, and if the Mahamatras think, "This one has a family to support," "That one has been bewitched," "This one is old," then they work for the release of such prisoners. They work here, in outlying towns, in the women's quarters belonging to my brothers and sisters, and among my other relatives. They are occupied everywhere. These Dhamma Mahamatras are occupied in my domain among people devoted to Dhamma to determine who is devoted to Dhamma, who is established in Dhamma, and who is generous. This Dhamma edict has been written on stone so that it might endure long and that my descendants might act in conformity with it.
|
5Thiên Tử, Vua Piyadasi, nói như thế này: [10] Làm điều thiện thực khó. Người nào làm điều thiện trước tiên phải làm việc gì đó khó làm. Tôi đã làm nhiều việc tốt, và nếu các con, cháu của tôi và con cháu của họ cho đến hết đời luôn hành động tương tự như vậy, thì cũng sẽ làm được nhiều điều thiện. Nhưng nếu ai trong số họ bỏ qua việc này, họ sẽ làm điều ác. Đúng vậy, làm điều ác thì rất dễ. [11] Trong quá khứ không hề có Dhamma Mahamatras (Pháp Đại thần) nhưng các quan chức này đã được tôi bổ nhiệm mười ba năm sau khi tôi đăng quang. Từ nay họ làm việc với tất cả các tôn giáo cho việc củng cố Chánh Pháp, cho việc quảng bá Chánh Pháp, và cho an sinh và hạnh phúc của tất cả những ai kính ngưỡng Chánh Pháp. Họ làm việc với dân xứ Hy Lạp, Kambojas, Gandharas, Rastrikas, Pitinikas và các dân khác ở vùng biên cương phía tây. [12] Họ làm việc với quân sĩ, cấp chỉ huy, Bà-la-môn, cư sĩ, người nghèo, người già và những ai kính ngưỡng Chánh Pháp — cho an sinh và hạnh phúc của họ — để họ khỏi bị quấy nhiễu. Các Pháp Đại thần làm việc để cải thiện cách đối xử với tù nhân, đưa đến việc phóng thích họ, và nếu các Pháp Đại thần nghĩ rằng, "Người này có gánh nặng gia đình," "Người kia bị vu cáo," "Người này già cả," thì họ tiến hành để phóng thích những người đó. Họ làm việc ở đây, ở những thị trấn xa xôi, trong những hậu cung thuộc các anh chị em của tôi, và hoàng tộc. Họ có mặt ở khắp nơi. Các Pháp Đại thần này làm việc trong lãnh thổ của tôi giữa những người sùng kính Chánh Pháp để quyết định xem ai kính ngưỡng Chánh Pháp, ai an trú trong Chánh Pháp, và ai có lòng quảng đại. Pháp dụ này được viết trên đá để nó có thể trường tồn và hậu duệ của tôi có thể theo đó mà thực hành.
|
6Beloved-of-the-Gods, King Piyadasi, speaks thus:[13] In the past, state business was not transacted nor were reports delivered to the king at all hours. But now I have given this order, that at any time, whether I am eating, in the women's quarters, the bed chamber, the chariot, the palanquin, in the park or wherever, reporters are to be posted with instructions to report to me the affairs of the people so that I might attend to these affairs wherever I am. And whatever I orally order in connection with donations or proclamations, or when urgent business presses itself on the Mahamatras, if disagreement or debate arises in the Council, then it must be reported to me immediately. This is what I have ordered. I am never content with exerting myself or with despatching business. Truly, I consider the welfare of all to be my duty, and the root of this is exertion and the prompt despatch of business. There is no better work than promoting the welfare of all the people and whatever efforts I am making is to repay the debt I owe to all beings to assure their happiness in this life, and attain heaven in the next. Therefore this Dhamma edict has been written to last long and that my sons, grandsons and great-grandsons might act in conformity with it for the welfare of the world. However, this is difficult to do without great exertion.
|
6Thiên Tử, Vua Piyadasi, nói như thế này: [13] Trong quá khứ, các việc quốc sự đã không được thực hiện hay các bản báo cáo không được đệ trình cho vua ở khắp mọi thời. Nhưng bây giờ tôi ra lệnh rằng vào bất cứ lúc nào, cho dù tôi đang ăn, đang ở trong hậu cung, cấm cung, long xa, kiệu, vườn thượng uyển hay bất cứ nơi nào, các quan phải báo cáo cho tôi biết về mọi vấn đề của dân chúng để tôi có thể tham dự những chính sự này ở bất cứ nơi nào tôi hiện diện. Và những gì tôi ra khẩu lệnh có liên hệ đến việc từ thiện hay tuyên bố, hay khi những việc khẩn cấp ủy quyền cho các Pháp Đại thần, gây nên sự bất đồng ý kiến hay tranh luận trong triều đình, thì phải tường trình cho tôi ngay lập tức. Đây là lệnh của tôi. Tôi không bao giờ hài lòng với sự cố gắng của bản thân mình hay với sự chuyển giao công việc. Thật vậy, tôi xem phúc lợi của tất cả là nhiệm vụ của tôi, gốc rễ của vấn đề này là sự gắng sức và chuyển giao công việc nhanh chóng. Không có việc nào tốt hơn là việc mưu cầu phúc lợi cho tất cả mọi người và bất cứ nỗ lực nào tôi đang làm là để trả cái nợ tôi mắc với tất cả chúng sinh để đảm bảo cho hạnh phúc của họ trong kiếp này, và đạt đến thiên giới trong kiếp tới. Do đó Pháp dụ này đã được viết để trường tồn và để các con, cháu và chắt của tôi có thể theo đó mà thực hành vì hạnh phúc của thế giới. Tuy nhiên điều này thật khó làm nếu không có nỗ lực lớn lao.
|
7Beloved-of-the-Gods, King Piyadasi, desires that all religions should reside everywhere, for all of them desire self-control and purity of heart.[14] But people have various desires and various passions, and they may practice all of what they should or only a part of it. But one who receives great gifts yet is lacking in self-control, purity of heart, gratitude and firm devotion, such a person is mean.
|
7Thiên Tử, Vua Piyadasi, mong rằng tất cả các tôn giáo nên có mặt ở khắp mọi nơi, bởi vì tất cả đều mong muốn sự tự kiềm chế và thanh tịnh của trái tim. [14] Nhưng người ta có những mong muốn và đam mê khác nhau, và họ có thể thực hành tất cả những gì họ cần hay chỉ một phần. Nhưng một người nhận được phẩm vật cúng dường lớn lao nhưng lại thiếu tự kiềm chế, trái tim không thanh tịnh, thiếu ân nghĩa và tín tâm, người như vậy là gian ác.
|
8In the past kings used to go out on pleasure tours during which there was hunting and other entertainment. [15] But ten years after Beloved-of-the-Gods had been coronated, he went on a tour to Sambodhi and thus instituted Dhamma tours.[16] During these tours, the following things took place: visits and gifts to Brahmans and ascetics, visits and gifts of gold to the aged, visits to people in the countryside, instructing them in Dhamma, and discussing Dhamma with them as is suitable. It is this that delights Beloved-of-the-Gods, King Piyadasi, and is, as it were, another type of revenue.
|
8Trong quá khứ các vua thường đi tuần du để săn bắn và vui chơi. [15] Nhưng mười năm sau khi Thiên Tử đăng quang, ông đã đi thăm Bồ Đề Đạo Tràng và vì thế đã thiết lập những chuyến du hành Pháp. [16] Trong các chuyến du hành này, những việc sau đã được làm: thăm viếng và cúng dường các vị Bà-la-môn và tu sĩ khổ hạnh, thăm viếng và tặng vàng cho người già, thăm viếng dân ở vùng thôn quê, huấn dụ họ về Chánh Pháp và thảo luận Chánh Pháp với họ khi thích hợp. Những điều này làm vui lòng Thiên Tử, Vua Piyadasi, và đó chính là một dạng thu hoạch khác.
|
9Beloved-of-the-Gods, King Piyadasi, speaks thus:[17] In times of sickness, for the marriage of sons and daughters, at the birth of children, before embarking on a journey, on these and other occasions, people perform various ceremonies. Women in particular perform many vulgar and worthless ceremonies. These types of ceremonies can be performed by all means, but they bear little fruit. What does bear great fruit, however, is the ceremony of the Dhamma. This involves proper behavior towards servants and employees, respect for teachers, restraint towards living beings, and generosity towards ascetics and Brahmans. These and other things constitute the ceremony of the Dhamma. Therefore a father, a son, a brother, a master, a friend, a companion, and even a neighbor should say: "This is good, this is the ceremony that should be performed until its purpose is fulfilled, this I shall do."[18] Other ceremonies are of doubtful fruit, for they may achieve their purpose, or they may not, and even if they do, it is only in this world. But the ceremony of the Dhamma is timeless. Even if it does not achieve its purpose in this world, it produces great merit in the next, whereas if it does achieve its purpose in this world, one gets great merit both here and there through the ceremony of the Dhamma.
|
9Thiên Tử, Vua Piyadasi, nói như thế này: [17] Khi đau ốm, hôn nhân của các con trai và gái, sinh con, trước một chuyến xa, trong các trường hợp này và những dịp khác, người ta thực hiện các nghi lễ khác nhau. Đặc biệt là phụ nữ thường hay bày ra nhiều nghi lễ rườm rà và vô giá trị. Những loại nghi lễ này có thể được thực hiện bằng mọi cách, nhưng chúng mang lại ít kết quả. Tuy nhiên, những gì mang lại kết quả lớn lao chính là lễ nghi của Chánh Pháp. Nó bao gồm đối xử tử tế với người giúp việc và nhân viên, kính trọng thầy giáo, không kiềm kẹp̣ chúng sinh, và quảng đại đối với các vị tu sĩ khổ hạnh và Bà-la-môn. Những điều này và các điều khác tạo thành lễ nghi của Chánh Pháp. Vì vậy một người cha, người con, người anh, người chủ, người bạn, người đồng hành, và ngay cả người láng giềng nên nói rằng: "Điều này tốt, đây là lễ nghi cần được thực hiện cho đến khi mục đích của nó được hoàn thành, đây là điều tôi nên làm." [18] Các lễ nghi khác không chắc mang lại kết quả, cho dù chúng có thể đạt được mục đích hay không, và thậm chí nếu có, nó chỉ là trong đời này. Nhưng lễ nghi của Chánh Pháp thì vô cùng. Thậm chí nếu nó không đạt được mục đích trong đời này, nó tạo ra công đức rất nhiều trong đời sau, bởi vì nếu nó đạt được mục đích trong đời này, ta có cả công đức vô lượng bây giờ và sau này thông qua lễ nghi của Chánh Pháp.
|
10Beloved-of-the-Gods, King Piyadasi, does not consider glory and fame to be of great account unless they are achieved through having my subjects respect Dhamma and practice Dhamma, both now and in the future.[19] For this alone does Beloved-of-the-Gods, King Piyadasi, desire glory and fame. And whatever efforts Beloved-of-the-Gods, King Piyadasi, is making, all of that is only for the welfare of the people in the next world, and that they will have little evil. And being without merit is evil. This is difficult for either a humble person or a great person to do except with great effort, and by giving up other interests. In fact, it may be even more difficult for a great person to do.
|
10Thiên Tử, Vua Piyadasi, không xem vinh quang và nổi tiếng là quan trọng trừ khi chúng được hoàn thành qua việc người dân của tôi tôn trọng Chánh Pháp và thực hành Chánh Pháp, cả bây giờ và trong tương lai. [19]. Chỉ có như vậy thì Thiên Tử, Vua Piyadasi, mới muốn có vinh quang và nổi tiếng. Và bất cứ nỗ lực nào mà Thiên Tử, Vua Piyadasi, đang làm, tất cả chỉ là vì hạnh phúc của người dân trong đời sau, và vì họ sẽ có ít ác nghiệp. Và vô phước đức là ác nghiệp. Thật là khó khăn cho người thường hay người giỏi làm ngoại trừ với nỗ lực rất lớn, và từ bỏ các niềm vui khác. Thật vậy, nó có thể còn khó hơn cho một người giỏi làm.
|
11Beloved-of-the-Gods, King Piyadasi, speaks thus:[20] There is no gift like the gift of the Dhamma,[21] (no acquaintance like) acquaintance with Dhamma, (no distribution like) distribution of Dhamma, and (no kinship like) kinship through Dhamma. And it consists of this: proper behavior towards servants and employees, respect for mother and father, generosity to friends, companions, relations, Brahmans and ascetics, and not killing living beings. Therefore a father, a son, a brother, a master, a friend, a companion or a neighbor should say: "This is good, this should be done." One benefits in this world and gains great merit in the next by giving the gift of the Dhamma.
|
11Thiên Tử, Vua Piyadasi, nói như thế này: [20] Không có quà nào giống như quà Chánh Pháp, [21] (không có sự hiểu biết nào giống như) hiểu biết Chánh Pháp, (không có sự san xẻ nào giống như) san xẻ Chánh Pháp, và (không có quan hệ nào giống như) quan hệ qua Chánh Pháp. Và nó bao gồm những điều này: đối xử tử tế với người giúp việc và nhân viên, kính trọng mẹ cha, rộng lượng với bạn bè, bạn đồng hành, thân quyến, các vị Bà-la-môn và tu sĩ khổ hạnh, và không giết hại chúng sinh. Vì vậy một người cha, người con, người anh, người chủ, người bạn, người đồng hành hay người láng giềng nên nói: "Điều này tốt, điều này nên làm." Ta hưởng lợi trong đời này và đạt được công đức vô lượng trong đời sau bằng cách tặng quà Chánh Pháp.
|
12Beloved-of-the-Gods, King Piyadasi, honors both ascetics and the householders of all religions, and he honors them with gifts and honors of various kinds.[22] But Beloved-of-the-Gods, King Piyadasi, does not value gifts and honors as much as he values this — that there should be growth in the essentials of all religions.[23] Growth in essentials can be done in different ways, but all of them have as their root restraint in speech, that is, not praising one's own religion, or condemning the religion of others without good cause. And if there is cause for criticism, it should be done in a mild way. But it is better to honor other religions for this reason. By so doing, one's own religion benefits, and so do other religions, while doing otherwise harms one's own religion and the religions of others. Whoever praises his own religion, due to excessive devotion, and condemns others with the thought "Let me glorify my own religion," only harms his own religion. Therefore contact (between religions) is good.[24] One should listen to and respect the doctrines professed by others. Beloved-of-the-Gods, King Piyadasi, desires that all should be well-learned in the good doctrines of other religions. Those who are content with their own religion should be told this: Beloved-of-the-Gods, King Piyadasi, does not value gifts and honors as much as he values that there should be growth in the essentials of all religions. And to this end many are working — Dhamma Mahamatras, Mahamatras in charge of the women's quarters, officers in charge of outlying areas, and other such officers. And the fruit of this is that one's own religion grows and the Dhamma is illuminated also.
|
12Thiên Tử, Vua Piyadasi, tôn kính cả các vị tu sĩ khổ hạnh lẫn cư sĩ của tất cả các tôn giáo, và ông biểu lộ lòng tôn kính bằng phẩm vật cúng dường và các vinh dự khác. [22] Nhưng Thiên Tử, Vua Piyadasi, không coi trọng phẩm vật cúng dường và sự tôn kính nhiều như ông coi trọng điều này — nên có sự tăng trưởng về bản chất thiết yếu của mọi tôn giáo. [23] Sự tăng trưởng về bản chất thiết yếu có thể làm được qua nhiều cách khác nhau, nhưng tất cả cần có như cội rễ đó là kiềm chế lời nói, thật vậy, không ca ngợi tôn giáo của mình, hay lên án chê bai chỉ trích tôn giáo của người khác mà không có nguyên nhân chính đáng. Và nếu có lý do để chỉ trích, cần phải được thực hiện một cách ôn hòa. Nhưng tốt hơn là tôn kính các tôn giáo khác vì lý do này. Khi làm như vậy thì tôn giáo của mình cũng được lợi lộc, và các tôn giáo khác cũng vậy, trái lại sẽ làm tổn hại chính tôn giáo của mình và tôn giáo của người khác. Bất cứ ai ca ngợi tôn giáo của họ, do lòng sùng kính quá mức, và chỉ trích người khác với ý tưởng: "Để tôi làm vinh quang tôn giáo của tôi," chỉ làm tổn hại tôn giáo của người ấy. Vì vậy giao tiếp (giữa các tôn giáo) là điều tốt. [24] Ta nên lắng nghe và tôn trọng giáo lý của đạo khác. Thiên Tử, Vua Piyadasi, mong rằng tất cả nên học hỏi thêm giáo lý chân chính của các tôn giáo khác. Những ai hài lòng với tôn giáo của họ nên biết rằng: Thiên Tử, Vua Piyadasi, không coi trọng phẩm vật cúng dường và sự tôn kính nhiều như ông coi trọng việc cần phải tăng trưởng về bản chất thiết yếu của mọi tôn giáo. Và để đạt đến điều này, nhiều người đang làm việc — Dhamma Mahamatras (Pháp Đại thần), Mahamatras (Đại thần) phụ trách hậu cung, các quan lại phụ trách những vùng xa xôi, và các quan lại khác phải tận tâm. Và kết quả của điều này là tôn giáo của chính mình được tăng trưởng và Chánh Pháp cũng được rạng rỡ.
|
13Beloved-of-the-Gods, King Piyadasi, conquered the Kalingas eight years after his coronation.[25] One hundred and fifty thousand were deported, one hundred thousand were killed and many more died (from other causes). After the Kalingas had been conquered, Beloved-of-the-Gods came to feel a strong inclination towards the Dhamma, a love for the Dhamma and for instruction in Dhamma. Now Beloved-of-the-Gods feels deep remorse for having conquered the Kalingas. Indeed, Beloved-of-the-Gods is deeply pained by the killing, dying and deportation that take place when an unconquered country is conquered. But Beloved-of-the-Gods is pained even more by this — that Brahmans, ascetics, and householders of different religions who live in those countries, and who are respectful to superiors, to mother and father, to elders, and who behave properly and have strong loyalty towards friends, acquaintances, companions, relatives, servants and employees — that they are injured, killed or separated from their loved ones. Even those who are not affected (by all this) suffer when they see friends, acquaintances, companions and relatives affected. These misfortunes befall all (as a result of war), and this pains Beloved-of-the-Gods. There is no country, except among the Greeks, where these two groups, Brahmans and ascetics, are not found, and there is no country where people are not devoted to one or another religion.[26] Therefore the killing, death or deportation of a hundredth, or even a thousandth part of those who died during the conquest of Kalinga now pains Beloved-of-the-Gods. Now Beloved-of-the-Gods thinks that even those who do wrong should be forgiven where forgiveness is possible. Even the forest people, who live in Beloved-of-the-Gods' domain, are entreated and reasoned with to act properly. They are told that despite his remorse Beloved-of-the-Gods has the power to punish them if necessary, so that they should be ashamed of their wrong and not be killed. Truly, Beloved-of-the-Gods desires non-injury, restraint and impartiality to all beings, even where wrong has been done. Now it is conquest by Dhamma that Beloved-of-the-Gods considers to be the best conquest.[27] And it (conquest by Dhamma) has been won here, on the borders, even six hundred yojanas away, where the Greek king Antiochos rules, beyond there where the four kings named Ptolemy, Antigonos, Magas and Alexander rule, likewise in the south among the Cholas, the Pandyas, and as far as Tamraparni.[28] Here in the king's domain among the Greeks, the Kambojas, the Nabhakas, the Nabhapamkits, the Bhojas, the Pitinikas, the Andhras and the Palidas, everywhere people are following Beloved-of-the-Gods' instructions in Dhamma. Even where Beloved-of-the-Gods' envoys have not been, these people too, having heard of the practice of Dhamma and the ordinances and instructions in Dhamma given by Beloved-of-the-Gods, are following it and will continue to do so. This conquest has been won everywhere, and it gives great joy — the joy which only conquest by Dhamma can give. But even this joy is of little consequence. Beloved-of-the-Gods considers the great fruit to be experienced in the next world to be more important. I have had this Dhamma edict written so that my sons and great-grandsons may not consider making new conquests, or that if military conquests are made, that they be done with forbearance and light punishment, or better still, that they consider making conquest by Dhamma only, for that bears fruit in this world and the next. May all their intense devotion be given to this which has a result in this world and the next.
|
13Thiên Tử, Vua Piyadasi, đã chinh phục xứ Kalingas tám năm sau ngày đăng quang của ông. [25] Một trăm năm chục ngàn người đã bị trục xuất, một trăm ngàn người đã bị giết và nhiều người nữa đã bị chết (do các nguyên nhân khác). Sau khi xứ Kalingas bị chinh phục, Thiên Tử đã mạnh mẽ nghiêng về Chánh Pháp, yêu thích Chánh Pháp và cho huấn dụ về Chánh Pháp. Giờ đây Thiên Tử cảm thấy vô cùng hối hận vì đã xâm chiếm xứ Kalingas. Thật vậy, Thiên Tử rất đau lòng vì việc giết hại, chết chóc và lưu đày xảy ra khi một xứ hiếu hòa bị xâm chiếm. Nhưng Thiên Tử còn đau lòng hơn vì điều này — các vị Bà-la-môn, tu sĩ khổ hạnh, và cư sĩ của các tôn giáo sống ở xứ này, và những ai biết kính trọng cấp trên, mẹ cha, bậc trưởng thượng, và những ai hành xử đúng đắn và trung tín với bạn bè, người quen, bạn đồng hành, thân quyến, người giúp việc và nhân viên — mà họ bị thương, giết chết hay bị chia lìa người thân yêu của họ. Ngay cả những ai không bị ảnh hưởng (bởi tất cả điều này) cũng đau khổ khi thấy bạn bè, người quen, bạn đồng hành và thân quyến bị ảnh hưởng. Những bất hạnh xảy đến với mọi người (do hậu quả của chiến tranh), và điều này làm đau lòng Thiên Tử. Không có xứ nào, ngoại trừ xứ Hy Lạp nơi mà hai nhóm người, Bà-la-môn và tu sĩ khổ hạnh, không tìm thấy, và không có xứ nào mà người ta lại không sùng kính tôn giáo này hay tôn giáo nọ. [26] Vì vậy việc giết hại, chết chóc hay lưu đày dù chỉ một phần trăm hay một phần ngàn của những ai đã chết trong suốt cuộc chinh phục xứ Kalinga hiện đang làm đau lòng Thiên Tử. Bây giờ Thiên Tử nghĩ rằng ngay cả những ai làm sai nên được tha thứ nếu có thể. Ngay cả những người rừng rú mọi rợ, sống trong lãnh thổ của Thiên Tử, được khuyên giải có lý lẻ để họ hành xử đàng hoàng. Họ được dạy rằng dù hối hận Thiên Tử vẫn có quyền lực để trừng phạt họ nếu cần, vì thế họ nên xấu hổ về những sai trái của họ và không nên giết hại. Thật vậy, Thiên Tử không muốn gây thương tích, giam cầm và không thiên vị với mọi người, ngay cả những kẻ phạm lỗi. Giờ đây được chinh phục bởi Chánh Pháp mà Thiên Tử được xem như là người chinh phục hay nhất. [27] Và sự chinh phục bởi Chánh Pháp đã thành công, ở vùng biên cương, thậm chí xa đến cả sáu trăm yojanas, nơi mà vua Antiochos xứ Hy Lạp cai trị, vượt ra ngoài chỗ đó nơi mà bốn vị vua Ptolemy, Antigonos, Magas và Alexander trị vì, tương tự vậy về phía nam giữa các xứ Cholas, Pandyas, và xa đến cả Tamrapani. [28] Ở đây trong lãnh thổ của vua các xứ Hy Lạp, Kambojas, Nabhakas, Nabhapamkits, Bhojas, Pitinikas, Andhras và Oalidas, khắp mọi nơi dân chúng tuân theo huấn dụ về Chánh Pháp của Thiên Tử. Thậm chí nơi mà đặc sứ của Thiên Tử chưa đến, những người ở đó, nghe nói về sự thực hành Chánh Pháp và sắc lệnh và huấn dụ về Chánh Pháp đưa ra bởi Thiên Tử, đang làm theo và sẽ tiếp tục làm như thế. Sự chinh phục này thành công ở khắp mọi nơi, và nó mang lại niềm vui lớn lao — niềm vui mà chỉ có sự chinh phục của Chánh Pháp mới có thể mang lại. Nhưng ngay cả niềm vui này chỉ là kết quả nhỏ nhoi. Thiên Tử cho rằng quả tuyệt vời sẽ kinh nghiệm được trong đời sau còn quan trọng hơn. Tôi đã cho viết Pháp dụ này để con, cháu chắt của tôi có thể không nghĩ đến việc chinh phục mới, hay nếu những cuộc chinh phục quân sự được làm, thì chúng sẽ được làm với lòng tha thứ và trừng phạt nhẹ, hay tốt hơn là họ xem xét việc chinh phục chỉ bằng Chánh Pháp, vì nó mang lại quả cho đời này và đời kế tiếp. Mong rằng tất cả mọi cống hiến của họ cho điều này mang đến kết quả trong đời này và đời sau.
|
14Beloved-of-the-Gods, King Piyadasi, has had these Dhamma edicts written in brief, in medium length, and in extended form.[29] Not all of them occur everywhere, for my domain is vast, but much has been written, and I will have still more written. And also there are some subjects here that have been spoken of again and again because of their sweetness, and so that the people may act in accordance with them. If some things written are incomplete, this is because of the locality, or in consideration of the object, or due to the fault of the scribe.
|
14Thiên Tử, Vua Piyadasi, đã cho viết những Pháp dụ này qua hình thức ngắn gọn, vừa phải, và dài hơn. [29] Chúng không hiện diện ở khắp mọi nơi, vì lãnh thổ của tôi rộng lớn, nhưng đã có nhiều cái được viết, và tôi sẽ còn cho viết thêm. Và cũng có vài thần dân đã được nói đến nhiều lần ở đây vì phẩm chất của họ, và để người dân có thể noi theo mà thực hành. Nếu cái nào không được viết đầy đủ, đó là vì địa phương, hay vì quan điểm của đối tượng, hay do lỗi của người ghi chép.
|
The Kalinga Rock Edicts1Beloved-of-the-Gods says that the Mahamatras of Tosali who are judicial officers in the city are to be told this:[30] I wish to see that everything I consider to be proper is carried out in the right way. And I consider instructing you to be the best way of accomplishing this. I have placed you over many thousands of people that you may win the people's affection. All men are my children. What I desire for my own children, and I desire their welfare and happiness both in this world and the next, that I desire for all men. You do not understand to what extent I desire this, and if some of you do understand, you do not understand the full extent of my desire. You must attend to this matter. While being completely law-abiding, some people are imprisoned, treated harshly and even killed without cause so that many people suffer. Therefore your aim should be to act with impartiality. It is because of these things — envy, anger, cruelty, hate, indifference, laziness or tiredness — that such a thing does not happen. Therefore your aim should be: "May these things not be in me." And the root of this is non-anger and patience. Those who are bored with the administration of justice will not be promoted; (those who are not) will move upwards and be promoted. Whoever among you understands this should say to his colleagues: "See that you do your duty properly. Such and such are Beloved-of-the-Gods' instructions." Great fruit will result from doing your duty, while failing in it will result in gaining neither heaven nor the king's pleasure. Failure in duty on your part will not please me. But done properly, it will win you heaven and you will be discharging your debts to me.
|
Thạch Pháp Dụ Kalinga1Thiên Tử nói rằng các quan Đại thần ở Tosali với chức vụ phán quan thuộc thành phố ấy cần được biết điều này: [30] Tôi muốn thấy rằng mọi điều tôi xem là chính đáng phải được thực hiện một cách đúng đắn. Và tôi xem việc chỉ thị ông là cách tốt nhất để hoàn tất điều này. Tôi đặt ông vào vị trí mà ông có thể thu phục được nhân tâm của hàng ngàn người. Tất cả mọi người đều là con của tôi. Những gì tôi mong mỏi cho con của riêng tôi, và tôi mong muốn cho an sinh và hạnh phúc của họ trong cả đời này và đời sau, đó là điều tôi mong muốn cho tất cả mọi người. Ông không thể hiểu là tôi mong muốn điều này đến dường nào, và nếu vài người trong số các ông có hiểu, thì ông cũng không thể hiểu hết lòng mong muốn của tôi. Ông phải để ý đến vấn đề này. Trong khi hoàn toàn tuân theo pháp luật, vài người bị giam cầm, bị đối xử khắc nghiệt và thậm chí bị giết vô cớ vì thế mà nhiều người đau khổ. Do đó mục tiêu của ông là phải hành xử với tính khách quan. Đó là bởi vì những điều này — ghen tị, giận dữ, tàn ác, hận thù, thờ ơ, lười biếng hay mệt mỏi — rằng việc như thế không được xảy ra. Vì vậy mục tiêu của ông phải là: "Mong rằng những điều này không có trong tôi." Và cội rễ của điều này là không giận dữ và kiên nhẫn. Những ai buồn chán với việc thi hành công lý sẽ không được thăng chức, (những ai không) sẽ được thăng tiến và đề bạt. Bất cứ ai trong các ông hiểu điều này nên nói với đồng nghiệp của mình: "Thấy chưa, ông nên làm nhiệm vụ của mình đàng hoàng. Đó là huấn dụ của Thiên Tử." Ông sẽ gặt hái kết quả tốt khi làm tròn nhiệm vụ của mình, trong khi thất bại sẽ không được lên thiên giới hay sự hài lòng của vua. Thất bại trong nhiệm vụ của ông sẽ không làm vui lòng tôi. Nhưng làm đúng, ông sẽ đạt thiên giới và sẽ trả cái nợ của ông với tôi.
|
This edict is to be listened to on Tisa day, between Tisa days, and on other suitable occasions, it should be listened to even by a single person. Acting thus, you will be doing your duty. This edict has been written for the following purpose: that the judicial officers of the city may strive to do their duty and that the people under them might not suffer unjust imprisonment or harsh treatment. To achieve this, I will send out Mahamatras every five years who are not harsh or cruel, but who are merciful and who can ascertain if the judicial officers have understood my purpose and are acting according to my instructions. Similarly, from Ujjayini, the prince will send similar persons with the same purpose without allowing three years to elapse. Likewise from Takhasila also. When these Mahamatras go on tours of inspection each year, then without neglecting their normal duties, they will ascertain if judicial officers are acting according to the king's instructions.
|
Pháp dụ này sẽ được lắng nghe vào ngày Tisa, giữa những ngày Tisa, và vào những dịp thích hợp khác, nó cần được lắng nghe ngay cả bởi chỉ một người. Làm được như thế là ông đang thi hành nhiệm vụ của mình. Pháp dụ này được viết vì mục đích sau đây: rằng các phán quan của thành phố nên cố gắng làm nhiệm vụ của họ và rằng dân chúng dưới quyền họ sẽ không chịu đựng tù tội bất công hay đối xử khắc nghiệt. Để đạt được điều này, mỗi năm năm tôi sẽ gởi đi các quan Đại thần, gồm những ai không khắc nghiệt hay độc ác mà là người nhân từ và có thể xác định là các phán quan hiểu mục đích của tôi và hành động phù hợp với huấn dụ của tôi. Tương tự, từ Ujjayini, hoàng tử sẽ gởi những người như thế với cùng mục đích mà không để cho ba năm trôi qua lãng phí. Cũng giống như vậy ở Takhasila. Khi các Đại thần này đi tuần tra mỗi năm, thì với việc không sao lãng nhiệm vụ, họ sẽ đảm bảo là các phán quan đang hành động phù hợp với huấn dụ của vua.
|
2Beloved-of-the-Gods speaks thus:[31] This royal order is to be addressed to the Mahamatras at Samapa. I wish to see that everything I consider to be proper is carried out in the right way. And I consider instructing you to be the best way of accomplishing this. All men are my children. What I desire for my own children, and I desire their welfare and happiness both in this world and the next, that I desire for all men.[32] The people of the unconquered territories beyond the borders might think: "What is the king's intentions towards us?" My only intention is that they live without fear of me, that they may trust me and that I may give them happiness, not sorrow. Furthermore, they should understand that the king will forgive those who can be forgiven, and that he wishes to encourage them to practice Dhamma so that they may attain happiness in this world and the next. I am telling you this so that I may discharge the debts I owe, and that in instructing you, that you may know that my vow and my promise will not be broken. Therefore acting in this way, you should perform your duties and assure them (the people beyond the borders) that: "The king is like a father. He feels towards us as he feels towards himself. We are to him like his own children."
|
2Thiên Tử nói như thế này: [31] Sắc lệnh này phải được chuyển đến các quan Đại thần ở Samapa. Tôi muốn thấy rằng mọi điều tôi xem là chính đáng phải được thực hiện một cách đúng đắn. Và tôi xem việc chỉ thị ông là cách tốt nhất để hoàn tất điều này. Tất cả mọi người đều là con của tôi. Những gì tôi mong mỏi cho con của riêng tôi, và tôi mong muốn cho an sinh và hạnh phúc của họ trong đời này và cả đời sau, đó là điều tôi mong muốn cho tất cả mọi người. [32] Dân chúng ở những vùng đất chưa bị chinh phục ngoài biên giới có thể thắc mắc: "Ý định của nhà vua đối với chúng ta là gì?" Ý định duy nhất của tôi là họ sống mà không sợ hãi tôi, họ có thể tin tưởng tôi và tôi có thể cho họ hạnh phúc chứ không phải đau khổ. Hơn nữa, họ nên hiểu rằng vua sẽ tha thứ cho những ai có thể tha thứ được, và ông muốn khuyến khích họ thực hành Chánh Pháp để họ có thể đạt được hạnh phúc trong đời này và đời sau. Tôi nói với mọi người điều này để tôi có thể trả món nợ tôi mang, và qua việc chỉ thị ông để ông có thể biết rằng lời thề nguyền và lời cam kết của tôi sẽ không bị phá vỡ. Vì vậy hảy hành động theo cách này, ông nên thi hành nhiệm vụ của mình và chấn an họ (dân chúng ở vùng biên giới) rằng: "Vua như một người cha. Ngài thuơng chúng ta như thương chính bản thân ngài. Chúng ta đối với vua cũng giống như con của ngài."
|
By instructing you and informing you of my vow and my promise I shall be applying myself in complete fullness to achieving this object. You are able indeed to inspire them with confidence and to secure their welfare and happiness in this world and the next, and by acting thus, you will attain heaven as well as discharge the debts you owe to me. And so that the Mahamatras can devote themselves at all times to inspiring the border areas with confidence and encouraging them to practice Dhamma, this edict has been written here. This edict is to be listened to every four months on Tisa day, between Tisa days, and on other suitable occasions, it should be listened to even by a single person. Acting thus, you will be doing your duty.
|
Bằng cách chỉ thị ông và thông báo cho ông biết lời thề nguyền và cam kết của tôi, tôi sẽ phải đặt bản thân mình vào việc thực hiện đầy đủ để đạt được mục đích này. Thật vậy, ông có thể khích lệ họ với sự tự tin và đảm bảo an sinh và hạnh phúc của họ trong đời này và đời sau, và bằng cách hành động như vậy, ông sẽ đạt được Thiên giới cũng như là trả món nợ ông nợ tôi. Và để cho các quan Đại thần có thể cống hiến bản thân họ ở khắp mọi thời để động viên dân chúng ở vùng biên giới với sự tự tin và khuyến khích họ thực hành Chánh Pháp, pháp dụ này đã được viết ở đây. Pháp dụ này phải được lắng nghe mỗi bốn tháng vào ngày Tisa, giữa những ngày Tisa, và vào những dịp thích hợp khác, nó cần được lắng nghe ngay cả bởi chỉ một người. Làm được như thế là ông đang thi hành nhiệm vụ của mình.
|
Minor Rock Edicts1Beloved-of-the-Gods speaks thus:[33] It is now more than two and a half years since I became a lay-disciple, but until now I have not been very zealous.[34] But now that I have visited the Sangha for more than a year, I have become very zealous. Now the people in India who have not associated with the gods do so. This is the result of zeal and it is not just the great who can do this. Even the humble, if they are zealous, can attain heaven. And this proclamation has been made with this aim. Let both humble and great be zealous, let even those on the borders know and let zeal last long. Then this zeal will increase, it will greatly increase, it will increase up to one-and-a-half times. This message has been proclaimed two hundred and fifty-six times by the king while on tour.
|
Tiểu Thạch Pháp Dụ1Thiên Tử nói như thế này: [33] Đã được hơn hai năm rưỡi kể từ khi tôi trở thành một cư sĩ Phật tử, nhưng cho đến bây giờ tôi vẫn không mấy sùng đạo. [34] Nhưng nay sau khi thăm viếng Tăng Già hơn một năm, tôi đã trở nên rất là thành tâm. Bây giờ dân chúng ở Ấn Độ những ai chưa được gặp chư thiên nên làm như vậy. Đây là kết quả của lòng nhiệt thành và không chỉ người cao cả mới có thể làm điều này. Ngay cả người thường, nếu họ nhiệt thành, có thể đạt được thiên giới. Và tuyên bố này đã được làm với mục đích ấy. Hảy nhiệt thành lên hỡi người thường và người cao cả, hảy để cho ngay cả những ai ở vùng biên giới biết và hảy làm cho lòng nhiệt thành trường tồn. Rồi thì lòng nhiệt thành sẽ gia tăng, nó sẽ tăng lên gấp một lần rưỡi. Thông điệp này đã được tuyên bố hai trăm năm mươi sáu lần bởi nhà vua khi đang du hành.
|
2Beloved-of-the-Gods speaks thus:[35] Father and mother should be respected and so should elders, kindness to living beings should be made strong and the truth should be spoken. In these ways, the Dhamma should be promoted. Likewise, a teacher should be honored by his pupil and proper manners should be shown towards relations. This is an ancient rule that conduces to long life. Thus should one act. Written by the scribe Chapala.
|
2Thiên Tử nói như thế này: [35] Cha mẹ phải được kính trọng và các bậc trưởng thượng cũng vậy, tử tế với chúng sinh nên được thực hiện mạnh mẽ và sự thật cần được nói ra. Trong những cách này, Chánh Pháp phải được khuyến khích. Tương tự như vậy, thầy giáo phải được tôn kính bởi học trò và cư xử đúng đắn nên được thể hiện với người thân. Đây là qui luật cổ dẫn đến cuộc sống lâu dài. Vì vậy ta nên thực hành. Viết bởi người ghi chép Chapada.
|
3Piyadasi, King of Magadha, saluting the Sangha and wishing them good health and happiness, speaks thus:[36] You know, reverend sirs, how great my faith in the Buddha, the Dhamma and Sangha is. Whatever, reverend sirs, has been spoken by Lord Buddha, all that is well-spoken.[37] I consider it proper, reverend sirs, to advise on how the good Dhamma should last long. These Dhamma texts — Extracts from the Discipline, the Noble Way of Life, the Fears to Come, the Poem on the Silent Sage, the Discourse on the Pure Life, Upatisa's Questions, and the Advice to Rahula which was spoken by the Buddha concerning false speech — these Dhamma texts, reverend sirs, I desire that all the monks and nuns may constantly listen to and remember.[38] Likewise the laymen and laywomen. I have had this written that you may know my intentions.
|
3Piyadasi, Vua của xứ Magadha, gởi lời chào Tăng Già và cầu chúc họ khoẻ mạnh và an lạc, nói như thế này: [36] Bạch chư tôn đức, chư vị biết rõ niềm tin của tôi vào Phật, Pháp và Tăng to tát như thế nào. Những gì, bạch chư tôn đức, được nói ra bởi Đức Phật, tất cả đều là diệu ngôn. [37] Tôi xem là đúng, thưa chư vị, để tư vấn về việc cần phải để cho diệu Chánh Pháp trường tồn. Những bài Pháp này — Trích ra từ Giới Luật, Lối Sống Cao Thượng, Âu Lo Đến, Bài Thơ về Hiền Triết Thầm Lặng, Bài Giảng về Cuộc Sống Tinh Khiết, Những Câu Hỏi của Upatisa (Ưu Bà Đề Xà), và Lời Khuyên Dạy cho Rahula (La Hầu La) được nói bởi Đức Phật liên quan đến vọng ngữ — những bài Pháp này, bạch chư tôn đức, tôi mong là tất cả các tăng và ni sư nên thường lắng nghe và ghi nhớ. [38] Các cư sĩ nam và nữ cũng nên làm như thế. Tôi cho viết điều này để chư vị có thể hiểu được ý định của tôi.
|
The Seven Pillar Edicts1Beloved-of-the-Gods speaks thus:[39] This Dhamma edict was written twenty-six years after my coronation. Happiness in this world and the next is difficult to obtain without much love for the Dhamma, much self-examination, much respect, much fear (of evil), and much enthusiasm. But through my instruction this regard for Dhamma and love of Dhamma has grown day by day, and will continue to grow. And my officers of high, low and middle rank are practicing and conforming to Dhamma, and are capable of inspiring others to do the same. Mahamatras in border areas are doing the same. And these are my instructions: to protect with Dhamma, to make happiness through Dhamma and to guard with Dhamma.
|
Bảy Thạch Trụ Pháp Dụ1Thiên Tử nói như thế này: [39] Pháp dụ này được viết hai mươi sáu năm sau ngày đăng quang của tôi. Hạnh phúc trong đời này và đời sau khó mà đạt được nếu không hết lòng yêu thích Chánh Pháp, hết lòng tự kiểm điểm, hết lòng kính trọng, hết lòng kinh sợ (ác nghiệp), và hết lòng nhiệt thành. Nhưng qua huấn dụ của tôi về tôn kính Chánh Pháp thì lòng yêu thí́ch Chánh Pháp gia tăng mỗi ngày, và sẽ tiếp tục gia tăng. Và các quan chức của tôi ở cấp bậc cao, trung và thấp đang thực hành và tuân theo Chánh Pháp, và có khả năng khuyến khích người khác cũng làm như vậỵ. Các quan Đại thần ở vùng biên giới cũng làm tương tự. Và đây là chỉ thị của tôi: bảo vệ theo Chánh Pháp, tạo hạnh phúc qua Chánh Pháp và che chở theo Chánh Pháp.
|
2Beloved-of-the-Gods, King Piyadasi, speaks thus: Dhamma is good, but what constitutes Dhamma? (It includes) little evil, much good, kindness, generosity, truthfulness and purity. I have given the gift of sight in various ways.[40] To two-footed and four-footed beings, to birds and aquatic animals, I have given various things including the gift of life. And many other good deeds have been done by me. This Dhamma edict has been written that people might follow it and it might endure for a long time. And the one who follows it properly will do something good.
|
2Thiên Tử, Vua Piyadasi, nói như thế này: Chánh Pháp là tốt, nhưng cái gì tạo nên Chánh Pháp? (Nó gồm có) ít ác, nhiều thiện, tử tế, rộng lượng, chân thật và thanh tịnh. Tôi đã cho sự sáng theo nhiều cách khác nhau. [40] Đối với những sinh vật hai chân và bốn chân, chim và thủy sinh vật, tôi đã cho nhiều thứ khác nhau kể cả sự sống. Và còn nhiều việc thiện khác do tôi làm nên. Pháp dụ này được viết để mọi người có thể noi theo và nó có thể trường tồn. Và ai noi theo đúng sẽ làm nhiều thiện nghiệp.
|
3Beloved-of-the-Gods, King Piyadasi, speaks thus: People see only their good deeds saying, "I have done this good deed." But they do not see their evil deeds saying, "I have done this evil deed" or "This is called evil." But this (tendency) is difficult to see.[41] One should think like this: "It is these things that lead to evil, to violence, to cruelty, anger, pride and jealousy. Let me not ruin myself with these things." And further, one should think: "This leads to happiness in this world and the next."
|
3Thiên Tử, Vua Piyadasi, nói như thế này: Người ta chỉ nhìn thấy những việc thiện của họ và nói rằng, "Tôi đã làm việc thiện này." Nhưng họ không nhìn thấy việc ác của họ và nói rằng, "Tôi đã làm việc ác này" hay "Điều này gọi là ác." Nhưng thái độ này thì khó thấy. [41] Người ta nên nghĩ như vậy: "Những điều này dẫn đến tội ác, bạo lực, tàn ác, giận dữ, kiêu ngạo và ganh tị. Tôi không được hủy hoại mình với những điều này." Và hơn nữa, người ta nên nghĩ rằng: "Điều này dẫn đến hạnh phúc trong đời này và đời sau."
|
4Beloved-of-the-Gods speaks thus: This Dhamma edict was written twenty-six years after my coronation. My Rajjukas are working among the people, among many hundreds of thousands of people. The hearing of petitions and the administration of justice has been left to them so that they can do their duties confidently and fearlessly and so that they can work for the welfare, happiness and benefit of the people in the country. But they should remember what causes happiness and sorrow, and being themselves devoted to Dhamma, they should encourage the people in the country (to do the same), that they may attain happiness in this world and the next. These Rajjukas are eager to serve me. They also obey other officers who know my desires, who instruct the Rajjukas so that they can please me. Just as a person feels confident having entrusted his child to an expert nurse thinking: "The nurse will keep my child well," even so, the Rajjukas have been appointed by me for the welfare and happiness of the people in the country. The hearing of petitions and the administration of justice have been left to the Rajjukas so that they can do their duties unperturbed, fearlessly and confidently. It is my desire that there should be uniformity in law and uniformity in sentencing. I even go this far, to grant a three-day stay for those in prison who have been tried and sentenced to death. During this time their relatives can make appeals to have the prisoners' lives spared. If there is none to appeal on their behalf, the prisoners can give gifts in order to make merit for the next world, or observe fasts. Indeed, it is my wish that in this way, even if a prisoner's time is limited, he can prepare for the next world, and that people's Dhamma practice, self-control and generosity may grow.
|
4Thiên Tử nói như thế này: "Pháp dụ này được viết hai mươi sáu năm sau ngày đăng quang của tôi. Các quan đầu tỉnh (Rajjukas) của tôi đang làm việc với dân chúng, với hàng trăm ngàn người. Việc lắng nghe thỉnh nguyện và thi hành công lý được giao cho họ để họ có thể làm nhiệm vụ của mình một cách tự tin và không sợ hãi và để họ có thể làm việc vì an sinh, hạnh phúc và lợi ích của người dân trong nước. Nhưng họ nên nhớ điều gì gây ra hạnh phúc và đau khổ, và bởi họ ngưỡng mộ Chánh Pháp, họ nên khuyến khích dân chúng (cũng làm như vậy), rằng họ có thể đạt được hạnh phúc trong đời này và đời sau. Các quan Rajjukas rất hăng hái phục vụ tôi. Họ cũng tuân lệnh các thượng quan khác, những người biết ước nguyện của tôi và chỉ thị các quan Rajjukas để họ có thể làm hài lòng tôi. Giống như một người cảm thấy tin tưởng trong việc giao con mình cho một vú nuôi chuyên nghiệp và nghĩ rằng: "Bà vú sẽ chăm sóc con tôi tốt," thế nên các quan Rajjukas đã được tôi bổ nhiệm để lo cho an sinh và hạnh phúc của dân chúng trong nước. Việc lắng nghe thỉnh nguyện và thi hành công lý được giao cho các quan đầu tỉnh (Rajjukas) để họ có thể làm nhiệm vụ của mình một cách quả quyết, không sợ hãi và tự tin. Ước muốn của tôi là nên có sự đồng nhất trong luật lệ và trong việc tuyên án. Tôi còn đi xa hơn, gia ân triễn hạn thêm ba ngày cho những ai trong tù bị kết án tử hình. Trong thời gian này, thân nhân của họ có thể kháng cáo xin tha tội chết cho tội nhân. Nếu không có ai khiếu nại cho họ, tù nhân có thể cúng dường hay chay tịnh để tạo phước đức cho đời sau. Thật vậy, ước muốn của tôi là theo cách này, dù thời gia còn lại của tử tù rất ít, người ấy vẫn có thể chuẩn bị cho đời sau, và mong rằng việc thực hành Chánh Pháp, tự kiềm chế và lòng quảng đại của dân chúng sẽ gia tăng.
|
5Beloved-of-the-Gods, King Piyadasi, speaks thus: Twenty-six years after my coronation various animals were declared to be protected — parrots, mainas, aruna, ruddy geese, wild ducks, nandimukhas, gelatas, bats, queen ants, terrapins, boneless fish, vedareyaka, gangapuputaka, sankiya fish, tortoises, porcupines, squirrels, deer, bulls, okapinda, wild asses, wild pigeons, domestic pigeons and all four-footed creatures that are neither useful nor edible.[42] Those nanny goats, ewes and sows which are with young or giving milk to their young are protected, and so are young ones less than six months old. Cocks are not to be caponized, husks hiding living beings are not to be burnt and forests are not to be burnt either without reason or to kill creatures. One animal is not to be fed to another. On the three Caturmasis, the three days of Tisa and during the fourteenth and fifteenth of the Uposatha, fish are protected and not to be sold. During these days animals are not to be killed in the elephant reserves or the fish reserves either. On the eighth of every fortnight, on the fourteenth and fifteenth, on Tisa, Punarvasu, the three Caturmasis and other auspicious days, bulls are not to be castrated, billy goats, rams, boars and other animals that are usually castrated are not to be. On Tisa, Punarvasu, Caturmasis and the fortnight of Caturmasis, horses and bullocks are not be branded. In the twenty-six years since my coronation prisoners have been given amnesty on twenty-five occasions.
|
5Thiên Tử, Vua Piyadasi, nói như thế này: Hai mươi sáu năm sau ngày đăng quang của tôi, một số thú vật đã được công bố là phải được bảo vệ — chim két, mainas, aruna, hồng hạc, vịt trời, nandimukhas, gelatas, dơi, kiến chúa, rùa nước ngọt, lươn, vedareyaka, gangapuputaka, cá sankiya, đồi mồi, nhím, sóc, nai, bò đực, okapinda, lừa hoang, chim bồ câu hoang hoặc nuôi và tất cả loài thú bốn chân mà không hữu ích hay không ăn được. [42] Những con dê cái, cừu cái, heo cái còn nhỏ hay đang cho con bú sữa được bảo vệ, và kể cả những con thú nhỏ dưới sáu tháng. Gà trống không được thiến, những bụi rậm làm nơi trú ẩn của sinh vật không được đốt và rừng không được đốt vô cớ hay để giết thú vật. Không được dùng con thú này để nuôi con thú khác. Vào ba ngày Caturmasi, ba ngày Tisa và vào ngày mười bốn và mười lăm của tháng Uposatha, cá không được giết và không được bán. Vào những ngày này thú vật không được giết trong khu bảo tồn voi hay khu bảo tồn cá. Vào ngày tám của mỗi hai tuần, vào ngày mười bốn và mười lăm, vào ngày Tisa, ngày Punarvasu, ba ngày Caturmasis và những ngày tốt khác, bò đực được không được thiến, dê đực, cừu đực, heo rừng và các thú vật khác thường hay bị thiến cũng không được thiến. Vào ngày Tisa, Punarvasu, Caturmasis và mỗi nữa tháng Caturmasis, ngựa và bò không được bị đóng dấu cháy da. Trong hai mươi sáu năm kể từ khi tôi đăng quang, các tù nhân đã được ban ân xá vào hai mươi lăm dịp đại sự.
|
6Beloved-of-the-Gods speaks thus: Twelve years after my coronation I started to have Dhamma edicts written for the welfare and happiness of the people, and so that not transgressing them they might grow in the Dhamma. Thinking: "How can the welfare and happiness of the people be secured?" I give attention to my relatives, to those dwelling near and those dwelling far, so I can lead them to happiness and then I act accordingly. I do the same for all groups. I have honored all religions with various honors. But I consider it best to meet with people personally. This Dhamma edict was written twenty-six years after my coronation.
|
6Thiên Tử nói như thế này: Mười hai năm sau ngày đăng quang của tôi, tôi đã bắt đầu cho viết Pháp dụ vì an sinh và hạnh phúc của người dân, và để không giới hạn họ để họ có thể phát triễn trong Chánh Pháp. Nghĩ rằng: "Làm thế nào để bảo đảm an sinh và hạnh phúc của dân chúng?" Tôi quan tâm đến thân quyến của tôi, đến những người sống ở gần và ở nơi xa xôi, để tôi có thể dẫn họ đến hạnh phúc và sau đó tôi hành động theo ước nguyện. Tôi cũng làm như vậy cho tất cả mọi người mọi giới. Tôi tôn kính mọi tôn giáo với nhiều cách cúng dường khác nhau. Nhưng tôi cho tốt nhất là đích thân thăm viếng mọi người. Pháp dụ này được viết hai mươi sáu năm sau ngày đăng quang của tôi.
|
7Beloved-of-the-Gods speaks thus: In the past kings desired that the people might grow through the promotion of the Dhamma. But despite this, people did not grow through the promotion of the Dhamma. Beloved-of-the-Gods, King Piyadasi, said concerning this: "It occurs to me that in the past kings desired that the people might grow through the promotion of the Dhamma. But despite this, people did not grow through the promotion of the Dhamma. Now how can the people be encouraged to follow it? How can the people be encouraged to grow through the promotion of the Dhamma? How can I elevate them by promoting the Dhamma?" Beloved-of-the-Gods, King Piyadasi, further said concerning this: "It occurs to me that I shall have proclamations on Dhamma announced and instruction on Dhamma given. When people hear these, they will follow them, elevate themselves and grow considerably through the promotion of the Dhamma." It is for this purpose that proclamations on Dhamma have been announced and various instructions on Dhamma have been given and that officers who work among many promote and explain them in detail. The Rajjukas who work among hundreds of thousands of people have likewise been ordered: "In this way and that encourage those who are devoted to Dhamma." Beloved-of-the-Gods speaks thus: "Having this object in view, I have set up Dhamma pillars, appointed Dhamma Mahamatras, and announced Dhamma proclamations." Beloved-of-the-Gods, King Piyadasi, says: Along roads I have had banyan trees planted so that they can give shade to animals and men, and I have had mango groves planted. At intervals of eight krosas, I have had wells dug, rest-houses built, and in various places, I have had watering-places made for the use of animals and men. But these are but minor achievements. Such things to make the people happy have been done by former kings. I have done these things for this purpose, that the people might practice the Dhamma.
|
7Thiên Tử nói như thế này: Trong quá khứ các vua mong muốn là người dân có thể phát triễn qua sự truyền bá Chánh Pháp. Nhưng cho dù như thế, dân chúng đã không phát triễn qua sự truyền bá Chánh Pháp. Thiên Tử, Vua Piyadasi, nói về điều này: "Có vẻ như là trong quá khứ các vua mong muốn rằng người dân có thể phát triễn qua sự truyền bá Chánh Pháp. Nhưng cho dù như thế, dân chúng đã không phát triễn qua sự truyền bá Chánh Pháp. Vậy thì làm thế nào để có thể khuyến khích người dân noi theo? Làm thế nào để có thể khuyến khích dân chúng phát triễn qua sự truyền bá Chánh Pháp? Làm thế nào để tôi có thể nâng cao họ qua việc truyền bá Chánh Pháp? Thiên Tử, Vua Piyadasi, còn nói thêm về điều này: "Có lẻ là tôi phải công bố Chánh Pháp và chỉ dạy Chánh Pháp. Khi người ta nghe tuyên ngôn và chỉ dạy này, họ sẽ noi theo, tự nâng cao họ và phát triễn đáng kể qua sự truyền bá Chánh Pháp." Vì mục đích này mà bản tuyên ngôn về Chánh Pháp đã được công bố và nhiều huấn dụ khác nhau đã được đưa ra và các quan chức nỗ lực truyền bá và giải thích Chánh Pháp tường tận. Các quan đầu tỉnh (Rajjukas) trông coi hàng trăm ngàn dân đã được ra lệnh như vậy: "Làm theo cách này và khuyến khích những ai ngưỡng mộ Chánh Pháp." Thiên Tử nói rằng: "Với mục đích này, tôi đã cho dựng các thạch trụ Pháp dụ, bổ nhiệm Pháp Đại thần, và công bố Chánh Pháp." Thiên Tử, Vua Piyadasi, nói rằng: Dọc theo đường xá, tôi đã cho trồng cây đa để lấy bóng mát cho người và thú, và tôi đã cho trồng những vườn xoài. Ở những khoảng cách tám krosas, tôi đã cho đào giếng, xây nhà nghĩ dưỡng, và ở nhiều nơi khác nhau, tôi đã cho xây bồn nước cho người và thú dùng. Nhưng đây chỉ là những thành quả nhỏ nhoi. Những việc như thế để làm cho dân chúng hạnh phúc đã được thực hiện bởi các vị vua trước. Tôi làm những điều này chỉ với mục đích là mọi người có thể thực hành Chánh Pháp.
|
Beloved-of-the-Gods, King Piyadasi, speaks thus: My Dhamma Mahamatras too are occupied with various good works among the ascetics and householders of all religions. I have ordered that they should be occupied with the affairs of the Sangha. I have also ordered that they should be occupied with the affairs of the Brahmans and the Ajivikas. I have ordered that they be occupied with the Niganthas.[43] In fact, I have ordered that different Mahamatras be occupied with the particular affairs of all different religions. And my Dhamma Mahamatras likewise are occupied with these and other religions. Beloved-of-the-Gods, King Piyadasi, speaks thus: These and other principal officers are occupied with the distribution of gifts, mine as well as those of the queens. In my women's quarters, they organize various charitable activities here and in the provinces. I have also ordered my sons and the sons of other queens to distribute gifts so that noble deeds of Dhamma and the practice of Dhamma may be promoted. And noble deeds of Dhamma and the practice of Dhamma consist of having kindness, generosity, truthfulness, purity, gentleness and goodness increase among the people. Beloved-of-the-Gods, King Piyadasi, speaks thus: Whatever good deeds have been done by me, those the people accept and those they follow. Therefore they have progressed and will continue to progress by being respectful to mother and father, respectful to elders, by courtesy to the aged and proper behavior towards Brahmans and ascetics, towards the poor and distressed, and even towards servants and employees. Beloved-of-the-Gods, King Piyadasi, speaks thus: This progress among the people through Dhamma has been done by two means, by Dhamma regulations and by persuasion. Of these, Dhamma regulation is of little effect, while persuasion has much more effect. The Dhamma regulations I have given are that various animals must be protected. And I have given many other Dhamma regulations also. But it is by persuasion that progress among the people through Dhamma has had a greater effect in respect of harmlessness to living beings and non-killing of living beings. Concerning this, Beloved-of-the-Gods says: Wherever there are stone pillars or stone slabs, there this Dhamma edict is to be engraved so that it may long endure. It has been engraved so that it may endure as long as my sons and great-grandsons live and as long as the sun and the moon shine, and so that people may practice it as instructed. For by practicing it happiness will be attained in this world and the next. This Dhamma edict has been written by me twenty-seven years after my coronation.
|
Thiên Tử, Vua Piyadasi, nói như thế này: Các Pháp Đại thần của tôi cũng bận rộn với những công việc giúp đỡ các tu sĩ khổ hạnh và cư sĩ của mọi tôn giáo. Tôi đã chỉ thị rằng họ nên chăm lo cho đời sống của Tăng Già. Tôi cũng chỉ thị rằng họ nên chăm lo cho đời sống của các tu sĩ Ba-la-môn và Ajivikas. Tôi chỉ thị rằng họ nên chăm lo cho đời sống của Niganthas. [43] Thật vậy, tôi đã chỉ thị rằng mỗi quan Đại thần nên chăm lo với các công việc riêng rẽ của riêng từng tôn giáo. Và các Pháp Đại thần cũng làm tương tự như vậy với các tôn giáo này và những tôn giáo khác. Thiên Tử, Vua Piyadasi nói như thế này: Những đại thần này và các quan chức quan trọng khác bận rộn với việc phân phát phẩm vật cúng dường của tôi cũng như của các hoàng hậu. Trong hậu cung của tôi, họ tổ chức nhiều sinh hoạt từ thiện ở đây và ở các tỉnh thành. Tôi cũng chỉ thị các thái tử và hoàng tử phân phát phẩm vật cúng dường để cho những việc làm cao cả của Chánh Pháp và việc thực hành Chánh Pháp có thể được truyền bá. Và những hành vi cao cả của Chánh Pháp và thực hành Chánh Pháp bao gồm sự tử tế, rộng lượng, chân thật, thanh tịnh, dịu dàng và thiện tâm gia tăng trong dân chúng. Thiên Tử, Vua Piyadasi, nói như thế này: Bất cứ hành động thiện nào do tôi làm nên thì được mọi người chấp nhận và noi theo. Vì vậy họ đã tiến bộ và sẽ tiếp tục tiến bộ bằng cách kính trọng mẹ cha, kính trọng bậc trưởng thượng, lễ độ với người già và hành xử phải phép với các vị Ba-la-môn và tu sĩ khổ hạnh, với người nghèo và khốn cùng, và ngay cả với người giúp việc và nhân viên. Thiên Tử, Vua Piyadasi, nói như thế này: Sự tiến bộ của mọi người thông qua Chánh Pháp đã được làm bằng hai phương pháp, bởi những quy định Chánh Pháp và bởi thuyết phục. Giữa hai điều này, quy định Chánh Pháp có hiệu quả ít trong khi thuyết phục có hiệu quả hơn rất nhiều. Quy định Chánh Pháp mà tôi đưa ra là một số thú vật phải được bảo vệ. Và tôi cũng đưa ra nhiều quy định Chánh Pháp khác. Nhưng bằng sự thuyết phục mà sự tiến bộ giữa mọi người thông qua Chánh Pháp đã có được hiệu quả to tát đối với việc không làm tổn thương và không giết hại chúng sinh. Về việc này, Thiên Tử nói rằng: Bất cứ nơi nào có những trụ đá hay bia đá, nơi đó Pháp dụ này được khắc để cho nó có thể trường tồn. Nó đã được khắc để tồn tại khi mà các con và cháu chắt của tôi vẫn còn sống và khi mà mặt trời và mặt trăng vẫn còn chiếu sáng, và để cho mọi người có thể thực hành nó như chỉ dạy. Và qua việc thực hành nó hạnh phúc sẽ đạt được trong đời này và đời sau. Pháp dụ này được viết bởi tôi hai mươi bảy năm sau ngày đăng quang của tôi.
|
The Minor Pillar Edicts1Twenty years after his coronation, Beloved-of-the-Gods, King Piyadasi, visited this place and worshipped because here the Buddha, the sage of the Sakyans, was born.[44] He had a stone figure and a pillar set up and because the Lord was born here, the village of Lumbini was exempted from tax and required to pay only one eighth of the produce.
|
Tiểu Thạch Trụ Pháp Dụ1Hai mươi năm sau khi đăng quang, Thiên Tử, Vua Piyadasi, đã thăm viếng nơi này và lễ bái bởi vì đây là nơi Đức Phật, bậc thánh hiền của dòng tộc Sakyans, đã ra đời. [44] Ông đã cho tạc tượng và dựng một thạch trụ và bởi vì Đức Thế Tôn đản sinh ở đây, làng Lumbini đã được miễn thuế và chỉ phải đóng một phần tám nông sản.
|
2Beloved-of-the-Gods commands:[45] The Mahamatras at Kosambi (are to be told: Whoever splits the Sangha) which is now united, is not to be admitted into the Sangha. Whoever, whether monk or nun, splits the Sangha is to be made to wear white clothes and to reside somewhere other than in a monastery.[46]
|
2Thiên Tử ra lệnh: [45] Các Đại thần ở Kosambi (được dạy rằng: Người nào chia rẽ Tăng Già) mà bây giờ đã được thống nhất, không được nhận vào Tăng Già. Người nào, dù là tăng hay ni, chia rẽ Tăng Già sẽ phải mặc y phục màu trắng và không được sống trong tu viện. [46]
|
Notes
|
Chú Thích
|
|
|
BibliographyD. R. Bhandarkar, Asoka. Calcutta, 1955 R. Mookerji, Asoka. Delhi, 1962 A. Sen, Asoka's Edicts. Calcutta, 1956 A. Seneviratna (editor), King Asoka and Buddhism. Kandy. Scheduled for 1993. D. C. Sircar, Inscriptions of Asoka. Delhi, 1957
|
Tài Liệu Tham KhảoD. R. Bhandarkar, Asoka. Calcutta, 1955 R. Mookerji, Asoka. Delhi, 1962 A. Sen, Asoka's Edicts. Calcutta, 1956 A. Seneviratna (biên tập viên), King Asoka và Buddhism. Kandy. Theo lịch trình cho năm 1993. D. C. Sircar, Inscriptions of Asoka. Delhi, 1957
|
|
|
©1993 Buddhist Publication Society.
You may copy, reformat, reprint, republish, and redistribute this work in any medium whatsoever, provided that: (1) you only make such copies, etc. available free of charge and, in the case of reprinting, only in quantities of no more than 50 copies; (2) you clearly indicate that any derivatives of this work (including translations) are derived from this source document; and (3) you include the full text of this license in any copies or derivatives of this work. Otherwise, all rights reserved. Documents linked from this page may be subject to other restrictions. The Wheel Publication No. 386/387 (Kandy: Buddhist Publication Society, 1993). Transcribed from the print edition in 1994 under the auspices of the DharmaNet Dharma Book Transcription Project, with the kind permission of the Buddhist Publication Society. Last revised for Access to Insight on 30 November 2013.
|
©1993 Buddhist Publication Society.
Quý vị có thể làm bản sao, thay đổi hình dạng, in lại, xuất bản lại, và phân phối lại công trình này dưới bất cứ phương tiện nào, với điều kiện: (1) qúy vị chỉ làm các bản sao như vậy, v.v., sẵn miễn phí và, trong trường hợp in lại, chỉ với số lượng không quá 50 bản sao; (2) quý vị chỉ ra rõ ràng là bất kỳ dẫn xuất nào của công trình nghiên cứu này (bao gồm cả bản dịch) có nguồn gốc từ nguồn tài liệu này, và (3) quý vị bao gồm đầy đủ văn bản của giấy phép này trong bất kỳ bản sao hay các dẫn xuất của công việc này. Nếu không, phải tôn trọng bản quyền. Các tài liệu liên kết từ trang này có thể bị hạn chế. The Wheel Publication No. 386/387 (Kandy: Buddhist Publication Society, 1993). Chép lại từ ấn bản in năm 1994 dưới sự bảo trợ của DharmaNet Dharma Book Transcription Project, với sự cho phép của Buddhist Publication Society. Chỉnh sửa cuối cho Access to Insight vào ngày 30 tháng 11, năm 2013.
|
How to cite this document (a suggested style): "The Edicts of King Asoka", an English rendering by Ven. S. Dhammika. Access to Insight (Legacy Edition), 30 November 2013, http://www.accesstoinsight.org/lib/authors/dhammika/wheel386.html .
|
Làm thế nào để trích dẫn tài liệu này (một đề nghị bút pháp): "The Edits of King Asoka - Pháp Dụ của Vua Asoka", bài giải thích Anh ngữ của Ven. S. Dhammika. Access to Insight (Legacy Edition), ngày 30 tháng 11 năm 2013,
http://www.accesstoinsight.org/lib/authors/bodhi/bps-essay_17.html .
|
Chủ biên và điều hành: TT Thích Giác Đẳng. Những đóng góp dịch thuật xin gửi về TT Thích Giác Đẳng tại phamdang0308@gmail.com |
Cập nhập ngày:
Thứ Tư 07-09-2016 Kỹ thuật trình bày: Minh Hạnh & Thiện Pháp |
| | trở về đầu trang | Home page | |