It's the nature of the world that nothing is totally bad. Everything has to have at least some good to it. The same holds true with the various forms of Mara, or the demons of temptation, that get in the way of our practice. It's not the case that they always obstruct us. Sometimes they turn into our friends and companions; sometimes into our workers and supporters; sometimes into our slaves, helping us and caring for us. This is why, if you're discerning, you have to walk a middle course. On one hand, you have to focus on their bad side. On the other, you have to focus on their good. Their good and bad sides are realities that have to exist together. As for us, we have to take a stance in the middle, examining things so that we don't act out of suspicion or prejudice. Once we see the good side of these things, we can get more familiar with them. We can get intimate. When we get familiar and intimate, we develop a sense of kinship with them. As the Buddha said, vissasa parama ñati: familiarity is the highest form of kinship. Even our enemies, when we become familiar with them, can become our friends. Our companions. Our servants. Our slaves. When we can look at things in this way, both sides benefit. We benefit and our Maras benefit as well. In the time of the Buddha, for instance, the Buddha got so familiar with Mara that eventually Mara got converted and felt favorably inclined to the merit and skillfulness that the Buddha had developed. Once Mara had no more power over the Buddha, he paid homage to the Buddha and found himself transported to heaven. And that's not all. He became a bodhisattva. In the future he'll gain Awakening as a fully self-awakened Buddha. So he benefited and the Buddha benefited. This is the nature of people with discernment: they can take bad things and turn them into good. As for us, we still lie under the sway of Maras of various kinds. These intimidating Maras are called Kilesa-Maras, the demons of defilement. The big ones, the really infamous ones, are greed, aversion, and delusion. These are the famous ones. As for the ones that stay more in the background, behind the scenes, those are kama-tanha, craving for sensuality, struggling to get things in ways that are offensive to the Dhamma; bhava-tanha, craving for things to be this way or that; and vibhava-tanha, craving that things not happen. For instance, once we've gained wealth, we don't want to lose it; once we've gained status, we don't want anyone to wipe out the edge we have over others. This is vibhava-tanha. These three forms of craving are also demons of defilement, but they're not very well known. Only once in a long, long while do you hear anyone mention their names. |
Bản chất của thế giới là không có gì là hoàn toàn xấu. Mỗi thứ phải có ít nhất vài điều tốt. Tương tự như vậy đối với một số hình thức của Mara, hay những con quỷ của dục vọng, cản trở sự tu tập của chúng ta. Không phải là chúng luôn cản trở chúng ta. Đôi khi chúng trở thành bạn bè và người đồng hành của chúng ta; đôi khi thành người làm việc và người hỗ trợ của chúng ta; đôi khi trở thành nô lệ của chúng ta, giúp đỡ chúng ta và chăm sóc chúng ta. Đây là lý do tại sao, nếu bạn sáng suốt, bạn phải đi theo trung đạo. Một mặt, bạn phải để ý đến mặt xấu của chúng. Mặt khác, bạn phải để ý đến mặt tốt của chúng. Cả hai mặt tốt và xấu của chúng là những sự thật phải tồn tại với nhau. Còn chúng ta, chúng ta phải giữ lập trường trung dung, xem xét mọi thứ để không có hành vi nghi ngờ hay thành kiến. Một khi chúng ta nhìn thấy mặt tốt của những thứ này, chúng ta có thể quen thuộc với chúng hơn. Chúng ta có thể thân mật. Khi chúng ta trở nên quen thuộc và thân mật, chúng ta phát triễn một cảm giác quan hệ họ hàng với chúng. Như Đức Phật nói, vissasa parama ñati: sự quen thuộc là hình thức cao nhất của quan hệ họ hàng. Ngay cả kẻ thù của chúng ta, khi chúng ta trở nên quen thuộc với họ, có thể trở thành bạn của chúng ta. Bạn đồng hành của chúng ta. Người hầu của chúng ta. Nô lệ của chúng ta. Khi chúng ta có thể nhìn mọi thứ theo cách này, cả hai bên đều có lợi. Chúng ta có lợi và Mara của chúng ta cũng có lợi. Chẳng hạn, vào thời Đức Phật, Đức Phật quá quen thuộc với Mara nên cuối cùng Mara đã cải đạo và cảm thấy thích nghiêng về công đức và kỹ năng mà Đức Phật đã phát triễn. Một khi Mara không còn quyền lực đối với Đức Phật, ông tỏ lòng tôn kính Đức Phật và thấy mình được đưa lên thiên đàng. Và đó không phải là tất cả. Ông trở thành một vị bồ tát. Trong tương lai ông sẽ đạt được Giác ngộ như một vị Phật hoàn toàn tự giác ngộ. Vì vậy ông có lợi và Đức Phật có lợi. Đây là bản chất của những người có trí tuệ: họ có thể lấy điều xấu và biến chúng thành tốt. Còn chúng ta, chúng ta vẫn nằm dưới sự thống trị của đủ loại Maras. Những Maras hung bạo này được gọi là Kilesa-Maras, những con quỷ của phiền não ô trược. Những con lớn, những con thật sự khét tiếng, là tham, sân, và si. Đây là những con nổi tiếng. Còn đối với những con ở trong bóng tối, đằng sau hậu trường, đó là kama-tanha, ham muốn nhục dục, cố gắng để có được những thứ theo cách gây khó khăn cho Giáo Pháp; bhava-tanha, ham muốn mọi thứ theo cách này hay cách nọ; và vibhava-tanha, khao khát rằng mọi thứ không xảy ra. Ví dụ, một khi chúng ta có được tài sản, chúng ta không muốn mất nó; một khi chúng ta có được địa vị, chúng ta không muốn bất cứ ai xóa sạch lợi thế của chúng ta so với người khác. Đây là vibhava-tanha. Ba dạng ham muốn này cũng là những con quỷ của phiền não ô trược, nhưng chúng không được nhiều người biết đến. Họa hoằn lắm bạn mới nghe thấy ai đó nhắc đến tên của chúng. |
As for greed, aversion, and delusion, they're very big, very powerful, very well known. The mother of all these Maras is ignorance (avijja). Everything comes out of ignorance. Goodness comes from ignorance. Evil comes from ignorance. To call things by their proper names, ignorance is the requisite condition for fabrications (sankhara), and fabrications, when they arise, come in three sorts:
These forms of fabrication are also demons of defilement. They're the children of Mara, but they rarely show their faces in public. They're like the children of nobility, children in the royal palace. They hardly ever show their faces outside, so very few people know their names, very few people have seen their faces. Unless you develop the mind in concentration you won't get to see these beauties. If you develop concentration, you can peer inside, using your discernment to part the curtains, and then you'll get to see these children of Mara. The mother of Mara, ignorance, lies even deeper inside. Ignorance means not being acquainted with your own mind — mistaking your thinking for your mind; mistaking your knowledge for the mind; thinking that your thoughts of the past or future are the mind; thinking that the body is the mind or the mind is the body; that feeling is the mind or the mind is feeling; that mental qualities are the mind, or that the mind is mental qualities; that the mind is the self or the self is the mind; not being able to separate these things from yourself, getting yourself all entangled: that's called ignorance. In short, ignorance means getting caught up on the present. |
Đối với tham, sân, và si, chúng rất lớn, rất mạnh, rất nổi tiếng. Mẹ của tất cả những Maras này là sự thiếu hiểu biết (avijja - vô minh). Mọi thứ đến từ vô minh. Thiện đến từ vô minh. Ác đến từ vô minh. Để gọi mọi thứ bằng tên riêng của chúng, vô minh là điều kiện cần thiết cho tư tưởng cấu thành (sankhara - hành uẩn), và hành uẩn, khi chúng phát sinh, có ba loại:
Các dạng hành uẩn này cũng là những con quỷ của phiền não ô trược. Chúng là con của Mara, nhưng chúng hiếm khi lộ mặt nơi công cộng. Chúng giống như con của giới quý tộc, trẻ con trong cung điện. Chúng ít khi lộ mặt ra ngoài, vì vậy rất ít người biết tên của chúng, rất ít người được nhìn thấy mặt chúng. Trừ khi bạn phát triễn tâm trong định, bạn sẽ không thể nhìn thấy những vẻ đẹp này. Nếu bạn phát triễn định, bạn có thể nhìn vào trong, sử dụng tuệ phân biệt của bạn để vén rèm cửa, và sau đó bạn sẽ thấy những đứa con này của Mara. Mẹ của Mara, vô minh, thậm chí nằm sâu hơn bên trong. Vô minh có nghĩa là không quen thuộc với tâm của bạn — nhầm lẫn suy nghĩ của bạn với tâm của bạn; nhầm lẫn kiến thức của bạn là tâm; nghĩ rằng suy nghĩ của bạn về quá khứ hay tương lai là tâm; nghĩ rằng thân là tâm hay tâm là thân; rằng cảm giác là tâm hay tâm là cảm giác; rằng các phẩm chất tinh thần là tâm, hay tâm là các phẩm chất tinh thần; rằng tâm là tự ngã hay tự ngã là tâm; không thể tách những thứ này ra khỏi chính mình, khiến bạn bị rối bời: đó gọi là vô minh. Nói tóm lại, vô minh có nghĩa là bị cuốn vào hiện tại. |
All of the things I've mentioned so far are called the demons of defilement. They bother us all the time, get in our way all the time, which is why they're called the demons of defilement. How are they demons? When you get really greedy, for instance, it gets in the way of your being generous and giving donations. You simply want to get and don't want to give. That's how greed is a demon. When we get possessive of things, holding on tight, and someone destroys what we're holding onto, we get upset and feel mistreated. This puts our mind into a turmoil and gets it all stirred up. This is how greed is a demon. The same holds true for anger. Once it arises, you don't give a damn about anything. You see other people as nothing more than red or black ants: all you have to do is step on them and they're done for. The explosive power of anger is more violent than anything else. Whether or not you'll actually be able to get your way, you don't care. You're brazen and foolhardy. But if anyone comes along at that time and tries to persuade you to act in a skillful way, you don't want anything of what they have to say. The anger has to go its course until it runs out on its own. This is why it's called a demon, because you can't do anything good while you're under its power. Delusion is even worse. Delusion seeps into you, the way blood seeps throughout every part of your body. When we do evil, we're deluded. When we do good, we're still deluded. Even though we're well-educated in the Dhamma, we can't yet escape from the power of delusion. No matter who we are, it stays right on our heels. We may want to make merit, but when we're deluded we don't know what's right and what's wrong. We simply want the merit. We observe the precepts because we want to be good, but we don't know what real virtue is. It's the same when we practice concentration. We want to get results, but we can't tell right concentration from wrong. We simply keep on wanting. This is called delusion, in that our knowledge isn't in line with the truth. It's not that we don't know anything. We know, but what we know goes straying away from the truth. We're like a person who has lost his way: he can still keep going; it's just that he's not on the right path. Suppose, for instance, that we want to go to Bangkok but we get confused about the way and start heading to BangPuu. We're off the path as far as Bangkok is concerned, but we're on the right path for BangPuu — and we can keep on going. It's not the case that when you're on the wrong path you can't go. You can, but it's the wrong path as far as the destination you want. You're simply going to end up disappointed. This is why delusion is called a demon. |
Tất cả những thứ tôi đề cập từ nảy giờ được gọi là những con quỷ của phiền não ô trược. Chúng làm phiền chúng ta mọi lúc, cản trở chúng ta mọi lúc, đó là lý do tại sao chúng được gọi là những con quỷ của phiền não ô trược. Chúng là quỷ như thế nào? Ví dụ, khi bạn thật sự tham, nó cản trở lòng rộng lượng và việc từ thiện của bạn. Bạn chỉ muốn nhận và không muốn cho. Đó là vì sao tham là con quỷ. Khi chúng ta sở hữu mọi thứ, giữ chặt, và ai đó phá hủy những gì chúng ta đang nắm giữ, chúng ta sẽ khó chịu và cảm thấy bị ngược đãi. Điều này khiến tâm chúng ta rơi vào tình trạng hỗn loạn và bị khuấy động. Đây là vì sao tham là con quỷ. Tương tự như vậy đối với sân. Khi nó nảy sinh, bạn không quan tâm đến bất cứ điều gì. Bạn nhìn người khác không gì hơn là những con kiến đỏ hay đen: tất cả những gì bạn phải làm là dẫm lên chúng và và thế là chúng đi đong. Sức mạnh bùng nổ của sự giận dữ thì khốc liệt hơn bất cứ thứ gì khác. Bạn có thật sự đi được theo cách của mình hay không, bạn không quan tâm. Bạn thật trơ trẽn và điên rồ. Nhưng nếu có ai đi cùng vào lúc đó và cố gắng thuyết phục bạn hành động một cách khéo léo, bạn không muốn nghe bất cứ điều gì họ nói. Sân phải đi theo tiến trình của nó cho đến khi nó tự hết. Đây là lý do nó được gọi là con quỷ, bởi vì bạn không thể làm điều gì tốt khi bạn ở dưới quyền lực của nó. Si thậm chí còn tồi tệ hơn. Si thấm vào bạn, theo cách máu thấm khắp mọi nơi trên thân thể bạn. Khi chúng ta làm điều ác, chúng ta bị si mê. Khi chúng ta làm điều tốt, chúng ta vẫn bị si mê. Mặc dù chúng ta được giáo dục tốt về Pháp, chúng ta không thể thoát khỏi quyền lực của sự si mê. Bất kể chúng ta là ai, nó ở ngay trên gót chân cuả chúng ta. Chúng ta có thể muốn công đức, nhưng khi chúng ta bị si mê chúng ta không biết điều gì đúng và điều gì sai. Chúng ta chỉ đơn giản muốn có công đức. Chúng ta tuân thủ giới luật bởi vì chúng ta muốn trở thành tốt, nhưng chúng ta không biết đức hạnh thật sự là gì. Tương tự như vậy khi chúng ta thực hành thiền định. Chúng ta muốn có kết quả, nhưng chúng ta không thể phân biệt được chánh định với tà định. Chúng ta chỉ tiếp tục mong muốn. Đây gọi là si mê, trong đó kiến thức của chúng ta không phù hợp với sự thật. Không phải là chúng ta không biết gì cả. Chúng ta biết, nhưng những gì chúng ta biết đi lệch khỏi sự thật. Chúng ta giống như một người đi lạc lối: người ấy vẫn có thể tiếp tục đi; chỉ là họ không đi đúng đường. Giả sử, chúng ta muốn đi đến Bangkok nhưng chúng ta nhầm lẫn về con đường và bắt đầu đi đến BangPuu. Chúng ta đi chệch hướng Bangkok nhưng đúng hướng BangPuu — và chúng ta có thể tiếp tục đi. Đây không phải trường hợp bạn đi nhầm đường thì không thể đi được. Bạn có thể, nhưng đó là con đường sai lệch so với đích bạn muốn. Bạn chỉ đơn giản là sẽ thất vọng. Đây là lý do tại sao si được gọi là con quỷ. |
The second level of demons are the forms of craving. There are three forms of craving, but they boil down to two sorts. We translate craving as "desire," and desire has two types. One is desire mixed with lust, in the ordinary way of the world. The second has no lust. It's simply a sense of inclination, affection, a liking for objects. For example, we feel a liking for certain sights. We see certain material objects and we like the way they look, so we search for them — in other words, we want to get them. This, too, is a type of craving. The same holds true for the various sounds we like. We struggle to get hold of them. Our desire pulls us, yanks us, drags us along — whether or not we'll get what we want, we have to keep running. If we get what we want, we at least have something to show for our efforts. If we don't, it's a waste of time and energy, and we suffer. This kind of desire is also called craving: craving for objects, for sights, sounds, smells, tastes, tactile sensations: things we like. This is desire combined, not with lust, but with greed. So craving has these two flavors, distilled out of kama-tanha, bhava-tanha, and vibhava-tanha: desire combined with lust, and desire free of lust. These, too, are demons of defilement. Each of them prevents the mind from inclining toward right concentration. This is why desire — chanda — is classed as a hindrance. Desire on the level of a hindrance covers inclination, a sense of liking, without any lust mixed in. But there's another type of chanda — called chanda-raga, or desire-and-passion — which is heavier than chanda as a hindrance. Chanda as a hindrance is light. Chanda-raga is an enemy of the precepts. Chanda as a hindrance is an enemy of concentration. This is why desire in either sense of the word is classed as a demon, a demon of defilement. This is the second level. |
Cấp độ thứ nhì của quỷ là các hình thức tham ái. Có ba hình thức tham ái, nhưng chủ yếu có hai loại. Chúng ta diễn dịch tham ái là "mong muốn", và mong muốn có hai loại. Một là mong muốn xen lẫn với dục vọng, theo cách thông thường của thế giới. Loại thứ hai không có dục vọng. Nó chỉ là cảm giác nghiêng về, lưu luyến, ưa thích đối với đồ vật. Ví dụ, chúng ta cảm thấy thích vài hình ảnh cụ thể. Chúng ta thấy vài đối tượng vật chất cụ thể và thích dáng vẻ của chúng, vì vậy chúng ta tìm kiếm chúng — nói cách khác, chúng ta muốn có chúng. Đây cũng là một kiểu tham ái. Tương tự như vậy đối với một số âm thanh mà chúng ta thích. Chúng ta nỗ lực để nắm giữ chúng. Mong muốn của chúng ta níu kéo chúng ta, lôi chúng ta theo — cho dù chúng ta có đạt được những gì chúng ta muốn hay không, chúng ta phải tiếp tục chạy. Nếu chúng ta đạt được điều mình muốn, thì ít nhất chúng ta có cái gì đó để thể hiện cho nỗ lực của chúng ta. Nếu không, đó là lãng phí thời giờ và năng lượng, và chúng ta đau khổ. Loại mong muốn này cũng được gọi là tham ái: khao khát đồ vật, hình ảnh, âm thanh, mùi, vị, cảm giác xúc giác: những thứ chúng ta thích. Đây là mong muốn kết hợp, không phải với dục vọng, mà với tham lam. Vì vậy tham ái có có hai hương vị, được chắt lọc từ kama-tanha, bhava-tanha, và vibhava-tanha: mong muốn kết hợp với dục vọng, và mong muốn không lẫn với dục vọng. Chúng cũng là những con quỷ của phiền não ô trược. Mỗi thứ trong số chúng đều cản trở tâm nghiêng về chánh định. Đây là lý do tại sao mong muốn — chanda — được coi là một trở ngại. Mong muốn ở cấp độ trở ngại bao hàm khuynh hướng, một cảm giác ưa thích, mà không có bất cứ dục vọng nào xen vào. Nhưng có một loại chanda khác — gọi là chanda-raga, hay mong muốn và đam mê — so với chanda thì nó là một trở ngại nặng hơn. Chanda là một loại trở ngại nhẹ. Chanda-raga là kẻ thù của giới luật. Chanda như một trở ngại thì là kẻ thù của định. Đây là lý do tại sao mong muốn theo cả hai nghĩa của từ này được phân loại là quỷ, con quỷ của phiền não ô trược. Đây là cấp độ thứ nhì. |
The next level of demons are the forms of mental fabrication. For example, meritorious fabrications: the mind's thoughts of concocting or giving rise to merit. Now suppose that those thoughts don't succeed. The mind sours. Like King Asoka, who ruled over the Indian subcontinent, governing in two ways. One was through his goodness as a person. His subjects respected him, honored him, and so they obeyed him. The other way was through his military power and might. This was why there was law and order among his people. In the area of the religion, he gave tremendous support and encouragement, building a great deal of goodness — so much so that it backfired on him. He gave continual donations to the bhikkhu sangha until one day, toward the end of his life, he decided that he wanted to use some money to buy donations as a form of homage to the Buddha, homage to the Dhamma, and homage to the Sangha. After he had formulated this intention, but before he had had the opportunity to spend as much as he wanted, he fell ill. So he wanted to hurry up and finish making merit in line with his plans. He sent one of his officials to draw more money from the treasury, which held both government funds and the king's private funds. When the official got to the treasury, the treasurer wouldn't hand over the money, because he felt that it should go only to the government. So the official returned to inform King Asoka, who got upset. "These are my funds," he thought. He wanted to use the funds as a form of homage to the Buddha, homage to the Dhamma, and homage to the Sangha, but when he couldn't do it, his mind turned sour. And it so happened that while his mind was soured, he died. Now, because he died while he was angry at his treasurer for not letting him make merit, the result was that he was born as a gigantic snake, an enormous python, slithering back and forth around the royal treasury. And there he had to stay, fixated on his possessions, for many days, which prevented him from enjoying the results of the good he had done. When he was alive, he had done good in lots of ways: building temples, building chedis, planting huge numbers of Bodhi trees, giving huge donations to the Sangha, observing the precepts, listening to the Dhamma. When he died, he should have been reborn as a male or female deva, but instead he went and took birth as a snake. This is an instance of how good intentions, meritorious intentions, when they aren't fulfilled, can lead to defilement and rebirth as a common animal. This is why thoughts of making merit, even though they're meritorious, can turn into demons. |
Cấp độ tiếp theo của quỷ là các hình thức tư tưởng cấu thành. Ví dụ, tư tưởng tạo công đức: suy nghĩ của tâm về việc trù liệu hay làm phát sinh công đức. Bây giờ giả sử những suy nghĩ đó không thành công. Tâm trở nên chua chát. Giống như Vua Asoka, người cai trị lục địa Ấn Độ, cai trị theo hai cách. Một là qua lòng tốt của ông với tư cách là một con người. Thần dân của ông kính trọng ông, tôn vinh ông, và vì vậy họ phục tùng ông. Cách khác là qua quyền lực và sức mạnh quân sự của ông. Đây là lý do tại sao có luật pháp và trật tự trong dân tộc của ông. Trong lĩnh vực tôn giáo, ông hết lòng hỗ trợ và khuyến khích, tạo dựng rất nhiều điều tốt lành — nhiều đến nỗi nó phản tác dụng đối với ông. Ông liên tục đóng góp cho tăng đoàn tỳ khưu cho đến một ngày, về cuối đời, ông quyết định rằng ông muốn dùng một số tiền để mua quà tặng như một hình thức tỏ lòng tôn kính Đức Phật, tôn kính Pháp, và tôn kính Tăng đoàn. Sau khi đã hình thành ý định này, nhưng trước khi có dịp để chi tiêu nhiều như dự định thì ông ngã bệnh. Vì vậy ông muốn nhanh chóng hoàn thành công đức phù hợp với kế hoạch của mình. Ông cử một trong những quan chức của mình đi rút thêm tiền từ ngân khố, nơi chứa cả quỹ chính phủ và quỹ riêng của vua. Khi quan chức đó đến ngân khố, người thủ quỹ không giao tiền vì ông ta cảm thấy rằng nó chỉ nên được giao cho chính phủ. Vì vậy viên quan trở về thông báo cho Vua Asoka khiến ông rất buồn. "Đây là tiền của ta", ông nghĩ. Ông muốn dùng số tiền này như một hình thức tỏ lòng tôn kính Đức Phật, tôn kính Pháp, và tôn kính Tăng đoàn, nhưng ông không thể làm được, tâm ông trở nên chua chát. Và nó đã xảy ra đến nỗi khi tâm ông chua chát, ông chết đi. Thế rồi, vì ông chết trong khi tức giận với thủ quỹ của mình vì đã không để cho ông làm công đức, kết quả là ông tái sinh là một con rắn khổng lồ, một con trăn khổng lồ, trườn tới lui quanh ngân khố hoàng gia. Và ông đã phải ở lại, gắn bó với tài sản của mình, trong nhiều ngày, điều này khiến ông không thể tận hưởng kết quả của những điều thiện mà ông đã làm. Khi ông còn sống, ông đã làm điều thiện theo nhiều cách: xây chùa, xây bảo tháp, trồng rất nhiều cây Bồ đề, đóng góp lớn cho Tăng đoàn, tuân thủ giới luật, lắng nghe Pháp. Khi ông chết, ông đáng lẽ phải được tái sinh thành một vị thiên nam hay thiên nữ, nhưng thay vào đó, ông lại đi tái sinh thành một con rắn. Đây là một ví dụ cho thấy những ý định tốt, những ý định thiện nguyện, khi chúng không được hoàn thành, có thể dẫn đến phiền não ô trược và tái sinh như một con vật thông thường. Đây là tại sao tư tưởng tạo công đức, mặc dù đáng khen, có thể biến thành quỷ. |
The same is even more true with demeritorious fabrications, thoughts of doing evil. Simply thinking evil is enough to get in the way of our goodness. When thoughts of this kind arise in the mind, even though we haven't yet acted on them, even though we haven't yet spoken under their influence, the simple fact of having a bad intention in the mind is enough to prevent us from reaching the noble paths and fruitions. An example of this is the story of two villagers, two friends, on the Buddhist sabbath. Early in the morning, the people in the village heard the sound of the bell and gong in the local temple, so they got up before daylight and got ready to go give food and listen to a sermon at the temple. One of the friends thought to himself, "If I go make merit at the temple, then when I get back home I won't have anything to eat. I'd better go fishing instead." So he cooked some rice and prepared the food for the other friend to take to the temple. As for the friend who went to the temple: while he was placing food in the monks' bowls, taking the precepts, and listening to the sermon, all he could think was evil thoughts: "Will my friend catch any fish for us to eat this evening, I wonder." As he thought about this, he developed a strong desire to eat fish curry, made from the fish his friend was out killing in the stream. That's all he could think about as he was putting food in the monks' bowls and listening to the sermon. He wasn't thinking about the killing. He simply thought, "If my friend catches some fish, I'll get to eat." As for the friend who was out catching fish, all he could think about was, "I wonder if my friend has put food in the monks' bowls yet... By now, he's probably taken the precepts... By now he's probably listening to the sermon and getting lots and lots of merit." That's all he could think about. Now, through the strong meritorious power of his thinking, not a single fish got caught in his net. Every time he heard the gong being struck at the temple, he'd put down his net, raise his hands, and say, "Sadhu!" — all day until darkness fell. Because his thoughts were so lost in doing good, his efforts to do evil didn't succeed. As for the friend who went to make merit in the temple, his thoughts were lost in eating fish with his friend, so he ended up getting hardly any merit at all. The returns on his merit weren't worth all the time and effort that had gone into fixing food for the monks, taking the precepts, and listening to the sermon with his hands folded in respect. In other words, his state of mind canceled out his goodness, so he ended up no match for his friend who was out doing evil without really wanting to. Thus his state of mind turned into a demon and harmed him in two ways: The first was that he wanted to eat fish but didn't get a single bite. The second was that even though he did gain some merit from the donations he had made to the monks, it was only a little bit. He simply went through the motions of putting food in the monks' bowls, taking the precepts, listening to the sermon, but his mind was focused on eating murrel-fish curry with his friend. So he didn't get any of the good results that he should have from his actions. This is why it's said that evil thoughts cancel out our goodness. Even if we're doing good, thoughts of this sort cut off our goodness, like a palm tree or a coconut tree with its crown cut off. Or a banana tree that has borne fruit: it won't be able to grow any further, to bear flowers or produce any more fruit. People who think in ways that are evil, even if they do good, don't meet with any progress in life. They meet with nothing but failure. This is called demeritorious fabrication, another kind of demon that prevents us from succeeding at giving rise to goodness. |
Điều này càng đúng hơn với sự cấu thành tư tưởng bất thiện, những ý nghĩ làm điều ác. Chỉ cần suy nghĩ về điều ác là đủ để cản trở đức hạnh của chúng ta. Khi những suy nghĩ kiểu này nảy sinh trong tâm, mặc dù chúng ta chưa hành động, mặc dù chúng ta chưa phát ngôn dưới ảnh hưởng của chúng, thực tế đơn giản của việc có ý định xấu trong tâm là đủ để ngăn cản chúng ta đạt đến những con đường cao quý và những quả vị. Một ví dụ về điều này là câu chuyện của hai dân làng, hai người bạn, trong ngày lễ Phật Đản. Từ sáng sớm, người trong làng nghe tiếng chuông mõ ở chùa làng, vì vậy họ thức dậy trước khi trời sáng hẳn và chuẩn bị đi cúng dường ẩm thực và nghe thuyết pháp tại chùa. Một trong hai người bạn tự nghĩ, "Nếu mình đi làm công đức ở chùa, thì khi về nhà mình sẽ không có gì để ăn. Tốt hơn thì mình nên đi câu cá." Vì vậy anh ta nấu cơm và chuẩn bị thức ăn cho người bạn kia mang đến chùa. Còn đối với người bạn đi chùa: trong khi đặt thức ăn vào bát của các sư, thọ giới, và nghe thuyết pháp, tất cả những gì anh ta có thể nghĩ là suy nghĩ bất thiện: "Liệu bạn mình có bắt được con cá nào cho cả hai ta ăn tối nay không." Khi nghĩ về điều này, anh ta nảy sinh ý muốn ăn cà ri cá, làm từ con cá mà bạn anh đang giết ở suối. Đó là tất cả những gì anh ta có thể nghĩ đến khi đặt thức ăn vào bát của các sư và nghe thuyết pháp. Anh ta không nghĩ về việc sát sinh. Anh ta chỉ đơn giản nghĩ, "Nếu bạn mình bắt được vài con cá, mình sẽ ăn." Còn người bạn đi bắt cá thì tất cả những gì mà anh ta nghĩ là, "Liệu bạn mình đã đặt thức ăn vào bát của các sư chưa... Giờ này chắc anh ấy đã thọ giới rồi... Giờ này chắc anh ấy đang nghe thuyết pháp và được nhiều công đức. Đó là tất cả những gì anh ta có thể nghĩ đến. Thế là, qua sức mạnh từ thiện của những suy nghĩ của anh, không một con cá nào bị mắc vào lưới của anh. Mỗi khi nghe tiếng chuông chùa, anh đặt lưới xuống, giơ tay lên, và nói, "Sadhu! - Thiện tai!" — cả ngày cho đến khi trời tối. Bởi vì anh quá bận suy nghĩ đến việc làm điều thiện, những nỗ lực làm điều ác của anh đã không thành công. Còn người bạn đi làm công đức ở chùa, anh ta bận suy nghĩ đến việc ăn cá với bạn, nên cuối cùng chẳng được công đức gì cả. Sự đền đáp về công đức của anh không xứng đáng với tất cả thời gian và nỗ lực đã bỏ ra để sắm sửa thức ăn cho các sư, thọ giới, và chắp tay nghe nghe giảng. Nói cách khác, trạng thái tâm của anh ta đã hủy bỏ điều thiện của anh ta, vì vậy rốt cuộc anh ta không bằng bạn mình, người đã ra ngoài làm điều ác mà không thật sự muốn. Vì thế trạng thái tâm của anh đã biến thành con quỷ và làm hại anh theo hai cách: Thứ nhất là anh muốn ăn cá nhưng không được miếng nào. Thứ nhì là mặc dù anh đã có được vài công đức từ việc cúng dường cho các sư, nó chỉ là một chút. Anh chỉ đơn giản trải qua những động tác đặt thức ăn vào bát của các sư, thọ giới, nghe thuyết pháp, nhưng tâm anh tập trung vào việc ăn cà ri cá với bạn mình. Vì vậy anh không nhận được kết quả tốt nào mà anh nên có từ hành động của mình. Đây là lý do tại sao người ta nói rằng điều ác hủy hoại điều thiện của chúng ta. Thậm chí nếu chúng ta đang làm điều thiện, những suy nghĩ kiểu này cắt đứt điều thiện của chúng ta, giống như cây cọ hay cây dừa bị chặt mất đỉnh của nó. Hay một cây chuối đã sinh trái: nó sẽ không thể phát triễn thêm nữa, không thể đơm hoa hay kết trái được nữa. Những người suy nghĩ theo cách xấu, thậm chí nếu họ làm điều tốt, không gặp bất kỳ tiến bộ nào trong đời sống. Họ không gặp gì ngoài thất bại. Đây gọi là sự cấu thành tư tưởng bất thiện, một loại quỷ khác mà sẽ ngăn cản chúng ta thành công trong việc phát triễn tánh thiện. |
The third kind of mental fabrication is thinking that's neutral, that isn't yet good or evil. This kind of thinking can also be a demon of defilement. Say, for instance, that we plan to work on our farm. "We don't have time to go to the monastery," we tell ourselves. "We don't yet have enough to eat." Or if we plan to go selling things. "If we go to the monastery, we won't have time to get a good return." Or we spend our time thinking about some important business we have to do, that we'll have to do this and say that. Or we think about going out to cruise around and relax a bit. When we think in this way, it takes up the time we can use to develop goodness within ourselves. We keep putting it off. In what way? When we're children, we tell ourselves that we can wait until we're older. We're not going to die anytime soon, so we should take the time to study instead. When we become young adults, we tell ourselves that we can wait until we get married. Once we get married and get ourselves established in our career, we tell ourselves to wait until our children are grown and they get married. Going to the monastery can wait until we've aged a bit. We keep on putting it off and turn ourselves into nice sweet pigs for Mara to swallow down easily without our even realizing it. Finally, if we really do survive until old age, our children get worried and try to dissuade us from going. "Mom, don't go to the monastery. You're old. You'll suffer all sorts of hardships." And we believe them. "If you feel faint or get sick, it's going to be hard for you." Your eyes get so that you can't see, your ears get so that you can't hear. You can't hear the sermons, can't hear when they're giving the precepts. Your eyes, your ears, every path for doing good gets closed off and sealed up tight. This is what happens to people who get all wrapped up in their work — worried about how they're going to eat, sleep, and live; worried about wealth and poverty to the point where they can't develop any skillfulness and see it through. These ways of thinking are a type of mental fabrication that fools us, trips us up, pulls us back, ties us down. That's why they count as a type of Mara, as demons of defilement. The demon of defilement on the fourth level is ignorance, not being acquainted with things. We aren't acquainted with suffering and stress; aren't acquainted with the cause of stress; aren't acquainted with the cessation of stress or with the path of practice leading to the cessation of stress. Our not being acquainted with these four noble truths is one aspect of ignorance. Another aspect is not knowing which affairs are past, which ones are future, and which ones are present. These three, plus the four noble truths, add up to seven. And then there's not knowing ignorance itself, which makes eight. These forms of unawareness are called avijja, or ignorance. |
Loại tư tưởng cấu thành thứ ba là suy nghĩ trung tính, chưa thiện hay ác. Loại suy nghĩ này cũng có thể là quỷ của phiền não ô trược. Chẳng hạn như, chúng ta dự định làm việc trong trang trại của mình. "Chúng ta không có thời giờ để đi đến tu viện," chúng ta tự nhủ. "Chúng ta vẫn chưa có đủ ăn." Hay nếu chúng ta dự định đi bán hàng. "Nếu chúng ta đi đến tu viện, chúng ta sẽ không có thời giờ để có được lợi nhuận tốt." Hay chúng ta dùng thời giờ suy nghĩ về một số công việc kinh doanh quan trọng mà chúng ta phải làm, rằng chúng ta sẽ phải làm điều này và nói điều nọ. Hay chúng ta nghĩ về việc đi du ngoạn và thư giãn một chút. Khi chúng ta nghĩ theo cách này, nó lãng phí thì giờ mà chúng ta có thể dùng để phát triễn tánh thiện trong bản thân. Chúng ta tiếp tục trì hoãn nó. Theo cách nào? Khi chúng ta còn nhỏ, chúng ta tự nhủ rằng chúng ta có thể đợi đến khi chúng ta lớn hơn. Chúng ta sẽ không chết sớm, vì vậy chúng ta nên dành thời giờ để học hỏi. Khi chúng ta trở thành thanh niên, chúng ta tự nhủ rằng chúng ta có thể đợi cho đến khi kết hôn. Sau khi kết hôn và lập nghiệp, chúng ta tự nhủ đợi đến khi con cái trưởng thành và chúng kết hôn. Việc đi tu viện có thể đợi cho đến khi chúng ta già đi một chút. Chúng ta tiếp tục trì hoãn và biến mình thành con heo ngon lành cho Mara nuốt chửng dễ dàng mà chúng ta không hề nhận ra. Cuối cùng, nếu chúng ta thật sự sống cho đến tuổi già, con cái của chúng ta sẽ lo lắng và cố gắng ngăn cản chúng ta đi. "Mẹ ơi, đừng đi đến tu viện. Mẹ già rồi. Mẹ sẽ phải chịu đủ mọi khó khăn." Và chúng ta tin chúng. "Nếu mẹ bị xỉu hay đau ốm thì sẽ khó khăn cho mẹ." Mắt của bạn bị che lấp đến độ bạn không thể nhìn, tai của bạn bị bịt đến độ bạn không thể nghe. Bạn không thể nghe thuyết pháp, không thể nghe khi họ truyền giới. Mắt bạn, tai bạn, mọi con đường để làm điều thiện đều bị đóng lại và niêm phong chặt chẽ. Đây là những gì xảy ra cho những người bận rộn với công việc của họ — lo lắng về cách ăn, ngủ, và sống như thế nào; lo lắng về sự giàu có và nghèo khổ đến mức họ không thể phát triễn bất cứ kỹ năng nào và nhìn thấu nó. Những cách suy nghĩ này là một loại ngụy tạo tinh thần để đánh lừa chúng ta, khiến chúng ta vấp ngã, kéo chúng ta lại, trói chúng ta xuống. Đó là lý do tại sao chúng được coi là một loại Mara, như những con quỷ của phiền não ô trược. Con quỷ của phiền não ô trược ở cấp độ thứ tư là vô minh, không hiểu rõ đau khổ và căng thẳng; không hiểu rõ nguyên nhân của căng thẳng; không hiểu rõ sự chấm dứt căng thẳng hay con đường thực hành dẫn đến sự chấm dứt căng thẳng. Sự không hiểu rõ bốn chân lý cao quý này (tứ diệu đế) là một khía cạnh của vô minh. Một khía cạnh khác là không biết việc nào là quá khứ, việc nào là tương lai, và việc nào là hiện tại. Ba điều này, cộng với tứ diệu đế là bảy. Thêm vào đó, chính sự việc không biết vô minh, cộng lại là tám. Những hình thức không hiểu biết này được gọi là avijja, hay vô minh. |
What this all boils down to is not knowing the path. For instance, when we practice the four frames of reference: kayanupassana — we focus on the body in and of itself, but we don't understand the body. We think that the body is the mind or the mind is the body. This is ignorance. It's dark. It closes off the body and closes off the mind, so that we think that they're one and the same thing. We can't separate the body from the mind or the mind from the body. This is called not knowing our path. Vedananupassana: we focus on feelings in and of themselves, but we aren't really acquainted with feelings. "Feelings" here means the act of savoring sensations, which sometimes are pleasant, sometimes painful, sometimes neither pleasant nor painful. We think that the pleasure is the same thing as our own mind, or that our self is what has pleasure. Or we think that the pain is the same thing as our self, or that our self is what has pain. We can't separate the pleasure and pain from the mind, so they get tightly tangled up together. We can't separate them, can't tell what's what. This is called ignorance, not being acquainted with the path. Cittanupassana: we focus on the mind in and of itself, but we aren't really acquainted with the mind. What is the mind? Actually, there are two aspects to the mind. There's mental consciousness, and then there's the mind itself. We think that consciousness is the mind, that the mind is consciousness. Actually, consciousness is what goes. Say that we see a sight in Bangkok. Cakkhu-viññana — eye-consciousness — is what goes to the sight, but the mind doesn't go. The act of going is what's called consciousness, but there's no substance to it. |
Vấn đề là do không biết con đường. Ví dụ, khi chúng ta thực hành bốn khung tham chiếu/tứ niệm xứ: kayanupassana — chúng ta tập trung vào chính thân thể, nhưng chúng ta không hiểu thân thể. Chúng ta nghĩ rằng thân là tâm hay tâm là thân. Đây là vô minh. Nó đen tối. Nó chặn thân và chặn tâm, vì vậy chúng ta nghĩ rằng chúng là một và cùng một thứ. Chúng ta không thể tách thân khỏi tâm hay tâm khỏi thân. Đây gọi là không biết con đường của chúng ta. Vedananupassana: chúng ta tập trung vào chính cảm giác, nhưng chúng ta không thật sự hiểu cảm giác. "Cảm giác" ở đây nghĩa là hành động tận hưởng cảm giác, đôi khi vui sướng, đôi khi đau đớn, đôi khi không vui sướng cũng không đau đớn. Chúng ta nghĩ rằng niềm vui là cùng một thứ với tâm, hay tự ngã của chúng ta là thứ có niềm vui. Hay chúng ta nghĩ rằng nỗi đau là cùng một thứ với tự ngã của chúng ta, hay tự ngã của chúng ta là thứ có nỗi đau. Chúng ta không thể tách niềm vui hay nỗi đau khỏi tâm, vì vậy chúng quấn chặt lấy nhau. Chúng ta không thể tách rời chúng, không thể nói cái gì là cái gì. Đây gọi là vô minh, không hiểu rõ con đường. Vedananupassana: chúng ta tập trung vào chính cái tâm, nhưng chúng ta không thật sự hiểu tâm. Tâm là gì? Thật ra, tâm có hai khía cạnh. Một là ý thức, và hai là chính cái tâm. Chúng ta nghĩ rằng ý thức là tâm, rằng tâm là ý thức. Thật ra, ý thức là những gì đi. Ví dụ chúng ta thấy một cảnh tượng ở Bangkok. Cakkhu-viññana — nhãn thức — là những gì đi đến cảnh tượng, nhưng tâm không đi. Hành động đi được gọi là ý thức, nhưng không có thực chất nào cho nó. |
Sota-viññana: Sometimes we remember sounds from the past. Thoughts of sounds appear in the mind and we focus on them, so that we can remember what this or that person said, how beautiful it was. What we've remembered is sota-viññana, consciousness at the ear. Then there's consciousness at the nose. We can recognize what smells are making contact. We can remember what smells there were and what things we smelled in the past. The mental current that goes out to know these things is called ghana-viññana. Then there's kaya-viññana, consciousness at the body. We can recognize hot air, cold air. We can recognize that, "This kind of coolness is the coolness of water; that kind of coolness is the coolness of wind; this kind of heat is the heat of fire; this kind of heat is the heat of hot air; that kind of heat is the heat of the sun." We can recognize these things clearly. We could even write a textbook about them. Knowing these things is called kaya-viññana. Mano-viññana, consciousness at the intellect. Our thinking goes out: to Bangkok, to the forest, to the wilderness, all around the world. Our knowledge of these thoughts is mano-viññana, while the mind is what stays right here in the present. It can't go anywhere. The part of the mind that's awareness itself can't go anywhere at all. It stays right here. It goes out only as far as the skin. There's awareness of things beyond the skin, but that awareness isn't the mind. It's consciousness. There's no substance to consciousness, no substance at all, just like the air. So we don't have to get entangled with it. We can separate consciousness out of the mind, separate the mind out of consciousness. The mind is like a fire; consciousness, the light of the fire. The light and the fire are two different things, even though the light comes out of the fire. When we don't understand this, that's called ignorance. We conceive consciousness to be the mind, and the mind to be consciousness. When we have things all mixed up like this, that's called ignorance. Dhammanupassana. We focus on dhammas in and of themselves, i.e., the mental qualities that arise in the mind. When unskillful qualities arise in the mind, we don't know how much harm they cause. That's ignorance. As for skillful qualities: which ones give only small benefits, which ones give medium benefits, and which ones give overwhelming benefits, we don't know. This means that we aren't acquainted with the qualities of the mind. When we don't know the qualities of the mind, we can't separate good from evil or evil from good, we can't separate the mind from its qualities or the qualities from the mind. Everything is firmly stuck together in a big, thick mass so that we can't pry them apart. This is called ignorance. Ignorance is a Mara, a demon, a demon that stands in the way, preventing us from attaining the highest good, i.e., nibbana. |
Sota-viññana: Đôi khi chúng ta nhớ những âm thanh từ quá khứ. Ý nghĩ về âm thanh xuất hiện trong tâm và chúng ta tập trung vào chúng, để chúng ta có thể nhớ những gì người này hay người kia nói, nó đẹp làm sao. Những gì chúng ta nhớ là sota-viññana, ý thức ở tai. Rồi đến ý thức ở mũi. Chúng ta có thể nhận ra mùi nào đang tiếp xúc. Chúng ta có thể nhớ đó là mùi gì và những thứ chúng ta ngửi trong quá khứ. Dòng tâm thức đi ra ngoài để biết những điều này được gọi là ghana-viññana. Sau đó là kaya-viññana, ý thức ở thân. Chúng ta có thể nhận ra không khí nóng, không khí lạnh. Chúng ta có thể nhận ra rằng, "Loại mát này là mát của nước; loại mát kia là mát của gió; loại nóng này là nóng của lửa; loại nóng này là nhiệt của không khí nóng; loại nóng kia là nhiệt của mặt trời." Chúng ta có thể nhận ra những điều này rõ ràng. Chúng ta thậm chí có thể viết một quyển sách giáo khoa về chúng. Biết những điều này được gọi là kaya-viññana. Mano-viññana, ý thức ở trí tuệ. Suy nghĩ của chúng ta đi ra ngoài: đến Bangkok, đến rừng, đến nơi hoang dã, khắp thế giới. Kiến thức của chúng ta về những suy nghĩ này là mano-viññana, trong khi tâm là cái ở ngay đây trong hiện tại. Nó không thể đi đâu cả. Phần của tâm vốn là nhận thức của chính nó không thể đi đâu cả. Nó vẫn ở ngay đây. Nó đi xa nhất là đến lớp da. Có sự nhận thức về mọi thứ bên ngoài lớp da, nhưng nhận thức đó không phải là tâm. Đó là ý thức. Không có thực chất nào cho ý thức, không thực chất nào cả, giống như không khí. Vì vậy chúng ta không phải vướng víu với nó. Chúng ta có thể tách ý thức ra khỏi tâm, tách tâm ra khỏi ý thức. Tâm giống như lửa; ý thức, ánh sáng của lửa. Ánh sáng và lửa là hai thứ khác nhau, mặc dù ánh sáng phát ra từ lửa. Khi chúng ta không hiểu điều này, đó gọi là vô minh. Chúng ta quan niệm ý thức là tâm, và tâm là ý thức. Khi chúng ta có mọi thứ lẫn lộn như thế này, đó gọi là vô minh. Dhammanupassana. Chúng ta tập trung vào pháp trong chính nó, tức là, những phẩm chất tinh thần phát sinh trong tâm. Khi những phẩm chất thô thiển phát sinh trong tâm, chúng ta không biết chúng gây ra bao nhiêu tổn hại. Đó là vô minh. Còn đối với những phẩm chất tinh vi: cái nào chỉ cho lợi ích nhỏ, cái nào cho lợi ích trung bình, và cái nào cho lợi ích vượt trội, chúng ta không biết. Điều này có nghĩa là chúng ta không quen thuộc với những phẩm chất của tâm. Khi chúng ta không biết những phẩm chất của tâm, chúng ta không thể tách thiện ra khỏi ác hay ác ra khỏi thiện, chúng ta không thể tách tâm ra khỏi những phẩm chất của nó hay những phẩm chất ra khỏi tâm. Mọi thứ dính chặc với nhau thành một khối lớn rắn chắc khiến chúng ta không thể cạy chúng ra. Đây gọi là vô minh. Vô minh là một Mara, một con quỷ, con quỷ cản đường, ngăn cản chúng ta không đạt được điều tốt đẹp nhất, tức là, niết bàn. |
All four of these types of defilement are called the Maras or demons of defilement. The mother of Mara is ignorance. The children of Mara are mental fabrications; the grandchildren of Mara are the three forms of craving; and the great-grandchildren of Mara are greed, aversion, and delusion. Sometimes these members of the Mara family help us develop merit and skill. Sometimes they get up and sit on our heads, lording it over us, ordering us around. Say, for instance, that greed gets really strong. We grab hold of whatever we can get our hands on, with no thought for who it belongs to, or whether taking it is right or wrong. When greed gets really strong, it can pressure us into doing evil. When anger gets really strong, it puts pressure on our nerves to the point where we can hand down a death sentence and commit murder. The same is true with delusion. Each of these things is an enemy, blocking off our goodness, but each can also benefit us as well. If we have any discernment, greed can help us. Anger can help us. Delusion can help us. If we have any discernment, craving can help motivate us to develop goodness. Don't look down on it. We've come here to listen to a sermon. Who talked us into coming? Craving, that's who. When people ordain as monks and novices, what forces them to do it? Craving, that's what. We shouldn't focus only on its bad side. As for meritorious fabrications, if we didn't have any of them at all, we wouldn't be able to develop any goodness. Everyone who develops goodness in any way has to start out with the intention to do it. Ignorance is also good. When we know that we have ignorance, we hurry up and find some way to overcome it. Ignorance is what leads us astray, but ultimately ignorance is what will have to lead us back. Knowledge never led anyone to study. Ignorance is what makes people want to learn. When people already know, why would they want to look further? Delusion is what makes us look for knowledge — by joining society, by associating with people. Our knowledge grows broader and broader from the first impulse born in ignorance. |
Cả bốn loại phiền não ô trược này được gọi là Maras hay những con quỷ của phiền não ô trược. Mẹ của Mara là vô minh. Con của Mara là những tư tưởng cấu thành; cháu của Mara là ba hình thức ham muốn; và chắt của Mara là tham, sân, và si. Đôi khi những thành viên của gia đình Mara giúp chúng ta phát triễn công đức và kỹ năng. Đôi khi chúng đứng dậy và ngồi trên đầu chúng ta, ngự trị chúng ta, ra lệnh cho chúng ta. Nói ví dụ, tham trở nên thực sự mạnh mẽ. Chúng ta nắm giữ bất cứ cái gì chúng ta có thể có được, mà không nghĩ nó thuộc về ai, hay việc lấy nó là đúng hay sai. Khi tham trở nên thực sự mạnh mẽ, nó có thể áp lực chúng ta làm điều ác. Khi sân trở nên thực sự mạnh mẽ, nó đặt áp lực lên thần kinh của chúng ta đến mức chúng ta có thể tuyên án tử hình và phạm tội giết người. Tương tự như vậy đối với si. Mỗi thứ này là một kẻ thù, cản trở tánh thiện của chúng ta, nhưng mỗi thứ cũng có thể mang lại lợi ích cho chúng ta. Nếu chúng ta có bất cứ trí tuệ nào, tham có thể giúp chúng ta. Sân có thể giúp chúng ta. Si có thể giúp chúng ta. Nếu chúng ta có bất cứ trí tuệ nào, ham muốn có thể giúp thúc đẩy chúng ta phát triễn tánh thiện. Đừng coi thường nó. Chúng ta đến đây nghe thuyết pháp. Ai bảo chúng ta đến? Ham muốn, chính nó. Khi người ta thọ giới tỳ khưu và sa di, cái gì buộc họ làm điều này? Ham muốn, chính nó. Chúng ta không nên chỉ tập trung vào mặt xấu của nó. Đối với những tư tưởng tạo công đức, nếu chúng ta không có bất cứ cái nào, chúng ta sẽ không thể phát triễn tánh thiện nào. Mọi người phát triễn tánh thiện theo bất cứ cách nào đều phải bắt đầu với ý định làm điều đó. Vô minh cũng tốt. Khi chúng ta biết rằng chúng ta thiếu hiểu biết, chúng ta vội vàng tìm cách khắc phục. Vô minh là những gì dẫn chúng ta lạc lối, nhưng cuối cùng thì vô minh là điều sẽ phải dẫn chúng ta trở lại. Kiến thức không bao giờ dẫn bất cứ ai đến việc học. Vô minh là điều khiến người ta muốn học. Khi người ta biết rồi, tại sao họ lại muốn nhìn xa hơn? Si là điều khiến chúng ta tìm kiếm kiến thức — bằng cách gia nhập xã hội, bằng cách liên kết với mọi người. Kiến thức của chúng ta ngày càng mở rộng hơn từ sự thôi thúc đầu tiên sinh ra trong vô minh. |
So when dealing with the demons of defilement, you have to look for both their good and their bad points. Only when you see both sides can you be said to be discerning and wise. When you can take bad things and make them good, that's when you're really outstanding. If you take good things and make them bad, that's no good at all. Even when you take good things and make other good things out of them, that's not really special. There are three levels of goodness: good, excellent, and outstanding. A good person does good. An excellent person takes something good and makes it better. That's excellent, but not outstanding. An outstanding person takes bad things and makes them good, takes good things and makes them excellent. So these are the three levels of goodness: good, excellent, and outstanding. So today I've talked about the demons of defilement, after the talk the other day on the demons of the aggregates (khandha-mara). We should all learn to think, to consider things, to ponder things over, so that we can find goodness on every side, in every corner we look. This way, if we look beneath us we'll find treasures. If we look above us we'll find treasures. Looking beneath us means looking at the things that are our enemies. We'll be able to gain treasures from them: goodness on the outstanding level. When we look at the things that are our friends, we can gain excellence from them. We should try to develop all three levels of goodness. If we have discernment, we can gain all three levels of goodness from the demons of defilement and the demons of the aggregates, and we'll gain all three of the benefits I've mentioned. |
Vì vậy khi đối phó với những con quỷ của phiền não ô trược, bạn phải tìm kiếm cả điểm tốt và xấu của chúng. Chỉ khi nào bạn nhìn thấy cả hai mặt thì bạn mới có thể được cho là sáng suốt và khôn ngoan. Khi bạn có thể lấy những thứ xấu và làm cho chúng tốt, đó là khi bạn thật sự xuất chúng. Nếu bạn lấy thứ tốt và làm cho chúng xấu đi, điều đó không tốt chút nào. Thậm chí khi bạn lấy thứ tốt và tạo ra những thứ tốt khác từ chúng, điều đó không thật sự đặc biệt. Có ba mức độ của tánh thiện: tốt, xuất sắc, và xuất chúng. Người tốt làm điều tốt. Người xuất sắc lấy điều tốt và làm cho nó tốt hơn. Đó là xuất sắc, nhưng không xuất chúng. Người xuất chúng lấy những thứ xấu và làm cho chúng tốt, lấy thứ tốt và làm cho chúng tuyệt vời. Vì vậy đây là ba mức độ của tánh thiện: tốt, xuất sắc, và xuất chúng. Vì vậy hôm nay tôi nói về những con quỷ của phiền não ô trược, sau buổi nói chuyện hôm trước về những con quỷ uẩn (khandha-mara). Chúng ta nên học cách suy nghĩ, xem xét mọi thứ, suy ngẫm mọi thứ, để chúng ta có thể tìm thấy tánh thiện ở mọi mặt, mọi góc cạnh chúng ta nhìn. Bằng cách này, nếu chúng ta nhìn bên dưới chúng ta thì sẽ tìm thấy kho báu. Nếu chúng ta nhìn bên trên chúng ta thì sẽ tìm thấy kho báu. Nhìn bên dưới chúng ta có nghĩa là nhìn vào những thứ vốn là kẻ thù của ta. Chúng ta sẽ có thể đạt được kho báu từ chúng: tánh thiện ở mức độ xuất chúng. Khi chúng ta nhìn vào những thứ vốn là bạn của ta, chúng ta có thể đạt được sự tuyệt vời từ chúng. Chúng ta nên cố gắng phát triễn cả ba mức độ của tánh thiện. Nếu chúng ta sáng suốt, chúng ta có thể đạt được cả ba mức độ của tánh thiện từ những con quỷ của phiền não ô trược và quỷ uẩn, và chúng ta sẽ đạt được cả ba lợi ích mà tôi đã đề cập. |
For this reason we should develop our mental faculties (indriya) until they're strong, capable, and mature, so that they don't fear Maras of any sort. A person who has studied snakes can pick them up with no fear of their venom. A person who has studied tigers can catch them and they won't bite. In the same way, if we have any discernment, we can capture and tame the demons of defilement so that they support us in being outstanding, all the way to the paths (magga) and fruitions (phala) leading to nibbana. Whoever doesn't have the ability or discernment will get carried off by the demons of defilement to get tortured and killed. So we should use our sharpest discernment to consider these things. That's what will lead us to the noble paths and their fruitions. So when we've heard this we should consider what we've heard and take it to heart, bringing it inside to see the ways things actually are inside us and then practicing accordingly, in line with the way of right practice. That's when we can be at our ease. Evil people will help us. Good people will help us. We'll be free of danger. Thieves will be our servants, helping us in our various tasks. Wise people will help us in our work — so how can we fail? If we look to bad people, they come and help us. If we look to good people, they come and help us. If we focus on the Maras who are our enemies, they turn into our friends and companions. When we reach this point, we won't know what's a Mara — because nothing's a Mara in any way at all. Everything's neutral, the common property of the world. Whoever can see things in this way has no more suffering, no more obstacles. Everything is bright, beaming, and easy. If you go forward, you don't get stuck. If you go back you don't get entangled. You can go as smoothly as a boat over water. That's why this sort of person is said to be sugato: someone who goes well, who's well-gone. So all of us who are developing our perfections should practice in this way. And now that I've explained the demons of defilement, I'll end right here. |
Vì lý do này chúng ta nên phát triễn các năng lực tinh thần của mình (indriya) cho đến khi chúng mạnh mẽ, có khả năng, và trưởng thành, để chúng không sợ bất cứ loại Mara nào. Một người đã nghiên cứu về rắn thì có thể cầm chúng lên mà không sợ nọc độc của chúng. Một người đã nghiên cứu về cọp thì có thể bắt chúng và chúng sẽ không cắn. Tương tự như vậy, nếu chúng ta có bất cứ trí tuệ nào, chúng ta có thể bắt và chế ngự những con quỷ của phiền não ô trược để chúng hỗ trợ chúng ta trở nên xuất chúng, cùng với những đạo (magga) và quả (phala) dẫn đến niết bàn. Bất cứ ai không có năng lực hay trí tuệ sẽ bị những con quỷ của phiền não ô trược mang đi tra tấn và giết chết. Vì vậy chúng ta nên sử dụng trí tuệ sắc bén nhất của mình để xem xét những thứ này. Đó là những gì sẽ dẫn chúng ta đến các đạo cao quý và quả vị của chúng. Vì vậy khi chúng ta nghe điều này chúng ta nên xem xét những gì chúng ta đã nghe và ghi nhớ nó, đem nó vào bên trong để xem cách mọi thứ thật sự bên trong chúng ta và sau đó thực hành cho phù hợp, phù hợp với cách thực hành đúng. Đó là lúc chúng ta có thể thoải mái. Người xấu sẽ giúp chúng ta. Người tốt sẽ giúp chúng ta. Chúng ta sẽ không gặp nguy hiểm. Kẻ cướp sẽ là người hầu của chúng ta, giúp chúng ta trong nhiều công việc khác nhau. Người khôn sẽ giúp chúng ta trong công việc — vậy làm thế nào chúng ta có thể thất bại? Nếu chúng ta tìm kiếm người xấu, họ sẽ đến và giúp chúng ta. Nếu chúng ta tìm kiếm người tốt, họ sẽ đến và giúp chúng ta. Nếu chúng ta tập trung vào Maras, kẻ thù của chúng ta, họ sẽ trở thành bạn và đồng hành của chúng ta. Khi chúng ta đạt tới điểm này, chúng ta sẽ không biết Mara là gì — vì không có gì là Mara cả. Mọi thứ đều trung tính, đặc tính chung của thế giới. Ai có thể nhìn mọi thứ theo cách này thì không còn đau khổ, không còn trở ngại. Mọi thứ đều tươi sáng, rạng rỡ, và dễ dàng. Nếu bạn tiến tới, bạn không gặp khó khăn. Nếu bạn bước lui, bạn không bị vướng víu. Bạn có thể đi nhẹ nhàng như chiếc thuyền lướt trên nước. Đó là lý do tại sao loại người này được gọi là sugato: người đi suôn sẻ, người đi đúng đường. Vì vậy tất cả chúng ta, những ai đang phát triễn sự hoàn hảo của mình nên thực hành theo cách này. Và bây giờ tôi đã giải thích về những con quỷ của phiền não ô trược, tôi sẽ kết thúc tại đây. |
©1998 Metta Forest Monastery.
The text of this page ("The Demons of Defilement: (Kilesa Mara)", by Metta Forest Monastery) is licensed under a Creative Commons Attribution-NonCommercial 4.0 International License. To view a copy of the license, visit http://creativecommons.org/licenses/by-nc/4.0/. Documents linked from this page may be subject to other restrictions.
Transcribed from a file provided by the translator. Last revised for Access to Insight on 2 November 2013.
How to cite this document (a suggested style): "The Demons of Defilement: (Kilesa Mara)", by Ajaan Lee Dhammadharo (Phra Suddhidhammaransi Gambhiramedhacariya), translated from the Thai by Thanissaro Bhikkhu. Access to Insight (BCBS Edition), 2 November 2013, http://www.accesstoinsight.org/lib/thai/lee/demons.html .
|
©1998 Metta Forest Monastery.
Bài viết của trang này ("The Demons of Defilement: (Kilesa Mara) - Những con Quỷ của Phiền não Ô trược", Metta Forest Monastery) được cấp giấy phép bởi Creative Commons Attribution-NonCommercial 4.0 International License. Để xem bản sao của giấy phép, hảy truy cập http://creativecommons.org/licenses/by-nc/4.0/. Các tài liệu liên kết từ trang này có thể bị hạn chế.
Chép lại từ tài liệu được cung cấp bởi dịch giả. Chỉnh sửa cuối cho Access to Insight vào ngày 2 tháng 11, năm 2013.
Làm thế nào để trích dẫn tài liệu này (một đề nghị bút pháp): "The Demons of Defilement: (Kilesa Mara - Những con Quỷ của Phiền não Ô trược)", bởi Ajaan Lee Dhammadharo (Phra Suddhidhammaransi Gambhiramedhacariya), dịch từ Thái ngữ bởi Thanissaro Bhikkhu. Access to Insight (BCBS Edition), ngày 2 tháng 11 năm 2013, http://www.accesstoinsight.org/lib/thai/lee/demons.html .
|
Chủ biên và điều hành: TT Thích Giác Đẳng. Những đóng góp dịch thuật xin gửi về TT Thích Giác Đẳng tại phamdang0308@gmail.com |
Cập nhập ngày:
Thứ Tư 03-17-2021 Kỹ thuật trình bày: Minh Hạnh & Thiện Pháp |
| | trở về đầu trang | Home page | |