There are lots of people who are ashamed to talk about their own defilements but who feel no shame at talking about the defilements of others. Those who are willing to report their own diseases — their own defilements — in a straightforward manner are few and far between. As a result, the disease of defilement is hushed up and kept secret, so that we don't realize how serious and widespread it is. We all suffer from it, and yet no one is open about it. No one is really interested in diagnosing his or her own defilements...

Có rất nhiều người cảm thấy hổ thẹn khi nói về những ô trược của họ nhưng không cảm thấy xấu hổ khi nói về những tật xấu của người khác. Những ai sẵn sàng báo cáo tật bệnh của mìnḥ — những ô nhiễm của chính họ — một cách thẳng thắn thì thật là ít ỏi xa vời. Hậu quả là căn bệnh nhiễm ô được lặng lẽ dấu kín, vì vậy mà chúng ta không nhận ra mức độ nghiêm trọng và sâu rộng của nó. Chúng ta đều đau khổ vì nó, và vẫn không một ai dám cởi mở về nó. Không ai thật sự quan tâm trong việc chuẩn đoán những ô trược phiền não của chính mình...

We have to find a skillful approach if we hope to wipe out this disease, and we have to be open about it, admitting our defilements from the grossest to the most subtle levels, dissecting them down to their minutest details. Only then will we gain from our practice. If we look at ourselves in a superficial way, we may feel that we're already fine just as we are, already know all we need to know. But then when the defilements let loose with full force as anger or delusion, we pretend that nothing is wrong — and this way the defilements become a hidden disease, hard to catch hold of, hard to diagnose...

Chúng ta phải tìm ra một phương pháp chữa trị khôn khéo nếu chúng ta muốn xóa sạch bệnh này, và chúng ta phải cởi mở về nó, thừa nhận các phiền não ô trược của chúng ta từ thô lậu đến mức tinh tế nhất, mỗ xẻ chúng xuống đến các chi tiết nhỏ nhặt nhất. Chỉ đến lúc đó chúng ta mới gặt hái được từ sự thực hành của mình. Nếu chúng ta nhìn lại chính mình một cách hời hợt, chúng ta có thể cảm thấy là chúng ta vẫn tốt như thường lệ, đã biết tất cả những gì chúng ta cần phải biết. Nhưng đến khi những ô nhiễm được buông lỏng với lực lượng đầy đủ như sân hận hay si mê, chúng ta giả vờ rằng không có gì sai — và bằng cách này những ô trược trở thành một căn bệnh tiềm ẩn, khó để bắt giữ, khó chẩn đoán...

We have to be strong in fighting off defilements, cravings, and illusions of every sort. We have to test our strength against them and bring them under our power. If we can bring them under our power, we can ride on their backs. If we can't, they'll have to ride on our backs, making us do their work, pulling us around by the nose, making us want, wearing us out in all sorts of ways.

Chúng ta phải mạnh mẽ trong việc chống cự lại đủ loại ô trược, thèm muốn, và ảo tưởng. Chúng ta phải thử sức mạnh của mình đối với chúng và đem chúng vào tầm kiểm soát của chúng ta. Nếu chúng ta có thể đem chúng vào tầm kiểm soát, chúng ta có thể điều khiển chúng. Nếu không, chúng sẽ cỡi lên lưng chúng ta, bắt chúng ta làm việc cho chúng, xỏ mũi và lôi chúng ta đi, làm chúng ta ham muốn, làm cho chúng ta mệt moỉ bằng đủ mọi cách.

So are we still beasts of burden? Are we beasts of burden because defilement and craving are riding on our backs? Have they put a ring through our noses? When you get to the point when you've had enough, you have to stop — stop and watch the defilements to see how they come into being, what they want, what they eat, what they find delicious. Make it your sport — watching the defilements and making them starve, like a person giving up an addiction... See if it gets the defilements upset. Do they hunger to the point where they're salivating? Then don't let them eat. No matter what, don't let them eat what they're addicted to. After all, there are plenty of other things to eat. You have to be hard on them — hard on your "self" — like this... "Hungry? Well go ahead and be hungry! You're going to die? Fine! Go ahead and die!" If you can take this attitude, you'll be able to win out over all sorts of addictions, all sorts of defilements — because you're not pandering to desire, you're not nourishing the desire that exists for the sake of finding flavor in physical things. It's time you stopped, time you gave up feeding these things. If they're going to waste away and die, let them die. After all, why should you keep them fat and well fed?

Vậy chúng ta có còn là quái thú gánh nặng không? Có phải chúng ta là quái thú gánh nặng bởi vì phiền não ô trược và ham muốn đang cỡi trên lưng chúng ta? Chúng có xỏ dây qua lổ mũi của chúng ta không? Đến một lúc nào đó khi mà bạn thấy đủ rồi, bạn phải dừng laị — dừng và nhìn lại những phiền não ô trược để xem bằng cách nào chúng hiện hữu, chúng muốn gì, chúng ăn gì, chúng tìm thấy những món ngon gì. Hảy làm điều đó như là một trò chơi của bạn — canh chừng những ô trược và làm cho chúng đói, giống như một người từ bỏ nghiện ngập... Hảy xem điều này có làm cho những ô trược bực mình không. Chúng có đói đến độ chúng nhỏ giãi không? Vậy thì đừng cho chúng ăn. Bất kể chuyện gì, đừng cho chúng ăn những gì mà chúng nghiện. Nói cho cùng, có nhiều thứ khác để ăn. Bạn phải nghiêm khắc với chúng — nghiêm khắc với "cái tôi" của bạn — như thế này ..."Đói hả? Vậy cho đói luôn! Mày sẽ chết à? Được! Thì chết đi!" Nếu bạn có thể có́ thái độ này, bạn sẽ có thể chiến thắng mọi cố tật, mọi ô nhiễm phiền não — bởi vì bạn không thoả mãn lòng ham muốn, bạn không nuôi dưỡng̣ những ước vọng tồn tại vì lợi ích của việc tìm kiếm hương vị vật chất. Đã đến lúc bạn phải dừng lại, đến lúc bạn bỏ nuôi ăn những thứ này. Nếu chúng bị quên lãng và chết đi, hảy để chúng chết. Nói cho cùng, tại sao bạn phải giữ chúng béo và no đủ?

No matter what, you have to keep putting the heat on your cravings and defilements until they wither and waste away. Don't let them raise their heads. Keep them under your thumb. This is the sort of straightforward practice you have to follow. If you're steadfast, if you put up a persistent fight until they're all burned away, then there's no other victory that can come anywhere near, no other victory that's anywhere near a match for victory over the cravings and defilements in your own heart.

Bất kể chuyện gì, bạn phải kiểm soát chặc chẻ những ham muốn và ô trược của bạn cho đến khi chúng tàn úa và bị thải đi. Đừng để chúng ngóc đầu lên. Hảy giữ chúng trong nắm tay của bạn. Đây là cách thực hành đơn giản mà bạn cần phải tuân thủ. Nếu bạn kiên trì, nếu bạn đặt một cuộc chiến đấu dai dẳng cho đến khi chúng đều bị thiêu đốt hết, thì sẽ không còn chiến thắng nào khác cận kề nữa, không còn chiến thắng nào có thể so sánh được bằng chiến thắng các ham muốn và phiền não ô trược trong tim bạn.

This is why the Buddha taught us to put the heat on the defilements in all our activities — sitting, standing, walking, and lying down. If we don't do this, they'll burn us in all our activities...

Đây là lý do tại sao Đức Phật dạy chúng ta nên kiểm soát chặc chẻ các phiền não ô nhiễm trong mọi hoạt động của chúng ta — đi, đứng, nằm, ngồi. Nếu chúng ta không làm được điều này, chúng sẽ thiêu đốt chúng ta trong mọi hoạt động của mình...

If you consider things carefully, you'll see that the Buddha's teachings are all exactly right, both in how they tell us to examine the diseases of defilement and in how they tell us to let go, destroy, and extinguish defilement. All the steps are there, so we needn't go study anywhere else. Every point in his doctrine and discipline shows us the way, so we needn't wonder how we can go about examining and doing away with these diseases. This becomes mysterious and hard to know only if you study his teachings without making reference to doing away with your own defilements. People don't like to talk about their own defilements, so they end up completely ignorant. They grow old and die without knowing a thing about their own defilements at all.

Nếu bạn xem xét kỹ lưỡng, bạn sẽ thấy rằng giáo lý của Đức Phật đều là hoàn toàn đúng, cả trong cách chỉ cho chúng ta kiểm tra các bệnh nhiễm ô và trong cách chỉ chúng ta rời bỏ, tiêu diệt, và dập tắt phiền não ô trược. Tất cả các bước chỉ dẫn đều có́, vì vậy chúng ta không cần phải đi nghiên cứu bất cứ nơi nào khác. Mỗi điểm trong giáo lý và giáo luật của ngài chỉ cho chúng ta thấy đường đi, vì vậy chúng ta không cần phải tự hỏi làm thế nào để kiểm sóat và chữa trị các bệnh này. Điều này chỉ trở nên bí ẩn và khó biết chỉ khi bạn học giáo lý của ngài mà không đem nó thực hành vào việc loại bỏ những ô trược của riêng mình. Người ta không thích nói về những tật bệnh của họ, vì thế họ cuối cùng cũng hoàn toàn không biết. Họ lớn lên, già đi và chết mà không biết chút gì về những ô trược của mình hết cả.

When we start to practice, when we come to comprehend how the defilements burn our own hearts, that's when we gradually come to know ourselves. To understand suffering and defilement and learn how to extinguish defilement gives us space to breathe...

When we learn how to put out the fires of defilement, how to destroy them, it means we have tools. We can be confident in ourselves — no doubts, no straying off into other paths of practice, because we're sure to see that practicing in this way, contemplating inconstancy, stress, and not-selfness in this way at all times, really gets rid of our defilements.

Khi chúng ta bắt đầu thực tập, khi chúng ta đi đến việc hiểu được làm thế nào các phiền não ô trược đốt cháy trái tim chúng ta, đó là khi chúng ta dần dần biết chính mình. Việc hiểu được đau khổ và phiền não và tìm hiểu làm thế nào dập tắt phiền não giúp cho chuúng ta được vững tin hơn...

Một khi chúng ta tìm hiểu làm thế nào để dập tắt ngọn lửa phiền não ô trược, làm thế nào để tiêu diệt chúng, thì có nghĩa là chúng ta có các công cụ. Chúng ta có thể tự tin vào chính mình — không hoài nghi, không lạc lối vào các con đường thực hành khác, bởi vì chúng ta biết chắc rằng thực hành theo cách này, quán chiếu vô thường, khổ, và vô ngã theo cách này ở mọi thời điểm, thật sự sẽ thóat khỏi mọi phiễn não ô trược của chúng ta.

The same holds true with virtue, concentration, and discernment. They're our tools — and we need a full set. We need the discernment that comes with Right View and the virtue that comes with self-discipline. Virtue is very important. Virtue and discernment are like our right and left hands. If one of our hands is dirty, it can't wash itself. You need to use both hands to keep both hands washed and clean. Thus wherever there's virtue, you have to have discernment. Wherever there's discernment, you have to have virtue. Discernment is what enables you to know; virtue is what enables you to let go, to relinquish, to destroy your addictions. Virtue isn't just a matter of the five or eight precepts, you know. It has to deal with the finest details. Whatever your discernment sees as a cause of suffering, you have to stop, you have to let go.

Điều này cũng đúng với đức hạnh, tập trung tư tưởng và nhận thức phân biệt. Đó là những công cụ của chúng ta — và chúng ta cần trọn bộ. Chúng ta cần nhận thức phân biệt đi kèm với Chánh Kiến và đức hạnh đi kèm với kỷ luật tự giác. Đức hạnh rất là quan trọng, Đức hạnh và nhận thức phân biệt giống như tay phải và tay trái của chúng ta. Nếu một tay của chúng ta bị dơ, nó không thể tự rửa được. Bạn cần phải xử dụng cả hai tay để giữ cho cả hai được rửa sạch. Do đó hễ đức hạnh ở đâu, thì nhận thức phân biệt phải ở đó. Cũng vậy, nhận thức phân biệt ở đâu thì đức hạnh phải ở đó. Nhận thức phân biệt giúp bạn biết; đức hạnh giúp bạn cho đi, từ bỏ, tiêu diệt những cố tật của bạn. Đức hạnh không phải chỉ là năm hay tám giới luật, bạn biết mà. Nó cần phải được thể hiện đến tận những chi tiết nhỏ nhất. Bất kỳ thứ gì mà̀ nhận xét của bạn thấy là nguyên nhân của đau khổ, thì bạn phải dừng lại, bạn phải buông ra.

Virtue is something that gets very subtle and precise. Letting go, giving up, renouncing, abstaining, cutting away, and destroying: All of these things are an affair of virtue. This is why virtue and discernment have to go together, just as our right and left hands have to help each other. They help each other wash away defilement. That's when your mind can become centered, bright, and clear. These things show their benefits right at the mind. If we don't have these tools, it's as if we had no hands or feet: We wouldn't be able to get anywhere at all. We have to use our tools — virtue and discernment — to destroy defilement. That's when our minds will benefit...

Đức hạnh là những gì rất tinh tế và đúng đắn. Buông ra, cho đi, từ bỏ, kiêng cử, cắt bỏ và tiêu diệt. Tất cả những điều này là công việc của đức hạnh. Đây là lý do tại sao đức hạnh và nhận thức phân biệt phải đồng hành với nhau, giống như tay mặt và tay trái của chúng ta phải giúp đở lẫn nhau. Chúng cùng nhau rửa sạch ô trược phiền não. Đó là khi tâm trí của bạn có thể trở thành trung tâm, tươi sáng và rỏ ràng. Những điều này cho thấy lợi ích của chúng ngay tại tâm. Nếu chúng ta không có những công cụ này, nó giống như chúng ta không có tay hoặc chân. Chúng ta không thể đi đâu hết. Chúng ta phải xử dụng công cụ của chúng ta — đức hạnh và nhận thức phân biệt — để trừ khử ô trược. Đó là khi tâm trí của chúng ta sẽ được hưởng lợi...

This is why the Buddha taught us to keep training in virtue, concentration, and discernment. We have to keep fit in training these things. If we don't keep up the training as we should, our tools for extinguishing suffering and defilement won't be sharp, won't be of much use. They won't be a match for the defilements. The defilements have monstrous powers for burning the mind in the twinkling of an eye. Say that the mind is quiet and neutral: The slightest sensory contact can set things burning in an instant by making us pleased or displeased. Why?

Đây là lý do tại sao Đức Phật dạy chúng ta luôn dùi mài đức hạnh, sự tập trung, và nhận thức phân biệt. Chúng ta không được lơ đểnh trong việc đào tạo những điều này. Nếu chúng ta không duy trì việc đào tạo như chúng ta cần phải làm, các công cụ mà chúng ta dùng để dập tắt đau khổ và phiền não sẽ không được sắc bén, sẽ không còn xử dụng được mấy. Chúng sẽ không còn là đối thủ của ô trược. Ô trược có sức mạnh kinh hồn để đốt cháy tâm trong nháy mắt. Nói rằng tâm thì yên tĩnh và trung tính: vậy mà một xúc giác rất nhỏ cũng có thể đốt cháy mọi sự trong tích tắc bằng cách làm cho chúng ta hài lòng hay bất mãn. Tại sao vậy?

Sensory contact is our measuring stick for seeing how firm or weak our mindfulness is. Most of the time it stirs things up. As soon as there's contact by way of the ear or eye, the defilements are very quick. When this is the case, how can we keep things under control? How are we going to gain control over our eyes? How are we going to gain control over our ears, nose, tongue, body, and mind? How can we get mindfulness and discernment in charge of these things? This is a matter of practice, pure and simple... our own affair, something by which we can test ourselves, to see why defilements flare up so quickly when sensory contact takes place.

Xúc giác là thước đo của chúng ta trong việc xem coi chánh niệm của chúng ta vững chắc hay yếu đuối như thế nào. Thường thì nó khuấy động mọi thứ lên. Ngay khi có tiếp xúc bằng tai hay mắt, ô trược phản ứng rất nhanh. Khi trường hợp như thế xảy ra, làm thế nào chúng ta có thể giữ cho mọi thứ trong tầm kiểm soát? Làm thế nào chúng ta kiểm soát được đôi mắt của chúng ta? Làm thế nào chúng ta kiểm soát được tai, mũi, lưỡi, thân, và tâm của chúng ta? Làm thế nào chúng ta có thể để cho chánh niệm và nhận thức phân biệt làm chủ những thứ này? Đây là vấn đề của thực hành, thật rỏ ràng và đơn giản... chuyện riêng của chúng ta, một việc mà qua nó chúng ta có thể kiểm tra chính mình, để xem tại sao phiền não ô trược bùng cháy thật nhanh khi xúc giác xuất hiện.

Say, for instance, that we hear a person criticizing someone else. We can listen and not get upset. But say that the thought occurs to us, "She's actually criticizing me." As soon as we conjure up this "me," we're immediately angry and displeased. If we concoct very much of this "me," we can get very upset. Just this fact alone should enable us to observe that as soon as our "self" gets involved, we suffer immediately. This is how it happens. If no sense of self comes out to get involved, we can remain calm and indifferent. When they criticize other people, we can stay indifferent; but as soon as we conclude that they're criticizing us, our "self" appears and immediately gets involved — and we immediately burn with defilement. Why?

Nói chẳng hạn như, chúng ta nghe một người chỉ trích người khác. Chúng ta có thể lắng nghe và không bực tức. Nhưng nếu có một ý nghĩ chợt đến với chúng ta, "Cô ấy thật sự chỉ trích tôi." Ngay khi chúng ta gợi lên chữ "tôi" này, chúng ta lập tức giận dữ và khó chịu. Nếu chúng ta suy tưởng rất nhiều về cái "tôi" này, chúng ta có thể rất bực bội. Chỉ cần riêng một yếu tố này đủ giúp cho chúng ta nhận thấy rằng ngay sau khi cái "ngã" của chúng ta bị lôi kéo vào, chúng ta đau khổ ngay lập tức. Đây là cách nó xảy ra. Nếu không có ý tưởng của cái ngã vướng mắc vào, chúng ta có thể giữ được bình tĩnh và trung lập. Khi họ chỉ trích người khác, chúng ta có thể thờ ơ; nhưng ngay sau khi chúng ta kết luận rằng họ đang chỉ trích chúng ta, cái "ngã" của chúng ta xuất hiện và tham gia vào ngay lập tức — và chúng ta liền bị thiêu đốt bởi phiền não. Tại sao vậy?

You have to pay close attention to this. As soon as your "self" arises, suffering arises in the very same instant. The same holds true even if you're just thinking. The "self" you think up spreads out into all sorts of issues. The mind gets scattered all over the place with defilement, craving, and attachments. It has very little mindfulness and discernment watching over it, so it gets dragged every which way by craving and defilement.

And yet we don't realize it. We think we're just fine. Is there anyone among us who realizes that this is what's happening? We're too weighted down, weighted down with our own delusions. No matter how much the mind is smothered in the defilement of delusion, we don't realize it, for it keeps us deaf and blind...

Bạn phải chú ý tới điều này. Ngay khi cái "ngã" của bạn phát sinh, đau khổ phát sinh trong cùng tích tắc. Điều này vẫn đúng ngay cả khi bạn chỉ cần suy nghĩ. Cái "ngã" mà bạn nghĩ đến lan tỏa ra tất cả mọi vấn đề. Tâm bị phân tán khắp nơi cùng với ô trược, tham muốn và luyến ái. Nó có rất ít chánh niệm và nhận thức phân biệt để canh chừng nó, vì vậy nó bị lôi kéo mọi cách bởi tham muốn và phiền não.

Và chúng ta vẫn không hay biết. Chúng ta nghĩ rằng mình bình thường, không sao hết. Có ai trong chúng ta nhận thấy rằng đây là những gì đang xảy ra? Chúng ta bị cuốn hút sâu vào những ảo tưởng của chính chúng ta. Cho dù̀ là tâm bị bao phủ trong ô nhiễm của ảo tưởng đến mức nào, chúng ta không hề nhận ra vì nó làm cho chúng ta bị điếc và đuôi mù...

There are no physical tools you can use to detect or cure this disease of defilement, because it arises only at sensory contact. There's no substance to it. It's like a match in a matchbox. As long as the match doesn't come into contact with the friction strip on the side of the box, it won't give rise to fire. But as soon as we strike it against the side of the box, it bursts into flame. If it goes out right then, all that gets burned is the matchhead. If it doesn't stop at the matchhead, it'll burn the matchstick. If it doesn't stop with the matchstick, and meets up with anything flammable, it can grow into an enormous fire.

Không có dụng cụ nào bạn có thể dùng để tìm ra hay chữa trị căn bệnh ô trược này, vì nó chỉ phát sinh khi có xúc giác. Nó không có thể chất. Nó giống như là một que diêm nằm trong hộp. Miễn là que diêm không tiếp xúc với dãi ma sát bên hông của hộp quẹt, nó sẽ không phát ra lửa. Nhưng ngay khi chúng ta quẹt nó vào bên hông hộp, nó liền bật cháy. Nếu nó bị tắt ngay lúc đó, thì chỉ có đầu que diêm cháy. Nếu nó không ngưng ở đầu que, nó sẽ đốt cháy cả que diêm. Nếu diêm lửa không bị dập tắt, và gặp phải bất cứ thứ gì dễ bắt lửa, nó có thể trở thành một ngọn lửa lớn.

When defilement arises in the mind, it starts from the slightest contact. If we can be quick to put it out right there, it's like striking a match that flares up — chae — for an instant and then dies down right in the matchhead. The defilement disbands right there. But if we don't put it out the instant it arises, and let it start concocting issues, it's like pouring fuel into a fire.

We have to observe the diseases of defilement in our own minds to see what their symptoms are, why they're so quick to flare up. They can't stand to be disturbed. The minute you disturb them, they flare up into flame. When this is the case, what can we do to prepare ourselves beforehand? How can we stock up on mindfulness before sensory contact strikes?

The way to stock up is to practice meditation, as when we keep the breath in mind. This is what gets our mindfulness prepared so that we can keep ahead of defilement, so that we can keep it from arising as long as we have our theme of meditation as an inner shelter for the mind.

Khi phiền não ô trược phát sinh trong tâm, nó bắt đầu từ va chạm nhỏ nhất. Nếu chúng ta có thể nhanh chóng dập tắt nó ngay lúc đó, nó giống như một que diêm bị quẹt cháy trong tích tắc và lửa tắt liền ở đầu diêm. Phiền não bị giải tán ngay. Nhưng nếu chúng ta không chặn lại ngay khi nó khởi sinh, và để cho nó bắt đầu khuấy động mọi vấn đề, nó giống như châm dầu vào lửa.

Chúng ta phải quan sát những bệnh tật của ô trược trong tâm trí chúng ta để xem các triệu chứng của chúng là gì, tại sao chúng bùng cháy nhanh chóng. Chúng không chịu đựng được việc bị quấy rầy. Ngay giây phút bạn làm phiền chúng, chúng bùng lên thành ngọn lửa. Khi trường hợp này xảy ra, chúng ta có thể làm gì để tự chuẩn bị trước? Làm thế nào chúng ta có thể tích trữ chánh niệm trước khi xúc giác va chạm?

Cách để tích trữ là thực hành thiền định, như khi chúng ta giữ hơi thở trong tâm. Đây là cách làm cho chánh niệm của chúng ta được chuẩn bị để chúng ta có thể đi trước ô trược, để chúng ta có thể giử không cho nó phát sinh khi chúng ta có chủ đề của mình về thiền định như là một nơi trú ẩn bên trong cho tâm.

The mind's outer shelter is the body, which is composed of physical elements, but its inner shelter is the theme of meditation we use to train its mindfulness to be focused and aware. Whatever theme we use, that's the inner shelter for the mind that keeps it from wandering around, concocting thoughts and imaginings. This is why we need a theme of meditation. Don't let the mind chase after its preoccupations the way ordinary people who don't meditate do. Once we have a meditation theme to catch this monkey of a mind so that it becomes less and less willful, day by day, it will gradually calm down, calm down until it can stand firm for long or short periods, depending on how much we train and observe ourselves.

Chỗ ở bên ngoài của tâm là thân thể, trong đó bao gồm các yếu tố vật lý, nhưng nơi trú ẩn bên trong của tâm là chủ đề thiền định mà chúng ta dùng để huấn luyện cho chánh niệm của nó được tập trung và nhận biết. Bất cứ chủ đề gì chúng ta xử dụng, đó là nơi trú ẩn bên trong cho tâm để giữ nó không đi lang thang, nảy sinh ra những suy nghĩ và tưởng tượng. Đây là lý do tại sao chúng ta cần một chủ đề cho thiền định. Đừng để tâm đuổi theo các bận rộn lo lắng của nó theo cách mà những người bình thường không hành thiền hay làm. Một khi chúng ta có chủ đề thiền định để bắt con khỉ của tâm làm cho nó trở nên bớt bướng bỉnh hơn, ngày qua ngày, nó sẽ dần dần bình tĩnh lại, bình tĩnh cho đến khi nó có thể đứng vững trong một khoảng thời gian dài hay ngắn, tùy thuộc vào việc chúng ta rèn luyện và quan sát chính mình được bao lâu.

Now, as for how we do breath meditation: The texts say to breathe in long and out long — heavy or light — and then to breathe in short and out short, again heavy or light. Those are the first steps of the training. After that we don't have to focus on the length of the in-breath or out-breath. Instead, we simply gather our awareness at any one point of the breath and keep this up until the mind settles down and is still. When the mind is still, you then focus on the stillness of the mind at the same time you're aware of the breath.

Bây giờ là vấn đề chúng ta hành thiền hơi thở như thế nào: Các văn bản nói rằng thở vào dài và thở ra dài — mạnh hay nhẹ — và sau đó thở vào ngắn và thở ra ngắn, lần nữa mạnh hay nhẹ. Đó là những bước đầu của việc luyện tập. Sau đó chúng ta không cần phải chú ý đến cường độ của hơi thở vào và ra. Thay vào đó, chúng ta chỉ đặt nhận thức của chúng ta vào bất cứ điểm nào của hơi thở và tiếp tục giữ như thế cho đến khi tâm lắng đọng và yên tĩnh. Khi tâm được yên tĩnh, bạn hảy chú ý đến sự tĩnh lặng của tâm cùng lúc với việc nhận thức hơi thở.

At this point you don't focus directly on the breath. You focus on the mind that is still and at normalcy. You focus continuously on the normalcy of the mind at the same time that you're aware of the breath coming in and out, without actually focusing on the breath. You simply stay with the mind, but you watch it with each in-and-out breath. Usually when you are doing physical work and your mind is at normalcy, you can know what you're doing, so why can't you be aware of the breath? After all, it's part of the body.

You simply stay with the mind, but you watch it with each in-and-out breath.

Some of you are new at this, which is why you don't know how you can focus on the mind at normalcy with each in-and-out breath without focusing directly on the breath itself. What we're doing here is practicing how to be aware of the body and mind, pure and simple, in and of themselves...

Tại thời điểm này bạn không tập trung trực tiếp vào hơi thở. Bạn tập trung vào tâm đang ở trạng thái tĩnh lặng và bình thường. Bạn chú ý liên tục vào trạng thái bình thường của tâm và đồng thời bạn nhận thức được hơi thở ra vào, mà không thật sự tập trung vào hơi thở. Bạn đơn giản ở lại với tâm, nhưng bạn quan sát nó với mỗi hơi thở vào-và-ra. Thông thường, khi bạn đang làm việc và tâm của bạn ở trạng thái bình thường, bạn có thể biết bạn đang làm gì, vậy thì tại sao bạn không thể nhận biết hơi thở? Nói cho cùng, nó là một phần của cơ thể.

Bạn đơn giản ở lại với tâm, nhưng bạn quan sát nó với mỗi hơi thở vào-và-ra.

Một số bạn là người mới ở đây, đó là lý do tại sao bạn không biết làm thế nào bạn có thể tập trung vào tâm ở trạng thaí bình thường với mỗi hơi thở vào-và-ra mà không tập trung trực tiếp vào chính hơi thở. Những gì chúng ta đang làm ở đây là thực tập cách làm thế nào để nhận thức được thân và tâm, hoàn tòan đơn giản, ở trong và của chính nó...

Start out by focusing on the breath for about 5, 10, or 20 minutes. Breathe in long and out long, or in short and out short. At the same time, notice the stages in how the mind feels, how it begins to settle down when you have mindfulness watching over the breath. You've got to make a point of observing this, because usually you breathe out of habit, with your attention far away. You don't focus on the breath; you're not really aware of it. This leads you to think that it's hard to stay focused here, but actually it's quite simple. After all, the breath comes in and out on its own, by its very nature. There's nothing at all difficult about breathing. It's not like other themes of meditation. For instance, if you're going to practice recollection of the Buddha, or buddho, you have to keep on repeating buddho, buddho, buddho.

Bắt đầu bằng cách tập trung vào hơi thở khoảng 5, 10, hay 20 phút. Thở vào dài và ra dài, hay vào ngắn và ra ngắn. Đồng thời, để ý các giai đoạn trong đó tâm cảm thấy như thế nào, nó bắt đầu lắng đọng ra làm sao khi bạn có chánh niệm theo dõi hơi thở. Bạn phải để ý đến việc quan sát này, bởi vì thông thường bạn thở theo thói quen, và để tâm của bạn lãng xa nơi khác. Bạn không chú ý đến hơi thở, bạn không thật sự nhận thức về nó. Điều này làm cho bạn nghĩ rằng thật khó để giữ tập trung ở đây, nhưng thật ra nó rất là đơn giản. Nói cho cùng, hơi thở tự nó đi vào và ra, bằng lẻ tự nhiên của nó. Không có vấn đề̀ khó khăn gì về hơi thở hết cả. Nó không giống như các chủ đề khác của thiền định. Ví dụ, nếu bạn thực hành niệm Phật, hay là tụng buddho, bạn phải luôn lập lại chữ buddho, buddho, buddho.

Actually, if you want, you can repeat buddho in the mind with each in-and-out breath, but only in the very beginning stages. You repeat buddho to keep the mind from concocting thoughts about other things. Simply by keeping up this repetition you can weaken the mind's tendency to stray, for the mind can take on only one object at a time. This is something you have to observe. The repetition is to prevent the mind from thinking up thoughts and clambering after them.

After you've kept up the repetition — you don't have to count the number of times — the mind will settle down to be aware of the breath with each in-and-out breath. It will begin to be still, neutral, at normalcy.

This is when you focus on the mind instead of the breath. Let go of the breath and focus on the mind — but still be aware of the breath on the side. You don't have to make note of how long or short the breath is. Make note of the mind staying at normalcy with each in-and-out breath. Remember this carefully so that you can put it into practice.

Thật ra, nếu bạn muốn, bạn có thể lập lại từ buddho trong tâm với mỗi hơi thở vào-và-ra, nhưng chỉ ở các giai đoạn đầu. Bạn lập lại buddo để giữ tâm không suy nghĩ về những thứ khác. Chỉ cần luôn giữ việc niệm Phật này bạn có thể làm suy yếu khuynh hướng đi lạc lối của tâm, để cho tâm chỉ có thể chú ý đến từng đối tượng một. Đây là việc mà bạn cần phải quan sát. Sự lập lại là để ngăn chặn tâm không nảy sinh những ý tưởng và đuổi theo chúng

Sau khi bạn đã giữ được sự lập lại — bạn không phải đếm số lần niệm — tâm sẽ ổn định vào việc nhận biết hơi thở với mỗi hơi thở vào-và-ra. Nó sẽ bắt đầu yên lặng, trung tính, ở trạng thái bình thường.

Đây là lúc bạn tập trung vào tâm thay vì hơi thở. Hảy buông rơi hơi thở và chú ý đến tâm — nhưng bên cạnh vẫn nhận thức được hơi thở. Bạn không cần phải để ý xem hơi thở dài hay ngắn bao lâu. Để ý là tâm ở trạng thái bình thường với mỗi hơi thở vào-và-ra. Hảy nhớ kỹ điều này để bạn có thể đem nó vào thực hành.

The posture: For focusing on the breath, sitting is a better posture than standing, walking, or lying down, because the sensations that come with the other postures often overcome the sensations of the breath. Walking jolts the body around too much, standing for a long time can make you tired, and if the mind settles down when you're lying down, you tend to fall asleep. With sitting it's possible to stay in one position and keep the mind firmly settled for a long period of time. You can observe the subtleties of the breath and the mind naturally and automatically.

Tư thế. Đối với việc tập trung vào hơi thở, ngồi là một tư thế tốt hơn đứng, đi hoặc nằm, bởi vì những cảm giác đi kèm với các tư thế kia thường vượt qua những cảm giác của hơi thở. Đi làm cho cơ thể lay động quá nhiều, đứng lâu có thể làm bạn mệt, và nếu tâm lắng đọng khi bạn nằm xuống, bạn dễ thấy buồn ngũ. Ngồi có thể làm cho thân ở yên một vị trí và giữ cho tâm ổn định vững chắc trong một thời gian dài. Bạn có thể quan sát những tinh tế của hơi thở và tâm một cách tự nhiên và tự động

Here I'd like to condense the steps of breath meditation to show how all four of the tetrads mentioned in the texts can be practiced at once. In other words, is it possible to focus on the body, feelings, the mind, and the Dhamma all in one sitting? This is an important question for all of us. You could, if you wanted to, precisely follow all the steps in the texts so as to develop strong powers of mental absorption (jhana), but it takes a lot of time. It's not appropriate for those of us who are old and have only a little time left.

Bây giờ tôi muốn làm cô đọng các bước của thiền hơi thở để cho thấy làm thế nào mà cả bốn đề mục được nhắc đến trong các văn bản có thể thực hành cùng một lúc. Nói cách khác, có thể nào tập trung vào thân, cảm giác hay thọ, tâm, và Pháp trong cùng một lần thiền không? Đây là một câu hỏi quan trọng cho tất cả chúng ta. Bạn có thể, nếu bạn muốn, chính xác tuân theo tất cả các bước trong kinh sách để phát triễn sức mạnh của sự định tâm (thiền định), nhưng phải mất rất nhiều thời gian. Nó không thích hợp cho những ai trong chúng ta đã già và chỉ có một ít thời gian còn lại.

What we need is a way of gathering our awareness at the breath long enough to make the mind firm, and then go straight to examining how all formations are inconstant, stressful, and not-self, so that we can see the truth of all formations with each in-and-out breath. If you can keep at this continually, without break, your mindfulness will become firm and snug enough for you to give rise to the discernment that will enable you to gain clear knowledge and vision.

So what follows is a guide to the steps in practicing a condensed form of breath meditation... Give them a try until you find they give rise to knowledge of your own within you. You're sure to give rise to knowledge of your very own.

The first thing when you're going to meditate on the breath is to sit straight and keep your mindfulness firm. Breathe in. Breathe out. Make the breath feel open and at ease. Don't tense your hands, your feet, or any of your joints at all. You have to keep your body in a posture that feels appropriate to your breathing. At the beginning, breathe in long and out long, fairly heavily, and gradually the breath will shorten — sometimes heavy and sometimes light. Then breathe in short and out short for about 10 or 15 minutes and then change.

Những gì chúng ta cần là cách thu thập nhận thức của chúng ta về hơi thở đủ lâu để làm cho tâm vững chắc, và sau đó đi thẳng vào việc xem xét làm thế nào mà tất cả mọi sắc tướng đều vô thường, khổ và vô ngã, để cho chúng ta có thể nhìn thấy sự thật của sắc tướng với mỗi hơi thở vào-và-ra. Nếu bạn có thể giữ được như vậy liên tục, không gián đoạn, chánh niệm của bạn sẽ trở nên vững chắc và đủ thoải mái để bạn làm tăng nhận thức phân biệt và nó sẽ cho phép bạn đạt được tri thức và viễn kiến rõ ràng.

Vì vậy dưới đây là hướng dẫn về các bước trong việc thực hành một hình thức cô đọng của thiền hơi thở...Hảy làm thử cho đến khi bạn thấy rằng chúng làm gia tăng sự hiểu biết của riêng bạn ngay ở bên trong bạn. Bạn chắc chắn gia tăng được kiến thức của chính bạn.

Điều đầu tiên khi bạn chuẩn bị hành thiền hơi thở là ngồi thẳng và giữ chánh niệm của bạn vững chắc. Thở vào. Thở ra. Làm cho hơi thở cảm thấy thóang và dễ chịu. Đừng căng thẳng tay, chân, hay bất cứ khớp xương nào của bạn hết cả. Bạn phải giữ cho cơ thể của bạn trong một tư thế mà bạn cảm thấy thích hợp với hơi thở của mình. Lúc bắt đầu, thở vào dài và ra dài, tương đối mạnh, và dần dần hơi thở sẽ ngắn lại — đôi lúc mạnh và đôi lúc nhẹ. Sau đó thở vào ngắn và ra ngắn cho khoảng 10 hay 15 phút và rồi đổi lại.

After a while, when you stay focused mindfully on it, the breath will gradually change. Watch it change for as many minutes as you like, then be aware of the whole breath, all of its subtle sensations. This is the third step, the third step of the first tetrad: sabba-kaya-patisamvedi — focusing on how the breath affects the whole body by watching all the breath sensations in all the various parts of the body, and in particular the sensations related to the in-and-out breath.

From there you focus on the sensation of the breath at any one point. When you do this correctly for a fairly long while, the body — the breath — will gradually grow still. The mind will grow calm. In other words, the breath grows still together with the awareness of the breath. When the subtleties of the breath grow still at the same time that your undistracted awareness settles down, the breath grows even more still. All the sensations in the body gradually grow more and more still. This is the fourth step, the stilling of bodily formations.

Sau một lúc, khi bạn giữ được tập trung chánh niệm vào nó, hơi thở sẽ dần dần thay đổi. Bạn muốn nhìn nó thay đổi trong bao nhiêu phút cũng được, kế đó hảy ý thức toàn bộ hơi thở, tất cả những cảm giác tinh tế của nó. Đây là bước thứ ba, bước thứ ba của phần đầu tiên trong bốn phần: sabba-kaya-patisamvedi — chú ý vào việc hơi thở ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể như thế nào bằng cách quan sát mọi cảm giác hơi thở trong tất cả các bộ phận khác nhau của cơ thể, và đặc biệt là những cảm giác liên quan đến hơi thở vào-và-ra.

Từ đó bạn tập trung vào cảm giác của hơi thở ở bất cứ điểm nào. Khi bạn làm điều này một cách chính xác trong một thời gian khá dài, cơ thể — hơi thở — sẽ dần dần trở nên tĩnh lặng. Tâm sẽ trở nên bình tĩnh. Nói cách khác, hơi thở trở nên tĩnh lặng cùng với sự nhận thức về hơi thở. Khi sự tinh tế của hơi thở trở nên tĩnh lặng cùng lúc với sự nhận thức không xao lãng của bạn lắng xuống, hơi thở lại càng trở nên tĩnh lặng hơn. Tất cả những cảm giác trong cơ thể dần dần trở nên tĩnh lặng hơn và nhiều hơn nữa. Đây là bước thứ tư, sự tĩnh lặng của sắc tướng thân.

As soon as this happens, you begin to be aware of the feelings that arise with the stilling of the body and mind. Whether they are feelings of pleasure or rapture or whatever, they appear clearly enough for you to contemplate them.

The stages through which you have already passed — watching the breath come in and out, long or short — should be enough to make you realize — even though you may not have focused on the idea — that the breath is inconstant. It's continually changing, from in long and out long to in short and out short, from heavy to light and so forth. This should enable you to read the breath, to understand that there's nothing constant to it at all. It changes on its own from one moment to the next.


Ngay khi điều này xảy ra, bạn bắt đầu nhận thấy những cảm xúc phát sinh với sự tĩnh lặng của thân và tâm. Cho dù chúng là cảm giác vui thích hay sung sướng hay bất cứ điều gì, chúng xuất hiện rõ ràng, đủ để cho bạn có thể quán tưởng chúng.

Các giai đoạn mà bạn đã trải qua — quan sát hơi thở đi vào và ra, dài hay ngắn — chắc phải đủ để cho bạn nhận ra rằng — mặc dù bạn có thể không để ý — là hơi thở hay thay đổi. Nớ liên tục thay đổi, từ thở vào và ra dài đến vào và ra ngắn, từ mạnh đến nhẹ và vân vân. Điều này làm cho bạn đọc được hơi thở, hiểu rằng không có gì là vĩnh cửu đối với nó hết cả. Nó tự thay đổi từ giây phút này qua giây phút kế.

Once you have realized the inconstancy of the body — in other words, of the breath — you'll be able to see the subtle sensations of pleasure and pain in the realm of feeling. So now you watch feelings, right there in the same place where you've been focusing on the breath. Even though they are feelings that arise from the stillness of the body or mind, they're nevertheless inconstant even in that stillness. They can change. So these changing sensations in the realm of feeling exhibit inconstancy in and of themselves, just like the breath.

When you see change in the body, change in feelings, and change in the mind, this is called seeing the Dhamma, i.e., seeing inconstancy. You have to understand this correctly. Practicing the first tetrad of breath meditation contains all four tetrads of breath meditation. In other words, you see the inconstancy of the body and then contemplate feeling. You see the inconstancy of feeling and then contemplate the mind. The mind, too, is inconstant. This inconstancy of the mind is the Dhamma. To see the Dhamma is to see this inconstancy.

Một khi bạn nhận thức được sự vô thường của thân — nói cách khác, của hơi thở — bạn sẽ có thể nhìn thấy những cảm xúc tinh tế của vui sướng và đau khổ trong lĩnh vực của cảm giác̣. Vì vậy bây giờ bạn quan sát các cảm giác, ngay nơi mà bạn đang tập trung vào hơi thở. Mặc dù chúng là cảm giác phát sinh từ sự tĩnh lặng của thân hay tâm, chúng vẫn là vô thường ngay cả trong sự tĩnh lặng đó. Chúng có thể thay đổi. Do đó, những cảm xúc thay đổi trong lĩnh vực của cảm giác thể hiện sự vô thường ở trong và của chính nó, giống như hơi thở.

Khi bạn nhìn thấy thay đổi trong thân, thay đổi trong cảm giác, và thay đổi trong tâm, đây gọi là thấy Pháp, nghĩa là thấy vô thường. Bạn phải hiểu điều này một cách chính xác. Thực hành phần đầu tiên của bộ bốn của thiền hơi thở bao gồm luôn cả bốn phần của thiền hơi thở. Nói cách khác, bạn thấy sự vô thường của thân và sau đó quán tưởng cảm giác. Bạn thấy sự vô thường của cảm giác và sau đó quán tưởng tâm. Tâm cũng vậy, là vô thường. Sự vô thường của tâm là Pháp. Nhìn thấy Pháp là nhìn thấy sự vô thường này.

When you see the true nature of all inconstant things, then keep track of that inconstancy at all times, with every in-and-out breath. Keep this up in all your activities to see what happens next.

What happens next is dispassion. Letting go. This is something you have to know for yourself.

This is what condensed breath meditation is like. I call it condensed because it contains all the steps at once. You don't have to do one step at a time. Simply focus at one point, the body, and you'll see the inconstancy of the body. When you see the inconstancy of the body, you'll have to see feeling. Feeling will have to show its inconstancy. The mind's sensitivity to feeling, or its thoughts and imaginings, are also inconstant. All of these things keep on changing. This is how you know inconstancy...

Khi bạn nhìn thấy bản chất thật sự của tất cả những thứ hay thay đổi, thì hảy theo dõi sự vô thường đó khắp mọi thời điểm, với mỗi hơi thở vào-và-ra. Luôn giữ như vậy trong mọi hoạt động của bạn để xem điều gì xảy ra tiếp theo.

Điều xảy ra kế tiếp là không luyến ái. Hảy buông thả. Đây là những gì bạn phải tự mình biết.

Đây là ý nghĩa của thiền hơi thở cô đọng. Tôi gọi nó là cô đọng bởi vì nó chứa tất cả các bước cùng một lúc. Bạn không cần phải làm từng bước một. Chỉ cần tập trung vào một điểm, thân thể, và bạn sẽ thấy sự vô thường của thân. Khi bạn nhìn thấy sự vô thường của thân, bạn sẽ phải xem cảm giác. Cảm giác sẽ phải thể hiện sự vô thường của nó. Sự nhạy cảm của tâm đối với cảm giác hay những suy nghĩ và tưởng tượng của nó, cũng là vô thường. Tất cả những điều này luôn thay đổi. Đây là cách bạn biết về vô thường...

If you can become skilled at looking and knowing in this way, you'll be struck with the inconstancy, stressfulness, and not-selfness of your "self," and you'll meet with the genuine Dhamma. The Dhamma that's constantly changing like a burning fire — burning with inconstancy, stress, and not-selfness — is the Dhamma of the impermanence of all formations. But further in, in the mind or in the property of consciousness, is something special, beyond the reach of any kind of fire. There, there's no suffering or stress of any kind at all. This thing that lies "inside": You could say that it lies within the mind, but it isn't really in the mind. It's simply that the contact is there at the mind. There's no way you can really describe it. Only the extinguishing of all defilement will lead you to know it for yourself.

Nếu bạn có thể trở nên khéo léo trong việc tìm kiếm và biết theo cách này, bạn sẽ bị sửng sốt vì nhìn thấy vô thường, khổ, và vô ngã trong "cái tôi" của bạn và bạn sẽ gặp được Chánh Pháp. Cái Pháp mà thay đổi liên tục như một ngọn lửa đang cháy — cháy với tính cách vô thường, khổ và vô ngã — là Pháp của sự hay thay đổi của mọi sắc tướng. Nhưng hơn thế nữa, ở trong tâm hay là trong bản chất của ý thức, có̀ một cái gì đặc biệt, bên ngoài tầm với của bất kỳ loại lửa nào. Ở đó không có bất kỳ đau khổ hay căng thẳng nào hết cả. Điều này nằm "bên trong": Bạn có thể nói rằng nó nằm bên trong tâm, nhưng nó thật sự không ở trong tâm. Chỉ đơn giản là có sự liên lạc ở tại tâm. Không cách nào mà bạn có thể thật sự diễn tả về nó được. Chỉ có sự dập tắt mọi ô trược phiền não là sẽ dẫn bạn đến việc tự mình hiểu được nó.

This "something special" within exists by its very nature, but defilements have it surrounded on all sides. All these counterfeit things — the defilements — keep getting in the way and take possession of everything, so that this special nature remains imprisoned inside at all times. Actually, there's nothing in the dimension of time that can be compared with it. There's nothing by which you can label it, but it's something that you can pierce through to see — i.e., by piercing through defilement, craving, and attachment into the state of mind that is pure, bright, and silent. This is the only thing that's important.

"Một cái gì đó đặc biệt" ở bên trong này hiện hữu bằng chính bản tánh của nó, nhưng ô trược phiền não đã vây bọc chung quanh nó. Tất cả mọi sự giả tạo này — ô trược phiền não — luôn lấn lướt và chiếm lấy tất cả mọi thứ, vì vậy cái bản tánh đặc biệt này vẫn còn bị giam cầm bên trong ở khắp mọi lúc. Thật ra, không có gì trong chiều thời gian có thể so sánh được với nó. Không có gì mà bạn có thể dùng để đặt tên cho nó, nhưng nó là một cái gì đó mà bạn có thể nhìn xuyên qua để trông thấy — tức là, bằng cách nhìn xuyên qua ô trược, tham muốn, và luyến ái để thấy rõ trạng thái của tâm là tinh khiết, tươi sáng và tĩnh lặng. Đây là điều duy nhất được coi là quan trọng.

But it doesn't have only one level. There are many levels, from the outer bark to the inner bark and on to the sapwood before you reach the heartwood. The genuine Dhamma is like the heartwood, but there's a lot to the mind that isn't heartwood: The roots, the branches and leaves of the tree are more than many, but there's only a little heartwood. The parts that aren't heartwood will gradually decay and disintegrate, but the heartwood doesn't decay. That's one kind of comparison we can make. It's like a tree that dies standing. The leaves fall away, the branches rot away, the bark and sapwood rot away, leaving nothing but the true heartwood. That's one comparison we can make with this thing we call deathless, this property that has no birth, no death, no changing. We can also call it nibbana or the Unconditioned. It's all the same thing.

Now, then. Isn't this something worth trying to break through to see?...

Nhưng nó không chỉ có một cấp độ. Có nhiều cấp độ, từ lớp vỏ bên ngoài tới lớp vỏ bên trong và đi vào lớp dác gỗ trước khi bạn đạt đến tâm gỗ. Chánh Pháp giống như tâm gỗ, nhưng có nhiều thứ trong tâm không phải là cốt lõi hay tâm gỗ. Rễ, cành và lá cây thì rất là nhiều, nhưng chỉ có một ít tâm gỗ. Những phần không phải là tâm gỗ sẽ dần dần hư hỏng và tan rã, nhưng tâm gỗ không phân rã. Đó là một cách mà chúng ta có thể so sánh. Nó giống như một cái cây chết đứng. Lá rơi rụng, cành bị hư hại, vỏ và dác gỗ bị phân rã, không để lại gì ngoại trừ tâm gỗ. Đó là một so sánh mà chúng ta có thể làm được với điều mà chúng ta gọi là bất tử, đặc tánh này không có sanh, không có tử, không có sự thay đổi. Chúng ta cũng có thể gọi nó là Niết bàn hay Vô vi. Cả hai cũng chỉ là nói về một thứ.

Bây giờ thì. Có phải đây là một cái gì xứng đáng để cố gắng vượt qua để xem?...

©1995 Kao Suan Luang Dhamma Community.
The text of this page ("Breath Meditation Condensed", by Kao Suan Luang Dhamma Community) is licensed under a Creative Commons Attribution-NonCommercial 4.0 International License. To view a copy of the license, visit http://creativecommons.org/licenses/by-nc/4.0/. Documents linked from this page may be subject to other restrictions. Transcribed from a file provided by the author. Last revised for Access to Insight on 2 November 2013.

©1995 Kao Suan Luang Dhamma Community.
Bài viết của trang này ("Breath Meditation Condensed - Thiền Hơi Thở Cô Đọng", bởi Kao Suan Luang Dhamma Community) được cấp giấy phép theo Creative Commons Attribution-NonCommercial 4.0 International License. Để xem bản sao của giấy phép, hảy truy cập http://creativecommons.org/licenses/by-nc/4.0/. Các tài liệu liên kết từ trang này có thể bị hạn chế. Chép lại từ một tập tài liệu được cung cấp bởi tác giả. Chỉnh sửa cuối cho Access to Insight vào ngày 2 tháng 11 năm 2013.
How to cite this document (a suggested style): "Breath Meditation Condensed", by Upasika Kee Nanayon, translated from the Thai by Thanissaro Bhikkhu. Access to Insight (Legacy Edition), 2 November 2013, http://www.accesstoinsight.org/lib/thai/kee/condensed.html .

Làm thế nào để trích dẫn tài liệu này (một đề nghị bút pháp): "Breath Meditation Condensed - Thiền Hơi Thở Cô Đọng", bởi Upasika Kee Nanayon, dịch từ Thái ngữ bởi Thanissaro Bhikkhu. Access to Insight (Legacy Edition), ngày 2 tháng 11 năm 2013, http://www.accesstoinsight.org/lib/thai/kee/condensed.html .
 Chủ biên và điều hành: TT Thích Giác Đẳng.

  Những đóng góp dịch thuật xin gửi về TT Thích Giác Đẳng tại phamdang0308@gmail.com
Cập nhập ngày: Thứ Tư 10-07-2015

Kỹ thuật trình bày: Minh Hạnh & Thiện Pháp

 | | trở về đầu trang | Home page |