Contents
|
Mục Lục
|
§51 Verses of the Arahat RatthapalaHis family tried to snare him, with the bait of his former wives and good food, into returning to the household life, at which he said: "Behold a puppet here pranked out, — M. 82, trans. Ven. Ñanamoli
|
§51 Thơ của A-la-hán RatthapalaGia đình của ông tìm cách dụ dỗ ông, với mồi là những người vợ cũ và thức ăn ngon, để trở về đời sống gia đình, ông đã nói rằng: "Nhìn một con rối ở đây bởn cợt, — M. 82, chuyển dịch: HT. Ñanamoli
|
§52The vast array of "beauty products," for both male and female, should make people think. If it is so necessary to beautify the body what is it really like?
|
§52Có hàng loạt "mỹ phẩm" cho cả nam và nữ khiến người ta phải suy nghĩ. Nếu rất cần thiết để làm đẹp thân thì nó thật sự giống như thế nào?
|
§53This impure body — Wijayasiri Amaratunga
|
§53Thân bất tịnh này — Wijayasiri Amaratunga
|
§54The body is like a leaky barrel, oozing all the time. But a barrel can be bunged up, while the body must continue oozing its whole life.
|
§54Thân này giống như cái thùng bị rò rỉ, rỉ ra mọi lúc. Nhưng cái thùng có thể được bịt lại, trong khi thân phải tiếp tục rỉ ra suốt đời nó.
|
§55A drum has four characteristics — it is round in section, covered by hide, is beaten frequently, and emits sound. In the same way the body has four characteristics: it is round in section or fairly much so, it also is covered by hide, it is beaten by the many sorts of physical and mental dukkha, and emits sound — that is, the sounds indicating pleasure which is unreliable and impermanent, and those which accompany sufferings such as weeping and lamentation. And who is the beater? His name is Craving.
|
§55Cái trống có bốn đặc tính — thân hình tròn, che bằng da thú, bị đánh thường xuyên, và phát ra âm thanh. Trong cùng một cách, thân có bốn đặc tính: thân hình tròn hay hay gần như vậy, nó cũng được che bởi da, nó bị đánh bởi nhiều loại đau khổ thể chất và tinh thần, và phát ra âm thanh — đúng vậy, âm thanh biểu lộ niềm vui vốn không đáng tin cậy và vô thường, và âm thanh đi cùng với nỗi khổ như khóc lóc và than thở. Và ai là người đánh? Tên của hắn là Ham muốn.
|
§56The Buddha said: "Birth is dukkha,[13] disease is dukkha, decay is dukkha, death is dukkha" — all this is dukkha related to this body. It is interesting that each sort of dukkha has special institutions in Western society to screen it off from the generality of people, who are "in between" these events so to speak. Birth takes place in maternity wards and nursing homes. Other parts of the same hospital take care of "disease." For "decay" we have old peoples' homes and the geriatric wards, while "death" may occur in all such places, the corpse then going on to the undertakers' chapels, and to religious rites. Things hidden away are unhealthy. Look at the dukkha! Look at it!
|
§56Đức Phật nói: "Sinh là khổ,[13] bệnh là khổ, già yếu là khổ, chết là khổ" — tất cả điều này là khổ liên quan đến thân. Đáng chú ý là mỗi loại khổ đều có thể chế đặc biệt trong xã hội Tây phương để sàng lọc nó ra khỏi đa số quần chúng, đại để là những người ở giữa các sự kiện này. Sinh xảy ra ở khu hộ sinh và nhà điều dưỡng. Các bộ phận khác của bệnh viện chăm sóc "bệnh tật." Còn "già yếu" thì chúng ta có nhà dưỡng lão và khu chăm sóc bệnh già, trong khi "chết" có thể xảy ra trong mọi nơi như thế, thì xác chết được mang đến phòng tang lễ của nhà quàng, và cho nghi lễ tôn giáo. Những điều che dấu là không lành mạnh. Hảy nhìn vào khổ! Nhìn vào nó!
|
§57When one considers how many things afflict this body, it is a wonder that it keeps going so well and for so long! Many, many kinds of dukkha!
|
§57Khi ta xem xét có bao nhiêu thứ gây đau khổ cho thân này, điều ngạc nhiên là nó cứ tiến triễn tốt và quá lâu! Nhiều, rất nhiều loại khổ!
|
§58There is so much dukkha connected with this body, which people never notice due to shifting around from one position to another. When tired of walking or standing, they sit down; when tired of sitting, they stand or lie down; when they have enough of lying down, they get up. Walking an unexpectedly long distance is dukkha. Standing long in queue is dukkha. Sitting in even a comfortable chair for hours is dukkha. Lying in a hospital bed for days or weeks is dukkha. By changing position we evade the dukkha, or make it less obvious. But when someone starts to meditate, spending hours on walking meditation, hours on sitting meditation — then this bodily dukkha can be felt and investigated.
|
§58Có rất nhiều khổ liên kết với thân này, mà người ta không bao giờ nhận thấy do chuyển dịch từ vị trí này sang vị trí khác. Khi cảm thấy mệt vì đi hay đứng, họ ngồi xuống; khi chán ngồi, họ đứng lên hay nằm xuống; khi họ nằm đủ rồi thì họ đứng dậy. Đi bộ một đoạn đường dài bất ngờ là khổ. Đứng lâu trong hàng đợi là khổ. Thậm chí ngồi trong một chiếc ghế thoải mái hàng giờ là khổ. Nằm trong bệnh viện nhiều ngày hay vài tuần là khổ. Bằng cách thay đổi vị trí chúng ta tránh né khổ, hay làm cho nó bớt lộ liểu hơn. Nhưng khi ai đó bắt đầu thiền định, dành hàng giờ cho việc đi hành thiền, ngồi thiền — thì khổ thân này có thể được cảm nhận và quan sát.
|
§59 Pain and the Body"The uninstructed ordinary person, bhikkhu, has a saying: 'There is a bottomless abyss in the great ocean.' But the uninstructed ordinary person speaks of what does not exist, of what cannot be found, that is that there is a bottomless abyss in the great ocean. A designation for painful bodily feeling, bhikkhus, is this term 'bottomless abyss.' When an uninstructed ordinary person experiences painful bodily feeling, he grieves, is afflicted laments, beats his breast, cries out loud and becomes distraught. So it is said, bhikkhus, the uninstructed ordinary person has not emerged from the bottomless abyss, has not obtained a firm foothold. "But, bhikkhus, when an instructed Noble Disciple experiences painful bodily feeling he does not grieve, is not afflicted, does not lament, nor beat his breast, nor cry out loud, nor become distraught. So it is said, bhikkhus, the instructed Noble Disciple has emerged from the bottomless abyss and has obtained a firm foothold." — S. XXXVI, 4, trans. Ven. Nyanaponika
|
§59 Đau và ThânNày chư tỳ khưu, một người xuất gia bình thường và không đa văn, nói rằng: 'có vực sâu thăm thẳm trong đại dương.' Nhưng người xuất gia bình thường và không đa văn nói về cái không tồn tại, không thể tìm thấy, đó là có vực sâu thăm thẳm trong đại dương. Tên đặt cho cảm giác khổ thân, này chư tỳ khưu, là từ ngữ 'vực sâu thăm thẳm' này. Khi một người xuất gia bình thường và không đa văn, trải nghiệm cảm giác khổ thân, ông ta đau đớn, buồn bã, than thở, đấm ngực, khóc lóc và trở nên quẫn trí. Này chư tỳ khưu, vì vậy người ta nói rằng, người xuất gia bình thường và không đa văn đã không nổi lên từ vực sâu thăm thẳm, đã không có được chỗ đứng vững chắc. "Nhưng, này chư tỳ khưu, khi bậc đa văn Thánh Đệ tử trải nghiệm cảm giác khổ thân, ông ấy không đau đớn, không buồn bã, không than thở, cũng không đấm ngực, cũng không khóc lóc, cũng không trở nên quẫn trí. Này chư tỳ khưu, vì vậy người ta nói rằng, vị đa văn Thánh Đệ tử đã nổi lên từ vực sâu thăm thẳm và đã có được chỗ đứng vững chắc." — S. XXXVI, 4, chuyển dịch: HT. Nyanaponika
|
§60 This "form" (=body)"Why does one say 'form' (rupa)? It is deformed (ruppati), that is why it is called 'form.' Deformed by what? By cold and heat and hunger and thirst, by contact with mosquitoes, flies, wind, sunburn, and creeping things." — S. XII, 79, trans. Ven. Ñanamoli
|
§60 "Hình dạng" (=thân) này"Tại sao người ta nói 'hình dạng' (rupa)? Nó bị biến dạng (ruppati), đó là lý do tại sao nó được gọi là 'hình dạng.' Biến dạng bởi cái gì? Bởi lạnh và nóng và đói và khát, bởi tiếp xúc với muỗi, ruồi, gió, cháy nắng, và những thứ đáng ghét." — S. XII, 79, chuyển dịch: HT. Ñanamoli
|
§61One could play similar word games in English: Why is it called a body? Because it is one's abode, therefore it is a body; or again because it bodes no good, therefore it is a body — though this is rather pessimistic perhaps. To balance up one could etymologize thus: It is called a body since depending on it bodhi is discovered.
|
§61Người ta có thể chơi trò chơi chữ tương tự bằng Anh ngữ: Tại sao nó được gọi là body? Bởi vì nó là abode (chỗ ở) của người ta, do đó nó là body; lại nữa đó là vì nó bodes no good (báo trước điềm xấu), do đó nó là body — tuy nhiên điều này có lẻ khá bi quan. Để cân bằng người ta có thể giữ nguyên từ, do đó: Nó được gọi là body (thân) bởi vì dựa vào nó bodhi (bồ đề) được phát hiện.
|
§62 The Body's Needs as the Buddha Summarized ThemClothing to cover it,
|
§62 Nhu Cầu của Thân như Đức Phật Tóm Tắt về ChúngY phục để che phủ nó,
|
§63 Greed and the BodyThere's a wardrobe with lots of clothes to cover your body. Are they all needed? (There are some clothes-less poor in this world.) There is a pantry (a refrigerator and a freezer?), stacked with food. Is all that variety and quantity needed? (There are people starving in this world.) There's the house one lives in with its furnishings. Is it too large or too luxurious? (There are house-less people in this world.) There's that medicine chest of pills and creams and whatnot. Can you use them all? Are they all needed? (How many people have no medicine in this world?)
|
§63 Tham và ThânMột cái tủ với rất nhiều quần áo để che thân bạn. Tất cả những thứ này có cần thiết không? (Có một số người nghèo thiếu quần áo trong thế giới này.) Một cái phòng chứa thức ăn (tủ lạnh và tủ đá?), chất đầy thực phẩm. Đủ mọi loại phẩm và lượng như thế có cần thiết không? (Có người đói trong thế giới này.) Một cái nhà với nhiều đồ trang trí nội thất. Nó có quá lớn hay quá xa xỉ không? (Có người vô gia cư trong thế giới này.) Một cái tủ thuốc với thuốc viên và kem và những thứ tương tự. Bạn có thể dùng tất cả chúng không? Hết mọi thứ đó có cần thiết không? (Có bao nhiêu người không có thuốc men trong thế giới này?)
|
§64 Overeating? Gluttony?Then read these verses: The food and drink so greatly prized — — The Path of Purification, Ch. XI, para. 23 (Remember while eating!)
|
§64 Ăn Quá Độ? Ham Ăn?Vậy thì đọc những câu này: Thức ăn và nước uống rất được yêu thích — — Con Đường Thanh Tịnh, Chương XI, đoạn 23 (Ghi nhớ khi ăn!)
|
§65 Reflections on a LooEarth and water elements inside A platform with a hole — 'Pansa' (Vassa, the Rains) 2515/1972
|
§65 Quán Chiếu Nhà Vệ SinhYếu tố đất và nước bên trong Một tấm ván có khoét lỗ — 'Pansa' (Vassa, Mùa Mưa) 2515/1972
|
§66Food arranged nicely on plates is attractive to the eyes and nose. "It looks good!" — "It smells goods!" — people say. When it reaches the mouth it is attractive to the tongue and touch. They say "How good it tastes!" or "Real crunchy!" (crackly, creamy, or whatever). But just spit it out — attractive to the eyes now or not? Greed can only arise if conditions are right for it. And how attractive is the same food spewed up after a few hours in the belly? It becomes even less desirable when after a day or two its remains are expelled. Three stages for contemplation!
|
§66Thức ăn xếp đặt đẹp đẽ trên dĩa gợi hấp dẫn cho mắt và mũi. "Nó trông ngon quá!" — "Nó thơm quá!" — người ta nói. Khi vào miệng nó gợi hấp dẫn cho lưỡi và xúc giác. Họ nói "Nó có vị ngon quá!" hay là "Thật giòn!" (giòn tan, béo ngậy, v.v.) Nhưng khi nhổ nó ra — còn hấp dẫn đôi mắt nữa không? Ham muốn chỉ có thể phát sinh nếu gặp điều kiện thích hợp. Và khi thức ăn đó bị ói ra sau vài giờ trong bụng có còn hấp dẫn không? Nó thậm chí trở nên kém hấp dẫn hơn khi phần còn lại của nó bị tống ra sau một hay hai ngày. Ba giai đoạn để quán chiếu!
|
§67As the meditator finds out, without food the body becomes weak, with much food it is heavy and disturbed: two kinds of dukkha. The only way is to know moderation in food, neither altogether abstaining, which can easily become the extreme of self-mortification; nor overeating, which is just the other extreme of sensual pleasure.
|
§67Như hành giả nhận ra rằng, không có thức ăn thân trở nên yếu đuối, với nhiều thức ăn nó nặng nề và khó chịu: hai loại khổ. Cách duy nhất là biết điều độ trong việc ăn uống, không hoàn toàn kiêng ăn, vì có thể dễ dàng trở thành cực đoan của việc tự hành xác; cũng không ăn quá độ, vì đó chỉ là cực đoan của khoái cảm.
|
§68 Remind Yourself:"This requisite that accrued to me — "This requisite that accrued to me — "This requisite that accrued to me — "This requisite that accrued to me — — Translated from a traditional Pali recollection, "Yatha paccayam..."
|
§68 Nhắc Nhở Bản Thân:"Nhu cầu thiết yếu này tích lũy trong tôi — "Nhu cầu thiết yếu này tích lũy trong tôi — "Nhu cầu thiết yếu này tích lũy trong tôi — "Nhu cầu thiết yếu này tích lũy trong tôi — — Chuyển dịch từ một bài sưu tầm cổ ngữ Pali "Yatha paccayam..."
|
§69 A Fleck of FoamAt one time the Lord was staying at Ayojjhaya on the bank of the river Ganges. There the Lord addressed the bhikkhus as follows: "Suppose, bhikkhus, a large fleck of foam were floating on this river Ganges and a clear-sighted man were to see it, observe it and properly examine it. Having done this it would appear to him to be empty, insubstantial, without essence — for what essence could there be in a fleck of foam? "In the same way, bhikkhus, whatever body, past, future, or present, in oneself or external, gross or subtle, inferior or superior, far or near, that a bhikkhu sees, observes and properly examines... It would appear to him to be empty, insubstantial, without essence — for what essence could there be in a body?..." The Kinsman of the Sun made clear: Form compared to a fleck of foam, — from S. XXII, 95
|
§69 Bọt NướcCó lần Thế Tôn ngụ tại Ayojjhaya bên bờ sông Hằng. Ở đó Thế Tôn nói với các tỳ khưu như sau: "Giả sử, này các tỳ khưu, một đám bọt lớn nổi trên sông Hằng này và một người sáng suốt đã nhìn thấy nó, quan sát nó và xem xét nó đúng đắn. Khi làm điều này, ông thấy nó như là trống rỗng, mong manh, không có phẩm chất — vì phẩm chất nào có thể có trong đám bọt? "Tương tự như vậy, này các tỳ khưu, bất cứ cái thân nào, quá khứ, tương lai, hay hiện tại, trong chính mình hay bên ngoài, thô thiển hay tinh tế, kém cỏi hay thượng đẳng, xa hay gần, mà một tỳ khưu nhìn thấy, quan sát và xem xét đúng đắn... Ông thấy nó như là trống rỗng, mong manh, không có phẩm chất — vì phẩm chất nào có thể có trong cái thân?..." Đấng bà con mặt trời đã giảng rõ: Sắc ví với đám bọt, — S. XXII, 95
|
§70"My" body, but mosquitoes like to suck its blood.
|
§70Thân "của tôi", nhưng muỗi thích hút máu nó.
|
§71 A Rationalist and a BuddhistB. Whose is that body? R. It's mine, of course! B. Better be careful with that "of course." Anyway, how do you know it's your body? R. Well, I see it — every day for years. B. So it's yours because you see it? R. Yes. Besides, I feel it's mine. B. O.K. So that's another reason why it belongs to you. You feel it — right? R. Sure! It feels like me. B. Any other evidence that it's yours? What about the other senses? R. I suppose you could say that I hear it too. My guts gurgle and my feet thump the deck. Of course it smells like me too. Taste? Oh I don't think that helps identify it very much. So that's all the senses, and they tell me that it is mine. B. You've left out the most important sense — the mind. That tells you "this is my body" all the time... R. Yes, if you want to call mind a sense. Yes, it identifies what is mine and what is not. B. Well, I don't think it is so easy to tell what is one's own and what is not. R. Oh, that's easy. I have power over what is mine — like my own bank-account. I can do what I like with it. B. I see that you have a bandaged finger. Show me how much power you have over it by healing it instantly! R. Can't do that, you know. It's not natural! B. Well now, what is natural? And does power over a thing signify ownership? For instance, that bit of dead wood over there. Is it myself? R. Oh, come on... of course not! B. But it's quite natural, and one can do nothing about making it live again. When it lived, that life was conditioned by many factors, now it's dead because of those factors' change. Yet you say "my body"! T. It is mine! It has belonged to me since I was born! B. Righto! Then "your" body, which you can't heal — at least you know when it is going to die? R. No... (faltering) I've no idea... but... B. But it's your body, and you can't cure it, can't stop it getting old, can't stop it dying, you don't even know when that body's going to die. But still it's your body. How much yours? (Silence) B. And who is the owner anyway? (Silence)
|
§71 Một Lý Luận Gia và một Phật TửP. Thân đó là của ai? L. Tất nhiên nó là của tôi! P. Tốt hơn hảy cẩn thận với từ ngữ "tất nhiên" đó. Mà này, làm sao ông biết nó là thân của ông? L. Thì tôi nhìn thấy nó — mỗi ngày hàng bao nhiêu năm. P. Vậy nó là của ông vì ông nhìn thấy nó? L. Đúng vậy. Bên cạnh đó, tôi cảm thấy nó là của tôi. P. Được rồi. Vậy đó là một lý do khác tại sao nó thuộc về ông. Ông cảm thấy nó — đúng không? L. Chắc chắn rồi! Nó cảm thấy như tôi. P. Có bằng chứng nào khác cho thấy nó là của ông? Còn các giác quan khác thì sao? L. Tôi cho rằng ông có thể nói là tôi cũng nghe nó. Bụng tôi kêu ọc ạch và chân tôi nện trên sàng. Tất nhiên nó cũng ngửi giống như tôi. Nếm? Ồ tôi không nghĩ điều đó giúp nhận ra nó mấy. Đó là tất cả các giác quan, và chúng nói với tôi rằng nó là của tôi. P. Ông chừa lại giác quan quan trọng nhất — tâm. Cái đó nói với ông "đây là thân của tôi" khắp mọi lúc... L. Vâng, nếu ông muốn gọi tâm là một giác quan. Vâng, nó xác định cái gì là của tôi và cái gì không. P. Chà, tôi không nghĩ dễ dàng để nói cái gì của mình và cái gì không. L. Ồ, dễ chứ. Tôi có quyền lực đối với cái gì là của tôi — như tài khoản ngân hàng của tôi. Tôi có thể làm những gì tôi thích với nó. P. Tôi thấy ông có một ngón tay bị băng bó. Chỉ cho tôi thấy ông có bao nhiêu quyền lực đối với nó bằng cách chữa lành nó ngay lập tức! L. Không thể làm được điều đó, ông biết mà. Nó không tự nhiên! P. Vậy thì, cái gì là tự nhiên? Và việc có quyền lực đối với một thứ nào có biểu thị quyền sở hữu không? Ví dụ, mảnh gỗ mục ở đằng kia. Nó có phải là bản thân tôi không? L. Ồ, thôi mà... tất nhiên là không! P. Nhưng nó khá tự nhiên, và người ta không thể làm gì để cho nó sống lại. Khi nó sống, cuộc sống đó tùy thuộc vào nhiều yếu tố, bây giờ nó chết vì sự thay đổi của các yếu tố đó. Thế mà ông nói "thân của tôi"! L. Nó là của tôi! Nó thuộc về tôi từ khi tôi sinh ra đời! P. Đồng ý! Vậy thì thân "của ông", mà ông không thể chữa lành — ít nhất ông biết khi nào nó sẽ chết chứ? L. Không... (ngập ngừng) tôi không biết... nhưng... P. Nhưng nó là thân của ông, và ông không thể chữa lành nó, không thể ngăn nó già đi, không thể làm cho nó không chết, ông thậm chí không biết khi nào cái thân đó sẽ chết. Nhưng nó vẫn là thân của ông. Bao nhiêu là của ông? (Yên lặng) P. Và ai là chủ nhân đây? (Yên lặng)
|
§72 Not Yours"This body, bhikkhus, is not yours nor is it others'. It should be seen as produced by past kamma, volitions, and feelings. Regarding this, the learned noble disciple thoroughly and systematically attends to dependent origination: This being, that is; from the arising of this, that arises; this not being, that is not; from the cessation of this, that ceases. That is to say: Unknowing conditions kamma-formations..." — S. II. 37
|
§72 Không Phải Của Ông"Này các tỳ khưu, thân này không phải của ông hay của ai khác. Nó nên được xem như tạo ra bởi nghiệp, ý chí, và cảm giác trong quá khứ. Về điều này, bậc đa văn thánh đệ tử chú ý đến lý nhân duyên một cách triệt để và có hệ thống: Cái này như vậy, thì có cái kia; do sự phát sinh của cái này, cái kia phát sinh; cái này không hiện hữu, cái kia không; do sự chấm dứt của cái này, cái kia chấm dứt. Điều đó có nghĩa là: Nghiệp hình thành phụ thuộc vào các điều kiện không rõ (Nghiệp hình thành do duyên khởi)..." — S. II. 37
|
§73The brain proclaimed: "I'm the boss here. Get up instantly, lazy bones!" Groans from the bones: "I'm broken! I'm smashed! Who are you ordering around anyway? Yeah, who is he? Garn! We boss the lot, unless we are whole the contraption can't stand!" Outcry from the tendons: "You bones'll stand up by yourselves, will yer? Won't do without us! Just fall to bits, a right skelington!" A howl from the heart: "What are you all quarreling about? No one gets anywhere without me, Old Brain least of all!" A grunt from the guts: "Now don't you get superior, heart! Where you goin-a-be without us workers sending you food?" Clamor from the kidneys: "Fine mess you'll be in without us!" Loud laugh from the lungs: " 'Ere, wotcha gonna do without us twin windbags? Won't get very far, will yer?" Shriek from the skin: "Shudup the lot of you! I wrap you all up so that you don't look like a butcher's shop!" And so the debate went on but no master could be found.
|
§73Não tuyên bố: "Tôi là chủ ở đây. Đứng dậy ngay lập tức, đám xương lười biếng!" Xương rên rĩ: "Tôi bị gãy! Tôi bị dập! Chớ ông là ai mà ra lệnh ở đây? Đúng rồi, ông ta là ai? Hừ! Chúng ta là chủ lô, trừ khi chúng ta là cả bộ máy không thể đứng được!" Gân la lối: "Này xương, chắc các ông sẽ tự mình đứng lên được à? Sẽ không làm được nếu không có chúng tôi! Chỉ té ngã tan tành!" Tim tru tréo: "Các ông cải cọ gì vậy? Không ai đi đến đâu nếu không có tôi, nhất là bộ não!" Bụng càu nhàu: "Này tim, ông đừng ra vẻ hống hách! Ông sẽ đi đến đâu nếu không có chúng tôi làm việc để mang thức ăn cho ông?" Thận la hét: "Ông sẽ là mớ hỗn tạp nếu không có chúng tôi!" Phổi lớn tiếng cười: "Á à, ông làm được gì nếu không có cặp túi gió chúng tôi? Sẽ chẳng cầm cự được lâu, đúng không?" Da rít lên:'Các ông im đi! Nhờ tôi bao bọc tất cả lại mà các ông trông không giống như gian hàng thịt!" Và thế là cuộc tranh luận cứ tiếp tục nhưng không thể tìm thấy chủ nhân.
|
§74 Holes and holinessUnfillable hole
|
§74 Cái Lỗ và sự Trống RỗngCái lỗ không thể lấp
|
§75We take a bag to go shopping, and it gets filled up with what we want, if we pay the price. In the same way this skin bag gets filled up, according to our desires. And we pay the price: old age and death.
|
§75Chúng ta lấy cái túi đi mua sắm, và nó được lấp đầy với những gì chúng ta muốn, nếu chúng ta trả giá. Tương tự như vậy, túi da này được lấp đầy, theo mong muốn của chúng ta. Và chúng ta trả giá: tuổi già và cái chết.
|
§76 The Discourses on the ArrowThe Buddha:
— Salla Suttas, Sutta-nipata, verses 574-593
|
§76 Kinh Mũi TênĐức Phật:
— Salla Suttas, Sutta-nipata, câu 574-593
|
§77 The Discourse on Old Age.[18][The Buddha:] Short indeed is this life — — Jara Sutta, Sutta-nipata, verses 804-813
|
§77 Kinh Già.[18]Đức Phật Đời sống thật ngắn ngủi — — Jara Sutta, Sutta-nipata, câu 804-813
|
§78 Contemplation of DeathUncertain is life: — From the Dhammapada commentary story of the Weavers' daughter
|
§78 Quán Niệm ChếtSống thì bất định: — Kinh Pháp Cú, phần bình luận về con gái của Weavers
|
§79"As soon as evening comes, or when the night vanishes and day is breaking, a bhikkhu reflects in this way: "Truly there are many possibilities for me to die — I may be bitten by a snake, or stung by scorpion or centipede — and thereby lose my life. But this would be an obstacle for me. Or I may stumble and fall down, or food eaten may not agree with me. Or bile, phlegm and piercing bodily "winds" may upset me — and thereby I may lose my life. Then men or ghosts may attack me — and thereby I may lose my life. But this would be an obstacle for me.' Then the bhikkhu should consider thus: 'Are there still found in me unsubdued evil unwholesome factors which, if I should die this day or night, might lead me to dukkha?' Now, if he understands that this is the case, he should use his utmost resolution, energy, effort, endeavor, steadfastness, attentiveness, and clear-mindedness to overcome these evil unwholesome factors." — A. VIII. 74, trans. after Ven. Nyanatiloka in Buddhist Dictionary, P.98
|
§79"Khi hoàng hôn đến, hay khi màng đêm tan biến và bình minh ló dạng, một tỳ khưu quán chiếu như thế này: 'Thật sự là có nhiều khả năng khiến tôi chết — tôi có thể bị rắn cắn, hay bị bọ cạp hay rết chích — và kết quả là mất mạng sống. Nhưng điều này sẽ là một trở ngại cho tôi. Hay tôi có thể vấp ngã và té xuống, hay thực phẩm ăn vào có thể không hợp với tôi. Hay mật, đờm và khí huyết bị xáo trộn có thể làm tôi khó chịu — và do đó tôi có thể mất mạng sống. Thế rồi người hay ma có thể tấn công tôi — và do đó tôi có thể mất mạng sống. Nhưng điều này sẽ là một trở ngại cho tôi.' Sau đó vị tỳ khưu nên xem xét như vậy" 'Phải chăng trong tôi có những yếu tố không lành mạnh xấu xa mà, nếu tôi phải chết ngày hôm nay hay đêm nay, có thể dẫn tôi đến khổ?' Bây giờ, nếu ông ấy hiểu rằng đây là trường hợp, ông ấy nên hết sức sử dụng sự quyết tâm, năng lực, nỗ lực, kiên trì, chú ý, và sáng suốt của mình để vượt qua những yếu tố bất thiện này." — A. VIII. 74, dịch theo HT. Nyanatiloka trong Buddhist Dictionary, P.98
|
§80 The Arahat Ratthapala Thera's Verses Addressed To The Aged King KoravyaI see men wealthy in the world, who yet Longevity is not acquired with wealth — From Middle Length Discourses No. 82, trans. Ven. Ñanamoli Thera
|
§80 Thơ của A-la-hán Ratthapala Thera Nói với Vua Già KoravyaTôi thấy người giàu trên thế gian, vẫn chưa Trường thọ không mua được bằng sự giàu có — Trung Bộ Kinh, phẩm 82, chuyển dịch: HT. Ñanamoli Thera
|
§81"Short indeed is this life of men, limited, fleeting, full of woe and torment; it is just like a dewdrop that vanishes as soon as the sun rises; like a water-bubble; like a line drawn on water; like a torrent dragging everything along and never standing still; like cattle for slaughter that every moment look death in the face." — A. VII. 70, condensed trans. after Ven. Nyanatiloka in Buddhist Dictionary, p.99
|
§81"Đời sống con người quả thật ngắn ngủi, giới hạn, mong manh, đầy tai ương và khốn khổ; giống như giọt sương tan khi mặt trời mọc; như bọt nước; như đường vẽ trên mặt nước; như cơn lũ kéo theo mọi thứ và không bao giờ đứng yên; như trâu bò nuôi để lấy thịt lúc nào cũng có nỗi sợ chết trên khuôn mặt." — A. VII. 70, dịch tóm lược ý của HT. Nyanatiloka trong Buddhist Dictionary, p.99
|
§82If "I am dying when this Bag of Bones packs up, then the pain is terrible indeed; but if it's just this bag of bones packing up.........then?
|
§82Nếu tôi chết khi Túi Xương này ngưng làm việc, thì cơn đau thật sự khủng khiếp; nhưng nếu chỉ là túi xương này ngưng làm việc.........thì sao?
|
§83A. What's going to die? B. I am going to die! A. Nonsense! B. What do you mean? A. The body is going to die. It's only you dying if you identify the body as yourself. B. That's a good thought. Then I am not going to die. I shall live for ever! A. Can do, if that's what you want! But think of the sufferings, born and dying, again and again. B. How do I get out of it? A. Just as you don't identify with the body, so you try not identifying with the mind. B. Wow! How come! Impossible! I don't identify with my mind. There's only one me. A. Suppose you see no me, suppose there is just emptiness, and no me perceiving it, what then? B. Oh!
|
§83A. Cái gì sắp chết? B. Tôi sắp chết! A. Vô lý! B. Ý ông là gì? A. Thân sẽ chết. Chỉ là ông chết nếu ông xem thân như chính mình. B. Ý hay. Thế thì tôi sẽ không chết. Tôi sẽ sống mãi! A. Có thể làm được, nếu đó là điều ông muốn! Nhưng hảy nghĩ về những đau khổ, sinh và tử, lập đi lập lại. B. Làm thế nào để tôi thoát khỏi nó? A. Cũng giống như ông không xem mình với thân là một, đừng cố gắng xem mình với tâm là một. B. Ồ! Sao được! Không thể nào! Tôi không kết hợp với tâm của tôi. Chỉ có một cái tôi. A. Giả sử ông không thấy cái tôi, giả sử chỉ có tánh không, và không có cái tôi nhận ra nó, thì thế nào? B. Ồ!
|
§84Interesting that religions (all of them) concern themselves so much with the dead bodies. Ceremonies of various sorts are all conducted round the lifeless lumps of decaying flesh. Yet each religion is concerned really with whatever is thought of as continuing. It shows that attachment to the body as the person' is very strong. And in English we talk of "the dead" as opposed to "the living." But for a Buddhist there are no dead people, only decaying bodies. Paradoxically, a person, while not rid of the concept of personality, never dies.
|
§84Điều thú vị là các tôn giáo (tất cả) đều quan tâm rất nhiều với xác chết. Đủ loại nghi lễ được tiến hành quanh khối thịt thối rữa. Thế nhưng mỗi tôn giáo thật sự quan tâm đến những gì được cho là vẫn tiếp tục. Nó cho thấy rằng sự gắn bó với thân như của một người rất là mạnh mẽ. Và trong Anh ngữ chúng ta nói về "người chết" như trái với "người sống." Nhưng đối với Phật tử thì không có người chết, chỉ có xác thân thối rữa. Nghịch lý thay, một người, khi chưa bỏ được khái niệm cá nhân, thì không bao giờ chết.
|
§85Villagers in Buddhist countries are often better schooled in the body and its end than are educated Westerners. The former have plenty of chances to go to the local temple, or to see the nearest meditation teacher. And what do they hear? Again and again they hear the sound of ANICCA, DUKKHA, ANATTA [19] of all parts of the human being, mind and body. By hearing frequently it sinks in, so that even if people never penetrate these Three Marks of Existence in themselves, at least they have an attitude of accepting them to some extent. It helps with decay, disease, and death. And they see friends and kin cremated, not in a posh chapel with soft music, solemn colors and concealed oven, but on top of a pile of logs in the forest. That's the body burning — there's that smell of meat...and this body too will go the same way. These things are good to see. They are healthy, wholesome. There is no false solemnity, things are just the way they are. Undisguised.
|
§85Dân làng ở các quốc gia Phật giáo thường được giảng dạy về thân thể và kết cuộc của nó tốt hơn là người Tây phương có học thức. Họ có nhiều cơ hội đến chùa, hay gặp thiền sư ở gần. Và họ nghe những gì? Họ nghe đi nghe lại âm thanh ANICCA, DUKKHA, ANATTA [19] của tất cả các phần của con người, tâm và thân. Do nghe thường xuyên nên nó thấm vào, vì vậy ngay cả khi người ta không bao giờ hiểu thấu Ba Đặc Tính của Đời Sống trong chính họ, ít nhất họ có khuynh hướng chấp nhận chúng phần nào. Nó giúp họ đối diện với già yếu, bệnh tật, và cái chết. Và họ nhìn thấy bạn bè và thân nhân hỏa táng, không phải trong nhà nguyện sang trọng với nhạc êm dịu, màu sắc trang nghiêm và hỏa lò kín đáo, mà là trên dàn gỗ trong rừng. Đó là đốt cháy thân xác — có mùi thịt cháy... và thân này cũng sẽ đi theo cùng một cách. Những điều này tốt để xem. Chúng sạch sẻ, lành mạnh. Không có tính trang nghiêm giả tạo, mọi thứ chỉ là theo thật tánh của chúng. Không che dấu.
|
§86People in Buddhist lands who have so often heard teaching about ANICCA, impermanence, are more ready to accept the common end than a great many Westerners. Old age, disease and death are better accepted by Buddhists as just as natural a part of life as birth. One does not bewail the birth of a child — though painful enough for both mother and child — so why bewail the naturally succeeding events? Buddhists who know the Dhamma well talk naturally and calmly about their old age and death as they have contemplated as ANICCA everything in this (and any other) world.
|
§86Dân chúng ở những vùng đất Phật giáo thường xuyên nghe giảng về ANICCA, vô thường, sẵn sàng chấp nhận kết cuộc thông thường hơn nhiều người Tây phương. Tuổi già, bệnh tật và cái chết dễ được chấp nhận bởi các Phật tử như một phần tự nhiên của đời sống giống như việc sinh ra. Người ta không ta thán về việc sinh ra một đứa con — mặc dù đau đớn cho cả mẹ và con — vậy tại sao lại ta thán về những sự kiện tự nhiên kế tiếp? Phật tử hiểu rõ Pháp nói một cách tự nhiên và bình tĩnh về tuổi già và cái chết của họ như họ quán chiếu về ANICCA mọi thứ trong thế giới này (và bất cứ thế giới nào khác).
|
§87There is nothing like living in a little hut in the tropical forest to make one realize how vulnerable this body is to all sorts of attack. How very small creatures can make life difficult if not precarious for this body. A city-dweller misses most of this and may easily get a false sense of security. (All those neat little suburban houses in regular rows...) Another thing which life in the wilds makes really necessary is mindfulness. Mindfulness where one puts one's feet, specially in the dark. And then one cannot get on without loving-kindness too, since all sorts of other beings are so near to oneself, near to this body which one fears for. Loving-kindness rids one of such fears and hatreds.
|
§87Không gì giống như sống trong một túp lều nhỏ trong rừng nhiệt đới để làm cho người ta nhận ra rằng thân này dễ bị tổn thương như thế nào bởi đủ loại rủi ro. Làm thế nào mà các sinh vật rất nhỏ có thể khiến cho đời sống khó khăn nếu không muốn nói là bấp bênh cho thân này. Người dân thành phố không gặp điều này và có thể dễ dàng có khái niệm sai lầm về an toàn. (Tất cả những căn nhà nhỏ gọn và xếp đặt theo hàng lối ở ngoại ô... ) Một điều khác mà đời sống trong hoang dã làm cho thật sự cần thiết là chánh niệm. Chánh niệm khi họ đặt bước chân, nhất là trong bóng tối. Và người ta cũng không thể sống mà không có tâm từ, vì mọi loại sinh vật khác sống rất gần với con người, gần với thân này khiến họ lo sợ. Lòng từ bi khiến người ta không còn nỗi sợ và ghét đó.
|
§88We have so many fears — all things out there — ghosts, darkness, unknown people, loneliness, and so on. The really fearful things, this mind-and-body's precarious state, we never see.
|
§88Chúng ta có rất nhiều nỗi sợ — tất cả mọi thứ ngoài đó — ma, bóng tối, người lạ, cô đơn, v.v. Điều thật sự đáng sợ, trạng thái bấp bênh của tâm-và-thân này, chúng ta không bao giờ thấy.
|
§89The body has a side which most of us don't want to see and know. We wish to hush up its dirt, stinks, belches and farts, to disregard and overlook them. Yet finally when laid low and near to death, these stenches and filths can be disguised no longer.
|
§89Thân có một mặt mà hầu hết chúng ta không muốn thấy và biết. Chúng ta muốn che dấu cáu bẩn, mùi hôi, ợ hơi và rắm của nó, không để ý và phớt lờ chúng. Thế nhưng cuối cùng khi nằm xuống và gần chết, những hôi thối và dơ bẩn này không thể che đậy được nữa.
|
§90It is a salutary lesson, if one gets the chance, to go to an autopsy and watch the doctors and nurses pulling a body to pieces. One's eyes are not prepared for this sight even if one has watched a butcher chopping up meat. And one's nose can well be assaulted too by the overpowering stench of decay if the corpse is just a few days old. To see this is to experience for oneself some Dhamma: how the body is just conditioned and decaying bits and pieces. "As this body is, so that body was; as that body is, so this body will be."
|
§90Đó là bài học hửu ích, nếu ai có cơ hội, nên đến phòng khám nghiệm tử thi và xem các bác sĩ và y tá kéo thân thể ra từng mảnh. Mắt người ta không được chuẩn bị cho cảnh tượng này ngay cả khi họ nhìn một người bán thịt chặt thịt. Và mũi người ta cũng có thể bị khó chịu bởi mùi hôi nồng nặc của sự thối rữa nếu xác chết để vài ngày. Nhìn thấy điều này là tự mình học hỏi được vài Pháp: Thân bị ảnh hưởng và phân rã từng mảnh như thế nào. "Vì thân này như vậy, nên thân kia là vậy; vì thân kia là vậy, nên thân này sẽ như vậy."
|
§91Lists like the following ten stages of the body's decay are often illustrated in traditional Buddhist art, in ancient books and on temple walls, as often seen in Thailand. These are like special prescriptions for the disease of lust:
|
§91Danh sách như mười giai đoạn của sự phân rã của thân liệt kê dưới đây thường được minh họa trong nghệ thuật Phật giáo truyền thống, trong các sách cổ và trên các bức tường đền thờ, như thường thấy ở Thái Lan. Đây là những toa thuốc đặc biệt cho bệnh ham muốn:
|
§92 This Body...This body lying in decay — Francis Story, from The Buddhist Outlook
|
§92 Thân Này...Thân này nằm thối rữa — Francis Story, từ The Buddhist Outlook
|
§93 Verses of the Arahat Kulla Thera on seeing a corpseHaving gone to the charnel-ground — Verses of the Elders Bhikkhus, 393-398 The "Knowing and Seeing" — insight (vipassana) — that this thera saw in himself is first: Seeing no difference between the living and the dead bodies — only time makes a difference. Then seeing the dead body as totally foul — not attracted to this (=greed) or repelled by that (=hatred), and applying this to his own body. Then seeing that all the time, day or night, the body has the same qualities — not that it is desirable at some times but not at others. The enjoyments that most get from senses-pleasures — here the example of a quintet is given — this thera has found far more abundantly in seeing Dhamma rightly.
|
§93 Thơ của A-la-hán Kulla Thera khi nhìn thấy xác chếtKhi đi đến bãi tha ma — Thơ của Trưởng Lão Tỳ khưu, 393-398 "Biết và Thấy"— minh sát tuệ (vipassana) — mà vị trưởng lão nhìn thấy trong chính mình trước tiên là: Không thấy sự khác biệt giữa thân xác sống và chết — chỉ có thời gian tạo nên sự khác biệt. Sau đó thấy xác chết hoàn toàn hôi thối — không hấp dẫn đối với cái này (=ham muốn) hay khước từ bởi cái kia (=ghét bỏ), và áp dụng điều này cho thân của chính mình. Rồi thấy rằng suốt mọi thời gian, ngày hay đêm, thân có cùng đặc tính — không phải là đôi khi nó được ưa thích nhưng đôi khi không. Niềm vui mà đa số có được từ cảm giác khoái lạc — thí dụ về nhạc ngũ âm được đưa ra ở đây — vị trưởng lão này đã thấy được rất nhiều trong việc nhìn Pháp một cách đúng đắn.
|
§94Spiritual objector: "All this pondering over corpses and looking into the body's parts is just morbid. One should look at the body as a pure temple of the spirit." Practical Upasaka:[20] "It goes against the grain to gaze at the bits and pieces in this body and see that they have nothing attractive about them. But this way lies Liberation. To glorify the body is to be bound by craving for it." |
§94Người bất đồng quan điểm: "Tất cả những suy ngẫm về xác chết và nhìn vào các phần của thân chỉ là bệnh hoạn. Người ta nên nhìn vào thân như một ngôi đền thanh tịnh của tâm linh." Practical Upasaka:[20] "Nó ngược với lẽ thường tình khi nhìn chằm chằm vào thân này và thấy rằng chúng không có gì hấp dẫn. Nhưng cách này hàm chứa sự Giải thoát. Tôn vinh thân là bị ràng buộc với niềm ham muốn nó."
|
§95Doctor: I cannot understand you when you say that the body is unbeautiful; to me it is such a wonderful machine! Bhikkhu: The trouble with that view of the "wonderfulness of the body" is that it is near delight (nandi) and delighting in the body is another name for craving, the root of dukkha. Seeing the body's unattractiveness is opposed to craving.
|
§95Y sĩ: Tôi không thể hiểu ông khi ông nói rằng thân không đẹp; với tôi thì nó là một bộ máy tuyệt vời! Tỳ khưu: Trở ngại của quan điểm "sự tuyệt vời của thân" là nó đến gần khoái lạc (nandi) và khoái lạc trong thân là một cái tên khác cho ham muốn, gốc rễ của đau khổ. Nhìn thấy sự không hấp dẫn của thân là chống lại ham muốn
|
§96
|
§96
|
§97 A Manichee and a BuddhistM. It's all the work of Satan — this foul body. We agree with you Buddhists about that. B. Well, the body is certainly not pleasant when examined, but we do not say that it has been created, by Satan. M. But all matter is evil, foul, dragging the soul into darkness, as our Mani says. B. That's not what the Buddha says, though. Matter is just earth, water, fire, and air elements which are quite neutral, neither good nor evil. They form bodies due to kamma made by beings; good or evil kammas both lead to the formation of bodies. M. You must admit, though, that your body is a hindrance to the attainment of spiritual states. You have to feed it and rest it, dose it with medicine when it gets sick. Because of its wretchedness the soul is weighed down. B. No, I do not admit that. The body is the basis and vehicle for practice so one should take care of it without pampering it. Though it has to eat, sleep, excrete, and it gets sick too, at these times we should be mindful, which is possible at all times when not asleep. Even the difficulties of the body can be used in Dhamma-practice. And what is this about a soul being weighed down? M. Well, that is the pure aspirations, the pure thoughts, the still states of contemplation — that is the beginning of discovering the soul. B. Oh, then the impure aspirations, thoughts and confused states of mind must be not soul! You should investigate all mental states, pure and impure, calm and distracted, and find out whether any of them are substantial or permanent. What would you find, do you think? M. All right, they're changing. But behind them all is the pure tranquil soul, eternally unchanging. B. But have you experienced this or are you just telling me some dogma or belief? M. Yes, I think I have experienced it. Then one is free from the trammels of this body. B. Really you need to examine all mental states, as I mentioned before, and the body too, in the same light. They're all Anicca, Dukkha, Anatta... M. What...? B. Sorry! I get so used to using those words that they have slipped off my tongue, unmindfully I am afraid! They mean impermanent, unsatisfactory, and no self. When you look at them like this you neither love the soul nor hate the body. That is, put in a Buddhist way, you don't cling to pure tranquility and identify it as your soul or self, neither do you reject this body. Don't lay the blame on this poor old body! It's not to blame. M. But Mani says that it is. B. Well then, I shall ask you a question. What makes decisions and choices, is it the body or the mind? M. The mind decides, of course. B. Then how can the body be blamed? It is not evil, nor is matter darkness. Poor old body just gets dragged along by the decisions the mind makes. M. But you Buddhists practice contemplation of the body as foul. I have read about it. B. Yes, but that does not mean it is evil. That kind of meditation is just to break up the attachment to the beauty of bodies. It is the attachment in one's own mind, not any Satan or evil creator, that is responsible for keeping the mind tied down to sensual pleasures. Look inside for the evil creator — his name is attachment, greed, desire, lust — and he is put out of business by contemplating the unattractive. The good creator is in there too, the mind that creates pure mental states, the experience of jhana and so on. But all this creating keeps one in the round of rebirth, you know!
|
§97 Một môn đệ của Mani và một Phật TửM. Đó là công việc của Satan — thân dơ bẩn này. Chúng tôi đồng ý với Phật tử các ông về điều này. P. Vâng, thân chắc chắn là không thú vị khi xem xét, nhưng chúng tôi không nói rằng nó được tạo ra bởi Satan. M. Nhưng mọi thể chất đều xấu xa, bẩn thỉu, kéo linh hồn vào bóng tối, như giáo chủ Mani của chúng tôi nói. P. Song le, đó không phải là những gì Đức Phật nói. Thể chất chỉ là các yếu tố đất, nước, lửa và gió vốn trung tính, không tốt cũng không xấu. Chúng hình thành thân do nghiệp tạo ra bởi chúng sinh; nghiệp tốt hay xấu đều dẫn đến sự hình thành thân. M. Tuy nhiên, ông phải thừa nhận rằng thân của ông là một trở ngại cho sự chứng đạt của các trạng thái tâm linh. Ông phải nuôi nó và cho nó nghỉ ngơi, cho nó uống thuốc khi nó đau. Vì sự khốn khổ của nó mà linh hồn bị đè nặng. P. Không, tôi không thừa nhận điều đó. Thân là căn bản và phương tiện cho việc thực hành cho nên người ta cần chăm sóc nó nhưng không nuông chiều nó. Mặc dù nó phải ăn, ngủ, bài tiết, và nó cũng bị đau, vào những lúc đó chúng ta nên chánh niệm, vốn khả thi khắp mọi lúc khi không ngủ. Thậm chí những khó khăn của thân có thể được sử dụng trong Pháp-hành. Và linh hồn bị đè nặng có nghĩa là gì? M. À. đó là khát vọng thuần khiết, tư tưởng thuần khiết, trạng thái tĩnh lặng của sự quán chiếu — đó là khởi đầu của việc khám phá linh hồn. P. Ồ, thế thì những khát vọng không tinh khiết, tư tưởng và trạng thái hoang mang của tâm không phải là linh hồn! Ông nên quan sát tất cả các trạng thái tinh thần, thanh tịnh và bất tịnh, bình tĩnh và bối rối, và tìm xem liệu bất cứ trạng thái nào trong số đó là trọng yếu hay vĩnh cửu. Ông sẽ tìm thấy gì, ông nghĩ sao? M. Được rồi, chúng thay đổi. Nhưng đằng sau tất cả bọn chúng là linh hồn thanh tịnh bình an, mãi mãi không thay đổi. P. Nhưng ông có kinh nghiệm điều này hay là ông chỉ nói cho tôi biết một số giáo lý hay niềm tin? M. Vâng, tôi nghĩ là tôi đã trải nghiệm nó. Vì thế người ta không bị ràng buộc bởi thân này. P. Ông thật sự cần xem xét mọi trạng thái tinh thần, như tôi đã đề cập, và cả thân nữa, trong cùng quan điểm. Chúng đều là Anicca, Dukkha, Anatta... M. Cái gì...? P. Xin lỗi! Tôi quen sử dụng những chữ đó nên đã buột miệng nói mà không để ý. Chúng có nghĩa là vô thường, không hài lòng, và vô ngã. Khi ông nhìn vào chúng như vậy ông không yêu thương linh hồn hay ghét bỏ thân. Nghĩa là, theo Phật giáo, ông không bám vào sự tĩnh lặng thuần khiết và xem nó như là linh hồn hay bản ngã của ông, cũng không loại bỏ thân này. Đừng đổ lỗi cho cái thân già yếu này! Nó không đáng bị khiển trách. M. Nhưng Mani nói là vậy. P. Vậy thì, tôi xin hỏi ông một câu. Cái gì đưa ra quyết định và chọn lựa, thân hay tâm? M. Dĩ nhiên là tâm quyết định. P. Vậy tại sao thân lại bị khiển trách? Nó không ác, cũng không đen tối. Thân già yếu chỉ bị kéo theo bởi những quyết định mà tâm tạo ra. M. Nhưng Phật tử các ông thực hành quán chiếu thân là dơ bẩn. Tôi đã đọc về nó. P. Vâng, nhưng đó không có nghĩa là nó ác. Loại thiền định đó chỉ để phá vỡ sự luyến ái vẻ đẹp của thân. Nó là sự luyến ái trong tâm của người ta, không có Satan hay kẻ sáng tạo ác nào, chịu trách nhiệm trong việc cột tâm vào cảm giác dục lạc. Hảy tìm kẻ sáng tạo ác ở bên trong — tên của hắn là luyến ái, tham lam, ham muốn, dục vọng — và hắn bị loại bỏ bằng việc quán chiếu sự không hấp dẫn. Đấng sáng tạo thiện cũng ở trong đó, cái tâm mà tạo ra những trạng thái tinh thần thuần khiết, kinh nghiệm thiền và v.v. Nhưng mọi sáng tạo này giữ người ta trong vòng tái sinh, ông biết chứ! (Ghi chú theo Wikipedia: Manichee là những người tin theo chủ nghĩa Manichaeism khởi xướng bởi Mani, gốc người Iran thuộc vùng Mesopotamia, sinh năm 216. Giáo phái Manichae dạy một vũ trụ hai chiều phức tạp mô tả cuộc đấu tranh giữa thế giới tâm linh trong sáng, tốt đẹp và thế giới vật chất tăm tối, xấu xa. Qua quá trình tiến triễn của nhân loại, ánh sáng dần dần bị loại bỏ khỏi thế giới vật chất và trở về thế giới ánh sáng nguyên thủy của nó.)
|
§98A. Hey, man! Why you cut your hair and beard? Hair's natural to have but you monks cut it off. We should keep it; it's natural, it's beautiful. Bhikkhu: It's cut off for two reasons. First, it decorates this body. You people like decoration. That's what lay life is all about. But bhikkhus like the body plain, without distractions, so that they can see what it's really like. A. Well, what's it really like? B. If you like it as it is, "naturally," you should try not washing, not brushing the teeth or cleaning the nails, not combing the hair — and so on. Body and its parts are only beautiful if washing is also "natural." A. So, you said that hair decorates, what's your other reason? B. It's a disguise, that beard and moustache — it's something to hide behind, a mask. When you have no hair on the head and face you have no mask behind which to retire. Is it natural or beautiful to hide things? Isn't it better to open up? Who solves problems by hiding them away? Shaving hair and beard is also an outer token of the shaving off of conceit and pride which has to be done steadily and carefully over years of practice.
|
§98A. Này ông bạn! Tại sao ông cắt tóc và râu? Có tóc là điều tự nhiên nhưng nhà sư các ông lại cắt nó đi. Chúng ta nên giữ nó; nó tự nhiên, nó đẹp. Tỳ khưu: Cắt đi là vì hai lý do. Trước hết, nó trang điểm thân này. Người thường các ông thích trang điểm. Đời sống thế tục là như vậy. Nhưng tỳ khưu thích thân giản dị, không rắc rối, để họ có thể thấy nó thật sự như thế nào. A. Thế nó thật sự là gì? T. Nếu ông thích nó như nó là, "tự nhiên," ông nên thử không tắm rửa, không đánh răng hay lau chùi móng tay, không chải tóc và v.v.. Thân và các phần của nó chỉ đẹp nếu tắm rửa cũng là "tự nhiên." A. Vậy thì, ông nói rằng tóc để trang điểm, lý do khác của ông là gì? T. Đó là ngụy trang, râu và ria mép — đó là che đậy cái gì đó, mặt nạ. Khi ông không có râu tóc trên đầu và mặt, ông không có mặt nạ để ẩn náu. Có tự nhiên hay đẹp khi che dấu mọi thứ? Có phải tốt hơn là mở ra? Ai giải quyết vấn đề bằng cách dấu chúng đi? Cạo tóc và râu cũng là một biểu hiệu bên ngoài của việc cạo bỏ tánh tự phụ và kiêu ngạo vốn cần phải làm đều đặn và cẩn thận qua nhiều năm thực hành.
|
§99 FutilityMad for pleasure
|
§99 Phù PhiếmĐam mê dục lạcvì cảm giác vui sướng ngắn ngủi bám vào vô thường. hai túi rung động bám vào nhau thật đáng thương! bám vào cái mà không thể bám víu được bám vào sự hay thay đổi một nắm nước. vài giây phút vui sướng tìm thấy trong tình dục mà thế giới điên cuồng. ông cháy bỏng, lửa cháy bên trong vì người khác, sao ông ấy không cảm thấy đau? đau là làm dịu dần nên ông cho là thật bằng cách sát nhập hai ngọn lửa. một ngọn lửa chưa đủ, khi liên kết với ngọn kia thiêu đốt thêm bao nhiêu? thiêu đốt và bốc cháy chúng sinh chạy từ ngọn lửa này qua ngọn lửa khác. ngọn lửa khác, khác nữa, như thể lửa chạm với lửa có thể dập tắt được. dập tắt, lửa không còn bình yên mát mẻ không ai muốn nó chất đầy hỏa lò lửa bùng cháy lên cao cách của thế giới. cách đến địa ngục và cõi thú lửa dục vọng hoành hành cháy vô tận. tại sao chúng ta không bao giờ mệt mỏi vì bị cháy? "Nóng nhưng ngọt ngào" họ nói. sướng như một người cùi, cậy lớp vẩy ghẻ tìm chút đỉnh dễ chịu từ cơn đau. đau, đau đớn quả thật là đau chất đầy toàn thể luân hồi sinh tử — chứa đầy chúng sinh yêu thích dục lạc không muốn đau đớn mà niềm vui dẫn đến Dukkha - Khổ.
|
§100 The Silent ShrineWhere silence reigns the Buddha sits,He dwells alone, the only face Has He that one should ever look upon Deep within the shrine that always is, The center of this house — Where is it found? Flesh the walls and bones the beams With windows five to look upon the world, While wandering, a witless idiot Roams through the empty rooms; How slow is he to come upon that shrine, How faltering his steps unsure! Distractedly, confused He fumbles for the door — Hinges rusty, locked for long, unused, Swollen wood and jammed the door decayed. When will he look, this witless one, When will he see the ancient face of peace? When will he worship at the shrine? When will he know the Way and Fruit? When will he find the silence? Where the Buddha sits?
|
§100 Ngôi Đền Yên TĩnhNơi sự yên tĩnh ngự trị Đức Phật ngồi,
|
Notes
Abbreviations:
M ...... Majjhima-nikaya
|
Chú Thích
Các Chữ Viết Tắt:
M ...... Majjhima-nikaya (Trung Bộ Kinh)
|
How to cite this document (a suggested style): "Bag of Bones: A Miscellany on the Body", compiled by Bhikkhu Khantipalo. Access to Insight (BCBS Edition), 30 November 2013, http://www.accesstoinsight.org/lib/authors/khantipalo/wheel271.html .
Alternate format: PDF
|
Làm thế nào để trích dẫn tài liệu này (một đề nghị bút pháp): "Bag of Bones: A Miscellany on the Body - Túi Xương: Tuyển Tập về Quán Niệm Thân", biên soạn bởi Tỳ khưu Khantipalo. Access to Insight (BCBS Edition), ngày 30 tháng 11 năm 2013,
http://www.accesstoinsight.org/lib/authors/khantipalo/wheel271.html . Ấn bản phát hành theo dạng khác: PDF
|
Chủ biên và điều hành: TT Thích Giác Đẳng. Những đóng góp dịch thuật xin gửi về TT Thích Giác Đẳng tại phamdang0308@gmail.com |
Cập nhập ngày:
Thứ Hai 06-25-2018 Kỹ thuật trình bày: Minh Hạnh & Thiện Pháp |
| | trở về đầu trang | Home page | |