Contents
|
Mục Lục
|
Prologue"Thus have I heard: One time the Blessed One was staying at Savatthi in the Jeta Grove, in Anathapindika's Monastery..." Numerous discourses of the Buddha begin with these words, and hence the name of that great lay devotee, Anathapindika is well known. His name means: "One who gives alms (pinda) to the unprotected (a-natha)" and is the honorific of the householder Sudatta of the city of Savatthi. Who was he? How did he meet the Buddha? What was his relationship to the teaching? The answers to these questions may be found in the many references to him which occur in the traditional texts.
|
Lời Tựa"Tôi nghe như vầy: Một thời Thế Tôn ngụ ở Savatthi - Xá Vệ trong vườn Kỳ Viên, tại tu viện của ông Anathapindika - Cấp Cô Độc..." Nhiều bài thuyết pháp của Đức Phật bắt đầu với dòng chữ này, và vì thế tên của vị đại cư sĩ thành tín đó, Anathapindika được biết đến. Tên của ông có nghĩa là: "Người cấp dưỡng (pinda) cho những kẻ nghèo khó cô độc (a-natha)" và là vị trưởng giả đáng kính Sudatta của thành Xá Vệ. Ông là ai? Ông đã gặp Đức Phật như thế nào? Liên hệ của ông với giáo lý là gì? Lời giải đáp cho những câu hỏi này có thể được tìm thấy trong nhiều tài liệu tham khảo về ông xuất hiện trong các văn bản cổ điển.
|
1. How Anathapindika Became a Disciple of the BuddhaIn the first year after Siddhattha Gotama's enlightenment, his Order, found in Rajagaha, the capital of the kingdom of Magadha, consisted then of only a few people who, after hearing the Four Noble Truths, had become arahants. Being Liberated Ones, they lived homeless in field and forest, on mountains, and in meadows. When a wealthy merchant, the brother-in-law of Anathapindika, became a faithful lay follower of the Buddha and saw how they lived, he suggested to the monks that they ask their Master whether he would allow them to have a permanent dwelling. When the Buddha gave his permission, the merchant at once set about to erect no fewer than sixty dwellings for the monks, explaining that he needed to gain merit. With the building of that first Buddhist monastery, the foundation for the spread of the Teaching began, for now there would be a training center for the Order in which to educate those who were not yet arahants (Cv 1).
|
1. Anathapindika Trở thành Đệ tử của Đức Phật như thế nàoVào năm đầu tiên sau khi Siddhattha Gotama giác ngộ, Tăng đoàn của ngài, thành lập ở Rajagaha, thủ đô của vương quốc Magadha, lúc đó chỉ có vài người, sau khi nghe Tứ Diệu Đế, đã trở thành a-la-hán. Là bậc Giải Thoát, họ sống đời không nhà ở nơi đồng ruộng và rừng, trên núi, và trên những cánh đồng. Khi một thương gia giàu có, anh rể của Anathapindika - Cấp Cô Độc, trở thành đệ tử cư sĩ thành tín của Đức Phật và nhìn thấy cách họ sống, ông đề nghị với các vị sư rằng họ hỏi Sư phụ của họ xem liệu ngài có cho phép họ có một nơi cư trú thường xuyên không. Khi Đức Phật cho phép, người thương gia liền dựng lên hơn sáu mươi chỗ cư trú cho các sư, giải thích rằng ông cần phải có công đức. Với việc xây dựng tu viện Phật giáo đầu tiên đó, nền tảng cho việc truyền bá Giáo Lý đã bắt đầu, vì giờ đây đó là một trung tâm huấn luyện cho Tăng đoàn để giáo dục những người chưa phải là a-la-hán (Cv 1).
|
One day Anathapindika, the richest merchant in Savatthi, was traveling on business in the neighboring state of Magadha and came to Rajagaha. As usual, his way led him first to his brother-in-law, to whom he was bound by a warm friendship. As he entered the house, he found to his astonishment that the household hardly noticed him. Hitherto, he had been accustomed to his brother-in-law's full attention and to the other residents of the house receiving him gladly. But now he saw that they were busy, eagerly making elaborate preparations. He asked his preoccupied brother-in-law what this meant: "A wedding? A major sacrifice? A visit from the king?" But the brother-in-law explained, "Tomorrow the Order of monks with the Enlightened One are coming here, for I have invited them." Anathapindika became attentive. "Did you say the 'Enlightened One'?" "Indeed," answered the brother-in-law, "tomorrow the Enlightened One is coming." And Anathapindika asked a second time and a third time, "Did you say the 'Enlightened One'?" Then, breathing a deep sigh of relief, he said, Even the sound alone of these words is indeed rare in this world — the Enlightened One — can one really see him?" His brother-in-law answered that while today was not the time, tomorrow would be.
|
Một ngày kia, Anathapindika - Cấp Cô Độc, người thương gia giàu nhất ở Xá Vệ, đi công việc ở nước láng giềng của Magadha và đã đến Rajagaha. Như thường lệ, con đường ông đi dẫn ông đến với anh rể trước, vốn cũng là người bạn thân thiết. Khi ông bước vào nhà, ông ngạc nhiên khi thấy rằng người nhà hầu như không chú ý đến mình. Cho đến nay, ông đã quen với sự quan tâm nồng nhiệt của anh rể và sự vui mừng chào đón của những người khác trong nhà. Nhưng bây giờ ông thấy họ đang bận rộn, háo hức chuẩn bị công phu. Ông hỏi người anh rể dường như đang bận suy nghĩ rằng điều này có nghĩa là gì: "Đám cưới? Buổi cúng tế quan trọng? Quốc vương đến thăm?" Nhưng người anh rể giải thích, "Ngày mai Tăng đoàn cùng với Đấng Giác Ngộ sẽ đến đây, vì tôi đã mời họ." Cấp Cô Độc trở nên chú ý. "Có phải anh nói là 'Đấng Giác Ngộ'? "Đúng vậy," người anh rể trả lời, "ngày mai Đấng Giác Ngộ sẽ đến." Và Cấp Cô Độc hỏi lại lần thứ hai và lần thứ ba, "Có phải anh nói là 'Đấng Giác Ngộ'?" Rồi ông thở phào nhẹ nhỏm và nói, "Ngay cả âm thanh của những chữ này thật là hiếm có trên thế gian — Đấng Giác Ngộ — người ta thật sự có thể thấy ngài ư?" Anh rể của ông trả lời rằng hôm nay thì chưa, ngày mai sẽ thấy.
|
Moved by many kinds of thoughts and feelings, Anathapindika lay down to sleep. Yet he awoke three times in that night, thinking it was already daytime, so strong was his anticipation of the next day's meeting. Finally he arose even before dawn and went out of the city to the monastery. In the darkness, however, fear overcame him, doubts arose within him, and all his worldly instincts told him to turn back, but an inner voice assured him that it would be best to continue on. And so through the rest of the night he walked resolutely on. After a while he saw in the misty dawn a figure walking silently to and fro, Anathapindika stopped. Then the figure called to him in an indescribably harmonious voice: "Come, Sudatta!" Anathapindika was startled at being addressed in this manner, for no one there knew him by his original name. He was only known as Anathapindika, and besides, he was unknown to the Buddha and had come unexpectedly. Now he was certain that he was in the presence of the Enlightened One. Overwhelmed by the gravity of the encounter, he fell at the feet of the Blessed One, and asked him in a stammering voice about his well-being. With the answer to this conventional question, Anathapindika came a little closer to the supramundane reality, since the Enlightened One explained that the arahants were always well, for they were beyond all possibilities for suffering. And then the Enlightened One, leading him step by step, spoke to him of giving, of virtue, of the heavens, of the perils, vanity, and defiling nature of sensual pleasures, and of the benefits of renunciation.
|
Phấn chấn bởi nhiều loại suy nghĩ và cảm xúc, Anathapindika - Cấp Cô Độc nằm xuống ngủ. Thế nhưng ông thức giấc ba lần trong đêm đó, nghĩ rằng trời đã sáng, nỗi mong đợi buổi gặp gỡ ngày hôm sau trong ông mạnh mẽ biết bao. Cuối cùng ông thức dậy ngay cả trước bình minh và rời thành phố đi đến tu viện. Tuy nhiên, trong bóng tối, nỗi sợ hãi đã chế ngự ông, nghi ngờ nảy sinh trong ông, và bản năng trần tục bảo ông quay trở lại, nhưng một giọng nói nội tâm khuyến khích ông nên đi tiếp. Và thế là ông kiên quyết đi qua đêm. Sau một lúc ông nhìn thấy trong ánh bình minh mờ ảo, bóng một người lặng lẽ đi tới, Cấp Cô Độc ngừng lại. Rồi người đó gọi ông bằng một giọng vô cùng êm dịu: "Đến đây, Sudatta!" Cấp Cô Độc ngạc nhiên khi được gọi theo cách này, vì không ai ở đó biết tên tộc của ông. Ông chỉ được biết đến với cái tên Anathapindika - Cấp Cô Độc, và bên cạnh đó, Đức Phật không biết ông là ai và ông đến một cách bất ngờ. Bây giờ ông biết chắc là ông đang hiện diện trước Đấng Giác Ngộ. Bị choáng ngợp bởi lực hấp dẫn của sự gặp gỡ, ông quỳ dưới chân Đức Thế Tôn, và thăm hỏi ngài bằng giọng nói lắp bắp. Với câu trả lời cho câu hỏi thông thường này, Cấp Cô Độc tiến gần hơn một chút đến thế giới siêu phàm, vì Đấng Giác Ngộ giải thích rằng bậc a-la-hán luôn yên vui, vì họ vượt qua khỏi mọi trạng thái đau khổ. Và sau đó Đấng Giác Ngộ, hướng dẫn ông từng bước một, giảng giải cho ông nghe về bố thí, về đức hạnh, về thiên đàng, về hiểm họa, phù phiếm và bản chất ô uế của thú vui nhục dục, và về lợi ích của sự từ bỏ.
|
When the Blessed One saw that Anathapindika the householder was ready in heart and mind, pliable, unobstructed, uplifted and serene, he gave him the explanation of the Teaching which is unique to the Enlightened Ones: the noble truth of suffering, its cause, its cessation, and the path. With that, the pure eye of truth (dhammacakkhu) opened for Anathapindika: "Whatever has arisen, must also cease." Anathapindika, who had understood the truth of the Teaching, had overcome all doubts and was without any wavering, certain in mind, and relying on no one else in the Master's Dispensation. He had achieved the attainment of stream-entry (sotapatti). He then invited the Blessed One for a meal the next day at the home of his brother-in-law, and the Master accepted. After the meal, Anathapindika asked the Enlightened One if he might build a monastery for the Order in his hometown of Savatthi. The Buddha answered: "The Enlightened Ones love peaceful places." "I understand, O Master, I understand," answered Anathapindika, overjoyed with the acceptance of his offer. (SN 10.8 = Cv VI.4)
|
Khi Đức Thế Tôn thấy cư sĩ Anathapindika - Cấp Cô Độc đã sẵn sàng trong trái tim và tâm trí, dễ uốn nắn, không bị cản trở, thăng hoa và thanh thản, ngài giảng dạy về Giáo Lý duy nhất cho các bậc Giác Ngộ cho ông nghe, đó là Tứ Diệu Đê:́ Khổ, Tập, Diệt, và Đạo (khổ, nguyên nhân của nó, sự chấm dứt của nó và con đường). Nhờ đó, con mắt thuần khiết của sự thật (dhammacakkhu - tuệ nhãn) được mở ra cho Cấp Cô Độc: "Bất cứ cái gì phát sinh, cũng phải chấm dứt." Cấp Cô Độc hiểu được sự thật của Giáo Lý, vượt qua được mọi nghi ngờ và không hề dao động, vững tin, và không dựa vào ai khác trong Hệ thống Giáo hội của Tôn Sư. Ông đạt được quả vị Nhập-lưu (Sotapatti - Tu-đà-hườn). Sau đó ông mời Đức Thế Tôn dùng bữa vào ngày hôm sau tại nhà anh rể của ông, và Tôn Sư nhận lời. Sau bữa ăn, Cấp Cô Độc hỏi Đấng Giác Ngộ rằng ông có thể xây một tịnh xá cho Tăng Đoàn tại quê hương Xá Vệ của mình không. Đức Phật trả lời: "Bậc Giác Ngộ ưa chuộng những nơi bình yên." "Con hiểu, thưa Tôn Sư, con hiểu," Cấp Cô Độc trả lời, vui mừng khôn xiết với sự chấp nhận lời đề nghị của ông. (SN 10.8 = Cv VI.4)
|
When Anathapindika returned to Savatthi, he encouraged the people along the route to receive the Buddha in a respectful manner. In this way he prepared the way along the Rajagaha-Savatthi road for the Buddha's journey. Once he arrived in Savatthi, he immediately searched for an appropriate location for the monastery. It had to be neither too close to the city, nor too far. The site should not be one that would be overrun by people in the daytime, nor should there be noise at night. It should be suitable for access by devoted visitors and also fit for those bent on seclusion. At last, in the chain of hills surrounding the city, he found a beautiful forest glade, ideal for the purpose. The area belonged to Prince Jeta, a son of King Pasenadi. Anathapindika visited Prince Jeta in his palace and asked if the forest were for sale. The prince answered that the large tract of land was not for sale, not even for the appropriate price of eighteen million. "I will give you that much, right now," replied Anathapindika, but they were not able to come to terms and went to an arbitrator. The arbitrator ruled that the price should amount to as many gold pieces of the eighteen million as could be laid next to each other on the land. One this basis an agreement of sale was reached.
|
Khi Cấp Cô Độc trở về Xá Vệ, ông khuyến khích mọi người dọc theo tuyến đường tiếp đón Đức Phật một cách tôn kính. Ông đã chuẩn bị đoạn đường Rajagaha-Savatti cho cuộc hành trình của Đức Phật theo cách này. Khi đến Xá Vệ, ông lập tức tìm một nơi thích hợp cho tịnh xá. Nó không được quá gần hay quá xa thành phố. Chỗ đó không nên là nơi nhiều người đi lại vào ban ngày hay ồn ào vào ban đêm. Nó nên được phù hợp cho khách vãng lai tín tâm và cũng phù hợp cho những ai muốn sống ẩn dật. Cuối cùng, trong chuỗi đồi bao quanh thành phố, ông tìm thấy một khu rừng tuyệt đẹp, lý tưởng cho mục đích này. Khu vực này thuộc về Hoàng tử Jeta, con của Vua Pasenadi. Cấp Cô Độc đến thăm Hoàng tử Jeta tại cung điện của ông và hỏi liệu khu rừng có được bán không. Hoàng tử trả lời rằng miếng đất rộng lớn đó không để bán, cho dù với giá thích đáng là mười tám triệu. "Tôi sẽ trả ông giá này, ngay bây giờ," Cấp Cô Độc trả lời, nhưng họ không thể đạt được thỏa thuận và đi đến gặp một trọng tài. Người trọng tài phán quyết rằng giá tiền phải là những miếng vàng trị giá mười tám triệu được trải trên đất. Dựa trên căn bản này, thỏa thuận mua bán đã đạt được.
|
Anathapindika had many carts filled with gold coins, and had them spread out upon the site. Finally only one small patch of ground at the entrance remained bare. He gave the instructions that more gold be brought, but the Prince Jeta announced that he was prepared to build a mighty gate-tower on that spot at his own expense. This imposing bastion and gate protected the monastery from the outside world, shielded it from the noises of the road, and emphasized the dividing line between the realms of the sacred and the worldly. Anathapindika then spent another eighteen million for buildings and furnishings. He built individual cells, a meeting hall, a dining hall, storerooms, walkways, latrines, wells, and lotus ponds for bathing as well as a large surrounding wall. Thus the forest glade was transformed into a monastery and stood apart as a religious sanctuary. (Cv VI.4) When everything had been completed, the Enlightened One, with his monks, came to Savatthi to take up the residence at the new monastery. On their arrival, Anathapindika invited them for an alms meal. After the meal he addressed the Buddha and asked: "How should I proceed with the offering of this Jetavana?" — "You may dedicate it to the Sangha of the four quarters, present and future." And so Anathapindika did. Then the Buddha expressed his appreciation to him in the following verses:
|
Cấp Cô Độc bảo gia nhân chất những đồng tiền vàng lên các xe đẩy, và mang đến rải khắp nơi đó. Cuối cùng chỉ có một mảnh đất nhỏ ở cổng vào là vẫn còn trống. Ông ra lệnh cho gia nhân đi lấy thêm vàng, nhưng Hoàng tử Jeta tuyên bố rằng ông định xây một tòa tháp cao lớn làm cổng vào ở nơi đó bằng tiền của ông. Cái cổng này sẽ như pháo đài bảo vệ tu viện khỏi thế giới bên ngoài, che chắn nó khỏi tiếng ồn ngoài đường, và biểu hiện lằn ranh giữa cõi giới linh thiêng và trần tục. Cấp Cô Độc bèn chi tiêu thêm mười tám triệu nữa cho việc xây cất các tòa nhà và trang trí nội thất. Ông xây những phòng cá nhân, sảnh đường, phòng ăn, nhà kho, lối đi, nhà vệ sinh, giếng nước, và ao sen để tắm cũng như là một bức tường lớn bao quanh. Thế là cánh rừng thưa đã chuyển thành một tu viện và tách biệt như một nơi trú ẩn tín ngưỡng tôn nghiêm. (Cv VI.4) Khi mọi việc hoàn tất, Đấng Giác Ngộ, cùng với các sư, đến Xá Vệ để cư ngụ tại tu viện mới. Khi họ đến nơi, Cấp Cô Độc mời họ dùng bữa. Sau bữa ăn, ông đảnh lễ Đức Phật và hỏi: "Con nên tiến hành lễ hiến tặng Kỳ Viên Jetava này như thế nào?" — "Ông có thể cúng dường nó cho Tăng Già bốn phương, hiện tại và tương lai." Và Cấp Cô Độc đã làm như thế. Sau đó Đức Phật bày tỏ lòng cảm kích của ngài với ông trong bài kệ sau:
|
"They ward off cold and heat and beasts of prey from there — Translated by I.B. Horner The alms-meal for the monks was followed by a sumptuous celebration for the laity with gifts for everyone. This cost another eighteen million, so altogether Anathapindika spent fifty-four million on the headquarters for the Order. Therefore, he stands at the head of the benefactors. (AN 1.19)
|
"Họ tránh được lạnh và nóng và loài thú dử từ đó — Dịch bởi I.B. Horner Buổi cúng dường ẩm thực cho chư tăng được tiếp nối bằng một lễ kỷ niệm tưng bừng xa hoa cho giới cư sĩ với quà tặng cho mọi người. Buổi lễ này tốn kém mười tám triệu nữa, thế là Cấp Cô Độc đã chi tiêu năm mươi bốn triệu vào trụ sở chính cho Tăng đoàn. Do đó, ông đứng đầu trong số các đại thí chủ. (AN 1.19)
|
2. Anathapindika as a Wealthy PatronAnathapindika continued to feel responsible for the monastery which he had established. He supplied the monks who lived there with all necessities. Each morning he sent rice gruel to the monastery, and each evening he supplied all the requirements of clothing, alms bowls, and medicines; all repairs and upkeep in the Jeta Grove were undertaken by his servants. Above all, several hundred monks came daily to his home — a seven story palace — to receive the noon meal. Every day during meal-times his home was filled with saffron-colored robes and the feeling of saintliness. When King Pasenadi learned of Anathapindika's generosity, he wished to emulate him and so he supplied alms food for five hundred monks daily. One day, as he was on his way to talk with the monks, he learned from his servants that the monks were taking the food away with them and giving it to their supporters in the city, so that these friends could offer it to them. The king was mystified, for he had always provided very tasty food, and so he asked the Buddha the reason for the monks' behavior. The Buddha explained to the king that in the palace the courtiers distributed the food without any inner feeling, just following orders as if they were cleaning out a barn or taking a thief to court. They lacked faith and had no love for the monks. Many of them even felt that the monks were idlers who had to be supported by the working population. When anything was given in that spirit, no one could feel good — even when receiving the most expensive meal. On the other hand, with the faithful householders in the city, like Anathapindika and Visakha, the monks were welcome and were regarded as spiritual friends who lived for the welfare and benefit of all beings. A humble meal provided by a friend would be worth much more than the most sumptuous meal provided by someone who was indifferent or who did not give in the right spirit: "Even sour rice gruel becomes sweet when given by a friend." (J 465) The Buddha added a verse for the king to remember: A dish may be coarse, savory or sweet, — J 346
|
2. Anathapindika: một Đại Hộ PhápAnathapindika - Cấp Cô Độc tiếp tục cảm thấy có trách nhiệm với tu viện mà ông đã thiết lập. Ông cung cấp mọi nhu yếu phẩm cho chư tăng sống ở đó. Mỗi ngày ông cho người mang cháo sữa đến tu viện, và mỗi tối ông cung cấp tất cả những nhu cầu về y phục, bát khất thực, và thuốc men; mọi việc sửa chữa và bảo trì trong Kỳ Viên được cáng đáng bởi gia nhân của ông. Trên hết, hàng trăm nhà sư đi đến nhà ông hằng ngày — một dinh thự bảy tầng — để nhận bữa ăn trưa. Mỗi ngày vào giờ ẩm thực nhà ông chứa đầy áo cà sa vàng và cảm giác thánh thiện. Khi vua Pasenadi nghe nói về lòng quảng đại của Cấp Cô Độc, vua muốn bắt chước ông và thế là vua cung cấp thực phẩm khất thực cho năm trăm nhà sư mỗi ngày. Một ngày kia, khi ông đang trên đường đi đến nói chuyện với các sư, ông nghe những người hầu của ông nói rằng chư tăng lấy thực phẩm và đưa cho những người ủng hộ họ ở trong thành phố, để những người bạn này có thể cúng dường cho họ. Nhà vua cảm thấy bối rối, vì ông luôn cung cấp thức ăn ngon lành, và vì thế ông hỏi Đức Phật lý do về cách hành xử của chư tăng. Đức Phật giải thích cho vua rằng trong cung điện cận thần cung cấp thực phẩm mà không có lòng thành, chỉ tuân theo lệnh như thể họ dọn dẹp vựa lúa hay đem kẻ cướp đến tòa. Họ thiếu niềm tin và không có lòng yêu mến chư tăng. Thậm chí nhiều người trong số họ còn cảm thấy rằng chư tăng là những kẻ làm biếng lại phải được hỗ trợ bởi tầng lớp dân lao động. Khi bất cứ vật gì được cho theo tinh thần này, không ai cảm thấy thoải mái — ngay cả khi nhận được bữa ăn đắt tiền nhất. Trái lại, với các cư sĩ thành tín trong thành phố, như Anathapindika và Visakha, chư tăng được chào đón và trân trọng như những người bạn tinh thần sống vì hạnh phúc và lợi ích của tất cả chúng sinh. Một bữa ăn khiêm tốn được cung cấp bởi người bạn sẽ có giá trị hơn nhiều so với bữa ăn xa hoa nhất được cung cấp bởi người thờ ơ hay không cho một cách đúng đắn: "Ngay cả cháo sữa chua cũng trở nên ngọt khi được tặng bởi một người bạn." (J 465) Đức Phật đọc thêm một bài kệ cho vua ghi nhớ: Món ăn có thể nhạt nhẻo, mặn mòi hay ngọt ngào — J 346
|
Anathapindika and Visakha were not only the foremost donors in Savatthi (J 337, 346, 465), but their help was frequently solicited by the Buddha whenever something needed to be arranged with the lay community. Yet even the wealth of Anathapindika was not inexhaustible. One day treasures worth eighteen million were swept away by a flash flood and washed into the sea. Moreover, he had loaned about the same amount of money to business friends who did not repay him. He was reluctant, however, to ask for the money. Since his fortune amounted to about five times eighteen million, and he had already spent three-fifths of this for the forest monastery, his money was now running out. Anathapindika, once a millionaire, had become poor. Nevertheless, he still continued to provide some food for the monks, even though it was only a modest serving of thin rice gruel. At that time a spirit lived in the seven-storied palace, above the gate-tower. Whenever the Buddha or a holy disciple entered the house, the spirit, following the laws of his realm, was obliged to step down from his place in order to honor the Great Ones. However, this was very inconvenient for the spirit. And so he tried to think of a way to keep the Holy Ones out of the house. He appeared to a servant and suggested the stopping of the alms giving. But the servant paid no attention to these urgings. Then the spirit tried to turn the son of the house against the monks, but this also failed.
|
Anathapindika và Visakha không phải chỉ là những nhà tài trợ quan trọng nhất ở Xá Vệ (J 337, 346, 465), nhưng sự giúp đỡ của họ thường được trông cậy bởi Đức Phật mỗi khi có điều gì cần được sắp xếp với giới cư sĩ. Nhưng ngay cả sự giàu có của Cấp Cô Độc cũng không phải là không hao mòn. Một ngày kia kho báu trị giá mười tám triệu bị tiêu tan bởi một cơn lũ lụt và bị cuốn trôi ra biển. Hơn thế nữa, ông đã cho những người bạn kinh doanh vay một số tiền tương tự nhưng họ đã không trả lại ông. Tuy nhiên, ông ngại ngùng trong việc đòi lại tiền. Vì tài sản của ông lên tới khoảng năm lần mười tám triệu , và ông đã xài ba phần năm số tiền này cho ngôi tịnh xá, tiền của ông hiện đã cạn. Cấp Cô Độc, đã từng là triệu phú giờ đây trở nên nghèo. Thế nhưng, ông vẫn tiếp tục cung cấp thức ăn cho chư tăng, dù chỉ là khẩu phần khiêm tốn của cháo sữa loảng. Vào thời đó một thần linh sống ở dinh thự bảy tầng, bên trên cổng tháp. Bất cứ khi nào Đức Phật hay một vị thánh tăng bước vào nhà, vị thần linh, tuân theo luật lệ của cõi giới mình, có nghĩa vụ phải bước xuống khỏi nơi cư ngụ để đảnh lễ đấng Thế Tôn. Tuy nhiên, điều này rất bất tiện cho thần linh. Và thế là ông cố nghĩ cách để cản bậc Vô Thượng không vào nhà. Ông ta xuất hiện trước một gia nhân và đề nghị dừng việc bố thí. Nhưng gia nhân không để ý đến lời yêu cầu này. Sau đó thần linh đã cố gắng khiến cho con trai trưởng chống lại chư tăng nhưng cũng thất bại.
|
Finally, the spirit appeared in his supernatural aura to the householder himself and tried to persuade him to stop the giving of alms since he was now impoverished. Anathapindika explained, however, that he knew only three treasures: the Buddha, the Enlightened One; the Dhamma, the Teaching; and the Sangha, the Order of Noble Disciples. He was looking after these treasures, and told the spirit to leave his house as there was no place in it for enemies of the Buddha. Thereupon, the spirit, again following the laws of his realm, had to abandon that place. He betook himself to the deity who was the divine protector of the city of Savatthi and requested an assignment to a new shelter, but was referred to a higher court, that of the Four Great Kings. But these four also did not feel qualified to make a decision where Holy Ones were concerned and sent the homeless spirit to Sakka, the king of the gods. In the meantime, however, the spirit had become aware of his wrong conduct and asked Sakka to seek forgiveness on his behalf. The king of the gods required that as a penance the spirit help Anathapindika regain his fortune. First of all, the spirit had to retrieve the sunken gold; moreover, he had to procure unclaimed buried treasure, and finally, he had to persuade Anathapindika's debtors to repay their debts.
|
Cuối cùng, thần linh xuất hiện trong dạng hào quang siêu nhiên với chính chủ nhà và cố gắng thuyết phục ông dừng việc bố thí vì ông nay đã nghèo. Tuy nhiên, Cấp Cô Độc giải thích rằng ông chỉ biết ba báu vật: Phật, Đấng Giác Ngộ; Pháp, Giáo Lý; và Tăng Già, Đoàn thể của bậc Thánh Tăng. Ông đang chăm sóc tam bảo này, và bảo vị thần linh rời nhà ông vì ở đó không có chỗ cho kẻ thù của Đức Phật. Kể từ đó, thần linh lại tuân theo luật của cõi giới mình, phải từ bỏ chỗ đó. Ông đi đến gặp vị thần cai quản thành Xá Vệ và yêu cầu được phân công đến nơi trú ngụ mới, nhưng được chuyển đến tòa án cao hơn, đó là Tứ Đại Thiên Vương. Nhưng bốn vị này cũng không cảm thấy đủ điều kiện để đưa ra quyết định liên quan đến bậc Vô Thượng và gởi thần linh không nhà này đến Sakka, vua của chư thiên. Tuy nhiên, trong thời gian đó thần linh đã nhận thức được hành vi sai quấy của mình và cầu xin Sakka tha thứ. Thiên Đế đòi hỏi rằng để chuộc tội thì thần linh phải giúp Cấp Cô Độc xây dựng lại tài sản của mình. Trước tiên, thần linh phải lấy lại số vàng bị chìm dưới lòng biển; thêm vào đó, ông phải tìm kiếm kho báu vô thừa nhận bị chôn giấu, và sau cùng, ông phải thuyết phục những người mắc nợ Cấp Cô Độc trả nợ.
|
With a great deal of effort, the spirit fulfilled these tasks. In doing so, he appeared to the debtors in dreams and demand repayment. Forthwith Anathapindika again had fifty-four million and was able to be as generous as before. The spirit appeared now before the Enlightened One and asked forgiveness for his malevolent behavior. He received forgiveness, and after the Enlightened One had explained the Teaching to him, he became a disciple. The Enlightened One taught him, moreover, that a person who strove for perfection in giving could not be kept from it by anything in the world, by neither bad nor holy spirits, nor gods, nor devils, nor threat of death. (J 140; J 340) After Anathapindika had become as wealthy as before, a brahman became jealous of his good fortune and decided to steal from him what, in his opinion, had made him so wealthy. He wanted to abduct the manifestation of Siri, the goddess of fortune, because he thought that then fortune would leave Anathapindika and come to him. He could then force her to do his bidding. This strange perception was based on the idea that so-called favors of fate, while a reward for earlier good deeds, are nevertheless dispensed by deities, who force them to dwell in the beneficiary's house.
|
Với rất nhiều nỗ lực, thần linh đã hoàn thành các nhiệm vụ này. Ông đã xuất hiện trong giấc mơ của những người mắc nợ và buộc họ phải trả nợ. Ngay lập tức Cấp Cô Độc lại có năm mươi bốn triệu và có thể rộng lượng như trước. Rồi thần linh xuất hiện trước Đấng Giác Ngộ và xin được tha thứ cho hành vi xấu xa của mình. Ông nhận được sự tha thứ, và sau đó Đấng Giác Ngộ giảng dạy Giáo Lý cho ông, ông trở thành một đệ tử. Hơn thế nữa, Đấng Giác Ngộ đã dạy ông rằng một người cố gắng hoàn hảo trong việc từ thiện không thể bị ngăn cản bởi bất cứ điều gì trên thế giới, bởi các thần linh tốt hay xấu, hay chư thiên, hay ác quỷ, hay sự đe dọa của cái chết. (J 140; J 340) Sau khi Cấp Cô Độc trở nên giàu có như trước, một người bà-la-môn đem lòng ghen tị với sự may mắn của ông và quyết định đánh cắp từ ông cái mà, theo quan điểm của ông ta, đã làm cho ông được giàu có. Ông ta muốn bắt cóc biểu tượng của Siri, nữ thần may mắn, vì ông ta nghĩ rằng sự may mắn sẽ rời Cấp Cô Độc và đến với ông ta. Rồi ông ta sẽ ép buộc nữ thần làm điều ông yêu cầu. Nhận thức kỳ lạ này được dựa trên ý tưởng rằng cái gọi là ân huệ của số phận, là phần thưởng cho những hành động tốt trong quá khứ sẽ được phân phát bởi các vị thần, họ buộc chúng phải ở trong nhà của người thụ hưởng.
|
So the brahman went to Anathapindika's house and looked around to see where the spirit of fortune might be found. Like many Indians of his day, he had clairvoyant powers and he saw "Fortune" living in a white cock which was kept in a golden cage in the palace. He asked the master of the house to give him the cock to waken his students in the morning. Without hesitation, the generous Anathapindika granted his wish. However, just at that moment, "Fortune" wandered into a jewel. The brahman also requested this as a present and received it. But then the spirit hid in a staff, a weapon used for self-defense. After the brahman had successfully begged this, the manifestation of Siri settled down on the head of Puññalakkhana, the first wife of Anathapindika, who was truly the good spirit of this house and therefore had the protection of the gods. When the brahman saw this, he recoiled in fright: "His wife I cannot request from him!" He confessed his evil intentions, returned the presents, and deeply ashamed, left the house. Anathapindika went to the Enlightened One and told him of this strange encounter which he had not understood. The Buddha explained the connection to him — how the world is changed through good works and how, for those with right insight through moral purification, everything is attainable, even Nibbana. (J 284)
|
Vì vậy người bà-la-môn đi đến nhà Cấp Cô Độc và nhìn xunh quanh để xem thần may mắn có thể tìm thấy ở đâu. Giống như nhiều người Ấn Độ vào thời đó, ông ta có thần nhãn và nhìn thấy "Thần Tài" sống trong con gà trống màu trắng được giữ trong một chiếc lồng vàng trong dinh thự. Ông hỏi chủ nhà cho ông con gà trống để đánh thức học trò của ông vào buổi sáng. Không do dự, nhà quảng đại Cấp Cô Độc đã thực hiện mong ước của ông. Tuy nhiên, ngay lúc đó, "Thần Tài" đi vào một viên ngọc quý. Người bà-la-môn cũng xin món quà này và nhận được nó. Nhưng thần linh bèn núp trong một cây quyền trượng, vũ khí dùng để tự vệ. Sau khi người bà-la-môn thành công trong việc nài nỉ xin vật này, thần Siri liền đến ngụ trên đầu Puññalakkhana, vợ cả của Cấp Cô Độc, thật sự là người thiện tâm của nhà này và do đó được sự bảo vệ của chư thiên. Khi người bà-la-môn nhìn thấy điều này, ông ta giật mình kinh hãi: "Ta không thể xin vợ của ông ấy!" Ông ta thú nhận ý định xấu xa của mình, trả lại những món quà, và vô cùng xấu hổ rời khỏi nhà. Cấp Cô Độc đến gặp Đấng Giác Ngộ và nói cho ngài nghe cuộc gặp gỡ kỳ lạ này mà ông không hiểu được. Đức Phật giải thích mối liên hệ cho ông nghe — thế giới thay đổi như thế nào qua những việc làm thiện và làm thế nào mà những người có hiểu biết đúng đắn thông qua sự thanh lọc đạo đức, có thể đạt được mọi thứ, ngay cả Niết Bàn. (J 284)
|
Every time the Buddha stayed in Savatthi, Anathapindika visited him. At other times, however, he felt bereft without a tangible support for worship. Therefore, one day he told Ananda of his wish to build a shrine. When Ananda reported this to the Enlightened One, he answered that there are three types of shrines; memorials, monuments, and holy places. The first type was based upon a corporeal relic, which, after the death of an Enlightened One, was stored in a stupa; the second was based on an object which had a connection with the Enlightened One and had been used by him (often an almsbowl); the third was a symbol without a material object. Of these three visible supports for worship, the first was not yet a possibility as long as he was living. The third possibility would not be appropriate for those who could not content themselves with a mere picture or a symbol. There remained only the second possibility. The Tree of Enlightenment — the Bodhi tree in Uruvela — seemed the best object to serve as a memorial to the Blessed One. Under it the Enlightened One had opened the door to the Deathless, to salvation; under it he had taught and had remained in absorption. So it was decided to plant a small shoot of this tree in Savatthi.
|
Mỗi lần Đức Phật ngụ ở Xá Vệ, Cấp Cô Độc đều đến thăm ngài. Tuy nhiên, vào những lúc khác ông cảm thấy thiếu sót khi không có sự hỗ trợ hữu hình cho việc thờ phượng. Vì thế, một ngày kia ông nói với Tôn giả Ananda về ước muốn xây một đền thờ. Khi Ananda tường trình điều này cho Đấng Giác Ngộ, ngài trả lời rằng có ba loại điện thờ: đài kỷ niệm, tượng đài, và thánh địa. Loại đầu tiên dựa trên di tích như ngọc xá lợi mà sau khi Đấng Giác Ngộ nhập diệt, được cất giữ trong một bảo tháp; loại thứ nhì được dựa trên đồ vật có liên hệ với Đấng Giác Ngộ và đã được ngài sử dụng (thường là bát khất thực); loại thứ ba là một biểu tượng không có đối tượng vật chất. Trong số ba hỗ trợ hữu hình cho việc thờ phượng, loại đầu tiên chưa thể thực hiện hễ mà ngài vẫn còn sống. Loại thứ ba thì không thích hợp cho những ai không thể tự hài lòng với chỉ một bức tranh hay một biểu tượng. Vì vậy chỉ còn lại loại thứ nhì là có thể. Cây Giác Ngộ — cây Bồ Đề ở Uruvela — có vẻ là đối tượng tốt nhất để phục vụ như đài tưởng niệm Đức Thế Tôn. Dưới đó Đấng Giác Ngộ đã mở cửa đến Bất Tử, đến giải thoát; dưới đó ngài đã giảng dạy và trụ trong đại định. Vì vậy người ta đã quyết định trồng một chồi nhỏ của cây này ở Xá Vệ.
|
Maha Moggallana brought a cutting from the tree which was to be planted at the gate-tower of the Jeta Grove in the presence of the court and the most distinguished of the monks and laity. Ananda presented the sapling to the king for the ceremonial planting. But King Pasenadi replied, with princely humility, that he served in this life merely as a steward for the office of the king. It would be more appropriate that someone with a closer relationship to the Teaching consecrate the tree. So he presented the shoot to Anathapindika who was standing next to him. The tree grew and became an object of devotion for all the pious laity. At the request of Ananda, the Enlightened One spent a night sitting under the tree in order to bestow on it another more distinguished consecration. Anathapindika often sought out the tree and used the memories associated with it and the spiritual upliftment which he received there to focus his thoughts on the Enlightened One. (J 479)
|
Tôn giả Maha Moggallana mang một chồi cắt từ cây đó về trồng ở cổng tháp của Kỳ Viên dưới sự hiện diện của triều đình và chư vị đại trưởng lão và cư sĩ danh tiếng nhất. Tôn giả Ananda dâng cây Bồ Đề con cho vua để khởi sự nghi lễ ươm cây. Nhưng Vua Pasenadi trả lời một cách khiêm tốn rằng ông làm nhiệm vụ của mình chỉ đơn thuần là một người quản lý cho hoàng triều. Sẽ phù hợp hơn khi một người nào đó có mối liên hệ mật thiết với Tôn Sư thực hiện nghi lễ. Vì vậy ông dâng cành cây con cho Cấp Cô Độc đang đứng cạnh ông. Cây lớn lên và trở thành đối tượng tín ngưỡng cho tất cả các cư sĩ thuần thành. Qua sự thỉnh cầu của Tôn giả Ananda, Đấng Giác Ngộ đã dành một đêm ngồi dưới gốc cây để ban cho nó một sự dâng hiến danh tiếng khác nữa. Cấp Cô Độc thường xuyên quán chiếu cây này và sử dụng những ký ức liên quan đến nó và sự nâng cao tâm thức mà ông nhận được ở đó để tập trung suy nghĩ về Đấng Giác Ngộ. (J 479)
|
3. The Family of AnathapindikaAnathapindika was happily married. His wife, Puññalakkhana, which means "the one who has the mark of merit," lived up to her name, and as the good spirit of the house, she took care of the servants and of the monks who came at midday. She too, was devoted to the Teaching. Through her brother, who had been one of the first lay disciples of the Buddha, she had become familiar with the Teaching. Anathapindika had four children, three daughters and a son. Two of the daughters, Little Subhadda and Big Subhadda, were steeped in the Dhamma like their father and had attained stream-entry. And just as they took after their father in spiritual matters, so they did in worldly affairs; they were both happily married. But the youngest daughter, Sumana, surpassed even the rest of her family in her deep wisdom. Upon hearing the Buddha, she had quickly attained the second step of purification, becoming a once-returner. She did not marry, but not because she had renounced marriage. In fact, when she saw the happiness of her two sisters, she became sad and lonely. Her spiritual strength did not suffice to overcome her depression. To the deep sorrow of her family, she wasted away, eating nothing, starving to death. She was reborn in the Tusita heaven, the highest form of existence in the sensual realm, and there she had to purge herself of the residue of dependence on other people, her last desire directed outwardly. (Dhp Comy)
|
3. Gia Đình của AnathapindikaAnathapindika - Cấp Cô Độc có hạnh phúc hôn nhân. Vợ của ông, Puññalakkhana, có nghĩa là "người có công đức," sống như tên của bà, và là linh hồn thiện hảo của ngôi nhà, bà chăm sóc gia nhân và chư tăng đến thọ trai. Bà cũng hết lòng học Giáo Lý. Qua anh bà, một trong những đệ tử cư sĩ đầu tiên của Đức Phật, bà trở nên quen thuộc với Giáo Lý. Cấp Cô Độc có bốn người con, ba gái và một trai. Hai trong số ba người con gái, Tiểu Subhadda và Đại Subhada, hiểu Pháp thâm sâu như cha của họ và đạt được quả vị Nhập-lưu. Và cũng giống như cha của họ trong đường đạo, họ cũng như thế trong đường đời; cả hai có hạnh phúc hôn nhân. Nhưng cô con gái út, Sumana, còn vượt qua mọi người trong gia đình về trí tuệ thâm sâu của cô. Khi nghe Đức Phật giảng dạy, cô đã nhanh chóng đạt được bước thứ nhì của thanh tịnh đạo, trở thành bậc Nhất-lai. Cô không lập gia đình, nhưng không phải vì cô chối từ hôn nhân. Thật ra, khi cô nhìn thấy hạnh phúc của hai người chị, cô trở nên buồn bã và cô đơn. Tinh thần của cô không đủ mạnh để vượt qua trầm cảm. Trước nỗi đau buồn của gia đình, cô buông xuôi, nhịn đói đến chết. Cô tái sinh vào cõi trời Tusita (trời Đâu Suất), cảnh giới cao nhất trong cõi trời Dục giới, và ở đó cô phải tự thanh lọc khỏi sự phụ thuộc vào người khác, ước muốn cuối cùng của cô đã hướng thượng. (Dhp Comy)
|
The only son of Anathapindika, Kala the Dark One, was at first a strain on his father's house. He did not want to know anything of the Teaching, immersing himself completely in his business affairs. Then one day his father urged him to observe a holy day, offering him one thousand pieces of gold if he would keep the Uposatha day. Kala consented, and soon found it relaxing to take one day of the week off from business to enjoy himself in the company of his family. Because of this, the fasting regulations of the Uposatha day did not weigh too heavily on him. Then his father made a second request and offered him another thousand if he would come to the monastery with him one holiday afternoon in order to listen to the Teaching. Kala gladly agreed and it became the turning point of his life. Through the discourse of the Enlightened One, he attained stream-entry. His daily life became ennobled, just as in his father's case, and he also became a major benefactor of the Order, known by the name of "Little Anathapindika." (Dhp Comy) Kala was married to Sujata, a sister of the famous lay devotee Visakha, the mother of Migara.[1] She was very proud of her family background and her wealth on both sides. Because her thoughts revolved around nothing else but these trifles, she could not arouse any noble thoughts. She was unfulfilled, dissatisfied and peevish, and she vented her unhappiness on others. This was seen in the hostile and angry way in which she treated everyone. She would beat her servants, and whenever she appeared she spread fear and terror. Nor did she fellow the rules of propriety in her relations with her parents-in-law and her husband. Thus she increasingly made herself and object to be scorned.
|
Người con trai duy nhất của Cấp Cô Độc, Kala, thoạt đầu là một người thái quá trong gia đình này. Anh không muốn biết bất cứ điều gì về Giáo Lý, dồn hết tâm tư vào công việc kinh doanh của mình. Rồi một ngày kia cha của anh thúc giục anh giữ giới vào ngày lễ, hứa cho anh một ngàn đồng tiền vàng nếu anh tuân thủ giới luật của ngày lễ Uposatha (lễ Bồ Tát Giới). Kala bằng lòng, và liền cảm thấy thoải mái khi nghỉ làm việc một ngày trong tuần để tận hưởng sự sum họp đầm ấm của gia đình. Nhờ vậy, qui định ăn chay trong ngày lễ Uposatha đã không quá nặng nề đối với anh. Sau đó cha của anh đã yêu cầu một lần nữa và hứa cho thêm một ngàn nếu anh cùng đi đến tu viện với cha vào một buổi chiều nhân dịp lễ để lắng nghe Giáo Lý. Kala vui vẻ đồng ý và nó trở thành bước ngoặc trong cuộc đời của anh. Qua bài giảng của Đấng Giác Ngộ, anh đạt được quả vị Nhập-lưu. Cuộc sống hàng ngày của anh trở nên cao thượng, giống như trường hợp cha của anh, và anh cũng trở thành một đại thí chủ của Tăng đoàn, được biết đến qua danh hiệu "Tiểu Cấp Cô Độc." (Dhp Comy) Kala lập gia đình với Sujata, em gái của vị cư sĩ thuần thành nổi tiếng Visakha, mẹ của Magara.[1] Cô rất kiêu hảnh về nền tảng gia đình và sự giàu có của cô ở cả hai gia tộc. Vì sự suy nghĩ của cô chỉ quanh quẩn với những điều nhỏ mọn này, cô không thể nảy sinh bất cứ tư tưởng cao thượng nào. Cô không cảm thấy thỏa mãn, không hài lòng và hay gắt gỏng, và cô trút sự buồn bực của mình lên người khác. Điều này được thấy qua sự thù nghịch và giận dữ trong cách cô đối xử với mọi người. Cô đánh đập gia nhân, và bất cứ khi nào cô xuất hiện, cô gieo rắc sợ hãi và kinh hoàng. Cô cũng không biết phép tắc, lễ nghĩa trong mối quan hệ với cha mẹ chồng và chồng. Vì thế cô ngày càng biến mình thành đối tượng bị khinh miệt.
|
One day after a meal, as the Buddha was giving a discourse, much shouting and yelling was heard in the house as Sujata was again scolding the servants. The Enlightened One interrupted his discourse and asked Anathapindika what kind of a commotion this was, that sounded like the noisy shouts of fisher folk. The householder answered that it was his own daughter-in-law, who did not behave properly towards her husband or his parents, who did not give alms, who was faithless and unbelieving, and who was forever causing conflict. Then an unusual thing happened: the Buddha asked that she be called. When she appeared before him, he asked her which of the seven types of wives she wanted to be. She replied that she did not understand the meaning of this, and asked for more explanation. So the Enlightened One described the seven kinds of wives to her in verse:
|
Một ngày sau bữa ăn, khi Đức Phật đang giảng pháp, nhiều tiếng la hét ồn ào văng vẳng trong nhà vì Sujata lại chửi mắng gia nhân. Đấng Giác Ngộ tạm ngưng bài giảng và hỏi Cấp Cô Độc sự huyên náo đó là gì, mà nghe như tiếng ồn ào cải cọ ở chợ cá. Chủ nhà trả lời rằng đó là con dâu của ông, người không cư xử đúng đắn với chồng hay cha mẹ chồng, không bố thí, không có đức tin và tín ngưỡng, và luôn gây xung đột. Sau đó một điều bất thường đã xảy ra: Đức Phật cho gọi cô vào. Khi cô xuất hiện trước mặt ngài, ngài hỏi cô muốn là loại nào trong số bảy loại vợ. Cô trả lời rằng cô không hiểu ý nghĩa câu này, và yêu cầu giải thích thêm. Vì vậy Đấng Giác Ngộ mô tả bảy loại vợ cho cô nghe qua bài kệ sau:
|
Who, with mind corrupted, is unfeeling
|
Người, với tâm hồn đồi bại, không có lòng trắc ẩn
|
She whom her husband's sight will always please, "These, Sujata, are the seven kinds of wives a man may have," said the Blessed One, "and which of them are you?"
|
Cô luôn vui mừng mỗi khi thấy chồng mình, "Này Sujata, đây là bảy loại vợ mà một người đàn ông có thể có," Đức Thế Tôn nói, "và cô là ai trong số họ?"
|
Deeply moved, Sujata replied that from then on she would strive to be a handmaid to her husband. The words of the Enlightened One had shown her how to conduct herself as a wife. Later she became a faithful disciple of the Buddha, to whom she was ever grateful for her salvation. News of the conversion of Sujata quickly spread. One evening when the Buddha came into the lecture hall and asked what conversation the monks were having, they reported that they were discussing the miracle of the Dhamma. They had been praising the mighty power of an Awakened One who had made such a charming wife out of the former house dragon Sujata. Thereupon the Buddha told them how he had already tamed her once in an earlier existence. That time, she had been his mother, and he had stopped her scolding and domineering through a comparison between the odious crows and the sweet songbirds. (J 269; AN 7.59)
|
Vô cùng xúc động, Sujata trả lời rằng kể từ nay cô sẽ cố gắng là nàng hầu cho chồng. Lời nói của Đấng Giác Ngộ đã chỉ cho cô cách hành xử như một người vợ. Sau đó cô trở thành một đệ tử thuần tín của Đức Phật, người mà cô luôn biết ơn vì đã cứu rỗi cô. Tin về sự chuyển đổi của Sujata lan truyền nhanh chóng. Một buổi tối khi Đức Phật bước vào giảng đường và hỏi chư tăng xem họ đang nói chuyện gì thế, chư tăng tường trình rằng họ đang thảo luận về sự nhiệm màu của Pháp. Họ ca tụng sức mạnh phi thường của Đấng Giác Ngộ đã tạo thành một người vợ duyên dáng nết na từ con rồng hung dữ Sujata trước đây. Thế là Đức Phật nói với họ rằng ngài đã thuần hóa cô ấy một lần trong một kiếp trước như thế nào. Lần đó, cô đã là mẹ của ngài, và ngài đã khiến cô ngưng la mắng và hà hiếp qua một sự so sánh giữa loài quạ đáng ghét và loài chim sơn ca ngọt ngào. (J 269; AN 7.59)
|
Finally, mention is made of a nephew of Anathapindika. He had inherited a fortune of forty million but lived a wild life, squandering, drinking, and gambling everything away. He gave away thousands to various entertainers, women, and obliging friends. When he had exhausted his inheritance, he asked his wealthy uncle for support. His uncle gave him a thousand gold pieces and told him that he should use this to start a business. But again he wasted all of his money, and appeared once more at the palace of Anathapindika, who this time gave him five times as much as before, without a single condition, but as a severance. But even the warning that this would be the last of the money did not keep the nephew from his wasteful ways. For the third time he begged his uncle for money. Anathapindika gave the young man two pieces of clothing, but he wasted these, too, and was shameless enough to call on his uncle for a fourth time. This time, however, he was told to leave. If he had come as one of the many beggars and not as a demanding nephew, he certainly would not have asked in vain for sustenance from the house of Anathapindika. But this he did not do, for he did not want almsfood but money to squander. Because he was too lazy and stubborn to earn his own living, yet was not willing to beg, he died wretchedly. His body was found at the city wall and was thrown onto the refuse pile. When Anathapindika heard of this, he asked himself whether he could have prevented this sad ending. He told the Buddha the story and asked if he should have acted differently. The Buddha, however, resolved his misgivings, and in his omniscience explained how that nephew belonged to the fortunately small number of insatiable people who were like bottomless vats. He had perished because of real external needs, and this same situation had already occurred in earlier lives. (J 291)
|
Cuối cùng, một người cháu của Cấp Cô Độc cũng được nhắc đến. Cậu thừa hưởng một gia tài trị giá bốn mươi triệu nhưng lại sống đời phóng túng, tiêu xài phung phí, rượu chè, và bài bạc. Cậu tặng hàng ngàn đồng tiền cho nhiều nghệ sĩ, phụ nữ, và bạn bè. Khi tiêu xài hết của thừa tự, cậu xin trợ cấp từ ông chú giàu có của mình. Chú cậu cho cậu một ngàn tiền vàng và khuyên cậu nên dùng số tiền này để bắt đầu kinh doanh. Nhưng cậu ta lại xài phí hết tiền của mình, và một lần nữa xuất hiện trước dinh thự của Cấp Cô Độc, lần này ông cho cậu số tiền nhiều gấp năm lần trước, không có điều kiện gì, nhưng chẳng qua là để cắt đứt liên hệ. Nhưng ngay cả lời cảnh cáo rằng đây là số tiền cuối cùng cũng không cản được người cháu trong cách tiêu xài phung phí. Lần thứ ba cậu lại đến năn nỉ xin tiền chú mình. Cấp Cô Độc cho cậu thanh niên hai bộ quần áo, nhưng cậu ta cũng xài hết, và không chút xấu hổ đến xin chú cậu lần thứ tư. Tuy nhiên, lần này cậu bị đuổi đi. Nếu cậu ta đến như một trong số những người hành khất thay vì là một đứa cháu mè nheo, cậu chắc chắn sẽ không gặp khó khăn trong việc khất thực ở nhà của Cấp Cô Độc. Nhưng cậu đã không làm điều này, vì cậu ta không muốn xin ăn mà chỉ muốn tiền để phung phí. Vì cậu quá lười biếng và không chịu tự mưu sinh, mà lại không muốn ăn xin, cậu ta đã chết một cách thảm hại. Thi thể của cậu được tìm thấy ở bức tường thành và bị liệng vào đống rác. Khi Cấp Cô Độc nghe tin này, ông tự hỏi liệu mình có thể ngăn chặn kết thúc đau buồn này không. Ông kể cho Đức Phật nghe và hỏi liệu ông có nên hành động khác đi không. Tuy nhiên, Đức Phật giải trừ sự ngộ nhận của ông, và trong sự toàn tri của ngài đã giải thích vì sao mà người cháu trai đó thuộc về một số ít người vô độ giống như những chiếc thùng không đáy. Cậu ta đã chết vì những nhu cầu bên ngoài thật sự, và tình huống tương tự đã xảy ra trong những kiếp trước. (J 291)
|
4. Anathapindika's Associations with FriendsOnce Anathapindika had attained Stream-entry, he was unswervingly committed to observing the precepts, to purity of mind, to the endeavor to influence those around him toward good. So he lived in purity amongst like-minded people. Not only his immediate family, but also his employees and servants strove to practice generosity, to keep the five precepts, and to observe the holy days. (J 382) His home became a center of kindness and goodwill, and this attitude spread to his environment, to his friends and associates. He did not force his ideas on them, nor did he evade the problems of everyday life. Some details of his life in those days are contained in the scriptures. Once a group of drinking companions in Savatthi ran out of money. They wondered how they could get more brandy, and one of them thought of drugging the wealthy Anathapindika and then, when he had become unconscious, robbing him. They knew that he always took a particular route to visit the king, and so they set up a small brandy shop along the way. When Anathapindika came along, they invited him to have a drink with them. But thinking to himself: "How can a devout follower of the Exalted One drink brandy?" he declined the invitation and continued on to the palace.
|
4. Mối Quan Hệ với Bằng Hữu của AnathapindikaKhi Anathapindika - Cấp Cô Độc đạt được quả vị Nhập-lưu, ông kiên trì tuân thủ giới luật, làm thanh tịnh tâm, nỗ lực gây ảnh hưởng cho những người xung quanh ông hướng thiện. Vì vậy ông sống trong sự thanh tịnh giữa những người đồng chí hướng. Không chỉ gia đình của ông, mà ngay cả các nhân viên và gia nhân của ông cũng cố gắng thực hành lòng quảng đại, giữ năm giới luật, và trì giới trong những ngày lễ. (J 382) Nhà của ông trở thành trung tâm của lòng tốt và thiện nguyện, và thái độ này lan tỏa đến môi trường của ông, đến bằng hữu và cộng sự của ông. Ông không ép họ chấp nhận những ý kiến của ông, và cũng không trốn tránh những vấn đề của cuộc sống hàng ngày. Một số chi tiết về đời sống của ông trong những ngày đó được nhắc đến trong kinh điển. Có lần một nhóm bạn rượu ở Xá Vệ hết tiền. Họ tự hỏi làm thế nào để có thêm rượu, và một người trong số họ nghĩ đến việc phục rượu trưởng giả Cấp Cô Độc và sau đó, khi ông say đến bất tỉnh thì ăn cướp ông. Họ biết rằng ông luôn luôn đi trên cùng một con đường để đến thăm viếng nhà vua, và thế là họ lập một quán rượu nhỏ trên đường này. Khi Cấp Cô Độc đi ngang, họ mời ông uống rượu với họ. Nhưng ông tự nghĩ: "Làm thế nào mà một đệ tử thuần thành của Thế Tôn lại uống rượu?" nên ông từ chối lời mời và tiếp tục đi đến cung điện.
|
The depraved drinkers, however, tried to entice him once again on his return trip. Then he faced them directly and said that even they did not want to drink their own brew since it stood just as untouched as on the earlier trip. Were they planning to make him unconscious and then rob him? When he bravely confronted them with these words, they fled in terror. (J 53) Anathapindika knew how to differentiate between his own observance of the precept not to drink alcohol and the behavior of others, as is shown in the following example: One of Anathapindika's friends dealt in spirits. In spite of this, Anathapindika maintained their friendship. Once when the wine dealer suffered a major loss of merchandise through the carelessness of an employee, Anathapindika was entirely sympathetic and treated his friend no differently than any other friend who had met with misfortune. He himself set a good example, but forced his ways on no one and reproached no one. (J 47)
|
Tuy nhiên, những kẻ rượu chè đồi trụy đó lại cố gắng dụ dỗ ông lần nữa trong chuyến đi về của ông. Thế rồi ông đối chất với họ rằng họ thậm chí còn không uống rượu của họ vì nó vẫn còn nguyên như trong chuyến đi trước. Có phải họ định làm cho ông say rượu rồi ăn cướp ông? Khi ông can đảm đối chất với họ như thế, họ sợ hãi chạy trốn. (J 53) Cấp Cô Độc biết cách phân biệt giữa sự trì giới không uống rượu của mình và hành vi của những người khác, như trong ví dụ sau: Một người bạn của Cấp Cô Độc buôn bán rượu. Mặc dù vậy, Cấp Cô Độc vẫn duy trì tình bạn của họ. Có lần nhà phân phối rượu đó chịu tổn thất về hàng hóa do sự bất cẩn của nhân viên, Cấp Cô Độc hoàn toàn thông cảm và đối xử với người bạn này không khác gì bất cứ người bạn nào khác gặp rủi ro. Chính ông đã nêu gương tốt, nhưng không buộc ai làm theo và không chê trách ai. (J 47)
|
Once when Anathapindika was in a region where there was danger of falling into the hands of robbers, he preferred the inconvenience of traveling without a night's rest rather than expose himself to the risk of an attack. (J 103) He was true to the instructions of Lord Buddha, that one may overcome some things by fleeing from them, without a display of false heroism. Anathapindika avoided being robbed in other ways. He had a friend with the unfortunate name "Unlucky Bird," who had been his friend since childhood. When this friend needed money, Anathapindika helped him generously and appointed him to a job in his own household. His other friends criticized him for this — the fellow had an inauspicious name and he came from rather low origins. But Anathapindika rebuffed them, "What's in a name? The wise pay no attention to superstition." When Anathapindika went on a business trip, he entrusted his house to this friend. Some thieves heard of the departure of the wealthy man and planned a burglary. When they had surrounded the house, the vigilant "Unlucky Bird" beat drums and made so much noise that it sounded as if a celebration were in progress. This convinced the thieves that the head of the house had not really left, so they threw away their tools and fled. When Anathapindika heard of this he said to his friends, "See, that 'Unlucky Bird' has done me a great service. Had I listened to you, I would have been robbed." (J 83, 121)
|
Một lần khi Cấp Cô Độc đi qua vùng có nguy cơ rơi vào tay bọn cướp, ông chọn cách đi suốt đêm không nghỉ tuy bất tiện nhưng tránh được rủi ro bị tấn công. (J 103) Ông làm đúng với lời chỉ dẫn của Đức Phật rằng người ta có thể vượt qua chướng ngại bằng cách tránh né nó, không thể hiện thái độ anh hùng giả dối. Cấp Cô Độc còn tránh bị cướp theo cách khác. Ông có một người bạn với cái tên bất hạnh "Vô Phước Điểu," bạn từ thủơ nhỏ của ông. Khi người bạn này cần tiền, Cấp Cô Độc giúp đỡ ông ta một cách hào phóng và cho ông ta việc làm trong nhà mình. Những người bạn khác chỉ trích ông về điều này — hắn có cái tên không may mắn và đến từ giai cấp thấp. Nhưng Cấp Cô Độc cự tuyệt họ, "Cái tên có nghĩa lý gì? Người khôn ngoan không để ý đến sự mê tín." Khi Cấp Cô Độc đi làm ăn xa, ông gởi gắm nhà cho người bạn này. Vài kẻ trộm nghe nói về chuyến đi của ông trưởng giả bèn lên kế hoạch ăn cướp. Khi chúng bao vây căn nhà, ông bạn "Vô Phước Điểu" biết cảnh giác bèn đánh trống và gây huyên náo cho giống như có tiệc tùng trong nhà. Điều này khiến bọn cướp nghĩ rằng chủ nhân chưa thật sự rời nhà, vì vậy chúng liệng bỏ dụng cụ và chạy trốn. Khi Cấp Cô Độc nghe được chuyện này, ông nói với bạn bè, "Thấy chưa, 'Vô Phước Điểu' đã làm cho tôi một việc tuyệt vời. Nếu tôi nghe lời mấy ông, tôi ắt hẳn đã bị cướp." (J 83, 121)
|
Most of Anathapindika's friends were religious people, although some of them revered the various wandering ascetics who represented the many sects and diverse beliefs prevalent in India at that time. One day Anathapindika suggested that a large group of his friends come to listen to the Buddha. They went willingly and were so stimulated by the Enlightened One's Teaching that they professed themselves to be his followers. From then on they regularly visited the monastery, gave donations, and observed the precepts and the holy days. But as soon as the Buddha left Savatthi, they deserted the Teaching and once again followed the other ascetics with whom they had daily contact. Several months later, when the Buddha was again at Savatthi, Anathapindika again brought his friends to see him. This time the Awakened One not only presented the edifying aspects of the Doctrine, but also warned the apostates that there was no better or more comprehensive protection against suffering in the world than the Threefold Refuge in the Buddha, the Dhamma, and the Sangha. This opportunity was seldom available in this world, and whoever forfeited it would be extremely sorry. Whoever, though, took the Three Refuges would escape the hell regions and would attain to one of the three happy destinies: a good human rebirth, one of the heavenly abodes, or Nibbana. Then he summarized this exhortation in these verses:
|
Đa số bạn của Cấp Cô Độc là những người có tín ngưỡng, mặc dù vài người trong số họ tỏ lòng tôn kính các nhà tu khổ hạnh thuộc nhiều giáo phái và tín ngưỡng khác nhau thịnh hành ở Ấn Độ vào thời đó. Một ngày kia Cấp Cô Độc đề nghị một nhóm bạn của ông đến nghe Đức Phật giảng. Họ vui vẻ đi và bị kích thích bởi Giáo Lý của Đấng Giác Ngộ đến nỗi họ tự xưng là môn đệ của ngài. Kể từ đó họ đều đặn thăm viếng tu viện, cúng dường, và tuân thủ giới luật và trì giới trong những ngày lễ. Nhưng ngay khi Đức Phật rời Xá Vệ, họ xa rời Giáo Lý và lại theo các nhà tu khổ hạnh khác và tiếp xúc với họ hàng ngày. Vài tháng sau, khi Đức Phật trở lại Xá Vệ, Cấp Cô Độc lại đưa bạn bè đến gặp ngài. Lần này Đấng Giác Ngộ không chỉ trình bày các khía cạnh đạo đức của Giáo Lý, mà còn cảnh báo những người bỏ đạo rằng không có sự bảo vệ nào tốt hơn hay toàn diện hơn đối với đau khổ trên thế giới là Quy Y Tam Bảo: Phật, Pháp, và Tăng. Cơ hội này hiếm có trong thế giới, và bất cứ ai đánh mất nó sẽ rất ân hận. Tuy nhiên, những ai Quy Y Tam Bảo sẽ thoát khỏi địa ngục và đạt được một trong ba cõi hạnh phúc: tái sinh tốt đẹp trong cõi người, sinh vào một trong các cõi thiên, hay Niết Bàn. Sau đó ngài tóm tắt sự cổ xúy này trong bài kệ sau:
|
Who in the Buddha refuge take,
|
Những ai quy y Phật,
|
To mountains and to forests many go for refuge,
|
Nhiều người đi ẩn náu trên núi và rừng rậm,
|
The Buddha stimulated these merchants to think along different lines and made their minds so receptive for hearing what is particular to the Buddhas, the teaching of the Four Noble Truths, that they all attained stream-entry. In this way, Anathapindika's attainment also became a blessing for his friends. (J 1)
|
Đức Phật khuyến khích các thương gia này suy nghĩ theo những hướng khác và làm cho tâm họ dễ tiếp nhận chân lý Tứ Diệu Đế do chư Phật giảng dạy, khiến họ đều đạt được quả vị Nhập-lưu. Bằng cách này, sự chứng đạt của Cấp Cô Độc cũng trở thành một phước lành cho bạn bè của ông. (J 1)
|
5. Discourses by the Blessed OneOf the forty-five rainy seasons[4] of his life as a teacher, the Buddha spent nineteen in Savatthi in Anathapindika's monastery in the Jeta Grove. Whenever he spent the three or four months of the rainy season there, Anathapindika would usually visit him twice a day, often just to see him, but frequently to hear a discourse. Anathapindika was reticent about asking the Exalted One questions. As the most generous benefactor of the Order, he did not want to create the impression that he was merely bartering his contributions for personal advice. The donations were for him a matter of the heart, a joy, given without any thought of reward — they were in themselves sufficient for him. He thought that the monks and the Buddha would not regard the instruction as an obligation or a compensation for the benefactor, but that they would be a heart-felt joy for them, too. Therefore, when Anathapindika came to the Buddha, he would sit quietly off to one side and wait to see whether the Exalted One would give him any instruction. If the Awakened One said nothing, Anathapindika would sometimes relate one of the episodes of his life, of which several have been recounted. He would wait to see whether the Exalted One had any comments to offer, approving or criticizing his behavior, or whether he would use that special event as a point of departure for a discourse. In this way he connected all that he experienced in his everyday life with the Teaching.
|
5. Những bài Thuyết Pháp của Đức Thế TônTrong bốn mươi lăm mùa an cư kiết hạ của cuộc đời giảng dạy của ngài, Đức Phật đã trãi qua mười chín lần tại tịnh xá Kỳ Viên của Anathapindika - Cấp Cô Độc ở Xá Vệ. Khi nào ngài cư ngụ ba hoặc bốn tháng mùa mưa ở đó, Cấp Cô Độc thường đến thăm ngài hai lần một ngày, thường chỉ là để nhìn thấy ngài, nhưng lại thường xuyên được nghe thuyết pháp. Cấp Cô Độc tỏ ra thận trọng trong việc đặt câu hỏi với Đức Thế Tôn. Là đại thí chủ rộng lượng nhất của Tăng Đoàn, ông không muốn tạo ấn tượng rằng ông chỉ trao đổi sự đóng góp của mình cho lời khuyên cá nhân. Sự đóng góp đối với ông là vấn đề của trái tim, một niềm vui, cho mà không hề nghĩ đến phần thưởng — những nghĩa cử đó tự chúng là đủ đối với ông. Ông nghĩ rằng chư tăng và Đức Phật không xem giáo huấn là nhiệm vụ hay sự đền bù cho thí chủ, nhưng việc đó cũng là một niềm vui đối với họ. Do đó, khi Cấp Cô Độc đến gặp Đức Phật, ông sẽ lặng lẽ ngồi sang một bên và đợi xem Đức Thế Tôn có cho ông chỉ dẫn nào không. Nếu Đấng Giác Ngộ không nói gì, đôi khi Cấp Cô Độc sẽ kể một trong những biến sự của đời ông, mà vài biến sự đã được thuật lại. Ông sẽ đợi xem liệu Đức Thế Tôn có ý kiến gì không, tán thành hay chỉ trích hành vi của ông, hay liệu ngài sẽ sử dụng sự kiện đặc biệt đó như điểm khởi đầu cho một bài thuyết pháp. Bằng cách này, ông kết nối tất cả những gì ông trãi nghiệm trong cuộc sống hàng ngày của mình với Giáo Lý.
|
Many of the occasions when the Buddha gave instructions to Anathapindika have been recorded in the Pali canon. They constitute a comprehensive code of conduct for the conscientious lay follower of the Buddha, so that Anathapindika has also become a benefactor to all those in future times who are trying to follow the Teaching. These discourses, which are contained in the Anguttara Nikaya,[5] range from the simplest message to the most profound. A few are mentioned here, beginning with the most basic advice to the laity:
|
Nhiều bài chỉ dẫn của Đức Phật cho Cấp Cô Độc đã được ghi chép trong kinh điển Pali. Chúng tạo thành bộ quy tắc ứng xử toàn diện cho cư sĩ Phật tử thuần thành, khiến cho Cấp Cô Độc cũng trở thành ân nhân cho tất cả những người trong tương lai cố gắng tuân theo Giáo Lý. Các bài thuyết pháp này, nằm trong Anguttara Nikaya (Tăng Chi Bộ Kinh), [5] từ thông điệp đơn giản nhất cho đến sâu sắc nhất. Vài bài được trích dẫn ở đây, bắt đầu với lời khuyên căn bản nhất cho giới cư sĩ:
|
|
|
|
|
|
|
The importance of the preceding discourses is further emphasized by the fact that the Buddha impressed them again on Anathapindika on another occasion in a slightly different form. On that occasion he said to him:
|
Tầm quan trọng của các bài thuyết pháp trước được nhấn mạnh thêm khi Đức Phật gây ấn tượng về chúng lần nữa với Cấp Cô Độc trong một dịp khác ở một hình thức hơi khác. Vào dịp đó ngài nói với ông:
|
Faith can only be won if one fully acknowledges the Blessed One and his message about the nature of existence. One can only attain virtue if one fulfills the five minimum precepts for the moral life. Generosity is possessed by one who is free from the defect of avarice. One achieves wisdom when one realizes that if the heart is riddled with worldly passions, malevolence, lassitude, agitation, absent-mindedness, and doubt, then one does what should not be done and fails to do what should be done. But one who does evil and neglects good, will lose his reputation and his good fortune. On the other hand, one who constantly investigates and observes his inner impulses and motives, is one who begins to overcome the five hindrances.[6] Hence their conquest is a consequence of wisdom. If the noble disciple — through faith, virtue, generosity, and wisdom — is well on the way to obtaining the four desired things, namely, wealth, good reputation, long life, and a path to a good rebirth, then he uses his money to accomplish four good deeds. He makes himself, his family, as well as his friends happy; he avoids accidents; he performs the five above-mentioned duties; and he supports genuine ascetics and priests. By whomever wealth has been spent in other than these four ways, those riches have not fulfilled their purpose, and they have been senselessly squandered. But whoever has diminished his wealth because of spending it for these four purposes, has used it in meaningful way. (AN 4.61)
|
Đức tin chỉ có thể có được nếu người ta hoàn toàn công nhận Đức Thế Tôn và thông điệp của ngài về bản tánh của sự hiện hữu. Người ta chỉ có thể đạt được đức hạnh nếu họ hoàn thành năm giới luật tối thiểu cho đời sống đạo đức. Lòng quảng đại sở hữu bởi một người không có tánh tham lam. Người ta đạt được trí tuệ khi họ nhận ra rằng nếu trái tim bị thâm nhập bởi những đam mê trần tục, ác cảm, thờ ơ, bồn chồn lo lắng, đãng trí, và nghi ngờ, thì người đó sẽ làm những gì không nên làm và không làm những gì nên làm. Nhưng người làm điều ác và bỏ bê điều thiện, sẽ đánh mất danh tiếng và vận may của mình. Trái lại, người liên tục phân tích và quan sát các động lực và duyên cớ bên trong của mình, là người bắt đầu vượt qua năm chướng ngại. [6] Vì thế sự chiến thắng của họ là kết quả của trí tuệ. Nếu vị thánh đệ tử — qua đức tin, đức hạnh, lòng quảng đại, và trí tuệ — đang trên đường đạt được bốn điều mong ước, đó là, tài sản, danh tiếng, tuổi thọ, và con đường dẫn đến tái sanh tốt, sau đó ông dùng tiền của mình để hoàn thành bốn hành động tốt. Ông làm cho bản thân, gia đình cũng như bạn bè của ông được hạnh phúc; ông tránh được tai nạn; ông thực hiện năm nhiệm vụ nêu trên; và ông hỗ trợ các tu sĩ khổ hạnh và nhà sư chân chánh. Người giàu có mà không sử dụng tài sản theo bốn cách này, họ đã không hoàn thành mục đích của họ, và họ đã phung phí một cách vô lý. Nhưng người nào làm cạn dần tài sản của họ vì tiêu xài nó cho bốn mục đích này, đã sử dụng nó một cách có ý nghĩa. (AN 4.61)
|
On yet another occasion, the Buddha explained the difference between right and wrong conduct for the lay disciple in the discourse on people who indulge in worldly pleasures. There he says: The most foolish kind of person is one who, having obtained possessions in dishonest ways, does not even enjoy the use of them himself, and neither does he use them to benefit others. Slightly more sensible is the person who at least derives happiness and joy from ill-gotten gains. Still more sensible is the one who uses them to make others happy. Even on these lowest planes of forcible and illegal acquisition of money and goods which the ordinary person indignantly and indiscriminately condemns, the Awakened One sees fine distinctions in the behavior and attitudes of people. The person who recognizes that the elementary purpose of grasping for wealth is at least to obtain some comfort for himself, could be made to see how, through having an honest income, he can obtain more benefit. And one who derives additional pleasure by giving some pleasure to others too, will readily understand that he has obviously given no joy to those whom he has cheated or robbed, while by making money honestly, he does not hurt anyone.
|
Một dịp khác, Đức Phật giải thích sự khác biệt giữa hành vi đúng và sai cho giới đệ tử cư sĩ trong bài giảng về những người đam mê thú vui trần tục. Ngài nói: loại người ngu si nhất là người, thâu hoạch của cải theo cách gian dối, chẳng những không thích hưởng thụ chúng, mà lại còn không sử dụng chúng để giúp ích cho người khác. Hơi hợp lý hơn một chút là người ít nhất có được hạnh phúc và niềm vui từ những thành quả bất chính. Hợp lý hơn cả là người sử dụng chúng để làm cho người khác hạnh phúc. Ngay cả ở tầm mức thấp nhất của việc kiếm tiền và của cải bằng bạo lực và bất hợp pháp mà người bình thường nào cũng phẩn nộ và đồng loạt kết án, Đấng Giác Ngộ nhìn thấy sự khác biệt một cách rõ rệt trong hành vi và thái độ của người ta. Người mà nhận ra rằng mục đích căn bản của việc làm giàu ít nhất là để có được sự thoải mái cho chính họ, thì có thể nhìn thấy làm thế nào, qua việc kiếm tiền một cách chân chính, họ có thể gặt hái được nhiều lợi ích hơn. Và người có thêm niềm vui bằng cách chia sẽ niềm vui đó cho người khác nữa, sẽ dễ dàng hiểu rằng ông ấy rõ ràng đã không mang lại niềm vui cho những ai mà ông đã lừa gạt hay cướp, trong khi bằng cách kiếm tiền một cách chân chính, ông không làm tổn thương ai.
|
The second group of people are those who earn money entirely in dishonest ways but at least partly through honest work. Among these, too, are those who bring joy neither to themselves nor to others; those who at least enjoy their wealth; and those who also gladden others. Finally, the third group consists of those people who earn their living entirely in honorable ways and likewise fall under the four groups. In the last case, there are again two types: those who are strongly attached to their wealth and being infatuated are unaware of its inherent danger, not seeking a way out of it; and there are those who are not attached to their wealth and not infatuated by it, but are aware of its inherent dangers and know the way out of it. So there are ten types of people who enjoy worldly pleasures concerned with wealth. (AN 5.91)
|
Nhóm người thứ nhì là những người kiếm tiền hoàn toàn theo cách bất chánh nhưng ít nhất có phần thông qua việc làm chánh trực. Trong số đó, cũng có những người không mang lại niềm vui cho chính họ hay cho người khác; có người ít nhất hưởng thụ tài sản của họ; và cũng có người làm vui lòng người khác. Cuối cùng, nhóm thứ ba bao gồm những người hoàn toàn kiếm tiền một cách chân chánh và cũng rơi vào nhóm thứ tư. Trong trường hợp cuối, cũng có hai loại: những người vô cùng luyến ái tài sản của họ và vì mê đắm nên không nhận thức được sự nguy hiểm cố hữu của nó, không tìm cách thoát khỏi nó; và có những người không luyến ái tài sản của họ và không mê đắm nó, nhưng nhận thức được sự nguy hiểm cố hữu của nó và biết cách thoát khỏi nó. Vì vậy có mười loại người hưởng thụ niềm vui trần tục liên quan đến sự giàu có. (AN 5.91)
|
Once the Buddha asked Anathapindika whether alms were provided in his house. This refers, according to the Commentary, only to alms given to the needy. The Buddha knew, of course, that alms were generously given to the Order of Monks (the Sangha) in Anathapindika's house. From this arose a talk on the qualitative grades of excellency in giving. The Buddha explained: "Whether one gives coarse or choice alms, if one gives it without respect and politeness, not with one's own hand, gives only left-overs, and without belief in result of actions, then wherever he is reborn as a result of his giving of alms, his heart will have no inclination for fine food and clothing, fine vehicles, for the finer five sense-objects. His children, wife, servants and laborers will not obey him, not listen to him, and not pay him attention. And why is that so? Because this is the result of actions done without respect." In connection with this, the Buddha told how, in an earlier life, as a rich brahman called Velama, he himself had distributed an enormous amount of alms but none of the recipients had been worthy of the gifts. Far more meritorious than large donations to unworthy people would be a single feeding of noble disciples, from stream-winners to arahants. Even more meritorious would be the feeding of a paccekabuddha or of a hundred paccekabuddhas, and even more so the giving of alms to a Buddha, or the building of a monastery. But better yet would be taking refuge in the Buddha, the Dhamma and the Sangha. And this deed would be perfected if one observed the five precepts. It would be still better if one could imbibe a slight fragrance, if only for a moment, of an all-encompassing radiation of love. The best of all, however, the ultimate, would be to cultivate, even for the time of a finger-snap, the thought of impermanence. (AN 9.20)
|
Một lần Đức Phật hỏi Cấp Cô Độc rằng có làm việc bố thí trong nhà ông không? Điều này, theo phần Bình luận, chỉ đề cập đến việc bố thí cho người túng thiếu. Dĩ nhiên, Đức Phật biết rằng phẩm vật được cúng dường rộng rãi cho Tăng Đoàn trong nhà của Cấp Cô Độc. Từ đó đưa đến cuộc nói chuyện vê phẩm chất trong việc bố thí. Đức Phật giải thích: "Dù người ta cho phẩm vật cúng dường thô sơ hay tinh tế, nếu người ấy cho mà không có sự tôn kính hay lễ độ, không bằng chính đôi tay mình, chỉ cho những thứ dư thừa, và không tin vào kết quả của hành động, thì bất cứ nơi nào ông tái sinh như kết quả của việc cúng dường của ông, tâm ông sẽ không có khuynh hướng nghiêng về thực phẩm và y phục tốt, xe cộ tốt, về năm đối tượng giác quan đẹp đẽ. Vợ con của ông, gia nhân và người làm của ông sẽ không vâng lời ông, không lắng nghe ông và không để ý đến ông. Và tại sao lại như vậy? Bởi vì đây là kết quả của hành động được thực hiện mà không có sự tôn kính." Liên quan đến vấn đề này, Đức Phật kể về việc, trong một kiếp trước, là một vị Bà-la-môn giàu có, chính ngài đã phân phát rất nhiều phẩm vật bố thí nhưng không ai trong số những người nhận xứng đáng với những món quà đó. Xứng đáng hơn nhiều so với những khoản quyên góp lớn cho những người không đáng nhận sẽ là một bữa ăn cho các vị thánh đệ tử, từ bậc Nhập-lưu cho đến A-la-hán. Thậm chí còn xứng đáng hơn nữa là bữa ăn cho một vị Độc-giác-phật hay một trăm vị Độc-giác-phật, và còn hơn thế nữa là việc bố thí cho một vị Phật, hay xây một tu viện. Nhưng tốt hơn hết là quy y Phật, Pháp và Tăng. Và hành động này sẽ hoàn hảo nếu người đó tuân thủ năm giới luật. Sẽ còn tốt hơn nữa nếu người ta có thể thấm đượm hương thơm nhẹ, dù chỉ trong chốc lát, của hào quang từ bi. Tuy nhiên, điều tốt nhất, tối thượng, sẽ là hiểu rõ, thậm chí trong chớp mắt, chân lý vô thường. (AN 9.20)
|
This speech shows the gradations of practice: of giving, of virtue, of the excellence of universal love, and finally, the unwavering realization of the impermanence of all conditioned things. Without making efforts in giving, in virtue, and in impartial love for all fellow creatures, the concentrated contemplation of impermanence is not possible; for in peace and quiet which this practice requires, pangs of conscience or other dark thoughts can arise. This exposition on the kinds of giving recalls another short discourse. It is the only one in which Anathapindika himself asks a question, namely, how many were there worthy of receiving gifts. The Buddha answered that there were two kinds: those who were on the way to liberation, and those who had already attained it. (A II.27) While in the talks mentioned thus far the purification of the heart has been more or less indirectly stressed, at another time the subject was directly approached. On that occasion the Buddha said to Anathapindika: "If the heart is corrupted, then all actions, words, and thoughts are tainted, too. Such a person will be carried away by his passions and will have an unhappy death, (just as) gables, rafters, and walls of a badly roofed house are unprotected and will decay because they will rot when drenched with rain." (AN 3.107-108)
|
Bài thuyết pháp này cho thấy tầm mức của sự thực hành: bố thí, đức hạnh, sự tuyệt hảo của lòng từ bi vô biên, và nhận thức vững vàng về tính vô thường của tất cả những thứ do duyên khởi. Không có nỗ lực trong việc bố thí, đức hạnh, và tình yêu vô biên đối với muôn loài, sự tập trung quán tưởng về vô thường là vô khả dĩ; vì trong an bình và tĩnh lặng mà sự thực hành này đòi hỏi, nỗi thống khổ của lương tâm hay những ý tưởng đen tối khác có thể nảy sinh. Sự giảng nghĩa về các loại bố thí gợi đến một bài giảng ngắn khác. Đó là lần duy nhất Cấp Cô Độc đặt câu hỏi, cụ thể là, có bao nhiêu bậc xứng đáng nhận được quà tặng. Đức Phật trả lời rằng có hai lọai: những người đang trên đường đến giải thoát, và những người đã đạt được nó. (A II. 27) Trong khi những bài giảng nêu trên ít nhiều gián tiếp nhấn mạnh đến sự thanh tịnh hóa trái tim, thì một lần khác chủ đề đó đã được trực tiếp đề cập. Lần đó Đức Phật nói với Cấp Cô Độc: "Nếu trái tim bị đồi trụy, thì tất cả hành động, lời nói, và tư tưởng cũng bị bại hoại. Người như thế sẽ bị cuốn trôi bởi niềm đam mê của ông ta và sẽ có một cái chết bất hạnh, (giống như) góc mái, cột kèo, và tường của một căn nhà dột mái không được bảo vệ và sẽ bị hư hại vì chúng sẽ bị mục nát khi ướt đẫm nước mưa." (AN 3.107-108)
|
One time Anathapindika went with several hundred lay followers to the Buddha, who spoke to them thus: "To be sure, you householders provide the monastic community with clothing, food, shelter, and medicine, but you should not be satisfied with that. May you also from time to time strive to enter and abide in the joy of (inner meditative) seclusion!"[7] After these words the venerable Sariputta added the following:
|
Có lần Cấp Cô Độc đi với vài trăm vị cư sĩ đến gặp Đức Phật, ngài đã nói với họ thế này: "Này các gia trưởng, chắc chắn là các ông đã cung cấp y phục, thực phẩm, nhà ở, và thuốc men cho chúng tỳ kheo, nhưng các ông không nên hài lòng với điều đó. Mong các ông thỉnh thoảng cũng cố gắng để bước vào và trụ trong niềm vui ẩn dật (thiền định)!" [7] Sau những lời này tôn giả Sariputta - Xá Lợi Phất thêm những điều sau:
|
On another occasion when Anathapindika and many lay followers again visited the Buddha, the blessed One said to Sariputta:
|
Vào một dịp khác khi Cấp Cô Độc và nhiều vị cư sĩ lại đến thăm Đức Phật, Đức Thế Tôn nói với Xá Lợi Phất:
|
At another time the attainment of stream-entry was explained to Anathapindika in three different ways — but only to him alone. The Buddha said:
|
Lần khác, sự chứng đắc quả vị nhập-lưu được giải thích cho Cấp Cô Độc theo ba cách khác nhau — nhưng chỉ cho riêng ông. Đức Phật nói:
|
One incident is reported where Anathapindika wanted to visit the Buddha one morning, but because it was still too early, he went to the monastery of some brahman pilgrims. Since they knew him as a follower of the Buddha, they asked him which views the ascetic Gotama held. He replied that he didn't know all the views of the Exalted One. To the question of which views the monks held, he replied again that he did not know all their views. Thereupon he was asked what view he himself held. He replied:
The pilgrims explained their notions of the world. One held it to be eternal, another held it not to be eternal; one held it to be finite, another held it to be infinite; one believed that body and life were identical, others supposed them to be distinct; some believed that Enlightened Ones endured after death, others said that they were destroyed. Then Anathapindika spoke: "Whichever of these views held, it could only come from one of two sources: either from one's own unwise musings, or through the words of another. In either case, the view has arisen conditionally. Conditioned things, however, are transitory; and things of a transitory nature involve suffering. Hence, one who holds views and opinions clings to suffering, succumbs to suffering."
|
Một câu chuyện khác được kể rằng vào một buổi sáng khi Cấp Cô Độc muốn đến thăm Đức Phật, nhưng vì vẫn còn sớm quá nên ông ghé đến tu viện của các đạo sĩ du phương Bà-la-môn. Vì họ biết ông là môn đệ của Đức Phật, họ hỏi ông về quan điểm của vị Gotama khổ hạnh. Ông trả lời rằng ông không biết tất cả các quan điểm của Đức Thế Tôn. Đối với câu hỏi về quan điểm của chư tăng, ông cũng trả lời rằng ông không biết tất cả các quan điểm của họ. Sau đó ông được hỏi về quan điểm của mình. Ông trả lời:
Các vị đạo sĩ đó trả lời quan điểm của họ về thế giới. Người thì cho là vĩnh cữu, người thì cho là không vĩnh cữu; người thì cho là hữu hạn, người thì cho là vô hạn; người tin rằng thân thể và linh hồn là một, người cho rằng chúng khác biệt; một số người tin rằng các bậc Giác Ngộ tồn tại sau khi chết, những người khác nói là họ bị tiêu hủy. Sau đó Cấp Cô Độc nói: "Các quan điểm này chỉ có thể đến từ hai nguồn: hoặc là từ sự suy nghĩ không khôn ngoan của chính mình, hoặc là qua lời nói của người khác. Trong cả hai trường hợp, quan điểm phát sinh do duyên khởi. Tuy nhiên, những thứ do duyên khởi thì tạm thời; và những thứ có tánh tạm thời thì liên quan đến đau khổ. Vì thế, người bám vào quan điểm và ý kiến sẽ bị ràng buộc bởi đau khổ, ngã quỵ bởi đau khổ."
|
Then the pilgrims wished to know what views Anathapindika held. He answered: "Whatever arises is transitory; the transitory is of the nature of suffering. But suffering does not belong to me, that is not me, that is not my self." Seeking a rebuttal, the pilgrims argued that he himself was involved in as much as he clung to the view he had just expressed. He replied that that was not the case, for he had perceived those facts in accordance with reality, and besides that, he knew the escape from it, as it really is — in other words, he used the view only as a means and in time would also discard it. Thereupon the pilgrims were unable to respond, felt defeated, and sat in silence. Anathapindika went quietly to the Blessed One, reported the conversation to him, and heard the Buddha's praise: "You were right, householder. You should guide those deluded ones more often into harmony with the truth." And then he delighted and encouraged him with a discourse. After Anathapindika had left, The Blessed One said to the monks that even a monk who had lived one hundred years in the Order would not have been able to speak better to the pilgrims than Anathapindika the householder had done. (AN 10.93)
|
Thế rồi các đạo sĩ du phương muốn biết quan điểm của Cấp Cô Độc. Ông trả lời: "Bất cứ cái gì phát sinh là tạm thời; tạm thời là bản chất của đau khổ. Nhưng đau khổ không thuộc về tôi, đó không phải là tôi, đó không phải là tự ngã của tôi." Để phản bác, các đạo sĩ đó lập luận rằng chính ông đã bị ảnh hưởng nhiều như ông đã bám vào quan điểm mà ông mới vừa bày tỏ. Ông trả lời rằng đó không là trường hợp, vì ông nhận thức những sự thật đó phù hợp với thực tế, và bên cạnh đó, ông biết thoát khỏi nó, như nó thật sự là — nói cách khác, ông chỉ sử dụng quan điểm như một phương tiện và sau đó cũng sẽ loại bỏ nó. Vì vậy các đạo sĩ không thể trả lời, cảm thấy thua, và ngồi im lặng. Cấp Cô Độc lặng lẽ đi đến gặp Đức Thế Tôn, thuật lại câu chuyện cho ngài rõ, và nghe lời khen ngợi của Đức Phật: "Này gia chủ, ông làm đúng. Ông nên hướng dẫn những người si mê đó cho phù hợp với sự thật thường xuyên hơn." Và sau đó ngài hoan hỉ và khuyến khích ông bằng một bài thuyết pháp. Sau khi Cấp Cô Độc ra về, Đức Thế Tôn nói với chư tăng rằng ngay cả một nhà sư dù sống một trăm năm trong Tăng Đoàn cũng sẽ không thể nói chuyện với các tín đồ đó tốt hơn là cư sĩ Cấp Cô Độc đã làm. (AN 10.93)
|
Finally, two other incidents can be reported: Anathapindika was ill and requested a visit from a monk in order to receive consolation. Because Anathapindika had done so much as a benefactor of the Order, there was no question that his request would be fulfilled. The first time, Venerable Ananda came to him; the second time, Venerable Sariputta. The Venerable Ananda said that one of untrained mind was afraid of death and of what came after it, because it lacked four kinds of trust: he did not believe in the Buddha, the Dhamma, the Sangha, nor did he possess the virtues which were dear to the noble ones. But Anathapindika replied that he had no fear of death. He possessed unshakable trust in the Buddha, in the Dhamma, and in the Sangha. As for the rules for householders, he knew of none which he was still violating. Then Venerable Ananda praised him and said that he had just declared the fruit of stream-entry. (SN 55.27) When Venerable Sariputta visited, he said to Anathapindika that, unlike the untrained worldling for whom hell was imminent, he had faith in the Three Jewels and had not yielded to vice. If he were now to concentrate very strongly on his faith in the Buddha, the Dhamma, and the Sangha, and on his own virtue, then his sickness would disappear through this meditation. He did not, like those who were untrained, have wrong views, wrong intentions, wrong speech, wrong action, wrong livelihood, wrong effort, wrong mindfulness, wrong absorption, wrong knowledge, or wrong liberation. If he would consider the fact that he, as a stream-winner, was in possession of the ten noble factors, flowing in the direction of right liberation, then through this meditation his illness would vanish. Through the strengthening power of this contemplation, Anathapindika recalled his great good fortune to be a noble disciple, and because of this excellent spiritual medicine, the disease disappeared immediately. He stood up, invited the Venerable Sariputta to have his meal, and carried on a further discussion with him. At the end, the Venerable Sariputta gave him three verses to remember:
|
Cuối cùng, hai sự kiện khác có thể được thuật lại: Cấp Cô Độc bị đau và yêu cầu một vị sư đến thăm để nhận được sự an ủi. Vì Cấp Cô Độc là một đại thí chủ của Tăng Đoàn, đương nhiên là lời yêu cầu của ông được chấp thuận. Lần đầu tiên, Tôn giả Ananda đến thăm ông; lần thứ nhì, Tôn giả Sariputta. Tôn giả Ananda nói rằng người không có tâm được rèn luyện thì sợ chết và sợ những gì xảy ra sau đó, vì thiếu bốn niềm tin: ông ta không tin vào Phật, Pháp, Tăng, và không có những đức hạnh trân quý bởi bậc thánh hiền. Nhưng Cấp Cô Độc trả lời rằng ông không sợ chết. Ông có niềm tin vững chắc vào Phật, Pháp, và Tăng. Đối với giới luật cho cư sĩ, ông biết mình vẫn không vi phạm. Thế rồi Tôn giả Ananda khen ngợi ông và nói rằng ông vừa mới tuyên bố quả vị nhập-lưu. (SN 55.27) Khi Tôn giả Sariputta đến thăm, ngài nói với Cấp Cô Độc rằng, không giống như người không được rèn luyện thì như ở cận kề địa ngục, ông đã có niềm tin vào Tam Bảo và không chịu khuất phục tội lỗi. Nếu bây giờ ông tập trung mạnh mẽ vào niềm tin nơi Phật Pháp, Tăng, và vào đức hạnh của chính mình, thì bệnh tật của ông sẽ biến mất qua thiền định này. Ông không giống như những người không được rèn luyện, có quan điểm sai lầm, ý định sai, nói sai, hành động sai, mưu sinh sai, nỗ lực sai, quán niệm sai, thiền định sai, kiến thức sai, hay giải thoát theo hướng sai lầm. Nếu ông nhận ra rằng ông, là bậc nhập-lưu, sở hữu mười yếu tố cao thượng, chảy theo hướng giải thoát chân chánh, thì qua thiền định này bệnh tật của ông sẽ tan biến. Qua năng lực của quán niệm này, Cấp Cô Độc nhớ lại vận may lớn của ông để trở thành một thánh đệ tử, và nhờ loại thuốc tâm linh tuyệt vời này, bệnh biến mất ngay lập tức. Ông đứng lên, mời Tôn giả Sariputta dùng bữa, và sau đó tiếp tục thảo luận với ngài. Cuối cùng, Tôn giả Sariputta cho ông nghe ba câu thơ:
|
Whoever has faith in the Tathagata,
|
Người nào có niềm tin vào Như Lai,
|
Eighteen Anathapindika discourses have been briefly recounted. Fourteen were given at the Exalted One's instigation; one arose when Anathapindika posed a question; in another he reported how he had taught others; and in two he was instructed by Venerable Ananda and Venerable Sariputta. These eighteen discourses reveal how the Buddha made the teaching clear to the laity and inspired them to joyful endeavors.
|
Mười tám bài thuyết pháp liên quan đến Cấp Cô Độc đã được kể lại ngắn gọn. Mười bốn bài được đưa ra do sự khuyến khích của Đức Thế Tôn; một phát sinh khi Cấp Cô Độc đặt câu hỏi; trong một bài khác ông tường trình về cách ông dạy người khác; và hai bài được chỉ dạy bởi Tôn giả Ananda và Tôn giả Sariputta. Mười tám bài này thể hiện cách Đức Phật làm cho giáo lý trở nên rõ ràng với giới cư sĩ và truyền cảm hứng cho họ hoan hỉ nỗ lực.
|
6. The Death of AnathapindikaThe householder Anathapindika became sick a third time with very strong pains which were getting worse and not easing. Again Anathapindika asked Venerable Sariputta and Venerable Ananda for assistance. When Venerable Sariputta saw him, he knew that Anathapindika was nearing death, and gave him the following instructions: He should practice freeing himself from clinging to the six sense faculties and not attach his thoughts to them; secondly, he should practice releasing himself from dependence on the six objects and not attach his thoughts to them either. Thirdly, he should stop clinging to the connecting link between the six senses and the six sense objects, as well as to the six sense contacts, the six feelings, the six elements, the five aggregates and the four formless realms, as well as to all that is seen, heard, thought, perceived, and investigated in the mind.
|
6. Anathapindika Qua ĐờiCư sĩ Anathapindika - Cấp Cô Độc bị bệnh lần thứ ba rất đau đớn và không hề thuyên giảm. Cấp Cô Độc yêu cầu Tôn giả Sariputta và Tôn giả Ananda giúp đỡ lần nữa. Khi Tôn giả Sariputta trông thấy ông, ngài biết rằng Cấp Cô Độc sắp cận kề cái chết, và cho ông lời chỉ dẫn sau: Ông nên thực hành giải thoát mình ra khỏi việc bám vào sáu giác quan và không để những suy nghĩ của mình gắn bó với chúng; thứ nhì, ông nên thực hành giải thoát mình ra khỏi sự phụ thuộc vào sáu đối tượng và cũng không để những suy nghĩ của mình gắn bó với chúng. Thứ ba, ông nên ngừng bám vào mối liên hệ giữa sáu giác quan và sáu đối tượng giác quan, cũng như là sự tiếp xúc của sáu giác quan, sáu cảm giác, sáu yếu tố, năm uẩn và bốn cõi vô sắc, cũng như tất cả những gì được nhìn thấy, nghe thấy, suy nghĩ, nhận thức, và quan sát trong tâm.
|
Anathapindika must have followed this detailed presentation with his heart so that even as he was listening, he was already practicing in the way the wise and holy Venerable Sariputta had instructed him. At the end of the instructions, tears came to Anathapindika's eyes. The Venerable Ananda turned to him compassionately and asked him to calm himself and be at peace. But Anathapindika replied: "I cannot calm myself and be at peace, O worthy Ananda. I have served the Master and the spiritually accomplished monks for a long time, and yet I have never heard such a profound discourse." Then Venerable Sariputta said: "Such profound talk, O householder, will not be clear enough for white-clad lay followers; it is clear enough for ascetics." Anathapindika answered: "Venerable Sariputta, let such talks on the Dhamma be given to white-clad laity, too. There are those with just a little dust on their eyes. If they don't hear such teachings, they will be lost. Some may be able to understand."
|
Cấp Cô Độc hẳn phải hết lòng tuân theo lời khuyên bảo cặn kẻ này đến mức ngay cả khi đang lắng nghe, ông đã thực hành theo cách Tôn giả thông thái và thánh thịện Sariputta chỉ dẫn ông. Khi lời chỉ dẫn chấm dứt, dòng lệ tuôn rơi từ đôi mắt của Cấp Cô Độc. Tôn giả Ananda quay nhìn ông một cách thương cảm và khuyên ông hảy điềm tĩnh và bình thản. Nhưng Cấp Cô Độc trả lời: "Con không thể điềm tĩnh và bình thản được, thưa Tôn giả Ananda đáng kính. Con đã phục vụ Tôn Sư và chư thánh tăng một thời gian dài, nhưng con chưa bao giờ được nghe một bài giảng thâm thúy như vậy." Sau đó Tôn giả Sariputta nói: "Này cư sĩ, bài nói chuyện thâm thúy như vậy sẽ trở nên trừu tượng, khó hiểu đối với hàng cư sĩ áo trắng; nó đủ rõ cho hàng xuất gia tu khổ hạnh." Cấp Cô Độc trả lời: "Thưa Tôn giả Sariputta, xin hảy ban những bài giảng về Pháp như vậy cho giới cư sĩ áo trắng luôn. Có những người chỉ vướng chút bụi trần trên mắt họ. Nếu họ không nghe những bài giảng như vậy, họ sẽ bị lạc lối. Một số có thể hiểu rõ."
|
The difference from the previously presented teaching of the Buddha is significant. Here we are concerned with ultimate questions, with the highest deliverance, not just on a theoretical basis but as practice. Anathapindika was aware, as a disciple who possessed the fruit of stream-entry, of the transitory nature the five aggregates of clinging, and he himself had expressed the fact that he knew the three characteristics of existence: impermanence, suffering, and non-self. But there is a great difference as to whether one merely hears these things and ponders them, or whether one actually practices and applies their relevance to oneself. In this distinction lies the essential difference between the methods the Buddha used to teach householders and he used to teach monks. For the laity, insight into the nature of existence was presented as a matter of knowledge, and this teaching was given at first to the monks as well. But for the many monks who had progressed further, the Buddha introduced the practice that would lead to complete liberation even in this life. Only if one sees that Venerable Sariputta's exposition was a practical step-by-step approach to Nibbana, can one understand that Anathapindika had never heard the core of the Teaching presented in quite such a manner. In his dying hour he was already far removed from his worldly concerns and, while thinking of the Dhamma, had renounced attachment to worldly possessions as well as his body; thus he found himself in a situation comparable to that of the most advanced monks. Under these circumstances, Venerable Sariputta was able to give him such instructions as would have the most far-reaching effects.
|
Sự khác biệt từ giáo lý được trình bày trước đây của Đức Phật là rất đáng kể. Ở đây chúng ta quan tâm đến những câu hỏi cuối cùng, với đáp án cao nhất, không chỉ trên căn bản lý thuyết mà còn là thực hành. Cấp Cô Độc nhận thức được, như một đệ tử sở hữu quả vị nhập-lưu, bản tánh tạm thời của ngũ uẩn, và chính ông đã phát biểu rằng ông biết ba đặc tính của sự hiện hữu: vô thường, khổ, và vô ngã. Nhưng có sự khác biệt lớn là liệu người ta chỉ nghe những điều này và suy ngẩm về chúng, hay họ thật sự thực hành và áp dụng sự thích đáng của chúng vào chính bản thân. Trong sự phân biệt này ẩn chứa sự khác biệt chủ yếu giữa các phương pháp mà Đức Phật đã sử dụng để dạy các cư sĩ và ngài đã sử dụng để dạy chư tăng. Đối với giới cư sĩ, minh kiến về bản tánh của sự hiện hữu được trình bày như một vấn đề của kiến thức, và giáo lý này ban đầu được trao cho chư tăng. Nhưng đối với nhiều vị sư đã tiến bộ xa hơn, Đức Phật giới thiệu phần thực hành mà sẽ dẫn đến sự giải thoát hoàn toàn ngay cả trong đời này. Chỉ khi nào người ta nhìn thấy rằng giải trình của Tôn giả Sariputta là một sự tiếp cận có tính thực dụng từng bước đến Niết bàn, thì họ có thể hiểu rằng Cấp Cô Độc chưa bao giờ nghe thấy cốt lõi của Giáo Lý được trình bày theo cách thức như vậy. Trong giờ hấp hối ông đã rời xa khỏi những mối quan tâm trần tục của mình và, khi đang nghĩ về Pháp, ông đã từ bỏ luyến ái với của cải thế gian cũng như thân thể của ông; do đó ông đã nhìn thấy mình ở một trạng huống tương tự như của các vị sư tiến bộ nhất. Dưới những trạng huống này, Tôn giả Sariputta đã có thể cho ông những chỉ dẫn mà sẽ có tác dụng sâu rộng nhất như thế.
|
After advising Anathapindika in this way, Venerable Sariputta and Venerable Ananda left. Shortly thereafter, the householder Anathapindika died and was reborn in the Tusita Heaven, where his youngest daughter had preceded him. Yet he was so genuinely devoted to the Buddha and the Sangha that he appeared in the Jeta Grove as a deva, filling the whole area with heavenly light. He went to the Buddha and, after paying homage to him, spoke the following verses: "O blessed is this Jeta Grove, frequented by the holy Order,
|
Sau khi khuyên bảo Cấp Cô Độc theo cách này, Tôn giả Sariputta và Tôn giả Anada ra đi. Không lâu sau đó, cư sĩ Cấp Cô Độc chết và tái sinh vào cõi Trời Tusita (Đâu-xuất Thiên), nơi con gái út của ông đã tới trước ông. Tuy nhiên ông vẫn hết lòng tin theo Đức Phật và Tăng Đoàn nên ông xuất hiện ở Kỳ Viên như một vị thiên thần, tỏa hào quang sáng cả khu vườn. Ông đến gặp Đức Phật và sau khi đảnh lễ ngài, ông nói bài kệ sau: "Ôi Kỳ Viên tốt đẹp phước lành này, được chư Thánh Tăng thường lui tới,
|
Notes
|
Chú Thích
|
|
|
©1986 Buddhist Publication Society.
You may copy, reformat, reprint, republish, and redistribute this work in any medium whatsoever, provided that: (1) you only make such copies, etc. available free of charge and, in the case of reprinting, only in quantities of no more than 50 copies; (2) you clearly indicate that any derivatives of this work (including translations) are derived from this source document; and (3) you include the full text of this license in any copies or derivatives of this work. Otherwise, all rights reserved. Documents linked from this page may be subject to other restrictions. The Wheel Publication No. 334 (Kandy: Buddhist Publication Society, 1986). Transcribed from the print edition in 2005 by a volunteer, under the auspices of the Access to Insight Dhamma Transcription Project and by arrangement with the Buddhist Publication Society. Minor revisions were made in accordance with the ATI style sheet. Last revised for Access to Insight on 30 November 2013.
How to cite this document (a suggested style): "Anathapindika: The Great Benefactor", by Hellmuth Hecker. Access to Insight (BCBS Edition), 30 November 2013, http://www.accesstoinsight.org/lib/authors/hecker/wheel334.html .
|
©1986 Buddhist Publication Society.
Quý vị có thể làm bản sao, thay đổi hình dạng, in lại, xuất bản lại, và phân phối lại công trình này dưới bất cứ phương tiện nào, với điều kiện: (1) quý vị chỉ làm các bản sao như vậ̣y, v.v., cung cấp miễn phí và, trong trường hợp in lại, chỉ với số lượng không quá 50 bản sao; (2) quý vị chỉ ra rõ ràng là bất kỳ dẫn xuất nào của công trình nghiên cứu này (bao gồm cả bản dịch) có nguồn gốc từ nguồn tài liệu này, và (3) quý vị bao gồm đầy đủ văn bản của giấy phép này trong bất kỳ bản sao hay các dẫn xuất của công việc này. Nếu không, phải tôn trọng bản quyền. Các tài liệu liên kết từ trang này có thể bị hạn chế.
The Wheel Publication No. 334 (Kandy: Buddhist Publication Society, 1986). Chép lại từ bản in vào năm 2005 bởi một thiện nguyện viên, dưới sự bảo trợ của Access to Insight Dhamma Transcription Project và theo thỏa thuận với hội Buddhist Publication Society. Các sửa đổi nhỏ được thực hiện theo bản mẫu ATI. Chỉnh sửa cuối cho Access to Insight vào ngày 30 tháng 11 năm 2013.
Làm thế nào để trích dẫn tài liệu này (một đề nghị bút pháp): "Anathapindika - Cấp Cô Độc: Một Đại Thí Chủ", Hellmuth Hecker. Access to Insight (BCBS Edition), ngaỳ 30 tháng 11 năm 2013, http://www.accesstoinsight.org/lib/authors/hecker/wheel334.html .
|
Chủ biên và điều hành: TT Thích Giác Đẳng. Những đóng góp dịch thuật xin gửi về TT Thích Giác Đẳng tại phamdang0308@gmail.com |
Cập nhập ngày:
Thứ Năm 03-07-2019 Kỹ thuật trình bày: Minh Hạnh & Thiện Pháp |
| | trở về đầu trang | Home page | |