The Pali term for meditation is bhavana: development. It's a shorthand word for the development of skillful qualities in the mind. Bhavana is a type of karma — the intentional activity ultimately leading to the end of karma — but karma nonetheless. This point is underlined by another Pali term for meditation: kammatthana, the work at hand; and by a Thai idiom for meditation: "to make an effort." These terms are worth keeping in mind, to counterbalance the common assumption that meditation is an exercise in inaction or in passive, all-encompassing acceptance. Actually, as described in the Pali texts, meditation is a very pro-active process. It has an agenda and works actively to bring it about. This can be seen in the Pali description of how right mindfulness is fostered through satipatthana.

Thuật ngữ Pali cho thiền là bhavana: phát triển. Đây là một từ viết tắc cho sự phát triển những phẩm chất hoàn mỹ trong tâm trí. Bhavana là một loại nghiệp — hoạt động có chủ đích mà cuối cùng dẫn đến sự kết thúc của nghiệp — nhưng vẫn là nghiệp. Điểm này được nhấn mạnh bằng một thuật ngữ Pali khác cho thiền: kammatthana, việc làm ngay trước mặt; và bằng một thành ngữ Thái cho thiền: “làm một nỗ lực”. Những từ ngữ này có giá trị lưu giữ trong tâm trí, để đối trọng với giả định phổ biến rằng thiền là một sự luyện tập không hành động hay thụ động, đây là toàn diện của sự chấp nhận. Thật ra, như được mô tả trong các văn bản Pali, thiền là một quá trình rất chủ động. Nó có một nghị trình và hoạt động tích cực để mang lại hiệu quả. Điều này có thể thấy trong các mô tả của kinh điễn Pali về việc chánh niệm được nuôi dưỡng đúng như thế nào qua Niệm Xứ.

Satipatthana is often translated as "foundation of mindfulness," which gives the impression that it refers to an object of meditation. This impression is reinforced when you see the four satipatthanas listed as body, feelings, mind, and mental qualities. But if you look at the texts, you find that they teach satipatthana as a process, a way of establishing (upatthana) mindfulness (sati): hence the compound term. When the texts define the compound, they give, not a list of objects, but four formulas describing an activity.

Niệm Xứ thường được dịch là “nền tảng của chánh niệm,” điều này đưa ra một ấn tượng rằng nó đề cập đến một đối tượng của thiền định. Ấn tượng này càng được củng cố khi bạn nhìn thấy Tứ Niệm Xứ được liệt kê như sau: thân, thọ, tâm, và pháp hay phẩm chất tinh thần. Nhưng nếu bạn nhìn vào các bản văn, bạn thấy rằng họ dạy Niệm Xứ như là một quá trình, một cách thức thành lập (upatthana) chánh niệm (sati): do đó mà có danh từ kép satipatthana. Khi các bài giảng định nghĩa từ kép này, họ đưa ra, không phải là một danh sách các đối tượng, nhưng là bốn công thức mô tả một hoạt động.

Here's the first formula:

A meditator remains focused on the body in and of itself — ardent, alert, and mindful — putting aside greed and distress with reference to the world.

Đây là công thức đầu tiên:

Thiền giả duy trì sự chú ý vào cơ thể ở trong và của chính nó — nhiệt tâm, cảnh giác, và chánh niệm — để qua một bên tham lam và đau khổ của thế giới.

Each of the terms in this formula is important. "Remaining focused" can also be translated as "keeping track." This refers to the element of concentration in the practice, as you hold to one particular theme or frame of reference amid the conflicting currents of experience. Ardent refers to the effort you put into the practice, trying to abandon unskillful states of mind and develop skillful ones in their stead, all the while trying to discern the difference between the two. "Alert" means being clearly aware of what's happening in the present. "Mindful" means being able to remember or recollect. Sometimes mindfulness is translated as non-reactive awareness, free from agendas, simply present with whatever arises, but the formula for satipatthana doesn't support that translation. Non-reactive awareness is actually part of equanimity, one of many qualities fostered in the course of satipatthana, but the ardency involved in satipatthana definitely has an agenda, a task to be done, while the role of mindfulness is to keep your task in mind.

Mỗi cụm từ trong công thức này đều quan trọng. “Duy trì sự chú ý” cũng có thể dịch là “theo dõi.” Điều này đề cập đến yếu tố của tập trung trong sự thực hành, khi bạn giữ lấy một chủ đề cụ thể hay khung tham chiếu giữa các dòng kinh nghiệm xung đột nhau. “Nhiệt tâm” đề cập đến nỗ lực bạn đặt vào sự thực hành, cố gắng từ bỏ những trạng thái yếu kém của tâm và phát triễn những phẩm chất tốt để thay thế, trong khi cố gắng để nhận ra sự khác biệt giưã hai tâm trạng này. “Cảnh giác” nghĩa là biết rỏ những gì đang xảy ra trong hiện tại. “Chánh niệm” nghĩa là có khả năng ghi nhớ hay nhớ lại. Đôi khi chánh niệm được dịch như nhận thức không phản ứng, nằm ngoài nghị trình, chỉ đơn giản hiện diện với bất kỳ điều gì phát sinh, nhưng công thức cho Niệm Xứ không hỗ trợ cụm từ dịch thuật này. Nhận thức không phản ứng thật ra là một phần của tâm bình thản hay tâm xả, một trong nhiều phẩm chất được phát triễn trong quá trình của Niệm Xứ, nhưng sự nhiệt tâm tham gia trong Niệm Xứ chắc chắn là có một nghị trình, một công việc phải làm, trong khi vai trò của chánh niệm là để tiếp tục công việc của bạn trong tâm trí.

The task here is twofold: staying focused on your frame of reference, and putting aside any greed and distress that would result from shifting your frame of reference back to the world. This is the meaning of "the body in and of itself." In other words, you try to stay with the experience of the body as it's immediately felt, without referring it to the narratives and views that make up your sense of the world. You stay away from stories of how you have related to your body in the past and how you hope to relate to it in the future. You drop any concern for how your body fits into the world in terms of its beauty, agility, or strength. You simply tune into the body on its own terms — the direct experience of its breathing, its movements, its postures, its elementary properties, and its inevitable decay. In this way you learn how to strip away your assumptions about what does or doesn't lie behind your experience of the body, and gain practice in referring everything to the experience itself.

Công việc ở đây có hai phần: duy trì sự chú ý vào khung tham chiếu của bạn, và để ra ngoài bất cứ tham lam và phiền muộn nào mà hậu quả sẽ làm chuyển khung tham chiếu của bạn trở lại với thế giới. Đây là ý nghĩa của “cơ thể ở trong và của chính nó”. Nói cách khác, bạn cố gắng ở lại với kinh nghiệm của cơ thể như là nó mới vừa cảm thấy, không gợi ý cho nó về những câu chuyện và quan điểm tạo nên cảm giác của bạn về thế giới. Bạn tránh xa những câu chuyện về việc làm thế nào bạn có liên hệ với cơ thể của bạn trong quá khứ và bạn hi vọng như thế nào để liên hệ với nó trong tương lai. Bạn bỏ rơi bất cứ mối bận tâm về việc làm thế nào cơ thể của bạn phù hợp với thế giới trên phương diện vẻ đẹp, linh động, hay sức mạnh của nó. Bạn chỉ cần điều chỉnh cơ thể theo các điều kiện của chính nó — kinh nghiệm trực tiếp về hơi thở của nó, chuyển động của nó, tư thế của nó, các tính chất cơ bản của nó, và sự phân rã không thể tránh của nó. Bằng cách này bạn học cách gỡ bỏ các giả định của bạn về những gì nằm hoặc không nằm đằng sau kinh nghiệm của bạn về cơ thể, và đạt được sự thực hành tất cả mọi thứ với kinh nghiệm của tự nó.

The same approach applies to the remaining types of satipatthana: focusing on feelings, on mind states, and on mental qualities in and of themselves. At first glance, these may look like new and different meditation exercises, but the Buddha makes clear that they can all center on a single practice: keeping the breath in mind. When the mind is with the breath, all four frames of reference are right there. The difference lies simply in the subtlety of your focus. So when you've developed your skills with the first, most blatant type of satipatthana, you don't have to move far to take up the more subtle ones. Simply stay with the breath and shift your focus to the feelings and mind states that arise from being mindful of the breath, and the mental qualities that either get in the way of your focus or strengthen it. Once you've chosen your frame of reference, you treat it the same way you've been treating the body: taking it as your frame of reference in and of itself, without referring it to stories about yourself or views about the world. You separate feelings — of pleasure, pain, and neither-pleasure-nor-pain — from the stories you normally create around them. You separate states of greed, anger, and delusion from their focal points in the world. In this way you can see them for what they are.

Phương pháp tương tự được đem áp dụng cho các phần còn lại của Tứ Niệm Xứ: tập trung vào cảm giác, vào các trạng thái tâm trí, và vào các phẩm chất tinh thần ở trong và của chính nó. Thoạt nhìn, những điều này trông giống như các bài tập thiền định mới và khác nhau, nhưng Đức Phật nói rỏ rằng chúng có thể đều hướng về một sự thực hành duy nhất: giữ hơi thở trong tâm. Khi tâm theo với hơi thở, tất cả bốn khung tham khảo ở ngay đó. Sự khác biệt đơn giản nằm ở sự tinh tế của sự tập trung của bạn. Vì vậy khi bạn đã phát triển kỹ năng của bạn với khung đầu tiên, phần lộ liểu nhất của Tứ Niệm Xứ, bạn không cần phải đi xa để có được những thứ tiềm ẩn hơn. Chỉ cần ở lại với hơi thở và chuyển sự tập trung của bạn qua các cảm giác và trạng thái tâm phát sinh do chánh niệm về hơi thở, và những phẩm chất tinh thần nhận được khi bạn tập trung hoặc gia tăng sự chú tâm. Một khi bạn đã chọn khung tham khảo, bạn đối xử với nó giống như cách bạn đối xử với cơ thể: xem nó như là khung tham khảo ở trong và của chính nó, không chuyễn đổi nó qua những câu chuyện về bản thân hay quan điểm về thế giới. Bạn tách cảm giác — niềm vui, nỗi đau, và không vui không đau — ra khỏi những câu chuyện bạn thường tạo ra xung quanh chúng. Bạn tách những trạng thái tham, sân, và si từ đầu mối của chúng trong thế giới. Bằng cách này bạn có thể nhìn thấy chúng như chúng thật sự là.

Still, though, you have an agenda, based on the desire for Awakening — a desire that the Buddha classed, not as a cause of suffering, but as part of the path leading to its end. This becomes clearest in the satipatthana focused on mental qualities in and of themselves. You acquaint yourself with the unskillful qualities that obstruct concentration — such as sensual desire, ill will, and restlessness — not simply to experience them, but also to understand them so that you can cut them away. Similarly, you acquaint yourself with the skillful qualities that foster discernment so that you can develop them all the way to release.

Tuy nhiên, bạn vẫn còn một nghị trình, dựa vào ước muốn Giác Ngộ — một mong muốn mà Đức Phật phân loại, không phải là nguyên nhân của đau khổ, mà là một phần của con đường dẫn đến chấm dứt nó. Điều này trở nên rỏ nhất trong Niệm xứ tập trung vào các phẩm chất tinh thần hay pháp ở trong và của chính nó. Bạn tự làm quen với các phẩm chất thô thiển làm cản trở sự tập trung — chẳng hạn như tham dục, ý xấu, và bồn chồn — không phải chỉ để trải nghiệm chúng, mà còn để hiểu chúng để bạn có thể cắt bỏ chúng. Tương tợ như vậy, bạn làm quen với những phẩm chất tốt giúp tăng trưởng trí tuệ phân biệt để bạn có thể phát triễn chúng suốt chặng đường đi đến giải thoát.

The texts call these skillful qualities the seven factors of Awakening and show that satipatthana practice is aimed at developing them all in order. The first factor is mindfulness. The second is called "analysis of qualities": the ability to distinguish skillful from unskillful qualities in the mind, seeing what can be accepted and what needs to be changed. The third factor is persistence — persistence in abandoning unskillful qualities and fostering skillful ones in their place. The texts describe a wide variety of methods to use in this endeavor, but they all come down to two sorts. In some cases, an unskillful quality will disappear simply when you watch it steadily. In other cases, you have to make a concerted effort, actively doing what you can to counteract an unskillful quality and replace it with a more skillful one.

Kinh điễn gọi những phẩm chất hoàn hảo này là bảy yếu tố của Giác Ngộ và cho thấy rằng thực hành Tứ Niệm Xứ là nhằm phát triễn tất cả theo thứ tự. Yếu tố đầu tiên là chánh niệm. Thứ nhì là “phân tích các phẩm chất”: khả năng phân biệt được phẩm chất tốt và xấu trong tâm, nhìn thấy những gì có thể chấp nhận được và những gì cần sửa đổi. Yếu tố thứ ba là kiên trì — kiên trì trong việc từ bỏ những phẩm chất xấu và duy trì và tăng trưởng những phẩm chất tốt. Kinh sách mô tả một loạt các phương pháp xử dụng cho nỗ lực này, nhưng chúng được thu xuống còn hai loại. Trong vài trường hợp, một phẩm chất xấu sẽ tự động biến mất khi bạn canh chừng nó liên tục. Trong các trường hợp khác, bạn phải thực hiện một nỗ lực phối hợp, tích cực làm những gì bạn có thể để chống lại một phẩm chất xấu và thay thế nó bằng một cái hoàn mỹ hơn.

As skillful qualities take charge within you, you see that while skillful thinking leads to no harmful actions, long bouts of it can tire the mind. So you bring your thoughts to stillness, which develops three more of the factors of Awakening: rapture, serenity, and concentration. These provide the mind with a foundation of well-being.

Khi những phẩm chất thiện làm chủ bên trong bạn, bạn thấy rằng trong khi tư tưởng tốt dẫn đến những hành động không có hại, trụ vào nó lâu có thể gây mệt mỏi tâm trí. Vì vậy bạn làm lắng đọng những tư tưởng của mình, để từ đó phát triễn thêm ba yếu tố nửa của Giác Ngộ: an vui, thanh thản, và tập trung hay định. Các yếu tố này cung cấp cho tâm một nền tảng của hạnh phúc.

The final factor is equanimity, and its place in the list is significant. Its non-reactivity is fully appropriate only when the more active factors have done what they can. This is true of all the lists in which equanimity is included. It's never listed on its own, as sufficient for Awakening; and it always comes last, after the pro-active factors in the list. This doesn't mean that it supplants them, simply that it joins in their interaction. Instead of replacing them, it counterbalances them, enabling you to step back and see subtle levels of stress and craving that the more pro-active factors may have obscured. Then it makes room for the pro-active factors to act on the newly discovered levels. Only when all levels of stress and craving are gone is the work of both the pro-active and non-reactive sides of meditation done. That's when the mind can be truly agenda-free.

Yếu tố cuối cùng là tâm xả hay tâm bình thản không giao động, và vị trí của nó trong danh sách là quan trọng. Sự không phản ứng của nó chỉ hoàn toàn phù hợp khi các yếu tố tích cực hơn đã làm những gì chúng có thể. Điều này đúng cho tất cả các yếu tố trong danh sách mà trong đó bao gồm tâm xả. Nó không bao giờ được liệt kê một mình, như là đủ cho Giác Ngộ; và nó luôn đến cuối cùng, sau các yếu tố chủ động trong danh sách. Điều này không có nghĩa là nó thế chỗ cho chúng, chỉ đơn giản là nó tham gia tương tác với các yếu tố kia. Thay vì thế chỗ chúng, nó đối trọng chúng, giúp bạn quay lại và nhìn thấy các mức độ tinh tế của căng thẳng và mong muốn là các yếu tố chủ động có thể bị che khuất. Sau đó nó dọn chổ cho các yếu tố chủ động làm việc theo mức mới được phát hiện. Chỉ khi tất cả các mức độ căng thẳng và mong muốn ra đi thì công việc của cả hai mặt, chủ động và không phản ứng, của thiền định mới xong. Đó là khi tâm có thể thật sự không còn nghị trình.

It's like learning to play the piano. As you get more pro-active in playing proficiently, you also become sensitive in listening non-reactively, to discern ever more subtle levels in the music. This allows you to play even more skillfully. In the same way, as you get more skilled in establishing mindfulness on your chosen frame of reference, you gain greater sensitivity in peeling away ever more subtle layers of the present moment until nothing is left standing in the way of total release.

Giống như học đàn dương cầm. Khi bạn biết chủ động hơn trong việc đàn cho thành thạo, bạn cũng trở nên nhạy cảm hơn trong việc lắng nghe không phản ứng, để phân biệt được mức độ tinh tế hơn bao giờ hết trong âm nhạc. Điều này càng giúp bạn chơi đàn hay hơn. Cũng như vậy, khi bạn khôn khéo hơn trong việc thiết lập chánh niệm trong khung tham chiếu của bạn, bạn có được sự nhạy cảm lớn hơn trong việc lột đi nhiều lớp tinh tế hơn của giây phút hiện tại cho đến khi không còn gì vướng mắc trên đường đi đến giải thoát hoàn toàn.

@2002 Thanissaro Bhikkhu
Bài viết của trang này ("The Agendas of Mindfulness" - Nghị Trình của Chánh Niệm, bởi Tỳ Khưu Thanissaro) được cấp giấy phép theo Creative Commmons Attribution-NonCommercial 4.0 International License. Để xem bản sao của giấy phép, hảy truy cập http://creativecommons.org/licenses/by-nc/4.0/. Các tài liệu liên kết từ trang này có thể bị hạn chế. Chép lại từ một tập tài liệu được cung cấp bởi tác giả. Chỉnh sửa cuối cho Access to Insight vào ngày 5 tháng 6 năm 2010.

How to cite this document (a suggested style): "The Agendas of Mindfulness", by Thanissaro Bhikkhu. Access to Insight (Legacy Edition), 5 June 2010, http://www.accesstoinsight.org/lib/authors/thanissaro/agendas.html .
Alternate format: A printed copy is included in the book The Karma of Questions.

Làm thế nào để trích dẫn tài liệu này (một đề nghị bút pháp): "The Agendas of Mindfulness" - Nghị Trình của Chánh Niệm, by Thanissaro Bhikkhu. Access to Insight (Legacy Edition), ngày 5 tháng 6 năm 2010,
http://www.accesstoinsight.org/lib/authors/thanissaro/agendas.html
Hình dạng khác: Ấn bản in có trong cuốn sách The Karma of Questions.

 Chủ biên và điều hành: TT Thích Giác Đẳng.

  Những đóng góp dịch thuật xin gửi về TT Thích Giác Đẳng tại phamdang0308@gmail.com
Cập nhập ngày: Thứ Hai 21-9-2015

Kỹ thuật trình bày: Minh Hạnh & Thiện Pháp

 | | trở về đầu trang | Home page |