so i have heard. At one time the Buddha was staying near Sāvatthī in Jeta’s Grove, Anāthapiṇḍika’s monastery, in the hut by the kareri tree.

1. Như vậy tôi nghe. Một thời, Thế Tôn ở tại nước Sàvatthi (Xá-vệ) rừng Jeta (Kỳ-đà), vườn ông Anàthapindika (Cấp Cô Ðộc), trong am thất cây Kareri (Hoa Lâm).

Then after the meal, on return from alms-round, several senior mendicants sat together in the pavilion by the kareri tree and this Dhamma talk on the subject of past lives came up among them, “So it was in a past life; such it was in a past life.”

Lúc bấy giờ, số đông các Tỷ-kheo đi khất thực về, sau khi dùng bữa xong, cùng ngồi và tụ họp lại Hoa Lâm viên đường, pháp thoại thuộc về tiền thân được khởi lên: "Ðây là tiền thân, đây là tiền thân".

With clairaudience that is purified and superhuman, the Buddha heard that discussion among the mendicants. So he got up from his seat and went to the pavilion, where he sat on the seat spread out and addressed the mendicants, “Mendicants, what were you sitting talking about just now? What conversation was unfinished?”

2. Thế Tôn, với thiên nhĩ thanh tịnh vượt quá loài người nghe được câu chuyện này giữa các Tỷ-kheo. Rồi Thế Tôn, từ chỗ ngồi đứng dậy, đi đến Hoa Lâm viên đường. Khi đến xong, Ngài ngồi trên ghế đã soạn sẵn. Sau khi ngồi, Thế Tôn hỏi các Tỷ-kheo: - Này các Tỷ-kheo, câu chuyện gì, các người đang ngồi bàn? Câu chuyện gì đã bị gián đoạn giữa các người?

The mendicants told him what had happened, adding, “This is the conversation that was unfinished when the Buddha arrived.”

Khi được nói vậy, những Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn: - Bạch Thế Tôn, chúng con đi khất thực về, sau khi dùng bữa xong, cùng ngồi và tụ họp tại Hoa Lâm viên đường, pháp thoại về tiền thân được khởi lên: "Ðây là tiền thân, đây là tiền thân". Bạch Thế Tôn, đó là câu chuyện đang được bàn đến giữa chúng con thời Thế Tôn đến.

“Would you like to hear a Dhamma talk on the subject of past lives?”

“Now is the time, Blessed One! Now is the time, Holy One! Let the Buddha give a Dhamma talk on the subject of past lives. The mendicants will listen and remember it.”

3. - Này các Tỷ-kheo, các người có muốn nghe pháp thuộc thoại về tiền thân không?

- Bạch Thế Tôn, thật là đúng thời; bạch Thiện Thệ, thật là đúng thời để Thế Tôn giảng pháp thoại thuộc về tiền thân. Sau khi nghe Thế Tôn, các Tỷ-kheo sẽ thọ trì.

“Well then, mendicants, listen and pay close attention, I will speak.”

“Yes, sir,” they replied. The Buddha said this:

- Vậy này các Tỷ-kheo, các người hãy nghe và khéo tác ý, Ta sẽ giảng.

- Dạ vâng, bạch Thế Tôn. Các Tỷ-kheo này đáp lời Thế Tôn. Thế Tôn giảng như sau:

“Ninety-one eons ago, the Buddha Vipassī arose in the world, perfected and fully awakened. Thirty-one eons ago, the Buddha Sikhī arose in the world, perfected and fully awakened. In the same thirty-first eon, the Buddha Vessabhū arose in the world, perfected and fully awakened. In the present fortunate eon, the Buddhas Kakusandha, Koṇāgamana, and Kassapa arose in the world, perfected and fully awakened. And in the present fortunate eon, I have arisen in the world, perfected and fully awakened.

4. - Này các Tỷ-kheo, chín mươi mốt kiếp về trước, Thế Tôn Vipassì (Tỳ-bà-thi), bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác ra đời. Này các Tỷ-kheo, ba mươi mốt kiếp về trước, Thế Tôn Sikhì (Thi-khí) bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác ra đời. Này các Tỷ-kheo, cũng trong ba mươi mốt kiếp ấy, Thế Tôn Vessabhù (Tỳ-xá-bà) bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác ra đời. Này các Tỷ-kheo cũng trong tiền kiếp ấy, Thế Tôn Kakusandha (Câu-lâu-tôn) bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác ra đời. Này các Tỷ-kheo, cũng trong tiền kiếp ấy, Thế Tôn Konàgamana (Câu-na-hàm) bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác ra đời. Này các Tỷ-kheo, cũng trong tiền kiếp ấy, Thế Tôn Kassapa (Ca-diếp) bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác ra đời. Này các Tỷ-kheo, cũng trong tiền kiếp ấy, nay Ta, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác ra đời.

The Buddhas Vipassī, Sikhī, and Vessabhū were born as aristocrats into aristocrat families. The Buddhas Kakusandha, Koṇāgamana, and Kassapa were born as brahmins into brahmin families. I was born as an aristocrat into an aristocrat family.

5. Này các Tỷ-kheo, Thế Tôn Vipasì, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác sanh thuộc chủng tánh Sát-đế-lỵ, sanh trong giai cấp Sát-đế-lỵ. Này các Tỷ-kheo, Thế Tôn Sikhì, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, thuộc chủng tánh Sát-đế-lỵ, sanh trong giai cấp Sát-đế-lỵ. Này các Tỷ-kheo, Thế Tôn Vessabhù, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, thuộc chủng tánh Sát-đế-lỵ, sanh trong giai cấp Sát-đế-lỵ. Này các Tỷ-kheo, Thế Tôn Kakusandha, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, thuộc chủng tánh Bà-la-môn, sanh trong giai cấp Bà-la-môn. Này các Tỷ-kheo, Thế Tôn Konàgamana, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác thuộc chủng tánh Bà-la-môn, sanh trong giai cấp Bà-la-môn. Này các Tỷ-kheo, Thế Tôn Kassapa, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác thuộc chủng tánh Bà-la-môn, sanh trong giai cấp Bà-la-môn. Này các Tỷ-kheo, nay Ta là bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác thuộc chủng tánh Sát-đế-lỵ, sanh trong giai cấp Sát-đế-lỵ.

Koṇḍañña was the clan of Vipassī, Sikhī, and Vessabhū. Kassapa was the clan of Kakusandha, Koṇāgamana, and Kassapa. Gotama is my clan.

6. Này các Tỷ-kheo, Thế Tôn Vipasì, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác thuộc danh tánh Kondanna (Câu-ly-nhã). Này các Tỷ-kheo, Thế Tôn Sikhì, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác thuộc danh tánh Kondanna. Này các Tỷ-kheo, Thế Tôn Vessabhù, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác thuộc danh tánh Kondanna. Này các Tỷ-kheo, Thế Tôn Kakusandha, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác thuộc danh tánh Kassapa. Này các Tỷ-kheo, Thế Tôn Konàgamara, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác thuộc danh tánh Kassapa. Này các Tỷ-kheo, Thế Tôn Kassapa, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác thuộc danh tánh Kassapa. Này các Tỷ-kheo, nay Ta là bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, thuộc danh tánh Gotama (Cù-đàm).

Vipassī lived for 80,000 years. Sikhī lived for 70,000 years. Vessabhū lived for 60,000 years. Kakusandha lived for 40,000 years. Koṇāgamana lived for 30,000 years. Kassapa lived for 20,000 years. For me these days the life-span is short, brief, and fleeting. A long-lived person lives for a century or a little more.

7. Này các Tỷ-kheo, trong thời Thế Tôn Vipassì bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, tuổi thọ loài người là tám vạn năm. Này các Tỷ-kheo, trong thời Thế Tôn Sikhì, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, tuổi thọ loài người là bảy vạn năm. Này các Tỷ-kheo, trong thời Thế Tôn Vessabhù, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, tuổi thọ loài người là sáu vạn năm. Này các Tỷ-kheo, trong thời Thế Tôn Kakusandha, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, tuổi thọ loài người là bốn vạn năm. Này các Tỷ-kheo, trong thời Thế Tôn Konàgamana, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, tuổi thọ loài người là ba vạn năm. Này các Tỷ-kheo, trong thời Thế Tôn Kassapa, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, tuổi thọ của loài người là hai vạn năm. Này các Tỷ-kheo, nay tuổi thọ của Ta không bao nhiêu, ít oi, tuổi thọ loài người khoảng một trăm năm hay hơn một chút.

Vipassī was awakened at the root of a trumpet flower tree. Sikhī was awakened at the root of a white-mango tree. Vessabhū was awakened at the root of a sal tree. Kakusandha was awakened at the root of an acacia tree. Koṇāgamana was awakened at the root of a cluster fig tree. Kassapa was awakened at the root of a banyan tree. I was awakened at the root of a peepul tree.

8. Này các Tỷ-kheo, Thế Tôn Vipassì, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, giác ngộ dưới gốc cây pàtali (bà-bà-la). Này các Tỷ-kheo, Thế Tôn Sikhì, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, giác ngộ dưới gốc cây pundarika (phân-đà-ly). Này các Tỷ-kheo, Thế Tôn Vessabhù, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, giác ngộ dưới gốc cây sirĩsa (thi-lợi-sa). Này các Tỷ-kheo, Thế Tôn Konàgamana, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, giác ngộ dưới gốc cây udumbara (ô-tam-bà-la). Này các Tỷ-kheo, Thế Tôn Kassapa, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, giác ngộ dưới gốc cây nigrodha (ni-câu-luật-đà). Này các Tỷ-kheo, nay Ta là bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác giác ngộ dưới gốc cây assattha (bát-đa-la).

Vipassī had a fine pair of chief disciples named Khaṇḍa and Tissa. Sikhī had a fine pair of chief disciples named Abhibhū and Sambhava. Vessabhū had a fine pair of chief disciples named Soṇa and Uttara. Kakusandha had a fine pair of chief disciples named Vidhura and Sañjīva. Koṇāgamana had a fine pair of chief disciples named Bhiyyosa and Uttara. Kassapa had a fine pair of chief disciples named Tissa and Bhāradvāja. I have a fine pair of chief disciples named Sāriputta and Moggallāna.

9. Này các Tỷ-kheo, hai vị hiền sĩ, đệ nhứt đệ tử của Thế Tôn Vipassì, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, tên là Khanda (Kiển-trà) và Tissa (Ðề-xá). Này các Tỷ-kheo, hai vị hiền sĩ, đệ nhứt đệ tử của Thế Tôn Sikhì, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, tên là Abhibhù (A-tỳ-phù) và Sambhava (Tam-bà-bà). Này các Tỷ-kheo, hai vị hiền sĩ, đệ nhất đệ tử của Thế Tôn Vessabhu, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, tên là Sona (Phù-du) và Uttara (Uất-đa-la). Này các Tỷ-kheo, hai vị hiền sĩ, đệ nhất đệ tử của Thế Tôn Kakusandha, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác tên là Vidhùra (Tỳ-lâu) và Sanjìva (Tát-ni). Này các Tỷ-kheo, hai vị hiền sĩ, đệ nhất đệ tử của Thế Tôn Konàgamana, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác tên là Bhiyyosa (Thư-bàn-na) và Uttara (Uất-đa-la). Này các Tỷ-kheo, hai vị hiền sĩ, đệ nhất đệ tử của Thế Tôn Kassapa, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác tên là Tissa (Ðề-xá) và Bhàradvàja (Bà-la-bà). Này các Tỷ-kheo, hai vị hiền sĩ, đệ nhất đệ tử của Ta là Sãriputta (Xá-lợi-phất) và Moggallàna (Mục-kiền-liên).

Vipassī had three gatherings of disciples—one of 6,800,000, one of 100,000, and one of 80,000—all of them mendicants who had ended their defilements.

10. Này các Tỷ-kheo, trong thời Thế Tôn Vipassì, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác có ba Tăng hội: một Tăng hội sáu mươi tám triệu Tỷ-kheo, một Tăng hội mười vạn Tỷ-kheo, một Tăng hội tám vạn Tỷ-kheo.

Này các Tỷ-kheo, trong thời Thế Tôn Vipassì bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác có ba Tăng hội như vậy, tất cả đều là bậc Lậu tận.

Sikhī had three gatherings of disciples—one of 100,000, one of 80,000, and one of 70,000—all of them mendicants who had ended their defilements.

Này các Tỷ-kheo, trong thời Thế Tôn Sikhì, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác có ba Tăng hội: một Tăng hội mười vạn Tỷ-kheo, một Tăng hội tám vạn Tỷ-kheo, một Tăng hội bảy vạn Tỷ-kheo.

Này các Tỷ-kheo, trong thời Thế Tôn Sikhì, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác có ba Tăng hội như vậy, tất cả đều là bậc Lậu tận.

Vessabhū had three gatherings of disciples—one of 80,000, one of 70,000, and one of 60,000—all of them mendicants who had ended their defilements.

Này các Tỷ-kheo, trong thời Thế Tôn Vessabhù, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác có ba Tăng hội: một Tăng hội tám vạn Tỷ-kheo, một Tăng hội bảy vạn Tỷ-kheo, một Tăng hội sáu vạn Tỷ-kheo.

Này các Tỷ-kheo, trong thời Thế Tôn Vessabhù, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác có ba Tăng hội như vậy, tất cả đều là bậc Lậu tận.

Kakusandha had one gathering of disciples—40,000 mendicants who had ended their defilements.

Này các Tỷ-kheo, trong thời Thế Tôn Kakusandha, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác có một Tăng hội bốn vạn Tỷ-kheo.

Này các Tỷ-kheo, trong thời Thế Tôn Kakusandha, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác có một Tăng hội như vậy, tất cả đều là bậc Lậu tận.

Koṇāgamana had one gathering of disciples—30,000 mendicants who had ended their defilements.

Này các Tỷ-kheo, trong thời Thế Tôn Konàgamana, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác có một Tăng hội ba vạn Tỷ-kheo.

Này các Tỷ-kheo, trong thời Thế Tôn Konàgamana, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác có một Tăng hội như vậy, tất cả đều là bậc Lậu tận.

Kassapa had one gathering of disciples—20,000 mendicants who had ended their defilements.

Này các Tỷ-kheo, trong thời Thế Tôn Kassapa, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác có một Tăng hội hai vạn Tỷ-kheo.

Này các Tỷ-kheo, trong thời Thế Tôn Kassapa, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác có một Tăng hội như vậy, tất cả đều là bậc A-la-hán.

I have had one gathering of disciples—1,250 mendicants who had ended their defilements.

Này các Tỷ kheo, nay trong thời của Ta có một Tăng hội một ngàn hai trăm năm mươi Tỷ-kheo, tất cả đều là bậc Lậu tận.

Vipassī had as chief attendant a mendicant named Asoka. Sikhī had as chief attendant a mendicant named Khemaṅkara. Vessabhū had as chief attendant a mendicant named Upasanta. Kakusandha had as chief attendant a mendicant named Buddhija. Koṇāgamana had as chief attendant a mendicant named Sotthija. Kassapa had as chief attendant a mendicant named Sabbamitta. I have as chief attendant a mendicant named Ānanda.

11. Này các Tỷ-kheo, Thế Tôn Vipassì, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, có vị thị giả Tỷ-kheo tên là Asoka (A-dục), vị này là vị thị giả đệ nhất. Này các Tỷ-kheo, Thế Tôn Sikhì bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác có vị thị giả Tỷ-kheo tên là Khemankara (Nhẫn Hành), vị này là vị thị giả đệ nhất. Này các Tỷ-kheo, Thế Tôn Vessabhũ, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác có vị thị giả Tỷ-kheo tên là Upasannaka (Tịch Diệt) vị này là vị thị giả đệ nhất. Này các Tỷ-kheo, Thế Tôn Kakusandha, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác có vị thị giả Tỷ-kheo tên là Vuddhija (Thiện Giác), vị này là thị giả đệ nhất. Này các Tỷ-kheo, Thế Tôn Konàgamana, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác có vị thị giả Tỷ-kheo tên là Sotthija (An Hòa), vị này là vị thị giả đệ nhất. Này các Tỷ-kheo, Thế Tôn Kassapa bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác có vị thị giả Tỷ-kheo tên là Sabbamitta (Thiện Hữu), vị này là vị thị giả đệ nhất. Này các Tỷ-kheo, nay Ta có vị thị giả Tỷ-kheo tên là Ananda (A-nan), vị này là vị thị giả đệ nhất.

Vipassī’s father was King Bandhuma, his birth mother was Queen Bandhumatī, and their capital city was named Bandhumatī.

12. Này các Tỷ-kheo, phụ vương của Thế Tôn Vipassì bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác tên là Bandhumà (Bàn-đầu); mẫu hậu tên là Bandhumati (Bàn-đầu-bà-đề). Kinh thành của vua Bandhumà tên là Bandhumatì.

Sikhī’s father was King Aruṇa, his birth mother was Queen Pabhāvatī, and their capital city was named Aruṇavatī.

Này các Tỷ-kheo, phụ vương Thế Tôn Sikhì, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác tên là Aruna (Minh Tướng); mẫu hậu tên là Pabhãvatĩ (Quang Huy); kinh thành của vua Aruna tên là Pabhàvatì.

Vessabhū’s father was King Suppatīta, his birth mother was Queen Vassavatī, and their capital city was named Suppatīta.

Này các Tỷ-kheo, phụ vương Thế Tôn Vessabhù, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác tên là Suppatìta (Thiện Ðăng), mẫu hậu tên là Yasavati (Xứng Giới); Kinh thành của vua Suppatita tên là Anopama (Vô Dụ)

Kakusandha’s father was the brahmin Aggidatta, and his birth mother was the brahmin lady Visākhā. At that time the king was Khema, whose capital city was named Khemavatī.

Này các Tỷ-kheo, phụ thân Bà-la-môn của Thế Tôn Kakusandha, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, tên là Aggidatta (Tự Ðắc); mẫu thân Bà-la-môn tên là Visàkhà (Thiện Chi). Này các Tỷ-kheo, lúc bấy giờ vua trị vì tên là Khema (An Hòa); kinh thành vua Khema tên là Khemavatì (An Hòa).

Koṇāgamana’s father was the brahmin Yaññadatta, and his birth mother was the brahmin lady Uttarā. At that time the king was Sobha, whose capital city was named Sobhavatī.

Này các Tỷ-kheo, phụ thân Bà-la-môn của Thế Tôn Konàgamana, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác tên là Yannadatta (Ðạt Ðức) mẫu thân Bà-la-môn tên là Uttarà (Thiện Thắng; Này các Tỷ-kheo, lúc bấy giờ, vua trị vì tên là Sobha (Thanh Tịnh); kinh thành của vua Sobha tên là Sobhavatì (Thanh Tịnh).

Kassapa’s father was the brahmin Brahmadatta, and his birth mother was the brahmin lady Dhanavatī. At that time the king was Kikī, whose capital city was named Benares.

Này các Tỷ-kheo, phụ thân Bà-la-môn của Thế Tôn Kassapa, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác tên là Brahmadatta (Phạm Thi) mẫu thân Bà-la-môn tên là Dhanavatì (Tài Chủ). Này các Tỷ-kheo, lúc bấy giờ vua trị vì tên là Kikì (Hấp Tỳ); kinh thành vua Kikì là Baranasì (Ba-la-nại).

My father was King Suddhodana, my birth mother was Queen Māyā, and our capital city was Kapilavatthu.”

Này các Tỷ-kheo, nay phụ vương của Ta tên là Suddhodana (Tịnh Phạn); mẫu hậu của Ta tên là Màyà (Ma-da); kinh thành tên là Kapilavatthu (Ca-tỳ-la-vệ).

That is what the Buddha said. When he had spoken, the Holy One got up from his seat and entered his dwelling.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Giảng xong Thiện Thệ từ chỗ ngồi đứng dậy, đi vào tịnh xá.

Soon after the Buddha left, those mendicants discussed among themselves:

“It’s incredible, reverends, it’s amazing, the power and might of a Realized One! For he is able to recollect the caste, names, clans, life-span, chief disciples, and gatherings of disciples of the Buddhas of the past who have become completely extinguished, cut off proliferation, cut off the track, finished off the cycle, and transcended suffering. He knows the caste they were born in, and also their names, clans, conduct, qualities, wisdom, meditation, and freedom.

13. Thế Tôn đi ra chẳng bao lâu cuộc đàm thoại sau đây khởi lên giữa những Tỷ-kheo ấy:

- Này các Hiền giả, thật hy hữu thay! Này các liền giả, thật kỳ diệu thay, đại thần lực, đại oai lực của Như Lai! Như Lai nhớ được chư Phật quá khứ, những vị này đã nhập Niết bàn, đã đoạn các chướng ngại, đã đoạn các chướng đạo, đã chấm dứt sự luân hồi, đã thoát ly mọi đau khổ. Như Lai cũng nhớ đến chủng tánh của những vị này, cũng nhớ đến danh tánh, cũng nhớ đến tộc tánh, cũng nhớ đến tuổi thọ, cũng nhớ đến hai vị đệ tử, cũng nhớ đến các Tăng hội như sau: "Các bậc Thế Tôn ấy, sanh tánh là như vậy, danh tánh là như vậy, tộc tánh là như vậy, giới hạnh là như vậy, pháp hạnh là như vậy, tuệ hạnh là như vậy, trí hạnh là như vậy, giải thoát là như vậy". Này các Hiền giả, quý vị nghĩ như thế nào? Có phải Như Lai khéo chứng đạt pháp giới như vậy, và nhờ chứng đạt pháp giới này, Như Lai nhớ chư Phật quá khứ, những vị này đã nhập Niết Bàn, đã đoạn các chướng ngại, đã đoạn các chướng đạo, đã chấm dứt sự luân hồi, đã thoát ly mọi đau khổ. Như Lai cũng nhớ đến chủng tánh các vị này, cũng nhớ đến danh tánh cũng nhớ đến tộc tánh, cũng nhớ đến tuổi thọ, cũng nhớ đến hai vị đệ tử, cũng nhớ đến các Tăng hội như sau: "Các bậc Thế Tôn ấy, sanh tánh là như vậy, danh tánh là như vậy, tộc tánh là như vậy, giới hạnh là như vậy, pháp hạnh là như vậy, tuệ hạnh là như vậy, trí hạnh là như vậy, giải thoát là như vậy? Hay là chư Thiên mách bảo Như Lai và nhờ sự mách bảo này, Như Lai nhớ được các đức Phật quá khứ, các vị này đã nhập Niết bàn đã đoạn các chướng ngại, đã đoạn các chướng đạo, đã chấm dứt sự luân hồi, đã thoát ly mọi đau khổ. Như Lai cũng nhớ đến chủng tánh các vị này, cũng nhớ đến danh tánh, cũng nhớ đến tộc tánh, cũng nhớ đến tuổi thọ, cũng nhớ đến hai vị đệ tử, cũng nhớ đến các Tăng hội như sau:

Is it because the Realized One has clearly comprehended the principle of the teachings that he can recollect all these things? Or did deities tell him?” But this conversation among those mendicants was left unfinished.

"Các bậc Thế Tôn ấy, sanh tánh là như vậy, danh tánh là như vậy, tộc tánh là như vậy, giới hạnh là như vậy, pháp hạnh là như vậy, tuệ hạnh là như vậy, trí hạnh là như vậy, giải thoát như thế này?" Như vậy là cuộc đàm thoại đang khởi lên giữa những Tỷ-kheo ấy.

Then in the late afternoon, the Buddha came out of retreat and went to the pavilion by the kareri tree, where he sat on the seat spread out and addressed the mendicants, “Mendicants, what were you sitting talking about just now? What conversation was unfinished?”

14. Bấy giờ Thế Tôn, vào buổi chiều tối, sau khi xuất định, liền đến Hoa Lâm viên đường, ngồi trên chỗ đã soạn sẵn. Sau khi ngồi xong, Thế Tôn nói với các Tỷ-kheo: - Này các Tỷ-kheo, nay các Ngươi ngồi luận bàn vấn đề gì? Ðề tài gì đã được luận bàn giữa các Ngươi?

The mendicants told him what had happened, adding, “This was our conversation that was unfinished when the Buddha arrived.”

Khi được hỏi vậy, các Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:- Bạch Thế Tôn, Thế Tôn đi ra chẳng bao lâu, cuộc đàm thoại sau đây đã khởi lên giữa chúng con:

“It is because the Realized One has clearly comprehended the principle of the teachings that he can recollect all these things. And the deities also told me.

Này các Hiền giả, thật hy hữu thay! Này các hiền giả thật kỳ diệu thay đại thần lực, đại oai lực của Như Lai! Như Lai nhớ được chư Phật quá khứ, những vị này đã nhập Niết Bàn, đã đoạn các chướng ngại, đã đoạn các chướng đạo, đã chấm dứt sự luân hồi, đã thoát ly mọi đau khổ. Như Lai cũng nhớ đến chủng tánh của những vị này, cũng nhớ đến danh tánh, cũng nhớ đến tộc tánh, cũng nhớ đến tuổi thọ, cũng nhớ đến hai vị đệ tử, cũng nhớ đến các Tăng hội như sau: "Các bậc Thế Tôn ấy, sanh tánh là như vậy, danh tánh là như vậy, tộc tánh là như vậy, giới hạnh là như vậy, pháp hạnh là như vậy, tuệ hạnh là như vậy, trí hạnh là như vậy, giải thoát là như vậy". Này các Hiền giả, quý vị nghĩ như thế nào? Có phải Như Lai khéo chứng đạt pháp giới như vậy, và nhờ chứng đạt pháp giới này, Như Lai nhớ chư Phật quá khứ, những vị này đã nhập Niết bàn, đã đoạn các chướng ngại, đã đoạn các chướng đạo, đã chấm dứt sự luân hồi, đã thoát ly mọi đau khổ. Như Lai cũng nhớ đến chủng tánh các vị này, cũng nhớ đến danh tánh, cũng nhớ đến tộc tánh, cũng nhớ đến tuổi thọ, cũng nhớ đến hai vị đệ tử, cũng nhớ đến các Tăng hội như sau: "Các bậc Thế Tôn ấy, sanh tánh là như vậy, danh tánh là như vậy, tộc tánh là như vậy, giới hạnh là như vậy, pháp hạnh là như vậy, tuệ hạnh là như vậy, trí hạnh là như vậy, giải thoát là như vậy?" Hay là chư Thiên mách bảo Như Lai và nhờ sự mách bảo này, Như Lai nhớ được các đức Phật quá khứ, các vị này đã nhập Niết bàn đã đoạn các chướng ngại, đã đoạn các chướng đạo, đã chấm dứt sự luân hồi, đã thoát ly mọi đau khổ. Như Lai cũng nhớ đến chủng tánh các vị này, cũng nhớ đến danh tánh, cũng nhớ đến tộc tánh, cũng nhớ đến tuổi thọ, cũng nhớ đến hai vị đệ tử, cũng nhớ đến các Tăng hội như sau: "Các bậc Thế Tôn ấy, sanh tánh là như vậy, danh tánh là như vậy, tộc tánh là như vậy, giới hạnh là như vậy, pháp hạnh là như vậy, tuệ hạnh là như vậy, trí hạnh là như vậy, giải thoát như thế này?" Bạch Thế Tôn, như vậy là vấn đề bàn luận giữa chúng con, khi Thế Tôn đến.

Would you like to hear a further Dhamma talk on the subject of past lives?”

“Now is the time, Blessed One! Now is the time, Holy One! Let the Buddha give a further Dhamma talk on the subject of past lives. The mendicants will listen and remember it.”

15. - Này các Tỷ-kheo, như vậy là pháp giới ấy được khéo chứng đạt bởi Như Lai, và nhờ chúng đạt pháp giới này, Như Lai nhớ được chư Phật quá khứ, những vị này đã nhập Niết Bàn, đã đoạn các chướng ngại, đã đoạn các chướng đạo, đã chấm dứt sự luân hồi, đã thoát ly mọi đau khổ. Như Lai cũng nhớ đến chủng tánh của những vị này, cũng nhớ đến danh tánh, cũng nhớ đến tộc tánh, cũng nhớ đến tuổi thọ, cũng nhớ đến hai vị đệ tử, cũng nhớ đến các Tăng hội như sau: "Các bậc Thế Tôn ấy, sanh tánh là như vậy, danh tánh là như vậy, tộc tánh là như vậy, giới hạnh là như vậy, pháp hạnh là như vậy, tuệ hạnh là như vậy, trí hạnh là như vậy, giải thoát là như vậy". Này các Hiền giả, quý vị nghĩ như thế nào? Có phải Như Lai khéo chứng đạt pháp giới như vậy, và nhờ chứng đạt pháp giới này, Như Lai nhớ chư Phật quá khứ, những vị này đã nhập Niết bàn, đã đoạn các chướng ngại, đã đoạn các chướng đạo, đã chấm dứt sự luân hồi, đã thoát ly mọi đau khổ. Như Lai cũng nhớ đến chủng tánh các vị này, cũng nhớ đến danh tánh, cũng nhớ đến tộc tánh, cũng nhớ đến tuổi thọ, cũng nhớ đến hai vị đệ tử, cũng nhớ đến Tăng hội như sau: "Các bậc Thế Tôn ấy, sanh tánh là như vậy, danh tánh là như vậy, tộc tánh là như vậy, giới hạnh là như vậy, pháp hạnh là như vậy, tuệ hạnh là như vậy, trí hạnh là như vậy, giải thoát là như vậy".

“Well then, mendicants, listen and pay close attention, I will speak.”

“Yes, sir,” they replied. The Buddha said this:

Này các Tỷ-kheo, vậy hãy nghe và suy nghiệm kỹ, Ta sẽ giảng.

- Thưa vâng, Bạch Thế Tôn.

Các Tỷ-kheo ấy vâng lời Thế Tôn, Thế Tôn giảng như sau:

“Ninety-one eons ago, the Buddha Vipassī arose in the world, perfected and fully awakened. He was born as an aristocrat into an aristocrat family. His clan was Koṇḍañña. He lived for 80,000 years. He was awakened at the root of a trumpet flower tree. He had a fine pair of chief disciples named Khaṇḍa and Tissa. He had three gatherings of disciples—one of 6,800,000, one of 100,000, and one of 80,000—all of them mendicants who had ended their defilements. He had as chief attendant a mendicant named Asoka. His father was King Bandhuma, his birth mother was Queen Bandhumatī, and their capital city was named Bandhumatī.

16. - Này các Tỷ-kheo, cách đây chín mươi mốt kiếp về trước, Thế Tôn Vipassì bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác ra đời. Này các Tỷ-kheo, Thế Tôn Vipassì, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác thuộc chủng tánh Sát-đế-ly, sanh trong giai cấp Sát-đế-ly. Này các Tỷ kheo, Thế Tôn Vipassì, bậc A la hán, Chánh Ðẳng Giác thuộc danh tánh Kondanna. Này các Tỷ-kheo, Thế Tôn Vipassì, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, tuổi thọ đến tám vạn năm. Này các Tỷ-kheo, Thế Tôn Vipassì, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, giác ngộ dưới gốc cây Patali (Ba-ba-la). Này các Tỷ-kheo, hai vị hiền sĩ, đệ nhất đệ tử của Thế Tôn Vipassì, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác tên là Khanda (Kiển-trà) và Tissa (Ðề-xá). Này các Tỷ-kheo, trong thời Thế Tôn Vipassì, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác có ba Tăng hội: một Tăng hội sáu mươi tám vạn Tỷ-kheo, một Tăng hội mười vạn Tỷ-kheo, một Tăng hội tám vạn Tỷ-kheo. Này các Tỷ-kheo, Thế Tôn Vipassì, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác có vị thị giả Tỷ-kheo tên là Asoka (A-dục), vị này là vị thị giả đệ nhất. Này các Tỷ-kheo, Phụ Vương Thế Tôn Tỳ-bà-thi, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác tên là Bandhumà (Bàn-đầu), mẫu hậu tên là Bandhumatì (Bàn-đầu-bà-đề), kinh thành của Bandhumà tên là Bandhumatì.

2. What’s Normal For One Intent on Awakening

When Vipassī, the being intent on awakening, passed away from the host of Joyful Gods, he was conceived in his mother’s womb, mindful and aware. This is normal in such a case.

2. What’s Normal For One Intent on Awakening

17. Này các Tỷ-kheo, pháp nhĩ là như vậy, Bồ-tát Vipassì, sau khi từ giã cảnh giới Ðâu-suất thiên, chánh niệm tỉnh giác nhập vào mẫu thai. Này các Tỷ-kheo, pháp nhĩ là như vậy. Khi Bồ-tát Vipassì từ giã cảnh giới Ðâu-suất thiên, chánh niệm tỉnh giác nhập vào mẫu thai, khi ấy một hào quang vô lượng, thần diệu, thắng xa oai lực của chư Thiên hiện ra cùng khắp thế giới, gồm có các thế giới ở trên chư Thiên, thế giới của các Ma vương và Phạm thiên và thế giới ở dưới gồm các vị Sa-môn, Bà-la-môn, các vị hoàng tử và dân chúng. Cho đến các cảnh giới ở giữa các thế giới, không có nền tảng, tối tăm, u ám, những cảnh giới mà mặt trăng mặt trời với đại thần lực, đại oai đức như vậy cũng không thể chiếu thấu, trong những cảnh giới ấy một hào quang vô lượng, thắng xa oai lực của chư Thiên hiện ra. Và các chúng sanh sống tại những chỗ ấy, nhờ hào quang ấy mới thấy nhau và nói: "Cũng có những chúng sanh khác sống ở đây". Và mười ngàn thế giới chuyển động, rung động, chuyển động mạnh. Và hào quang vô lượng, thần diệu ấy, thắng xa oai lực của chư Thiên hiện ra ở thế giới. Pháp nhĩ là như vậy.

It’s normal that, when the being intent on awakening passes away from the host of Joyful Gods, he is conceived in his mother’s womb. And then—in this world with its gods, Māras and Brahmās, this population with its ascetics and brahmins, gods and humans—an immeasurable, magnificent light appears, surpassing the glory of the gods. Even in the boundless desolation of interstellar space—so utterly dark that even the light of the moon and the sun, so mighty and powerful, makes no impression—an immeasurable, magnificent light appears, surpassing the glory of the gods. And the sentient beings reborn there recognize each other by that light: ‘So, it seems other sentient beings have been reborn here!’ And this galaxy shakes and rocks and trembles. And an immeasurable, magnificent light appears in the world, surpassing the glory of the gods. This is normal in such a case.

Này các Tỷ-kheo, pháp nhĩ là như vậy. Khi vị Bồ -tát nhập mẫu thai, bốn vị Thiên tử đứng canh gác bốn phương trời và nói: "Không cho một ai, người hay không phải loài người, được hãm hại vị Bồ-tát. Pháp nhĩ là như vậy".

It’s normal that, when the being intent on awakening is conceived in his mother’s belly, four gods approach to guard the four directions, so that no human or non-human or anyone at all shall harm the being intent on awakening or his mother. This is normal in such a case.

18. Này các Tỷ-kheo, pháp nhĩ là như vậy. Khi vị Bồ-tát nhập mẫu thai, mẹ vị Bồ-tát giữ giới một cách hồn nhiên, không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói láo, không uống các thứ rượu men, rượu nấu. Pháp nhĩ là như vậy.

It’s normal that, when the being intent on awakening is conceived in his mother’s belly, she becomes naturally ethical. She refrains from killing living creatures, stealing, sexual misconduct, lying, and alcoholic drinks that cause negligence. This is normal in such a case.

19. Này các Tỷ-kheo, pháp nhĩ là như vậy. Khi vị Bồ-tát nhập mẫu thai, mẹ vị Bồ-tát không khởi dục tâm đối với một nam nhân nào, và không vị phạm tiết hạnh với bất kỳ người đàn ông nào dầu người này có tâm ái nhiễm đối với bà. Pháp nhĩ là gì vậy.

It’s normal that, when the being intent on awakening is conceived in his mother’s belly, she no longer feels sexual desire for men, and she cannot be violated by a man of lustful intent. This is normal in such a case.

20. Này các Tỷ-kheo, pháp nhĩ là như vậy. Khi vị Bồ-tát nhập mẫu thai, mẹ vị Bồ-tát có được năm món dục lạc đầy đủ, tận hưởng, trọn hưởng năm món dục lạc ấy. Pháp nhĩ là như vậy.

It’s normal that, when the being intent on awakening is conceived in his mother’s belly, she obtains the five kinds of sensual stimulation and amuses herself, supplied and provided with them. This is normal in such a case.

21. Này các Tỷ-kheo, pháp nhĩ là như vậy. Khi vị Bồ-tát nhập mẫu thai, mẹ vị Bồ-tát không bị một bệnh tật gì. Bà sống với tâm hoan hỷ, với thân khoan khoái. Bà thấy trong bào thai của mình vị Bồ-tát đầy đủ mọi bộ phận và chân tay.

It’s normal that, when the being intent on awakening is conceived in his mother’s belly, no afflictions beset her. She’s happy and free of bodily fatigue. And she sees the being intent on awakening in her womb, complete with all his various parts, not deficient in any faculty. Suppose there was a beryl gem that was naturally beautiful, eight-faceted, well-worked, transparent, clear, and unclouded, endowed with all good qualities. And it was strung with a thread of blue, yellow, red, white, or golden brown. And someone with good eyesight were to take it in their hand and examine it: ‘This beryl gem is naturally beautiful, eight-faceted, well-worked, transparent, clear, and unclouded, endowed with all good qualities. And it’s strung with a thread of blue, yellow, red, white, or golden brown.’

Này các Tỷ-kheo, ví như viên ngọc lưu ly, thanh tịnh, thuần nhất, có tám cạnh, khéo cắt, khéo giũa, trong sáng, không tỳ vết, hoàn hảo trong mọi phương diện. Rồi một sợi dây được xâu qua viên ngọc ấy, dây màu xanh, màu vàng, màu đỏ, màu trắng hay màu vàng lợt. Nếu có người có mắt để viên ngọc trên bàn tay của mình, người ấy sẽ thấy rõ ràng: "Ðây là viên ngọc lưu ly, thanh tịnh thuần nhất, có tám cạnh, khéo cắt khéo giũa, trong sáng, không tỳ vết, hoàn hảo trong mọi phương diện. Ðây là sợi dây xâu qua, sợi dây màu xanh, màu vàng, màu đỏ, màu trắng hay màu vàng lạt". Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, khi vị Bồ-tát nhập mẫu thai, mẹ vị Bồ-tát không một bệnh tật gì. Bà sống với tâm hoan hỷ, với thân khoan khoái. Bà thấy trong bào thai của mình vị Bồ-tát đầy đủ mọi bộ phận và chân tay. Pháp nhĩ là như vậy.

In the same way, when the being intent on awakening is conceived in his mother’s belly, no afflictions beset her. She’s happy and free of bodily fatigue. And she sees the being intent on awakening in her womb, complete with all his various parts, not deficient in any faculty. This is normal in such a case.

22. Này các Tỷ-kheo, pháp nhĩ là như vậy. Sau khi sanh vị Bồ-tát bảy ngày, mẹ vị Bồ-tát mệnh chung và sanh lên cảnh trời Ðâu suất. Pháp nhĩ là như vậy.

It’s normal that, seven days after the being intent on awakening is born, his mother passes away and is reborn in the host of Joyful Gods. This is normal in such a case.

23. Này các Tỷ-kheo, pháp nhĩ là như vậy. Trong khi các người đàn bà khác mang bầu thai trong bụng chín tháng hay mười tháng rồi mới sanh, mẹ vị Bồ-tát sanh vị Bồ-tát không phải như vậy. Mẹ vị Bồ-tát mang vị Bồ-tát trong bụng mười tháng trời mới sanh. Pháp nhĩ là như vậy.

It’s normal that, while other women carry the infant in the womb for nine or ten months before giving birth, not so the mother of the being intent on awakening. She gives birth after exactly ten months. This is normal in such a case.

24. Này các Tỷ-kheo, pháp nhĩ là như vậy. Trong khi các người đàn bà khác, hoặc ngồi, hoặc nằm mà sanh con, mẹ vị Bồ-tát sanh vị Bồ-tát không phải như vậy. Mẹ vị Bồ-tát đứng mà sanh vị Bồ-tát. Pháp nhĩ là như vậy.

It’s normal that, while other women give birth while sitting or lying down, not so the mother of the being intent on awakening. She only gives birth standing up. This is normal in such a case.

25. Này các Tỷ-kheo, pháp nhĩ là như vậy. Khi vị Bồ-tát từ bụng mẹ sanh ra, chư Thiên đỡ lấy Ngài trước, sau mới đến loài người. Pháp nhĩ là như vậy.

It’s normal that, when the being intent on awakening emerges from his mother’s womb, gods receive him first, then humans. This is normal in such a case.

26. Này các Tỷ-kheo, pháp nhĩ là như vậy. Khi vị Bồ-tát từ bụng mẹ sanh ra, vị Bồ-tát không đụng đến đất. Có bốn Thiên tử đỡ lấy Ngài, đặt Ngài trước bà mẹ và thưa: "Hoàng hậu hãy hoan hỷ. Hoàng hậu sanh một bậc vĩ nhân". Pháp nhĩ là như vậy.

It’s normal that, when the being intent on awakening emerges from his mother’s womb, before he reaches the ground, four gods receive him and place him before his mother, saying: ‘Rejoice, O Queen! An illustrious child is born to you.’ This is normal in such a case.

27. Này các Tỷ-kheo, pháp nhĩ là như vậy. Khi vị Bồ-tát từ bụng mẹ sanh ra, Ngài sanh ra thanh tịnh, không bị nhiễm ô bởi nước nhớt nào, không bị nhiễm ô bởi loại mủ nào, không bị nhiễm ô bởi loại máu nào, không bị nhiễm ô bởi bất cứ vật bất tịnh nào, thanh thịnh, trong sạch. Pháp nhĩ là như vậy.

It’s normal that, when the being intent on awakening emerges from his mother’s womb, he emerges already clean, unsoiled by waters, mucus, blood, or any other kind of impurity, pure and clean. Suppose a jewel-treasure was placed on a cloth from Kāsī. The jewel would not soil the cloth, nor would the cloth soil the jewel. Why is that? Because of the cleanliness of them both.

Này các Tỷ-kheo, như viên ngọc ma-ni bảo châu đặt trên một tấm vải Ba-la-nại. Hòn ngọc không làm nhiễm ô tấm vải Ba-la-nại, tấm vải Ba-la-nại cũng không làm nhiễm ô hòn ngọc. Vì sao vậy? Vì cả hai đều thanh tịnh.

In the same way, when the being intent on awakening emerges from his mother’s womb, he emerges already clean, unsoiled by waters, mucus, blood, or any other kind of impurity, pure and clean. This is normal in such a case.

Cũng vậy, này các Tỷ-kheo. Khi vị Bồ-tát từ bụng mẹ sanh ra, Ngài sanh ra thanh tịnh, không bị nhiễm ô bởi nước nhớt nào, không bị nhiễm ô bởi loại mủ nào, không bị nhiễm ô bởi loại máu nào, không bị nhiễm ô bởi bất cứ sự vật bất tịnh nào, thanh tịnh, trong sạch. Pháp nhĩ là như vậy.

It’s normal that, when the being intent on awakening emerges from his mother’s womb, two streams of water appear in the sky, one cool, one warm, for bathing the being intent on awakening and his mother. This is normal in such a case.

28. Này các Tỷ-kheo, pháp nhĩ là như vậy. Khi vị Bồ-tát từ bụng mẹ sanh ra, hai dòng nước từ hư không hiện ra, một dòng lạnh, một dòng nóng. Hai dòng nước ấy tắm rửa sạch sẽ cho vị Bồ-tát và cho bà mẹ. Pháp nhĩ là như vậy.

It’s normal that, as soon as he’s born, the being intent on awakening stands firm with his own feet on the ground. Facing north, he takes seven strides with a white parasol held above him, surveys all quarters, and makes this dramatic statement: ‘I am the foremost in the world! I am the eldest in the world! I am the best in the world! This is my last rebirth. Now there are no more future lives.’ This is normal in such a case.

29. Này các Tỷ-kheo, pháp nhĩ là như vậy. Vị Bồ-tát khi sanh ra, Ngài đứng vững, thăng bằng trên hai chân, mặt hướng phía Bắc, bước đi bảy bước, một lọng trắng được che trên. Ngài nhìn khắp cả mọi phương, lớn tiếng như con ngưu vương, thốt ra lời như sau: "Ta là bậc tối thượng ở trên đời! Ta là bậc tối tôn ở trên đời. Ta là bậc cao nhất ở trên đời. Nay là đời sống cuối cùng, không còn phải tái sanh ở đời này nữa". Pháp nhĩ là như vậy.

It’s normal that, when the being intent on awakening emerges from his mother’s womb, then—in this world with its gods, Māras and Brahmās, this population with its ascetics and brahmins, gods and humans—an immeasurable, magnificent light appears, surpassing the glory of the gods. Even in the boundless desolation of interstellar space—so utterly dark that even the light of the moon and the sun, so mighty and powerful, makes no impression—an immeasurable, magnificent light appears, surpassing the glory of the gods. And the sentient beings reborn there recognize each other by that light: ‘So, it seems other sentient beings have been reborn here!’ And this galaxy shakes and rocks and trembles. And an immeasurable, magnificent light appears in the world, surpassing the glory of the gods. This is normal in such a case.

30. Này các Tỷ-kheo, pháp nhĩ là như vậy. Khi vị Bồ-tát từ bụng mẹ sanh ra, khi ấy một hào quang vô lượng thần diệu, thắng xa oai lực của chư Thiên hiện ra cùng khắp thế giới, gồm có các thế giới trên chư Thiên, thế giới của các Ma vương và Phạm thiên, và thế giới ở dưới gồm các vị Sa-môn, Bà-la-môn, các vị hoàng tử và dân chúng. Cho đến các cảnh giới ở giữa các thế giới, không có nền tảng, tối tăm, u ám, những cảnh giới mà mặt trăng, mặt trời với đại thần lực, đại oai đức như vậy cũng không thể chiếu thấu, trong những cảnh giới ấy, một hào quang vô lượng, thắng xa oai lực của chư Thiên hiện ra. Và các chúng sanh sống tại những chỗ ấy, nhờ hào quang ấy mới thấy nhau mà nói: "Cũng có những chúng sanh khác sống ở đây". Và mười ngàn thế giới chuyển động, rung động, chuyển động mạnh. Và hào quang vô lượng thần diệu ấy thắng xa oai lực của chư Thiên hiện ra ở thế giới. Pháp nhĩ là như vậy.

3. The Thirty-Two Marks of a Great Man

When Prince Vipassī was born, they announced it to King Bandhumata, ‘Sire, your son is born! Let your majesty examine him!’ When the king had examined the prince, he had the brahmin soothsayers summoned and said to them, ‘Gentlemen, please examine the prince.’ When they had examined him they said to the king, ‘Rejoice, O King! An illustrious son is born to you. You are fortunate, so very fortunate, to have a son such as this born in this family!’ For the prince has the thirty-two marks of a great man. A great man who possesses these has only two possible destinies, no other. If he stays at home he becomes a king, a wheel-turning monarch, a just and principled king. His dominion extends to all four sides, he achieves stability in the country, and he possesses the seven treasures. He has the following seven treasures: the wheel, the elephant, the horse, the jewel, the woman, the treasurer, and the counselor as the seventh treasure. He has over a thousand sons who are valiant and heroic, crushing the armies of his enemies. After conquering this land girt by sea, he reigns by principle, without rod or sword. But if he goes forth from the lay life to homelessness, he becomes a perfected one, a fully awakened Buddha, who draws back the veil from the world.

3. The Thirty-Two Marks of a Great Man

31. Này các Tỷ-kheo, khi hoàng tử Vipassì sinh ra, vua Bandhumà được báo tin: "Ðại vương đã được sinh một hoàng tử". Này các Tỷ-kheo, khi thấy hoàng tử xong, vua Bandhumà liền cho mời các vị Bà-la-môn đoán tướng và nói: "Này các Hiền giả, hãy xem tướng cho Hoàng tử". Này các Tỷ-kheo, khi xem tướng Hoàng tử Vipassì xong, các vị Bà-la-môn đoán tướng tâu với vua Bandhumà: "Ðại vương hãy hân hoan; Ðại vương đã sinh một bậc vĩ nhân! May mắn thay cho Ðại vương, đại hạnh thay cho Ðại vương đã được một Hoàng tử như vậy sanh trong gia đình. Tâu Ðại vương, Hoàng tử này có đầy đủ ba mươi hai tướng tốt của bậc Ðại nhân. Ai có đủ ba mươi hai tướng tốt này sẽ chọn hai con đường này thôi, không có con đường nào khác. Nếu sống tại gia đình, vị này sẽ trở thành vua Chuyển luân Thánh vương, dùng chánh pháp trị nước, bình định bốn phương, đem lại an toàn cho quốc độ, đầy đủ bảy món báu. Bảy món báu trở thành vật sở hữu của vị này, tức là xe báu, voi báu, ngựa báu, ngọc báu, nữ báu, gia chủ báu và thứ bảy là tướng quân báu. Vị này có đến hơn một ngàn thái tử, những bậc anh hùng, lực sĩ, chinh phục quân thù. Vị này chinh phục cõi đất này cho đến hải biên và trị nước với chánh pháp, không dùng trượng, không dùng đao. Nếu vị này từ bỏ gia đình, xuất gia sống không gia đình, vị này sẽ thành bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, vén lui màn vô minh che đời".

And what are the marks which he possesses? After conquering this land girt by sea, he reigns by principle, without rod or sword.

  • He has well-planted feet.
  • On the soles of his feet there are thousand-spoked wheels, with rims and hubs, complete in every detail.
  • He has projecting heels.
  • He has long fingers.
  • His hands and feet are tender.
  • His hands and feet cling gracefully.
  • His feet are arched.
  • His calves are like those of an antelope.
  • When standing upright and not bending over, the palms of both hands touch the knees.
  • His private parts are retracted.
  • He is gold colored; his skin has a golden sheen.
  • He has delicate skin, so delicate that dust and dirt don’t stick to his body.
  • His hairs grow one per pore.
  • His hairs stand up; they’re blue-black and curl clockwise.
  • His body is as straight as Brahmā’s.
  • He has bulging muscles in seven places.
  • His chest is like that of a lion.
  • The gap between the shoulder-blades is filled in.
  • He has the proportional circumference of a banyan tree: the span of his arms equals the height of his body.
  • His torso is cylindrical.
  • He has an excellent sense of taste.
  • His jaw is like that of a lion.
  • He has forty teeth.
  • His teeth are even.
  • His teeth have no gaps.
  • His teeth are perfectly white.
  • He has a large tongue.
  • He has the voice of Brahmā, like a cuckoo’s call.
  • His eyes are deep blue.
  • He has eyelashes like a cow’s.
  • Between his eyebrows there grows a tuft, soft and white like cotton-wool.
  • His head is shaped like a turban.
  • 32. "Ðại vương, ba mươi hai tướng tốt của bậc Ðại nhân là gì mà Hoàng tử nếu đầy đủ những tướng tốt này sẽ chọn đi hai con đường, không có con đường nào khác. Nếu sống tại gia đình, vị này sẽ trở thành vua Chuyển luân Thánh vương dùng chánh pháp trị nước, bình định bốn phương, đem lại an toàn cho quốc lộ, đầy đủ bảy món báu. Bảy món báu trở thành vật sở hữu của vị này, tức là xe báu, voi báu, ngựa báu, ngọc báu, nữ báu, cư sĩ báu và thứ bảy là tướng quân báu. Vị này có đến hơn một ngàn thái tử, những bậc anh hùng, lực sĩ, chinh phục quân thù. Vị này chinh phục cõi đất này cho đến hải biên và trị nước với chánh pháp, không dùng trượng, không dùng đao. Nếu vị này từ bỏ gia đình, xuất gia sống không gia đình, vị này sẽ thành bậc A-la-hán. Chánh Ðẳng Giác, vén lui màn vô minh che đời.

    "Ðại vương, Hoàng tử này có lòng bàn chân bằng phẳng, tướng này được xem là tướng tốt của bậc Ðại nhân.
    "Ðại vương, dưới hai bàn chân của Hoàng tử này, có hiện ra hình bánh xe, với ngàn tăm xe, với trục xe, vành xe, với các bộ phận hoàn toàn đầy đủ, tướng này được xem là tướng của bậc Ðại nhân.
    "Ðại vương, Hoàng tử này có gót chân thon dài... (như trước)
    "Ðại vương, Hoàng tử này có ngón tay, ngón chân dài...
    "Ðại vương, Hoàng tử này có tay chân mềm mại...
    "Ðại vương, Hoàng tử này có tay chân có màn da lưới...
    "Ðại vương, Hoàng tử này có mắt cá tròn như con sò...
    "Ðại vương, Hoàng tử này có ống chân như con dê rừng...
    "Ðại vương, Hoàng tử này đứng thẳng, không co lưng xuống có thể rờ từ đầu gối với hai bàn tay...
    "Ðại vương, Hoàng tử này có tướng mã âm tàng...
    "Ðại vương, Hoàng tử này có màu da như đồng, màu sắc như vàng...
    "Ðại vương, Hoàng tử này có da trơn mướt khiến bụi không thể bám dính vào...
    "Ðại vương, Hoàng tử này có lông da mọc từ lông một, mỗi lỗ chân lông có một lông...
    "Ðại vương, Hoàng tử này có lông mọc xoáy tròn thẳng lên, mỗi sợi lông đều vậy, màu xanh đậm như thuốc bôi mắt, xoáy lên từng xoáy tròn nhỏ, và xoáy về hướng mặt...
    "Ðại vương, Hoàng tử này có thân hình cao thẳng...
    "Ðại vương, Hoàng tử này có bảy chỗ tròn đầy...
    "Ðại vương, Hoàng tử này có nửa thân trước như con sư tử...
    "Ðại vương, Hoàng tử này không có lõm khuyết giữa hai vai...
    "Ðại vương, Hoàng tử này có thân thể cân đối như cây bàng (nigrodha: ni-câu-luật). Bề cao của thân ngang bằng bề dài của hai tay sải rộng, bề dài của hai tay sải rộng ngang bằng bề cao của thân...
    "Ðại vương, Hoàng tử này có bán thân trên vuông tròn...
    "Ðại vương, Hoàng tử này có vị giác hết sức sắc bén...
    "Ðại vương, Hoàng tử này có quai hàm như con sư tử..
    "Ðại vương, Hoàng tử này có bốn mươi răng...
    "Ðại vương, Hoàng tử này có răng đều đặn...
    "Ðại vương, Hoàng tử này có răng không khuyết hở...
    "Ðại vương, Hoàng tử này có răng cửa (thái xỉ) trơn láng...
    "Ðại vương, Hoàng tử này có tướng lưỡi rộng dài...
    "Ðại vương, Hoàng tử này có giọng nói tuyệt diệu như tiếng chim ca-lăng-tần-già (Karavika)...
    "Ðại vương, Hoàng tử này có hai mắt màu xanh đậm...
    "Ðại vương, Hoàng tử này có lông mi con bò cái...
    "Ðại vương, Hoàng tử này giữa hai lông mày, có sợi lông trắng mọc lên, mịn màng như bông nhẹ...
    "Ðại vương, Hoàng tử này có nhục kế trên đầu, tướng này được xem là tướng tốt của bậc Ðại nhân...

    These are the thirty-two marks of a great man that the prince has. A great man who possesses these has only two possible destinies, no other. If he stays at home he becomes a king, a wheel-turning monarch. But if he goes forth from the lay life to homelessness, he becomes a perfected one, a fully awakened Buddha, who draws back the veil from the world.’

    33. "Ðại vương, Hoàng tử có đầy đủ ba mươi hai tướng tốt của bậc Ðại nhân, với ba mươi hai tướng tốt này, Hoàng tử sẽ chọn đi hai con đường, không có con đường nào khác. Nếu sống tại gia đình, Hoàng tử sẽ trở thành vua Chuyển luân Thánh vương, đem lại an toàn cho quốc độ, đầy đủ bảy món báu. Bảy món báu trở thành sở hữu của Ngài, tức là xe báu, voi báu, ngựa báu, ngọc báu, nữ báu, cư sĩ báu, và thứ bảy là tướng quân báu. Vị này có đến hơn một ngàn thái tử, những bậc anh hùng, lực sĩ, chinh phục quân thù. Vị này chinh phục quả đất này cho đến hải biên và trị nước với chánh pháp, không dùng trượng, không dùng đao. Nếu Hoàng tử từ bỏ gia đình, xuất gia sống không gia đình, Hoàng tử sẽ thành bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, vén lui màn vô minh che đời".

    4. How He Came to be Known as Vipassī

    Then King Bandhuma had the brahmin soothsayers dressed in fresh clothes and satisfied all their needs. Then the king appointed nurses for Prince Vipassī. Some suckled him, some bathed him, some held him, and some carried him on their hip. From when he was born, a white parasol was held over him night and day, with the thought, ‘Don’t let cold, heat, grass, dust, or damp bother him.’ He was dear and beloved by many people, like a blue water lily, or a pink or white lotus. He was always passed from hip to hip.

    4. How He Came to be Known as Vipassī

    Này các Tỷ-kheo, Vua Bandhumà ra lệnh cúng dường các vị Bà-la-môn đoán tướng ấy, các áo vải mới và làm thỏa mãn mọi sự đòi hỏi ước muốn. 34. Này các Tỷ-kheo, rồi vua Bandhumà ra lệnh cúng dường vị các vị Bà-la-môn đoán tướng ấy, các áo vải mới và làm thỏa mãn mọi sự đòi hỏi ước muốn. 34. Này các Tỷ-kheo, rồi vua Bandhumà cho nuôi những người vú cho hoàng tử Vipassì. Người cho bú, người tắm, người lo bồng ẵm, người mang trên nách. Này các Tỷ-kheo, một lọng trắng ngày đêm được che trên hoàng tử Vipassì, và lệnh được truyền ra: "Không được để lạnh hay nóng, cỏ, bụi, hay sương làm phiền hoàng tử". Hoàng tử Vipassì được mọi người âu yếm. Này các Tỷ-kheo, cũng như hoa sen xanh, hoa sen hồng, hay hoa sen trắng được mọi người yêu thích. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, hoàng tử Vipassì được mọi người âu yếm, gần như được ẵm từ nách này qua nách người khác.

    From when he was born, his voice was charming, graceful, sweet, and lovely. It was as sweet as the song of a cuckoo-bird found in the Himalayas.

    35. Này các Tỷ-kheo, khi hoàng tử Vipassì được sinh ra, hoàng tử phát âm rất là tuyệt diệu, âm vận điều hòa, dịu ngọt và hấp dẫn. Này các Tỷ-kheo, giống như con chim ca-lăng-tân-già sinh trong núi Hy-mã-lạp sơn, giọng chim rất là tuyệt diệu, âm vận điều hòa, dịu ngọt và hấp dẫn. Cũng vậy này các Tỷ-kheo, Hoàng Tử Vipassì phát âm rất là tuyệt diệu, âm vận điều hòa, dịu ngọt và hấp dẫn.

    From when he was born, Prince Vipassī had the power of clairvoyance which manifested as a result of past deeds. He could see for a league all around both by day and by night.

    36. Này các Tỷ-kheo, khi hoàng tử Vipassì sanh ra, Thiên nhãn hiện ra với Ngài, do nghiệp báo sanh, và nhờ Thiên nhãn ấy, Ngài có thể nhìn khắp chung quanh đến một do tuần, ban ngày cũng như ban đêm.

    And he was unblinkingly watchful, like the gods of the Thirty-Three. And because it was said that he was unblinkingly watchful, he came to be known as ‘Vipassī’.

    37. Này các Tỷ-kheo, khi hoàng tử Vipassì sanh ra, Ngài nhìn thẳng sự vật với cặp mắt không nhấp nháy, như hàng Thiên ở Tam thập tam thiên. Vì hoàng tử Vipassì nhìn không nhấp nháy, nên này các Tỷ-kheo, hoàng tử được gọi tên là "Vipassì" -

    Then while King Bandhuma was sitting in judgment, he’d sit Prince Vipassī in his lap and explain the case to him. And sitting there in his father’s lap, Vipassī would thoroughly consider the case and draw a conclusion using a logical procedure. So this was all the more reason for him to be known as ‘Vipassī’.

    "Vị đã nhìn thấy". Này các Tỷ-kheo, khi vua Bandhumà ngồi xử kiện, vua cho đặt hoàng tử Vipassì ngồi bên nách mình để xử kiện. Này các Tỷ-kheo, hoàng tử Vipassì ngồi bên nách vua cha như vậy và chú tâm quan sát phương thức xử kiện đến nỗi tự mình cũng có thể phán đoán xử kiện. Này các Tỷ-kheo, do hoàng tử Vipassì "có thể quan sát và xử kiện đúng luật pháp" và danh từ "Vipassì" càng được dùng để đặt tên cho Ngài.

    Then King Bandhuma had three stilt longhouses built for him—one for the winter, one for the summer, and one for the rainy season, and provided him with the five kinds of sensual stimulation. Prince Vipassī stayed in a stilt longhouse without coming downstairs for the four months of the rainy season, where he was entertained by musicians—none of them men.

    38. Này các Tỷ-kheo, rồi vua Bandhumà cho xây dựng ba tòa lâu đài cho hoàng tử Vipassì, một cho mùa mưa, một cho mùa đông, một cho mùa lạnh, và năm món dục lạc đều được chuẩn bị đầy đủ. Này các Tỷ-kheo, hoàng tử Vipassì sống bốn tháng mưa trong lâu đài dành cho mùa mưa, được hầu hạ mua vui với các nữ nhạc sĩ, và không một lần nào, Ngài bước xuống khỏi lầu.

    5. The Old Man

    Then, after many thousand years had passed, Prince Vipassī addressed his charioteer, ‘My dear charioteer, harness the finest chariots. We will go to a park and see the scenery.’

    5. The Old Man - Tụng phẩm II

    1. - Này các Tỷ-kheo, hoàng tử Vipassì, sau thời gian nhiều năm, nhiều trăm năm, nhiều ngàn năm, cho gọi người đánh xe: "Này khanh, hãy cho thắng các cỗ xe thù thắng, chúng ta sẽ đi đến vườn ngự uyển để xem phong cảnh" - "Thưa vâng, Hoàng Tử". Này các Tỷ-kheo, người đánh xe vâng lời hoàng tử Vipassì, cho thắng các cỗ xe thù thắng rồi bạch hoàng tử Vipassì:

    ‘Yes, sir,’ replied the charioteer. He harnessed the chariots and informed the prince, ‘Sire, the finest chariots are harnessed. Please go at your convenience.’ Then Prince Vipassī mounted a fine carriage and, along with other fine carriages, set out for the park.

    "Tâu Hoàng tử, các cỗ xe thù thắng đã thắng xong. Hãy làm những gì Hoàng tử xem là hợp thời". Này các Tỷ-kheo, lúc bấy giờ hoàng tử Vipassì leo lên cỗ xe thù thắng và cùng với các cỗ xe thù thắng khác, tiến đến vườn ngự uyển.

    Along the way he saw an elderly man, bent double, crooked, leaning on a staff, trembling as he walked, ailing, past his prime. He addressed his charioteer, ‘My dear charioteer, what has that man done? For his hair and his body are unlike those of other men.’

    2. Này các Tỷ-kheo, hoàng tử Vipassì trên đường đi đến vườn ngự uyển, thấy một người già nua, lưng còng như nóc nhà, chống gậy, vừa đi vừa run rẩy, khổ não, không còn đâu là tuổi trẻ. Thấy vậy hoàng tử hỏi người đánh xe: "Này khanh, người đó là ai vậy? Sao thân người đó không giống các người khác?".

    ‘That, Your Majesty, is called an old man.’

    ‘But why is he called an old man?’

    - "Tâu Hoàng tử, người đó là một người được gọi là già vậy".

    - "Này khanh, sao người ấy được gọi là một người già?" -

    ‘He’s called an old man because now he has not long to live.’

    ‘But my dear charioteer, am I liable to grow old? Am I not exempt from old age?’

    - "Tâu Hoàng tử, người ấy gọi là già vì nay người ấy sống không bao lâu nữa".

    - "Này khanh, vậy rồi Ta có bị già không, một người chưa qua tuổi già?"

    Everyone is liable to grow old, Your Majesty, including you. No-one is exempt from old age.’

    ‘Well then, my dear charioteer, that’s enough of the park for today. Let’s return to the royal compound.’

    "Tâu Hoàng tử, Hoàng tử và cả con nữa, chúng ta tất cả sẽ bị già nua, dầu chúng ta chưa qua tuổi già!"

    - "Này khanh, thôi nay thăm vườn ngự uyển như vậy là vừa rồi. Hãy cho đánh xe trở về cung".

    ‘Yes, Your Majesty,’ replied the charioteer and did so.

    Back at the royal compound, the prince brooded, miserable and sad: ‘Damn this thing called rebirth, since old age will come to anyone who’s born.’

    - "Thưa vâng, Hoàng tử".

    Này các Tỷ-kheo, người đánh xe vâng theo lời hoàng tử, cho đánh xe trở về cung. Này các Tỷ-kheo, hoàng tử Vipassì về trong cung, đau khổ, sầu muộn và suy nghĩ. "Sỉ nhục thay, cái gọi là sanh. Và ai sanh ra cũng phải già yếu như vậy!".

    Then King Bandhuma summoned the charioteer and said, ‘My dear charioteer, I hope the prince enjoyed himself at the park? I hope he was happy there?’

    ‘No, Your Majesty, the prince didn’t enjoy himself at the park.’

    3. Này các Tỷ-kheo, khi ấy vua Bandhumà cho gọi người đánh xe và hỏi: "Này khanh, Hoàng tử có vui vẻ không, tại vườn ngự uyển? "Này khanh, Hoàng tử có hoan hỷ không, tại vườn ngự uyển?".

    - "Tâu Ðại vương, Hoàng tử không có vui vẻ tại vườn ngự uyển. Tâu Ðại vương, Hoàng tử không có hoan hỷ, tại vườn ngự uyển"

    ‘But what did he see on the way to the park?’ And the charioteer told the king about seeing the old man and the prince’s reaction.

    - "Này khanh, khi đến vườn ngự uyển, Hoàng tử đã thấy gì?" - "Tâu đại vương, Hoàng tử trong khi đi đến vườn ngự uyển, thấy một người già nua, lưng còng như nóc nhà, chống gậy vừa đi vừa run rẩy, khổ não không còn đâu là tuổi trẻ. Thấy vậy, Hoàng tử hỏi con: "Này khanh, người đó là ai vậy? Sao tóc người đó không giống các người khác? Sao thân người đó không giống các người khác?" - "Tâu Hoàng tử, người ấy được gọi là vậy" - "Này khanh, sao người ấy được gọi là người già? - "Tâu Hoàng tử, người ấy gọi là già, vì nay người ấy sống không bao lâu nữa". - "Này khanh, vậy rồi Ta có phải bị già không, một người chưa qua tuổi già?" - "Tâu Hoàng tử, Hoàng tử và cả con nữa, chúng ta tất cả sẽ bị già nua, dầu chúng ta chưa qua tuổi già" - "Này khanh, thôi nay thăm vườn ngự uyển như vậy vừa rồi. Hãy cho đánh xe trở về cung". - "Thưa vâng, Hoàng Tử!". Tâu Ðại vương, con vâng lời Hoàng tử Vipassì, cho đánh xe trở về cung. Tâu Ðại vương, Hoàng tử trở về cung, đau khổ, sầu muộn và suy nghĩ. "Sỉ nhục thay, cái gọi là sanh. Và ai sanh ra cũng phải già yếu như vậy".

    6. The Sick Man

    Then King Bandhuma thought, ‘Prince Vipassī must not renounce the throne. He must not go forth from the lay life to homelessness. And the words of the brahmin soothsayers must not come true.’

    6. The Sick Man

    4. Này các Tỷ-kheo, khi ấy vua Bandhumà suy nghĩ: "Không thể để cho hoàng tử Vipassì từ chối không trị vì. Không thể để cho Hoàng tử Vipassì xuất gia. Không thể để cho lời của các vị Bà-la-môn đoán tướng trở thành sự thật".

    Then, after many thousand years had passed, Prince Vipassī had his charioteer drive him to the park once more.

    5. Này các Tỷ-kheo hoàng tử Vipassì, sau thời gian nhiều năm, nhiều trăm năm, nhiều ngàn năm cho gọi người đánh xe... (tương tự như đoạn kinh II.1).

    To this end he provided the prince with even more of the five kinds of sensual stimulation, with which the prince amused himself.

    Này các Tỷ-kheo, rồi vua Bandhumà lại sắp đặt cho hoàng tử Vipassì đầy đủ năm món dục lạc nhiều hơn nữa, để hoàng tử Vipassì có thể trị vì, để hoàng tử Vipassì khỏi phải xuất gia, để cho lời các vị Bà-la-môn đoán tướng không trúng sự thật. Và, này các Tỷ-kheo, hoàng tử Vipassì sống tận hưởng đầy đủ sung túc năm món dục lạc.

    Along the way he saw a man who was ill, suffering, gravely ill, collapsed in his own urine and feces, being picked up by some and put down by others. He addressed his charioteer, ‘My dear charioteer, what has that man done? For his eyes and his voice are unlike those of other men.’

    6. Này các Tỷ-kheo, hoàng tử Vipassì, khi đang đi đến vườn ngự uyển, thấy một người bệnh hoạn, khổ não, nguy kịch, bò lết trong tiểu tiện, đại tiện của mình, cần có người khác nâng đỡ, cần có người khác dìu dắt. Thấy vậy, hoàng tử hỏi người đánh xe. "Này khanh, người này đã làm gì, mà mắt của nó không giống mắt của những người khác, giọng nói của nó không giống giọng nói của những người khác?" - "Tâu Hoàng tử, đó là một người được gọi là một người bệnh vậy". - "Này khanh, sao người ấy được gọi là một người bệnh?"

    ‘That, Your Majesty, is called a sick man.’

    ‘But why is he called a sick man?’

    - "Tâu Hoàng tử, người ấy được gọi là một người bệnh vì người ấy chưa thoát khỏi căn bệnh của mình"

    ‘He’s called an sick man; hopefully he will recover from that illness.’

    ‘But my dear charioteer, am I liable to fall sick? Am I not exempt from sickness?’

    - "Này khanh, vậy rồi ta có bị bệnh không, một người chưa bị bệnh?" .

    Everyone is liable to fall sick, Your Majesty, including you. No-one is exempt from sickness.’

    ‘Well then, my dear charioteer, that’s enough of the park for today. Let’s return to the royal compound.’

    ‘Yes, Your Majesty,’ replied the charioteer and did so.

    - "Tâu Hoàng tử, Hoàng tử và cả con nữa, tất cả chúng ta sẽ bị bệnh tật, dầu chúng ta chưa bị bệnh tật".

    - "Này khanh, thôi nay thăm vườn ngự uyển như vậy vừa rồi. Hãy cho đánh xe trở về cung".

    - "Thưa vâng, Hoàng tử".

    Back at the royal compound, the prince brooded, miserable and sad: ‘Damn this thing called rebirth, since old age and sickness will come to anyone who’s born.’

    Này các Tỷ-kheo, người đánh xe vâng theo lời hoàng tử cho đánh xe trở về cung. Này các Tỷ-kheo, hoàng tử Vipassì về trong cung, đau khổ, sầu muộn và suy nghĩ: "Sỉ nhục thay, cái gọi là sanh! Và ai sanh ra, cũng phải già, cũng phải bệnh!"

    Then King Bandhuma summoned the charioteer and said, ‘My dear charioteer, I hope the prince enjoyed himself at the park? I hope he was happy there?’

    ‘No, Your Majesty, the prince didn’t enjoy himself at the park.’

    7. Này các Tỷ-kheo, khi ấy vua Bandhumà cho gọi người đánh xe và hỏi: "Này khanh, Hoàng tử có vui vẻ không tại vườn ngự uyển? Hoàng tử có hoan hỷ không tại vườn ngự uyển?"

    - "Tâu Ðại vương, Hoàng tử không có vui vẻ tại vườn ngự uyển. Tâu Ðại vương, Hoàng tử không có hoan hỷ tại vườn ngự uyển"

    ‘But what did he see on the way to the park?’ And the charioteer told the king about seeing the sick man and the prince’s reaction.

    - "Này khanh, khi đi đến vườn ngự uyển, Hoàng tử đã thấy gì?" - "Tâu Ðại vương, Hoàng tử trong khi đến vườn ngự uyển thấy một người bệnh hoạn, khổ não, nguy kịch, bò lết trong tiểu tiện, đại tiện của mình, cần có người khác nâng đỡ, cần có người khác dìu dắt. Thấy vậy, Hoàng tử hỏi con: "Này khanh, người đó đã làm gì mà mắt của nó không giống mắt của người khác, giọng nói của nó không giống giọng nói của những người khác?" - "Tâu Hoàng tử, đó là một người được gọi là môt người bệnh" Vậy: - "Này khanh, sao người ấy được gọi là một người bệnh?" - "Tâu Hoàng tử, người ấy được gọi là người bệnh, vì người ấy chưa khỏi căn bệnh của mình!" - "Này khanh, vậy rồi ta có bị bệnh không, môt người chưa bị bệnh?" - "Tâu Hoàng tử, Hoàng tử và cả con nữa, tất cả chúng ta sẽ bị bệnh tật, dầu chúng ta chưa bị bệnh tật". - "Này khanh, thôi nay thăm vườn ngự uyển như vậy vừa rồi! Hãy cho đánh xe trở về cung". - "Thưa vâng, Hoàng tử". Con vâng theo lời Hoàng tử cho đánh xe trở về cung. Tâu Ðại vương, Hoàng tử về trong cung, đau khổ, sầu muộn và suy nghĩ: "Sỉ nhục thay, cái gọi là sanh! Và ai sanh ra, cũng phải già, cũng phải bệnh!".

    7. The Dead Man

    Then King Bandhuma thought, ‘Prince Vipassī must not renounce the throne. He must not go forth from the lay life to homelessness. And the words of the brahmin soothsayers must not come true.’ To this end he provided the prince with even more of the five kinds of sensual stimulation, with which the prince amused himself.

    7. The Dead Man

    - Này các Tỷ-kheo, khi ấy vua Bandhumà suy nghĩ: "Không thể để cho Hoàng tử Vipassì từ chối không trị vì! Không thể để cho Hoàng tử Vipassì xuất gia! Không thể để cho lời của các vị Bà-la-môn đoán tướng trở thành sự thật". Này các Tỷ-kheo, rồi vua Bandhuma, lại sắp đặt cho hoàng tử Vipassì đầy đủ năm món dục lạc nhiều hơn nữa, để hoàng tử Vipassì có thể trị vì, để hoàng tử Vipassì không thể xuất gia, để cho lời các vị Bà-la-môn đoán tướng không trúng sự thật. Và này các Tỷ-kheo, hoàng tử Vipassì sống tận hưởng, đầy đủ, sung túc năm món dục lạc.

    Then, after many thousand years had passed, Prince Vipassī had his charioteer drive him to the park once more.

    9. Này các Tỷ-kheo, hoàng tử Vipassì, sau thời gian nhiều năm, nhiều trăm năm, nhiều ngàn năm, cho gọi người đánh xe: "Này khanh, hãy cho thắng các cỗ xe thù thắng, chúng ta sẽ đi đến vườn ngự uyển để xem phong cảnh". - "Thưa vâng, Hoàng tử". Này các Tỷ-kheo, người đánh xe vâng lời hoàng tử Vipassì, cho thắng các cỗ xe thù thắng rồi bạch hoàng tử Vipassì: "Tâu hoàng tử, các cỗ xe thù thắng đã thắng xong. Hãy làm những gì Hoàng tử xem là hợp thời". Này các Tỷ-kheo, lúc bấy giờ hoàng tử Vipassì leo lên cỗ xe thù thắng và cùng với các cỗ xe thù thắng khác, tiến đến vườn ngự uyển.

    Along the way he saw a large crowd gathered making a bier out of garments of different colors. He addressed his charioteer, ‘My dear charioteer, why is that crowd making a bier?’

    10. - Này các Tỷ-kheo, hoàng tử Vipassì trên đường đi đến vườn ngự uyển, thấy một số đông người, mặc sắc phục khác nhau, và đang dựng một dàn hỏa táng. Thấy vậy, hoàng tử hỏi người đánh xe: "Này khanh, vì sao đám đông người ấy mặc sắc phục khác nhau và đang dựng một dàn hỏa táng?"

    That, Your Majesty, is for someone who’s departed.’

    ‘Well then, drive the chariot up to the departed.’

    ‘Yes, Your Majesty,’ replied the charioteer, and did so.

    " - "Tâu Hoàng tử, vì có một người vừa mới mệnh chung"

    - "Này khanh, vậy ngươi hãy đánh xe đến gần người vừa mới mệnh chung!"

    - "Thưa vâng, tâu Hoàng tử." Này các Tỷ-kheo, người đánh xe vâng theo lời hoàng tử, cho đánh xe đến người vừa mới mệnh chung.

    When the prince saw the corpse of the departed, he addressed the charioteer, ‘But why is he called departed?’

    Này các Tỷ-kheo, khi thấy thây người chết, hoàng tử Vipassì hỏi: "Này khanh, sao người ấy được gọi là người đã chết?"

    ‘He’s called departed because now his mother and father, his relatives and kin shall see him no more, and he shall never again see them.’

    - "Tâu Hoàng tử, người ấy được gọi là người đã chết vì nay bà mẹ, ông cha, các người bà con ruột thịt khác không thấy người ấy nữa; và người ấy cũng không thấy bà mẹ, ông cha hay những người bà con ruột thịt khác!"

    ‘But my dear charioteer, am I liable to die? Am I not exempt from death? Will the king and queen and my other relatives and kin see me no more? And shall I never again see them?’

    - "Này khanh, vậy Ta chưa chết, rồi có bị chết không? Phụ vương, Mẫu hậu hay những người bà con ruột thịt khác sẽ không thấy Ta chăng, và Ta sẽ không thấy Phụ vương, Mẫu hậu hay những bà con ruột thịt chăng?"

    ‘Everyone is liable to die, Your Majesty, including you. No-one is exempt from death. The king and queen and your other relatives and kin shall see you no more, and you shall never again see them.’

    - "Tâu Hoàng tử, Hoàng tử và cả con nữa, chúng ta tuy nay chưa chết nhưng rồi sẽ cũng bị chết. Phụ vương, Mẫu hậu hay các người bà con ruột thịt khác sẽ không thấy Hoàng Tử, và Hoàng tử sẽ không thấy Phụ vương. Mẫu hậu hay các người bà con ruột thịt khác".

    ‘Well then, my dear charioteer, that’s enough of the park for today. Let’s return to the royal compound.’

    ‘Yes, Your Majesty,’ replied the charioteer and did so.

    - "Này khanh, thôi nay thăm vườn ngự uyển như vậy vừa rồi. Hãy cho đánh xe trở về cung".

    - "Thưa vâng, Hoàng tử".

    Back at the royal compound, the prince brooded, miserable and sad: ‘Damn this thing called rebirth, since old age, sickness, and death will come to anyone who’s born.’

    Này các Tỷ-kheo, người đánh xe vâng lời hoàng tử, cho đánh xe trở về cung. Này các Tỷ-kheo, hoàng tử Vipassì về trong cung, đau khổ, sầu muộn và suy nghĩ: "Sỉ nhục thay cái gọi là sanh! Và ai sanh ra cũng phải già, cũng phải bệnh, cũng phải chết như vậy!".

    Then King Bandhuma summoned the charioteer and said, ‘My dear charioteer, I hope the prince enjoyed himself at the park? I hope he was happy there?’

    ‘No, Your Majesty, the prince didn’t enjoy himself at the park.’

    11. Này các Tỷ-kheo, khi ấy vua Bandhumà cho gọi người đánh xe và hỏi: "Này khanh, Hoàng tử có vui vẻ không, tại vườn ngự uyển? Hoàng tử có hoan hỷ không, tại vườn ngự uyển?"- "Tâu Ðại vương, Hoàng tử không có vui vẻ tại vườn ngự uyển. Hoàng tử không có hoan hỷ tại vườn ngự uyển".

    ‘But what did he see on the way to the park?’ And the charioteer told the king about seeing the dead man and the prince’s reaction.

    - "Này khanh đi đến vườn ngự uyển, Hoàng tử đã thấy gì?" - "Tâu Ðại vương, Hoàng tử trong khi đang đi đến vườn ngự uyển, thấy một số đông người, mặc sắc phục khác nhau và đang dựng một dàn hỏa táng. Thấy vậy Hoàng tử hỏi con: "Này khanh, vì sao đám đông người ấy, mặc sắc phục khác nhau và đang dựng một dàn hỏa táng?" - "Tâu Hoàng tử, vì có một người mới mệnh chung". - "Này khanh, vậy ngươi hãy đánh xe lại gần người vừa mới mệnh chung". - "Thưa vâng, tâu Hoàng tử". Con vâng theo lời Hoàng tử, cho đánh xe đến gần người vừa mới mệnh chung. Khi thấy thây chết, Hoàng tử hỏi con: "Này khanh, sao người ấy được gọi là người đã chết?" - "Tâu Hoàng tử, người ấy được gọi là người đã chết, vì nay bà mẹ, ông cha hay những bà con ruột thịt khác không thấy người ấy nữa! Và người ấy cũng không thấy bà mẹ, ông cha hay những người bà con ruột thịt khác". - "Này khanh, vậy Ta chưa chết rồi có bị chết không? Phụ vương, Mẫu hậu hay những người bà con ruột thịt khác sẽ không thấy Ta chăng? Và Ta sẽ không thấy Phụ vương, Mẫu hậu hay những người bà con ruột thịt khác chăng?" - "Tâu Hoàng tử, Hoàng tử và cả con nữa, chúng ta tuy nay chưa chết nhưng rồi cũng sẽ bị chết. Phụ vương, Mẫu hậu hay những người bà con ruột thịt khác sẽ không thấy hoàng tử, và hoàng tử sẽ không thấy Phụ vương, Mẫu hậu hay các người bà con ruột thịt khác" - "Này khanh, thôi nay thăm vườn ngự uyển như vậy vừa rồi. Hãy cho đánh xe trở về cung". - "Thưa vâng, Hoàng tử". Con vâng theo lời hoàng tử Vipassì cho đánh xe trở về cung. Hoàng tử về trong cung đau khổ, sầu muộn và suy nghĩ: "Sỉ nhục thay cái gọi là sanh! Và ai sanh ra cũng phải già, cũng phải bệnh, cũng phải chết như vậy!"

    8. The Renunciate

    Then King Bandhuma thought, ‘Prince Vipassī must not renounce the throne. He must not go forth from the lay life to homelessness. And the words of the brahmin soothsayers must not come true.’ To this end he provided the prince with even more of the five kinds of sensual stimulation, with which the prince amused himself.

    8. The Renunciate

    12. Này các Tỷ-kheo, khi ấy vua Bandhumà suy nghĩ: "Không thể để cho hoàng tử Vipassì từ chối không trị vì! Không thể để cho hoàng tử Vipassì xuất gia. Không thể để cho lời các vị Bà-la-môn đoán tướng trở thành sự thật". - Này các Tỷ-kheo, rồi vua Bandhumà lại sắp đặt cho hoàng tử Vipassì đầy đủ năm món dục lạc nhiều hơn nữa, để hoàng tử Vipassì có thể trị vì, để hoàng tử Vipassì không thể xuất gia, để cho lời các vị Bà-la-môn đoán tướng không đúng sự thật. Và này các Tỷ-kheo, Hoàng tử Vipassì sống tận hưởng, đầy đủ, sung túc năm món dục lạc.

    Then, after many thousand years had passed, Prince Vipassī had his charioteer drive him to the park once more.

    ^13. Này các Tỷ-kheo, hoàng tử Vipassì, sau thời gian nhiều năm, nhiều trăm năm, nhiều ngàn năm cho gọi người đánh xe: "Này khanh, hãy cho thắng các cỗ xe thù thắng, chúng ta sẽ đi đến vườn ngự uyển để xem phong cảnh". - "Thưa vâng, Hoàng tử".Này các Tỷ-kheo, người đánh xe vâng lời hoàng tử Vipassì, cho thắng các cỗ xe thù thắng rồi bạch hoàng tử Vipassì: "Tâu Hoàng tử, các cỗ xe thù thắng đã thắng xong. Hãy làm những gì Hoàng tử xem là hợp thời". Này các Tỷ-kheo, lúc bấy giờ hoàng tử Vipassì leo lên cỗ xe thù thắng và cùng với các cỗ xe thù thắng khác, tiến đến vườn ngự uyển.

    Along the way he saw a man, a renunciate with shaven head, wearing an ocher robe. He addressed his charioteer, ‘My dear charioteer, what has that man done? For his head and his clothes are unlike those of other men.’

    14. Này các Tỷ-kheo, hoàng tử Vipassì trên đường đi đến ngự uyển thấy một vị xuất gia, đầu trọc, đắp áo cà sa. Thấy vậy, hoàng tử hỏi người đánh xe: "Này khanh, người này đã làm gì, mà đầu người ấy lại khác đầu của những người khác, và áo của người ấy cũng khác áo của những người khác?"

    ‘That, Your Majesty, is called a renunciate.’

    ‘But why is he called a renunciate?’

    - "Tâu Hoàng tử, người ấy được gọi là người xuất gia!"

    - "Này khanh, sao người ấy được gọi là người xuất gia?"

    ‘He is called a renunciate because he celebrates principled and fair conduct, skillful actions, good deeds, harmlessness, and compassion for living creatures.’

    - "Tâu Hoàng tử, xuất gia nghĩa là khéo tu phạm hạnh, khéo tu tịnh hạnh, khéo hành thiện nghiệp, khéo hành công đức nghiệp, khéo giữ không hại chúng sanh, khéo có lòng từ đối với chúng sanh!"

    ‘Then I celebrate the one called a renunciate, who celebrates principled and fair conduct, skillful actions, good deeds, harmlessness, and compassion for living creatures! Well then, drive the chariot up to that renunciate.’

    ‘Yes, Your Majesty,’ replied the charioteer, and did so.

    - "Này khanh, hãy đánh xe đến gần vị xuất gia". - "Thưa vâng, Hoàng tử".

    Này các Tỷ-kheo, người đánh xe vâng theo lời hoàng tử Vipassì, đánh xe đến gần người xuất gia.

    Then Prince Vipassī said to that renunciate, ‘My good man, what have you done? For your head and your clothes are unlike those of other men.’

    ‘Sire, I am what is called a renunciate.’

    Này các Tỷ-kheo, rồi hoàng tử Vipassì hỏi vị xuất gia: "Thưa Hiền giả, Ngài đã làm gì, mà đầu của Ngài không giống những người khác, và áo của Ngài không giống các người khác?"

    - "Thưa Hoàng tử, tôi là một người xuất gia!"

    But why are you called a renunciate?’

    ‘I am called a renunciate because I celebrate principled and fair conduct, skillful actions, good deeds, harmlessness, and compassion for living creatures.’

    - "Thưa Hiền giả, thế nào gọi là người xuất gia?"

    - "Thưa Hoàng tử, tôi là người được gọi là xuất gia, vì tôi khéo tu phạm hạnh, khéo tu tịnh hạnh, khéo hành thiện nghiệp, khéo hành công đức nghiệp, khéo giữ không hại chúng sanh, khéo có lòng từ đối với chúng sanh".

    ‘Then I celebrate the one called a renunciate, who celebrates principled and fair conduct, skillful actions, good deeds, harmlessness, and compassion for living creatures!’

    - "Thưa Hiền giả, lành thay hạnh xuất gia của Ngài, lành thay khéo tu phạm hạnh, khéo tu tính hạnh, khéo hành thiện nghiệp, khéo hành công đức nghiệp, khéo giữ không hại chúng sanh, khéo có lòng từ đối với chúng sanh".

    9. The Going Forth

    Then the prince addressed the charioteer, ‘Well then, my dear charioteer, take the chariot and return to the royal compound. I shall shave off my hair and beard right here, dress in ocher robes, and go forth from the lay life to homelessness.’

    9. The Going Forth

    15. Này các Tỷ-kheo, rồi hoàng tử Vipassì bảo người đánh xe: "Này khanh, hãy lấy xe này và cho đánh xe về cung. Còn Ta ở nơi đây, sẽ cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà sa, xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình". - "Thưa vâng, Hoàng tử". Người đánh xe vâng lời hoàng tử Vipassì lấy xe và đánh xe về cung. Còn hoàng tử Vipassì, chính tại chỗ ấy, cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà sa, xuất gia từ bỏ gia đình, sống không gia đình.

    Yes, Your Majesty,’ replied the charioteer and did so.

    Then Prince Vipassī shaved off his hair and beard, dressed in ocher robes, and went forth from the lay life to homelessness.

    - "Thưa vâng, Hoàng tử". Người đánh xe vâng lời hoàng tử Vipassì lấy xe và đánh xe về cung.

    Còn hoàng tử Vipassì, chính tại chỗ ấy, cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà sa, xuất gia từ bỏ gia đình, sống không gia đình.

    10. A Great Crowd Goes Forth

    A large crowd of 84,000 people in the capital of Bandhumatī heard that Vipassī had gone forth. It occurred to them, ‘This must be no ordinary teaching and training, no ordinary going forth in which Prince Vipassī has gone forth. If even the prince goes forth, why don’t we do the same?’

    10. A Great Crowd Goes Forth

    16. Này các Tỷ-kheo, lúc bấy giờ, tại kinh đô Bandhumatì có một đại chúng tám vạn bốn ngàn người nghe tin: "Hoàng tử Vipassì đã cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà sa, xuất gia từ bỏ gia đình, sống không gia đình". Khi nghe tin, các vị ấy suy nghĩ: "Pháp luật như vậy không phải tầm thường, xuất gia như vậy không phải tầm thường, vì hoàng tử Vipassì trong pháp luật ấy đã cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà sa, xuất gia từ bỏ gia đình, sống không gia đình". Nay hoàng tử Vipassì đã cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà sa, xuất gia từ bỏ gia đình, sống không gia đình tại sao chúng ta lại không?"

    Then that great crowd of 84,000 people shaved off their hair and beard, dressed in ocher robes, and followed the one intent on awakening, Vipassī, by going forth from the lay life to homelessness. Escorted by that assembly, Vipassī wandered on tour among the villages, towns, and capital cities.

    Này các Tỷ-kheo, rồi đại chúng tám vạn bốn ngàn người ấy cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà sa, xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, dưới sự lãnh đạo của Bồ-tát Vipassì. Rồi Bồ-tát Vipassì cùng với đồ chúng, du hành, đi ngang qua những làng, thị xã và đô thị.

    Then as he was in private retreat this thought came to his mind, ‘It’s not appropriate for me to live in a crowd. Why don’t I live alone, withdrawn from the group?’ After some time he withdrew from the group to live alone. The 84,000 went one way, but Vipassī went another.

    17. Này các Tỷ-kheo, trong khi yên lặng tịnh cư, Bồ-tát Vipassì suy nghĩ: "Sao Ta lại sống bị bao vây bởi đồ chúng này. Tốt hơn là Ta sống một mình, lánh xa đồ chúng này!" Này các Tỷ-kheo, sau một thời gian Bồ-tát Vipassì sống một mình, lánh xa đồ chúng, tám vạn bốn ngàn vị xuất gia này đi một ngả, Bồ-tát Vipassì đi một ngả.

    11. Vipassī’s Reflections

    Then as Vipassī, the one intent on awakening, was in private retreat this thought came to his mind, ‘Alas, this world has fallen into trouble. It’s born, grows old, dies, passes away, and is reborn, yet it doesn’t understand how to escape from this suffering, from old age and death. Oh, when will an escape be found from this suffering, from old age and death?’

    11. Vipassī’s Reflections

    18. Này các Tỷ-kheo, trong khi yên lặng tịnh cư tại chỗ thanh vắng, Bồ-tát Vipassì suy nghĩ: "Thế giới này thật rơi vào cảnh khổ não, phải sanh rồi già, rồi chết, rồi từ bỏ thế giới này để tái sanh thế giới khác. Không một ai biết một con đường giải thoát khỏi sự đau khổ này, thoát khỏi già và chết".

    Then Vipassī thought, ‘When what exists is there old age and death? What is a condition for old age and death?’ Then, through proper attention, Vipassī comprehended with wisdom, ‘When rebirth exists there’s old age and death. Rebirth is a condition for old age and death.’

    Này các Tỷ-kheo, rồi Bồ-tát Vipassì suy nghĩ: "Cái gì có mặt, già chết mới có mặt? Do duyên gì, già chết sanh?". Này các Tỷ-kheo, rồi Bồ-tát Vipassì, sau khi như lý tư duy, nhờ trí tuệ phát sanh minh kiến sau đây: "Do sanh có mặt, nên già, chết có mặt. Do duyên sanh, già chết sanh".

    Then Vipassī thought, ‘When what exists is there rebirth? What is a condition for rebirth?’ Then, through proper attention, Vipassī comprehended with wisdom, ‘When continued existence exists there’s rebirth. Continued existence is a condition for rebirth.’

    Này các Tỷ-kheo, rồi Bồ-tát Vipassì suy nghĩ: "Cái gì có mặt, sanh mới có mặt? Do duyên gì, sanh phát khởi?" Này các Tỷ-kheo, rồi Bồ-tát Vipassì, sau khi như lý tư duy, nhờ trí tuệ, phát sanh minh kiến sau đây: "Do hữu có mặt nên sanh mới có mặt. Do duyên hữu, nên sanh phát khởi".

    Then Vipassī thought, ‘When what exists is there continued existence? What is a condition for continued existence?’ Then, through proper attention, Vipassī comprehended with wisdom, ‘When grasping exists there’s continued existence. Grasping is a condition for continued existence.’

    Này các Tỷ-kheo, rồi Bồ-tát Vipassì suy nghĩ: "Cái gì có mặt, hữu mới có mặt? Do duyên gì, hữu phát sanh?" Này các Tỷ-kheo, rồi Bồ-tát Vipassì, sau khi như lý tư duy, nhờ trí tuệ phát sanh minh kiến sau đây: "Do thủ có mặt nên hữu mới có mặt. Do duyên thủ, hữu phát sanh".

    Then Vipassī thought, ‘When what exists is there grasping? What is a condition for grasping?’ Then, through proper attention, Vipassī comprehended with wisdom, ‘When craving exists there’s grasping. Craving is a condition for grasping.’

    Này các Tỷ-kheo, rồi Bồ-tát Vipassì suy nghĩ: "Cái gì có mặt thủ mới có mặt? Do duyên gì, thủ phát sanh?". Này các Tỷ-kheo, rồi Bồ-tát Vipassì, sau khi như lý tư duy, nhờ trí tuệ phát sanh minh kiến sau đây: "Do ái có mặt, thủ mới phát sanh".

    Then Vipassī thought, ‘When what exists is there craving? What is a condition for craving?’ Then, through proper attention, Vipassī comprehended with wisdom, ‘When feeling exists there’s craving. Feeling is a condition for craving.’

    Này các Tỷ-kheo, rồi Bồ-tát Vipassì suy nghĩ: "Cái gì có mặt, ái mới có mặt. Do duyên gì, ái phát sanh?" Này các Tỷ-kheo, rồi Bồ-tát Vipassì, sau khi như lý tư duy, nhờ trí tuệ phát sanh minh kiến sau đây: "Do thọ có mặt, ái mới có mặt. Do duyên thọ, ái phát sanh".

    Then Vipassī thought, ‘When what exists is there feeling? What is a condition for feeling?’ Then, through proper attention, Vipassī comprehended with wisdom, ‘When contact exists there’s feeling. Contact is a condition for feeling.’

    Này các Tỷ-kheo, rồi Bồ-tát Vipassì suy nghĩ: "Cái gì có mặt, thọ mới có mặt. Do duyên gì, thọ mới phát sanh?" Này các Tỷ-kheo, rồi Bồ-tát Vipassì, sau khi như lý tư duy, nhờ trí tuệ phát sanh minh kiến sau đây: "Do xúc có mặt, thọ mới có mặt. Do duyên xúc, thọ mới phát sanh".

    Then Vipassī thought, ‘When what exists is there contact? What is a condition for contact?’ Then, through proper attention, Vipassī comprehended with wisdom, ‘When the six sense fields exist there’s contact. The six sense fields are a condition for contact.’

    Này các Tỷ-kheo, rồi Bồ-tát Vipassì suy nghĩ: "Cái gì có mặt, xúc mới có mặt. Do duyên gì xúc mới phát sanh?" Này các Tỷ-kheo, rồi Bồ-tát Vipassì, sau khi như lý tư duy, nhờ trí tuệ phát sanh minh kiến sau đây: "Do lục nhập có mặt, xúc mới có mặt. Do duyên lục nhập, xúc mới phát sanh ".

    Then Vipassī thought, ‘When what exists are there the six sense fields? What is a condition for the six sense fields?’ Then, through proper attention, Vipassī comprehended with wisdom, ‘When name and form exist there are the six sense fields. Name and form are a condition for the six sense fields.’

    Này các Tỷ-kheo, rồi Bồ-tát Vipassì suy nghĩ: "Cái gì có mặt, lục nhập mới có mặt. Do duyên gì, lục nhập mới phát sanh?" Này các Tỷ-kheo, rồi Bồ-tát Vipassì, sau khi như lý tư duy, nhờ trí tuệ phát sanh minh kiến sau đây: "Do danh sắc có mặt, lục nhập mới có mặt. Do duyên danh sắc, lục nhập mới phát sanh".

    Then Vipassī thought, ‘When what exists are there name and form? What is a condition for name and form?’ Then, through proper attention, Vipassī comprehended with wisdom, ‘When consciousness exists there are name and form. Consciousness is a condition for name and form.’

    Này các Tỷ-kheo, rồi Bồ-tát Vipassì suy nghĩ: "Cái gì có mặt, danh sắc mới có mặt? Do duyên gì, danh sắc mới phát sanh?" Này các Tỷ-kheo, rồi Bồ-tát Vipassì, sau khi như lý tư duy, nhờ trí tuệ phát sanh minh kiến sau đây: "Do thức có mặt, danh sắc có mới có mặt. Do duyên thức, danh sắc mới phát sanh".

    Then Vipassī thought, ‘When what exists is there consciousness? What is a condition for consciousness?’ Then, through proper attention, Vipassī comprehended with wisdom, ‘When name and form exist there’s consciousness. Name and form are a condition for consciousness.’

    Này các Tỷ-kheo, rồi Bồ-tát Vipassì suy nghĩ: "Cái gì có mặt, thức mới có mặt. Do duyên gì, thức mới phát sanh?" Này các Tỷ-kheo, rồi Bồ-tát Vipassì, sau khi như lý tư duy, nhờ trí tuệ phát sanh minh kiến sau đây: "Do danh sắc có mặt, thức mới có mặt. Do duyên danh sắc, thức mới phát sanh".

    Then Vipassī thought, ‘This consciousness turns back from name and form, and doesn’t go beyond that.’ It is to this extent that one may be reborn, grow old, die, pass away, or reappear. That is: Name and form are conditions for consciousness. Consciousness is a condition for name and form. Name and form are conditions for the six sense fields. The six sense fields are conditions for contact. Contact is a condition for feeling. Feeling is a condition for craving. Craving is a condition for grasping. Grasping is a condition for continued existence. Continued existence is a condition for rebirth. Rebirth is a condition for old age and death, sorrow, lamentation, pain, sadness, and distress to come to be. That is how this entire mass of suffering originates.’

    19. Này các Tỷ-kheo, rồi Bồ-tát Vipassì suy nghĩ như sau: "Thức này xoay trở lui lại, từ nơi danh sắc, không vượt khỏi danh sắc. Chỉ như thế này, con người được sanh ra hay trở thành già, hay bị chết, hay từ biệt cõi này, hay sanh lại ở cõi khác, nghĩa là do duyên danh sắc, thức sanh; do duyên thức, danh sắc sanh; do duyên danh sắc, lục nhập sanh; do duyên lục nhập, xúc sanh; do duyên xúc, thọ sanh; do duyên thọ, ái sanh; do duyên ái, thủ sanh; do duyên thủ, hữu sanh; do duyên hữu, sanh sanh; do duyên sanh, lão, tử, sầu bi, khổ ưu não sanh. Như vậy là sự tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này".

    Origination, origination.’ Such was the vision, knowledge, wisdom, realization, and light that arose in Vipassī, the one intent on awakening, regarding teachings not learned before from another.

    "Tập khởi, tập khởi". Này các Tỷ-kheo, từ nơi Bồ-tát Vipassì, khởi sanh pháp nhãn từ trước chưa từng được nghe, trí sanh, tuệ sanh, minh sanh, ánh sáng sanh.

    Then Vipassī thought, ‘When what doesn’t exist is there no old age and death? When what ceases do old age and death cease?’ Then, through proper attention, Vipassī comprehended with wisdom, ‘When rebirth doesn’t exist there’s no old age and death. When rebirth ceases, old age and death cease.’

    20. Này các Tỷ-kheo, rồi Bồ-tát Vipassì suy nghĩ: "Do cái gì không có mặt, già chết không có mặt? Cái gì diệt, già chết diệt?" Này các Tỷ-kheo, rồi Bồ-tát Vipassì, sau khi như lý tư duy, nhờ trí tuệ phát sanh minh kiến sau đây: "Do sanh không có mặt, già chết không có mặt, do sanh diệt, già chết diệt".

    Then Vipassī thought, ‘When what doesn’t exist is there no rebirth? When what ceases does rebirth cease?’ Then, through proper attention, Vipassī comprehended with wisdom, ‘When continued existence doesn’t exist there’s no rebirth. When continued existence ceases, rebirth ceases.’

    Này các Tỷ-kheo, rồi Bồ-tát Vipassì suy nghĩ: "Do cái gì không có mặt, sanh không có mặt? Cái gì diệt, sanh diệt!. Này các Tỷ-kheo, rồi Bồ-tát Vipassì, sau khi như lý tư duy, nhờ trí tuệ phát sanh minh kiến sau đây: "Do hữu không có mặt, sanh không có mặt, do hữu diệt, sanh diệt".

    Then Vipassī thought, ‘When what doesn’t exist is there no continued existence? When what ceases does continued existence cease?’ Then, through proper attention, Vipassī comprehended with wisdom, ‘When grasping doesn’t exist there’s no continued existence. When grasping ceases, continued existence ceases.’

    Này các Tỷ-kheo, rồi Bồ-tát Vipassì suy nghĩ: "Do cái gì không có mặt, hữu không có mặt? Cái gì diệt, hữu diệt?". Này các Tỷ-kheo, rồi Bồ-tát Vipassì, sau khi như lý tư duy, nhờ trí tuệ phát sanh minh kiến sau đây: "Do thủ không có mặt, hữu không có mặt, do thủ diệt, hữu diệt".

    Then Vipassī thought, ‘When what doesn’t exist is there no grasping? When what ceases does grasping cease?’ Then, through proper attention, Vipassī comprehended with wisdom, ‘When craving doesn’t exist there’s no grasping. When craving ceases, grasping ceases.’

    Này các Tỷ-kheo, rồi Bồ-tát Vipassì suy nghĩ: "Do cái gì không có mặt, thủ không có mặt? Cái gì diệt, thủ diệt?" Này các Tỷ-kheo, rồi Bồ-tát Vipassì, sau khi như lý tư duy, nhờ trí tuệ phát sanh minh kiến sau đây: "Do ái không có mặt, thủ không có mặt, do ái diệt, thủ diệt".

    Then Vipassī thought, ‘When what doesn’t exist is there no craving? When what ceases does craving cease?’ Then, through proper attention, Vipassī comprehended with wisdom, ‘When feeling doesn’t exist there’s no craving. When feeling ceases, craving ceases.’

    Này các Tỷ-kheo, rồi Bồ-tát Vipassì suy nghĩ: "Do cái gì không có mặt, ái không có mặt? Cái gì diệt, ái diệt?" Này các Tỷ-kheo, rồi Bồ-tát Vipassì, sau khi như lý tư duy, nhờ trí tuệ phát sanh minh kiến sau đây: "Do thọ không có mặt, ái không có mặt, do thọ diệt, ái diệt".

    Then Vipassī thought, ‘When what doesn’t exist is there no feeling? When what ceases does feeling cease?’ Then, through proper attention, Vipassī comprehended with wisdom, ‘When contact doesn’t exist there’s no feeling. When contact ceases, feeling ceases.’

    Này các Tỷ-kheo, rồi Bồ-tát Vipassì suy nghĩ: "Do cái gì không có mặt, thọ không có mặt? Cái gì diệt, thọ diệt?" Này các Tỷ-kheo, rồi Bồ-tát Vipassì, sau khi như lý tư duy, nhờ trí tuệ phát sanh minh kiến sau đây: "Do xúc không có mặt, thọ không có mặt, do xúc diệt, thọ diệt".

    Then Vipassī thought, ‘When what doesn’t exist is there no contact? When what ceases does contact cease?’ Then, through proper attention, Vipassī comprehended with wisdom, ‘When the six sense fields don’t exist there’s no contact. When the six sense fields cease, contact ceases.’

    Này các Tỷ-kheo, rồi Bồ-tát Vipassì suy nghĩ: "Do cái gì không có mặt xúc không có mặt? Cái gì diệt, xúc diệt?" Này các Tỷ-kheo, rồi Bồ-tát Vipassì, sau khi như lý tư duy, nhờ trí tuệ phát sanh minh kiến sau đây: "Do lục nhập không có mặt, xúc không có mặt, do lục nhập diệt, xúc diệt".

    Then Vipassī thought, ‘When what doesn’t exist are there no six sense fields? When what ceases do the six sense fields cease?’ Then, through proper attention, Vipassī comprehended with wisdom, ‘When name and form don’t exist there are no six sense fields. When name and form cease, the six sense fields cease.’

    Này các Tỷ-kheo, rồi Bồ-tát Vipassì suy nghĩ: "Do cái gì có mặt, lục nhập không có mặt? Cái gì diệt, lục nhập diệt". Này các Tỷ-kheo, rồi Bồ-tát Vipassì, sau khi như lý tư duy, nhờ trí tuệ phát sanh minh kiến sau đây: "Do danh sắc không có mặt, lục nhập không có mặt, do danh sắc diệt, lục nhập diệt".

    Then Vipassī thought, ‘When what doesn’t exist are there no name and form? When what ceases do name and form cease?’ Then, through proper attention, Vipassī comprehended with wisdom, ‘When consciousness doesn’t exist there are no name and form. When consciousness ceases, name and form cease.’

    Này các Tỷ-kheo, rồi Bồ-tát Vipassì suy nghĩ: "Do cái gì không có mặt, danh sắc không có mặt? Cái gì diệt danh sắc diệt?" Này các Tỷ-kheo, rồi Bồ-tát Vipassì, sau khi như lý tư duy, nhờ trí tuệ phát sanh minh kiến sau đây: "Do thức không có mặt, danh sắc không có mặt, do thức diệt, danh sắc diệt".

    Then Vipassī thought, ‘When what doesn’t exist is there no consciousness? When what ceases does consciousness cease?’ Then, through proper attention, Vipassī comprehended with wisdom, ‘When name and form don’t exist there’s no consciousness. When name and form cease, consciousness ceases.’

    Này các Tỷ-kheo, rồi Bồ-tát Vipassì suy nghĩ: "Cái gì không có mặt, thức không có mặt? Do cái gì diệt, thức diệt?" Này các Tỷ-kheo, rồi Bồ-tát Vipassì, sau khi như lý tư duy, nhờ trí tuệ phát sanh minh kiến sau đây: "Do danh sắc không có mặt, thức không có mặt, do danh sắc diệt, thức diệt".

    Then Vipassī thought, ‘I have discovered the path to awakening. That is: When name and form cease, consciousness ceases. When consciousness ceases, name and form cease. When name and form cease, the six sense fields cease. When the six sense fields cease, contact ceases. When contact ceases, feeling ceases. When feeling ceases, craving ceases. When craving ceases, grasping ceases. When grasping ceases, continued existence ceases. When continued existence ceases, rebirth ceases. When rebirth ceases, old age and death, sorrow, lamentation, pain, sadness, and distress cease. That is how this entire mass of suffering ceases.’

    21. Này các Tỷ-kheo, rồi Bồ-tát Vipassì suy nghĩ: "Ôi, Ta đã chứng được con đường đưa đến Bồ-đề, nhờ pháp tu quán. Nghĩa là, do danh sắc diệt, thức diệt; do thức diệt, danh sắc diệt; do danh sắc diệt, lục nhập diệt; do lục nhập diệt, xúc diệt; do xúc diệt, thọ diệt, do thọ diệt, ái diệt; do ái diệt, thủ diệt; do thủ diệt, hữu diệt; do hữu diệt, sanh diệt; do sanh diệt, già, chết, ưu, bi, khổ, sầu, não diệt. Như vậy, toàn bộ khổ uẩn diệt".

    Cessation, cessation.’ Such was the vision, knowledge, wisdom, realization, and light that arose in Vipassī, the one intent on awakening, regarding teachings not learned before from another.

    "Diệt, diệt". Này các Tỷ-kheo, từ nơi Bồ-tát Vipassì, khởi hành pháp nhãn từ trước chưa từng được nghe, trí sanh, tuệ sanh, minh sanh, ánh sáng sanh.

    Some time later Vipassī meditated observing rise and fall in the five grasping aggregates. ‘Such is form, such is the origin of form, such is the ending of form. Such is feeling, such is the origin of feeling, such is the ending of feeling. Such is perception, such is the origin of perception, such is the ending of perception. Such are choices, such is the origin of choices, such is the ending of choices. Such is consciousness, such is the origin of consciousness, such is the ending of consciousness.’ Meditating like this his mind was soon freed from defilements by not grasping.

    22. Này các Tỷ-kheo, rồi Bồ-tát Vipassì, sau một thời gian sống quán sự sanh diệt trong năm uẩn: "Ðây là sắc, đây là sắc tập khởi, đây là sắc diệt. Ðây là thọ, đây là thọ tập khởi, đây là thọ diệt. Ðây là tưởng, đây là tưởng tập khởi, đây là tưởng diệt. Ðây là hành, đây là hành tập khởi, đây là hành diệt! Ðây là thức, đây là thức tập khởi, đây là thức diệt". Và đối với Ngài, sau khi sống quán pháp sanh diệt trong năm thủ uẩn, chẳng bao lâu các lậu hoặc được tiêu trừ và Ngài được giải thoát.

    12. The Appeal of Brahmā

    Then the Blessed One Vipassī, the perfected one, the fully awakened Buddha, thought, ‘Why don’t I teach the Dhamma?’

    12. The Appeal of Brahmā

    1. Này các Tỷ-kheo, Thế Tôn Vipassì, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác liền suy nghĩ: "Nay Ta hãy thuyết pháp".

    Then he thought, ‘This principle I have discovered is deep, hard to see, hard to understand, peaceful, sublime, beyond the scope of reason, subtle, comprehensible to the astute. But people like attachment, they love it and enjoy it. It’s hard for them to see this thing; that is, specific conditionality, dependent origination. It’s also hard for them to see this thing; that is, the stilling of all activities, the letting go of all attachments, the ending of craving, fading away, cessation, extinguishment. And if I were to teach the Dhamma, others might not understand me, which would be wearying and troublesome for me.’

    Này các Tỷ-kheo, Thế Tôn Vipassì, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác suy nghĩ: "Pháp này do Ta chứng được, thật là sâu kín, khó thấy, khó chứng, tịch tịnh, cao thượng, siêu lý luận, vi diệu, chỉ người trí mới hiểu thấu. Còn quần chúng này thì ưa ái dục, khoái ái dục, ham thích ái dục. Ðối với quần chúng ưa ái dục, khoái ái dục, ham thích ái dục, thật khó mà thấy được định lý "Y tánh duyên khởi pháp" (ida-paccayata paticca samuppàda); thật khó mà thấy được định lý tất cả hành là tịch tịnh, tất cả sanh y được trừ bỏ, ái được đoạn tận, ly dục, ái diệt, Niết-bàn. Nếu nay Ta thuyết pháp mà các người khác không hiểu Ta, thời như vậy thật khổ não cho Ta!"

    And then these verses, which were neither supernaturally inspired, nor learned before in the past, occurred to him:
    ‘I’ve struggled hard to realize this,
    enough with trying to explain it!
    This teaching is not easily understood
    by those mired in greed and hate.

    Those caught up in greed can’t see
    what’s subtle, going against the stream,
    deep, hard to see, and very fine,
    for they’re shrouded in a mass of darkness.’

    2. Này các Tỷ-kheo, với Thế Tôn Vipassì, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, những bài kệ bất khả tư nghì, từ trước chưa từng được nghe, được khởi lên:

    Sao nay Ta lại nói lên chánh pháp mà Ta đã chứng ngộ rất khó khăn?
    Pháp này khó mà chứng ngộ với những ai bị tham sân chi phối.
    Những ai bị ái nhiễm và vô minh bao phủ rất khó thấy pháp này.
    Một pháp đi ngược dòng, vi diệu, thâm sâu, khó thấy, vi tế.

    So, as the Buddha Vipassī reflected like this, his mind inclined to remaining passive, not to teaching the Dhamma.

    Này các Tỷ-kheo, với những lời như vậy, suy tư trên vấn đề tâm của Thế Tôn Vipassì, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, hướng về vô vi, thụ động, không muốn thuyết pháp. Khi bấy giờ, một trong các vị Ðại Phạm thiên, khi biết được tư tưởng của Thế Tôn Vipassì, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, nhờ tư tưởng của mình, liền suy nghĩ: "Than ôi, thế giới sẽ bị tiêu diệt, thế giới sẽ bị hoại vong, nếu tâm của Thế Tôn Vipassì, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, hướng về vô vi, thụ động, không muốn thuyết pháp!"

    Then a certain Great Brahmā, knowing what the Buddha Vipassī was thinking, thought, ‘Oh my goodness! The world will be lost, the world will perish! For the mind of the Realized One Vipassī, the perfected one, the fully awakened Buddha, inclines to remaining passive, not to teaching the Dhamma.’ Then, as easily as a strong person would extend or contract their arm, he vanished from the Brahmā realm and reappeared in front of the Buddha Vipassī. He arranged his robe over one shoulder, knelt on his right knee, raised his joined palms toward the Buddha Vipassī, and said, ‘Sir, let the Blessed One teach the Dhamma! Let the Holy One teach the Dhamma! There are beings with little dust in their eyes. They’re in decline because they haven’t heard the teaching. There will be those who understand the teaching!’

    3. Khi bấy giờ, một trong các vị Ðại Phạm thiên, khi biết được tư tưởng của Thế Tôn Vipassì, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, nhờ tư tưởng của mình, liền suy nghĩ: "Than ôi, thế giới sẽ bị tiêu diệt, thế giới sẽ bị hoại vong, nếu tâm của Thế Tôn Vipassì, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, hướng về vô vi, thụ động, không muốn thuyết pháp!"3. Này các Tỷ-kheo, vị Ðại Phạm thiên ấy, như một nhà lực sĩ duỗi thẳng cánh tay đã co lại, hay co lại cánh tay duỗi thẳng, cũng vậy vị ấy biến mất từ thế giới Phạm thiên và hiện ra trước mặt Thế Tôn Vipassì, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác. Này các Tỷ-kheo, rồi vị Ðại Phạm thiên đắp thượng y trên một bên vai, quỳ đầu gối bên phải trên mặt đất, chắp tay hướng về Thế Tôn Vipassì, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác và bạch rằng: "Bạch Thế Tôn, hãy thuyết pháp! Bạch Thiện Thệ, hãy thuyết pháp! Có những chúng sanh ít bị bụi trần che phủ sẽ bị nguy hại nếu không được nghe chánh pháp. Nếu được nghe, những vị này có thể thâm hiểu chánh pháp".

    When he said this, the Buddha Vipassī said to him, ‘I too thought this, Brahmā, “Why don’t I teach the Dhamma?” Then it occurred to me, “If I were to teach the Dhamma, others might not understand me, which would be wearying and troublesome for me.”

    4. Này các Tỷ-kheo, được nghe nói vậy, Thế Tôn Vipassì, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác nói với vị Ðại Phạm thiên: "Này Phạm thiên, Ta đã suy nghĩ như sau: "Pháp này do Ta chứng được, thật là sâu kín, khó thấy, khó chứng, tịch tịnh, cao thượng, siêu lý luận, vi diệu, chỉ có người trí mới hiểu thấu. Còn quần chúng này thì ưa ái dục, khoái ái dục, ham thích ái dục. Ðối với quần chúng ưa ái dục, khoái ái dục, ham thích ái dục, thật khó mà thấy được định lý y tánh duyên khởi pháp; thật khó mà thấy được định lý tất cả hành là tịch tịnh, tất cả sanh y được trừ bỏ, ái được đoạn tận, ly dục, ái diệt, Niết-bàn. Nếu nay Ta thuyết pháp mà các người khác không hiểu Ta, thời như vậy thật mệt mỏi cho Ta, thời như vậy thật khổ não cho Ta".Này Phạm thiên, khi ấy những bài kệ bất khả tư nghì, từ trước chưa từng nghe khởi lên nơi Ta:

    Sao nay Ta lại nói lên chánh pháp mà Ta đã chứng ngộ rất khó khăn?

    Pháp này khó mà chứng ngộ với những ai bị tham sân chi phối.
    Những ai bị ái nhiễm và vô minh bao phủ rất khó mà thấy được pháp này.
    Một pháp đi ngược dòng, vi diệu, thâm sâu, khó thấy, vi tế.
    Này Phạm thiên, với những lời như vậy, suy tư trên vấn đề, tâm của Ta hướng về vô vi thụ động, không muốn thuyết pháp.

    So, as I reflected like this, my mind inclined to remaining passive, not to teaching the Dhamma.’

    For a second time, and a third time that Great Brahmā begged the Buddha to teach.

    Này Phạm thiên, với những lời như vậy, suy tư trên vấn đề, tâm của Ta hướng về vô vi thụ động, không muốn thuyết pháp.

    5. Này các Tỷ-kheo, lần thứ hai vị Ðại Phạm thiên ấy... (như trên)...

    Then, understanding Brahmā’s invitation, the Buddha Vipassī surveyed the world with the eye of a Buddha, because of his compassion for sentient beings. And he saw sentient beings with little dust in their eyes, and some with much dust in their eyes; with keen faculties and with weak faculties, with good qualities and with bad qualities, easy to teach and hard to teach. And some of them lived seeing the danger in the fault to do with the next world, while others did not. It’s like a pool with blue water lilies, or pink or white lotuses. Some of them sprout and grow in the water without rising above it, thriving underwater. Some of them sprout and grow in the water reaching the water’s surface. And some of them sprout and grow in the water but rise up above the water and stand with no water clinging to them.

    6. Này các Tỷ-kheo, lần thứ ba, vị Ðại Phạm thiên ấy bạch Thế Tôn Vipassì, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác: "Bạch Thế Tôn, hãy thuyết pháp! Bạch Thiên Thệ, hãy thuyết pháp! Có những chúng sanh ít bị bụi trần che phủ sẽ bị nguy hại nếu không được nghe chánh pháp, những vị này có thể thâm hiểu chánh pháp!" Này các Tỷ-kheo, Thế Tôn Vipassì, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác biết được lời khuyên thỉnh của vị Phạm Thiên, vì lòng từ bi đối với chúng sanh, nhìn đời với Phật nhãn. Này các Tỷ-kheo, Thế Tôn Vipassì, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác nhìn đời với Phật nhãn, thấy có hạng chúng sanh nhiễm ít bụi đời, nhiễm nhiều bụi đời, có hạng lợi căn độn căn, có hạng tánh thuận tánh nghịch, có hạng dễ dạy khó dạy, và một số ít thấy sự nguy hiểm phải tái sanh thế giới khác và sự nguy hiểm của những hành động lỗi lầm. Như trong hồ sen xanh, sen hồng hay sen trắng, có một số hoa sen xanh, sen hồng hay sen trắng sanh ra dưới nước, lớn lên dưới nước, không vượt lên khỏi mặt nước, được nuôi dưỡng dưới nước; có một số hoa sen xanh, sen hồng hay sen trắng sanh ra dưới nước lớn lên dưới nước, sống vươn lên tới mặt nước, có một số hoa sen xanh, sen hồng hay sen trắng sanh ra dưới nước lớn lên dưới nước vươn lên khỏi mặt nước, không bị nước làm đẫm ướt.

    In the same way, the Buddha Vipassī saw sentient beings with little dust in their eyes, and some with much dust in their eyes.

    Cũng vậy này các Tỷ-kheo, Thế Tôn Vipassì, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, nhìn quanh thế giới với Phật nhãn. Ngài thấy có hạng chúng sanh nhiễm ít bụi đời, nhiễm nhiều bụi đời, có hạng lợi căn độn căn, có hạng tánh thuận tánh nghịch, có hạng dễ dạy khó dạy, một số ít thấy sự nguy hiểm phải tái sanh thế giới khác và sự nguy hiểm của những hành động lỗi lầm.

    Then that Great Brahmā, knowing what the Buddha Vipassī was thinking, addressed him in verse:

    ‘Standing high on a rocky mountain,
    you can see the people all around.
    In just the same way, all-seer, wise one,
    ascend the palace built of Dhamma!
    You’re free of sorrow; but look at these people
    overwhelmed with sorrow, oppressed by rebirth and old age.

    Rise, hero! Victor in battle, leader of the caravan,
    wander the world without obligation.
    Let the Blessed One teach the Dhamma!
    There will be those who understand!’

    7. Rồi vị Ðại Phạm thiên, với tâm mình biết được tâm tư của Thế Tôn Vipassì, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, liền nói với Ngài, bài kệ sau đây:

    Như con người đứng trên đỉnh núi nhìn quanh dân chúng phía dưới.
    Cũng vậy Ngài Sumedha lên lầu chánh pháp, bậc biến nhãn, thoát ly sầu muộn.
    Nhìn xuống quần chúng, âu lo sầu muộn bị sanh già áp bức.
    Hãy đứng lên, bậc anh hùng, bậc chiến thắng ở chiến trường!
    Vị trưởng đoàn lữ khách, đấng thoát ly mọi nợ nần!
    Thế Tôn hãy đi khắp thế giới hoằng dương chánh pháp.
    Có người nhờ được nghe, sẽ thâm hiểu diệu nghĩa!

    Then the Buddha Vipassī addressed that Great Brahmā in verse:
    ‘Flung open are the doors to the deathless!
    Let those with ears to hear decide their faith.
    Thinking it would be troublesome, Brahmā, I did not teach
    the sophisticated, sublime Dhamma among humans.’

    Này các Tỷ-kheo, rồi Thế Tôn Vipassì, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác trả lời vị Ðại Phạm thiên với bài kệ sau đây:

    Cửa bất diệt đã được mở rộng,
    Hỡi những ai được nghe, hãy từ bỏ tà kiến của mình.
    Vì nghĩ đến mệt mỏi hoài công, này Phạm Thiên.
    Ta không muốn giảng Chánh pháp vi diệu cho loài người!

    Then the Great Brahmā, knowing that his request for the Buddha Vipassī to teach the Dhamma had been granted, bowed and respectfully circled him, keeping him on his right, before vanishing right there.

    Này các Tỷ-kheo, rồi vị Ðại Phạm thiên với ý nghĩ: "Ta đã là người mở đường cho Thế Tôn Vipassì, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác thuyết pháp", rồi đảnh lễ Thế Tôn, thân bên hữu hướng về Ngài và biến mất tại chỗ.

    13. The Chief Disciples

    Then the Blessed One Vipassī, the perfected one, the fully awakened Buddha, thought, ‘Who should I teach first of all? Who will quickly understand this teaching?’ Then he thought, ‘That Khaṇḍa, the king’s son, and Tissa, the high priest’s son, are astute, competent, clever, and have long had little dust in their eyes. Why don’t I teach them first of all? They will quickly understand this teaching.’

    13. The Chief Disciples

    8. Này các Tỷ-kheo, rồi Thế Tôn Vipassì, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác suy nghĩ: "Ta thuyết pháp cho ai trước tiên? Ai sẽ mau hiểu chánh pháp này?"Này các Tỷ-kheo, rồi Thế Tôn Vipassì, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác suy nghĩ: "Nay vương tử Khanda (Kiển-trà) và con vương sư Tissa (Ðề-xá) trú ở kinh đô Bandhumatì (Bàn-đầu-bà-đề) là bậc trí thức đa văn, sáng suốt, đã từ lâu sống ít nhiễm ô bởi bụi đời. Nay ta hãy thuyết pháp cho vương tử Khanda và con vương sư Tissa trước tiên, hai vị này sẽ sớm thâm hiểu chánh pháp này".

    Then, as easily as a strong person would extend or contract their arm, he vanished from the tree of awakening and reappeared near the capital city of Bandhumatī, in the deer park named Sanctuary.

    Rồi Thế Tôn Vipassì, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác như một nhà lực sĩ duỗi thẳng cánh tay đã co lại, hay co lại cánh tay duỗi thẳng, biến mất từ cây Bồ đề, hiện ra tại vườn Lộc Uyển Khenma, kinh đô Bhadhumatì.

    Then the Buddha Vipassī addressed the park keeper, ‘My dear park keeper, please enter the city and say this to the king’s son Khaṇḍa and the high priest’s son Tissa: “Sirs, the Blessed One Vipassī, the perfected one, the fully awakened Buddha, has arrived at Bandhumatī and is staying in the deer park named Sanctuary. He wishes to see you.”’

    ‘Yes, sir,’ replied the park keeper, and did as he was asked.

    9. Này các Tỷ-kheo, rồi Thế Tôn Vipassì, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác gọi người giữ vườn: "Này bạn, hãy vào kinh đô Bandhumatì, nhắn với vương tử Khanda và con vương sư Tissa rằng Thế Tôn Vipassì, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác đã đến kinh đô Bandhumatì, hiện trú ở Lộc Uyển Khema và muốn gặp hai vị!" - "Thưa vâng, bạch Thế Tôn". Này các Tỷ-kheo, người giữ vườn vâng theo lời dạy của Thế Tôn Vipassì, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, vào kinh đô Bandhumatì và thưa với vương tử Khanda và con vương sư Tissa: "Thưa quý vị, Thế Tôn Vipassì, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác đã đến kinh đô Bandhumatì và hiện ở Lộc Uyển Khema. Ngài muốn gặp quý vị!"

    Then the king’s son Khaṇḍa and the high priest’s son Tissa had the finest carriages harnessed. Then they mounted a fine carriage and, along with other fine carriages, set out from Bandhumatī for the Sanctuary. They went by carriage as far as the terrain allowed, then descended and approached the Buddha Vipassī on foot. They bowed and sat down to one side.

    10. Này các Tỷ-kheo, Vương tử Khanda và con vương sư Tissa cho thắng những cỗ xe thù thắng, tự mình leo lên một cỗ xe thù thắng rồi cùng với các cỗ xe thù thắng khác, cho xe ra khỏi kinh thành Bandhumati, đi đến Lộc Uyển Khema, đi xe cho đến chỗ còn đi xe được, rồi xuống xe đi bộ đến trước Thế Tôn Vipassì, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác. Khi đến nơi, hai vị này đảnh lễ Ngài và ngồi xuống một bên.

    The Buddha Vipassī taught them step by step, with a talk on giving, ethical conduct, and heaven. He explained the drawbacks of sensual pleasures, so sordid and corrupt, and the benefit of renunciation. And when he knew that their minds were ready, pliable, rid of hindrances, joyful, and confident he explained the special teaching of the Buddhas: suffering, its origin, its cessation, and the path. Just as a clean cloth rid of stains would properly absorb dye, in that very seat the stainless, immaculate vision of the Dhamma arose in the king’s son Khaṇḍa and the high priest’s son Tissa: ‘Everything that has a beginning has an end.’

    11. Rồi Thế Tôn Vipassì, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác thuận thứ thuyết pháp, thuyết về bố thí, thuyết về trì giới, thuyết về các cõi trời, trình bày sự nguy hiểm, sự hạ liệt, sự nhiễm ô của dục vọng, và sự lợi ích của xuất ly. Khi Thế Tôn biết được tâm trí của hai vị này đã thuần thục, nhu thuận, thoát ly triền cái, cao thượng và an tịnh, Ngài bèn thuyết pháp thoại mà được chư Phật đề cao, tức là Khổ, Tập, Diệt, Ðạo. Cũng như tấm vải thuần tịnh không có tỳ vết, rất dễ thấm màu nhuộm, cũng vậy, vương tử Khanda và con vương sư Tissa, chính tại chỗ ngồi này chứng được Pháp nhãn xa trần ly cấu: "Phàm pháp gì đã sanh rồi cũng phải diệt".

    They saw, attained, understood, and fathomed the Dhamma. They went beyond doubt, got rid of indecision, and became self-assured and independent of others regarding the Teacher’s instructions. They said to the Buddha Vipassī, ‘Excellent, sir! Excellent! As if he were righting the overturned, or revealing the hidden, or pointing out the path to the lost, or lighting a lamp in the dark so people with good eyes can see what’s there, the Buddha has made the teaching clear in many ways. We go for refuge to the Blessed One, to the teaching, and to the mendicant Saṅgha. Sir, may we receive the going forth and ordination in the Buddha’s presence?’

    12. Hai vị này đã thấy pháp, chứng pháp, ngộ pháp, thể nhập vào pháp, nghi ngờ tiêu trừ, do dự, diệt tận, chứng được tự tín, không y cứ người khác đối với đạo pháp của đức Bổn Sư, liền bạch Thế Tôn Vipassì, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác: "Thật di diệu thay, bạch Thế Tôn! Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn! Như người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, phơi bày ra những gì bị che kín, chỉ đường cho người bị lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc. Cũng vậy chánh pháp đã được Thế Tôn dùng nhiều phương tiện trình bày giải thích. Bạch Thế Tôn, nay chúng con quy y Thế Tôn và quy y Pháp. Bạch Thế Tôn, mong Thế Tôn cho chúng con được xuất gia với Thế Tôn, mong Thế Tôn cho chúng con được thọ đại giới".

    And they received the going forth, the ordination in the Buddha Vipassī’s presence. Then the Buddha Vipassī educated, encouraged, fired up, and inspired them with a Dhamma talk. He explained the drawbacks of conditioned phenomena, so sordid and corrupt, and the benefit of extinguishment. Being taught like this their minds were soon freed from defilements by not grasping.

    13. Này các Tỷ-kheo, vương tử Khanda và con vương sư Tissa được xuất gia với Thế Tôn Vipassì, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, được thọ đại giới. Rồi Thế Tôn Vipassì, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác giảng dạy hai vị này, khuyến khích làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ với pháp thoại, nêu rõ sự nguy hiểm, sự hạ liệt, sự nhiễm ô của các pháp hữu vi và sự lợi ích của Niết-bàn. Và hai vị này nhờ Thế Tôn Vipassì, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác giảng dạy, khuyến khích, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ với pháp thoại, không bao lâu tâm trí không còn chấp thủ, được giải thoát khỏi các lậu hoặc.

    14. The Going Forth of the Large Crowd

    A large crowd of 84,000 people in the capital of Bandhumatī heard that the Blessed One Vipassī, the perfected one, the fully awakened Buddha, had arrived at Bandhumatī and was staying in the deer park named Sanctuary. And they heard that the king’s son Khaṇḍa and the high priest’s son Tissa had shaved off their hair and beard, dressed in ocher robes, and gone forth from the lay life to homelessness in the Buddha’s presence. It occurred to them, ‘This must be no ordinary teaching and training, no ordinary going forth in which the king’s son Khaṇḍa and the high priest’s son Tissa have gone forth. If even they go forth, why don’t we do the same?’ Then those 84,000 people left Bandhumatī for the deer park named Sanctuary, where they approached the Buddha Vipassī, bowed and sat down to one side.

    14. The Going Forth of the Large Crowd

    14. Này các Tỷ-kheo, trong khi kinh thành Bandhumatì có đại chúng khoảng tám vạn bốn ngàn vị được nghe: "Thế Tôn Vipassì, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác đã đến kinh thành Bandhumatì và ở tại Lộc Uyển Khema. Vương tử Khanda và con vương sư Tissa đã cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, xuất gia từ bỏ gia đình, sống không gia đình với Thế Tôn, Vipassì, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác". Khi nghe vậy, các vị này tự nghĩ: "Chắc chắn, pháp luật này không thể tầm thường, sự xuất gia này không thể tầm thường, vì vương tử Khanda và con vương sư Tissa đã cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, xuất gia từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Vương tử Khanda và con vương sư Tissa đã cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình với Thế Tôn Vipassì, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác. Tại sao chúng ta lại không làm vậy?" Này các Tỷ-kheo, rồi đại chúng ấy gồm khoảng tám vạn bốn ngàn vị đi ra khỏi kinh thành Bandhumatì đến Lộc Uyển Khema, chỗ Thế Tôn Vipassì, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác ở. Khi đến nơi, các vị này đảnh lễ Ngài và ngồi xuống một bên.

    The Buddha Vipassī taught them step by step, with a talk on giving, ethical conduct, and heaven. He explained the drawbacks of sensual pleasures, so sordid and corrupt, and the benefit of renunciation. And when he knew that their minds were ready, pliable, rid of hindrances, joyful, and confident he explained the special teaching of the Buddhas: suffering, its origin, its cessation, and the path. Just as a clean cloth rid of stains would properly absorb dye, in that very seat the stainless, immaculate vision of the Dhamma arose in those 84,000 people: ‘Everything that has a beginning has an end.’

    15. Thế Tôn Vipassì, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác thuận thứ thuyết pháp, thuyết về bố thí, thuyết về trì giới, thuyết về các cõi trời, trình bày sự nguy hiểm, sự hạ liệt, sự nhiễm ô của dục vọng và sự lợi ích của xuất ly. Khi Thế Tôn biết được tâm trí của các vị này đã thuần thục, nhu thuận, thoát ly triền cái, cao thượng và an tịnh, Ngài bèn thuyết pháp thoại mà chư Phật đã đề cao, tức là Khổ, Tập, Diệt, Ðạo. Cũng như tấm vải thuần tịnh, không có tỳ vết rất dễ thấm màu nhuộm, cũng vậy tám vạn bốn ngàn vị này, chính tại chỗ ngồi này, chứng được pháp nhãn xa trần ly cấu: "Phàm pháp gì đã sanh rồi cũng phải diệt".

    They saw, attained, understood, and fathomed the Dhamma. They went beyond doubt, got rid of indecision, and became self-assured and independent of others regarding the Teacher’s instructions. They said to the Buddha Vipassī, ‘Excellent, sir! Excellent!’ And just like Khaṇḍa and Tissa they asked for and received ordination. Then the Buddha taught them further. Being taught like this their minds were soon freed from defilements by not grasping.

    16. Những vị này đã thấy pháp, chứng pháp, ngộ pháp, thể nhập vào pháp, nghi ngờ tiêu trừ, do dự diệt tận, chứng được tự tín, không y cứ người khác đối với đạo pháp của đức Bổn Sư, liền bạch Thế Tôn Vipassì, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác: "Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn! Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn, Như người dựng đứng lại, những gì bị quăng xuống, phơi bày ra những gì bị che kín, chỉ đường cho người bị lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc. Cũng vậy, chánh pháp đã được Thế Tôn dùng nhiều phương tiện trình bày, giải thích. Bạch Thế Tôn, nay chúng con quy y Thế Tôn và quy y Pháp. Bạch Thế Tôn, mong Thế Tôn cho chúng con được xuất gia với Thế Tôn, mong Thế Tôn cho chúng con được thọ đại giới!".

    15. The 84,000 Who Had Gone Forth Previously

    The 84,000 people who had gone forth previously also heard: ‘It seems the Blessed One Vipassī, the perfected one, the fully awakened Buddha, has arrived at Bandhumatī and is staying in the deer park named Sanctuary. And he is teaching the Dhamma!’ Then they too went to see the Buddha Vipassī, realized the Dhamma, went forth, and became freed from defilements.

    15. The 84,000 Who Had Gone Forth Previously

    17. Này các Tỷ-kheo, tám vạn bốn ngàn vị này được xuất gia với Thế Tôn Vipassì, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, được thọ đại giới. Rồi Thế Tôn Vipassì, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác giảng dạy những vị này, khuyến khích, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ với pháp thoại, nêu rõ sự nguy hiểm, sự hạ liệt, sự nhiễm ô của các pháp hữu vi và sự lợi ích của Niết Bàn. Và những vị này, nhờ Thế Tôn Vipassì bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác giảng dạy, khuyến khích, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ với pháp thoại, không bao lâu tâm trí không còn chấp thủ, được giải thoát khỏi các lậu hoặc.

    18. Này các Tỷ-kheo, nay tám vạn bốn ngàn các vị xuất gia từ trước, được nghe: "Thế Tôn Vipassì, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác đã đến kinh thành Bandhumatì, ở tại Lộc Uyển Khema và thuyết pháp". Này các Tỷ-kheo, tám vạn bốn ngàn vị xuất gia này, đi đến Lộc Uyển Khema, chỗ Thế Tôn Vipassì, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác ở. Khi đến nơi, các vị này đảnh lễ Ngài và ngồi xuống một bên.

    19. Thế Tôn Vipassì, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác thuận thứ thuyết pháp, thuyết về bố thí, thuyết về trì giới, thuyết về các cõi trời, trình bày sự nguy hiểm, sự hạ liệt, sự nhiễm ô của dục vọng và sự lợi ích của xuất ly. Khi Thế Tôn biết được tâm trí của các vị này đã thuần thục, nhu thuận, thoát ly triền cái, cao thượng và an tịnh, Ngài bèn thuyết pháp thoại mà chư Phật đã đề cao, tức là Khổ, Tập, Diệt, Ðạo. Cũng như tấm vải thuần tịnh, không có tỳ vết, rất dễ thấm màu nhuộm, cũng vậy tám vạn bốn ngàn vị xuất gia này, chính tại chỗ ngồi này, chứng được pháp nhãn xa trần ly cấu: "Phàm pháp gì đã sanh ra rồi cũng phải diệt".

    20. Những vị này đã thấy pháp, chứng pháp, ngộ pháp, thể nhập vào pháp, nghi ngờ tiêu trừ, do dự diệt tận, chứng được tự tín, không y cứ người khác đối với đạo pháp của đức Bổn Sư, liền bạch Thế Tôn Vipassì, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác: "Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn! Thật vi diệu thay, Bạch Thế Tôn! Như người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, phơi bày ra những gì bị che kín, chỉ đường cho người bị lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc. Cũng vậy chánh pháp đã được Thế Tôn dùng nhiều phương tiện trình bày giải thích. Bạch Thế Tôn, nay chúng con quy y Thế Tôn, quy y Pháp và quy y Tăng. Bạch Thế Tôn, mong Thế Tôn cho chúng con được xuất gia với Thế Tôn, mong Thế Tôn cho chúng con được thọ đại giới!"

    21. Này các Tỷ-kheo, tám vạn bốn ngàn vị xuất gia với Thế Tôn Vipassì, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác được thọ đại giới. Rồi Thế Tôn Vipassì, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác giảng dạy những vị này, khuyến khích, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ với pháp thoại, nêu rõ sự nguy hiểm, sự hạ liệt, sự nhiễm ô của các pháp hữu vi và sự lợi ích của Niết Bàn. Và những vị này nhờ Thế Tôn Vipassì, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác giảng dạy, khuyến khích, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ với pháp thoại, không bao lâu tâm trí không còn chấp thủ, được giải thoát khỏi các lậu hoặc.

    22. Này các Tỷ-kheo, lúc bấy giờ đại chúng Tỷ-kheo khoảng sáu trăm tám mươi vạn vị trú tại kinh đô Bandhumatì, Này các Tỷ-kheo, Thế Tôn Vipassì, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, trong khi yên lặng tịnh cư đã suy nghĩ như sau: "Nay đại chúng Tỷ-kheo khoảng sáu trăm tám mươi vạn vị trú tại kinh thành Bandhumatì. Sao Ta lại không khuyến dạy các vị Tỷ-kheo ấy: "Này các Tỷ-kheo, hãy đi cùng khắp, vì hạnh phúc cho đại chúng, vì an lạc cho đại chúng, vì lòng thương tưởng cho đời, vì hạnh phúc, vì lợi ích, vì an lạc cho loài Người, loài Trời. Chớ có đi hai người cùng một chỗ. Này các Tỷ-kheo, hãy thuyết giảng chánh pháp, sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, nghĩa văn đầy đủ, văn cú vẹn toàn. Hãy nêu rõ đời sống phạm hạnh hoàn toàn thanh tịnh. Có những chúng sanh ít nhiễm bụi đời, nếu không được nghe chánh pháp sẽ bị nguy hại. Nếu được nghe, sẽ thâm hiểu chánh pháp. Cứ sáu năm, hãy đến tại kinh đô Bandhumati để tụng đọc giới bổn".

    23. Này các Tỷ-kheo, một vị Ðại Phạm thiên khác, với tâm tư của mình biết được tâm tư của Thế Tôn Vipassi, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác. Như một vị lực sĩ duỗi cánh tay co lại hay co lại cánh tay đã duỗi ra, vị này biến mất ở cõi Phạm thiên và hiện ra trước mặt Thế Tôn Vipassi, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác. Này các Tỷ kheo, lúc bấy giờ vị Ðại Phạm thiên, đắp thượng y trên một bên vai, chắp tay hướng đến Thế Tôn Vipassì, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác và bạch Ngài: "Như vậy là phải, bạch Thế Tôn! Như vậy là phải, bạch Thiện Thệ! Bạch Thế Tôn, Thế Tôn hãy khuyến dạy đại chúng Tỷ-kheo khoảng sáu trăm tám mươi vạn vị ở kinh đô Bandhumati: "Này các Tỷ-kheo hãy đi cùng khắp, vì hạnh phúc cho đại chúng, vì an lạc cho đại chúng, vì lòng thương tưởng cho đời, vì hạnh phúc, vì lợi ích, vì an lạc cho loài Người, loài Trời. Chớ có đi hai người cùng một chỗ. Này các Tỷ-kheo, hãy thuyết giảng chánh pháp, sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, nghĩa văn đầy đủ, văn cú vẹn toàn. Hãy nêu rõ phạm hạnh hoàn toàn thanh tịnh. Có những chúng sanh ít nhiễm bụi đời, nếu không được nghe chánh pháp sẽ bị nguy hại. Nếu được nghe, sẽ thâm hiểu chánh pháp". Bạch Thế Tôn, chúng con sẽ làm như các vị Tỷ-kheo. Sau sáu năm, các vị này đến kinh đô Bandhumati để tụng đọc giới bổn".

    Này các Tỷ-kheo, Ðại Phạm thiên thuyết như vậy. Sau khi nói xong, vị này đảnh lễ Thế Tôn Vipassi, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, lưng bên hữu hướng về Ngài và biến mất tại chỗ.

    16. The Allowance to Wander

    Now at that time a large Saṅgha of 6,800,000 mendicants were residing at Bandhumatī. As the Buddha Vipassī was in private retreat this thought came to his mind, ‘The Saṅgha residing at Bandhumatī now is large. What if I was to urge them:

    16. The Allowance to Wander

    24. Này các Tỷ-kheo, rồi Thế Tôn Vipassi, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, vào buổi chiều xuất định đứng dậy và nói với các vị Tỷ-kheo: - Này các Tỷ-kheo, trong khi Ta yên lặng tịnh cư tại chỗ thanh vắng, ý nghĩ sau đây khởi lên:

    “Wander forth, mendicants, for the welfare and happiness of the people, out of compassion for the world, for the benefit, welfare, and happiness of gods and humans. Let not two go by one road. Teach the Dhamma that’s good in the beginning, good in the middle, and good in the end, meaningful and well-phrased. And reveal a spiritual practice that’s entirely full and pure. There are beings with little dust in their eyes. They’re in decline because they haven’t heard the teaching. There will be those who understand the teaching! But when six years have passed, you must all come to Bandhumatī to recite the monastic code.”’

    "Nay đại chúng Tỷ-kheo khoảng sáu trăm tám mươi vạn vị trú tại kinh thành Bandhamatì. Sao Ta lại không khuyến dạy các Tỷ-kheo ấy: "Này các Tỷ-kheo, hãy đi cùng khắp vì hạnh phúc cho đại chúng, vì an lạc cho đại chúng, vì lòng thương tưởng cho đời, vì hạnh phúc, vì lợi ích, vì an lạc cho loài Người, loài Trời. Chớ có đi hai người cùng một chỗ. Này các Tỷ-kheo, hãy thuyết giảng chánh pháp, sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, nghĩa lý đầy đủ, văn cú vẹn toàn. Hãy nêu rõ đời sống phạm hạnh hoàn toàn thanh tịnh. Có những chúng sanh ít nhiễm bụi đời, nếu không được nghe chánh pháp sẽ bị nguy hại. Nếu được nghe, sẽ thâm hiểu chánh pháp. Cứ sau sáu năm, hãy đến tại kinh đô Bandhumati để tụng đọc giới bổn".

    Then a certain Great Brahmā, knowing what the Buddha Vipassī was thinking, as easily as a strong person would extend or contract their arm, vanished from the Brahmā realm and reappeared in front of the Buddha Vipassī. He arranged his robe over one shoulder, knelt on his right knee, raised his joined palms toward the Buddha Vipassī, and said, ‘That’s so true, Blessed One! That’s so true, Holy One! The Saṅgha residing at Bandhumatī now is large. Please urge them to wander, as you thought. And sir, I’ll make sure that when six years have passed the mendicants will return to Bandhumatī to recite the monastic code.’

    25. Này các Tỷ-kheo, một Ðại Phạm thiên khác với tâm tư của mình, biết được tâm tư của Ta. Như một vị lực sĩ duỗi cánh tay đã co lại hay co lại cánh tay đã duỗi ra, vị này biến mất ở cõi Phạm thiên và hiện ra trước mắt Ta. Này các Tỷ-kheo, vị Ðại Phạm thiên, đắp thượng y trên một bên vai, chấp tay hướng đến Ta và bạch với ta: "Như vậy là phải, Bạch Thế Tôn! Như vậy là phải. Bạch Thiện Thệ! Bạch Thế Tôn! Thế Tôn hãy khuyến dạy đại chúng Tỷ-kheo khoảng sáu trăm tám mươi vạn vị ở kinh đô Bandhumatì: "Này các Tỷ-kheo, hãy đi cùng khắp, vì hạnh phúc cho đại chúng, vì an lạc cho đại chúng, vì lòng thương tưởng cho đời, vì hạnh phúc, vì lợi ích, vì an lạc cho loài Người, loài Trời. Chớ có đi hai người cùng một chỗ. Này các Tỷ-kheo, hãy thuyết giảng chánh pháp, sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, nghĩa lý đầy đủ, văn cú vẹn toàn. Hãy nêu rõ phạm hạnh hoàn toàn thanh tịnh. Có những chúng sanh ít nhiễm bụi đời, nếu không được nghe chánh pháp, sẽ bị nguy hại. Nếu được nghe, sẽ thâm hiểu chánh pháp. Bạch Thế Tôn, chúng con sẽ làm như các Tỷ-kheo. Sau sáu năm các vị này sẽ đến kinh đô Bandhumatì để tụng đọc giới bổn".

    That’s what that Great Brahmā said. Then he bowed and respectfully circled the Buddha Vipassī, keeping him on his right side, before vanishing right there.

    Này các Tỷ-kheo, vị Ðại Phạm thiên thuyết như vậy. Sau khi nói xong, vị này đảnh lễ Ta, lưng bên hữu hướng về Ta và biến mất tại chỗ.

    Then in the late afternoon, the Buddha Vipassī came out of retreat and addressed the mendicants, telling them all that had happened. Then he said,

    Sau đó, vào buổi chiều muộn, Đức Phật Vipassī xuất gia và nói chuyện với các vị khất sĩ, kể cho họ tất cả những gì đã xảy ra. Sau đó Đức Phật Vipassī nói,

    Wander forth, mendicants, for the welfare and happiness of the people, out of compassion for the world, for the benefit, welfare, and happiness of gods and humans. Let not two go by one road. Teach the Dhamma that’s good in the beginning, good in the middle, and good in the end, meaningful and well-phrased. And reveal a spiritual practice that’s entirely full and pure. There are beings with little dust in their eyes. They’re in decline because they haven’t heard the teaching. There will be those who understand the teaching! But when six years have passed, you must all come to Bandhumatī to recite the monastic code.’

    26. Này các Tỷ-kheo, Ta khuyến dạy các ngươi: "Này các Tỷ-kheo, hãy đi cùng khắp, vì hạnh phúc cho đại chúng, vì an lạc cho đại chúng, vì lòng thương tưởng cho đời, vì hạnh phúc, vì lợi ích, vì an lạc cho loài Người, loài Trời. Chớ có đi hai người cùng một chỗ. Này các Tỷ-kheo, hãy thuyết giảng chánh pháp, sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, nghĩa lý đầy đủ, văn cú vẹn toàn. Hãy nêu rõ đời sống phạm hạnh hoàn toàn thanh tịnh. Có những chúng sanh ít nhiễm bụi đời, nếu không được nghe giảng chánh pháp sẽ bị nguy hại. Nếu được nghe, sẽ thâm hiểu chánh pháp. Cứ sau sáu năm, hãy đến tại kinh đô Bandhumatì để tụng đọc giới bổn".

    Then most of the mendicants departed to wander the country that very day.

    Này các Tỷ-kheo, những Tỷ-kheo ấy, một phần lớn trong ngày ấy đã lên đường đi khắp quốc độ.

    Now at that time there were 84,000 monasteries in India. And when the first year came to an end the deities raised the cry: ‘Good sirs, the first year has ended. Now five years remain. When five years have passed, you must all go to Bandhumatī to recite the monastic code.’

    27. Này các Tỷ-kheo, lúc bấy giờ tại Jambudìpa (Diêm phù đề) có tám vạn bốn ngàn túc xá. Khi một năm vừa mãn, chư Thiên tuyên bố: "Này Hiền giả, một năm vừa mãn, nay còn lại năm năm. Sau năm năm, hãy đến tại kinh đô Bandhamatì để tụng đọc giới bổn!"

    And when the second year … the third year … the fourth year … the fifth year came to an end, the deities raised the cry: ‘Good sirs, the fifth year has ended. Now one year remains. When one year has passed, you must all go to Bandhumatī to recite the monastic code.’

    Hai năm đã mãn, chư Thiên tuyên bố: "Này Hiền giả, hai năm vừa mãn, nay còn lại bốn năm. Sau bốn năm, hãy đến tại kinh đô Bandhumatì để tụng đọc giới bổn!". Ba năm đã mãn, chư Thiên tuyên bố: "Này Hiền giả, ba năm đã mãn, nay còn lại ba năm. Sau ba năm, hãy đến tại kinh đô Bandhumatì để tụng đọc giới bổn!". Bốn năm đã mãn, chư Thiên tuyên bố: "Này Hiền giả, bốn năm đã mãn, nay còn hai năm. Sau hai năm, hãy đến kinh đô Bandhumatì để tụng đọc giới bổn!" Năm năm đã mãn, chư Thiên tuyên bố: "Này Hiền giả, năm năm đã mãn, nay còn lại một năm. Sau một năm, hãy đến tại đô Bandhumati để tụng đọc giới bổn!"

    And when the sixth year came to an end the deities raised the cry: ‘Good sirs, the sixth year has ended. Now is the time that you must go to Bandhumatī to recite the monastic code.’ Then that very day the mendicants went to Bandhumatī to recite the monastic code. Some went by their own psychic power, and some by the psychic power of the deities.

    Sáu năm đã mãn, chư Thiên tuyên bố: "Này Hiền giả, sáu năm đã mãn. Nay đã đến ngày đi đến kinh đo Bandhumati để tụng đọc giới bổn". Này các Tỷ-kheo, các Tỷ-kheo ấy, một số vị với thần lực của mình, một số với thần lực của chư Thiên trong ngày ấy đã đi đến kinh đô Bandhumatì để tụng đọc giới bổn.

    And there the Blessed One Vipassī, the perfected one, the fully awakened Buddha, recited the monastic code thus:

    ‘Patient acceptance is the highest austerity.
    Extinguishment is the highest, say the Buddhas.
    No true renunciate injures another,
    nor does an ascetic hurt another.

    Not to do any evil;
    to embrace the good;
    to purify one’s mind:
    this is the instruction of the Buddhas.

    Not speaking ill nor doing harm;
    restraint in the monastic code;
    moderation in eating;
    staying in remote lodgings;
    commitment to the higher mind—
    this is the instruction of the Buddhas.’

    28. Này các Tỷ-kheo, Thế Tôn Vipassì, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, giữa chúng Tỷ-kheo, tụng đọc giới bổn này:

    "Chư Phật dạy Niết-bàn là đệ nhất.
    "Nhẫn nhục, khổ hạnh, kham nhẫn, là đệ nhất.
    "Người xuất gia hại người xuất gia khác.
    "Hại người khác như vậy không xứng gọi là Sa-môn.

    "Mọi điều ác không làm, hướng tâm các thiện nghiệp.
    "Giữ tâm trí thanh tịnh, chính lời chư Phật dạy.

    "Không chỉ trích, không đánh đập, giữ mình trong giới bổn.
    "Ăn uống có tiết độ, ngủ nghỉ riêng một mình.
    "Hướng tâm đến cao khiết, chính lời chư Phật dạy".

    17. Being Informed by Deities

    At one time, mendicants, I was staying near Ukkaṭṭhā, in the Subhaga Forest at the root of a magnificent sal tree. As I was in private retreat this thought came to mind, ‘It’s not easy to find an abode of sentient beings where I haven’t previously abided in all this long time, except for the gods of the pure abodes. Why don’t I go to see them?’ Then, as easily as a strong person would extend or contract their arm, I vanished from the Subhaga Forest and reappeared with the Aviha gods.

    17. Being Informed by Deities

    29. Này các Tỷ-kheo, một thời ta ở tại Ukkhattha (Úc-Già La), trong rừng Subhaga, dưới gốc cây ta-la vương. Này các Tỷ-kheo, trong khi Ta an lặng tịnh cư, tư tưởng sau đây khởi lên: "Có một trú xứ, một loại chúng sanh rất dễ đến mà Ta từ trước không đến ở trong một thời gian khá lâu! Ðó là chư Thiên Suddhàvàsa (Tịnh Cư thiên). Vậy nay Ta hãy đến chư Thiên ở Tịnh Cư thiên!" Này các Tỷ-kheo, như một lực sĩ duỗi cánh tay đã co lại, hay có lại cánh tay đã duỗi ra, Ta biến mất ở Ukkattha, trong rừng Subhaga, dưới gốc cây Ta-La vương và hiện ra trước chư Thiên ở Tịnh Cư thiên. Trong đại chúng chư Thiên ấy một số vài ngàn chư Thiên đến chỗ Ta ở, đảnh lễ Ta và đứng một bên, chư Thiên ấy đã nói với Ta như sau: "Này Hiền giả, nay đã được chín mươi mốt kiếp, từ khi Thế Tôn Vipassì, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác ra đời. Này Hiền giả, Thế Tôn Vipassì, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác sanh, thuộc chủng tánh Sát Ðế Ly. Này Hiền giả, Thế Tôn Vipassì, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác thuộc danh tánh Kondanna (Câu-Ly-Nhã). Này Hiền giả, trong thời Thế Tôn Vipassì, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, giác ngộ dưới gốc cây Pàtali (Ba-ba-la). Này Hiền giả, hai vị hiền sĩ, đệ nhất đệ tử của Thế Tôn Vipassì, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác tên là Khanda (Kiển-trà) và Tissa (Ðề-xá). Này Hiền giả, trong thời Thế Tôn Vipassì, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác có ba Tăng hội, một Tăng hội sáu trăm tám mươi vạn Tỷ-kheo, một Tăng hội mười vạn Tỷ-kheo, một Tăng hội tám vạn Tỷ-kheo. Này Hiền giả, Thế Tôn Vipassì, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, có vị thị giả Tỷ-kheo tên Asoka (A-dục), vị này là vị thị giả đệ nhất. Này Hiền giả, phụ vương Thế Tôn Vipassì, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, tên là Bandhuma, mẫu hậu tên là Bandhumatì (Bàn-đầu-bà-đề). Kinh thành của vua Bandhuma tên là Bandhumatì. Này Hiền giả, Thế Tôn Vipassì, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác xuất thế tục như thế này, xuất gia như thế này, tinh tấn như thế này, giác ngộ như thế này, chuyển pháp luân như thế này. Này Hiền giả, chúng con là những người đã tu phạm hạnh với Thế Tôn Vipassì, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác đã diệt trừ dục vọng và đã sanh ra tại chỗ này".

    In that order of gods, many thousands, many hundreds of thousands of deities approached me, bowed, stood to one side, and said to me, ‘Ninety-one eons ago, good sir, the Buddha Vipassī arose in the world, perfected and fully awakened. He was born as an aristocrat into an aristocrat family. Koṇḍañña was his clan. He lived for 80,000 years. He was awakened at the root of a trumpet flower tree. He had a fine pair of chief disciples named Khaṇḍa and Tissa. He had three gatherings of disciples—one of 6,800,000, one of 100,000, and one of 80,000—all of them mendicants who had ended their defilements. He had as chief attendant a mendicant named Asoka. His father was King Bandhuma, his birth mother was Queen Bandhumatī, and their capital city was named Bandhumatī. And such was his renunciation, such his going forth, such his striving, such his awakening, and such his rolling forth of the wheel of Dhamma. And good sir, after leading the spiritual life under that Buddha Vipassī we lost our desire for sensual pleasures and were reborn here.’

    30. Này các Tỷ-kheo, lại trong đại chúng chư Thiên ấy, một số vài ngàn chư Thiên (... ... ) một số vài trăm chư Thiên đến chỗ Ta ở, đảnh lễ Ta và đứng một bên. Này các Tỷ-kheo, sau khi đứng một bên, chư Thiên ấy đã nói với Ta: "Này Hiền giả, trong tiền kiếp này, Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác nay ra đời. Này Hiền giả, Thế Tôn, thuộc chủng tánh Sát-đế -lỵ, thuộc gia tộc Sát-đế-lỵ. Này Hiền giả, Thế Tôn thuộc danh tánh Gotama (Cù-đàm). Này Hiền giả, Thế Tôn tuổi thọ không bao nhiêu, ít oi, tuổi thọ loài người khoảng một trăm năm hay hơn một chút. Này Hiền giả, Thế Tôn giác ngộ dưới gốc cây assattha (bát-đa- la). Này Hiền giả, Thế Tôn có hai vị hiền sĩ, đệ nhất đệ tử tên là Sàriputta và Moggallàna (Xá-lợi-phất và Mục kiền-liên). Này Hiền giả, Thế Tôn có một Tăng hội một ngàn hai trăm năm mươi vị. Này Hiền giả, Tăng hội này của Thế Tôn gồm toàn những vị đã diệt trừ lậu hoặc. Này Hiền giả, Thế Tôn có vị thị giả Tỷ-kheo tên là Ananda (A-nan), vị này là thị giả đệ nhất. Này Hiền giả, phụ vương của Thế Tôn tên là Suddhodana (Tịnh Phạn), Hoàng hậu là Màyà (Ma-gia) kinh đô là Kapilavatthu (Ca-tỳ-la-vệ). Này Hiền giả, Thế Tôn xuất thế tục như thế này, xuất gia như thế này, tinh tấn như thế này, giác ngộ như thế này, chuyển pháp luân như thế này. Này Hiền giả, chúng tôi là những người đã tu phạm hạnh với Thế Tôn, đã diệt trừ dục vọng và đã sanh ra tại chỗ này".

    And other deities came and similarly recounted the details of the Buddhas Sikhī, Vessabhū, Kakusandha, Koṇāgamana, and Kassapa.

    ^^^^

    In that order of gods, many hundreds of deities approached me, bowed, stood to one side, and said to me, ‘In the present fortunate eon, good sir, you have arisen in the world, perfected and fully awakened. You were born as an aristocrat into an aristocrat family. Gotama is your clan. For you the life-span is short, brief, and fleeting. A long-lived person lives for a century or a little more. You were awakened at the root of a peepul tree. You have a fine pair of chief disciples named Sāriputta and Moggallāna. You have had one gathering of disciples—1,250 mendicants who had ended their defilements. You have as chief attendant a mendicant named Ānanda. Your father is King Suddhodana, your birth mother was Queen Māyā, and your capital city was Kapilavatthu. And such was your renunciation, such your going forth, such your striving, such your awakening, and such your rolling forth of the wheel of Dhamma. And good sir, after leading the spiritual life under you we lost our desire for sensual pleasures and were reborn here.’

    31. Này các Tỷ-kheo, rồi Ta cùng với chư Thiên Avihà (Vô Nhiệt thiên) đến chư Thiên Atappà (Vô Phiền thiên). Này các Tỷ-kheo, rồi cùng với chư Thiên Avihà và chư Thiên Atappà đến chư Thiên Sudassà (Thiện Kiến thiên). Này các Tỷ-kheo, rồi Ta cùng với chư Thiên Avihà, chư Thiên Atappà và chư Thiên Sudassa đến chư Thiên Sudassi (Thiện Hiện thiên). Này các Tỷ-kheo, rồi Ta cùng với chư Thiên Avihà, chư Thiên Atappà, chư Thiên Sudassà và chư Thiên Sudassì đến chư Thiên Akanitthà (Sắc Cứu Kính thiên). Này các Tỷ-kheo, lại trong Ðại chúng chư Thiên ấy, một số vài ngàn chư Thiên đến chỗ Ta ở, đảnh lễ Ta và đứng một bên. Này các Tỷ-kheo, sau khi đứng một bên, chư Thiên ấy đã nói với Ta như sau: "Này Hiền giả, nay đã được chín mươi mốt kiếp, từ khi Thế Tôn Vipassì, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác ra đời... Này các Tỷ-kheo, lại trong đại chúng chư Thiên ấy, một số vài ngàn chư Thiên (... ... ) một số vài trăm chư Thiên đến chỗ Ta ở, đảnh lễ Ta và đứng một bên. Này các Tỷ-kheo, sau khi đứng một bên, chư Thiên ấy đã nói với Ta: "Này Hiền giả, trong tiền kiếp này, Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác nay ra đời. Này Hiền giả, Thế Tôn, thuộc chủng tánh Sát-đế -lỵ, thuộc gia tộc Sát-đế-lỵ. Này Hiền giả, Thế Tôn thuộc danh tánh Gotama (Cù-đàm). Này Hiền giả, Thế Tôn tuổi thọ không bao nhiêu, ít oi, tuổi thọ loài người khoảng một trăm năm hay hơn một chút. Này Hiền giả, Thế Tôn giác ngộ dưới gốc cây assattha (bát-đa- la). Này Hiền giả, Thế Tôn có hai vị hiền sĩ, đệ nhất đệ tử tên là Sàriputta và Moggallàna (Xá-lợi-phất và Mục kiền-liên). Này Hiền giả, Thế Tôn có một Tăng hội một ngàn hai trăm năm mươi vị. Này Hiền giả, Tăng hội này của Thế Tôn gồm toàn những vị đã diệt trừ lậu hoặc. Này Hiền giả, Thế Tôn có vị thị giả Tỷ-kheo tên là Ananda (A-nan), vị này là thị giả đệ nhất. Này Hiền giả, phụ vương của Thế Tôn tên là Suddhodana (Tịnh Phạn), Hoàng hậu là Màyà (Ma-gia) kinh đô là Kapilavatthu (Ca-tỳ-la-vệ). Này Hiền giả, Thế Tôn xuất thế tục như thế này, xuất gia như thế này, tinh tấn như thế này, giác ngộ như thế này, chuyển pháp luân như thế này. Này Hiền giả, chúng tôi là những người đã tu phạm hạnh với Thế Tôn, đã diệt trừ dục vọng và đã sanh ra tại chỗ này".

    Then together with the Aviha gods I went to see the Atappa gods … the Gods Fair to See … and the Fair Seeing Gods. Then together with all these gods I went to see the Gods of Akaniṭṭha, where we had a similar conversation.

    32. Này các Tỷ-kheo, lại trong đại chúng chư Thiên ấy, một số vài ngàn chư Thiên (như trước) một số vài trăm chư Thiên đến chỗ Ta ở, đảnh lễ Ta và đứng một bên. Này các Tỷ-kheo, sau khi đứng một bên, chư Thiên ấy đã nói với Ta như sau: "Này Hiền giả, trong tiền kiếp này đức Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác nay ra đời... (như đoạn kinh số 30)".

    And that is how the Realized One is able to recollect the caste, names, clans, life-span, chief disciples, and gatherings of disciples of the Buddhas of the past who have become completely extinguished, cut off proliferation, cut off the track, finished off the cycle, and transcended suffering. It is both because I have clearly comprehended the principle of the teachings, and also because the deities told me.”

    33. Này các Tỷ-kheo, như vậy Như Lai khéo chứng đạt pháp giới này, Như Lai nhớ chư Phật quá khứ, những vị này đã nhập Niết-bàn, đã đoạn các chướng đạo, đã chấm dứt sự luân hồi, đã thoát ly mọi đau khổ. Như Lai cũng nhớ đến chủng tánh các vị này cũng nhớ đến danh tánh, cũng nhớ đến tộc tánh, cũng nhớ đến tuổi thọ, cũng nhớ đến hai vị đệ tử, cũng nhớ đến các Tăng hội như sau: "Các bậc Thế Tôn này, sanh tánh là như vậy, danh tánh là như vậy, tộc tánh là như vậy, giới hạnh là như vậy, pháp hạnh là như vậy, tuệ hạnh là như vậy, trí hạnh là như vậy, giải thoát là như vậy".

    That is what the Buddha said. Satisfied, the mendicants were happy with what the Buddha said.

    Thế Tôn thuyết pháp như vậy. Các vị Tỷ-kheo ấy hoan hỷ tín thọ lời dạy của Thế Tôn.

     Chủ biên và điều hành: TT Thích Giác Đẳng.

      Những đóng góp dịch thuật xin gửi về TT Thích Giác Đẳng tại phamdang0308@gmail.com
    Cập nhập ngày: Thứ Sáu 25-12-2020

    webmasters: Minh Hạnh & Thiện Pháp, Thủy Tú & Phạm Cương

     | | trở về đầu trang | Home page |