So I have heard. At one time the Buddha was staying in a forest near Icchānaṅgala.

Như vầy tôi nghe. Một thời Thế Tôn trú ở Icchanankala (Y-xa-năng -gia-la), tại khu rừng Icchanankala.

Now at that time several very well-known well-to-do brahmins were residing in Icchānaṅgala. They included the brahmins Caṅkī, Tārukkha, Pokkharasāti, Jāṇussoṇi, Todeyya, and others. Then as the brahmin students Vāseṭṭha and Bhāradvāja were going for a walk they began to discussion the question of how one is a brahmin.

Lúc bấy giờ có rất nhiều Bà-la-môn danh tiếng và giàu có trú tại Icchanankala như Bà-la-môn Canki, Bà-la-môn Tarukkha, Bà-la-môn Pokkharasati, Bà-la-môn Janussoni, Bà-la-môn Todeyya cùng rất nhiều Bà-la-môn danh tiếng và giàu có khác. Rồi trong khi các thanh niên Bà-la-môn Vasettha và Bharadvaja đang tản bộ du hành, câu chuyện sau đây được khởi lên: "Thế nào là một vị Bà-la-môn?"

Bhāradvāja said this: “When you’re well born on both your mother’s and father’s side, of pure descent, irrefutable and impeccable in questions of ancestry back to the seventh paternal generation—then you’re a brahmin.”

Thanh niên Bharadvaja nói như sau: -- Nếu ai thiện sanh từ mẫu hệ và phụ hệ, huyết thống thanh tịnh cho đến bảy đời tổ phụ, không bị một vết nhơ nào, không bị một dèm pha nào về vấn đề huyết thống thọ sanh, như vậy là làm một vị Bà-la-môn.

Vāseṭṭha said this: “When you’re ethical and accomplished in doing your duties—then you’re a brahmin.”

Thanh niên Vasettha nói như sau: -- Nếu ai có giới hạnh và thành tựu các cấm giới, như vậy là một vị Bà-la-môn.

But neither was able to persuade the other.

Thanh niên Bà-la-môn Bharadvaja không thể thuyết phục thanh niên Bà-la-môn Vasettha, và thanh niên Bà-la-môn Vasettha không thể thuyết phục thanh niên Bharadvaja. Rồi thanh niên Bà-la-môn Vasettha nói với thanh niên Bà-la-môn Bharadvaja:

So Vāseṭṭha said to Bhāradvāja, “Master Bhāradvāja, the ascetic Gotama—a Sakyan, gone forth from a Sakyan family—is staying in a forest near Icchānaṅgala. He has this good reputation: ‘That Blessed One is perfected, a fully awakened Buddha, accomplished in knowledge and conduct, holy, knower of the world, supreme guide for those who wish to train, teacher of gods and humans, awakened, blessed.’ Come, let’s go to see him and ask him about this matter. As he answers, so we’ll remember it.”

“Yes, sir,”

-- Này Bharadvaja, Sa-môn Gotama này là Thích tử, xuất gia từ dòng họ Thích-ca, nay đang trú ở Icchanankala, tại khu rừng Icchanankala. Tiếng đồn tốt đẹp sau đây được truyền đi về Tôn giả Gotama: "Ðây là Thế Tôn... Phật, Thế Tôn". Này Tôn giả Bharadvaja, chúng ta hãy đến Sa-môn Gotama, sau khi đến hãy hỏi Tôn giả Gotama về nghĩa lý này, và Sa-môn Gotama trả lời như thế nào, chúng ta sẽ như vậy thọ trì.

-- Thưa vâng.

replied Bhāradvāja. So they went to the Buddha, and exchanged greetings with him. When the greetings and polite conversation were over, they sat down to one side, and Vāseṭṭha addressed the Buddha in verse:

Thanh niên Bà-la-môn Bharadvaja vâng đáp thanh niên Vasettha. Rồi thanh niên Bà-la-môn Vasettha và Bharadvaja cùng đi đến Thế Tôn, sau khi đến, nói lên với Thế Tôn những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, thanh niên Bà-la-môn Vasettha dùng những bài kệ bạch Thế Tôn:

“We’re both authorized masters
of the three Vedas.
I’m a student of Pokkharasāti,
and he of Tārukkha.

We’re fully qualified
in all the Vedic experts teach.
As philologists and grammarians,
we match our teachers in recitation.
We have a dispute
regarding the question of ancestry.

For Bhāradvāja says that
one is a brahmin due to birth,
but I declare it’s because of one’s actions.
Oh seer, know this as our debate.

Since neither of us was able
to convince the other,
we’ve come to ask you, sir,
renowned as the awakened one.

As people honor with joined palms
the moon on the cusp of waxing,
bowing, they revere
Gotama in the world.

We ask this of Gotama,
the eye arisen in the world:
is one a brahmin due to birth,
or else because of actions?
We don’t know, please tell us,
so that we can know a brahmin.”

Chúng con cả hai người,
Ðược tôn xưng, tự nhận,
Là những bậc thông thái
Cả ba tập Vệ-đà.

Con là đệ tử Ngài,
Pokkharasati,
Còn vị thanh niên này,
Ðệ tử Tarukkha.

Ba Vệ-đà nói gì,
Chúng con đều thông đạt,
Văn cú và văn phạm,
Chúng con đều thấu hiểu,
Thuyết giảng và giải thích,
Thật giống bậc Ðạo sư.

Tôn giả Gotama,
Giữa hai người chúng con
Có sự tranh luận này,
Về huyết thống thọ sanh.

Bharadvaja nói:
"Chính do sự thọ sanh".
Con nói: "Do hành động,
Mới thành Bà-la-môn".

Mong bậc có Pháp nhãn,
Hiểu cho là như vậy.
Cả hai người chúng con,
Không thể thuyết phục nhau.
Chúng con đến hỏi Ngài,
Bậc Chánh Giác tôn xưng.

Như trăng được tròn đầy,
Quần chúng đến chấp tay,
Ðảnh lễ và chiêm ngưỡng.
Cũng vậy, ở trong đời,
Quần chúng đến đảnh lễ,
Gotama Tôn giả.

Chúng con đến hỏi Ngài,
Bậc Pháp nhãn thế gian,
Bà-la-môn do sanh,
Hay chính do hành động?
Chúng con không được biết,
Hãy nói chúng con biết.

“I shall explain to you,” said the Buddha, “accurately and in sequence,
the taxonomy of living creatures,
for species are indeed diverse.

Know the grass and trees,
though they lack self-awareness.
They’re defined by their birth,
for species are indeed diverse.

Next there are bugs and moths,
and so on, to ants and termites.
They’re defined by their birth,
for species are indeed diverse.

Know the quadrupeds, too,
both small and large.
They’re defined by their birth,
for species are indeed diverse.

Know, too, the long-backed snakes,
crawling on their bellies.
They’re defined by their birth,
for species are indeed diverse.

Next know the fish,
whose habitat is the water.
They’re defined by their birth,
for species are indeed diverse.

Next know the birds,
flying with wings as chariots.
They’re defined by their birth,
for species are indeed diverse.

While the differences between these species
are defined by their birth,
the differences between humans
are not defined by their birth.

Not by hair nor by head,
not by ear nor by eye,
not by mouth nor by nose,
not by lips nor by eyebrow,

not by shoulder nor by neck,
not by belly nor by back,
not by buttocks nor by breast,
not by genitals nor by groin,

not by hands nor by feet,
not by fingers nor by nails,
not by knees nor by thighs,
not by color nor by voice:
none of these are defined by birth
as it is for other species.

In individual human bodies
you can’t find such distinctions.
The distinctions among humans
are spoken of by convention.

Anyone among humans
who lives off keeping cattle:
know them, Vāseṭṭha,
as a farmer, not a brahmin.

Anyone among humans
who lives off various professions:
know them, Vāseṭṭha,
as a professional, not a brahmin.

Anyone among humans
who lives off trade:
know them, Vāseṭṭha,
as a trader, not a brahmin.

Anyone among humans
who lives off serving others:
know them, Vāseṭṭha,
as an employee, not a brahmin.

Anyone among humans
who lives off stealing:
know them, Vāseṭṭha,
as a bandit, not a brahmin.

Anyone among humans
who lives off archery:
know them, Vāseṭṭha,
as a soldier, not a brahmin.

Anyone among humans
who lives off priesthood:
know them, Vāseṭṭha,
as a sacrificer, not a brahmin.

Anyone among humans
who taxes village and nation,
know them, Vāseṭṭha,
as a ruler, not a brahmin.

I don’t call someone a brahmin
after the mother or womb they came from.
If they still have attachments,
they’re just someone who says ‘sir’.
One with nothing, never grasping:
that’s who I call a brahmin.

Having cut off all fetters
they have no anxiety.
They’ve got over clinging, and are detached:
that’s who I call a brahmin.

They’ve cut the strap and harness,
the reins and bridle too,
with cross-bar lifted, they’re awakened:
that’s who I call a brahmin.

Abuse, killing, caging:
they endure these without anger.
Patience is their powerful army:
that’s who I call a brahmin.

Not irritable or stuck up,
dutiful in precepts and observances,
tamed, bearing their final body:
that’s who I call a brahmin.

Like rain off a lotus leaf,
like a mustard seed off the point of a pin,
sensual pleasures slide off them:
that’s who I call a brahmin.

They understand for themselves
in this life the end of suffering;
with burden put down, detached:
that’s who I call a brahmin.

Deep in wisdom, intelligent,
expert in the variety of paths;
arrived at the highest goal:
that’s who I call a brahmin.

Socializing with neither
householders nor the homeless.
A migrant without a shelter, few in wishes:
that’s who I call a brahmin.

They’ve laid aside the rod
against creatures firm and frail;
not killing or causing others to kill:
that’s who I call a brahmin.

Not fighting among those who fight,
they’re extinguished among those who’ve taken up arms.
Not grasping among those who grasp:
that’s who I call a brahmin.

They’ve discarded greed and hate,
along with conceit and contempt,
like a mustard seed off the point of a pin:
that’s who I call a brahmin.

The words they utter
are sweet, informative, and true,
and don’t offend anyone:
that’s who I call a brahmin.

They don’t steal anything in the world,
long or short,
fine or coarse, beautiful or ugly:
that’s who I call a brahmin.

They have no hope
for this world or the next;
free of hope, detached:
that’s who I call a brahmin.

They have no clinging,
knowledge has freed them of indecision,
they’ve arrived at the culmination of the deathless:
that’s who I call a brahmin.

They’ve escaped clinging
to both good and bad deeds;
sorrowless, stainless, pure:
that’s who I call a brahmin.

Pure as the spotless moon,
clear and undisturbed,
they’ve ended desire to be reborn:
that’s who I call a brahmin.

They’ve got past this grueling swamp
of delusion, transmigration.
They’ve crossed over to the far shore,
stilled and free of indecision.
They’re extinguished by not grasping:
that’s who I call a brahmin.

They’ve given up sensual stimulations,
and have gone forth from lay life;
they’ve ended rebirth in the sensual realm:
that’s who I call a brahmin.

They’ve given up craving,
and have gone forth from lay life;
they’ve ended craving to be reborn:
that’s who I call a brahmin.

They’ve given up human bonds,
and gone beyond heavenly bonds;
detached from all attachments:
that’s who I call a brahmin.

Giving up discontent and desire,
they’re cooled and free of attachments;
a hero, master of the whole world:
that’s who I call a brahmin.

They know the passing away
and rebirth of all beings;
unattached, holy, awakened:
that’s who I call a brahmin.

Gods, fairies, and humans
don’t know their destiny;
the perfected ones with defilements ended:
that’s who I call a brahmin.

They have nothing before or after,
or even in between;
one with nothing, never grasping:
that’s who I call a brahmin.

Leader of the herd, excellent hero,
great hermit and victor;
unstirred, washed, awakened:
that’s who I call a brahmin.

They know their past lives,
and see heaven and places of loss,
and have attained the end of rebirth:
that’s who I call a brahmin.

For name and clan are assigned
as mere convention in the world.
Arising by mutual agreement,
they’re assigned to each individual.

For a long time this misconception
has prejudiced those who don’t understand.
Ignorant, they declare
that one is a brahmin by birth.

You’re not a brahmin by birth,
nor by birth a non-brahmin.
You’re a brahmin by your deeds,
and by deeds a non-brahmin.

You’re a farmer by your deeds,
by deeds you’re a professional;
you’re a trader by your deeds,
by deeds are you an employee;

you’re a bandit by your deeds,
by deeds you’re a soldier;
you’re a sacrificer by your deeds,
by deeds you’re a ruler.

In this way the astute regard deeds
in accord with truth.
Seeing dependent origination,
they’re expert in deeds and their results.

Deeds make the world go on,
deeds make people go on;
sentient beings are bound by deeds,
like a moving chariot’s linchpin.

By austerity and spiritual practice,
by restraint and by self-control:
that’s how to become a brahmin,
this is the supreme brahmin.

Accomplished in the three knowledges,
peaceful, with rebirth ended,
know them, Vāseṭṭha,
as Brahmā and Sakka to the wise.”

Ðức Thế Tôn bèn nói:

Này Ông Vasettha,
Ta trả lời cho Ông,
Thuận thứ và như thật,
Sự phân loại do sanh,
Của các loại hữu tình,
Chính do sự sanh đẻ,
Do sanh, có dị loại.

Hãy xem cỏ và cây,
Dầu chúng không nhận thức,
Chúng có tướng thọ sanh,
Do sanh, có dị loại.

Hãy xem loại côn trùng,
Bướm đêm, các loại kiến,
Chúng có tướng thọ sanh,
Do sanh, có dị loại.

Hãy xem loại bốn chân,
Loại nhỏ và loại lớn,
Chúng có tướng thọ sanh,
Do sanh, có dị loại.

Hãy xem loài bò sát,
Loại rắn, loại lưng dài,
Chúng có tướng thọ sanh,
Do sanh, có dị loại.

Hãy xem các loại cá,
Loại sinh sống trong nước,
Chúng có tướng thọ sanh,
Da sanh, có dị loại.

Hãy xem các loại chim,
Loại có cánh trên trời,
Chúng có tướng thọ sanh,
Do sanh, có dị loại.

Tùy theo sự thọ sanh,
Chúng có tướng tùy sanh.
Trong thế giới loài Người,
Tướng sanh không có nhiều.

Không ở đầu mái tóc,
Không ở tai, ở mắt,
Không ở miệng, ở mũi,
Không ở môi, ở mày,
Không ở cổ, ở nách,
Không ở bụng, ở lưng,
Không ở ngực, ở vú,
Không âm hộ, hành dâm.

Không ở tay, ở chân,
Không ở ngón, ở móng,
Không ở cổ chân, vế,
Không ở sắc, ở tiếng.

Không tướng, do tùy sanh,
Tùy sanh, loại sai khác.
Trên tự thân con người,
Không có gì đặc biệt.
Chỉ tùy theo danh xưng,
Loài Người được kêu gọi.

Ðối người tự sinh sống.
Chăn bò, lo ruộng đất,
Vasettha hãy biết,
Kẻ ấy là nông phu,
Không phải Bà-la-môn.

Ai sống theo nghề nghiệp,
Vasettha hãy biết,
Kẻ ấy là công thợ,
Không phải Bà-la-môn.

Ai sống nghề buôn bán,
Vasettha hãy biết,
Kẻ ấy là thương nhân,
Không phải Bà-la-môn.

Ai sống hầu hạ người,
Vasettha hãy biết,
Kẻ ấy là nô bộc,
Không phải Bà-la-môn.

Ai sống lấy của người,
Vasettha hãy biết,
Kẻ ấy là kẻ trộm,
Không phải Bà-la-môn.

Ai sống nghề cung tên,
Vasettha hãy biết,
Kẻ ấy là nhà binh,
Không phải Bà-la-môn.

Ai sống nghề tế tự,
Vasettha hãy biết,
Kẻ ấy là tế quan,
Không phải Bà-la-môn.

Ai sống giữa loài Người,
Thọ hưởng làng, quốc độ,
Vasettha hãy biết,
Kẻ ấy là vua chúa,
Không phải Bà-la-môn.

Và Ta không có gọi,
Kẻ ấy Bà-la-môn.
Chỉ vì do thọ sanh,
Dầu vị ấy cao sang,
Dầu vị ấy giàu có,
Nhưng còn ham thế lợi.

Không tham lam thế lợi,
Không chấp thủ sở hữu,
Kẻ ấy Ta mới gọi,
Chánh danh Bà-la-môn.

Vị đoạn tận kiết sử,
Không ai không sợ hãi,
Siêu việt mọi chấp trước,
Thoát ly các hệ phược,
Kẻ ấy Ta mới gọi,
Chánh danh Bà-la-môn.

Cắt dây thừng, dây ách,
Dây cương, cùng dây trói,
Quăng đi cây chắn ngang,
Kẻ ấy Ta mới gọi,
Bậc sáng suốt, giác ngộ,
Chánh danh Bà-la-môn.

Ai không lỗi, chịu đựng,
Nhiếc mắng cùng đánh trói,
Trang bị với nhẫn lực,
Kẻ ấy Ta mới gọi,
Chánh danh Bà-la-môn.

Không phẫn nộ, giữ luật,
Có giới hạnh không kiêu,
Nhiếp phục, thân tối hậu,
Kẻ ấy Ta mới gọi,
Chánh danh Bà-la-môn.

Như nước trên lá sen,
Hột cải trên đỉnh nhọn,
Không tham luyến dục vọng,
Kẻ ấy Ta mới gọi,
Chánh danh Bà-la-môn.

Ai biết ngay đời này
Khổ vì ngã đoạn tận,
Gánh nặng được đặt xuống,
Xa lìa các hệ phược,
Kẻ ấy Ta mới gọi,
Chánh danh Bà-la-môn.

Tuệ thâm sâu, có trí
Thiện xảo đạo phi đạo,
Ðích tối thượng đạt được,
Kẻ ấy Ta mới gọi,
Chánh danh Bà-la-môn.

Ai không còn liên hệ,
Cả tại gia, xuất gia,
Không nhà trú, thiểu dục,
Kẻ ấy Ta mới gọi,
Chánh danh Bà-la-môn.

Bỏ gậy đối chúng sanh,
Kẻ yếu cùng kẻ mạnh,
Không giết, không hại ai,
Kẻ ấy Ta mới gọi,
Chánh danh Bà-la-môn.

Giữa kẻ thù, không thù,
Giữa hung bạo, an tịnh,
Giữa chấp thủ, không chấp,
Kẻ ấy Ta mới gọi,
Chánh danh Bà-la-môn.

Dối, tham, sân, mạn, phú,
Ai bỏ rơi được chúng,
Như hột cải rơi khỏi.
Ðầu nhọn của mũi kim,
Kẻ ấy Ta mới gọi,
Chánh danh Bà-la-môn.

Ai dạy thật nhỏ nhẹ,
Nói lên lời chơn thực,
Không xúc chạm một ai,
Kẻ ấy Ta mới gọi,
Chánh danh Bà-la-môn.

Dài ngắn hay lớn nhỏ,
Thanh tịnh hay bất tịnh,
Ở đời vật dài ngắn,
Lớn, nhỏ, tịnh, bất tịnh,
Không lấy vật không cho,
Kẻ ấy Ta mới gọi,
Chánh danh Bà-la-môn.

Với ai không tham cầu,
Ðời này và đời sau,
Từ bỏ mọi tham cầu,
Ðoạn rời mọi hệ phược,
Kẻ ấy Ta mới gọi,
Chánh danh Bà-la-môn.

Ai không có chấp tàng,
Với trí đoạn nghi hoặc,
Ðạt nhập đáy bất tử.
Kẻ ấy Ta mới gọi,
Chánh danh Bà-la-môn.

Ở đời ai vượt khỏi,
Mọi buộc ràng thiện ác,
Không sầu, không bụi uế,
Kẻ ấy Ta mới gọi,
Chánh danh Bà-la-môn.

Ai không uế, thanh tịnh,
Không gợn, sáng như trăng,
Hỷ, hữu được đoạn trừ,
Kẻ ấy Ta mới gọi,
Chánh danh Bà-la-môn.

Ai vượt qua hiểm lộ,
Ác lộ, luân hồi, si,
Vượt khỏi, đến bờ kia,
Thiền tư, không dao động,
Ðoạn trừ mọi nghi hoặc,
An tịnh, không chấp trước,
Kẻ ấy Ta mới gọi,
Chánh danh Bà-la-môn.

Ở đời, bỏ dục vọng,
Không nhà, sống xuất gia,
Ðoạn trừ dục và hữu,
Kẻ ấy Ta mới gọi,
Chánh danh Bà-la-môn.

Ở đời, bỏ tham ác,
Không nhà, sống xuất gia,
Ðoạn trừ ác và hữu,
Kẻ ấy Ta mới gọi,
Chánh danh Bà-la-môn.

Ai từ bỏ nhân ách,
Vượt qua cả thiên ách,
Ðoạn trừ mọi ách nạn,
Thoát ly mọi hệ phược,
Kẻ ấy Ta mới gọi,
Chánh danh Bà-la-môn.

Từ bỏ lạc, bất lạc,
Thanh lương, không y trú,
Chiến thắng mọi thế giới,
Bậc anh hùng dũng mãnh,
Kẻ ấy Ta mới gọi,
Chánh danh Bà-la-môn.

Ai biết thật hoàn toàn,
Sự sanh diệt chúng sanh,
Không tham trước, Thiện Thệ,
Giác ngộ, đạt chánh giác,
Kẻ ấy Ta mới gọi,
Chánh danh Bà-la-môn.

Không biết chỗ sở thủ,
Thiên, Nhân, Càn-thát-bà,
Lậu hoặc được đoạn trừ,
Bậc Ứng Cúng, La-Hán,
Kẻ ấy Ta mới gọi,
Chánh danh Bà-la-môn.

Ai không có chấp trước,
Ðời trước, sau, đời này,
Không chấp, không sở hữu,
Kẻ ấy Ta mới gọi,
Chánh danh Bà-la-môn.

Ngưu vương, bậc Tối thắng,
Anh hùng, bậc Ðại sĩ,
Bậc Chinh phục, Bất động,
Tắm sạch, bậc Giác Ngộ,
Kẻ ấy Ta mới gọi,
Chánh danh Bà-la-môn.

Ai biết được đời trước,
Thấy được thiện, ác thú,
Ðạt được sanh diệt đoạn,
Kẻ ấy Ta mới gọi,
Chánh danh Bà-la-môn.

Ðiều thế giới cho gọi,
Là "tên" và "gia tộc",
Chỉ tục danh, thông danh,
Danh từ khởi nhiều chỗ.

Ðã lâu đời chấp trước,
Tà kiến của kẻ ngu,
Kẻ ngu tự tuyên bố,
Bà-la-môn do sanh.

Không phải do sanh đẻ,
Ðược gọi Bà-la-môn,
Không phải do sanh đẻ,
Gọi phi Bà-la-môn.

Chính do sự hành động
Ðược gọi Bà-la-môn,
Chính do sự hành động
Gọi phi Bà-la-môn.

Hành động làm nông phu,
Hành động làm công thợ,
Hành động làm lái buôn,
Hành động làm nô bộc.

Hành động làm ăn trộm,
Hành động làm nhà binh.
Hành động làm tế quan,
Hành động làm vua chúa.

Kẻ trí thấy hành động,
Như thật là như vậy.
Thấy rõ lý duyên khởi,
Biết rõ nghiệp dị thục.

Do nghiệp, đời luân chuyển
Do nghiệp, người luân hồi.
Nghiệp trói buộc chúng sanh,
Như trục xe quay bánh.

Do khổ hạnh, Phạm hạnh,
Tiết chế và chế ngự,
Tác thành Bà-la-môn.
Bà-la-môn như vậy,
Mới thật là tối thượng,

Ba Vệ-đà thành tựu,
An tịnh, tái sanh đoạn,
Vesettha nên biết,
Kẻ ấy được Phạm thiên,
Ðược Thiên chủ Sakka,
Biết đến thật tường tận.

When he had spoken, Vāseṭṭha and Bhāradvāja said to him,

Khi được nghe nói vậy, hai thanh niên Bà-la-môn Vasettha và Bharadvaja bạch Thế Tôn:

“Excellent, Master Gotama! Excellent! As if he were righting the overturned, or revealing the hidden, or pointing out the path to the lost, or lighting a lamp in the dark so people with good eyes can see what’s there, Master Gotama has made the teaching clear in many ways. We go for refuge to Master Gotama, to the teaching, and to the mendicant Saṅgha. From this day forth, may Master Gotama remember us as lay followers who have gone for refuge for life.”

-- Thật vi diệu thay, tôn giả Gotama ! Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama ! Như người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, phơi bày ra những gì bị che kín, chỉ đường cho người bị lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc; cũng vậy, Chánh pháp đã được Thế Tôn dùng nhiều phương tiện trình bày, giải thích. Thưa Tôn giả Gotama, nay con xin quy y Tôn giả Gotama, quy y Pháp và quy y chúng Tỷ-kheo. Mong Tôn giả Gotama nhận chúng con làm cư sĩ, từ nay cho đến mạng chung, chúng con trọn đời quy ngưỡng.

Cập nhập ngày: Thứ Năm 31-12-2020

webmasters: Minh Hạnh & Thiện Pháp, Thủy Tú & Phạm Cương


 | | trở về đầu trang | Home page |