Buddhist Dictionary

Manual of Buddhist Terms and Doctrines, 
by NYANATILOKA MAHATHERA

BuddhistDictionary_Nyanatiloka/bdict_cover.jpg (4684 bytes) Preface - Lời Nói Đầu

Abbreviations - Từ Vựng viết tắt

A B C D E F G H I J K L
M N O P R S T U V W Y Z

Appendix - Phụ Lục

Tab I, II, III - BẢNG NHÓM Ý THỨC

BUDDHIST DICTIONARY

-C-

BUDDHIST DICTIONARY

-C-

cāga: 'liberality', is one of the 'blessings' (s. sampadā), 'foundations' (s. adhiṭṭhāna), 'recollections' (s. anussati), 'treasures' (s. dhana ).

cāga: “sự xả thí”, là một trong những “phước lành” (xem sampadā ), “quyết tâm” (xem adhiṭṭhāna), “tùy niệm” (xem anussati), “tài sản” (xem dhana).

cakka: 'wheel', is one of the seven 'precious possessions' (ratana) of a righteous World Emperor (cakkavatti: 'He who owns the Wheel,' cf. D. 26), and symbolizes conquering progress and expanding sovereignty. From that derives the figurative expression dhammacakkaṃ pavatteti, 'he sets rolling the Wheel of the Law' and the name of the Buddha's first sermon, Dhammacakkappavattana Sutta(s. dhamma-cakka).

cakka: Chuyển luân', là một trong bảy 'tài sản quý báu' (ratana) của một vị Vua Chuyển luân Thánh vương(cakkavatti: 'Chuyển Luân Thánh Vương', xem Trường Bộ Kinh 26, Kinh Chuyển Luân Thánh Vương Sư Tử Hống - HT Minh Châu dịch), Vị này trị vì quả đất này cho đến hải biên, dùng Chánh pháp trị nước. Từ đó dẫn đến cách diễn đạt tượng hình Chuyển Pháp Luân (dhammacakkaṃ pavatteti), 'Đức Phật Ngài bắt đầu chuyển Pháp luân' và tên của bài thuyết pháp đầu tiên của Đức Phật, Kinh Chuyển Pháp Luân (Dhammacakkappavattana Sutta(xem bánh xe pháp dhamma-cakka).

Another figurative meaning of C. is 'blessing'. There are 4 such 'auspicious wheels' or 'blessings': living in a suitable locality, company of good people, meritorious acts done in the past, right inclinations (A. IV, 31).

Một nghĩa khác của Cakka là 'phước lành'. Có 4 'bánh xe cát tường' hay 'phúc lành' như vậy: sống ở trú xứ thích hợp, thân cận bậc trí hiền, Công đức trước đã làm, Ða văn nghề nghiệp giỏi, Khéo huấn luyện học tập(Tăng Chi Bộ IV, 31).

Bhava-cakka, 'wheel of existence', or of life, is a name for 'dependent origination' (s. paṭiccasamuppāda).

Bhava-cakka, 'vòng luân hồi', hay của kiếp sinh tồn, là tên của 'Thập Nhị Nhân Duyên' (s. paṭiccasamuppāda).

See The Buddhist Wheel Symbol, by T. B. Karuṇaratane (WHEEL 137/138); The Wheel of Birth and Death, by Bhikkhu Khantipālo (WHEEL 147/149)

Xem The Buddhist Wheel Symbol "Biểu tượng Bánh xe Phật giáo" , của T. B. Karuṇaratane (WHEEL 137/138);The Wheel of Birth and Death " Bánh xe sinh tử", của Bhikkhu Khantipālo (BÁNH XE 147/149)

cakkh' āyatana: 'the base "visual organ" ' (s. āyatana).

cakkh' āyatana: cơ bản 'cơ quan thị giác' (xem āyatana).

cakkhu: 'eye' s. āyatana. - The foll. 5 kinds of 'eyes' are mentioned and explained in CNid. (PTS, p. 235; the first 3 also in It. 52): 1. the physical eye (mamsa cakkhu), 2. the divine eye (dibba-cakkhu; s. abhiññā), 3. the eye of wisdom (paññā-cakkhu), 4 the eye of a Buddha (Buddha-cakkhu), 5. the eye of all-round knowledge (samanta-cakkhu; a frequent appellation of the Buddha).

cakkhu: 'con mắt' xem āyatana. - 5 loại “mắt” được đề cập và giải thích trong kinh Đại Nghỉa Tích - Niddesa - Maha Cula (CNid). (PTS, p. 235; 3 điều đầu tiên cũng có trong Kinh Phật Thuyết Như Vậy 52): 1. Nhục nhãn (Maṃsacakkhu), 2. Thiên nhãn (dibba-cakkhu; xem abhiññā), 3. Tuệ nhãn (paññā -cakkhu), 4. Phật nhãn (Buddha-cakkhu), 5. Biến nhãn (samanta-cakkhu) là toàn giác trí, nhứt thiết chủng trí, trí này như mắt thấy suốt tam giới pháp. Chỉ có Đức Phật Chánh Đẳng Giác mới có loại biến nhãn, tên gọi của Đức Phật). (Kho Tàng Pháp Bảo - HT Giác Giới)

cakkhu-dhātu: 'the element "visual organ" '(s. dhātu).

cakkhu-dhātu: 'Yếu tố mắt" '(xem dhātu).

cakkhu-viññāṇa: 'eye-consciousness' (s. viññāṇa).

cakkhu-viññāṇa: 'nhãn thức' (xem viññāṇa).

cankers: s. āsava.

caraṇa: s. vijjā-caraṇa.

Chìm đắm: lậu hoặc

caraṇa là: đi loanh quanh, dấu chân, tánh hạnh, hạnh kiểm, Vijjā-caraṇa - là đầy đủ tám cái Giác, hay Minh, hay tri kiến; vijja" minh + "carana" hạnh

carita: 'nature, character'. In Vis.M. III there are explained six types of men: the greedy-natured (rāga-carita), the hate-natured (dosa-carita), the stupid or dull-natured (moha-carita), the faithful-natured (saddhā-carita), the intelligent-natured (buddhi-carita), the ruminating-natured (vitakka-carita). - (App.).

carita: 'tập khí, tính cách, hạnh kiểm, sự thực hành, sở hành '. Trong Visuddhi Magga - Thanh Tịnh Đạo. III, có sáu cá tính được giải thích: Tính ái (rāga-carita), Tính sân (dosa-carita), Tính si hay ngu si (moha-carita), Tính tín (saddhā-carita) , Tính trí (buddhi-carita) là người sáng suốt, suy xét nhạy bén, thích tìm hiểu, Tính tầm (Vitakkacārita), có khuynh hướng nghĩ ngợi, giao động, lơ đễnh. . - (xem phần phụ lục.).

cāritta- and vāritta-sīla: 'morality consisting in performance and morality consisting in avoidance,' means "the performance of those moral rules which the Blessed one has ordained to be followed, and the avoidance of those things that the Blessed One has rejected as not to be followed" (Vis.M. III). - (App.).

cāritta-sīla nghĩa là hạnh giới, đạo đức bao gồm việc thực hiện - và vāritta-sīla là tránh giới, là đạo đức bao gồm việc tránh né'. Có nghĩa là "việc thực hiện những giới luật đạo đức mà Đức Thế Tôn đã quy định phải tuân theo, và việc tránh những điều mà Thế Tôn đã bác bỏ như không được tuân theo” ( Visuddhi Magga - Thanh Tịnh Đạo III). - (xem phần phụ lục).

catu-dhātu-vavatthāna: 'analysis of the four elements'; s. dhātu-vavatthāna.

catu-dhātu-vavatthāna: 'đề mục phân tích tứ đại'; xem dhātu-vavatthāna

catu-mahārājika-deva: a class of heavenly beings of the sensuous sphere; s. deva.

catu-mahārājika-deva: Tứ đại thiên vương, một loại thiên nhân thuộc cõi dục giới; xem Chư Thiên .

catu-pārisuddhi-sīla: s. sīla.

catu-pārisuddhi-sīla: Tứ thanh tịnh giới, xem sīla.

catu-vokāra-bhava: 'four-group existence', is the existence in the immaterial world (arūpa-loka; s. loka), since only the four mental groups (feeling, perception, mental formations, consciousness, s. khandha) are found there, the corporeality group being absent. Cf. pañca-vokāra-bhava, eka-vokāra-bhava. (App.: vokāra).

catu-vokāra-bhava: 'tứ uẩn hữu' là bốn tâm quả Vô sắc giới, hay chỉ cho Phạm thiên cõi Vô sắc giới.là sự tồn tại trong thế giới vô sắc (arūpa-loka; xem. loka), vì chỉ có bốn nhóm tâm (thọ, tưởng, hành, thức, xem khandha) được tìm thấy ở đó, nhóm sắc thể vắng mặt. So sánh với pañca-vokāra-bhava, eka-vokāra-bhava. (xem phần phụ lục: vokāra).

cause: cf. paccaya (1). - For the five c. of existence, s. paṭiccasamuppāda (10).

cause: nhân duyên, paccaya (1). - Năm nhân duyên của sự hiện hữu, xem Thập Nhị Nhân Duyên paṭiccasamuppāda (10).

cemetery: ascetic practice of living in a c.; s. dhutaṅga.

cemetery: sự tu khổ hạnh sống nơi tha ma mộ địa.; xem dhutaṅga.

cemetery-meditations: s. sīvathikā.

cemetery-meditations: thiền quán tử thi, xem sīvathikā.

cetanā: 'volition', will, is one of the seven mental factors (cetasika, q.v.) inseparably bound up with all consciousness, namely sensorial or mental impression (phassa), feeling (vedanā), perception (saññā), volition (cetanā), concentration (samādhi), vitality (jīvita), advertence (manasikāra). Cf. Tab. II, III.

cetanā: 'tác ý', ý chí, Tư Tâm Sở là một trong bảy sở hữu tâm (cetasika) gắn bó không thể tách rời với tất cả thức, cụ thể là cảm xúc giác quan hoặc tinh thần xúc (phassa), thọ (vedanā), tưởng (saññā), ý hành (cetanā), nhất tâm (ekaggatā), mạng căn (jivitindriya), chú ý hoặc tác ý (manasikara). xem ở bảng chữ tắt. II, III.

With regard to kammical volition (i.e. wholesome or unwholesome kamma) it is said in A. VI, 13: "Volition is action (kamma), thus I say, o monks; for as soon as volition arises, one does the action, be it by body, speech or mind." For details, s. paṭiccasamuppāda (10), kamma.

Về ý hành nghiệp (tức là nghiệp thiện hay bất thiện), trong A. VI, 13 có nói: “Tác ý là nghiệp(kamma), như vậy, này các Tỷ-kheo, Ta nói, vì ngay khi tác ý khởi lên, người ta thực hiện hành động, bằng thân, khẩu, ý.” Để biết chi tiết, xem Thập Nhị Nhân Duyên paṭiccasamuppāda (10), nghiệp.

cetasika: 'mental things, mental factors', are those mental concomitants which are bound up with the simultaneously arising consciousness (citta = viññāṇa) and conditioned by its presence . Whereas in the Suttas all phenomena of existence are summed up under the aspect of 5 groups: corporeality, feeling, perception, mental formations, consciousness (s. khandha), the Abhidhamma as a rule treats them under the more philosophical 3 aspects: consciousness, mental factors and corporeality (citta, cetasika, rūpa). Thus, of these 3 aspects, the mental factors (cetasika) comprise feeling, perception and the 50 mental formations, altogether 52 mental concomitants. Of these, 25 are lofty qualities (either kammically wholesome or neutral), 14 kammically unwholesome, while 13 are as such kammically neutral, their kammical quality depending on whether they are associated with wholesome, unwholesome or neutral consciousness. For details s. Tab. II, III. Cf. prec. (App . )

cetasika: 'sở hữu tâm', là những tâm sở bị ràng buộc với tâm cùng sanh khởi (citta = viññāṇa) và nhân duyên bởi sự hiện diện của nó. Trong khi trong Kinh, tất cả các hiện tượng hiện hữu được tóm tắt dưới khía cạnh của 5 nhóm: sắc, thọ, tưởng, hành, thức (s. khandha), trong Vi Diệu Pháp như một quy luật xử lý chúng dưới 3 khía cạnh triết học hơn: tâm, các sở hữu tâm và sắc (citta, cetasika, rūpa). Như vậy, trong 3 khía cạnh này, các sở hữu tâm (cetasika) bao gồm thọ, tưởng và 50 hành, tổng cộng là 52 tâm sở. Trong số này, 25 thiện (thiện hoặc vô ký về nghiệp), 14 phẩm chất bất thiện về nghiệp, trong khi 13 phẩm chất vô ký về nghiệp, chất lượng nghiệp của chúng tùy thuộc vào việc chúng có liên quan đến tâm thiện, bất thiện hay vô ký hay không. Để biết chi tiết. xem phần bảng chữ viết tắt. II, III. prec. (phần phụ lục. )

cetaso vinibandha: 'mental bondages', are 5 things which hinder the mind from making right exertion, namely: lust for sensuous objects, for the body, for visible things, for eating and sleeping, and leading the monk's life for the sake of heavenly rebirth. For details, s. A.V, 205; X, 14; D. 33; M. 16. Cf. foll.

cetaso vinibandha: 'sự trót buộc của tâm ý', là tâm tham ái đối với dục vọng, tâm tham ái đối với tự thân, là 5 xiềng xích trong tâm cản trở tâm thực hiện chánh tinh tấn, đó là: 1 - Tham ái, dục cầu về các dục; 2 - Tham ái, dục cầu về tự thân; 3 - Tham ái, dục cầu về các sắc; 4 - Tham ái, dục cầu về ăn uống; 5 - Tham ái, dục cầu về sàng tọa, ngủ nghỉ. Để biết chi tiết, xem Tăng Chi Bộ V, 205; X, 14; Trường Bộ Kinh. 33; Trung Bộ Kinh. 16.

cetokhila: 'mental obduracies', are 5 things which stiffen and hinder the mind from making right exertion, namely: doubt about the Master, about the Doctrine, about the (holy) Brotherhood, about the training, and anger against one's fellow-monks. For details s. A.V, 206, X 14; D. 33; M. 16. Cf. prec.

cetokhila: 'tâm hoang vu', là 5 điều làm cứng ngắc và cản trở tâm thực hiện chánh tinh tấn, đó là: 1. Hoài nghi bậc Đạo Sư (Satthari kaṅkhati), là nghi ngờ, thiếu lòng tin nơi Đức Phật. 2. Hoài nghi Giáo pháp (Dhamme kaṅkhati), là nghi ngờ, thiếu lòng tin nơi lời dạy của Đức Phật, không tin chắc hiệu năng giáo pháp. 3. Hoài nghi Tăng chúng (Saṅghe kaṅkhati), là nghi ngờ, thiếu lòng tin nơi sự thanh tịnh và vai trò của giáo hội tỳ-kheo đệ tử Phật. 4. Hoài nghi Học giới (Sikkhāya kaṅkhati), là nghi ngờ pháp môn tu tập, thiếu lòng tin đối với giới học, định học, tuệ học. 5. Phẫn nộ với Bạn đồng phạm hạnh (Sabrahmacārīsu kupito hoti), có tâm hiềm khích, bất mãn đối với các vị đồng tu. (Kho Tàng Pháp Bảo - HT Giác Giới) . Để biết chi tiết. Tăng Chi Bộ V, 206, X 14; Trường Bộ 33; Trung Bộ 16.

ceto-pariya-ñāṇa: 'penetrating knowledge of the mind (of others)', is one of the 6 higher powers (abhiññā 3, q.v.).

ceto-pariya-ñāṇa: Tha tâm thông, là thấu hiểu tâm của người khác khi họ chỉ khởi tu tưởng nhưng chưa nói ra, là một trong 6 thần thông (abhiññā 3).

ceto-vimutti: 'deliverance of mind'. In the highest sense it signifies the fruition of Arahatship (s. ariya-puggala), and in particular, the concentration associated with it. It is often linked with the 'deliverance through wisdom' (paññā-vimutti, q.v.), e.g. in the ten powers of a Perfect One (s. dasa-bala). See vimokkha I.

ceto-vimutti: 'sự giải thoát của tâm'. Trong ý nghĩa cao nhất, nó biểu thị quả A-la-hán (xem ariya-puggala), và đặc biệt, định liên quan đến nó. Nó thường được liên kết với “Tuệ giải thoát” (paññā-vimutti, q.v.), v.d. trong mười năng lực của Đấng Toàn Thiện ( dasa-bala). Xem vimokkha I.

It is also called 'unshakable deliverance of mind' (akuppa-cetovimutti); further 'boundless d. of m'. (appamāna-c.); 'd. of m. from the conditions of existence, or signless d. of m.' (animittā-cetovimutti.); 'd. of m. from the appendages' (ākincañña-cetovimutti), since that state of mind is free from the 3 bonds, conditions and appendants, i.e. from greed, hatred and ignorance; and since it is void thereof, it is called the 'void deliverance of mind' (suññatā-cetovimutti)

Nó còn được gọi là “Tâm giải thoát bất động ” (akuppa-cetovimutti); hơn nữa 'vô lượng thiền'. (appamāna-ceto.); hay tâm giải thoát vô tướng' (animittā-cetovimutti.); Tâm giải thoát vô sở hữu (ākincañña-cetovimutti), vì trạng thái tâm đó thoát khỏi 3 kiết sử, duyên và các phần phụ, tức là khỏi tham, sân và si; và vì nó không có nên nó được gọi là ‘tâm giải thoát tánh không’ (suññatā-cetovimutti)

In a more restricted sense, 'boundless deliverance of mind' is a name for the 4 boundless states, i.e. loving-kindness, compassion, altruistic joy and equanimity (s. brahma-vihāra); 'd. of m. from the appendages' stands for the 'sphere of nothingness' (ākiñcaññāyatana s. jhāna 7); 'd. of mind from the conditions of existence', for d. of mind due to non-attention to all conditions of existence; 'void d. of m' for d. of m. due to contemplating voidness of self. For further details, s. M. 43.

Theo nghĩa hẹp hơn, “tâm giải thoát vô biên” là tên gọi của Tứ Vô Lượng Tâm, tức là Từ, Bi, Hỷ và Xả (xem brahma-vihāra - Tứ Vô Lượng Tâm); '‘một trạng thái thiền chứng do vượt qua tưởng thức vô biên xứ, với tác ý rằng "Không có chi cả" ‘vô sở hữu xứ’ (ākiñcaññāyatana, xem jhāna 7); ''tâm trí vô biên trước những điều kiện tồn tại', vì tâm vô biên do không chú ý đến mọi sự hiện hữu; vô tướng tâm giải thoát hay tâm vô biên do quán chiếu về tánh Không của tự ngã. Để biết thêm chi tiết, xem Trung Bộ Kinh 43 Kinh Đại Phương Quảng. (thế nào là vô tướng tâm giải thoát? Ở đây, này Hiền giả, vị Tỷ-kheo không tác ý với nhất thiết tướng, đạt và an trú vô tướng tâm định. Như vậy, này Hiền giả, gọi là vô tướng tâm giải thoát. - HT Minh Châu dịch) .

chaḷabhiññā: the 6 'higher powers'; s. abhiññā.

chaḷabhiññā: sáu thần thông hay lục thông'; xem abhiññā.

chaḷabhiñño: an Arahat who is a 'possessor of the 6 higher powers' (s. abhiññā).

chaḷabhiñño: là vị A-la-hán đắc đạo quả hữu thiền, chứng được lục thông' (xem abhiññā).

chanda: intention, desire, will.

1. As an ethically neutral psychological term, in the sense of 'intention', it is one of those general mental factors (cetasika, q.v. Tab. II) taught in the Abhidhamma, the moral quality of which is determined by the character of the volition (cetanā, q.v.) associated therewith. The Com. explains it as 'a wish to do' (kattu-kamyatā-chanda). If intensified, it acts also as a 'predominance condition' (s. paccaya 3).

chanda: Dục, sự ước muốn, ước nguyện, động lực thúc đẩy.

1. Là một từ vựng tâm lý trung lập về mặt đạo đức, theo nghĩa “ý chí” chỉ là một ý muốn làm một việc gì hay thủ đắc một vật gì, thường khởi lên trong tâm mọi chúng sanh., nó là một trong những tâm sở tổng quát (cetasika, Tab II) được dạy trong Vi Diệu Pháp, phẩm chất đạo đức của nó được quyết định bởi đặc tính của tác ý, (cetanā, q.v.) liên hệ với nó. Chú Giải giải thích nó là “Tác dục” (kattu-kamyatā-chanda) tức là sự mong muốn thuộc duy tác. Nếu được tăng cường, nó cũng hoạt động như một 'điều kiện ưu việt' (xem. paccaya 3 - Trưởng Duyên (Adhipatipaccaya).

2. As an evil quality it has the meaning of 'desire', and is frequently coupled with terms for 'sensuality', 'greed', etc., for instance: kāma-cchanda, 'sensuous desire', one of the 5 hindrances (s. nīvaraṇa); chanda-rāga, 'lustful desire' (s. kāma). It is one of the 4 wrong paths (s. agati).

2. Là một phẩm chất xấu xa, nó có nghĩa là 'ham muốn' và thường được kết hợp với các thuật ngữ 'dục lạc', 'tham dục', v.v., chẳng hạn: kāma-chanda, 'ham muốn nhục dục', một trong 5 chướng ngại (xem nīvaraṇa); chanda-rāga, ‘ham muốn tình dục’ (xem kāma - dục). Đó là một trong 4 con đường sai trái (xem agati - đi sai đường).

3. As a good quality it is a righteous will or zeal (dhamma-chanda) and occurs, e.g. in the formula of the 4 right efforts (s. padhāna): "The monk rouses his will (chandaṃ janeti)...." If intensified, it is one of the 4 roads to power (s. Iddhipāda ).

3. Là một phẩm chất tốt, đó là ý chí đúng đắn hay lòng nhiệt thành (dhamma-chanda - Pháp dục) Sự ham muốn chơn chánh; sự mong muốn tạo các Thiện Pháp, ví dụ: trong phương pháp của bốn sự tinh cần hay chánh cần(xem padhāna - sự tinh cần): "Vị tu sĩ phát huy ý chí (chandaṃ janeti)..." Nếu được tăng cường, nó là một trong 4 con đường dẫn đến quyền lực (xem Iddhipāda - Tứ như ý túc ).

change, contemplation of: one of the 18 chief kinds of insight (vipassanā, q.v.) .

change, contemplation of: quán chiếu về ly khai: là một trong 18 loại tuệ minh sát, tuệ thứ 18, tuệ vivaṭṭanānupassanā - quán xét về ly khai cần được biết rõ. (xem vipassanā, q.v.).

chaos: cf. kappa.

character: On the 6 kinds of human character, s. carita.

chaos: đại kiếp, so sánh với kappa.

character: cá tính: có 6 loại cá tính khuynh hướng nội tâm cá biệt của mỗi con người, xem carita: 1. Tính ái (Rāgacarita), có khuynh hướng tham luyến, ái nhiễm. 2. Tính sân (Dosacarita), có khuynh hướng nóng nảy, dễ bực mình, dễ bất bình. 3. Tính si (Mohacarita), có khuynh hướng mê muội, tối dạ, ngu mê. 4. Tính tín (Saddhācarita), có khuynh hướng nhẹ dạ cả tin, thích sùng bái, dễ chấp nhận 5. Tính trí (Buddhacarita, ñāṇacarita), có khuynh hướng sáng suốt, suy xét nhạy bén, thích tìm hiểu. 6. Tính tầm (Vitakkacārita), có khuynh hướng nghĩ ngợi, giao động, lơ đễnh. .

characteristics of existence, the. 3: ti-lakkhaṇa (q.v.).

characteristics of existence, đặc tính của sự hiện hữu, Ba đặc tính (ti-lakkhaṇa) là vô thường (anicca), đau khổ (dukkha), và vô ngã (anattā)(q.v.)

chaste life: brahma-cariya (q.v.).

chief-elements, the 4: Mahā-bhūta (q.v.) - dhātu (q.v.).

chaste life: phạm Hạnh brahmacariya: Ðời sống thánh thiện, một đời sống cống hiến cho sự phát triển tinh thần. .

chief-elements tứ đại hiển hay bốn đại chủng: 1. Địa đại. (Pathavī dhātu). 2. Thủy đại. (Āpo dhātu). 3. Hỏa đại. (Tejo dhātu). 4. Phong đại. (Vāyo dhātu). Mahā-bhūta (q.v.) - dhātu (q.v.)

cintā-maya-paññā: 'Wisdom (or knowledge) based on thinking', s. paññā.

cintā-maya-paññā: Tuệ tư, trí sáng suốt do suy nghĩ, do quán xét., xem paññā.

citta: 'mind', 'consciousness', 'state of consciousness', is a synonym of mano (q.v.) and viññāṇa (s. khandha and Tab. 1). Dhs. divides all phenomena into consciousness (citta), mental concomitants (cetasika, q.v.) and corporeality (rūpa).

citta: 'tâm', 'ý thức', 'trạng thái ý thức', là từ đồng nghĩa của mano (q.v.) và viññāṇa (xem khandha và phần các chữ viết tắt 1). Dhammasaṅgaṇi - Bộ Pháp Tụ chia mọi hiện tượng thành tâm (citta), tâm sở (cetasika, q.v.) và sắc pháp (rūpa).

In adhicitta, 'higher mentality', it signifies the concentrated, quietened mind, and is one of the 3 trainings (s. sikkhā). The concentration (or intensification) of consciousness is one of the 4 roads to power (s. Iddhipāda ).

Trong chữ adhicitta dịch là tâm cao cấp, nó biểu thị tâm trí tập trung, tĩnh lặng và là một trong 3 học giới (xem sikkhā, Có ba sự học tập (sikkhā) là : Giới học(sīla sikkhā), định học (samādhi sikkhā) và tuệ học (paññāsikkhā).). Sự tập trung (hoặc tăng cường) của ý thức là một trong 4 con đường dẫn đến quyền lực (xem Iddhipāda ).

citta-ja (citta-samuṭṭhāna)-rūpa: 'mind-produced corporeality'; s. samuṭṭhāna.

citta-ja (citta-samuṭṭhāna)-rūpa: 'sắc pháp do tâm tạo'; xem samuṭṭhāna tức hiện tượng sanh khởi của những phần khác nhau cấu thành sắc pháp, là sự phát sanh, căn nguyên, nguyên nhân.

citta-kammaññatā:°lahutā, °mudutā, °paguññatā, °passaddhi, °ujukatā ; s. Tab. II.

citta-kammaññatā là thích tâm:°lahutā là nhẹ nhàng, °mudutā là trạng thái không cương ngạnh, dễ dàng chấp nhận điều tốt đẹp của người hay những lỗi lầm của mình, °paguññatā là thành thạo, °passaddhi là khinh an, °ujukatā ujukatā có nghĩa là thẳng thắn, chánh trực, không quanh co ; xem Tab. II.

cittakkhaṇa: 'consciousness-moment', is the time occupied by one single stage in the perceptual process or cognitive series (cittavīthi; s. viññāṇa-kicca). This moment again is subdivided into the genetic (uppāda), static (ṭhiti) and dissolving (bhaṅga) moment. One such moment is said in the commentaries to be of inconceivably short duration and to last not longer than the billionth part of the time occupied by a flash of lightning. However that may be, we ourselves know from experience that it is possible within one single second to dream of innumerable things and events. In A. I, 10 it is said: "Nothing, o monks, do I know that changes so rapidly as consciousness. Scarcely anything may be found that could be compared with this so rapidly changing consciousness." (App. khaṇa).

cittakkhaṇa: khoảnh khắc tâm, hay nhiều sát-na tâm', là thời gian được chiếm giữ bởi một giai đoạn duy nhất trong tiến trình nhận thức hay lộ trình tâm (cittavīthi; xem viññāṇa-kicca là chức năng của thức hay phận sự của tâm). Sát na này lại được chia thành sát na sinh khởi (uppāda), trụ (ṭhiti) và diệt (bhaṅga). Các bản chú giải nói rằng một sát na như vậy có thời gian ngắn đến mức không thể tưởng tượng nổi và kéo dài không quá một phần tỷ thời gian bị một tia sét. Dù điều đó có thể như thế nào đi nữa thì bản thân chúng ta cũng biết qua kinh nghiệm rằng có thể chỉ trong một giây thôi cũng có thể mơ thấy vô số sự vật và sự kiện. Trong Tăng Chi Bộ. I, 10 có nói: “Này các Tỳ-kheo, ta biết không có gì thay đổi nhanh chóng như tâm thức. Hiếm có điều gì có thể so sánh được với tâm thức thay đổi nhanh chóng đến thế này.” (xem phần phụ lục từ vựng khaṇa nghĩa là sát na).

cittānupassanā: 'contemplation of consciousness', is one of the 4 Foundations of Mindfulness (Satipaṭṭhāna, q.v.)

cittānupassanā: 'Tâm Quán Niệm Xứ', là một trong Thiền Quán Tứ Niệm Xứ (Satipaṭṭhāna, q.v.)

citta-samuṭṭhāna-rūpa: 'mind-produced corporeality'; s. samuṭṭhāna.

citta-samuṭṭhāna-rūpa: ''sắc pháp do tâm tạo'; xem samuṭṭhāna tức hiện tượng sanh khởi của những phần khác nhau cấu thành sắc pháp, là sự phát sanh, căn nguyên, nguyên nhân.

citta-saṅkhāra: s. saṅkhāra.

citta-saṅkhāra: tâm hành, xem saṅkhāra hành.

citta-santāna: 'consciousness-continuity'; s. santāna.

citta-santāna: 'giòng tâm thức'; s. santāna.

cittassekaggatā: 'one-pointedness of mind', is a synonym of concentration, or samādhi (q.v.)

cittassekaggatā: 'sự nhất tâm', là từ đồng nghĩa của sự tập trung, hay samādhi thiền định(q.v.)

citta-vipallāsa: 'perversion of mind'; s. vipallāsa

citta-vipallāsa: 'Tâm hư ảo'; xem vipallāsa

citta-visuddhi: 'purification of mind', is the 2nd of the 7 stages of purification (visuddhi, II,. q.v.).

citta-visuddhi: 'Tâm Tịnh', là giai đoạn thứ 2 trong 7 giai đoạn tịnh tâm (visuddhi, II,. q.v.).

citta-vīthi: 'process of consciousness'; s. viññāṇa-kicca.

citta-vīthi: 'lộ trình tâm'; xem viññāṇa-kicca..

cittekaggatā = cittassekaggatā (q.v.).

cittekaggatā là định, nhất tâm = cittassekaggatā là an tịnh, hỷ lạc và nhất hành tâm (q.v.).

clarity of consciousness: sampajañña (q.v.).

clarity of consciousness: hiểu biết rõ ràng, tỉnh giác sampajañña (q.v.).

clinging, the 4 kinds of: upādāna (q.v.).

clinging là Thủ là nắm giữ, chấp thủ, bám níu, đeo chặt, có 4 loại: upādāna (q.v.)

cognitive series: s. viññāṇa-kicca.

cognitive series là chức năng của thức: xem viññāṇa-kicca

companionship: Influence of good and bad° = saṃseva (q.v.) .

companionship sự hợp tác, sự thân cận: Ảnh hưởng của điều tốt và điều xấu° = saṃseva (q.v.)

compassion: karuṇā; s. brahma-vihāra.

compassion lòng bi mẫn: karuṇā là từ bi; xem brahma-vihāra

comprehension: clear c.: s. sampajañña. - c. in insight, s. sammasana. - As an alternative tr. for full understanding, s. pariññā .

comprehension là nhận thức: clear comprehension là nhận thức rõ ràng, tỉnh giác: xem sampajañña. comprehension in ínight là sự hiểu biết sâu sắc, Hiểu biết toàn diện, đầy đủ, xem sammasana. Là một thay thế để có sự hiểu biết đầy đủ, xem pariññā là liễu tri .

co-nascence: sahajāta-paccaya, is one of the 24 conditions (paccaya, q.v.) .

Co-nascence là Câu Sinh Duyên: sahajāta-paccaya, là một trong 24 duyên (paccaya, q.v.).

conceit: māna (q.v.); further s. saṃyojana

conceit ngã mạn: māna (q.v.); bổ sung xem saṃyojana dịch là kiết sử hoặc là pháp trói buộc

concentration: samādhi (q.v.) - right°, s. sacca (IV. 8), magga (8). - wrong°, s. micchā-magga (8).

concentration định: samādhi (q.v.) concentration - right là chánh định°, xem sacca (IV. 8), magga (8). concentration- wrong là tà định °, xem micchā-magga tà đạo(8).

conception 1. thought-c°: cf. vitakka-vicāra.

quan niệm 1. thought-conception nghĩa là tầm-tứ°: cf. vitakka-vicāra.

conception 2. (in the mother's womb): okkanti (q.v.).

Sự thụ thai 2. (chỉ sự nhập vào thai bào): okkanti (q.v.

conditions, the 24: paccaya (q.v.)

Duyên hệ, có 24 duyên

conditions of existence, deliverance from the: see cetovimutti; vimokkha.

conditions of existence là sự giải thoát của tâm, không còn dao động: xem cetovimutti; vimokkha.

confidence: s. saddhā.

confidence: xem saddhā nghĩa là Tín, sự tín ngưỡng, sự tin tưởng.

consciousness: viññāṇa (s. khandha), citta (q.v.), mano (q v ) - Moment of °: citta-kkhaṇa (q.v.). Contemplation of °: cittānupassanā: s. Satipaṭṭhāna- Corporeality produced by °: citta-ja-rūpa, s. samuṭṭhāna - Abodes or supports of °: cf. viññāṇaṭṭhiti (q.v.) Functions of °: viññāṇa-kicca (q.v.).

consciousness: tâm thức - viññāṇa (xem khandha - uẩn), citta - tâm(q.v.), mano - ý (q v ) - Moment of °: citta-kkhaṇa - Thời gian hiện hữu của một tâm gọi là sát na tâm - (q.v.). Contemplation of -cittānupassanā - Quán tâm, xem Satipaṭṭhāna- Corporeality produced by - các niệm xứ°: citta-ja-rūpa - sắc tâm, xem samuṭṭhāna - Abodes or supports of - sự phát sanh, căn nguyên, nguyên nhân, Sự sanh khởi của sắc thể °: cf. viññāṇaṭṭhiti - trú, nơi ở của chúng sanh(q.v.) Functions of °: viññāṇa-kicca - chức năng của thức, hay phận sự của tâm(q.v.).

contemplation: s. anupassanā.

contemplation: quán tưởng xem anupassanā tùy quán, quán tưởng.

contentedness (with whatever robe, etc.) belongs to the noble usages: ariya-vaṃsa (q.v.).

contentedness sự tri túc (với bất kỳ y cà sa nào, v.v.) thuộc về những cách sử dụng cao quý: ariya-vaṃsa - tứ như ý túc, Bốn truyền thống bậc thánh(q.v.).

contentment: appicchatā, is one of the ascetic virtues. Cf. A. X, 181-90.

contentment - thiểu dục : appicchatā, thiểu dục, pháp của Đức Phật có đặc tính bỏ ham muốn, khiến người thực hành không tham cầu danh lợi, là một trong những đức tính khổ hạnh. Cf. Tăng Chi Bộ X, 181-90.

contiguity: samanantara-paccaya, is one of the 24 conditions (paccaya, q.v.).

contiguity - Đẳng Vô Gián Duyên : samanantara-paccaya, là một trong 24 duyên (paccaya, q.v.).

continuity (of body, subconsciousness, consciousness or groups of existence): santāna (q.v.).

continuity tính tương tục (của cơ thể, tiềm thức, ý thức hoặc các nhóm hiện hữu): santāna sự liên tục, sự liên tiếp, (q.v.).

control, effort of: s. padhāna

control, sự kiểm soát, nỗ lực: xem padhāna là sự cố-gắng thực-hiện một điều gì đó bằng sự kiên-trì với quyết tâm mạnh-mẽ

conventional (expression or truth): s. desanā.

conventional thuyết giảng (biểu hiện hoặc sự thật): xem desanā - thuyết giảng.

corporeality: produced through consciousness, kamma, etc.; s. samuṭṭhāna. - Sensitive c.: pasāda-rūpa. (q.v.).

corporeality - sắc thể, sắc-tinh: được tạo ra thông qua thức, nghiệp, v.v.; xem samuṭṭhāna - tức hiện tượng sanh khởi của những phần khác nhau cấu thành sắc pháp. - Sensitive corporeality.: pasāda-rūpa - sắc-tinh. (q.v.).

corporeality and mind: s. nāma-rūpa.

corporeality là Sắc, mind là Danh : xem nāma-rūpa.

corporeality-group: rūpa-kkhandha: s. khandha.

corporeality-group: rūpa-kkhandha là sắc uẩn: xem khandha.

corporeality-perceptions: rūpa-saññā: s. jhāna.

corporeality-perceptions: rūpa-saññā là sắc tưởng: xem jhāna.

corruptions: s. upakkilesa .

corruptions: xem upakkilesa tùy phiền não, nghĩa là sự nhơ bẩn, phiền não, cái gì làm cho hư hỏng, cho trở ngại.

cosmogony: cf. kappa.

cosmogony: cf. kappa một đại kiếp

counteractive kamma: upapīḷaka kamma; s. kamma.

counteractive kamma: upapīḷaka kamma là chướng nghiệp; xem kamma - nghiệp.

counter-image (during concentration): s. nimitta, kasiṇa, samādhi.

counter-image là định tướng (trong thiền định): xem nimitta - định tướng, kasiṇa - đề mục thiền, samādhi - thiền định

course of action (wholesome or unwholesome): kammapatha (q.v.).

course of action là nghiệp đạo (thiện hay bất thiện): kammapatha - nghiệp đạo (q.v.).

covetousness: abhijjhā (q.v.); further s. kamma-patha (1).

covetousness: abhijjhā là ham muốn, tham đắm, Tâm tham, hài lòng nơi đối tượng đáng hài lòng, đáng ưa thích, cho là tốt, đem lại sự lợi ích. (q.v.); nghĩa khác xem kamma-patha - nghiệp đạo(1)

cowardice: s. agati.

cowardice: xem agati là thiên vị, tư vị

craving: taṇhā (q.v.), rāga (q.v.); further s. mūla.

craving: taṇhā là ái dục (q.v.), rāga là khát ái hay nhiễm đắm (q.v.); xem nghĩa khác mūla nguồn gốc, cội rễ

created, the: saṅkhata (q.v.).

created, the: saṅkhata - điều kiện, sửa lại, phát sanh, trở thành, tạo thành do nguyên nhân. (q.v.)

cuti-citta: 'death-consciousness', lit. 'departing consciousness', is one of the 14 functions of consciousness (viññāṇa-kicca q.v.).

cuti-citta: 'tâm tử', văn bản 'tâm diệt', là một trong 14 chức năng của thức (viññāṇa-kicca q.v.).

cutūpapāta-ñāṇa: the 'knowledge of the vanishing and reappearing' (of beings) is identical with the divine eye; s. abhiññā.

cutūpapāta-ñāṇa: Sanh tử minh, là trí thông biết rõ sự sanh tử của chúng sanh theo duyên nghiệp. Minh này có tên gọi khác nữa là Thiên nhãn minh (Dibbacakkhuñāṇa), xem abhiññā. (Kho Tàng Pháp Học - HT Giác Giới)

cycle of existence: s. saṃsarā, vatta.

cycle of existence: vòng luân hồi, xem saṃsarā - luân hồi, vatta - luân, vòng quanh, xoay quanh, chung quanh, vòng tròn

 

Trang 1 | A | B | C | D | E | F | G | H | I | J | K | L | M | N | O | P | Q | R | S | T | U | V | W | Y | Z


 | | Cập nhập ngày: Thứ Năm ngày 2 tháng 3, 2023

webmasters: Nguyễn Văn Hòa & Minh Hạnh

trở về đầu trang
| Home page |


free hit counter