www.dieuphap.com

 
Thư Thầy Tṛ
Lời Giới Thiệu
Lá thư thứ  1
Lá thư thứ  2
Lá thư thứ  3
Lá thư thứ  4
Lá thư thứ  5
Lá thư thứ  6
Lá thư thứ  7
Lá thư thứ  8
Lá thư thứ  9
Lá thư thứ  10
Lá thư thứ  11
Lá thư thứ  12
Lá thư thứ  13
Lá thư thứ  14
Lá thư thứ  15
Lá thư thứ  16
Lá thư thứ  17
Lá thư thứ  18
Lá thư thứ  19
Lá thư thứ  20
Lá thư thứ  21
Lá thư thứ  22
Lá thư thứ  23
Lá thư thứ  24
Lá thư thứ  25
Lá thư thứ  26
Lá thư thứ  27
Lá thư thứ  28
Lá thư thứ  29
Lá thư thứ  30
Lá thư thứ  31
Lá thư thứ  32
Lá thư thứ  33
Lá thư thứ  34
Lá thư thứ  35
Lá thư thứ  36
Lá thư thứ  37
Lá thư thứ  38
Lá thư thứ  39
Lá thư thứ  40
Lá thư thứ  41
Lá thư thứ  42
Lá thư thứ  43







Tuyển Tập Thư Thầy

Tỳ kheo Viên Minh



Phật tử TTNM đánh máy từ tuyển tập Thư Thầy

Lá Thư Thứ 13

Lá thư thứ 13

 

Ngày…. tháng… năm…

 

Con thương mến,

 

Thư con viết khá rành mạch chứng tỏ con có tiến bộ nhiều. Diễn tả rành mạch nội tâm ḿnh là kết quả của chánh niệm tỉnh giác. Một người thiếu sáng suốt, thiếu tỉnh thức và tự tri không làm được điều đó.

 

Những điều con giải bày chứng tỏ con đă bắt đầu lănh hội và thể nghiệm được những ǵ thầy đă hướng dẫn, thầy mừng cho con.

 

Trong thư con có bốn điểm thầy c̣n phải giải thích thêm:

 

1/ Khi tâm trí ta không bị chi phối bởi những dao động của t́nh và lư như vui, buồn, mừng, giận, thương, ghét hay kiến chấp, vọng tưởng, ư hệ v.v… th́ đó không phải là trạng thái vô cảm giác. Nó không phải là trạng thái ngưng đọng hoặc thụ động như cơn nhập định, xuất thần, giấc ngủ hay trạng thái bị thôi miên. Trái lại lúc ấy là lúc tâm trí bén nhạy nhất mà người ta có thể gọi nó là trực giác, bát nhă (panna) hay trí tuệ quán chiếu (vipassanà-nànà). V́ tâm lúc ấy có đủ ba yếu tố: sáng suốt (tuệ), an tĩnh (định) và trong lành (giới). Nếu để ư kỹ hơn ta sẽ thấy tâm ấy c̣n có những trạng thái phụ thuộc như linh động, thích ứng, ngay thực, tế nhị, nhẹ nhàng, thoải mái v.v… chắc chắn đó không phải là bệnh tâm lư đâu. Trái lại, đó là liều thuốc tối thượng của tâm hồn, như Hoàng Đế Nội Kinh (một cuốn sách Đông y được liệt vào hàng Kinh) đă nói:

 

Điềm đạm hư vô chân khí tùng chi

Tinh thần nội thủ bịnh an tùng lai

 

Nghĩa là khi tâm hồn sáng suốt, định tĩnh và trong lành là khi bệnh tật chóng tiêu tan và chân khí chóng hồi phục nhất.

 

Về phương diện sám hối cũng vậy. Khi tâm trí vọng động là tội lỗi phát sinh. Khi tâm trí an tịnh là tội lỗi tiêu tan (tội từ tâm khởi đem tâm sám, tâm đựơc tịnh rồi tội liền tiêu) cho nên chỉ cần thấu hiểu được tâm tính ḿnh để tự ổn định là có ngay một tâm hồn lành mạnh trong sáng.

 

Tóm lại, sáng suốt, định tĩnh, trong lành là yếu tố chữa bệnh tâm thần chứ không phải là bệnh tâm thần như con nói.

 

2/ Khi chờ đợi con thường tưởng tượng ra một cái ǵ tốt đẹp để khỏi sốt ruột và căng thẳng, như vậy cũng tạm được nhưng quả không phải là thượng sách. V́ nó chỉ tạm giải quyết vấn đề chứ không giải quyết đến tận gốc. Cũng như khi bệnh ta có quyền uống thuốc để cho qua cơn bệnh, nhưng nếu bản thân ta vẫn là nguyên nhân gây ra các thứ bệnh th́ ta phải cứ uống thuốc hoài. Người chữa bệnh thực sự phải t́m hiểu nguyên nhân, điều kiện, bệnh trạng, kết quả v.v… bệnh của ḿnh và giải quyết ngay từ bản thân th́ không những có thể tự chữa được bệnh mà c̣n ngăn ngừa đựơc bệnh nữa. Y học dạy ta pḥng bệnh hơn chữa bệnh mà muốn pḥng bệnh ta phải biết bệnh ấy là ǵ đă chứ, phải không con?

 

Sốt ruột, căng thẳng, bực ḿnh không phải phát sinh ở sự chờ đợi, chờ đợi chỉ là điều kiện (duyên) kích thích cho sốt ruột, bực ḿnh phát sinh. Vậy quan sát kỹ ta sẽ thấy chính sốt ruột, căng thẳng, bực ḿnh là bệnh trạng phát xuất từ nguyên nhân nội tâm thiếu ổn định, thiếu tu tập, một nội tâm hoang dă. Con phải tự khám phá sự bực ḿnh từ nguồn gốc của nó để thấy rơ nguyên nhân, và giải quyết nó từ đây. Chánh niệm tỉnh giác giúp con làm việc đó một cách dễ dàng. Khi cơn bực ḿnh phát sinh, trước hết con hăy giảm trừ những điều phụ thuộc để đối diện ngay với yếu tố chính. Sự chờ đợi là phụ thuộc v́ nó chỉ là điều kiện (duyên), đau khổ là phụ thuộc v́ nó là kết quả thụ động, chính sự bực ḿnh (bệnh trạng) mới phát xuất trực tiếp từ nguồn gốc (nguyên nhân) của nó là nội tâm. Với chánh niệm, tỉnh giác rất tự nhiên con soi chiếu vào trạng thái bực ḿnh ấy và theo dơi cho đến khi nó diệt, nghĩa là nó trở về nguồn gốc chưa sinh của nó. Ở đó con t́m lại được sự quân b́nh hay ổn định của nội tâm.

 

Trong Phật giáo người ta gọi hành tŕnh này là Tứ Diệu Đế: thấy khổ, thấy nguyên nhân phát sinh ra khổ, thấy khổ đi đến hoại diệt và thấy yếu tố nào đưa khổ đi đến hoại diệt (khổ, tập, diệt, đạo).

 

Trong Đạo Đức Kinh của Lăo Tử gọi đó là tiến tŕnh “quy căn viết tịnh, thị vị viết phục mạng, phục mạng viết thường, tri thường viết minh” (trở về gốc của tâm gọi là tịnh, cũng gọi là phục mạng, phục mạng là thường, biết được tâm thường ấy gọi là minh).

 

Thấy bực ḿnh, thấy bực ḿnh trở về gốc, hay diệt, tức là chữa được nó tận gốc. Như vậy đ̣i hỏi con phải đối diện với sự thật, không trốn chạy, không giải quyết tạm thời.

 

3/ Vấn đề thiền tuệ và thiền định thầy có giảng giải trong nhiều thư chắc con cũng có đọc rồi. Rất nhiều người lầm lẫn thiền tuệ với thiền định. Sống thiền hay sống đạo theo thiền tông hoàn toàn khác với nhập định. Định là tập trung tư tưởng vào một đối tượng để đưa tâm vào một trạng thái an nghỉ gọi là “ngoại tức chư duyên, nội tâm tĩnh chỉ” (cắt đứt hoàn cảnh bên ngoài và bên trong tâm ngưng lắng).

 

Thường người ta gọi chung thiền gồm cả định và tuệ, nhưng thực ra Tuệ nghiêng về Quán c̣n Định nghiêng về Chỉ. Trong đạo Phật cả Chỉ lẫn Quán đều được dùng. Nhưng phần đông nói tới tu thiền là nói tới Chỉ (định) với những phương pháp tập trung tư tưởng làm cho tâm tĩnh chỉ, có khi rơi vào trạng thái không c̣n hay biết ǵ nữa. Ngược lại, một số người khác đả kích thiền định, chủ trương thiền là “kiến tánh thành Phật” mà thôi. C̣n khi nói tới Quán th́ người ta lại hiểu theo nghĩa suy nghĩ về sự chết, về vô thường, về sự khổ, về vô ngă, về bất tịnh v.v….

 

Thấy sự lệch lạc đó, nhiều thiền sư kêu gọi Phật tử trở lại chỉ quán song tu, tức là tâm vừa sáng suốt vừa định tĩnh, trong đó Chỉ là định tĩnh bất loạn, và Quán là sáng suốt thấy biết như thật. Chỉ quán song tu cũng c̣n gọi là định tuệ song tu, theo nghĩa tâm vừa có yếu tố định (an tĩnh) vừa có yếu tố tuệ (sáng suốt), chứ không phải dành một thời gian để tu chỉ rồi một thời gian khác để tu quán như người ta thường làm.

 

V́ tâm thường dao động, căng thẳng và tiêu ṃn sinh lực nên ta cũng cần phải tu tập chỉ tịnh (định) để lấy lại thăng bằng phục hồi nguyên khí, nhưng khi người ta đă biết cách định tuệ song tu th́ h́nh như ít ai c̣n quan tâm đến thiền định nữa. Thực ra chánh định vẫn được Đức Phật khuyến khích v́ nó có những lợi ích như :

 

- Chế ngự tâm tán loạn.

- Được định tĩnh nhất tâm.

- Được hiện tại lạc trú.

- Phát huy năng lực thắng trí.

- Làm nền tảng cho trí tuệ.

 

Tiếc rằng thiền định rất khó tu, cần theo đúng phương pháp và có thầy hướng dẫn, bằng không có khi không những không ổn định được tâm ư mà c̣n bị tẩu hỏa nhập ma nữa. V́ vậy có nhiều vị Thiền sư cấm hẳn đệ tử tu chỉ tịnh theo lối tọa thiền nhập định.

**

 

Một hôm, Chí Thành bạch với Lục Tổ Huệ Năng:

 

- Thầy con hằng chỉ dạy đại chúng trụ tâm quán tịnh, ngồi măi không nằm.

 

Tổ nói:

 

- Trụ tâm quán tịnh là bệnh, chớ chẳng phải thiền, ngồi măi th́ bó buộc thân thể, không lợi ích chi, hăy nghe kệ:

 

Khi sống ngồi không nằm

Chết rồi nằm chẳng ngồi

Gốc thiệt đầu xương thối

Làm sao lập công tội!

 

Đoạn trên Tổ Huệ Năng chê ngồi trụ tâm là chưa phải đạo, Ngài c̣n gọi đó là bệnh v́ nó là ngưng tụ tâm, mất linh động và hoạt dụng của một tâm sáng suốt. Mặc dù định cũng có lợi ích nhưng nghiêng về định quá tâm dễ sinh thụ động hôn trầm. Người tu tập tọa thiền thường rơi và hai cực đoan nguy hiểm, một là không định được nên phải gia công tinh tấn nhiều, đưa đến tâm dao động, căng thẳng, mệt mỏi. Hai là đạt được định th́ dính mắc vào trạng thái tĩnh chỉ, ngưng tụ, đưa đến tâm thụ động, hôn trầm, tŕ trệ. Đó là chưa kể những sai lầm khác rất dễ đưa đến điên loạn, mất quân b́nh nội tâm, và dễ bực ḿnh với đời sống hàng ngày, với hoàn cảnh chung quanh nữa.

 

Thiền tuệ hay tuệ quán Vipassanà thực ra cũng chính là định tuệ song tu. V́ mặc dù không chuyên về định, thiền tuệ vẫn dùng đến yếu tố định, nhưng không tập trung tư tưởng vào một đối tượng duy nhất để đưa tới tĩnh chỉ (nhập định) mà là chú tâm, nghĩa là tâm định tĩnh vừa đủ để không bị phân tâm khi quán chiếu thực tại. Trong thiền tuệ, chánh niệm thuộc về định, c̣n tỉnh giác thuộc về tuệ. Cả hai không thể tách rời nhau được.

 

4/ Tin thầy và lệ thuộc vào thầy là hai điều khác biệt. Có những người tin mù quáng, tôn sùng vị thầy của ḿnh triệt để nhưng hoàn toàn bị lệ thuộc vào thầy, như vậy chỉ có một phần lợi ích rất nhỏ. Đức Phật đă từng tuyên bố rằng Ngài là người chỉ đường c̣n mỗi người phải tự thắp đuốc lên mà đi. Nếu con tin thầy v́ con thấy những ǵ thầy dạy là đúng và khi thực hành những lời dạy ấy có đem lại lợi ích thiết thực th́ không ai có thể tước đoạt niềm tin ấy của con. Cho dù một mai thầy không c̣n nữa con vẫn không mất niềm tin và những ǵ con thực hành vẫn đem lại lợi ích cho con măi măi. Bổn phận của vị thầy là giữ vững niềm tin nơi người đệ tử, và đồng thời không để người đệ tử lệ thuộc vào ḿnh. Giữ vững niềm tin không có nghĩa là bắt đệ tử tin nơi ḿnh, nhưng phải hướng dẫn đúng đắn để người đệ tử tin tưởng vào chính họ. Không để đệ tử lệ thuộc vào ḿnh không có nghĩa là từ bỏ họ, mà giúp họ có thể tự đứng vững một ḿnh.

 

Đă hiểu được những điều thầy dạy, đă thực hành có kết quả những lời dạy ấy th́ con c̣n sợ ǵ một mai không c̣n thầy nữa. Con cứ yên tâm, chưa bao giờ thầy bỏ rơi một người đệ tử và chẳng bao giờ thầy bắt một người đệ tử lệ thuộc thầy.

 

Thân ái chào con.

Thầy

-ooOoo-