Bản tin ngày 25 tháng 08 năm 2005

 

Đề án chiếu môt quang ảnh về tượng Phật tại Bamiyan bằng tia laser.

 

TT Giác Đẳng: Bản tin đầu tiên được gửi đến qúi vị là một nhà nghệ thuật người Nhật Bản hiện đang sống tại Hoa Ky`, anh đă bố trí và xin phép để thực hiện một tác phẩm nghệ thuật, tác phẩm nghệ thuật này được diễn ra tại một vị trí rất lịch sử và đặc biệt liên quan đến Phật giáo đó là Bamiyan ở A Phú Hăn. Như chúng ta được biết rằng pho tượng đại Phật ở Bamiyan bị chính phủ Taliban phá hủy vào năm 2001. Hiện nay có rất nhiều nỗ lực để tái tạo pho tượng này, cho đến hôm nay thi` người ta đă có một số bước tiến rất quan trọng. Tuy nhiên trong trường hợp này thi` nhà nghệ thuật Hiro Yamagata đă đưa ra một đề án và đề án này đă bắt đầu được thực hiện, là sẽ chiếu một quang ảnh về tượng Phật đó bằng kỹ thuật tia sáng laser và để có được điện để chiếu thi` người ta phải xây cất một nhà máy điện chạy bằng gió trong khu vựa Bamiyan này để có điện chiếu quang ảnh lên trên nền của bức tượng cũ.

 


Bức hi`nh mô họa show tri`nh diễn quang ảnh tượng Đại Phật tại Bamiyan sẽ giống như vậy

 

Thật ra đây là một tác phẩm mang tính nghệ thuật, tuy nhiên là một công tri`nh nghệ thuật rất tốn kém, người ta phải tốn 14 máy laser như vậy để có thể chiếu được pho tượng Phật đúng theo dạng nguyên thủy và chúng ta được biết rằng với kỹ thuật hiện tại người ta có thể làm như một tượng nổi chứ không phải là tượng hai chiều. Ngoài hệ thống điện chạy bằng quạt gió thi` một số khác sẽ xử dụng bằng năng lượng mặt trời. Công tri`nh này được thực hiện bởi bản thân của anh cùng với công ty xe hơi của Đức, công ty Mercedes bảo trợ.

 

 

Theo anh Hiro Yamagata, nhà nghệ thuật đang thực hiện công tri`nh này thi` hi`nh ảnh Đức Phật tại Bamiyan trước sự tàn phá cũng như nỗ lực hiện tại để trùng tu tái tạo nó là một dấu ấn lịch sử, và trong thế kỷ này đă nói lên tại sao nhân loại vẫn có thể làm nên một việc ngông cuồng, điên rồ và cái hệ quả khó lường được, và bổn phận của những người co`n tỉnh táo, bổn phận của những người sống với lương tri là làm thế nào nhắc nhở cho cộng đồng nhân loại thấy rằng chúng ta phải nỗ lực nhiều hơn nữa để tránh một thảm trạng huỷ diệt văn hoá như vậy xảy ra trong tương lai, Đức Phật là hi`nh ảnh của đại từ và mặc dù những người Hồi giáo cực đoan Taliban phá hủy pho tượng Phật trong một thái độ rất lỗ măng, rất cực đoan đầy tính ky` thị của họ. Thế nhưng cho đến ngày hôm nay không có người Phật tử nào nhân danh việc đó để có những bạo động, có những bạo loạn giết chết những người Hồi giáo bởi vi` nghĩ rằng pho tượng Phật bị phá hủy. Đối với những người Tây Phương thi` đạo Phật không phải chỉ có khuôn mặt nhân từ của Đức Phật và những lời dạy nhân từ của Đức Phật, mà chính lời dậy đầy từ bi đó đă thấm nhuần trong thế giới của những người con Phật, không có người Phật tử nào có thể nhân danh Đức Phật, nhân danh lời dậy của Ngài để gây tổn thương đến chúng sanh khác cho dù để trả đủa đối với một hành động phá hoại.

 

Người ta ướt chừng công tri`nh này sẽ bắt đầu vào tháng Ba năm 2006 và hoàn tất vào tháng Sáu năm 2007 với 140 máy điện bằng quạt gió sẽ tạo nên một công tri`nh có thể nói rằng nổi bật ở thành phố Bamiyan, và mỗi một nhà máy phát điện như vậy sẽ tạo khoảng 4000 kilowatt điện lực, có thể nói rằng đây là một công tri`nh quy mô cần nhiều nhân sự và tiền bạc. Hiện tại theo anh Hiro Yamagata thi` công tri`nh này với phương diện tài chánh đă được bảo trợ đầy đủ, vấn đề co`n lại chỉ là sự thực hiện mà thôi.

 

Tích Lan

 

Bà Tổng Thống Tích Lan Chandrika Kumaratunga đă nhân buổi lễ khánh thành một công tri`nh Phật giáo tại Tích Lan đă tuyên bố rằng chính phủ Tích Lan có một bổn phận đặc biệt là bảo vệ và gi`n giữ Phật giáo. Phật giáo không phải chỉ là một tôn giáo tại Tích Lan mà Phật giáo là một gia tài, một truyền thống và một sự tồn tại của đất nước Tích Lan qua suốt 23 thế kỷ vừa qua, kể từ khi vương quốc đầu tiên được thành lập tại xứ này. Mặc dù Tích Lan ngày nay là một quốc gia có nhiều tôn giáo và đặc biệt ở trong một bối cảnh đang có cuộc nội chiến vi` sự tranh đấu đ̣i ly khai của một số người Tamil ở miền bắc Tích Lan, nhưng vị Tổng Thống Tích Lan nói rằng không có nghĩa là những thách thức hiện tại sẽ dẫn người ta đến chỗ kết luận là một lúc nào đó Phật giáo ở Tích Lan sẽ xuống hàng thứ yếu hay trở thành một tôn giáo như những tôn giáo khác. Chính phủ Tích Lan trong lănh vực ngoại giao từ Liên Hiệp Quốc cho đến những nước khác luôn luôn có những lên tiếng cổ vơ làm thế nào sự gi`n giữ di sản văn hoá Phật giáo được tồn tại không phải chỉ riêng đất nước Tích Lan mà cả thế giới này. Trong ba quốc gia Tích lan, Miến Điện và Thái Lan thi` có thể nói rằng trên phương diện tổ chức xă hội Thái Lan có lợi thế rất lớn vi` đây là một quốc gia mà Phật giáo là quốc giáo và có một cơ cấu chùa chiền Tăng lữ đông đảo mạnh mẽ, riêng về xứ Tích Lan thi` nguồn máy chính trị hiện nay của Tích Lan vẫn cho thấy một điều rằng người Tích Lan đặc biệt quan tâm làm thế nào để bảo vệ một tôn giáo mà có rất ít tiền bạc và có rất ít khả năng để chống cự lại những xâm thực văn hoá ồ ạt từ bên ngoài nhất là từ Phương Tây. Lời phát biểu của Tổng Thống Tích Lan có thể được xem như là một trong những đường hướng quan trọng mà chính phủ Tích Lan đă và đang theo đuổi.