Bản tin ngày 03 tháng 08 năm 2005

 

TT Giác Đẳng: Từ chùa Pháp Luân chúng tôi xin gửi đến Qúi Ngài và qúi vị bản tin Phật giáo trong ngày.

 

Bangladesh

 

Theo một công bố mới đây của bộ thông tin chính phủ Bangladesh thi` những nhà nghiên cứu về Hy Lạp và Latin đă đưa ra một y' kiến nhận định về lịch sử và có lẽ được xem như một y' kiến tương đối rất mới đó là đại đế Alexander the Great một vị đại đế của Macedonia một vùng phía bắc của Hy Lạp mà chúng ta thường cho rằng một vị hoàng đế Hy Lạp. Chính ra thi` đại đế Alexander the Great đă là vị vua từ Macedonia xâm lăng miền Trung Á và Ấn Độ. Có thể nói rằng đây là một vị thiên tài về quân sự đánh đâu thắng đó, nhưng một điều vẫn tương đối bí mật cho đến ngày hôm nay là sự rút quân rất sớm của đại đế Alexander the Great ra khỏi Ấn Độ. Câu trả lời của các sử gia hiện nay là có thể vi` sự hùng mạnh của một quốc gia Phật giáo mà ngày nay chúng ta được biết đến nằm trong vùng Bangladesh, thời bấy giờ chúng ta gọi là Banga, tại đó đă khiến cho vị hoàng đế này cảm thấy rằng cách tốt nhất không nên ở lại quá lâu. Điều đó là một nhận định tương đối mới và hứa hẹn nhiều tranh luận thú vị, nhưng ở trong quá khứ người ta thường nghĩ rằng Ấn Độ trong sự xâm lăng này đă mất đi sức mạnh của một quốc gia mà triều đại Mauryan tức là ở trong đó có vua A Dục đă tạo nên một thanh thế lừng lẫy cho Ấn Độ. Theo các sử gia thi` quả thật Alexander the Great đă có những thành công trong chuyến chinh phục này nhưng đă rút quân rất sớm, sớm hơn dự tưởng khiến cho nhiều người ngạc nhiên, nhất là những sử gia nghiên cứu về lịch sử và họ tin rằng chính vi` sức mạnh của vương quốc Phật giáo nằm toạ lạc tại Bangladesh một vùng đất mà chúng ta biết đến ngày nay.

 

Thái Lan

 

Một phương án trường học Phật giáo được thử nghiệm được nhiều nhà nghiên cứu cho rằng đó là một thử nghiệm thành công. Ngày hôm nay tại Thái Lan người ta vẫn cố gắng để ti`m cách làm thế nào tại học đường trong nền giáo dục công lập mà ở đó cho thấy rằng sự giáo dục về Phật pháp giúp ích cho học sinh.

 

Thử nghiệm phương án trường học Phật Giáo : “Một sự thành công”


Được viết bởi Sirikul Bunnag, Bangkok Post, Nguyên lư Phật Giáo đă thành công trong lớp học.


Bangkok, Thailandngày 25 tháng 7, 2005 -Sau sự thành công của một dự án dẫn đường, Chai Nat có thể trở thành tỉnh đầu tiên nơi tất cả các trường học tán thành việc áp dụng những nguyên lư của Phật Giáo vào sự giáo huấn học sinh.
Trong số 203 trường công lập sơ cấp và trung cấp, 80 trường đă chuyển từ loại trường tổng quát thành các trường Phật Giáo sau lần thử nghiệm cách đây một năm.
Ông Wasant Naniew, hiệu trưởng của khu vực giáo dục trung tâm tỉnh, diễn tả sự toại nguyện với việc thử nghiệm, mà ông nói đă giúp học sinh đạt được kỷ luật tốt hơn và khuyến khích học sinh xử dụng thời gian một cách thông minh, cả trong và ngoài lớp học.
Ông Wasant đă nói: “Dự án này sẽ được mở rộng ra khắp tất cả các trường công lập trong suốt năm học này, với sự hợp tác của vị Sư Trưởng của Tỉnh. Sư Trưởng sẽ đưa Chư Tăng đến để tổ chức các hoạt động tôn giáo cho tất cả các trường vào mỗi tuần.”
Cho rằng 99 % học sinh trong tỉnh là Phật tử, ông lạc quan về chương tŕnh này. Học sinh trong các tôn giáo khác sẽ không bị bắt buộc gia nhập vào các hoạt động của Phật tử mặc dù đang theo học trường Phật Giáo, ông nói.
Một trường Phật Giáo là một trong năm loại trường học do tiểu bang thiết kế và sáng lập bởi Bộ Giáo Dục từ năm 2003. Những trường khác là trường tổng quát, trường quốc tế và song ngữ, trường kỷ thuật cao cấp xử dụng thông tin kỹ thuật mới như dụng cụ cho giáo sư, và trường cho trẻ em được tưởng thưởng.
Nguyên lư chính yếu trong một trường Phật Giáo là áp dụng Giáo Pháp của Đức Phật vào việc giảng dạy và học hỏi.
Trường Sri Samosorn ở trong một vùng của quận Nong Mamong thuộc tỉnh Chai Nat, là một trong 80 trường đă gia nhập chương tŕnh năm qua. Trường đă có những vấn đề với các học sinh thiếu kỹ luật như để tóc dài, trốn học, hút thuốc, căi vă , cưỡng bức t́nh dục, trước khi trường gia nhập dự án.
Giám đốc trường, Ông Samrit Rongthong, đă nói tất cả các tệ hại này đă được giảm thiểu, bao gồm một sự giảm sụt rơ rệt trong số những em hút thuốc từ 50 xuống c̣n 10, và các vấn đề đánh nhau và cưỡng bức t́nh dục. Các tai nạn gây ra do học sinh đua xe gắn máy th́ bây giờ đă trở thành quá khứ, ông nói.
Ông Giám Học của trường nói: “Ngày nay học sinh thương mến nhau hơn và bắt đầu cảm nhận được giá trị đời sống của chính các em.”
Ch́a khóa thành công của trường là áp dụng Giáo Pháp của Đức Phật vào luân lư, sự tập trung và ư thức đến tất cả các họat động. Học sinh đọc kinh và tham thiền vào mỗi buổi sáng trước khi lớp học bắt đầu và vào buổi chiều trước khi rời trường. Các em cũng đi chùa trong mỗi ngày lễ”, ông nói.
“Chư Tăng được thỉnh đến trường mỗi thứ Sáu để giảng dạy giáo pháp hai giờ cho học sinh”, ông nói.
“Sĩ số học sinh ghi danh năm nay gia tăng đă phản ảnh sự thành công này”, ông nói, “với 120 học sinh xin ghi danh vào trường - tăng lên 20%” .
(tinhtan dich)

Cách đây hai hôm chúng tôi có được dịp nói chuyện với một ông Thứ Trưởng bộ Giáo Dục Thái Lan trong khi ông đến thăm viếng thành phố Houston về bản tin này thi` ông nói rằng vào thập niên sáu mươi đa số những ngôi chùa của Thái Lan đều có trường học và trường học tổ chức trong chùa nhưng trong thập niên đó người ta cố gắng để biến những ngôi trường học trong chùa thành những trường công lập, mặc dù toạ lạc trong chùa nhưng nền giáo dục hoàn toàn biệt lập, nhưng trong nỗ lực gần đây trong nhiều thí nghiệm cho thấy rằng những ngôi trường công lập nếu biến trở lại thành những ngôi chùa Phật Giáo mà chúng ta gọi là trường đạo thi` sự giáo dục sẽ tốt đẹp hơn nhiều, và phải nói trong nỗ lực biến 8000 trường học trở lại thành 8000 ngôi trường Phật Giáo thi` chỉ có Thái Lan mới thực hiện được chứ không có bất cứ một quốc gia nào trên thế giới có thể làm được chuyện này.

 

Cambodia.

 

Trong một bản tin được gửi đi từ Australian Broadcasting Corporation (ABC Radio Australia) ngày hôm qua có đề cập đến một nhóm 67 người Khmer người Việt gốc Cambochia tại lục tỉnh đang xin tỵ nạn tại Nam Vang, trong số 67 người thi` có 24 vị là Tăng sĩ Phật giáo, tất cả đều đến từ lục tỉnh và đang có mặt tại Nam Vang. Ban đầu những người này cư trú trong một ngôi chùa và sau đó vi` những họ đă nộp đơn xin được hưởng qui chế tỵ nạn với cao ủy Liên Hiệp Quốc, nên Liên Hiệp Quốc đă thuyên chuyển những người này luôn cả những vị Tăng sĩ vào trong một trại tỵ nạn ở Nam Bi`nh. Nhưng theo lời phát ngôn của Cao Ủy Liên Hiệp Quốc thi` những người tỵ nạn này, và nhất là những vị Sư có quyền trở lại ngôi chùa bất cứ khi nào mi`nh muốn, những người này vẫn chưa có một công bố rơ ràng về tại sao họ đi tỵ nạn, nhưng theo các viên chức làm việc cho Cao Ủy thi` những nhà Sư là những người Việt gốc Cambochia này đă bị chính quyền Việt Nam bức bách một điểm gi` đó nằm ngoài y' muốn của họ, tại miền Nam Việt Nam hôm nay có 12 triệu người Việt gốc Cambochia và đa số đều theo đạo Phật ./.