Bản tin ngày 01 tháng 05 năm 2005

 

TT Giác Đẳng: Từ chùa Pháp Luân, thành phố Houston, Texas Hoa ky` chúng tôi xin gửi đến qúi Ngài và quí vị bản tin Phật sự trong ngày.

 

Trong bản tin Phật sự ngày hôm nay chúng tôi đặc biệt dành trọn bản tin này để nói về vai tro` và đường hướng của Phật giáo Việt Nam nhân biến cố 30 tháng Tư năm 1975.  Cuối tuần này người Việt Nam ở trong nước và ngoài nước đă tổ chức những buổi meeting, những buổi biểu ti`nh để đánh dấu biến cố 30 tháng Tư năm 1975.  Đă 30 năm rồi từ khi biến cố đó xảy ra, cho dù có muốn hay không, hoặc giả có biết hay không biết thi` biến cố đó đă ảnh hưởng một cách sâu đậm, một cách toàn diện đến tất cả mọi người Việt Nam.  Dù là những người Việt Nam sanh ra trước năm 1975 hay sau này, dù là những người đang sống ở trong nước và ngoài nước. 

 

Hơn nửa thế kỷ qua tại Việt Nam, Phật Giáo đă đóng một vai tro` có thể nói rằng không thể không quan tâm đến khi đề cập đến hiện ti`nh chung của Phật Giáo Việt Nam và nhân ngày đánh dấu biến cố 30 tháng Tư này, chúng ta thử nhi`n lại những gi` mà Phật Giáo đă tham gia, đă vận động, và những hệ hoạ của nó đă dẫn đi về đâu.  Lịch sử có thể không lập lại, nhưng mà nó là một điều rất cần thiết để chúng ta có thể nhi`n lại lịch sử và rút từ đó những bài học quan trọng.  Cho đến ngày hôm nay thi` đối với đảng cộng sản Việt Nam và đối với một số người miền Bắc thi` cuộc chiến tranh Việt Nam vẫn là một cuộc chiến thần thánh mà người ta luôn luôn hănh diện để nói đến.  Nhưng với một con số không nhỏ khác và đối với hầu hết người miền Nam thi` đó là cuộc chiến tranh phi ly'.  Người miền Bắc họ nghĩ rằng họ sẽ vào miền Nam để giải phóng người miền Nam để đánh Mỹ, để đuổi Mỹ ra khỏi nước Việt miền Nam.  Nhưng chính thật ra người miền Nam không cần một sự giải phóng đó, và người Mỹ thật sự chỉ đặt chân đến miền Nam khi họ nhận thấy rằng có một hiểm họa cộng sản đe dọa miền Nam.  Phải nói rằng chưa bao giờ người Mỹ biến miền Nam trở thành một thứ thuộc địa và chưa bao giờ người miền Nam nhận thấy có một nhu cầu gi` để đánh Mỹ cứu nước cả. 

 

Cuộc chiến tranh đó phát xuất từ một quan niệm mà Dương Thu Hương một nhà văn miền Bắc có lúc viết ở trong "Thiên Đường Mù" là "một chiến tranh phi ly'."  Hàng triệu người Việt Nam đă chết, bao nhiêu thanh niên Việt Nam đă bỏ xác trên dăy Trường Sơn.  Có thể nói rằng trong 30 năm chiến tranh đó không biết bao nhiêu máu và nước mắt đă đổ xuống, dĩ nhiên với những người chiến thắng thi` reo ho` vui mừng, nhưng rất ít ai để thấy rằng sự chiến thắng đó đă phải trả bằng một giá quá đắt và hoàn toàn vô nghĩa với phần lớn người Việt Nam, mà có lẽ ở trong sự đau thương tận cùng thi` người ta đều mong muốn hướng đến nền hoà bi`nh.  Hoà bi`nh ở đây chỉ là một khái niệm rất đơn giản trong lo`ng người miền Nam làm sao chiến tranh được chấm dứt, làm sao mỗi tối về không co`n nghe tiếng bom đạn, máu không co`n đổ, súng không co`n nổ nữa. 

 

Thế nhưng ngày 30 tháng Tư năm 1975 đối với người miền Nam thi` đó là cuộc hoà bi`nh đầy mất mát và tủi nhục, hàng trăm ngàn người miền Nam bị bắt lưu đày trong các trại tù cải tạo, và cả miền Nam được xem như là thứ phó thường dân sống trong giai cấp cai trị khắc nghiệt.  Từ năm 1975 đến năm 1985 nền kinh tế của miền Nam hoàn toàn phá sản, nông dân và giai cấp tiểu thương bị tịch thu, bị lên án, và có thể nói rằng đó là một trong những giai đoạn cực ky` đen tối của đất nước hằng triệu người đă bỏ nước ra đi, hàng trăm ngàn người đă bỏ mi`nh ở trên biển cả và chốn rừng sâu trên đường vượt biên, vượt biển.  Đó là nền hoà bi`nh mà đáng lẽ người ta rất sung sướng để đón nhận, nhưng không lâu sau đó thi` người ta đă bất chấp cái chết để bỏ quê hương lên đường vi` họ không muốn sống trong một điều kiện như vậy.

 

Trước năm 1975 Phật giáo đă có những công cuộc tranh đấu và dĩ nhiên quan niệm của Phật giáo rất rơ ràng, rất nhất quán từ trước đến bây giờ là Phật Giáo đặt quyền lợi của dân tộc trên hết và đứng về phía quyền lợi của dân tộc không theo bên này và không theo bên kia.  Nhưng phải nói rằng công cuộc vận động của Phật giáo tại miền Nam lúc bấy giờ nó đă tạo nhiều cái lợi cho sự xâm lăng của người miền Bắc, bởi vi` những cuộc biểu ti`nh, những cuộc vận động hoà bi`nh nó mang một hi`nh thức phản chiến và hi`nh thức này nó chỉ làm suy yếu chính quyền miền Nam là một điều mà chính quyền miền Bắc rất mong mỏi. 

 

Những công cuộc vận động hoà bi`nh ở nước ngoài: ví dụ công cuộc vận động hoà bi`nh của HT Nhất Hạnh thời bấy giờ thi` đó cũng chỉ là chống lại việc người Mỹ can dự vào Việt Nam,  nhưng đă không nói đủ và nói rơ về cái hiểm họa của cộng sản ở trên đất nước Việt Nam. 

 

Kể cả một điều là sau khi cuộc cách mạng năm 1963 đă kết thúc hội đồng quân nhân cách mạng không co`n nữa, thi` những người Cần Lao đă trở lại nắm quyền và bấy giờ có thể nói rằng từ năm 1963 trở đi Phật giáo lại vương vào một cái hoạ mới đó là cái họa của sự lũng đoạn nội bộ.  Cuộc cách mạng năm 1963 thành công đă đưa Phật Giáo đến một thời ky`mới, có một vai tro` được ủng hộ nhiều hơn, có một tư thế mạnh hơn, nhưng từ đó sanh ra những vị kiêu tăng, sản sanh ra những lũng đoạn thối nát trong hàng ngũ tăng sĩ Phật giáo, những vị Tôn Túc than rằng: "Trước năm 1963 xem vậy trong nội bộ Phật Giáo vẫn có sự trang nghiêm cần thiết và về sau này thi` quá nhiều sự nhiễu nhương."  Phật giáo đă đưa ra một đường hướng mới đă đề xuất ra một công cuộc vận động mà khi công cuộc vận động đó đến một mức độ nào thi` Phật giáo đă chứng tỏ rằng mi`nh không có chuẩn bị đầy đủ về nhân sự, về nội bộ để khả dĩ có thể thích nghi với một hoàn cảnh mới. 

 

Có thể nói rằng ở phía bên ngoài thi` sự vận động của Phật Giáo chống chiến tranh lúc bấy giờ dường như hoàn toàn hợp ly', nhưng nếu nhi`n lại thi` chúng ta thấy rằng trong sự đôi co giữa hai bên quốc gia và cộng sản thi` sự vận động của Phật Giáo bấy giờ đă khiến cho tiềm lực của quốc gia bị ảnh hưởng tai hại, về điểm này người Phật tử phải nhi`n nhận một cách thành thật như vậy. 

 

Sau năm 1975 khi ra hải ngoại thi` một số không nhỏ cựu quân nhân của quân đội Việt Nam Cộng Hoà, mà ở đó có nhiều Phật tử đă có một thái độ rất bất măn về đường hướng vận động của Phật Giáo, bởi vi` họ nghĩ rằng Phật giáo đă phản bội lại những chiến sĩ tự do.  Trong lúc đó ở tại miền Nam sau năm 1975, khi chính quyền cộng sản đă nắm quyền trọn vẹn thi` bấy giờ họ không xem Phật Giáo như là một thế lực thân thiện, họ không thể chấp nhận một thế lực Phật Giáo như là một thế lực đe dọa với chính quyền, một thế lực độc lập với chính quyền và họ đă thẳng tay đàn áp và kết quả là một sự bức tử Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất vào năm 1982. 

 

Cũng phải nói rằng vào thời điểm sau năm 1975 khi mà toàn thể đất nước Việt Nam không có một tổ chức hay một cá nhân nào mà có thể làm gi` hơn được là sự chấp nhận với số phận của những người bại trận thi` giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất là một tổ chức một tôn giáo duy nhất bấy giờ dám can đảm lên tiếng để nói lên sự đàn áp tôn giáo, nói lên sự bất công của một chế độ mới và điều này đă đưa giáo hội vào một giai đoạn vô cùng nghiệt ngă, hầu hết các vị lănh đạo, các vị Tôn Túc bị tù đầy bắt bớ, giáo hội đă bị bức bách áp chế ở rất nhiều phương diện.  Nhưng bằng tất cả tinh thần vô úy các Ngài đă tiếp tục duy tri` sự hiện hữu của Giáo Hội dù là ở trong cảnh lao tù.

 

Cuộc chiến tranh Việt Nam nếu đó là cuộc chiến tranh phi ly' và nền hoà bi`nh được đánh dấu từ năm 1975, nếu đó là một nền hoà bi`nh đầy tủi nhục và mất mát thi` người ta phải đặt ra một câu hỏi mới là bây giờ đang có sự hô hào và có một khuynh hướng của nhiều người là hăy ti`m một sự thoả hiệp, sự hoà hợp hoà giải, khi mà câu hỏi được đặt ra là sự hoà hợp hoà giải mà vẫn nằm trong ti`nh trạng độc tài đảng trị thi` liệu là sự hoà hợp hoà giải đó nó có đáng để người Việt Nam mong mỏi hay không. 

 

Đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam đă trả một giá quá đắt cho cuộc chiến tranh phi ly' đó, đă trả một giá quá đắt cho một nền ḥa bi`nh mà hoàn toàn đi ngược lại nguyện vọng của tất cả những người miền Nam, thi` bây giờ chúng ta không thể không cẩn thận về hướng đi mai hậu.

 

Có lẽ hơn bao giờ hết, những người Việt Nam nói chung và những người Phật tử Việt Nam nói riêng phải bi`nh tỉnh nhi`n lại vấn đề, phải nhi`n lại những sai lầm của những giai đoạn đă đi qua để tối thiểu chúng ta tránh những bài học đó.  Nếu Phật giáo muốn đóng góp một cái gi` cho đất nước và dân tộc, không phải chỉ có những đường hướng được đưa ra mà co`n có những sự chuẩn bị cần thiết, nếu công việc được để xuất mà sau công việc đó hoàn toàn không có cơ sở về nhân sự, về tài lực thi` đôi khi nó lại rơi vào ti`nh trạng nguy hiểm.  Và cũng có nhiều người quan niệm rằng hai bên đang tranh chấp đánh nhau, một người thứ ba đứng giữa hai lằn đạn đó, nếu chỉ can và can có một bên thôi thi` liệu rằng việc đó nó có mang lại kết quả như y' không, đó là một câu hỏi lớn mà tất cả những người Phật tử Việt Nam chúng ta phải đặt lại vấn đề.

 

Thật ra thi` rất là dễ dàng để có thể rơi vào những sai lầm nghiêm trọng ở trong một cục diện vô cùng phức tạp mà đất nước và dân tộc phải trải qua.  Điểm đáng sợ nhất của ngày hôm nay là sau tất cả những biến cố này một số rất lớn người Việt Nam đă chấp nhận một lối sống là thúc thủ là im lặng, trở thành một người ngoại cuộc đứng bàng quang, bởi vi` thấy rằng mi`nh có làm thi` cũng không làm được gi` và thà yên lặng để được yên thân.  Chúng ta đă sống và sẽ tiếp tục sống ở trong nỗi sợ hăi, chúng ta đă sống và có thể sẽ tiếp tục sống ở trong nỗi nghiệt ngă mà không ai khác hơn là chính bản thân của mi`nh phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về những gi` xảy ra trên quê hương, trên đất nước đối với tự thân của mi`nh.

 

Chúng tôi xin kết thúc bài nói chuyện hôm nay với một lời cầu nguyện nhân biến cố 30 tháng Tư năm 1975 này, xin tất cả chúng ta đem tất cả tâm thành của mi`nh để hướng nguyện công đức cho những người đă nằm xuống vi` bất cứ ly' do gi` ở trong cuộc chiến tranh vừa qua, xin cho những người không có thân nhân hồi hướng phước lành, xin cho những người mà trút hơi thở cuối cùng với nỗi lo`ng chưa thỏa, và xin cho những người chết một cách tức tưởi ở trên đường vượt biên, vượt biển ở trong các trại lao tù học tập cải tạo, xin cho những người đó được thừa hưởng phước lành, văng sanh cảnh giới an lạc, và chúng ta cũng xin cầu nguyện rằng với biến cố này người Việt Nam không phải chỉ có hả hê chào mừng một cuộc chiến thắng, một cuộc chiến thắng không phải chỉ có hận thù được thể hiện đối với bên này và bên kia, và mỗi chúng ta có đủ sự bi`nh tỉnh, có đủ sự can đảm để nhi`n lại đoạn đường đă đi qua và làm thế nào để đem tất cả tâm tư trí lực của mi`nh đầu tư cho một tương lai Việt Nam không co`n có những khốn khổ, không co`n có những đau thương do sự ngu xuẩn mù quáng cuồng tín của chính chúng ta.  Xin cảm ơn qúi Ngài và qúi vị.  Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật