Bản
tin ngày 18 tháng 01 năm 2005
TT
Giác Đẳng: Từ chùa Pháp
Luân, thành phố Houston, Texa Hoa Ky`, chúng tôi xin gửi đến
qúi Ngài và qúi vị bản tin trong ngày. Trong những ngày qua
phần lớn tin tức liên quan đến Phật sự,
thi` ngày hôm nay vẫn co`n những dư âm tồn đọng
lại của hai mẩu tin mà tương đối
đang duy tri` nhiều trong tâm tư của mỗi người
Phật tử cũng như không phải Phật tử.
1)
Trước nhất những tin tức liên quan đến
sóng thần tsunami.
|
Những
nhà Sư người Thái Lan đă và đang làm một số
công việc mang tánh cách tôn giáo, nhưng đặc biệt
quan trọng đối với những cư dân ở trong
vùng bị thiên tai. Người
ta nhận thấy đó đây dọc theo các bờ biển,
từng nhóm các Chư Tăng đă được mời
thỉnh để tụng kinh ở các băi biển, mà theo
những Phật tử điạ phương họ tin rằng
cơn sóng thần đă tạo nên cái chết hoảng hốt,
và những người chết trong cơn hoảng hốt
như vậy thường sanh làm những người phi
nhân, tạo ra những tai ương, hoặc giả
cơn ám ảnh không tốt đẹp cho dân chúng trong vùng.
Hơn lúc nào hết những nơi có thiên tai xảy ra, thi`
dân chúng đặc biệt rất cần sự có mặt của
các vị Tăng sĩ, để bảo đảm rằng
sự tụng niệm, trú nguyện, hồi hướng
công đức của Chư Tăng sẽ giảm thiểu
hay xoá đi những tai ương do cơn thiên tai nghiệt
ngă này mang lại. |
Trong
lúc đó tại Tích Lan, người
ta lại nói đến trường hợp hiện vật
cứu trợ, trong đó kể cả thực phẩm
đă gặp một bức tường rất lớn lao
ngăn cản, đó là bức tường văn hoá. Chúng tôi nhớ rằng vào trước
năm 1975, thỉnh thoảng người Hoa Ky` viện trợ
sang Việt Nam sửa bột và bột bắp. Những người ở miền
quê họ không biết phải làm gi`, khi uống sửa bột
thi`đau bụng bị tiêu chảy, và cuối cùng họ
dùng sữa bột và bột bắp để nuôi heo. Trong lúc đó sửa bột và bột
bắp là những thứ rất đắt tiền, mà
đem nuôi heo thi` thật sự hết sức phí ở miền
Nam vào thời đó, nhưng người ta thật sự
không biết phải dùng những thứ đó vào việc
gi`. Tại Tích Lan, một
nơi người ta nói rằng
Tích Lan có một khẩu vị hết sức đặc biệt
riêng của họ, rất khó để người Tích Lan
ăn những thực phẩm của những xứ sở
khác, của những nền văn hoá khác. Tích Lan lại là một xứ có nền
văn hoá dị biệt, 70 % dân chúng theo Phật Giáo, trong
lúc đó thi` có một con số không nhỏ theo Hồi Giáo
và Ấn Giáo, có những thực phẩm cứu trợ
được gửi đi từ Âu Châu, từ Hoà Lan,
như là karas thi` lại nằm ở trong kho, không ai muốn
ngó ngàng tới. Ở trong lúc đó thi` có những thứ
khác lại đặc biệt thiếu thốn, mà lại
không được sự tài trợ của các cơ quan cứu
trợ ngoại quốc.
Theo
Cao Ủy Liên Hiệp Quốc, đặc trách văn hoá tức
là UNESCO, thi` thế giới cần phải được
chuẩn bị tinh thần cho tốt hơn, và được
chuẩn bị kỹ luỡng hơn để tự trang
bị cho mi`nh những khả năng linh động
hơn ở trong việc tiếp cứu những nạn
nhân thiên tai băo lụt chiến tranh. Tại Phi Châu, phần đất
nghèo tương đối người ta có thể ăn bất
cứ thứ gi`, nghĩa là miễn rằng có thể
ăn được, đôi khi người ta đói quá phải
ăn rễ cây. Do vậy thực
phẩm cứu trợ rất dễ dàng để phân phối
tại Phi Châu. Ở tại Á
Châu thi` một hi`nh ảnh hưởng ngược lại,
dân chúng Á Châu vốn có cuộc sống tương đối
cao và họ có nền văn hoá đặc biệt riêng, bên
cạnh đó thi` tôn giáo được xem như đóng một
vai tro` quan trọng ở trong đời sống hàng ngày của
người Phương Đông. Do vậy những vấn
đề cứu trợ trở nên vấn đề tế
nhị hơn bao giờ hết, đây là một điểm
mà tất cả chúng ta phải ghi nhận.
|
Phái đoàn cứu trợ của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất cũng như Giáo Hội Tăng Già Nguyên Thủy Việt Nam sẽ lên đường đi cứu trợ những quốc gia chung quanh Ấn Độ Dương. Hiện tại thi` theo tổ chức từ tế y viện có lẽ là sự cứu trợ tại Indonesia - (Nam Dương) có lẽ bị hạn chế, nên phái đoàn đă tạm trú vào Thái Lan và Tích Lan. Mă Lai Á mặc dù là một nước rất gần với đảo Sumatra, nhưng tổn thất tại Mă Lai rất ít, và một nước giàu có như Mă Lai Á thi` tương đối những nạn nhân của thiên tai tsunami được chính quyền địa phương và dân chúng địa phương giúp đỡ tận ti`nh, nên chi chỉ co`n hai nơi mà phái đoàn sẽ đi, và phái đoàn trù liệu sẽ đổi chuyến đi, thay vi` đi Indonesia thi` phái đoàn sẽ đặt chân đến Ấn Độ. |
Cho đến hôm nay thi` phái
đoàn vẫn chưa có được một cuộc liên
lạc cụ thể nào để giúp cho phái đoàn đặt
chân đến những vùng bị thiên tai tsunami tại Ấn
Độ.
Có một
số vị đă đặt câu hỏi rằng không biết
là trong chuyến đi của phái đoàn ky` này thi` những
ti`nh trạng đe doạ của bịnh dịch có ảnh
hưởng lớn đến phái đoàn không?
Tất
cả mọi thứ đều được đặt
trong sự cẩn thận, những người, những
thành viên của phái đoàn, và những ai phát tâm trở thành
thành viên của phái đoàn thi` được chích ngừa. Và dĩ nhiên với một số
cẩn thận cần thiết thi` phần lớn những
bịnh dịch sẽ có thể tránh khỏi, thí dụ
như dịch tả, thương hàn v.v... Dù sao đi nữa
thi` trước sự đau khổ của một số
lớn nhân loại, và đặc biệt với một số
người đă quá nhiều đau khổ hiện nay, một
sự hy sinh của chúng ta, dù sự hy sinh thế nào cũng
là nhỏ nhoi trong sự xoa vơi những đau khổ của
họ, do vậy phái đoàn kêu gọi sự phát tâm của
qúi vị, nhất là một tinh thần với hùng lực
đại bi mà tất cả chúng ta có thể làm được
một cái thật sự là có y' nghĩa, y' nghĩa, trong sự
cứu khổ và y' nghĩa ở trong sự tỏ lộ
cái đẹp, cái từ bi của đạo Phật.
2) Những
mẩu tin về chuyến trở về Việt Nam của
thiền sư Nhất Hạnh.
Chúng
ta lại quay qua một bản tin khác đang tạo nhiều
tranh luận ở trong cộng đồng Phật giáo, cộng
đồng Việt Nam và cũng như trong cộng đồng
quốc tế hiện nay. Đó
là chuyến trở về thăm Việt Nam của thiền
sư Nhất Hạnh. Nhiều
ngày qua liên tục trên những diễn đàn, những
cơ quan phát thanh của người Việt hải ngoại,
đă tỏ ra rất nhiều sự giận dữ đối
với những lời phát biểu của sư cô Chân
Không, người phụ tá của thiền sư Nhất Hạnh. Ngày hôm qua hăng thông tấn A&P
đă có một bài phỏng vấn trực tiếp với
thiền sư Nhất Hạnh tại HàNội về chuyến
đi của ngài. Điều
đáng nói tại đây là thiền sư Nhất Hạnh
đă cố gắng làm sao cho chuyến đi của mi`nh
không có dính dáng gi` đến chính trị, mà thuần túy là sự
tu học và những bài giảng.
Thế nhưng theo ky' giả của hăng thông tấn
xă A&P thi` vị tăng sĩ Phật Giáo này đang bị
kẹ vào giữa những cơn băo lốc chính trị. Từ nhiều phiá, phía chính quyền
Việt Nam và phiá giáo hội Phật Giáo Việt Nam do nhà
nước dựng lên đă cố gắng tận dụng
tối đa chuyến đi của thiền sư Nhất
Hạnh, để xem như một chiêu bài nói với thế
giới rằng Việt Nam có tự do, tự do tôn giáo, tự
do tín ngưỡng, không hề có sự can dự của nhà
nước vào nội bộ của Phật Giáo. Trong lúc đó thi` cộng đồng
người Việt hải ngoại, cộng đồng
Phật Giáo hải ngoại đă xem rằng thiền
sư Nhất Hạnh ở trong sự trở về và qua
những lời tuyên bố của vị này đă trở
thành một công cụ tuyên truyền cho chính phủ Việt
Nam, gây ra bất lợi cho sự phục hoạt của
Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, cũng
như tạo ra một hi`nh ảnh, một thông điệp
sai đối với chính giới quốc tế về
ti`nh hi`nh tôn giáo tại Việt Nam
Trong
câu trả lời bài phỏng vấn của thiền sư
Nhất Hạnh với ky' giả của hăng thông tấn
A&P, thi` thiền sư Nhất Hạnh đă nói rằng
ngài đă gặp những viên chức trong ban tôn giáo chính phủ
cũng như đại diện của tổ chức Phật
giáo Việt Nam, giáo hội do nhà nước dựng lên, ngài
đă kêu gọi những vị đó hăy kiên nhẫn đối
với sự việc liên quan đến Giáo Hội Phật
Giáo Việt Nam Thống Nhất.
Và được hỏi rằng thiền sư Nhất
Hạnh có chương tri`nh sẽ gặp gỡ những vị
lănh đạo trong Hội Đồng Lưỡng Viện
trong Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất
như HT. Huyền Quang và HT. Quảng Độ không? Thi` thiền sư Nhất Hạnh
cho biết rằng điều đó co`n tùy thuộc vào nhiều
yếu tố khác, nghĩa là vẫn chưa có được
sự quyết định rơ ràng về điểm này. Trong những ngày sắp tới có
lẽ là nó sẽ tạo nên ít nhiều sự tranh luận,
chúng tôi sẽ có một bài tường tri`nh khi có những
tin tức mới liên quan đến vấn đề này.
3) Tin
về Hoàng tử Harry nước Anh mang biểu tượng
swastika trên tay áo
|
Ở
Âu Châu sau sự việc Hoàng tử Harry, con của hoàng tử
Charles của nước Anh, trong một buổi dạ tiệc
đă mang trên tay áo của mi`nh một biểu tượng
swastika của Đức Quốc Xă, đă tạo ra một sự
bất măn rộng lớn, mà người ta đă nói đến
sự việc là Âu Châu có lẽ phải tiến tới một
điều mà các nhà lập pháp mong muốn được
cấm đoán sự phổ biến cái biểu tượng
swastika tức chữ vạn ở tại Âu Châu. Riêng về
chữ swastika là chữ vạn là một biểu tượng
của Ấn Giáo hay biểu tượng của Bàlamôn giáo
rất lâu đời. Biểu
tượng này xem như một biểu tưởng hằng
chuyển. Về sau này khi Phật
Giáo Đại Thừa khởi hưng tại Ấn Độ,
thi` Phật Giáo Đại Thừa khi truyền sang Trung Hoa, Nhật
Bản, Đại Hàn đă mang theo chữ swastika trở thành
biểu tượng của Phật Giáo. Mặc dù ngày hôm nay chúng ta đến
Ấn Độ thi` các ngôi chùa rất hạn chế trong việc
sử dụng biểu tượng này, bởi vi` biểu
tượng này ở tại Ấn Độ là biểu tưởng
của Bàlamôn giáo, tất cả đền thờ Bàlamôn
đều có biểu tượng swastika. Lại là một sự kiện chớ
trêu khi Đức Quốc Xă ra đời tại nước Đức
trước Đệ Nhị Thế Chiến lại sử dụng
biểu tượng swastika. Mặc
dù người ta có nói đến sự khác biệt giữa
chữ ngược và chữ xuôi, nhưng những điều
này thật sự không quan trọng.
Ngày hôm nay ở trong cái nhi`n của người Âu Châu
thi` biểu tượng chữ vạn là biểu tượng
của phát xít, một biểu tượng của một
chủ nghĩa ky` thị và
người ta cực lực nhạy cảm về điểm
này. |
Phải
nói rằng hầu hết những ngôi chùa Việt Nam ở
hải ngoại, mặc dù theo truyền thống thi` Phật
giáo Việt Nam là Phật Giáo Bắc Truyền vẫn dùng chữ
vạn ở trong các ngôi chùa, thế nhưng tại ngôi chùa
hải ngoại thi` chữ vạn càng lúc càng giảm thiểu
đi, nếu muốn không nói là phần lớn các ngôi chùa
không muốn dựng lên, sợ hiểu lầm với chủ
nghĩa ky` thị chủng tộc chủ nghĩa phát xít của
Đức Quốc Xă.
4) Một
ngôi bảo tháp được dựng lên tại thành phố
Bendigo.
|
Tại
Úc Đại Lợi thành phố Bendigo ngày thứ bảy, 15
tháng 01 người ta khánh thành một đại tháp của
Phật Giáo Tây Tạng với sự chứng kiến của
Tenzin Phuntsok Atisha, một vị
đại diện của Đức Dalai Lama. Người Tây Tạng trong việc
phổ biến Phật Pháp ở quê người, đă
đặc biệt sử dụng những màu sắc
đường nét và kiến trúc của Phật Giáo Tây Tạng
để xây dựng lại một dấu ấn trong nền
văn hoá mới. Và rải rác
đó đây thi` người Tây Tạng đă làm một việc
rất phổ thông, là những nơi nào người Tây Tạng
đặt chân đến và mở những tu viện, thi`
họ hay cố gắng để xây dựng ngọn bảo
tháp. Những bảo tháp này
đánh dấu rằng Phật Giáo đă có mặt ở tại
đó, và đó là nơi để thờ phượng Đức
Phật. Có thể nói rằng
những bảo tháp như vậy đang mọc nên khắp
nơi, và có một ảnh hưởng rất lớn trong
việc khuyến khích những người Phật tử
của các sắc dân khác như Tích Lan, Thái Lan, Trung Hoa, Nhật
Bản cũng xây dựng những bảo tháp tương tự. |
Ở
trong quá khứ, người Nhật Bản thường
làm một việc là họ thường biến những
khu vườn của Nhật Bản tại những thành
phố lớn, và một điều mà chúng ta phải ghi nhận
từ những người Nhật là ít có khu vườn
Nhật nào được dựng lên cho công chúng mà không có dấu
vết của Phật Giáo. Người
ta thường đặt vào đó những bảo tháp và
những pho tượng, tuy rằng
mang những văn hóa và nghệ thuật, thế nhưng cũng
cho thấy rằng Thiền tông cũng có một chỗ
đứng quan trọng ở trong nền văn hoá Nhật
Bản, và nền văn hoá đó được tán thưởng
bởi rất nhiều những người Tây
phương hâm mộ nghệ thuật Phương Đông. Đối với Phật Giáo Tây Tạng
hiện nay cũng tương tự như vậy. Sự
việc “dĩ văn tại đạo” đôi lúc lại
có một giá trị ảnh hưởng rất lớn ở
trong cộng đồng của những người Phật
tử đang sống lưu vong ở quê người.
Kính
bạch Chư Tôn Đức và thưa qúi Phật tử, xin
được kết thúc bản tin Phật sự trong
ngày ở tại đây.