· Liên Hiệp Quốc Họp Tại Geneve T́m Cách Cứu Rừng Nhiệt Đới
(Geneve - AFP) Theo một bản báo cáo của nhóm nghiên cứu Forest Trends, trong những vùng thổ dân được cho phép sở hữu đất đai nơi họ sinh sống, từ 1,2 tỷ tới 2,6 tỷ đôla đă được đầu tư hàng năm để quản lư và bảo quản rừng, như lời Ông Stewart Maginnis, thuộc World Conservation Union IUCN. Đầu tư của họ quan trọng gấp đôi sự giúp đỡ phát triển từ ngoại quốc để bảo vệ rừng nhiệt đới. Những người thổ dân cũng đă sản xuất cây để bảo đảm sự chăm sóc rừng của họ, và tái đầu tư tiền vào việc giáo dục và thành lập các cơ quan lo về sức khỏe, để giúp họ thoát ra cảnh nghèo đói.
Ông Hildebrando Ruffner-Sebastian một cố vấn của cộng đồng Yanesha người Peru tuyên bố : "Chúng tôi đă được chính phủ cho phép hoạt động thương măi về cây vào năm 1995, chúng tôi đă sản xuất ra bàn ghế". Có gần 500 triệu người sống trong các vùng nhiệt đới, phân nửa là thổ dân. V́ lư do tản quyền từ nhiều nước trong những năm 90, các nhà bảo vệ môi sinh đă đánh giá diện tích rừng do thổ dân kiểm soát tăng gấp 2 lần hơn trong 15 năm, đạt tới 370 triệu hécta. Điều này tương đương với 20% tổng số, và hơn diện tích chính thức của rừng được bảo vệ. Thỏa ước quốc tế về gỗ nhiệt đới được kư kết vào năm 1983 để cứu vớt sự biến mất rừng, phải được xem xét lại lần thứ hai, trong cuộc họp dưới sự bảo trợ của Liên Hiệp Quốc qui tụ 59 nước tại Geneve vào ngày 30-07.
Theo Forest Trends, thương mại về gỗ rừng nhiệt đới đă từ 13 tỉ đôla vào năm 1990 rớt xuống chỉ c̣n 8 tỉ đôla hiện nay. Cũng theo Forest Trends: "Rừng nhiệt đới luôn bị đe dọa, nạn phá rừng lên đến từ 12 tới 15 triệu mẫu hàng năm, và tiếp tục theo nhịp độ chưa từng có trước đó. Ông Arvin Khare nhận định, thỏa ước sẽ phải thay đổi thể thức kiểm soát rừng nhiệt đới trong đó có việc xác định quyền sở hữu của thổ dân.
Minh Hạnh góp nhặt