Chùa Pháp Luân
PT. Minh Hạnh Ky' Sự
Hành Tri`nh Về Phương Đông
Trang Diệu Pháp Ky' Sự
Phật tử Minh Hạnh : Kính thưa Thầy, con xin đại diện toàn thể các bác, các anh chị trong phái đoàn hành hương xin đê đầu thành kính cảm tạ ơn Thầy, dù công việc Phật sự đa đoan đă vi` tấm lo`ng tha thiết cầu đạo của chúng con, Thầy đă không quản mệt nhọc, đường xá xa xôi, tốn bao công sức, tiền bạc và Thầy đă đem tâm huyết để tổ chức chuyến đi hành hương ky` này cho chúng con, cho chúng con được thấy tận mắt, được nghe những bài thuyết pháp của Thầy ban cho trên đường đi hành hương, để mở rộng cánh cửa tâm linh của chúng con, và để chuyển đạo tâm cho chúng con. Thật là vô cùng xúc động, chúng con không biết gi` hơn là thành kính đê đầu kính cảm tạ ơn Thầy, và với con Thầy là đấng từ bi, là gương sáng soi đường cho con trên con đường tầm cầu giải thoát. Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Cô Huyền Nghiêm:
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Kính Bạch nhị vị Hoà Thượng
và Thượng Toạ Giác Đẳng.
Vừa rồi, nhị vị H.T đă
ban những lời Pháp nhũ cho chúng con về chuyến
hành hương này. Những lời dạy qui' báu trên,chúng
con nguyện sẽ nhớ măi để làm hành trang trên
bước đường tu tập.
Thượng Tọa Giác Đẳng tổ
chức rất là chu đáo, tư nơi ăn,chốn ở
để bảo đảm sức khỏe cho chúng con .
Chúng con nhận thấy rằng muốn
đến xứ Phật phải rất là đầy
đủ phước duyên mới đến được,
vi` khi ở Việt Nam chúng con chuẩn bị đầy
đủ rồi, nhưng cuối cùng không đi được
.Cho nên khi Thầy Nguyên Thảo báo cho em con biết nhưng
con nghĩ chắc là con không có phần , cuối cùng
được đi nên con vô cùng hoan hỉ .
Đến đất Phật rồi,
viếng những Thánh Tích Động tâm ,chúng con vô cùng xúc
động, thương kính Đức Phật vô vàng và môi
khi nghĩ tới ,chúng con phải cố gắng tu tập
để đáp lại phần nào công ơn của Đức
Từ Phụ và của Qui' Thầy.
Con nguyện cầu Hồng ân Tam Bảo
từ bi gia hộ cho Qui' Ngài được nhiều sức
khỏe để dẫn dắt chúng con và tất cả
chúng sanh trên bước đường tu tập giải
thoát.
Sau này, nếu có đủ nhân duyên xin
Qui' Ngài tổ chức tiếp những chuyến hành
hương như vậy để chúng con được
chiêm ngưỡng những Thánh tích của Phật Giáo và
để thấy được Đạo Phật của
chúng ta là Đạo như thật. Nam Mô Bổn Sư Thích
Ca Mâu Ni Phật.
Đạo Hữu
Viên Hạnh: Kính bạch nhị vị HT, Kính bạch
TT Giác Đẳng, kính bạch Chư Tôn Đức Tăng
Ni, kính thưa tất cả các anh chị đạo hữu,
kể những ngày đă qua chúng ta được hành
hương nơi xứ Phật tức là đất
nước Ấn Độ này, đến giờ phút này
tôi vẫn co`n vô cùng xúc động, tôi nhớ buổi sáng
đầu tiên có một số anh chị em cùng HT Chơn
Trí đến Bồ Đề Đạo Tràng, và với buổi
bi`nh minh không khí thật là trong lành, chúng tôi đă có những
phước duyên được chiêm nghiệm những gi`
mà Đức Phật đă dạy.
Kính thưa qúi vị là những người
Phật tử chúng ta thấy rằng chúng ta có một vị
Đạo Sư, và vị Đạo Sư thật sự
có trên thế gian này và có được sự chứng nghiệm
để cho chúng ta có một niềm tin. Cái sự cảm nghiệm của
chúng tôi buổi sáng hôm đó là đứng trước cột
Bồ Đề mà Đức Phật đă chứng đạo
quả, cây cội Bồ Đề này sau những năm
tháng kiên tri` và Đức Phật đă thành đạo, thật
là cảm động. Và một điều may mắn nữa
là chúng tôi đến sớm, người quét rác cho chúng tôi
một nắm lá Bồ Đề, thi` điều đó
chúng tôi cũng thấy đó là điều may mắn rất
lớn. Rồi tại nơi
Đức Phật nhập Niết bàn, tôi đă chảy
nước mắt, chính tôi đă ôm chân Đức Phật
tại nơi mà Ngài viên tịch, tôi đă được ôm
chân Đức Phật và cảm nghiệm rằng Đức
Phật đă đem cả cuộc đời hơn 40
năm hoàng đạo và rồi ti`nh thương của
Ngài đă được ban bố cho tất cả chúng
sinh ngày hôm nay, và được ôm chân Đức Phật
đó là điều vinh hạnh lớn lao mà chúng tôi có thể
nói rằng suốt cuộc đời ghi nhớ và suốt
cuộc đời để nói rằng mi`nh tạo cho
mi`nh một con người khác, một con người có niềm
tin và biết rằng là mi`nh đi đúng đường
để mà làm sao đem chánh pháp chẳng những cho mi`nh
mà co`n giúp đỡ cho tất cả những người
khác tu hành và đem đến lợi lọc cho chánh pháp.
Kính thưa qúi Ngài, chúng tôi không dám nói nhiều
điều nữa vi` tất cả những sự tốt
lành, những sự lo lắng chu đáo của TT Giác Đẳng,
cũng như sự lo lắng chu đáo của Chư
Tăng, sự lo lắng chu đáo của ban tổ chức,
thi` một lần nữa kính thưa qúi vị chúng tôi tin rằng
đây là một dịp đầu tiên và cũng là một dịp
mà mong rằng sẽ có nhiều dịp nữa để
chúng ta trở về xứ Phật và mong rằng Chư Tôn
Đức Tăng ni và mong rằng tất cả qúi vị
chẳng những trong thời gian vừa qua chúng ta có những
ngày thật là ấm cúng, những ngày thật là đáng ghi
nhớ.
Phật tử Ngọc
Huệ: Thật là một
chuyến đi hành hương đáng ghi nhớ, và thật
là tiếc cho những ai không đi được chuyến
này.
Đạo hữu
Tạ: Thầy đă
cho chúng con một chuyến đi hành hương nhớ
đời.
Hành Tri`nh Về Phương Đông
Hôm nay tôi bắt
đầu làm một cuộc hành tri`nh về Phương
Đông. Đúng 3 giờ ông xă xách chiếc vali của tôi ra
xe, nếu đem vali này đặt lên bàn cân một bên và tôi
một bên thi` nó không nặng hơn tôi, nhưng sao nó cồng
kềnh và to lớn quá, và cũng bắt đầu từ
bây giờ tôi phải tự lo lắng cho chuyến đi
hành hương này, tôi phải tập sống tự lập
để làm hành trang trong cuộc sống của tôi. Tôi
đi lặng lẽ bên ông xă,
trong tâm tôi đang có một nỗi lo rất lớn,
những người mà tôi sắp sống chung, sinh hoạt
chung trong 21 ngày toàn là những người xa lạ, mà tôi
thi` quen với lối sống biệt lập, một lối sống bằng nội
tâm, nay tôi phải sống chung với những người
xa lạ không biết tôi có thể hoà nhập được
với họ không, nỗi lo lắng đó cộng thêm tánh ỷ
lại của tôi là từ thuở nào tới giờ tôi sống
vào sự chăm sóc của chồng tất cả, nay một
mi`nh phải tự lo hết. Những nỗi lo đó
đă đem lại cho tôi một sự lo lắng trong suốt
chặng đường từ Baton Rouge tới Houston.
Khi máy bay tới
Houston, tôi kêu taxi đến chùa Pháp Luân. Taxi chở tôi tới
chùa, vừa xách được chiếc vali ra để
được xuống sân chùa tôi được HT Chơn
Trí tiếp đón trong niềm thân thương, câu đầu
tiên tôi thốt ra là.
- "Thưa Thầy,
con không đi nữa đâu."
HT từ bi, Ngài
cười và hỏi tôi tại sao không muốn đi nữa.
Tôi trả lời.
- "Dạ v́ không
có chồng con đi cùng, rồi ai lo lắng và săn sóc con, con sợ lắm "
Ngài rày tôi,
-"Đi đến
vùng đất thiêng liêng, nơi đó ngày xưa có Đức
Phật, rất là có phước duyên mới đi
được, hăy gát bỏ chuyện vợ chồng qua một
bên đi."
Tôi dạ, mà trong lo`ng
vẫn không ngớt lo lắng.
Tôi có cảm tưởng như có sự dẫn
dắt của Chư Thiên đưa tôi đến vùng đất
của tâm linh, mà từ lâu tôi vẫn ao ướt có
được một lần nào đó tôi sẽ được
đến chiêm bái nơi vùng đất quê hương của
Đức Thế Tôn, sự ao ướt đó đôi khi
tôi cảm thấy là vô vọng vi` hoàn cảnh gia đi`nh
đă cho tôi thấy tôi sẽ không bao giờ được
đi, nhưng thật không ngờ, phải nói là một sự
vui mừng quá lớn đến với tôi khi tôi được
cho đi, tôi đă thật sự rơi nước mắt
khi biết mi`nh được đi hành hương đến
vùng đất tâm linh nơi quê hương của Đức
Phật Thích Ca.
Trong suốt cuộc hành tri`nh tôi đă
được hưởng rất nhiều lợi lạc
do các bài thuyết pháp của Qúi Chư Tăng, những bài
thuyết pháp cộng thêm những gi` chính tôi chứng kiến
trong cuộc hành tri`nh đă làm tôi trưởng thành, đă
khai mở cho tôi rất nhiều. Bây giờ nghĩ lại
nếu hôm đó vi` yếu đuối, vi` sợ hăi vi` phải
đi một mi`nh không có ông xă đi theo chăm sóc cho tôi mà
tôi từ chối chuyến đi hành hương này thi` thật
là uổng lắm thay, cũng may phước duyên của
tôi đă khiến cho tôi được HT Chơn Trí khai mở
nên tôi đă không bỏ cuộc.
Sau đó tôi
được chị Bé đến chở tôi về nhà của
anh chị ngủ đêm, để sáng mai lên đường.
5:00 giờ sáng chúng
tôi có mặt tại sân chùa, phái đoàn Houston gồm HT
Chơn Trí là người sẽ hướng dẫn chúng tôi
đến Thái Lan để gặp TT Giác Đẳng, co`n
có anh chị Bé, chị Tịnh, chị Thu, anh chị Tạ,
bác Hai, bác Duyệt, anh chị Chiêm và tôi, riêng anh chị Liêm
thi` đă qua Thái Lan trước rồi, như thế phái
đoàn Houston tất cả là 14 người.
Suốt chặng
đường từ Mỹ qua Thái Lan rất là êm ả, mọi
người đều nao lứt mong sao cho chóng đến
nơi. Khi đến Thái Lan tôi gặp phái đoàn từ
Florida của ĐĐ Trí Tịnh, phái đoàn từ Seatle của
HT Nguyên An, phái đoàn từ Canada của TT Nguyên Thảo,
như vậy đoàn hành hương do TT Giác Đẳng
hướng dẫn đă lên tới con số trên 50 người,
khi tới Ấn Độ, tại Bồ Đề Đạo
Tràng thi` có phái đoàn từ Việt Nam gồm 2 Tăng và 3
cư sĩ , và có thêm ĐĐ Hằng Sơn, rồi thêm
phái đoàn người Thái Lan trên 10 người cũng xin
gia nhập, do đó tổng số người đi hành hương
dưới sự hướng dẫn của TT Giác Đẳng
lên tới 75 người.
Ngày đầu tiên tại
Thái Lan chúng tôi được đưa đến thăm
cung điện hoàng gia Thái Lan, rất nguy nga tráng lệ, và
người đến tham quan đông ơi là đông, tôi sợ
lạc nên lúc nào cũng chăm chú nhi`n vạt áo càsa của
TT Giác Đẳng nên khung cảnh chung quanh không được
tôi quan sát kỹ cho lắm, sau đó chúng tôi được
đưa đến một xưởng làm ngọc thạch
nổi tiếng tại thành phố Bangkok.
Chiều hôm đó
chúng tôi được đưa ra phi trường sau một
bữa cơm đầu tiên trên đất Thái, một bữa
cơm thịnh soạn tại một khách sạn lớn của
thành phố này, thức ăn bày la liệt sơn hào hải
vị, cơm xong co`n có đủ các thứ trái cây và chè
đủ loại để cháng miệng, nhưng tôi tiếc
là bụng tôi nhỏ quá chừng, chưa ăn bao nhiêu
đă no cành bụng rồi, khi được kêu ra xe bus mà
co`n tiếc nuối những thứ chè chưa được
ăn...
Đến phi
trường tại Bangkok tôi được biết TT Giác
Đẳng đă thuê nguyên một chiếc máy bay 100 chỗ
ngồi để chở phái đoàn hành hương sang Ấn
Độ, khi lên máy bay, chỗ ngồi thật thoải
mái, rộng răi và sạch sẽ, và TT Giác Đẳng đă
cho chúng tôi một thời pháp nhưng vi` máy record của tôi
bị trục trặc sao đó nên không record bài pháp đó
được. Chiếc máy bay này là chiếc duy nhất
đáp xuống phi trường, vi` tôi hoàn toàn không thấy
một chiếc nào khác đáp xuống phi trường, theo
TT Giác Đẳng cho biết thi` người có cơ sở
dịch vụ du lịch này là một người cựu nữ
tài tử điện ảnh, nay cô làm việc cho một
khách sạn và cô đă thuê bao nguyên chiếc máy bay theo lời
yêu cầu của TT để chở chúng tôi. Theo sự cảm
nhận của tôi thi` giá phải trả chắc là rất
cao, nhưng vi` do phước báu của TT Giác Đẳng
nên chúng tôi đă được hưởng ké. Khi đến
phi trường tôi nhận thấy họ đă huy động
rất đông nhân viên đến để làm thủ tục
nhập cảnh cho phái đoàn hành hương, những
điều tôi trông thấy ngày thứ hai trong chuyến hành
hương đă làm tôi xúc động vi` tấm lo`ng ưu
ái của TT Giác Đẳng đă lo lắng quá nhiều cho
Phật tử khi đi hành hương, sao cho mọi
người được an lạc và hưởng
được lợi lạc trong chuyến hành
hương này. Sau khi thủ tục nhập cảnh xong mọi
người được hướng dẫn ra xe bus
để về khách sạn, khách sạn mới xây xong nên
co`n rất mới và rất sạch sẽ, tiêu chuẩn 5
sao, mỗi cặp một pho`ng, co`n tôi cô lẻ thi` cặp
với một chị cũng cô lẻ giống tôi, nghĩa
là nữ và nữ một pho`ng, nam và nam một pho`ng, cũng
xong…
Ngày thứ nhất
tại Ấn Độ, chúng tôi được hướng
dẫn đến hành lễ tại Bồ Đề Đạo
Tràng (xin xem phần Bồ Đề Đạo Tràng).
Ngày thứ hai tại
vùng Thánh Địa. 6 giờ sáng chúng tôi xuống pho`ng
ăn điểm tâm, 7 giờ xe bus đến.
Tôi xin nói thêm vài
điểm về phương tiện di chuyển của
đoàn hành hương do TT Giác Đẳng hướng dẫn.
Sự di chuyển của phái đoàn đă được
TT Giác Đẳng giao cho một cơ sở du lịch của
một tư nhân người Thái Lan lo, và cô là một
người đẹp, một tín nữ Phật tử thuần
thành, nhi`n thấy cách cư xử của cô đối với
qúy Chư Tăng tôi có thể nói lên điều đó
được. Cô đă lo cho phái đoàn thật là chu
đáo, chúng tôi đều nghĩ
rằng đó là tất cả phước báu chúng tôi
được hưởng đều do công đức của
TT Giác Đẳng. Thầy đă vô cùng từ bi, Thầy lo
lắng sao cho tất cả những người trong
đoàn hành hương chúng tôi được an lạc,
được hạnh phúc tâm
linh và hiểu thấu Phật pháp trong lần đi thăm
thánh địa, suốt trong hành tri`nh khi xe bus bắt đầu
lăn bánh là Thầy thuyết pháp, giảng giải về
lịch sử từng địa phương, chúng tôi vô
cùng hoan hỷ, mọi người lắng nghe Thầy thuyết
pháp mà quên mệt mỏi vi` đường xe chạy quá
khó khăn bởi những ổ trâu lồi lơm trên
đường. Cộng thêm vào đó là chừng một tiếng
lái xe thi` nhân viên sở du lịch đă đem khăn ướt
lau tay phân phát cho mọi người, rồi nước lạnh được phân phát, có nước
juice như loại tropical juice cũng được phân
phát cho chúng tôi, rồi bánh bông lan, trái cây thi` được
ăn thoải mái, như quít, bưởi, xoài, ổi, mít,
măng cụt rất là ngọt và tươi, những trái
cây này được mang đến từ Thái Lan, chúng tôi rất
hoan hỷ tận hưởng những dịch vụ này,
không bao giờ chúng tôi cảm thấy đói bụng vi` thiếu
thực phẩm cả.
Về phần ẩm thực trong thời
gian hành hương tại Ấn Độ thi` phải nói
rằng TT Giác Đẳng đă quá chu đáo, vi` sợ Phật
tử không quen mùi vị cơm Ấn Độ nên Ngài
đă yêu cầu hăng du lịch cung cấp hai đầu bếp
Thái Lan đi theo phái đoàn hành hương khi ở Ấn
Độ để nấu ăn cho chúng tôi, do đó chúng
tôi đă có những bữa cơm rất ngon và rất hợp
khẩu vị, chưa bao giờ chúng tôi bỏ ăn một
bữa, và bữa ăn nào cũng ăn rất no, co`n có những
trái cây tráng miệng đem theo từ Thái Lan như soài, ổi,
dưa, mít v.v... có rất nhiều Phật tử vi` nghe nói
là tại Ấn Độ thực phẩm rất khó ăn
nên họ đă đem theo thùng mi` gói để ăn trong
khi ở Ấn Độ, nhưng rồi không có dịp
được dùng tới, vi` bữa ăn nào cũng
ăn no bụng.
Nói về
phương tiện vệ sinh thi` ở Ấn Độ
tri`nh độ rất thấp, tại các nơi như
Thánh Địa thi` có toilet hẳn ho`i cho những người
đến hành hương, nhưng không có giấy và vô cùng
dơ cộng với mùi hôi mùi khai, co`n trên đường
xe chạy thi` hoàn toàn không có toilet cho người lỡ
đường, xe chạy trên đường nhi`n hai bên
là đồng ruộng, ở nơi đó thỉnh thoảng
bắt gặp những người dân địa
phương đang dùng cánh đồng làm phương tiện
toilet, họ dùng thật tự nhiên, tôi cảm thấy tội
nghiệp cho dân chúng ở đây quá, nhưng đến
phiên chúng tôi thi` mới đáng tội nghiệp hơn vi`
chúng tôi đă đến từ vùng đất mà vệ sinh
là tiêu biểu số một của Canada và Hoa ky`, và bây giờ
chúng tôi phải về với đời sống của hồi
ông Bàn Cổ. Khi xe chạy chừng hơn một tiếng
người tài xế tự động dừng vào lề
đường và người dịch vụ la lên “toilet,
toilet, lady in left, man in right” TT Giác Đẳng dịch lại
cho bà con là “Ai đi vệ sinh thi` xuống đây, nữ bên
trái, và nam bên phải”, và Thầy giải thích thêm rằng
vi` người Ấn Độ lái xe bên tay trái, nên khi xe dừng
lại thi` cửa xuống bên tay trái ngay lề đường
tiện cho phụ nữ, co`n người nam thi` phải
băng qua bên kia đường.
Mọi người xôn xao, vi` lần đầu tiên phải
đối diện với thực tế trong vấn đề
thanh toán vệ sinh, những người nam hăng hái xuống
xe trước, co`n những người nữ co`n ngần
ngại vi` mắc cở, trong đó có tôi, nhưng sau một
hồi chụp đầu vào nhau bàn tán vẫn không ti`m ra giải
pháp nên qúy bà đành kéo nhau xuống xe, người thi` cầm
theo cây dù hoặc người cầm theo miếng bạt
để che, chúng tôi xuống xe và đi ti`m những bụi
cây được che khuất trên lề đường,
thế là chúng tôi tụ lại đấy, lấy dù hoặc
tấm bạt để che cho nhau, rồi cũng xong,
đâu có gi` khó khăn đâu, không khí trong lành, mát mẻ,
không có mùi khai hay mùi hôi của các vật phế thải
đưa lên, co`n gi` hơn nữa! thời ông Bàn Cổ của
mi`nh cũng sống như thế mà, phải không???
Đó là ban ngày, co`n ban đêm thi` sao? Có một lần trong chuyến
di chuyển ban đêm, khi xe ngừng lại để cho
phái đoàn hành hương đi toilet, lợi dụng bóng tối
của ban đêm qúy ông và qúy bà đi thoải mái không cần
lựa địa điểm nữa, chỉ tội những
người chậm chạp không kịp, nên khi chủ nhà
biết được phái đoàn hành hương đang
dùng bên hông nhà mi`nh làm toilet, họ bật đèn bên hông sáng
choang, làm một vài người không kịp chạy…..Khi lên
tới xe bus chúng tôi lăn ra cười, cười
đau cả bụng vi` thấy cảnh trên. Trở lại
vấn đề vệ sinh, sau khi đi toilet ngoài đồng
xong, khi trở lên xe thi` chúng tôi mỗi người
được những người dịch vụ phát cho
khăn ướt để lau tay, những miếng
khăn ướt này giống như loại trên máy bay họ
phát cho hành khách, nghĩa là những khăn ướt
được đựng trong bao plastic riêng biệt,
được dán kín lại, khi dùng phải xé bao plastic ra
và sau khi dùng xong thi` liệng bỏ, không dùng lại lần
thứ hai nữa
Cũng trên
đường xe chạy, tôi nhi`n thấy cảnh sinh sống
của người Ấn Độ mà thấy tội nghiệp,
những đống phân bo` khổng lồ trước nhà,
họ dùng bàn tay của mi`nh nắm những miếng phân
bo` lại thành từng miếng nhỏ bằng bàn tay của
mi`nh rồi đắp lên tường nhà để phơi
khô, sau đó đem bán lấy tiền sinh sống, tôi hỏi
ra mới biết là người dân Ấn Độ dùng
phân bo` để thay thế củi nấu ăn trong nhà,
hèn gi` thực phẩm của họ sau khi nấu thi` ăn
không được vi` mu`i vị khó ngửi!!!. Và theo phong tục
người Ấn Độ thi` người phụ nữ
có bổn phận ở trong nhà coi sóc nhà cửa và con cái,
co`n người đàn ông thi` phải đi làm để
nuôi sống gia đi`nh, vi` thế mà tất cả hàng quán tại
đây chúng tôi thấy toàn là đàn ông quán xuyến, không hề
thấy dạng một người phụ nữ nào tại
các hàng quán.
Tại các di tích lịch
sử, các thánh địa thi` ôi thôi, con nít ăn xin nhiều
vô số kể, có thể nói lên hàng trăm đứa trẻ
nghèo đói, ốm o gầy mo`n, lê lết trên đường,
thấy rất thảm sầu, và chúng dai như đỉa,
chúng bám riết vào khách hành hương một cách rất
kiên nhẫn, cho đến khi nào được khách hành
hương dúi cho chút tiền là chúng loan báo cho nhau, thế
là người đó coi như bị tai nạn vi` những
đứa bé ăn xin đó túm lại để xin và làm cản
đường không cho người này di chuyển
được. Vi` tệ nạn đó nên Qúy Chư Tăng
trong phái đoàn luôn luôn nhắc nhở chúng tôi là không
được cho các trẻ ăn xin đó. (xin xem phần
Ngă Qủi)
Trở lại chuyện
đi thăm các thánh tích, trong ngày thứ hai của chúng tôi
tại Bồ Đề Đạo Tràng, chúng tôi được
đưa đến nơi của Sujata, người
đă dâng chén cháo cuối cùng lên Đức Phật, sau
đó chúng tôi lần lược đến viếng các cảnh
chùa ở chung quanh Đạo Tràng, như chùa Nhật Bổn,
Trung Hoa, Tây Tạng, Miến Điện, Thái Lan v.v…
Ngày thứ ba của
cuộc hành hương, chúng tôi được đưa
đến Kushinagar nơi Đức Phật nhập diệt
và đêm hôm đó chúng tôi ngủ tại một ngôi chùa Thái
Lan. Tại ngôi chùa này tôi được hân hạnh gặp
tiến sĩ Bi`nh Anson cũng đi hành hương Tứ
Động Tâm như chúng tôi.
Ngày thứ tư
chúng tôi đến Nepal để thăm viếng vườn
Lâm Ty` Ni cách thành phố Kushinagar 300 cây số, tại nơi
đây chúng tôi được viếng nơi Đức Phật
đản sanh và được chiêm ngưỡng dấu
chân 7 bước của Ngài in trên phiến đá, được
thờ tại đây.
Qua ngày thứ 5 chúng
tôi đến Varanasi, nơi đây chúng tôi được
đến bên bờ sông Hằng, mọi người
được chở trên hai chiếc thuyền bơi dọc
theo bờ sông Hằng, nhi`n thấy cảnh sinh sống của
dân chúng tại nơi đây, tắm, và cầu nguyện,
thiêu tử thi, và thấy hai xác chết trôi lềnh bềnh
trên mặt nước, một là tử thi của người
phụ nữ Ấn Độ, một là tử thi của
một hài nhi. (Xin xem phần Bên Bờ Sông Hằng)
Ngày thứ 7 và 8
Sau khi rời sông Hằng,
chúng tôi được đưa đến Delhi, tại
nơi đây một khách sạn sang trọng của thành phố
Delhi, chúng tôi chỉ dừng lại để dùng cơm tối
sau đó phải ra phi trường để trở về
Bangkok. Cũng tại khách sạn này chúng tôi được
đón tiếp phái đoàn Tăng sinh Việt Nam du học tại
Ấn Độ, tôi đă được gặp cô Liễu
Pháp và có một chút thời giờ để hàn huyên với
qúi Tăng sinh.
Khi tới phi trường
Bangkok chúng tôi chỉ có hai giờ nghỉ ngơi thư giăn
sau đó phải trở lại phi cơ để đến
Kunming. Tại phi trường này có một chút trở ngại
xảy ra, đó là sau một tuần lễ đi hành
hương tại các thánh tích bên Ấn Độ, bà con
không có thời giờ đi shopping nên lợi dụng thời
gian hai tiếng thảnh thơi tại phi trường
Bangkok, bà con túa ra đi mua sắm, rồi quên mất thời
gian và lối về điểm hẹn, tới giờ ra cổng
để lên phi cơ thi` thiếu 3 người đó là
Sư cô Nhật Hoà và người em và bác Duyệt, chúng tôi
lo lắng cho họ, mấy người trưởng nhóm
túa ra đi ti`m, ti`m măi cũng không thấy họ, sau cùng
chúng tôi phải lên rời điểm hẹn để ra cổng
phi cơ, thi` thấy họ đang chờ tại đây, hỏi
ra thi` mới biết là vi` bị lạc đường
không biết lối về điểm hẹn nên họ hỏi
thăm những người làm việc tại phi trường
lối ra cổng phi cơ và họ chờ tại đây,
thật là may mắn.
Khi tới Kunming mọi
người đều mệt mỏi, nên TT Giác Đẳng
cho phái đoàn được nghỉ ngơi và ăn
trưa, rồi lại nghỉ ngơi cho đến tối
mới họp lại đi ăn tối tại một nhà
hàng Tàu rất sang trọng, nhưng khi thức ăn
được mang ra thi` thật là khổ cho chúng tôi, vi` thức
ăn được chế vào rất nhiều dầu,
ăn rất là khó nuốt, mặc dù nhà hàng mang ra trên mười
món ăn, đến độ khi họ tiếp tục
mang thêm những dĩa thức ăn ra chúng tôi phải ra hiệu
cho họ ngừng lại.
Ngày thứ 9
Chúng tôi được
thăm viếng một cảnh chùa tại Kunming, chùa Yuan
Tong Temple, sau đó chúng tôi được đi thăm
đảo khỉ Jin Hong View, tại nơi đây có dây xe
cable bắc ngang gio`ng sông Cửu Long để qua đảo
khỉ, ngồi trên xe cable khi ngang qua gio`ng sông, tôi hơi run
chỉ sợ đứt giây cable rớt xuống thi` tiêu
đời, nhi`n thấy gio`ng sông thân yêu uống mi`nh chảy
phía dưới mà lo`ng tôi chùng xuống, cuối gio`ng sông này
là đất nước thân yêu của chúng ta, cũng gio`ng
sông này đă đem lại cơm no áo ấm cho dân lành, và cũng
gio`ng sông này đă đem lại đau thương cho dân
lành vi` những gio`ng nước lũ chảy về trong
mùa nước lũ làm lụi xóm làng. Tại đảo khỉ
này có rất nhiều giống khỉ khác nhau được
nuôi tại đây, tôi đứng nhi`n những lũ khỉ
giỡn chơi, nhảy nhót và tranh nhau những thực phẩm
của du khách vất cho để mua vui. Riêng tôi không thấy
vui chút nào, mà lại đem lo`ng đau xót cho loài chúng sanh này,
chúng có biết là chúng đang đáng thương hại
không? chắc chắn là không, vi` vô minh nên chúng vui đùa trong
thế giới của chúng, và nghĩ rằng chúng đang hạnh
phúc lắm vi` được cho ăn. Tôi liên tưởng
tới một câu truyện thường được qúy
Chư Tăng giảng về một vị vua quá
thương người hoàng hậu yêu qúi đă mất
đi, ngày đêm khóc lóc, một vị tiên thương ti`nh
đă cho vị vua này mặc áo con bọ hung để
đi vào đống phân ti`m hoàng hậu, khi vị vua này mặc
áo con bọ hung và bo` vào đống phân thi` lại cảm
thấy mát mẻ và thơm tho vô cùng, đến khi gặp
được người vợ thân yêu của mi`nh
đang là con bọ hung cái và đang ở với một con
bọ hung khác, vị vua này thất vọng và trở lại
nguyên thành người, với bộ long bào dính đầy
phân hôi thối, lúc bấy giờ vị vua không co`n cảm
thấy thơm tho mát mẻ nữa mà rất khó chịu vi`
mùi hôi thối đó. Chúng ta cũng
vậy, vui chơi trong cái giả tạo, thấy cuộc
đời nhiều vui sướng, nhiều hưởng
thụ, như đâu biết rằng đó chỉ là giả
tạm mà thôi, và thực tế những gi` vui thi` sẽ có
đau khổ kèm theo, vô thường mà.
Sau đó chúng tôi
đến tiệm ăn trưa và buổi chiều mọi
người được trở đi shopping tại
Chiengrung.
Ngày thứ 10
Chúng tôi được
đưa đi thăm các làng người Thái, được
thấy sự sinh hoạt của cộng đồng thiểu
số này.
Ngày thứ 11
Chúng tôi đáp máy bay
đến Lijian – thành phố tên là Lệ Giang, Lệ Giang
có nghĩa là một gio`ng sông đẹp. Tại nơi đây
chúng tôi được đi thăm Win San Ping Mountain.
Buổi chiều
chúng tôi được đến viếng một ngôi chùa
I-Feing Temple, được một người Lama Tây Tạng
xây vào năm Shing Dynasty.
Ngày thứ 12
Rời Lijian - Lệ
Giang chúng tôi đến Daili - Đại Ly’. Tại Đại
Ly’ chúng tôi đến thăm viếng Black Dragon Pond và Square
Market
Ngày thứ 13
Chúng tôi được
đưa đến viếng Ur Hei Lake, và Ancient Wall, và ba bảo
tháp.
Ngày 14
Rời Dali chúng tôi
trở về Kunming, buổi sáng chúng tôi được
đưa đi coi thắng cảnh của Stone Forest, một
thắng cảnh do thiên nhiên tạo ra, nơi đây đông
người khủng khiếp, chúng tôi không thể đi lại
thoải mái được, mà người này nắm áo
người kia để khỏi bị lạc, nếu lạc
ở đây chỉ có đường khóc mà thôi.
Buổi chiều này
là chiều cuối cùng tại Trung quốc, nên TT Giác Đẳng
cho chúng tôi một buổi chiều tự do, mọi người
có thể ra phố shopping và có thể vào các hàng quán để
ăn những thức ăn địa phương, mọi
người hoan hỷ, dự định sẽ đi với
cô tour guard địa phương để được
hướng dẫn ăn những thức ăn địa
phương nào ngon nhất. Riêng tôi thi` không thích shopping và ngại
trong vấn đề đi lang thang, nên xin ở lại
khách sạn sau khi xin được tô mi` gói là an phận rồi.
Nhưng không ngờ vi` ra ngoài ăn nên một số người
bị bịnh đau bụng do thức ăn địa
phương nấu không đúng tiêu chuẩn của du khách.
Vài hàng nhận định
về đời sống của dân chúng tỉnh Vân Nam
nước Tàu qua những lần thăm viếng Kunming, Lệ
Giang, Đại Ly’. Nếu không thấy tận mắt,
không nghe thấy tận tai mi`nh thi` thật là thiếu xót
khi nghĩ rằng đời sống dân chúng Trung Hoa tại
nước cộng sản đỏ này thật là khổ
sở, cơm không có một hột để ăn và
người dân thuộc bịnh tiểu đường và
khạc nhổ. Tôi xin xác nhận rằng điều này
hoàn toàn sai sự thật với đời sống của
dân tại ba miền tôi vừa đi qua, có thể là những
năm trước đây chuyện đó có xảy ra tôi
không biết được, nhưng bây giờ thi` đời
sống của họ rất văn minh và vệ sinh. Trên
đường phố vỉa hè không hề có một cọng
rác, hay dấu vết của sự khạc nhổ hay tiểu
đường, vỉa hè rất sạch giống như
được cọ rửa mỗi ngày, và đường
xe chạy thi` thuộc loại xa lộ siêu tốc, và
điều đặc biệt là không có kẻ ăn xin tại
các chùa hoặc các khu shopping. Nhưng vấn đề toilet
công cộng thi` thật là khổ sở cho mũi của
chúng tôi, vi` dơ và hôi vô cùng, và không có giấy.
Sáng ngày 15 chúng tôi dậy
sớm lên phi cơ về lại Bangkok. Phải nói là thời
gian 3 ngày ở tại Bangkok là thời gian huy hoàng nhất của
chúng tôi, ngoài những buổi đi thăm viếng các ngôi
chùa lịch sử và hoàng cung của Thái Lan thi` chúng tôi
được phục vụ tối đa, ngay khi vừa
về tới Thái Lan chúng tôi được chở đến
một tiệm ăn nổi tiếng nhất của
Bangkok, mặc dù đó là bữa ăn all you can eat, nhưng
toàn là những món ăn đặc sản của Thái Lan, có
thể nói là tuyệt hảo, mọi người rất là
hoan hỷ. Đến chiều tối chúng tôi lại
được đưa lên một chiếc du thuyền
để dùng cơm tối tại đây, trong lúc chúng tôi
được phục vụ những món ăn lạ miệng
và ngon thi` chiếc du thuyền di chuyển trên sông, ban
đêm khung cảnh hai bên sông rất đẹp, vi` Thái Lan
là một quốc gia lấy Phật giáo là quốc giáo nên
chùa chiền tại xứ này rất nhiều, trên một
gio`ng sông chỉ đi một khoảng lại có một
ngôi chùa, kiểu xây cất rất lộng lẫy tráng lệ,
ban đêm những ngôi chùa đều có giăng những ngọn
đèn nhỏ chạy khắp nơi tạo thành những
ngôi chùa như trong tranh vẽ, rất đẹp.
Ngày hôm sau chúng tôi
đi xe bus tới thành phố tên là Ayutaya là một cố
đô của Thái Lan, khi xưa nơi đây là thủ đô
của thái Lan, nhưng có một thời thủ đô này
đă bị quân Hồi giáo đánh phá, và đốt cháy hết
chùa chiền, chúng tôi được đưa đến
thăm một ngôi chùa bị đốt phá, chỉ co`n
trơ lại nền chùa mà thôi. Ngày này chúng tôi được
đi viếng tất cả là 6 ngôi chùa tại thành phố
này, sau đó chúng tôi trở về lại Bangkok trên một
chiếc du thuyền khác, với thời gian đi về
Bangkok bằng xe bus thi` chỉ mất nửa tiếng thôi,
nhưng ban tổ chức muốn chúng tôi được ngắm
cảnh bên sông nên đă mướn một chiếc du thuyền
chở chúng tôi trở về Bangkok với thời gian di
chuyển mất 4 tiếng rưỡi.
Khi về tới
Bangkok chúng tôi được vào lễ Phật tại một
ngôi chùa của Hoàng Gia Thái Lan, sau phần lễ Phật là
phần phóng sinh, người dịch vụ đưa tôi cầm
một sô trong đó có những vật để phóng sanh,
khi tôi cầm thi` không để y’, vi` vừa đi vừa
niệm Phật, đến khi nhi`n vào sô thấy có những
con cá con và có một con lươn, tôi sợ quá, chỉ sợ
nó phóng lên quấn lấy tay tôi, thế là tâm tôi thất niệm
vi` phải ngó chừng con lươn.
Ngày 18 .
Sau khi ăn sáng tại
hotel, một số người theo Chư Tăng đi chợ
nổi trên sông, sau đó thi` shopping lần chót trước
khi về Mỹ và Canada, một số ở lại hotel chờ
ngày mai về trong số đó có tôi. Đến tối chúng
tôi họp lại trong pho`ng họp của khách sạn để
có lời cảm tạ Chư Tăng và ban tổ chức.