Chùa Pháp Luân
PT. Minh Hạnh chuyển biên
Trang Diệu Pháp TT Thích Giác Đẳng tường thuật
HTVPG - Pháp Âm (Audio)
Hành Tri`nh Về Phương Đông
Phật
tử chùa Pháp Luân hành hương từ ngày 27 tháng 10 đến
ngày 15 tháng 11, 2004 - Ấn Độ, Nepal, Trung Quốc, Thái Lan
TT Giác Đẳng: (tường tri`nh ngày 20/11/2004)Phái đoàn sau khi rời Bồ Đề
Đạo Tràng ở hai đêm tại đó, sáng sớm
đă lên đường để đi Kushinagar, tức
là thánh tích nơi Đức Thế Tôn viên tịch Niết
Bàn, đó là một chặn đường khá dài với
hơn 400 cây số và chặn đường có một
đoạn hết sức xấu từ Vaisali về
Kushinagar. Đoạn đường
này đưa phái đoàn đi ngang hai địa danh đặc
biệt quan trọng như chúng ta đều biết rằng
Bồ Đề Đạo Tràng nằm trong tỉnh Bihar,
và tỉnh bang này xưa kia là
vùng đất mệnh danh là Ma Kiệt Đà (Magadha)
là quê hương của vua A Dục.
Chung quanh Bihar và Nepal
có hai quốc gia lớn thời Đức Phật đó là
quốc gia Kosala là Kiều Tát La và quốc gia Ma Kiệt
Đà tức là Magadha, nhưng hai vương quốc lớn
này lại cách biệt với Hy Mă Lạp Sơn với bốn
vương quốc nhỏ là vương quốc của
gio`ng Sakya vương quốc của gio`ng Koliya vương
quốc của xứ Malla và vương quốc của xứ
Vajji, bốn tiểu quốc này tuy rằng không lớn
như Ma Kiệt Đà (Magadha) và Kiều Tát La (Kosala) nhưng
bốn vương quốc này đặc biệt
tương đối là hùng mạnh trong đó phải kể
đến gio`ng Thích Ca và kể đến vương quốc
Vajji.
Trên đường
đi Kushinagar đă ghé ngang Patna nguyên ngày xưa gọi là
Pataliputra trong kinh Hán gọi là Hoa Thị Thành. Pataliputra
đă là kinh đô của triều đại Mauryan triều
đại Sơn Ca mà trong thời triều đại Gócta
măi cho đến triều đại Kanisha thi` mới
rời về một nơi khác, nhưng Patalitutra đă là
chiếc nôi, là trung tâm quyền lực của Ấn Độ
một thời gian rất dài. Ngày nay thi` Patna chỉ là một
thủ phủ của tỉnh Bihar tức là một tỉnh
nghèo ở tại Ấn Độ và tương đối
có vai tro` rất khiêm tốn. Nhưng Patna nằm bên sông Hằng
thỉnh thoảng có những cuộc hành hương khổng
lồ từ Ấn Độ về đây, và cũng tại
Patna chúng ta biết rằng vua A Xà Thế và sau đó là
Upana, nhiều vị vua hậu duệ ở trong đó có một
vị rất nổi tiếng đó là vua A Dục Asoka của
triều đại Mauryan đă đóng đô đă đóng
đô tại đây.
Tại đây cũng
là nơi kết tập tam tạng lần thứ ba khoảng
hơn 220 năm sau khi Đức Thế Tôn Ngài viên tịch,
cuộc kết tập tam tạng này đánh dấu một
bước ngoặc mới về sự chấn chỉnh
những quan niệm để về sau này ở trong đạo
Phật, và chính ở tại nơi này vua A Dục đă gửi
đi những bộ truyền giáo, những nhà Sư, những
bậc danh tăng khả kính của Phật giáo đă
đi nhiều nơi từ vùng Trung Á cho đến các quốc
gia mà trong đó chúng ta tin rằng có Sumalacum, một phần
đất của Đông Dương ngày nay chúng ta
được biết đến để truyền bá Phật
giáo.
Tỉnh Pataliputra cũng
được ghi chép nhiều ở trong cuối cuộc
đời của Đức Thế Tôn khi Ngài đặt
chân đến đây, bây giờ người ta đang xây dựng
những đền tháp, những thành phố, những con
đường mà theo ở trong kinh thi` cho biết rằng
chính các vị Chư Thiên, tức là những vị phi nhân,
những chư thiên cảm thấy hoan hỷ muốn xây dựng
thành phố này nên đă cảm ứng xui dục những
dân tại đây xây dựng thành phố, cuối cùng con của vua A Xà Thế đă rời kinh
đô về đây, sau đó thi` vương xá bị bỏ
trống. Pataliputra ngày nay là một thành phố hơn 6 triệu
dân, kể ra thi` cũng nhỏ so với tầm cở của
Ấn Độ nằm ở bên gio`ng sông Hằng êm ả.
Từ ở bên này
chúng ta có thể ngó sang phía bên kia là một vùng đất mà
ngày nay có những nơi trồng chuối, trồng những
hoa mầu xanh biết, nhưng mà thưa qúi vị, trước
kia thi` bên này Pataliputra bên kia là xứ Vajji, Vajji đă là một
vương quốc hùng cường mà theo ở trong kinh
thi` ngày xưa những bến cảng của Vajji đă tạo
nên sự thèm khát của vua A Xà Thế để chinh phục
xứ này, có thể nói Vajji là một nước cộng
hoà dân chủ.
Cũng thời bấy
giờ chúng ta được nghe nói đến gio`ng bộ
tộc của nước Licchavi, bộ tộc trị vi`
bằng cách là có một hội đồng gồm các vị
tộc trưởng thay phiên với nhau để trị
vi` vương quốc, tương tự như một thể
chế quốc hội lập hiến ngày này đó là một
nền dân chủ xưa nhất ở trong lịch sử của
loài người.
Phái đoàn về tới
Patna thi` vào buổi trưa ghé lại khách sạn Chachian
để dùng cơm, khách sạn này chỉ một khách sạn
thôi nhưng trong đó lại có nhiều pho`ng, như pho`ng
Taxia hay những pho`ng Manada, nơi người ta nhắc
đến địa danh nổi tiếng trong lịch sử
của đạo Phật, khách sạn này cũng có thể
nói rằng muốn giới thiệu rất nhiều cho du
khách đi đến để thấy, để nhớ
về một thời vàng son của tiểu bang Bihar,
trước kia là một chiếc nôi của nền văn
minh Ấn Hà, đồng thời cũng là một trung tâm
quyền lực lớn có thể nói rằng bao nhiêu thế
hệ trị vi` đất nước Ấn Độ.
Ở Patna chỉ có
một buổi ngắn để dùng cơm trưa, rồi
phái đoàn băng ngang sông Hằng để qua bên kia, sông
Hằng vốn trước kia thuộc về lănh địa
của xứ Vajji, những Hoàng tử nước Licchavi để
lại cho chúng ta những hi`nh ảnh rất khó quên, trong
đó có một lần Đức Phật Ngài đă nhi`n những
vị Hoàng tử Licchavi đi trên những con ngựa với
nhung giáp cùng màu, Ngài đă ân cần nói với những vị
ty` kheo rằng vị nào không có thần thông mà muốn thấy
được Chư Thiên ở cơi trời Tam Học Tam
Thiên thi` sẽ nhi`n thấy như vậy, những vị
Licchavi giống như chư thiên ở trên Tam Học Tam
Thiên, điều đó cũng cho chúng ta biết một số
hi`nh thức ăn mặc trang phục cũng như là hi`nh
tướng của chư thiên ở Tam Học Tam Thiên qua lời
dạy của Đức Phật.
Licchavi cũng nhắc
chúng ta về câu chuyện của nàng Ambapali một danh kỹ
của Vaisali, một người đă một thời nổi
tiếng về sắc đẹp, sự thu hút các
vương tôn công tử cực ky` giàu có nhưng cuối
cùng lại gặp Đức Phật, và cúng dường
khu vườn soài của mi`nh trở thành một tịnh
xá, co`n bản thân của mi`nh thi` trở thành một vị
ty` kheo ni sau đó thi` đắt đạo chứng quả
trở thành bậc thánh ni ở trong đạo tràng của
Đức Phật.
Licchavi cũng nhắc
chúng ta bài kinh Ratanasutta kinh Châu Báu khi Đức Phật về
Vaisali trong dịp nơi này gặp khổ nạn và khổ
nạn đó là đói khát bịnh
tật của phi nhân, nhưng có lẽ điều đáng
nhớ nhất của Vaisali là trường hợp chính ở
tại địa danh quan trọng này Đức Thế Tôn
đă cho phép thành lập ni đoàn và đó là một khúc
quanh quan trọng của lịch sử đạo Phật,
di mẫu Maha Ba Xà Ba Đề tức là bà Maha Pajapati Gotami từ
kinh đô Ca Ty` La Vệ cùng với 500 công nương đi
bộ đầu trần chân không khoát aó nâu so`ng, khoát áo càsa
để về Vaisali xin Đức Thế Tôn cho phép thành
lập di đoàn và sau ba lần khẩn khoản cũng
như những lời thỉnh cầu của Tôn Giả
Ananda sự ban hành bát kỉnh pháp, Đức Thế Tôn
đă chính thức cho phép lần đầu tiên người
nữ trong lịch sử nhân loại được sống
thành một đoàn thể tu sĩ với đầy đủ
nghi luật, đầy đủ qui định và nó có một
ảnh hưởng lớn nhỏ mà chúng ta sẽ bàn trong một
dịp khác.
Ngày nay Vaisali co`n ghi đậm nét với
một trụ đá co`n nguyên vẹn được dựng
lên từ thời vua A Dục, đặc biệt trụ
đá này chỉ có một con sư tử ngồi duy nhất
co`n nguyên vẹn và rất đẹp ở bên cạnh
đó là tháp để đánh dấu nơi Đức Phật
cho phép thành lập ni đoàn cũng như là nơi mà một
con khỉ đang cúng dường mật ong cho Ngài khi Ngài
co`n lưu lại ở tại đây. Vaisali cũng co`n có một
đền tháp có một câu chuyện truyền ky` đó là
sau khi Đức Thế Tôn viên tịch thi` Vaisali là một
trong tám kinh đô hay là Licchavi là một trong tám nước
mà được 1/8 xá lợi của Đức Thế Tôn
thi` các vị hoàng tử nước Licchavi đă thỉnh
xá lợi về Licchavi để thờ phượng, bảo
tháp này sau khi vua A Dục đăng quang, và trong khi vua A Dục
trở thành một Phật tử thuần thành cũng
như là những bảo tháp khác nhà vua đă cho đến
mở những bảo tháp này ra để thỉnh xá lợp
phân tán trong nhiều nơi trong lănh thổ Ấn Độ.
Chúng ta được
biết rằng có một câu chuyện ghi lại được
ti`m thấy ở trong kư sự của Ngài Pháp Hiển tức
là Ngài Huyền Trang và cũng được ti`m thấy ghi
trong một vài nơi trong sớ giải của Pali mà chúng
ta không biết là sự việc đó nó hư thực ra sao,
chỉ được biết rằng đầu tiên
người ta đến thỉnh một phân nửa phần
xá lợi và sau đó thi` nhà vua lại cho đến 1/4 co`n
lại, nhưng sau đó nhà vua lại cho đến để
chia xá lợi thêm trong đó cho các tháp mới được
xây cất ở những nơi khác, thi` lúc bấy giờ sấm
chớp mưa gió tầm tă suốt bảy ngày như vậy,
cố gắng lần thứ hai, thứ ba vẫn không
thành, do vậy nhà vua nghĩ chư thiên muốn phần xá lợi
đó giữ lại ở tại bảo tháp này đă vốn
được xây dựng cho nước Licchavi, nên phần
xá lợi đó co`n giữ nguyên như vậy, măi cho đến
về sau này khi tướng Cunningham và người phụ
tá của ông đến thăm viếng nơi này đă khai
quật và ti`m thấy hộp đựng di cốt, tức
là hộp đựng xá lợi của Đức Thích Ca Mâu
Ni mà các người Licchavi đă thờ phượng, họ
đă thỉnh phần xá lợi đó về viện bảo
tàng Patna. Nhưng mà theo một bản ghi nhận thi` câu chuyện
của Ngài Huyền Trang ghi lại nên người ta đă
nghĩ ra một ít xá lợi theo một vài viên chức của
viện bảo tàng thi` đă có hai viên xá lợi co`n giữ
lại tại trong nền tháp này.
Ngày nay thi` khác hẳn
những loại xá lợi khác, những nền tháp khác, những
nền tháp này khi được khai quật nên, thi` c̣n một
nền tức là một phần để giữ ngọc
xá lợi này lại tại đó. Mỗi lần chúng tôi đến
chúng tôi vẫn thường qùi ở bên ngoài để đảnh
lễ, mặc dù không biết là co`n bao nhiêu xá lợi được
giữ lại dưới nền tháp đó, một đặc
điểm chúng ta được biết là theo sự xây cất
ngày xưa khi xây cất thờ xá lợi người ta thường
giữ xá lợi không phải ở trên đỉnh tháp mà giữ
ở dưới nền tháp, tức là dước đất,
chúng ta cứ tưởng tượng một công tri`nh xây cất
khi xây dựng nền xong thi` ở trong nền đó người
ta chôn xá lợi vào chính giữa và cất trên đó một
tháp khổng lồ, nó có nhiều ly’ do để về sau
này khi có giặc giă hay có những người xâm lăng đến
mà họ muốn cướp đi xá lợi thi` họ phải
mất rất nhiều ngày để đập tháp ra để
lấy xá lợi, và biết đâu trong thời gian đó
thi` công việc có thay đổi đi và quả thực như
vậy ở trong quá khứ chính việc truy ti`m xá lợi làm
nản lo`ng rất nhiều người bởi vi` việc
đập đổ một công tri`nh lớn và điều
này đă khiến cho nhiều xá lợi đă được
gi`n giữ nguyên vẹn lại ở tại Ấn Độ
và tại các nơi khác.
Tuy nhiên khi người
Phật tử Nhật Bản đến Vaisali muốn xây
cất một tháp xá lợi lớn ở nơi này tức
là tháp Shanti, là tháp được chính thức khánh thành bởi
chính phủ Ấn Độ thi` người ta đă làm hai
việc, đó là thỉnh một phần xá lợi ở của
viện bảo tàng Patna về chia làm hai, một phần thờ
dưới nền tháp và một phần thờ trên đỉnh
tháp đó là một việc rất ngoại lệ, đa số
xá lợi của Đức Thế Tôn được tôn trí
ở trong nền tháp tức là ngang mặt đất chứ
ít có khi nào tôn trí ở phần cao như tại Trung Hoa và Nhật
Bản.
Từ Vaisali phái đoàn
đă làm một cuộc hành tri`nh tương đối hơi
vất vả, suốt 12 năm qua chúng tôi mỗi lần đi
ngang con đường này đều rất là lo ngại
cho sức khỏe của qúi Phật tử, bởi vi` con đường
rất xấu, nhiều vị bộ trưởng đă ở
tù vi` tội thâm lạm ngân sách ở đây, cho đến
hôm nay thi` con đường này vẫn là con đường
tệ nhất ở trong những con đường đi
hành hương. Mỗi lần chúng tôi đến đó chúng
tôi nói với Phật tử rằng con đường có rất
nhiều ổ gà, thi` sau đó có nhiều Phật tử phát
biểu rằng không phải là ổ gà mà là ổ trâu và có
nhiều người nói không phải là ổ trâu mà là ổ
voi, tại vi` có những đoạn đường rất
xấu, có những hố rất lớn chúng ta có thể
nhi`n thấy rất nhiều xe vận tải bị hư
phải sửa ở bên vệ đường, và mặc dù
xe chạy rất chậm, né tránh rất nhiều hố nhưng
đôi lúc hầu như không có chỗ nào để né, bắt
buộc phải chạy hết sức chậm, đi qua những
hố này. Chúng ta không biết
chừng nào chính phủ tỉnh bang Bihar mới có thể sửa lại
con đường này cho nó khá hơn.
Phải nói rằng tại
Ấn Độ làm việc gi` cũng rất chậm và tỉnh
bang Bihar là tỉnh bang nghèo nhất của Ấn Độ,
ti`nh trạng nghèo đói hối lộ làm cho những công việc
về cầu cống càng trở nên tri` trệ hơn. Cuối
cùng 11 giờ khuya phái đoàn đặc chân đến thánh
địa Kusinara, phái đoàn không ở khách sạn mà ở
trong một ngôi chùa của Thái Lan trong thánh địa của
Kusinara. Chùa Thái Lan này là một ngôi chùa được dựng
lên bởi một vị Tăng sĩ trong Phật giáo Thái
Lan và vị này rất có tài, chính vị này đă xây dựng
ra ngôi chùa tại Khushinagar hay ở Lumbini, ngôi chùa này được
gọi là Wat Muom tức là ngôi chùa của hoàng gia, vua Thái Lan đă
cúng 5 triệu tiền Thái trong việc xây dựng một ngôi
tháp ở tại đây và có thể nói rằng một ngôi
chùa xây cất với một kiến trúc hết sức mỹ
thuật, đặt biệt hết
sức đẹp về phương diện kiến trúc cũng
như bố trí ở trong ngôi chùa, rất trật tự. Ngôi
chùa với bố tát đường cao và một ngọn
tháp một kiến trúc đẹp mắt, bao bọc chung
quanh là văn pho`ng tăng xá, và có một khách xá dài có nhiều
pho`ng cho khách hành hương về ở. Khách xá được lót bằng đá
hoa cương được gi`n giữ cận thận sạch
sẽ, có một ngôi nhà bếp hết sức tiện nghi và
đầy đủ để cung cấp cho khách hành hương
đến, đặt biệt là có một quán cóc nhỏ,
cho khách hành hương có thể ngồi lại uống trà
càfê hoặc những thức lạnh. Phía sau chánh điện
có một cái cóc lợp bằng tranh trong một khu vườn
nên thơ dành cho những khoá thiền, có thể nói rằng
một trong những công tri`nh tu học rất đáng kể
ở trong số các ngôi chùa xây cất chung quanh những thánh
địa Phật giáo ở tại Ấn Độ và
Nepal.
Phái đoàn ở đây
một đêm để nghỉ dưỡng sức, sáng hôm
sau thức sớm tinh sương phái đoàn lại ra ngoài
thánh địa Bồ Đề, tại thánh địa Kushinagar
nơi Đức Thế Tôn viên tịch. Chúng tôi thích đưa
phái đoàn ra thánh địa này vào buổi sớm tinh sương,
có khi những phái đoàn đến lễ Phật vào buổi
chiều và buổi sáng hôm sau chúng tôi lại đưa phái đoàn
ra đó, cái cảm giác để có thể có mặt tại
thánh địa tại thánh tích Kushinagar vào buổi sáng với
một màng sương giăng ngang lưng trời bao phủ,
cái mờ ảo đó cho chúng ta một cái gi` hết sức
khó tả bằng ngôn ngữ, phái đoàn vào trong, khi đó đang
có Chư Tăng tụng kinh buổi sáng, chúng tôi chờ một
chút khi khoá lễ vừa xong thi` phái đoàn vào tụng kinh rồi
làm lễ dâng y đến tôn tượng Phật, vừa đội
y đi nhiễu Phật ba vo`ng.
Đang là mùa dâng y, chúng ta lại cúng dường y càsa
đến Đức Phật là một điều hết
sức cảm động, phái đoàn đă qùy trước
để tụng kinh trước pho tượng Phật,
đây là một pho tượng Phật có lịch sử trên
1500 năm chúng ta biết tạc từ đời Ghata với
một đường nét mỹ thuật tương đối
rất độc đáo. Thông
thường những pho tượng Phật khác khi mà chúng
ta nhi`n vào pho tượng Phật ở trước mặt
và ở ngang thi` chúng ta có cảm giác khác nhau, nhưng đây
là một pho tượng nằm, chúng ta nhi`n từ bất
cứ góc độ nào vẫn có cảm giác có thể nói rằng
đó là một nghệ thuật rất cao về phương
diện tạc tượng, pho tượng lớn dài 6 mét,
khi đi nhiễu chung quanh cho chúng ta nhớ lại hi`nh ảnh
của Đức Thế Tôn ngày xưa nằm trên phiến
đá trong vùng Sala của vua Malla.
Thánh địa này khác
hơn Bồ Đề Đạo Tràng, Lâm Ty` Ni, và chuyển
Pháp Luân, thánh địa này vốn là công tri`nh trùng hưng của
hai vị Tăng sĩ, hai vị Tăng sĩ này một vị
Mahavia Shalami cũng là người
Ấn Độ, sanh trưởng tại Ấn xuất thân
từ một gia đi`nh thế gian vọng tộc có quyền
tại vùng đất bấy giờ, khi đọc lại
lịch sử của Đức Phật nên phát tâm sang Tích
Lan tu tập và trở về sống tại thánh địa
này, sau đó thi` Ngài Chandaghama là một vị Tăng sĩ
khác từ Bangadat, xuất gia tại
Bangadat lúc bấy giờ cũng
từ Ấn Độ xuống đây, thời đó rất
hoang sơ, và hai vị Tăng sĩ này đă cùng nhau sống
tại thánh địa, để khôi phục thánh địa
này, măi cho đến năm 1952 khi chính phủ Ấn Độ
tổ chức lễ kỷ niệm 2500 Phật lịch,
thi` chính phủ Ấn Độ mới bắt đầu
có một số các công tri`nh để trùng tu thánh địa,
tuy nhiên căn bản việc trùng tu thánh địa vẫn
là do hai vị Tăng sĩ người Ấn Độ, đặt
biệt là vị đầu tiên sanh ra và lớn lên ở Ấn
Độ đă trùng tu thánh địa này.
Bây giờ chúng ta đến
vẫn co`n ti`m thấy được hai điều rất
quan trọng, một là ngôi chùa Ấn Độ với pháp
xá có nơi kiết si ma như ngôi chùa Miến Điện,
pháp xá kiết si ma nằm kế bên thánh địa, nơi
này là nơi mà Ngài Chandamani tức là vị Tăng sĩ người
Ấn Độ đă ở và đă có công trùng tu ngôi chùa này. Chúng tôi cũng gặp một vị
trụ tri` người Miến Điện sống tại đó hơn 42 năm,
và vị này cũng đă từng sống với Ngài Chandamani,
Ngài Chandamani tịch vào năm 1972.
Người đó, cảnh đó, chùa đó co`n lưu
lại cho chúng ta rất nhiều công tri`nh của một người
mà bất kể trời mưa, trời nắng, lạnh nóng
ở lại để chăm sóc thánh địa trong một
thời gian dài.
Chúng tôi đến đảnh
lễ thánh địa rồi sang đảnh lễ ngôi tháp
tại chùa Miến Điện và nhớ lại công ơn của
Ngài, và thật sự ở trong lo`ng hết sức xúc động,
qúi vị nào có đến Ấn Độ vào mùa hè và mùa đông
thi` qúi vị mới hiểu được là những vị
mà đă hy sinh như vậy, công đức lớn như
thế nào, ở thánh địa thi` có thể nói rằng mùa
hè thi` nóng chảy mở, cái nóng mà các vị Tăng ở chùa
Thái Lan cho biết là khăn mà nhúng nước đội trên
đầu đi từ Tăng xá ra chánh điện nó gần
như là khô, nói như thế là qúi vị hiểu cái nóng cháy
da như vậy, và mùa đông thi` lạnh buốt xương,
nhưng các vị đă ở từ năm này sang năm khác,
có những khi mà năm bảy tháng không gặp một người
Phật tử nào, cho đến khi có một Phật tử
hành hương từ xa đến, và mùa hành hương họ
cúng dường tứ sự để có thể sống
những năm tháng co`n lại tại thánh địa, chúng
ta nghĩ đến điều này thi` chắp tay cúi đầu
những vị kiên tâm tri` trí ở
lại để gi`n giữ thánh địa này.
Sau khi rời chùa Miến
Điện phái đoàn ghé sang thăm chùa Linh sơn, đúng
ra thi` tại đó người ta gọi là chùa Trung Hoa, bởi
vi` ngôi chùa này do người Trung Hoa thành lập sau đó cúng
lại cho HT Huyền Vi giáo hội Linh Sơn, bây giờ
thi` Ni Sư Trí Thuận đang trụ tri` và đang có những
công tri`nh trùng tu tại đây, Ni Sư Trí Thuận cũng đang
cất những tiểu cảnh, như cảnh đản
sanh, cảnh đạo chuyển pháp luân, cảnh khổ Hành
Lâm ở trên khuôn viên của chùa cho khách hành hương đến
thăm viếng, đó là y’ kiến của Ni Sư.
Và ở tại đây
thi` phái đoàn phải làm một việc là phân nửa trở
về dùng cơm trưa tại chùa Thái Lan, bởi vi` trưa
hôm đó có lễ trai tăng tại chùa Thái Lan do phái đoàn
tổ chức, và phân nửa dẫn đầu bởi HT
Nguyên An sang dùng một bữa cơm ở tại Kushinagar
theo lời mời, trước thịnh ti`nh khẩn khoảng
của Ni Sư thi` phái đoàn phải chia làm hai như vậy.
Nhưng trước
khi dùng cơm phái đoàn cũng đă ghé điện thờ
Maccachia cách thánh địa khoảng chừng vài mươi
thước, chính tại nơi đây đánh dấu nơi
Đức Thế Tôn dùng cái tách nước cuối cùng trước
khi Ngài sang bên tảng đá của công viên Mupala dưới
cội hai cây long thọ để viên tịch Niết Bàn.
Tại đây bây giờ co`n có một pho tượng Phật
bằng đá chunar, pho tượng rất đẹp trong
thế là Súc Địa Ấn, cao hơn 2 thước rưỡi,
và pho tượng này có lịch sử 1000 năm. Ngày xưa người Miến Điện
đă xây cất cách nay khoảng chừng 80 năm, một điện
thờ rất nhỏ ở chung quanh để gi`n giữ
pho tượng này, điện thờ thi` tương đối
nhỏ so với tầm cỡ của pho tượng và giá
trị của pho tượng.
Khi chúng tôi đến người
canh gác họ mở cửa cho phái đoàn vào để chiêm
bái đảnh lễ pho tượng này, rồi sau đó phái
đoàn lại đến Kumason suttpa nơi làm lễ trà ty`
di thể của Đức Phật, chúng ta được
ngồi đó để được nghe kể về lịch
sử xá lợi của Phật, chúng tôi kể về lịch
sử xá lợi Đức Phật cũng như kể về
câu chuyện Bà La Môn Dona đă
chia xá lợi của Đức Phật một cách hoà bi`nh
như thế nào cho những quốc gia đến để
xin được chia phần xá lợi của Đức
Phật.
Sau đó thi` phái đoàn
về lại chùa Thái và chùa Linh Sơn để dùng cơm,
có một buổi trai tăng tại chùa Thái Lan, buổi trai
tăng hôm đó thi` phái đoàn đă cúng dường tổng
cộng là 41 vị kể cả các vị ty` kheo sa di, chúng
tôi cũng có để bao thơ cùng dường luôn các vị
tu nữ, cũng như những người làm công quả
trong ngôi chùa xem như một buổi trai tăng thứ hai
mà phái đoàn được một phước sự thứ
hai trong chuyến đi hành hương Ấn Độ.
Sau đó khởi hành
đi Purapur tới chiều khoảng 5 giờ thi` đặt
chân đến biên giới của Nepal để làm thủ
tục sang khách sạn, nhưng phái đoàn đi hơi đông
nên khách sạn Nirvana đă không đủ chỗ, phải rời
khách sạn Frantic, chia thành hai nơi như vậy. Chúng tôi
sẽ kể thêm về chi tiết của thánh địa Lâm
Ty` Ni vào ngày mai.
TT Giác Đẳng:
(Tường tri`nh ngày 23/11/2004)Trong chuyến đi hành
hương, cách đây hai ngày chúng tôi đă có một bản
tường tri`nh của phái đoàn sau khi rời Bồ Đề
Đạo Tràng và đến chiêm bái thánh địa Kusinara
nơi Đức Thế Tôn viên tịch Niết Bàn và sau đó
từ Kusinara rồi đi ra
biên giới Nepal và Ấn Độ, cuối cùng đến
thánh địa Lâm Ty` Ni.
Chúng ta phải nói về Nepal, Nepal là một
vương quốc nhỏ nằm dưới chân Hy Mă Lạp
Sơn. Nepal có một lịch sử tương đối
đặc biệt với đạo Phật, ngày hôm nay
Nepal là một vương quốc Ấn giáo duy nhất, Ấn
Độ là một quốc gia đông dân theo Ấn Giáo
nhưng Ấn Độ không phải là một vương quốc
Ấn giáo, trong khi Nepal là một vương quốc mà 80%
dân chúng theo Ấn giáo. Nhưng rồi cũng phải nói
thêm rằng đă có thời ky` Phật giáo trong quá khứ
phát triển rất mạnh và co`n để lại dấu
ấn. Như chúng ta biết rằng
trong suốt 1700 năm lịch sử của đạo Phật,
thi` 500 năm đầu là thời ky` hưng thịnh của
Phật giáo nguyên thủy, 500 năm kế là thời ky`
hưng thịnh của Phật giáo Đại Thừa và 700 năm cuối
cùng trước khi Phật giáo bị diệt, vào thế kỷ
thứ 12 tại Ấn Độ là 700 năm của Phật
giáo Phật giáo Kim Cang Thừa hay là Phật giáo Mật tông.
Mặt dầu Phật giáo Kim Cang thừa
đă vắng mặt ở trên vùng đất Ấn Độ
nhưng mà co`n để lại rất nhiều dấu ấn
sâu đậm tại Nepal, tuy nhiên đă có thời người
ta nói rằng người Nepal co`n chùa co`n Phật và co`n những
hi`nh tượng về cuộc đời của Đức
Phật nhưng hoàn toàn vắng bóng Tăng lữ. Sự vắng
bóng này trong suốt cả ba bốn thế kỷ khiến
cho người Nepal phần lớn chỉ đến chùa
như một đền thờ của Hindu không hơn
không kém, và những đền thờ này chỉ được
gi`n giữ chứ không bị phá hủy như trường
hợp của Ấn Độ, do đó tại Nepal có nhiều
ngôi chùa có giá trị rất lâu đời, măi cho đến
đầu thế kỷ thứ 20 thi` bấy giờ có một
số những người Nepal đă làm một việc rất
quan trọng, là đă rời Nepal sang Tích Lan để theo sự
sắp xếp của Ngài Rananda, và
một số các vị cao Tăng Tích Lan du học
đạo Phật rồi trở về hoằng pháp tại
Nepal. Ngày hôm nay thi` có hơn 200 Tăng sĩ Nepal theo truyền
thống Phật Giáo Nam Tông và có hơn 28 ngôi chùa nằm rải
rác khắp nơi từ Kathmandu chảy dài xuống Lâm Ty`
Ni.
Thật ra
thi` trong suốt cuộc phục hồi Phật giáo tại
Ấn Độ, việc phục hưng Phật giáo tại Ấn
Độ trong suốt 100 năm qua thi` có thể nói rằng hầu
hết những vị Tăng sĩ của người Ấn
và người Nepal đều tu theo truyền thống Phật
giáo Nam Truyền. Ảnh hưởng
của đời sống nhân dân Tây Tạng thi` một số
tu theo truyền thống Mật Tông, nhưng phần lớn
những vị tu theo Mật Tông và những Tăng sĩ
Tây Tạng có chùa tại Nepal và Ấn Độ. Hầu hết
các Tăng sĩ tại ấn Độ và Nepal hiện nay
đều theo truyền thống Phật giáo Nam Tông.
Chúng tôi nói như vậy để qúi vị
có một bối cảnh là Kathmandu thủ đô của
Nepal chúng ta cũng ti`m thấy rất nhiều ngôi chùa tháp.
Ngôi chùa tháp ở đây đặc biệt là những ngọn
tháp với hi`nh cặp mắt nhi`n cuộc đời. Mắt
ở đây tượng trưng cho Phật nhăn hay là huệ
nhăn, có thể nói là một kiến trúc rất độc
đáo của Nepal. Hơn 30 năm qua thi` chính phủ Nepal
đă khởi đầu bằng nỗ lực có thể
nói rằng như là một di sản tinh thần của ông
Uthan, cựu Tổng Thư Ky' Liên Hiệp Quốc là người
gốc Miến Điện, ông Tổng Thư Ky' này khi đặc
chân đến thánh địa Lâm Ty` Ni đă cảm thấy
hết sức xúc động, và ông đă đứng ra kêu
gọi Liên Hiệp Quốc chú y' đến thánh địa
này, nơi ra đời của vị Giáo Chủ của một
tôn giáo mà theo ông Uthan, đó là một tôn giáo hoà bi`nh. Liên Hiệp Quốc đă hưởng
ứng lời kêu gọi này, măi cho đến đầu thập
niên 80 thi` bấy giờ Liên Hiệp Quốc mới
đưa ra một dự án kiến tạo mà gọi là một
trung tâm hoà bi`nh thế giới tại thánh địa Lâm Ty`
Ni. Hơn 25 triệu Mỹ kim được chi ra cho dự
án này, trong đó kể cả việc làm vườn và có một
sơ đồ tổng quát, nhưng rồi tiền bạc
thi` chi ra nhiều mà lại bị thất thoát, trong lúc
đó thi` những công tri`nh xây cất hoàn toàn không đi
đến đâu ở mức độ đáng kể, cả
một khu vườn mà trong đó những vị nguyên thủ
quốc gia, những vị Tổng Thống của các quốc
gia khác đă đến đó trồng các thứ cây như
cây soài cũng như cây sala và những cây khác tại đây,
và bây giờ cũng không được chăm sóc đúng mức.
Cho đến đầu năm 1995 thi`
bấy giờ người ta lại nảy ra một sáng
kiến khác, thay vi` giao hết công việc trùng tu thánh địa
cho chính phủ Nepal, cho những tổ chức tại Nepal
và đồng thời thay vi` làm áp lực đối với
chính phủ Nepal, thi` người ta đă làm khác đó là xây
dựng những ngôi chùa Phật giáo quốc tế ở
chung quanh thánh địa này. Ngày hôm nay chúng ta về thánh
địa Nepal, có một điểm mà nếu người
Phật tử là người đầu tiên đặc chân
đến lấy làm lạ, là tại sao ở tại
nơi chính thánh địa thi` từ hàng rào cho đến
những công tri`nh xây cất tương đối là sơ
sài, trong lúc đó thi` những ngôi chùa của các quốc gia
Phật giáo, như là Phật giáo Miến Điện, Tích lan,
Thái Lan, Đại Hàn, Nhật Bản và kể cả một
ngôi chùa của chính phủ Bắc Kinh xây cất, thi` tất
cả các ngôi chùa đều hết sức là nguy nga tráng lệ,
bởi vi` có một nỗ lực rất lớn là làm áp lực,
thay vi` những tổ chức Phật giáo quốc tế tiếp
tục bỏ tiền vào trong thánh địa, thi` người
ta lại tự xây cất những ngôi chùa lớp ở
trung tâm, để nói với chính phủ Nepal rằng cộng
đồng Phật tử thế giới có khả năng
làm nhiều hơn nếu công tri`nh trùng tu thánh địa
được quản trị một cách tốt đẹp.
Phải nói rằng chính vi` điều này đă là một áp
lực lớn để chính phủ Nepal chú y' nhiều
hơn, và đă giảm thiểu đi một số quyền
hành của các tổ chức trùng tu thánh địa là những
tổ chức nhằm mục đích trục lợi nhiều
hơn là giúp cho công việc trùng tu.
Năm 1996 một biến cố rất
quan trọng đó là Phật giáo Nhật bản đă chi ra
một số tiền rất lớn để làm một
lúc hai việc, việc đầu tiên là ở bên trong thánh
địa có một đền thờ gọi là MayaDevi tức
là đề thờ của Phật mẫu, đền thờ
này đă bị những người BàLaMôn chiếm hữu
như là một cái đền BàLaMôn, và bấy giờ
người ta ti`m cách thương lượng để rời
ngôi đền đó ra bên ngoài, và ti`m cách khai quật. Dĩ nhiên với ly' do khai quật
người ta đă có thể rời ngôi đền đó
đi từng viên gạch một của đền thờ
Mayadevi này được khai
quật, cuối cùng vào năm 1996 người ta đă ti`m
ra một phiến đá, và phiến đá đó đă
đánh dấu nơi mà Đức Thế Tôn đă đặc
chân xuống đầu tiên sau khi đản sanh trong cuộc
đời của Ngài, ngay trong đền thờ của
hoàng hậu Maya. Phiến đá đó đă được
trang trọng để yên một chỗ, và những
người Phật tử Nhật Bản đă bỏ tiền
để sửa, xây dựng một lồng kính chung quanh
để gi`n giữ phiến đá, có thể nói rằng
vô cùng quan trọng này. Bên cạnh
đó thi` người ta xây cất một ngôi đền
mang tánh cách như Nepal để tri`nh lên phiến đá
đó, như ngày hôm nay chúng ta về thánh địa chúng ta
sẽ thấy được một ngôi đền màu trắng
với cái tháp của người Nepal để bao trùm lên
phiến đá đánh dấu nơi Đức Thế Tôn đặc
dấu chân đầu đời của Ngài. Đồng thời bên cạnh đó
là trụ đá của vua A Dục, ở trong trụ đá
này vua A Dục đă đánh dấu rất kỹ năm thứ
20 sau lễ đăng quang, vua A Dục tự nhận chính
mi`nh đă đến nơi này để hành hương
đây là nơi đản sanh của bậc hiền thánh
gio`ng Thích Ca, dân chúng ở chung quanh được miễn
thuế 1/8, có thể nói rằng cột trụ đá của
vua A Dục là phiến đá được kiếm thấy
ở trong đền MayaDevi đă xác nhận cho chúng ta biết
Lâm Ty` Ni là một thánh địa vô cùng quan trọng, chính
nơi này Đức Từ Phụ Thích Ca Mâu Ni giáng trần.
Chúng ta cũng ti`m thấy trên thánh địa
một hồ nước vuông vức, trong hồ nước
này được ghi dấu theo trong sách Đại Đường
Tây Vực Ky' và nhiều ky' sự quan trọng khác chính là
nơi Phật mẫu Maya tắm sau khi sanh thái tử Sĩ
Đạt Đa, bên cạnh đó cũng có một cây Asoka tức
là cây vô ưu rất lớn. Ngày xưa nơi tảng
đá mà Đức Thế Tôn chào đời, kế bên đó có
một Sala, cây vô ưu rất lớn, nhưng bây giờ
không co`n nữa, theo thời gian bởi vi` sự xây cất
những đền tháp. Phái đoàn đặc chân đến
thánh địa và tụng một thời kinh tại trụ
đá của vua A Dục và sau đó vào trong đảnh lễ
và đi diễu ba vo`ng quanh phiến đá đánh dấu
nơi Đức Thế Tôn đản sanh, sau đó lên trên tháp
để mọi người có một cái nhi`n toàn diện
chung quanh thánh địa. Thánh địa hiện tại
tương đối với công tri`nh xây cất, người
ta đang đào một hồ lớn và cho chúng ta thấy rằng
nhiều công tri`nh kiến thiết đang được
xây dựng tại đây.
Phái đoàn lại sang ngôi chùa Nepal và ngôi
chùa Tây Tạng đó là hai ngôi chùa tương đối quan trọng, riêng về ngôi chùa
Nepal là một ngôi chùa lâu đời được xây dựng
bởi người Phật tử Miến Điện, trong
đó có sự hộ trợ rất lớn của ông cựu
Tổng Thư Ky' Liên Hiệp Quốc ông Uthan, tại ngôi
chùa chúng ta có gặp gỡ một vị Sư Cả tức
là vị Phương Trượng Trụ Tri`, vị trụ
tri` này là người của gio`ng Thích Ca và Ngài đă ở
tại đó trong một thời gian hơn ba mươi mấy
năm, năm nay Ngài gần 80 tuổi hạ lạp cao.
Rời ngôi chùa Nepal, phái đoàn đi
thăm viếng những ngôi chùa chung quanh, có ngôi chùa Miến
Điện, chùa Thái Lan, chùa Tích Lan cũng như chùa Đại Hàn
và chùa Trung Hoa, nhưng trên đường đi có ghé
thăm chùa Việt Nam của Thầy Huyền Diệu, và
khi đến thăm chùa Việt Nam thi` đă có nhiều
thi` giờ ở tại đó trong sự hiếu khách
đúng là "tha hương ngộ cố tri". Khi gặp lại TT tại thánh
địa thi` TT ân cần mời phái đoàn đi vo`ng
chung quanh chùa, và giới thiệu rất nhiều sự sinh
hoạt của chùa. Bởi vi`
phái đoàn phải trở về khách sạn cho kịp bữa
cơm trưa của Chư Tăng nên chương tri`nh
đi thăm viếng những ngôi chùa khác đă không
được thực hiện như đă dự định,
do đó phái đoàn đă rời thánh địa Lâm Ty` Ni
để trở về khách sạn dùng cơm trưa sau
đó lại khởi hành đi Varanasi cu`ng ngày , phái đoàn ở
lại khu vực lâm Ty` Ni chỉ có một đêm và một
ngày thôi.
Khi phái đoàn đến thăm thánh
địa Lâm Ty` Ni, thi` có một số tin tức chúng tôi
đă thông báo với qúi vị là có một phiên họp
thượng đỉnh Phật giáo đang được
tổ chức tại Lâm Ty` Ni, chính phủ Nepal dự trù bỏ
ra 13 triệu rupi, chính phủ Nepal đang rất cần thiết
làm công việc này, bởi vi` sau khi vị vua trước bị
thảm sát trong một biến cố co`n nhiều bí mật
tại Kuthmandu, thi` vị vua mới lên và tiếp theo là
phong trào nổi dậy của một số phiến quân
Nepal, những người này tự xưng là Maoist tức
là những người theo chủ nghĩa Mao Trạch Đông,
tuy nhiên sau sự điều tra thi` những người
này chỉ lấy Mao Trạch Đông làm biểu tượng chứ
không có liên hệ gi` với chính phủ Trung quốc. Chính những người Maoist này
đă gây ra rất nhiều tổn thất về kỹ nghệ
du lịch cho Nepal trong thời gian vừa qua, và khiến cho
số du khách đến Nepal càng lúc càng giảm đi, chính
phủ Nepal hy vọng rằng nếu có hội nghị của
Phật giáo tại Lâm Ty` Ni sẽ cứu văn lại ti`nh
hi`nh hiện tại, du lịch là một nghề quan trọng
tại xứ Nepal.
Cũng xin nói thêm một điều rằng
khi chúng ta trở về chiêm bái thánh địa Lâm Ty` Ni nhi`n
những người Nepal chính gốc thi` họ không giống
người Ấn Độ, người Nepal giống người
Việt Nam của chúng ta hơn người Ấn Độ,
qúi vị có thể nhi`n người Ấn Độ hoàn toàn khác với chúng ta, nhưng
người Nepal thi` rất giống người Việt
Nam và Thái Lan. Có một số người đặc ra câu hỏi
có phải chăng Đức Thế Tôn sanh ra ở trong phần
đất Nepal thi` Ngài giống người Nepal và người
Nepal thi` giống người Việt Nam, như vậy nếu
chúng ta tạc tượng Phật giống người Việt
Nam thi` có đúng với thời xưa không. Có nhiều việc
mà chúng ta phải đưa ra tại đây, thứ nhất
là quốc gia Nepal ngày nay chúng ta được biết nó là
một lănh thổ được thiết lập sau từ
vua Kalysac về sau này. Thời Đức Phật co`n tại thế
như chúng tôi vừa tri`nh bày có bốn quốc gia nằm
dưới chân Hy Mă Lạp Sơn đó là quốc gia
Vajji quốc gia Koliya, quốc
gia Malla và vương quốc
Sakya là bốn vương quốc nằm ở tại
đó, và biên giới của họ cũng như giữa
vương quốc Koliya là họ ngoại của Đức
Phật và vương quốc của gio`ng Thích Ca họ nội
ngăn bởi con sông Rohini. Thi`
con sông Rohini không có chảy ngang mà chảy dọc do vậy
chúng ta không thể lấy lịch sử của thời
xưa, cái minh định của thời nay để phân
định thời xưa. Thứ
nữa theo trong kinh thi` Đức Thế Tôn Ngài thuộc gio`ng
dơi Sakiya tức là một chủng tộc mà chúng ta thấy ở
tại Ấn Độ, nên chúng ta nói Ngài giống như
người Ấn Độ chứ không giống như
người Nepal. Về điểm
này tuy có một chút cần tranh luận, nhưng cơ sở
nói là Đức Phật giống như người Nepal thật
sự thi` không phải, hơn thế nữa là thánh địa
Lâm Ty` Ni chỉ nằm sâu trong lănh thổ Nepal chỉ trong
vo`ng 15 hay 20 cây số, không có ly' do gi` để mà nói rằng
biên giới ngày hôm nay xác định được chủng
tộc của Đức Phật ngày xưa.
TT Giác Đẳng: (ngay 24 tháng 11
năm 2004) phái đoàn rời vườn Lâm Ty` Ni để
đến Varanasi, Varanasi là một thành phố đặc
biệt, không giống bất cứ thành phố nào khác ở
trên thế giới, đây là nơi khai sinh ra cả ba tôn
giáo, Ấn Giáo, Phật Giáo và Kiền Na Giáo. Varanasi nằm
bên bờ sông Hằng, con sông dài đó chảy từ bắc
xuống nam đổ ra vùng đông dân, tuy nhiên ở tại
Varanasi thi` con sông chảy từ nam xuống bắc thi` có một
tầm quan trọng. Đối với người Ấn
Độ thi` Varanasi măi măi là thành phố của thiên thần,
đúng ra chữ Varanasi chúng ta thường được
biết ở trong bản chữ Hán là Ba Na Nại, trong kinh
điển Pali gọi là Varanasi và chúng ta co`n biết đến
một chữ gọi là Benares.
Tất cả những địa danh
này liên quan đến một thành phố đă tồn tại
liên tục ở trong hơn 3800 năm qua, có thể nói rằng
khi một người du khách từ nước ngoài đặt
chân đến Varanasi có thể ti`m thấy không khí không giống
bất cứ một nơi nào đă đi qua, ở trên
đường là những con bo` chen lẫn với người,
với xe cộ, ở dưới bờ sông là những vị
sadhu, những vị đạo sĩ Bà La Môn tụng kinh và
khách hành hương đặc biệt ở trong mùa hành
hương tấp nập từ tứ xứ trở về.
Tại thành phố này có hai viện đại học lớn
đó là đại học Sanskrit University và Hindus University
đều là hai cơ sở học thuật có thể nói rằng
vô cùng quan trọng với nền văn hoá Hindus và ngôn ngữ
Sanskrit. Varanasi cũng nhiều dân, có nhiều pháp hội của
những người Sadhu và những vị đạo sĩ
Bà La Môn hàng năm về đó để mở những
đạo tràng và thuyết giảng tri`nh bày quan điểm
của mi`nh.
Ngày hôm nay người Phật tử cũng
như không phải Phật tử trong những phái đoàn
hành hương về Varanasi, trước nhất là để
cảm nhận lại một thành phố mà quá đơn
thuần ở trong nền văn hoá của đạo Phật
đặc biệt là trong văn học Bổn Sanh. Văn
học Jataka đă nhắc nhiều đến Varanasi, ở
trong đó có những câu chuyện liên quan đến vua
Brahmadatta liên quan đến tiền thân của Đức Bồ
Tát. Thuở xưa Varanasi cũng co`n có một tên gọi là
Kashi như ở trong kinh Thánh Cầu và trong nhiều kinh
khác chúng ta nghe Đức Phật Ngài kể lại đời
niên thiếu của Ngài là một vị thái tử, tơ lụa
của Ngài được đặt đến từ
Kashi tức là từ Varanasi, tơ lụa Varanasi không phải
nổi tiếng từ xưa, mà ngày hôm nay cũng vậy. Rất
khó để chúng ta cảm nhận được sự vĩ
đại về lịch sử của thành phố này, chỉ
cảm nhận rằng ở đó có rất nhiều
người sống không phải chỉ đơn giản
vi` miếng cơm manh áo mà họ co`n những lẽ sống
tinh thần. Có thể nói rằng tại Ấn Độ
nhiều người chỉ có một ướt mơ rất
đơn giản, là được chết tại Varanasi
và xác thân được hoả táng bên bờ sông Hằng, rồi
di thể của mi`nh được tuông xuống bờ
sông Hằng.
Phái đoàn về tới Varanasi trời
rất tối, ở khách sạn một đêm rồi sáng
hôm sau lúc 5:30 thức dậy để ra sông Hằng. Sông Hằng
trong kinh tạng thường gọi là Gonga, chúng ta có một
thành ngữ "Hằng hà sa số" tức là nhiều
như số cát của sông Hằng, tiếng Anh thi` gọi
là Vansi người Ấn Độ gọi là một cách ngắn
là sông Gonga, Gonga là một con sông có thể nói rằng chứa
đựng bao nhiêu là huyền thoại, chứa đựng
bao nhiêu là niềm tin. Với buổi sáng tinh sương, xuống
thuyền để đi dọc theo bên bờ sông Hằng,
chúng ta có thể cảm nhận ở đó cả một
chiều dài lịch sử với bao nhiêu là đền thờ,
cung điện xây dựng dọc theo bờ sông Hằng.
Bên tả ngạn thi` như vậy, co`n bên hữu ngạn
dường như là trống không, không xây cất bất cứ
một cái gi`, bởi một ly' do rất đơn giản
là từ phía bên này người ta có thể nhi`n thấy mặt
trời mọc lên bên kia, và với nhiều người
thi` mặt trời mọc ở sông Hằng vào buổi sáng
sớm tinh sương cho chúng ta có một cảm giác rất
thần bí, sự thần bí đó một phần của
thiêng liêng, một phần của con người. Dù sao đi nữa thi` thành phố
này nơi khai sinh của ba nền tôn giáo lớn của Ấn
Độ và trong đó Phật giáo đă ảnh hưởng
toàn cầu, có thể nói sông Hằng trở nên một con
sông, một địa danh làm cho Varanasi đi vào trong huyền
thoại, điều đó không ai có thể phủ nhận
được.
Ở trên sông Hằng người ta
không nhi`n thấy những ghats, ghats có nghĩa là bến tàu,
theo dư luận thi` có hơn 200 ghats như vậy, và những
ghats này nối tiếp nhau liên tục, mỗi ghats mang một
tên khác nhau liên quan đến một thời ky` lịch sử.
Có những ghats đă đi vào trong lịch sử, người
ta không co`n nhớ và không co`n tài liệu ghi nhận về
ghats này có tên, chỉ biết một điều rằng tất
cả những điều đó đều có một cái
gi` đặc biệt trong quá khứ. Dọc theo bờ sông
Hằng trên những ghats người ta có thể nhi`n thấy
nơi hoả táng những di thể, người ta thiêu những
xác chết mà khói lên vào buổi sớm khiến cho chúng ta
khó quên được hi`nh ảnh đó, rồi một
hi`nh ảnh vô cùng đặc biệt của sông Hằng, những
xác chết này sau khi hoả táng có khi chưa thành tro cốt,
nếu chỉ hoả táng một cách sơ sài rồi sau
đó được đẩy xuống sông Hằng. Thỉnh thoảng chúng ta cũng
ti`m thấy những chiếc bè, và ở trên những chiếc
bè này là tử thi và người ta đốt gỗ của
chiếc bè đó, chiếc bè đó khi bị cháy sẽ chi`m
xuống lo`ng sông trong khi xác chết chưa được
thiêu hủy hoàn toàn, phái đoàn đă nhi`n thấy hai xác chết
nổi lên trong lúc đi thăm viếng sông Hằng.
Dọc theo bờ sông Hằng vào buổi
sáng sớm, mặc dầu trời tương đối lạnh
vẫn có rất nhiều người xuống đó để
tắm ở dưới sông Hằng gọi là lễ tẩy
trần hay phép tịnh thủy, nghĩa là dùng nước
thiêng của sông Hằng để rửa đi phiền
năo, dĩ nhiên là những sự thực hành này mang tính tôn
giáo của Bà La Môn. Chúng ta cũng nhi`n thấy những vị
đạo sĩ, những người sadhu ngồi ở
trên bờ sông Hằng vào buổi sáng để thực hành
điểm mucca tức là những buổi tế lễ và
những tiếng cầu kinh vang vọng ở đó đây
bên bờ sông Hằng.
Sau khi viếng sông Hằng phái đoàn trở
về khách sạn dùng cơm rồi đến thánh địa
Salanath, Salanath nằm cách Varanasi chừng 21 cây số, và ở
tại Salanath có thể nói rằng đây là một trong những
thánh địa đầu tiên mà tướng Kalaso Kenlinghan
đă khai quật và tại nơi này ấn dấu ky` tích của
Ngài Dharmapala một vị Tăng sĩ người Tích Lan
đă đến đây trong giai đoạn đầu khổ
sở thế nào để dành thánh địa này từ
người ngoại đạo giáo trở về cho
người Phật tử. Sàranàth ngày hôm nay vẫn co`n giữ
được rất nhiều di tích quan trọng ở
trong đó có bảo tháp Dhamekh đánh dấu nơi Đức
Thế Tôn gặp lại năm anh em Kiều Trần
Như. Chúng ta cũng thấy tháp Dharmaràjika một bảo
tháp đánh dấu chính nơi Đức Thế Tôn đă giảng
bài kinh Dhammacakkappavattanasùtra tức là bài kinh Chuyển Pháp
Luân, bài kinh đầu tiên và chính ở tại đó đánh
dấu sự ra đời của đạo Phật. Chúng
ta cũng ti`m thấy tháp Dharmarajika của vua A Dục
nơi này nhà vua đánh dấu Đức Phật đă làm
một cuộc hội họp ở trong đó có 60 vị
thánh đệ tử và Ngài đă kêu gọi mỗi người
hăy đi một ngă, vi` lợi ích của Chư Thiên và nhân
loại, không đi hai người chung một con đường,
đó là phái bộ truyền giáo đầu tiên mà Đức
Thế Tôn đă gửi các vị Thánh Tăng đi. Phải
nhi`n nhận một điều rằng vào lúc thánh địa Dharmarajika chúng tôi đă nhắc lại
với qúi Phật tử về một sự việc là những
vị Thánh nhân đó đă ở dưới chân Đức
Phật không lâu, chỉ một thời gian rất ngắn
và Ngài đă gửi các vị đi như những vị sứ
giả để sao giảng về thông điệp của
từ bi giải thoát và giác ngộ, nếu những vị
này không phải thật sự là những vị đă chứng,
không phải là những vị đă có những thành tựu
về đạo quả thi` Đức Phật đă không gửi
đi trong thời gian ngắn như vậy, đó là điểm
mà chúng ta phải ghi nhớ.
Bên cạnh bảo tháp Dharmarajika của
vua A Dục, chúng ta ti`m thấy trụ đá của vua A Dục,
và trong trụ đá đó đă có một phát hiệu
được ghi là tất cả những ai mà phạm tội
chia rẽ tăng thi` người đó sẽ bị tổng
xuất và phải mặc y màu trắng như là để
chuộc lỗi, điều đó chứng tỏ một nỗ
lực của vua A Dục trong sự gi`n giữ đoàn kết
của Tăng lữ. Nhưng điều đặc biệt
quan trọng là chính tại chung quanh trụ đá này người
ta đă khai quật được một đầu
tượng đá Sivin đầu tượng đá Sivin
đó hiện đang được kinh tàng trong Salanath
Meseum.tức là viện bảo tàng nằm kế bên thánh
địa. Chính đầu tượng đá Sivin này gồm
có bốn con sư tử ngó về bốn hướng, ở
dưới là bánh xe Pháp Luân và hi`nh ảnh của con ngựa,
con trâu, con voi, những hi`nh ảnh biểu chưng cho liên
quan đến kinh điển của đạo Phật,
và tượng đá này được tạc bằng
đá chunar, với một công tri`nh có thể nói là tuyệt
mỹ. Đứng trước đầu tượng
đá Sivin trong viện bảo tàng, không có ai trong phái đoàn
không thán phục những tác phẩm của những nghệ
nhân cách đây 23 thế kỷ đă làm lên một tác phẩm
tuyệt mỹ như vậy. Ngày hôm nay tượng đá
Sivin này đă được chọn làm quốc huy của
đất nước Ấn Độ và bánh xe Pháp Luân in
trong đầu tượng đá Sivin đă được
trang trọng in vào quốc ky` của Ấn Độ, ngày
nay nếu chúng ta nhi`n quốc ky` của Ấn Độ
chúng ta nhi`n thấy bánh xe Pháp Luân đó.
Tại bảo tàng nơi chứa quốc
bảo của Ấn Độ, chúng ta phải nói rằng ở
bên trong viện bảo tàng cũng co`n gi`n giữ một pho
tượng Phật chuyển Pháp luân, đây là một pho
tượng nữa là thùy điêu nữa là tượng và
pho tượng này tạc với một nét tuyệt mỹ,
không có quyển sách nào về nghệ thuật Phật giáo
mà không có hi`nh ảnh của pho tượng này.
Sau khi rời viện bảo tàng Sàranàth
thi` phái đoàn đến chiêm bái Mulagandhakuti nơi mà Đức
Thế Tôn đă an cư mùa hạ đầu tiên của
Ngài sau ngày thành đạo, và bây giờ thi` Mulagandhakuti vào
đầu thế kỷ 20 đă được xây dựng
với tiền phát tâm cúng dường của một
người đàn tín người Hoa ky` ở tại
Hawái, và có thể nói rằng kiến trúc hết sức là
độc đáo mang đường nét kiến trúc của
Phật giáo Ấn Độ, không giống như bất cứ
kiến trúc nào của Tích Lan, của Thái Lan, Miến Điện,
Nhật Bản, Trung Hoa, mà một cách rất là Ấn Độ
nhưng hết sức là Phật Giáo. Kiến trúc của
Mulagandhakuti đă gợi cho
chúng ta được những gợi y' hết sức quan
trọng về một kiểu mẫu nghệ thuật về
kiến trúc đạo Phật tại Ấn Độ. Ở tại nơi này cũng là
nơi gi`n giữ một viên xá lợi Phật bên nha khảo
cổ Anh quốc, vị này đă làm việc tại Ấn
Độ ti`m thấy được tại Taxila và giao lại
cho hội Hama bồ đề, và hội Hama Bồ Đề
đă gi`n giữ viên xá lợi tại đây. Vị chư
khách cho chúng tôi biết rằng Ngài có thể sắp xếp
để phái đoàn có thể chiêm bái xá lợi của Ấn
Độ này, tuy nhiên phải vào buổi tối khi mà không
có người, rất tiếc là phái đoàn phải rời
thánh địa ngày hôm đó nên đă không ở lại
để có túc duyên chiêm bái xá lợi có lịch sự rất
rơ ràng này.
Phái đoàn cũng đi tản bộ
chung quanh để chụp ảnh và thăm một pho
tượng của Ngài Dharmapala
một người mà có thể nói rằng đă có
công rất lớn ở trong những tháng ngày đầu của
cuối thế kỷ thứ 19, đă lặn lội không
biết bao nhiêu gian khổ để vận động
chính phủ Anh quốc và chính phủ địa
phương để làm thế nào để trả những
thánh tích Phật giáo trở về cho những người
Phật tử, có thể nói rằng đă gây không biết
bao nhiêu tai hoạ phải gánh chịu và cuối cùng thi` những
gi` mi`nh để lại khiến cho chúng ta ngày nay đặt
chân đến không thể không cảm kích về một con
người với tất cả hùng tâm mănh liệt và tạo
không biết bao nhiêu là lợi lạc cho những người
Phật tử mai hậu