| |  dieuphap.com  |   Chìa Khóa Học Phật  |  Tu Hoc  | Video | Hình Ảnh |Pháp Âm | | 

     

 ĐỀ ÁN THÁNG 10 -2011

 

Thế Nào Là Người Thức Giả  

     


Thế Nào Là Người Thức Giả - TT Giác Đẳng giảng

 

Đề tài ngày hôm nay nếu chúng ta thường đọc kinh điển thì thấy rằng là một đề tài mà chúng ta thường được nghe. Trước nhất chúng ta thấy rất rõ là Đức Phật Ngài giảng pháp không mang tính mơ hồ mà Ngài đưa ra những lời dạy rất cụ thể. Tuy vậy, riêng với bài học này thì có một vài điểm mà chúng tôi phải nói rõ trước khi đi vào chi tiết.

Thứ nhất, hai pháp đầu tiên: một là biết pháp, hai là biết nghĩa. Ở đây Đức Phật định nghĩa thế nào là pháp, thế nào là nghĩa, chúng ta không thể nào lẫn lộn được, trong chữ Phạn có chữ dhamma và chữ Artha. Chữ Dhamma có thể dịch là Pháp cũng có thể dịch là Nhân. Chữ Artha có thể dịch là Nghĩa cũng dịch là Quả. Do vậy trong nhiều bản dịch người ta dịch là 7 pháp bậc thiện trí là: tri nhân, tri qủa, tri kỷ, tri bỉ, tri thời, tri hội và tri độ. Thì tri nhân tri quả là biết nhân của các pháp, biết quả của các pháp. Thí dụ bây giờ mình biết sự việc này sẽ dẫn đến hậu quả nào tức là biết nhân, mình biết sự việc này do nhân nào thì là biết quả. Mình thấy được đầu mối của vấn đề thì gọi là biết nhân, mình thấy cái hệ lụy về sau thì gọi là biết quả. Tuy vậy đối với bản kinh này Đức Phật đơn cử rất rõ ở đây là, Dhamma được hiểu là Pháp, Artha được hiểu là nghĩa. Và trong phần Pháp, Đức Phật nói có 9 loại kinh điển mà trong giây lát chúng tôi sẽ đi vào chi tiết của 9 loại bài kinh điển này.

Xem Tiếp


Bốn Pháp Thịnh Của Gia Đình - TT Giác Đẳng giảng

Có một lần chúng tôi sang thành phố San Jose của tiểu bang California, và trong lúc ngồi chờ đợi để vào thuyết pháp thì gặp và nói chuyện với một Phật tử trẻ, người Phật tử này lớn lên ở Mỹ và anh biết Phật Pháp qua sự hướng dẫn của Ngài Silananda. Anh nói với chúng tôi rằng khi anh đi chùa với cha mẹ thì cảm giác của anh về đạo Phật là một hệ thống tín ngưỡng như thờ phượng bái sám v.v... nhưng khi gặp Ngài Silananda thì anh mới phát hiện ra đạo Phật có những hướng dẫn cụ thể cho đời sống, và điều anh rất khó tin được là tại sao đạo Phật có thể tồn tại ở xã hội Ấn Độ vào thời xưa cách đây hai ngàn mấy trăm năm trong một xã hội mà người ta chỉ nặng về tín ngưỡng tức là nặng về niềm tin hơn là nặng về những phương pháp hướng dẫn trong đời sống. Hôm nay ngồi đây nói chuyện với qúi Phật tử chúng tôi lại nhớ câu chuyện mà chúng tôi trò chuyện với anh Phật tử trẻ đó.

Đức Phật dạy chúng ta nhiều điều, những điều đó không mang tính đạo giáo, không mang tính gọi là tín ngưỡng, gọi là niềm tin, mà là những điều rất thiết thực trong đời sống hàng ngày. Và trong bốn pháp hưng thịnh ở trong gia đình ngày hôm nay Đức Phật Ngài đặc biệt gợi ý về một gia đình hưng thịnh là gia đình có cái nhìn xác thực, thực tiễn, và cái nhìn này tất nhiên cần thiết để xây dựng cuộc sống tuy rằng vài ba thành viên nhưng đó là một đơn vị rất quan trọng và từ những đơn vị này họp thành một cộng đồng một xã hội thì yếu tố gia đình không thể không nghĩ đến. Và chúng ta có thể nói ở trong nhà nhiều việc quá thì biết bắt đầu từ đâu, biết làm chuyện gì?

 

Xem Tiếp


Tám Nguồn Công Đức Sanh Trời Người - TT Tuệ Siêu

Trong hai đề tài chúng ta học hôm nay: Đề tài thứ nhất nói về bốn pháp hưng thịnh của gia đình, đó là bốn pháp rất thực tế trong đời sống hiện tại mà Đức Phật đã thuyết. Kế đến chúng ta học về tám nguồn công đức sanh trời người, pháp này cũng là pháp thực tế nhưng lại thiên về nguồn sống tâm linh an vui cho đời hiện tại cũng như an vui cho đời tương lai. Qua đó chúng ta thấy rằng đạo Phật không chủ trương một vấn đề cầu nguyện suông. Thông thường thì người ta nghĩ rằng người chết nhờ tụng kinh hộ niệm nên mới được sanh làm trời làm người, nhưng ở đây chúng ta thấy rằng chính do nguồn công đức người ta đã làm mới được tái sanh vào cảnh trời cảnh người. Người Phật tử chân chánh có trí tuệ biết pháp thì chúng ta nên lưu ý ở điểm này.

Khi đề cập đến tám pháp là nguồn công đức sanh trời người Đức Phật Ngài đề cập đến hai điều: Một là qui y Tam Bảo, hai là thọ trì năm giới. Nhưng trong Tăng Chi Bộ kinh quyển bốn, Đức Phật Ngài nói chi tiết và Ngài không chỉ nói đơn giản như chúng ta thường nghe về Tam Qui và Ngũ giới, mà Ngài nêu rõ tám chi tiết. Khi chúng ta nói đến một người qui y Phật Pháp Tăng thì lại nghĩ rằng vấn đề này bị giới hạn trong lĩnh vực tôn giáo. Một số người khi chưa có niềm tin nơi Phật Pháp Tăng, chưa phải là người Phật tử thì tự nhiên họ cảm thấy rằng điều đó không cần thiết đối với họ. Nhưng ở đây hãy tìm hiểu chúng ta sẽ thấy.

 

Xem Tiếp


Phải chăng tranh luận không thích hợp trong Phật Pháp - TT Tuệ Siêu

Thực ra danh từ tranh luận chưa ngã ngũ là một vấn đề được bàn cải có khuynh hướng lành mạnh hay khuynh hướng bi đát. Thường người ta dùng tiếng tranh luận để chỉ cho cuộc đấu khẩu bằng binh khí miệng lưỡi có sự hơn thua. Nhưng ở đây chúng ta cần phân biệt giữa vấn đề tranh luận với thảo luận. Có lẽ chúng ta nên sử dụng hai từ này để riêng biệt dịch nghĩa ở hai từ Pali Vivāda v à Sākacchā. Chúng ta sẽ phân biệt rõ ràng thế nào là tranh luận là một vấn đề không được chấp nhận trong Phật Pháp. Danh từ đó gọi là Vivāda, vấn đề tranh luận thuộc về sự tranh cải bằng binh khí miệng lưõi dẫn đến sự bất hoà, dẫn đến sự hiềm khích giữa đôi bên.

Khi người này nói chuyện với người kia, cứ phê phán người kia nói sai mình là đúng , người kia là tà mình là chánh. Bên nào cũng đả phá đối phương và trình bày quan điểm của mình là vượt trội, là trên hết. Sự tranh luận đó có vấn đề và không được chấp nhận trong Phật Pháp. Bởi vì sự tranh luận đó là mầm mống của sự bất hoà, oan trái, hiềm khích. Cho nên sự tranh luận như vậy cần phải được loại bỏ.

 

Xem Tiếp


Lòng tin trong tôn giáo, đặc biệt là đạo Phật phải được xây dựng dựa trên cơ sở nào? - TT Giác Đẳng

Để trả lời câu hỏi này chúng tôi xin lấy một đề tài pháp số trong Tăng Chi Bộ Kinh, Đức Phật Ngài dậy rằng khuynh hướng hay sự thiên vị hoặc một sự ưa thích của chúng ta có thể rơi vào trong bốn lý do là vì thương, vì ghét, vì sợ và vì vô minh.

Vì thương: là chúng ta đến với một cơ sở tôn giáo, hay ngôi chùa hay nhà thờ bởi vì chúng ta thích thú với cách sinh hoạt nồng ấm trong đó hay ở đó có ai săn đón, chiều chuộng chúng ta nhiều, chúng ta đến vì thương.

Vì ghét: bởi vì chúng ta ghét đạo này nên chúng ta theo đạo khác. Có nhiều người bực mình về tôn giáo của mình thì họ đổi sang một đạo khác. Trong trường hợp người Việt Nam thường thường nếu là một tín đồ Thiên Chúa giáo họ bực mình với ai đó trong đạo Thiên Chúa thì họ sang đạo Phật, rồi Phật tử đạo Phật họ bực mình với ai đó họ sang Thiên Chúa giáo. Điều đó họ đến với một tôn giáo khác là bởi vì ghét.

 

Xem Tiếp


Thiền Quán Về Không Gian Vô Tận

by Aik Theng Chong /Nguyễn văn Hoà chuyển dịch

Khái niệm về vô cực của vũ trụ là một trong những ý tưởng cơ bản của Phật giáo và được dựa trên kinh nghiệm tâm linh trực tiếp, đạt được bằng cách nghiên cứu về tâm trong quá trình thiền định.

được biết đến như một trong bốn trạng thái cao hơn về kinh nghiệm yoga trước khi có sự ra đời của Phật giáo. Giá trị phẩm chất của không gian hoặc Akasa , có lien hệ đến sự rung động, đến bức xạ và sự di chuyển, di chuyển trong ý nghĩa rằng không có sự hiện diện của bất kỳ một sức cản nào.

Chúng ta có thể trải nghiệm và tìm hiểu không gian hiện hữu từ bên ngoài biến nó thành sự quan sát bên ngoài không gian theo quang học và dồn vào khoảng không gian này những đối vật tùy theo nhận thức trực giác của chúng ta. Mặt khác, chúng ta cũng có thể biến nó theo chiều hướng ngược lại, coi nó như một tia sáng hoặc một ánh sáng phản chiếu không hoàn hảo của kinh nghiệm bên trong và chúng ta lặn vào trung tâm của chính con người chúng ta, vào trong chiều sâu của ý thức chúng ta, vào nơi chứa đựng toàn bộ thế giới vô tận.

                                                                                                                                       Xem Tiếp


Thiền Định - Làm tâm thanh tịnh
- by Aik Theng Chong / Minh Hạnh chuyển ngữ

Là con người, chúng ta không ngừng suy nghĩ về tương lai hoặc quá khứ. Nhưng để sống thật sự, chúng ta phải sống từng phút giây trong hiện tại. Những sự việc xảy ra trong quá khứ chỉ là những kỷ niệm.

Đối với đời sống trong tương lai, phải có dự tính. Khỏang thời gian duy nhất chúng ta có thể sống là bây giờ, ngay giây phút này. Dường như thật là khó khăn, nên trước nhất chúng ta phải học cách hành xử. Chúng ta phải thật sự dấn thân sống trong hiện tại để có thể loại bỏ được một số lớn những vấn đề phức tạp của chúng ta. Nghe như thật đơn giản, nhưng quả thật là khó khăn khi thực hiện. Đường lối duy nhất để học cách sống từng giây phút không có gì khác hơn là dựa vào tiến trình của thiền định.

Xem Tiếp


 

 

 

Ban Biên Tập dieuphap.com Hoan hỉ đón nhận những ý kiến, tài liệu cũng như bài viết. Mọi liên lạc xin gởi về email: minhhanh49@yahoo.com

 

 

. Đề ÁN THÁNG TRƯỚC

LƯU TRỮ

free counters

 

 

 

>> Top       | E-Từ Điển | Việt Unicode | Chuyện Thiền| Phật Ngôn | Chùa Nguyên Thủy |  |

               

dieuphap.com 

 Email: minhhanh49@hotmail.com  - Website: www.dieuphap.com

Copyright ©2002 dieuphap.com,  All rights reserved 

HTML Counter