Buddhist Studies
 

 


Câu Hỏi 63: Có thân nhân quá vãng nên muốn làm phước như lễ trai tăng cúng dường đề hồi hướng cho thân bằng quyến thuộc được siêu thoát, thì phải chuẩn bị như thế nào?


(Bài giảng trong rơom Diệu Pháp , Ngày 11 tháng 11 năm 2007)

TT Giác Đẳng: Thật ra thì đối với người Phật tử chúng ta nên có một chút phân biệt về sự cúng tế của nhân gian và cách tạo phước để hồi hướng của người Phật tử. Sự tạo phước của người Phật tử không thuần là lễ nghi. Lễ nghi chỉ làm đẹp trang nghiêm, làm cho tâm chúng ta hoan hỉ thêm. Nhưng điều chính là chúng ta tạo những phước lành. Để tạo phước lành thì Đức Phật Ngài đưa ra những pháp khi chúng ta thực hành thì tạo ra những phước báu và do phước đó chúng ta có thể hồi hướng cho thân nhân đã quá vãng. Ví dụ như trong 10 pháp phước báu là bố thí, trì giới, thiền định, cung kính, phục vụ, thính pháp, thuyết pháp, tùy hỉ phước, hồi hướng phước v.v...

Pháp bố thí bao gồm những gì mà chúng ta từ quan niệm của mình, mình đem chia sẻ ban bố giúp đỡ cho người khác v.v.. tương đối là dễ hiểu và quen thuộc với nhiều Phật tử.

Nhưng trì giới hay trì niệm ví dụ như ngồi thiền một buổi hay tu bát quan trai giới một ngày, cung kính phục vụ, sự cung kính ở trong đời sống có nhiều cách để thể hiện như lễ bái ở trước đền tháp hay cúng dường v.v....

Phục vụ thì chúng ta tạm gọi là công quả, cái gì tự tay mình làm mang lại lợi ích chung lợi ích cho người khác thì tất cả những cái đó chúng ta gọi là phước hạnh, phước hạnh tức là việc làm và mang lại phước báu và phước báu đó nếu được hồi hướng thì sẽ rất tốt.

Pháp bố thí thì chúng ta cho người khác nếu vật thí đó hợp đạo tức là vật thí không phải là do trộm cắp hay do tà mạng v.v... là vật thí đó hợp pháp, và vật thí đó đáp ứng được nhu cầu giả xử như một người bị bịnh mà chúng ta mang thuốc đến cho họ, người đói chúng ta mang đồ ăn tức là bố thí đúng thời thì điều đó có rất nhiều phước báu. Hay là vật thí đó là điều mà chúng ta cho mang lại lợi lạc lớn cho cuộc đời, ví dụ như là thí pháp chẳng hạn, như người ta cần đến kinh điển, người ta cần đến bài pháp thoại và chúng ta ghi vào CD hay in sách rồi đem cho họ.

Ở trong đời có nhiều cách cho và những cách cho này thật sự mang lại lợi ích rất lớn cho người Phật tử. Khi người Phật tử hiểu về thế nào là một đời sống thể hiện phước lành thì không nặng lòng để đặt ra vấn đề là việc đó đối với chúng ta thì làm thế nào hợp cách. Quan trọng thứ nhất là chúng ta làm phước và có thể hiện được phước hạnh thì chúng ta mới hồi hướng phước đến thân nhân đã quá vãng.

Thông thường những nghi thức mang tánh tín ngưỡng nhân gian thì phải nói rằng những thứ đó nghiên về giới cấm thủ, nghiên về tánh cách tín ngưỡng nhiều hơn là phước hạnh mà được thể hiện hoặc qua đó chúng ta hồi hướng cho thân nhân đã quá vãng. Người Phật tử có chánh kiến thì hiểu mình có thể làm bất cứ việc gì, như chúng tôi nói 10 điều để tạo phước là bố thí, trì giới, cung kính, phục vụ, rồi thính pháp, thuyết pháp, hồi hướng phước, tùy hỉ phước v.v...tất cả đều có những lợi ích nhất định cho bản thân mình và cho người khác.

Còn về chuyện bố thí thì có đôi khi chúng ta tổ chức một lễ cúng trang nghiêm như trai tăng, cái đó cũng là một lễ cúng dường tốt. Còn giả xử như thân nhân chúng ta đã quá vãng nơi đó không có chư tăng thì chúng ta mang thực phẩm đến cho người nghèo, thậm chí một người hiểu đạo thì hiểu rằng thực phẩm mình cho chim ănì cũng có phước chứ không phải là không có phước. Những thứ đó là sự hiểu của chúng ta về việc phước hạnh rộng rãi và nhờ hiểu về sự rộng rãi này và chúng ta thấy rằng mình có thể tạo ra rất nhiều phước lành ở trong đời sống, một giờ ngồi thiền, một buổi tụng kinh v.v... có đôi lúc chúng ta làm những việc đó thì mình cứ biết rằng đó là có phước báu và nguyện phước báu này hồi hướng cho thân nhân đã quá vãng, thì hiểu rộng như vậy chúng ta thấy rằng rất dễ làm và chúng ta làm được rất nhiều chứ không phải đơn thuần một vài thứ.

Sở dĩ chúng tôi phải nói đi nói lại nhiều lần về điểm này là bởi vì chúng tôi hiểu rằng đa số những người có tín ngưỡng theo đạo này hay đạo khác v.v... thì thường xem nặng nghi thức. Nghi thức thì làm trang nghiêm làm đẹp làm cho chúng ta tăng niềm tin hoan hỉ cuả mình, nhưng căn bản vẫn là cái gì mà lợi lạc cho mình và lợi lạc cho cuộc đời mà chúng ta làm việc đó bằng tâm thành bằng thiện chí rồi hồi hướng phước báu thì cái đó chúng ta gọi là làm hợp cách làm tốt nhất ở trong tinh thần làm phước hồi hướng cầu nguyện của người Phật tử.
Đó là vài điều xin được chia sẻ cùng với Phật tử nhân câu hỏi vừa rồi.

Namo Buđdhaya

Minh Hạnh chuyển biên


Download cau hoi 63

Phat Hoc Van Dap Phap Am Lưu Trữ